Kỉ niệm 19/8! Học Lịch Sử cùng Lênh nào!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải?

A. kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
B. thừa nhận thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
C. thừa nhận sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ".
D. kí Hiệp định Pari về Việt Nam.

- - - - - -

Yếu tố làm nên sự "tuyệt vời" khi làm trắc nghiệm môn Lịch sử đó chính là yếu tố gây lú 😀

Kiến thức dễ nhớ nhất: Hiệp định Pari được ký kết vào năm 1973.

Cuộc Tiến công chiến lược năm 72 đánh vào Quảng Trị (hướng tiến công chính), chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên Đông Nam Bộ. Đây chính là THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ 81 NGÀY ĐÊM trứ danh mà mọi người thường hay nhắc đến, nhằm giữ đất, giành quyền lợi cho ta trước ngày bước lên bàn đàm phán ở Pari.

Thế nhưng, sự kiện buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Hiệp định Pari là không phải là cuộc Tiến công chiến lược 1972.

Cuộc Tiến công chiến lược 1972 buộc Mỹ phải "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của "Việt Nam hóa chiến tranh")

-> "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược chính là vẫn tiếp tục chiến tranh nhưng thay đổi lực lượng tham chiến. Bản chất của "Việt Nam hóa chiến tranh", "Đông Dương hóa chiến tranh" đó là dùng xương máu của chính người Việt Nam (quân đội Sài Gòn) đánh người Việt Nam.

Để hỗ trợ mưu đồ chính trị - ngoại giao, Ních-xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược máy bay đường không liên tục trong 12 ngày đêm vào Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc (HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM), nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định. Và cuối cùng, với chiến thắng trận này của quân dân ta - trận "ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG", Mỹ buộc phải phải chấp nhận ký Hiệp định hòa bình Pari.


____________

Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy
Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai
Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài
Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy
Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn.

[....]

Bài thơ: Phương ấy (Hoàng Nhuận Cầm) - được sử dụng trong bộ phim "Mùi Cỏ Cháy" (2014)

-


Hãy là một thế hệ trẻ sống biết ơn, hỡi các bạn chúng ta ơi!

Và sau đây, mời mọi người cùng thưởng thức và tìm hiểu về bài hát Màu Hoa Đỏ.

Màu hoa đỏ - bài thơ này được tác giả Nguyễn Đức Mậu sáng tác và nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành bài hát cùng tên năm 1991. Trong những năm tháng hành quân, màu rực đỏ của hoa chuối rừng gợi lên không khí hào hùng, không khí chiến thắng đã tác động không ít đến anh em chiến sĩ. Hồi đầu bài thơ có tên là Thời hoa đỏ, nhưng sau đó hai bác đã đổi tên thành Màu hoa đỏ. 

https://youtu.be/mnhNOwCbB2E

Có người lính
mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
có người lính
mùa xuân ấy ra đi từ đó không về

Dòng tên anh khắc vào đá núi
mây ngàn hoá bóng cây che
chiều biên cương trắng trời sương núi
mẹ già mỏi mắt nhìn theo

Việt Nam ơi! Việt Nam!
núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con

Việt Nam ơi! Việt Nam!
ngọn núi nơi anh ngã xuống
rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa
rực cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hôn...


________

#Lênh

#PatLapaTiya


Kỉ niệm ngày 19/8 - Cách mạng tháng Tám thành công!

Ngày truyền thống  lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro