CN XD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Công nghệ xây dựng mới

1.       Trình bày biện pháp thi công neo phụt giữ ổn định tường vây bê tông cốt thép cho nhà cao tầng

1.       Khoan tạo lỗ:

•          Sử dụng máy khoan chuyên dùng để khoan tạo lỗ. Lỗ khoan thông thường có đường kính f = 85 ¸ 245mm. Khoan đến chiều dài thiết kế. Nếu khoan gặp chướng ngại vật thì phải phá bỏ bằng lưới khoan phá chuyên dụng.

•           . Nếu thành hố bằng đất bị sụt lở thì phải dùng bentonite để giữ thành. Nếu dung dịch bentonite vẫn không giữ được thành khỏi lở, thì phải dùng ống vách tạm bằng thép. Phải đảm bảo cho hố khoan tạo lỗ đứng kích thước hình học theo thiết kế và thuận tiện cho việc đút ống ghen và cốt thép (bó cáp thép) vào hố khoan.

•          Chú ý: Khi thiết kế và thi công phải tránh khoan tạo lỗ neo vào móng (nhất là cọc móng) của các công trình lân cận (nếu có) và các hệ thống công trình ngầm khác.

•          Lỗ khoan phải thẳng (không bị cong queo) và có độ nghiêng đúng với thiết kế. Sai số cho phép về độ nghiêng là ± 2,50.

2.       Phun phụt vữa tạo bầu neo:

Sau khi kiểm tra lỗ khoan đạt yêu cầu kỹ thuật, thiết bị phun vữa chuyên dụng được đặt vào lỗ khoan.

•          Vữa phun được chế tạo bằng xi măng Porland thông thường PC30 hoặc PC 40, hoà trộn với nước sạch với tỷ lệ nước trên xi măng bằng 1,7 đến 2,4. Vữa xi măng có thể trộn thêm phụ gia khi cần.Nếu lượng vữa tiêu thụ quá lớn (lượng vữa thực tế gấp hơn hai lần lượng vữa tính toán) thì nên dùng vữa xi măng cát.

•          Nếu môi trường quanh neo có tính ăn mòn mạnh, thì dùng xi măng bền sulfate.

•          Áp lực phun có thể áp dụng như sau:

•          - Bơm ép vữa lặp nhiều lần với áp suất khoảng 4MPa­ dối với môi trường địa chất là đá nứt nẻ hoặc đất loại sét;

•          - Bơm ép vữa một lần với áp suất thấp khoảng 1 MPA đối với môi trường địa chất là đất rời (cát).

•          Khối lượng vữa phun có thể dùng từ 1,1 đến 6 lần lượng vữa tính toán lý thuyết, tuỳ thuộc vào phương pháp phun ép vữa và điều kiện địa chất

•          Việc phun vữa tạo bầu neo được coi là hoàn thành khi lượng vữa phản hồi bằng lượng vữa phun vào, tức là bầu neo đã no vữa, không tiếp nhận thêm nữa.

3.       Lắp đặt thanh neo:

Thanh neo thường làm bằng thép tròn có gai cường độ cao hoặc bằng các bó cáp chế tạo sẵn.

Thép làm thanh neo thường có các loại sau:

•          a) Thép không hợp kim:

•          - Loại dây đơn f 7mm.

•          - Loại cáp 7 sợi, có đường kính bó cáp d = 12,9  ¸15,7mm.

•          - Loại cáp xoắn 7 sợi, có đường kính bó cáp d = 12,7 ¸ 18mm

•          b) Thép thanh hợp kim thấp, có đường kính f = 25 ¸ 40mm.

•          c) Thép không rỉ:

•          - Loại dây đơn f 7mm.

•          - Loại thanh có f 25 ¸ 40mm.

•                          Thanh neo có thể làm bằng thép thường hoặc thép ứng suất trước. Khi thiết kế và dùng trong thi công loại thép ứng suất trước, có thể tham khảo về kích cỡ tiêu chuẩn và độ bền của thép ghi trong bảng bên dưới.

•          Quy định về tỷ lệ tiết diện dây neo trong lỗ khoan như sau:

•          Diện tích tiết diện ngang của dây neo thép không vượt quá 15% diện tích lỗ khoan đối với các dây gồm nhiều sợi song song và 20% diện tích lỗ khoan đối với dây neo đơn.

•          Thanh neo được đặt vào ống ghen trong lỗ khoan.

•          Nếu thanh neo nặng quá 200kg, thì phải dùng thiết bị nâng cơ khí. Thanh neo phải đặt vào ống ghen khi vữa xi măng trong ống còn đang ở thể lỏng, chưa sơ ninh. Sau đó phun ép vữa tiếp vào ống ghen để cho thanh neo bằng thép (hoặc bó cáp) được liên kết chặt với bầu neo khi vữa xi măng đông cứng.

•          4. Đặt neo vào chế độ làm việc:

•          Sau khi bầu neo được tạo nên bởi vữa xi măng đã đông cứng (cường độ đã đạt trên 30N/mm2) thì mới được đặt neo vào chế độ làm việc.

•          Các dây neo được khoá bằng các chốt nêm (khi dây neo gồm nhiều sợi, xem hình 14-69a), hoặc khoá bằng các bu lông khoá (khi có thanh neo đơn, xem hình 14-69b).

•          Sai số cho phép về trục dây neo, khi khoá bằng chốt nêm cho dây neo gồm nhiều sợi là ± 50 và khoá bằng bu lông neo cho dây neo đơn là ± 2,50 (xem hình 14-69).

2.       Trình bày công nghệ thi công tường vây ( tường trong đất ) bằng bê tông cốt thép cho nhà cao tầng

3.       1. Đào hố cho panen (barét) đầu tiên:

§Ó ®µo hè cho panen ®Çu tiªn, ph¶i thùc hiÖn ba b­íc:

- Bước 1: Dùng gầu đào thích hợp đào một phần hố đến chiều sâu thiết kế. Chú ý, đào đến đâu, phải kịp thời cung cấp dung dịch bentonite đến đó, cho đầy hố đào, để giữ cho thành hố đào khỏi bị sụt lở (xem phần 1, hình 14-48).

- Bước 2: Đào phần hố bên cạnh, cách phần hố đầu tiên một dải đất. Làm như vậy, để khi cung cấp dung dịch bentonite vào hố sẽ không làm lở thành hố cũ (xem phần 2, hình 14-48).

- B­íc 3: §µo nèt phÇn ®Êt cßn l¹i (®µo trong dung dÞch bentonite) ®Ó hoµn thµnh mét hè cho panen ®Çu tiªn theo thiÕt kÕ (xem phÇn 3, h×nh 14-48).

2. Hạ lồng cốt thép, đặt giăng chống thấm và đổ bê tông cho panen (barét) đầu tiên:

Các bước thực hiện như sau:

- Bước 4: Hạ lồng cốt thép vào hố đào sẵn, trong dung dịch bentonite. Sau đó đặt gioăng chống thâm CWS (nhờ có bộ ghá lắp bằng thép chuyên dụng) vào vị trí  (xem phần 4, hình 14-49).

Gioăng chống CWS và bộ ghá lắp chuyên dụng của hãng Bachy-soletanche trình bày trên hình 14-49a.

- Bước 5: Đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng, thu hồi dung dịch bentonite về trạm xử lý. Bê tông của tường trong đất thường có mác 250# đến 300#. Ống đổ bê tông phải luôn luôn chìm trong bê tông tươi một đoạn khoảng 3m để tránh cho bê tông bị phân tầng, bị rỗ (xem phần 5 hình 14-49).

- Bước 6: Hoàn thành đổ bê tông cho toàn bộ panen (barét) thứ nhất, (xem phần 6 trên hình 14-49).

Chú ý: Phải đổ bê tông cao hơn cốt thiết kế một đoạn không ít hơn 0,50m để sau này đập đi phần bê tông xấu là vừa.

3. Đào hố cho panen (barét) tiếp theo và tháo bộ ghá lắp gioăng chống thấm:

- B­íc 7: §µo mét phÇn hè s©u ®Õn cèt thiÕt kÕ ®¸y panen (®µo trong dung dÞch bentonite). Chó ý ®µo c¸ch panen ®Çu tiªn (sau khi bª t«ng cña panen ®ã ®· ninh kÕt ®­îc ³ 8 giê) mét d¶i ®Êt (xem h×nh 14-50, phÇn 7).

- Bước 8: Đào tiếp đến sát panen số 1 (xem phần 8 trên hình 14-50).

- Bước 9: Gỡ bộ ghá lắp gioăng chống thấm bằng gầu đào khỏi cạnh của panen số 1, nhưng gioăng chống thấm CWS vẫn nằm tại chỗ tiếp giáp giữa 2 panen (xem phần 9 trên hình 14-50).

4. Hạ lồng cốt thép, đặt gioăng chống thấm và đổ bê tông cho panen (barét) thứ hai:

- Bước 10: Hạ lồng cốt thép xuống hố đào chứa đầy dung dịch bentonite. Đặt bộ ghá lắp cùng với gioăng chống thấm CWS vào vị trí (xem phần 10 hình 14-51).

- Bước 11: Đổ bê tông cho phanen (barét) thứ hai bằng phương pháp vữa dâng , như panen số 1 (xem phân 11 trên hình 14-51).

- Bước 12: Tiếp tục đào hố cho panen thứ ba ở phía bên kia của panen số 1 (xem phần 12 trên Hình 14-51). Thực hiện việc hạ lồng cốt thép, đặt bộ ghá lắp cùng với gioăng chống thấm và đổ bê tông cho panen thứ 3 giống như đã thực hiện cho các panen trước.

Tiếp tục theo qui trình thi công như vậy để hoàn thành toàn bộ bức tường trong đất theo thiết kế .

3.Trình bày công nghệ thi công sàn bóng bê tông cốt thép, công nghệ xử lý nền móng top-base

Trình tự thi công sàn BubbleDeck - Loại A

1 - Lắp dựng hệ giáo chống, xà gồ, cầu phong:

Hệ giáo chống được lắp dựng đảm bảo cho khoảng cách giữa các xà gồ là 1,2m. Hệ cầu phong sử dụng thép hộp, khoảng cách lớn nhất giữa các cầu phong là 0,6m.

2 - Ghép ván khuôn sàn BubbleDeck:

Ghép ván khuôn đúng vị trí đã xác định trên bản vẽ. Đảm bảo bề mặt ván sàn được phẳng và kín khít.

3 - Lắp đặt lưới thép dưới – bóng – lưới thép trên và giằng bóng:

Lắp đặt lưới thép dưới, lưới thép trên và giằng bóng theo đúng bản vẽ thiết kế. Bao gồm cả cốt thép liên kết lưới dưới, cốt thép liên kết lưới trên. Cốt thép liên kết cần được định vị vào lưới thép bằng liên kết buộc.

4 - Lắp đặt cốt thép mũ cột, cốt thép chịu cắt:

Lắp đặt cốt thép mũ cột, cốt thép chịu cắt tại vị trí đầu cột (nếu cần).

5 - Ghép ván khuôn thành theo chu vi.

6 - Công tác chuẩn bị đổ bê tông: Kiểm tra độ kín khít của ván khuôn sàn, liên kết cốt thép, giằng bóng... Làm sạch sàn trước khi đổ bê tông.

7 - Đổ bê tông toàn khối:

Đổ bê tông theo mác đúng quy định trong thiết kế. Đầm và làm phẳng mặt bê tông.

8 -  Tháo dỡ hệ chống đỡ, ván khuôn sàn:

Tùy thuộc vào cấp độ bền của bê tông, bước cột của kết cấu và biện pháp thi công của nhà thầu.

Trình tự thi công sàn BubbleDeck - Loại B

1- Lắp dựng hệ cột chống tạm thời: 

Các dầm đỡ được đặt song song. Khoảng cách tối đa giữa các xà gồ đỡ không vượt quá 1.8m.

2 - Ghép các cấu kiện BubbleDeck bán toàn khối đúc sẵn:

Ghép các cấu kiện BubbleDeck bán toàn khối vào đúng vị trí đã xác định trên bản vẽ.

3 - Ghép cốt thép liên kết:

Bao gồm cốt thép liên kết phần dưới của tấm sàn (trực tiếp trên lớp bê tông đúc sẵn không cần định vị hoặc trên ván khuôn có định vị) và cốt thép liên kết phần trên tấm sàn (trực tiếp lên lưới thép trên), cùng với các thanh uốn đi kèm.

4 - Ghép cốt thép chịu cắt: Tại vị trí đầu cột (nếu cần).

5 - Ghép cốt thép biên: Bao gồm các thanh góc và thanh kẹp tại vị trí biên, theo chu vi bản sàn.

6 - Ghép ván khuôn thành theo chu vi.

7 - Công tác chuẩn bị đổ bê tông: Kiểm tra mối nối giữa các cấu kiện, làm sạch và làm ẩm lớp bê tông đúc sẵn.

8 - Đổ bê tông toàn khối: Đầm và làm phẳng mặt bê tông.

9 - Tháo dỡ hệ cột chống tạm thời: Tùy thuộc tư vấn, hướng dẫn công trình cụ thể.

4.       Trình bày công nghệ thi công tấm sàn, tường, vách ngăn sử dụng tấm 3D Panel

CÔNG TÁC THI CÔNG

Chuẩn bị mặt bằng :

Căn cứ trên mặt bằng móng - đà kiềng và nền sàn bê tông đã thi công, tiến hành căng dây, lấy mực để kiểm tra kích thước thực so với bản vẽ thiết kế. Phả vữa bê tông cân chỉnh mặt bằng.

Vẽ mặt bằng tường tầng trệt lên nền sàn.

Định vị vị trí tấm tường EVG trên mặt bằng :

Xác định vị trí từng tấm tường EVG-3D trên mặt bằng theo bản thiết kế kết cấu.

Lấy dấu, khoan các lỗ để đặt sắt neo Þ10 cho các tấm tường bằng cách căng dây, bắn mực. Khỏang cách tối đa giữa các thanh sắt neo là 500 mm. Các lỗ khoan phải không trùng với các khe nối của các tấm EVG-3D.

Lắp đặt sắt neo vào lỗ khoan bằng phương pháp đóng. Đầu thanh sắt neo (phần ngập trong BT sàn, chiều dài 10 – 15cm) được bôi keo Epocy để tăng liên kết. Trường hợp sắt neo đã được chôn trước trong bê tông sàn thì phải kiểm tra, hiệu chỉnh cho đúng vị trí neo tấm tường.Quét bitum chống thấm tòan bộ mặt tiếp giáp giữa nền sàn bê tông và chân tấm EVG-3D.

Lắp dựng tấm tường EVG-3D :

Lắp dựng các tấm EVG-3D bắt đầu từ các góc. Sắt neo sẽ được luồn vào khe giữa tấm xốp và lưới thép. Cố định tấm EVG-3D với sắt neo bằng kẽm buộc. Kiểm tra độ thẳng đứng của tấm tường, của các góc giao bằng thước thủy hoặc máy tòan đạc.

Các tấm tường cong được tạo bằng cách cắt lưới dọc theo mặt lưng đường cong và bẻ uốn tấm EVG-3D theo độ cong đã xác định trên nền sàn. Khỏang các giữa các đường cắt phụ thuộc vào độ cong của tấm tường.Tại các vị trí cửa đi và cửa sổ, các tấm EVG-3D được cắt theo kích thước thực tế. Sau khi lắp đặt, các vị trí này được tăng cường sắt chịu lực và lưới thép chữ U theo thiết kế . Cửa sổ còn có thể tạo bằng cách cắt trực tiếp trên các tấm tường EVG-3D đã dựng.

Kiểm tra độ thẳng đứng của các tấm vách, định vị bằng các cây chống xiên. Khỏang cách các cây chống từ 900 – 1200 tùy thuộc vào chiều cao tấm tường

Lắp đặt lưới góc và lưới liên kết giữa các tấm EVG-3D trên cả hai mặt trong và ngòai. Tai vị trí các góc cửa sổ và cửa đi được tăng cường các tấm lưới chéo 450 theo thiết kế.

Lắp dựng khuôn bao cửa đi, cửa sổ :

Khuôn cửa phải được bọc giấy bảo vệ trước khi lắp dựng.

Cố định pate cửa với lưới U liên kết của tấm tường theo thiết kế.

Kiểm tra độ thẳng đứng của khuôn, độ phẳng so với mặt tấm tường và cố định bằng các cây chống xiên.

Lắp dựng các hệ thống điện, nước, điện thọai, mạng vi tính, gas, PCCC … trên nền sàn và tường :

Dùng đèn khò tạo rãnh trên tấm xốp để luồn ống của các hệ thống chìm tường.

Rải ống trên sàn và luồn ống chìm tường, lắp đặt các hộp nối và hộp đế ngầm. Ong trên sàn được cố định bằng kẹp, ống trên tường cố định bằng dây kẽm. Các ống cứng hoặc quá lớn không luồn được trực tiếp qua lưới, cho phép cắt lưới một phần hoặc tòan bộ chiều dài ống để lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong phải dùng lưới liên kết để gia cố phần bị cắt.Lắp dựng tấm sàn EVG-3D và các kết cấu đà :

Căn cứ bản vẽ thiết kế để lắp đặt sắt tăng cường bụng và đai chữ U đầu tấm.

Tại các vị trí có đà BTCT đỡ tấm sàn, phải đóng và lắp dựng ván khuôn đà, neo liên kết vào tấm tường.

Lắp dựng cốt thép đà theo thiết kế.

Dựng các đà gỗ đỡ tấm sàn theo cao độ thiết kế. Các đà gỗ nằm vuông góc với chiều dài tấm sàn, khỏang cách giữa các đà đỡ từ 1200 – 1500. Cây chống đỡ đà gỗ được bố trí cách các tấm tường từ 800 – 1200 tùy vị trí. Khỏang cách giữa các cây chống từ 600 – 800, sao cho không cản trở thao tác phun vữa tường và trần.

Lắp các tấm EVG-3D sàn đã tăng cường sắt chịu lực vào vị trí, neo liên kết với cốt thép đà và lưới của tấm tường bằng lưới liên kết và lưới góc.Luồn thép của đà BT đầu tường, gia cố sắt mũ chịu lực của sàn theo thiết kế.

Kiểm tra tổng thể phần kết cấu tường – sàn và các hệ thống ngầm trước khi phun bê tông :

Kiểm tra liên kết giữa tấm tường và tấm sàn, giữa tấm sàn và đà. Kiểm tra code cao độ và kích thước tổng thể.

Kiểm tra lại vị trí và liên kết các khuôn cửa.

Kiểm tra đo thông mạch các hệ thống điện, điện thọai, mạng vi tính, mạng PCCC …

Kiểm tra đo áp lực và rò rỉ mối nối các hệ thống ống nước, gas …

Chuẩn bị vật liệu và máy móc để bơm phun bê tông :

Tập kết vật liệu cho bê tông phun. Các vị trí tập kết vật liệu phải thuận tiện để chuyển vào máy trộn và máy phun. Yêu cầu vật liệu : Xi măng : theo chủng lọai thiết kế yêu cầu. Cát vàng : hạt lớn, sạch, không có tạp chất. Đá mạt : kích thước hạt từ 0 – 4mm, sạch, không có tạp chất. Đá 1x2 : sạch, không có tạp chất, trước khi thi công phải rửa đá cho sạch. Phụ gia sika chống thấm. Nước sạch.

Máy trộn và bơm phun bê tông phải được rửa sạch, kiểm tra dầu nhớt, các đồng hồ kỹ thuật trong máy.

Bơm phun bê tông và hòan thiện sơ bộ :

Tỷ lệ cấp phối vữa bê tông, độ sụt của vữa phải tuân thủ theo yêu cầu thiết kế. (Độ sụt được qui định là 7.25cm, tương đương 2.85 inch)

Tiến hành phun vữa tấm tường trước, dùng vữa bê tông đá mạt. Vị trí phun bắt đầu từ trên xuống dưới. Phun vữa làm 2 lần, mỗi lần không dày quá 3cm, vữa phun lần 1 se mặt mới được phun tiếp lần 2, bề mặt vữa sau khi phun lần 2 phủ ra khỏi mặt lưới thép từ 5 – 10mm. Khi vữa lớp 2 se mặt, dùng thước gạt tạo mặt phẳng cho tấm tường. Lớp vữa hòan thiện có thể tô trát ngay hoặc tô sau, nhưng phải tiến hành sau khi phun vữa phần trần tiếp giáp.Sau khi phun vữa bê tông cho các tấm tường thì có thể tiến hành đồng thời công tác phun vữa bê tông phần trần bên dưới và bê tông đá 1x2 của sàn trên. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng việc phun vữa tấm trần có thể tiến hành sau khi phun xong vữa các tấm tường của từng phòng, còn bê tông đá 1x2 trên mặt sàn chỉ được tiến hành sau khi đã phun vữa bê tông hết các tấm tường bên dưới.

Các công đọan bảo dưỡng, chống thấm sau khi phun bê tông đá 1x2 sàn tuân thủ theo qui phạm như bê tông cốt thép thông thường. Đối với phần bê tông tường, phải tưới bảo dưỡng lần đầu sau 05 giờ, các lần tưới bảo dưỡng cách nhau từ 1 – 2 giờ tùy thuộc thời tiết tại công trường.

Định vị vị trí tấm tường EVG lầu tiếp theo :

Tiếp tục tiến hành lần lượt lặp lại từ  bước 2 cho các tầng tiếp theo.

Trường hợp lắp dựng các tấm EVG-3D kết hợp với giàn khung chịu lực BTCT (thường dùng cho các nhà cao tầng trong công nghệ EVG-3D) thì trước khi bắt đầu bước 2, phải định vị, lắp dựng cốt thép và coffage, đổ bê tông cột như trong xây dựng nhà khung thông thường, có chờ sẵn sắt râu để liên kết với các tấm EVG-3D sẽ lắp dựng, sau đó mới xác định vị trí các tấm tường (bước 2) ở phần giữa khỏang cách các cột và lắp dựng như bản vẽ. Các bước tiếp theo tiến hành lần lượt như trên, riêng việc thi công tầng cao cần chú ý tăng cường các biện pháp an tòan của thi công nhà cao tầng theo qui phạm.

5.       Trình bày công nghệ thi công cọc xi măng đất, cọc cát, xử lý nền đất yếu

Các ứng dụng chủ yếu trong xây dựng:

- Ổn định thành hố đào

- Làm tường vây để xây dựng các công trình ngầm.

- Gia cố nền đất yếu để giảm độ lún và lún lệch cho công trình.

- Tăng khả năng chống trượt của mái dốc, triền dốc.

- Tăng cường độ chịu tải của đất nền, bờ sông, biển.

- Ngăn sự hóa mềm để chống lún, lệch, trồi đất, thẩm  thấu mực nước ngầm.

- Cọc chịu tải của nhà xưởng, nhà cao tầng

Bước 1: Đinh vị máy khoan vào vị trí khoan cọc (bằng máy toàn đạc điện tử.)

Bước 2: Bắt đầu khoan vào đất, quá trình mũi khoan đi xuống đến độ sâu theo qui định thiết kế.

Bước 3: Bắt đầu bơm vữa theo qui  định và trộn đều, tốc độ mũi khoan đi xuống : 0,5m-0.7m/phút.

Bước 4: Tiếp tục hành trình khoan đi xuống, bơm vữa và trộn đều, đảm bảo lưu lượng vữa thiết kế.

Bước 5: Khi đến độ sâu mũi cọc, dừng khoan và dừng bơm vữa và tiền hành quay mũi ngược lại và rút cần khoan lên, quá trình rút lên kết hợp trộn đều 1 lần và nén chặt vữa trong lòng cọc, nhờ vào cấu tạo mũi khoan. Tốc độ rút cần khoan lên tb: 0.8m-1.2m/phút.

Bước 6: Sau khi mũi khoan được rút lên khỏi miệng hố khoan, 01 cây cọc vữa được hoàn thành. Thực hiện công tác dọn dẹp phần phôi vữa rơi vãi ở hố khoan, chuyển máy sang vị trị cọc mới.

6.       Trình bày công nghệ thi công top-down trong móng nhà cao tầng sử dụng hệ tường vây bằng bê tông cốt thép

Trong công nghệ Top-down, các tầng hầm được thi công bằng cách thi công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo công nghệ cọc nhồi bê tông tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt (cốt không).

Trong trường hợp hệ tường vây được thi công tới mặt đất tự nhiên thấp hơn cốt nền tầng trệt thì, thay vì thi công Top-down ngay từ tầng trệt, có thể bắt đầu thi công top-down từ mặt nền tầng hầm thứ nhất (sàn tầng hầm đầu tiên), bên dưới mặt đất. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên (bottom-up) truyền thống, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top-down hay "Sơ mi" top-down (semi-top-down).

Riêng các cọc khoan nhồi bê tông nằm dưới móng cột ở phía trong mặt bằng nhà thì không thi công tới mặt đất mà chỉ tới ngang cốt móng (không tính phần bê tông đầu cọc nhồi, phải tẩy bỏ đi sau này) (Xem thêm bài Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông). Phần trên chịu lực tốt, ngay bên dưới móng của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên trên tới cốt không (cốt nền ngay tại mặt đất). Các cốt thép hình này, là trụ đỡ các tầng nhà hình thành trong khi thi công Top-down, nên nó phải được tính toán để chịu được tất cả các tầng nhà, mà được hoàn thành trước khi thi công xong phần ngầm (gồm tất cả các tầng hầm cộng thêm một số hữu hạn các tầng thuộc phân thân đã định trước). Tiếp theo đào rãnh trên mặt đất (làm khuôn dầm), dùng ngay mặt đất để làm khuôn hoặc một phần của khuôn đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cốt không. Khi đổ bê tông sàn cốt không phải chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống tầng ngầm, để (cùng kết hợp với ô thang máy) lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi công tầng hầm. Sàn này phải được liên kết chắc với các cốt thép hình làm trụ đỡ chờ sẵn nêu trên, và liên kết chắc với hệ tường vây (tường vây là gối đỡ chịu lực vĩnh viễn của sàn bê tông này). Sau khi bê tông dầm, sàn tại cốt không đã đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc, người ta tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên, xuống đào đất tầng hầm ngay bên dưới sàn cốt không. sau đó lại tiến hành đổ bê tông sàn tầng hầm này, ngay trên mặt đất vừa đào, tương tự thi công như sàn tạicốt không, rồi tiến hành lắp ghép cốt thép cột tầng hầm, lắp khuôn cột tầng hầm và đổ bê tông chúng.

Cứ làm như cách thi công tầng hầm đầu tiên này, với các tầng hầm bên dưới. Riêng tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tông sàn thì tiến hành thi công kết cấu móng và đài móng.

Đồng thời với việc thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường. Sau khi thi công xong hết các kết cấu của tầng hầm người ta mới thi công hệ thống thang bộ và thang máy lên xuống tầng hầm.

7.       Trình bày công nghệ thi công dầm, sàn bê tông ứng lực trước? Sự khác nhau giữa căng trước và căng sau.

Hiện nay ng­ời ta th­ờng thi công BTCTULT theo 2 ph­ơng pháp :

 Ph­ơng pháp căng tr­ớc (căng trên bệ).

•       Cốt thép ƯLT đ­ợc neo một đầu cố định vào bệ còn đầu kia đ­ợc kéo ra với lực kéo N (Hình 2a). D­ới tác dụng của lực N, Cốt thép đ­ợc kéo trong giới hạn đỡn hồi vỡ sẽ giãn dỡi ra một đoạn delta  1 ,t­ơng ứng với các ứng suất xuất hiện trong cốt thép, điểm B của thanh đ­ợc dịch chuyển sang điểm B1, khi đó, đầu còn lại của cốt thép đ­ợc cố định nốt vào bệ

•       Tiếp đó, đặt các cốt thép thông th­ờng khác rồi đổ bêtông. Đợi cho bêtông đông cứng và đạt đ­ợc c­ờng độ cần thiết Ro thì thả các cốt thép ƯLT rời khỏi bệ (gọi là buông cốt thép). Nh­ một lò so bị kéo căng,các cốt thép này có xu h­ớng co ngắn lại và  thông qua lực đính giữa nó với bêtông trên suốt chiều dài của cấu kiện, cấu kiện sẽ bị nén với giá trị bằng lực N đã dùng khi kéo cốt thép (Hình 2b).

Để tăng thêm lực dính giữa bê tông và cốt thép , người ta thường dùng cốt thép ULT là cốt thép có gờ, hoặc là cốt thép trơn được xoắn lại, hoặc là ở hai đầu có cấu tạo những mấu neo đặc biệt.

Phương pháp căng trước tỏ ra ưu việt đối với những cấu kiện sản xuất hàng loạt trong nhà máy. ở đó có thể xây dựng những bệ căng cố định có chiều dài từ 75 đến 150m để một lần căng cốt thép có thể đúc được nhiều cấu kiện (ví dụ dầm, Panen). Cũng có thể sử dụng ván khuôn thép lμm bệ căng.

Phương pháp căng sau (căng trên bêtông).

Trước hết đặt các cốt thép thông thường vμo các ống rãnh bằng tôn, kẽm hoặc bằng vật liệu khác để tạo các rãnh dọc, rồi đổ bêtông. Khi bêtông đạt đến cường

độ nhất định Ro thì tiến hành luồn và căng cốt thép ƯLT tới ứng suất qui định. Sau khi căng xong, cốt ƯLT được neo chặt vào đầu cấu kiện (Hình4)

Thông qua các neo đó cấu kiện sẽ bị nén bằng lực đã dùng khi kéo căng cốt thép. Tiếp đó, người ta bơm vữa vμo trong ống rãnh để bảo vệ cốt thép khỏi bị ăn mòn vμ tạo ra lực dính giữa bêtông với cốt thép.Để bảo đảm tốt sự tryuền lực nén lên cấu kiện, người ta chế tạo các loại neo đặc biệt như neo Freyssinet (Neo bó sợi thép khi dùng kích hai chiều - Hình 5)

Có 4 dạng thiết bị căng thép thường được sử dụng sau :

Căng bằng thiết bị cơ khí

       chủ yếu để sản xuất các cấu kiện bê tông ULT sản xuất tại nhà máy với quy mô lớn.

Căng bằng kích thủy lực

Căng bằng nguyên lý động học

Căng bằng nguyên lý hóa học

- Tạo được trần đẹp

- Chiều cao tầng được nâng cao bởi không bị hạn chế dầm

- Độ bền công trình cao, vì mác bê tông cao, thép cường độ cao kéo căng và không cho phép có vết nứt

- Không phải làm trần

- Thi công nhanh

- Không gian sử dụng linh hoạt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro