chuong6 :chon giong va pp gieo giong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 6: CHỌN GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIEO TRỒNG

1 Giống và chuẩn bị giống:

1.1 Khái niệm về giống cây trồng:

KN: Giống là một quần thể cây trồng do con người sáng tạo ra, nhằm thõa mãn những như cầu nào đó của mình. Nhóm cây trồng đó có tính di truyền và biến dị nhất định, có các đặc trưng, đặc tính sinh vật, hình thái và kinh tế nhất định, những đặc trưng, đặc tính đó có tính chất di truyền tương đối ổn định và qua thực tiễn chứng minh có thể cho sản lượng cao, phẩm chất tốt trong những khu vực nhất định và dưới những điều kiện trồng trọt nhất định.

1.2 Phân loại giống cây trồng:

a) Giống địa phương:

Là giống được tạo thành tại địa phương đó do kết quả tác động tự nhiên lâu dài và các biện pháp chọn lọc nhân tạo đơn giản khi gieo trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ và địa hình ở một vùng nhất định.

Đặc điểm:

- Thích nghi với đk tự nhiên và đk sản xuất ở địa phương nên năng suất ổn định, nhiều giống có phẩm chất tốt.

- Năng suất thường không cao, một số giống biểu hiện thoái hóa nên cần chú ý chọn lựa bồi dưỡng tốt các giống địa phương mới có thể nâng cao năng suất và phẩm chất tốt.

b) Giống tạo thành :

Là giống tạo thành được tạo ra ở các cơ quan nghiên cứu khoa học bằng các pp chọn tạo khoa hoc, chúng có độ đồng đều cao về các tính trạng hình thái và đặc tính sinh vật, kinh tế.

Phân loại :

- Giống do dùng pp chọn lựa từng cây mà tạo thành, đặc điểm có độ đồng đều cao về các đặc trưng đặc tính.

- Giống quần thể: là giống được gây thành bằng pp chọn lọc hỗn hợp. Giống quần thế ít đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền.

- Giống ss vô tính: là những giống được tạo thành bằng pp lai ghép vô tính, nhân vô tính hoặc gây biến dị mầm.

- Giống lai hữu tính: là những giống được tạo thành do lai hữu tính.

- Giống đa bội thể và giống đột biến: là những giống được tạo thành bằng pp xử lý đa bội thể hoặc xử lý gây đột biến nhờ vào tác nhân lý hóa.

1.3 Khái niệm cơ bản về đặc trưng, đặc tính của giống cây trồng:

a) Đặc trưng:

- Về số lượng: là những đặc trưng có thể cân, đo hoặc tính được.

- Về chất lượng: là những đặc trưng có thể nhìn thấy được nhưng không đo đếm được như: màu sắc của hoa, quả, độ trong đục của hạt gạo...

b) Đặc tính:

- Sinh lý: là khả năng chịu rét, chịu hạn, chịu úng, chịu chua mặn, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rụng hạt...

- Sinh hóa: hàm lượng các chất có trong thực vật như protein, đường, bột, chất béo...

- Gia công: Năng suất làm bột của các cây ngũ cốc, tỷ lệ gạo, phẩm chất gia công của các cây lấy sợi.

1.4 Vật liệu khởi đầu trong công tác giống:

a) KN: là tất cả cây trồng hay cây dại lần đầu tiên dùng để chọn tạo gây dưỡng thành giống mới.

b) Phân loại:

- Vật liệu khởi đầu tự nhiên, gồm:

+ VL khởi đầu địa phương.

+ VL khởi đầu nhập nội.

+ VL khởi đầu cây dại.

+ VL khởi đầu các giống tạo thành từ trước.

- Vật liệu khởi đầu nhân tạo, gồm:

+ Các dạng đa bội thể và đột biến nhân tạo.

+ Các dạng cây lai cùng loài hoặc khác loài.

+ Các dòng tự phối của cây giao phấn.

1.5 Tiêu chuẩn giống tốt:

- Năng suất cao và ổn định

- Phẩm chất tốt

- Phù hợp với điều kiện canh tác cao

- Thích hợp với đk đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác ở địa phương

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#phương