CNH phải gắn với HĐH, CNH - HDH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

·        Tại sao phải tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa:

     Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: theo tinh thần của hội nghị TƯ VII khóa 7, CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khao học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Hiện đại hóa là quá trình sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại phù hợp với công nghệ của thế giới để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

          Nguyên nhân phải tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa:

Bối cảnh thế giới: từ thế kỷ XVII, XVIII các nước tây âu tiến hnahf công nghiệp hóa.khi đó công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sủ dụng máy móc. sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nếu nước ta không kịp thời tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng thời nước ta tận dụng được lợi thế của nươc phát triển sau, tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức ra để tìm tòi, phát minh.

Đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, lại bị chiến tranh phá hoại nặng nề, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây dẫn đến nền kinh tế bị tụt hậu so với thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa.

Bối cảnh thế giới: từ thế kỷ XVII, XVIII các nước tây âu tiến hnahf công nghiệp hóa.khi đó công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sủ dụng máy móc. sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nếu nước ta không kịp thời tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng thời nước ta tận dụng được lợi thế của nươc phát triển sau, tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức ra để tìm tòi, phát minh.

Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, số nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức yêu cầu nước ta phải bắt kịp xu thế đó.

-      Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất l­ượng cuộc sống.

-      Đặc trưng của kinh tế tri thức:

+     Tất cả những ngành tác động đến nền kinh tế là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới của KHCN

+     Những ngành kinh tế truyền thống được ứng dụng KHCN cao

-                Đặc điểm của kinh tế tri thức:

+     LLSX – trí thức: trở thành yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tăng trưởng ktế

+     Công nghệ thông tin: thông tin là tài nguyên của quốc gia và nền kinh tế có hệ thống mạng thông tin được phát triển rộng rãi.

+     Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá, sáng tạo và học tập trở thành nhu cầu và đổi mới thường xuyên.

+     Nhiều điều tưởng như nghịch lí: giá trị sử dụng của hàng hoá càng cao thì giá bán càng rẻ, cái đã biết không còn giá trị và tìm ra cái chưa biết sẽ làm mất giá trị của cái đã biết.

-                Cơ hội và thách thức: thách thức mang tính cơ hội

+     Cho phép những nước đi sau phát triển theo con đường rút ngắn song cũng tạo ra nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước đã phát triển

+     Tận dụng được lợi thế về công nghệ mới để hiện đại hoá nền kinh tế nhưng cũng có thể biến nước ta thành một bãi rác công nghệ của các nước phát triển.

+     Tình trạng dễ nhập khẩu chuyên gia có thể bị đảo ngược bởi tình trạng chảy máu chất xám.

+     Đôi khi, thách thức hay sự yếu kém của nền kinh tế lại mang đến cơ hội mới. VD: khi mạng lưới điện thoại viễn thông chưa có gì -> ta có thể phát triển mạng lưới này với tốc độ nhanh, đi thẳng đến công nghệ hiện đại mà ko mất chi phí tháo dỡ mạng lưới cũ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro