Chụp ảnh chân dung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LỜI MỞ ĐẦU CỦA TÁC GIẢ:

Chúng ta là chủ đề của nhiếp ảnh. Ngày từ khi được phát minh thì máy ảnh có mục đích thể hiện hình ảnh con người trước tất cả chủ đề khác. Là loài người, ngoài những quan tâm đến bản thân, chúng ta có một khát vọng không cưỡng được là khám phá người khác như thế nào, họ làm gì, chúng ta giống cái gì. Mỗi bức chân dung, ngay cả loại ảnh chụp lấy liền chất lượng tồi, có thể mê hoặc quyến rũ ai đó. Thêm vào đó các kĩ năng, trí tưởng tượng, các khả năng mang lại từ máy ảnh kĩ thuật số, và chúng ta sẽ có được những bức ảnh gây xúc động đáng chú ý.

Tựa đề cuốn sách này là "chân dung", nhưng sau khi suy nghĩ chín chắn mà tôi chuyển hướng nó, bởi vì tôi muốn đưa vào nó một cái gì đó khác hơn là một loạt những khuôn mặt nhìn chòng chọc người xem. Vậy định nghĩa của chân dung là gì? Tối thiểu là nét nhận biết của một nhân vật, nôm na hơn là khuôn mặt của họ. Nhưng nếu "nét nhận biết" chỉ có nghĩa giống được nhân vật thì ta chỉ cần phó thác vào một cái máy vận hành tốt. Sự tìm kiếm thực sự của các nhà chân dung, điêu khắc gia, họa sĩ và nhiếp ảnh gia là thể hiện được bản chất của con người, chỉ ra được một khía cạnh của cá tính. Vậy sẽ có vô vàn vấn đề tế nhị để khai thác.

Hãy so sánh các bức chân dung gia đình hòang gia được vẽ bởi Hans Holbein với tranh của họa sĩ đương đại Lucian Freud. Hai nghệ sĩ này, hai họa sĩ chân dung lớn của thời đại, đã chia sẻ chung mối quan tâm: khả năng giải mã được cá tính của nhân vật. Tất nhiên kĩ thuật và phong cách của họ không có cái gì tương đồng, một người họa sĩ tiểu họa tinh vi, người kia phóng bút bằng những động tác mạnh mẽ làm cho là da gần như sống động. Trong nhiếp ảnh cũng vậy, phong cách thay đổi theo thời cuộc, thể loại chân dung hiện nay hay lồng vào cảnh các hoạt động và tính thực tại của chủ thể.

Để bắt đầu, những gì người ta mong đợi từ một bức chân dung là sự nhận biết, tính lôi cuốn nhất có thể, và chỉ ra được cá tính. Nói cách khác là thể hiện một cách đáng yêu không chỉ các nét nhận biết của khuôn mặt mà còn khám phá ra được cá tính. Sự đơn giản chính là từ khóa. Khuôn mặt con người bản thân nó đã đủ thú vị mà không cần thêm vào đó các kĩ thuật phức tạp hay một bố cục khác thường. Bạn chỉ cần bắt đúng diễn cảm của nét mặt, bức ảnh sẽ thành công.

Để đạt được sự đơn giản đó, bạn cần phải khuyến khích mẫu thư dãn và thể hiện một cách tự nhiên, nhất là đừng gò ép trong tư thế cứng nhắc, và cũng đừng đóng kịch. Ngoài kĩ thuật nhiếp ảnh thì kĩ năng quan trọng nhất cần đạt được là khiến người ta thoải mái gạt bỏ mọi gượng gạo. Một bức chân dung không cần thiết phải kiểm soát hoàn toàn, chiếu sáng hoàn hảo hay được xếp đặt. Phần lớn các bức ảnh chân dung thành công nhất do ứng biến không chuẩn bị, chụp trong cảm hứng hành động, do người chụp bắt lấy cơ hội. Với máy kỹ thuật số, không có lí do phải do dự vì bạn không có gì để mất, ngay cả tiền phim.

Phần 1: PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG):

Khi chúng ta thể hiện một bức chân dung, ta hình dung ngay lập tức một người mẫu được sắp xếp điệu bộ, được chiếu sáng, nhìn thẳng vô ống kính. Đây là một cách tự khẳng định, nhân vật trong ảnh suy nghĩ: "Đây là tôi, như thế này đây". Đó là một thái độ được cân nhắc, dựa trên truyền thống cũ của các bức họa chân dung đầu tiên. Thực tế các nhiếp ảnh gia chỉ thừa kế hội họa chân dung cổ điển mỗi khi họ thực hiện loại ảnh này.

Loại ảnh chân dung này ngụ một thỏa thuận ngầm giữa người mẫu và người chụp. Như ta sẽ thấy xa hơn trong bài viết, tồn tại một lối khác, thoáng hơn, ít hình thức hơn, để đạt cùng mục đích. Nhưng đây là sắp xếp một bức chân chung tính trước, một thoản thuận giữa mẫu và người chụp. Chủ thể, chấp nhận làm mẫu để chụp, "tòng phạm" của việc dàn dựng dù rằng không nhất thiết phải ngoan ngoãn nghe lời. Đó là một thỏa thuận thương mại, bạn được trả tiền để thực hiện một bức ảnh mà mẫu cho là "đẹp".

Trong ngữ cảnh này, "giống" là một từ thích đáng. Hầu như không có ngoại lệ, bức ảnh phải cho ra kết quả phải "giống" với người được chụp. Sự phức tạp của vấn đề nảy sinh khi cần phải biết ai quyết định sự "giống" này. Khách hàng muốn được thể hiện theo ý họ. Đó có thể là, ví dụ, sự gợi cảm của cơ thể, cương vị xã hội hay quyền lực. Thông thường có một nhân tố "lí tưởng hóa" tham gia vô cuộc chơi. Ví dụ để minh họa một công bố báo cáo hàng năm của công ty, giám đốc ban cố vấn điều hành muốn ảnh mình được thể hiện vẻ nghiêm túc, vững chãi, đầy năng lực. Một diễn viên muốn giống nhân vật bộ phim sắp tới của họ. Một chính trị gia muốn một hình ảnh gần gũi, gây thiện cảm cho cử tri bất kể ông ta như thế nào.

Người chụp phải có nhiều sáng kiến khác nhau, ngay khi bạn hoàn toàn thống nhất với mẫu trên hiệu quả mong muốn. Bạn phải, chủ quan hơn, nghĩ tới nhiều phương pháp để đạt được nó. Người mẫu, có thể đã từng nhiều lần làm mẫu trước đó nên rành nhiều kĩ thuật, vì lí do này bạn cần nắm quyền điều khiển buổi chụp một cách tự nhiên bằng tài ngoại giao. Như các bức ảnh trên báo và tạp chí, bạn có thể hiện một phương diện khác của chủ thể nhưng không được làm thiệt hại cho người mẫu ví dụ bằng cách đặt họ dưới ánh sáng có thể tạo cảm giác phản cảm. Ngoài ra , phần lớn nhiếp ảnh gia thích sử dụng sự tưởng tượng thị giác, chúng ta thích thực hiện những bức ảnh hấp dẫn, ưa nhìn và độc đáo.

Trong mọi trường hợp, loại chân dung này phải được nghiên cứu xếp đặt vài ngày hay vài phút trước đó. Và chính người chụp quyết định cách bố trí, bảo đảm chúng được khống chế để có một bức ảnh thành công. Các trang sau sẽ cho bạn những ý niệm và phát triển kĩ thuật của bạn

- Nắm bắt biểu hiện của nét mặt:

Nếu bạn hỏi nhiều nhiếp ảnh gia: "Yếu tố gì quan trọng nhất trong một bức chân dung?" Họ thường có chung một câu trả lời: "cặp mắt". Thực tế, sự biểu hiện còn quan trọng hơn cả cặp mắt: đó là sự tương tác giữa các nét của khuôn mặt chụp dưới góc độ mà bạn thấy chúng. Từ nguyên bản, loài người đã biết giải mã các biểu hiện nét mặt của đồng loại. Các nhiếp ảnh gia giỏi đã phát triển kĩ năng này ở mức không những có khả năng đọc mà còn có thể khiêu khích chúng. Nhiều người còn biết họ muốn biểu hiện nào ở nét chủ thể và làm tất cả để đạt chúng. Người khác thì thích quan sát hơn và chộp lấy những biểu hiện tự nhiên nảy sinh. Cả hai phương pháp tiếp cận này đều đúng, chúng dựa trên mối quan hệ thiết lập giữa người chụp và chủ thể. Thời gian bỏ ra để tìm hiểu người mẫu sẽ được đền bù xứng đáng.

Ngay khi không cầm máy trên tay, bạn cũng có thể nghiên cứu ảnh chụp của người khác cũng như các khuôn mặt thực tế trong cuộc sống để tìm hiểu các nét nào được phối hợp để cho ra những biểu hiện dễ nhận thấy. Chế ngự được sự tinh tế các biểu hiện nét mặt là kết quả của cả đời nghiên cứu, nhưng dựa trên những gì chúng ta cảm nhận ngay từ ấu thơ về những thông điệp nhắn gửi qua nét mặt sẽ cho ta những thuận lợi đáng kể.

Thiết lập mối quan hệ với mẫu ngay lần đầu tiếp xúc, nếu là người đã có mối quan hệ thì hãy tận dụng tối đa sự quen biết. Phần lớn các bức chân dung được thực hiện với người lạ, nên người chụp phải toát ra vẻ đáng tin cậy. Một thái độ rõ ràng, cuộc đối thoại đơn giản nhưng chân tình, thân thiện luôn luôn mang lại kết quả tốt. Một vài nhiếp ảnh gia tạo mối quan hệ cưỡng chế, điều khiển, người khác thì bông lơn, đó là những cách tiếp cận mạo hiểm. Đừng quá đáng hóa mối liên hệ giữa mẫu và thợ chụp. Hãy trao đổi bằng đối thoại, cử chỉ hoặc bằng ánh mắt để thử đạt được một nét biểu hiện đẹp. Tiếp xúc bằng ánh mắt không dễ dàng khi ta luôn phải nhìn vô ống ngắm, nhưng phải liên tục đối thoại với mẫu bằng lời nói và cử chỉ. Tiếp xúc bằng mắt rất quan trọng, khi ta không nhắm qua ống kính, cho cảm giác giống như khi nói chuyện phiếm với nhau. Việc sử dụng chân máy cho phép ta nói chuyện một cách tự nhiên một khi đã canh đóng khung xong vì ta không cần phải nhìn qua ống nhắm khi chụp nữa.

Thiếu nữ Sikh trong một đám rước hàng năm ở Amristar. Ánh mắt xanh nhạt là nét đặc biệt nhất trong khuôn mặt. Với cái khăn đội đầu xanh thẫm, nước da sáng, cái nhìn bình thản trực tiếp vô ống kính. Không hề bộ tịch, không bối rối ngượng ngập trong thái độ, một tấm hình chụp "sống" (prise sur le vif: chộp lại một khoảnh khắc trong cuộc sống mà không xếp đặt trước, phản nghĩa với loại ảnh được dàn dựng "portrait posé")

Biểu hiện ở đây, trong cuộc chơi bóng chày ở một công viên Toronto, là nét tiếc rẻ của một cầu thủ nhận banh nhí khi bị đối phương ghi điểm.

Trong giải lao của buổi phóng sự về loài khỉ hái dừa Malaisie, chú khỉ Macao này ngồi bên cạnh chủ nhân. Ánh mắt trao đổi với nhau chỉ khoảnh khắc, khó xác định có phải nét trìu mến quyến luyến, ngay khi con khỉ là một phương tiện lao động, không phải loại vật nuôi trong nhà.

Trong loạt ảnh chân dung của bộ lạc Pathan sau buổi cầu nguyện ở biên giới đông bắc Pakistan. Tôi đề nghị người đàn ông chỉ đơn giản nhìn vô ống kính cho một bức chân dung "posé". Họ mang nét kiêu hãnh của một chiến binh, đặc biệt người này. Anh ta hơi ngẩng cao và xoay nhẹ đầu qua một bên. Tôi bị ấn tượng bởi vẻ kiêu kì và đã thành công ghi nhận lại.

- Lên kế hoạch:

Trong tất cả mọi lĩnh vực, ta nghe thường xuyên câu này: "một kết hoạch chặt chẽ chính xác tránh một thất bại". Chụp ảnh chân dung, hơn mọi thể loại khác, phải tuân theo tiên đề này. Một tiên đề khác quen thuộc với thể loại ảnh phóng sự: "Ai, khi nào, ở đâu, ra sao và tại sao?". Nếu ta đặt những câu hỏi đó trước khi chụp, kế hoạch buổi chụp hầu như được giải quyết.

Ai? Ta cần biết ít nhất tên, tuổi, giới tính của người mẫu, và cũng như vậy nếu có thêm người khác. Ta có lẽ đã có một sáng kiến về kĩ thuật chụp.

Khi nào? Mùa trong năm và thời điểm chụp trong ngày cho ta một chỉ dẫn quan trọng về áng sáng và hướng nếu ta sử dụng áng sáng tự nhiên. Câu hỏi này cũng chỉ ra là chụp trong khung cảnh cá nhân, trong tiếp đón gia đình hay trong một trận bóng đá.

Ở đâu? Nơi chốn quyết định ánh sáng cần thiết, nó cũng có thể cho biết phông nền ngoại cảnh, là những tác nhân ảnh hưởng đáng kể đến loại ảnh chụp.

Ra sao? Câu hỏi này đặt trên các hoạt động và biến cố, nó gợi ý cho ta một bức ảnh chân dung với ánh sáng đúng hình thức, hay chỉ một bức ảnh chụp "sống" thoải mái thư dãn.

Tại sao? Lý cho chụp gợi ý cho ta mục đích sử dụng. Một bức ảnh đóng khung dùng cho tạp chí? mục đích của bức ảnh luôn luôn gợi ý cách thức chụp?

Năm câu hỏi đơn giản trên qui tụ về một câu hỏi lớn: như thế nào? câu hỏi này quyết định về loại trang thiết bị cần thiết và cho ta biết là ta đã thực hiện buổi chụp tương tự như vậy trước đây hay không. Nó gợi ý thêm là ta phải tìm kiếm các ví dụ để coi các nhiếp ảnh gia khác xử lí như thế nào trường hợp này, hoặc hơn nữa có cần phải tham quan xác định nơi chụp trước hay không. Nếu ta còn lưỡng lự chưa chắc thì đừng do dự chụp vài tấm thử nghiệm trước trước khi chụp chính thức.

Sau khi trả lời tất cả câu hỏi trên, kế hoạch của chúng ta đã sẵn sàng, nhưng cũng phải chuẩn bị các tình huống không lường trước: trời xấu, trễ nải, hư thiết bị để thiết lập một giải pháp dự bị. Một kế hoạch chuẩn bị tốt và uyển chuyển cho phép người chụp tập trung vô cái chính yếu: chụp những bức ảnh đẹp

Luôn luôn lập một danh mục khi ta tiến hành một buổi chụp khác với thường lệ, đây là vài ví dụ:

- Danh mục trang thiết bị: tất cả những gì ta sẽ phải dùng, chọn túi xách và kiểm tra coi pin đã được sạc đầy chưa.

- Thời gian biểu: Lập danh sách mỗi giai đoạn quan trọng, một giờ trước để chuẩn bị, thời gian kéo dài toàn bộ buổi chụp.

- Danh sách các ảnh chụp: từ những tấm bắt buộc chính thức đến các tấm ngẫu hứng.

- Nhân vật: địa chỉ người mẫu, số điện thoại...

Càng có kinh nghiệm thì bạn càng tin tưởng vô danh mục lập ra của bạn. Đừng để bất cứ cái gì tình cờ và luôn luôn ghi chép lại những sáng kiến hay

Bức ảnh bìa một cuốc sách ẩm thực á châu này thể hiện một bờ biển nhiệt đới tràn ngập các đặc sản. Ánh sáng fill-in là một bóng đèn halogen dẫn điện từ khách sạn tới. Không thể tránh khỏi ruồi nhặng nhưng tốc độ chụp 1/5s loại chúng khỏi bức ảnh.

Chủ thể là một phi công giật được nhiều giải huấn luyện của không quân và tôi muốn cho thấy tối đa máy bay. Nhờ vào lời báo trước mà họ đã chuẩn bị xắp xếp máy bay theo hàng để thực hiện bức ảnh này từ tháp điều khiển.

Tấm ảnh chụp một thầu khoán Hongkong này đã được quyết định trong thời gian ngắn, ít thời gian để lên kế hoạch. Cửa sổ tròn và đèn trong phòng là những thành phần hiển nhiên đưa vào ảnh, từ đó quyết định góc chụp. Chủ thể không ngồi sau bureau như thói quen mà đặt phía trước.

- Dựng cảnh:

Vị trí đặt mẫu không nhất thiết phải đặt trước một nền trắng, hậu cảnh có thể đóng vai trò quan trọng trong bức ảnh. Chúng ta đã đề cập về biểu hiện nét mặt của chủ thể, một khi đủ mạnh và được xác định, nó thường thống trị toàn bộ bức ảnh và gây sự chú ý ngay lập tức. Nhưng thể loại này không quy giảm chỉ còn lại bản sao của khuôn mặt hay người ta. Đôi khi việc đưa môi trường xung quanh vào khuôn ảnh có thể có một ý nghĩa, thậm chí đóng một vai trò cốt yếu.

Ngoại trừ loại chân dung thuần chất studio có phông nền trắng, tất cả các tấm ảnh chụp con người ta đều có một nơi chốn xác định. Nếu như chúng thú vị thì tại sao chúng ta không quan tâm đến và rút tỉa ra được cái gì đó?

Không thể tránh được một điều là chúng sẽ làm rút nhỏ kích thước của nhân vật trong khung ảnh, bởi vì hoặc ta phải chụp từ xa, hoặc phải dùng ống kính rộng hơn. Trong các ví dụ dưới đây, nơi chốn một khi đã được chọn, đã thống lĩnh ngay lập tức quá trình chụp, cùng lúc trong quá trình chuẩn bị và trong không gian của bức ảnh. Đây không phải là một tà thuyết mà là cách tạo ra sự biến đổi. Thể loại chân dung, hơn bất cứ các thể loại khác, luôn biến đổi để thích ứng với sự đa dạng và độc đáo, và việc sử dụng vải nền chỉ là một con đường để đi tới đó.

Thừa nhận tính quan trọng của nơi chốn đòi hỏi thêm mối quan tâm thêm về dựng cảnh. Nó phải được quét dọn, lau chùi, sắp xếp, thu nhỏ, thậm chí tạo dựng. Từ đó phải tốn thêm thời gian, cố gắng, tiền bạc để bảo đảm xứng đáng với tầm cỡ của bức ảnh.

Check-list của nơi chốn:

- Có cần sắp xếp trật tự? Kiểm tra các vết trầy nứt trên sàn, tất cả những gì bừa bãi: ngăn kéo mở, cửa để hé...

- Ta có cần chùi rửa các bề mặt? để ý các ổ bụi (đặc biệt có thể thấy dưới góc chụp), dấu tay trên cửa sổ, các vụn bánh dưới thảm.

- Có các vật cản trở góc chụp? Hãy chú ý những màu rợ không hòa hợp, các tấm ảnh, bảng biểu dán tường làm ảnh hưởng tới bức chân dung.

- Có các vật chói sáng, các tấm gương phản chiếu lại hình ảnh máy chụp và các thiết bị khác?

- Có cần thêm các trang bị hóa trang sân khấu, quần áo? nếu có thì có thể kiếm ở đâu.

- Cần thêm loại ánh sáng phụ trợ nào? có thể bỏ qua? Có đủ ổ điện cắm không?

Nhân vật trong bức ảnh này sở hữu và bay trên một chiếc máy bay huấn luyện Chipmunk, đây là một trong những nhân vật chính của tạp chí "Air and space". Còn có thêm ba nhân vật phi công nữa được chụp cho bài viết và mỗi nhân vật phải được thể hiện khác nhau dù phải thấy máy bay trong tất cả các bức ảnh. Một tấm ảnh được chụp trong buồng lái là như vậy, nhưng đòi hỏi phải được dàn dựng và lên kế hoạch theo thời gian. Chúng tôi đã phải theo dõi thời tiết từ nhiều ngày và cuối cùng các bức ảnh trên được thực hiện trong một buổi chiều ánh sáng dịu, mưa và nắng thay phiên nhau. Người phi công ngồi ở ghế sau và tôi phía trước. Tôi đã dùng một ống kính wide 20mm để đưa vào khuôn ảnh càng nhiều cảnh xung quanh càng tốt.

Tấm ảnh theo đơn đặt hàng, chụp thư viện British mới xây cùng với kiến trúc sư, Sir Colin St John Wilson. Chỉ có một hướng là chụp ông ta trong bối cảnh công trình, và tôi đã thăm dò theo ba kiểu khác nhau, tấm sau gần tấm trước. Trong tấm 1, tôi tìm kiếm một hiệu quả họa hình mạnh, hình nhân vật tương đối nhỏ. Ở tấm thứ 2 tôi dùng ống kính góc rộng để thấy người kiến trúc sư cận cảnh với một góc nội thất làm hậu cảnh. Còn tấm thứ 3 tôi chỉ nhắm duy nhất nhân vật, dựa trên màu trắng đồng nhất của cầu thang như một kiểu trừu tượng

- Chân dung trong ngữ cảnh:

Giữa thể loại phóng sự tài liệu và chân dung studio, cách tiếp cận cực điểm này liên kết nhân vật với cuộc sống, công việc và hoạt động của họ. Đặt một nhân vật trong ngữ cảnh quen thuộc - một công việc, một sở thích, một nơi đặc thù hay một hoạt động độc đáo- là một cách thức rất hiệu quả để thực hiện một bức chân dung dù rằng nó đòi hỏi một vài chuẩn bị. Phương pháp tiếp cận này, được sử dụng rộng rãi trong phóng sự báo, cố gắng nhét tối đa thông tin cần thiết vô bức ảnh bằng cách thuật lại một câu truyện nhỏ. Thông thường, loại ảnh này dùng để minh họa một bài viết hay một phóng sự, trong đó nhấn mạnh một vài khía cạnh cuộc sống của nhân vật. Trong mỗi trường hợp, bạn phải sẵn sàng khá nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị. Không có quy tắc về việc chọn tiêu cự của ống kính, nhưng luôn có một lý lẽ bênh vực việc chọn ống kính góc rộng, đơn giản chỉ để đưa nhiều cảnh vật xung quanh vào bức ảnh. Nếu các vật quá nhỏ, thì ống kính góc rộng chỉ có thể tôn giá trị của chúng trong điều kiện phải đặt chúng ở cận cảnh.

Để cải thiện bức chân dung:

- Ống kính: Dùng ống télé cho ra các tỉ lệ và phạm vi được tôn lên, đặc biệt khi bạn phóng lớn một khuôn mặt hay bán thân. Nếu bạn chỉ có một ống kính góc rộng thì hãy lùi ra và đóng khung nhận vật trong bối cảnh của nó.

- Chiều sâu: Cho các bức chân dung chụp gần, hãy mở khẩu độ lớn -đừng nhỏ hơn 2 fstop so với khẩu độ lớn nhất- để cô lập chủ thể ra khỏi hậu cảnh.

- Chiếu sáng: Khuyếch tán nguồn sáng chính và đặt nó phía trước, trên cao và hơi lệch sang một bên. Với một nguồn ánh sáng tốt thì cây dù phản sáng là một dụng cụ khuếch tán ánh sáng dễ dùng, nhưng áng sáng ban ngày khuyếch tán qua khung cửa sổ cũng hoàn thành tốt công việc. Dùng một tấm phản sáng (giấy bìa trắng hay giấy bạc), đặt ở một cạnh của khuôn mặt, phía đối diện với nguồn sáng.

- Đặt mẫu: Không có quy tắc cứng nhắc, nhưng nếu mẫu quay về phía trước, hơi hướng về phía máy thì nó sẽ có vẻ hấp dẫn và hoạt bát hơn, một tư thế thường xuyên hiệu nghiệm là cho mẫu ngồi trước một mặt làm việc (mặt bàn), để họ có thể tựa vào đó rồi chụp dưới một góc hẹp, đầu quay về phía ống kính.

- Quan hệ: Người ta thường chụp đẹp hơn khi họ thư giãn. Để đạt được điều đó hãy đối thoại liên tục và tỏ ra cho họ thấy ta biết cần phải làm gì. Nếu nét mặt họ có hiện tượng "đông cứng" lại thì hãy đề nghị nhìn ra chỗ khác một lúc để thư giãn rồi quay lại phía ống kính.

- Đóng khung: Chụp từ nhiều góc nhìn, với máy kĩ thuật số thì không sợ tốn tiền phim và hơn hết giúp người mẫu dễ kính động cảm thấy họ không cần phải tạo ra một biểu hiện, sẽ bình thản lại.

Người phụ nữ này, trưởng bếp của một nhà hàng lớn ở Dordogne, với một cá tính cởi mở đã cảm thấy rất hạnh phúc trong môi trường nghề nghiệp. Bức ảnh được chụp hai phút trước buổi phục vụ. Một nguồn ánh sáng phụ trợ duy nhất là ngọn đèn dây tóc được khuyếch tán bởi cây dù và được lọc "demie-bleu" để cho phù hợp WB giữa ánh sáng ban ngày và chiếu sáng halogen bên trong phòng.

Chân dung trong công việc của một họa sĩ công nghiệp chuyên làm mẫu đan lấy cảm hứng từ các vật lượm lặt trong thiên nhiên như vỏ sò vỏ ốc. Một ống kính góc rộng (20mm) đã cho ra bức hình trên đây bao gồm phần lớn chi tiết các công việc của cô ta: các phác thảo, chỉ đan, mẫu vỏ sò. Để gắn kết các vật dụng trên vô nhân vật, tôi đã dùng một tấm gương để có thể giảm nhỏ kích thước cô ta trong bức ảnh.

Cá tính của họa sĩ trong ảnh hoàn toàn trái ngược với người bếp trưởng phía trên, đó là týp người sống nội tâm, nhưng thư dãn trong công việc. Để tôn giá trị một phương diện tính cách của ông ta -tính tỉ mỉ tập trung vô chi tiết - bức ảnh dùng ống kính góc rộng đặt gần một cái ly cắm hoa dại. Trong xưởng vẽ ánh sáng ban ngày đủ cho bức ảnh.

Môi trường thân thuộc:

Chụp ảnh người ta tại chính nơi chốn của họ cho phép họ thư giãn, thể hiện được chính bản thân họ và dễ dàng hóa mối quan hệ, nhưng chúng ta phải tỏ ra như một người khách ân cần. Ngay khi chúng ta vào "địa phận" của nhân vật, có hai nhiệm vụ đối nghịch nhau đợi: chụp được những bức ảnh đẹp và là người được đón tiếp. Có ý thức về vấn đề này, một sách lược tốt là tỏ ra quan tâm thích thú đến ngôi nhà của nhân vật. Mọi người đều nhạy cảm với một vài lời khen ngọt, điều đó sẽ giúp mẫu dễ chịu và dễ dàng lôi cuốn vô cuộc đàm thoại. Thời gian tán chuyện không cần phải tính toán, vai trò của một thợ chụp ảnh tạm thời gác lại trong khi ta chuẩn bị sắp xếp thiết bị.

Hãy để nhân vật chọn căn phòng cho buổi chụp, trong trường hợp này phần lớn con người ta có một sở thích nào đó. Sự lựa chọn này sẽ làm cho vui không khí của hình ảnh tuy nhiên không thống trị nó. Nhưng là một nhiếp ảnh gia, bạn có những lí lẽ chính đáng để không đồng ý với việc lựa chọn phòng ốc, đừng ngần ngại tham gia ý kiến bằng những lí luận kĩ thuật. Tuy nhiên đôi khi có thể dễ dàng thực hiện buổi chụp trong nhiều phòng óc khác nhau cũng như trong vườn.

Chính việc chiếu sáng cho căn phòng khiến ta lựa chọn quyết định. Hiếm có căn nhà nào tràn ngập đủ một lượng ánh sáng tự nhiên quan trọng, trừ khi đặt mẫu gần cửa sổ và hơn nữa phải thường xuyên thêm vào ánh sáng của flash hay các ánh sáng phụ trợ khác. Đừng quên chuẩn bị các dây cắm nối và nhớ hỏi chủ nhà trước khi rút các phích cắm của họ.

Mười mối quan tâm nhỏ:

- Bảo đảm trang trí trong phòng hài hòa với chủ thể. Mục đích là thể hiện nhân vật tại nhà họ.

- Phải bảo đảm có đầy đủ không gian cho nguồn sáng và các tấm hắt sáng.

- Đề nghị chủ nhà liếc nhanh xem vị trí chụp có bị bừa bộn không, tùy theo góc chụp.

- Tránh để mẫu ngồi trên cái ghế ưa thích của họ, ít nhất là bảo đảm nó không bị bèo nhèo cũ nát, và trang phục của nhận vật tôn nó lên.

- Liếc nhìn đồ trang trí: đồ mĩ nghệ, đèn, cây... có thể gây ra cảm giác mọc lên từ đầu hay vai của mẫu. Với một thợ chụp ảnh thì trong nhà luôn luôn ngổn ngang đồ đạc.

- Đừng quên là bạn đang ở nhà người khác, coi chừng đồ đạc của mình và luôn xin phép nếu muốn dời chỗ đồ đạc trong phòng.

- Đặt mẫu xa các bức tường, vì bóng đổ của họ lên các vách sẽ làm giới hạn các phương án chiếu sáng.

- Tránh chụp từ trên cao xuống ( prise de vue en plongée) hay từ dưới lên (contre-plongée), trừ khi vì những lí do bắt buộc. Hãy đặt máy trên cùng mặt phẳng với chủ thể.

- Hãy kiểm tra trên màn hình LCD coi có những vệt chói sáng không mong muốn từ các mặt kính, kim loại...

- Khi ra đi, hãy thể hiện như mình là một khách mời.

Là một nhà côn trùng học có tên tuổi, Dr Miriam Rothschild không thích những bức ảnh "hình thức" (Chúng tôi đã thực hiện một serie chân dung bà ta trong công việc, đang cúi xuống kính hiển vi, với các mẫu nghiên cứu). Theo lời thuyết phục của tôi, bà ta cứ thế mang đôi ủng đi tuyết, ngồi lên cái ghế canapé quen thuộc và được bầy chó vây quanh để cảm thấy thư dãn.

Chủ sở hữu của một hãng dầu thơm nổi tiếng của Pháp - mang tính cha truyền con nối - cũng nổi tiếng bởi khả năng đặc biệt nhận biết các mùi, ta có thể nói nghề của "cái mũi". Phòng thí nghiệm được chọn cho bức chân dung vì ở đó ông ta cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Ông ta đã rất vui sướng vì có cơ hội giới thiệu với chúng tôi các bí quyết của nghề tinh chế nước hoa.

Một họa sĩ Đức, chuyên gia về phục chế, sửa các bức tranh bị hư hại hay sao chép các tác phẩm bị mất. Riêng căn phòng, trong một ngôi làng phía nam Bavière, đã xứng đáng một tấm ảnh cho riêng nó. Người họa sĩ hoàn toàn thoải mái và tự tin khi giới thiệu các qui trình xử lí nghề nghiệp. Một bức tranh lớn đang phác dở được dùng làm nền là không thể khác được.

"Chụp hàng loạt và chọn lựa"

Qui trình chụp ảnh cổ điển đôi khi bao gồm việc chụp một loạt liên tục các bức ảnh, sẽ dễ dàng có các kết quả ngay lập tức đối với ảnh kĩ thuật số. Nếu máy ảnh kĩ thuật số là một công cụ tốt để chụp chân dung, thì chính là ở chỗ nó có khả năng hiển thị kết quả liền sau đó và biết rằng có thể chụp một loạt nhiều bức ảnh mà không tốn kém.

Để đạt được một bức ảnh đẹp, ta có thể thấy có 3 loại thợ chụp: Có những người phân tích lại loạt ảnh mới chụp mà không biết họ có thể làm gì tốt hơn. Nhóm khác dò xét tỉ mỉ công việc của họ, thấy những sai sót phạm phải, và sẽ tìm cách khắc phục ở lần chụp kế tiếp. Cuối cùng có loại người may mắn đã thành công ngay ở cú chụp đầu tiên. Loại người này rất hiếm nên ta tốt hơn hãy rơi vô nhóm thứ hai. Và ở đây, khả năng coi được liền lập tức kết quả chụp cho ta một cơ hội tuyệt vời để cải thiện các bức ảnh chụp sau đó.

Đừng lẫn lộn giữa việc coi lại liền kết quả với "xuất bản" nhanh các tấm ảnh. Luôn luôn xứng đáng để ta theo dõi toàn bộ séquence các bức ảnh sau đó bằng máy vi tính và phân tích kĩ sự tiến triển buổi chụp. Việc coi lại liền kết quả cho phép ta sửa lại các vấn đề về bố cục, ánh sáng và sự xếp đặt. Ngay khi màn hình LCD trên máy chỉ có kích thước 37.5mm, có thể thể hiện một lượng lớn thông tin về 3 yếu tố quyết định trong một tấm chân dung.

Chụp chân dung bao hàm một nhịp điệu việc chụp các ảnh và bạn có thể phát triển kĩ thuật bằng cách tham khảo trên màn hình cho sự phản hồi thông tin chính yếu này. Buổi chụp không thể diễn ra trơn tru nếu ta cứ kiểm tra ngay lập tức cứ mỗi tấm ảnh chụp được. Khởi đầu, bạn có thể kiểm tra đều đặn mỗi tấm ảnh với cái nhìn suy xét, dần dần tiến hành kiểm tra mỗi 3 hay 4 bức ảnh, và sau đó mỗi 6 hay 7 bức. Nếu ta thay đổi sự chiếu sáng hay thay đổi vị trí thì phải lập lại qui trình đó từ đầu. Nhịp điệu này sẽ trở nên rất tự nhiên giống như việc focus vô điểm cần chụp và khiến người chụp ảnh KTS không bao giờ quay lại dùng phim.

Bạn có một kế hoạch trong đầu trước khi tấn công vô buổi chụp và sẽ đến thời điểm đạt được nó. Bởi vậy sự quan trọng của kĩ thuật số ở chỗ là, không tốn thêm tiền, có thể chụp thử nghiệm. Một khi bạn đã có một bức ảnh "chắc cú" trong carte mémoire, bạn có thể thử một vài sáng kiến coi có được hay không, và có thể đánh giá ngay lập tức sự tiến bộ.

Sau buổi chụp, bạn có thể coi lại cẩn thận những gì đã làm. Kiểm tra coi phương pháp "coi lại liền" đó có thể giúp bạn đạt được mục đích đặt ra từ đầu phần viết này, bạn đã phát hiện ra là sai lầm ở đâu, làm sao lại xảy ra và những tiến bộ đạt được sau đó.

Check-list

Cơ bản:

- Có cái gì mọc lên từ đầu của mẫu?

- Bố cục chung có đạt chưa.

- Việc chiếu sáng cân bằng không.

- Hướng của đầu như thế nào?

- Tư thế của thân người nói lên điều gì?

Nâng cao:

- Khuôn mặt biểu hiện như thế nào?

- Có thể bỏ bớt cái gì ra khỏi khung ảnh?

- Thiếu một cái gì trong tấm ảnh?

- Ta có giữ lại bức ảnh làm kết quả cuối cùng?

Chính câu hỏi cuối quan trọng nhất, nếu chưa trả lời được thì hãy tiếp tục chụp.

Chương trình hiển thị ảnh, hoặc theo máy, hoặc mua riêng, đã dễ dàng hóa qui trình chọn lọc. Khổ hình hiển thị nhanh có thể thay đổi tùy theo số lượng hình chụp và chỉ cần một cú bấm chuột có thể coi khổ lớn.

Trong một một loạt ảnh chân dung trắng đen của một designer Nhật bản, mỗi tấm phải thể hiện khác nhau vì nhu cầu biên tập. Tôi muốn nhân vật đứng trước một nhà hàng do ông ta thiết kế, ra chiều suy nghĩ. Buổi chụp kéo dài 10 phút, khi người viết phỏng vấn nhân vật. Bức ảnh chụp trong lúc giải lao, khi nhân vật đang mải suy nghĩ về các câu phỏng vấn được đặt ra.

Sự bận rộn và đạo cụ:

Hãy để cho nhân vật có một mối bận rộn quan tâm, làm một cái gì có ích và thú vị. Họ sẽ nhanh chóng quên ngay sự hiện diện của ống kính, bạn chỉ việc tìm một tư thế thoải mái và tha hồ quan sát chụp ảnh. Nếu như bạn không thích thể hiện mẫu khép kín tại nhà của họ như ở các trang trước, bạn có thể giao cho họ một nhiệm vụ đơn giản. Điều này đặc biệt hữu dụng khi bạn không có một sáng kiến rõ ràng về cách thức của buổi chụp hay khi nhân vật cảm thấy vụng về, gượng gạo. Ngay khi tới nơi, hãy nhìn xung quanh trước để kiểm tra xem có một hoạt động bất kỳ nào phù hợp, và trong cuộc đối thoại, đoán xem một đề tài nào đó cho ta một dấu hiệu về mối quan tâm của nhân vật.

Cách tiếp cận này tự giải quyết vấn đề của nó khi nhân vật cầm một cái gì trong tay hoặc họ chỉ cho bạn vật này được làm như thế nào, các nhân tố đó không cần phải phức tạp. Đừng có ôm đồm tất cả một lúc. Máy, ống kính, ánh sáng (nếu cần thiết) đã chuẩn bị sẵn sàng. Hãy chụp bức ảnh thật nhanh và giống như các ví dụ dưới đây, bạn sẽ có bức ảnh thành công chỉ từ vài tấm chụp.

Một trong những biến thể cổ điển của loại ảnh phóng sự, thể loại đặc biệt của tạp chí và báo, nó thường được sử dụng cho nhiếp ảnh nhà nghề nếu như nhân vật có đủ thời gian cho buổi phỏng vấn. Lợi thế là nó né đi các vấn đề biểu hiện diễn cảm, cũng như rụt rè, nhưng vị trí đặt máy là cực kỳ quan trọng. Nhân vật thường ở vị trí ngồi và bạn cố gắng thử ngồi bên cạnh người phỏng vấn, vừa đủ lệch qua một bên sao cho hướng nhìn của mẫu không thoát khỏi ống kính. Hãy chọn chiều cao ngang tầm nhân vật và kiểm tra xem có các vật che mờ phía trước như đầu gối hay tay ghế.

"Tay cử động, miệng hé mở": Các tấm ảnh phóng sự (tả bên trên) chỉ là điều bất đắc dĩ vì nó đầy cạm bẫy. Trong tuyệt đối, bạn cần một biểu hiện "động", sẽ xảy ra khi nhân vật có một góc nhìn thú vị. Một cái miệng hé mở không biểu thị được gì trên một khuôn mặt có vẻ "khờ khạo". Nhưng một vài loại miệng há ra có tính thuyết phục hơn các loại khác, hãy chuẩn bị chụp thật nhiều để lọc ra bức ảnh thành công nhất. Động tác của tay giúp đỡ, theo nguyên tắc, việc chụp hình (đề nghị nhân vật giải thích cho ta cái gì đó), nhưng phải bảo đảm đã chỉnh tốc độ màng trập thật nhanh để làm "đông" lại các chuyển động. Lưu ý canh chừng để tay đừng che mất khuôn mặt.

Nhân vật là một nghệ nhân calligraphe (viết chữ đẹp) và buổi phóng vấn được tính sao cho có lợi về ánh sáng. Bức hình được chọn do vị trí thú vị của tay.

Người phụ nữ chăm sóc các con thú con mồ côi ở Nam phi. Các con vật được xử lí dễ dàng, nhưng đòi hỏi một sự chú ý lớn đến nhân vật người nuôi dưỡng.

Một "bà ngoại" phía bắc nước Anh đang chuẩn bị cuộc đàm thoại bằng internet trên cái máy mới mua. Khoảnh khắc khi bà ta đang tô son, nhìn từ xa, là đáng ghi nhận nhất trong buổi chụp.

Trong một trang trại ở thành phố, được tạo ra để dạy trẻ em về các hoạt động nông thôn, bé gái này ôm một con cừu con trong vòng tay, một động tác che chở, một bức ảnh "posé" rất tự nhiên và đúng lúc.

Khoảng cách tiêu cự:

Tất cả ống kính, nếu không sử dụng hợp lí, sẽ có khuynh hướng làm biến dạng khuôn mặt và cơ thể. Một vài hình thể của biến dạng có thể tôn lên vẻ đẹp, loại khác dùng để làm tăng giá trị và truyền sức mạnh cho công việc. Việc chọn ống kính hợp lí, để tạo ra biểu hiện thích đáng, là một bài học "khóa" của thể loại chân dung.

Có hai con đường chọn lựa ống kính cho một mục đích cụ thể, và với thể loại chân dung, một trong hai phù hợp hơn con đường kia. Thỉnh thoảng, tình thế khiến ta phải chụp từ một khoảng cách bắt buộc và ta tự nhủ "chủ thể ở đằng kia và ta ở đây, vậy coi xem tiêu cự nào trên ống zoom thích hợp nhất". Ở trường hợp khác, bạn nói rằng: "Kinh nghiệm cho ta biết rằng tiêu cự này sẽ cho ra một hiệu quả đang tìm kiếm", quyết định chọn ống kính có tiêu cự thích hợp và tìm vị trí đứng để cho ra một bố cục hợp lí.

Trường hợp thứ nhất cũng có giá trị, nhưng cách thứ hai thường hay hơn nhiều mỗi khi chụp ảnh con người nếu có thể. Nhân vật thường cảm thấy bất an khi ta đứng quá gần họ, khoảng cách tối thiểu sẽ tùy thuộc vô sự phán xét cá nhân. Đứng gần dưới 2m hiếm khi là một ý kiến hay và đó là một trong hai nguyên nhân mà các ống kính 85 và 100mm thường được coi là phù hợp với thể loại chân dung. Nguyên nhân thứ hai quan trọng là khi giảm góc nhìn phối cảnh, tất cả đường nét của khuôn mặt gần với kích thước thật hơn. Một ống kính góc rộng quá gần chủ thể để phủ đầy khung ảnh sẽ phóng đại kích thước mũi so với phần trán.

Nguyên tắc chung thì các ống télé sẽ tôn lên vẻ đẹp của một bộ phận, còn các ống kính wide dùng để thêm các nhân tố "động" vào bố cục. Nếu bạn chụp chủ thể từ trên xuống và họ nhìn vào ống kính, một vài hiệu quả có thể bị khuyếch đại. Hãy thử bài tập dưới đây để tự kiểm tra các hiệu quả và xem chúng hoạt động như thế nào với trang thiết bị của bạn.

Nhiều nhất có thể, một khi hiểu được những gì đang tìm kiếm trước khi bắt đầu buổi chụp, hãy thử chụp với nhiều loại ống kính khác nhau. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi chụp được những bức ảnh tuyệt nhất với các ống kính bị cho là "tồi, không phù hợp", và trong nhiều trường hợp rút tỉa thêm kinh nghiệm cho lần sau.

Một bài tập đơn giản:

Bạn cần một ống zoom hay vài ống fixe tiêu cự khác nhau (ít nhất một ống wide, một ống normal và một ống tele tầm trung), một người mẫu tình nguyện nhiệt tình ở vị trí ngồi , một cuốn sổ, một cuộn băng keo, một cây bút chì và 10 phút thời gian.

Bắt đầu với ống kính normal 50mm. Chọn vị trí đủ xa để khuôn mặt mẫu phủ kín khung hình và chụp. Đề nghị mẫu nhìn một góc 45° phía trái và chụp một tấm khác. Dán miếng băng keo lên sàn để đánh dấu vị trí.

Lập lại tương tự với các ống kính có tiêu cự khác. Nếu mẫu vẫn còn tươi tỉnh thì chụp với các ống kính khác nhau cho mỗi vị trí chọn, luôn luôn dán keo đánh dấu vị trí để có thể tìm lại sau đó.

So sánh các tấm hình bên cạnh nhau, ta sẽ nhận thấy hiệu quả khác nhau của mỗi tiêu cự trên khuôn mặt. Bạn thấy một vài tấm có cảm giác dễ chịu hơn tấm khác, một vài tấm nhìn rất hài. Tất cả các loại khuôn mặt không thể hiện như nhau trước một loại ống kính ở cùng một khoảng cách, nhưng bạn đã có một khái niệm như thế nào tốt nhất với trang thiết bị của bạn.

Phối cảnh thu hẹp: Hai giải pháp khác nhau cho cùng một nhiệm vụ. Ở đây, nhân viên của một nhà phân phối Nhật bản kiểm tra viên ngọc trai dò tìm các tì vết. Một ống tele 180mm, khép khẩu cho DOF tối đa, đã thu hẹp phối cảnh để phóng lớn cùng lúc viên ngọc, kính lúp và cặp mắt.

Phối cảnh mở rộng: Khi một kĩ thuật viên trích ngọc từ con sò, mục đích của bức ảnh chỉ ra động tác căn bản trong khi nhân vật đang tập trung vô viên ngọc. Một ống kính 20mm đã khuyếch đại kích thước tương đối của chủ thể.

Không gian "sống":Đưa một không gian cho nhân vật mà họ cảm thấy dễ chịu sẽ cho ra các kết quả mang tính biểu hiện cao. Cách thức hay nhất là lùi ra xa, chụp dưới góc độ hơi từ trên cao và giao phó kết quả cho ống kính.

Bán thân:

Ảnh bán thân là sự đóng khung một bức chân dung "by defaut", một giải pháp kinh điển dùng để nhấn mạnh phần chính của cơ thể. Với thời gian, ảnh bán thân trở nên cổ điển của bố cục chân dung. Sự hợp nhất giữa diện mạo và tư thế của cơ thể, khi bạn chụp phần người, đầu và vai, đã trở thành một phần của "văn hóa" trong các tạp chí cũng như trên màn ảnh. Vì loại chân dung này được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nó có cả một bề dày văn chương được viết về chủ thể, sự biểu hiện và tư thế. Mỗi chi tiết chứa đựng các sắc thái của nó, tôi sẽ phát triển ở đây một vài phương diện:

- Góc tạo bởi vai và ống kính là cực kì quan trọng. Nếu vai quá vuông góc với máy, bức ảnh sẽ trở nên "tĩnh" và "hình thức", gần như một tấm hình thẻ. Ngược lại nếu chúng tạo một góc quá nhọn thì bức chân dung trở nên "rối".

- Đầu của chủ thể, hơi nghiêng, đóng một vai trò chốt yếu. Nếu cổ thẳng và cao, nó thể hiện nét trung thực và vững chãi. Nếu đầu hơi nghiêng một chút về một bên, nó tỏ vẻ rụt rè. Nghiêng đầu một kiểu khác, nó phô trương một vài nét khôi hài, mỉa mai.

- Cao độ của máy so với chủ thể. Một cách phải chăng không mạo hiểm nếu máy được đặt hơn cao một chút so với hướng nhìn.

- Hướng mắt của chủ thể cũng ảnh hưởng tới biểu hiện bức ảnh một cách đáng kể. Hãy ghi nhận sự khác nhau giữa khi mắt nhìn vô ống kính và khi nhìn ra nơi khác, vào góc.

- Trong một bố cục tương đối cận với chủ thể, trang phục và kiểu tóc lộ ra rất rõ và sẽ đóng một vai trò quan trọng. Quần áo có thể thay đổi nhanh.

- Bao cảnh không được làm rối bức ảnh, ít nhất khi nó không tham gia vào bố cục.

- Hướng chiếu sáng là quyết định, nó xứng đáng một nghiên cứu nghiêm túc. Hướng ánh sáng chính phải hướng từ mặt xuống ngực của chủ thể (chi tiết hơn ở phần sau).

Danh sách này gạch dưới những yếu tố mang tính ước lệ, nhưng nó là một điểm xuất phát tốt nếu bạn muốn thử nghiệm những điều khác. Trong nhiếp ảnh, tồn tại 2 loại nguyên tắc mà chân dung cổ điển là một sự trộn lẫn giữa chúng với nhau. Nguyên tắc kĩ thuật mà bạn phá vỡ, trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về bạn, và những sáng tạo mà bạn muốn lái đi, theo một chừng mực mà sự thông thạo tiến triển.

Vài ý mới: Một khi bạn đã thành thạo loại ảnh quen thuộc này, hãy thử một vài biến thể trên cùng một chủ đề

- Đưa bàn tay của nhân vật vào bố cục, chống tay lên cằm có thể, hay để một tay lên tóc...

- Theo nguyên tắc thì ảnh chân dung sử dụng khổ đứng, hãy thử khổ ảnh ngang hay vuông với một bố cục thoáng hơn, ở đó một hậu cảnh thú vị sẽ trở nên quan trọng.

- Thêm một vài "đạo cụ" thích hợp, như một cuốn sách, tờ báo. Bạn có thể dùng bất cứ gì bạn thích với điều kiện nó tôn thêm lời nhắn gửi từ nhân vật.

- Hãy thử dùng nhiều loại ống kính khác nhau để thay đổi cảm nhận của bức ảnh. Một ống kính tele dài sẽ bóp phối cảnh lại, và điều đó có thể rất quyến rũ.

- Chụp từ trên xuống, hay từ dưới lên để tạo một không khí bất ngờ.

Đóng khung với đạo cụ thích hợp: Với bức chân dung của người phi công này, tôi muốn một hậu cảnh tốt thiểu và phải có sự tiếp xúc với máy bay. Buồng lái và cờ hiệu trên thân máy bay tạo một bố cục rõ, nhưng chúng cắt cơ thể ngay vị trí đầu gối - một đóng khung tồi. Vấn đề đã được giải quyết khi anh ta cầm trên tay một rất tự nhiên bộ tai nghe và tấm bản đồ.

Một người tham gia lễ Palio diễn ra hàng năm ở Sienne, Toscan. Vị trí của tay, cùi chỏ và cái nón ảnh hưởng cùng lúc đến sự đóng khung và góc chụp. Ví dụ cho thấy một bố cục tuyệt vời phụ thuộc vào vài chi tiết như thế nào.

Chân dung tòan thân:

Chân dung toàn thân sẽ giảm bớt đi nét biểu hiện của khuôn mặt, nhưng nhấn mạnh dáng điệu và tư thế. Ảnh toàn thân cho phép ta thể hiện nhân vật một cách hoàn toàn khác biệt loại bố cục khép chặt hơn, cổ điển hơn. Bằng cách lùi lại, bạn sẽ làm mất đi các chi tiết của nét mặt, nhưng bạn sẽ có nhiều tự do hơn để khám phá dáng điệu, tư thế và ngôn ngữ của cơ thể.

Một trong những khó khăn mà người mới bắt đầu hay vấp phải là chụp các bức ảnh lấy hết chân và phủ đầy khung ảnh. Từ "toàn thân" không có nghĩa là người mẫu phải trong tư thế đứng, nhân vật có thể nằm dài, ngồi hoặc quì gối. Nếu bạn mong muốn thể hiện mẫu phủ đầy khung ảnh, hãy bắt đầu bằng tư thế ngồi. Trong phần viết về biểu hiện của nét mặt, chúng ta đã mô tả về nét mặt, sự nghiêng của đầu và cái nhìn như những nhân tố then chốt, chúng vẫn giữ nguyên giá trị với loại chân dung toàn thân.

Cách xếp đặt chân tay của nhân vật, góc tạo bởi vai và vị trí của chúng trong khung ảnh có tầm quan trọng ngang với diện mạo khuôn mặt trong một bố cục gần hơn. Như ta đã học về cách đọc các biểu hiện của nét mặt, chúng ta có thêm một khái niệm về ngôn ngữ cơ thể (dáng điệu). Là một nhiếp ảnh gia, chúng ta có thể khai thác chúng tối đa cho công việc.

Chân đứng thẳng hay bắt chéo, bàn tay đút vào túi túi hay chắp sau lưng, khoanh tay lại hay duỗi ra. Tất cả những tư thế mà bạn chọn cho nhân vật, các chuyên gia về ngôn ngữ dáng điệu có thể nói cho bạn biết chúng thể hiện điều gì.

Khi nhân vật ở tư thế đứng, hãy thử dồn trọng lượng cơ thể vô một chân, chân bên kia, rồi đều ở hai chân. Bạn có thể đề nghị mẫu tựa vô tường, một khung cửa, một cây cột. Người mẫu có thể dựa bằng vai, lưng hay tay. Số lượng tư thế và các biến thể gần như vô tận. Hãy liếc qua các tạp chí và sách vở để thu nhập thêm các sáng kiến. Một vài tư thế sẽ phù hợp với nhân vật đàn ông hơn phụ nữ, với người trẻ tuổi hơn người già, hãy ghi chép lại và tạo ra ngay một cuốn album, bạn sẽ có tài liệu tham khảo trong tay để có thể lên kế hoạch cho một bức chân dung.

Sự thách thức quan trọng thứ hai cho chân dung toàn thân là mối quan hệ giữa chủ thể với hậu cảnh. Nếu bố cục khép chặt phủ đầy khung ảnh, hậu cảnh dễ dàng trở thành thứ yếu, và nó trở nên khó khăn khi toàn thân được thể hiện. Các vật cận cảnh giữa ống kính và nhân vật cũng phải được tính tới.

Dù bất kì thể loại chân dung nào, phong cách của bạn được hình thành với thời gian. Với một chút kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn có lẽ sẽ càng ngày càng ít đi tìm những thử nghiệm, nhưng phần lớn các nhiếp ảnh gia rất vui sướng với sự tự do mà thể loại chân dung toàn thân mang lại.

Ánh sáng chiếu từ bên hông của một bức chân dung toàn thân như ví dụ sau đây đến từ cửa sổ, gây một ấn tượng khác lên các nhân vật đứng. Trong trường hợp với những người nhìn ra phía ánh sáng, sự vắng mặt của vùng bị đổ bóng ít khi đặt ra vấn đề.

Nếu nhân vật rụt rè, hãy đề nghị một tư thế. Bày tay nên làm gì sẽ là một vấn đề rất hay gặp phải, đây là một vài gợi ý.

Một trong những lí do của chân dung toàn thân là thể hiện bộ trang phục, trong loại ảnh thời trang cũng như ở đây, để giới thiệu trang phục lịch sử. Sự trang trí phải phù hợp với quần áo. Một bức chân dung chụp ở Café Royal, Luân Đôn, với trang trí của cuối thế kỉ trước.

Khuôn mặt:

Đóng khung riêng biệt khuôn mặt thể hiện cao nhất nét sâu kín riêng tư trong tất cả thể loại chân dung, nhưng nó đòi hỏi sự chăm chút trong việc lựa chọn ống kính, sự chiếu sáng và khống chế DOF. Một vài nhiếp ảnh gia cho rằng loại chân dung này là một thách thức về kĩ thuật, nhưng phần đông thấy ở đó một nghiên cứu mang tính sâu kín nhất, cũng như mang tính biểu lộ nhất trong thế giới chân dung. Đóng khung một bức ảnh quá gần, ở đó ta chỉ thấy duy nhất khuôn mặt, dường như một điều dễ dàng. Thông thường không phải lo về phông nền, không có ngôn ngữ của cơ thể để diễn xuất, cũng chẳng bận tâm nhiều về trang phục. Mặt trái của sự việc là, về bố cục, sự chiếu sáng và biểu hiện nét mặt, không có chỗ để ta phạm sai lầm dù rất nhỏ. Thực chất ở đây, biểu hiện nét mặt là cốt yếu của bức ảnh.

Một bức chân dung tập trung vô khuôn mặt được thể hiện bằng nhiều cách thức. Đương nhiên nhất là đưa cái đầu vô khung ảnh theo chiều đứng, nhưng thông thường đó cũng là cách ít thú vị. Đóng khung theo chiều đứng và cắt đỉnh chóp của đầu cho ra bức chân dung tiến bộ hơn, nó tăng cường sự tập trung của người xem vào đôi mắt. Sự thành công của bức ảnh dựa trên vị trí của mắt trong khung hình, hướng nhìn và sự chiếu sáng bao quanh chúng.

Ở đây, việc chọn ống kính ít quan trọng hơn, bởi vì bạn làm việc với một DOF tương đối mỏng. Ở gần, với một ống kính 135mm, DOF của bạn dưới 2.5 cm với khẩu độ f/4. Ngay khi bạn chụp với với khẩu độ f/11 thì DOF cũng khoảng 8cm, có nghĩa là mắt rõ và tai mờ đi.

Các máy kĩ thuật số với sensor kích thước nhỏ cho ra DOF dày hơn, sẽ ảnh hưởng nếu ta phải chọn focus trên một trong 2 mắt. Đây là một vấn đề về "gu" cá nhân nếu, với một DOF mỏng, bạn phải chọn focus trên một mắt và để mắt kia mờ. Một trường phái chọn focus lên con mắt gần với ống kính, trường phái khác thích chọn con mắt được chiếu sáng tốt hơn.

Sự thành công bức chân dung phụ thuộc chủ yếu vô cách thức chiếu sáng. Sự đóng khung càng sát vô khuôn mặt, sự tinh tế càng phụ thuộc vào chiếu sáng, trong đó có sự phản chiếu của ánh sáng vô mắt. Ở phần viết sau chúng ta sẽ đề cập dài hơn về chiếu sáng chân dung với ánh sáng có sẵn hay với flash.

Kiểm tra độ nét: Các nét của khuôn mặt phải rõ, đặc biệt là mắt của nhân vật. Nếu có nghi ngờ DOF bị mỏng, hãy chọn focus vô mắt. Phải đảm bảo không bị mờ do di chuyển, hoặc do cử động của mẫu hoặc do cầm máy không vững khi chụp tay. Sẽ rất khó khăn khi kiểm tra độ nét trên màn hình LCD nhỏ , nhất là khi ta đóng khung rộng một bức ảnh có độ phân giải cao. Hãy dùng chế độ phóng lớn của màn hình để kiểm tra trước khi tiếp tục chụp.

Tiếp xúc với mắt: Sự tiếp xúc trực tiếp với ống kính chi phối bức ảnh này và thu hút sự quan tâm của người xem. Bằng cách chụp trong bóng râm trong một ngày nắng đẹp (với một điều chỉnh white balance tốt). Khi chụp tôi đã chắc chắn rằng cặp mắt sẽ bắt được ánh phản chiếu của vùng nắng phía sau máy chụp.

Ánh sáng phản chiếu: Chụp với một ống tele trung bình để làm bẹp phối cảnh. Bức chân dung ngoài trời này đã tận dụng bức tường và nền đất màu trắng để phản chiếu lại ánh sáng về phía chủ thể.

Chân dung với ánh sáng studio, nhiều tấm đã được thử nghiệm. Dùng tay chống cằm, một cách thức cổ điển, đã thành công ở đây bởi vì quần áo và phông nền đều màu đen.

Chi tiết:

Đôi khi, một chi tiết phóng lớn, một nét của khuôn mặt hay cơ thể, dường như cũng mang tính biểu lộ và truyền cảm; một cách tiếp cận xen kẽ và lôi cuốn sự chú ý rất mạnh mẽ. Henri Cartier-Bresson, một trong những nhiếp ảnh gia tầm cỡ thế giới đã viết: "Trong nhiếp ảnh, một vật nhỏ nhất có thể làm nên một chủ đề lớn. Một chi tiết nhỏ nhất của con người có thể trở nên một nét chủ đạo". Đây là một nguyên tắc cơ bản, và để nhấn mạnh một điểm, ta chỉ cần chụp chi tiết đó từ khoảng cách gần. Điều đó có lợi vì hai lí do. Trước tiên nó làm tăng các biến thể khác nhau của hình ảnh, bằng cách thay đổi vật trên những tỉ lệ khác nhau. Kế tiếp, nó cho phép bạn lôi kéo sự quan tâm của người xem lên những yếu tố thông thường bị bỏ qua.

Sự phóng lớn, trong thể loại chân dung, có nghĩa là thể hiện các phần riêng lẻ của cơ thể con người và một khi bạn đã bắt đầu quan sát loại chi tiết này, bạn sẽ khám phá ra những biến thể là mênh mông không có giới hạn. Một cách tự nhiên, nó sẽ gây nên mối quan hệ thầm kín với người xem, và trong một mức độ nào đó, cảm giác gần gũi với một người lạ mà trong các trường hợp thông thường rất khó xảy ra. Với một nguy cơ tối thiểu là có thể gây nên các cảm xúc khó chịu, nhưng một lần nữa, hãy nắm bắt lấy thời cơ gây bất ngờ cho người xem, và một cơ hội để thêm vào một cảm xúc.

Ống kính tele phải là loại trung bình, với khả năng focus gần để phóng lớn, hoặc một ống zoom tương tự. Loại ống kính macro là lí tưởng, nhưng phần lớn các ống kính hiện thời đều có khả năng focus đủ gần lên một con mắt hay đôi môi để phóng lớn chúng đầy khung ảnh.

Ở một khoảng cách ngắn như vậy, DOF trở nên một vấn đề, và nếu bạn buộc phải chụp bức ảnh với DOF tương đối mỏng, những vùng mờ trong một bức ảnh phóng lớn rất dễ gây ra cảm giác là do bị lỗi. Theo nguyên tắc chung hãy khép khẩu tới đa và kiểm tra độ nét bằng cách phóng lớn trên màn hình LCD.

Hai hay ba nhân vật:

Chụp ảnh hơn một nhân vật sẽ qui nạp đồng thời các tính năng động khác nhau về hướng và mối liên hệ, từ đó đưa ra một nghiên cứu về bố cục. Khi chụp nhiều người với nhau, bạn gợi nên ngay lập tức sự tồn tại của một vài hình thức về mối quan hệ hay sự nối kết giữa họ với nhau. Đó có thể là một người mẹ và con gái, hai đấu sĩ trên võ đài, hay ba người đồng chí cựu chiến binh gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Bất kể cách xếp đặt như thế nào của chủ thể, chúng phải có một lời nhắn gửi: từ hai chị em đưa tay cho nhau, đến hai địch thủ quay lưng lại. Người chụp, là bạn, phải thấu hiểu tính năng động xã hội của một nhóm người, chuẩn bị đặt các nhân vật sao cho chúng phản ánh mối quan hệ giữa họ với nhau.

Dường như không thể tránh khỏi là bạn biết rõ một nhân vật nhiều hơn người khác và bạn phải chuẩn bị một chiến lược để giải quyết vấn đề này. Bạn không thể nhìn hai hay ba người cùng lúc, phải đối thoại rõ ràng với cả nhóm người hay với từng người khác nhau. Hãy nhớ tên của họ, điều đó rất quan trọng.

Với hai hay ba nhân vật, bạn phải đặt họ kế bên nhau, hay người này trước người kia. Nếu đã quyết định người này sẽ đứng gần máy hơn thì phải có một lí do hợp lí để chụp như vậy, bởi vì rất có nhiều khả năng họ đề nghị một lời giải thích. Kích thước khác nhau của các nhân vật có thể giải quyết bằng cách đặt người cao ở tư thế ngồi, hay góc chụp từ trên xuống. Điều quan trọng nhất là phải có tối đa các thông tin của các nhân vật trước buổi chụp để có thể lên kế hoạch về cách thức nhóm họ lại.

Rất thường xuyên họ cùng nhìn về ống kính, sẽ rất thú vị khi đề nghị họ nhìn vô một điểm khác xa xa phía trên hay phía sau máy, hoặc một người nhìn vô ống kính, người khác nhìn ra chỗ khác. Ảnh kĩ thuật số cho phép bạn làm nhiều thử nghiệm khác nhau mà không tốn thêm chi phí, để rút ra các kinh nghiệm thực tế. Khía cạnh này đặc biệt hữu ích khi chụp chân dung một nhóm nhỏ vài ba người.

Trước khi bắt đầu:

- Họ mặc trang phục gì? Thông thường sẽ rất tốt nếu có một chủ đề dựa trên style của trang phục hay màu sắc.

- Chụp bức ảnh ở đâu? Vị trí thường xuyên cho biết đặt mẫu như thế nào, bạn có trong tay các ghế ngồi hay nệm?

- Bức ảnh sẽ được chiếu sáng như thế nào, Nếu với ánh sáng có sẵn liệu bạn có đủ DOF trong trường hợp đặt người trước người sau? Nếu bạn dùng flash thì có có thể phủ đều lên cả nhóm người?

Bố cục tam giác: Với ba nhân vật thì bố cục tam giác rất hay được dùng. Bức ảnh được chụp trong một nhà trẻ ở Montréal, nó được cố tình nhấn mạnh nhờ vị trí góc nhìn, tạo ra hai mối quan hệ tam giác, giữa các đầu và đường viền bao quanh ba nhân vật

Kề cạnh bên nhau: Bố cục mạnh mẽ này phối hợp các yếu tố then chốt của chủ thể -trang phục, tư thế chung- với sức mạnh của các nét đứng (các mái chèo). Điểm hay ở chỗ phần sáng đã làm khác nhau các nét biểu hiện khuôn mặt và thái độ của mỗi cá thể.

Ngồi và đứng: Thay đổi độ cao của hai nhân vật trả lời cho câu hỏi tư thế của họ .Trong bức chân dung này của hai vị trưởng dòng tu Shaker, hoàn cảnh đã cho ra bố cục, một trong hai người khó khăn khi đứng lên. Một cái ghế chao Shaker là một đạo cụ tuyệt vời

Một phụ nữ của bộ lạc Padung, Miến điện, đeo những vòng trang trí bằng đồng che kín bắp chân. Lạ thường và mang tính trang trí, chúng xứng đáng cho một bức ảnh.

Một bố cục hình thể hoàn hảo, được gắn kết rất cân nhắc vào bộ quân phục nghiêm túc của lính gác trung đoàn Black Watch. Tôi đã chọn góc nhìn tương đối thấp sao cho thắt lưng, tay và cạnh dưới của tua diềm phải song song với khung ảnh.

Một nhóm người:

Hãy nhóm lại nhiều người và bạn sẽ đứng trước một tình thế hoàn toàn khác biệt, ở đó bạn phải đóng vai trò của một đạo diễn. Phần lớn trong chúng ta ai cũng đã từng góp mặt trong một tấm ảnh chụp một nhóm bạn cùng lớp hay thể thao, trong đó một hàng phía trước ở tư thế ngồi và hàng phía sau đứng. Đó là một qui ước của nhiếp ảnh mà bạn cần phải biết để không phải lặp lại. Cách tốt nhất, để tạo ra một style cho tấm ảnh đã được miêu tả ở phần trước, là phải chuẩn bị sẵn ghế và băng ngồi.

Hãy tưởng tượng hoàn cảnh như sau: bạn đã có mặt, máy móc cũng đã chuẩn bị xong. Nếu bạn sử dụng chiếu sáng nhân tạo, chúng cũng đã được kiểm tra và chuẩn bị cho buổi chụp. Cho đến đây tất cả đều trôi chảy. Sáu người đàn ông to lớn là bạn bè chí cốt của nhau cũng vừa đến, và bạn cũng chỉ đã gặp và biết một hay hai người trước đó, ngay lập tức họ đã cười nói và đùa giỡn với nhau. Điều cốt yếu tuyệt đối là bạn phải điều khiển được tình thế, và phải nắm bắt được tâm lí. Các máy móc phương tiện đã sẵn sàng và nhóm người có lẽ sẽ hiểu là bạn biết cần phải làm gì, dấu hiệu mạnh nhất là đặt máy lên tripod. Ngay khi bạn không cần dùng chân máy, nhưng đây là cách thức cho họ thấy là bạn không có đùa. Hãy ra hiệu cho trưởng nhóm, người cầm đầu hay người có vị trí quan trọng trong nhóm và nhanh chóng chỉ cho ông ta vị trí. Bạn phải nắm ngay tình thế mà không cần qua bàn cãi hay biểu quyết mang tính dân chủ. Giải thích một cách lễ phép những gì bạn cần và mời họ đứng vào vị trí. Nói cách khác bạn đóng vai trò người nhạc trưởng hay cảnh sát giao thông.

Bạn giải quyết những chuyện này càng nhanh thì bạn càng có thời gian tập trung vô công việc, hay thậm chí yêu cầu sự hợp tác của họ. Nếu bạn ngập ngừng, bạn sẽ mất ngay quyền điều khiển và sẽ rất khó khăn để lập lại trật tự mới. Với một nhóm đông người, người chụp phải hành động thật nhanh và có phương pháp.

Lên kế hoạch cho chất lượng và công suất của chiếu sáng là một giai đoạn quyết định trong việc chuẩn bị cho buổi chụp. Ánh sáng phải đồng nhất, và tốt nhất có thể hãy tránh ánh nắng trực tiếp với bóng đổ mạnh. Nếu dùng đèn chiếu, hãy thử nghiệm trước hiệu quả thực tế trên vị trí sẽ được chụp.

Một vài lời khuyên:

- Báo trước cho nhóm người hiểu là bức ảnh sẽ đẹp hơn với sự cộng tác của họ.

- Đề nghị các nhân vật cùng nhìn về một hướng mà ta ra hiệu. Nhãn hiệu tên nhà sản xuất trên máy là một điểm nhìn tốt.

- Tạo một không khí hồn nhiên nhất có thể.

- Với một nhóm không hình thức sẽ cho ra một kết quả tốt nếu bạn đặt máy 30° trên hướng nhìn, đừng quên mang theo một cái thang nhỏ.

- Mọi người đều chớp mắt, nhóm càng nhiều người càng có nhiều con mắt nhắm trong bức ảnh. Hãy cho họ hiểu vấn đề này và chụp nhiều tấm.

- Noise kĩ thuật số, khi chụp ở ISO cao sẽ ảnh hưởng lớn tới bức ảnh chụp một nhóm nhiều người, cố gắng chụp với chất lượng cao nhất có thể.

- Luôn luôn hấp dẫn khi chụp một nhóm nhiều người bằng ống kính góc rộng. Nhưng hãy coi chừng sự biến dạng ở các phần rìa và góc dù ống kính cao cấp đến đâu, hãy thử lùi hơi xa một chút hơn cần thiết.

- Hãy thử kết thúc bằng vài tấm hơi "vui đùa" một chút, để cho buổi chụp được kết thúc trong vui vẻ.

Duy trì dáng vẻ, là điều khởi đầu của bức chân dung một nhóm bạn nhỏ đường phố ở Colombie, bị đông dần lên do một nhóm vài em mới tới tham gia vô. Cách duy nhất để duy trì sự gắn kết cho bức ảnh là lùi ra xa, sắp xếp nhóm tới sau sao cho gọn ghẽ lại, dưới dạng một hình tam giác theo chiều đứng.

Ở đích đến một cuộc đua thuyền ở Livourne (Toscane), bức chân dung đội thắng cuộc được chụp một cách ứng biến. Không có thời gian để mất, bức ảnh chụp nhanh phủ đầy khung, bắt lấy các sắc màu rực rỡ. Nét chéo của các mái chèo duy trì tổng thể bức ảnh.

Một thiếu nữ Bulgarie mặc trang phục bảo hộ khi thu hoạch bông hồng hàng năm. Cô ta chỉ cầm một đóa hồng trên tay, bức ảnh chụp từ rất cận này, hầu như mang tính trừu tượng, đã nổi bật bởi sự đơn giản.

Đôi bàn tay của một cụ già Indonésie. Chúng đặt lên trên bộ váy dài gần trùng màu, với các vòng tay bằng ngà trắng đã tạo nên sự tương phản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro