chuyendongchuyentay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Chuyện đông chuyện tây An Chi

1- (KTNN 95, ngày 01-11-1992) Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn nghe người ta chửi là "đồ quỷ SaTăng”?

AN CHI: Đấy là hai Sa Tăng khác nhau. Sa Tăng trong tiếng chửi là Sa Tăng bên Chúa Jesus, còn SaTăng mà bạn nói đến là Sa Tăng bên Phật Thích Ca. Sa Tăng bên đạo Thiên Chúa là trùm của loài quỷ, thường được nói đến trong Tân Uớc của Kinh Thánh, chẳnghạn: "Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỷ Satan cám dỗ bốn mươi ngày, ở chung với thú rừng, và có thiên-sứ hầu việc Ngài" (Mác, 1:3). Satan ở đây chính là tên con quỷ mà người ta vẫn phát âm thành "Sa Tăng". Vậy xin phân biệt rõ kẻo oan cho Sa Ngộ Tịnh trong Tây du ký.

2- (KTNN 95, ngày 01-11-1992) Mười hai bên nước trong "phận gái 12 bến nước" là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao là công, hầu khanh, tướng; trung là sĩ, nông, công, thương; và thấp là ngư, tiều, canh, mục? còn trong và đục có phải là thanh khiết, trong sạch và nhơ bẩn, tham ô hay không?

AN CHI : Nhiều người vẫn quan niệm mười hai bến nước đúng như ông đã nêu. Chúng tôi không tin ở cách giải thích trên mà cho rằng Huình-tịnh Paulus Của giảng có lý hơn: "Con gái mười hai bến nước: Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần". (Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài Gòn, 1895. X. ở chữ bến, tr. 46-7).

Điều mà tác giả giảng rằng "Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần" thì chúng tôi lại quan niệm là do từ nguyên dân gian mà ra. Đối với thành ngữ đang xét rõ ràng là hai tiếng trong, đục phải được hiểu rộng hơn cách hiểu mà ông đã nêu.

3. (KTNN 95, ngày 01-11-1992) Rể Đông sàn có phải muốn nói Đông cung thái tử? Dâu Nam giáng có phải muốn nói tích trên núi Nam Giáng (nàng Giáng Tiên) hay không?

AN CHI : Trước hết xin nói rằng đây là rể Đông sàng, dâu Nam gián chứ không phải là "Đông sàn" và “Nam giáng". Sàng là giường: vậy Đông sàng là giường phía Đông. Gián là khe núi: vậy Nam gián là khe núi phía Nam. Vế rể Đông sàng bắt nguồn ở tích Đông sàng thản phúc, nghĩa là nằm thẳng bụng trên giường phía Đông. Chuyện rằng nhà Vương Đạo có nhiều con trai chưa vợ nên Hy Giám mới cho người sang đọ để kén chồng cho con gái. Đám con trai nhà họ Vương biết thế nên anh nào cũng lăng xăng tìm cách làm cho khách để ý. Chỉ có Vương Hy Chi là nằm khểnh trên giương ở phía Đông, coi như không có chuyện gì xảy ra. Nghe người nhà thuật lại, Hy Giám biết Hy Chi ắt là rể quý, bèn chọn ngày lành tháng tất mà gả con gái cho. Quả Vương Hy Chi là thư gia (caligrapher) nổi tiếng; ngày nay hễ nói đến thư pháp (calligraphie) Trung Hoa thì phải nhắc đến Vương Hy Chi. Vậy rể Đông sàng không liên quan gì đến Đông Cung thái tử.

Còn vế dâu Nam gián thì bắt nguồn từ lời của một bài trong Kinh Thi của Trung Hoa: Vu dĩ thể tần, Nam gián chi tân nghĩa là đi hái rau tần bên khe núi phía Nam. Chỉ sự tần tảo của người con gái. Dâu Nam gián là con dâu chịu thương chịu khó. Vậy Nam gián không liên quan gì đến Giáng Hương của Từ Thức hoặc Giáng Kiều của Tú Uyên cả. Truyện Lục Vân Tiên có câu:

Xem đà đẹp đẽ hòa hai: Này dâu Nam gián, nọ trai Đông sàng.

4. (KTNN 95, ngày 01-11-1992) Nhà Ngô (939-965) tuy có bị Dương Tam Khả cướp ngôi nhưng Ngô Quyền cũng đã xưng vương, đóng đô ở CỔLoa; sau đó Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng được sửgọi là Hậu Ngô vương. Vì lý do gì mà ở cửa miệng dân gian luônluôn nói: "Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà không nhắc đếnnhà Ngô"? Phải chăng do bài hịch của cụ Nguyễn Trãi?

AN CHI : Ý bạn cho rằng do ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo (không nhắc đến nhà Ngô) nên người ta vẫn có thói quen nói "Đinh,Lê, Lý, Trần " thôi mà không nhắc đến nhà Ngô mặc dù nhà Ngô có trước nhà Đinh. Quả là người ta có thói quen dựa vào Bình Ngô đại cáo mà nói như thế thật, nhưng đây chỉ là dựa vào bản dịch của Bùi Kỷ được Trần Trọng Kim sử dụng trong Việt Nam sử lược chứ không phải dựa vào nguyên văn của Nguyễn Trãi. Bùi Kỷ dịch: "Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Nhưng chính Nguyễn Trãi thì lại viết: "Tự Triệu, Đinh,Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc; dữ Hán, Đường, Tống,Nguyên nhi các đế nhất phương" nghĩa là "Từ khi (các triều đại) Triệu, Đinh, Lý, Trần bắt đầu dựng nên nước ta (thì chúng ta) cùng với (các triều) Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên mỗi làm chủ một phương (riêng của âu Lạc của Thục Phán bị Triệu Đà gồm thâu vào nước Nam Việt nên người xưa vẫn quan niệm rằng Triệu Đà là vua của nước ta. Bằng chứng là đền thờ Triệu Đà vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay tại Đồng Sâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Vậy Nguyễn Trãi đã không viết "Đinh, Lê, Lý, Trần" mà viết "Triệu, Đinh, Lý, Trần". Nhà Triệu được quan niệm như triều đại đầu tiên của Việt Nam đã xưng đế, ngang hàng và đồng thời với nhà Hán bên Trung Hoa do Hán Cao tổ Lưu Bang khai sáng năm 206 trước Công nguyên. Còn nhà Trần, triều đại liền trước nhà Lê (nhà Hồ thì bị xem là ngụy triều) của Việt Nam, là triều đại đồng thời với nhà Nguyên, triều đại liền trước nhà Minh của Trung Hoa. Chính vì thế mà Nguyễn Trãi mới đặt nhà Triệu ở đầu và nhà Trần ở cuối của vế "Triệu,Đinh, Lý, Trần" mà đối với vế "Hán, Đường, Tống, Nguyên" trong đó Triệu đối với Hán còn Trần đối với Nguyên.

Thế là Nguyễn Trãi không những không nói đến nhà Ngô của Ngô Quyền mà cũng không nói đến nhà Lê của Lê Đại Hành tức Lê Hoàn. Ta không nên đòi hỏiNguyễn Trãi phải nói cho đầy đủ vì ở đây ông không viết sử ký mà chỉ làm văn hùng biện để tuyên cáo về một thắng lợi vĩ đại của dân tộc đối với quân xâm lược nhà Minh. Nếu bắt bẻ về thiếu sót, thì từ nhà Hán đến nhà Đường, ông còn "bỏ quên" các nhà sau đây nữa: Ngụy, Thục, Ngô (thời Tam quốc); Tây Tấn, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Đông Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu (thời Nam Bắc triều); Tống vàTùy. Tổng cộng đến 16 nhà, đâu phải là ít.

5. (KTNN 58, ngày 15-11-1992) Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Xin cho biết tại sao?

AN CHI : Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống không phải là vật tổ (totem) của dân tộc Pháp.Thứ đến, người ta cũng không nói con gà trống mà phải nói đầy đủ là con gà trống Gôloa (con gaulois). Và con gà trống Gô-loa là một biểu tượng (emblème) - chứ không phải "vật tổ" - của dân tộc Pháp. Vật tổ và biểu tượng là hai khái niệm khác nhau. Việc lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng có bao hàm một sự chơi chữ ý nhị ở trong đó. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa(Gauiois). Người Gô-loa, tiếng La Tinh gọi là Gallus. Danh từ Gallus trong tiếng La Tinh lại có một từ đồng âm tuyệt đối là gallus, có nghĩa là con gà trống. Thế là cái vỏ ngữ âm gallus của tiếng La Tinh vừa biểu hiện khái niệm "người Gô-loa" lại vừa biểu hiện khái niệm con gà trống". Vậy cứ theo ngôn ngữ này, người ta có thể chơi chữ bằng đẳng thức:

Người Gô-loa (Gallus) = con gà trống (gallus).

Đó là lý do tại sao người Pháp lại lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng của dân tộc mình. Nếu ta biết rằng tiếng Pháp hiện đại là do tiếng La Tinh thông tục (latin populaire) mà ra thì ta cũng sẽ không lấy làm lạ tại sao người Pháp lại căn cứ vào tiếng La Tinh để chọn biểu tượng cho dân tộc mình như thế.

6- (KTNN 96, ngày 15-11-1992) Hoa Kỳ hiện nay có bao nhiêu tiểu bang? Tên của các tiểu bang đó? AN CHI: Hoa Kỳ có 50 bang:

1. Alabama, 2.Alaska, 3. Arizona, 4. Arkansas, 5. California, 6.Colorado, 7. Connecticut, 8. Delaware, 9. Floriđa, 10.Georgia, 1l. Hawaii, 12. Idaho, 13. Illinois, 14. Indiana, 15. Iowa, 16. Kansas, 17. Kentucky, 18. Louisiana, 19.Maine, 20. Maryland, 21. Massachusetts, 22. Michigan, 23. Minnesota, 24. Mississippi, 25. Missouri, 26. Montana, 27. Nebraska, 28. Nevađa, 29. New Hampshire, 30. New Jersey, 31. New Mexico, 32. NewYork (chú ý: thuộc bang này có thành phố cùng tên NewYork, trước vẫn phiên bằng âm Hán Việt là Nữu ước.Nhưng thủ phủ của bang New York lại là Albany), 33.North Carolina, 34. North Dakota, 35. Ohio, 36. Oklahoma, 37. Oregon, 38. Pennsylvania, 39. Rhode Island, 40. South Carol1na, 41. South Dakota, 42.Tennessee, 43. Texas, 44. Utah, 45. Vermont, 46.Virginia, 47. Washington, 48. West Virginia, 49.Wisconsin, 50. Wyoming.

Vùng Alaska, nằm ở phía TâyBắc của Hoa Kỳ, là đất mà nước Nga Sa hoàng nhượng cho Hoa Kỳ từ năm 1867, trở thành bang thứ 49 củanước này từ năm 1958. Quần đảo Hawaii (tên cũ làSandwich), thủ phủ là Honolulu, là lãnh thổ của Hoa Kỳ từ năm 1898, trở thành bang thứ 50 của nước này cũng từ năm 1958.

7- (KTNN 96, ngày 15-11-1992) Tại sao lại gọi những người bán nam bán nữ (lại cái) là "pê-đê”. AN CHI : Cái tên pê-đê dùng để chỉ những người bán nam bán nữ là kết quả của một lối hiểu sai lệch nay đã trở thành thông dụng. Đó là do tiếng Pháp pédé, dạng tắt của pédéraste. Đây là một danh từ gồm hai từ căn gốc Hy Lạp: péd- (<paidos = trẻ con) và -éraste(<erastês = si mê). Vậy pédéraste là người si mê trẻ con. Còn cái nghĩa đích thực của từ này là: kẻ đàn ông hành dâm vào hậu môn của một bé trai. Nghĩa này đã cho ra nghĩa rộng thông dụng hiện nay là: kẻ loạn dâm hậu môn. Vậy pédé trong tiếng Pháp không hề có nghĩa là "lại cái".

Ghi chú của vvn: Trong tiếng Anh thì chữ lại cái có 2 chữ: gay dùng chỉ đàn ông và lesbian dùng chỉ đàn bà.

8- (KTNN 96, ngày 15-11-1992) Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị Hà. Xin tìm giúp xem sách xưa có ghi tên Hồng Hà là những sách nào?

AN CHI : Xin thưa, sở dĩ sách xưa không có tên Hồng Hà vì đây là một cái tên rất mới do chính người Việt chúng ta dịch từ tiếng Pháp, gọi nôm na hơn một chút là sông Hồng. Sông Hồng có đặc điểm nổi bật là nước của nó về mùa lũ thì rất đỏ, nên người Pháp dựa vào đó mà gọi nó là fleuve Rouge (sông Đỏ). Cũng cùng một cách đặt tên như thế họ đã gọi sông Đà là rivière Noire (sông Đen) còn sông Lô thì lại là rivière Claire (sông Trong). Họ cũng dịch tên sông Hoàng Hà của Trung Hoa sang tiếng Pháp là fleuve Jaune (sông Vàng) rồi lại dựa theo cách diễn này mà dịch tên con song Dương Tử (Dương Tử Giang) thành fleuve Bleu (sông Xanh) mặc dù họ cũng đã có một tên phiên âm từ Dương Tử Giang thành Yang-tseu-kiang (trước thườngviết là Yang-tsé-kiang). Vậy Hồng Hà hay sông Hồng chỉ là những "bản dịch" sang tiếng Việt của tiếng Pháp fleuve Rouge mà thôi. Xin phân biệt với Hồng Giang, một chi lưu xưa của sông Hồng, chảy qua tỉnh Hải Dương.

Ghi chú của vvn: (Sao lục từ wikipedia) Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà (Tiếng Hoa: 紅河Honghe), hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang (元江, pinyin yuan2 jiang1), đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang (禮社江). Đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà.

Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trịNguyên Giang của người Thái (傣Dăi), Di (彞), Cáp Nê (哈尼Hani, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì) trước khi sang Việt Nam ở thị trấn Hà Khẩu(Trung Quốc), giáp giới với thành phố Lào Cai của Việt Nam, rồi chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định). Đồng bằng sông Hồng nằm trên lưu vực con sông này. Các sông nhánh chính của sông Hồng có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông ĐuốngHải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang), nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lývà sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.

9. (KTNN 97, ngày 01-12-1992) Tại sao từ tập 1 đến tập 5, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh không gọi luôn bộ phim dài của Mexico bằng cái tên "Người giàu cũng khóc" mà gọi là "Nước mắt người giàu để sau đó lại phải thay đổi tên gọi từ tập 6 trở đi? Hai cách gọi đó có gì khác nhau không?

AN CHI : Tên gốc của bộ phim này đúng ra là Người giàu cũng khóc. Tên phim bằng tiếng Tây Ban Nha (Người Mexico nói tiếng Tây Ban Nha) là Los ricostambien lloran. Sở dĩ 5 tập đầu của bộ phim được gọi là Nước mắt người giàu có lẽ vì đã theo bản dịch của Đào Minh Hiệp, người đã dịch lời phim (từ tiếng Nga) cho Đài truyền hình Phú Yên (X. Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92, tr.17). Hai cách gọi trên đây có khác nhau hay không? Sau đây là lời của Đào Minh Hiệp: "Quả thật tôi đã phải suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định dịch là Nước mắt người giàu mà vẫn bảo đảm chuyển tải được ý nghĩa chính xác của tên phim (...), đồng thời nghe hay hơn(…) Tôi nghĩ không có gì khác nhau giữa hai tên phim (Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92). Sự thật thì quả là có khác nhau. Nước mắt ngườigiàu là một cấu trúc phi vị ngữ tính (non-prédicativ) còn Người giàu cũng khóc thì đã là một câu. Hai cấu trúc đã khác nhau đến như thế thì không thể nói rằng hàm nghĩa của chúng hoàn toàn như nhau được. Nếu cần thì các tác giả đã nói Las Ingrimas de los ricos (Nước mắt người giàu) rồi. Nhưng họ lại nói Los ricos tambien lloran. Vậy tưởng cứ nên dịch thành Người giàu cũng khóc cho sát với nguyên văn. 10 (KTNN 97, ngày 01-12-1992) Tại sao Colomb có công tìm ra châu Mỹ mà tên ông lại không được dùng để gọi châu này? Tên nước Colombia cóliên quan gì đến tên của Colomb hay không?

AN CHI : Chính Christophe Colomb đã gọi châu Mỹ là Tây ấn Độ (Indes occidentales) vì đã nhầm tưởng rằng đó là nước ấn Độ. Do cách đặt tên này của Colomb mà thổ dân da đỏ châu Mỹ đã được gọi là Indien (tiếng Pháp), Indian (tiếng Anh), nghĩa là người Ấn Độ. Saukhi biết rõ sự thật, người ta mới dần dần gọi châu Mỹ bằng cái tên Amerique (tiếng Pháp), America (tiếng Anh) như hiện nay. Đúng là trong tên nước Colombia có tên của Colomb. Ông đã đến miền đất này năm 1502 nhưng trước đó thì Alonso de Hojeda đã phát hiện ra nó từ 1499. Sau khi hoàn thành việc chinh phục đất này vào năm 1539 thì Gonzalo Jiménez de Quesada đã gọi nó là Nueva Granada; mãi về sau nó mới được gọi là Colombia.

11. (KTNN 98, ngày 15-12-1992) Tam tộc trong "tru di tam tộc" là những tộc nào? AN CHI : Hai tiếng tam tộc có ít nhất là bốn cách hiểu mà Từ nguyên (một bộ từ điển tiếng Hán ra mắt năm 1915) đã cho như sau: 1. Cha mẹ, anh em, vợ con là tam tộc (Phụ mẫu, huynh đệ, thê tử vi tam tộc). 2. Họ cha, họ mẹ, họ vợ là tam tộc (Phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc vi tam tộc). 3. Cha, con, cháu (= con của con) là tam tộc (Phụ, tử, tôn vi tam tộc). 4. Anh em của cha, anh em của mình, anh em của con là tam tộc (Phụ côn đệ, kỷ côn đệ, tử côn đệ vi tam tộc).

Vì có nhiều cách hiểu như trên cho nên ngay vụ án Nguyễn Trãi cách đây 555 năm (1442) cũng được người thời nay hiểu khác nhau. Cao Huy Giá dịch Đại Việt sử ký toàn thư đã viết như sau:"Ngày 16 (tháng 8 năm Nhâm Tuất - AC), giết hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời" (t.III, Hà Nội, 1972, ti.131). Ba đời đương nhiên chỉ có thể là đời cha, đời con và đời cháu (ứng với nghĩa 3 của Từ nguyên) mà thôi. Nhưng Phan Huy Lê thì lạiviết: "(…) Nguyễn Trãi bị ghen ghét gièm pha, có lần bị hạ ngục và cuối cùng bị tru di ba họ" (Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi (tập kỷ yếu), Hà Nội, 1982, tr.75). Ba họ, theo cách hiểu thông thường là họ cha, họ mẹ và họ vợ (ứng với nghĩa 2 của Từ nguyên), đương nhiên phải nhiều và nặng hơn ba đời vì ba đời chỉ thuộc có một họ mà thôi.

12- (KTNN 98, ngày 15-12-1992) Tại sao lại nói "ruột đau chín chiều'? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều?

AN CHI : Chữ chiều ở đây chính là chữ mà Huình-Tịnh Paulus Của viết chìu và giảng là "chỗ uất khúc, vạy vò", (Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài Gòn, 1895,tr. 145). Đây chính là cái nghĩa gốc đã cho ra nghĩa thông dụng hiện đại của chiều trong chiều hướng, đường một chiều, v.v. Ruột đau chín chiều là dịch ý của mấy tiếng Hán cửu hồi trường nghĩa là "chín (lần) quặn ruột". Giản Văn Đế nhà Lương có viết: "Bi dao dạ hề, cửu hồi trường" (Đêm buồn dài dặc hề, chín lần ruột quặn). Tư Mã Thiên cũng viết: "Trường nhất nhật nhi cửu hồi" (Một ngày mà ruột quặn chín lần). Cái nét nghĩa "uất khúc, vạy vò" của từ chìu, mà Huình-tịnh Paulus Của đã ghi, rất ăn khớp với cái nghĩa của tiếng hồi là "quanh", là "quặn". Vậy chín chiều là "bản dịch" rất sát của cửu hồi (cửu = chín, hồi = chiều, nghĩa là quặn) nhưng do cấu trúc của nó về mặt thuần túy hình thức rất giống với cấu trúc của "(đường) một chiều hoặc" (một sớm) một chiều nên mới dẫn đến hai cách hiểu nhầm đã được ghi nhận trong câu hỏi. Cuối cùng, cũng phải nhắc lại rằng nếu theo đúng chính tả hiện nay thì chữ chìu của Huìnhtịnh Paulus Của phải được viết là chiều (Những chữ chiều trong chiều theo, chiều lòng, trăm chiều, v.v. đều được ông nhất loạt viết thành chìu).

13. (KTNN 98, ngày 15-12-1992) Tại sao có người lại cho rằng câu "Mũi dại lái phải chịu đòn" đúng ra phải là "Mũi vạy lái phải chịu đòn"?

AN CHI : Hình thức gốc và đúng là Mũi vạy lái phải chịu đòn. Câu tục ngữ này bắt nguồn từ đặc điểm của nghề ghe thuyền. Mũi vạy là mũi lệch, mũi không đi đúng hướng cần thiết, có thể do nước xoáy hoặc nước xiết. Trong điều kiện này người cầm lái đương nhiên phải vất vả và phải vững tay vì anh ta là người chịu đòn. Chịu đòn ngon lành thì thuyền sẽ ngon lành vượt qua dòng nước xiết hoặc cơn nước xoáy. Chịu đòn kém cỏi thì thuyền sẽ chông chênh, thậm chí có thể bị lật. Vậy chịu đòn là gì? Là dùng sức của mình mà ghì cây đòn lái cho vững, không để cho cái bánh lái bị dòng nước làm chao đảo, quặt quẹo gây nguy hiểm cho con thuyền. Câu tục ngữ muốn nói đến vai trò và tráchnhiệm của người chỉ huy trong tình thế khó khăn, nguy hiểm. Từ nguyên dân gian đã biến nó thành "Mũi dại lái phải chịu đòn" đưa đến cách hiểu hiện nay rằng dại là từ trái nghĩa với khôn còn chịu đòn là bị đánh bằng roi vọt. Tuy nhiên, cái nghĩa ví von của câu này thì lại không khác lắm so với cái nghĩa của câu gốc.

14. (KTNN 98, ngày 15-12-1992) Trong câu "đầu cua tai nheo" thì "tai nheo" là gì? Ý cả câu là gì? AN CHI : Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng câu đó như sau: "Chỉ những chuyện chắp nhặt, không đâu vào đâu”. Tai là một từ Việt gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa là (cái) mang cá. Đây là một từ cổ, xưa vẫn được dùng với tính cách là một từ độc lập, chẳng hạn như trong câu: "Lô cư cá vức bốn tai" (Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Hà Nội, 1985, tr.201 - Nhà chú giải đã không giảng chữ tai trong câu này). Không bàn đến chuyện có thật con cá vức có bốn tai, nghĩa là bốn mang, hay không, ở đây chúng tôi chỉ muốn dẫn chứng về cái nghĩa mà mình đã nêu. Chữ tai, Hán tự viết là 鰓, được Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur giảng là "ouiles de poisson" còn Mathews' Chinese-english Dictionary cũng giảng là "the gills of a fish". Vậy tai theo là mang cá nheo. Mang cá nheo mà đi với đầu con cua thì rõ ràng là chuyện chắp vá chẳng đâu vào đâu!

Ghi chú của vvn: Tại sao ba chữ "đầu" "cua" và "nheo" là tiếng Việt lại có một chữ "tai" tiếng Hán chun vô giữa vậy cà? Nếu đúng "tai nheo" là "mang con cá nheo" thì chắc tục ngữ cũng phải có câu "đầu cua mang nheo" đồng tồn tại với câu "đầu cua tai nheo" chớ.

Chính An Chi cũng nói thường người ta trại từ một từ khó sang một từ dễ chớ không ai làm ngược lại. Nhưng "mang" mà chuyển thành "tai" xong rồi thủ tiêu chữ "mang" luôn thì không giống với cách lý luận này.

15- (KTNN 98, ngày 15-12-1992) Rắn có phủ được mèo hay không? Nếu không, tại sao một số nơi ở miền Bắc lại có lưu hành câu"Rắn phủ 1. mèo"?

AN CHI : Về chuyện "rắn phủ mèo", trong Chân trời khoa học (của báo Khoa học phổ thông) tháng11.1990, kỹ sư Nguyễn Quốc Thắng đã giải thích rõ ràng như sau: "Rắn thuộc lớp bò sát còn mèo thuộc lớp động vật có vú, hai lớp này rất xa nhau về mặt tiến hóa. Theo nguyên tắc của sinh vật học, 2 loài khác nhau của cùng một giống đã rất khó giao phối với nhau huống hồ ở đây rắn và mèo có cấu tạo cơ quan sinh dục hoàn toàn khác nhau, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào cũng khác nhau, do đó khẳng định chúng không thể giao phốivới nhau được" (tr.56).

Tất nhiên là có nhiều người quả quyết rằng chính mắt họ đã nhìn thấy rắn phủ mèo. Nhưng sự thật thì hoặc là họ đã nhìn gà hóa cuốc hoặc là điều này có nhiều phần chắc chắn hơn - họ đã "tung tin vịt một cách vô tội vạ mà thôi. Còn "rắn phủ l. mèo" chỉ là một biến dạng của thành ngữ dán bùa l. mèo, một phần hẳn là cũng có do người ta vẫn bị ám ảnh bởi cái chuyện "rắn phủ mèo". L. mèo là cái đầu hồi nhà, tức là cái phần hình tam giác bên hông nhà mà đỉnh là nơi hai mái nhà giáp nhau. Ngày xưa khi thợ mộc cất nhà xong, họ thường dán một lá bùa vào cái l. mèo nhà theo tín ngưỡng, mà có khi cũng chỉ đơn giản là theo thói quen nghề nghiệp. Câu dán bùa l. mèo bắt nguồn từ thực tế này; về sau nó đã bị từ nguyên dân gian bóp méo nên mới thành rắn phủ l. mèo.

Ghi chú của vvn: 1. "Lồn mèo: đầu hồi, góc giụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau: Dán bùa lồn mèo." (Vương Hồng Sển). Chỗ này còn gọi là "khu đĩ" trong phương ngữ miền bắc.

16. (KTNN 99, ngày 01-01-1993) Tờ "Bát tự niên canh" có phải là tờ đăng ký kết hôn ngày xưa hay không? Có phải "bát tự" có nghĩa là tám tờ còn "niên canh" là có giá trị trong một năm hay không?

AN CHI : Nói cho đúng cú pháp tiếng Hán thì đó là niên canh bát tự, có nghĩa là tám chữ thuộc về tuổi tác. Đó là tám chữ CAN CHI (thí dụ: Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Ất Mùi, v.v…) gồm có hai chữ chỉ giờ, hai chữ chỉ ngày, hai chữ chỉ tháng và hai chữ chỉ năm mà một con người đã ra đời. Tờ niên canh bát tự là tờ ghi giờ, ngày, tháng và năm sinh theo âm lịch của chàng trai hoặc cô gái để trao cho nhà gái hoặc nhà trai đi coi thầy xem tuổi hai bên có hạp nhau hay không. Hễ hạp tuổi với nhau thì mới bàn tính đến chuyện hôn nhân chính thức. Vậy đó không phải là tờ đăng ký kết hôn. Vả lại, chẳng cứ khi tính chuyện hôn nhân mới có khai niên canh bát tự. Chỉ cần đi xem tử vi để biết chuyện bổn mạng thì cũng đã phải khai tám chữ cho thầy rồi (không có tám chữ thì thầy làm sao lên bảng được).

17. (KTNN 99, ngày 01-01-1993) Hai tiếng cù là trong "dầu cù là" xuất xứ từ đâu? Có phải tên một loại cây nào không? AN CHI : Có người đã liên hệ hai tiếng cù là này với hai tiếng Cù Là là tên mà người xưa ở miệt dưới đã dùng để gọi nước Miến Điện. Số là trước đây có một loại dầu cù là mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ông già bà cả trong Nam ưa chuộng. Người ta cho rằng vì thứ đầu này được sản xuất tại nước Cù Là (=Miến Điện) nên nó mới được gọi là dầu cù là (=dầu sản xuất tại nước Cù Là). Sau khi hai tiếng cù là trở thành thông dụng trong phương ngữ Nam Bộ thì ngữ danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao, bất kể chúng được sản xuất tại nước nào, đương nhiên là kể cả tại nước Tàu. Còn chính người Tàu thì lại gọi dầu cù là là vạn kim du (tiếng Quảng Đông: màn cắm y du) bắt nguồn từ nhãn hiệu của một thứ dầu cù là là hiệu Vạn Kim. Hiện chúng tôi chưa tìm được tên của một loại cây nào gọi là cây "cù là".

18. (KTNN 99, ngày 01-01-1993) Trong bài 'Hoàng hậu Hiếu Văn, làng Cổ Trai và đất Minh Linh" đăng trên Cửa Việt số 15, tháng 6-1992, Tố Am Nguyễn Toại đã dựa vào thư tịch của Trung Quốc để khẳng định rằng Mạc Đăng Dung không phải là người Việt mà là người Đãn từ Trung Quốc lưu lạc sang. Xin hỏi người phụ trách mục"Chuyện Đông chuyện Tây" nghĩ sao về điều khẳng định này?

AN CHI : Người đầu tiên phát hiện ra rằng Mạc Đăng Dung thuộc sắc dân Đãn Man là Trần Quốc Vượng tại Hội nghị khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức ở Hải Phòng tháng 2.1985. Cứ liệu của ông là một số điều ghi chép trong Minh sử. Bảy năm sau, Tố Am NguyễnToại lại tiếp tục khẳng định giống như Trần Quốc Vượng. Ngoài Minh sử ra, ông còn nêu tên sách Đông Hoãn huyện chí của Trần Bá Đào đời Thanh. Chúng tôi cho rằng chẳng qua Trần Bá Đào cũng chỉ viết theo Minh sử mà thôi và rằng những điều mà sách này đã chép về thành phần dân tộc của Mạc Đăng Dung là hoàn toàn không thể tin tưởng được. Chỉ riêng một việc người Đại Minh "biết quá rõ" về lai lịch của Mạc Đăng Dung trong khi chính người Đại Việt thì lại hoàn toàn mù tịt về điều đó, chỉ riêng mộtviệc đó thôi, cũng đã là điều hoàn toàn đáng ngờ rồi. Huống hồ chế độ tuyển cử và chế độ bảo cứ quan chức của nước ta vào thời Lê thật chặt chẽ và chu đáo, thì làm sao một tên cha căng chú kiết - nếu quả ông ta là người Đãn Man - như Mạc Đăng Dung lại có thể len lỏi vào làm đô chỉ huy sứ từ năm 1508 để lên ngôi hoàng đế 19 năm sau đó?

Theo truyền thuyết thì Mạc Đăng Dung xuất than từ nghề đánh cá - còn chúng tôi thì cho rằng bấy giờ ông ta là một Khương Thượng chờ thời - nên Minh sử mới dựa vào đó mà ghi chép một cách hồ đồ rằng ông là người Đãn Man, vì Đãn Man là một sắc dân chuyên sống lưu động trên ghe thuyền để làm nghề đánh cá và có khi là cả nghề cướp biển nữa. Hoặc cũng có thể Minh sử đã cố ý ghi chép như thế để gián tiếp nhắn nhủ một cách trịch thượng rằng một tên Đãn Man cũng đủ khả năng để làm vua nước Đại Việt như thường. Dù thế nào mặc lòng, chúng tôi cho rằng người Việt Nam không thể đặt lòng tin tuyệt đối của mình vào sách Tàu được, nhất là sách Tàu mà lại viết về những vấn đề lịch sử tế nhịcủa Việt Nam.

18. (KTNN 99, ngày 01-01-1993) Trong bài 'Hoàng hậu Hiếu Văn, làng Cổ Trai và đất Minh Linh" đăng trên Cửa Việt số 15, tháng 6-1992, Tố Am Nguyễn Toại đã dựa vào thư tịch của Trung Quốc để khẳng định rằng Mạc Đăng Dung không phải là người Việt mà là người Đãn từ Trung Quốc lưu lạc sang. Xin hỏi người phụ trách mục"Chuyện Đông chuyện Tây" nghĩ sao về điều khẳng định này?

AN CHI : Người đầu tiên phát hiện ra rằng Mạc Đăng Dung thuộc sắc dân Đãn Man là Trần Quốc Vượng tại Hội nghị khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức ở Hải Phòng tháng 2.1985. Cứ liệu của ông là một số điều ghi chép trong Minh sử. Bảy năm sau, Tố Am NguyễnToại lại tiếp tục khẳng định giống như Trần Quốc Vượng. Ngoài Minh sử ra, ông còn nêu tên sách Đông Hoãn huyện chí của Trần Bá Đào đời Thanh. Chúng tôi cho rằng chẳng qua Trần Bá Đào cũng chỉ viết theo Minh sử mà thôi và rằng những điều mà sách này đã chép về thành phần dân tộc của Mạc Đăng Dung là hoàn toàn không thể tin tưởng được.

Chỉ riêng một việc người Đại Minh "biết quá rõ" về lai lịch của Mạc Đăng Dung trong khi chính người Đại Việt thì lại hoàn toàn mù tịt về điều đó, chỉ riêng mộtviệc đó thôi, cũng đã là điều hoàn toàn đáng ngờ rồi. Huống hồ chế độ tuyển cử và chế độ bảo cứ quan chức của nước ta vào thời Lê thật chặt chẽ và chu đáo, thì làm sao một tên cha căng chú kiết - nếu quả ông ta là người Đãn Man - như Mạc Đăng Dung lại có thể len lỏi vào làm đô chỉ huy sứ từ năm 1508 để lên ngôi hoàng đế 19 năm sau đó?

Theo truyền thuyết thì Mạc Đăng Dung xuất than từ nghề đánh cá - còn chúng tôi thì cho rằng bấy giờ ông ta là một Khương Thượng chờ thời - nên Minh sử mới dựa vào đó mà ghi chép một cách hồ đồ rằng ông là người Đãn Man, vì Đãn Man là một sắc dân chuyên sống lưu động trên ghe thuyền để làm nghề đánh cá và có khi là cả nghề cướp biển nữa. Hoặc cũng có thể Minh sử đã cố ý ghi chép như thế để gián tiếp nhắn nhủ một cách trịch thượng rằng một tên Đãn Man cũng đủ khả năng để làm vua nước Đại Việt như thường. Dù thế nào mặc lòng, chúng tôi cho rằng người Việt Nam không thể đặt lòng tin tuyệt đối của mình vào sách Tàu được, nhất là sách Tàu mà lại viết về những vấn đề lịch sử tế nhịcủa Việt Nam.

19. (KTNN 99, ngày 01-01-1993) Tiếng Anh đã có từ Christmas để chỉ lễ Giáng sinh, lại còn có cả từ Yule nữa. Xin cho biết xuất xứ của từ này.

AN CHI : Yule là hình thái hiện đại bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại yol, tiếng Anh cổ đại geol, với biến thể geohhol. Đồng nghĩa và cùng gốc với nó hiện nay là tiếng Thụy Điển, tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch jul mà tiếng Phần Lan láng giềng đã mượn và phát âm thành joulu. Theo Eric Partridge, hình thái cổ đại geol bắt nguồn từ một hình thái tiền thân là geol, một kiểu hoán vị ngữ âm (metathesis) cùng gốc với tiếng La Tinh gelu, có nghĩa là băng giá. Do đó mà tiếng Anh cổ đại còn có danh từ geola để chỉ tháng December (tháng Chạp dương lịch), mà nghĩa từ nguyên là tháng băng giá. Còn geol, nay là Yule, là ngày lễ của tháng geola, tức là ngày Giáng sinh.

20. (KTNN 100, ngày 15-01-1993) Tại sao lại gọi là "ông Táo"? "Táo" là gì? AN CHI : Táo là tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa Ià bếp. Đại táo là bếp to, nấu cho chiến sĩ (quân đội) hoặc nhân viên (cơ quan) ăn tập thể rất đông người. Trung táo là bếp vừa, nấu cho cán bộ trung cấp. Còn tiểu táo là bếp nhỏ, nấu riêng cho cán bộ cao cấp. Lại còn có đặc táo là bếp nhỏ loại đặc biệt thượng hảo hạng. Theo tín ngưỡng xưa, bếp có thần bếp gọi là táo quân, táo vương hoặc táo thần, khẩu ngữ còn gọi là táo công. Người Việt Nam đã dịch táo công thành ông táo. Dân gian Việt Nam còn lấy hai tiếng ông táo để chỉ từng hòn trong ba hòn đất dùng để bắc chảo bắc nồi lên mà xào mà nấu. Những hòn đất này thoạt đầu thì cháy nám, rồi lâu ngày dài tháng, trở nên đen thủi đen thui (vì vậy mà trong khẩu ngữ ở Nam Bộ trước đây, người ta còn dùng hai tiếng ông táo để gọi đùa người Ấn Độ, rồi về sau cả lính da đen nữa).

21- (KTNN 100, ngày 15-01-1993) Tại sao lại nói "ngày tư ngày tết" và “tư niên" (là quanh năm). Hai tiếng "tư” này có liên quan gì với nhau hay không?

AN CHI : Hán ngữ có một từ ghi bằng chữ 玆, mà âm Hán Việt là tư, có nghĩa là năm, là mùa. Mathews' Chinese-English Dictionary (p.1023. ch.6935) giảng là: "A year, a season”. Sách Lã thị xuân thu có câu: “Kim tư mỹ hòa, lai tư mỹ mạch” nghĩa là mùa này tốt lúa gạo, mùa tới tốt lúa mì. Vì nó cùng một trường nghĩa với tết nên người ta đã ghép nó với từ này thành tư tết, rồi lại xen ngày vào mà nói thành ngày tư ngày tết.

Còn tư trong "tư niên” thì lại không liên quan gì đến tư trong "ngày tư ngày tết" cả. Nó là tư trong tư bề, tư mùa, nghĩa là một biến thể ngữ âm của tứ là bốn. Tư bề là bốn bề, nghĩa là mọi phía; tư mùa là suốt bốn mùa, nghĩa là quanh năm. Sự di chuyển tự nhiên và hợp lý từ bốn sang mọi, sang quanh trong nghĩa của tư bề, tư mùa đã dẫn đến cách hiểu sai lệch rằng tư có nghĩa là quanh, là khắp, là cả, v.v.. Với cách hiểu sai lệch này, người ta đã nói tư niên mà hiểu là quanh năm.

22. (KTNN 100, ngày 15-01-1993) Con lân là con gì? Có phải đó cũng là con kỳ lân hay không? Tại sao ngoài Bắc gọi là "múa sư tử" mà trong Nam lại gọi là "múa lân"?

AN CHI : Con lân cũng gọi là con kỳ lân. Nguyên kỳ là tên của con đực, còn lân là tên của con cái. Người ta ghép lại mà gọi chung là kỳ lân. Ngày nay lân hoặc kỳ lân chỉ cả con đực lẫn con cái. Tiếng Pháp dịch là unicorne, tiếng Anh là unicorn. Lân là con vật đứng hàng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Nó là một con vật thần thoại thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng, lông trên lưng thì ngũ sắc mà dưới bụng thì màu vàng. Tục truyền rằng nó là một con vật hiền lành (nhân thú), không đạp lên cỏ tươi và không làm hại các vật sống. Tục còn truyền rằng vì nó là một con thú có nhân như thế cho nên vua chúa ai là người có nhân thì mới được nhìn thấy nó. Múa lân tức là múa kỳ lân. Sở dĩ trong Nam gọi múa lân mà ngoài Bắc gọi là múa sư tử là vì nhác trông thì con lân giống con sư tử (Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-tịnh Paulus Của cũng giảng lân là một "con thú giống con sư tử"). Vì vậy, người ta đã nhầm múa lân thành "múa sư tử” rồi cứ thế mà gọi lâu ngày thành quen. Nhưng cứ nhìn vào cái đầu lân (để múa) với cái miệng rộng, cái mũi to và cái sừng nổi cộm thì biết ngay đó không phải là con sư tử rồi.

Ghi chú của vvn: Mặc dù người châu u dùng chữ Unicorn để gọi con kỳ lân của châu Á nhưng con Unicorn của châu u là con ngựa có 1 sừng thẳng giữa trán. Tương tự như trường hợp họ dùng chữ Dragon để gọi con rồng của châu Á. Kỳ thực, trong văn hóa u Tây, Dragon là loài khủng long có cánh, quái thú phun lửa, biểu tượg của cái ác làm hại loài người. Vì không hiểu rõ con Rồng châu Á là linh vât làm mưa giúp con người, và là biểu tượng tối cao của hoàng tộc, nên nhiều người châu u vẫn còn tưởng người châu Á thờ quỷ dữ.

23. (KTNN 100, ngày 15-01-1993) Tại sao lại gọi là "con giáp"? Mỗi con giáp có bao nhiêu năm? AN CHI : Hai tiếng con giáp là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ này con giáp là một chu kỳ 12 năm âm lịch gọi bằng tên của 12 địa chi từ Tí đến Hợi. Nghĩa này đã cho ra một nghĩa rộng là chu kỳ thời gian từ một năm đã cho đến năm cùng một tên chi với nó sau đó 12 năm, chẳng hạn từ năm Nhâm Thìn 1832 đến năm Giáp Thìn 1844, hoặc từ năm Đinh Hợi 1947 đến năm Kỷ Hợi 1959, v.v.. Do đó mà người sanh năm Nhâm Thìn 1832 lớn hơn người sanh năm Giáp Thìn 1844 một con giáp, còn người sánh năm Kỷ Hợi 1959 thì nhỏ hơn người sánh năm Đinh Hợi 1947 một con giáp. Ngoài ra, trong khẩu ngữ của tiếng địa phương Nam Bộ, con giáp còn có nghĩa là con vật tượng trưng của mỗi chi trong 12 địa chi nữa (chẳng hạn con chuột cho năm Tý, con trâu cho năm Sửu, v.v… Do đó mới có câu "Mười hai con giáp không giống con nào”.

Vậy tại sao lại gọi là con giáp? Nguyên ngày xưa người ta đã theo thứ tự trước sau của thập can và thập nhị chi mà phối hợp các can và các chi với nhau sao cho có được một chu kỳ gồm 60 đơn vị bắt đầu từ Giáp Tí cho đến Quý Hợi, trong đó mỗi đơn vị được gọi bằng một tên kép gồm có một tên can và một tên chi. Chu kỳ này được trình bày thành một bảng gồm có 60 ô. Bảng này gọi là hoa giáp. Trong phương ngữ Bắc Bộ, hoa giáp đã được nói tắt thành giáp. Giáp thoạt đầu vẫn được hiểu là một chu kỳ gồm 60 năm, về sau lại được linh động hiểu thành một chu kỳ 12 năm như cách hiểu thong thường hiện nay. Tuy cũng cùng một cách chuyển nghĩa như trên nhưng trong phương ngữ Nam Bộ thì hoa giáp lại trở thành con giáp vì hai lý do. Một là người ta vẫn bị ám ảnh bởi các con vật tượng trưng cho mỗi chi khi nói đến hoa giáp. Hai là tiếng con vừa có tác dụng nhắc nhớ đến các con vật như đã nói ở trên, lại vừa đồng âm với con là một từ chỉ chu kỳ như trong con nước, con trăng v.v. mà hoa giáp thì rõ ràng là một chu kỳ. Vì hai lý do đó mà con đã thay thế cho hoa.

24- (KTNN 101, ngày 01-02-1993) ĐỘC GIẢ: Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son). AN CHI : Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển đã ghi nhận bốn cách giải thích sau đây 1. Trước kia có một anh thợ nguội tên Son, thứ ba, đã vào làm ở sở này. Người ta bèn lấy thứ và tên của anh mà gọi tên sở là Ba Son. 2. Trước khi Ba Son được thành lập thì nơi đó có một con xẻo chảy qua. Xẻo này có nhiều cá. Người Pháp thường đến câu ở đó và gọi nó là "mare aux poissons” (ao cá). Khi xây dựng xưởng Ba Son, con xẻo tuy bị lấp nhưng tên vẫn còn. Người ta bèn phiên âm poissons thành Ba Son để gọi xưởng mới thành lập. 3. Ba Son là do tiếng Pháp reparation có nghĩa là “công việc sửa chữa” mà ra (Ba Son vốn là nơi sửa chữa tàu thủy). 4. Ba Son là do "bassin de radoub"nghĩa là "ụ sửa chữa vỏ tàu mà ra (bassin > Ba Son). Ông Vương Hồng Sển viết rõ như sau: "Theo quyển Promenades dans Saigon, tác giả, bà Hilda Arnold, ghi rằng buổi đầu người Pháp đã xuất ra trên bảy triệu quan thời áy để lấp đất và xây cái ụ tàu "bassin de radoub" này, để có thể sửa chữa các thứ tàu chiến, tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc. Thời ấy, cuộc chuyển vận đều do đường thủy, nên cái "bassin de radoub" giúp họ nắm vận mạng xứ này trong tay". Trong bốn cách trên, chỉ có cách giải thích thứ tư là đáng tin nhất mà thôi. Về phần mình, chúng tôi cho rằng Ba Son là do tiếng Pháp bastion (= pháo đài) mà ra và tin rằng sẽ có ngày chúng tôi chứng minh được mối quan hệ này.

Ghi chú của vvn: Cách thứ nhất, nhì và ba là tham khảo cho vui chớ không hợp lý về mặt nguồn gốc hay ngữ âm vì người mình, đặc biệt là người miền Nam sẽ phát âm các từ:

1. Tại sao là anh thợ nguội mà không lấy tên của ông giám đốc? 2. poissons = "boa-dông" hay "boa-zông". 3. réparation = "rề-ba-ra-xông". 4. Cách thứ tư cũng không thuyết phục lắm về mặt ngữ âm, vì nếu âm từ chữ bassin thì người mình sẽ gọi thành Bạt-xanh hay Bạt-xe chớ không thành Ba son.

Suy luận của An Chi về chữ bastion (Ba-xông = Ba-xoong = Ba Son) dễ chấp nhận hơn về mặt ngữ âm và nguồn gốc. Về ngữ âm, nên nhớ đa số sách báo Việt Ngữ thời xưa đều gọi và viết là Ba-xoong chớ ít viết là Ba Son như sau này.

Ngoài ra, khu vực dọc theo bờ sông Sài Gòn-Thị Nghè ngày xưa là khu vực thành Gia Định (bastion de Gia Dinh) mà Phan Thanh Giản và Lê Văn Duyệt đã từng cố gắng trấn thủ chống lại quân Pháp. Cho nên vvn nghiêng về giả thuyết bastion hơn.

25. (KTNN 101, ngày 01-02-1993) Lục dục, thất tình là những tình cảm nào? AN CHI: 1. Lục dục là tiếng nhà Phật chỉ sáu điều ham muốn do lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) mà ra: mắt muốn nhìn đẹp, tai muốn nghe hay, mũi muốn ngửi thơm, lưỡi muốn nếm ngon, thân muốn hưởng sướng và ý muốn biết hết.

2. Thất tình là bảy thứ tình cảm thường khuấy động lòng người: hỉ (mừng), nộ (giận), ai (lo), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét) và dục (muốn). 26. (KTNN 101, ngày 01-02-1993) Điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy. Xin cho biết sáu nghệ thuật kia.

AN CHI: Sáu nghệ thuật kia là: 1. âm nhạc, 2. múa, 3. hội họa, 4. điêu khắc, 5. kiến trúc, 6. kịch.

Ghi chú của vvn: Vậy lĩnh vực sáng tác không được liệt vào hàng nghệ thuật. Buồn nhỉ. Chỉ vì ngày xưa các nhà viết sách ở châu u hay châu Á đều là các nhà tư tưởng nên văn học được xếp chung với philosophy (u) hay Thi Thư (Á)

Có ai biết nghệ thuật thứ tám là môn nào không? (Hỏi nghiêm túc nhé. Không phải là 888). Có vài lần vvn nghe báo chí hay đài nhắc đến nghệ thuật thứ tám nhưng người thì ám chỉ ngành đồ họa, người thì ám chỉ một ngành khác nào đó nên mình rất mơ hồ về cái gọi là nghệ thuật thứ tám.

Ghi chú của Caravan: Trong 6 nghệ thuật trên, em nhớ là được chia là 2 mảng + Nghệ thuật liên quan không gian: hội họa, kiến trúc, điêu khắc + Nghệ thuật liên quan thời gian(cái này không nhớ chính xác): âm nhạc, múa, kịch. Ngoài ra em thấy về trừu tượng không gian thì liên quan đến bán cầu não trái, còn 3 nghệ thuật kia liên quan đến bán cầu não phải

27. (KTNN 101, ngày 01-02-1993) Con dâu của vua gọi là gì? Tại sao con rể của vua lại gọi là “phò mã”? AN CHI : Con dâu của vua gọi là hoàng tức. Hoàng là một thành tố chỉ những gì thuộc về vua, liên quan đến vua. Tức là dạng tắt của tức phụ đã trở nên thông dụng, có nghĩa là con dâu. Con rể của vua vốn được gọi là hoàng tế (tế là rể). Từ đời Ngụy, đời Tấn, chàng rể được phong làm phụ mã đô úy, gọi tắt là phụ mã, âm xưa là phò mã. Đây là một chức quan chuyên trách việc ngựa xe cho vua, anh chàng hoàng tế được cái tên phò mã là nhờ ở chức này.

Ghi chú của vvn: Trên thiên đình thì chức "quan chuyên trách việc ngựa" gọi là bật mã ôn. Ai có xem Tây du ký chắc còn nhớ. Lúc đó nếu gọi Mỹ Hầu Vương là phò mã chắc đã chẳng xảy ra chuyện đại náo thiên đình. Có lẽ tại Ngọc Hoàng không có con gái?

28. (KTNN 101, ngày 01-02-1993) "Tứ hỉ" là gì? Có phải đó cũng là "tứ khoái" hay không? AN CHI : Tứ khoái là quan niệm của người Việt Nam gồm có: ăn, ngủ, đ. và ị. Đây là bốn cái thú có tính chất sinh lý. Còn tứ hỉ là một quan niệm của người Trung Hoa, có nghĩa là bốn điều mừng, bốn điều tốt lành. Quan niệm này bắt nguồn từ một bài thơ dân gian, tục gọi là Tứ hỉ thi (bài thơ về bốn điều vui mừng). Đây là một bài thơ mà các trường học ở thôn quê Trung Hoa ngày xưa vẫn dạy cho học sinh. Nó đã được chép trong Dung trai tùy bút của Hồng Mại đời Tống, Nguyên văn (phiên âm Hán Việt) như sau:

Đại hạn phùng cam vũ; Tha hương ngộ cố tri; Động phòng hoa chúc dạ; Kim bảng quải danh thì.

Dịch nghĩa:

Nắng hạn lâu ngày gặp mưa nhuần Nơi xứ người gặp được bạn cũ Đêm đuốc hoa trong phòng cô dâu Lúc thi đỗ bảng vàng treo tên.

Mỗi câu thơ nói lên một điều vui mừng. Tuy câu thứ ba nói lên điều vui mừng về đêm tân hôn, có phần nào trùng với cái khoái thứ ba, nhưng rõ ràng tứ khoái và tứ hỉ là hai quan niệm riêng biệt.

Ghi chú của vvn:

Có một giai thoại văn học về Thủ Khoa Nghĩa, tức ông Bùi Hữu Nghĩa ở Chợ Gạo, Tiền Giang, liên quan đến bài Tứ Hỉ Thi này. Chuyện kể ông là người dùng chữ rất tiết kiệm, luôn tìm cách cắt bớt chữ để câu văn súc tích hơn nên nổi tiếng về tài giản lược các bài thơ mà vẫn giữ nguyên ý.

Một hôm có người đem bài Tứ hỉ thi ra nhờ ông cắt bớt chữ. Tuy nhiên, ông bảo bài thơ này không thể cắt bớt, ngược lại mỗicâu phải thêm hai chữ cho mạch văn mạnh mẽ, ý tứ tuôn trào hơn. Trước sự ngạc nhiên của mọi người ông ngâm nga.

Cửu niên đại hạn phùng cam vũ; Thiên lý tha hương ngộ cố tri; Hòa thượng động phòng hoa chúc dạ; Thiếu niên kim bảng quải danh thì. Rồi ông chậm rãi giảng giải (*)

" Nắng hạn lâu ngày gặp mưa" thì ý không mạnh mẻ như chín năm hạn hán mới gặp mưa thì cái hỉ, cái niềm vui sau "chín năm trường hận" ăn không dám ăn, uống không dám uống mà bây giờ có cả nước ... tắm thì mới thật là thống khoái. "Nơi xứ người gặp được bạn cũ" thì cũng vui nhưng niềm vui khi qua làng bên gặp người quen đâu có mừng bằng đi nửa vòng trái đất tận California hay Florida, mà gặp người quen như tovanhung.

"Đêm đuốc hoa trong phòng cô dâu" sướng thì sướng nhưng cũng "thế gian sự thường", sao sướng bằng cái sướng vị hòa thượng cả đời trì giới, nay phá lệ hoàn tục về ... cưới vợ.

" Thi đỗ bảng vàng treo tên" lúc lụm cụm cỡ vvn 20 năm sau ra đường không ai thèm nhìn, thì sao sướng bằng chàng thiếu niên tuổi trẻ giật giải trạng nguyên trong nhà thì rỡ ràng tông môn, mà ra đường thì biết bao nhiêu người đẹp liếc mắt đưa tình.

29. (KTNN 101, ngày 01-02-1993) Xin cho biết tên nước ta qua các thời kỳ lịch sử AN CHI : Sau đây là quốc hiệu qua các đời: 1. Xích Quỷ (thời Kinh Dương Vương), 2. Văn Lang (thời HùngVương), 3. u Lạc (đời An Dương Vương), 4. Vạn Xuân (đời Lý Nam Đế, 541-547), 5. Đại Cồ Việt (đời ĐinhTiên hoàng, 968-979), 6. Đại Việt từ đời Lý ThánhTông, 1055-1072), 7. Đại Ngu (đời Hồ Quí Ly, 1400), 8. Đại Việt (từ đời Lê Thái Tổ, 1428-1433), 9. Việt Nam (từ đời Gia Long, 1802-1819), 10. Đại Nam (từ đời MinhMạng, 1820-1840), 11. Việt Nam (Dân chủ Cộng hòa) từ 2.9.1945. Sau khi An Dương Vương mất Cổ Loa và tự tử thì nước u Lạc bị Triệu Đà sát nhập vào quận Nam Hải để lập thành nước Nam Việt. Nước này lại bị nhà Hán chiếm rồi đặt thành Giao Chỉ bộ chia làm 9 quận trong đó 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, chủ yếu là Giao Chỉ, rồi đến Cửu Chân, có những phần đất cũ của u Lạc. Năm 203, Hán Hiến Đế cải gọi là Giao Châu. Năm 679, Đường Cao Tông đặt làm An Nam Đô hộ phủ. Thời pháp thuộc, nước ta bị chia làm Tonkin, Annam và Cochinchine. Trước năm 1945, vẫn dịch thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Từ năm 1945, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Sau đó, chính quyền thân Pháp gọi là Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần, rồi Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt. Trước 1945, tên Việt Nam vẫn có được dùng nhưng đó chỉ là ngôn từ của sách báo hoặc là yếu tố trong tên của tổ chức (như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, v.v. ) mà thôi.

LƯỢM LẶT THÊM: Xin hỏi tại sao người Việt mình lại nói "chết một cửa tứ" (dấu sắc) mà không nói "chết một cửa tử". Tử mới là chết chứ. Mong được chỉ dẫn. Rất cám ơn.

NGUYỄN ĐỒNG DANH (viethoc.org)

Thành ngữ " chết một cửa tứ" có nghĩa bóng là sắp bị thua lỗ, sắp gặp việc không may mắn v.v.. Theo chỗ hiểu biết của tôi, thành ngữ này bắt nguồn từ môn chơi xăm hường (có người gọi trại ra là tam hường). Tôi không rõ ngày nay ở Việt nam người ta có còn chơi môn này hay không.

Trước hết xin nói về cái tên, xăm là thẻ (như xin xăm), hường là màu hường. Nguyên thuỷ trò chơi này có tên là xăm hồng, nhưng vì Hồng-Nhậm là tên của vua Tự-Đức, dân gian sợ phạm huý nên phải gọi là xăm hường. Một bộ săm hường gồm có 63 chiếc thẻ (làm bằng ngà hay bằng xương thú, bằng cật tre), 6 con súc sắc (hột xí ngầu) và một cái tô. Mỗi thẻ săm có khắc một chữ, hoặc là Trạng nguyên (học vị cao nhất), hay Bảng nhản, Thám hoa v.v. cho đến Tú tài (học vị thấp nhất). Còn con súc sắc (xí ngầu) thì ai cũng biết có sáu mặt, mỗi mặt là một số. Số 1 và 4 màu đỏ, hai - ba - năm - sáu màu đen.

Người chơi đổ 6 hột súc sắc trong cái tô và thang điểm cơ bản dựa trên mặt tứ (màu đỏ) gồm: nhất hường (có 1 mặt tứ), nhị hường (2 mặt tứ) v.v. cho đến lục phú hường (được 6 mặt tứ của 6 hột súc sắc). Người đổ được 6 mặt tứ sẽ đoạt tất cả các thẻ có trong cuộc chơi, kể cả thẻ đã thuộc về tay người khác và được thắng gấp đôi số điểm quy định. Đây là trường hợp hiếm hoi, được coi là tột đỉnh của vận may. Nhưng người Việt lại có niềm tin dị đoan rằng khi đạt được lục phú hường, thì mừng ít mà lo nhiều, vì họ nghĩ rằng sau vận may mắn trong cờ bạc tất sẽ gặp nhiều xui xẻo bất hạnh trong các công việc khác, nhất là những ai chơi xăm hường trong ngày đầu năm để đoán vận hên xui của mình.

Tóm lại, trong môn chơi xăm hường vào những ngày Tết, ai gặp toàn cửa tứ (bốn nút màu đỏ của hột súc sắc) thì sau đó cứ lo ngay ngáy sợ gặp những việc xui xẻo trong suốt cả năm. Do đó mà có thành ngữ “chết một cửa tứ”.

30. (KTNN 101, ngày 01-02-1993) "Ba hồn bảy vía" là những hồn nào, vía nào? Tại sao có người còn cho rằng đàn ông có bảy vía mà đàn bà lại có tới chín vía?

AN CHI : Ba hồn bảy vía là một quan niệm xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một quan niệm của Đạo giáo. Tiếng Hán là tam hồn thất phách. Sách Bảo Phác Tử của Cát Hồng đời Tấn có viết: "Muốn trở nên thần thông thì phải luyện phép chia mình bằng nước, lửa. Chia mình được thì thấy được ba hồn bảy vía của bản thân". Sách Vân cập thất tiêm của Trương Quân Phòng đời Tống nói rõ ba hồn là: thai quang, sàng linh và u tinh còn bảy vía là: thi cẩu, phục thỉ, tước âm, thôn tặc, phi độc, trừ uế và xú phế. Sự phân biệt bảy vía của đàn ông với chín vía của đàn bà có thể chỉ là do một số người Việt Nam đặt ra. Họ giải thích rằng sở dĩ như thế là vì đàn ông có bảy lỗ mà đàn bà thì có tới chín lỗ. Bảy lỗ thì bảy vía còn chín lỗ thì chín vía. Bảy lỗ ứng với bảy vía thì đúng với quan niệm của dân gian cho rằng đó là bảy hồn bóng: bóng nhìn, bóng nghe, bóng thở và bóng nói. Hai lỗ mắt để nhìn, hai lỗ tai để nghe, hai lỗ mũi để thở và lỗ miệng để nói thì đúng là bảy lỗ. Bảy lỗ này thì đàn ông và đàn bà đều có. Còn chín lỗ là những lỗ nào? Là bảy lỗ trên cộng với lỗ tiểu tiện và lỗ đại tiện. Vậy chẳng có lẽ đàn ông thì không có hai lỗ sau này chăng? Rõ ràng cách phân biệt đàn ông bảy lỗ với đàn bà chín lỗ là điều vô lý: về phương diện này thì nam nữ "tuyệt đối bình đẳng".

Nhưng do đâu mà lại có quan niệm trên đây? Có thể là do một sự hiểu nhầm. Tiếng Hán gọi bảy lỗ là thất khiếu và chín lỗ là cửu khiếu. Trong cửu khiếu thì bảy lỗ trên gọi là thượng khiếu còn hai lỗ dưới gọi là hạ khiếu. Thượng khiếu cũng gọi là dương khiếu còn hạ khiếu cũng gọi là âm khiếu. Chúng tôi ngờ rằng người ta đã hiểu nhầm âm khiếu là lỗ... riêng của phụ nữ, nên mới cho rằng đàn bà hơn đàn ông hai lỗ. Có lẽ vì thế mà sinh ra chuyện "nam thất nữ cửu” chăng?

Ghi chú của vvn: * Sách của Đào Duy Anh ("Việt Nam văn hóa sử cương", (1938), Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp (tái bản), 1998), thiên thứ ba, chương VI "Tín ngưỡng và tế tự" ghi rằng:

Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi người ta chết thì tiêu xuống đất. Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu và bảy phách (vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu khiếu.

Và chú thích:

* Tam tiêu là miền miệng trên dạ dày là thượng tiêu, miền giữa dạ dày là trung tiêu, miền trên bàng quang là hạ tiêu. * Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng. * Cửu khiếu là thất khiếu với hai khiếu: lỗ sinh thực khí và hậu môn

* Sách của Hoàng Quốc Hải ("Văn hóa phong tục", Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2005), chương "Việc tang việc hiếu" ghi rằng:

Theo quan niệm cổ xưa, con người có 7 lỗ (thất khiếu) để hấp thụ vật chất, tinh thần mà trưởng thành. Bảy lỗ đó là : hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con. Khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về thất khiếu (Phật giáo phân biệt các động vật cao cấp, hễ đã có cửu khiếu (9 lỗ) đều có thể tu Phật. Vì vậy, trong lịch sử có Tôn Hành giả gốc từ con khỉ. Cửu khiếu trong trường hợp này kể cả đàn ông và đàn bà tính theo thế ổn định : 2 lỗ tai, 2 lỗ mắt, hai lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết).

Hoàng Quốc Hải cũng như bất kỳ người nào khác cũng có quyền suy diễn cách của mình. Cách suy diễn 2 cái khiếu là nhũ khiếu, hoặc một cái diễn giải khác gán cho là âm đạo vào hậu môn của người nữ là một suy diễn chỉ có ở Việt Nam. Vả lại, cách suy diễn của HQH thì đàn bà có đến 10 khiếu (hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con.) chứ không còn là thất khiếu hay cửu khiếu nữa. Nếu suy diễn thì người ta còn nhiều cái khiếu (cái lỗ) khác nữa, như mấy cái khiếu nhân tạo (xỏ lỗ tai) khiếu... chọ (khó chịu)

Nói cho vui thôi. Tuy nhiên khi tìm hiểu nghĩa của một từ/ngữ ta phải dựa vào từ điển, và từ nguyên chứ không thể suy diễn. Trong các từ điển tiếng Hán, như Từ Hải chẳng hạn, đều giải thích về thất khiếu (cũng gọi là dương khiếu) như An Chi đã giải thích. Tuy nhiên, còn có thêm một định nghĩa về cửu khiếu là dương khiếu (7) + âm khiếu (2). m khiếu là hai lỗ tiểu tiện và đại tiện (bên dưới = âm) cộng với thất khiếu (bên trên = dương) thành cửu khiếu. Có lẽ người Việt mình hiểu lầm chữ âm khiếu và cho rằng âm nghĩa là thuộc về nữ giới nên mới gán hai cái khiếu đó cho đàn bà chăng.

Nếu bạn để ý thì sẽ trong sách Tàu, người bị đầu độc (như Võ Đại Lang) hay tai nạn chấn thương thì bị "máu trào ra thất khiếu" chứ chẳng ai nói "máu trào ra cửu khiếu". 31. (KTNN 101, ngày 01-02-1993) "Tiền cheo" là tiền gì? AN CHI : Trong Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh đã liên hệ lệ nộp cheo Ở Việt Nam với tục lan nhai (chặn đường) của Trung Hoa. Còn Phan Kế Bính thì đã nói rõ như sau: "Lệ cưới xin phải nộp tiền lan nhai cho làng, thể gọi là nộp cheo. Người trong làng lấy nhau thì nộp độ một vài đồng bạc, gọi là cheo nội, người ngoài lấy gái làng thì bao giờ cũng phải nộp nặng hơn, hoặc năm sáu đồng hoặc mươi đồng hoặc một vài chục, tùy tục riêng từng làng, gọi là cheo ngoại. Có nơi không lấy tiền, bắt nộp bằng gạch bát tràng, hoặc nơi thì bắt nộp bằng mâm đồng, bát sứ, tùy làng cần dùng thức gì thì nộp thức ấy chớ không nộp tiền, nhưng chiếu giá tiền thì cũng tương đương nhau. Ngoài lệ cheo làng, lại có lệ cheo hàng xóm, cheo bản tộc, cheo bản thôn, hoặc năm ba tiền kẽm hoặc một vài quan hay một hai đồng bạc, v.v.. Hễ có cheo rồi mới thành gia thất. Cheo tức là ý phân bua với làng nước. Lấy nhau đã có cưới cheo là sự hôn thú phân minh, về sau vợ chồng có điều gì không dễ mà ly dị được nhau và người ngoài cũng không có phép mà tranh cạnh được nữa (Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp, 1990, tr.180-181).

Thế là Phan Kế Bính đã nói rất rõ về khái niệm cheo. Nhưng việc cả ông lẫn Đào Đây Anh liên hệ lệ nộp cheo với tục lan nhai thì lại là một việc không đúng. Lan nhai (chặn đường) là một tục lệ khác mà chính Phan Kế Bính cũng có nói đến khi ông mô tả lệ giăng dây: "Trong lúc đi đường thì những kẻ hèn hạ hoặc lấy sợi chỉ đỏ, hoặc mảnh vải, lụa đỏ giăng ngang giữa đường, đám cưới đi đến phải nói tử tế mà cho chúng nó vài hào thì chúng nó mới cởi dây cho đi. Chỗ thì chúng nó bày hương án, chờ đi đến, đốt một bánh pháo ăn mừng, chỗ ấy phải đãi họ một vài đồng mới xuôi. Nếu bủn xỉn mà không cho chúng nó tiền, thì chúng cắt chỉ, cắt dây nói bậy nói bạ, chẳng xứng đáng cho việc vui mừng, vì vậy đám nào cũng phải chọ” (Sđd, tr.59). Đây mới đích thị là tục lan nhai.

32. (KTNN 102, ngày 15-02-1993) “Chữ D.C. sau chữ Washington (Washington D.C.) là chữ gì ? AN CHI : D.C. là 2 chữ đầu của District (of) Columbia. District of Columbia là một hạt liên bang, khác với Columbia là thủ phủ của bang South Carolina. Vì Washington, thủ đô Hoa Kỳ, nằm trong hạt liên bang Columbia nên người ta thường viết Washington D.C. để phân biệt nó với Washington là tên một bang ờ miền tây bắc Hoa Kỳ mà thủ phủ là Olympia.

33. (KTNN 102, ngày 15-02-1993) “Tại sao lại nói “con gái con đứa” để chỉ con gái và “đàn ông đàn ang” để chỉ đàn ông ?

A N CHI : Từ điển tiếng Việt 1992 giảng rằng con gái con đứa, là một lối nói của khẩu ngữ hàm ý chê bai để chỉ gọi con gái nói chung. Đây chỉ là cách giảng theo nghĩa hiện đại. Còn xét về lịch đại thì con gái con đứa lại có nghĩa là con gái con trai. “Trai” là nghĩa xưa của đứa. Nghĩa này biến mất khỏi tiếng Việt hiện đại nhưng trong tiếng Mường – một ngôn ngữ cùng gốc với tiếng Việt – thì đứa vẫn còn có nghĩa là “trai” (Xem, chẳng hạn, N.K. Skolovskaja, Nguyễn Văn Tài, Jazưk mương, Moskva, 1987, tr. 189, từ 1830). Vì không còn biết được nghĩa của đứa nữa nên người ta mới dùng cụm từ con gái con đứa để chỉ con gái một cách khái quát.

Trường hợp của đàn ông đàng ang cũng tương tự. Ang là biến thể ngữ âm của áng trong áng ná mà Từ điển Việt - Bồ - La của A. de Rhodes và Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của đều giảng là “cha mẹ”. Vậy ang là cha và đàn ông đàn ang là bậc ông bậc cha (so sánh với đàn anh đàn chị, chẳng hạn). Vì không còn biết nghĩa của ang là gì nữa, nên người ta mới dùng cụm từ trên đây mà chỉ đàn ông nói chung, có hàm ý đùa cợt, tưởng rằng ở đây đàn ông đối nghĩa với đàn bà và cụm từ đang xét là kiểu từ lấp láy (mà không ngờ rằng ở đây đàn ông là “bậc ông”, cũng như đàn anh là “bậc anh” và đàn chị là “bậc chị”.

Lời bàn (ra) của Natphung : Như vậy từ xưa đến nay đàn chị vẫn là "bậc chị" còn đàn bà .... chỉ là đàn bà, chẳng có bậc gì ráo trọi ... sao ? Lời bàn của vvn: Việt nam có câu đố "Trong các loại đàn, đàn nào kêu lớn nhứt?" Câu trả lời cho Natphung: Đàn bà. Vậy đàn bà là bậc nhứt rồi. Có khi còn lớn lệnh hơn cả các ông, các "ang" nữa. Chẳng vậy mà ngày xưa "dân chơi" cỡ cụ Tú Xương cũng đã than:

"Một trà một rượu một đàn bà, Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào hay thứ ấy. Có chăng chừa rượu với chừa trà."

Ngày nay, "điên" như Bùi Giáng còn phải gọi là "bà trời". (Hình như trong TVE cũng có vài người như vậy). Vậy là coi như đàn bà cũng có thứ bậc rồi, mà còn là bậc cao nữa. Chỉ còn lại 2 nhóm mà vvn chưa biết có bậc gì không: "đàn em thân yêu" và "một nửa là đàn ông, một nửa là đàn bà". Đừng coi thường mấy "đàn" này nhe. "Đại biểu" của họ cũng không thiếu bậc anh hùng đó: Chẳng hạn Hoài Văn Hầu Trần quốc Toản và Tả quân Lê văn Duyệt.

34. (KTNN 102, ngày 15-02-1993) “Trước đây tôi cứ tưởng bánh vẽ là bánh do người ta tưởng tượng mà vẽ ra nên hai tiếng “bánh vẽ” mới dùng để chỉ cái gì không có thật. Nhưng trên Tuổi Trẻ chủ nhật số 28-92 (19.7.1992), trang 20, tác giả bài “Bánh vẽ” là Đức Văn Hoa lại viết rằng đó là “một món bánh đặc sản cổ truyền của làng Vẽ, thôn Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay” và câu ví : Khát nước đứng cạnh bờ ao

Đói ăn bánh vẽ chiêm bao được vàng chính là đã nói đến thứ bánh đó của làng Vẽ.

A N CHI : Trong bài “Chữ và Nghĩa” (Ngôn ngữ, số 1, 1969 tr. 85-89) nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng đã từng nói như Đức Văn Hoa. Khác nhau là ở chỗ Nguyễn Công Hoan nói rằng bánh vẽ là loại bánh “thu đa nhập thiểu” vì nó “to bằng quả ping pong, nhưng khi ăn, bỏ vào miệng, bánh có nước dãi làm tan ra thì nó chỉ tóp lại có một tí” còn Đức Văn Hoa thì nói rằng đó là loại bánh “nạp thiểu thu đa” vì “bánh vẽ khi chưa rán chín chỉ là một miếng bột mỏng, bé tí tẹo, nhưng khi rán chín sẽ nở phồng to như cái chén uống nước.” Nguyễn Công Hoan còn đề nghị viết hoa chữ “v” thành V“ẽ” nữa! Nhưng cả Nguyễn Công Hoan lẫn Đức Văn Hoa đều không có lý: bánh làng Vẽ, dù là “thu đa nhập thiểu” hay “nạp thiểu thu đa” thì cũng là thứ bánh có thật còn bánh vẽ lại là một thứ bánh “hư” tuyệt đối, nghĩa là hoàn toàn không thật!

Bánh vẽ là một đơn vị từ vựng tiếng Việt ra đời bằng hình thức vay mượn theo lối dịch nghĩa (tiếng Pháp: calque, tiếng Anh: calque, heteronym, loan translation) từ tiếng Hán là họa bỉnh. Sách Tam Quốc Chí, phần Ngụy chí, truyện Lư Dục, có đoạn sau đây : “Tiếng tăm như bánh vẽ trên đất, không thể ăn được” (Danh như họa địa tác bỉnh, bất khả đạm dã). Sách Truyền đăng lục cũng có ghi lại lời nói của Trí Nhàn: “Bánh vẽ không thể làm cho hết đói” (Họa bỉnh bất khả sung cơ). Thơ của Lý Thương Ẩn cũng có câu: “Cấp bậc (của quan) như bánh vẽ” (Quan hàm đồng họa bỉnh). Thành ngữ họa bỉnh sung cơ (vẽ bánh làm nguôi cơn đói) vẫn còn tồn tại trong tiếng Hán hiện đại. Huình-Tịnh Paulus Của cũng đã giảng trong Đại Nam quấc âm tự vị như sau: “Bánh vẽ. Cuộc dối giả, chữ gọi là họa bỉnh.”

Vậy điều mà bạn “tưởng” chính lại là điều hoàn toàn đúng sự thật và bánh vẽ chẳng có liên quan gì đến bánh của làng Vẽ cả. Lời bàn của vvn: Ở đời thường khi bánh vẽ ngon hơn bánh thật, bởi cái trí tưởng tượng của ta nó làm cho cái bánh vẽ luôn to hơn, ngon hơn, thích hơn là bánh thật. Mà hình như bánh vẽ cũng có nhiều người "ăn" hơn là bánh thật. Chỉ có điều là người ta không biết vì nó được gọi bằng cái tên khác: "phép lịch sự", "lời chúc", "xã giao", "động viên", "khẩu hiệu", "khen thưởng", "đạt thành tích", "ủng hộ về mặt tinh thần", Ví dụ: - Chị uốn tóc kiểu này trông trẻ hẳn ra (trong bụng thì nghĩ: "Xí. Già mà còn ngựa") - Cơ quan ta năm nay đạt thành tích cao, vượt chỉ tiêu 15% so với cùng kỳ năm ngoái. (Có ai biết năm nay lạm phát tăng bao nhiêu phần trăm không? Vậy tiền thưởng có tăng không?) - Các anh chị còn trẻ, còn rất nhiều cơ hội nên phải luôn có gắng phấn đấu (chứ chúng tôi thì ... già rồi nên miễn cái vụ phấn đấu...) - Nước ta biển bạc rừng vàng, tài nguyên thiên nhiên phong phú (có còn không?) Ví dụ còn dài, ai có ý kiến hay xin ghi vào. vvn tạm kết bằng câu thơ của Bút Tre.

Thi đua ta quyết thi đua, Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu. Hàng đầu rồi biết đi đâu. Đi đâu không biết hàng đầu cứ lên.

35. (KTNN 102, ngày 15-02-1993) “Trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, tác giả Nguyễn Lân đã giảng câu Nằm giá khóc măng như sau: “Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu, một người con có hiếu đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình (!) mọc lên cho anh lấy”. Nếu tôi nhớ không nhầm thì nắm giá và khóc măng là hai tích khác nhau. Xin nhờ giải đáp giúp.

AN CHI : Vâng, ông đã nhớ không nhầm. Đó là hai tích khác nhau đã được tác giả Nguyễn Lân gộp lại làm một. Anh nằm giá là Vương Tường đời Tấn. Mồ côi mẹ phải sống với dì ghẻ độc ác, Vương Tường vẫn một lòng hiếu thảo. Có lần đang mùa đông nước đóng băng mà dì ghẻ thèm ăn cá tươi. Vương Tường phải cởi trần mà nằm trên giá để chờ bắt cá. Tự nhiên thấy băng nứt đôi rồi từ dưới khe nứt có hai con cá chép nhảy lên. Vương Tường bắt đem về cho dì ghẻ ăn và nhờ đó mà đã cảm hóa được mụ này. Còn anh khóc măng lại là Mạnh Tông đời Tam quốc, mồ côi cha và chí hiếu với mẹ. Đang mùa hiếm măng mà mẹ bệnh lại thèm ăn măng. Không biết làm cách nào, Mạnh Tông đành ra ngồi ở bụi tre to sau vườn mà khóc. Bỗng chốc có mấy mụt măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông xắn măng đem về làm thức ăn cho mẹ. Nhờ thế mà mẹ khỏi bệnh.

Vậy nằm giá và khóc măng là hai chuyện của hai anh chứ không phải của một anh và “nằm giá khóc măng” phải được viết có dấu phẩy sau vế trước thành “nằm giá, khóc măng” chứ không phải “liền mạch” như Nguyễn Lân đã viết!

Lời bàn (ra) của goldfish:

Còn anh khóc măng lại là Mạnh Tông đời Tam quốc, mồ côi cha và chí hiếu với mẹ. Đang mùa hiếm măng mà mẹ bệnh lại thèm ăn măng. Không biết làm cách nào, Mạnh Tông đành ra ngồi ở bụi tre to sau vườn mà khóc. Bỗng chốc có mấy mụt măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông xắn măng đem về làm thức ăn cho mẹ. Nhờ thế mà mẹ khỏi bệnh.

Lời bàn (ra) của vvn: Truyện nói là măng "thần" chắc không có độc.

Truyện cũng nói mẹ của Mạnh Tông bệnh nên thèm ăn măng. Có điều không rõ bà bị bệnh gì mà thèm ăn măng. Chắc không phải ốm nghén, vì sau khi ăn măng thì "hết bệnh". Cho nên có lẽ bà ăn măng để trị bệnh gì đó.

Cũng không biết bà "ăn" kiểu nào. Hầm, luộc, hay ... tán thành than làm cao đơn hoàn tán. Bởi vì trong tiếng Tàu thì người ta nói là "ăn" thuốc, chứ không nói "uống" thuốc như người Việt. Phải có thầy lang nào ra tay chẩn đoán như Bác Sĩ Lê Văn Sơn chẩn đoán nhân vật Tam quốc thì may ra mới biết.

36. (KTNN 102, ngày 15-02-1993) Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hòa hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được, khi mà hai con vật hoàn toàn khác giống với nhau. Ở đâu đó, có người nói : con trống là Loan, con mái là Phụng. Vậy Loan-Phụng đúng hay LongPhụng đúng ?

AN CHI : Phụng hoàng là một giống chim huyền thoại mà theo mô tả thì thuộc loại gà (gallinacé), được Đổng Tác Tân đồng nhất với con công. Phụng là con trống, hoàng là con mái. Còn loan chỉ là một giống chim được mô tả là giống như phụng hoàng mà thôi. Vậy loan không phải là con trống và phụng không phải là con mái (vì nó là cặp trống) trong cặp loan-phụng.

Trong Hán ngữ, hai tiếng loan phụng được dùng để chỉ các nghĩa mà Từ hải đã cho như sau : 1. để chỉ những người trung nghĩa (dĩ dụ thiện loại) 2. để chỉ người tài giỏi xuất sắc (dĩ dụ anh tuấn chi nhân) 3. để chỉ vợ chồng (dĩ dụ kháng lệ) Do nghĩa 3 mà có các thành ngữ như: loan phụng hoà minh (loan phụng cùng hót) để chỉ vợ chồng hòa hợp, loan tiên phụng giản (tờ loan thẻ phụng) để chỉ giấy tờ hôn sự của cô dâu chú rể. Tuy nhiên, nghĩa 3 chỉ là nghĩa ẩn dụ mà thôi vì loan không phải là con mái của con phụng. Vì con loan không phải là con phụng mái nên trong đám cưới người ta không thể trang trí con loan con phụng cho thành cặp đôi được.

Ngược lại, trong đám cưới người ta trang trí con long (rồng) và con phụng vì đây là hai con vật trong hàng tứ linh tượng trưng cho sự cao sang và điềm cát tường. Tên và hình của chúng thường đi chung với nhau. Vì thế mà có các thành ngữ như: long bàn phụng dật (rồng nằm phụng núp) để chỉ người có tài mà chưa gặp thời, long dược phụng minh (rồng nhảy phụng hót) để chỉ tài ba phát tiết ra ngoài, long chương phụng tư (vẻ rồng dáng phụng) để chỉ sự cao nhã, hào phóng, long phụng trình tường ( rồng phụng mang điều lành đến) để chỉ vận số cực hảo, hoặc long đầu phụng vĩ (đầu rồng đuôi phụng) để chỉ sự tốt đẹp tự thủy chí chung. Vậy hình con long con phụng trang trí trong đám cưới chính là tượng trưng cho sự cao sang vốn là ước muốn chính đáng của mọi người, nhất là tượng trưng cho ý long đầu phụng vĩ vốn là một lời chúc bằng hoa lá tươi đẹp (dùng để kết thành hình long phụng) cho đôi tân lang và tân giai nhân được mãi mãi hạnh phúc từ phút tân hôn đến lúc đầu bạc răng long.

37. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân) Tại sao lại nói “giao thừa”? Có phải đó là do “giao thời” nói trại ra hay không? AN CHI : Trong bài “Nên hay không nên loại bỏ chữ Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt”, Dã Lan Nguyễn Đức Dụ có cho rằng giao thừa là do giao thời mà ra (Xem Sông Hương, số 5, tháng 9-10, 1992, tr. 86). Đây là một sự nhầm lẫn. Giao thừa là tiếng Hán đích thực (ở đây là đọc theo âm Hán Việt), đã được Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng như sau: “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng cũng giảng giao thừa như sau: “Tiếp nối nhau. Chỉ thời gian năm cũ hết, năm mới bắt đầu”. Vậy trong giao thừa, thì thừa có nghĩa là tiếp nối, tiếp nhận chứ không phải do thời nói trại ra. Hai tiếng giao thừa có hàm ý tống cựu nghênh tân (đưa cũ tiếp mới) vì dân gian tin rằng mỗi năm đều có một ông hành khiển coi việc trần gian; cứ hết năm, đúng lúc giao thừa, thì ông tiền nhiệm bàn giao cho ông kế nhiệm. Vì vậy mà có cúng giao thừa để tiễn ông cũ và đón tiếp ông mới. Chính là xuất phát từ quan niệm này mà Nguyễn Công Trứ đã làm hai câu đối Tết quen thuộc :

Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa: Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. 38. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân) Tại sao người ta thường nói ghép “tết nhất”? Có phải “nhất” có nghĩa là một hay không ? AN CHI : Hai tiếng tết nhất chỉ dùng để nói về tết Nguyên đán chứ không chỉ các tết khác trong năm (như Đoan ngọ, Trung thu v.v…). Nhất là đầu tiên; nó là một thành tố ghép vào sau từ Tết để láy nghĩa của từ này theo kiểu hai từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa đi chung với nhau. Tết ở đây là tết Nguyên đán nói tắt, mà Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên (của năm âm lịch). Đồng thời, những ngày tết cũng là những ngày đầu tiên trong năm mới. Cái nét nghĩa “đầu tiên” rõ ràng là một nét nghĩa chung cho cả tết lẫn nhất. Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng tết nhất là lối nói trại của tiết nhật (= ngày tết). Ta khó mà giải thích được vì sao mà tiếng thứ hai lại phải chuyển từ thanh 6 (dấu nặng) sang thanh 5 (dấu sắc), nghĩa là từ nhật thành nhất. Hơn nữa, tiết nhật là một cấu trúc chính-phụ của tiếng Hán trong khi người nói hiện nay vẫn còn cảm nhận được rằng tết nhất là một cấu trúc đẳng lập của tiếng Việt trong đó tết và nhất là đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.

Lời bàn (ra) của vvn: "tiết nhật là một cấu trúc chính-phụ của tiếng Hán trong khi người nói hiện nay vẫn còn cảm nhận được rằng tết nhất là một cấu trúc đẳng lập của tiếng Việt trong đó tết và nhất là đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau."

Nhất là đầu tiên, là "tiền đâu", là đồng nghĩa với Tết, cho nên chẳng lạ khi người ta lợi dụng ngày Tết để thi hành thủ tục đầu tiên, hay đòi hỏi thủ tục đầu tiên.

Con nít thích Tết không phải chỉ vì được ăn ngon mặc đẹp trong ba ngày Tết mà chủ yếu vì được lì-xì. Mặc đẹp ăn ngon thì trong năm nhiều dịp lắm nhưng xin tiền thì hay bị bố mẹ mắng. Vậy mà ngày Tết ngày nhất thì chẳng những được bố mẹ lì-xì mà cả hàng xóm cho tới mấy "cô chú lạ hoắc" trong cơ quan của bố mẹ cũng tói tận nhà để lì xì. Tết là nhất.

Người lớn thích Tết vì Tết thì được quyền lấy lì xì, lấy quà cáp trên mức tình cảm mà không bị mang tội tham nhũng hay cửa quyền. Ngày thường thì người trao lẫn người nhận rất ngại ngùng mà mở miệng, không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng Tết thì khác. Tiếng Việt có hàng lô hàng lốc các câu xã giao để "breaking ice", tha hồ mà nói. Nói tiếng Việt chưa "đã" thì lôi cả tiếng Tàu "Cống hỉ fá chòi" với tiếng Anh " Hép-bi niêu dìa" vào để cho cả chủ lẫn khách đều thấy mình "trí thức" hơn, có "năng lực công tác" cao hơn. Tết là nhất.

Tết là nhất vậy thì ngày nào là nhị, là tam, là tứ, là ... hạng chót? Chắc là mấy ngày hậu Tết. Khi mà nhìn thấy tiền dành dụm cả năm bay đi mất, thêm một đống nợ chưa biết làm sao trả, một đống "bills" của thẻ tín dụng (credit card) gửi về như cánh bướm vườn xuân thì chắc chắn là hết tết hết nhất rồi. Ngao ngán nhìn đống nợ bỗng thấy "ba (ngày) Xuân dọn lại một ngày ... phiền ghê".

Nhìn lại thấy cái lọ cắm hoa mai nằm trơ vơ trên bàn vì bà trời đã dẹp mấy cành mai "ny-lon" rồi. Bỗng cám cảnh chị Hồ: "Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không". 39. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân) "Ngũ hành sinh khắc" là gì? AN CHI : Ngũ hành là năm yếu tố nguyên thủy: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Ngũ hành sinh khắc là năm yếu tố nguyên thủy sinh ra nhau (sinh) và triệt tiêu lẫn nhau (khắc) lần lượt như sau:

thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ; thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ.

Đây là một quan niệm duy vật thô sơ bắt nguồn từ những điều quan sát thực tế chính xác. Chẳng hạn lòng đất chứa quặng kim loại (thổ sinh kim); có nước thì cây cối mới tốt (thủy sinh mộc); đốt gỗ thì ra lửa (mộc sinh hỏa), v.v…

Hoặc tưới nước vào lửa thì lửa tắt (thủy khắc hỏa); dùng lửa nung chì thì chì sẽ chảy (hỏa khắc kim); dùng rìu chặt gỗ thì gỗ sẽ đứt (kim khắc mộc), v.v… Từ sự quan sát quá trình sinh khắc này, ở thời cổ đại, người Trung Hoa đã quan niệm rằng ngũ hành là những yếu tố nguyên thủy cấu tạo nên vạn vật. 40. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân) Ngày tết người ta thường nói: “ngũ phúc lâm môn”. Câu này nghĩa là gì và ngũ phúc là những phúc nào? Hình như có hai cách hiểu khác nhau? Vậy cách nào đúng hơn?

AN CHI : Ngũ phúc lâm môn là năm phúc đến cửa, nghĩa là đến nhà. Trong tranh vẽ, người Trung Hoa thường tượng trưng ngũ phúc bằng hình năm con dơi. Người Việt Nam thì cho rằng ngũ phúc là: phú (giàu), quí (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe), ninh (bình an). Quan niệm này đã được ghi nhận trong Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng, Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên và Từ điển tiếng Việt 1992. Nhưng chính người Trung Hoa thì lại dựa vào thiên “Hồng Phạm” trong Kinh thư mà quan niệm rằng ngũ phúc là: thọ (sống lâu), phú (giàu), khang ninh (mạnh khỏe bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết vì già, chứ không chết vì tai nạn hoặc chết non).

Trong thiên "Hồng phạm", ngũ phúc đối với lục cực (sáu điều dữ, tức không lành): hung đoản chiết (chết nạn hoặc chết non), tật (bệnh tật), ưu (có chuyện phải lo), bần (nghèo), ác (làm điều ác), nịch (đam mê – vì ghi bằng chữ 弱nên phần nhiều người ta phiên là nhược và giảng là yếu đuối hoặc nhu nhược. Thật ra, ở đây phải đọc thành nịch là say mê, chìm đắm). Đối chiếu kỹ thì thấy du hảo đức đối với ác còn khảo chung mệnh thì đối với hung đoản chiết.

Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của, Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur và Mathews’ Chinese-English Dictionary đã giảng ngũ phúc đúng với quan niệm của người Trung Hoa, giống như đã giảng trong Từ nguyên và Từ hải là hai bộ từ điển có uy tín. Còn Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức (chủ biên) và Lê Ngọc Trụ (hiệu đính) thì ghi nhận cả hai cách hiểu nhưng lại không nói rõ cách nào là của ai.

Vì xuất xứ của câu ngũ phúc lâm môn là ở Trung Hoa cho nên cách hiểu của người Trung Hoa mới là cách hiểu đúng đắn nguyên thủy. Còn lối hiểu của người Việt Nam chỉ là ta làm theo cách của ta mà thôi.

Dịch hai chữ Văn Miếu ra tiếng Tây

11:10:46 02/12/2005 Nếu muốn trang bị một tri thức tối thiếu về Văn Miếu- Quốc Tử Giám cái tên đã gắn liền với những chứng tích lịch sử văn hóa và giáo dục truyền thống của Việt Nam thời trung đại, thì có lẽ điều đầu tiên ta cần biết là ý nghĩa của tên gọi này. Có gì đâu: Văn là văn chương, văn học; Miếu là nơi thờ cúng, đền thờ

Vậy Văn miếu nghĩa là miếu thờ văn chương (hay văn học)! Cứ luận thế đương nhiên sẽ dẫn ta đến việc dịch hai chữ Văn miếu sang tiếng Tây là The Temple of Literature (Anh) và le Temple dela Littérature (Pháp), y chang cách dịch trong tấm biển đồng lược giới về Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội hiện chôn ngay trước cổng khu di tích, cũng như trong nhiều sách vở tài liệu giới thiệu cho du khách nước ngoài về khu di tích lịch sử văn hóa nàyCách dịch trên thật đơn giản, dễ hiểu, dễ giải thích. Chỉ có điều là sai!Sai thế nào? Trước hết xin điểm dịch một số tư liệu sách vở đáng tin cậy của Trung Quốc, dẫn dụng các mục từ liên quan đến hai chữ Văn miếu. Để giản tiện, xin lược đi phần phiên âm Hán Việt.

Hán ngữ đại từ điển (La Trúc Phong chủ biên, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 1997) thu thập 11 nghĩa của chữ Miếu, trong đó nghĩa đầu tiên cũng là nghĩa mà chúng ta đang bàn tới: “Cái nhà thời xưa dùng để thờ cúng thần vị tổ tiên” (tập thượng, tr. 1982). “ Văn miếu: Miếu thờ Khổng tử. Triều Đường phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, gọi miếu thờ ông là VănTuyên Vương miếu. Từ đời Nguyên – Minh về sau gọi tắt là Văn miếu” (tập trung, tr. 4034).

Hán - Anh đại từ điển ( Chinese – English Dictionary) (Ngô Quang Hoa chủ biên, Thượng Hải Giao thông Đại học xuất bản xã, 1999, tập I, tr. 1771) cắt nghĩa chữ miếu bằng tiếng Trung Quốc là “Nơi khi xưa dùng để thờ cúng thần vị tổ tông, hoặc thần phật, danh nhân lịch sử”; và dịch ra tiếng Anh là “temple; shrine; joss house”. Ngay tại mục từ này cũng giải nghĩa: “ Khổng miếu: a temple to

Confucius” (Khổng miếu: miếu thờ Khổng tử). Từ nguyên (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1998, tr. 737) ghi: “ Văn miếu: miếu thờ Khổng tử. Đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên, năm thứ hai mươi bảy [739] phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, gọi Khổng miếu là VănTuyên Vương miếu. [...] Từ đời Nguyên – Minh về sau thường gọi là Văn

miếu”. Từ hải (Hạ Chính Nông chủ biên, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1989, tr. 1732) ghi: “ Văn miếu: Tên gọi khác của Khổng miếu. Thời Đường Huyền Tông, năm Khai Nguyên thứ hai mươi bảy (Công Nguyên 739) phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, nhân đó gọi Khổng miếu là Văn Tuyên Vương

miếu , từ đời Minh về sau gọi Khổng miếu là Văn miếuđể đối ứng với Vũ miếu (miếu thờ Quan Vũ, Nhạc Phi)” (hết trích). Ta biết rằng thời Minh – Thanh gọi miếu thờ Quan Vũ là Vũ miếu (hai chữ Vũ viết mặt chữ Hán khác nhau, Vũ trong Quan Vũ nghĩa là cái lông, Vũtrong Vũ miếu nghĩa là võ nghệ), đến thời Dân Quốc phối thờ Quan Vũ và Nhạc Phi chung một miếu, vẫn gọi là Vũ miếu Nhân đây thiết tưởng cũng nên giãi bày thêm đôi điều sở đắc, một về “chữ” Confucius, một về “nghĩa” của chữvăn.

Thứ nhất là chữ Tây Confucius, chữ này vốn xuất phát từ âm đọc ba chữ Hán “ Khổng phu tử” (Thầy Khổng), âm tiếng phổ thông hiện đại ngày nay đọc là /Kongfuzi/ ghi theo lối pinyin (cách chú âm chữ Hán bằng mẫu tự Latin, được chính thức sử dụng từ năm 1958 tại Trung Quốc, ở đây không ghi thanh điệu), ta đọc na ná như “k’ủng-phu-chử” trong tiếng Việt (với âm /k’/ bật hơi). Người phương Tây do không thể có hệ thống ngữ âm tương ứng tuyệt đối để biểu đạt ba âm tiết ấy, nên họ đã “Tây hóa” nó qua cách ghi “Con – fu - cius” (như trong Anh ngữ), nghĩa là Khổng tử. Rồi từ đó, căn cứ theo các phương thức tạo từ mới, một loạt từ phái sinh đã xuất hiện: Confucianism (Nho giáo, Khổng học, Khổng giáo, đạo Khổng, đạo Nho); Confucianhoặc Confucianist (Nho gia, nhà Nho, người theo đạo Khổng; thuộc về đạo Khổng/Nho); Neo-confucianism: tân Khổng giáo, tân Nho giáo. Tiếng Pháp cũng có những từ tương ứng: Confucius,Confucianisme, Confucianiste Néoconfucianisme.

Thứ hai là hàm nghĩa của chữVăn trong Văn Tuyên Vương. Khổng tử được triều Đường phong là Văn Tuyên Vương = Người có tước Vương, có công tuyên truyền cái văn. Vậy Văn có phải là Literature và Littérature như cách dịch tên gọi Văn miếu đang dùng ở ta? Xin thưa: không! Chữ Văn này có nội hàm rất rộng, bắt nguồn từ một ý trong sáchLuận ngữ, thiên Tử hãn: “Khổng tử bị người đất Khuông làm cho sợ hãi. Ngài nói: Văn vương đã mất, cái “văn” này chẳng phải ở trong ta hay sao? Nếu trời định làm mất cái “văn” ấy thì kẻ chết sau này không được dự vào cái “văn” ấy. Nếu trời chưa định làm mất nó thì người Khuông phỏng có làm gì nổi ta?”. Chữ “văn” trong đoạn trên trỏ toàn bộ “lễ nhạc giáo hóa, điển chương chế độ”( Hán ngữ đại từ điển, đã dẫn, tập trung, tr. 3832), tức tất thảy những hiến chương pháp độ được sử dụng để cai trị xã hội, vậy thì nội hàm của chữ Văn này

rộng hơn hẳn so với các từ Literature và Littérature trong tiếng Anh và tiếng Pháp vốn chỉ mang những nghĩa hẹp hơn: văn chương, văn học, văn giới, tư liệu (tham khảo), ấn phẩm, nhạc tập, học vấn... (Literature và Littérature đều bắt nguồn từ litera tiếng Latin, nghĩa gốc là văn tự – xem

Webster’s New Dictionary , Promotional Sales Books, USA, 1994, tr. 228). Sau khi Chu công Đán mất, Khổng tử được coi là người truyền bá cái Văn ấy, nên ông được Đường Huyền Tông phong làm “Văn Tuyên Vương”. Điều này cũng minh chứng rằng giả như theo lối “trực dịch” (word by word, mot à mot) mà dịch Văn miếu thành The Temple of Literature và le Temple dela Littérature thì vô hình trung đã thu hẹp nội hàm vốn rất rộng của khái niệm Văn như vừa nói. Ngay tại Đại Bái đường trong

Văn miếu Hà Nội hiện vẫn còn treo bức hoành phi đề ba chữ “ Phúc tư văn” (cái “văn” này phúc thay!). Đến đây có thể thấy:

1. Miếu là nơi/nhà thờ cúng thần vị tổ tông, hoặc thần phật, hay danh nhân lịch sử. Khổng tử là một “thánh nhân” (theo lối gọi của nhà Nho truyền thống), một danh nhân lịch sử, một nhân vật tối quan trọng đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa, thậm chí cả với các nước khu vực “đồng văn”, vì vậy ông hoàn toàn xứng đáng được đưa vào thờ phụng trong miếu nhằm biểu chương cái đạo của “thánh nhân”. tắt là Văn miếu

2. Năm Khai Nguyên thứ hai mươi bảy đời Đường Minh Hoàng (739), Khổng tử được phong là Văn Tuyên Vương, nên miếu thờ ông cũng gọi là VănTuyên Vương miếu. Đến khoảng thời Nguyên - Minh, vừa để gọi tắt, vừa để đối trọng với Vũ miếu (Văn - Vũ), nên Văn Tuyên Vương miếu được gọi

Như vậy, hai chữ Văn miếu ở dạng đầy đủ phải là Văn Tuyên Vương miếu (Miếu thờ ông tước Vương, có công tuyên truyền cái “văn” – tức Khổng tử), đây là những tên gọi khác của Khổng miếu (miếu thờ Khổng tử). Nếu buộc phải dịch tên gọi Văn miếu thì thiết tưởng nên dùng chữ Anh The

Temple of Confucius , hoặc “ Confucius temple” ( Hán - Anh đại từ điển, đã dẫn, tr. 2671, in nhầm là Confucioustemple), hay tiếng Pháp là Temple de Confucius, giống như cách hiểu và dịch hai chữ Khổng miếu. Hiện ở Đài Loan cũng dùng tên gọi Khổng miếu, hẳn là để tránh việc hiểu nhầm khái

niệm ( Văn) như ở ta. Văn miếu Hà Nội là một sản phẩm văn hóa của Việt Nam. Đã là một sản phẩm văn hóa của dân tộc thì trộm nghĩ, ta nên giữ tên gọi Văn miếu ( Van mieu), không nhất thiết cứ hễ thấy bằng tiếng Việt là nhăm nhe dịch sang tiếng này tiếng nọ, hoặc giả chỉ nên đóng mở ngoặc đơn mà cắt nghĩa bằng ngoại văn ở lần đầu xuất hiện khái niệm mà thôi, còn ông Tây bà đầm nào có nhã hứng tìm tòi thêm thì khắc tự mày mò. Kinh nghiệm cho thấy, nếu không giữ tên gọi Ao dai, mà cứ hăm hở dịch thành

Vietnamese (long) dress hay gì gì đi nữa, thì cái áo dài truyền thống của các bà các chị nhà ta hẳn đến bây giờ vẫn còn nằm ngoài vùng hiểu biết của tứ hải huynh đệ. TƯƠNG QUN Giảng viênBộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chim Phụng Trung Quốc, huyền thoại hay có thật? Phần 1

Trong sách Shen Mich Hin (Liang Shy c.48. F.4) có đoạn: “Hòn đá xà vân (hay một mẩu đá xà vân) trông giống như viên ngọc trai, nhưng không phải là ngọc trai. Con gà con trông giống như con phụng, nhưng không phải là con phụng”.

Dans le Shen Mich Hin (Liang Shy c.48. F.4), on lit: “La serpentine (ou un morceau de serpentine) est semblable à une perle, mais ce n’est pas une perle. Un poulet est semblable à un Phœnix, mais ce n’est pas un Phœnix.”

Lời nói đầu:

Phụng là tên của một con chim nổi tiếng cả ngàn năm nay trong đời sống văn học nghệ thuật và thực sự ảnh hưởng sâu rộng vào phong tục, tập quán Á châu. Nó có thật không? Là một con vật hoang đường? Hay đó chỉ là con chim trĩ (稚 - zhi), còn gọi là dã kê (野雞 - zye ji, gà rừng) của Việt Nam đã được người Trung Quốc và Nhật Bản thêu dệt?

Phóng viên P. Jabouille đã viết một bài khảo cứu thực nghiệm độc đáo về huyền thoại con chim phụng của Trung Quốc và con trĩ quí hiếm, có thật của Việt Nam.

Bài khảo cứu này được đăng trong tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ Xã (Bulletin des Amis du Vieux Huế, tam cá nguyệt 10-12, năm 1929). Dưới đây là bản dịch nguyên văn của bài khảo cứu.

Chim phụng hoang đường của Trung Quốc và chim trĩ đốm tròn của An Nam (Le Phœnix Fabuleux de la Chine et le Faisan Ocellé d’Annam¹)

( Rheinardia Ocellata – VERREAUX) par M.P. JABOUILLE, M.B.O.U. Correspondant du Muséum. Người dịch: Phạm Văn Bân

Trong thực tế, chim trĩ có đốm tròn An-nam, mà người ta thường gọi dưới tên Argus (gà rừng), là một giống riêng biệt: giống Rheinardia mà khu vực phân tán trải dài theo sườn núi phía Đông của dãy Trường Sơn, từ Nha Trang cho đến Vinh.

Trong các năm gần đây, mặc dù chim trĩ là đối tượng để các cộng tác viên của chương trình khảo cứu Delacour quan sát và sưu tầm liên tục nhưng hãy còn khá kỳ bí trên nhiều điểm do có cùng các khó khăn khi người ta thử tìm đến nơi cư trú của chim trĩ, cũng như do sự khôn ngoan tột bực của nó để tránh né tầm săn bắt của các thợ săn giỏi tiên liệu nhất và kinh nghiệm nhất.

Trong hơn 200 mẫu thu được, còn sống hoặc đã chết, từ chương trình khảo cứu Delacour, không có con nào bị súng hoặc tên bắn cả, tất cả đều bị bẫy bởi người Kha-leus và người Mọi của vùng núi mà chúng tôi đã đề cập. Nói tổng quát, bẫy được đặt ở bìa các khoảng rừng trống, để các con trống trong đó nhảy múa dẫn dụ con mái, một lối nhảy mà chúng tôi chỉ có thể có đường nét rất mơ hồ trong khi quan sát các con bị bắt từ hơn ba năm qua. Các con này này đẻ trứng và, chỉ có một lần duy nhất, nở một chim con chỉ sống được vài tuần lễ.

1 Cước chú của người dịch: Vào thời đó, người Pháp gọi miền Trung Việt Nam là An-nam, còn miền Bắc Việt Nam là xứ bảo hộ và miền Nam Việt Nam là xứ thuộc địa. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (Fédération de l’Indochine français), có năm bang do Pháp chia ra để trị: miền Bắc Việt Nam (le Tonkin, hay Đàng Ngoài), miền Trung Việt Nam (l’Annam), Laos, Cambodge và miền Nam Việt Nam (la Cochinchine, hay đàng trong). Faisan Ocellé: trĩ đốm tròn, còn gọi là trĩ Nam Việt Nam (la Cochinchine, hay đàng trong). Faisan Ocellé: trĩ đốm tròn, còn gọi là trĩ 1705:

Trĩ đỏ: trĩ quí hiếm, có ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, bộ lông nhiều màu sắc đẹp, đầu và trước cổ xanh lục, những phần còn lại màu nâu hung đỏ, nâu vàng với các chấm đen, đuôi dài nhỏ, mắt nâu đỏ, mỏ và chân màu sừng, sống ở vùng đồi núi thấp nhiều cây bụi nhỏ, ăn ngũ cốc, hạt cỏ dại và côn trùng.

Trĩ sao: trĩ quý hiếm, có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Lâm Đồng và Vườn quốc gia Bạch Mã, bộ lông nâu tối có các chấm trắng, nâu hung và đen, đuôi dài, mắt nâu, mỏ hồng, chân nâu phớt hồng, không có cựa, làm tổ ngay trên mặt đất trong rừng ẩm, đẻ hai trứng vàng sẫm phớt hồng có chấm li ti đỏ tía.

Chúng tôi cũng mở rộng đề tài về giống gà này trong nhiều tác phẩm hoặc bài viết 2 ,cũng như trước khi thông qua đề tài của bài viết này, chúng tôi chỉ muốn nói lên các trường hợp mà chim trĩ được khám phá và khẳng định.3 Giữa các năm 1850 và 1856, J. Verreaux là nhà phụ tá thiên nhiên học của Viện Bảo Tàng Paris, rất ngạc nhiên trước phúc trình về các khác biệt của vài cọng lông đuôi – không rõ xuất xứ - của chim trĩ Mã Lai (Argus de Malaysie – Argusianus Argus) và các lông được tìm thấy trong bộ sưu tập của Vườn Thảo Mộc (Jardin des Plantes).4 Tin chắc rằng các lông này thuộc về một giống mà các nhà điểu học chưa biết đến, ông đề nghị đặt tên là “chim trĩ có đốm tròn” (Argus Ocellatus), được nhiều nhà bác học chấp thuận ngay, như Ch. Bonaparte, G.R. Gray, v.v…

Mãi cho đến năm 1871, các khác biệt này mới được D. G. Elliot 5 mô tả chi tiết; trong tập chuyên khảo về giống gà vào năm 1872, trong đó cung cấp một bản khắc màu được tái lập theo đúng hình thể tự nhiên của một trong các lông đuôi của chim trĩ đốm tròn.

Hành động này giúp bớt kích động chống ông từ một số nhà thiên nhiên học qua một cuộc vận động dữ tợn cùng các lời phê bình chua chát: người thì cáo buộc rằng ông lấy lông của con công mà bảo là lông của giống chim chưa được biết đến, người thì diễu cợt rằng ông muốn áp đặt tên cho một con chim mà người ta chỉ mới biết một ít chi tiết, v.v...

Chắc chắn trong niềm tin của mình, D. G. Elliot 5 đợi đến năm 1882 mới thuyết phục các người chống đối qua bằng chứng thực tế của các khám phá của ông, và cũng để chính ông hiểu biết về xuất xứ thật sự của chim trĩ đốm tròn.

Thực vậy, vào năm đó, Viện Bảo Tàng Paris nhận được hai mẫu toàn vẹn của con chim đang tranh cãi, và cả hai đều có cùng một xuất xứ: miền Trung An-nam.

2 Recherches ornithologiques, par DELACOUR et JABOUILLE, 1925, p. 12, 2 pls Recherches ornithologiques, id – 1927, page 10. L' « Oiseau », 1924. Nº 10, 2 pls. L' « Oiseau », 1927. Nºs 10 et 11, pl. en couleur du poussin et de l'œuf. Ibis, l925, page 221. Ibis, 1928, p. 31.

3 N. Arch, Mus , Pari s,1884, p. 255

4 Nhiều du khách đã thực sự thấy trong tay của người An-nam các cọng lông mà họ không thể báo cáo thuộc giống chim nào cả. Đó cũng là điều chúng tôi tìm thấy trong T’oung Pao, 1904, nº 5, p.553, chuyến du hành ở An-nam vào năm 1819-20 của Capitaine Rey, khi ông này đến viếng Ngũ Hành Sơn, gần Đà Nẵng. "Giữa các nét tuyệt đẹp của thế giới loài chim của xứ Đàng Trong, tôi tin rằng có một giống chim mà các nhà điểu học chưa biết đến. Tôi đã thấy một cọng lông đơn lẻ... dường như giống chim này rất hiếm... nó sống ở vùng núi Phú Yên không thể léo hánh đến được và và ở những chỗ hiểm trở nhất. Dân Đàng Trong gọi nó là Kim-try hoặc chim thần. Nó lớn cỡ con bồ câu, có mỏđỏ, đầu đen, cổ trắng, cánh màu vàng, bụng và đuôi màu xám tro. Điểm phi thường của chim là cái đuôi có vài cọng lông dài hơn tám bộ. Cọng lông mà tôi thấy, mặc dù đã bị cắt bớt, vẫn còn dài hơn năm bộ. Dân Đàng Trong nghĩ rằng đó là cách hóa trang để bắt ma quỷ." Mặc dù chi tiết có vài sai lầm, nhưng rõ ràng con chim nói ở đây là con Rheinardte của An-nam, không thể nghi ngờ gì cả.

5Ann. Mag. Nat. Hist. 1871. VIII, p. 119

Mẫu thứ nhất được nhà thiên nhiên học Maingonnat mua với giá 2,000 fr. từ Thiếu Tá Rheinardt, tùy viên Tòa Công Sứ Huế. Mẫu kia do Ông Le Myre de Villiers, lúc đó là Thống Đốc Đàng Trong, nhận được từ Chính phủ An-nam và gửi đến Viện Bảo Tàng sau một chút.

Được trình bày vào ngày 12-6-1882 tại Hiệp Hội Thú Vật Pháp, mẫu thứ nhất lần lượt được đặt tên là Argus Rheinardi, rồi Rheinardia Ocelata, Rhenardius Ocellatus, cuối cùng Rheinardtius Ocellatus: nguyên tắc ưu tiên và tôn trọng chính tả khiến ngày nay chim trĩ đốm mang tên là "Rheinardia Ocellata" (J. Verreaux).

Chim trĩ đốm tròn được mô tả lần đầu tiên một cách trọn vẹn trong tờ báo "Khoa Học Đại Chúng" (Science pour tous) ngày 8-7-1882, và vào tháng 9-1882, tờ "Thiên Nhiên" (La Nature) tạo hình bằng gỗ.

Hai mẫu của Viện Bảo Tàng là hai con chim trống và đều xuất phát từ vùng núi phía Tây thành phố Huế. Dr. Philipp, cũng là tùy viên Toà Công Sứ, nhanh chóng gửi các tin tức khá chi tiết về con chim này mà phần lớn là chính xác mà sau này, chúng ta có thể kiểm chứng lâu dài.

Nhờ ông mà chúng ta biết rằng mẫu mà Thiếu Tá Rheinhardt gửi, nhận từ linh mục Renauld, giám đốc nông trường Ba-Truc (cách 20 cây số về phía Tây Huế), do các người Mọi trong vùng mang đến; chim được làm sống lại nhưng bị thương.

Sau khi chim chết, vị linh mục làm da cho nó, và lá thư gửi kèm theo bộ da ghi: "Đây là con chim trống. Thịt màu sẫm, rất ngon giống như thịt gà lôi. Đấy thực sự là món ăn ngon cho bữa cơm tối.”

Sau đó, cũng vị linh mục này tìm ra một trong các giống chim Đông dương (Indochine) hấp dẫn nhất, đó là con cu đất hay Carpoccoccyx Renauldi, và giống như con chim trĩ đốm tròn, dường như nó muốn tự tạo một thú vui ranh mãnh bằng cách chạy vuột khỏi ánh mắt mắt của kẻ tò mò và sưu tầm, mặc dù chỗ ở của nó (ở đèo Phú Gia và Hải Vân) có vẻ như muốn giao nộp nó trước sự soi mói của vô số du khách đi ngang qua.

Các khám phá của chương trình khảo cứu Pavie, của Dr Harmand, của Hầu tước Barthélémy dường như hồi phục các cuộc nghiên cứu về lịch sử thiên nhiên, sau một khoảng thời gian dài ngủ yên và rất hiếm hoi có các nhà sưu tập quan tâm đến hệ động vật này; chỉ các năm gần đây nguồn tài nguyên mới của Đông Dương đã lôi kéo sự quan tâm trở lại.

Đó cũng là lý do chương trình khảo cứu Delacour được thành lập nhanh chóng với sự hỗ trợ của Chính quyền Đông Duơng và một trong các mục đích chánh của nó là tái khảo cứu con Chim Trĩ Đốm Tròn mà ở u châu người ta chỉ biết qua hai bộ da do Viện Bảo Tàng Paris thu được vào năm 1882 và sau đó không còn nghe nói đến.

Chúng ta có thể nói rằng kết quả của đợt vận động lần đầu tiên đã ra ngoài các tiên liệu lạc quan nhất khi biết rằng chỉ trong hai tháng, các người Kha-leus đã kiếm cho chúng ta gần 60 con chim này; nhưng rủi ro là sự không hiểu biết của chúng ta về bệnh bạch hầu đã không cho phép chúng ta nuôi dưỡng được con nào còn sống cho đến khi tới Pháp (Paris), các con còn lại chết tám ngày sau khi đến bờ Marseille.

Thực ra, nhiều Thảo cầm viên u châu và vài người chơi chim tài từ có nuôi chim Trĩ đốm tròn An-nam và nếu một cặp đẻ trứng trong khi bị nuôi nhốt ở Huế thì nhiều cặp ở u châu cũng đã đẻ trứng. Trong bốn chiến dịch của chương trình khảo cứu Delacour, người ta nhận thấy nơi ở của giống chim này bắt buộc chỉởĐông Dương mà thôi, người An-nam cũng nói như vậy, bởi vì chúng ta có thể xác nhận chỉ đặc biệt sườn núi mé Lào của dãy Trường Sơn mới có thể cho cơ hội gặp chim trĩ.

Trước hết, không có gì đáng ngạc nhiên khi tôi thấy một trong các nhà điểu học nổi tiếng người Nhật, Ông U. Hachisuka vừa đăng trong tạp chí Transactions Meiji Japan, số XXIII, 1925, tr. 1-13, một bài viết chứa nhiều tài liệu về con chim Phụng nổi tiếng của Trung Quốc, một con chim hoang đường trong các huyền thoại cổ điển, mà trong thực tế chẳng qua chỉ là con chim Trĩ Đốm Tròn của An-nam. Thể theo lời yêu cầu của tôi, Ông U. Hachisuka vui lòng giao cho tôi bài nghiên cứu của ông, cho phép tôi đăng trong tập san Đô Thành Hiếu Cổ Xã (Bulletin des Amis du Vieux Huế) để bài này không bị lãng quên.

Do đó, tôi xin phép đăng ở đây một bản dịch khá chặt chẽ và khá sát với bài nghiên cứu có tựa đề: Nhận diện con chim Phụng của Trung quốc

Hai con chim hoang đường thường được nói đến trong các tác phẩm cổ điển của Trung Quốc và Nhật Bản, được gọi tên ở Trung quốc là Phụng Hoàng và Loan 6 và ở Nhật Bản với tên Hô-O và Ran (Luan).

Con thứ nhất trong hai con được gọi là "Phoenix." 7 trong tiếng Anh. Do có sự tương đồng trong mô tả và tái lập hình ảnh của hai con chim này, nhiều người, nhất là ở Nhật Bản, nghĩ rằng chúng là một giống, và phần lớn nghê sĩ trình bày chúng đã trao cho chúng các tên quen thuộc trong vùng của họ như Gà rừng, Công, và các loại trĩ.

6 Cước chú của người dịch: chim trống gọi là phụng (hay phượng 鳳feng, thuộc bộ điểu 鳥) còn chim mái gọi là hoàng (凰huang, thuộc bộ kỉ几: cái ghế) và loan ( 鸞luan), một loại chim phụng.

7 Cước chú của người dịch: Trích The New Lexicon Webster's Dictionary of the English Language, p. 755: Phụng (thần thoại Ai cập) là một giống chim có bộ lông rực rỡ, được tế thần Mặt Trời, tái sinh từ tro của đống củi hỏa táng mà nó tự làm cho nó khi mỗi khoảng thời gian sinh sống từ 500 hay 600 năm đã mãn. (Phoenix (Egypt . mythol.) a bird of gorgeous plumage, sacred to the sun, reborn from the ashes of the funeral pyre which it made for itself when each life span of 500 or 600 years was over).

Một tin tưởng được chấp nhận chung là “các con chim này chỉ xuất hiện khi quốc gia được yên trị”, các nhà điểu học Viễn Đông nghĩ rằng không cần phải khẳng định chính xác, xem đó như các truyện huyền thoại thuần túy.

Mặc dù ở Trung quốc và Nhật Bản hai giống chim này được viết chữ giống nhau nhưng lại đọc khác nhau; tuy nhiên, cách phát âm tiếng Nhật hiện đại được phần lớn giới có thẩm quyền về ngôn ngữ xem là đồng nhất với tiếng Trung quốc lúc sơ khai. Tác giả của những dòng chữ này có ý định trình bày vấn đề theo quan điểm của người nhật, mặc dù sự hiểu biết về giống chim này có nguồn gốc từ Trung quốc.

Hô ( 朋 Peng bằng) là chữ xưa nhất tương ứng với nghĩa của chữ "chim"; sau đó ít lâu chữ Hô (鳳Feng, Phụng) được sáng tạo nhưng hai chữ này được dùng y như nhau trong cùng một nghĩa.

Một thành ngữ xưa nói rằng "khi chim Phụng ( 鳳) bay thì một bầy chim khác bay theo, đếm tới cả ngàn con." Theo sách Thuyết Văn (說文Shuo Wen), chữ Hô (朋Peng bằng) có nghĩa là "bạn đồng hành," và người ta hãy còn dùng nghĩa này trong cả hai nước, mặc dù nghĩa nguyên thủy đã biến mất.

Vào thời kỳ trước khi chữ Hô ( 鳳Feng, Phụng) trở nên thông dụng, một chữ Hô thứ ba xuất hiện và được dùng với cùng một nghĩa như chữ Hô (鳳Feng, Phụng). Nếu tra tự điển Từ Nguyên (辭源 Ci Yuan, nguồn gốc của văn chương, chữ nghĩa), chúng ta thấy các tin tức sau đây:

“Cầm (loài chim) là động vật có lông vũ, thú là động vật có lông mao, rùa là động vật có mu, cá là động vật có vảy và người là động vật trụi lủi.” 8 Như vậy chữ trùng (蟲) được dùng trong nghĩa tổng quát là "động vật," mặc dù ngày xưa chữ trùng (蟲 chong) hay (虫chong, sâu bọ) có nghĩa khác với ngày nay. Nếu chúng ta thêm chữ “cánh” bên cạnh chữ trùng (sâu bọ) thì thành chữ Phụng (Fù – Feng鳳 ) nghĩa là "chim." 9 Chữ này đã được dùng từ thời nhà Hán (漢); trước thời kỳ này chữ Phụng (鳳)được dùng một cách tổng quát để chỉ nghĩa “chim”. 8 Cước chú của người dịch: Cổ nhân dùng chữ trùng (蟲) để gọi tất cảđộng vật, thí dụ vũ trùng (羽蟲) là loài chim mao, mao trùng (毛蟲) là loài thú, v.v… 9 Cước chú của người dịch: Tác giả đã nhầm lẫn ở đoạn này vì trong chữ Hán lẫn chữ Nhật đều viết như nhau: chữ chữ phụng (鳳feng, thuộc bộđiểu 鳥) còn chim mái gọi là hoàng (凰 huang, thuộc bộ kỉ几: cái ghế); cả hai không liên quan gì đến chữ cánh chim (viết là sí翅chi (hay yi dực).

Hô (鳳Feng) diễn tả cùng một nghĩa với Hô-O (鳳凰Feng Huang, Phụng Hoàng), và, cho đến thế kỷ thứ nhất, O (凰Huang) được viết đơn giản là O (皇Huang), nhưng sau đó người ta thêm vào chữ "cánh," để chỉ rõ vấn đề là chữ chim. 10

Một chữ khác là chữ Yến có cùng nghĩa với hai chữ Phụng Hoàng; tên Yến xuất phát từ huyền thoại sau: "Tất cả loài chim đều cúi đầu trước chim Yến. Có 360 vũ trùng và Yến trở thành chủ của tất cả; và mọi giống chim tuân theo nó”.

Điều này giải thích cho chúng ta rằng đôi khi chúng ta thấy câu: "Một con chim mà các con chim khác cúi đầu trước nó”.

Trên đây giải thích chữ Hô ( 鳳Feng) và Hô (鵬peng, chim bằng, giống chim to nhất) có cùng một nghĩa, nhưng sách Trang Tử (莊子zhuang zi) có trước sách Thuyết Văn 500 năm lại có một câu chuyện rất phổ biến ở Trung quốc và Nhật Bản về chủ đề Hô như sau:

“Ngày xưa có một con cá khổng lồ dài hàng ngàn hải lí, sống ở biển Bắc và người ta kêu là con Côn (Kun). Con cá này biến thành "chim," người ta kêu là chim bằng (鵬peng)”.

Phần lớn lịch sử của con chim quái vật này có dấu vết của biển vì nguồn gốc của nó là cá. Nghĩa của chữ Bằng (鵬) dần dần thay đổi và ở Trung quốc và Nhật thực sự chỉ có nghĩa là “một động vật siêu nhiên”.

Chữ Kun cũng bị thay đổi hoàn toàn và ngày nay, trong tiếng Nhật hiện đại, có nghĩa là “cá nhỏ”, giống như tiếng Nhật Zako (雜魚za yu tạp ngư). Còn tên Hô-O, các đoạn trích dưới đây chứng tỏ rằng vấn đề hiện hữu của giống chim này là có thực và không phải do trí tưởng tuợng:

- Trong sách I Lin: “Có 10 chim Phụng con trong tổ với mẹ chúng”. - Trong sách Pao P’O Tzu (thế kỷ thứ tư): “Ngày xưa, khi nước nào bình yên, chim Hô luôn luôn làm tổ ở nước đó và Hoàng Đế Hạ Hậu (夏后Xia Hou) là người đầu tiên ăn trứng chim Hô. Sau đó chim Phụng biến mất." Điều này chứng minh chim Phụng được xem là có sinh sản. - Trong sách Shai Hai Ching: "Cư dân Hsuan-Yuan ăn trứng của chim Phụng và uống nước cam lồ (甘露gan lu). - Trong sách Chu-Tzu: "Có người làm một lồng chim cút cho con Hô-O, nhưng cánh của nó quá lớn và nó không thể chui vào lồng được”. - Trong sách Tung Ming Chi: "Một quan đại thần tâu với vua, "Hạ thần đi du lịch hướng Đông và bắt được một con Hô con có chín màu trong một khu rừng rộng cả ngàn lí”.

Nếu xét chữ Loan (Ran), dật sử cũng cho chúng ta dữ kiện chim Loan có thật. 10 Xem cước chú số 9 ở trên.

- Trong sách Erh Ya I: "Ngày xưa, Hoàng đế Chi Piu có một con Loan làm thú vui. Hoàng đế muốn nghe chim hót nhưng không được thỏa mãn. Hoàng hậu nói với ông: “Tôi luôn nghe nói rằng chim chỉ hót khi nó thấy một con khác cùng giống. Tại sao không đặt nó trư971c gương để phản ảnh hình bóng nó?” Hoàng đế nghe theo lời khuyên; nhưng con Loan khi thấy bóng nó, buông ra tiếng kêu đầy áo não, đập cánh và chết.

“Có ba con chim ngũ sắc, ở Diêu Sơn, con thứ nhất gọi là chim Hoàng ( 凰鳥huang niao hoàng điểu), thứ hai chim Loan (鸞鳥luan niao loan điểu), và thứ ba chim Phụng (鳳鳥feng niao phụng điểu)”.

Chúng ta thấy rằng hai trong ba con chim, chim Hoàng và chim Phụng trùng nhau; các đoạn trích dưới đây cho thấy một bên là chim Phụng và Hoàng và bên kia là chim Loan. - Chim Loan kết bạn với chim Phụng (Li-Po). - Chim Loan xếp ngay sau chim Phụng (Jui Yunghua 瑞應畫rui ying hua Thụy ứng họa) Có hai hay ba chim bí ẩn chỉ được nói đến trong các tác phẩm xưa và người ta không tìm thấy, theo như tôi biết, trong các thi phẩm. Trich văn:

- Con Yo-Tzu là chim Phụng con. - Con Yuan-Chu được mô tả trong sách Chau Pen Chi (周本記zhou ben ji Châu Bản Ký) như là một giống chim Phụng. (Ghi chú của Linta). - Chim phụng con gọi là Yo-Tzu. (Ghi chú của Chin Ching, bởi Chang Hua).

Từ mô tả ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng Yo-Tzu là chim Phụng con mà bộ lông cần có ba năm để hoàn chỉnh. Trong sách Châu Bản Ký, Yuan Chu được xem là tiếng đồng nghĩa với Phụng.

Tôi tin rằng phải nêu ra mô tả trên vì tôi không tìm thấy một khác biệt nào giữa hai con chim. Cả ba đều gọi là Phụng, nhưng thực tế chúng có nghĩa riêng: 1) Con thứ nhất là con gà nước. 2) Con thứ hai, một giống chim ở dưới nước, giống như con ngỗng. 3) Con thứ ba là con hải âu.

Chim loan cũng có hàng tá tiếng đồng nghĩa; tôi có thể bảo đảm bằng với con số tá: loan điểu thụy điểu x thú đan phụng vũ tường hóa x dực ẩn chú thổ phù chu tước chu ô thanh phụng (鸞鳥瑞鳥x趣丹 鳳羽翔化x隱x土符朱雀朱烏青鳳)¹¹. Như vậy, con chim hiện hữu nào có thể dùng để nhận diện làm căn bản trong các tin tức trên?

11 Cước chú của người dịch: có hai chữ Hán không đọc được và một chữ Hán không lấy ra từ NJ Star được nên đánh dấu X. Chim Phụng Trung Quốc, huyền thoại hay có thật? Phần 2 Tóm lược:

1) Đó là giống chim sống trên đất và để khá nhiều trứng. 2) Nó phải có nhiều năm để có bộ lông hoàn chỉnh. 3) Thấy rõ ràng giống trống, mái.

Trong sách Shen Mich Hin (Liang Shy c. 48. F. 4), có đoạn: “Hòn đá xà vân (hay một mẩu đá xà vân) trông giống như viên ngọc trai, nhưng không phải là ngọc trai. Con gà con trông giống con phụng, nhưng không phải con phụng”. Ít ra điều này chứng tỏ rằng con chim được khảo cứu có nét giống với con gà trống nuôi của chúng ta.

Về phần tôi, tôi tin rằng trong thực tế, chim Phụng là con chim Trĩ Đốm Tròn (Rheinardia Ocellata) trong khi chim Loan là con chim trĩ Faisan Argus (Argusianus) bởi các lý do sau đây:

Trong các mô tả xưa về chim Phụng Hoàng, cũng như chim Loan, giống chim này có đầu gà trống, cổ rắn, cằm én, lưng rùa và đuôi cá. Nó có năm màu và chiều cao vào khoảng sáu bộ. Xem xét riêng mỗi một chi tiết này và chúng ta thấy thật sự có con chim trĩ đốm tròn:

1) Đầu gà trống: hình dạng cái đầu của Trĩ Đốm Tròn hiển nhiên rất giống đầu gà trống. 2) Cổ rắn: Không chỉ cái cổ đẩy tới trước,đứng thẳng như con rắn mà chim trĩ còn có da gần trụi lủi. 3) Cằm én: điểm này còn lờ mờ khó hiểu. 4) Lưng rùa: Lưng chim Trĩ Đốm tròn An-nam có dáng không đều giữa các chấm và lằn gạch ngang. Ở cánh bên trong, các điểm xếp đều hơn và giống hình lục giác. Ở cánh bên ngoài, các điểm được nối bằng đường thẳng và thực sự trông như một cái mu rùa. Vài sách xưa so sánh lưng chim Phụng giống với da cọp hơn là với mu rùa, và Darwin (Descent Of Man Vol. II, p. 141) cũng so sánh tương tự khi viết về bộ cánh của chim trĩ:

“Bộ lông mang các dấu gạch sẫm nghiêng một cách đẹp mắt và các dãy đốm chấm như một tổng hợp màu sa của cọp và beo”.

5) Đuôi cá: Đuôi của hai con chim, nhất là của chim Trĩ Đốm Tròn giống như đuôi con cá khi nó ở vị trí bánh lái, dẹp ở hai bên. 6) Ngũ sắc: Ở đây có sự khó khăn để phân biệt các màu nêu ra trong các tác phẩm cổ điển, trừ khi màu được so sánh với vật được biết rõ, như đậu khấu, biển, máu v.v… Hậu quả là không thể đào sâu điểm này nếu không có các cuộc sưu tầm lâu dài. 7) Chiều cao sáu bộ12: Tôi biết rằng trong nhiều vùng của Trung quốc, bề dài của bộ nhỏ hơn nhiều so với bề dài mà người ta dùng ngày nay, ngay cả trong cùng một vùng. Không thể nói rằng các đo lường này có áp dụng cho chim hay không, hơn thế nữa, chúng ta không biết có phải chim được đo từ đầu xuống chân đặt trên mặt đất hay không, hay từ đầu đến đuôi khi chim đậu trên cành.

Sự kiện là người Trung quốc rất vô tâm khi sử dụng con số: họ có khuynh hướng phóng đại và ưa đánh số tròn. Thí dụ: "Một con gà con chín màu trong một khu rừng rộng ngàn lí, - “một con Phụng ngũ sắc”. Sự phiên dịch hay nhất cho các câu tương tự chỉ đơn giản là “bộ lông biến đổi” hay “có nhiều màu sắc”. Đó là các đặc điểm về hình dáng.

Bây giờ chúng ta xem xét tiếng kêu của chim. Tôi chưa bao giờ có cơ hội nghe tiếng kêu của chim trĩ Argus, cũng như Trĩ Đốm Tròn, nhưng trong sách "Chim để săn ở Ấn Độ, Miến Điện, và Tích Lan" (Les Oiseaux de Chasse de l’Inde, de Birmanie, et de Ceylan) của Hume, Marshall, trang 101, chúng tôi thấy đoạn sau đây:

“Tiếng kêu do con trống phát ra có thể ghi: How-How, được nó lặp lại từ 10 đến 12 lần, kêu vang từng chặp khi nó đứng riêng lẻ trong rừng trống, một con bắt đầu kêu và các con khác ở gần đó đáp ứng”.

Tiếng súng bắn vào bầy khỉ đi ngang qua không ngăn được nó hót. Tiếng kêu của con mái khác hẳn; phát ra như How-Owoo, How-Owoo, âm cuối kéo rất dài, và tiếng kêu lặp lại từ 10 đến 12 lần, nhưng càng lúc càng nhanh cho đến tiếng kêu cuối thì trở nên một dây Owoo. Tiếng kêu của con trống và mái nghe rất xa, nhất là tiếng con trống, có thể nhận biết từ xa hơn một dặm.13

Đoạn văn này báo cáo về chim trĩ: Theo Ông M. Beebe, tiếng kêu của chim trĩ đồng nhất với chim Trĩ đốm tròn (Rheinardia Ocellata). Theo tôi, sự quan sát này khiến tôi nghĩ rằng chữ Feng chỉ con trống, còn Huang chỉ con mái. Có xảy ra việc lặp lại đơn giản của tiếng kêu của chim trĩ. Người ta tìm thấy thí dụ của sự bắt chước nhịp nhàng tiếng kêu trong nhiều vùng khác nhau. Vì vậy tôi ngờ rằng cách đặt tên địa phương của chim trĩ đốm tròn ở Đàng Ngoài và bán đảo Mã Lai, và chim trĩ ở Mã Lai, Sumatra và Bornéo cũng chỉ đơn giản là sự lặp lại tiếng kêu của các chim này.

Trong tập chuyên khảo về chim trĩ (Monographie des Faisans, Vol. IV, p. 118), M. Beebe lưu ý như sau: “Đối với lỗ tai của người Mã Lai, chim trĩ trống gọi là Kuan và Kuang; đối với người hoang dã Sakai là Wwak, đối với người Xiêm là Kyek, còn dân địa phương Sumatra phiên dịch tiếng kêu ra Kœweau hay Kuaow. Tất cả đã trở nên tên dùng để gọi giống chim này tại mỗi một vùng, tất cả đều có nguồn gốc tượng thanh”.

12 Cước chú của người dịch: bộ: đơn vị đo lường, dài 0.33 mét. 13 Cước chú của người dịch: dặm: đơn vị đo lường, dài 1,482 mét. Thực tế, nếu chim Phụng Trung quốc và chim Trĩ Đốm Tròn cùng một giống thì làm sao giải thích đặc điểm hoang đường của chim Phụng và tất cả huyền thoại liên quan?

Hầu như không thể nào giết một con chim trĩ bằng súng săn được. Chim Trĩ đốm tròn còn khó bắt hơn, điều này chứng minh cho sự kiện rằng chỉ có bốn Viện Bảo Tàng trên toàn thế giới có vài mẫu con chim này.

Trong tập chuyên khảo về chim trĩ (Monographie des Faisans, Vol. IV) M. Beebe lưu ý: “Các điều bí ẩn nhất của chim trĩ nằm ngay trong nhóm chim này. Chúng tôi sống gần đó, chúng tôi nghe tiếng kêu của chúng, chúng tôi tìm thấy chỗ chúng nhảy múa, và, sau nhiều tuần lễ tìm kiếm, chúng tôi không thể ngay cả thoáng thấy một con nào cả. Từng đêm qua, tiếng kêu của chúng quanh tôi khoảng vài trăm thuớc, cộng hưởng như tiếng chim trĩ, nhưng với âm thanh điếc tai không sao lẫn lộn. Chúng tôi không thể không hồi tưởng đến vài con chim Phụng tưởng tượng của Trung quốc. Sắc thái bí ẩn của giống chim này, kết hợp với đặc điểm của nó, đủ để giải thích huyền thoại chung quanh nó. Các tác phẩm cổ điển Trung quốc viện dẫn nhiều lần khác nhau một con Phụng trắng và một con Loan trắng mà các nhà thiên nhiên học hiện đại không bao giờ nói là chim trĩ đốm tròn hay chim trĩ bị chứng bạch tạng. Thường thấy chứng bạch tạng trong các con chim làm con thịt để săn. Như vậy cũng rất có thể tìm ra mẫu trong các chim Trĩ Đốm Tròn hoặc chim Trĩ. Ở Trung quốc, sự khám phá duy nhất về con chim trĩ bạch tạng được xem như một điềm tốt: nó báo hiệu một giai đoạn thái bình, hay sự ra đời của một thánh nhân mới, hay một biến cố quan trọng; cũng tìm thấy cùng một niềm tin đó ở Nhật Bản. Người ta ghi nhận các kết quả tốt đẹp đó qua sự kiện dâng chim trĩ trắng lên các Hoàng Đế Ten-Chi, Temmu và Shotoku.

Nhưng sự hiện diện của chứng bạch tạng trong chim trĩ thì hiếm hoi ở Trung quốc và Nhật Bản hơn là ở Anh quốc nơi mà tôi đã tự quan sát hơn nửa tá mẫu ở chợ Cambridge vào mùa vừa qua, còn ở Viễn Đông người ta hiếm khi gặp một mẫu trong nhiều năm.

Một bức tranh Trung quốc xưa biểu lộ chim Phụng đã khơi dậy vài cuộc thảo luận, bởi vì nó cho thấy một sự tương tự phần nào với con Công. Giáo sư Giles, trong “Adversaria Sinica” (1905) viết: “Chim Phụng và chim Loan được vẽ hình trong Tu Shu Chi Ch’eng và tôi được nhà điểu học thông thái Giáo Sư A. Newton cho phép để nói rằng theo Ông, con thứ nhất chỉ là công trình của vài nghệ sĩ đã thấy con công, và đặc biệt nó là giống công ở Ấn Độ. Trong cùng nghĩa đó, Giáo Sư Newton nghĩ rằng con Loan có nguồn gốc là chim trĩ ở Bornéo và Malacca”.

Như vậy có thể hai con chim hoang đường này của Trung quốc đơn giản là sự nhận thức về “hai con chim này”. Như tôi đã nói, tôi chia sẻ ý kiến với Giáo Sư Newton về chim trĩ, nhưng tôi có lý do khiến tôi tách khỏi Ông khi Ông nhận diện chim Phụng và con Công. Đây là những lý do: Chữ Khổng (孔kong, còn đọc là Công), nghĩa đen là "cái lỗ" và giải thích bởi hình dáng cái đuôi của nó như mang con mắt. Hoặc, chữ này không xuất hiện trong bất cứ tên xưa nào của chim Phụng. Mặt khác, nhiều tiếng ghép ở Trung quốc và Nhật bản có chứa chữ “Phụng”. 1) Con vịt đầu Phụng (鳳頭鴨子feng tou ya zi phụng đầu áp tử) hay con vịt có mồng, trong đó cái mồng rơi về phía sau như trường hợp chim trĩ Rheinardte, khác với mồng thẳng đứng của con công. 2) Cây cọ có đuôi Phụng: phụng vĩ tiêu: Cycas revoluta. 3) Cá vàng đuôi Phụng: 鳳尾金魚feng wei jin yu phụng vĩ kim ngư.

Không có từ ngữ nào có thể áp dụng cho con Công mà cái mồng và đuôi không có liên hệ nào với các vật này. Giáo sư Giles kể lại lịch sử của nữ thần có con chim Phụng làm bạn đồng hành (Si Wang Mu 四王母 Tây Vương Mẫu). Ông nghĩ rằng nữ thần này tương đương với nữ thần La Mã Junon, người luôn luôn có con công đi theo. Nhưng tôi tìm ra một huyền thoại xưa và một bức tranh của nữ thần với con công: 孔雀明王(kong que ming wang, Khổng Tước minh vương) hay 孔雀王母菩薩 (kong que wang mu pu sa Khổng Tước Vương Mẫu Bồ Tát) trong các văn bản Nhật, và là chỗ mà người ta minh họa con công Ấn Độ.

Nữ thần mang tên tiếng Phạn là Ma Vu La hay Ma Do La, Mayura (con công); tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có vài nữ thần giống như nữ thần Junon trong truyện huyền thoại, rất có thể đó là nữ thần Công mà lịch sử của nó xuất phát từ Ấn Độ, truyền đến Nhật bản ngang qua Trung Quốc.

Giáo sư Rapson, một nhà Phạn học trác tuyệt, viết cho tôi rằng nhiều vị thần Ấn Độ có liên quan đến con công, nhưng khó nói rằng có một trong các nữ thần có liên quan đến nữ thần Junon: vì vậy tôi không thể xác nhận điều gì về đề tài này. Nhưng tôi hy vọng đã cung cấp đủ các lý do để thuyết phục đọc giả rằng con chim Trĩ Đốm Tròn (Rheinardia Ocellata) có toàn quyền để yêu cầu là cùng một giống với con chim Phụng của Trung quốc.

Để chấm dứt, tôi nghĩ rằng do sai lầm mà tên của chim Phụng được dùng để chỉ các con chim hoang đường của Trung quốc, bởi vì người ta không tìm ra dấu vết của huyền thoại phục sinh từ đống tro tàn, giống như trường hợp con chim Phụng Ai cập.

Vì thế tôi nghĩ là đáng tiếc khi người ta không dùng từ ngữ Hò-Ow, một từ ngữ nhắc đến tiếng kêu của con chim nhiều hơn bất cứ cái tên nào khác của nó. * * *

Không nhất thiết phải là nhà thiên nhiên học để ngạc nhiên về phần lớn các thảo luận của nhà thông thái Nhật bản. Chúng ta không có gì để thêm vào các lý luận mà ông đã khéo léo rút tỉa từ văn chương, ngôn ngữ Trung quốc và Nhật Bản, cùng các đặc điểm của con chim.

Tuy vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng ông đã không rút tỉa hết phần mà người ta có thể nhận được từ lịch sử của An-nam, một quá khứ mà ông U. Hachisuka ít ra cũng chắc chắn biết các nét lớn của nó, và đặc biệt hơn, trong mối liên quan của nó với người đồng hương của ông.

Thực ra, trên quan điểm mà chúng ta quan tâm, hoàn toàn đáng lưu ý rằng phần đất An-nam - nơi chim trĩ đốm tròn ở - đã nhiều lần bị chiếm đóng hoặc lui tới trọn vẹn hoặc một phần bởi người Trung quốc và người Nhật từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch cho đến thế kỷ thứ XVI và XVII.

Bình Định (Tỉnh Qui Nhơn) nằm về phía Bắc Tỉnh Nha Trang, là biên giới phía Nam của vùng mà người ta tìm thấy chim trĩ đốm tròn. Từ năm 1282 đến 1284, đã thấy có quân đội Trung quốc-Mông Cổ ở Bình Định và vào thế kỷ thứ XV hạm đội Mông Cổ bị chặn đứng ở đây trước khi quay về Java.

Vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, tỉnh Quảng Nam (Faïfo), lúc đó gọi là “Tượng Quận”, có một thủ phủ của người Trung quốc ở vùng Trà Kiệu. Người Trung quốc chiếm đóng vùng này trong nhiều thế kỷ sau đó, và trong thế kỷ thứ III, dưới đời nhà Hán, huyện Tượng Lâm vẫn còn hiện hữu.

Năm 351 sau Tây lịch, người Trung quốc xua đuổi người kế vị họ là người Chàm, rồi họ lại xuất hiện vào năm 446, năm 605, sau mỗi một lần chinh phạt này là sự chiếm đóng lâu dài hay ngắn ngủi.

Điều đáng lưu ý là đúng ngay tại phần núi non của vùng này, cũng như vùng Thừa Thiên và Quảng Nam, người ta thường thấy chim trĩđốm tròn nhất, một giống chim được dùng làm đồ trang điểm cho vũ công hay diễn viên của sân khấu An-nam.

Tỉnh Thừa Thiên (Huế) bị chiếm đóng năm 214 trước Tây lịch và tạo thành huyện Si-Kiuan, tức là một trong năm huyện của Tượng Quận. Người Trung quốc tái xuất hiện tại đây vào đầu thế kỷ thứ IX.

Tỉnh Quảng Trị, nơi chim trĩ đốm tròn gặp nhau cách tỉnh khoảng 30 cây số, hoàn toàn bị Trung quốc chiếm đóng trong một thời gian dài. Dưới triều Hán, nó là một phần của huyện Nhật Nam, từ năm 605 đến 617, dưới triều Tùy, nó tạo thành huyện Lâm Ấp, dưới triều Đường, nó trở thành châu Kiên.

Về phía Bắc Quảng Trị, dưới triều Hán, Quảng Bình (Đồng Hới) thuộc về huyện Nhật Nam, năm 605 trở thành quận Tị Cảnh (Pi-Yin) và từ năm 627 đến 647, là châu Nam Canh (NanYing).

Dưới triều Hán, Hà Tỉnh sáp nhập vào quận Cửu Châu và tới năm 264 nhập vào Cửu Đức. Dưới triều Tùy, nó là trung tâm quận của Nhật Nam. Năm 627, dưới triều Đường, nó tách khỏi châu Hoan để trở thành phủ Dương Lua.

Cuối cùng, Nghệ An, giới hạn phía Bắc của địa bàn phân tán chim trĩ đốm tròn, và châu Đức dưới triều Lương; năm 598 gọi là châu Hoan, tách khỏi quận Nhật Nam dưới triều Tùy (năm 607), cuối cùng là châu Nam Đức năm 622 đầu triều Đường.

Về phía người Nhật, chúng ta tìm thấy dấu vết hiện diện của họ ở An-nam ngay từ các thế kỷ đầu của lịch sử. Là thương gia và hàng hải dũng cảm, họ tạo thành các đoàn di dân, hãng buôn mà sau cùng phồn thịnh nhất là ở Hội An, chỉ biến mất vào thế kỷ thứ XVII khi Hoàng đế Nhật ra sắc chỉ năm 1636 cấm dân ra ngoại quốc và ra lịnh cho những người ở ngoại quốc trở về Nhật. Faifo giữ gìn lâu dài sự tích của nhóm di dân: một cây cầu và các ngôi mộ là các chứng tích duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.

Chúng ta cũng không quên nhắc lại, như quan Nguyễn Hữu Bài, Chủ Tịch Hội Đồng Nội Các An-nam, đã lưu ý tôi rằng các sách sử của triều đình viết về phẩm vật triều cống hàng năm của vua An-nam dâng cho hoàng đế Trung quốc có cho thấy rằng thuộc về nghi lễ là chim trĩ Rheinardtes nhưng quí hơn lại là chim Rheinardtes trắng (bạch tạng).

Ngược thời gian, các cống phẩm này đã bắt đầu từ các thế kỷ đầu tiên của Tây lịch. Vì vậy bây giờ người ta chứng minh được làm thế nào mà người Trung quốc và Nhật Bản tiến triển song song ở nước họ - qua con đường của các người kể truyện và văn gia - lịch sử của chim trĩ đốm tròn ngay lập tức đứng giữa các huyền thoại về các con vật hoang đường, phi thường, như phong tục của các nước này đã cho chúng ta biết bao thí dụ.

Sự hiếm hoi chim trĩ xảy ra ngay trong những vùng nó ở, sự cực kỳ khó khăn không chỉ kiếm được nó mà còn nhận biết nó, tất cả điều này gia tăng đặc điểm kỳ lạ, phi thường đi kèm với nó cũng như trong các huyền thoại và tiểu thuyết nghệ thuật, tượng, tranh, bích họa, v.v…

Đối với ai kém tiên liệu, các điểm tương đồng giữa chim Trĩ Đốm Tròn và chim phụng đã được trình bày rõ ràng.14 Còn về các khác biệt, tôi tin rằng dễ giải thích do sự kiện là chắc chắn có sự lẫn lộn trong tâm trí của các nghệ sĩ giữa chim Trĩ Đốm Tròn và con Công đối với vài đặc điểm phụ còn lại. 14 Cước chú của người dịch: locution: sauter aux yeux: rõ ràng, hiển nhiên.

Do đó, đuôi của chim Phụng thường được trình bày ở phía chót đuôi có mang một con mắt tương tự phần cuối của con công, trong lúc trong thực tế, đuôi của chim Phụng chỉ có các đốm tròn và tận cùng bằng điểm nhọn.

Chim Phụng cũng thấy với các màu sống động, xanh, xanh lá cây và đỏ làm nhớ lại màu của con con Công, nhưng trong tổng thể thì màu của chim Trĩ Đốm Tròn là một màu nâu đẹp, điểm màu vàng nhạt.

Nhưng sự lẫn lộn này rất dễ hiểu do sự kiện là trong tất cả vùng gặp chim trĩ, người ta cũng tìm thấy con Công và con này lại phổ biến và dễ thấy hơn là chim trĩ.

Cuối cùng tôi xin thêm rằng thường thì thợ săn chỉ mang về các lông đuôi của con thú săn được như một chiến tích và điều này còn là một nguyên nhân của sai lầm hay lẫn lộn rất dễ hiểu.

Ghi chú của vvn:

Mặc dù tác giả đã nghiên cứu khá công phu, nhưng có lẽ thật ra người Trung Quốc ngày xưa cũng không lẫn lộn con phụng (phượng) trong tứ linh và con trĩ kê, một loại chim hiếm của phương nam. Ai từng đọc qua bộ Phong Thần chắc cũng biết bộ ba hồ ly tinh (nhập Đắc Kỷ làm mẫu nghi thiên hạ đội mão Cửu Phụng), Cửu Đầu Trĩ và Thạch Tỳ bà do bà Nữ Oa sai xuống phá vua Trụ để trả thù cái tội làm thơ ghẹo bà.

41. (KTTN 103, ngày 01-3-1993) Tại sao người Trung Quốc ngày xưa lại dùng hai tiếng “tu mi” (râu mày, thường nói là mày râu) để chỉ đàn ông? Không lẽ đàn bà không có lông mày?

AN CHI : Về câu hỏi này, Từ Thời Đống đã giải đáp trong Yên tự lâu bút ký như sau: “Người xưa gọi đàn ông là tu mi. Ta vẫn thường hỏi bạn bè: “Râu là thứ chỉ riêng đàn ông mới có, còn (lông) mày thì đàn bà cũng có; tại sao lại gọi đàn ông là tu mi kia chứ?”

(Tất cả) đều không trả lời được. (Ta) xét sách Thích danh nói: “Phấn vẽ lông mày là để thay thế; cạo bỏ lông mày đi, lấy phấn vẽ thay vào chỗ lông mày đã cạo. Nhờ thế mà biết rằng ngày xưa đàn bà đều cạo bỏ lông mày; vậy tuy có (lông mày) mà cũng như không. Tiếng đó chuyên dùng để chỉ đàn ông là vì thế”.

42. (KTTN 103, ngày 01-3-1993) Tại sao người Việt Nam lại gọi người Trung Hoa là “Tàu”? AN CHI : Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu bè khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu” (Đại Nam quấc âm tự vị, t.II, Saigon, 1896, tr.346). Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo (Xem Thanh Hóa quan phòng, Nguyễn Duy Tiếu phiên diễn, Sài Gòn, 1973, tr.97). Nhưng nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân – chúng tôi cho là chỉ một phần thôi – lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô như vẫn còn thấy trong mấy tiếng thằng Ngô con đĩ) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước là Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi?

Chúng tôi cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân Việt Nam đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là”thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan – đây là tuyệt đại đa số - cũng được "vinh dự" gọi là Tàu.

Ghi chú của vvn:

Lâu lâu "đánh trống qua cửa nhà sấm" bắt giò An Chi một cái. Nếu cho rằng người Việt "quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan", thì cái quan niệm này phải có từ thời còn nhiều người Trung Hoa làm quan tại Việt Nam. Vậy thì ta phải tìm được các dấu tích này trong văn chương cổ, tối thiểu là văn chương bình dân, hay truyền khẩu như ca dao-tục ngữ. Tuy nhiên văn chương bình dân Việt Nam cho đến cuối thời kỳ bắc thuộc vẫn không tìm thấy chữ nước tàu, người tàu, hay giặc tàu trong bất kỳ thể loại nào.

Từ người Tàu chỉ xuất hiện và bắt đầu được dùng rộng rãi khi có những đợt sóng người Minh Hương chạy loạn tràn sang Việt Nam. Họ đến từng đoàn đông đúc trên những chiếc "tàu lớn" nên gây sự chú ý của người Việt. Nên biết rằng cho đến thế kỷ 19, kỹ thuật đóng tàu của người Việt vẫn chỉ ở mức ghe, thuyền đánh cá nhỏ chớ không phát triển kỹ thuật đóng tàu lớn đi biển. Trong khi đó người Trung Hoa đã phát triển các đại chiến thuyền, lâu thuyền từ thời xưa và cực thịnh trong thời Tống. Vì thế, các đoàn "tàu" của người Trung Hoa lũ lượt chạy loạn tấp vào Việt Nam là một cảnh tượng ngoạn mục và ấn tượng cho người Việt thời bấy giờ. Vì vậy mới xuất hiện danh từ người "tàu". Sau này phái sinh các cụm từ khác - thường là trong cách nói không tôn trọng - "giặc tàu", "nước Tàu".

Cho nên quan niệm “Người An Nam thấy tàu bè khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu” là đúng, và vvn đã nghe vài giáo sư người Hoa xác nhận điều này.

Tương tự, trong giai đoạn 1975 đến 1980, có những đợt sóng người Việt vượt biên bằng đường thủy lên đến hàng triệu người. Thế giới đã chú ý đến hiện tượng đó và gọi chung những người Việt vượt biên là "boat people". Sau này từ "boat people" thành 1 thứ tiếng lóng được dùng để chỉ đa số người Việt ở nước ngoài, dù họ đi đường bộ hay... máy bay ra nước ngoài du học. "Boat people" có phải là người "tàu" không? Người Việt hải ngoại thường dùng chữ "thuyền nhân Việt Nam" để phân biệt mình với "tàu nhân Trung quốc". Cách nào đó, người Việt hải ngoại đã gián tiếp công nhận mình là "người ... thuyền".

Ghi chú số 2 của vvn:

Nếu An Chi lý luận đúng thì cách gọi người Hoa là "Tàu" là một từ xưng hô vinh dự. Điều này trái hẳn với thực tế. Người Hoa sinh sống tại Việt Nam không ai muốn bị gọi là "ba tàu" vì đó là cách gọi khinh dễ. Nó nhắc họ nhớ đến một quá khứ không vinh quang của cha ông. Đồng thời, họ cảm thấy bị tách rời và phân biệt ngay giữa đất nước họ sinh sống và góp phần xây dựng. Họ cũng không muốn bị gọi là Hoa "kiều" vì họ là cư dân và công dân của Việt Nam.

43. (KTTN 103, ngày 01-3-1993) 01-3-1993) 23) có hai tiếng sát na (“cái sát na nhỏ bé của thời gian”). Xin cho biết sát na là gì?

AN CHI : Sát na là một khoảng thời gian cực ngắn. Đây là một danh từ mà người Trung Hoa đã phiên âm từ tiếng Sanskrit (cũng gọi là tiếng Bắc Phạn) kṣaṇatrong kinh Phật. Họ đã ghi kết quả phiên âm đó bằng hai chữ Hán mà người Việt Nam đọc theo âm Hán Việt thành sát na.

44. (KTTN 103, ngày 01-3-1993) Xin cho biết lịch sử cây thánh giá của người theo đạo Thiên chúa. AN CHI : Thánh giá vốn là một thập tự giá (trở xuống xin gọi tắt là thập giá) nghĩa là một cái giá hình chữ thập (†). Đó là biểu tượng của đức tin Ki Tô giáo vì chính Chúa Jesus đã chịu nhục hình trên một cây thập giá.

Tuy nhiên ngay từ trước Công nguyên, chữ thập đã là biểu tượng có tính chất tôn giáo của nhiều dân tộc khác nhau thời cổ đại rồi. Chữ thập đều, cũng gọi là chữ thập Hy Lạp, là biểu tượng của thần Amu nơi người Chaldée và người Babylone. Chữ thập có quai (croix ansée) rất thường thấy nơi người Ai Cập và được xem là tượng trưng cho sự bất tử. Chữ thập ngoặc đã có mặt ở Ấn Độ từ hàng ngàn năm trước Công nguyên. Chữ thập ngoặc có nhánh chĩa về bên phải, gọi là svastika, tượng trưng cho thần Ganeśa và điềm lành còn chữ thập ngoặc có nhánh chĩa về bên trái, gọi là sauvastika, thì tượng trưng cho nữ thần Kali và điềm dữ. Nơi nhiều dân tộc khác nhau, từ người Ba Tư đến người Phénicie, từ người Etrusque đến người La Mã, từ người xứ Gaule đến người xứ nay là nước Anh, ngay cả thổ dân Da đỏ của Mexico và Trung Mỹ, người ta đều thấy sự có mặt của chữ thập.

Riêng việc hành hình bằng cách trói hoặc đóng đinh tội nhân vào một cây thập giá thì nhiều nhà nghiên cứu đã cho là thuộc về “sáng kiến” của người Phénicie. Sau đó, nhiều dân tộc thời cổ đại cũng đã áp dụng kiểu hành hình này. Tiền thân của cây thập giá chỉ là một cái trụ đứng, nơi đó người ta trói tội nhân vào khi mà chung quanh không có một thân cây nào để tận dụng. Người ta cũng có thể dùng cái trụ đó đâm xuyên tội nhân từ hậu môn lên rồi cứ thế mà bêu cho đến khi tội nhân chết. Về sau, người ta đã gác thêm một thanh ngang vào cái trụ đứng và thế là cây thập giá với tính cách là một phương tiện hành hình đã chính thức ra đời. Đức Chúa Jesus đã chịu nhục hình trên một cây thập giá như thế.

Thoạt đầu chỉ là dấu hiệu của sự ô nhục, theo dòng thời gian, cùng với sự phát triển của Ki Tô giáo, cây thập giá đã trở nên biểu tượng của tình thương Thiên Chúa và đức hy sinh cho sự nghiệp cứu rỗi nhân loại. Trong tiếng Việt, nó được gọi là cây thánh giá.

Ghi chú của Natphung: * Các bạn có thể tham khảo thêm về lich sử của chữ svastika ở đâycủa tác giả Phạm Việt Hưng *và ... chữ Vạn của Phật giáo có thể có 2 chiều quay trái ngược nhau, mỗi chiều có một ý nghĩa riêng, nhưng đều thiêng liêng... 45. (KTTN 104, ngày 15-3-1993) Thỉnh thoảng tôi được thấy trong tranh vẽ của Trung Quốc hình một ông già có chòm râu bạc phơ dài đến rún, lại có một cái trán sói vĩ đại nổi lên trên đầu như hình dáng một quả trứng to quá khổ. Thí dụ, trên bìa 1 của Mỹ thuật thời nay số 28 (Xuân Quý Dậu) có in một bức tranh như thế và chú thích ở trang 3 là tranh “Thần Phúc Lộc”. Có phải đó là Thái Thượng Lão Quân không? Và cái trán quả trứng to quá khổ của ông ấy có ý nghĩa gì?

AN CHI : Thái Thượng Lão Quân là tôn hiệu dành cho Lão Tử, người được phái Đạo giáo xem là tông sư. Còn ông lão mà bạn thấy trong tranh Trung Hoa và trên bìa 1 của tạp chí Mỹ Thuật thời nay số 28 không phải là Lão Tử mà cũng không phải là “Thần Phúc Lộc”. Đó là Nam Cực Lão Nhân như đã được khẳng định bằng chính mấy chữ Hán trong tranh in nơi bìa 1 của tạp chí đó: Nam Cực Lão Nhân ứng thọ đồ, nghĩa là “tranh Ông Già Nam Cực đi ban thọ”. Ông ta chính là Ông Thọ. Và Ông Thọ chính là hóa thân của Nam Cực Lão Nhân tinh.

Nam Cực Lão Nhân tinh, tức là sao Nam Cực Lão Nhân, hiện nay chỉ gọi tắt là Lão Nhân tinh, tức sao Ông Già. Sao Ông Già là sao Canopus trong chòm sao Argo, sáng hàng thứ hai sau sao Thiên Lang, tức sao Sirius, trên bầu trời Nam bán cầu. Tuy sáng thua sao Thiên Lang nhưng vì sao Ông Già là ngôi sao sáng nhất ở phía cực Nam của bầu trời nhìn từ mặt đất (Thiên Lang: 16°36’N, còn Ông Già: 52°40’N) nên người Trung Hoa ngày xưa đã gọi nó là Nam Cực tinh, tức sao Nam Cực. Ở địa bàn nguyên thủy của người Trung Hoa thời cổ đại là lưu vực sông Hoàng Hà (thuộc Bắc bán cầu) thì rất khó mà nhìn thấy được nó. Phải sống rất lâu mới nhìn thấy nó nhiều lần trong đời. Vì vậy người Trung Hoa mới lấy sao Nam Cực làm tượng trưng cho tuổi thọ mà gọi nó là Thọ tinh tức sao Thọ. Tượng trưng hóa như thế xem ra vẫn chưa thỏa lòng, người ta lại tiếp tục nhân cách hóa thành Nam Cực Lão Nhân (tinh) = (sao) Ông Già Nam Cực. Sau đó, còn bỏ cả hai tiếng Nam Cực vốn là tên nguyên thủy mà chỉ giữ lại có hai tiếng Lão Nhân (tinh) = (sao) Ông Già.

Hiện đại Hán ngữ từ điển (Bắc Kinh 1992) đã giảng hai tiếng Thọ tinh (shòu xing) như sau: “Chỉ sao Ông Già. Từ xưa đến nay dùng làm tượng trưng cho sự trường thọ, gọi là Thọ tinh. Nhân gian thường vẽ thành hình dáng một ông già, đầu dài mà nổi u lên. Cũng gọi là Ông Già sao Thọ”.

Nơi tranh bìa đã nói, đi trước Nam Cực Lão Nhân, tức Ông Thọ, là ba chú tiên đồng khiêng một trái đào thọ to bằng thân hình của ba chú gộp lại và ở hậu cảnh, cũng tượng trưng cho tuổi thọ, còn có hình của ba con hạc.

Cái đầu nổi u lên của ông ta có ý nghĩa Đạo giáo sâu sắc. Đạo này cho rằng hành động tính dục có ba mục đích là sự truyền giống, sự thỏa mãn tính dục và sự ngăn chận quá trình suy lão. Mục đích cuối cùng này lại chỉ là “độc quyền” – vì là bí truyền – của một số đạo sư mà thôi. Những người này cho rằng tất cả mọi lần xuất tinh đều rút ngắn đời người. Vì vậy nên phải cho tinh dịch quay trở về mà bồi bổ cho não để đạt đến trường sinh. Cho nên, trong việc giao hợp, khi phóng tinh thì không được để cho tinh xuất ra ngoài mà phải rút nó từ ngọc hành trở vào để đưa nó lên tận não. Chính do diệu pháp này mà các vị siêu đẳng thọ mới có cái đầu nổi u lên như đã nói và đã thấy. Điển hình nhất chính là cái đầu của Ông Thọ.

Xin chớ cho đây là chuyện tếu. Ghi nhận quan niệm trên đây là hai đồng tác giả, một người Pháp và một người Trung Quốc là Pierre Huard và Ming Wong đã viết về cái đầu của ông ta và về diệu pháp đó như sau: “Đích thị là vì ông ta có thể đưa lên đến tận óc của ông ta những chất tinh túy gây thụ thai của cơ thể mình và tích lũy chúng tại đó bằng những phép thực hành tính dục rất đặc biệt nên ông ta đã đạt được sức khỏe và trường thọ” (La médecine chinoise, Paris, 1959, p.19).

Lời bàn ra của vvn: Cái này tiếng Việt có một tục ngữ khá ... dễ thương là "khí tồn tại não". Ai muốn luyện cái món Thái m bổ dương thì download cái quyển "Healing Love Through the Tao: Cultivating Female Sexual Energy" này về rồi vừa tra từ điển vừa ...luyện.

Lời khuyên cho những ai định luyện môn "thái âm bổ dương" này. Coi chừng tập không đúng cách thì hậu quả rất nguy hiểm. Nhẹ thì bị migrain (đau đầu đông) như ... vvn. Nặng thì bị "tẩu hỏa nhập ma" như... Thôi không nói nữa.

46. (KTTN 104, ngày 15-3-1993) Theo mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay số 101 thì “hoàng tức” là con dâu của vua. Xin cho biết thêm “vương phi” là gì?

AN CHI : Vương phi là vợ của thái tử. Thí dụ như trong hoàng gia nước Anh thì Diana là vương phi của thái tử Charles và là hoàng tức của nữ hoàng Elisabeth (*). Còn trong hoàng gia nước Nhật, Masako Owada là vương phi của thái tử Naruhito và là hoàng tức của hoàng đế Akihito và hoàng hậu Michiko. Phi, theo nghĩa gốc là thiếp (vợ lẽ) của vua. Nó còn có nghĩa là thê (vợ chính) của thái tử, của người có tước vương hoặc tước hầu.

(*) Ghi chú của Natphung: Đúng ra là Elizabeth II (Đệ nhị, để phân biệt với Elizabeth I). Nhũ danh của nữ hoàng Elizabeth II là Elizabeth Alexandra Mary Windsor. 47. (KTTN 104, ngày 15-3-1993) Có phải mấy tiếng “đôi tôi”, “tôi tôi” là do “thôi nôi” mà ra hay không? AN CHI : Đây là một tục lệ gốc ở Trung Hoa xưa, liên quan đến chữ 晬, đọc theo âm Hán Việt là tối, có nghĩa là tròn năm (vị từ) hoặc đứa trẻ đầy một tuổi (danh từ). Khi đứa trẻ đúng một tuổi, người ta “trắc nghiệm” để dự đoán sở thích và sở trường của nó trong tương lai. Tiếng Hán gọi việc này là “thí nhi” nghĩa là thử con. Người ta bày lên mâm một số đồ vật vừa đồ chơi, đồ nghề, vừa học cụ, v.v… để xem đứa trẻ chọn thứ nào mà lấy căn cứ vào món đồ này mà dự đoán tương lai của nó. Cái mâm đó gọi là tối bàn (mâm đầy năm). Nó được bày biện để thử con vào đúng dịp chu tối, nghĩa là dịp tròn trặn một năm tuổi của đứa trẻ (chu là giáp vòng).

Đôi tôi và tôi tôi bắt nguồn từ hai tiếng chu tối. Trong tiếng Việt, hai tiếng này dần dần được phát âm thành chu tôi. Tối được phát âm thành tôi cũng y hệt như tín (tức) thành tin (tức), (cân) đái thành (cân) đai, tứ (= bốn) thành tư, v.v… Nhưng phần đông người bình dân Việt Nam thời xưa chỉ biết nội dung và hình thức của lễ thí nhi mà lại chẳng biết hai chữ chu tôi có nghĩa là gì. Dần dần họ phát âm trại đi thành tôi tôi. Ở đây, đã diễn ra một sự đồng hóa ngữ âm (chu bị tôi đồng hóa) để làm thành một từ láy giả tạo. Nhưng có những người không rõ nguồn gốc của hai tiếng tôi tôi mà lại muốn giải thích nó theo ý riêng của mình. Họ đã dị hóa tiếng tôi thứ nhất bằng cách hữu thanh hóa phụ âm đầu [t] của nó thành [đ] mà nói đôi tôi nhưng cũng chẳng hề – vì không thể – nói rõ được đôi có nghĩa là gì. Đây chẳng qua chỉ là sự tái giả tạo một hình thức giả tạo mà thôi.

Đến như thôi nôi, thì đây lại là một kiểu refonte (sự soạn lại) hoàn toàn, nhằm giải thích tôi tôi và đôi tôi về cả ngữ âm lẫn ngữ nghĩa. Với hình thức soạn lại này, người ta có ý muốn nói rằng đôi tôi và tôi tôi chẳng qua cũng chỉ là những lối nói trại âm của thôi nôi và rằng đôi tôi = tôi tôi chẳng qua cũng chỉ là lễ đứa trẻ thôi nằm nôi. Người ta đã quên rằng lễ thôi nôi ngày xưa, dù có được gọi bằng cái tên mới này, thực chất vẫn cứ luôn luôn là lễ thí nhi, rằng lễ này vẫn cứ phải được tiến hành đúng vào dịp chu tối, rằng phương tiện trắc nghiệm vẫn cứ là những vật dụng được bày biện trên cái tối bàn, nghĩa là cái mâm đầy năm.

Từ những điều trên đây, có thể suy ra rằng thôi nôi chỉ là một hình thức sinh sau đẻ muộn so với đôi tôi, tôi tôi, chu tôi, chu tối mà thôi. 48. (KTTN 105, ngày 01-4-1993) Gà rán “hăm-bu-gơ” là món ăn như thế nào mà bài “Con gà trong ngôn ngữ dân gian” (Kiến thức ngày nay số Xuân Quý Dậu) đã nhắc đến? “Hăm-bu-gơ” là gì?

AN CHI : Đó là tác giả nói theo lời … quảng cáo của “Nhà hàng gà rán hăm-bu-gơ” trên truyền hình! Còn món hăm-bu-gơ chính cống, tiếng Anh nói ở Mỹ (American English) là hamburger[hæmbə:gə] thì lại là món Hamburg steak, nghĩa là thịt miếng kiểu đặc biệt của Hamburg, một thành phố cảng nổi danh của nước Đức. Dân Mỹ xem ra không thích nói Hamburg steak nên đã gọi món này là hamburger. Đây là món thịt bò băm nhuyễn làm thành miếng rồi nướng lên. Món này thường được cặp vào bánh sandwich để ăn cho nên bây giờ bánh sandwich có cặp miếng Hamburg steak cũng được gọi luôn là hamburger. Điều oái oăm là sau khi danh từ này ra đời thì người Mỹ không thấy được cấu tạo của nó là hamburg + er mà lại thấy rằng hamburger = ham + burger, vì trong tiếng Anh, ham có nghĩa là giăm-bông, là bắp đùi (của súc vật). Do đó burger đã được xem là một hình vị và với “hình vị” này người ta còn tạo ra nào là fishburger (món burger cá), cheeseburger (món burger pho-mát), v.v… Thậm chí còn có nhà sản xuất như hiệu Moore còn gọi món ăn đặc sản của mình là Mooreburger nữa. Và bây giờ người ta còn có thêm các từ ngữ tân tạo McBurger, Kebab Burger và Kiwi Burger nữa

49. (KTTN 105, ngày 01-4-1993) Xin cho biết vắn tắt sự tích của ông Thần Tài. AN CHI : Theo truyền thuyết thì thần tài chính là Triệu Công Minh, người đã sống vào thời nhà Tần. Ông đã lánh đời mà dốc lòng tu tiên ở núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên soái, coi việc xua ôn đuổi dịch, cứu bệnh trừ tai. Lại nữa, phàm ai bị oan ức đến cầu cứu nơi ông đều được ông giúp làm cho sáng tỏ. Người buôn bán cúng ông để cầu tài cầu lộc cũng được ông giúp cho như ý muốn. Người ta thường vẽ ông thành hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, mình cỡi trên lưng một con cọp đen. Người ta cũng thường hay vẽ hình ông trên ảnh đăng (một loại đèn cù) và còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hoặc Triệu Công Nguyên Soái.

Ghi chú của vvn: Rất nhiều người hay lẫn lộn tượng ông địa, ông thần tài, phật Di-lặc, ông trụ trời... với nhau. 50. (KTTN 105, ngày 01-4-1993) Tại sao lại gọi là “La Hán”? Có tất cả 16 vị hay 18 vị? Xin cho biết tên mỗi vị. AN CHI : Về hai tiếng La Hán, sau đây là lời giảng của hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi: “Vào chùa Việt Nam, chúng ta thường thấy tượng mười tám vị đứng gần nhau, mặt mũi trông sắc sảo dữ tợn. Đó là tượng mười tám vị La Hán, vốn là những tên tướng cướp, về sau gặp được duyên may, được giác ngộ quy y theo Phật và chứng quả A La Hán (…) Chùa Tây Phương (tỉnh Hà Tây) có tượng 18 vị La Hán rất độc đáo. Đây là tích mười tám La Hán theo một huyền thoại của Trung Quốc, bởi vì truyện mười tám tên cướp tu thành La Hán xảy ra ở Trung Hoa. (Ba chỗ in nghiêng là do chúng tôi nhấn mạnh – AC). Còn ở Ấn Độ, không thấy nói đến tích này” (Từ điển Phật học Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr. 432).

Thực ra, các vị La Hán không những không phải là người Trung Hoa mà họ cũng chẳng phải vốn là những tướng cướp, mặt mũi của họ cũng không dữ tợn mà lại nhân hậu và trông rất khắc khổ.

La Hán là dạng tắt của ba tiếng A La Hán mà người Trung Hoa đã dùng để phiên âm tính từ tiếng Sanskrit arhant (Hình thái ở cấp tuyệt đối là arhattama), mà nghĩa gốc là đáng tôn kính, được dùng để chỉ những bậc tu hành đắc đạo dưới hàng Bồ Tát. Tiếng Anh và tiếng Pháp thường phiên thành arhat. Người ta cho rằng La Hán là các vị đệ tử của Phật tuy đã đắc đạo nhưng vẫn sống ở trần gian để tế độ chúng sinh. Hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi viết rằng chuyện mười tám vị La Hán xuất xứ từ một huyền thoại Trung Hoa “còn ở Ấn Độ, không thấy nói đến tích này”. Thực ra các vị đều mang tên bằng tiếng Sanskrit là một phương ngữ cổ đến mấy nghìn năm của Ấn Độ. Tên của các vị đã được chép trong Pháp trụ ký của Nan Đề Mật Đạt La như sau :

1. Tân Độ La Bạt La Đọa 2. Già Nặc Già Phạt Sa 3. Già Nặc Bạt Ly Đọa Ám 4. Tô Tần Đà 5. Nặc Cự Na 6. Bạt Đà La 7. Già Lý Già 8. Phạt Đồ La Phất Đa La 9. Tuất Bát Già 10. Bán Thác Già 11. La Hồ La 12. Na Già Tê 13. Nhân Kiệt Đà 14. Phạt Na Ba Tư 15. A Thị Đa 16. Chú Đồ Bán Thác Già

Danh sách trên đây là tên các vị La Hán mà người Trung Hoa đã phiên âm từ tiếng Sanskrit. Tất cả là 16 vị.

Sở dĩ có ý kiến cho rằng tất cả có 18 vị La Hán là vì vào thời Tống, người thích vẽ chuyện đã thêm vào hai tên Khánh Hữu và Tân Đầu Lô mà không biết rằng Tân Đầu Lô chỉ là một dạng phiên âm hơi khác của Tân Độ La (Bạt La Đọa) còn Khánh Hữu chỉ là dịch nghĩa của Nan Đề Mật Đa La. Khánh = mừng là dịch nghĩa của Nandi (Nan Đề = người được vui mừng) còn Hữu = bạn là dịch nghĩa của Mitra (Mật Đà La = bạn). Mà Nandi-mitra (Nan Đề Mật Đà La) tức Khánh Hữu chỉ là tác giả của Pháp trụ ký đã nói ở trên chứ không phải là một vị La Hán trong danh sách đang xét. Vậy tất cả chỉ có 16 vị mà thôi.

Lời bàn ra của vvn:

Dù thoát thai từ Phật giáo Ấn độ thì Phật giáo Việt Nam, Phật Giáo Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo ở Tibet, v.v... đã biến tướng và khác nhau như Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành Luther, Anh giáo, Mặc Môn, và ... Hồi giáo.

Cho dù nguyên ủy Phật giáo Ấn độ chỉ có 16 vị La Hán "gốc" nhưng Trung quốc và Việt Nam vẫn biết đến "Thập Bát La Hán" chớ không ai nói "Thập Lục La Hán". Theo quan điểm Phật Học trong ba ngàn thế giới đã có hàng hà sa số Phật thì tại sao con số La Hán chỉ dừng lại ở 16 hay 18 hay 1.250 vị? Thật ra ở đây là chuyện ông nói gà, bà nói vịt. Chuyện 16 vị La Hán khổ hạnh của Ấn độ, và chuyện 18 tên cướp quy y thành quả La Hán là những vị La Hán khác nhau. Vì cũng là La Hán nên mới có chuyện mang tên La Hán Ấn Độ ra làm chứng minh nhân dân cho La Hán Trung Quốc. Cũng vì cái chuyện này nên mới có 2 ông La Hán thiếu chứng minh nhân dân phải xài tạm giấy tờ giả của hai ông khác. Nghĩ cho cùng thì nguyên xấp CMND Ấn độ của 16 ông La Hán Việt-Hoa cũng là của giả tuốt tuồn tuột...

51. (KTTN 105, ngày 01-4-1993) Tại sao người ta lại ghép tên con chim (có cánh, đẻ trứng) với tên con chuột (có vú, đẻ con) thành tiếng đôi “chim chuột” để chỉ chuyện trai gái ve vãn, tán tỉnh nhau?

AN CHI : Hai con vật hữu quan, một con thuộc lớp chim, một con thuộc lớp có vú, tất nhiên không thể "tình tự" với nhau được. Đó là xét về sinh vật học. Còn xét về từ nguyên thì chim chuột cũng không phải là một tổ hợp được tạo ra theo qui tắc cấu tạo từ ghép đẳng lập của tiếng Việt. Nó chỉ là kết quả của một sự dịch nghĩa từ các thành tố của một địa danh Trung Hoa: Điểu Thử Đồng Huyệt (= Chim Chuột Cùng Hang), cũng gọi tắt là Điểu Thử (= Chim Chuột).

Đó là tên một ngọn núi trong dãy Tần Lĩnh, nằm ở phía Tây huyện Vị Nguyên, huyện Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Núi này có tên như thế là vì dân chúng ở địa phương đã quan sát được hiện tượng chim chuột ở cùng một hang. Giống chim đó có tên là đồ hoặc mộc nhi chu còn giống chuột đó có tên là đột hoặc ngột nhi thử. Sách Cam Túc ghi chép: “Đất Lương Châu có con ngột nhi thử, giống như con chuột, có con chim tên là mộc nhi chu, giống như con sẻ, thường cùng con ngột nhi thử ở chung một hang. Đó chính là (chim) đồ (chuột) đột nhưng chỉ là tên xưa tên nay khác nhau mà thôi”. Vậy con mộc nhi chu, tức con chim đồ, chỉ là kẻ sống nhờ ở hang của con ngột nhi thử, tức con chuột đột. Giữa chúng không thể có quan hệ “tình cảm” hoặc “tính dục” đựợc.

Nhưng cháu mười hai đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc, khi chú giải Kinh thư, đã giảng bốn tiếng Điểu Thử Đồng Huyệt như sau: “Chim (và) chuột cùng nhau làm (con) trống (con) mái (Chúng tôi nhấn mạnh – AC) cùng chung hang sống ở núi này, (vì vậy) mới có tên núi là Chim Chuột”. Từ xưa, đã có nhiều người cực lực bác bỏ cách giải thích này của họ Khổng, chẳng hạn như Đỗ Ngạn Đạt và Trương Án đều quả quyết rằng đó không phải là chuyện đực cái hoặc trống mái giữa chim và chuột.

Tuy nhiên nhà nho Việt Nam thì lại tin tưởng ở nhà chú giải họ Khổng. Khổng Tử là Đức Thánh thì Khổng An Quốc cháu ngài cũng phải là một quyền uy. Bậc quyền uy này đã giảng rằng “điểu thử đồng huyệt” là chuyện trống mái giữa chim và chuột thì việc nhà nho Việt Nam dịch hai tiếng điểu thử thành chim chuột để chỉ chuyện tán tỉnh, ve vãn giữa trai và gái cũng là điều rất tự nhiên.

Bàn "loạn" của Natphung : Hỡi ơi, 12 đời rồi mà cũng vẫn còn là COCC. Cảm khái của vvn:

Rất tự nhiên. Rất tự nhiên. Khổng An Quốc Dù chuyện ngày xưa, Dù ở bên Tàu, 12 đời nhưng vẫn là họ Khổng. Nên vẫn "tự hào dòng giống thế gia". Nên mọi điều ngài "ấy" ra, Dù chim, dù chuột, Sẽ là kinh, là điển. Ở Việt Nam ta, Xưa nay cũng thế. Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần Đến Trịnh, Nguyễn, đến ... ngày nay. Cho dù đã đổi sang họ mít (Smith) họ xoài (François) Vẫn tin tưởng, Ông tổ tít tùng tằng, Ngày xưa mang họ Lạc. Nên vẫn tự hào dòng dõi Hồng Bàng. Nên mọi điều phán ra, Là Rồng, là Tiên, Là như đinh đóng cột.

Rồng còn lấy được tiên (*) Thì chim với chuột. Là chuyện rất tự nhiên. Rất tự nhiên. Rất ... tự nhiên.

(*) Không hiểu ngày xưa Lạc Long Quân "ve" u Cơ thế nào ấy nhỉ? Ghi chú của goldfish: Chúng ta thường quen hiểu hai tiếng: chim chuột để chỉ chuyện tán tỉnh, ve vãn giữa trai và gái Nhưng:

"Ở trong chùa, chữ chim chuột dùng để chỉ cho những người tu không ra tu, đời không ra đời, thứ chi cũng thích, cũng không từ bỏ; gặp khi bất lợi thì bên nào cũng chối chạy, gặp lúc tốt đẹp thì bên nào cũng muốn dự phần. Giống như con dơi, khi người ta muốn bắt những loài biết bay như chim thì nó nói nó thuộc loài chuột chứ không phải loài chim, dù nó biết bay. Nhưng khi người ta bắt chuột thì nó chối, nói rằng nó không phải giống chuột mà thuộc loài chim biết bay!"

(Trích nguyên văn bài Pháp Sư Tí Hon của Vĩnh Hảo. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm bài Qui Sơn Cảnh Cáchcủa Thiền Sư Linh Hựu. Ghi chú số 2 của goldfish: Người xưa, ngoài sự hiểu lầm mối quan hệ giữa chim và chuột:

mà còn hiểu lầm mối quan hệ giữa con tò vò và con nhện hoặc giữa con tò vò và con sâu có tên minh linh: Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đàng nào (Ca dao)

Minh linh 螟蛉 một thứ sâu ăn hại rau. Những con tò vò thường bắt để ở trong tổ để làm lương ăn cho con, tục lầm cho nó nuôi để làm con nó, vì thế nên người sau gọi con nuôi là minh linh. (Tự Điển Hán Việt Thiều Chửu)

Ghi chú của vvn: Có khi vì hiểu lầm như vậy nên người ta mới bắt chước mà đem trứng vịt cho gà ấp chăng? Đến khi vịt con nở ra chạy xuống nước chơi đùa thì mẹ gà cục tác tỉ ti trên bờ.

Sưu tầm của goldfish: Thêm một sự hiểu lầm về con tò vò và con sâu : Tôi nhớ có lần đọc một cuốn sách về tiểu sử ông Đạo Dừa (Nguyễn Thành Nam, kỷ sư Hoá học Pháp), tác giả cho rằng, theo lời ông Đạo Dừa kể lại, đại khái như thế nầy:

Một hôm ông Đạo Dừa, lúc chưa đắc đạo, thấy những con sâu (hay con nhện tôi không nhớ rõ) trước đây được con tò vò đặt vào trong tổ rồi lấp kín tổ lại, nay những con sâu đó hoá thành những con tò vò con, phá tổ bay ra (!). Nhờ trông thấy sự biến hoá như vậy mà ông Đạo Dừa đắc đạo!

Có thể ông Đạo Dừa đã lầm về một hiện tượng trong tự nhiên, nhưng nếu chuyện trên là đúng sự thật thì nhờ hiểu lầm mà đắc đạo thì, như trong trường hợp này, hiểu lầm lại hoá ra hay! Phải không bác vvn?

Nghe sưu tầm của goldfish, Natphung và vvn đồng thanh: "NGỘ"! 52. (KTTN 106, ngày 15-4-1993) Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay số 95 đã không giải đáp dứt khoát thành ngữ “mười hai bến nước” mà chỉ mới xác định cách giảng của Huình-Tịnh Paulus Của “hợp lý hơn” cách hiểu do ông Triệu Văn Cẩn nêu lên. Ngoài cách hiểu mà ông Triệu Văn Cẩn đã nêu, còn có thể hiểu “mười hai bến nước” là 12 nghề nghiệp trong xã hội ta ngày xưa: sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh, mục hoặc là 12 tuổi tính theo thập nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, v.v…

AN CHI : Trên Kiến thức ngày nay số 95, chúng tôi có nói rằng đây là chuyện do từ nguyên dân gian gây ra nhưng vì vấn đề hơi phức tạp nên chúng tôi có hẹn đến một dịp khác sẽ trình bày rõ. Nay xin nói vắn tắt như sau. Hai danh từ bến và thuyền vẫn được dùng theo ẩn dụ để chỉ người con gái và người con trai trong quan hệ đính ước, hẹn hò. Từ cách dùng này, đi xa thêm một bước, bến lại được dùng để chỉ số phận của cá nhân, thường là phụ nữ, trong quan hệ nhân duyên.

Chữ nhân ở đây viết là 姻và nhân duyên được Mathews’ Chinese-English Dictionary giảng là “the fate or influence which brings lovers together” nghĩa là “số phận hoặc ảnh hưởng gắn bó (hai) người yêu với nhau”. Bến nước trong thành ngữ mười hai bến nước chính là thứ nhân duyên này.

Nhưng trong tiếng Hán lại còn có một thứ nhân duyên khác, với chữ nhân viết là 因. Đây là nhân duyên của nhà Phật mà cũng quyển từ điển trên đã giảng như sau: “the cause which produces effects in the future life” nghĩa là cái nhân tạo ra những cái quả trong kiếp sau”. Theo điển lý nhà Phật thì có tất cả mười hai nhân duyên, tiếng Hán gọi là thập nhị nhân duyên.

Do cách hiểu theo từ nguyên dân gian – mà vì khuôn khổ có hạn, chúng tôi không thể nói kỹ tại đây – nên người ta mới đánh tráo thứ nhân duyên của thần Ái tình vào chỗ thứ nhân duyên của nhà Phật mà diễn nôm thập nhị nhân duyên thành muời hai bến nước. Hóa cho nên chỉ có hai bến như Huình-Tịnh Paulus Của đã nói “hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục (…) may thì nhờ, rủi thì chịu” đó mà thôi. Từ điển gia của chúng ta đã không thấy được hiện tượng từ nguyên dân gian nên mới viết rằng “tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần”. Nhưng ông vẫn rất đúng ở chỗ ông không thừa nhận rằng ở đây hai tiếng mười hai có ý nghĩa xác thực như khi chúng được phân bố cho những ngôn cảnh bình thường khác.

Để cho rõ hơn, chúng tôi xin được nhắc đến lý thuyết hữu quan của nhà từ nguyên học tiên phong hiện đại người Pháp là Pierre Guiraud trong cuốn Les locutions françaises (Paris, 1973). Đó là chương V mang tiêu đề “Accidents linguistiques” (Các sự cố ngôn ngữ) trong đó tác giả đã bàn đến những sự đan chéo hình thức (croisements des formes) và những sự lan truyền ý nghĩa (contaminations de sens) giữa các thành ngữ và từ ngữ với nhau. Phàm đối với những thành ngữ hóc búa kiểu mười hai bến nước mà khi nghiên cứu lại không xét đến các hiện tượng trên đây thì khó lòng tìm ra sự thật. Ở đây, nhân duyên của thần Ái tình đã lây nghĩa cho nhân duyên của nhà Phật nên mới tạo ra lối nói oái oăm đó.

Mười hai thành phần đã kể ra chỉ là kết quả của một sự liệt kê trùng lặp cốt tìm cho đủ con số vì nho cũng là sĩ mà canh cũng là nông. Hiểu theo nghĩa rộng, nho, y, lý, bốc, cũng lại là sĩ cả. Mười hai địa chi cũng không liên quan gì đến thành ngữ đang xét.

53. (KTTN 106, ngày 15-4-1993) Xin góp ý cho mục Chuyện Đông chuyện Tây ở Kiến thức ngày nay số 98 như sau: Tiếng Pháp Ouïes de poissons và tiếng Anh the gills of a fish là khứu giác của cá. Trừ tác giả Chuyện Đông chuyện Tây, không có ai nói tai con cá là mang của nó cả.

AN CHI : Ouïes de poissons và the gills of a fish chính là mang cá. Riêng tiếng Pháp ouïe thì có nghĩa gốc là thính giác chứ không phải là “khứu giác”. Vẫn biết trừ chúng tôi ra không ai nói tai là mang cá nhưng xin được thưa thêm như sau. Con “cá vức bốn tai” trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa mà chúng tôi đã dẫn chính là con cá mà Hán ngữ gọi là tứ tai lô, nghĩa là “cá lô bốn mang”. Ba tiếng tứ tai lô đã được Từ hải giảng như sau: “Môt loại cá lô, dài khoảng bốn, năm tấc (tấc Tàu - AC), miệng rộng đầu to, hai cái mang bành rộng ra, để lộ những đường vân đỏ tía, tựa như là có bốn mang (tứ tai) cho nên gọi là cá lô bốn mang (tứ tai lô), tục gọi là cá bốn mang (tứ tai ngư)”. Từ hải còn dẫn thêm Chính tự thông như sau: “Cá lô ở mọi nơi đều (chỉ có) hai mang, riêng (cá lô) Tùng Giang thì (có) bốn mang”. Trong giới động vật, có một nhóm gọi là nhóm bốn mang, tiếng Pháp là tétrabranche, thì tiếng Hán gọi tứ tai loại. Từ những điều trên đây suy ra, cá vức bốn tai chính là cá vức bốn mang. Không thể nào khác thế được.

Vậy, dù chỉ một mình chúng tôi nói, thì tai ở đây vẫn cứ là mang đó thôi! vvn bán cái: Chuyện "mang díu ù tai"(*) thì phải hỏi kim ngư goldfish vậy. 54. (KTTN 106, ngày 15-4-1993) Chuyện Đông chuyện tây trên Kiến thức ngày này số 98 có câu giải đáp về câu: “Dán bùa l. mèo. Xin có đôi lời góp ý như sau. Cái đầu hồi nhà, miền Bắc gọi là vỉ ruồi, miền Trung gọi là khu bị, miền Nam có nơi gọi là khu đĩ. Chưa nghe ai gọi đó là cái l. mèo. Câu “Dán bùa l. mèo” bắt nguồn từ một truyện cổ kể rằng họ hàng nhà chuột họp đại hội bàn cách tiêu diệt giống mèo là kẻ thù truyền kiếp của chúng. Một con chuột già bày cách đi tìm một phù thủy cao tay xin một lá bùa triệt sản để dán vào bộ phận sinh dục của con mèo cái cho mèo tịt đẻ. Bùa đem về rồi nhưng chẳng có con chuột nào dám xung phong đi làm cái nhiệm vụ hết sức vinh quang mà nguy hiểm đó nên rốt cuộc họa diệt chủng vẩn còn lơ lửng trên đầu. Vì thế câu “Dán bùa l. mèo” mới chỉ việc làm không đến nơi đến chốn. Còn về việc dám bùa trong nhà thì người dán là chủ nhà và chỗ dán là cây đòn dông chứ không phải là cái đầu hồi.

AN CHI : Vẫn có người gọi đó là cái l. mèo! Chẳng hạn Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong Việt Nam tự điển đã ghi và đã giảng như sau: “l. mèo Đầu hồi. Góc giụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau”.

Chính cái dáng “góc giụm hình tam giác” đã gợi ý cho người bình dân gọi nó là cái l. đấy. Người miền Bắc gọi đầu hồi là đầu hồi, còn vỉ ruồi (= đầu hồi) là một hiện tượng lâm thời thuộc về lời nói chứ không phải là một đơn vị từ vựng cố định. Vỉ ruồi theo nghĩa đen xuất hiện trong phong trào vệ sinh yêu nước tại chiến khu Việt Bắc và một số vùng tự do khác thời kháng chiến chống Pháp. Người ta đan những vỉ nhỏ bằng tre, cỡ bàn tay và thường là hình tam giác để đập ruồi nên mới gọi là vỉ ruồi. Một ít người đã dùng lối ẩn dụ mà gọi cái đầu hồi nhà là vỉ ruồi nhưng đây tuyệt nhiên không hề là một cách gọi phổ biến. Đến như khu bị và khu đĩ thì đây lại là hai lối nói trại của thu kỉ (X., chẳng hạn, sđd của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ hoặc Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của) mà lối nói trại này suy cho đến cùng cũng là do ảnh hưởng gián tiếp của l. trong l. mèo (các từ khu, đít, trôn đều có thể dùng theo uyển ngữ để chỉ cái l.)

“Chuyện cổ” mà ông đã kể lại để giải thích sự ra đời của câu “ dán bùa l. mèo” không phải là xuất xứ đích thực của thành ngữ này. Đó là lối giải thích mà ngữ học gọi là từ nguyên dân gian. Phàm khi người ta chưa hiểu được xuất xứ đích thực của một hiện tượng từ vựng thì người ta đặt ra một câu chuyện có liên quan đến nghĩa của từng yếu tố cấu thành nó để giải thích nguồn gốc của nó. Câu chuyện thường rất thú vị nhưng nó lại chẳng liên quan gì đến nguồn gốc đích thực của đơn vị từ vựng đang xét cả.

Về vấn đề người dán bùa và chỗ dán bùa mà ông đã nêu, để trả lời, chúng tôi xin trích dẫn Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương như sau: “Cách thức và những phong tục về sự làm nhà thực là bách quang thập sắc; từ nhà nghèo đến nhà giàu, từ miền này sang miền khác, nhất là xứ Bắc so với xứ Trung và xứ Nam, ta thấy khác nhau rất nhiều”. (Nxb Bốn Phương, Sài Gòn, không ghi năm, tr. 179). Vậy không thể lấy những điều do ông nêu lên mà làm tiêu chuẩn để đánh giá đúng sai được.

55. (KTTN 107, ngày 01-5-1993) Tôi có thể tạm hiểu tiếng văn dùng làm chữ lót trong tên của phái nam đại khái là “nho nhã, thanh tao”. Nhưng tiếng thị dùng làm chữ lót trong tên của nhiều người thuộc phái nữ thì xin chịu.

AN CHI : Về vấn đề này, Lê Trung Hoa có cho biết như sau: “Chúng tôi đọc thấy một điểm đáng chú ý trong cuốn Les langages (sic) de l’humanité của Michel Malherbe (…): có lẽ tên đệm Văn có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập ben (con trai) và tên đệm Thị cũng có từ tiếng Ả Rập binti (con gái) do các thương nhân Ả Rập vào buôn bán ở bờ biển Việt Nam. Tuy tác giả không nêu cứ liệu, chúng tôi thấy có khả năng đúng, vì: về ngữ âm ben cho ra văn, binti cho ra thị là có thể chấp nhận; - Việt Nam chịu ảnh hưởng “họ” của người Trung Hoa. Nhưng người Trung Hoa trước đây và hiện nay không dùng từ đệm văn và thị phổ biến như người Việt Nam (Họ và tên người Việt Nam, Hà Nội, 1992, tr.62, chth.1).

Theo chúng tôi thì nói ben có thể cho ra văn còn binti có thể cho ra thị chẳng khác nào nói rằng tiếng Pháp petit đã cho ra tiếng Việt bé tí còn colosse thì đã cho ra khổng lồ, chẳng khác nào nói tiếng Ý ciao đã cho ra tiếng Việt chào còn tiếng Tây Ban Nha niño thì đã cho ra nhỏ nhí.

Thật ra thị là một từ Việt gốc Hán, chữ Hán viết là 氏. Đây là tiếng dùng để chỉ phụ nữ. Nghĩa này của nó được Từ nguyên và Từ hải ghi là “phụ nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị) còn Vương Vân Ngũ đại từ điển thì ghi là “phụ nhân” (đàn bà) và Mathews’ Chinese English Dictionary thì ghi “a female” (người thuộc giới tính nữ). Từ nguyên còn cho biết rõ thêm rằng ngày nay thị cũng là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng (Kim dịch vi phụ nhân tự xưng chi từ). Trong tiếng Việt, nó còn có một công dụng mà Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi như sau: “Từ dùng để chỉ người phụ nữ ở ngôi thứ ba với ý coi khinh”. Vậy rõ ràng thị có nghĩa là đàn bà.

Nhưng do đâu mà nó trở nên tiêng lót, tức tên đệm của phụ nữ? Tất nhiên là từ công dụng của nó trong tiếng Hán mà ra, sau một quá trình chuyển biến ngữ nghĩa. Công dụng này đã được Hiện đại Hán ngữ từ điển (Bắc Kinh, 1992) chỉ ra như sau: “Đặt sau họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô” (Phóng tại dĩ hôn phụ nữ đích tính hậu, thông thường tại phụ tính tiền gia phu tính, tác vi xưng hô). Thí dụ: Triệu Vương thị là người đàn bà mà họ cha là Vương còn họ chồng là Triệu.

Người Việt Nam ngày xưa đã không làm y hệt theo cách trên đây của người Trung Hoa mà chỉ đặt thị sau họ cha rồi liền theo đó là tên riêng của đương sự theo kiểu cấu trúc “X thị Y”, hiểu là người đàn bà họ X tên Y. Cấu trúc này giống như cấu trúc có yếu tố công (= ông) mà dân Nam bộ đã dùng để gọi nhà yêu nước Trương Định một cách tôn kính: Trương Công Định, có nghĩa là ông (được tôn kính) họ Trương tên Định. Hoặc như chính của người Trung Hoa khi họ khắc trên mộ chí của Trương Khiên mấy chữ Trương Công Khiên (chi mộ), có nghĩa là (mộ của) ông (được tôn kính) họ Trương tên Khiên. Vậy cứ như đã phân tích, Nguyễn thị A là người đàn bà họ Nguyễn tên A, Trần thị B là người đàn bà họ Trần tên B, còn Phạm thị C là người đàn bà họ Phạm tên C, v.v…

Cách hiểu nguyên thủy này đã phai mờ dần theo thời gian, làm cho về sau người ta tưởng rằng thị chỉ là yếu tố có tính chất “trang trí” cho tên của phái nữ mà thôi. Chính vì không còn hiểu được công dụng ban đầu của thị nữa nên người ta mới dùng nó làm tiếng lót, nghĩa là tên đệm, cho các bé gái khi chúng vừa mới lọt lòng mẹ. Người ta đã làm như thế mà không ngờ rằng ngày xửa ngày xưa, các cụ bà của chúng chỉ được dùng tiếng thị để chỉ định sau khi họ đã trưởng thành, và rằng thị chỉ được dùng chủ yếu là trong lời nói, đặc biệt là trong ngôn ngữ hành chính, chứ không phải là cho việc đặt tên.

Ý nghĩa và xuất xứ của thị theo chúng tôi đại khái là như thế. Chứ tiếng binti của các chú lái buôn người Ả Rập thì chẳng có liên quan gì với nó cả. Thắc mắc của Natphung: ... Les langages (sic) de l’humanité ... Không biết An Chi để từ (sic) ở đây với ngụ ý gì? vvn: Chắc ổng thích chữ langues (f.) cho nó tao nhã hơn chữ langages (m.). Về việc dùng chữ Thị làm chữ lót cho phái nữ có người giải thích như thế này:

“Chữ Thị vốn có nghĩa là họ và người Trung quốc không dùng nó để đặt tên cho người phái nữ. Trong ngôn ngữ Trung quốc, người ta gọi người vợ bằng họ của chồng kèm theo hai chữ phu nhơn. Nhưng vì tục đa thê nên một người đàn ông có thể có nhiều vợ. Một ông họ Trần có thể cưới ba bà vợ, một người họ Vương, một người họ Lê, một người họ Phạm. Tất cả các bà này đều được gọi là Trần phu nhơn. Khi muốn phân biệt các bà phu nhơn đó với nhau, người Trung quốc lại dùng họ của mỗi bà kèm theo chữ Thị, thành ra Vương Thị phu nhơn, Lê Thị phu nhơn, Phạm Thị phu nhơn.

Có lẽ người Việt Nam chúng ta trước đây cũng bắt đầu dùng chữ Thị y như người Trung quốc, nhưng sau đó vì chữ Thị thường được dùng cho phụ nữ nên người Việt Nam lại lấy nó làm biểu hiệu cho phái nữ và cuối cùng dùng nó làm chữ lót cho con gái mình.”

56. (KTTN 107, ngày 01-5-1993) Có phải Hằng Nga (vợ của Hậu Nghệ trong thần thoại Trung Hoa) còn có tên là Thường Nga hay không? Tại sao?

AN CHI : Vâng, Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trước đời Hán Văn Đế (179-156 tr. CN), người ta vẫn gọi nàng tiên đã ăn cắp thuốc trường sinh này là Hằng Nga. Nhưng từ đời Văn Đế nhà Hán thì do kỵ húy mà nàng đã được cải gọi là Thường Nga vì tiếng thứ nhất trong tên của nàng lại trùng với tên húy của Văn Đế. Tên húy của ông vua này chả là Hằng. Chữ viết tuy khác nhau nhưng cách phát âm lại là một, cho nên người ta đã phải tìm cách thay tiếng Hằng trong tên của nàng bằng một tiếng khác. Người ta đã chọn cho tiếng hằng một từ đồng nghĩa là thường vì tiếng sau có chung với tiếng trước một nét nghĩa là “diễn ra hoặc tồn tại lâu dài trong thời gian”. Cứ theo như từ nguyên, Hằng Nga hay Thường Nga đều có nghĩa là sắc đẹp vĩnh cửu hoặc người đẹp trường tồn (nga là người con gái đẹp hoặc sắc đẹp của người con gái).

Chính vì những lẽ trên mà Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trong tiếng Hán phổ thông hiện nay (tiếng Bắc Kinh) Thường Nga có xu hướng thông dụng hơn Hằng Nga chính cũng là do tục kỵ húy ngày xưa mà ra.

Lượm lặt của vvn: Có người đọc câu hỏi "Có phải Hằng Nga (vợ của Hậu Nghệ.." rồi hỏi: "Ủa? Vậy ra Hậu Nghệ là chú Cuội hả?

57. (KTTN 108, ngày 30-4 & 01-5-1993) Xin gởi lời giải đáp câu hỏi về hai tiếng cù là (Kiến thức ngày nay số 99, mục Chuyện Đông chuyện Tây) như sau. Kẹo chocolat nhập từ Pháp khoảng thập niên 1920 – 30. Người biết đọc tiếng Pháp phát âm là sô-cô-la còn giới bình dân thì đọc trại ra là súc-cù-là. Đa số người sinh sống tại Sài Gòn - Chợ Lớn thường gọi màu nâu là màu sô-cô-la hay súc-cù-là. Bấy giờ, hiệu Nhị Thiên Đường có bào chế loại dầu gió ở dạng sáp mềm có màu súc-cù-là. Loại dầu này ban đầu được gọi là dầu súc-cù-là, về sau gọi gọn là dầu cù là. Khoảng đầu thập niên 60, dầu cù là Mac Phsu được nhập từ Miến Điện, tuy chẳng có màu cù là nhưng cũng được gọi là dầu cù là. Ngôn ngữ là thế!

AN CHI : Người Nam bộ chưa bao giờ phiên âm chocolat thành “súc-cù-là”. Đây là dạng phiên âm của người miền Bắc. Là người sanh ra và lớn lên tại Sài Gòn – Chợ Lớn, từ cha sanh mẹ đẻ, chúng tôi chưa hề nghe dân ở đây gọi chocolat bằng ba cái âm đó. Vì thế họ cũng không hề gọi màu chocolat là màu “súc-cù-là”. Học giả Vương Hồng Sển, người thông thạo về cổ tích và sinh hoạt của đất Sài Gòn và đất Nam Bộ, đã nghe người bình dân Nam Bộ gọi chocolat là sô-cu-la từ hồi còn bé. Xin chép hiến ông lời của học giả này như sau: “Thuở nhỏ tôi có được nghe đám con nít ở chợ Sóc Trăng hát như sau: “Ac-tap-lách Sô-cu-la Canh-ti-na Bồn-Kèn (…). Về sau khi lên học trường Sài Gòn, tôi mới được nếm mùi tấm tablette de chocolat bán tại góc đường Catinat và Bonard gần Bồn-Kèn tôi mới thấy rõ có lẽ câu này thuở ấy là do một món quà sang trọng hiếm có (món chocolat – AC) được đem về xứ quê, chợ Sóc Trăng yêu mến của tôi, nhưng bởi phát âm không rành nên nghe trại bẹ như vậy chăng? (Sài Gòn năm xưa, Thành Phố Hồ Chí Minh, 1991, tr.106). Thế là dân “xứ quê Sóc Trăng” đã gọi chocolat thành “sô-cu-la” từ ngót 80 năm nay và nói chung dân Nam Bộ chưa bao giờ gọi chocolat là “súc-cù-là” cả.

Dầu cù là Mac Phsu cũng không nhập vào Sài Gòn hồi thập kỷ 60 như ông nói mà trước đó rất lâu. Tổng đại lý của dầu cù là Mac Phsu tại Sài Gòn trước đây nằm trên đường Frère Louis (nay là Nguyễn Trãi, quận Một), gần nhà thờ Huyện Sĩ, cách cổng xe lửa (nay đã bỏ) chỉ có mấy căn phố. Phía sau lưng nó nay là đường Phạm Ngũ Lão, ngó qua chợ Thái Bình. Nhưng trước khi dầu cù là Mac Phsu có tổng đại lý tại Sài Gòn thì dân miền tây Nam Bộ đã biết đến nó từ lâu, vì cuối thế kỷ XIX người Cù Là (= Miến Điện) đã đến buôn bán tại đó. Họ đã thành lập xóm gọi là xóm Cù Là, thuộc làng Vĩnh Hòa Hiệp, cách chợ Rạch Giá khoảng 13 cây số. Xóm Cù Là này nay hãy còn tên (X. Sơn Nam, Việc khẩn hoang vùng Rạch Giá, Tập san Sử Địa, số 19-20, Sài Gòn, 1970, tr.178).

Vậy xin vui lòng tách ba tiếng “súc-cù-là” ra khỏi từ nguyên của danh từ dầu cù là. 58. (KTTN 109, ngày 15-5-1993) Theo tôi, ông trả lời về khái niệm “La Hán” (Kiến thức ngày nay 105) như thế rất đúng nhưng tên gọi từng vị thì khác. Theo tư liệu của Vụ bảo tồn bảo tàng thì tên của 16 vị La Hán là : 1. Tuyết Sơn, 2. Di Lặc, 3. Thương Na Hòa Tu, 4. Phú Na Dạ Sa, 5. A Nan Vương, 6. Ba Tu Mật, 7. Phật Đà Nan Đề, 8. Phúc Đa Mật Đa, 9. Hiếp Tôn Giả, 10. Mã Minh Ba La, 11. Già Bi Ma La, 12. Long Thụ Tôn Giả, 13. La Hầu La Đà, 14. Tăng Già Nan Đề, 15. Cưu Ma La Đa, 16. Đồ Da Đà. Đây là 16 vị La Hán ở chùa Tây Phương. Vậy 16 vị này là ai so với 16 vị trong “Pháp trụ ký” của Nan Đề Mật Đà La?

AN CHI : Nếu đúng như ông đã nêu thì tư liệu của Vụ bảo tồn bảo tàng hoàn toàn sai. Tuyết Sơn, tức Himalaya, chỉ là một địa danh liên quan đến sự tích Thích Ca. Di Lặc là tên đức Phật vị lai hiện còn ở trên tầng trời Đâu Suất (theo Phật giáo đại thặng, ngài là một vị Bồ Tát. Còn lại là tên các vị trong 28 vị tổ sư (nhị thập bát tổ) của đạo Phật.

A Nan Vương - Tổ thứ 2 Thương Na Hoà Tu - Tổ thứ 3 Ba Tu Mật - Tổ thứ 7 Phật Đà Nan Đề - Tổ thứ 8 Phúc Ma Mật Đa (chính là Phục Ma Mật Đa) - Tổ thứ 9 Hiếp Tôn Giả - Tổ thứ 10 Phúc Na Dạ Sa - Tổ thứ 11 Mã Minh - Tổ thứ 12 Già Bi La Ma (tức Ca Tỳ Ma La)- Tổ thứ 13 Long Thụ Tôn Giả - Tổ thứ 14 La Hầu La Đà - Tổ thứ 16 Tăng Già Nan Đề - Tổ thứ 17 Cưu Ma La Đa - Tổ thứ 19 Đồ Da Đà (tức Xà Da Đa) - Tổ thứ 20

Dân gian có thể nhầm lẫn mà cho rằng các vị La Hán tuy đã đắc đạo nhưng vẫn còn sống ở cõi trần để tế độ chúng sinh (đây thực ra là đặc điểm của các vị Bồ Tát) chứ cơ quan chức năng như Vụ bảo tồn bảo tàng thì không thể biến 14/28 vị tổ sư của đạo Phật thành các vị La Hán, vì điển tích Phật học đã có ghi rõ danh sách riêng biệt của nhị thập bát tổ và thập lục La Hán.

Danh sách 16 vị La Hán mà chúng tôi đưa ra hoàn toàn thống nhất với danh sách của Đoàn Trung Còn trong Phật học từ điển, có khác là khác ở hình thức phiên âm mà thôi, thí dụ: KTNN Tân Độ La Bạt La Đọa = PHTĐ Tân-đô-la-bạt-ra-đọa-xà, KTNN Già Nặc Già Phạt Sa = PHTĐ Ca-nặc-ca-phạt-sa, KTNN Nhân Kiệt Đà = PHTĐ Nhơn-yết-đà, v.v… Đó là tên của 16 vị La Hán đã được đức Phật phái đi truyền bá đạo Phật ở nước ngoài, làm thành danh sách quen thuộc trong kinh điển xưa nay. Còn số lượng các vị La Hán thì rất nhiều vì tương truyền rằng có đến 1250 đệ tử của Phật đã đắc quả A La Hán.

Cơ quan chức năng mà sai đến như thế thì văn hóa nước nhà còn ra làm sao! 59. (KTTN 109, ngày 15-5-1993) Trên Kiến thức ngày nay số Xuân Quý Dậu (tr.26), Huệ Thiên đã cho rằng hai tiếng gà đồng trong thành ngữ mèo mả gà đồng là con gà hoang chứ không phải con ếch. Những năm học trung học trước giải phóng, thầy dậy Quốc văn có giải thích cho chúng tôi thành ngữ trên như sau: “Nghĩa đen: Đến mùa động dục, họ hàng nhà mèo tìm nơi thanh vắng để làm tình, chẳng hạn như nơi gò mả hoang vắng. Còn họ nhà ếch (gà đồng) bắt từng cặp với nhau ngoài đồng ruộng khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống. Nghĩa bóng: ở đây chỉ bọn thanh niên lêu lổng có tình cảm lăng nhăng bậy bạ”. Vậy gà đồng trong thành ngữ nói trên là con ếch hay con gà hoang như Huệ Thiên đã nói?

AN CHI: Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng giảng như thầy của ông. Nhưng đó là một cách giảng không đúng. Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập đã đúng khi giảng rằng thành ngữ đang xét đồng nghĩa với mèo đàng, chó điếm, dùng để chỉ “những kẻ điếm đàng, du thủ du thực". Đây cũng là cách giảng của Đào Duy Anh trong Từ điển truyện Kiều mà chính ông cũng đã trích dẫn trong thư: “Mèo ở mả, gà ở đồng, không ở nhà, chỉ những hạng người không có căn cứ, vô lại, ví như những kẻ trốn chúa lộn chồng”. Nguyễn Thạch Giang cũng giảng: “Mèo hoang sống kiếm cái ăn nơi nghĩa địa, gà hoang sống ở đồng nội, ví như hạng người vô lại, không có sở cứ nhất định (Truyện Kiều, Hà Nội, 1972, tr.438, câu 1731). Còn sau đây là lời của Nguyễn Quảng Tuân: “Giảng “gà đồng” là con ếch thì chẳng có nghĩa gì. Mèo mả gà đồng ở đây được đặt đối nhau: mèo ở mả, gà ở đồng. Mèo ở mả là mèo hoang, sống ở tha ma. Gà ở đồng là gà hoang sống ở đồng nội. Người ta ví hạng vô lại, không có chỗ ở nhất định với loại mèo hoang sống lang thang ngoài nghĩa địa và với loài gà hoang sống lang thang ở ngoài đồng nội. Gà đồng đâu có phải chữ nói lóng mà giảng là con ếch!” (Chữ nghĩa Truyện Kiều, Hà Nội, 1990, tr.58)

Trên đây là cách hiểu của các nhà từ điển và nhà chú giải. Bây giờ đặt thành ngữ đang xét vào câu Kiều thứ 1731 và ngôn cảnh cụ thể của đoạn Kiều 1728-1737 là lời mắng mỏ của Hoạn bà thì thấy lời mắng mỏ này chẳng có liên quan gì đến chuyện “trên Bộc trong dâu”, nghĩa là đến chuyện quan hệ nam nữ lăng nhăng cả. Hoạn bà chỉ mắng kiều là hạng đàn bà con gái bỏ nhà đi hoang mà thôi.

Vậy gà đồng trong thành ngữ đang xét khác với gà đồng là con ếch, dịch từ tiếng Hán điền kê, và đương nhiên là chẳng có liên quan gì đến chuyện ếch bắt cặp khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống cả.

Ghi chú của vvn:

Có mấy điểm mà anh Hai An Chi đã "quên" không xét đến: 1. "Mèo mả, gà đồng" là thành ngữ Việt Nam, chớ không phải mượn từ thành ngữ Trung Hoa. 2. Gà đồng là một từ dân gian rất đặt biệt để chỉ con ếch, cũng như "tôm bay" để chỉ châu chấu, "thịt Tam Tạng" chỉ đậu hủ, "vạt giường" chỉ măng khô già, "gạch thẻ" chỉ đậu hủ cứng (pha nhiều bột, ít đậu nành), "kẽm gai" chỉ rau muống già, v.v... 3. Mèo ở mả là mèo hoang. Còn gà hoang là gà rừng chớ không phải gà đồng. 4. Cặp danh từ kép đẳng lập điền-kê trong tiếng Hán (và tiếng Nhật nữa) vẫn là con ếch (*). Điền-kê-du là con bìm bịp. Điền kê với cấu trúc quan hệ chính phụ (điền bổ túc nghĩa cho kê) chỉ con gà ở ruộng, ăn thóc rụng thì mập béo hơn con gà nuôi ở nhà. Nghĩa là gà quý để biếu quan trên, khách quý và không có liên quan gì đến việc lăng nhăng nam nữ. 5. Ai dám đảm bảo Đào Văn Tập, Đào Duy Anh và Nguyễn Quảng Tuân không bao giờ giải thích sai? Chính An Chi cũng đã nhiều lần vạch ra các sai sót của mấy vị này. Chính Đào Duy Anh trong Từ điển Hán Việt của ông, ông cũng đã giảng ở trang 273, mục từ điền rằng

"điền kê田鷄Gà đồng = con ếch". Đa số các từ điển Hán Việt đều giải thích điền kê là con ếch (**)

6. Dù có hiểu là "gà đi hoang" hay "ếch bắt từng cặp ngoài đồng" cũng đều ám chỉ chuyện sex, chuyện trên bộc trong dâu cả. (*) Ếch có tên gọi là, điền kê, thanh oa, thanh kê, toa ngựa, cáp ngư, thạch kê, thủy kê.( Dược điển đông y online ) (**) Ví dụ như Từ Điển Hán Việt Hiện Đại do Nguyễn Kim Thản chủ biên

田鷄 /tiánjī/ (Động) 1. gà đồng; 2. ếch nhái.

60. (KTTN 110, ngày 01-6-1993) Tại sao tiếng Pháp đã có Japon để chỉ nước Nhật Bản mà còn lại có tên là Nippon? Hai tên này có gì khác nhau?

AN CHI : Tiếng Pháp Japon cùng với tiếng Anh Japan, là phiên âm theo tiếng Hán giọng Bắc Kinh rì ben (âm Hán Việt là Nhật Bản) của hai chữ日本. Còn Nippon là phiên âm thẳng từ tiếng Nhật; chữ Nhật, viết theo lối Romaji (La mã tự) cũng là Nippon. Đây là tên mà chính người Nhật dùng để gọi nước mình. Trong tiếng Pháp, chỉ có dạng phiên âm thứ nhất mới là thông dụng mà thôi. Người Mỹ cũng thâu nhận địa danh Nippon, do đó mà có tính từ Nipponese rồi danh từ Nipponese, nói tắt là Nip.

61. (KTTN 110, ngày 01-6-1993) Ren, rua là hai tiếng rất quen thuộc trong nữ công. Có phải ren là do tiếng Pháp dentelle còn rua là do tiếng Pháp ajour mà ra không?

AN CHI : Rua thì đúng là do tiếng Pháp jour (hoặc ajour) mà ra, nhưng ren thì chẳng có liên quan gì đến dentelle cả vì nó lại do tiếng Bồ Đào Nha renda mà ra. Tiếng Bồ đã vào Việt Nam trước cả tiếng Pháp nhưng chỉ đem đến cho tiếng Việt có vài từ ít ỏi như: - xà bông < sabāo (Pháp: savon), - (dây) cót (dây thiều) < corda (Pháp: ressort hoặc spiral), - (thêu) ren < renda (Pháp: dentelle), - câu rút (cây thánh giá) < cruz (Pháp: croix).

62. (KTTN 110, ngày 01-6-1993) Tại sao bộ đồ tắm hai mảnh lại được gọi là bikini? Nếu bi là hai thì kini là gì? AN CHI : Ở đây, bi không có nghĩa là hai mà chỉ là một âm tiết vô nghĩa trong địa danh Bikini, tên một hòn đảo nhỏ trong quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương, nơi đã trở thành bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ từ năm 1946. Những vụ thử này đã từng gây chấn động mạnh trong dư luận nên nhắc đến Bikini là nhắc đến những vụ gây chấn động như thế. Khi bộ đồ tắm hai mảnh cực nhỏ của phái đẹp ra đời thì nó cũng gây chấn động không kém gì những vụ Bikini vì với nó, lần đầu tiên, các tòa thiên nhiên của tạo hóa, trong đó có nhiều tòa tuyệt tác, đã được phô bày nơi công cộng (bãi biển, hồ bơi) một cách gần như trọn vẹn đến mức mãn nhãn, ngoại trừ mấy trọng điểm được che phủ một cách quá thiếu thốn. Do sự so sánh có tính chất ẩn dụ này mà bộ đồ tắm hai mảnh cực nhỏ đã được gọi là bikini.

Người ta còn chơi chữ bằng cách ngầm hiểu bi là hai để tạo thành danh từ chỉ “bộ đồ tắm” một mảnh của phái nữ (chỉ “gồm có” cái slip lẻ loi) là monokini (mono = một). Nhưng xin nhớ rằng đây chỉ là tên “bộ đồ tắm” một mảnh của phái đẹp chứ cái slip của nam giới nơi bãi biển hoặc hồ bơi thì lại chẳng được vinh dự mang tên đó mặc dù các đấng mày râu chẳng bao giờ mặc … soutien!

Bàn loạn của Natphung: Dù các đấng mày râu chẳng bao giờ mặc soutien (sic) theo lời anh hai An chi, nên chẳng có cái vinh dự được ké với monokini. Thế nên các đấng mày râu bèn bỏ quách cái vướng víu đi, từ đó mới có danh từ "tắm tiên". Vậy là các tiên ông ở Trường An tha hồ mà tự hào vì đã sáng chế ra từ tắm tiên khi tắm ở sông Hồng với zerokini. (Thật ra ở nhiều nơi trên thế giới, tắm nude không phải là điều mới mẻ, nhưng nó không có tên gọi gì đặc biệt).

(sic) Bọn tây mũi lõ mắt xanh sẽ chẳng bao giờ hiểu soutien là cái như như anh hai An Chi hiểu. Muốn tụi nó hiểu là cái "xú chiêng" thì phải gọi là soutien-gorge. Bàn vào của vvn:

Tuy vậy nhiều công ty sản xuất đồ tắm chẳng những không muốn bỏ bớt mà lại còn thêm vào để tăng doanh số cho nên mới ra đời một từ mới "trikini". Miếng thứ ba là gì? để làm gì? Thưa có nhiều kiểu giải thích (*) nhưng cách mà vvn khoái là miếng vải băng mắt để che nắng khi tắm nắng trong bộ "ki-ni". Như vậy thì kẻ "phô" lẫn người "ngắm" không phải lén lén lút lút "đôi khi trộm nhìn nhau".

(*) trikini còn là: 1. kiểu đồ tắm cho phụ nữ có bầu; 2. đồ tắm cho bé gái 3. thương hiệu một loại đồ tắm Trikini (dù có một mảnh)

63. (KTTN 110, ngày 01-6-1993) Từ “mafia” do đâu mà có? Nó có ý nghĩa gì? AN CHI : Mafia cũng viết là Maffia, là tiếng Ý. Theo Dominique và Michèlle Frémy, trong Quid 1986, thì từ này có thể có một trong ba nguồn gốc sau đây: 1. Do tiếng Ả Rập mu’afah, có nghĩa là sự che chở cho những người yếu kém. 2. Do phương ngữ Toscan maffia có nghĩa là sự khốn khổ. 3. Năm 1800, vua xứ Napoli là Ferdinand IV, lưu vong ở đảo Sicilia, đã lập ra một đội cảnh sát ngầm để có thể ngăn chặn một sự đổ bộ bất ngờ của quân đội Pháp. Người ta cho rằng ông đã lấy những chữ đầu của năm tiếng trong khẩu lệnh hồi 1282 mà đặt tên cho tổ chức này. Câu đó là Morte Alla Francia; Italia Anela có nghĩa là nước Pháp phải chết, nước Ý muốn như thế. (Trong trận đánh ở Sicilia năm 1282, quân Ý đã giết chết đến 8.000 quân Pháp). Ráp 5 chữ đầu đó lại thì sẽ có từ MAFIA.

Nhưng dù thuộc gốc nào thì danh từ Mafia ngày nay cũng không còn được hiểu theo nghĩa xưa của nó nữa. Ngày nay Mafia là con bạch tuộc khổng lổ và ghê gớm kiểm soát từ sản xuất nông nghiệp cho đến mua bán bất động sản, cờ bạc, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy, v.v… trên đảo Sicilia của nước Ý. Là chân rết của nó hoặc tương tự như nó, còn có các tổ chức như N’dranghetta ở Calabria (Ý), Camorra ở Napoli (Ý) và Cosa Nostra ở Mỹ.

64. (KTTN 110, ngày 01-6-1993) Xin cho biết xuất xứ của mấy tiếng mã tà (lính cảnh sát thời trước). AN CHI : Mã tà là do phiên âm từ tiếng Mã Lai manta-mata có nghĩa là cảnh sát. Hình thức gốc ban đầu là ma tà, theo ghi nhận của Huình-Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quốc âm tự vị. Về sau, ma đã được phát âm thành mã. Xin nhớ rằng tiếng Việt, nhất là địa phương Nam Bộ, có nhiều từ gốc Mã Lai. Thêm một ví dụ: xà ích, người đánh xe ngựa, là do tiếng Mã Lai saïs.

65. (KTTN 110, ngày 01-6-1993) Xin cho biết sự tích “kết cỏ ngậm vành”. AN CHI : Thành ngữ tiếng Việt kết cỏ ngậm vành là dịch từ tiếng Hán kết thảo hàm hoàn, bắt nguồn từ hai sự tích riêng biệt. Ngụy Vũ Tử đời nhà Tấn rất yêu quí người vợ lẽ nên khi hấp hối thì dặn con trai là Ngụy Khỏa hãy chôn người vợ lẽ với mình. Ngụy Khỏa không đành lòng nên sau khi cha chết thì cho vợ lẽ của cha đi lấy chồng khác. Về sau, Khỏa đi đánh giặc, sắp thua tướng nhà Tần là Đỗ Hồi thì bỗng dưng thấy Hồi bị vướng cỏ mà ngã. Nhờ thế, Ngụy Khỏa bắt được Đỗ Hồi. Đêm về, Khỏa nằm mộng thấy có một ông già đến nói: “Cảm vì ông đã không chôn sống con gái tôi nên tôi đã kết cỏ làm vướng chân giặc để cứu ông”. Đó là chuyện kết cỏ.

Sau đây là chuyện ngậm vành: Đời nhà Hán có Dương Bảo mới lên chín tuổi đi chơi ở phía Bắc núi Hoa m, thấy một con chim sẻ vàng bị chim cắt cắn gần chết. Bảo đem về nuôi gần một trăm ngày chim mới khỏe lại rồi bay đi. Đêm ấy có đồng tử áo vàng miệng ngậm bốn chiếc vòng ngọc đến bái tạ mà nói: "Ta là sứ giả của Tây Vương Mẫu, trước đã nhờ người cứu vớt nên nay đến đền ơn người đây. Cầu cho con cháu người sau này cũng sẽ vinh hiển”. Người ta kể rằng quả nhiên về sau con của Bảo là Chấn, cháu là Bỉnh, chắt là Tứ và chít là Bưu đều được vinh hiển.

Thành ngữ kết cỏ ngậm vành về sau thường được dùng như một lời nguyền đền ơn đáp nghĩa trọng hậu. 66. (KTTN 111, ngày 15-6-1993) Tại sao Phi-líp-pin (Philippines) là một nước Đông Nam Á mà lại có một tên rất Tây? Người Phi-líp-pin nói tiếng gì?

AN CHI : Nguyên Phi-líp-pin là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1565, dưới triều vua Philíp đệ nhị. Để đánh dấu rằng đây là đất đai họ đã chiếm được dưới triều của Phi-líp (đệ nhị), tiếng Tây Ban Nha là Felipe, người Tây Ban Nha đã gọi đó là Islas Filipinas, nói tắt thành Filipinas. Đây là số nhiều của Filipina, giống cái của Filipino, nghĩa là thuộc về Felipe. Islas Filipinas là các hòn đảo của Phi-líp, người Pháp dịch thành Iles philippines, rồi nói tắt thành Philippines.

Người Phi-líp-pin nói tiếng Tagal (cũng gọi là Tagalog) là thứ tiếng được chọn làm ngôn ngữ quốc gia. Đây là một ngôn ngữ thuộc họ Mã Lai – Đa đảo (malayo-polynésien). Giành được độc lập năm 1946 từ tay Mỹ (Tây Ban Nha đã nhượng đảo quốc này cho Mỹ từ năm 1898), người Phi-líp-pin vẫn dựa theo tiếng Tây Ban Nha là Filipinas mà gọi tên nước mình là Pilipinas (tiếng Tagal không có âm f nên đã thay thế âm này bằng p).

Lời bàn của vvn: Ở Việt Nam có nhiều địa danh tưởng là tiếng Tây, nhưng thực ra lại là ... tiếng Việt 100 phần trăm.

Thí dụ như địa danh Faifo (Phai-pho) ở Thuận Hải. Các bạn ở khoa Địa Lý - Địa Chất có kể cho vvn nghe sự tích này. Ngày xưa, khi "ông Tây căng dây thép họa địa đồ nước Nam" luôn có thầy thông, thầy ký An Nam đi theo để ghi chép. Khi đến vùng nọ, từ trên cao nhìn xuống thấy lô nhô rất nhiều tảng đá vôi trắng xóa, trông giống như phố xá nhấp nhô của một thành phố dưới thung lũng, quan Tây mới hỏi : "Phai pho?" (Phải phố [không]?) Thầy ký không biết vùng này, tưởng quan trên muốn đặt tên cho vùng đất là "Phai-pho" bèn chua nguyên âm vào bản đồ. Từ đó có tên "Tây" Phai-pho.

Tên người cũng có chuyện tương tự, như chuyện Đại Cathay (anh Đại ở xóm Cathay), bị hiểu lộn thành đại-ca Thay (đại-ca tên Thay). Chuyện này thì tiếng Tây lại bị hiểu lầm là tiếng Việt.

67. (KTTN 111, ngày 15-6-1993) Từ điển Pháp Việt của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1981) đã giảng Cauris là “ốc tiền (vỏ ốc xưa dùng làm tiền ở châu Phi) còn Từ điển Anh Việt cũng của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1975) thì giảng Cowrie là: 1. Ốc tiền, 2. Tiền vỏ ốc (ở Nam Phi và Nam Á)”. Không thấy nói đến Trung Quốc. Vậy Trung Quốc xưa có dùng vỏ ốc làm tiền hay không?

AN CHI: Người Trung Hoa thời xưa vẫn có dùng vỏ ốc để làm tiền (dụng bối xác tác hóa tệ). Sò, ốc tiếng Hán gọi là bối, chữ Hán viết là貝.

Các nhà khảo cổ học về Trung Hoa đã thống kê được trên 100 loại sò, ốc từng được dùng làm tiền nhưng chính con ốc tiền mới là phổ biến và thông dụng hơn hết. Con ốc này, tiếng Hán gọi là mã não bối. Vì nó được dùng làm tiền nên người ta gọi nó là hóa bối (ốc tiền). Do công dụng đặc biệt này mà người ta còn gọi nó là bửu bối (ốc quý). Lối nói này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và được dùng theo phép ẩn dụ để chỉ vật quý hiếm, vật hàm chứa phép lạ hoặc điều mầu nhiệm. Tiếng Pháp gọi ốc tiền là cauris, tiếng Anh là cowrie hoặc cowry, tiếng Nhật gọi là tử an bối (koyasugai); tên khoa học là Cypreae moneta. Bản thân chữ bối貝 khi nó còn ở giai đoạn thực sự tượng hình, chính là hình một con ốc thò râu (xúc tu) ra khỏi vỏ. Hai nét làm thành chữ bát 八ở phía dưới của chữ bối chính là hai cái râu đó. Quách Mạt Nhược còn khẳng định dứt khoát rằng chữ bối đích thị là tượng hình con ốc tiền nữa (X. Nô lệ chế thời đại, Bắc Kinh, 1973, tr. 280).

Chính vì con “bối” đã từng được dùng làm tiền cho nên trong chữ Hán, những chữ ghi lại các khái niệm có liên quan đến tiền đều thuộc bộ bối, như bần (nghèo), tiện (hèn), quý (sang), trữ (chứa), tham (ham tiền), mãi (mua), mại (bán), đổ (đánh bạc), v.v…

Vì nhu cầu trao đổi càng ngày càng phát triển mà ốc tiền lại càng ngày càng khó tìm nên về sau người ta phải nung ốc bằng gốm (đào bối), gọt ốc bằng xương (cốt bối), mài ốc bằng đá (thạch bối) thậm chí bằng ngọc (dao bối) mà làm tiền để đáp ứng nhu cầu đó. Cuối cùng người ta đã đúc ốc bằng đồng (đồng bối). Việc này đánh dấu sự ra đời của tiền bằng kim loại trong lịch sử tiền tệ Trung Hoa. Tiền đồng bắt đầu có từ đời Chu nhưng thời đó vỏ ốc vẫn còn tiếp tục được dùng để làm tiền. Chỉ đến đời Tần Thủy Hoàng thì việc này mới bị cấm hẳn.

Ghi chú của vvn:

Giải tự (etymology) của chữ bối vốn là hình con ốc tiền. Chữ viết đầu tiên là hình vẽ hai mảnh vỏ sò (ốc) phát triển dần giản lược đến cách viết của chữ bối ngày nay. Xem thêm hình minh họa, từ vựng và thí dụ kèm theo dưới đây.

68. (KTTN 111, ngày 15-6-1993) Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long đất lở, sập nhà đổ cửa. Do đó mới có câu cù dậy, đúng không?

AN CHI : Quả thật mỗi lần cù dậy là một lần dông to gió lớn, có thể gây ra đổ cửa sập nhà. Nhưng cù dậy chỉ là một cách diễn đạt theo quan niệm và ngôn ngữ dân gian để chỉ hiện tượng thời tiết nói trên mà thôi. Sự thật thì chẳng có con cù nào đã dậy sau một giấc ngủ hàng trăm năm cả. Cũng như khi người ta nói gấu ăn trăng là người ta muốn chỉ hiện tượng nguyệt thực, nghĩa là hiện tượng mặt trăng bị tối một phần hoặc toàn phần trong một lúc vì đi vào vùng tối của trái đất. Chứ sự thật thì chẳng có chú gấu nào đã lấy mặt trăng làm đồ nhắm mà nhậu với ba xị đế cả. Hoặc nữa, khi người ta nói rồng hút nước thì cũng chẳng có con rồng nào bị cơn khát hành hạ. Đó chẳng qua là cột nước hoặc cột hơi nước chuyển động thành cơn xoáy do gió gây ra mà thôi.

69. (KTTN 111, ngày 15-6-1993) Hình như theo xu hướng gần đây, có người trong giới nghiên cứu lại cho rằng con voi đã từng sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà của Trung Hoa. Điều lạ lùng này có thể nào đúng hay không?

AN CHI: Không phải là có người, mà là có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, đã khẳng định điều đó bằng những cứ liệu chắc chắn.

Về khảo cổ học, người ta đã nhiều lần đào được xương voi ở lưu vực sông Hoàng Hà. Điều này chứng tỏ rằng con voi đã từng sinh sống tại đây. Giáp cốt học (nghiên cứu nội dung những lời bói khắc trên yếm rùa hoặc xương thú thuộc đời nhà Thương, đào được ở An Dương, Hà Nam) cũng góp phần khẳng định điều này. Thí dụ trong một lời bói, người ta đã đọc được câu: “Đêm nay phải săn cho được một con voi”. Nếu giống voi đã không sinh sống tại đó thì người đời Thương lấy gì mà săn? Vật hậu học (phénologie) cũng góp phần của nó vào sự khẳng định trên đây. Người ta đã chứng minh rằng đời Thương (tk XVI đến tk XI tr.CN) khí hậu tỉnh Hà Nam thích hợp với các động vật nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại đây lúc bấy giờ cao hơn ngày nay 2°C còn mức chênh lệch của nhiệt độ trung bình trong tháng Giêng dương lịch là 3° đến 5°C. Bấy giờ cây tre đã mọc ở Hà Nam và con trâu cũng đã từng sống tại đó. Vậy không phải là lạ nếu bấy giờ ở đó có … voi. Về văn tự học, chữ Hán爲mà hiện nay đọc theo âm Hán-Việt là vi và có nghĩa là làm, chữ Hán đó ở trong giáp cốt văn đời Thương lại chính là hình một con voi. (Chữ này ngày nay chỉ còn được dùng theo lối giả tá, nghĩa là mượn âm và tự dạng của chữ sẵn có để ghi một từ có nghĩa khác). Ta không nên tưởng tượng rằng con vật đã làm “hình mẫu” cho cái chữ giáp cốt kia là con (hoặc những con) vật được tiến cống từ phương Nam nhiệt đới xa xôi mà nên bình tâm thừa nhận rằng đó phải là những con vật đã từng sinh sống tại nơi đã đào được xương của chúng. Tất cả những cứ liệu tóm tắt trên đây đều góp phần khẳng định rằng điều lạ lùng mà ông thắc mắc chính lại là chuyện có thật. Duy có điều là do khí hậu đã thay đổi cho nên ngày nay con voi không còn sống được ở Hà Nam – thuộc lưu vực sông Hoàng Hà – nữa mà thôi.

70. (KTTN 112, ngày 01-7-1993) Con lợn của Epicure nghĩa là gì? Và chữ Epicure là tên của ai? AN CHI : Epicure là một triết gia người Hy Lạp, sinh tại Samos (có thuyết nói là tại Athènes) năm 341 tr. CN. Cha ông, Néaclès, là một nhà giáo. Nối nghiệp cha, năm 311 ông mở trường dạy học ở Mytilène(*), trên đảo Lesbos. Năm 310, ông dời đến Lampsaque. Năm 306, ông đến Athènes. Tại đây ông đã tậu một khu vườn để mở trường. Do đó mà trường phái của Epicure đã được gọi là trường phái Vườn tược (tiếng Pháp: école du Jardin). Ông mất năm 270, thọ 71 tuổi. Epicure đã từng viết đến 300 chuyên luận nhưng tất cả đều đã thất truyền, ngoại trừ một vài bức thư và một số câu trích dẫn.

Con lợn của Epicure – dịch từ tiếng Pháp pourceau d’Epicure – là một danh ngữ dùng để chỉ đồ đệ của chủ nghĩa khoái lạc, nói nôm na là kẻ đam mê tửu sắc. Sở dĩ có lối nói này là vì người đời, khởi đầu là người đồng thời với Epicure, đã cho rằng ông rao giảng sự tận hưởng niềm vui xác thịt và những khoái cảm do giác quan đem lại. Có kẻ như Timocrate còn nói vu rằng Epicure đã mửa một ngày hai lần vì ăn uống quá no say, lại còn kể rằng ông đã tiêu xài cả một kho báu cho mỗi bữa ăn.

Thực tế thì lại khác hẳn. Ngày nay các nhà nghiên cứu đã đánh giá đúng con người và tư tưởng của Epicure. Jean Brun chẳng hạn, nhấn mạnh rằng một người đã biết hài lòng với chỉ bánh mì và nước lã, đã viết thư bảo môn đệ gửi đến cho mình một hũ nhỏ pho-mát để “chè chén”, đã sống đạm bạc đến mức gần như khổ hạnh thì làm sao có thể rao giảng chủ nghĩa khoái lạc được (X. L’épicurisme, Paris, 1974, p. 27). Còn chính Epicure thì đã nói về học thuyết của mình như sau: “Khi chúng tôi nói rằng niềm khoái lạc là điều thiện tối thượng, chúng tôi không nghĩ đến những sự thỏa thuê của những kẻ trụy lạc, cũng không phải những sự thỏa thuê liên quan đến sự thụ hưởng vật chất như một vài người đã nói vì họ không đồng ý với học thuyết của chúng tôi hoặc vì họ hiểu sai nó. Niềm khoái lạc mà chúng tôi nói đây liên quan đến sự bất tồn tại của nạn đau đớn thể xác và nỗi xáo động tâm hồn” (Dẫn theo J. Brun, sđd, tr. 94).

Nói về vai trò của Epicure, J. Brun viết: “Đó là một con người đã từng chiêm nghiệm sâu sắc về sự suy đồi và về các dạng khác nhau của chứng cuồng loạn tập thể (…) Ông muốn chỉ rõ cho con người rằng vì họ là những kẻ tác tạo ra sự sụp đổ của bản thân cho nên họ phải có khả năng trở thành những người làm chủ vận mệnh của chính mình” (Sđd, tr. 95).

Cá nhân chúng tôi thì lại rất tâm đắc với câu sau đây của Epicure: “Tôi hởi lòng hởi dạ vì khoái cảm xác thịt khi tôi tự nuôi sống mình bằng bánh mì và nước lã” (Dẫn theo J. Brun, sđd, tr. 95).

(*) Ghi chú của Natphung: Có nơi viết là Mythilène. 71. (KTTN 112, ngày 01-7-1993) Ông Tôn Thất Thuyết, chống Pháp, đã chạy qua Tàu và chết ở bên ấy. Người Tàu có viếng ông một đôi câu đối. Xin cho biết hai câu đối ấy.

AN CHI: Phong Châu đã ghi về đôi câu đối đó như sau: “Thù Tây bất cộng đái thiên, vạn cổ anh hồn quy Tượng Quận; Hộ giá biệt tầm tỉnh địa, thiên niên tàn cốt táng Long Châu”. Dịch: Thù Tây không đội trời chung, muôn thuở anh hồn về quận Tượng; Giúp chúa riêng tìm cõi thác, ngàn năm xương nát gởi Long Châu”. Có quyển viết là phương danh quy Tượng quận và tàn cốt ký Long Châu. (Câu đối Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr. 93).

Chúng tôi cho rằng chữ thứ 11 của câu sau có lẽ phải là ký (đối với quy ở câu trước), do lấy ở thành ngữ sinh ký tử quy (sống gởi thác về). Còn ở câu trước thì chúng tôi cho rằng anh hồn hợp và hay hơn là phương danh.

72. (KTTN 112, ngày 01-7-1993) Trong một số tài liệu xưa về Công giáo bằng tiếng Việt có hai tiếng vít vồ. Vậy vít vồ là gì và đâu là nguồn gốc của nó?

AN CHI : Vít-vồ có nghĩa là giám mục. Đây là một từ phiên âm. Thanh Lãng đã cho rằng dạng phiên âm này bắt nguồn từ tiếng Ý cùng nghĩa là véscovo. Còn chúng tôi thì cho rằng nó bắt nguồn ở một từ cùng nghĩa trong tiếng Bồ Đào Nha là bispo. Xin nói thêm rằng tiếng Ý véscovo, tiếng Bồ Đào Nha bispo và tiếng Pháp évêque đều bắt nguồn từ tiếng La Tinh episcopus.

73. (KTTN 113, 7-1993) Do tích gì mà người Anh lại gọi chú rể (bridegroom) là người giữ ngựa (groom) của cô dâu (bride)? Có chuyện gì na ná chuyện anh hoàng tế (rể của vua) được gọi là phò mã chăng?

AN CHI : Ở đây không có chuyện gì na ná chuyện đó vì bridegroom xét theo từ nguyên vốn không phải là chú giữ ngựa của cô dâu. Hình thái cổ đại của nó là brydguma. Bryd là cô dâu còn guma là người đàn ông, người anh hùng. Vậy brudguma là bậc tu mi của nàng dâu, là đấng anh hùng của nàng. Hình thái cổ đại này đã diễn tiến một cách tự nhiên sang hình thái trung đại tảo kỳ là brudgume, rồi mạt kỳ là bridegome. Đến đây thì bắt đầu có xảy ra sự cố: gome dần dần không còn được người Anh sử dụng như một hình vị độc lập nữa. Cuối cùng, ngoại trừ ở bridegome, nó đã không còn được phân bố trong cấu trúc từ pháp hoặc cú pháp nào khác. Vì không còn biết đến nó nữa nên ngay cả trong bridegome người Anh cũng không cảm nhận được rằng nó là một thành tố có nghĩa. Trong ý thức của họ, đó chỉ là bridegrome bị nói sai đi vì grome (= người giữ ngựa) mới có nghĩa chứ còn gome thì không. Và họ đã phục hồi dạng bridegrome theo kiểu từ nguyên dân gian (folk etymology) đó mà không hề ngờ rằng đây chỉ là một hình thái tiếm lập (intrusive). Do grome trở thành groom – y như lome (khung cửi) thành loom, blome (hoa) trở thành bloom, brome (cây chổi) trở thành broom, v.v… nên bridegrome đã trở thành bridegroom như đang biết hiện nay.

Vậy cứ theo hình thái hiện đại mà phân tích thì bridegroom quả là anh chàng giữ ngựa của cô dâu, nhưng xét theo từ nguyên thì đó chỉ có thể là người anh hùng của nàng mà thôi. 74. (KTTN 113, 7-1993) Tiếng Hán có lối nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái “đông tây” thành “đây tông”)? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?

AN CHI : Trong bài “Nói lái trong tiếng Việt” (Ngôn ngữ, số 3, 1971, tr.34-40 và 63), Lữ Huy Nguyên đã khẳng định rằng “tiếng Hán không có khả năng nói lái”. Đây là một điều sai lầm vì cấu trúc của âm tiết trong tiếng Hán, nhất là tiếng Hán cổ, đã cho nó một tiềm năng nói lái rất dồi dào. Chính tiềm năng này đã tạo ra cho âm vận học cổ điển Trung Hoa lối phiên thiết rất hữu hiệu để ghi âm chữ Hán trong các tự thư và vận thư. Phiên thiết chính là dữ kiện để nói lái. Không đi sâu vào những nguyên tắc ghi phiên thiết và đọc phiên thiết, chúng tôi chỉ xin nói rằng, nói chung, người ta chỉ cần nói lái hai tiếng (ghi bằng hai chữ) dùng để phiên thiết rồi lấy tiếng thứ nhất đã lái được: âm của tiếng này chính là âm của chữ đã được phiên thiết. Thí dụ chữ nhân人được phiên thiết thành như lân (Quảng vận, Đường vận) hoặc nhi lân (Tập vận, Vận hội, Chính vận). Nói lái thì như lân thành nhân lư, nhi lân thành nhân li. Nhân (tiếng thứ nhất đã lái được) chính là âm của chữ đang xét.

Người Trung Hoa cũng có chơi chữ bằng lối nói lái mà họ gọi là phiên ngữ. Một số nhà nghiên cứu của họ cũng đã có lưu tâm đến hiện tượng này, chẳng hạn Cố Viêm Vũ trong thiên m luận hoặc Lưu Phiến Toại trong Lục triều Đường đại phiên ngữ khảo, v.v…

Để dẫn chứng về lối chơi chữ này, xin nêu lên trường hợp của vua Tống Minh Đế (465-472) thời Nam Bắc Triều (420-589). Tương truyền rằng đây là một ông vua tính hay ghét người. Vì ghét Viên Xán mà tên cũ là Viên Mẫn nên ông ta đã nói lái tên của ông này thành vẫn môn. Ý muốn nói ông này vấp cửa mà té ngã (vẫn là rơi từ trên xuống, môn là cửa). Xin chú ý là ở thời đó, viên được đọc gần như vươn, mẫn gần như mỡn, vẫn gần như vỡn và môn thì đọc gần như mươn. Vậy Vươn Mỡn (nay là Viên Mẫn) nói lái thì thành vỡn mươn (nay là vẫn môn). Ông vua khó chịu đó cũng đã nói lái tên cũ của Lưu Thuyên là Lưu Thầm thành lâm thừu. Ý muốn nói rằng Lưu Thuyên rơi vào tình trạng bị thù ghét. Cũng xin chú ý rằng chữ thù (trong thù nghịch) đọc theo đúng âm Hán Việt chính thống hiện đại phải là thừu.

Vậy rõ ràng là tiếng Hán cũng có khả năng nói lái và người Trung Hoa cũng có lối chơi chữ bằng nói lái. 75. (KTTN 113, 7-1993) Nước “cam lồ” là nước gì? AN CHI : Cam lồ là âm xưa của cam lộ (Ss. lõa lồ ~ lõa lộ, lăng loàn ~ lăng loạn, mồ (mả) ~ mộ, v.v…). Theo nghĩa đen thì cam là ngọt còn lộ là sương. Người ta thường cứ theo nghĩa đen mà giảng rằng cam lộ là một thứ “sương ngọt làm mát dịu lòng người”. Nhưng lộ không chỉ có nghĩa là sương mà còn có nghĩa là thứ rượu thơm ngon (Từ hải: tửu vi phương hương giả chi xưng) như trong mai quế lộ, tường vi lộ, v.v… Vậy cam lộ ở đây là một thứ rượu ngon ngọt. Hai tiếng cam lộ đã được người Trung Hoa dùng để dịch tiếng Sanskrit amŗta mà nghĩa gốc là bất tử (a = phi, bất + mŗta = chết). Amŗta là hình thức tỉnh lược của amŗta-rasa có nghĩa là trường sinh tửu, bất tử lộ (amŗta = bất tử + rasa = thức uống). Trong huyền thoại Ấn Độ, amŗta là một thứ rượu có quyền năng kỳ bí được tạo ra khi các vị thần hoặc các con quỉ đánh cho biển sữa dậy lên. Tiếng Anh và tiếng Pháp phiên âm thành amrita. VẬy cam lộ, dịch từ tiếng Sanskrit amŗta, có nghĩa là rượu trường sinh. Người Trung Hoa cũng còn phiên âm từ Sanskrit này thành a mật lý đa.

Đoàn Trung Còn đã viết về cam lộ như sau: “Cũng dịch là Bất-tử tửu (Thuốc rượu uống chẳng chết), Trường sanh tửu (Thuốc rượu uống vào sống mãi), Thiên tửu (Thuốc rượu của chư Thiên). Ấy là thứ thuốc nước ngon ngọt, thơm tho, linh diệu, để làm đồ uống của chư Tiên, chư Thần: Cam lộ là chất thuốc Tiên, thuốc Phật, ngon ngọt và linh diệu hơn các thuốc phàm, hễ rưới lên mình ai thì người ấy dứt hết bệnh tật, dầu sắp chết cũng được sống lại.” (Phật học từ-điển, q. I, tr. 312-3).

Amŗta thường được so sánh với chất ambrosia (tiếng Pháp: ambroisie) là thức ăn của các vị thần trong huyền thoại Hy Lạp. Ai ăn được nó thì sẽ được trẻ, đẹp vĩnh viễn; các nữ thần còn dùng nó làm mỹ phẩm. Thần Zeus cũng dùng nó để xức những lọn tóc quăn của mình nữa. Chú ý: ambrosia là danh từ phái sinh từ ambrotos có cấu tạo hệt như amŗta, nghĩa là: a = (phi, bất) + mbrotos (nay brotos = chết).

76. (KTTN 113, 7-1993) Tại sao biểu tượng SEA Games XVII 1993 tổ chức tại Singapore lại là con sư tử? AN CHI : Vì SEA Games lần này được tổ chức tại Singapore mà Singapore có nghĩa là Thành phố Sư tử. Singapore (tiếng Anh) và Singapour (tiếng Pháp) là phiên âm từ tiếng Mã Lai Singapura, vẫn được xem là bắt nguồn từ tiếng Sanskrit Simhapura, trong đó Simha là sư tử, pura là thành phố (trong tiếng Mã Lai hiện nay singa là sư tử còn thành phố thì lại là puri).

Tuy nhiên, có người đã đưa một nguyên từ khác cho nguồn gốc của Singapura. Marc Reinhorn, trong Dictionnaire laotien-français (t.I, Paris, 1970, p.607, art. Siŋk’ápo) đã cho rằng đó là tiếng Sanskrit Śrngapura nghĩa là Thành phố Mũi đất. Tiếng Sanskrit śrnga có nghĩa là sừng, mũi nhọn, đỉnh, mũi đất, v.v… Kiến giải này không phải là không có lý vì Śrngapura có cấu tạo và ý nghĩa giống như tên Thành phố Mũi đất của Nam Phi mà tiếng Afrikaans (tiếng Hà Lan nói ở quốc gia Nam Phi và là một trong những ngôn ngữ chính thức của nước này) là Kaapstad còn tiếng Anh là Cape Town (Kaap = cape = mũi đất; stad = town = thành phố).

77. (KTTN 114, ngày 15-7-1993) Trong bài “Đôi điều thu lượm quanh Hán tự” (Văn nghệ, số 43, 1992), Nguyễn Dậu có nói rằng Nguyễn Du đã dùng nhầm mấy tiếng lầu xanh và thanh lâu “khiến cho mấy chục triệu người Việt đều nghĩ rằng lầu xanh là nơi ổ chứa ca kỹ (gái điếm)”. Ông nói rằng ở Trung Quốc, người ta không hề coi thanh lâu là ổ điếm mà lại hiểu đó là “nhà cao lầu của những người phú quí”. Vậy có đúng là Nguyễn Du đã nhầm hay không? Tác giả còn nói rằng do đọc sai mà “tất cả các nhà nho Việt Nam từ cổ đến giờ đều gọi hai cái hột của giống đực là dịch hoàn” nhưng “cả tỷ người Trung Hoa đều gọi là cao hoàn”. Có thật đúng như thế không?

AN CHI: Về hai tiếng thanh lâu, Từ hải đã giảng như sau:

1. Lầu Hưng Quang của Vũ đế, bên trên sơn xanh, người đời gọi là thanh lâu (Vũ Đế Hưng Quang lâu, thượng thi thanh tất, thế nhân vị chi thanh lâu). 2. Chỉ lầu gác của nhà hào phú (Vị hào gia chi lâu). 3. Chỉ lầu của người đẹp ở (Vị mỹ nhân sở cư chi lâu) 4. Chỉ nơi hành nghề của gái điếm (Vị kỹ viện dã)

Vậy Nguyễn Du đã không nhầm vì cái nghĩa do Nguyễn Dậu nêu lên chỉ là một trong bốn nghĩa của hai tiếng thanh lâu mà thôi.

Còn chuyện "hai cái hột của giống đực” thì lại hoàn toàn đúng như Nguyễn Dậu đã nêu. Đó là trướng hợp “tác đánh tộ, ngộ đánh quá” vì tự dạng của chữ dịch睪 và chữ cao睾 rất giống nhau: chúng chỉ khác nhau ở nét phẩy ' phía trên bên trái của chữ 睾mà thôi. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng đều phiên âm đúng chữ đang xét là cao và đều giảng cao hoàn là “ngoại thận = hòn dái” (Đào Duy Anh), “hòn dái” (Nguyễn Quốc Hùng), “hạt dái” (Thiểu Chửu).

Trớ trêu là ngày nay hầu như không ai nói cao hoàn mà chỉ nói dịch hoàn. Hai tiếng này đã được Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng là “hai hòn dái của đàn ông và của một số động vật giống đực”. Còn Từ điển tiếng Việt 1992 thì ghi: “dịch hoàn, d.x. tinh hoàn” mà tinh hoàn thì được giảng là “cơ quan sinh ra tế bào sinh dục đực”. Rõ ràng là dùng từ sai đấy, nhưng chẳng biết có ai muốn sửa lại cho đúng hay không.

Tại sao không gọi la bàn là kim chỉ bắc?

La bàn. Ảnh: Stanleylondon.

Nếu đặt ở bất cứ đâu, chiếc kim la bàn cũng quay về hướng bắc. Thế nhưng người Việt lại gọi nó là kim chỉ nam. Khi nói về một vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược lâu dài, chúng ta thường dùng từ kim chỉ nam, chẳng hạn: "Lời nguyện ước thiết tha của người cha lúc nào cũng như kim chỉ nam để anh vượt qua mọi gian khổ". Lối nói hình tượng này được xây dựng từ một vật dụng khá quen thuộc trong đời sống, đó là la bàn. La bàn là một dụng cụ gồm kim nam châm có hai cực bắc - nam quay tự do quanh một trục. Do ảnh hưởng của từ trường trái đất mà dù đặt ở bất cứ đâu song song với trái đất, chiếc kim từ tính kia cũng quay về hướng bắc, từ hướng bắc sẽ tìm ra hướng nam, sau đó là đông và tây. La bàn thường có hai kim trái chiều và để phân biệt, người ta thường sơn bằng hai màu khác nhau. Với chức năng như vậy, la bàn là dụng cụ định hướng không thể thiếu cho những người đi rừng, đi biển hay đi vào vùng xa lạ hoang vắng dễ lạc đường. Người châu u trước kia hay dùng la bàn một kim, chỉ hướng Bắc (có lẽ do các thủy thủ, ngư dân thường có hành trình về Bắc Cực). Nhưng tại sao người Việt Nam lại gọi nó là kim chỉ nam mà không phải kim chỉ bắc? La bàn được người Trung Quốc phát minh từ thế kỷ 1. Theo giáo sư Nguyễn Thạch Giang, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tận dụng triệt để tính năng này của la bàn. Các đoàn quân từ thời nhà Tần cho đến sau này vẫn có thói quen bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc hành trình bình định về phương Nam. Mỗi đạo quân đều có một la bàn thô sơ với chiếc kim chỉ nam sơn đỏ chói. Vậy là các tướng sĩ nhất tề phi ngựa nhằm hướng nam thẳng tiến. Bất luận thế nào, cuộc chinh phục cũng chỉ nhìn về một phía đó thôi. Đây có lẽ là cơ sở chính làm nên ngữ nghĩa hàm ẩn cho cụm từ "kim chỉ nam" trong tiếng Việt.

(Theo Khoa Học & Đời Sống) Về khái niệm kim chỉ nam Người gửi: Nguyễn Nghĩa Trước khi xuất hiện la bàn (hoặc địa bàn), người Trung Quốc đã từng có phương tiện giúp nhận biết phương hướng có tên gọi chỉ nam xa. Nó là một cỗ xe có nhiều bánh xe răng cưa nối với hai trục bánh xe, làm cho một hình người trên xe lúc nào cũng chìa cánh tay về hướng Nam.

Sách "Kim Bản Kim Chú" chép rằng "Sứ Việt Thường tới cống hiến bạch trĩ một con, hắc trĩ hai con, ngà voi một chiếc. Sứ giả quên mất đường về, Chu Công bèn ban cho bông hoa tấm, biểu xa 5 cỗ điểu chữ bằng tư nam (chỉ nam xa). Khiến sứ giả cỡi xe đi về phương nam. Nối theo miền biển Phù Nam Lâm Ấp đúng một năm mới tới nước đó, sai quan Đại Phu đưa về. Lại cỡi xe tư nam đi ngược lại hướng do xe chỉ, đầy một năm tới nước Chu. Trục xe và đầu trục xe điều chế bằng sắt, khi về tới nước Chu, sắt đều mòn cả."

Về sau, khi xuất hiện la bàn, do ảnh hưởng của thói quen lâu năm với chỉ nam xa, nó cũng được gọi là kim chỉ nam. 78. (KTTN 114, ngày 15-7-1993) Trong câu : Dù xây chín bậc phù đồ Không bằng làm phúc cứu cho một người Thì “chín bậc” có phải là “cửu phẩm” không và “phù đồ” là gì? AN CHI : Phù Đồ (cũng như Phật Đà, Phật Đồ) vốn là hình thức phiên âm bằng tiếng Hán (đọc theo âm Hán Việt) của tiếng Sanskrit buddha, có nghĩa là Phật. Dần dần nó bị dùng sai đi vì được xem là đồng nghĩa với từ tháp, dạng tắt của tháp bà, phiên âm từ tiếng Sanskrit stupa.

Sau khi phù đồ được dùng theo nghĩa của tháp thì nó lại có thêm nghĩa phái sinh là cái chóp lộng (tán đỉnh) vì chóp lộng có hình dạng của một cái tháp tí hon. Thiên “Nghi vệ” trong Kim sử đã dùng danh từ phù đồ theo nghĩa này để ghi chép việc qui định cách thức và cấp bậc cho việc sử dụng các loại chóp lộng: kim phù đồ (chóp lộng bằng vàng), kim độ ngân phù đồ (chóp lộng bằng bạc mạ vàng), ngân phù đồ (chóp lộng bằng bạc), chu phù đồ (chóp lộng màu son) và thanh phù đồ (chóp lộng màu xanh).

Trong liên lục bát đã nêu, phù đồ chính là cái tháp, nghĩa là một công trình kiến trúc được xây lên để chôn xá lợi (tro xương) của đức Phật, của các bậc cao tăng, đại đức. Chín bậc không phải là cửu phẩm (chín phẩm trật của các quan) mà là cửu trùng (= chín tầng).

79. (KTTN 114, ngày 15-7-1993) Với bà Hồ Xuân Hương thì nương long có nghĩa là “ngực thiếu nữ”: Yếm đào trễ xuống dưới nương long. Nhưng với một nhà thơ miền Nam cận đại có hai câu lục bát tả bốn cái khoái của con người thì nương long lại là “cái hậu môn”: Cơm Phiến Mẫu, chiếu Trần Đoàn Ngửa nghiêng loan phụng, nhẹ nhàng nương long. Xin cho biết nghĩa nào đúng, nghĩa nào sai. AN CHI : Ta thấy về cái khoái thứ nhất, tác giả không nhắc đến miệng mà nói “cơm Phiến Mẫu”; về cái khoái thứ hai, ông không nhắc đến hai con mắt mà nói “chiếu Trần Đoàn”; về cái khoái thứ ba, ông không nhắc đến cái … gì của nữ và của nam mà nói “ngửa nghiêng loan phụng”. Vậy về cái khoái thứ tư, lẽ nào ông lại phải nhắc đến “cửa sau”?

Nương long có nghĩa là ngực – không chỉ là ngực thiếu nữ - từ đó nó có một nghĩa rộng là khoang bụng, là dạ rồi từ nghĩa rộng này nó mới có nghĩa bóng là lòng dạ như đã giảng trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của hoặc Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ.

Trong liên thơ lục bát trên đây, nương long đã được dùng theo nghĩa rộng (khoang bụng, dạ). Khi người ta đi chảy là người ta bị tháo dạ. Khi người ta ăn không tiêu là người ta bị cứng dạ (A. de Rhodes ghi trong Từ Điển Việt-Bồ-La: “Cứng dạ. Không tiêu, đầy cứng bụng”). Còn khi người ta đi một cách bình thường, không quá chặt quá khó vì bị táo bón, cũng không … té re vì bị Tào Tháo rượt, thì người ta cảm thấy nhẹ bụng, êm dạ, nghĩa là nhẹ nhàng nương long. Vậy nương long không có nghĩa là hậu môn.

80. (KTTN 114, ngày 15-7-1993) Xin cho biết “mặc cảm Ê-đíp” là gì. Có phải Ê-đíp là nhân vật huyền thoại đã giết cha để lấy mẹ hay không?

AN CHI : Oedipe (Ê-đíp) là một nhân vật huyền thoại Hy Lạp, đã giết cha là Laios, vua thành Thèbes (Xin phân biệt với Thèbes ở Ai Cập) – mà không biết đó là cha mình – rồi lấy mẹ là Jocaste – mà cũng không biết đó là mẹ mình – và đã có có với mẹ hai con trai là Etéocle và Polynice, hai con gái là Antigone và Ismène. Khi biết ra sự việc, Jocaste đã treo cổ tự tử còn Oedipe thì móc mắt để tự trừng phạt về tội giết cha và tội loạn luân với mẹ. Do tích này mà tiếng Pháp có danh từ oedipisme có nghĩa là tự móc mắt.

Mượn tên và tích của Oedipe từ huyền thoại trên, ông tổ của phân tâm học là Sigmund Freud đã tạo ra thuật ngữ mặc cảm Oedipe (tiếng Pháp: complexe d’Oedipe) mà ông giải thích như sau: “Trong khi mà nó hãy còn hoàn toàn trẻ thơ, đứa con trai bắt đầu cảm thấy một sự trìu mến đặc biệt đối với người mẹ: nó xem mẹ như là vật sở hữu riêng của nó, thấy nơi người cha một đối thủ tranh giành với nó quyền làm chủ vật sở hữu đó; giống như đứa con gái thấy nơi người mẹ một kẻ quấy rối những quan hệ quyến luyến của nó với người cha và chiếm một vị trí mà nó, đứa con gái, muốn được quyền độc chiếm (…) Thái độ đó (…) chúng tôi đặt cho cái tên là mặc cảm Oedipe” (Introduction à là psychanalyse, trad. fr. Paris, 1966, pp. 190-191).

Khi phân tích về chứng sợ ( phobie) của đứa bé trai 5 tuổi mà mọi biểu hiện đã được cha nó tường thuật một cách chu đáo cho ông, Freud đã viết như sau: “Khi người ta làm dịu đi sự sợ hãi mà thằng bé cảm thấy trước người cha (…) nó đã bày tỏ cho biết nó thấy nơi người cha một đối thủ tranh giành với nó những sự ưu đãi của người mẹ mà những thôi thúc tính dục đầu tiên của nó được hướng tới một cách mơ hồ. Thế là nó đang lâm vào tình cảnh điển hình của đứa bé trai, tình cảnh mà chúng tôi gọi tên là mặc cảm Oedipe (…)” Totem et tabou, trad. fr., Paris, 1965, p. 149).

Tóm lại, mặc cảm Oedipe là hiện tượng mà Petit Larousse illustré 1992 đã định nghĩa như sau: "Toàn bộ những tình cảm yêu thương và thù nghịch mà mỗi đứa bé cảm thấy đối với cặp cha mẹ ( sự quyến luyến tính dục với người sinh thành khác giới tính và sự ganh ghét với người sinh thành cùng giới tính bị xem như là một địch thủ)".

81. (KTTN 115, ngày 01-8-1993) Người ta thường nói bọn ăn chơi ngang tàng là “lục lăng cửu trối”. Vậy “lục lăng cửu trối” vốn có nghĩa gì và tại sao lại nói như thế? AN CHI : Viết đúng chính tả thì đó là lục lăng củ trối. Đại Nam quấc âm tự vị của HuìnhTịnh Paulus Của giảng lục lăng là “đứa ngang tàng không biết phép” còn củ trối là “cái rễ lớn ở dưới sâu. Nguyên củ cái lâu nằm ở sâu, khó bấng khó đào”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giảng lục lăng củ trối là “hạng trẻ cứng đầu khó dậy, khó điều khiển”.

Lục lăng là do nói trại từ Lục Lâm mà ra. Hai tiếng Lục Lâm vốn là tên một ngọn núi ở phía Đông Bắc huyện Đương Dương, miền Kinh Châu, nằm trong dãy núi Đại Hồng, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày nay. Núi này nguyên là nơi tụ tập của những người nổi dậy chống lại chính quyền Vương Mãng vào cuối đời Tây Hán. Sử Trung Quốc ngày nay gọi đó là cuộc khởi nghĩa Lục Lâm những nhà nước phong kiến Trung Hoa ngày xưa thì coi đó là giặc cho nên đã dùng hai tiếng lục lâm để chỉ những người chống chính quyền hoặc những tên bạo tặc cướp phá tài sản của dân lành. Nghĩa này đã được Mathews’ Chinese-English Dictionary ghi nhận là: “a bandit” (tên ăn cướp). Trong phương ngữ Nam Bộ, do không biết rõ xuất xứ nên nhiều người đã nói trại hai tiếng lục lâm thành lục lăng và hiểu là “đứa ngang tàng không biết phép” như đã dẫn ở bên trên.

Sau khi lục lâm bị nói trại thành lục lăng và được dùng theo nghĩa vừa nói thì nó còn được ghép với củ trối để tạo nên thành ngữ lục lăng củ trối. Ở đây, hai tiếng củ trối không còn có cái nghĩa mà Huình-Tịnh Paulus Của đã giảng nữa. Nó đã được dùng để chỉ kẻ khó bảo, khó dạy, khó làm cho thay đổi, lay chuyển, ví như củ trối là rễ cái cứng chắc và ăn sâu xuống đất nên rất khó lay chuyển để bứng để nhổ vậy.

Theo cách hiểu đã trình bày thì lục lăng là kết quả nói trại của lục lâm, được ghép với củ trối để tạo nên thành ngữ lục lăng củ trối. Nhưng cũng có thể có một cách hiểu khác. Theo cách hiểu này thì đó là kết quả của lối nói trại thành ngữ tiếng Hán lục lâm thảo khấu: lục lâm thành lục lăng còn thảo khấu (giặc cỏ) thành củ trối.

82. (KTTN 115, Tại sao lại gọi là "đồng bóng"? Có phải “đồng” là do “ nếu thế thì “bóng”

ngày 01-8-1993) tiên đồng ngọc nữ” hay không? Nhưng là do đâu?

AN CHI : Đào Duy Anh đã giảng từ đồng trong đồng bóng như sau: “Người đệ tử của thần tiên trong Đạo giáo tự xưng là đồng tử của thần tiên nên người ta thường gọi là ông đồng” (Từ điển Truyện Kiều, Hà Nội, 1974, tr.136). Đây chỉ là một lối giảng có tính chất suy diễn chủ quan vì đồng là một từ cổ có nghĩa là cái kiếng, cái gương. Thật vậy, A. de Rhodes đã ghi như sau: “Đồng, cái đồng: Gương, kiếng. Gương. Cùng một nghĩa. Soi đồng: Nhìn vào gương để làm phù chú. Làm đồng làm cốt: Bà phù thủy nhìn vào gương để làm phù chú. Thầy đồng: Thầy phù thủy sử dụng gương, chiếu kính” (Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb Khoa học xã hội, 1991). Cứ theo những điều trên đây, thì các ông đồng bà đồng đã được gọi bằng tên của chính cái đồ vật mà họ sử dụng để hành nghề. Đặc điểm của nghề đồng bóng còn được phản ánh trong thành ngữ ngồi đồng chiếu kính mà Huình-Tịnh Paulus Của đã ghi nhận trong Đại Nam quấc âm tự vị.

Khi đồng đã là cái gương, cái kiếng thì bóng tất nhiên là hình ảnh của cảnh và vật phản chiếu ở trong kiếng, trong gương. Cũng chính A. de Rhodes đã giúp cho chúng ta khẳng định điều này. Ông đã ghi: “Soi gương: Nhìn trong gương. Soi đồng: Cùng một nghĩa; cũng là phù phép mà người lương dân ngây thơ nghĩ rằng mình có thể nhờ tấm gương để biết sự dữ nào bởi đâu sinh ra cho mình, nghĩa là bởi ma quỷ dối trá bằng những hình ảnh khác nhau trong tấm gương”. “Những hình ảnh khác nhau trong tấm gương” chính là những cái bóng.

Vậy đồng bóng là gương và hình ảnh của cảnh vật phản chiếu trong gương. Đó là nghĩa gốc. Còn nghĩa trong ông đồng bà đồng, lên đồng, đồng cô bóng cậu, v.v… là nghĩa phái sinh. 83. (KTTN 115, ngày 01-8-1993) Tại sao lại gọi nước Nhật là Phù Tang? AN CHI : Phù Tang nguyên là tên một loại cây mà Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giảng là “cây huyền thoại”, (là) “nơi mặt trời mọc vậy”. Sách Thập châu ký cũng giảng: “(Cây) phù tang ở trong biển Biếc (Bích Hải), cây mọc cao đến mấy ngàn trượng, tán xòe ra đến hơn ngàn trượng, hai thân chung một cội, cùng nương tựa nhau, (là) nơi mặt trời mọc vậy”. Vì tên của nuớc Nhật Bản có nghĩa là “gốc ở mặt trời” nên thời xưa người ta đã đồng nhất hóa nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây mà gọi nó là nuớc Phù Tang. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng hai tiếng này như sau: “Tên một loại cây thiêng, tương truyền mọc ở xứ mặt trời. Nuớc Nhật Bản ở phương Đông, hướng mặt trời, nên cũng gọi là PhùTang”.

Trong Hán ngữ hiện đại, người ta còn dùng hai tiếng Phù tang để chỉ một loài cây có thật mà tên thông dụng là mộc cẩn hoặc chu cẩn. Đó là cây dâm bụt mà người Nam bộ gọi trại đi thành cây bông bụp, tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis.

84. (KTTN 115, ngày 01-8-1993) Xin cho biết xuất xứ của tên gọi thành phố Đà Lạt. Có phải là do một câu bằng tiếng La Tinh mà ra? Đó là câu gì?

AN CHI : Câu đó là Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem nghĩa là “(nó) cho những người này niềm vui thích, những người khác sự khỏe khoắn”. Nhiều người cho rằng địa danh Đà Lạt bắt nguồn từ câu này: ráp những chữ cái đầu – mà chúng tôi cố ý viết hoa – của năm từ trong câu đó lại thì sẽ có dạng tiếng Pháp của địa danh đang xét: DALAT. Sự thật thì Đà Lạt là tiếng của người thiểu số sở tại và có nghĩa là “suối Lạt”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ ghi: “Đà Lạt: nước của bộ lạc người Lạch (tức Lạt – AC)”. Tô Đình Nghĩa cũng nói rõ như sau: “Địa danh Đà Lạt hiện nay, trong các văn bản cũ ghi là Dalat, nguyên gốc là Đạlat hoặc Đalat, trong đó Đạ có nghĩa là nước, Lat là tên gọi của một tiểu nhóm thuộc dân Kơho. Theo ý kiến của nhiều người dân tộc thì trước kia Đà Lạt là nơi cư trú của người Lát và vùng này có nhiều hồ nước, thác nước. Tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ đấy. Hiện nay, cách Đà Lạt khoảng 5km có xã Lát gồm nhiều đồng bào Kơho cư trú” (Nguồn gốc và ý nghĩa các yết tố Đắc, Ya, Krông …trong một số địa danh ở Tây Nguyên, Khoa học xã hội, số 3, 1990, tr.88).

Việc Đà Lạt vốn là nơi cư trú của người Lạt là một sự thật đã được Yersin ghi nhận trong nhật ký của ông. Vấn đề còn lại chỉ là xác định xem suối Lạt là con suối nào hiện nay mà thôi. Cunhac, một người Pháp đã góp phần tạo dựng Đà Lạt đã nói như sau: “Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lat đã chảy qua. Người ta đã gọi suối này là “Đa-lat” (…) và không hiểu vì lý do gì mà người ta đã thay thế bằng danh xưng Việt Nam là Cam Ly” (Dẫn theo Hãn Nguyên, Lịch sử phát triển Đà Lạt, Tập san Sử ĐịaTập san Sử Địa 24, 1971, tr.272).

Vậy Đà Lạt, tức suối Lạt, chính là suối Cam Ly, hiện nay. Tên của nó đã được dùng để chỉ vùng mà nó chảy qua và sau rốt lại được dùng để gọi tên thành phố được xây dựng trên vùng đó: thành phố Đà Lạt ngày nay.

Câu tiếng La Tinh trên đây chỉ là kết quả của một sự chơi chữ bằng cách chiết tự những chữ cái trong tên Đà Lạt viết theo chữ Pháp. 85. (KTTN 116, ngày 15-8-1993) Xin giải thích về mấy tiếng “Đức mẹ đồng trinh”: đã là mẹ, sao lại còn “đồng trinh”? AN CHI : Về việc bà Maria mang thai chúa Jesus, Kinh Thánh đã chép như sau: “Vả, sự giáng sanh của Đức chúa Jésus-Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau (Chúng tôi nhấn mạnh – AC), thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì Thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Ngươi sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jésus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội (…) Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời Thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song le không hề ăn ở với (nghĩa là không hề ăn nằm với nhau – AC) cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jésus” (Ma-thi-ơ, 1:18-25 – Chúng tôi dùng bản của Thánh Kinh Hội tại Việt Nam, Sài Gòn, 1975).

Cứ theo như sự tích trên đây thì bà Maria đã có thai Chúa Jésus mà không hề có quan hệ xác thịt với ông Joseph. Việc thụ thai chỉ là do phép của Đức Thánh Thần mà thôi. Vậy, cho đến khi hạ sanh Chúa Jésus, bà vẫn còn đồng trinh. Bà được gọi là Đức Mẹ Đồng Trinh chính là vì thế.

86. (KTTN 116, ngày 15-8-1993) Nhiều học giả trước đây vẫn phân tích chữ hồ胡gồm có cổ古và nguyệt月nghe rất hay. Nay lại có người lại cho rằng nó gồm có cổ古 và nhục肉 nghe đã lạ mà lại không thanh nhã. Xin cho biết cách phân tích nào đúng?

AN CHI:

Chữ hồ胡là một hình thanh tự mà thanh phù là chữ cổ古còn nghĩa phù là chữ nhục 肉đã được viết thành 月trong 248/253 chữ thuộc bộ nhục mà Từ Hải đã ghi nhận. Tỉ lệ này trong Khang Hy tự điển là 654/680 vì bộ tự điển này đã thu thập rất nhiều chữ kể cả các kỳ tự (chữ hiếm thấy). Chữ thứ hai, thuộc bộ nhục肉mà Khang Hy tự điển đã ghi nhận là chữ 月. Chữ này được giảng như sau: “Theo Chính tự thông, chữ nhục 肉 khi đứng làm biên bàng vốn viết là 肉, thạch kinh (sách kinh điển khắc trên đá) sửa làm月. Hai nét trong dính liền từ trái sang phải, khác với chữ nguyệt月. Nay thường viết月để phân biệt” (Chính tự thông: Nhục tự biên bàng chi văn bổn tác 肉. Thạch kinh cải tác月. Trung nhị hoạch liên tả hữu, dữ nhật nguyệt chi nguyệt月dị. Kim tục tác月dĩ biệt chi). Nói thế nhưng chính Khang Hy tự điển cũng viết chữ nhục biên bàng thành月trong 654 chữ đã nói, y hệt như chữ nguyệt biên bàng 月, hoàn toàn không phân biệt tự hình. Từ nguyên, Từ hải, đều làm như thế. Đây là hiện tượng đồng hình dị tự (cùng hình khác chữ).

Tên tạp chí Văn nghệ, số 10-1962, Nguyễn Đức Bính có bài “Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Huơng”. Trên Kiến thức ngày nay số 54 (Xuân Tân Mùi) cũng có bài “Vườn hoa nàng Cổ Nguyệt” trong đó tác giả nói đến tòa Cổ Nguyệt Đường của Hồ Xuân Hương. Nếu đây chỉ là chuyện chơi chữ thì đó là quyền của tác giả. Nhưng nếu cả quyết rằng về mặt cấu tạo văn tự, chữ hồ胡gồm có chữ cổ古và chữ nguyệt月thì lại là hoàn toàn sai. Không có bất cứ một tự thư quen thuộc nào của Trung Hoa đã cho rằng ở trong 胡 thì月lại là chữ nguyệt. Tất cả đều phân tích và khẳng định rằng đó là chữ nhục.

87. (KTTN 117, ngày 15-8 & 02-09-1993) Nga my vốn được dịch là mày ngài, tại sao Nguyễn Du viết mày ngài để tả Từ Hải mà nhiều học giả lại giảng rằng đó là ngọa my tàm, nghĩa là “mày tằm nằm” chứ không phải là nga my?

AN CHI : Các học giả và các nhà nghiên cứu đó giảng như thế là vì họ cho rằng nga my là lông mày dài, cong và đẹp, không thích hợp với tướng mạo của con nhà võ như Từ Hải, nhưng nhất là vì họ đã hiểu sai nghĩa của ba tiếng ngọa tàm my. Đào Duy Anh giảng rằng mày ngài là “lông mày rậm, tướng mạo của người trượng phu. Có lẽ theo câu “my nhược ngọa tàm” của sách tướng, có nghĩa là “lông mày giống như con tằm nằm” (Từ điển Truyện Kiều, Hà Nội, 1974, tr. 236-237). Nguyễn Thạch Giang chú thích như sau: “Mày ngài do các chữ ngọa tàm my: lông mày to đậm cong như con tằm, là tướng người anh hùng” (Nguyễn Du, Truyện Kiều, Hà Nội, 1972, tr.450, c.2167). Nguyễn Vinh Phúc viết: “Tất nhiên mày của Từ Hải không thể nào lại mảnh dẻ, cong, dài như nga my của các cô gái đẹp được. Và do đó mày ngài của Từ Hải phải hiểu là ngọa tàm my là mày như con tằm, chứ không phải nga my” (Quanh đôi lông mày, Ngôn ngữ, số 2, 1970, tr. 60). Còn Kiều Thu Hoạch thì viết: “ Trong Truyện Kiều có hai chỗ nói về Từ Hải mà cũng dùng chữ mày ngài. Nhưng chớ lầm! Đây là cái mày ngài “sâu róm” chớ không phải cái mày ngài của nàng Trang Khương (…) đó là tác giả muốn nói mày tằm, mày tằm nằm” (Góp bàn về một bản Kiều mới, Tạp chí Văn học, số 2 (146), 1974, tr. 68).

Tiếc rằng các tác giả trên đây vì chỉ hiểu từ ngữ theo lối dịch từng tiếng một ( ngọa = nằm, tàm = tằm, my = mày) nên đã giảng sai hình ảnh người Trung Hoa muốn gửi gắm trong 3 tiếng ngọa tàm my. Ở đây, hai tiếng ngọa tàm không hề có nghĩa là “(con) tằm nằm”, mà lại là lối nói của tướng thuật, được Từ nguyên giảng như sau: “Nhà tướng thuật gọi nếp nhăn dưới vành mắt là ngọa tàm. Lại nữa, lông mày cong mà đường nét thanh đẹp cũng được gọi là ngọa tàm my” (Tướng thuật gia dĩ nhãn khuông hạ văn vi ngọa tàm. Hựu my loan nhi đái tú giả dịch xưng ngọa tàm my). Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ đã giảng đúng hai tiếng ngọa tàm là “lằn xếp dưới mí mắt”, kèm theo ví dụ trích từ Truyện Trinh thử:

To đầu vú, cả dái tai, Dày nơi ngư vĩ, cao nơi ngọa tàm.

Nếu đối dịch từng tiếng một thì ngư vĩ sẽ là “đuôi cá”. Nhưng đây cũng lại là một lối nói của tướng thuật mà Từ nguyên giảng như sau: “Nhà tướng thuật gọi nếp nhăn ở khóe mắt là ngư vĩ” (Tướng thuật gia dĩ nhãn giác chi văn vi ngư vĩ). Xem thế đủ thấy lối đối dịch từng tiếng một nhiều khi tai hại biết chứng nào. Vậy ngọa tàm my không hề có nghĩa là “mày tằm nằm” mà lại là lông mày cong và có đường nét thanh đẹp. Vương Vân Ngũ đại từ điển cũng giảng như thế, rằng đó là “lông mày cong mà đẹp” (my loan nhi tú – X. ở chữ 7370).

Các tác giả trên đây muốn gạt bỏ hai tiếng nga my nhưng ngọa tàm my lại đồng nghĩa với nga my vì cả hai cấu trúc có chung một nét nghĩa là “cong và đẹp”. Vậy mày ngài vẫn là nga my và đây chính là cái nét nho nhã duy nhất trong tướng mạo của Từ Hải râu hùm hàm én, đường đường một đấng anh hào, vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

88. (KTTN 117, ngày 15-8 & 02-09-1993) Có người nói “Dân dĩ thực vi Thiên” (Dân lấy ăn làm trời). Theo tôi câu này chưa hề thấy ở sách báo. Được biết sách xưa chỉ có ghi “Dân dĩ thực vi tiên”; vậy câu nói kia đúng hay sai?

AN CHI : “Dân dĩ thực vi Thiên” là một câu kinh điển. Chẳng hạn như Hán thư có viết: “Vương giả dĩ dân vi thiên, dân dĩ thực vi thiên” nghĩa là “Vua chúa (thì) lấy dân làm trời (còn) dân (thì) lấy cái ăn làm trời”. Do đó mà có cụm từ dân thiên (ông trời của dân) để chỉ cái ăn của người dân. Mathews’ Chinese-English Dictionary dịch dân thiên là “food” (thức ăn) còn Dân dĩ thực vi thiên là “the masses regard sufficient food as their heaven” dân chúng xem cái ăn đầy đủ như là ông trời của họ).

Ở phường Đakao, quận Một, Thành phố Hồ Chí Minh, ngay góc đường Đinh Tiên Hoàng - Trần Quang Khải, có một tiệm ăn của người Tàu lấy hiệu là Dân Thiên 民天. Chắc ông chủ cũng lấy ý từ câu đó! Tuy nhiên, không biết ông có muốn chơi chữ mà ngầm hiểu rằng tiệm ăn của ông ta là “trời của dân” hay không.

89. (KTTN 117, ngày 15-8 & 02-09-1993) Có một mối tình Xuân Hương – Chiêu Hổ trong thực tế hay không? Hay chỉ có văn thơ cợt nhả với nhau mà thôi?

AN CHI : Quả là người đời có truyền tụng về một mối tình Xuân Hương – Chiêu Hổ. Chả thế mà Phong Châu lại chép: “Ông Chiêu Hổ đi làm quan lâu ngày, Xuân Hương nhớ chỗ nhân tình cũ, mới viết giấy hỏi thăm …” (Câu đối Việt Nam, Hà Nội, 1994, tr. 25). Nhưng đó chỉ là giai thoại mà thôi.

Trong thực tế thì mối tình không có đã đành mà chuyện văn thơ cợt nhả cũng không có nốt. Điều khẳng định nghiêm túc này là căn cứ vào lời kể của Siêu Văn, một người thuộc dòng họ Nguyễn Đình, là dòng họ mà có đời và có người đã từng kết thâm giao với cả Hồ Xuân Hương lẫn Phạm Đình Hổ: “Hồ Xuân Hương hơn Phạm Đình Hổ ngót hai chục tuổi, nên không thể có sự luyến ái, họa thơ giữa hai người đó được. Và trong đám cưới của cháu nội bà Đốc trấn là Nguyễn Đình Vũ lấy con gái Phạm Đình Hổ là cô Phạm Đình Huy, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là người quen biết cả hai họ nên đã đứng lên làm chủ hôn, theoi tục lệ thời đó”. (Về mối quan hệ giữa Hồ Xuân Hương và Phạm Đình Hổ, Tạp chí Văn học, số 5, 1991, tr. 71). Và ở một đoạn khác: “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương lúc đó đã ngoài bảy mươi tuổi, được mời làm chủ hôn, trải giường chiếu cho cô dâu lấy khước”.

Làm sao có thể quan niệm được rằng người tình cũ của Phạm Đình Hổ, hơn ông ngót 20 tuổi, giờ đây đã ngoài bảy mươi, lại được mời trải giường chiếu cho con gái ông được khước? Làm sao có thể quan niệm được rằng một bà lão đã có thời “chành ra ba góc da còn thiếu” mà lại được mời trải chiếu cho con gái tơ của người khác được khước trước khi về nhà chồng? Cho nên những câu thơ tục tĩu xưa nay vẫn truyền tụng là của bà chắc chắn không phải do bà là tác giả. Siêu Văn cũng nói rõ: “Theo cụ Nguyễn Gia Thái (1858-1935) người được đọc Xuân Hương thi tập do chính tay nữ sĩ chép tặng gia đình ta, thì không có những bài thơ tục tĩu mà ngày nay người ta gán ghép cho nữ sĩ”.

Đến như ông Chiêu Hổ, người mà theo truyền tụng là đã có nhiều câu đối Nôm, lắt léo, tài ba, thì chính ông lại tỏ ra xem thường chữ Nôm và tự nhận là mình kém cỏi về thứ chữ này. Sau đây là lời tự thuật của ông: “Có người đem những sách truyện Nôm và những trò thanh sắc, nghề cờ bạc, rủ rê chơi đùa, thì ta bịt tai lại không muốn nghe. Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta lại không biết hết”. (Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, TPHCM, 1989, tr.10). Trong khi đó thì: “Ta khi mới lên chín tuổi, đã học Hán thư, (…). Các sách cổ, thơ cổ ta thường xem lắm, không lúc nào rời tay” (Sđd, tr. 10-11). Khi đã cao niên, nhắc lại chuyện thuở ấu thời, Phạm Đình Hổ vẫn còn sẵn sàng gộp “những sách truyện Nôm” vào chung với “những trò thanh sắc” và “nghề cờ bạc”. Một người cả đời vẫn coi thường văn Nôm chữ Nôm đến như thế làm sao có thể là tác giả của những “văn bản” Nôm đã được truyền tụng?

Ghi chú của vvn: Xem đến đây bỗng tội nghiệp cho bác Bút Tre. Vài trăm năm nữa chắc bao nhiêu thơ mo cau, tàu dừa gì cũng gán cho là thơ bút tre...

90. (KTTN 122, ngày 01-11-1993)

Một mai ai đứng bên kinh, Ai phò giá triệu, ai rinh quan tài? Bên kinh đã có con trai, Giá triệu con gái, quan tài nàng dâu.

Bài này vẫn nghe hát ru em như vậy, có đúng nguyên văn của người xưa hay không? “Kinh” có nghĩa gì khác hơn con sông đào? Sao lại rinh quan tài? Cả bài có ý nghĩa gì? AN CHI: Nguyên văn hai câu đầu là: Một mai ai đứng minh tinh Ai phò giá triệu, ai nghinh quanh tài? Minh tinh , trong Nam còn gọi là tấm triệu, là dải lụa dài ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần, v.v… của người chết, treo trên một cái giàn nhỏ có đòn khiêng, thường gọi là cái giá triệu, để khiêng đi trước quan tài khi đưa đám tang. Vậy đứng minh tinh là có tên trên tấm minh tinh, nghĩa là đã chết. Nghinh (nghênh) là đón rước. Nghinh quan tài là bưng cái bát hương đi thụt lùi phía trước quan tài để dẫn đường. Còn phò giá triệu là chống gậy tang đi bên cái giá triệu để hộ tống. Nghinh quan tài và phò giá triệu thường là bổn phận của con trai trưởng (hoặc con trai) và của cháu đích tôn (hoặc cháu nội trai). Vậy “đứng bên kinh” và “rinh quan tài” chỉ là tam sao thất bản mà ra. Theo chúng tôi, bài này vốn chỉ có hai câu đầu và đây là lời nói của người vợ không sanh nở nói với chồng: Thiếp đã không có con, nếu chàng không nghe lời khuyên của thiếp mà cưới vợ lẽ (để kiếm một vài mụn con) thì mai kia, khi chàng về với ông bà, ai sẽ là người nghinh quan tài, ai sẽ là người phò giá triệu cho chàng đây? Tiếng ai trong câu thứ nhất là đại từ phiếm chỉ, có nghĩa của đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (vợ nói với chồng), còn hai tiếng ai trong câu thứ hai mới thực sự là đại từ nghi vấn. Câu thứ nhất nêu giả thiết cho sự việc xảy ra ở câu thứ hai. Sau khi hai câu đầu bị tam sao thất bản rồi thì chúng mới được nối bằng hai câu sau, có thể là do lối hò đối đáp mà ra. Vì hai câu đầu đã bị truyền miệng sai nên hai câu sau cũng không thể chặt chẽ và rành mạch về mặt ý nghĩa được, nhất là câu “bên kinh đã có con trai”.

91. (KTTN 122, ngày 01-11-1993) Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có một số nơi thờ cúng gọi là Chùa Ông, Chùa Bà. Nghe nói Chùa Ông thờ Quan Công còn Chùa Bà thì thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vậy Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?

AN CHI : Chùa Ông mà người Quảng Đông gọi là Quán Tây miễu (Quan Đế miếu) thì thờ Quan Công, còn Chùa Bà mà họ gọi là Phò miễu (Bà miếu) thì thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tuy nhiên, theo lời học giả Vương Hồng Sển cũng có nơi gọi là Phò miễu (= miếu Bà) nhưng không thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, mà lại thờ bà Chúa Thai sanh, coi về sinh đẻ. (X. Sài Gòn năm xưa, TPHCM, 1991, tr. 199).

Tương truyền bà Thiên Hậu là người huyện Bồ Điền, tỉnh Phước Kiến bên Trung Quốc. Bà sinh vào đời Tống, là con gái thứ sáu của Lâm Nguyện. Mới lọt lòng, bà đã phát hào quang rực rỡ và tỏa huơng thơm kỳ lạ. Ngay khi bà hãy còn nhỏ, anh bà đi buôn đường biển, gặp gió to sóng cả nguy hiểm đến tính mạng, bà nhắm mắt định thần mà biết được rồi xuất thần đi cứu anh thoát nạn. Lúc lớn lên, bà có thể cỡi chiếu bay trên biển hoặc đằng vân mà đi ra các đảo xa. Sau khi thăng, bà thường khoác áo bào màu đỏ bay lượn trên biển. Tương truyền bà đã thăng vào năm tròn hai mươi tuổi. Vào các đời Tống, Nguyên, Minh bà đều có nhiều lần hiển hiện rất là linh thiêng. Người đi biển thường thờ bà và khấn bà để được độ cho thuận buồm xuôi gió. Theo Từ nguyên thì bà được phong là Thiên Phi vào đời Vĩnh Lạc nhà Minh, sau lại được phong Thiên Hậu, được lập đền thờ tại kinh đô. Còn Từ hải thì lại chép rằng bà được phong Thiên Phi, sau gia phong Thiên Hậu vào đời Khang Hy nhà Thanh.

Học giả Vương Hồng Sển lại chép rằng bà húy là Mi Châu, người Bồ Dương, sinh nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) đời Tống Nhân Tông, là con của ông Lâm Tích Khánh. Tám tuổi biết đọc. Mười một tuổi tu Phật. Mười ba tuổi thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ Nguyên vi bí quyết. Ngoài ra, bà còn tìm được dưới giếng cạn một xấp cổ thư khác. Bà coi theo đó mà luyện tập rồi đắc đạo. Được phong Thiên Hâụ Thánh Mẫu năm Canh Dần niên hiệu Đại Quan đời Tống tức năm 1110 (X.sđd, tr. 201-203).

Có thể là trong lời kể của nhiều người khác sẽ còn có những chỗ dị đồng khác nữa. Đây không phải là chuyện lạ: khi mà cuộc đời của một nhân vật đã đi vào truyền thuyết, nó có thể có những dị bản.

92. (KTTN 122, ngày 01-11-1993) Hai tiếng “truy tiến” chỉ xuất hiện trên báo chí hai lần trong dịp hai Đại lão Hòa thượng liễu đạo. Tại sao không dùng truy điệu mà lại dùng truy tiến?

AN CHI : Truy điệu không có màu sắc tôn giáo, còn truy tiến là một lối nói riêng bên Phật giáo. Nó đồng nghĩa với truy phước và được Từ hải giảng như sau: “Vì người chết mà làm công đức để cho người đó được phước gọi là truy phước, cũng gọi là truy tiến” (Vị tử giả tác công đức sử kỳ hoạch phúc viết truy phúc, dịch vân truy tiến). Vì truy tiến có hàm ý cầu phước còn truy điệu thì không nên bên Phật giáo mới dùng truy tiến mà không dùng truy điệu.

Ghi chú của vvn: Ôi còn truy phước với truy tiến mãi thì bao giờ mới thoát khỏi tham sân si. Về câu 87 (KTNN 117), anh hai An Chi luận bàn về cái lông mày. Theo anh hai, thì lông mày Từ Hải "cong và đẹp" như lông mày của một mỹ nữ. Để rộng đường cho các bạn nào thích "lông mày tao chẻ làm tư", Natphung sưu tầm trên Talawas bài viết sau đây, mời các bạn cùng nhau chẻ.

Đôi điều thưa lại cùng ông An Chi Nguyễn Huệ Chi 16.5.2006

Tôi không ngờ bài viết ngắn của mình về “Nét ngài và mày ngài” trên mạng talawas [1] chỉ đơn giản nhằm phản bác nhà nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa Đổng Văn Thành lại được nhiều người chú ý và trở thành “ba vấn đề” đáng bàn bạc đối với ông Nguyễn Ngọc Đình, để thông qua lời chất chính của ông, ông An Chi đã phải giải đáp liền trong 2 số Kiến thức ngày nay 565 và 566 (tháng 4 & 5-2006). u đấy cũng là một điều may, giúp bạn đọc có dịp đi sâu hơn vào tài năng dùng chữ bậc thầy của nhà thơ trác việt Nguyễn Du. Dùng chữ bậc thầy không có nghĩa là chữ nào trong Truyện Kiều ta cũng dễ dàng tìm được sự thống nhất về ngữ nghĩa một cách sáng tỏ. Chính vì vậy, sau khi đọc ông An Chi, bên cạnh khá nhiều điều tâm đắc, tôi cũng xin mạn phép trao đổi thêm “ba vấn đề” mà theo tôi, kiến giải của ông chưa thật có sức thuyết phục.

1.

Trước hết, tôi tán thành ông An Chi coi “nét ngài” và “mày ngài” là những thuật ngữ ước lệ chỉ lông mày đẹp, nhưng dầu ước lệ đi nữa thì theo thói quen của phép liên tưởng trong ngôn ngữ, khi nhắc đến những chữ ấy, người nghe rất dễ có ngay một sự so sánh giữa hai hình ảnh: lông mày = râu con ngài, hoặc lông mày = con tằm. Phủ nhận việc đó không phải là chuyện cứ nói lý với nhau mà xong bởi nhìn cho đến tận gốc nguồn, những từ tượng hình kiểu “râu trê”, “bụng cóc”, “răng bàn cuốc”, “mắt lươn”, “cổ ngỗng”, “lưng ong”... chắc chắn bao giờ cũng được tạo thành nhờ một ví von cụ thể nào đấy và lâu về sau nhiều người mặc nhiên chấp nhận rồi dần dần mới ước lệ hóa chúng, chứ không dưng ai đem hai hình ảnh gắn với nhau để định nghĩa làm gì. Mấy chữ “nga mi” hay “ngọa tàm mi” cũng trong trường hợp đó. Khi xem xét từ tổ “mày ngài” của Truyện Kiều, vì đã có những cách hiểu khác biệt qua bao nhiêu chú giải từ hơn 100 năm nay, tôi không thể cứ nói một cách mơ hồ rằng đó chỉ là ước lệ chỉ lông mày đẹp là đủ, mà phải tìm đến tận từ nguyên của nó. Và tìm đến từ nguyên thì khó có thể phủ nhận được là “mày ngài” có cả hai xuất xứ là “ngọa tàm mi” và “nga mi”. Ông An Chi không tán thành xuất xứ “ngọa tàm mi” mà chỉ tán thành xuất xứ “nga mi”, nhưng chẳng phải câu thành ngữ Việt Nam “mắt phượng mày ngài” hoặc “mắt phụng mày tằm” vốn có gốc gác từ “đan phượng nhãn, ngọa tàm mi” trong Tam quốc diễn nghĩa đấy sao? Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết “Râu hùm, hàm én, mày ngài” tưởng chừng không liên quan gì đến “ngọa tàm mi” của truyện Tam quốc, kỳ thực nhà thơ đã cắt lấy hai ý (hàm én, râu hùm) trong đoạn mô tả Trương Phi: “Báo đầu, hoàn nhãn, yến hạm, hổ tu 豹 頭 環 眼 燕 頷 虎 鬚” (đầu báo, mắt tròn như ngọc, hàm én, râu hùm) đem ghép với một ý (mày tằm) trong đoạn mô tả Quan Vũ “Diện như trùng tảo, thần nhược đồ chi, đan phượng nhãn, ngọa tàm mi面 如 重 棗 。脣 若 塗 脂。丹 鳳 眼 。臥 蠶 眉” (Mặt như táo chín, môi tựa tô son, mắt phượng đỏ [2] , mày tằm nằm) của chính Tam quốc diễn nghĩa để viết nên câu thơ của mình. Cũng có thể trong Kim Vân Kiều truyện, chính Thanh Tâm Tài Nhân đã lựa chọn giúp Nguyễn Du một phần, vì Thanh Tâm Tài nhân tả Từ Hải như sau: “Bạch diện tú mi, hổ đầu yến hạm白 面 秀 眉 虎 頭 燕” = mặt trắng, mày thanh tú, đầu hổ, hàm én. Nhưng khi tiếp thu, Nguyễn Du cải tạo lại, bỏ đi mấy chữ “bạch diện” chắc theo ông là cốt cách thư sinh không hợp với Từ Hải, cũng bỏ đi “hổ đầu” để lấy lại chữ “hổ tu” của Tam quốc diễn nghĩa thành “râu hùm”. Cũng theo khuynh hướng ấy, nhà thơ không thể lấy chữ “nga mi” thay cho “tú mi”, bởi “tú mi” là lông mày thư sinh mà thay bằng “nga mi” là lông mày con gái đẹp thì cốt tướng Từ Hải còn yếu hơn cả thư sinh. Vậy thì “mày ngài” chỉ còn một “ảnh xạ” là “ngọa tàm mi” của Tam quốc diễn nghĩa. Cho nên nói gì thì nói, xét về từ nguyên, “mày ngài” ở đây trước sau vẫn đích thực có xuất xứ từ “ngọa tàm mi” [3] .

Nhưng “ngọa tàm mi” cụ thể là thế nào? Ông An Chi quả quyết “Ngọa tàm mi tuyệt đối (NHC nhấn mạnh) không có nghĩa là “lông mày con tằm nằm”. Sở dĩ các nhà chú giải của ta cứ ngỡ và giảng như thế là vì họ chưa tìm hiểu cái cấu trúc đang xét cho đến tận ngọn nguồn” (Số 565, tr. 44). Và ông liền mở hai cuốn từ điển Từ nguyên bộ cũ và Vương Vân Ngũ đại từ điển ra để xác nhận rằng “ngọa tàm” chỉ có nghĩa là nếp nhăn ở dưới vành mắt theo các nhà tướng số; từ đấy ông đi đến kết luận: “vì ngọa tàm là một lối nói của tướng số nên ta phải hiểu nó một cách “trọn gói” theo lời giảng của các nhà chuyên môn (nhà tướng số) chứ không thể dịch từng thành tố của nó theo nghĩa đen thành “tằm nằm” được” (số 565, tr. 45). Có khác với ông An Chi, tôi đã tra cứu cả Từ hải và Từ nguyên bộ cũ cũng như bộ mới nhưng cuối cùng vẫn quyết dựa vào bộ mới, vì tôi quan niệm bộ mới - như lời giới thiệu của ngành từ điển học Trung Quốc cách đây khoảng mươi năm - đã được hàng trăm chuyên gia đầu ngành khắp nước Trung Hoa tập trung công sức chỉnh sửa trong nhiều thập kỷ thì thế nào cũng hoàn hảo hơn bộ cũ, sẽ khắc phục được những cái sai và thiếu của bộ cũ. Trong Từ nguyên bộ cũ, “ngọa tàm” quả chỉ có một nghĩa như ông An Chi đã dẫn, trong khi ở Từ nguyên bộ mới (1998), “ngọa tàm” có hai nghĩa, mà nghĩa đầu tiên là: “Như ngọa tàm hình đích mi mao如 臥 蠶 形 的 眉 毛”; tạm dịch: “ngọa tàm là lông mày như hình con tằm nằm”. Rồi phụ thêm vào nghĩa thứ nhất này bộ từ điển mới đưa ra một nghĩa dẫn thân là “nếp nhăn dưới mắt theo cách gọi của các nhà tướng thuật”. Còn nghĩa thứ hai là một danh từ trong ngành thú y thì xa với vấn đề của chúng ta nên khỏi bàn ở đây. Chứng tỏ Từ nguyên bộ mới đã bổ sung thêm đến hai nghĩa cho chữ “ngọa tàm”, trong đó nghĩa thứ nhất, có tính chất từ nguyên (ngọn nguồn) của thuật ngữ, là hết sức quan trọng. Hơn nữa, nói nghĩa từ nguyên không phải cái nghĩa ấy không được dùng trong sinh hoạt ngôn ngữ. Trái lại, chính nó mới được sử dụng làm thi liệu văn chương. Cũng chính Từ nguyên bộ mới sau khi nói đến nghĩa thứ nhất của “ngọa tàm” (là mày tằm nằm), đã dẫn tiếp liền hai câu thơ và một câu văn để minh họa. Hai câu thơ trích từ bài Dụ Thúc Kỳ thái Pha thi nhất liên.... thù dĩ tứ thập vận喻叔 奇 采 坡 詩 一 聯 。 。 。 。酬 以 四 十 韻: “Sầu toán ngọa tàm mi/Thống triệt phục tê não愁 儹 臥 蠶 眉/ 痛 澈 伏 犀 腦”; tạm dịch: “Buồn đọng trên lông mày hình con tằm nằm/Đau buốt đến tận óc sau vầng trán”. Còn câu văn thì trích từ tiểu thuyết Thủy hử, hồi 57, đoạn miêu tả Từ Ninh: “Loan loan lưỡng đạo ngọa tàm mi, phượng chú long tường tử đệ 彎 彎 兩 道 臥 蠶 眉 。 鳳 翥 龍 翔 子 弟”; tạm dịch: “Cong cong hai đường lông mày hình tằm nằm, vốn con nhà rồng bay phượng múa (học hành lễ nghĩa)”.

Thế tưởng cũng là rõ: “ngọa tàm” đúng hơn là “ngọa tàm mi” trước khi là thuật ngữ của tướng số đã là thuật ngữ của văn chương, với cái nghĩa lông mày hình con tằm nằm. Thuật ngữ này đã được dùng theo nghĩa đen rất lâu trong nhiều sách vở Trung Quốc mà Tam quốc diễn nghĩa có liên quan đến việc tiếp nhận của Truyện Kiều là một dẫn chứng. Chính đó là lý do khiến tôi cứ phân vân, không dám quả quyết cho chữ “ngài” mà Nguyễn Du dùng trong danh ngữ “mày ngài” để miêu tả cặp lông mày của Từ Hải cũng phải là một với chữ “ngài” được nhà thơ dùng trong “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” tả Thúy Vân hoặc trong “Bên thì mấy ả mày ngài” tả các nàng ca kỹ.

2.

Vì thiên về cách hiểu “ngọa tàm mi” là nếp nhăn dưới mắt theo tướng số học, ông An Chi đi đến bác bỏ tất cả các nhà chú giải Truyện Kiều hơn một trăm năm qua. Ông nói: “Lời dẫn của Phạm Kim Chi (“Diện như mãn nguyệt, mi nhược [Phạm Kim Chi viết “như” - NHC] ngọa tàm”), ghi là lấy ở Tướng thư, thì chẳng qua chỉ là chép lại lời dịch câu “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” sang tiếng Hán trong bản Kiều Oánh Mậu 1902 chứ chẳng phải của sách “tướng thư tướng tịch” nào cả. Đến như hai tiếng tàm mi (mày tằm) mà Nguyễn Thạch Giang đưa ra trong Truyện Kiều (chú thích và khảo đính) năm 1973, chẳng qua chỉ là một sự dịch ngược tùy tiện. Dĩ nhiên là ai kia có thể gặp may mà thấy được hai chữ tàm mi ở một chỗ nào đó, nhưng đây chỉ là một từ tổ tự do nên chỉ thuộc về lời nói chứ đâu có phải một đơn vị cố định của ngôn ngữ” (số 565, tr. 44). Ông còn viết thêm: “Vì không chịu tìm hiểu cho thấu đáo nên các nhà chú giải của ta mới giảng một cách ngộ nghĩnh rằng ngọa tàm là “(con) tằm nằm”, rồi ngọa tàm mi là lông my (sic) như con tằm nằm (Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim), là “mày tằm nằm” (Nguyễn Thạch Giang), là “lông mày giống con tằm nằm” (Đào Duy Anh), v.v...” (số 565, tr. 45) (không hiểu sao ông bỏ qua Nguyễn Quảng Tuân, vì Nguyễn Quảng Tuân là người chú giải Truyện Kiều muộn nhất cho đến nay (1996) [4] cũng giải thích “lông mày như con tằm nằm ngang, chỉ cái tướng phúc hậu”?). Về phần tôi, tôi không dám võ đoán coi tất cả các nhà hiệu khảo áng văn kiệt tác của Nguyễn Du trong suốt thế kỷ XX đều là những người làm ẩu. Nói như thế tôi cảm thấy bất nhẫn. Cho nên, trước khi đi đến một lời khẳng quyết các bậc Kiều học tiên khu như Phạm Kim Chi, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim đã dựa vào sách tướng số xưa để giảng giải điển “ngọa tàm mi”, tôi có tra cứu lại hẳn hoi. Tất nhiên, trong các thư viện mà tôi có thể tra tìm không làm gì có sách tướng, nhưng tôi đã nhờ mạng internet hỗ trợ giúp mình, và kết quả cũng không đến nỗi nào. Dùng mấy chữ 古 相 書 (cổ tướng thư) truy cập trên mạng Google, hóa ra có rất nhiều tài liệu nói về tướng mặt và tướng lông mày, song chỉ cần 2 tài liệu sau đây cũng đủ minh oan cho các nhà học giả:

a. Đông phương hà lạc dự trắc võng 東 方 河 洛 預 測 网của Lý Kế Trung 李 計 忠: phần nói về khí sắc con người (Thương nghiệp quan nhân thuật, thương nghiệp quan nhân đích khí sắc) có đoạn viết: “Hữu đích nhân diện như mãn nguyệt (NHC nhấn mạnh), thanh tú nhi thần thái xạ nhân, trình triêu hà chi sắc有 的 人 面 如满月。清 秀 而 神 采 射 人。呈 朝 霞 之 色”; tạm dịch: “Có người mặt như trăng tròn, thanh tú mà thần thái chấn động đến người khác, bày ra cái vẻ [đẹp] của ráng sớm”.

b. Mi mao 眉 毛 , tác giả khuyết danh [5] , có đoạn: “Mi như tân nguyệt, mi như xuân sơn, mi như ngọa tàm (NHC nhấn mạnh), mi thanh mục tú 眉 如 新 月 。眉 如 春 山 。眉 如 臥 蠶 。眉 清 目 秀”; tạm dịch: “Lông mày như trăng non, lông mày như núi mùa xuân, lông mày như tằm nằm, mày thanh mắt tú”.

Ngoài ra, lại có một tài liệu không thuộc về tướng thuật mà là tiểu thuyết võ hiệp gọi là Kiếm linh truyền thuyết劍 靈 傳說, in từng kỳ trên mạng Lan Hương các, ngay ở kỳ đầu tiên ra ngày 6 tháng Năm năm 2005 đã có đoạn miêu tả một chàng thiếu niên võ sĩ “diện như mãn nguyệt, mi như ngọa tàm (NHC nhấn mạnh), tuệ nhãn thùy quang, cố miện hữu thần面 如满 月。眉 如 臥 蠶 。慧 眼 垂 光 。顧 盼 有 神”; tạm dịch: “mặt như trăng tròn, lông mày như tằm nằm, mắt tuệ buông luồng sáng, ngoái nhìn như có thần”.

Ông An Chi thấy đấy, trong các tài liệu trên đã có đúng hai vế “Diện như mãn nguyệt” và “Mi như ngọa tàm”, hoặc tách riêng hoặc đứng liền đầy đủ cả. Hẳn sẽ là khôi hài nếu cho rằng những tài liệu này cũng liên quan đến bản Kiều của Kiều Oánh Mậu 1902, vì các cụm từ của chúng sao lại giống như lột câu văn trong sách tướng do Phạm Kim Chi cũng như Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim dẫn ra mà ông An Chi nói là “chép lại” Kiều Oánh Mậu? Vậy phải chăng ta nên thừa nhận cho thật công bằng là cả mấy nhà nghiên cứu Truyện Kiều lớp đàn anh buổi đầu thời văn xuôi quốc ngữ đã xuất phát từ “tướng thư tướng tịch” xưa thật, có điều đến nay ta chưa tìm thấy nguyên gốc, ngoại trừ ít nhiều dấu vết trong sách tướng Trung Quốc hiện đại cũng như trong loại văn chương võ hiệp vốn có liên quan mật thiết với sách tướng cổ mà thôi.

Nhưng có phải như ông An Chi nói: “ngọa tàm mi là một lối nói của khoa tướng số, nó chẳng có liên quan gì đến con tằm cả, càng không phải là “con tằm nằm”” (số 565, tr. 45) hay không? Ở chỗ này tôi lại phải đi tìm thêm sách tướng trên mạng internet. Đúng là với hai chữ “ngọa tàm”, hầu hết sách tướng Trung Quốc hiện nay đều nhắm vào hai nếp nhăn phía dưới hốc mắt. Nhưng với ba chữ “ngọa tàm mi” thì tôi chưa thấy sách tướng số nào tách rời việc giải thích lông mày khỏi hình ảnh con tằm nằm. Lại xin dẫn ra một tài liệu khác để ông An Chi và độc giả cùng xem: Ngọa tàm mi phối thượng đan phượng nhãn, vị cao quyền trọng trung nghĩa cái thế 臥 蠶 眉 配 上 丹 鳳 眼 。位 高 權 重 。忠 義 蓋 世do Tất Hưu畢 休soạn, trên mạng Thuật số tạp đàm術 數 雜 談. Trong tài liệu này có đoạn viết: “Yếu thanh sở khán đáo hoàn chỉnh mỹ hảo đích “ngọa tàm mi” tịnh bất khốn nạn. Chỉ yếu tử tế khán Quan Thánh đế đích thần tượng tiện tri kỳ dạng. Tha cụ hữu ngọa tàm mi, đan phượng nhãn. “Ngọa tàm mi” tòng tự diện thượng khả liễu đáo kỳ mi tự nhất điều tàm trùng hoành tại nhãn chi thượng. Giá chủng mi hữu lưỡng hạng phân biệt: Hữu tá chỉnh điều mi thị trực tuyến đích. Tàm đích hình thái thị tĩnh chỉ đích. Tuy toán thị hảo mi, độc vị thuyết đắc thị chính thức đích ngọa tàm mi. Chân chính đích ngọa tàm mi, mi đích trung đoạn lược trình loan khúc, vi vi hướng thượng dương. Khí thế điều thuận, đới hữu động cảm, sắc hắc hữu thái, Quan phu tử đích mi tựu xúc giá nhất loại. Thông minh duệ trí, cương trực trọng nghĩa, phối thượng đan phượng, doãn văn doãn vũ, tự phi phàm nhân liễu. 要 清 楚 看 到 完 整 美 好 的 「臥 蠶 眉」 並 不 困 難 。只 要 仔 細 看 關 聖 帝 的 神 像 便 知 其 詳 。他 具 有 臥 蠶 眉 。丹 鳳 眼 。「臥 蠶 眉」 從 字 面 上 可 了 到 其 眉 似 一 條 蠶 蟲 橫 在 眼 之 上 。這 種 眉 有 兩 項 分 別 。有 些 整 條 眉 是 直 線 的 。蠶 的 形 態 是 靜 止 的 。雖 算 是 好 眉 。獨 未說得 是 正 式 的 臥 蠶 眉 。真 正 的 臥 蠶 眉 。眉 的 中 段 略 呈 彎 曲 。微 微 向 上 揚 。氣 勢 調 順 。帶 有 動 感 。 色 黑 有 彩 。關 夫 子 的 眉 就 屬 這 一 類 。聰 明 睿 智 。剛 直 重 義 。配 上 丹 鳳 。允 文 允 武 。自 非 凡 人 了”; tạm dịch: “Muốn xem thật rõ vẻ đẹp hoàn chỉnh của “ngọa tàm mi” tuyệt không phải khó. Chỉ cần nhìn kỹ tượng Quan Thánh đế là biết. Ông vốn có mày tằm nằm, mắt phượng đỏ. “Ngọa tàm mi” theo mặt chữ có thể hiểu là lông mày tựa như con tằm nằm ngang ở trên mắt. Kiểu lông mày này chia làm hai loại: Có những cặp lông mày chỉ là một đường thẳng. Tư thế con tằm ở đây là nằm im. Dẫu xét ra đó là tướng lông mày tốt, vẫn chưa thể nói được là “ngọa tàm mi” chính thức. Loại “ngọa tàm mi” chân chính thì ở đoạn giữa lông mày phải cong xuống một tí, lại hơi hơi rướn lên phía trên. Khí thế nhuần nhị, động đậy tí chút khi xúc cảm. Sắc lông mày đen nhuốm đôi nét vằn. Lông mày Quan Phu tử chính là loại này. Thông minh tài trí, cương trực trọng nghĩa, phối hợp với mắt phượng đỏ, vừa văn vừa võ, tự nó không phải là người bình thường rồi”.

Một tài liệu nữa tôi mới tìm ra gần đây là Do nhân tướng học trắc tri phong thủy 由 人 相 學 測 知 風 水của Liễu Vô Trai了 無 齋cũng giải thích “ngọa tàm mi” giống với Tất Hưu (chỉ gói gọn trong loại “ngọa tàm mi” thứ hai, một biểu trưng đặc thù của lông mày Quan Vũ) nhưng lại có kèm thêm hình vẽ:

Hình vẽ này cho ta hình dung cụ thể hình dạng con tằm đang di động, không phải là con tằm nằm im như loại “ngọa tàm mi” thứ nhất. Mặt khác, cũng qua hình vẽ, ta sẽ thấy cách quan niệm của thuật tướng số về lông mày Quan Vũ không hẳn đã thống nhất trăm phần trăm với hội họa và điêu khắc cổ Trung Quốc - vốn là nghệ thuật cách điệu nên người này người khác và thời này thời khác từng cách điệu cặp lông mày vị Quan Thánh đế quân đến mức rất xếch, như trong các bức hình ông An Chi đã cung cấp nhằm chứng minh “ngọa tàm mi” không phải là lông mày tằm nằm (số 566, tr. 44). Đặc biệt, cũng tài liệu của Liễu Vô Trai còn nói đến năm loại lông mày khác mà một số loại như “tân nguyệt mi” (lông mày trăng non), “xuân sơn mi” (lông mày như ngọn núi mùa xuân)... đều lấy hình dáng mặt trăng, ngọn núi để lý giải. Như vậy, tuy có nhằm tới mục tiêu đoán mệnh vận con người qua tướng mày tướng mặt, sách tướng số vẫn không thể thoát ly hẳn cái nghĩa từ nguyên của từ ngữ mà nó mượn dùng. Nói gộp một lời như ông An Chi nhằm loại bỏ hết thảy mọi hạt nhân hợp lý trong hàng loạt chú giải của người đi trước e chưa phải là thể tất nhân tình.

3.

Cũng chính vì những điều đã nêu, trong bài viết trước, sau khi đắn đo cân nhắc, tôi đã phải gạt vấn đề “mày ngài” của Từ Hải sang một bên và tạm khoanh hai chữ “nga mi” vào cụm danh từ “nét ngài” chỉ lông mày Thúy Vân và “mày ngài” chỉ các ả ca kỹ. Ông An Chi thì hiểu tất cả các chữ “mày ngài” trong Truyện Kiều đều là “nga mi”. Một thuận lợi cho ông là Giáo sư Cao Xuân Hạo từng có bài viết “Nghĩa của ‘mày ngài’ trong câu thơ ‘Râu hùm hàm én mày ngài’” trên tạp chí Ngôn ngữ từ 1982 [6] cũng có ý tưởng gần như ông. Tuy nhiên, đọc bài Cao xuân Hạo, tôi thấy giữa họ Cao và ông vẫn có chỗ khu biệt. Thứ nhất, ông An Chi trước sau đều nói “nga mi” chỉ là ước lệ tả lông mày đẹp, còn Cao xuân Hạo cho rằng “nga mi” đích thực là râu con ngài: “ngài và tằm là hai hình ảnh có giá trị mỹ học hoàn toàn khác nhau, gợi lên những ấn tượng và những liên tưởng hoàn toàn khác nhau, cho nên, nhất là khi được dùng như những ẩn dụ, ngài không thể dùng để chỉ con tằm hay ngược lại, cũng như sâu róm không thể dùng để chỉ con bướm hay ngược lại” [7] . Người ta có thể hỏi ông An Chi: Nếu chỉ thuần là ước lệ tu từ, cớ sao không để cho “mày ngài” của Nguyễn Du có vị trí độc lập trong ngôn ngữ Việt Nam mà còn buộc nó phải bắt nguồn từ “nga mi” Trung Quốc làm gì cho thêm rắc rối? Có phải một cách vô tình, ông vẫn muốn tìm từ nguyên cho nó, và khi tìm từ nguyên thì ông lại lướng vướng vào “thói quen liên tưởng” mà ai cũng dễ có khi dùng loại từ này như trên tôi đã nói chăng (nếu không, sao lại “nga mi” mà không “ngọa tàm mi”)? Về phần tôi, xem xét Truyện Kiều như một tác phẩm văn chương cổ điển, với hệ thống thi pháp cổ trung đại phương Đông, tôi không thể cho phép mình chỉ dùng suy lý mà buộc phải “nói có sách mách có chứng”. “Mày ngài”→“ngọa tàm mi” trong quan hệ tương hỗ Truyện Kiều→Tam quốc diễn nghĩa là một chứng cứ khó lòng bác bỏ, nên tuy rất muốn thừa nhận quan điểm thẩm mỹ mới mẻ của Nguyễn Du khiến nhà thơ “không đồng nhất tướng mạo của Từ Hải với tướng mạo của một Quan Vân Trường, vì ông sống ở một thời đại có đủ điều kiện để chấp nhận và thưởng thức một kiểu nhân vật không vẹn thuần như thế” [8] nói như Cao Xuân Hạo, nhất là khi đọc đến đoạn ông Hạo bàn giải rất hay về bộ râu con ngài: “Ai đã từng xem kỹ đôi mày (hay nói cho đúng hơn, đôi ăng ten) của con ngài, đều phải chú ý đến vẻ đẹp lạ lùng của nó. Ðó là bộ phận đẹp nhất trong con vật vụng về, yếu ớt và chẳng lấy gì làm thanh tú này. Ðặc điểm nổi bật của nó là ở chỗ nó xếch lên, hơi cong và khá dài so với “mặt” của nó, hai bên đường sống chính có hai hàng tơ mảnh tỏa ra thành hình lá dương xỉ (hay phượng vĩ) hẹp và nhọn. Ví thử đôi “mày” này màu đen, trông nó sẽ có phần thô hơn, có chiều rộng hơn lông mày trung bình của con người. Nhưng màu trắng sữa và chất liệu mỏng manh, nhẹ nhàng của nó làm cho nó trông rất thanh tú. Ðường nét hơi cong của đôi mày ngài khiến cho nó có được một dáng dấp mềm mại, hướng đi chếch lên của nó khiến cho nó có được một phong thái uy nghi. Nó chính là mẫu hình của một trong những cách vẽ lông mày trong truyền thống hóa trang trên sân khấu cổ điển của ta, của Trung Quốc và của Nhật Bản, dành cho một số nhân vật trẻ đẹp, hoặc thuộc phái nữ, hoặc thuộc phái nam, tuy mày của đàn ông đương nhiên phải vẽ to và đậm nét hơn của đàn bà, và cũng không phải không bao giờ có thể tìm thấy trên sân khấu cổ điển một vai nữ có đôi mày cong nhưng không xếch lắm, hay một vai nam, nhất là một vai võ, có đôi mày xếch nhưng không cong lắm, v.v.” [9] , tôi vẫn cứ phải... tỉnh táo dè chừng, không để mình bị “quyến rũ” vô điều kiện. Thế còn với “nét ngài” và “mày ngài” dùng cho Thúy Vân, cho các nàng ca kỹ, vì sao tôi dễ dàng đồng tình đấy là “nga mi” chứ không tán thành các ông Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Quảng Tuân đã quá nệ cổ tin theo các cụ Phạm Kim Chi, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim? Bên cạnh sức thuyết phục của vẻ đẹp bộ râu con ngài (đúng như Cao Xuân Hạo nói) [10] và sự trợ lực rất “nặng ký” của các ý kiến Nguyễn Đức Vân, Đào Duy Anh [11] , chính sách tướng số cũng cho tôi biết “ngọa tàm mi” chỉ thích hợp với trạng mạo của phái nam mà không thích hợp chút nào với phái nữ: “ Đãn “ngọa tàm mi” tắc tòng vị kiến cập. Nữ tính nhi cụ [hữu] giá chủng mi giả, thù phi cát triệu. Cái thử chủng mi chỉ thích nghi ư nam tính. Nhân ám tàng sát khí, cương dương thậm thịnh但 臥 蠶 眉 則 從 未 見 及 。女 性 而 具[有]這 種 眉 者 。殊 非 吉 兆 。蓋 此 種 眉 只 適 宜 於 男 性 。因 暗 藏 煞 氣 。剛 陽 甚 盛” (Tất Hưu, tài liệu đã dẫn); tạm dịch: “Duy “mày tằm nằm” thì chưa từng thấy [ở nữ giới]. Người mang nữ tính mà có loại lông mày này thì tuyệt không phải là điềm tốt. Vì thế loại lông mày này chỉ thích hợp cho nam tính, do chỗ nó ẩn giấu sát khí, cương dương rất thịnh”.

Giữa ông An Chi và Cao Xuân Hạo còn khác nhau ở một điểm thứ hai: trong khi ông An Chi đi vào trình bày nhiều mặt của vấn đề thì ông Hạo lại gói gọn vấn đề chủ yếu ở góc độ cấu trúc ngôn ngữ. Ấn tượng về luận điểm của ông trong tâm trí người đọc do đó có phần đậm nét hơn. Theo ông Hạo, trong cấu trúc tiếng Việt có một loại tổ hợp danh ngữ gồm “hai từ đơn tiết ghép lại thành cặp, không có giới từ hay liên từ đứng giữa - đặc biệt là khi từ đầu chỉ một bộ phận của cơ thể động vật và từ sau chỉ loài động vật có cái bộ phận ấy” [12] “được dùng như những ẩn dụ để tả người” [13] thì bao giờ quan hệ giữa hai yếu tố cũng phải là quan hệ có ý nghĩa sở hữu chứ không có ý nghĩa tỷ dụ (chẳng hạn nói “râu hùm” là muốn nói râu của con hùm chứ không phải muốn nói râu như con hùm, hoặc nói “hàm én” là muốn nói hàm của con én chứ không phải muốn nói hàm như con én...). Sau khi viện dẫn hàng chục trường hợp hoàn toàn ăn khớp với quy tắc đó, nhà ngôn ngữ học đi đến một biện luận then chốt: “Cách thuyết minh bác học về từ tổ mày ngài (theo quan hệ tỷ dụ: mày như hình con tằm NHC) tạo nên cái lệ ngoại duy nhất cho một quy tắc có tác dụng tuyệt đối trong một phạm vi bao gồm hơn hai vạn trường hợp, và có lẽ cũng là cái lệ ngoại duy nhất trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du, một nhà thơ vốn chú tâm sử dụng tiếng Việt đúng như người Việt bình thường vẫn hiểu, đến nỗi có khi sẵn sàng đi ngược lại với từ nguyên, và bao giờ cũng tôn trọng sự đối xứng giữa các thành tố song hành của câu thơ. Quả thật khó lòng có thể tìm được một trường hợp nào khác mà Nguyễn Du dùng một từ này thay cho một từ khác đến mức người Việt chỉ có thể hiểu thành một ý khác hẳn ý của ông như vậy, và cũng thật khó lòng tìm được một câu thơ nào khác của Nguyễn Du trong đó có hai hay ba cặp từ (hoặc cụm ba, cụm bốn từ) đối xứng với nhau chan chát về nghĩa từ vựng như râu hùm, hàm én, mày ngài mà lại bị đặt vào những mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa khác nhau đến như trong cách thuyết minh này” [14] . Nghĩa là Cao Xuân Hạo cho rằng trong Truyện Kiều, xét về mặt cấu trúc, tổ hợp “mày ngài” chỉ có một nghĩa là râu của con bướm tằm, kể cả dùng cho Từ Hải cũng như Thúy Vân. Về mặt lôgich mà nói, khó ai bác bẻ được ý kiến của ông. Dẫu sao, trong thực tiễn đời sống ngôn ngữ hình như vẫn có những lệ ngoại. Chẳng nói đâu xa, trong câu “Mày tằm, mắt phụng, môi son” mà chúng tôi từng trích từ Lục Vân Tiên ở bài viết lần trước, thì “mày tằm” và “môi son” lại đúng là quan hệ tỷ dụ (mày như con tằm, môi như thỏi son), chỉ có “mắt phụng” mới thuộc quan hệ sở hữu (mắt của chim phượng). Mà “mày tằm mắt phụng” vốn là thành ngữ hết sức phổ biến ở Nam Bộ, không phải riêng một Nguyễn Đình Chiểu mới dùng (ca dao: “Gái Mỹ Tho mày tằm mắt phụng/Giặc đến nhà chẳng vụng gươm đao”). Ngay như các cặp từ “miệng hùm gan sứa”, “khẩu Phật tâm xà” trong thành ngữ Việt Nam nếu ta giải thích bằng quan hệ sở hữu e chưa chắc đã thích hợp bằng quan hệ tỷ dụ, vì nói “miệng của hùm, gan của sứa” người đọc sẽ khó thông hơn là nói “miệng [dữ] như hùm, gan [mềm] như sứa”, nói “miệng của Phật, bụng dạ của rắn” sẽ khó thông hơn là nói “miệng [hiền] như Phật mà bụng dạ [độc] như rắn”. Kể cả một cặp từ có hơi xa với những ví dụ đang bàn là cặp “mẹ cú con tiên” đứng về mặt ngữ pháp cũng không thể lấy quan hệ sở hữu giải thích thay cho quan hệ tỷ dụ được (mẹ xấu như cú, con đẹp như tiên). Vân vân...

Chốt lại, qua nhiều đợt bàn thảo lâu dài trên không ít báo chương, câu hỏi chưa có lời giải trọn vẹn vẫn cứ là: “mày ngài” là “mày ngài” hay “mày tằm”? Buộc lòng, chúng ta đành phải tùy văn cảnh mà tìm lấy ngữ nghĩa thích hợp chứ không thể nhất loạt áp dụng một kiểu cấu trúc nào đó hay một loại định kiến nào đó để rút ra đáp số cuối cùng.

Hà Nội, 6-5-06 © 2006 talawas

[1]Xem talawas 27-3-2006 [2]Về mấy chữ “đan phượng nhãn” tôi rất tán đồng với ông An Chi hiểu “đan” là bổ ngữ cho “phượng” chứ không phải bổ ngữ cho “nhãn”. Vì thế ở đây con mắt không phải có màu đỏ mà là mắt của loài chim đan phượng. Xin được đính chính lại chỗ nhầm lẫn trong bài viết trên talawas của mình. [3]Cần chú ý thêm: tại sao người Nam Bộ nói “mắt phụng mày tằm” mà không nói “mắt phụng mày ngài”? Phải chăng “ngài” là bắt nguồn từ “nga” trong chữ Hán nhưng Việt hóa triệt để hơn và sớm hơn “tằm” bắt nguồn từ “tàm”? Cũng vậy “phượng” có gốc là “phụng” nhưng đã được Việt hóa triệt để hơn “phụng”. Và trong quy luật đồng bộ của ngôn ngữ vần vè tiếng Việt, đã phát âm Hán Việt ở danh từ này thì cũng phải phát âm Hán Việt ở danh từ kia tương ứng với nó và ngược lại? Từ đây có thể suy đoán xa hơn: nghề trồng dâu nuôi tằm vốn không có ở nước ta mà du nhập từ Trung Quốc, cho nên buổi đầu người Việt lẫn lộn “tàm” = con tằm với “tàm nga” = con ngài, và đã gọi tỉnh xưng là “con ngài” để chỉ cả hai. Rất lâu về sau mới gọi phân biệt “ngài” và “tằm”. Nếu đúng như thế thì “mày ngài” = “mày tằm” hiện còn bảo lưu ở vùng Nghệ Tĩnh như Nguyễn Đức Vân nói là điều dễ hiểu. [4]Nguyễn Du toàn tập, tập II, Nxb. Văn học và Trung tâm nghiên cứu quốc học, 1996; tr. 48. [5]Tôi không dám chắc sách này là sách tướng nhưng chắc chắn là sách tập hợp các thành ngữ xưa nói về tướng mạo. [6]Tạp chí Ngôn ngữ, số 2-1982. Đăng lại trên mạng talawas 1-4-2006. [7]Cao Xuân Hạo, Bđd. [8]Cao Xuân Hạo, Bđd. [9]Cao Xuân Hạo, Bđd. [10]Xin nhắc lại, Từ hải và Từ nguyên bộ mới đều có cách lý giải “nga mi” thống nhất và rất chuẩn, hoàn toàn không phải là ước lệ: “Nga mi: tàm nga đích xúc tu, loan khúc nhi tế trường, như nhân đích mi mao, cố dĩ tỉ dụ nữ tử trường nhi mỹ đích mi mao蛾 眉 。蠶 蛾 的 觸 鬚。彎 曲 而 細 長 。如 人 的 眉 毛 。故 以 比喻女 子 長 而 美 的 眉 毛”; Tạm dịch: “Nga mi: sợi râu của con ngài tằm, cong cong mà dài mịn, giống như lông mày của người, cho nên dùng để tỷ dụ lông mày dài và đẹp của phụ nữ”. [11]Xin xem “Nét ngài” và “mày ngài”, Bđd. [12]Cao Xuân Hạo, Bđd. [13]Cao Xuân Hạo, Bđd. [14]Cao Xuân Hạo, Bđd.

Sắp tới sẽ có "Hồ Xuân Hương - Thơ và Đời" các bác ạ! Sách của LỮ HUY NGUYÊN (Tuyển, soạn, giới thiệu) - NXB Văn học 2004 - Hy vọng sẽ giúp thêm một chút "tri kiến"...

...Thiên tài, kỳ nữ, hay nói giản dị hơn: Danh tài độc đáo Hồ Xuân Hương, tên tuổi kỳ diệu ấy vượt qua mọi cuộc tranh luận xưa nay, tự mình sừng sững chiếm vị trí đặc biệt trong làng thơ Việt Nam với một di sản tinh thần tuy còn được lưu truyền không nhiều: bên cạnh tập Lưu hương ký mà từ khi được phát hiện, chưa mấy ai phủ định, nhưng mọi người hầu như vẫn dè dặt khi sử dụng tập thơ này, là dăm chục bài thơ tám câu bảy chữ hoặc bốn câu bảy chữ có một phong cách không trộn lẫn với ai, tuy còn một số bài vẫn ở dạng “tồn nghi”.

Với Dương Quảng Hàm, thì đó là nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự”. Ông khẳng định Hồ Xuân Hương là một nhà viết thơ Nôm thuần túy, thoát hẳn ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán, với cách tả tình, tả cảnh, dùng ngữ hiệp vần rất khéo. Thời ấy, người ta còn chưa phát hiện ra Lưu hương ký.

Còn Xuân Diệu thì gọi thẳng bà là Nhà thơ dòng Việt, là Bà chúa thơ Nôm, kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất trong văn học Việt Nam, mà lại hai lần độc đáo, vì đó là một phụ nữ đã dám “Ví đây đổi phận làm trai được”, và Xuân Diệu cho rằng thực sự nàng đã làm trai rồi, ngay trong chế độ cũ. Thơ của người dám làm trai ấy lại hết sức phụ nữ, người đàn bà ấy đã cất tiếng lên thì đố ai đã nghe một lần lại có thể quên được, quên nổi: “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư, những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa, mà trái lại, đã được hàng vạn, hàng vạn người đồng tình thông cảm”.

Bản thân là người có bản lĩnh tự tin mạnh mẽ, Hồ Xuân Hương chế diễu, đả kích cả một xã hội phong kiến với giọng đường hoàng, dõng dạc, chủ động và rất “đàn chị”. Thơ ấy, người ấy đập thẳng vào mặt bọn vua quan, nho lại, sư mô, trượng phu, quân tử dỏm, coi thường bọn mày râu không có khí chất đàn ông, không có phẩm cách nam nhi, kéo cái mặt nạ giả dối đủ kiểu, lôi tuột nó để làm trơ cái mặt thớt ấy ra trước thanh thiên bạch nhật, trước dư luận người đời. Thơ ấy, người ấy cất tiếng nói phản kháng quyết liệt của bản năng bị dồn ép vì những luân lý, lễ giáo, những thói thường ích kỷ. Sự phản ứng quyết liệt ấy nhiều khi cường điệu, thâm xưng, ám ti… một cách nghệ thuật, nên thường cũng hay bị người gán ghép cho những chuyện sinh lý có lúc quá trớn, quá đà. Đạt sự bình quyền, bình đẳng giữa nam và nữ, thơ ấy, người ấy không một chút ngại ngùng tố cáo triệt để sự bất công của xã hội trên nhiều lĩnh vực trong đó có hôn nhân và gia đình, đào sâu vào thân phận của người phụ nữ đa đoan nhưng cũng đa tình.

Người phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong thơ Hồ Xuân Hương, có khi xuất đầu lộ diện, có khi giấu mặt. Nếu như Vichto Huygô có lý khi cho rằng: “Người ta có một tôn giáo thứ hai là tình yêu, và Chúa của đạo ấy chính là người phụ nữ”, thì phải chăng Hồ Xuân Hương không có lý với những bài thơ đề cao người đàn bà, tất cả những “cái gì thuộc về con người đối với tôi đều quý” như câu tục ngữ cổ mà Các Mác rất thích đó, cả chuyện trong buồng kín, phòng the, cả chuyện cơ thể của đàn bà – biểu tượng của cái đẹp?.

Cái đẹp thân thể và sự dâm đãng, nghệ thuật hướng về cái đẹp và nghệ thuật khiêu dâm. Đấy là những khoảng cách, những cực của hai quan điểm thẩm mỹ đối nghịch. Đẹp hay dâm tục câu thơ của Hồ Xuân Hương: Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.

Nhưng quả là trong thực tế, khi thẩm định thơ Hồ Xuân Hương, dễ có khuynh hướng gán ghép chuyện sinh lý có khi quá trớn; cũng không phải không ít người còn “táy máy” nghĩ đến cái nghĩa thứ hai trần tục, nó cứ đập vào giác quan người ta gây nên sự khó chịu vì tính chất hai mặt của biểu tượng. Cả trong trường hợp ấy nữa, thơ Hồ Xuân Hương đích thực cũng không thể bị coi là loại sáng tác khiêu dâm hay tục tĩu, nếu như người đọc hiểu rõ dụng ý của “vũ khí” mà nhà thơ đang sử dụng vào mục đích gì, nếu như người đọc gạt bỏ ra ngoài sự liên tưởng gán ghép cố tình, hoặc lẫn lộn thơ Hồ Xuân Hương đích thực với thơ được sáng tác theo phong cách Hồ Xuân Hương. Sự lẫn lộn ấy cũng không mấy dễ tìm ra cho rạch ròi, thuyết phục.

Nguyễn Lộc đã có lần đề cập tới cái khao khát của nhà thơ Hồ Xuân Hương về mặt tình yêu vật chất, tình yêu thể xác. Và ông xác đáng khi cho rằng, đừng vội nghĩ nói đến tình yêu thể xác, nói đến chuyện trong buồng kín của vợ chồng là dâm đãng. Nghệ thuật quyết định chủ yếu không phải ở đề tài. Ông viết: “Nhu cầu về cuộc sống bản năng cũng là một nhu cầu chân chính của con người, xã hội phong kiến phủ nhận, nên con người mới phản ứng chống lại. Ở Hồ Xuân Hương có cái gì quá đà, nhưng đặt trong bối cảnh của xã hội phong kiến phương Đông chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, thì chính đó lại là một sự chống trả quyết liệt. Hồ Xuân Hương nói nhiều đến dục vọng thể xác, nhưng bà thể hiện những dục vọng ấy một cách lành mạnh và khỏe khoắn. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, người ta thấy nhà thơ bao giờ cũng tỉnh táo, bà đứng cao hơn hiện tượng mình miêu tả; và với một tâm hồn nghệ sĩ thực sự, nhà thơ bao giờ cũng phát hiện được những khía cạnh thẩm mỹ trong đối tượng miêu tả của mình”. Về phương diện này, chúng tôi đồng tình với ông Nguyễn Lộc.

Hướng tuyển chọn thơ Hồ Xuân Hương trong tập sách này, phối hợp nhiều cách chọn để tìm một phương án khả dĩ chấp nhận được. Phần lớn các bài trong Lưu hương ký đều được tuyển chọn dựa vào sách của Đào Thái Tôn, có tham khảo các sách khác.

Giới thiệu thơ Hồ Xuân Hương với bạn đọc rộng rãi lần này, chúng tôi muốn một lần nữa khẳng định Hồ Xuân Hương “một nhà thơ kiệt xuất, một tài năng văn học độc đáo” (Lịch sử Việt Nam, tập I, UBKHXHVN, 1970), độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Bà không chỉ được đánh giá cao ở trong nước. Chính sự đánh giá cao của nhiều người nước ngoài càng làm chúng ta thêm tự tin. R. Tago trước kia, và gần đây, nhà thơ Pháp có tên tuổi ở Châu u – Jăng Rixtal – trong bài Tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp, đã coi Hồ Xuân Hương là “một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của Châu Á”.

Tác phẩm của Bà quả là có sức lay động mạnh mẽ.

Mọi cuộc tranh luận về Đời Hồ Xuân Hương và Thơ Hồ Xuân Hương sẽ còn tiếp tục. Những phát hiện. tìm tòi mới về tiểu sử thân thế, thời đại, tác phẩm của bà cùng với bao nhiêu vấn đề tranh luận khác xung quanh hiện tượng xã hội văn học dân tộc độc đáo này sẽ còn tiếp tục, mãi còn tiếp tục.

Nhưng … ...Đôi điều cảm nhận, xin mở lòng cùng các bạn. Sẽ hữu ích hơn rất nhiều, khi mình cố gắng gởi đến các bạn “Hồ Xuân Hương – Thơ và Đời”…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro