chuong9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chu kỳ động dục (chu kỳ tinh)

Chu kỳ động dục là khoảng thời gian từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng

sau. Chu kỳ này ở trâu là 18 - 36 ngày, ở bò là 17 - 25 ngày, lợn là 1 7 - 27 ngày

Chu kỳ tinh diễn ra qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn trước động dục (giai đoạn chuẩn bị):

- Bao trứng phát triển dưới tác dụng của FSH và LH từ tuyến yên và tế bào trứng

tiết ra oestrogen. Bao trứng trưởng thành và chín. 

 - Do tác dụng của oestrogen mà tế bào biểu bì của ông dân trứng tăng trưởng để

dẫn trứng về tử cung. Tử cung bắt đầu co bóp, còn lớp niêm mạc của nó thì được cung cấp nhiều máu (xung huyết).

+ Giai đoạn động dục: con vật cái rất hưng phấn và chịu đực.

- Hàm lượng oestrogen tăng cao kích thích toàn thân hưng phấn gây động dục:

âm đạo sưng đỏ và tiết ra nhiều dịch nhờn, tử cung mở.

- Trứng chín rồi rụng ra khỏi bao noãn và màng bao buồng trứng  để rơi vào

khoang cơ thể và được hút về phía ống dẫn trứng.

Thời gian động dục ở chó kéo dài 8 - 14 ngày, lợn 2 - 3 ngày, ngựa 6 - 7 ngày.

+ Giai đoạn sau động dục: sau khi trứng rụng, dưới tác dụng của LH thì bao noãn

biến thành thể vàng để tiết ra progesteron.

- Nếu trứng  được thụ tinh thì thể vàng  được tốn tại khá lâu, progesteron luôn

được tiết ra để bảo đảm sự phát triển của phôi thai và để ức chế tuyến yên trong việc tạo FSH, LH (hormone làm chín trứng).

- Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng chỉ tồn tại mội thời gian ngắn (6 -

10 ngày), sau đó bị thoái hoá, lượng progesteron giảm xuống và hết. 

Biểu bì niêm mạc tử cung của người và khỉ bị bong làm mạch máu bị đứt và chảy

(kinh nguyệt).

+ Giai  đoạn yên tĩnh: cơ thể trở lại trạng thái bình thường do hết hàm lượng

progesteron thông qua vùng dưới đồi, tuyến yên không còn bị ức chế lại tiếp tục tiết ra FSH, LH kích thích cho trứng mới phát triển nghĩa là một chu kỳ động dục mới được bắt đầu.

Chu kỳ kinh nguyệt 

 Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu một cách có chu kì: kèm theo hoại tử bề mặt

lớp niêm mạc tử cung:

Chu kỳ này chỉ xảy ra ở phụ nữ và động vật linh trưởng cái. Kinh nguyệt ở phụ

nữ xuất hiện từ tuổi dậy thì cho đến tuổi tắt kinh (trừ thời kỳ chửa đẻ) và có độ dài

ngắn khác nhau: ngắn là 20 ngày, dài là 40 ngày. 

Về cơ bản chu kỳ kinh nguyệt cũng giống như chu kỳ đông dục nhưng thu gọn

thành 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn hormone bao noãn):

- FSH của tuyến yên kích thích cho bao noãn và trứng, bao noãn tiết ra oestrogen

với hàm lượng tăng dần.

- LH của tuyến yên thúc đẩy cho sự chín của trứng.

- Khi LH nhiều hớn FSH thì bao noãn vỡ, trứng được giải phóng khỏi bao và

rụng ra ngoài buồng trứng.

- Trước ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể giảm xuống thấp hơn so với các ngày

trước một chút. Sau đó tăng lên khoảng 0,4 - 0,60

C. Và giữ nguyên cho đến khi có

kinh, do vậy có thể xác định ngày rụng trứng qua việc đo thân nhiệt.

+ Giai đoạn thể vàng (giai đoạn hormone thể vàng).

 - Sau khi trứng rụng, dưới tác dụng của LH phần tế bào còn lại của bao noãn biến

thành thể vàng  để tiết ra một lượng nhỏ oestrogen và lượng lớn progesteron.

Progesteron có 2 chức năng sau:

- Làm lớp niêm mạc cửa tử cung dày lên: tế bào phân chia, các mao mạch uốn

lượn để chuẩn bị đón phôi đến làm tổ. 

