CHUYỆN TÌNH YẾN MẠCH - PLOY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kì 1: Sacramento, dấu phố đã qua

"Ngay lúc yếu mềm nhất đó, bỗng hình ảnh của con bé ngày xưa mỗi chiều lủi thủi đi về một mình, tối ôm gối khóc hu hu vì bị bỏ rơi hiện về trước mắt Linh. Cô lắc mạnh đầu: “Không, không tha thứ cho An dễ dàng như thế được”.

Cảnh mới. Người mới. Tình cũ.

- Nhóc, còn nhớ anh không?

Đang lơ ngơ đứng ở sân bay Sacramento với lỉnh kỉnh hành lý nặng trịch, Linh sững người khi thấy trước mặt mình một gương mặt rất quen, quen đến bất ngờ: “Là An sao?”. Vẫn đôi mắt biết cười đang nheo nheo trong nắng ấy, vẫn cái mũi hếch nghịch nghịch ấy, sáu năm đã qua mà vẫn không thay đổi gì sao?

Chỉ một giây thôi mà đã kéo tuột cô gái đã 23 tuổi quay vù lại cái thuở 17 lắm mộng mơ ấy. Ngày đó An là bạn thân của anh Hòa – anh hai của Linh, và như mọi motip quen thuộc của rất nhiều chuyện tình kinh điển sách vở, trái tim cô em gái và bạn thân anh trai thập thò đập nhè nhẹ mỗi khi chạm mặt nhau. An hay cười, hay hát, thỉnh thoảng lại đặt lên bàn học Linh một ly nước, cốc cốc đầu Linh mỗi khi giảng bài Toán mà cô không hiểu. Linh ngày đó thì rụt rè lắm nhưng chiều chiều cũng chịu ngồi lên xe cho An chở veo veo về nhà…

Đùng một cái, An đi du học! Vội vã, vô tâm đến mức chỉ báo với Linh trước đó một ngày! Không còn ai chiều chiều vô nhà nghêu ngao hát Dấu phố em qua, cũng không còn tiếng giảng bài ồn ào những công thức Toán Hóa, một khoảng trống rất dài và rất kinh khủng xuất hiện trong Linh. Có chat đó, có điện thoại và ông anh cầu nối đó, An cũng cố gắng gửi cho Linh email, buzz nick chat nhưng giống như đứa trẻ đột ngột bị mất đi con gấu bông yêu thích, Linh hờn giận cố chấp nhất quyết cắt hết mọi liên lạc, invisible mãi mãi với An, có cái gì đó cứ nghẹn ứ mỗi khi ai đó nhắc đến An, hụt hẫng…

- Sao vậy, còn giận anh hả?

Tiếng nói xa vắng của An vọng lại làm Linh giật mình, cô nhanh chóng lấy lại sự lạnh lùng của mình sau vài giây xúc động ban đầu: 

- Sao anh biết em qua đây mà ra đón vậy? 

- Anh Hòa nói anh biết, em giờ coi bộ khác quá! Lên xe đi anh chở về trường, anh đang làm trợ giảng ở trường em luôn đó!

- Cảm ơn anh. À mà ở trường có người ra đón em rồi. Em tự về cũng được, không phải phiền anh vậy đâu!

Linh nói rồi kéo va li đi thằng về phía xe của trường, bỏ lại phía sau An đứng trơ trọi, ngỡ ngàng… 

Linh tưởng đâu mình đã từng đi du lịch vài nước thì sẽ dễ dàng bắt nhịp với môi trường mới ở Mỹ,  nhưng cô choáng ngợp với các dụng cụ, ống nghiệm và các máy đo mới lạ. Suốt cả buổi, cô vẫn loay hoay tìm cách cân đo đong đếm. Yến mạch là đề tài khá mới lạ ở Việt Nam, cô được cấp học bổng cũng vì đã chọn đề tài mới, nhưng chính điều đó là khó khăn mà cô phải đương đầu.

Linh trở về nhà với một ngày mệt nhoài, đầu óc nhức mỏi vài căng thẳng nghe những lời hướng dẫn trên lớp. Cô nhắm nghiền mắt và chờ mong  ngày mai… đừng đến vì cô chẳng biết phải báo cáo kết quả thực nghiệm của mình thế nào.

Đúng như dự đoán, bản báo cáo của Linh bị trả lại kèm lời phê “It doesn’t reach master level". (Bài này chưa đạt trình thạc sĩ.) Vị giáo sư khó tính nhìn cô một lúc rồi lạnh lùng bảo “You should come to study with undergraduate students”. (Cô nên xuống học cùng các sinh viên đại học.) Chưa bao giờ cô thấy mình tệ hại đến thế, cô là sinh viên có học bổng, luôn dẫn đầu lớp, là niềm tự hào của mọi người… Chưa kịp định thần, một sinh viên Mỹ bước ngang và vỗ vai cô và nháy mắt khinh khỉnh, “Don’t worry! We pay for your studying!” (Lo làm gì! Chúng tao trả tiền học cho mày mà!)

Ngồi trong thư viện, Linh mải miết ngắm bảng điểm cho thấy cô đang… bơi so với cả lớp. Thẫn thờ. Bất chợt cô thấy ai đó đặt một bịch bánh quy nhỏ trước mặt. Ngước lên thì thâý đó là An, anh đang nhìn vào bài kiểm tra của cô. Như quên nỗi giận hờn từ trước, Linh nức nở như cô bé ngày nào vẫn hay khóc với An khi không giải được bài tập “Thầy giáo bảo em nên xuống đại học mà học”. Những tưởng An sẽ vỗ về an ủi, ai ngờ anh phì cười “Thì em cứ xuống… đại học mà học, các lớp đại học cũng là để hỗ trợ các sinh viên thạc sỹ thiếu kiến thức nền mà.” 

Nói rồi, An vỗ về “Thôi, ăn bánh đi này, nghe anh trai em nói em học về phát triển sản phẩm thực phẩm từ… yến mạch hay lúa mạch gì đó, mua cho em ăn thử đây, loại này hồi mới sang anh ăn trường kỳ kháng chiến đấy”.

Tự nhiên Linh thấy lòng thoáng chút cảm động, lâu lắm rồi An không đặt bánh trên bàn và gõ vào đầu cô như như hồi còn nhỏ. Nghĩ vậy, miệng cô không hiểu sao vẽ luôn thành một đường cong cười mím chi. Dường như chỉ chờ có thế, An xoa tay đắc chí:

- Vậy là không giận dỗi nữa đúng không? Thôi mình đi ra ngoài dạo một vòng đi!

Linh đi theo An như một cái máy, tự cô cũng thấy ngạc nhiên với chính mình: “Mình hết giận nhanh vậy sao?”, nói rồi cô tự thuyết phục mình: “Thôi để thỏa cái sự sung sướng nói tiếng Việt cái đã!”. Hai người đi chầm chậm trên con đường rợp bóng cây, trời đang vào thu nên những ngày nắng như thế này quả rất hiếm hoi, sinh viên đổ ra ngoài học bài, phơi nắng, hẹn hò khắp nơi, cảnh tượng rất vui tươi. An nói cho cô cặn kẽ những “thủ thuật” để học hành, sinh hoạt bên này. Cô cũng “chịu khó” trả lời những câu hỏi của An về tình hình ở Việt Nam, dù khoảng cách lấn cấn thì vẫn còn đâu đó… Trời đã về chiều, gió thổi miên man qua những hàng cây, lá vàng trút xuống như mưa, An ngã người nằm ra bãi cỏ nghêu ngao:

 Dấu phố em qua một chiều thu nắng vàng

Nhẹ nhàng rơi rơi đón lá thu bay vờn bay trong gió xưa

… Theo mây êm đềm trôi đi mãi

Ôi chưa bao giờ anh quên được em…

Vẫn giọng hát trầm ấm đó, vẫn Dấu phố em qua đó, nụ cười đó, Linh thấy lòng mình chênh chao, sáu năm trong chớp mắt biến mất, cô bỗng ước gì An vẫn là An của ngày xưa, Linh cũng vậy, trong veo.Có thể không?... Bất chợt cô buột miệng hỏi:

- Tại sao ngày xưa anh không liên lạc với em?

- Vậy em có chắc chờ được anh tới tận bây giờ không?

Linh không ngờ An trả lời tỉnh đến vậy. Phải rồi, đã sáu năm ở xứ người cắc anh cũng đã thay đổi. Như cảm thấy bị xúc phạm, cô vùng vằng định bỏ đi, bất chợt cô thấy một cô gái châu Á trẻ đang tiến đến, cô ấy chào An bằng một nụ hôn nhẹ trên má rồi bước nhanh cùng đám bạn.

- Đây có phải câu trả lời?

Kì 2: Những ngày xao động

“An không đi mt mình, anh đi cùng mt cô gái Á Đông mnh mai, đài các vi mái tóc un lượn sóng và chiếc váy hoa nh nhàng”.

Tòa tháp niềm tin Linh giữ gìn bấy lâu nay bỗng nhiên bị đổ sụp xuống. Vậy ra bấy lâu nay An không hề tin tưởng gì vào tình cảm của Linh, mà hình như tình cảm đó cũng không tồn tại trong anh. Có cái gì đó như là ghen tức đang ứ trong cổ họng của Linh, làm rào cản để cô không liên lạc với An những ngày sau đó.

Nói thì nói vậy nhưng cái sự thiếu thốn người để nói tiếng Việt hành hạ Linh quá sức đến mức chỉ một tuần sau, khi An xuất hiện trước cửa phòng Linh, tay xách nách mang bao nhiêu là đồ ăn Việt Nam thì dù Linh làm mặt lạnh không ừ hử gì nhưng cô vẫn mở cửa để An vào nhà… Linh tự “an ủi” chính mình: chắc văn hóa bên này là thế, mình phải “tập” làm quen thôi.

Cứ cuối tuần là An lại “ngoan cố” khệ nệ xách bịch đồ ăn Việt to nặng sang gặp Linh:

-       Anh em mình nấu rồi ăn chung đi em, anh ăn một mình cũng buồn quá!

An sang không khí bếp núc rộn ràng ấm áp hẳn lên. An phụ cô lặt rau xắt thịt, lại còn mang tặng Linh bao nhiêu là bánh “ông già quý tộc” Quaker Oats, món khoái khẩu của cả hai và cũng là đối tượng cho Linh thực hiện dự án bánh yến mạch của mình. Linh thích bánh đến nỗi An phải gọi là Miss Quaker (Quý cô Quaker).  Vừa ăn An vừa hỏi han Linh cặn kẽ về kiến thức hóa học, chất dinh dưỡng trong bánh làm cô cũng ngất ngư, bực bội vì… bí quá!

-       Quý cô Quaker thân mến, người ta ăn chỉ cần biết bánh ngon là xong, em làm khoa học thì phải hiểu kĩ hiểu sâu hơn mới làm ra được bánh ngon lành, bổ dưỡng như vậy chứ!

Hôm nay hai người đổi món, làm bánh kem. Loay hoay mãi Linh mới đánh được trứng bung lên, An đứng cạnh reo hò như con nít làm Linh cũng phải bật cười. Bỗng, phựt, sợi thun buộc tóc của Linh đứt, mái tóc dài của cô lập tức đổ xuống thau bột. Linh hoảng hốt buột miệng, quên hết bao nhiêu thành trì đã dựng lên:

-       Anh cột tóc lại giúp em, em đang lỡ tay rồi!

An lóng ngóng chạm tay vào mái tóc dày đen của Linh, lóng ngóng tìm cách gom những sợi tóc mai mềm mượt vào bàn tay và sợi thun nhỏ xíu. Linh nín thở khi nghe hơi thở của An gần, rất gần mình, ấm áp, nhẹ nhàng… Không gian bồng bềnh trong mùi thơm rất bếp núc của một thứ hạnh phúc khó gọi tên. Reng, reng, điện thoại của An vang lên, Linh giật mình đánh rơi cả đôi đũa trên tay, thấy mặt mình nóng ran:

-       Anh nghe điện thoại đi!

An nhìn số điện thoại, khẽ nhíu mày, nhấn nút tắt:

-       Thôi, làm tiếp đi em!

Loáng thoáng đâu đó một chút dự cảm không lành xuất hiện trong Linh. Lại là người ấy sao?

Sáng hôm sau, Linh đến thư viện sớm. Thư viện mùa cao điểm thi này nhộn nhịp người ra ra vào vào, khó khăn lắm Linh mới tìm được một chỗ ngồi đẹp ngay bên cạnh cửa sổ để vật lộn với đám sách vở đầy rẫy công thức hóa học, số liệu.Đang ngồi nhâm nhi trà nóng, Linh bỗng thấy ai như An đi lướt qua cửa sổ. Theo quán tính, Linh cất tiếng gọi An, và sau khi gọi xong thì cô phát hiện mình đã mắc một sai lầm ghê gớm.

An không đi một mình, anh đi cùng một cô gái Á Đông mảnh mai, có với mái tóc uốn lượn sóng và chiếc váy hoa nhẹ nhàng mà cô đã từng một lần trông thấy. Hai người trông rất thân mật với nhau. Thỉnh thoảng, cô gái còn rỉ tai điều gì với An, An lại phá cười lên vui vẻ. Trông anh có vẻ luống cuống ngay khi vừa nhìn thấy Linh, còn cô gái kia thì sở hữu một vẻ tự tin tuyệt đối (hay là Linh tự nghĩ như thế). Cô gật đầu chào Linh và nhoẻn miệng cười vui vẻ:

-       Em chào chị, chị là bạn anh An ạ? Em là Yến, em có nghe anh ấy kể về chị, vậy là ở đây có thêm một người Việt rồi! Vui quá!

An kể cả cho Yến nghe cả chuyện của Linh? Có cái gì đó choáng váng ập đến, Linh cố tìm ra một nụ cười được xem là dễ nhìn nhất rồi như một kẻ mộng du, cô gom hết sách vở đứng lên:

-       Rất vui được gặp em. Tiếc là chị đang vội quá nên phải đi ngay. Hai người đi vui nhé!

Cô đi thẳng, không quay lại nhìn An lấy một lần, để lại luôn sau lưng ánh mắt ngạc nhiên của Yến. Cô đi như trốn chạy, trốn chạy những khoảnh khắc ấm áp bữa cơm cuối tuần, trốn chạy luôn cả buổi chiều mùa thu trên sân trường đại học, chỉ còn lại những giận hờn ngày xa xưa, còn lại cuộc điện thoại hôm qua đầy nghi ngờ… Tự nhiên Linh thấy mình ngốc, rất ngốc. Tệ hại thật!

Điện thoại reo, suýt nữa thì Linh đã bấm nút tắt luôn máy nếu không nhìn thấy người gọi đến là Mr Kelvin, GS hướng dẫn cô làm nghiên cứu này. Cô nghe máy và bên kia là một cái tin vô cùng u ám: “Đềcương lun văn còn quá nhiu li, phn thc nghim chưa kĩ lưỡng, phi làm li hơn 40%!”.  Linh bấm nút tắt luôn điện thoại mà lòng thờ thẫn không thở nỗi, sao nhiều thứ xui rủi lại dồn dập kéo nhau đến cùng một lúc thế này nhỉ? Sacramento đã chớm đông, lạnh lẽo, thứ hơi lạnh xứ người cứ thế phủ xuống cô gái bé nhỏ liêu xiêu…

Cả tuần sau đó Linh lao vào học điên cuồng. Cô chịu khó xuống những lớp đại học đắp lại những chỗ chưa vững kiến thức, học xong lại trốn biệt trong phòng thí nghiệm, thức đến một 1, 2 giờ sáng với cơ man là bánh yến mạch xung quanh. Quaker Oats giờ không chỉ là đối tượng nghiên cứu chính của Linh mà giờ kiêm luôn cả vai trò thức ăn chính cho cô “trường kì kháng chiến”. An cố gắng gọi đến mỗi ngày nhưng Linh tắt máy ngay từ những tiếng “reng reng” đầu tiên, điện thoại vứt lăn lóc trong đám sách vở, ống nghiệm.

Đến ngày thứ tám thì An xuất hiện trước cửa phòng thí nghiệm. Anh đặt trước mặt cô hộp pizza nóng hổi, vậy mà cô nàng vẫn không mảy may liếc qua lấy một lần. An nhìn quanh, thấy cơ man là bánh yến mạch, cười nhẹ:

-       Miss Quaker, cô vẫn còn giận tôi đến thế à?

Tự nhiên Linh muốn khóc, nước mắt chực rơi ra, mũi cô đỏ ửng lên.

-       Yến là bạn anh từ hồi anh mới sang đây nhưng đang làm việc ở New York, hôm đó cô ấy về Cali ghé thăm anh thôi. Anh chưa kịp nói với em…

-       Có cái gì anh kịp nói với em không, lúc nào anh cũng vậy hết, đâu phải là lần đầu tiên. Lần này thì thế, lần trước nữa thì sao? Làm sao em tin được chứ.

Linh nói lớn đến mức vài người trong phòng quay lại nhìn, tự Linh cũng thấy mình vô lý nhưng đúng là cô không kiềm nổi cơn giận của mình. An cũng có vẻ bất ngờ vì phản ứng của Linh, anh sa sầm mặt:

-       Em để bụng mọi chuyện đến thế sao Linh, anh đã giải thích với em rồi mà!

Đoạn, anh đặt lên bàn mấy cuốn sách Hóa thực phẩm:

-       Anh hỏi mượn một anh bạn đang chuẩn bị lên tiến sĩ đã từng làm việc với GS Kelvin đề tài yến mạch, em xem thử có tham khảo gì được không?

Rồi anh quay lưng đi một mạch, không hỏi han, nài nỉ gì thêm nữa. “Anh y thay đổi tht ri, đi Tây có khác!”, Linh chua chát nghĩ, quẳng luôn mấy cuốn sách vào sâu trong gầm bàn. Lấy điện thoại ra, cô tắt máy…

Kì 3: Nhịp tim hạnh phúc

“Yến li huyên thuyên nói, nói v nhng ngày An mi qua đây cô đơn và khó khăn như thế nào, nói vs lnh lùng ca anh vi các cô gái, nói c v tnh được anh đặt trong ví trang trng ra sao sut sáu năm nay…”

Trốn mãi trong phòng thí nghiệm rồi cũng phải ra, Linh vốn không phải là người quá sức bi lụy, vả lại nghiên cứu cũng đã có nhiều tín hiệu khả quan. Linh chọn cách bắt xe buýt ra thành phố thăm thú đây đó. Phố xá Sacramento không quá đông đúc nhưng sinh viên ra đây mua sắm, dạo phố thì nhiều vô kể. Linh vào quán cà phê Starbucks:

-       White hot chocolate, please! (Cho một tách chocolate trắng nóng!)

Cô gái đứng cạnh cô cũng gọi đúng món đó. Linh quay sang và ngờ ngợ thấy cô gái rất quen. Quá tam ba bận, Linh lại gặp cô ta. Chừng như cũng đã nhận ra Linh, cô ta bắt chuyện ngay:

-       Chị, em Yến nè! Chị rảnh không, ngồi nói chuyện chút nhé! Em đi một mình cũng buồn quá!

Linh hơi khó chịu vì sự thân thiết và tự nhiên quá mức của Yến nhưng vẫn lịch sự ngồi xuống.

-       Anh An khỏe chưa chị?

Yến hỏi nhẹ nhàng mà Linh nghe như có sét đánh bên tai: “An b bnh à, sao mình không biết nh?” –Linh lúng túng trước câu hỏi của Yến, chưa biết trả lời thế nào. Yến vô tư tiếp luôn:

-       Hôm trước em vào thăm nghe nói bạn An nói ảnh lái xe đi mượn sách vở gì đó của anh bạn tít bên đại học Berkeley, gặp trúng hôm nhiệt độ xuống thấp, đường đi lại xa nên bị cảm lạnh, không biết giờ đã khỏe chưa nữa!

-       Sao em không vào thăm ảnh thì biết ngay thôi?

Yến vừa nói vừa cười nhưng Linh thấy rõ ràng một ánh buồn rất sâu:

-       Em ngại, em thích anh An sáu năm rồi nhưng ảnh chỉ thích chị thôi. Anh An lúc nào cũng chỉ nói về chị, ảnh lạnh lùng với em lắm! Kì lạ thật, em không tưởng tượng nỗi làm sao có thể yêu mãi một người mà sáu năm trời không liên lạc gì với mình!

Linh ngạc nhiên với cách nói “thẳng đuột”, chừng như có chút ghen tị, trách móc của Yến một thì ngạc nhiên với thông tin Yến vừa nói mười. Linh nhớ lại mấy cuốn sách vứt lăn lóc trong gầm bàn “Anh hi mượn mt anh đang chun b lên tiến sĩ đã tng làm vic vi giáo sư Kelvin đề tài Yến mch, em xem th có tham kho gì được không?”. Yến lại huyên thuyên nói, nói về những ngày An mới qua đây cô đơn và khó khăn như thế nào, nói về sự lạnh lùng của anh với các cô gái, nói cả về tấm ảnh Linh được anh đặt trong ví trang trọng ra sao suốt sáu năm nay… Linh nghe mà tai như ù đi, cô không nghĩ trong cái thời đại vội vã này, lại ở cái xứ Mỹ thực dụng này lại có người sống được như thế…

-       Chị có yêu ảnh không?

Câu hỏi của Yến kéo Linh về thực tại: “ nh, mình có yêu An không?” . Câu hỏi đó cứ thế quấn lấy Linh trên suốt chuyến xe buýt về trường. Về phòng thí nghiệm, cô vội vã mở mấy cuốn sách An cho mượn ra, kinh ngạc khi nhận ra bao nhiêu thông tin cô đang rất thiếu đều nằm trọn ở đây. Linh đọc một mạch đến lúc trời sáng tỏ rồi lật đật bật điện thoại tìm số An, đã hai tuần này cô vứt nó trong xó. Có một tin nhắn thoại:

“Linh, bao gi thì em mi hết gin anh? Anh phi làm sao để em hết giđây, anh không biết cách, sáu năm qua cũng thế, bây gi cũng thế…”

Nghe đi nghe lại tin nhắn, Linh thấy mọi thứ như nhòe đi, bao nhiêu kiêu hãnh, bao nhiêu cố chấp của mình trôi đi đâu mất hết… Cô tìm ngay địa chỉ An ở, mặc vội áo ấm rồi đi xuống. Ngang qua căn tin trường, nhìn hai cô cậu sinh viên đang ăn bánh yến mạch ngon lành trong khi chờ giờ lên lớp, Linh bật cười nhớ lại lần đầu tiên An đặt lên bàn thư viện bịch bánh bích quy ”cứu tinh” cô, cô đã mừng đến mức nào. Bất thần, cô nhớ ra: “Ai lđi thăm người bnh mà đi tay không nh?” . Thế là Linh tấp vào mua luôn 9 gói Quaker, đúng 27 cái bánh, năm nay An 27 tuổi, nghĩ tới nghĩ lui, Linh quyết định về nhà mở bánh ra, tỉ mẩn xếp bánh hình trái tim vào trong cái làn con con, phủ lên tấm vải caro, cột một cái nơ nho nhỏ, viết vài dòng rồi xách đi… 

-       Ai đó?

Tiếng An vang lên làm Linh giật thót.

-       Em, Linh đây!

Có tiếng chân đi gần như chạy, An mở cửa, gương mặt tai tái xanh xao nhưng nụ cười thì rạng rỡ chưa từng thấy:

-       Sao em biết anh ở đây mà đến vậy?

-       Anh hết sốt chưa?

An có vẻ cảm động, đôi mắt nheo nheo ấm áp:

-       Anh sắp khỏe rồi, em đừng lo, làm xong nghiên cứu chưa, có khó khăn gì không, quý cô kiêu hãnh Miss Quaker?

Tự nhiên Linh thấy lòng dậy lên một tình cảm yêu thương thân thiết đến kì lạ, không phải là thứ rung động non nớt của tuổi 17 mà là một cái gì đó rất vững chãi, rất tin tưởng với người đàn ông đang ngồi trước mặt mình.

-       Anh nhắm mắt lại đi! Em có cái này tặng anh nè!

An mở mắt, trước mắt anh là một trái tim bánh Quaker Oats xinh xắn nằm trong cái làn nhỏ, An mở thiệp, đọc… Yên lặng một lúc lâu, Linh thấy tim mình đập điên cuồng theo từng hành động chậm rãi của An.

-       Anh cũng có quà tặng em. Nhắm mắt lại đi!

Linh nhắm mắt, một vòng tay rất ấm choàng lấy cô, và một nụ hôn rất ngọt, rất nhẹ bay lên, bay lên…

Tấm thiệp Linh tặng An rơi nhẹ xuống đất, nghiêng nghiêng dòng chữ:

Dear Mr Quaker, Miss Quaker loves you so much, so much… (Thưa Ngài Quaker, Quý cô Quaker yêu Ngài rất rất nhiều…)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro