Chuyển hoá nghiệp lực

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuyển hoá nghiệp lực

Giữa vật chất màu trắng và vật chất màu đen có một quá

trình chuyển hoá. Sau khi mâu thuẫn phát sinh giữa người với

người, thì nó có một quá trình chuyển hoá. Làm điều tốt thì

nhận vật chất màu trắng-đức; làm điều xấu thì nhận vật chất

màu đen-nghiệp lực. Còn có một quá trình truyền thừa; có vị

nói rằng có phải vì nửa đời trước đây đã từng làm điều không

tốt? Cũng không hẳn như vậy; bởi vì nghiệp lực con người ta

tích lại là không phải chỉ trong một đời. Giới tu luyện giảng

rằng nguyên thần bất diệt. Nếu nguyên thần bất diệt, thì nó có

thể có những hoạt động xã hội tại đời trước, như thế trong hoạt

động của đời trước nó có thể đã mắc nợ ai đó, nạt dối ai đó,

hoặc giả phạm những điều không tốt khác, như sát sinh, v.v.;

như thế tạo thành nghiệp lực. Những thứ ấy, tại không gian

khác, tích lại về sau; [người ta] luôn mang chúng theo; vật chất

màu trắng cũng lại như thế; nhưng không chỉ có một nguồn ấy.

Còn một tình huống: trong gia tộc và từ tổ tiên có thể tích lại

[những thứ ấy]. Những người già trong quá khứ giảng câu này:

'hãy tích đức hãy tích đức; tổ tiên tích đức; người kia thất đức,

tổn đức'. Những câu này giảng hết sức đúng. Con người hiện

nay đã không còn nghe [theo] lời ấy nữa; chư vị mà nói với một

số thanh niên về mất đức hay thiếu đức, họ sẽ hoàn toàn chẳng

để tâm. Thực ra ý nghĩa của [những câu] này thật vô cùng sâu

sắc; [đức] ấy không chỉ là tiêu chuẩn tư tưởng và tinh thần của

con người cận đại, mà nó thật sự là tồn tại vật chất; trên thân

thể chúng ta đều có hai chủng vật chất [đức và nghiệp] này.

Có người nói: 'Phải chăng khi vật chất màu đen nhiều quá,

thì không thể tu luyện lên cao tầng?' Có thể nói như thế; người

có nhiều vật chất màu đen, nó ảnh hưởng đến ngộ tính. Vì nó

hình thành một trường quanh thân thể chư vị, chính là bao bọc

chư vị vào trong; tách khỏi đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ

trụ; do vậy ngộ tính của loại người này có thể kém hơn. Người

ta giảng về tu luyện, về khí công, thì họ một mực coi là mê tín,

hoàn toàn không tin; họ cho rằng thật khôi hài. Thường là như

vậy; nhưng không tuyệt đối. Cá nhân ấy phải chăng khó mà tu

luyện nổi, không thể tăng công cao lên được? Cũng không phải

thế; chúng tôi giảng Đại Pháp vô biên; [hoàn] toàn dựa vào cái

tâm của chư vị mà tu. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá

nhân; hoàn toàn [dựa] xem bản thân chư vị tu ra sao. Có thể tu

được không hoàn toàn [dựa] xem chư vị có thể nhẫn chịu

không, có thể phó xuất không, có thể chịu khổ không. Nếu dốc

lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, [thì] tôi

nói rằng, [nó sẽ] không thành vấn đề.

Người có nhiều vật chất màu đen, thường phải phó xuất

nhiều hơn người có nhiều vật chất màu trắng. Bởi vì vật chất

màu trắng đồng hoá trực tiếp với đặc tính Chân Thiện Nhẫn

của vũ trụ, nên chỉ cần tâm tính của họ đề cao lên, có thể đề cao

bản thân qua những mâu thuẫn, thì họ sẽ tăng công; nó nhanh

gọn như thế. Người nhiều đức ngộ tính cao; cũng có thể chịu

khổ, nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí; ngay cả chịu đựng nhiều

về phương diện thân thể mà chịu đựng ít về tinh thần, [họ] vẫn

có thể tăng công. Người có nhiều vật chất màu đen không như

thế được; trước hết phải qua một quá trình thế này: đầu tiên

[phải] chuyển hoá vật chất màu đen thành vật chất màu trắng;

chính là quá trình ấy, [nó] cực kỳ thống khổ. Do đó người có

ngộ tính không tốt thường chịu khổ nhiều; nghiệp lực lớn, ngộ

tính kém, họ tu luyện thật không hề dễ dàng.

Lấy một ví dụ cụ thể, chư vị thử xem họ tu luyện thế nào. Tu

luyện yêu cầu [ngồi] xếp bằng thật lâu khi thiền định; hễ xếp

bằng là vừa đau vừa khó chịu; hễ kéo dài thời gian thêm, thì

tâm náo [loạn], náo [loạn] ghê gớm. Nhọc cái gân cốt, khổ cái

tâm chí; thân thể chẳng thoái mái, tâm cũng chẳng thoải mái.

Một số vị [ngồi] xếp bằng lại sợ đau, liền tháo ra mà chẳng kiên

trì. Một số vị vừa xếp bằng lâu một chút, là không chịu được.

Liền tháo [chân] ra; luyện [cũng] như không. Xếp bằng hễ đau

một cái, liền vội hoạt động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp;

chúng tôi thấy không có tác dụng. Bởi vì khi chân họ đau,

chúng tôi thấy vật chất màu đen đang [tấn] công xuống chân

họ. Vật chất màu đen chính là nghiệp lực; chịu khổ có thể tiêu

nghiệp, từ đó chuyển hoá thành đức. Khi [bắt đầu] đau chính là

nghiệp lực bắt đầu bị tiêu; nghiệp lực càng chuyển áp [lực]

xuống nhiều, thì chân họ lại càng đau ghê gớm; do vậy cái đau

ở chân họ không phải là vô duyên vô cớ. Thông thường người

ngồi đả toạ chân chịu đau một trận, một trận đau đến, vô cùng

khó chịu; rồi lại ngưng; sau một lúc lại bắt đầu đau nhức trở

lại; thông thường như vậy.

Bởi vì nghiệp tiêu theo từng cục từng cục; sau khi một cục bị

tiêu thì thấy chân đỡ hơn; một lúc lại một cục nữa đến, thì lại

bắt đầu đau. Sau khi vật chất màu đen này tiêu đi, thì [nó]

không tản mất-vật chất này bất diệt-sau khi tiêu rồi thì [nó]

trực tiếp chuyển hoá thành vật chất màu trắng; vật chất màu

trắng này chính là đức. Tại sao nó có thể chuyển hoá như vậy?

Bởi vì họ đã chịu khổ, đã phó xuất, đã chịu thống khổ. Chúng

tôi giảng, [khi] bản thân chịu thống khổ, chịu khổ, làm điều tốt

[thì] đức đến; do đó trong khi thiền đả toạ thì xuất hiện vấn đề

này. Có người chân vừa đau một cái là dựng ngay dậy, hoạt

động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp; hoàn toàn không có tác

dụng. Có người tập trạm trang, các bắp tay mỏi, chịu không

được, liền hạ xuống; hoàn toàn không có tác dụng. Một chút

khổ ấy có đáng kể gì? Tôi nói rằng [nếu] chư vị luyện công dơ

tay như thế mà tu thành được thì đúng là quá ư dễ dàng. Đây là

tình huống xuất hiện trong khi người ta thiền định.

Pháp môn chúng ta chủ yếu không theo cách ấy, mặc dù một

phần cũng có tác dụng theo phương diện này. Chúng ta phần

lớn là trong khi xung đột tâm tính giữa người với người mà

chuyển hoá nghiệp lực; thông thường nó thể hiện tại đây. Con

người ở trong mâu thuẫn, trong xung đột giữa người với người

như vậy thì thậm chí vượt quá cả thống khổ loại kia. Tôi nói rằng

thống khổ trên thân thể là dễ chịu đựng nhất, cắn răng là

vượt qua được. Trong lúc lục đục giữa người với người, thì cái

tâm kia mới thật là khó giữ vững nhất.

Ví dụ, như có người kia, vừa đến cơ quan liền nghe thấy hai

người khác nói lời xấu về mình, nói rất khó nghe, liền cảm thấy

rất bực mình. Tuy nhiên chúng tôi đã giảng rằng, là một người

luyện công, thì cần làm được 'đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn

khẩu', dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân. Người ấy liền

nghĩ: 'Sư phụ đã dặn rồi, người luyện công chúng mình chẳng

giống như người ta, cần có phong thái cao [mới được]'. Người

ấy bèn không tranh cãi với hai vị kia. Tuy nhiên thường khi

mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người

ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được. Do

đó tâm chẳng dứt được, tâm bứt rứt; có thể tâm [người ấy] vẫn

đeo đuổi, vẫn muốn quay đầu lại coi mặt hai vị kia đang nói lời

xấu về mình. Quay đầu lại ngó một cái, thấy nét mặt hai vị kia

thể hiện thật quá ác, đang nói đúng lúc bốc lửa nhất; người này

lập tức chẳng chịu được nữa, hoả khí liền bốc lên, có thể lập tức

gây sự với người ta. Khi phát sinh mâu thuẫn giữa người với

người, cái tâm ấy rất khó giữ vững. Tôi nói rằng [nếu] đều trải

qua trong ngồi đả toạ, thì dễ quá; tuy nhiên không phải đều

như vậy.

Do vậy sau này khi luyện công, chư vị sẽ gặp các dạng các

loại ma nạn. Không có những ma nạn ấy hỏi chư vị tu ra sao?

Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích,

không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia [hỏi] tâm tính

đề lên cao là sao? Như thế không thể được. Con người phải qua

thực tế mà thật sự 'ma luyện' bản thân mới có thể đề cao lên.

Có người nói: 'Chúng ta luyện công vậy sao vẫn cứ gặp những

chuyện phiền phức thế này? Chẳng khác mấy so với những

phiền phức nơi người thường.' Bởi vì chư vị tu luyện ngay tại

nơi người thường, họ không thể đột nhiên đưa chư vị quay đầu

xuống đất, phiêu đãng lơ lửng trên kia, để chư vị chịu khổ trên

trời được; nó không thể như thế được. [Tất cả] đều [phải] là

trạng thái nơi người thường: hôm nay có ai đó sinh chuyện với

chư vị, ai đó làm chư vị bực mình, ai đó xử tệ với chư vị, đột

nhiên nói lời bất kính với chư vị; chính là để xem chư vị đối đãi

với vấn đề này như thế nào.Tại sao lại gặp những vấn đề này? [Đó]

đều là nghiệp lực mà

bản thân chư vị mắc nợ tạo thành; chúng tôi đã giúp chư vị tiêu

trừ vô số phần rồi. Chỉ còn lại một chút được phân chia tại giữa

mỗi tầng, để đề cao tâm tính của chư vị, thiết lập một số ma nạn

để 'ma luyện' tâm của chư vị và vứt bỏ các chủng chấp trước.

Đây đều là [khó] nạn của bản thân chư vị; nhưng chúng tôi lợi

dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị; đều có thể để chư vị

vượt qua được. Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt

qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt

qua thì vượt qua được. Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư

vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu

thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại

[một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần

chư vị coi mình là người luyện công, chư vị sẽ có thể xử lý

chúng được tốt.

Tất nhiên, những khó khăn và mâu thuẫn sẽ không được

báo trước cho chư vị; [nếu] nói cho chư vị biết hết, thì chư vị

còn tu gì nữa? Chúng sẽ không có tác dụng. Thông thường

chúng đột nhiên xuất hiện, [như thế] mới có thể khảo nghiệm

tâm tính con người, mới có thể làm cho tâm tính con người thật

sự đề cao lên, coi xem có thể giữ vững tâm tính hay không, vậy

mới có thể xem rõ được; do đó những mâu thuẫn xảy đến

không hề tồn tại ngẫu nhiên. Trong toàn bộ quá trình tu luyện,

khi nghiệp lực chuyển hoá sẽ xuất hiện vấn đề này; chúng khó

hơn rất nhiều so với việc 'nhọc cái gân cốt' như người bình

thường chúng ta vẫn tưởng tượng. Chư vị luyện luyện công,

luyện nhiều hơn một chút, tay giơ lên phát mỏi, hoặc chân đứng

phát run, vậy hỏi có tăng công; chư vị luyện thêm vài giờ hỏi có

thể tăng công? Nó chỉ có tác dụng chuyển hoá bản thể thôi,

nhưng vẫn cần năng lượng để gia trì; nó không có tác dụng đề

cao tầng. 'Khổ cái tâm chí' mới là then chốt đề cao tầng thực

sự. Nếu nói 'nhọc cái gân cốt' là có thể đề cao lên được, thì tôi

nói rằng nông dân Trung Quốc khổ nhất, [phải chăng họ] đều

nên được làm đại khí công sư? Chư vị nhọc cái gân cốt đến mấy

cũng không thể như họ, vốn hàng ngày làm việc [ngoài đồng]

dưới nắng gắt, vừa khổ vừa mệt; không phải việc đơn giản như

thế. Vậy như tôi đã giảng, muốn thật sự đề cao, thì phải thật sự

đưa cái tâm này lên cao, thế mới có thể đề cao một cách chân

chính.

Khi nghiệp lực đang trong quá trình chuyển hoá, để có thể

giữ vững bản thân-chứ không biểu hiện như người thường

vốn hay làm sự tình tệ hơn-thì bình thường chúng ta [luôn]

phải bảo trì tâm từ bi, tâm thái hoà ái. Khi đột nhiên gặp một

vấn đề nào đấy, thì chư vị sẽ có thể xử lý nó được tốt. [Nếu]

thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế,

[thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một

khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm. [Còn nếu] trong tâm cứ

luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này

khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với

người ta; đảm bảo là như vậy. Do đó [khi] chư vị gặp mâu

thuẫn nào đấy, [thì] tôi nói rằng [đó] là để vật chất màu đen của

bản thân chư vị chuyển hoá thành vật chất màu trắng, chuyển

hoá thành đức.

Nhân loại chúng ta phát triển cho đến mức độ như ngày nay,

hầu như ai ai cũng đến1

trong nghiệp cuộn lấy nghiệp; trên

thân người có nghiệp lực rất lớn. Do đó trong vấn đề chuyển

hoá nghiệp lực thường hay xuất hiện tình huống này: chư vị

vừa đồng thời tăng công, vừa đồng thời đề cao tâm tính, nghiệp

lực của chư vị cũng đồng thời tiêu, đồng thời chuyển hoá. Khi

gặp mâu thuẫn, thì có thể biểu hiện [là] trong khi 'ma luyện'

tâm tính giữa người với người, [nếu] chư vị có thể nhẫn chịu

được, [thì] nghiệp lực của chư vị cũng tiêu, tâm tính của chư vị

cũng đề cao, công của chư vị cũng tăng lên; chúng dung hợp

cùng nhau như thế. Con người trong quá khứ có đức lớn, tâm

tính của họ ban đầu là cao; [họ] chỉ cần chịu một chút khổ thì

có thể tăng công. Con người hiện tại không như thế, hễ chịu khổ

một cái là không muốn tu; hơn nữa [họ] càng ngày càng không

ngộ, [nên] lại càng khó tu.

Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi

người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại

tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không

tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: 'Cớ chi đối xử

với tôi như vậy?' Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với

người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy,

rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy

nghĩ] thế không được. Còn có một vấn đề nữa, trong lúc mâu

thuẫn, thì có động chạm đến vấn đề chuyển hoá nghiệp lực; do

đó chúng ta khi đối xử [với trường hợp] cụ thể, cần phải có

phong thái cao, chứ không như người thường. Tại đơn vị [công

tác], tại các hoàn cảnh công tác khác cũng lại như thế; [kinh

doanh] cá thể cũng thế, cũng có giao tiếp người với người;

không thể không có tiếp xúc với xã hội; tối thiểu cũng có quan

hệ hàng xóm.

Trong các giao tiếp xã hội, sẽ gặp các dạng các loại mâu

thuẫn. Bộ phận tu luyện [tại] người thường chúng ta, bất kể

chư vị có bao nhiêu tiền, làm quan [chức] to đến mấy, chư vị

làm kinh doanh cá thể, mở công ty, làm doanh nghiệp gì đi nữa,

thì cũng không hề gì; [hãy] giao dịch công bằng, giữ tâm cho

chính. Các ngành nghề trong xã hội nhân loại đều nên tồn tại;

ấy là do nhân tâm không chính, chứ không phải do làm nghề gì.

Có câu thuyết trong quá khứ, kiểu như: "mười người buôn chín

kẻ gian"; ấy là người thường nói thế; tôi nói rằng đây là vấn đề

'nhân tâm'. Nếu nhân tâm được giữ cho chính, giao dịch công

bằng, [thì] chư vị phó xuất nhiều đến đâu sẽ nên kiếm được tiền

nhiều đến đó; ấy là vì ở nơi người thường chư vị phải phó xuất

rồi mới được, 'bất thất bất đắc', [đây là] cái được nhờ lao động.

Mỗi giai tầng đều có thể làm người tốt, các giai tầng khác nhau

có tồn tại các mâu thuẫn khác nhau. Giai tầng cao có hình thức

mâu thuẫn của giai tầng cao, đều có thể đối xử thích hợp với

các mâu thuẫn; tại giai tầng nào cũng làm người tốt, đều có thể

coi nhẹ các chủng dục vọng, [và] tâm chấp trước. Tại các giai

tầng khác nhau đều có thể thể hiện là người tốt; đều có thể tu

luyện ngay tại giai tầng của mình.

Nước ta hiện nay bất kể là trong doanh nghiệp nhà nước

hoặc doanh nghiệp khác, mâu thuẫn giữa người với người là

cực kỳ đặc biệt. Tại nước khác, trong lịch sử xưa nay không có

hiện tượng này; do đó mâu thuẫn về lợi ích thể hiện ra hết sức

gay gắt; lục đục căng thẳng, tranh đấu chỉ vì chút lợi nhỏ;

những tư tưởng xuất hiện, những chiêu thuật sử dụng đều rất

xấu; làm người tốt thật khó. Ví như cá nhân kia đi đến đơn vị

[công tác], liền nhận thấy không khí tại đơn vị rất không bình

thường. Sau đó có người bảo rằng: một người kia đã công khai nói

xấu chư vị, tố cáo chư vị với lãnh đạo, làm chư vị rất mất

mặt. Những người khác đều nhìn chư vị với cặp mắt kỳ dị.

Người bình thường đâu chịu nhịn việc này? Làm sao nén nổi

tức giận đây? "Hắn chơi tôi, [thì] tôi chơi hắn. Hắn có người

[ủng hộ], tôi cũng có người [ủng hộ]; xử lý nhau thôi." Ở nơi

người thường, [nếu] làm thế, thì người thường sẽ nói chư vị là

người mạnh mẽ. Tuy nhiên là một người luyện công, thì như thế

là quá dở. Chư vị cũng tranh cũng đấu giống như người

thường, thì chư vị chính là người thường; nếu chư vị còn hơn cả

hắn, thì chư vị lại còn chẳng bằng người thường như hắn.

Chúng ta đối xử với vấn đề này thế nào? Khi gặp mâu thuẫn

kiểu này, chư vị đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử

giống như hắn. Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có

thiện ý; nói rõ sự việc thì không hề gì; tuy nhiên chư vị chấp

trước quá thì không được. Khi chúng ta gặp phải những

chuyện phiền phức như thế, thì [chúng ta] không được giống

như người ta mà tranh mà đấu. Họ làm sao, chư vị cũng làm

vậy, thì chư vị chẳng phải người thường là gì? Chư vị không

những không giống hắn mà tranh mà đấu, mà trong tâm chư vị

phải không hận hắn, thật sự không thể hận hắn. Một khi chư vị

hận hắn, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì? Chư vị chưa thực

hiện được 'Nhẫn'. Chúng tôi giảng Chân Thiện Nhẫn; 'Thiện'

của chư vị cũng chẳng còn có nữa. Do đó chư vị không thể theo

giống như hắn, chư vị thật sự không thể tức giận hắn, ngay cả

khi hắn làm chư vị rất mất mặt, không cất đầu lên được. Chư vị

không những không tức giận hắn, mà trong tâm chư vị còn nên

cảm ơn hắn, thật sự cảm ơn hắn. Tại người thường có thể nghĩ:

'Chẳng đúng A-Q là gì?' Chúng tôi nói với chư vị, rằng không

phải vậy.

Mọi người thử nghĩ xem, chư vị là người luyện công, cần

dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu chư vị phải không? Không thể

dùng [đạo] lý của người thường mà yêu cầu chư vị. Chư vị là

người tu luyện, điều chư vị được chẳng phải là những thứ ở cao

tầng là gì? Vậy cần dùng [Pháp] lý cao tầng để yêu cầu chư vị.

[Nếu] chư vị hành xử giống hắn, thì chẳng phải chư vị cũng như

hắn? Vậy, cớ gì phải cảm ơn hắn? Chư vị thử nghĩ xem, hỏi chư

vị được những gì? Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là 'bất

thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất'. Nơi người thường hắn đã làm

chư vị rất mất mặt; vậy hắn tính là bên được, hắn chiếm

được tiện nghi. Hắn càng làm chư vị mất mặt, ảnh hưởng càng

mạnh mẽ, [thì] bản thân chư vị chịu đựng càng lớn, [và] đức mà

hắn tổn thất càng nhiều; chỗ đức ấy đều cấp cho chư vị. Đồng

thời khi bản thân chư vị chịu đựng, chư vị có thể vứt bỏ tâm

thật nhẹ nhàng, chẳng để nó trong tâm.

Trong vũ trụ này còn có một [Pháp] lý: chư vị đã chịu đựng

thống khổ rất lớn, vậy nên nghiệp lực tự thân của chư vị cũng

phải được chuyển hoá. Bởi vì chư vị đã phó xuất; chịu đựng lớn

đến đâu, chuyển hoá lớn đến đó; đều biến thành đức. Người

luyện công chẳng phải muốn đức ấy là gì? Chẳng phải chư vị

lưỡng đắc1

; nghiệp lực cũng được tiêu trừ. Nếu hắn không tạo

hoàn cảnh ấy cho chư vị, thì chư vị làm sao đề cao tâm tính

được? Chư vị [đối đãi tôi] tốt, tôi cũng [đối đãi chư vị] tốt, tất

cả hoà ái ngồi đây rồi sẽ tăng công; lẽ nào có chuyện ấy? Chính

là vì hắn tạo cho chư vị mâu thuẫn như vậy, tạo ra cơ hội đề cao

tâm tính, [nên] chư vị mới từ trong đó mà có thể đề cao tâm

tính của mình; tâm tính chư vị chẳng phải đã đề cao lên là gì?

Tam đắc. Chư vị là người luyện công, tâm tính chư vị nâng lên

thì công của chư vị chẳng phải cũng nâng lên? Nhất cử tứ đắc.

Chẳng phải chư vị nên cảm tạ người ta? Trong tâm chư vị phải

hết mực cảm ơn người ta, thật sự là như vậy.

Tất nhiên, hắn đã xuất ra tâm không tốt, nếu không đã

không cấp đức cho chư vị, nhưng thật sự hắn đã tạo ra một cơ

hội cho chư vị đề cao tâm tính của mình. Vậy cũng nói, chúng

ta nhất định phải coi trọng tu luyện tâm tính; khi tu luyện tâm

tính [thì] đồng thời tiêu trừ nghiệp lực, chuyển hoá thành đức,

chư vị mới có thể đề cao tầng; chúng tương phụ tương thành

cho nhau. Lên đến cao tầng mà xét, thì các [Pháp] lý [nơi người

thường] đều thay đổi. Người thường không hiểu rõ những việc

này; [khi] chư vị lên cao tầng mà xét những [Pháp] lý, thì mọi

thứ đều đã thay đổi. Ở nơi người thường chư vị cho rằng [đạo]

lý này là đúng, nhưng nó không thật sự đúng. Lên cao tầng mà

xét thì mới thật sự đúng; thông thường là như vậy.

Tôi đã giảng thấu [Pháp] lý cho chư vị rồi; hy vọng rằng

trong tu luyện sau này, mọi người có thể tự coi mình là người luyện

công, tu luyện một cách chân chính, vì [Pháp] lý này đã

được [trình] bày ở đây rồi. Có thể một số người, vì họ ở nơi

người thường, nên họ cho rằng lợi ích vật chất rõ ràng thực tại

kia của người thường mới là lợi ích thiết thực. Trong dòng chảy

lớn người thường, họ không thể lấy tiêu chuẩn cao mà yêu cầu

bản thân. Kỳ thực, [về việc] làm người tốt nơi người thường

[thì] đã có những nhân vật anh hùng mô phạm làm khuôn mẫu;

đó là khuôn mẫu nơi người thường. Nếu chư vị muốn làm

người tu luyện, thì hoàn toàn dựa vào cái tâm của mình mà tu,

toàn dựa vào bản thân mà ngộ, không hề có khuôn mẫu. May

thay hôm nay chúng tôi đã giảng rộng Đại Pháp; trong quá khứ

[nếu] chư vị muốn tu, nhưng không ai giảng [dạy]. Như thế này

chư vị chiểu theo Đại Pháp mà thực hiện thì sẽ thực hiện tốt

hơn; có thể tu hay không, có thể hành hay không, đột phá lên

đến tầng nào, hoàn toàn dựa vào bản thân chư vị.

Tất nhiên, hình thức chuyển hoá nghiệp lực cũng không

hoàn toàn giống [hệt] như tôi vừa giảng; cũng sẽ [có] biểu hiện

tại các phương diện khác. Ngoài xã hội, ở gia đình đều xuất

hiện. Đi ngoài đường, hoặc trong các hoàn cảnh xã hội khác,

đều cũng có thể gặp chuyện phiền phức. Cần làm cho chư vị vứt

bỏ những tâm nào mà chưa vứt bỏ được ở nơi người thường.

Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt

bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị

trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế.

Còn có một tình huống khá điển hình: có rất nhiều người

chúng ta trong quá trình tu luyện, thông thường khi chư vị

luyện công, thì ái nhân của chư vị đặc biệt không ưng ý; một

khi chư vị luyện công, liền gây sự [đánh lộn] với chư vị. Chư vị

làm việc khác, thì họ không quan tâm. Chẳng hạn chư vị đam

mê chơi mạt chược mất bao nhiêu thời gian, thì họ cũng khó

chịu, nhưng không như [việc] luyện công. Chư vị luyện công

đâu có can hệ gì đến họ; rèn luyện thân thể, không ảnh hưởng

đến họ, và là tốt. Nhưng hễ chư vị luyện công, họ liền quăng đồ

gây sự với chư vị. Có người chỉ vì luyện công, [mà] cãi nhau đến

mức ly hôn. Rất nhiều người đã không nghĩ thử xem tại sao lại

xuất hiện tình huống này? Sau này chư vị hỏi họ: 'Cớ sao tôi

luyện công thì mình lại khó chịu nóng nảy đến thế?' Họ không

nói được gì, thật sự không nói được gì: 'Thế à, tôi không nên

nóng thế, nhưng lúc ấy phát hoả ghê quá'. Thực ra là chuyện vì

sao? Khi luyện công thì đồng thời nghiệp lực cần chuyển hoá,

bất thất giả bất đắc, điều mất cũng là điều xấu; chư vị cần phải

phó xuất.

Có thể vừa vào đến cửa nhà, ái nhân của chư vị liền cho chư

vị một trận vào đầu; chư vị nếu nhận nhịn qua được, thì công

chư vị luyện hôm nay sẽ không uổng phí. Có người hiểu rằng

luyện công cần [coi] trọng đức, nên bình thường [quan hệ] với

ái nhân của mình rất tốt. Nhưng vừa nghĩ: "Bình thường tôi nói

'một' [thì nó] không nói 'hai'; hôm nay nó lại cưỡi lên đầu lên

cổ tôi." Không nhịn nổi, liền gây sự lại với ái nhân; như thế

hôm nay luyện cũng như không. Là vì nghiệp lực vẫn còn ở kia,

họ giúp chư vị tiêu đi nhưng chư vị đã không chịu mà còn gây

sự với người ta; [nên nghiệp lực] không tiêu được. Những việc

này rất nhiều, có rất nhiều người chúng ta từng gặp tình huống

này, nhưng đã không thử nghĩ là vì sao. Chư vị làm việc khác

thì họ không quan tâm đến chư vị; nguyên [luyện công] là việc

tốt, nhưng họ cứ không chịu để chư vị yên. Thực ra họ giúp chư

vị tiêu nghiệp, nhưng tự họ không biết. Họ không hề gây sự với

chư vị ở bề mặt, còn trong tâm lại rất tốt với chư vị; không phải

như thế, [mà] cơn nóng giận thật sự xuất ra từ nội tâm. Bởi vì

nghiệp lực rơi vào ai thì người đó thấy khó chịu; đảm bảo là

như vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fesfsefs