 - Kìm hãm tuyến yên trong việc sản xuất hormone FSH và LH. Giai đoạn này có

thể xảy ra hai trường hợp sau:

. Nếu trứng được thụ tinh và làm tổ ở tử cung thì thể vàng và sau này là nhau thai

sẽ tồn tại trong thời gian mang thai nên lượng progesteron luôn được duy trì để dưỡng thai. Do vậy ta hiểu rằng trong thời gian này sẽ không có một quả trứng nào khác được chín và rụng bởi không có FSH và LH.

. Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng chỉ tồn tại 12 - 14 ngày sau đó bị

thoái hoá, lượng progesteron bị giảm xuống đột ngột và dẫn đến giai đoạn 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

+ Giai đoạn có kinh (giai đoạn chảy máu):

- Vì hàm lượng progesteron giảm xuống nhanh chóng đã làm các mao mạch máu

ở tử cung co thắt đột ngột và bị đứt ra gây hiện tượng chảy máu và phần dày lên thêm của niêm mạc tử cung cũng bị bong ra theo (hoại tử bề mặt niêm mạc tử cung). Lượng máu mỗi lần kinh nguyệt là khoảng 30 - 180ml thực chất đây là lượng máu sạch.

- Do hết lượng progesteron mà tuyến yên không còn bị ức chế lại tiếp tục tiết

FSH và LH, một chu kỳ kinh nguyệt mới lại bắt đầu.

Sự làm tổ của phôi 

Sau khi thụ tinh khoảng 30h, hợp tử bắt đầu phân chia với khoảng loạn lần khi

đến dạ con (7 ngày sau thụ tinh) hợp tử có 32 - 64 tế bào và được gọi là phôi dâu. Phôi dâu chia thành lớp dưỡng bào ở ngoài và khối tế bào trong gọi là nút phôi, nút phôi bám vào 1cực của lớp dưỡng bào để phát triển thành cơ thể con sau này. Giữa phôi dâu xuất hiện xoang túi phôi chứa dịch lỏng giai đoạn này gọi là giai đoạn túi phôi Sự làm tổ được bắt đầu vào khoảng 7 ngày sau khi thụ tinh, khi đó lớp dưỡng bàogọi là màng đệm cửa phôi bám vào mặt trong của lớp niêm mạc dạ con, nhanh chóng phân chia tạo nên sự liên hệ chặt chẽ giữa mô của phôi và mô của mẹ. Những lông nhung của màng đệm lan rộng, túi phôi chìm sâu vào trong lớp niêm

mạc tử cung và được bao bọc bởi lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng này. Khi lông nhung xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung thì túi phôi tiếp tục phân chia và biệt hoá thành cấu trúc có dạng hình đĩa với 3 lớp khác nhau gọi là các lá phôi. Mỗi lá phôi cho ra các hệ thống mô khác nhau:

- Lá phôi ngoài (ngoại bì): tạo nên da, hệ thần kinh, đoạn đầu và đoạn cuối của

ống tiêu hoá.

- Lá phôi giữa (trung bì):tạo nên mô cơ, mô liên kết, máu, xương, sụn, gân, dây

chàng.

- Lá phôi trong (nội bì): tạo nên hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết.... Ban đầu khi làm

tổ, số lượng lông nhung chưa nhiều để tạo nhau thai cho phôi bám chặt vào thành dạ con thì có thể loại bỏ phôi dễ dàng bằng cách uống thuốc điều kinh liều cao, thuốc phá thai hoặc hút thai (ở giai đoạn thai).

Từ sau khi trứng được thụ tinh, làm tổ đến lúc phôi phân chia tạo các lá phôi để

biệt hoá thành các cơ quan được gọi là giai đoạn phôi, kéo dài 8 tuần (đối với người).

2. Sự phát triển của thai

Giai đoạn thai bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần 42 (35 - 38 tuần).

- Một phần ngoại bì kéo dài ra thành màng  ối (túi  ối) màng này bao kín một

xoang đầy dịch gọi là xoang ối. 

- Từ nội bì tạo nên màng noãn hoàng (túi noãn hoàng), màng ối phát triển nhanh

và cuối cùng trùm lên túi noãn hoàng.

- Từ nội bì còn mọc ra một phần lồi khác gọi là màng niệu hay túi niệu- là nơi

phân bố mạch máu đi tới nhau thai.

- Lông nhung của màng đệm tiếp tục phát triển cùng với niêm mạc tử cung tạo

thành nhau thai bằng cách lông nhung xâm nhập sâu vào các tế bào niêm mạc tử cung, phá vỡ các mao mạch và nhúng mình vào các hồ, xoang chứa đầy máu của mao mạch tử cung. Sau khi làm tổ được 5 tuần thì nhau thai được hình thành khá đầy đủ.

* Nhau thai có các chức năng cơ bản sau đây:

- Là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, qua màng nhau thai lấy O2

và chất dinh dưỡng từ máu mẹ, nhả CO2 và ure vào máu mẹ. 

- Là hàng rào ngăn bệnh tật, không cho các phân tử có kích thước lớn (protein) đi

từ thai nhi vào máu mẹ tạo kháng thể chống lại thai nhi. Tuy nhiên có trường hợp

ngoại lệ, đó là yếu tố Rh: khi thai nhi và mẹ có yếu tố Rh không phù hợp nhau thì

kháng nguyên Rh của con qua nhau thai sang máu mẹ làm máu mẹ sản xuất kháng thể tự quay vào nhau thai phá vỡ hồng cầu thai, gây tiêu huyết và xảy thai.

- Qua nhau thai, nhiều chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào thai nhi

như DDT, chì, nicotin, ma tuý...

Chức năng dinh dưỡng của tử cung được duy trì trong suất thời kỳ mang thai bởi

hormone oestrogen và progesteron. 

- Hai tháng đầu, thể vàng (của buồng trứng) được kích thích bởi kích tố màng

đệm - HCG.

- Từ tháng thứ 3 trở đi, nhau thai thay thế thể vàng làm nhiệm vụ trên. Vì vậy 

 nhau thai còn là tuyến nội tiết điều hoà sự phát triển của thai nhi.

Ở thai, phần bụng của màng ối, màng niệu, màng noãn hoàng và các mạch máu

của nhau thai áp sát gần lại và xoắn thành cương rốn để nối thai với nhau. Dây rơn

được tạo bởi hai động mạch chậu của thai để đưa máu về nhau và một tĩnh mạch rốn để đưa máu từ nhau vào cơ thể con.

Sự tiết sữa và nuôi con bằng sữa mẹ

Trong thời gian mang thai tuyến sữa phát triển to ra bởi sự kích thích của

oestrogen và progesteron do nhau thai tiết ra. Các tế bào tuyến biến thành tế bào tiết sữa, các nang đựng sữa và ống dẫn sữa xuất hiện, các ống dẫn tập trung về đầu núm.

Thể tích tuyến sữa tăng còn do tích nhiều mô mỡ và tập trung máu trong các mao

mạch của tuyến. Trong thời gian mang thai, sữa  đã  được tạo ra với số lượng ít do

hormone LTH (prolactin) của tuyến yên kích thích. Tuy nhiên sữa chưa được bài xuất ra ngoài do chưa có con non bú mút và hoạt  động của LTH bị oestrogen và

progesteron ức chế. 

 Sau khi sinh, hàm lượng oestrogen và progesteron giảm hẳn do đó LTH không

còn bị ức chế sẽ thúc đẩy các tế bào tiết trong tuyến tạo ra sữa.

Sự bú mút của con non tác động lên cơ quan cảm giác ở đầu núm vú làm xuất

hiện luồng thần kinh hướng tâm nên vùng dưới  đồi, vùng này tăng tiết oxitoxin.

Hormone này theo máu đến tuyến sữa làm cho các cơ nhỏ ở nang sữa và ống dẫn sữa ép sữa chảy ra ngoài. Sự tiết sữa sẽ ngừng lại khi con thôi bú. Sữa là một hỗn hợp bao gồm protein, lactose, lipit, các muối khoáng vitamin, các bạch cầu, các kháng thể. Đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng tết nhất, cũng là chất bảo vệ tết nhất cho con non chống lại bệnh tật.

Ở người sự chăm sóc con không chỉ là việc cho ăn, giữ vệ sinh, bảo vệ con mà

còn cần sự quan tâm lâu dài của gia đình bởi trẻ em phải có quá trình học tập bắt đầu từ sự tiếp nhận ngôn ngữ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vuvandoan