Chuyện cười danh nhân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu chuyện thứ nhất:

Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:

- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi.

Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.

Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót  thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.

-----

Câu chuyện thứ hai:

Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:

- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.

Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:

- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây  thì tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.

 ------

Câu chuyện thứ ba:

Có lần  Moritj Saphir (1795-1858) là nhà văn hài hước nổi tiếng người Đức. Một lần cãi nhau với một nhà thơ. Ông này vốn ghét nhà văn đã nói:

- Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!

- Mỗi chúng ta viết  cái mà chúng ta thiếu! Ông từ tốn đáp.

------

Câu chuyện thứ tư:

Một nhà văn kiêm nhà báo người Séc tên là Duras Rasa đang làm việc ở một tờ báo thì nhận được bản thảo của một tác giả không quen biết. Cuối bản thảo, tác giả viết:

"Tôi cam đoan là truyện ngắn này chưa đăng ở đâu cả".

Duras Rasa đọc bản thảo xong rồi ghi tiếp vào sau dòng trên:

"Tôi cũng cam đoan rằng, nó sẽ không bao giờ được đăng ở đâu cả".

-----

Câu chuyện thứ năm:

Một hôm BERNARD SHAW gặp một giáo sĩ có tiếng là hài hước..Vị giáo sĩ thấy ông gầy gò quá liền đùa vui:

- Tôi mong ông đừng có gầy quá vì thấy ông người ta lại nghĩ là nước Anh đang có nạn đói.

- Còn tôi cũng mong rằng ông đừng mập quá như vậy vì người ta lại tưởng chính ông là nguyên nhân gây ra nạn đói này.

-----

Câu chuyện thứ sáu:

Sau lần trình diễn đầu tiên vở kịch của mình tại Mỹ, BERNARD SHAW gọi điện ngay cho người nữ diễn viên đóng vai chính trong vở diễn:

- Thật tuyệt vời, thật vĩ đại!

Người diễn viên được khen ngợi, khiêm tốn đáp:

- Chưa xứng với những lời khen đó đâu, thưa ông!

- Không, ý tôi nói về vở kịch đấy chứ! Bernard Shaw giải thích.

Người nữ diễn viên cũng chữa lại ngay:

- Ý tôi cũng vậy đó!

------

Câu chuyện thứ bảy:

Sử sách ghi lại rằng vợ của nhà triết học Hi Lạp cổ đại Socrate là một bà vợ rất dữ, suốt ngày quát mắng và chửi bới ông. Mọi người hỏi:

- Sống gần một bà vợ như thế, ông lấy đâu thời gian và tâm trí để suy nghĩ nữa?

Ông thản nhiên trả lời:

-  Chính nhờ bà ấy mà tôi trở thành triết gia!

------

Câu chuyện thứ tám:

Leo Tolstoy viết một truyện ngắn, và gửi đến một tòa soạn tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.

- Vì sao thưa ông?  Nhà văn hỏi lại.

- Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?

Tolstoy trả lời giọng trầm lắng:

- Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được chẳng hạn như: Chiến tranh và hòa bình hay Anna Karenina....

người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.

-----

Câu chuyện thứ chín:

Trong một bữa tiệc có hai chàng thanh niên hợm hĩnh hỏi Voltaire với giọng chế giễu:

- Thưa nhà văn, nói thế nào cho đúng: "Cho chúng tôi uống" hay là "Mang thức uống cho chúng tôi"!

- Đối với các bạn cả hai câu ấy đều không đúng.  Nhà văn trả lời.  Các bạn phải nói: "Dẫn chúng tôi ra vũng nước"!

------

Câu chuyện thứ mười:

Vua Phổ Frederic đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire. Một hôm gã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".

Voltaire quen và hiểu biết rất nhiều người, đặc biệt ông biết rất rõ những người không ưa ông, ông đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:

- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro