chuyende3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuyên đề 3

Hợp đồng mua bán ngoại thương và các điều kiện giao dịch

I. Hợp đồng mua bán ngoại thương

1. Những nét cơ bản về hợp đồng mua bán ngoại thương

- Hợp đồng

Luật dân sự Việt Nam:

Giáo trình: hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất, nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hang hóa; Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

- Nguyên tắc ký kết: bình đẳng, tự nguyện

- Mục đích: hình thành, tạo lập, chấm dứt quan hệ pháp lú

Hợp đồng mua bán (điều 3 - luật thương mại 2006)

- Tính chất: (khác với những loại hợp đồng khác)

+ hợp đồng có thể di chuyển quyền sở hữu

 Hợp đồng không có sự di chuyển quyền sở hữu: hợp đồng thuê TS, hợp đồng gia công.

+ hợp đồng có tính chất đền bù (tính chất có đi có lại)

+ hợp đồng có tính chất công vụ

+ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

 Ký kết giữa các bên có hợp đồng thương mại được ký kết tại các nước khác nhau

2. Đặc điểm

• Chủ thể: các bên tham gia hợp đồng có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau

• Hàng hóa: di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia của một nước

• Đồng tiền thanh toán: ngoại tệ

 Nguồn luật của các hợp đồng:

- Luật quốc tế: công ước Viên 1980

- Luật quốc gia: luật thương mại

- Tập quán quốc tế: incoterms

3. Điều kiện hiệu lực

• Chủ thể phải hợp pháp (đủ tư cách pháp lý)

- các pháp nhân, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

• đối tượng hợp đồng phải hợp pháp

- là hàng hóa không thuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu

- Hàng cấm xuất khẩu: vũ khí, đạn dược , vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, đồ cổ, các loại ma túy; các lợi hóa chất độc, gỗ trong, gỗ xe, than làm tữ gỗ, động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên, các loại mật mã và chương trình phần mềm mật mã.

- Hàng cấm nhập khẩu gồm: vũ khí, đan dược, vật liệu nổ; các loại ma túy; các loại hóa chất độc; sản phẩm văn hóa đồi trụy, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục; pháo các loại; thuốc lá điếu; hàng tiêu dùng đã qua sử dụng như hàng dệt may, hàng điện tử

- Hàng xuất khẩu có điều kiện:

Giấy phép: bộ công thương cấp; do các vụ khác cấp

Hàng dệt may

- Hàng nhập khẩu có điều kiện theo giấy phép của bộ thương mại: hàng cần kiểm soát theo quy định của điều ước quốc tế; xi măng porland....

• Nội dung hợp đồng phải hợp pháp: hđ có 6 điều khoản sau

Tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cả, giao hàng, thanh toán

Hình thức hợp đồng phải hợp pháp

Hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản, ký trược tiếp hoặc qua các phương tiện tử

4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán quốc tế

1. Phần trình bày

II. Các điều kiện giao dịch

A. Điều kiện phẩm chất

1. Dựa vào mẫu hàng

- Là số ít hàng hóa lấy ra từ lo hàng

- Áp dụng đối với hàng hóa có quy cách, phẩm chất đồng nhất

Vd: hàng nông sản

Đối với những lo hàng có phẩm chất ít bị thay đổi bởi điều kiện tự nhiên môi trường

- Có 2 cách: do người người bán cung cấp (chủ yếu); mẫu cho người mua cung cấp

 Nếu người mua chấp nhận mẫu => người bán sẽ làm 3 bản giống hệt về khối lượng, quy cách vì người bán sẽ giữ một bản làm cơ sở giao hàng, người mua: làm cơ sở nhận hàng, một bản giao cho cơ sở trung gian

 Người mua cung cấp mẫu khi người mua đặt hàng người bán. Sau đó, người bán sản xuất một mẫu đối giống hệt và nếu người mua chấp nhận => người bán sản xuất 3 bản

- Quy định trong hợp đồng:

As per sample: phẩm chất hàng giao giống hệt phẩm chất hàng mẫu

Abt as per sample: hàng giao gần giống mẫu

 Mẫu là một phụ kiện của hợp đồng

- Khi người bán gửi hàng mẫu cho người mua, nếu hàng hóa có

Giá trị thấp: không tính tiền

Giá trị cao: (kim loại quý) tính tiền

2. Dựa vào chất chủ yếu

- Chất chủ yếu: theo phương pháp này, ng ta quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Đồng thời, người ta còn có thể quy định thưởng nếu hàm lượng chất đó cao hơn quy định hoặc phạt nếu hàm lượng chất đó thấp hơn quy định. Phương pháp này thường dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm.

- Chia hàng hóa ra làm hai chất chủ yếu: chất có ích và chất có hại

Chất có ích: quy định theo tỷ lệ tối thiểu

Chất có hại: quy định theo tỷ lệ tối đa

3. Dựa vào dung trọng

- Dung trong: trọng lượng hàng hóa trên một đơn vị thể tích. Thường áp dụng đối với hoạt động mua bán ngũ cốc

4. Dựa vào tài liệu kỹ thuật

- Thường áp dụng cho hàng hóa là máy móc, thiết bị

- Để vào dạng phụ kiện hợp đồng

5. Dựa vào sự mô tả

- Thường được kết hợp với các phương pháp trên

B. Điều kiện số lượng

1. Đơn vị tính số lượng

- Khối lượng thường dung tấn (MT=1000kg)

- (LT=1016kg; ST = 907kg)

2. Phương pháp quy định số lượng

- Phương pháp quy định số lượng cụ thể: số lượng được ấn định vào thời điểm giao kết hợp đồng và không được phép thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng

 Áp dụng đối với những hàng hóa mà đơn vị tính là cái, chiếc

- Phương pháp quy định phỏng chừng: số lượng giao hàng có thể cao hoặc thấp hơn con số khi giao kết hợp đồng

Khoảng sai lệch: dung sai

 Áp dụng đối với hàng hóa mà bản than có sự hao hụt tự nhiên lớn

Vd: hàng ở thể khí, thể lỏng, (gas, nito, xăng, dầu)

Hoặc hao hụt trong quá trình chuyên chở, bốc xếp

3. Phương pháp xác định trọng lượng

- Khối lượng bì = khối lượng hàng hóa + khối lượng bao bì

 Áp dụng khi hàng hóa không thể tách rời khỏi bao bì, phải có bao bì mới có thể giao dịch, cho phí sản xuất bao bì nhỏ

- Khối lượng tịnh = khối lượng cả bì - khối lượng bao bì

Trọng lượng nửa tịnh (semi hetweight) = khối lượng hàng hóa + khối lượng bao bì trực tiếp

Trọng lương tịnh thuần túy: chỉ mình khối lượng hàng hóa

- Khối lượng thương mại: trọng lượng của hàng hóa ở độ ẩm tiêu chuẩn

 Áp đụng đối với hàng hóa có khả năng hút ẩm cao nhưng phải có khả năng phục hồi phẩm chất

Vd: bong, đay, tơ, vải

C. Điều kiện giá cả

• Giá cố định: giá của hàng hóa được xác định vào thời điểm ký kết hợp đồng và sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện

 Áp dụng đối với những hợp đồng giao dịch trong ngắn hạn và giá hàng hóa tương đối ổn định

• Giá linh hoạt: giá được xác định vào thời điểm ký kết và cho phép thay đổi trong suốt quá trình thực hiện

Vd: biến động trong +_ 3% được phép tiêu chuẩn

• Giá di động: giá có thể quyết định trong quá trình thực hiện hợp đồng, căn cứ vào sự biến đổi các yếu tố chi phí

Giảm giá:

- Do trả tiền sớm

- Giảm thời vụ: do hàng đã qua một chu kỳ kinh doanh

- Giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng hóa mới- giảm giá hàng cũ

- Giảm giá đơn vì một lý do

- Giảm giá kép vì nhiều lý do

Vd: giảm giá do trả tiền sớm + thời vụ

• Các quy định trong hợp đồng

- Đơn giá

- Tổng giá

- Điều kiện cơ sở giao hàng (Giá FOB. CIF...)

D. Điều kiện giao hàng

1. Thời gian giao hàng

- Có định kỳ

Trong một ngày cố định. VD: các bên có vị trí địa lý gần nhau, hàng hóa giao khẩn cấp

Giao chậm nhất vào ngày..

Giao trong một khoảng thời gian

- Giao ngay: thường tính theo đơn vị ngày

- Giao hàng không định kỳ

- Vào ngày, vào khoảng ngày

2. Địa điểm giao hàng

3. Thong báo giao hàng

- Trước khi giao hàng

 Nội dung thông báo

Tên

Quy cách hàng dự kiến giao

Số lượng

- Về tàu chở hàng: người bán giao hàng, người mua thuê tàu

- Thông báo:

Tên tàu, số hiệu tàu, trọng tải tàu, quốc tịch tàu

- Sau khi giao hàng: người bán thông báo cho người mua sau

- Khi giao hàng: tên, quy cách, số lượng

- Khi giao tàu: tên, số hiệu, trọng tải

E. Điều kiện thanh toán

1. Đồng tiền thanh toán: có thể là đồng tiền của nước: người bán, người mua, hoặc nước thứ 3

3 chặng vận tải: đường biển (quốc tế); đất liền nước xuất khẩu, đất liền nước nhập khẩu

2. Địa điểm

Tại nước: xuất khẩu, nhập khẩu, nước thứ 3

- Được hiểu theo cách: bộ chứng từ sẽ được thuyết trình tại ngân hàng nước này

3. Thời hạn thanh toán

- Thanh toán ngay

- Thanh toán trước

- Thanh toán sau

- Thanh toán hỗn hợp

 Chia giá trị hàng hóa thành các mốc khác nhau

4. Bộ chứng từ thanh toán

- Vân đơn gốc, đầy đủ (gồm 3/3 bản)

- Hóa đơn thương mại (3 bản gốc)

- Phiếu đóng gói:

- Giấy chứng nhận xuất xứ phát hành bởi...

Luật VN: phát hành bởi phòng thương mại công nghiệp, bộ công thương

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng của nhà sản xuất

- Giấy chứng nhận của người thụ hưởng

5. Phương thức thanh toán

- Thanh toán nhờ thu: là phuowngt hức mà người bán sau khi giao hàng và yêu cầu một ngân hàng đứng ra thu tiền của mình và trả phí nhờ thu

 Nhờ thu phiếu trơn: clean bill collection

 Nhờ thu kẹp chứng từ: documentary collectiom

- Thanh toán bằng thu tín dụng

 Phương thức thanh toán mà ngân hàng trên cơ sở yêu cầu khách hàng cam kết trả tiền người xuất khẩu nếu như người xuất khẩu hoàn thành đầy đủ nghiệp vụ của mình theo quy định của L/C

 Quy trình

(1) Người nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục mà L/c = cam kết trả tiền cho người xuất khẩu và người nhập khẩu điền vào mẫu đơn xin mơ L/c

Mẫu đơn xin mở L/c do các ngân hàng khác nhau phát hành

 Người nhập khẩu xuất trình cho ngân hàng bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa + bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 Người nhập khẩu làm thủ tục ký quỹ tại ngân hàng

Ký quỹ có 3 bước:

100% trị giá tiền hàng

<100% ...

0% = người mua sẽ làm thủ tục vay vốn ngân hàng để nhập khẩu

 Thanh toán phí mở thu (0,1-0,2% hợp đồng)

(2) Ngân hàng của người nhập khẩu thông báo và chỉ L/C cho ngân hàng người xuất khẩu

(3) Ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu thông báo và chuyển thu cho người xuất khẩu

(4) Người xuất khẩu trước khi giao hàng phải kiểm tra L/c

 Nếu L/c có lỗi bất lợi => sửa L/c giao hàng

(5) Người xuất khẩu xuất trình 1 bộ chứng từ thanh toán tại ngân hàng. Ngân hàng sau khi kiểm tra L/c nếu phù hợp với L/C => trả tiền người xuất khẩu.

(6) Ngân hàng đại diện xuất khẩu chuyển chứng từ, đòi tiền ngân hàng đại điện nhập khẩu

(7) Ngân hàng đại diện người nhập khẩu, đòi tiền người nhập khẩu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#gdtm