Văn học bắt nguồn từ đời sống

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống

-    Ai đó đã từng so sánh mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống như thần Ăng Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Cũng như vậy, đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực. Hiện thực ấy có thể là cuộc sống đấu tranh, chiến đấu của con người, cuộc sống lao động khẩn trương với những người lao động miệt mài, dũng cảm, hăng say, hừng hực khí thế. Hiện thực ấy cũng có thể là một thời đại huy hoàng oanh liệt (quân nhân ta chống Tống, Mông, Pháp, Mỹ…) hay một thời kì tăm tối đến bi thương (dân tộc ta sa vào cảnh "một cổ hai tròng" bị thực dân Pháp cai trị, thời kì xã hội phong kiến chà đạp người phụ nữ, chà đạp quyền con người), một cảnh sắc thiên nhiên hay một niềm sầu muộn… Tất cả đều trở nên mảnh đất màu mỡ để thi nhân cày xới, đào sâu, tìm tòi và sáng tác, từ đó cho ra đời các tác phẩm thơ thật sự giá trị.

-  Nếu ví thơ ca như một bản nhạc du dương thì cuộc đời là nơi những giai điệu được góp nhặt, để rồi tấu lên bản hòa ca ấy. Bởi lẽ, "hãy bắt đầu từ cuộc sống, từ đó sẽ nảy ra thơ", nghĩa là cuộc sống là mảnh đất hiện thực màu mỡ ươm mầm cho những vần thơ. Nhà văn muốn viết được những tác phẩm thơ chân chính, "bất hủ cổ kim" thì cốt phải bắt nguồn từ cuộc sống giống như Nguyễn Văn Thạc đã tâm niệm rằng: "Hãy bắt đầu từ cuộc sống, từ đó sẽ nảy ra thơ". Cuộc đời là mảnh đất hiện thực màu mỡ cho văn chương nói chung và thơ ca nói riêng bén rễ, sinh sôi, bay cao, bay xa. Đó chính là nguồn gốc căn nguyên của thơ ca.

-    "Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép", nhà thơ sẽ không thể sáng tác nếu không bắt đầu từ việc quan sát, nghiền ngẫm hiện thực. Dù tác phẩm có viết về nội dung gì đi chăng nữa thì hiện thực cũng vẫn luôn là khởi điểm của nhà thơ. Như vậy, thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, nồng hơi thở phập phồng của cuộc sống, không bắt nguồn từ cuộc sống thể chẳng thể có thơ ca. Hiện thực cuộc sống làm cho mỗi tác phẩm ra đời gần gũi, chán thật hơn với độc giả, mang đậm màu sắc thời đại, có như thế mới phản ánh thời đại sâu sắc và rõ nét được. Bởi thế, "hãy bắt đầu từ cuộc sống, từ đó sẽ nảy ra thơ". Trong thơ Huy Cận trước Cách Mạng tháng 8: "Củi một cành khô lạc giống dòng". Họ giờ đây đã ngang tầm với vũ trụ, chế ngự, cai quản thiên nhiên. Rõ ràng, khung cảnh khẩn trương, khí thế hăng say của những con người chính là hiện thực cuộc sống thời bấy giờ, và Huy Cận đã nhào nặn, "thai nghén", chọn lọc hiện thực ấy để rồi viết nên thơ. Vậy chẳng phải là "hãy bắt đầu từ cuộc sống, từ đó sẽ nảy ra thơ" hay sao?. Mỗi nhà thơ, hãy tạo nên những tác phẩm thi ca dành cho đời bằng cả trái tim và khối óc, cả cái tâm và cái tài. Để "nảy ra thơ", người nghệ sĩ phải sống sâu với đời, ngụp lặn, thâm nhập cuộc sống, góp nhặt những tinh túy của cuộc đời. Bởi: "vạt áo nhà thơ không bọc hết chữ vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang" (Chế Lan Viên). Họ cũng cần phải có thứ "vân tay nghệ thuật riêng biệt", phải biết nhào nặn, "thai nghén" những chất liệu mượn ở thực tại, phải sáng tạo, nhìn đời với con mắt "xanh non biếc rờn". Và hơn hết, mỗi thi nhân cần cầm bút với cái tâm, trách nhiệm với con người, với cuộc đời để thơ ca làm tròn thiên chức "nâng cuộc sống lên", để thi nhân trở thành "kỹ sư tâm hồn" "cứu rỗi thế giới".

- Mở rộng cho bài thi:
Lê Quý Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển  sách, trong mắt không có cảnh núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được” chính là khẳng định vai trò của hiện thực cuộc sống đối với thơ nói riêng vả văn học nói chung. Nếu văn chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích thực của nó, không còn là nghệ thuật vị nhân sinh được nữa. Chế Lan Viên cũng đã thấm thía vấn đề này:
“Tôi đóng cửa phòng văn hì hục viết
Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày”
Nếu thi sĩ đến với đời với áng thơ tách rời hiện thực , nếu văn nhân đến với đời bằng tâm hồn vô cảm, nếu nghệ thuật không còn là tiếng kêu lầm than, là tiếng nói cười hân hoan khi người cầm bút đứng trong bể khổ để viết nên, văn chương sẽ không còn là nó với những giá trị chân chính muôn đời. Vậy nên một tác phẩm có ý nghĩa thực sự phải lấy tình cảm làm tiêu chuẩn, lấy tư tưởng quý giá làm thước đo và lấy hiện thực qua bàn tay khéo léo làm đánh giá.

2. Văn chương không phải bức tranh sao chép hoàn toàn cuộc sống

-    Thế nhưng nghệ thuật không hoàn toàn là sự sao chép đời sống, nghệ thuật phải là thế giới chủ quan được quan sát qua lăng kính khách quan của tác giả để tạo nên địa hạt riêng biệt, độc đáo của ngòi bút tài năng.Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Nguyễn Du vì thương xót cho số phận và tài năng của Tiểu Thanh, đã viết tác phẩm ''Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Huy Tưởng vì sẻ chia, cảm thông trước nỗi đau bị phá hủy đi tác phẩm tuyệt vời của Vũ Như Tô trong tác phẩm ''Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài'', hay tiếng đàn của Lor-ca đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho bài thơ ''Đàn ghi ta của Lor-ca" của nhà thơ Thanh Thảo. Chỉ những tình cảm thương xót rất bình thường nhưng vì chất lắng, chất tinh nên nhưng trang viết, những ánh thơ của người cầm bút đã vút lên thành phi thường.  Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo do đó yêu cầu văn chương phải luôn vận động thay đổi mình trở nên mới mẻ từ thời đại này sang thời đại khác cũng như chất thực trong chữ nghĩa cũng phải có chất riêng.
-      Hầu hết mỗi nhà văn có phong cách riêng, có một chỗ đứng trong lòng người đọc trên trái đất này đều khai thác quặng chất liệu từ một mảng nhỏ của đời sống. Pautôpxki từng nói về những vần thơ của Andersen với niềm cảm phục: "Anh đã nhặt những hạt giống thơ trên luống đất của người dân cày rồi gieo chúng trong những túp lều, làm chúng nở thành những đóa hoa thơ tuyệt đẹp an ủi trái tim của những người cùng khổ." Andersen tự nhận mình là nhà văn của những người nghèo và suốt cuộc đời viết lách, ông không một chút nào phản bội lại đối tượng mà ông phục vụ. Tác dụng của văn học chỉ là một lát cắt nhỏ nhưng những gì mà ta lĩnh hội được là vô tận bởi vì "lăng kính nhìn đời" - nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi con người mang một đặc điểm riêng biệt. Có thể ta sẽ tìm thấy trong các tác phẩm văn học này những điều mà người khác không tìm thấy, bởi từ đáy lòng ta có một nhịp rung cảm riêng, một tần số cộng cảm riêng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro