CMM - mô hình thành thục khả năng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CMMI

Giáng viên:

ThS: Đào Kiến Quốc

Nhóm thực hiện:

Lê Văn Đoàn

Đinh Anh Thái

Nguyễn Tài Tuệ

Mục lục

A. Giới thiệu 5

B. CMMI là gì? 6

I. Định Nghĩa 6

1) Khái niệm 6

2) Lợi ích khi sử dụng CMMI : 7

3) Tiến trình(process) 8

a) Khái niệm 8

b) Lợi ích 8

i. Quản lí cấu hình: 8

ii. Kiểm thử: 8

iii. Lập kế hoạch: 8

iv. Giao tiếp 9

4) Mô hình 9

c) Khái niệm 9

d) Một số mô hình được sử dụng phổ biến 10

i. ISO 10

ii. CMM 10

iii. Sự khác biệt ISO và CMM 10

iv. CMMI 11

II. Cấu trúc CMMI 12

a) Các thuật ngữ và định nghĩa. 12

i. Sự phát triển (Development): 12

ii. Dự án (Project): 12

iii. Sản phẩm (Product): 12

iv. Organization 13

v. Các thuật ngữ khác được dùng trong CMMI: 13

b) Mô hình Cấu trúc cho Staged Representation 14

i. Các mức độ trưởng thành(Maturity Level) 14

ii. Miền quy trình (Process Areas - PA) 15

iii. Mục tiêu (Goals) 15

iv. Luyện tập (Practices) 15

v. Quan hệ giữa Mục tiêu và Luyện tập (Goals and Practices). 16

vi. Các đặc tình thông dụng (Common Features). 16

vii. Required, Expected, and Informative Components 17

c) Cấu trúc Mô hình CMMI trong Continuous Representation. 17

i. Các mục tiêu và các luyện tập( Goals and Practices) 17

ii. Mục tiêu và bài luyện tập cụ thể( Generic Goals and Practices) 18

d) Tổng kết 18

III. Các cách thể hiện của CMMI 18

5) The Staged Representation 19

a) Mức 1: Khởi động( Initial) 19

b) Mức 2: Lặp 19

c) Mức 3: Xác lập(thể chế hóa) 19

d) Mức 4: Kiểm soát(Định lượng) 20

e) Mức 5: Tối ưu hóa (Optimizing) 21

6) The Continuous Representation 22

a) Mức 0: Chưa hoàn thành (Incomplete) 23

b) Mức 1: Thực hiện (Performed) 23

c) Mức 2: Quản lý (Managed) 23

d) Mức 3: Định nghĩa (Defined) 23

e) Mức 4: Kiểm soát (Quantitatively Managed) 24

f) Mức 5: Tối ưu (Optimizing) 24

C. Mi ền các quy trình CMMI 25

I. Quản lý (Maturity Level 2 - Managed) 25

1) IPPD 25

2) SAM 25

3) Chuyển từ mức 1 sang mức 2 26

4) Miền các quy trình của mức 2 27

a) Quản lý yêu cầu 27

b) Lập kế hoạch cho dự án 27

c) Giám sát và điều hành dự án 28

d) Quản lý hợp đồng 28

e) Độ đo và phân tích 29

f) Đảm bảo chất lượng sản phẩm và chất lượng quy trình 30

g) Quản lý cấu hình 30

5) Tổng kết 31

II. Xác định (Maturity Level 3 - Defined) 31

1) Giới thiệu 31

2) Miền các quy trình của mức 3 32

h) Phát triển yêu cầu 32

i) Giải pháp công nghệ 32

j) Tích hợp sản phẩm. 33

k) Xác minh 33

l) Thẩm định 34

m) Trọng tâm của quy trình tổ chức. (Organizational Process Focus - OPF) 34

n) Định nghĩa các quy trình tổ chức (Organizational Process Definition) 35

III. Mức 4 - Quản lý số lượng . 35

1) Chuyển từ mức 3 lên mức 4: 35

2) Quản lý dự án( Quantitative Project Management) 36

IV. Mức 5 - Tối ưu hóa (Optimizing) 36

1) Chuyển từ mức 4 lên mức 5 36

2) Các phạm vi quá trình cho mức 5 hoàn chỉnh 37

a) Sự triển khai và đổii mới tổ chức 37

b) Phân tích nguyên nhân và giải pháp 38

D. Tài liệu tham khảo 38

Danh mục bảng biểu

Hình 1: Thành phần của CMMI 7

Hình 2:Các thành phần của mô hình CMMI trong Staged Representation 14

Hình 3: Các thành phần của Mô hình CMMI trong Continuous Representation 15

A. Giới thiệu

Hơn bao giờ hết, các công ty hiện nay muốn sản xuất ra các sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Nhưng cùng với môi trường công nghệ phát triển ngày càng cao, các công ty ngày càng phải sản xuất ra các sản phẩm phức tạp hơn. Nhưng thực tế là, hầu như như không có bất kì công ty nào phát triển tất cả các thành phần của một sản phẩm; thông thường hơn thì các thành phần đó một phần được công ty phát triển, phần còn lại có được do mua lại của các công ty khác. Và một tổ chức phải có khả năng quản lí và kiểm soát được sự phát triển cũng như bảo trì của các sản phẩm tích hợp này.

Nhiều công ty( kể cả các công ty không phải là công ty phần mềm như: các công ty tài chính, công ty chế tạo ô tô ...) cũng nhận thấy rằng công việc kinh doanh của họ phụ thuộc nhiều vào phần mềm ,và phần mềm thường là cái làm cho họ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Càng ngày các nguyên tắc trong việc phát triển, sử dụng phần mềm càng chiếm một vị trí quan trong trong công việc.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các mô hình, các chuẩn, các phương pháp và nguyên tắc có thể giúp cho một công ty cải thiện nghiệp vụ của họ. Tuy nhiên, hầu hết những cái đó đều hướng vào một lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể mà không hướng đến giải quyết các vần đề có liên quan đến nhau mà các công ty gặp phải. Ví dụ như có nhiều mô hình tập trung vào kỹ nghệ phần mềm như : SW-CMM( viết tắt của Capability Maturity Model® for Software ) , SEI's( viết tắt của Software Engineering Institute's ); hoặc một số mô hình khác liên quan đến "sytstem engineering" như : EIA's ( viết tắt của Electronic Industries Alliance's ), SECM ( viết tắt của Systems Engineering Capability Model). Nhưng đáng tiếc là các mô hình này , trong khi chỉ tập trung vào một lĩnh vực của nghiệp vụ, lại bỏ qua các vấn đề khác còn tồn tại trong hệ thống. Tuy nhiên việc áp dụng cùng lúc nhiều mô hình độc lập nhiều khi không những không đem lại hiệu quả mà còn tiêu tốn thêm chi phí cho công ty như chi phí huấn luyện, chi phí áp dụng cũng như gây ra nhiều bất tiện khác .

Dự án CMM Integration đã được thiết lập để giải quyết vấn đề về việc sử dụng nhiều mô hình. Vậy CMMI là gì?

B. CMMI là gì?

I. Định Nghĩa

1) Khái niệm

CMMI là thuật ngữ viết tắt cho cụm từ : Capability Maturity Model Integration, có nghĩa là "Sự tích hợp của các mô hình trưởng thành đã được phát triển". Một vài người nói rằng CMMI là một mô hình với nhiều thể hiện khác nhau, một số khác cho rằng chúng ta nên môt tả CMMI như là một tập của các mô hình. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng CMMI là sự kết hợp của các tiến trình, các mô hình trong phát triển hệ thống, phát triển kỹ nghệ và sản phẩm ...

CMMI được đăng kí tại "the U.S. Patent and Trademark" bởi trường đại học "Carnegie Mellon University"

CMM và CMMi là chuẩn quản lý quy trình chất lượng của các sản phẩm phần mềm được áp dụng cho từng loại hình công ty khác nhau. Hay nói cách khác đây là các phương pháp phát triển hay sản xuất ra các sản phẩm phầm mềm.

CMM và CMMi là một bộ khung (framework)những chuẩn đề ra cho một tiến trình sản xuất phần mềm hiệu quả, mà nếu như các tổ chức áp dụng nó sẽ mang lại sự khả dụng về mặt chi phí, thời gian biểu, chức năng và chất lượng sản phẩm phần mềm.

Mô hình CMM và mô tả các nguyên tắc và các thực tiễn nằm bên trong tính "thành thục " quá trình phần mềm và chủ ý giúp đỡ các công ty phần mềm hoàn thiện khả năng thuần thục quá trình sản xuất phần mềm, đi từ tự phát, hỗn độn tới các quá trình phần mềm thành thục, có kỷ luật.

Bằng việc thưc hiện CMM các công ty thu được những lợi ích xác thực, giảm được rủi ro trong phát triển phần mềm và tăng được tính khả báo - do đó trở thành đối tác hay một nhà cung ứng hấp dẫn hơn đối với các khách hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, CMM không phải không đòi hỏi chi phí. Những nguồn lực đáng kể của công ty phải được dành cho việc hướng tới các vùng tiến trình then chốt, cần thiết để lên từng bậc thang của chứng nhận CMM. CMM đưa ra một loạt các mức độ để biểu thị mức độ thành thục đã đạt được. Mức 1 ứng với mức độ thành thục thấp nhất và mức 5 ứng với mức độ thành thục cao nhất. Gần đây, SEI đã xúc tiến CMMi, một mô hình kế thừa CMM và CMMi hiện nay các công ty cũng đang bắt đầu triển khai việc sử dụng mô hình này

CMMI được kết hợp bởi ba mô hình chính đó là:

➢ SW-CMM (Capability Maturity Model for Software ) v2.0 draft C

➢ EIA/IS (Electronic Industries Alliance Interim Standard) 731

➢ IPD-CMM (Integrated Product Development Capability Maturity Model) v0.98

⇨ Thành một mô hình thống nhất, được sử dụng bởi các tổ chức muốn theo đuổi mục tiêu mở rộng phát triển.

Hình 1: Thành phần của CMMI

Tuy nhiên việc tạo ra một tập các mô hình tích hợp không chỉ đơn giản là cộng các mô hình vào với nhau. CMMI được phát triển như một khung làm việc có khả năng điều tiết nhiều ràng buộc, nguyên tắc của các mô hình cơ sở một cách mềm dẻo và linh động .

CMMI đưa ra cụ thể các mô hình khác nhau cho từng mục đích sử dụng có đặc riêng bao gồm :

- CMMI-SW mô hình chỉ dành riêng cho phần mềm.

- CMMI-SE/SW mô hình tích hợp dành cho các hệ thống và kỹ sư phần mềm.

- CMMI-SE/SW/IPPD mô hình dành cho các hệ thống, kỹ sư phần mềm và việc tích hợp sản phẩm cùng quá trình phát triển nó.

2) Lợi ích khi sử dụng CMMI :

o Loại bỏ sự không nhất quán

o Giảm bớt công việc lặp lại

o Tăng tính rõ ràng ,tính hiểu được

o Cung cấp một hệ thống thuật ngữ, và kí hiệu chung.

o Cung cấp một phong cách thống nhất

o Thiết lập các luật về việc khởi tạo.

o Duy trì các thành phần chung

o Đảm bảo sự nhất quán đối với ISO/IEC 15504.

Để hiểu rõ hơn chúng ta cần phải làm rõ về tiến trình(process) và mô hình(Model).

3) Tiến trình(process)

a) Khái niệm

Một tiến trình là một loạt các bước cần thiết để giải quyết một vấn đề, các bước này phải được định nghĩa một cách rõ ràng và dễ hiểu để có thể được thực hiện một cách nhất quán bởi bất cứ ai sử dụng nó.

Tuân theo tiến trình giúp cho các tổ chức giảm bớt công việc dư thừa cũng như tránh được việc phải lập đi lập lại một số công việc ban đầu khi bắt đầu một dự án mới. Tiến trình cũng giúp cho việc ước lượng kế hoạch thực tế và chính xác hơn.

Tiến trình có thể mô tả giống như một công thức nấu ăn, nó nói cho bạn biết các thực phẩm cần thiết, trộn các thực phẩm theo cách nào, nhiệt độ cần sử dụng cũng như thời gian nấu. Tuy nhiên nó không chỉ cho bạn biết cụ thể các kỹ thuật nấu ăn như thái, cắt, ... thực phẩm. Một công thức cũng thường nơi lỏng một phần cho kinh nghiệm và sự cải tiến.

b) Lợi ích

i. Quản lí cấu hình:

Một lập trình viên có thể mất hàng giờ đồng hồ để tìm lại phiên bản đúng đắn của mã nguồn . Anh ta có thể không bao giờ biết rằng liệu có phải anh ta đang làm việc trên bản sao mới nhất của mã nguồn hay không. Tuân theo tiến trình về quản lí thay đổi, anh ta có thể chắc chắn rằng anh ta đang sử dụng và cập nhập mã nguồn mới nhất sử dụng trong dự án.

ii. Kiểm thử:

Khi bắt đầu viết kế hoạch kiểm thử cho một hệ thống, những người kiểm thử chương trình có thể không chắc chắn được rằng họ phải kiểm thử những gì, và họ có thể mất hàng giờ đồng hồ để tìm hiểu yêu cầu của hệ thống mà họ cần kiểm tra. Tuân theo tiến trình cho việc đặc tả yêu cầu và ma trận theo vết yêu cầu. Kiểm thử viên sẽ tốn ít thời gian để tìm hiểu xem phải làm những gì và do đó có nhiều thời gian hơn dành cho việc kiểm thử. Công việc của họ sẽ đơn giản hơn, đồng thời chất lượng kiểm thử sản phẩm của được nâng cao.

iii. Lập kế hoạch:

Một tổ chức có thể không dự đoán được số lượng dự án mà họ cần lên kế hoạch trước. Với việc sử dụng tiến trình cho việc xác định các bước của công việc và tiến trình lập kế hoạch dự án, tổ chức đó có thể nhận biết được số lượng các dự án cần thiết, những yêu cầu ban đầu của từng dự án, kích cỡ và độ phức tạp, số lượng nhân lực cần thiết cũng như mức độ ưu tiên của từng dự án. Dựa trên sự ước lượng này mà tổ chức có thể lên kế hoạch một cách dễ dàng hơn, thực tế hơn, giảm bớt các công việc thừa cũng như các vấn đề phát sinh khác.

iv. Giao tiếp

Có rất nhiều vấn đề về giao tiếp giữa các phần khác nhau trong tổ chức. Ví dụ : QA (Quality Assurance - Đảm bảo chất lượng) là sự xem xét lại sản phẩm và các tiến trình trên các dự án có liên quan đến nhau, xem xét các kết quả, vấn đề của những dự án này cũng như sự khác nhau về cách thực hiện của các nhóm dự án. QA, tùy thuộc vào tình hình công việc thực tế, trong một vài trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến nhóm phát triển để thay đổi quyết định của họ.

Như vậy, tiến trình có phải là câu trả lời duy nhất? Không, tiến trình chỉ là một phần của câu trả lời. Bên cạnh tiến trình, vấn đề về con người và công nghệ cũng chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên tiến trình được thực hiện khi có đủ kinh phí, bởi những người có kĩ năng thành thạo, được huấn luyện, với công cụ hợp lí và được quản lí tốt có thể giúp cho việc phát triển tổ chức của bạn

4) Mô hình

c) Khái niệm

Mô hình được xem như là một nguyên tắc chỉ đạo dựa trên các hoạt động thực tiễn cũng như dựa trên việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ các mô hình của các tổ chức đã thành công và được quản lí tốt. Một mô hình không bao gồm các bước hoặc một loạt các bước cần thiết để thực hiện một tiến trình. Mô hình chỉ đơn giản chỉ ra điều gì là nên làm. Ví dụ như nó đề xuất bạn nên viết kế hoạch cho dự án khi bắt đầu nhưng không chỉ ra cụ thể là phải làm như thế nào.

Hiện nay, có rất nhiều mô hình để chọn lựa, phụ thuộc vào vấn đề mà bạn cần phải giải quyết. Mô hình giúp chúng ta có cơ sở để lên kế hoạch, đồng thời cung cấp một số ước lượng cho kết quả mà ta đạt được. Mô hình là sự tóm lược của những thực hành tốt nhất có hiệu quả và đã thành công. Do đó chúng ta nên làm theo những gì các mô hình đề xuất. Hầu hết các mô hình đều cho phép một tổ chức thay đổi một số vấn đề có trong mô hình mà không phù hợp với tổ chức đó. Nhưng lưu ý rằng , bạn càng thay đổi nhiều thì bạn càng trệch hướng so với những đề xuất trong mô hình, và càng có ít khả năng là bạn có thể cải thiện được những khó khăn mà tổ chức của bạn gặp phải.

d) Một số mô hình được sử dụng phổ biến

i. ISO

ISO là chữ viết tắt của International Standards Organization( chuẩn quốc tế cho tổ chức). ISO 9000/9001 tạo ra một loạt các tiêu chuẩn cơ sở trong khung quản lí.

Trong đó ISO 9000 là một tập các tài liệu về hệ thống đặc trưng cần tuân theo để đảm bảo chất lượng của tổ chức, cũng như mối quan hệ giữa các đặc trưng đó.

Tiếp theo ISO 9001, 9002, và 9003 giải quyết vấn đề về đảm bảo các tiêu chuẩn bên ngoài, trong khi ISO 9004 tập trung vào các tiêu chuẩn bên trong .ISO 9001 được sử dụng để đảm bảo chất lượng của hệ thống được duy trì, củng cố thường xuyên trong từng bước chế tạo sản phẩm ( thiết kế, phát triển, sản xuất, cài đặt và bảo quản ) . Tài liệu này là thích hợp nhất cho việc phát triển và bảo trì phần mềm. ISO 9001 yêu cầu việc lập tài liệu cho hệ thống chất lượng phải được thực hiện cùng với các thủ tục vào chỉ dẫn. ISO 9000-3 được sử dụng khi áp dụng ISO 9000-3 trong việc phát triển, cung cấp và bảo trì phần mềm, hơn nữa nó còn chỉ rõ rằng hệ thống chất lượng tạo ra phải được tích hợp lại trong toàn bộ chu kì sản xuất.

ii. CMM

CMM là từ viết tắt của Capability Maturity Model, tuy nhiên hầu hết mọi người đều gọi nó là CMM cho phần mềm. Lí do cho tên gọi này là sau khi CMM được phát triển, nhiều CMM liên quan đến các lĩnh vực khác nhau (Ví dụ như phát triển hệ thống, .. ) được tạo ra.

CMM được tạo ra để giúp đỡ cho việc quản lí các tổ chức phát triển phần mềm. CMM đã được tạo ra thông qua việc phân tích hoạt động của các tổ chức sản xuất phần mềm được quản lí tốt. Đó là các tổ chức cung cấp phần mềm cho khác hàng đúng hạn mà không vượt quá ngân sách và nhân lực.

Những hoạt động này đã trở thành 316 nguyên tắc hoạt động trong CMM, 316 nguyên tắc này lại được nhóm lại thành 18 hạng mức khác nhau. Các nguyên tắc này tập trung vào các mặt như quản lí yêu cầu, quản lí thay đổi, lập kế hoạch dự án, theo dõi việc ước lượng so với thực tiễn, thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng, tiến hành các cuộc thảo luận ngang hàng, và huấn luyện nhân viên các kỹ năng liên quan đến công việc của họ.

iii. Sự khác biệt ISO và CMM

Cả hai đều được tạo ra nhằm cải thiện chất lượng của hệ thống. ISO được phát triển ở Brussels, Belgium, và bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong khi đó CMM được phát triển ở Mỹ nhằm quản lí việc phát triển của các hệ thống phần mềm.

ISO tập trung chủ yếu vào những vấn đề về chất lượng trong toàn bộ tổ chức. Ủy viên ban quản trị của những tổ chức này thường xuyên được phỏng vấn. Sản phẩm chính của ISO là việc tạo ra các tiêu chuẩn cho tổ chức. Trái lại, CMM có vai trò hạn chế hơn nhiều. Nó chỉ tập trung chủ yếu vào góc độ phần mềm của dự án, và nó không nhìn nhận một cách toàn diện về một tổ chức. Nó chỉ mô tả tổ chức một cách mơ hồ như là một vài dự án được quản lí bới một giám đốc. Các cuộc phỏng vấn để đánh giá có thể bao gồm một hoặc một vài ủy viên ban quản trị, nhưng chủ yếu là tập trung vào người quản trị dự án và các thành viên của họ.

Việc một tổ chức được chứng nhận là đạt được ISO không có nghĩa là họ cũng đạt được CMM mức 3 và ngược lại. ISO với CMM là hoàn toàn khác nhau trong việc thực hiện cũng như trong phạm vi.

iv. CMMI

Mô hình mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở các chương tiếp theo là CMMI. CMMI là sự mở rộng về phạm vi của CMM từ việc chỉ tập trung vào phần mềm đến toàn bộ tổ chức. Việc mở rộng này bao gồm phát triển hệ thống, công nghệ phần mềm, các sản phẩm tích hợp và quy trình phát triển...

Sức mạnh của CMMI nằm ở chỗ nó cho phép bạn định nghĩa công việc - cách bạn làm việc như thế nào. Tuy nhiên sức mạnh gắn liền với trách nhiệm. Nếu bạn muốn kiểm soát công việc, bạn cũng phải tuân theo rất nhiều quy tắc ràng buộc của CMMI.

Trên đây chỉ là những mô tả khái quát về CMMI, thông tin về CMMI sẽ được giới thiệu ở các chương tiếp theo.

II. Cấu trúc CMMI

a) Các thuật ngữ và định nghĩa.

Trước đây, chúng ta đã bắt gặp 2 khái niệm cực kỳ quan trọng:

o Implementation

o Institutionalization

Sự thực thi (Implementation) đơn giản là thực hiện các nhiệm vụ theo Process area (A process area là một miền được định nghĩa bởi CMMI như là một miền mà các tổ chức nên chú trọng vào - Ví dụ như: Kế hoạch dự án(Project Planning) hoặc Quản lý cấu hình(Configuration Management)). Một nhiệm vụ được thực hiện theo quy trình, nhưng các hành động hoặc các phương thức được thực hiện có thể không được định nghĩa trước.

Sự thể chế hóa (Institutionalization) là kết quả của việc thực thi có tính lặp lại của một quy trình. Quy trình này đã trở thành chuẩn cho tổ chức đó, nó sẽ được tiếp tục sử dụng khi có một việc mới được bắt đầu.

Một số định nghĩa khác

i. Sự phát triển (Development):

Vòng đời của giai đoạn xây dựng lên sản phẩm, nó bảo gồm cả giai đoạn Bảo trì

ii. Dự án (Project):

Các hoạt động và các tài nguyên cần thiết để chuyển giao một sản phẩm cho khách hàng. Một dự án không chỉ là gói phần mềm, mà cũng có thể bao gồm nhiều dự án, chú ý thuật ngữ chương trình ("program") không được sử dụng. Một dự phải có ngày bắt đầu và ngày kết thúc, được quyết định bởi người quản lý dự án đó.

iii. Sản phẩm (Product):

Là một dịch vụ, hệ thống hoặc một kết quả hữu hình được chuyển giao cho khách hàng.

iv. Organization

Một thuật ngữ khác cũng thường xuyên sử dụng, cực kỳ quan trọng, và cũng rất khó để định nghĩa là organization. Thông thường, một organization là một chuỗi các dự án hiện tại đang được thực hiện trong một doanh nghiệp.

Thuật ngữ "organization" hàm ý cả về con người, kiến trúc của các doanh nghiệp đó, và cả các thiết bị, đồ dùng. Vì vậy, nếu bạn là một người phát triển (Developer), bạn có thể bạn đang phát triển các chương trình để bảo trì một hệ thống bảo hiểm xe máy, hoặc bạn đang phát triển một website nhỏ để theo dõi những phàn nàn của khách hàng về sự bồi thường trong ngành y học, hay bạn đang bắt đầu thiết kế một hệ thống quản lý tài liệu chấm công cho mục đích trả lương cho nhân viên. Đó có thể là 3 project với bạn.

Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào nơi mà bạn làm việc, bạn có thể đang làm việc cho 3 organization khác nhau: phòng bảo hiểm, phòng đảm bảo y khoa, phòng tài vụ. Hoặc cũng có thể bạn chỉ làm việc với một organization duy nhất: phòng Hệ thống các thông tin kỹ thuật.

v. Các thuật ngữ khác được dùng trong CMMI:

➢ Typical Work Products: mỗi miền tiến trình có một loại tài liệu tiêu biểu, có thể chuyển giao được

➢ Subpractices: các thực hành ở mức thấp mà cung cấp nhiều thông tin hơn về bài luyện tập. Ví dụ: Một bài luyện tập có thể là viếc kế hoạch cho một dự án, và subpractice liên quan đến các thông tin cho một kế hoạch dự án cụ thể nào đó.

➢ Discipline Amplifications: một số các chỉ dẫn đơn giản được đưa ra để định hướng cho người dùng nguyên tắc nào là thích hợp đối với từng luyện tập cụ thể. Hoặc cung cấp một vài hướng dẫn trong việc áp dụng các nguyên tắc trên miền tiến trình.

➢ Elaborations: thêm các thông tin và ví dụ về các bài luyện tập tổng quát

➢ Labels: mỗi thực hành đều có một tên đầy đủ, tuy nhiên trong khi sử dụng, chúng đều được quy cho một tên gọi ngắn hơn (còn gọi là nhãn). Ví dụ với luyện tập tổng quát 4.2, nhãn của luyện tập này là Stabilize Subprocess Performance (ổn định hóa sự thực hiện của các tiến trình phụ). Tên đầy đủ của thực hành này là :" ổn định hóa sự thực hiện của một hoặc nhiều tiến trình phụ của một tiến trình để xác định khả năng của nó nhằm đạt được sự thiết lập định lượng về chất lượng và thực hiện các mục tiêu của tiến trình."s

➢ Resources: Với CMM cho phần mềm, resources nói chung chỉ liên quan tới con người (như: nhân viên, cá nhân..). Còn trong CMMI, resources không chỉ có nghĩa là con người mà chúng còn bao gồm cả các thiết bị, kho dự trữ, điều kiện và công nghệ.

CMMI cung cấp cho chúng ta một vài chỉ dẫn như: thành phần nào được yêu cầu, thành phần nào được mong đợi, cũng như các thành phần hoàn toàn cung cấp thông tin .

b) Mô hình Cấu trúc cho Staged Representation

CMMI có cấu trúc như sau:

o Mức độ trưởng thành - Maturity Level (dùng trong staged representation) hoặc Mức độ nỗ lực - Capability Levels (dùng trong continuous representation)

o Miền quy trình (Process Areas - PA)

o Mục tiêu (Goals): bao gồm Mục tiêu tổng quan và Mục tiêu cụ thể.

o Các đặc tính thông dụng (Common Features)

o Các bài Luyện tập(Practices): bao gồm Luyện tập tổng quan và Luyện tập cụ thể (Practices Generic and Practices Specific)

Hình 2:Các thành phần của mô hình CMMI trong Staged Representation

i. Các mức độ trưởng thành(Maturity Level)

Bao gồm nhiều miền quy trình(PAs). Mỗi một PA lại bao gồm các mục tiêu cụ thể (Specific Goals) và mục tiêu tổng quát (Generic Goals).

Mỗi mục tiêu cụ thể bao gồm nhiều bài Luyện tập cụ thể (Specific Practices) và Mỗi một mục tiêu tổng quát gồm nhiều các đặc tính thông dụng (Common Features).Và cũng từ các đặc tính thông dụng mà xác định các bài Luyện tập tổng quát(Generic Practices).

Hình 3: Các thành phần của Mô hình CMMI trong Continuous Representation

Một mức độ trưởng thành biểu thị mức độ thực thi mà một tổ chức mong đợi. Ví dụ, Mức độ trưởng thành 2 (Maturity Level 2) cơ bản dựa trên Hệ thống quản lý dự án. CMMI có tất 5 Mức độ trưởng thành, các mức độ này sẽ được giới thiệu chi tiết ở các chương 5, 6, 7 và 8.

ii. Miền quy trình (Process Areas - PA)

Mỗi mức độ trưởng thành bao gồm một vài miền quy trình. Một miền quy trình là một nhóm các bài luyện tập hay các hành động được thực thi chung để hoàn thành một mục đích xác định. Ví dụ: Quản lý yêu cầu (Mức 2), Phát triển yêu cầu (Mức 3), Quản lý ước lượng dự án (Mức 4).

iii. Mục tiêu (Goals)

Có 2 loại mục tiêu:

• Mục tiêu cụ thể (Specify Goal - SG): là các hành động cho PA xác định trong quá trình nghiên cứu phát triển.

• Mục tiêu tổng quan (Generic Goal- GG): là các mục tiêu chung cho nhiêu nhiều PA trong toàn bộ mô hình. Chúng giúp xác định cho việc PA là chuẩn của Oganization.

iv. Luyện tập (Practices)

Các bài Luyện tập là các hành động mà phải được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cho mỗi PA. Mỗi một bài Luyện tập chỉ liên quan đến một mục tiêu nào đó. Có 2 kiểu bài Luyện tập.

• Luyện tập cụ thể (Specify Practices - SP): là bài luyện tập cho một mục tiêu cụ thể.

• Luyện tập tổng quan (Generic Practices - GP): được kết hợp với các mục tiêu tổng quan nhằm đưa thành chuẩn hay thể chế hóa bài luyện tập.

Ví dụ, Trong miền lập kế hoạch dự án, một trong số các bài luyện tập đó là việc viết lên kế hoạch cho một dự án. Một ví dụ khác là trong việc ước tính số người cần và lập nên một kế hoạch làm việc cụ thể cho từng người

v. Quan hệ giữa Mục tiêu và Luyện tập (Goals and Practices).

Các PA có một vài mục tiêu phải được đáp ứng. Bởi vì các mục tiêu này là ở mức độ cao, mỗi một mục tiêu có kết hợp với các bài luyện tập. Các bài luyện tập này là xác định các nhiệm vụ cụ thể mà sẽ được thực thi trong PA nhằm hoàn thành mục tiêu đó.Có 2 loại mục tiêu: tổng quan và cụ thể, tương ứng với nó có 2 loại luyện tập: tổng quan và cụ thể.

vi. Các đặc tình thông dụng (Common Features).

Các đặc tính thông dụng đơn giản là nhóm các bài luyện tập tổng quát lại với nhau trong một PA theo các chức năng mà các bài luyện tập ấy đảm nhiệm.

• Cam kết thực hiện (Commitment to Perform - CO):

Cam kết thực hiện (CO) được thể hiện thông qua việc cam kết về mặt quản lý và các chính sách

• Khả năng thực hiện (Ability to Perform - AB):

Khả năng thực hiện (AB) được thể hiện thông qua việc đào tạo nhân lực, cung cấp đầy đủ và phù hợp tài nguyên, phân chia trách nhiệm, lập kế hoạch, lập và định nghĩa các quy trình phù hợp.

• Hướng thực thi (Directing Implementation - DI).

Hướng thực thi (DI) được thể hiện qua việc quan lý cấu hình (configurations management), giám sát và điều khiển quy trình và tuyển tập và cải tiến thông tin.

• Kiểm tra việc thực thi (Verifying Implementation - VE).

Kiểm tra thực thi (VE) được minh họa thông qua việc đánh giá khách quan độ kết dính (Cả quy trình và sản phẩm) tới các chính sách, quy trình, và các chuẩn của một tổ chức, và thông hoạt động xem xét lại (Review). Trong Continuous Representation không cung cấp việc ánh xạ các bài luyện tập với các đặc tính thông dụng.

vii. Required, Expected, and Informative Components

Đòi hỏi phải đạt được các mục tiêu

➢ Phải tuân theo các bài luyên tập. Một luyện tập khi nó không thích hợp với các mục tiêu nghiệp vụ hoặc khi nó không thích hợp với tổ chức có thể được thay thế bởi một luyện tập khác tương đương. Sự tương đương đó phải được chứng minh, được đo, được lập tài liệu, và thực hiện đầy đủ. Luyện tập được thay thế phải ngang bằng với luyện tập ban đầu. Không nên thay thế một luyện tập khác chỉ bởi vì tổ chức của bạn có vấn đề trong việc thực hiện luyện tập ban đầu

➢ Các luyện tập phụ, các sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kết quả của các công việc đặc thù, và các ghi chú cung cấp cho chúng ta thông tin và được sử dụng để cho người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của các luyện tập và các mục tiêu, cũng như bằng cách nào để có thể đạt được chúng. Không nên giảm bớt các luyện tập phụ; trong một vài trường hợp, chúng thậm chí còn hữu ích và rõ ràng hơn trong việc nắm được phạm vi hoạt động

c) Cấu trúc Mô hình CMMI trong Continuous Representation.

Continuous representation sử dụng cùng cấu trúc như staged representation, và có một vài điểm khác biệt. Giống như Stage Representation, các bài luyện tập cụ thể liên quan điến các mục tiêu cụ thể và các bài luyện tập tổng quan liên quan đến các mục tiêu tổng quan, nhưng sẽ có cả những bài luyện tập cơ bản và bài luyện tập nâng cao.

Các bài luyện tập cơ sở bao gồm tất cả các bài luyện tập ở mức 1.

Bài luyện tập cơ sở thực chất là việc xác định phạm vi công việc và thực hiện các quy trình một cách tự do mà không theo một tài liệu hoặc một kế hoạch nào. Mỗi một cá nhân có các mức độ luyện tập khác nhau. Ở mức 1 đơn giản chỉ là thực thi các bài luyện tập cơ sở theo một vài cách nào đó trong tổ chức. Có thể nói các bài luyện tập cơ sở là một phần rất đơn giản. Các bài luyện tập nâng cao là các bài luyện tập tinh tế hơn trong miền quy trình. Và các bài luyện tập nâng cao có thể được xây dựng dựa trên các bài luyện tập cơ sở hoặc có thể không.

i. Các mục tiêu và các luyện tập( Goals and Practices)

Các mục tiêu và các bài luyện tập cụ thể liên quan tới một miền quy trình nhất định và chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong miền quy trình đó. Các mục tiêu và bài luyện tập tổng quát liên quan tới nhiều miền quy trình.

Bởi vậy, việc quản lý yêu cầu nều muốn đạt được mức 2 thì phải thiết lập các chính sách, lên kế hoạch cho quy trình, và huấn luyện nhân viên. Để đạt được mức 3, Quản lý yêu cầu phải thực hiện các hành động kể trên, đồng thời cũng phải định nghĩa quy trình và thu thập các thông tin cho việc cải tiến quy trình. Như vậy cả mục tiêu và bài luyện tập cụ thể cũng như các mục tiêu và bài luyện tập tổng quát đều phải được thỏa mãn.

ii. Mục tiêu và bài luyện tập cụ thể( Generic Goals and Practices)

Mỗi một mức chỉ có một mục tiêu tổng quan và mỗi một bài luyện tập tổng quan chỉ ánh xạ duy nhất với một mục tiêu tổng quan.

d) Tổng kết

Trọng tâm của CMMI là sự thể chế hóa. Các mục tiêu không thể đạt được mà không có sự thể chế hóa quy trình. Các mục tiêu và bài luyện tập tổng quát cung cấp sự thể chế hóa và nâng cao tính tinh tế cho các quy trình. Còn các mục tiêu và các bài luyện tập cung cấp sự thực hiện cho các miền quy trình. Việc cải thiện và nâng cao quy trình được xây dựng theo từng chặng một, vì vậy có những quy trình thực sự không hiệu quả khi nó không thực sự ổn định.

• CMMI có 2 cách diễn đạt: stage presentation và continuous presentation.

• Cấu trúc CMMI gồm:

- Mức độ trưởng thành (dùng cho stage presentation) và Mức độ nỗ lực (dùng cho continuous presentation).

- Miền quy trình (Process Areas - PA).

- Mục tiêu: tổng quan và cụ thể (Generic Goals và Specific Goals).

- Các đặc tính thông dụng (Common Features)

- Các bài Luyện tập: tổng quan và Cụ thể (Generic Practices và Specific Practices).

• Các thành phần của CMMI trong stage presentation (Hình 3-1) và continuous presentation (Hình 3-2).

• Hiểu và phân biệt các khái niệm: PA, GG, SG, GP, SP, CO, AB, DI, VE.

III. Các cách thể hiện của CMMI

Có 2 cách biểu diễn khác nhau về CMMI: biểu diễn theo giai đoạn (the staged repesentation) và biểu diễn liên tục (the continuous representaion)

5) The Staged Representation

Cách biểu diễn Staged tập trung chủ yếu vào sự tiến bộ trong quản lý năng lực, một tổ chức mong muốn có được; Có 5 mức độ kỳ hạn, với mỗi mức độ lại cung cấp nền tảng cho sự tiến bộ xa hơn. Cấu trúc này mô phỏng CMM ở phần trước đối với Phần mềm.

a) Mức 1: Khởi động( Initial)

Lộn xộn và không theo chuẩn: đây là điểm khởi đầu để bắt đầu một quy trình mới.

Các tổ chức không có các tiến trình cấu trúc. Sự phát triển rất hỗn độn và không dự đoán trước được. Ngân sách và lịch biểu thường bị vượt quá. Chất lượng sản phẩm không thể biết trước. Mức độ kỳ hạn 1 không theo bất cứ một thể thức nào cả - Nghĩa là bạn tạo nó theo ý bạn - vì vậy ở mức độ này không tương ứng với một cấu trúc thực tế nào. Nó biểu diễn sự lộn xộn trong phát triển sản phẩm. Không cái gì được sắp xếp ở mức độ kỳ hạn 1 do vậy nó trở thành giai đoạn không tốt.

b) Mức 2: Lặp

Quản lý dự án, tuân thủ quy trình: quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Quá trình quản lý dự án cơ bản được thực hiện đúng và đầy đủ. Nó được thể chế hoá bởi:

o Gắn chặt vào các chính sách quản lý tổ chức

o Thực hiện sát với các bản kế hoạch và mô tả các tiến trình

o Áp dụng phù hợp quỹ và các nguồn tài nguyên.

o Duy trì đảm bảo phù hợp với các chỉ định về trách nhiệm và bản quyền.

o Đào tạo mọi người với các tiến trình tương ứng của họ

o Quản lý cấu hình tương ứng với việc tạo ra các sản phẩm.

o Kiểm tra và điều khiển thực hiện các quá trình và thực hiện các hành động hiệu chỉnh

o Xem lại một cách khách quan các tiến trình, việc tạo sản phẩm, và các dịch vụ, và ghi lại điều không phù hợp

o Xem xét lại các hoạt động, các trạng thái v1à kết quả của các tiến trình tương ứng với các giai đoạn quản lý và thực hiện các hành động chuẩn xác

o Xác định và hợp tác với người có liên quan tương ứng.

Mức độ kỳ hạn 2 bắt đầu với các việc luyện tập quản lý cơ bản và tiếp tục với việc tăng các miền trọng điểm phức tạp lên với các mức độ xác định.

c) Mức 3: Xác lập(thể chế hóa)

Tổ chức đã đạt được toàn bộ mục đích ở Mức độ kỳ hạn 3. Có một cách tổ chức các công việc giao dịch, với tailoring của phương thức tổ chức này được cho phép ở dưới các điều kiện tiên đoán trước. Tổ chức có tập các quá trình chuẩn. Dưới đây là các đặc trưng của quá trình:

o Mục đích

o Đầu vào

o Tiêu chuẩn đầu vào

o Các hoạt động

o Vai trò

o Ước lượng đánh giá

o Các bước thẩm định

Sự thể chế hoá đạt được bởi những nhân tố sau:

o Thoá mãn các nhân tố thể chế hoá cho Mức độ Kỳ hạn 2.

o Thiết lập các đặc tả định nghĩa các tiến trình.

o Thiết lập các kế hoạch dựa trên các đặc tả định nghĩa tiến trình.

o Thực hiện tiến trình dựa theo kế hoạch.

o Tập hợp các công việc tạo sản phẩm, ước lượng, và thông tin cải tiến từ việc thực hiện các tiến trình.

o Thực hiện các tiến trình mà hỗ trợ cho tương lai và cải tiến quá trình quản lý quyền lợi của tổ chức.

Mức độ kỳ hạn 3 tiếp tục với việc định nghĩa một tổ chức lớn mạnh có nghĩa tiếp cận với sản xuất phát triển sản phẩm. Khoảng cách quan trọng giữa Mức độ kỳ hạn 2 và 3 là ở Mức độ 3, các quá trình được miêu tả chi tiết hơn và nghiêm ngặt hơn so với Mức độ 2.

Các quá trình được quản lý linh hoạt hơn, dựa trên hiểu biết rõ ràng về mối tương quan về kích thước và các phần của các quá trình. Mức độ 3 phức tạp hơn, có tổ chức hơn, và phát triển tới nhận dạng tổ chức - Một cách để thực hiện các giao dịch cụ thể đối với các tổ chức.

d) Mức 4: Kiểm soát(Định lượng)

Tiến hành kiểm soát và đo lường quy trình sản xuất phần mềm.

Tổ chức đã đạt được toàn bộ các mục đích tại Mức kỳ hạn 2 và 3. Tổ chức điều khiển các quá trình bằng cách thống kê và dùng các kĩ thuật định lượng khác. Chất lượng sản phẩm, quá trình thực hiện, và chất lượng phục vụ được hiểu theo cách thống kê và được quản lý trong suốt vòng đời sống của các tiến trình. Sự thể chế hoá được thực hiện thông qua:

o Thoả mãn các nhân tố của các thể chế hó tại mức độ 2 và 3.

o Thiết lập và duy trì các mục đích định lượng đối với chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, và thực hiện các quy trình.

o Thiết lập và duy trì việc thực hiện tiến trình đã được dự đoán trước và thống kê ổn định.

o Thiết lập và duy trì các thống kê để biết khi nào thì một tiến trình đạt được các mục đích tại mức hiện tại.

Mức kì hạn 4 tập trung chủ yếu trên việc sử dụng các hình thức để tạo ra các cách giải quyết và các phép đo đúng đắn tiến trình đang thực hiện và sản phẩm đang cải tiến. Khoảng cách giữa mức 3 và 4 là tại mức 3 thì quá trình là được dự đoán trước về chất lượng. Tại mức 4, xác định được nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi quá trình và thực hiện các hành động đúng tương ứng.

e) Mức 5: Tối ưu hóa (Optimizing)

Cải tiến quy trình: kiếm soát quy trình bao gồm việc cân nhắc kỹ để cải tiến, tối ưu hóa quy trình.

Tổ chức đã đạt được toàn bộ mục đích tại các mức kỳ hạn 2, 3 và 4. Quá trình được cải thiện tiếp tục dựa trên sự hiểu biết về các nguyên nhân chung của sự biến đổi các quá trình. Sự thể chế hoá được hoàn thành bởi:

o Thoả mãn các mục đối với các thể chế hoá tại mức 2, 3 và 4

o Thiết lập và duy trì mục đích cải tiến chất lượng quá trình.

o Nhận dạng và ngăn chặn các lỗi từ các nhược điểm chung.

o Nhận dạng và bắt đầu quá trình phát triển và sáng tạo các cải tiến kĩ thuật, cái mà liên tục cải tiến các hoạt động quá trình

Mức kỳ hạn 5 là Nirvana. Mọi người là thành viên hữu ích tạo ra sản phẩm của cùng một đội, nhược điểm được giảm và sản phẩm được hoàn thành đúng thời hạn được ước lượng.

Trong mô hình Staged, Mức độ kỳ hạn được dùng như một đường bao tiến trình - nghĩa là ảnh hưởng của bằng chứng trong mức độ kỳ hạn chỉ liên quan đến Mức độ kỳ hạn.

Ví dụ, quản lý các yêu cầu tại miền tiến trình mức độ 2. Miền tiến trình tiếp theo tại mức độ 2 là kế hoách dự án. Sau đó, các việc như kiểm tra dự án, giám sát, quản lý các thoả thuận được cung cấp, ước lượng và phân tích, quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm, và quản lý cấu hình được tiến hành. Vì vậy, để trở thành tổ chức Mức 2, dự án dưới sự phát triển của tiến trình cần phải thoả mãn toàn bộ điểm miền tiến trình của Mức 2.

Tại mức 3, có các miền tiến trình sau:

o Phát triển yêu cầu.

o Giải pháp kĩ thuật

o Tích hợp sản phẩm

o Thẩm định

o Duyệt

o Trọng điểm quá trình tổ chức.

o Định nghĩa quá trình tổ chức

o Luyện tập tổ chức

o Tích hợp quản lý dự án (Cho việc tích hợp sản phẩm và quá trình phát triển - IPPD)

o Quản lý rủi ro

o Tổ hợp nhóm

o Tích hợp quản lý cung cấp

o Phân tích và giải quyết

o Môi trường tổ chức cho việc tích hợp.

Do vậy, tìm kiếm một tổ chức ở mức 3 cần tổ chức chương trình phát triển tiến trình của nó để thoả mãn các mục đích ở cả mức 2 và 3. Một điểm cần chú ý là miền tiến trình được nói ở mức 2 không có nghĩa là có ở mức 3. Điều này cũng tương tự ở mức 4 và 5. Bạn phải làm cho thoả mãn tất cả các mục đích ở mức trước cùng với mức hiện tại để đạt được mức thuần thục. Mỗi mức thuần thục bao gồm các miền tiến trình. Mỗi miền tiến trình lại chứa các mục đích cần phải thoả mãn. Mỗi mục đích cũng có các hoạt động và thông lệ tương ứng.

6) The Continuous Representation

Hướng liên tục(Continuous) có các thông tin cơ bản như nhau giống như hướng giai đoạn (staged), chỉ có sắp xếp là khác nhau. Hướng liên tục tập trung chủ yểu vào phát triển tiến trình dựa trên các hoạt động để hoàn thành với các miền tiến trình, do vậy các tiến trình và các hoạt động của nó có thể trải ra cả các mức khác. Những mức này được gọi là mức khả năng(Capability Levels). Có 6 mức:

o Mức 0: Chưa hoàn thành

o Mức 1: Thực hiện

o Mức 2: Quản lý

o Mức 3: Định nghĩa

o Mức 4: Quản lý chất lượng.

o Mức 5: Tối ưu

Vậy mức khả năng (Capability) là gì? Mức capability tập trung chủ yếu vào khả năng thuần thục của một tổ chức để thực hiện, điều khiển và phát triển sự thực hiện của nó trên miền tiến trình. Khả năng này cho phép tổ chức tập trung trên một miền xác định để tăng sự thực thi của một miền. Dưới đây là những giải thích ngắn gọn về mỗi mức Capability.

a) Mức 0: Chưa hoàn thành (Incomplete)

Các tiến trình chưa hoàn thành không được cài đặt toàn bộ các thông lệ chung mức capability 1. Điều này tương đương với mức maturity 1 theo hướng giai đoạn.

b) Mức 1: Thực hiện (Performed)

Tiến trình mức Capability 1 là tiến trình được mong đợi có thể thực hiện toàn bộ các thông lệ chung mức capability 1. Sự thực thi có thể không ổn đình và không giống với các mục đích xác định ví dụ như chất lượng, giá cả và thời gian nhưng công việc hữu ích có thể được thực hiện khi bắt đầu, hoặc trong từng bước nhỏ trong quá trình phát triển tiến trình. Điều này có nghĩa là bạn làm một số thứ nhưng bạn không thể chứng minh được là nó đang thực sự làm việc cho bạn.

c) Mức 2: Quản lý (Managed)

Tiến trình quản lý là lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và điều khiển các dự án, các nhóm, các tiến trình đơn độc lập để có thể thực hiện được nhiệm vụ cho trước. Quản lý tiến trình thực hiện cả mô hình mục đích của tiến trình như các đối tượng khác ví dụ như : mục đích, giá cả, thời gian và chất lượng. Giống như tiêu đề của phần này, bạn có thể thực hiện quản lý mọi thứ được làm trong tổ chức của bạn. Bạn có thể áp dụng phù hợp theo hướng tiếp cận quản lý một số nghiên cứu đã được ứng dụng .

Nhớ rằng: luật ma trận là tập hơp và được thực hiện hiện tại các mức của CMMI, cả 2 hướng tiếp cận liên tục (Continuous) và giai đoạn (staged). Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng tổ chức có thể đợi đến tận khi mức capability 4 được sử dụng các luật.

d) Mức 3: Định nghĩa (Defined)

Tiến trình được xác định là tiến trình được quản lý từ tập hợp các tiến trình chuẩn của tổ chức. Độ lệch được cho phép bởi các hướng dẫn được chứng minh, hợp lý, và được chấp nhận. Tập hợp các tiến trình chuẩn của tổ chức thực ra là cách tưởng tượng nói rằng tổ chức của bạn đã được nhận dạng.

Điều đó có nghĩa là cách tổ chức thực hiện công việc khác xa so với các cách tổ chức với công ty bạn thực hiện nó. Do vậy, giả sử có 2 công ty phát triển. Những công ty này là: Roadrunner Software Enterprises và Wily Coyote Industries. Những người tại Roadrunner Software Enterprises phù hợp với những pants Wily Coyote Industries khi phát triển. Bởi vì Wily Coyote Industries có cách riêng, đặc biệt cho họ để phát triển. Nó được chứng minh và ước lượng, mọi người thực hiện trong nó và các kết quả được kiểm tra.

e) Mức 4: Kiểm soát (Quantitatively Managed)

Tiến trình quản lý định lượng là tiến trình được định nghĩa sử dụng các kĩ thuật thống kê và ước lượng. Chất lượng sản phẩm, phục vụ, thực hiện tiến trình và các mục đích thương mại khác đều được hiểu qua thống kê và được xem xét trong suốt vòng đời sống. Tuy nhiên chúng ta hãy hiểu thật đơn giản.

Trong thực tế, điều ngược lại lại có thể đúng. Thu thập và phân tích các kỹ thuật làm cho nó có nghĩa và phù hợp với mục đích mà ta muốn đạt được. Ví dụ, một ngày khi đang làm việc bạn nhận được một cuộc gọi của khách hàng về sản phẩm công ty bạn. Nếu đây là cuộc gọi đầu tiên mặc dù bạn thì đang rất bận mà đây cũng không phải việc của bạn, bạn vẫn có thể lờ đi. Nhưng bạn bắt đầu nhận được 5 cuộc gọi liên tục, bạn bắt đầu đếm, phân tích vấn đề. Khi số cuộc gọi lên quá nhiều, tiến trình bị phá vỡ và vấn đề này bắt buộc phải sửa. Và bạn có thể làm việc để giám số cuộc gọi này. Đây gọi là "Quản lý Định lượng".

f) Mức 5: Tối ưu (Optimizing)

Tiến trình tối ưu là phát triển tiến trình quản lý định lượng, dựa trên những nguyên nhân chung cố hữu của tiến trình. Nó tập trung làm cho tiến trình vừa lớn lên và vừa sáng tạo. Tại Capability level 4 tập trung thiếp lập các chuẩn, mô hình và độ đo cho sự thực hiện của tiến trình. Tại Capability 5 tập trung chủ yếu dựa trên kết quả, tìm kiếm nguyên nhân gây ra vấn đề nó đã làm việc thế nào. Việc sửa chữa lỗi có thể bao gồm cả cập nhật mới tài liệu tiến trình và kiểm tra để tìm nơi gây ra lỗi.

Hướng liên tục cùng chứa một thông tin cơ bản giống như mô hình theo giai đoạn - Thông tin chỉ sắp xếp khác nhau. Thông tin( miền tiến trình, mục đích, hành động) được sắp xếp theo chức năng. Điều đó có nghĩa, mỗi miền tiến trình được nhóm lại theo chức năng nó thực hiện. Có 4 loại tiến trình:

• Các tiến trình quản lý tiến trình..

• Các tiến trình xây dựng.

• Các tiến trình hỗ trợ.

• (Thiếu 1 loại tiến trình)

Ví dụ trong hướng liên tục, nội dung "Tiến trình quản lý dự án" chứa các miền tiến trình được sắp xếp sau:

o Lập kế hoạch dự án.

o Giám sát và điều khiển dự án.

o Quản lý hợp đồng cung cấp.

o Quản lý tích hợp dự án.

o Quản lý rủi ro.

o Lập nhóm đội làm việc.

o Quản lý các thông tin của khách hàng .(Integrated Supplier Management)

o Quản lý chất lượng dự án.

C. Mi ền các quy trình CMMI

I. Quản lý (Maturity Level 2 - Managed)

Những thuật ngữ mới được giới thiệu trong CMMI mức 2 là:

• Sản phẩm tích hợp và phát triển quy trình (IPPD).

• Quản lý hợp đồng với nhà cung cấp (Supplier Agreement Management).

1) IPPD

IPPD dùng để hình thành các nhóm làm việc trong đó bao gồm những chuyên gia để tạo ra sản phẩm cho khách hàng. Ví dụ của IPPD trong việc xây dựng một chiến đấu cơ phản lực. Việc này đòi hỏi hang trăm thậm chí hàng nghìn công việc riêng rẽ để xây dựng lên tất cả các bộ phận của máy bay, bao gồm hệ thống phần mềm kiểm soát không lưu, hạ cánh, liên lạc và tấn công,... Trong trường hợp này, thay vì cố gắng tổng hợp ý kiến của tất cả những người tham gia dự án, những người đại diện của cho mỗi bộ phận sẽ được tập hợp vào 1 đội gọi là Đội Tích Hợp Sản Phẩm (Integrated Product Team-IPT). Đội này sẽ cùng chia sẻ một tầm nhìn về sản sản phẩm (chức năng, hình dáng của sản phẩm). Họ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng đầu vào của tất cả các bộ phận đã được bao gồm trong tập hợp yêu cầu, thiết kế, phát triển, kiểm thử, và phân phối của sản phẩm.

2) SAM

Quản lý hợp đồng với nhà cung cấp (SAM) có nhiệm đảm bảo rằng bất kể tổ chức và doanh nghiệp nào liên quan đến dự án sẽ được lựa chọn và giám sát một cách hợp lí. Nguồn lực bên ngoài (nhà cung cấp - supplier) này có nhiệm vụ phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ và có thể tham gia vào giai đoạn thiết kế, phát triển, bảo trì, sản xuất, sửa đổi, nâng cấp hoặc cung cấp những hạng mục cần thiết cho sản xuất sản phẩm.

Nhà cung cấp có một hợp đồng với công ty. Hợp đồng này dùng để quản lý có hiệu quả chi phí nhà quản lý bỏ ra. Hợp đồng phải được soạn thảo, chuyển thành văn bản, sử dụng, giám sát và cân nhắc. Quản lý hợp đồng với nhà cung cấp thay thế cho quản lý hợp đồng phụ cho phần mềm (Software Subcontract Management - SSM) trong CMM dành cho phần mềm. SSM là vùng tiến trình cơ bản (key process area) cho những đánh giá và những hoạt động cải thiện quy trình sản xuất phần mềm vì nếu không có hợp đồng phụ nào được sử dụng thì "area" này không được áp dụng.

SAM mở rộng hơn và có thể sẽ được áp dụng nhiều hơn. SAM làm cho sự tương quan giữa CMMI và "Software Acquisition Capability Maturity Model" ngày càng hợp lí hơn.

Trong CMMI, xem xét lại quá trình quản trị dự án không còn là một phần của "Thẩm định thực thi đối với đặc trưng chung" (Verifying Implementation Common Feature). Quá trình xem xét tập trung vào quản lý mức cao hơn. Như là một phần của thẩm định thực thi, không có thẩm định chuyển giao và yêu cầu trong quá trình xem xét đảm bảo chất lượng.

3) Chuyển từ mức 1 sang mức 2

Bước rào cản đối với hầu hết các tổ chức là bước xây dựng tổ chức từ giai đoạn còn non nớt tới khi trưởng thành, tức là chuyển từ mức 1 sang mức 2. Mức 1 là những quá trình không tính trước, có nghĩa là trong quá trình đó mọi người làm việc theo cách riêng của họ để hoàn thành công việc. Vấn đề của phương pháp này là họ có thể làm những công việc không cần thiết thậm chí đối lập với tiến trình của dự án. Hậu quả là phải làm lại nhiều việc, gây ra chậm trễ cho dự án, làm dự án thất bại. Hoạt động này của tổ chức nào cho các thành viên của tổ chức trở thành những "người hùng", khi họ thôi việc tổ chức phải chịu nhiều tổn thất.

Ở mức 2, các cá nhân trong tổ chức chia sẽ những bài học cũng như kinh nghiệm thực tế và đề ra những tiến trình ban đầu áp dụng cho dự án ở mức này. Mức 2 tập trung vào hiệu quả quản lý có ảnh hưởng tới những thói quen công việc hàng ngày. Mức 2 có 7 "process area" (PA), 7 mức này góp phần tạo nên hiệu quả quản lý dự án.

1. Quản lý yêu cầu

2. Lập kế hoạch dự án

3. Giám sát và điều hành dự án

4. Supplier Agreement Management (quản lý hợp đồng).

5. Độ đo và phân tích.

6. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và chất lượng quy trình.

7. Quản lý cấu hình.

Mỗi PA có các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung được áp dụng cho tất cả các PA của level này. Mục tiêu chung của mức 2 :

Thiết lập quản lý tiến trình

- Thiết lập chính sách tổ chức

- Lập kế hoạch

- Cung cấp nguồn lực

- Quy định trách nhiệm

- Đào tạo nhân lực

- Quản lý cấu hình

- Xác định và kéo các nhân vật chủ chốt vào dự án

- Giám sát và kiểm soát tiến trình

- Ước lượng độ liên quan một cách khách quan

- Xem xét trạng thái công việc với các mức quản lý cao hơn

4) Miền các quy trình của mức 2

a) Quản lý yêu cầu

• Mục đích: quản lý những yêu cầu về sản phẩm của dự án và các thành phần của sản phẩm, nhận biết những mâu thuẫn giữa yêu cầu, kế hoạch của dự án và sản phẩm.

• Mục tiêu cụ thể và tổng quát cho PA này là:

+ Hiểu yêu cầu

+ Chuyển giao yêu cầu

+ Quản lý thay đổi của yêu cầu

+ Maintain bi-directional traceability of requirements

+ Xác định mâu thuẫn giữa công việc của dự án và yêu cầu

Quản lý yêu cầu ở mức 2 là quản lý những yêu cầu đã có sẵn, tức là những yêu cầu khách hàng đưa ra đã được văn bản hóa và đã sẵn sàng để thực thi hoặc đang thực thi.

b) Lập kế hoạch cho dự án

• Mục đích: thiết lập và duy trì những kế hoạch (định ra những hoạt động cho dự án).

• Mục tiêu:

SG1: Thiết lập những ước lượng

• SP1.1: Ước lượng phạm vi của dự án

• SP1.2: Thiết lập ước lượng cho sản phẩm và tính chất của công việc.

• SP1.3: Định nghĩa vòng đời của dự án

• SP1.4: Xác định ước lượng về năng lực và giá thành.

SG2: Phát triển kế hoạch cho dự án

• SP2.1: Thiết lập ngân sách và lịch làm việc.

• SP2.2: Xác định rủi ro của dự án

• SP2.3: Lập kế hoạch cho quản lý dữ liệu

• SP2.4: Lập kế hoạch về kiến thức và kĩ năng.

• SP2.5: Giao nhiệm vụ cho các cá nhân.

• SP2.6: Thiết lập kế hoạch cho dự án.

SG3: Đảm bảo sự cam kết về phạm vi của phần lập kế hoạch

• SP3.1: Xem xét lại kế hoạch của dự án.

• SP3.2: Cân đối công việc và tài nguyên

• SP3.3: Đảm bảo sự cam kết của kế hoạch

c) Giám sát và điều hành dự án

• Mục đích: đưa ra một thỏa thuận sơ bộ về sự tiến triển của dự án, nhờ đó có thể đưa ra những hoạt động sửa chữa khi những hoạt động của dự án lệch so với kế hoạch.

• Mục tiêu:

SG1: Giám sát dự án đối chiếu với kế hoạch

• SP1.1: Giám sát những giới hạn kế hoạch của dự án.

• SP1.2: Giám sát những chuyển giao.

• SP1.3: Giám sát rủi ro của dự án.

• SP1.4: Giám sát việc quản lý dữ liệu

• SP1.5: Giám sát việc giao trách nhiệm cho các cá nhân

• SP1.6: Kiểm soát hoạt động review tiến triển.

• SP1.7: Kiểm soát hoạt động review điểm mốc quan trọng

SG2: Quản lý hoạt động sửa lỗi:

• SP2.1: Phân tích hậu quả

• SP2.2: Đưa ra hoạt động sửa lỗi

• SP2.3: Quản lý hoạt động sửa lỗi.

d) Quản lý hợp đồng

• Mục đích: quản lý những gì thu được về sản phẩm cũng như dịch vụ giữa tổ chức với đối tác (đã được sự đồng ý của cả 2 bên).

• Mục tiêu:

SG1: Thiết lập thỏa thuận với đối tác

• SP1.1: Xác định loại mục đích.

• SP1.2: Chọn đối tác.

• SP1.3: Thiết lập thỏa thuận với đối tác.

SQ2: Đáp ứng thỏa thuận:

• SP2.1: Xem xét lại sản phẩm COTS.

• SP2.2: Thực thi thỏa thuận.

• SP2.3: Chấp nhận sản phẩm đạt được

• SP2.4: Chuyển giao sản phẩm

e) Độ đo và phân tích

• Mục đích: phát triển và duy trì khả năng đo lường (được sử dụng để hỗ trợ quản lý thông tin cần thiết).

• Mục tiêu:

SG1: Sắp xếp độ đo và phân tích các hoạt động

• SP1.1: Thiết lập mục tiêu của độ đo

• SP1.2: Xác định đơn vị đo.

• SP1.3: Xác định hoạt động thu thập và quá trình lưu trữ.

• SP1.4: Xác định quá trình phân tích.

SG2: Cung cấp kết quả của độ đo:

• SP2.1: Sưu tập dữ liệu đo lường.

• SP2.2: Phân tích dữ liệu.

• SP2.3: Lưu trữ dữ liệu và kết quả

• SP2.4: Chuyền giao kết quả

Công việc cần làm:

• Chọn quá trình để đo lường.

• Xác định đơn vị.

• Xác định khi nào thu thập dữ liệu.

• Xác định cách thu thập dữ liệu như thế nào

• Phân tích dữ liệu để tìm ra độ vững chắc và đúng đắn.

• Vẽ đồ thị kết quả thu được

• Xem xét lại đồ thị.

• Làm một số việc (hoạt động sửa lỗi).

f) Đảm bảo chất lượng sản phẩm và chất lượng quy trình

• Mục đích: Cung cấp cho nhân viên và người quản lý mục tiêu đích thực trong các quy trình và những sản phẩm liên quan.

• Mục tiêu:

SG1: Đánh giá khách quan các quy trình và sản phẩm

• SP1.1: Đánh giá khách quan các quy trình.

• SP1.1: Đánh giá khách quan các sản phẩm và dịch vụ

SG2: Cung cấp mục tiêu đích thực

• SP2.1: Truyền đạt và đảm bảo giải quyết những khước từ.

• SP2.2: Thiết lập các hồ sơ.

g) Quản lý cấu hình

• Mục đích: thiết lập và duy trì tính toàn vẹn của sản phẩm sử dụng sự nhận dạng cấu hình, điều khiển cấu hình, giải thích trạng thái cấu hình, kiểm tra cấu hình.

• Mục tiêu:

SG1: Thiết lập các ranh giới

• SP1.1: Xác định các hạng mục cấu hình.

• SP1.2: Thiết lập hệ thống quản lý cấu hình.

• SP1.3: Tạo hoặc đưa ra các ranh giới

SG2: Theo dõi và điều khiển những thay đổi

• SP2.1: Theo dõi những yêu cầu thay đổi

• SP2.2: Điều hành các hạng mục cấu hình.

SG3: Thiết lập tính toàn vẹn

• SP3.1: Thiết lập hồ sơ về hệ thống quản lý cấu hình.

• SP3.2: Thực hiện kiểm tra cấu hình.

5) Tổng kết

CMMI bao gồm: Systems Engineering, Software Engineering, Supplier Sourcing, and Integrated Product and Process Teams. Vì vậy khi lên kế hoạch và thực thi những PA này, tất cả các mức và phòng ban đều cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

II. Xác định (Maturity Level 3 - Defined)

1) Giới thiệu

Ở mức này, để hoàn thiện quy trình sản xuất thì các vấn đề trọng tâm được tập trung vào việc tổ chức thực hiện quy trình. Các quy trình ở mức 3 được thiết lập để giúp các nhà quản trị phần mềm và nhân viên kỹ thuật hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời một chương trình đào tạo mở rộng được tiến hành để đảm bảo rằng nhân viên và nhà quản trị có những kiến thức và những kỹ năng cần thiết để hoàn thành vai trò được giao. Tổ chức quy trình phần mềm ở mức này được xem là chuẩn và nhất quán vì cả công nghệ phần mềm và các hoạt động quản trị đều ổn định và có thể lặp lại. Các vấn đề về chi phí, kế hoạch làm việc, chức năng và chất lượng sản phẩm được kiểm soát và quản lý chặt chẽ vì vậy khả năng xảy ra rủi ro được xem là biến cố hiếm.

Để đạt được mức 3, một tổ chức phải đạt được tất cả các mục tiêu của miền quy trình trong mức 2 và mức 3.

o Purpose: mục đích của quy trình

o Input: sản phẩm công việc, kế hoạch, tài liệu được chấp nhận.

o Entry Criteria: Cái gì cần được hiểu rõ khi quy trình này bắt đầu

o Activitives: hành động cần phải thực thi.

o Role: ai làm cái gì(thường chỉ vị trí)

o Measures: Những phép đo nào làm trong quy trình xử lý này

o Verification step: Những sự xem xét nào cần phải thực hiện để xác định rằng quy trình này đã theo và đạt được kết quả mong đợi.?(thường là sự quản lý và đảm bảo chất lượng, nhưng thỉnh thoảng bao gồm cả sự xem xét của khách hàng, bạn đồng nghiệp, và đội dự án)

o Output: sản phẩm công việc, kế hoạch, sản phẩm được chấp nhận( có thể các input đã hoàn thành)

o Exit criteria: Chúng ta biết là làm đựơc gì khi đến thời gian kết thúc quy trình này?

2) Miền các quy trình của mức 3

h) Phát triển yêu cầu

Mục đích của Requirements Development là để việc tổ chức và phân tích các yêu cầu của khách hàng, sản phẩm, Mục tiêu và việc làm cụ thể(Specific Goals and Practices) cho quy trình này bao gồm:

SG1: Phát triển yêu cầu khách hàng

• SP1.1: Gợi ý những mong muốn

• SP1.2: Phát triển các yêu cầu khách hàng

SG2: Phát triển yêu cầu sản phẩm

• SP2.1: Xác định các yêu cầu sản phẩm và các thành phần tạo nên sản phẩm.

• SP2.2: Cung cấp các yêu cầu tạo thành sản phẩm

• SP2.3: Đồng nhất các yêu cầu giao diện

SG3: Phân tích và thẩm định yêu cầu

• SP3.1: Xác định các khái niệm và ý định sẽ làm

• SP3.2: Thiết lập định nghĩa cho chức năng đã yêu cầu

• SP3.3: Phân tích yêu cầu

• SP3.4: Phân tích các yêu cầu để đạt được cân bằng

• SP3.5: Thẩm định các yêu cầu với các method tổng quát

i) Giải pháp công nghệ

Mục đích : phát triển, thiết kế, và thực hiện các giải pháp cho các yêu cầu. Các mục tiêu và công việc cụ thể:

SG1: Chọn các giải pháp để tạo nên sản phẩm

• SP1.1: Phát triển các yêu cầu đã được chi tiết và việc lựa chọn tiêu chí

• SP1.2: Phát triển các khái niệm cơ sở và các phương hướng làm việc.

• SP1.3: Lựa chọn các giải pháp tạo thành sản phẩm

SG2: Phát triển việc thiết kế

• SP2.1: Thiết kế sản phẩm và các thành phần sản phẩm.

• SP2.2: Đưa ra các kỹ thuật liên quan đến gói dữ liệu.

• SP2.3: Thiết kế giao diện dựa trên yêu cầu.

• SP2.4: Thực hiện, làm , mua, và sử dụng lại các phân tích.

SG3: Thực hiện việc thiết kế sản phẩm

• SP3.1: Cài đặt thiết kế

• SP3.2: Thiết lập các tài liệu phát triển sản phẩm

j) Tích hợp sản phẩm.

Mục đích của tích hợp sản phẩm là để tạo nên sản phẩm từ các thành phần; đảm bảo ràng sản phẩm, khi đã được tích hợp, hoạt động đúng đắn; bàn giao sản phẩm.

Các mục tiêu và luyện tập cụ thể cho miền quy trình này bao gồm

SG1: Chuẩn bị cho việc tích hợp sản phẩm

• SP1.1: Xác định chuỗi tích hợp

• SP1.2: Thiết lập môi trường tích hợp sản phẩm

• SP1.3: Xác định các quy trình và các tiêu chí cho việc tích hợp sản phẩm

SG2: Đảm bảo việc phù hợp giao diện

• SP2.1: Review sự mô tả giao diện cho đầy đủ

• SP2.2: Quản lý các giao diện

SG3: Tập hợp các thành phần sản phẩm và bàn giao sản phẩm

• SP3.1: Xác định sự sẵn sàng của các thành phầncho việc tích hợp sản phẩm

• SP3.2: Tập hợp toàn bộ các thành phần

• SP3.3: Đánh giá các sản phẩm khi được tích hợp

• SP3.4: Đóng gói và bàn giao sản phẩm

k) Xác minh

Mục đích : đảm bảo sản phẩm của các công việc được lựa phải phù hợp với đặc tả yêu cầu của chúng. Các mục đích và các luyện tập cụ thể cho lĩnh vực xử lý này, bao gồm:

SG1: Chuẩn bị cho việc kiểm tra

• SP1.1: Chọn các sản phẩm công việc cho việc kiểm tra.

• SP1.2: Thiết lập môi trường kiểm tra

• SP1.3: Thiết lập các quy trình và các tiêu chí kiểm tra

SG2: Thao tác việc review ngang hàng

• SP2.1: Chuẩn bị review ngang hàng

• SP2.2: Kiểm soát việc review ngang hàng

• SP2.3: Phân tích dữ liệu review ngang hàng

SG3: Kiểm tra các sản phẩm công việc đã chọn

• SP3.1: thực hiện việc kiểm tra

SP3.2: Phân tích kết quả kiểm tra và chỉ hành động đúng.

l) Thẩm định

Mục đích của Validation là để chứng minh một sản phẩm phù hợp với định hướng sử dụng khi đặt chúng vào môi trường mong đợi hay không?

Các mục tiêu và thao tác chính:

SG1: Chuẩn bị việc Thẩm định

• SP1.1: Chọn các sản phẩm cho việc thẩm định

• SP1.2: Thiết lập môi trường thẩm định

SG2: Xác nhận sản phẩm hay tập hợp các sản phẩm.

• SP2.1: thực hiện việc thẩm định

• SP2.2: Phân tích các kết quả thẩm định

m) Trọng tâm của quy trình tổ chức. (Organizational Process Focus - OPF)

Mục đích của OPF là tạo kế hoạch và cài đặt việc cải tiến các quy trình tổ chức dựa trên sự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của một quy trình của tổ chức và các tài nguyên của quy trình. Các mục tiêu và luyện tập cụ thể cho miền quy trình này bao gồm :

SG1: Xác định thời cơ cho việc cải tiến quá trình

• SP1.1: Thiết lập các yêu cầu của quy trình của tổ chức

• SP1.2: Đánh giá quá trình của tổ chức

• SP1.3: Xác định việc cải tiến quá trình của tổ chức

SG2: lập kế hoạch và implement các thao tác cải tiến quá trình

• SP2.1: Xác định các kế hoạch liên quan đến quá trình

• SP2.2: Implement các kế hoạch liên quan đến quá trình

• SP2.3: Triển khai "process assets" của tổ chức

n) Định nghĩa các quy trình tổ chức (Organizational Process Definition)

Mục đích của Organizational Process Definition là thiết lập và bảo trì một tập "organizational process assets" . Bao gồm:

SG1: thiết lập các "tài sản quy trình tổ chức"

• SP1.1: Xác định các quy trình chuẩn.

• SP1.2: Xác định những miêu tả mô hình "life-cycle"

• SP1.3: Xác định nhưng tiêu chí và hướng dẫn

• SP1.4: Thiết lập khả năng thực hiện các phép đo của tổ chức

• SP1.5: Thiết lập thư viện "tái khoản quy trình của tổ chức"

III. Mức 4 - Quản lý số lượng .

Chương này được thiết kế để giúp cho người đọc hiểu cơ bản về các nguyên lý của Mức 4 trong dàn bài diễn dải về CMMI.

1) Chuyển từ mức 3 lên mức 4:

Mức 4 trình bày về những con số. Những dự án này được quản lý bởi những con số. Các tiến trình, dịch vụ và chất lượng sản phẩm, tất cả được đo bởi những con số. Level 4, cấu trúc của level 4 đạt được tất cả các tiêu chuẩn của level 2 và level 3. Các tiến trình, chất lượng ổn định và có thể dự đoán trước ở Level 3, có thể được chứng minh định lượng và có thể dự báo trước ở Level 4. Sự khác nhau cơ bản giữa Level 4 và Level 5 là Level 4 phân tích dữ liệu đã sưu tập, xác định rõ những nguyên nhân của sự biến đổi các quy tắc, và hỗ trợ quản lý và điều khiển số lượng. Bạn làm việc này để tạo ra các tiến trình có thể dự báo trước. Level 5 đưa ra các nguyên nhân của sự biến đổi thông dụng. Vì vậy, ở Level 4, một tổ chức cần dữ liệu ổn định và phù hợp. Vấn đề cần lưu tâm lớn nhất của viên hội thẩm khi xem Level 4 là: "Có phải tổ chức đã trộn lẫn giữa táo và cam? Có phải dữ liệu đã thực sự chính xác? Có phải tổ chức này đã sưu tập đúng dữ liệu và họ đã làm sưu tập với dữ liệu đúng đó?" Để nhận được dữ liệu tốt, một tổ chức phải thường xuyên sưu tập dữ liệu trong một vài năm, hoặc ít nhất là thông qua một vài dự án và một vài vòng đời của dự án. Và trong lần đầu tiên bạn bắt đầu sưu tập dữ liệu, họ sẽ không chắc chắn dữ liệu.

2) Quản lý dự án( Quantitative Project Management)

Mục đích của Quantitative Project Management là để quản lý định lượng các tiến trình định nghĩa trong dự án để đạt được chất lượng thực thi của dự án và các đối tượng của sự thực thi tiến trình. Các đặc trưng và thực tiễn cụ thể trong tiến trình này bao gồm:

SG1: Quantitatively manage the project

• SP1.1: Sự thực thi các đối tượng của dựa án

• SP1.2: Thứ tự tiến trình được xác định

• SP1.3: Lựa chọn các tiển trình con sẽ được quản lý thống kê

• SP1.4: Quản lý sự thực thi của dự án

SG2: Thống kê quản lý sự thực thi các tiến trình con

• SP2.1: Lựa chọn độ đo và các kĩ thuật phân tích

• SP2.2: Áp dụng các phương thức thống kê để hiểu được mức độ biến đổi

• SP2.3: Kiểm tra sự thực thi của các tiến trình con được lựa chọn

• SP2.4: Bản ghi thống kê sự quản lý dữ liệu

IV. Mức 5 - Tối ưu hóa (Optimizing)

1) Chuyển từ mức 4 lên mức 5

Tại mức 5 hoàn chỉnh, một tổ chức đã đạt được tất cả các mục tiêu của mức 2,3, và 4. Mức 5 tập trung vào việc cải tiến toàn bộ chất lượng của quy trình của tổ chức bằng việc xác định các nguyên nhân thường gặp của sự thay đổi(trái ngược với nguyên nhân đặc biệt của sư biến đổi tại mức 4), xác định các nguyên nhân gốc của các điều kiện được xác định, thử nghiệm việc cải tiến quy trình và kết hợp chặt chẽ sự cải tiến với các hành động sửa chữa vào trong một tập hợp các quy trình tiêu chuẩn của tổ chức, hay chỉ là quá trình xác định của dự án. Trong khi tiếp cận căn bản và theo hướng đổi mới để đưa thay đổi vào trong một tổ chức là thường được đảm nhận, đa số các tổ chức đã nhận ra rằng cách tiếp cận có tính chất lợi nhuận làm việc tốt hơn và kết quả bền vững hơn

Có hai phạm vi quá trình ở mức 5 :

1. Triển khai và đổi mới tổ chức

2. Phân tích nguyên nhân và giải pháp

Chú ý rằng không có việc bổ sung vào danh sách các mục tiêu chung tại mức 5 từ mức 3. Điều mà làm cho các mức hoàn chỉnh này khác nhau là 2 phạm vi tiến trình. Các mục tiêu chung được liệt kê ở dưới. Chúng ta sử dụng cách viết tắt : GG - mục đích chung, GP- hoạt động chung. Các đặc điểm chung cũng được viết tắt(cam kết thực thi- CO, khả năng thực hiện- AB, điều khiển quản lí việc thực thi_-DI, thẩm định việc thực thi- VE)

GG3: Thể chế hoá các quy trình xác định

• GP2.1 (CO1): Thiết lập một chính sách về tổ chức

• GP3.1 (AB1): Thiết lập một quy trình cụ thể

• GP2.2 (AB2): Lập kế hoạch tiến trình

• GP2.3 (AB3): Cung cấp các nguồn

• GP2.4 (AB4): Phân công trách nhiệm

• GP2.5 (AB5): Đào tạo

• GP2.6 (DI1): Quản lí cấu hình

• GP2.7 (DI2): Xác định và yêu cầu những người có liên quan

• GP2.8 (DI3): Giám sát và điều khiển quá trình

• GP3.2 (DI4): Thu thập thông tin cải tiến

• GP2.9 (VE1): Đánh giá việc tuân thủ một cách khách quan

• GP2.10 (VE2): Xem xét tình trạng với sự quản lí ở mức độ cao hơn

2) Các phạm vi quá trình cho mức 5 hoàn chỉnh

a) Sự triển khai và đổii mới tổ chức

Mục đích của việc triển khai và đổi mới tổ chức(ODI) là để lựa chọn và triển khai việc cải tiến có tính chất đổi mới và có lợi nhuận mà nâng cao một cách phù hợp các quy trình và công nghệ của tổ chức. Việc cải tiến này hỗ trợ chất lượng và mục tiêu thực hiện quy trình của tổ chức xuất phát từ mục tiêu thương mại của tổ chức đó. Những mục tiêu và hoạt động xác định cho phạm vi quá trình này bao gồm:

SG1: Lựa chọn sự cải tiến

• SP1.1: Thu thập và phân tích các đề xuất cải tiến

• SP1.2: Nhận dạng và phân tích sự đổi mới

• SP1.3: Sự cải tiến thí điểm

• SP1.4: Lựa chọn sự cải tiến để triển khai

SG2: Triển khai sự cải tiến

• SP2.1: Lập kế hoạch triển khai

• SP2.2: Quản lí việc triển khai

• SP2.3: Đo, xác định hiệu quả của việc triển khai

Các bước trong quy trình này là như sau:

1. Đưa ra đề xuất cải tiến

2. Xem xét và phân tích các đề xuất( bao gồm việc xem xét lợi ích và giá trị)

3. Thử nghiệm cải tiến đưa ra

4. Ước lượng cải tiến để xem xét hiệu quả trong việc thử nghiệm

5. Lập kế hoạch cho việc triển khai cải tiến

6. Triển khai việc cải tiến

7. Ước lượng hiệu quả của việc cải tiến trong tổ chức hay dự án

b) Phân tích nguyên nhân và giải pháp

Mục đích của phân tích nguyên nhân và giải pháp là để xác định nguyên nhân của những khiếm khuyết cùng với một số các vấn đề khác và đưa ra hành động để tránh cho điều đó xảy ra trong tương lai. Mục tiêu cụ thể và hoạt động ở trong phạm vi quá trình bao gồm:

SG1: Xác định nguyên nhân của khuyết điểm

• SP1.1: Lựa chọn dữ liệu khuyết điểm để phân tích

• SP1.2: Phân tích nguyên nhân

SG2: Đánh dấu các nguyên nhân của khuyết điểm

• SP2.1:Thực thi các đề xuất hành động

• SP2.2: Đánh giá hiệu quả của sự thay đổi

• SP2.3: Ghi lại dữ liệu

D. Tài liệu tham khảo

1. Interpreting the CMMI: A Process Improvement Approach

by Margaret K. Kulpa and Kent A. Johnson ISBN:0849316545

2. CMMI® Distilled: A Practical Introduction to Integrated Process Improvement, Second Edition

By Dennis M. Ahern, Aaron Clouse, Richard Turner

ISBN: 0-321-18613-3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cnpm#thi