CNCTM 1d-HDan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1

Câu hỏi: Nguyên công: định nghĩa; các điều kiện thay đổi nguyên công; ý nghĩa; ví dụ?

- Nêu được định nghĩa nguyên công: Là một phần của quy trình công nghệ được hoàn thành liên tục tai một chỗ làm việc do một hoặc một nhóm công nhân thực hiện.

- Nêu được các điều kiện thay đổi của nguyên công: Chổ làm việc; tính liên tục, do một nhóm công nhân thực hiện; nếu thay đổi một trong ba điều kiện trên ta có nguyên công khác.

- Lấy được một ví dụ minh hoạ khi thay đổi chổ làm việc thì nguyên công thay đổi: Vẽ được hình minh hoạ có hai bước công nghệ gia công một bề mặt, gia công bước thứ nhất ở một máy, khi gia công bước thứ hai ở một máy khác thì hai bước công nghẹ được thực hiện ở hai nguyên công.

- Lấy được một ví dụ minh hoạ khi thay đổi tính liên tục thì nguyên công thay đổi: Có hai bước công nghệ gia công thô và tinh một bề mặt trên một máy, gia công thô thực hiện cho cả loạt chi tiết sau đó quay lại gia công tinh cho cả loạt, hai bước công nghệ nằm ở hai nguyên công.

- Nêu được ý nghĩa kinh tế- kỹ thuật của nguyên công:

+ ý nghĩa kinh tế: Tuỳ theo sản lượng mà QTCN có thể là phân tán hoặc tập chung nguyên công, mục đích cần bằng thời gian giữa các nguyên công bảo đảm nhịp sản xuất.

+ ý nghĩa kỹ thuật: Tuỳ theo yêu cầu độ chính xác và độ nhám bề mặt để chọ phương pháp gia công thô và tinh phù hợp.

Câu 2

Câu hỏi: Bước công nghệ: định nghĩa; điều kiện thay đổi bước; ví dụ?

- Nêu được định nghĩa về bước công nghệ: Là một phần của nguyên công tiến hành gia công một hoặc một số bề mặt đồng thời bằng một hoặc một bộ dụng cụ với chế độ cắt không đổi.

- Nêu được các điều kiện thay đổi thì bước công nghệ cũng thay đổi:

+ Gia công một hoặc một số bề mặt đồng thời bằng một hoặc một bộ dụng cụ cắt.

+ Chế độ cắt không đổi: Chế độ của máy được duy trì không đổi.

- Lấy được ví dụ để minh hoạ khi gia công môt số bề mặt đồng thời trong một bước công nghệ trong một nguyên công.

+ Bằng một bộ dụng cụ cắt

- Lấy được ví dụ minh hoạ chi gia công một bề mặt (bằng phương pháp tiện hoặc phay) qua hai bước công nghệ nhờ thay đổi các yếu tố chế độ cắt.

- Làm rõ được:

+ Trong mỗi nguyên công của quy trình công nghệ có một hoặc nhiêu bước công nghệ.

+ Bước công nghệ là quá trình trược tiếp thay đổi trạng thái, kích thước của chi tiết gia công.

- Nêu được ý nghĩa của việc chia nguyên công thành các bước:

+ Nêu được ý nghĩa về kinh tế: Tuỳ theo sản lượng và điều kiện sản xuất mà chia nhỏ hặc tập chung nguyên công nhằm bảo đảm nhịp sản xuất.

+ Nêu được ý nghĩa kỹ thuật của nguyên công: Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết và dạng hình học của bề mặt mà chọn phương pháp công nghệ phù hợp.

Câu 3

Câu hỏi: Lần gá,vị trí: định nghĩa; ví dụ; sự khác nhau và giống nhau của lần gá và vị trí?

- Nêu được định nghĩa về lần gá: Là một phần của nguyên công được hoàn thành trong một lần gá đặt chi tiết gia công

- Nêu được định nghĩa vị trí: Là một phần của nguyên công, được xác định bởi một vị trí tương quan giữa chi tiết gia công với máy hoặc chit riết với dụng cụ cắt.

- Làm rõ được

+ Gá đặt là một lần xác định vị trí tương đối của phôi với máy hoặc đồ gá mà có sự thay đổi gá đặt.

+ Lấy ví dụ: Một nguyên công hai lần gá. Lần gá thứ nhất thực hiện một số bước công nghệ, sau đó gá lần hai để thực hiện một số bước công nghệ khác.

+ Vị trí cũng là một lần xác định vị trí tương đối của phôi với máy hoặc dụng cụ cắt. Để có vị trí mới, không phải gá đặt lại phôi, mà thay đổi vị trí tương đối của các phần gá đặt và phân cố định của đồ gá.

+ Lấy được ví dụ khi gia công răng của bánh răng bằng phương pháp chép hình hoặc phay các mặt phân bố đều (có thể không đều) của chi tiết bất kỳ.

- Nêu được sự giống và khác nhau của hai khái niệm trên:

+ Giống nhau:

+ Khác nhau:

+ Một nguyên công có thể có một hoặc nhiều lần gá, ví dụ.

+ Mỗi lần gá có thể có nhiều vị trí, ví dụ.

Câu 4

Câu hỏi: Các dạng sản xuất: chỉ tiêu phân loại; phương pháp xác định; đặc chưng công nghệ?

- Nêu được các chí tiêu phân loại dạng sản xuất:

- Nêu được tên gọi, các đặc chưng công nghệ của từng dạng sản xuất:

+ Loại hình sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ:

+ Loại hình sản xuất hàng loạt:

+ Loại hình sản xuất loạt lớn và hàng khối:

- Nêu được ý nghĩa của dạng sản xuất là đặc chưng có tính chất tổng hợp, nhằm:

+ Giúp định hướng đường lối công nghệ: Tập chung hoặc phân tán nguyên công khi thiết kế quy trình công nghệ.

+ Chọn giải pháp công nghệ phù hợp.

+ Chọn phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp.

Câu 5

Câu hỏi: Các phương pháp tổ chức sản xuất: đặc chưng và phạm vị ứng dụng?

- Nêu được nội dung của phương pháp tổ chức sản xuất theo dây truyền:

- Nêu được các đặc điểm công nghệ:

- Nêu được phạm vi ứng dụng:

- Nêu được nội dung cơ bản của sản xuất không dây truyền:

Câu 6

Câu hỏi: Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt đến khả năng chống mòn của chi tiết máy?

-Vẽ mô hình minh hoạ và giải thích quá trình làm việc của cặp bề mặt ma sát.

- Dùng hình vẽ giải thích 3 gia đoạn mòn của cặp bề mặt ma sát:

- Nêu được khi hai cặp bề mặt có độ nhám khác nhau thì tuổi thọ của chúng khác nhau và cặp bề mặt có cấp độ nhám thấp hơn thì tuổi thọ thấp hơn:

+ Vẽ hình hai đường cong mòn ứng với hai cặp bề mặt ma sát có độ nhám khác nhau trên một đồ thị: đường cong mòn ứng với cặp có Rz lớn có lượng mòn ban đầu lớn hơn và thời gian mòn ban đầu ngắn hơn.

+ Giả thiết hai cặp bề mặt có lượng mòn cho phép [U], xác định được thời gia làm việc của từng cặp trên đồ thị.

+Kết luận: Cặp có độ hám Rz lớn có thời gian làm việc ngắn.

- Nêu được giá trị tố ưu của độ nhám phụ thuộc vào điều kiện làm việc :

Câu 7

Câu hỏi: Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt đến sức bền mỏi của chi tiết máy? Trong thực tế các bề mặt trụ của chi tiết dạng trục làm việc trong điều kiện tải trọng thay đổi theo chu kỳ người ta yêu cầu cấp độ nhám cao mặc dù chung không tham gia vào lắp ráp, giải thích?

- Nêu được bản chất phá huỷ mỏi:

+ Nêu được hiện tượng phá huỷ mỏi:

+ Điều kiện phá huỷ mỏi:

+ Chỉ tiêu đánh giá

- Nêu ảnh hưởng của độ nhám Rz đến sức bền mỏi, minh hoạ:

+ Vẽ hình minh hoạ ứng suất tập chung tại chân nhấp nhô và sự suất hiện vết nứt suất hiện trên bề mặt.

+ Nêu được kết luận: Khi bề mắt có độ nhám (Rz) càng cao, ứng suất tập chung có trị số càng lớn, khả năng suất hiện vết mứt càng cao, sức bền mỏi càng giảm, suy ra cấp độ bề mặt càng cao sức bền mỏi càng tăng.

- Nêu được một dẫn chứng minh hoạ khi hai mẫu có độ nhám khác nhau, mẫu có Rz nhỏ hơn có ứng suất mỏi cao hơn.

- Dựa vào điều kiện, bản chất của hiện tượng phá huỷ mỏi để trả lời tại sao các chi tiết dạng trục làm việc trong điều kiện ứng suất thay đổi theo chu kỳ, khi thiết kế phải chọn độ nhám cao cho các bề mặt không lắp ráp.

+ Nêu được tính chất chịu tải

+ Tính chất phá huỷ của tải khi trục làm việc

+ Kết luận:

Câu 8

Câu hỏi: Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt đến tính chất lắp ráp của mối ghép có khe hở? Nguyên tắc chọn cấp độ nhám để bảo đảm tính chất mối ghép làm việc lâu dài?

- Nêu được:

+ Khái niệm mối ghép có khe hở:

+ Hiện tương phá huỷ của mối ghép có khe hở:

- Nêu được ảnh hưởng của chiều cao nhấp nhô đến kết quả đo kích thước thực của bề mặt trụ ngoài và trụ trong của mối ghép.

+ Vẽ hình minh hoạ một chi tiết trục và một chi tiết lỗ để nêu được Rz ảnh hưởng đến kết quả đo.

+ Nêu được do Rz làm kết quả đo lỗ bị nhỏ và trục bị lớn lên.

- Nêu được khi mối ghép làm việc hết giai đoạn mòn ban đầu chiều cao nhấp nhô bị mòn (65-75% trị số Rz), khe hở mối ghép tăng lên.

- Kết luận được khi chiều cao nhấp nhô Rz của các cặp mối ghép có khe hở càng nhỏ, độ bền mối ghép càng tăng.

- Nêu được giá trị hợp lý của chiều cao nhấp nhô theo độ chính xác gia công:

Câu 9

Câu hỏi: Mục đích, ý nghĩa, cơ sở nghiên cứu tính công nghệ? Các chỉ tiêu gián tiếp nghiên cứu tính công nghệ?

- Nêu được ý nghĩa kinh tế-kỹ thuật của tính công nghệ:

- Nêu và phân tích được 4 cơ sở nghiên cứu tính công nghệ:

- Nêu và lấy được ví dụ minh hoạ các chỉ tiêu gián tiếp phân tích công nghệ

+ Nêu được tại sao phải dùng các chỉ tiêu gián tiếp.

+ Nêu và lấy được ví dụ minh hoạ 5 chỉ tiêu gián tiếp khi nghiên cứu tính công nghệ khi thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ.

Câu 10

Câu hỏi: Trình bày ảnh hưởng của lượng chạy dao (khi gia công bằng các loại dụng cụ cắt có lưỡi cắt xác định) đến độ nhám bề mặt? Giới hạn nên dùng của lượng chạy dao khi tiện tinh?

- Vẽ được sơ đồ hình thành chiều cao nhấp nhô Rz khi gia công bằng dụng cụ cắt có lưỡi cắt xác định (đặc chưng là quá trình tiện).

- Viết được công thức tính chiều cao nhấp nhô thông qua các yếu tố chế độ cắt và các yếu tố hình học khác của dụng cụ cắt (khi tiện):

+ Giải thích được các thành phần của công thức.

- Nêu được quy luật ảnh hưởng của s(mm/vg) đến độ nhám thông qua các yếu tố khác:

+ Khi s > 0,15 mm/vg lựơng chạy dao ảnh hưởng đến Rz là chủ yếu.

+ Khi s < 0,1 mm/vg lượng chay dao và hmin cùng ảnh hưởng đến Rz¬.

+ Khi s <0,03 mm/vg ảnh hưởng của hmin là chủ yếu.

- Nêu được giá trị nên dùng để bảo đảm độ nhám bề mặt khi gia công bằng dụng cụ cắt có lưỡi cắt xác định khi gia công tinh:

+ Với dao mài sắc bằng đá mài thường (r không nhỏ hơn 40 μm): s > 0,15 mm/vg.

+ Với dao mài sắc bằng đá mài có cở hạt mịn, đá mài kim cương (r đến 4 μm) s= 0,03÷0,15 mm/vg.

+ Việc chọn s nhỏ hơn 0,03mm/vg không mang lại hiệu quả về năng suất và độ chính xác.

Câu 11

Câu hỏi: Công dụng, phân loại đồ gá trong gia công cơ và các thành phần cơ bản của đồ gá gia công?

- Nêu được công dụng của đồ gá gia công:

+ Nêu được khái niệm về gá đặt chi tiết khi gia công, các quá trình xảy ra khi gá đặt (định vị và kẹp chặt).

+ Nêu được các công dụng của đồ gá:

- Nêu được định nghĩa, công dụng của đồ gá đồ gá vạn năng:

+ Định nghĩa

+ Đặc điểm kết cấu:

+ Đặc chưng công nghệ:

+ Phạm vi ứng dụng:.

- Nêu được định nghĩa, công dụng của đồ gá chuyên dùng:

+ Định nghĩa:

+ Đặc điểm kết cấu:

+ Đặc chưng công nghệ:

+ phạm vi ứng dụng:

- Đồ gá vạn năng hoá:

+ Nêu được ý tưởng thiết kế đồ gá vạn năng hoá

+ Đặc chưng kết cấu của đồ gá vạn năng hoá; ứng dụng của chúng:

Câu 12

Câu hỏi: Các điều cần tuân thủ khi chọn chuẩn thô? Làm rõ điều thứ năm?

- Nêu được và phân tích hai yêu cầu chọn chuẩn thô cần phải đạt được:

- Nêu được 5 điều cần tuân thủ khi chọn chuẩn thô:

- Phân tích được điều càn tuân thủ thứ 5:

+ Lấy ví dụ được chi tiết gia công có hai bề mặt cần gia công và một bề mặt không yêu cầu gia công qua hai lần gá đặt.

+ Nêu được nếu chuyển bước công nghệ (hoặc nguyên công) mà hai lần gá đặt dùng một bề mặt chuẩn (thô) thì gây sai số vị trí, chỉ ra sai số đó.

+ Nêu được các bước công nghệ (nguyên công) để khắc phục nhược điểm náy và khử sai số vị trí so với bằng cánh không dùng chuẩn thô hai lần.

Câu 13

Câu hỏi: Các loại sai số gia công, tính chất và nguyên nhân gây sai số?

- Nêu được khái niệm độ chính xác gia công và sai số gia công:

+ Độ chính xác gia công.

+ Sai số gia công

+ Hai khái niệm có cùng một bản chất chỉ một.

- Nêu được tên gọi và lấy được ví dụ minh hoạ các thông số đánh giá độ chính xác (sai số) gia công đối với từng chi tiết:

+ Độ chính xác kích thước.

+ Độ chính xác hình dáng hình học của bề mặt.

+ Độ chính xác vị trí tương quan của các bề mặt.

- Nêu được các loại sai số gia công khi phân loại theo tính chất của sai số, tính chất và nguyên nhân:

+ Sai số hệ thống cố định.

+ Sai số hệ thống thay đổi:

+ Sai số ngẫu nhiên:

Câu 14

Câu hỏi: Các phương pháp đạt độ chính xác gia công trên máy, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của từng phương pháp?

- Nêu được ý nghĩa của việc điều chỉnh dao đạt độ chính xác gia công:

- Nêu và giải thích được nội dung của phương pháp đo dò cắt thử đơn chiếc:

+ Vẽ được hình minh hoạ.

+ Mô tả được các bước của quá trình gia công bằng phương pháp đo dò cắt thử.

+ Nêu được các ưu nhược điểm của phương pháp: Độ chính xcá gia công; loại trừ ảnh hưởng của mòn dao; yêu cầu độ chính xác của phôi; độ phức tạp của gá lắp; năng suất gia công;...

+ Nêu được phạm vi ứng dụng:.

- Nêu và giải thích được nội dung của phương pháp tự động đạt kích thước:

+ Vẽ được hình vẽ minh hoạ.

+ Mô tả được nội dung của phương pháp.

+ Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp: Năng suất cao; độ chính xác có thể cao và không phụ thuộc vào công nhân; nâng cao hiệu quả kinh tế; Phí tổn về chế tạo đồ gá điều chỉnh dao và chế tạo phôi cao; yêu cấu dung cụ ít bị mòn...

+ Nêu được phạm vị ứng dung:

Câu 15

Câu hỏi: Trình bày ảnh hưởng của biến dạng đàn hồi của hệ thông công nghệ đến sai số gia công, nêu các biện pháp khắc phục?

- Nêu được phương pháp xác định ảnh hưởng của độ cứng vững của máy tiện khi gia công chi tiết gá trên hai mũi tâm:

+ Vẽ được sơ đồ gia công.

+ Nêu được phương pháp tính toán:

+ Nêu được phương pháp tính toán:

- Nêu được cách tính và kết quả khi chỉ xét ảnh hưởng của máy tiện:

+ Vẽ được sơ đồ tính.

+ Tính được sai số bán kính gia công do chuyển vị của máy tiện:

+ Tính được sai số bán kính gia công do chuyển vị của phôi

+ Tính được sai số bán kính do chuyển vị của bàn dao, nhận xét được đó là sai số hệ thông cố định.

- Vẽ được đường cong tổng hợp sai số do độ cứng vững của máy và phôi, nhận xét được loại sai số và tính chất của sai số:

- Nhận xét được tính chất của độ cứng vững của hệ thống công nghệ với máy tiện đang xét:

+ Độ cứng vững phụ thuộc vào độ cứng vững của các bộ phận của máy.

+ Phụ thuộc váo sơ đồ gá đặt, ví dụ

Câu 16

Câu hỏi: Trình bày ảnh hưởng của sai số phôi đến sai số gia công, hệ số in dập, nêu các biện pháp khắc phục?

- Nêu được ảnh hưởng của sai sô kích thước của koạt phôi đến sai số kích thước của loạt chi tiết gia công bằng phương pháp tự động đạt kích thước:

+ Vẽ được hình minh hoạ.

+ Mô tả được khi loạt phôi có sai số Δf thì sau khi gia công loạt chi tiêt có sai số Δch do chiều sâu cắt cắt từng phôi trong loạt không bằng nhau.

- Nêu được ảnh hưởng của sai số hình dạng của phôi ảnh hưởng đến sai số hình dạng của chi tiết sau khi gia công:

+ Vẽ được hình minh hoạ.

+ Mô tả được khi phôi có sai số hình dáng hình học Δf thì chi tiết sau khi gia công cũng có sai số hình dạng Δct, sai số biên dạng của chi tiết gia công gần giống sai số biên dạng của phôi.

+ Nêu được hiện tượng in dập sai số của phôi lên chi tiết gia công, qua hệ số in dập k.

+ Viết được công thức tính hệ số in dập; giải thích các ký hiệu trong công thức.

- Nêu được các phương pháp giảm ảnh hưởng của sai số phôi đến sai số gia công:

Câu 17

Câu hỏi: Các điều cần tuân thủ khi chọn chuẩn tinh? Làm rõ điều cần tuân thủ thứ nhất và thứ hai ?

- Nêu được năm điều cân tuân thủ khi chọn chuẩn tinh và giải thích ý nghĩa của từng điều:

- Phân tích được ý nghĩa của điều cần tuân thủ thứ nhất (cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính).

+ Nêu được khái niệm chuẩn tinh chính.

+ Lấy được ví dụ minh hoạ chi tiết có bề mặt phải được chọn làm chuẩn lắp ráp.

+ Nêu được khi gia công bề mặt khác có yêu cầu chính xác vị trí khi làm việc thi khi gia công, đặc biết là khi gia công tinh) cần phải chọn mặt chuẩn lắp ráp làm chuẩn khi gia công.

- Phân tích được ý nghĩa của điều cần tuân thủ thứ hai (cố gắng chọn chuẩn định vị trùng gốc kích thước).

+ Nêu được khái niệm chuẩn thống nhất

+ Lấy được ví dụ (có hình vẽ) kích thước gia công có gốc kích thước không trùng chuẩn định vị.

+ Phân tích được khi chuẩn định vị không trùng gốc kích thước, nếu dùng phương pháp tự động đạt kích thước cho cả loạt bằng phương pháp điều chỉnh dao sẳn, kích thước gia công bị sai số một lượng bằng khoảng dao động của gốc kích thước so với chuẩn định vị.

+ Lấy ví dụ minh hoạ khi chuẩn định vị trùng gốc kích thước thì không có sai số như trường hợp thứ nhất.

Câu 18

Câu hỏi: Trình bày ảnh hưởng của biến dạng nhiệt của dụng cụ cắt đến sai số gia công, nêu các biện pháp khắc phục?

- Nêu được hiện tượng nhiệt gây biến dạng hệ thống công nghệ:

+ Nguồn nhiệt.

+ Đặc điểm kết cấu dụng cụ cắt, mà từ đó kết luận được nhiệt độ dụng cụ cắt tăng cao so với các bộ phận khác của hệ thống công nghệ.

+ Nêu được lý do lấy dao tiện ngoài nghiên cứu để nghiên cứu.

- Mô tả được hiện tượng biến dạng nhiệt của dao tiện ngoài khi cắt:

+ Vẽ được đồ thị biến dạng nhiệt của dụng cụ cắt.

+ Viết được phương trình mô tả biến dạng nhiệt của dao tiện ngoài vào thời gian gia công:

+ Giải thích và viết được công thức của ΔLc:, giải thích ý nghĩa của các ký hiệu.

- Nêu được biến dạng nhiệt của dao cắt ảnh hưởng đến sai số gia công như thế nào?

+ Khi gia công mặt trụ trên máy tiện với chiều dài nhỏ.

+ Khi gia công với chiều dài đủ lớn

- Nêu được các phương pháp giảm ảnh hưởng của biến dạng nhiệt của dụng cụ cắt:

+ Dùng dung dịch trơn lạnh.

+ Cắt không liên tục, ví dụ dao phay mặt đầu, dao phay đĩa...

+ Từ công thức tính ΔLc nêu được các phương pháp giảm ảnh hưởng bằng chọn dao, gá đặt dao, chọn các yếu tố chế độ cắt.

Câu 19

Câu hỏi: Mục đích nghiên cứu độ chính xác gia công? Trình bày nội dung nghiên cứu độ chính xác gia công bằng phương pháp thống kê xác suất?

- Nêu được mục đích ý nghĩa của nghiên cứu độ chính xác gia công.

+ Dự đoán được công nghệ đã chọn có bảo đảm độ chính xác gia công không.

+ Trên cơ sở gia công thử một loạt chi tiết, dự đoán được được độ chính xác gia công dựa vào các số liệu đo được.

- Nêu được nội dung của phương pháp thống kê xác suất:

+ Mô tả được nội dụng của phương pháp.

+ Nêu được cách tính và vẽ được đường cong thực nghiệm.

+ Viết được phương trình đường cong phân bố chuẩn:

+ Tính được các giá trị cần thiết theo các số liệu thực nghiệm để xây dựng đường cong phân bố chuẩn:σ và .

+ Tính các điểm đặc biệt theo số liệu thí nghiệm

+ Vẽ đường cong phân bố chuẩn cung một hệ trục tạo độ với đường cong thực nghiệm.

- Nêu được các dạng đường cong phân bố của loạt chi tiết gia công:

+ Trường hợp chỉ có sai số ngẫu nhiên.

+ Có sai số hệ thống có quan hệ tuyến tính với thời gian.

+ Có sai số hệ thông phụ thuộc phi tuyến với thời gian.

Câu 20

Câu hỏi: Mục đích nghiên cứu độ chính xác gia công? Trình bày nội dung nghiên cứu độ chính xác gia công bằng phương pháp tính toán phân tích để?

- Nêu được mục đích ý nghĩa của nghiên cứu độ chính xác gia công.

+ Dự đoán được công nghệ đã chọn có bảo đảm độ chính xác gia công không.

+ Trên cơ sở gia công thử một loạt chi tiết, dự đoán được được độ chính xác gia công dựa vào các số liệu đo được.

- Nêu được nội dụng của phương pháp tính toán phân tích:

+ Từ các sai số thành phần ảnh hưởng thao các tính chất khác nhau người ta cần tổng hợp chúng để đánh giá tổng ảnh hưởng lên sai số gia công theo nguyên tắc đã nêu.

+ Tổng sai số hệ thống cố định Ai là sai số hệ thống cố định:

+ Tông các sai số hệ thông thay đổi Bj(t) là sai số hệ thống thay đổi:.

+ Tổng sai số ngẫu nhiên là sai số ngẫu nhiên có phương sai σz: thì phương sai của sai số ngẫu nhiên tổng cộng là:.

- Vẽ được biểu đồ tổng hợp ba loại sai số tổng công:

+ Vẽ được biểu đồ.

+ Giải thích được các ký hiệu trên biểu đồ

- Nêu được ý nghĩa của biểu đồ:

+ Xác định được khoảng phân tán kích thước của loạt chi tiết gia công bằng phương pháp tự động đạt kích thước trong khoảng gia công từ t0 đến tk.

+ Xác định được thời gian điều chỉnh lại hệ thống công nghệ tránh phế phẩm.

- Nêu được ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng:

+ Nêu được ưu nhược điểm: Đạt độ chính xác cao do xcá định được thời gian cần điều chỉnh lại máy; khối lượng tính toán lớn; phải có đầy đủ số liệu về độ cứng vững của máy; biểu đồ mòn dao...

+ Nêu được phạm vi ứng dụng: dùng trong nghiên cứu và gia công chi tiết yêu cầu độ chính xác cao.

Câu 21

Câu hỏi: Phương pháp tính toán lực kẹp?

- Nêu được mục đích yêu cầu của lực kẹp:

+ Nêu được mục đích của lực kẹp là bảo đảm phôi được ổn định (không phá huỷ định vị ban đầu) khi gia công.

+ Nêu được yêu cầu xác định vị trí điểm đặt của lực kẹp

+ Nêu được yêu cầu xác định phương chiều của lực kẹp:

- Xác định được hệ lực tác dụng lên chi tiết khi gia công; Nêu được tính chất và điểm đặt đặt lực cắt khi tính toán lực kẹp.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lực kẹp:

+ Nêu được ảnh hưởng của lực ma sát đến giá trị lực kẹp, phương chiều và độ lớn.

+ Nêu được ý nghĩa của hệ số an toàn, các thành phần của hệ số an toàn.

- Nêu được phương pháp tính toán lực kẹp:

+ Lấy được ví dụ sơ đồ tính toán lực kẹp cho một nguyên công bất kỳ.

+ Đặt được các lực tác dụng khi gia công.

+ Nêu được các điều kiện cân bằng để bảo đảm chi tiết khi gia công không được dịch chuyển.

+ Thiết lập được các phương trình cân băng theo các điều kiện đã nêu.

+ Giải tổng quát công thức tính lực kẹp cho từng điều kiện cần bằng

Câu 22

Câu hỏi: Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của điều chỉnh máy? Trình bày phương pháp điều chỉnh tĩnh và điều chỉnh theo chi tiết cắt thử và kiểm tra bằng calip thợ?

- Nêu được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ điều chỉnh máy:

+ Mục đích của điều chỉnh để đạt được độ chính xác cả loạt chi tiết khi gia công bằng phương pháp tự động đạt kích thước.

+ Nêu được điều chỉnh máy xác định vị trí tương đối của đồ gá, dụng cụ cắt với máy cắt.

+ Nêu được ba nhiệm vụ của điều chỉnh máy: Gá đặt đồ gá, dụng cụ cắt vào vị trí có lợi cho gia công; xác định chế độ cắt của máy; bảo đảm vị trí tương đối của dụng cụ cắt, đồ gá, cữ tỳ.. để xác định chính xác quỹ đạo của dụng cụ cắt.

- Trình bày được nôi dung của phương pháp điều chỉnh tĩnh:

+ Nội dung: Dùng dưỡng mẫu hoặc calip lắp vào vị trí chi tiết gia công, dịch chuyển dụng cụ sao cho tỳ sát vào bề mặt của calip hoặc dưỡng mẫu, cố định vị trí của dao bằng cử tỳ.

+ Kích thước tính toán của dưỡng mẫu hoặc calip tính theo công thức:

+ Nêu được ý nghĩa của lượng bổ xung:

- Nêu và giả thích được ưu nhược điểm của phương pháp:

- Nêu được nội dung của điều chỉnh theo chi tiết cắt thử kiểm tra bằng ca líp thợ:

- Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp:

Câu 23

Câu hỏi: Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của điều chỉnh máy? Nội dung của phương pháp điều chỉnh theo chi tiết cát thử và đo bằng dụng cụ đo vạn năng?

- Nêu được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ điều chỉnh máy:

+ Mục đích của điều chỉnh để đạt được độ chính xác cả loạt chi tiết khi gia công bằng phương pháp tự động đạt kích thước.

+ Nêu được điều chỉnh máy xác định vị trí tương đối của đồ gá, dụng cụ cắt với máy cắt.

+ Nêu được ba nhiệm vụ của điều chỉnh máy: Gá đặt đồ gá, dụng cụ cắt vào vị trí có lợi cho gia công; xác định chế độ cắt của máy; bảo đảm vị trí tương đối của dụng cụ cắt, đồ gá, cữ tỳ.. để xác định chính xác quỹ đạo của dụng cụ cắt.

- Nêu được nội dung của phương pháp:

+ Sau khi gá đặt dụng cụ cắt theo cữ hành trình căn cứ vào kích thước điều chỉnh (Ldc), sau đó gia công một loạt m chi tiết.

+ Đo kích thước thực của từng chi tiết trong loạt, tính kích thước trung bình cộng của m chi tiết.

+ Nêu nằm trong phạm vi dung sai điều chỉnh δdc thi việc điều chỉnh coi như đạt yêu cầu.

- Nêu đươc công thức tính dung sai điều chỉnh khi chỉ có sai số ngẫu nhiện với phân bố chuẩn (Gauss):

+ Kích thước điều chỉnh:.

+ Dung sai điều chỉnh:

+ Điều kiện không sinh ra phế phẩm khi chỉ có sai số ngẫu nhiên:

- Nêu được cách tính dung sai điều chỉnh khi có cả sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống thay đổi:

+ Từ hình vẽ nêu được giới hạn phân bố của kích thước trung bình của m chi tiết để quá trình gia công không có phế phẩm.

+ Dung sai điều chỉnh tính theo công thức:.

+ Giải thích được ý nghĩa của các ký hiệu trong công thức.

Câu 24

Câu hỏi: Các loại chuẩn công nghệ dùng trong chế tạo máy?

- Trình bày được khái niệm về chuẩn:

+ Nêu được ví dụ minh hoạ khi gia công một bề mặt đạt kích thước H phải dùng mộy số bề mặt khác xác định vị trí của bề mặt gia công.

+ Nêu được định nghĩa chung về chuẩn

- Trình bày được các loại chuẩn dùng trong chế tạo máy:

+ Chuẩn thiết kế: nêu dược định nghĩa; ví dụ về chuẩn thiết kế.

+ Chuẩn công nghệ:

+ Nêu được các khái niệm: chuẩn thô; chuẩn tinh; chuẩn tinh chính,tinh phụ; chuẩn thống nhất.

- Trình bày được khái niệm chung về chuẩn công nghệ: nêu được định nghĩa;

- Trình bày được các loại chuẩn gia công:

+ Nêu được định nghĩa chuẩn gia công.

+ Lấy được ví dụ về chuẩn gia công khi dùng phương pháp tự động đạt kích thước cho cả loạt bằng phương pháp tự động.

+ Lấy được ví dụ khi gia công bằng rà gá.

+ Nêu được tính chất của chuẩn gia công, cho ví dụ minh hoạ

Câu 25

Câu hỏi: Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công trên máy, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?

- Nêu được khái niệm về gá đặt chi tiết khi gia công:

+ Vẽ hình minh hoạ và nêu được hai nội dung cơ bản của gá đặt.

+ Nêu được yêu cầu của quá trình định vị, lấy ví dụ minh hoạ.

+ Nhấn mạnh được hai giai đoạn của quá trình gá đặt xẩy ra theo thứ tự định vị trước, kẹp chặt sau, lấy ví dụ minh hoạ khi gá đặt trên mâm cặt 3 trấu tự định tâm (có thể lấy ví dụ khác).

- Nêu được nội dung của phương pháp rà gá:

+ Vẽ hình và trình bày được nội dung rà trực tiếp.

+ Vẽ hình và nêu được nội dung rà theo dấu.

+ Chỉ ra được chuẩn trong cả hai trường hợp.

+ Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp, phạm vi ứng dụng.

- Nêu được nội dung của phương pháp tự định vị.

+ Nêu được ví dụ minh hoạ phương pháp tự định vị gia công một bề mặt trên máy tiện hoặc phay...

+ Mô tả được nôi dụng của phương pháp thông qua hình vẽ.

+ Chỉ được các bề mặt là mặt chuẩn.

+ Nêu được các ưu nhược điểm của phương pháp.

+ Nêu được phạm vi ứng dụng của phương pháp.

Câu 26

Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc định vị sáu điểm ? Ứng dụng định vị chi tiết dạng hộp chữ nhật trên etô máy, hạn chế 5 bậc tự do? Với sơ đồ định vị như trên thì dạng chi tiết hình hộp với bề mặt cần gia công bằng phay có các yêu cầu gì có thể gia công mà không cần hạn chế 6 bậc tự do?

- Nêu được nội dung của nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công trên máy:

+ Nêu được khái niệm về vật rắn, các chuyển động khả dĩ của vật rắn, viết được ký hiệu các chuyển động.

+ Nêu được khái niệm bậc tự do, định vị vật rắn trong không gian.

+ Nêu được quá trình định vị vật rắn dạng hình hộp chữ nhật trong hệ trục toạ độ không gian 3 chiều.

+ Kết luận được các mặt phẳng không trùng nhau (kể cả không song song nhau) hạn chế 3, 2, và 1 bậc tự do.

+ Giải thích được chi tiết máy có thể ứng dung nguyên tắc 6 điểm để định vị lên máy khi gia công.

- Nêu được quá trình định vị chi tiết dạng hộp chữ nhật trên etô máy hạn chế 5 bậc tự do:

+ Vẽ được sơ đồ gá đặt phôi trên etô.

+ Chỉ ra được các mặt phẳng đã được dùng làm chuẩn.

+ Chỉ ra được số bậc tự do mà mỗi mặt phẳng đã hạn chế, bậc tự do nào chưa được hạn chế.

- Lấy được sơ đồ gia công trên máy phay làm ví dụ minh hoạ khi chỉ cần định vị 5 bậc tự do có thể gia công đạt yêu cầu (có thể dùng phương pháp đo dò cắt thử hoặc tự động đạt kích thước):

+ Vẽ được sơ đồ gia công trên máy phay với dạng bề mặt gia công theo yêu cầu đề bài.

+ Nêu được các yêu cầu kỹ thuật (về vị trí tương quan, kích thước) để phay một bề mặt mà chỉ yêu cầu không chế vị trí của phôi theo 5 toạ độ.

+ Phân tích được để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đặt ra, chỉ cần không chế 5 bậc tự do là đủ.

Câu 27

Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc định vị sáu điểm ? Ứng dụng định vị chi tiết dạng trục bậc có đường kính D1và D2 (Chiều dài của mặt trụ D1 là L1 và chiều dài của mặt trụ D2 là L2) trên khối V để phay rãnh then trên phần trụ D2 bằng phương pháp tự động đạt kích thước với các yêu cầu kỹ thuật của rãnh then và kích thước toạ độ từ một đầu rãnh then đến một mặt đầu phân cách giữa D1 và D2¬ là L3,? Biết D1=50mm; D2= 40mm; L1=30mm; L2= 100mm L3=20mm.

- Nêu được nội dung của nguyên tắc 6 điểm định vị chi tiết gia công trên máy:

+ Nêu được khái niệm về vật rắn, các chuyển động khả dĩ của vật rắn, viết được ký hiệu các chuyển động.

+ Nêu được khái niệm bậc tự do, định vị vật rắn trong không gian.

+ Nêu được quá trình định vị vật rắn dạng trụ dài trong hệ trục toạ độ không gian 3 chiều.

+ Kết luận được mặt trụ dài hạn chế 4 bậc tự do.

+ Giải thích được chi tiết máy có thể ứng dụng nguyên tắc 6 điểm định v ị khi gia công.

- Trình bày được sơ đồ định vị như đã nêu trong nhiệm vụ đầu bài:

+ Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của rãnh then cần phải bảo đảm.

+ Phân tích và chọn đước các mặt chuẩn theo yêu cầu gia công.

+ Phân tích và chọn được số bậc tự do cần phải hạn chế của sơ đồ gia công, cho số bậc tự do cho từng bề mặt chuẩn (có thể phân tích cho trường hợp tự đông đạt kích thước hoặc đo dò cắt thử đơn chiếc).

+ Nêu được số bậc tự do không cần hạn chế, giả thích?

+ Vẽ được chi tiết gia công như đề bài nêu đang được định vị trên đồ gá.

Câu 28

Câu hỏi: Sai số gá đặt? Phân tích và nêu định nghĩa sai số chuẩn. Khi kích thước đạt được bằng phương pháp đo dò cắt thử đơn chiếc thi sai số chuẩn có phải tính không?

- Nêu được khái niệ về sai số gá đặt:

+ Viết được công thức tính sai số gá đặt: .

+ Giải thích được ý nghĩa các ký hiệu trong công thức.

- Phân tích và nêu được định nghĩa sai số chuẩn:

+ Nêu được định nghĩa chung về sai số chuẩn: lượng dao động của gốc kích thước.

- Nêu được sai lệch chuẩn do chuẩn định vị không trùng gốc kích thước.

+ Vẽ được sơ đồ gia công với chuẩn định vị không trùng gốc kích thước.

+ Bằng phương pháp hình học chứng minh được gốc kích thước bị dao động. Kết luận được lượng dao động dó gây sai số gia công.

+ Lấy ví dụ minh hoạ khi chuẩn định vị trùng ggốc kích thước không gây ra biến động của kích thước gia công.

- Nêu được sai số chuẩn do khe hở lắp ráp giữa các chi tiết định vị của đồ gá và mặt chuẩn của phôi.

+ Lấy được ví dụ minh hoạ bằng hình vẽ minh hoạ.

+ Bằng phương pháp hình học chứng minh được khi có khe hở lắp ráp của các phần tử định vị gây ra lượng biến động của gốc kích thước, qua đó gây ra sai số cho kích thước gia công.

- Nêu được sai lệch chuẩn sinh ra khi có sai lệch vị trí của mặt chuẩn với các mặt khác của chi tiết hoặc hình dạng của mặt chuẩn gây ra biến động của gốc kích thước.

+ Lấy được ví dụ minh hoạ bằng hình vẽ.

+ Chứng minh được khi có các sai số nêu trên, gốc kích thước bị dao động, gây sai số gia công.

- Nêu đựơc khi đo dò cắt thử đơn chiếc không có sai số chuẩn của các kích thước chiếu dài:

+ Lấy được ví dụ minh hoạ.

+ Chỉ ra được chuẩn định vị và gốc kích thước trong trường hợp này và kết luận chuẩn định vị luôn trùng gốc kích thước.

Câu 29

Câu hỏi: Khái niệm và các định nghĩa lượng dư gia công cơ? Các yếu tố tạo thành lượng dư trung gian nhỏ nhất khi xác định lượng dư theo Covan? Làm rõ các thành phần của sai lệch không gian khi tính lượng dư không đối xứng và đối xứng?

- Nếu được khái niệm về lượng dư gia công cơ:

+ Vẽ được hình minh hoạ.

+ Nêu được khái niệm về lượng dư

- Nêu được các định nghĩa về lượng dư:

+ Định nghĩa lượng dư tổng cộng: định nghĩa; ký hiệu; công thức tính khi gia công mặt ngoài và mặt trong.

+ Định nghĩa lượng dư trung gian: định nghĩa; ký hiệu; công thức tính khi gia công mặt trong vag mặt ngoài.

+ Định nghĩa lượng dư đối xứng và không đối xứng.

- Trình bày được công thức tổng quát tính Zbmax.

+ Vẽ và thuyết minh được só đồ tính toán.

+ Thiết lập công thức tính Zbmax cho trường hợp tự định vị và tự động đạt kích thước cho cả loạt chi tiết.

* Cho trường hợp lượng dư một phía.

* Cho trường hợp lượng dư đối xứng.

- Nêu đươc các thành phần tạo thành lượng dư trung gian nhỏ nhất Zbmin khi chi tiết được định vị tự động và kích thước đạt được bằng điều chỉnh sẳn cho cả loạt.

+ Nêu và giả thích được thành phần Ta và Rza.

+ Nêu và giải thích được thành phần ρa và εb.

+ Viết công thức tính Zbmin cho trường hợp tính lượng dư lhông đối xứng và đối xưng.

- Nêu và giải thích được khi gá đặt bằng phương pháp rà gá công thức tính Zbmin cần thay εb bằng εr (εr - sai số rà gá)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro