Chuyên môn quyền hành tổ chức

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 4
1. Chuyên môn hóa là gì? Tại sao chuyên môn hóa là nội dung quan trọng trong thiết kế tổ chức? Ưu và nhược điểm của các hình thức chuyên môn hóa trong tổ chức? Trong thực tiễn quản trị hiện nay ,các doanh nghiệp VN thường sử dụng thiết kế cơ cấu tổ chức nào? Hãy nêu ưu điểm và hạn chế của kiểu cơ cấu tổ chức này 
 
- Chuyên môn hóa là nguyên tắc đòi hỏi việc quản trị doanh nghiệp phải được những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản trị của doanh nghiệp thực hiện. Đây là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Một mặt, những người hoạt động trong guồng máy doanh nghiệp phải nắm vững chuyên môn nghề nghiệp ở vị trí công tác của mình, mặt khác, họ phải ý thức được mối quan hệ của họ với những người khác và bộ phận khác thuộc guồng máy chung của doanh nghiệp
 
.- Ưu và nhược điểm của các hình thức chuyên môn hóa trong tổ chức
 
Chuyên môn hoá bộ phận theo:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chức năng: Nhóm nv theo những lĩnh vực CMH nghề nghiệp và các nguồn lực để họ thực hiện nhiệm vụ: Hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí.
 
-         Thúc đẩy CMH kỹ năng.
-         Giảm thiểu nguồn lực, gia tăng sự hợp tác trong cùng lĩnh vực.
-         Thúc đẩy pt nghề nghiệp và đào tạo.
-         Cho phép chia sẻ kinh nghiệm.
-         Thúc đẩy chất lượng và giải quyết vấn đề.
-         Ra quyết định tập trung .


-         Chú trọng công việc hàng ngày.
-         Khó khăn trong truyền thông giữa các bộ phận.
-         Xung đột ưu tiên giữa các bộ phận.
-         Khó khăn liên kết và phối hợp.
-         Nhấn mạnh vào bộ phận, thay vì cả tổ chức.
-         Phát triển quản trị theo chuyên môn, khó tìm kiếm người thay thế.
Vùng địa lý: Nhóm gộp tất cả các chức năng trong 1 khu vực địa lý dưới sự giám sát của 1 nhà quản trị. (Toàn cầu, quốc tế, chi phí cao…) 
-         Nắm bắt được những vấn đề của khách hàng, khu vực.
-         Tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, phân phối.
-         Cơ hội đào tạo những nhà quản trị tổng quát.


-         Cơ cấu bộ máy cồng kềnh và trùng lặp giữa các bộ phận.
-         Công ty mất vai trò quản lý, xung đột mục tiêu.
-         Cần nhiều quy định để đảm bảo phối hợp giữa các khu vực.
Sản phẩm: Phân chia tổ chức thành các đơn vị, mỗi đơn vị có khả năng sản xuất, phân phối các sản phẩm của nó.
 
-         Đáp ứng những thay đổi nhanh chóng về sản phẩm và thị trường.
-         Khuyến khích đáp ứng nhu cầu khách hàng.
-         Xác định trách nhiệm rõ ràng.
-         Phát triển quản trị tổng quát.
-         Thấy được cụ thể từng tuyến sản phầm.


-         Có thể sử dụng không hiệu quả các nguồn lực và kỹ năng.
-         Không có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tuyến sản phẩm.
-         Tạo ra sự tranh chấp nguồn lực.
-         Giới hạn khả năng giải quyết vấn đề một tuyến sản phẩm.
-         Khó điều động nhân lực giữa các bộ phận.
Khách hàng: Nhóm gộp các bộ phận theo loại KH được phục vụ: Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu KH, tạo ra sự khác biệt về SP và dịch vụ, khai thác tiềm năng thị trường.
-         Cho phép sự tập trung vào khách hàng.
-         Nhận diện được khách hàng chính, hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng.
-         Phát triền những nhà quản trị định hướng khách hàng.


-         Không khuyến khích việc liên kết khách hàng.
-         Nhân viên cảm thấy áp lực mạnh từ phía khách hàng.
-         Chỉ giải quyết vấn đề riêng biệt của từng khách hàng.
-         Đòi hỏi phát triển các chính sách trong phân phối các nguồn lực.
 
 
2. Quyền hành là gì ? Có mấy loại quyền hành trong tổ chức? Nên tập trung hay phân quyền trong tổ chức?
Quyền hành:
-         Là quyền đưa ra các quyết định và các hành động.
-         Được sử dụng khi cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới nhiệm vụ gắn liền với trách nhiệm để tăng năng lực khi thực hiện công việc của họ.
-         Là chất keo gắn kết cơ cấu tổ chức.
 
Có 2 loại quyền hành trong tổ chức:
 
Tập trung quyền hành:
Tập trung hoá quyền hành là các quyết định làm ra ở cấp cao trong tổ chức.
 
Phân chia quyền hành:
-         Khái niệm: Là quá trình nhà quản trị phân cho cấp dưới quyền ra quyết định và các hoạt động.
-         Phân quyền đi cùng với phân chia trách nhiệm.
-         Các thành phần cơ bản:
Xác định các kết quả mong muốn. Phân chia nhiệm vụ và quyền hành cần thiết để thực hiện. Xác định những nhiệm vụ được phân công. Xác định trách nhiệm giải trình  
Nên phân quyền trong tổ chức. Vì nó đem lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức:
-         Cho phép các nhà quản trị có nhiều thời gian hơn cho công việc quan trọng. Thoát khỏi những công việc không quan trọng.
-         Phát triển khả năng tự quản lý của quản trị cấp dưới (cho vị trí cao hơn, kỹ năng phán quyết tốt hơn, gia tăng trách nhiệm…). 
-         Khả năng đưa ra quyết định nhanh của cấp dưới, rút ngắn thời gian ra quyết định.
-         Nuôi dưỡng một bầu không khí định hướng mục tiêu.
-         Tạo lập một môi trường làm việc lành mạnh cho tổ chức.
-         Vì xu thế các lý do không phân quyền sẽ được khắc phục.
Nhân viên có tự do nhất định để hoàn thành công việc. Nhân viên được đào tạo bài bản, chi phí đào tạo thấp, hướng dẫn kinh nghiệm cho NV. Thúc đẩy năng lực của cấp dưới. Nghiên cứu được điểm mạnh, điểm yếu và mong muốn của cấp dưới.  
 
 
3. Thiết kế tổ chức là gì ? Phân biệt tổ chức cơ giới và tổ chức hữu cơ? các biến số: chiến lược, quy mô,công nghệ,môi trg ảnh hưởng đến cấu trúc  tổ chức ntn?
Thiết kế tổ chức là xác định cơ cấu và mối quan hệ quyền hành trong tổ chức để thực hiện chiến lược và kế hoạch nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức
Phân biệt tổ chức cơ giới và tổ chức hữu cơ
 
-         Đều phải xác định cơ cấu và mối quan hệ quyền hành trong tổ chức để thực hiện chiến lược và kế hoạch nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
-         Phải dựa vào các biến số ngẫu nhiên:
Chiến lược. Quy mô tổ chức. Môi trường và công nghệ.  
 
Tổ chức cơ giới:
Chuyên môn hoá mạnh mẽ, quy chuẩn hoá cao, ít kênh thông tin và tập trung quyền hành, cứng nhắc và hướng tới sự ổn định.
 
Tổ chức hữu cơ:
Cấu trúc dẹt, mềm dẻo, linh hoạt, thích nghi cao, dựa trên các nhóm liên chức năng, trao đổi thông tin mạnh, NV có khuynh hướng là những chuyên gia và cùng tham gia vào quyết định, tập trung hoá thấp.
Tổ chức cơ giới
Tổ chức hữu cơ
-         Mối quan hệ cấp bậc cứng nhắc.
-         Nhiệm vụ cứng nhắc.
-         Nhiều quy tắc chuẩn mực.
-         Kênh truyền thông chính thức.
-         Quyền hành quyết định tập trung.
-         Cơ cấu tổ chức cao.


-         Sự phối hợp tốt (chiều ngang, dọc).
-         Nhiệm vụ linh hoạt thích ứng cao.
-         Ít quy định văn bản.
-         Truyền thông phi chính thức.
-         Quyền hành quyết định phi tập trung.
-         Cơ cấu tổ chức phẳng.
Sự ảnh hưởng của các biến số: chiến lược, quy mô,công nghệ,môi trường đến cấu trúc  tổ chức
4. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức kiểu ma trận ? Những ưu điểm và nhc điểm  của kiểu cơ cấu này là gì? cơ cấu này phát huy hiệu quả trong điều kiện nào?
5. Tổ chức không ranh giới ? Tại sao có sự chuyển dịch sang tổ chức ko ranh giới ? nhân tố nào góp phần làm gia tăng việc thiết kế cấu trúc phi ranh giới trong các tổ chức hiện nay?
-         Tổ chức không ranh giới còn được gọi là tổ chức mạng, tổ chức học tập, tổ chức học tập, tổ chức không rào cản, tổ chức modul hoặc tổ chức ảo.
-         Có quy mô nhỏ, chỉ có bộ phận lõi, không có sự chuyên môn hoá, các chức chứng năng kinh doanh chính được thuê ngoài (outsourcing).
-         Tập trung quyền hành cao với một chút hoặc không có chuyên môn hoá.
Thuận lợi:
Linh hoạt, lấy được điểm mạnh nhất của tổ chức.
Khó khăn:
Đôi khi mất quyền kiểm soát trong những hoạt động yếu.
 
Có sự chuyển dịch sang tổ chức ko ranh giới vì linh hoạt, không có rào cản, địa bàn hoạt động rộng ,…
 
Nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu sang tổ chức ko ranh giới là do xu hướng toàn cầu hóa
Nhân tố làm tăng việc thiết kế cấu trúc phi ranh giới trong các tổ chức hiện nay là : Thích nghi với MT luôn biến động, thị trường toàn cầu hóa, sự canh tranh cao và tiến bộ về công nghệ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro