cnpm-thi tot nha ox iu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt văn bản tại đây...CHƯƠNG 1: Tiến trình phần mềm

Câu 1: Khái niệm tiến trình phần mềm, các thuật ngữ, các pha hoạt động và cho ví dụ?

a) Khái niệm tiến trình phần mềm: bao gồm tập hợp các hoạt động được thực hiện bởi con người, nhờ vào:

+ Vận dụng các phương pháp, tri thức kinh nghiệm.

+ Sử dụng các công cụ hỗ trợ (công cụ lập trình...)

Để sản sinh ra phần mềm và các sản phẩm kèm theo (chẳng hạn như đặc tả yêu cầu, kế hoạch thực hiện, hồ sơ thiết kế, mã nguồn, tài liệu cho người dùng...).

b) Các thuật ngữ cơ bản:

+ Tiền trình phần mềm (software process)

+ Tiền trình con/bộ phận (subprocess)

+ Hoạt động (activities)

• Tự động hóa (ví dụ: phần mềm tự động trả lời điện thoại, phần mềm autoupdate...)

• Thủ công/bán tự động (ví dụ: hẹn giờ trên điện thoại, search google...)

+ Sản phẩm (products): sản phẩm có sẵn, sp kết quả, sp trung gian.

+ Công cụ (tools): hỗ trợ các hoạt động.

+ Vai trò (roles): mỗi người sẽ có trách nhiệm cho hoạt động của 1 tiến trình nào đó.

c) Các pha hoạt động:

- Yêu cầu: yêu cầu và ràng buộc khách hàng

- Đặc tả: mô tả từng chức năng sản phẩm, các input, output của sản phẩm

- Phát triển, xây dựng phần mềm (các phương pháp, kỹ thuật...)

- Xác nhận phần mềm

- Tiến hóa phần mềm

Tùy theo mô hình chu kỳ sống của phần mềm, mô hình này sẽ phân rã, sắp xếp để thực hiện theo thvbuứ tự khác nhau...

d) Ví dụ:

- Tiến trình tổng quát (tiến trình xem xét sản phẩm)

+ Hoạt động: đưa ra bố trí các đoạn mã, các lỗi...

+ Sản phẩm: một văn bản, sản phẩm tùy ý...

+ Vai trò các thành viên trong nhóm...

+ Công cụ: Word, Graphic Editor...

- Tiến trình thanh tra mã nguồn : tiến trình tìm lỗi mã nguồn sau khi hết lỗi biên dịch

+ Không đáp ứng đặc tả

+ Lỗi luận lý (vòng lặp, xét thiếu trường hợp...)

+ Lỗi kỳ thuật (tràn số, biểu thức, cấp phát bộ nhớ...)

+ Chuẫn mực lập trình

Câu 2: Sự trưởng thành phần mềm? Là

Mức độ hay qui mô tiến trình phần mềm:

+ Được định nghĩa tường minh trong sản xuất phần mềm

+ Được vận hành nhờ vào sự: quản lý, kiểm soát, đánh giá định lượng

Chia ra 2 loại:

a) Tổ chức phần mềm chưa trưởng thành:

- Đặt nặng vai trò cá nhân: phụ thuộc vào sự tùy biến, chữa cháy các chuyên viên, nhà quản lý

- Tiến trình phần mềm: không vận dụng nghiêm ngặt, không kiểm soát...

- Quản lý dự án: không kiểm soát được tiến độ, kinh phí

- Chất lượng sản phẩm:

• Không có tiêu chí khách quan để đánh giá

• Khách hàng không hình dung rõ sản phẩm

b) Tổ chức phần mềm trưởng thành

- Tiến trình phần mềm:

• Mô tả tường minh, truyền đạt đến mọi thành viên tham gia

• Phân rõ vai trò, trách nhiệm các thành viên

• Vận hành, kiểm soát, tuân thủ suốt quá trình sản xuất phần mềm

• Tình tiến hóa phù hợp thay đổi môi trường công nghệ

- Quản lý đề án:

• Chuẩn bị kỹ càng kế hoạch sản xuất

• Ước tính ngân sách, chi phí sản xuất

• Làm chủ thời gian và tiến độ thực hiện

- Chất lượng sản phẩm: đúc kết được các tiêu chí khách quan và định lượng

• Để đánh giá được chất lượng phần mềm

• Phân tích các sự cố sản phẩm

• Đạt được kết quả mong đợi chất lượng phần mềm

Câu 3: Làm thế nào để nâng cao tính trưởng thành, năng lực tổ chức sản xuất của 1 doanh nghiệp/công ty phần mềm?

- Phát triển năng lực, kỹ thuật cá nhân: đồng đều chuyên môn hóa

- Phát triển, áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới

- Cải tổ môi trường công nghệ: cải tiến chất lượng phần mềm, có thể chi phí ban đầu tăng nhưng về sau có thể giảm

- Sử dụng các chuẩn về chất lượng qui trình, chất lượng sản phẩm: ISO, PSP...: đáp ứng yêu cầu khách hàng

- Đáp ứng chuẩn mực quốc tế

- Nâng cao quá trình phát triển phần mềm, tăng nhân lực,...

- Khó khăn: đào tạo, thuê nhân công làm chi phí tăng.

Chương 2: CMMI

Câu 1: Sự ra đời mô hình CMMi và những lợi ích của nó?

1. Sự ra đời:

a. Model là gì? Model được xem như tập hợp các nguyên tắc dựa vào việc nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ các tổ chức đã thành công và quản lí tốt.

b. Chuẩn ISO (International Standard Organization) : được phát triển ở Brussels (Bỉ), được sử dụng để đảm bảo chất lượng của hệ thống được duy trì, củng cố từng bước trong chế tạo sản phẩm (thiết kế, phát triển, sản xuất, cài đặt và bảo quản)

c. Chuẩn CMM: Cuối năm 1990, viện công nghệ (SEI) đại học Carnegie Mellon công bố mô hình CMM (Capability Maturily Model). Dùng để

- Quản lý các tổ chức phần mềm

- Phân tích các hoạt động của các tổ chức phần mềm

- Gồm 316 nguyên tắc, nhóm lại thành 18 hạng mục khác nhau.

d. Chuẩn CMMI :

- Chuẩn CMM chỉ tập trung góc độ phần mềm dự án, không nhìn nhận toàn diện của 1 tổ chức.

- Do đó cần mở rộng phạm vi CMM ra đời chuẩn CMMi

2. Lợi ích

a. Về mặt quản lý :

- Giảm thời gian và chi phí đễ đạt chất lượng cao.

- Gia tăng triển vọng thành công của dự án.

- Gia tăng sự hợp tác và kết hợp các chức năng sản xuất

- Gia tăng khả năng theo dõi tồng hợp các dự án

b. Về mặt kỹ thuật :

- Gia tăng sự tập trung và tính nhất quán

- Triển khai, quản lý nhu cầu của tổ chức và người sử dụng

- Thiết kế và triển khai hệ thống

- Quản lý rủi ro

- Đo lượng và phân tích

c. Về mặt nhân sự :

- Trao đổi thông tin dễ dàng qua việc sử dụng thuật ngữ chung đã được định nghĩa trước

- Nâng cao tinh thần đội ngũ

- Tạo môi trường làm việc ổn định

- Giảm bớt ránh nặng công việc tổ chức

- Giảm bớt số lượng chuyên viên xin nghĩ việc phải thay thế

- Nhân viên/khách hàng sẽ được hài lòng hơn

d. Về công ty

- Kết hợp qui trình sản xuất với các qui trình nâng cao chất lượng

- Kết hợp chặt chẽ các bộ phận khác nhau trong tồ chức

Câu 2 : Cấu trúc CMMi

a. Mức độ

- Mức độ trưởng thành (Maturity Level nằm trong Staged representation)

- Mức độ nỗ lực (Capability Levels nằm trong continuous representation)

b. Miền tiến trình (Process Area - PA) : chia ra các tiến trình con

c. Mục tiêu (Goals) : bao gồm

- Mục tiêu tổng quan

- Mục tiêu cụ thể

d. Các đặc tính chung/thông dụng (Common Features)

e. Các bài luyện tập (Practices) : bao gồm luyện tập tống quan và luyện tập cụ thể.( Practices Generic and Practices Specific)

Câu 3 : Các thể hiện CMMi ?

1/ Staged Representation: 5 mức

a. Mức 1: khởi đầu

- Tổ chức không có tiến trình cấu trúc

- Phát triển hỗn độn

- Chất lượng sản phẩm không biết trước

Gian đoạn không tốt

b. Mức 2: quản lý

- Thực hiện theo kế hoạch và mô tả tiến trình

- Phù hợp quĩ và tài nguyên

- Duy trì, đảm bảo trách nhiệm bản quyền

- Đào tạo con người

- Quản lý cấu hình

- Kiểm tra và điều khiển các quá trình

- Xem lại các tiến trình, ghi lại điều không phù hợp

- Kiểm tra các hoạt động và thực hiện chuẩn xác

- Xác định và hợp tác với người liên quan

Bắt đầu việc luyện tập cơ bản và tiếp tục tăng đô phức tạp

c. Mức 3: Định nghĩa gồm các đặc trưng

- Mục đích

- Khởi đầu

- Tiêu chuẩn đầu vào

- Các hoạt động

- Vai trò

- Ước lượng đánh giá

- Các bước thẩm định

Để đạt mức 3:

- Thỏa mãn mức 2

- Thiết lập các định nghĩa, kế hoạch tiến trình

- Tập hợp công việc tạo sản phẩm, ước lượng và cải tiến thông tin

- Thực hiện tiến trình hỗ trợ tương lai và cải tiến quá trình quản lý

Tiếp tục định nghĩa 1 tổ chức lớn mạnh

d. Mức 4: Quản lý chất lượng

- Thỏa mãn mức 2,3

- Thiết lập mục đích: định lượng với chất lượng sản phẩm,phục vụ và các qui trình

- Thiết lập tiến trình dự đoán và thống kế ổn định

- Thiết lập thống kê khi nào tiến trình đạt mục đích mức hiện taị

e. Mức 5: Tối ưu hóa

- Thỏa mức 2,3,4

- Cải tiến chất lượng quá trình

- Nhận dạng và ngăn chặn các lỗi chung

- Phát triển và sáng tạo cải tiến kỹ thuật

2/ Continuous Representation

a. Mức 0: Chưa hoàn thành

- Các tiến trình chưa hoàn thành không được cài đặt toàn bộ các thông lệ chung mức Capability 1

- Điều này tương đương mức 1 theo hướng giai đoạn

b. Mức 1: Thực hiện

- Thực hiện các thông lệ chung mức Capability 1

c. Mức 2: Quản lý

- Lập kế hoạch

- Thực hiện

- Giám sát

- Điều khiển

d. Mức 3: Định nghĩa

- Tiến trình được xác định là tiến trình được quản lý từ các tiến trình chuẩn quốc tế

- Đô lệch được cho phép bởi các hướng dẫn được chúng minh, hợp lý và được chấp nhận

- Cách tổ chức khác xa tố chức công ty bạn

e. Mức 4: Quản lý định lượng

- Sử dụng kỹ thuật thống kê, ước lượng

- Chất lượng sản phẩm, phục vụ, thực hiện tiến trình và các mục đích thương mại đều được thống kê và xem xét trong suốt vòng đời phần mềm

f. Mức 5: Tối ưu

- Phát triển từ tiến trình quản lý chất lượng

- Tập trung làm cho tiến trình vừa mở rộng và sáng tạo

Chương 3: ĐỘ ĐO PHẦN MỀM

Câu 1: Khái niệm độ đo phần mềm và các độ đo cơ bản?

1/ Khái niệm: Tính toán ước lượng được các đại lượng liên quan đến các đối tượng, các hoạt động thuộc về tiến trình sản xuất phần mềm:

- Ước lượng: giá gia công, kích thước số dòng lệnh...

- Đánh giá: Chất lượng phần mềm, chất lượng qui trình sản xuất

Cải tiến chất lượng phần mềm, cải tiến tiến trình sản xuất phần mềm

a. Tại sao phải đo:

- Định lượng để có cơ sở phân tích, đánh giá khách quan

- Nghi ngờ muốn tìm hiểuĐoKết quảPhân tíchKết luận, dự đoán

- Mỗi số đo không phản ánh hết mọi khía cạnh đối tượng

Phối hợp nhiều độ đo, vận dụng thêm các tiếp cận định tính

2/ Các phép đo cơ bản:

- Đo dựa vào tỉ số: "Số nvien ktra/số nvien xây dựng phần mềm"

- Đo dựa vào tỉ lệ: "Số khách hàng vửa ý phàn mềm/Tổng số khách hàng sử dụng"

- Đo dựa vào tỉ lệ phần trăm: xét tổng lỗi,nguyên nhân gây lỗi,dạng lỗi,mức độ xuất hiện lỗi...nhân tỉ lệ với 100

Câu 2: Phân loại các độ đo phần mềm?

1/ Đo các đặc trưng sản phẩm:

- Mức độ: số dòng lệnh và chức năng

- Độ phức tạp: các thuật toán, hàm

- Số chức năng: chức năng sản phẩm

- Hiệu suất hoạt động: dựa kết quả thực hiện 1 chức năng với 1 chức năng ở ngoài thực tế

- Sắp xếp chất lượng: dựa trên các tiêu chí như CMMi

2/ Đo qui trình phát triển phần mềm:

- Tình hiệu quả của việc khử lỗi trong các pha

- Khả năng kiểm tra phát hiện lỗi

- Thởi gian hiệu chỉnh lỗi trung bình

3/ Đo các đặc trưng đề án phần mềm

- Số lượng người tham gia đề án

- Việc bố trí người: chia sẽ công việc giữa các thành viên

- Thời gian biểu

- Năng suất lao động trong đề án

Câu 3: Đo thuộc tính phần mềm và làm sao để đo được?

1/ Làm sao đo được:

Chất lượng sản phẩm (rất nhiều góc độ khác nhau):

Ít lỗi, dễ bảo trì, tương thích...Do khách hàng và nhà sản xuất đánh giá

Tồ chức đơn thể tốt, tái sử dụng...sử dụng lại các module

Ít kết nối, kết dính cao,dễ mở rộng, có thể tiến hóa

Độ phức tạp của sản phẩm: thuật toán và hàm

Kích thước (độ lớn) sản phẩm: định lượng,định tính

2/ Các chỉ số đánh giá:

- Thời gian trung bình xảy ra sự cố: đòi hỏi chính xác cao, thường được dùng cho các hệ thống tuyệt đối an toàn (hệ thống điều khiển máy bay, trạm nghiên cứu...)

- Mật độ lỗi, các vấn đề liên quan khách hàng, sự hài lòng khách hàngthường dùng trong sản xuất phàn mềm thông dụng

Khi cung cấp phần mềm thường đi kèm các dịch vụ: bảo trì, hướng dẫn người sử dụng phần mềm

3/ Sự liên hệ 3 chỉ số chất lượng

- Mật độ lỗi:Khách hàng sử dụng không đúng cách gây ra lỗi: Độ đo nói chung=Tổng số lỗi / kích thước sản phẩm

- Các vần đề liên quan khách hàng: Khi khách hàng mua và sử dụng phần mềm dần dần phát hiện ra các lỗi

- Sự hài lòng khách hàng: Khi khách hàng có vấn đề,không khắc phục sự cốsự đánh giá mức độ hài lòng khách hàng

Câu 4: Đô lớn phần mềm: cần thiết không?Dùng vào đâu?

Cần có đơn vị tính "kích thước" hay "độ lớn" của phần mềm để:

- So sánh giữa các phần mềm với nhau

- Tính được năng suất lao động trung bình:"số đvị pm/giờ làm việc"

- Ước lượng một phần mềm:" bằng cỡ bao nhiêu đvị phần mềm"

- Qui ra tiền:ví dụ hiện nay cần 1 triệu VND để sản xuất 1 đvị phần mềm

- Làm cơ sở báo cáo:ví dụ " trong năm 2004,công ty phần mềm ABC xuất khẩu XYZ đvị phần mềm"

Hai tiếp cận:

1/ Dựa trên dòng mã nguồn, đơn vị tính:

- LOC (Line of Code) hay SLOC

- KLOC (Thoudsand Line of Code) hay KSLOC

2/ Dựa trên số điểm chức năng, đơn vị tính:

- FP (Function Point): số chức năng nhập xuất dữ liệu, truy vấn dữ liệu, số tập tin...

Mục đích:

- Có được con số đặc trưng hệ thống chức năng phần mềm

- Đơn vị tính không phụ thuộc ngôn ngữ lập trình

- Ước lượng sớm độ lớn phần mềm (nhờ vào thông tin từ phân tích yêu cầu, thiết kế tổng thể hệ thống...)

- Làm cơ sở chung để tính: năng suất, chi phí...

Câu 5: Độ đo PUM? Lợi ích và nhược điểm?

Công thức tính:

Tổng số sự cố do khách hàng báo cáo

PUM=

Số bản cài đặt x Số tháng khai thác

Ví dụ: triển khai 1 phần mềm cho 15 khách hàng trong 6 tháng, có 65 sự cố báo lại: PUM= 65/(15x6)=0.72

Lợi ích: - Cải tiến qui trình phát triển phần mềm Giảm tử số PUM

- Giảm các lỗi giả ( tích cực)

- Gia tăng số bản bán được (đầy mạnh việc bán hàng các biện pháp khuyến mãi, quảng cáo...)Tăng mẫu số PUM ( tiêu cực )

Khuyết điểm: - Khi điều kiện thương mại có nhiều thuận lợiSố bản bán tăng nhanhPUM giá trị thấpngộ nhận giải quyết tốt vấn đề khách hàng

- Xem nhẹ việc giảm thiểu thực sự các vần đề( giảm tử số PUM)

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM

Câu 1: Quản lý chất lượng là gì?Thế nào là chất lượng?Các tính chất cơ bản của chất lượng phần mềm?

1/ Quản lý chất lượng: là tiến trình liên quan đến việc đảm bảo các yêu cầu và cấp độ chất lượng của sản phẩm phần mềm.Bao gồm

- Các tiêu chuẩn chất lượng và thủ tục, đảm bảo việc phát triển phần mềm theo đúng tiêu chuẩn

- Bất cứ tồ chức phần mềm nào cũng lấy mục tiêu chất lượng sản phẩm là trách nhiệm mỗi thành viên

2/ Chất lượng sản phẩm nghĩa là sản phẩm được làm ra đúng với chi tiết kỹ thuật của nó. Đây là vấn đề k-hó giải quyết vì:

- Áp lực đòi hỏi từ khách hàng và các yêu cầu chất lượng của nhà thiết kế

- Yêu cầu về chất lượng khó mô tả rõ ràng

- Đặc tả thường không đầy đủ và không nhất quán

3/ Các tính chất cơ bản:

- An toàn: quản lý thông tin con người...

- Mạnh mẽ trước tấn công: hacker...

- Dễ kiểm tra

- Ổn định

- Dễ sử dụng

- Hiệu quả cao

- Bảo mật

- Tương thích cao

- Linh động

- Có thể sử dụng lại

Câu 2: Vai trò các tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng?

- Là chìa khóa tăng hiệu quả quản lý chất lượng

- Chúng có thể là các chuẩn quốc tế, quốc gia, hay chuẩn cho các dự án: mỗi quốc gia đều có chuẩn khác nhau

- Các tiêu chuẩn sản phẩm: định nghĩa các đặc tình chung cần thể hiện

- Các tiêu chuẩn về tiến trình: định nghĩa cách thực hiện các tiến trình

- Tóm lượt các hoạt động tốt nhất, tránh lập lại sai lầm.

- Đảm bảo chất lượng có đúng theo chuẩn đã đưa ra.

- Cung cấp các chuẩn liên tục cho các nhân viênđể có thể hiểu và áp dụng

Câu 3: Thế nào là sản phẩm phần mềm đạt chất lượng?Các thỏa thuận để đạt chất lượng phần mềm?Các hoạt động quản lý chất lượng?

1/ Sản phẩm phần mềm đạt chất lượng:

- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đưa ra.

- Kiểm soát và kiểm tra được dữ liệu nhập

- Kiểm tra và thử nghiệm bởi những người độc lập ( bộ phận kiễm thử...)

- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể và rõ ràng

- Nhận biết được tỷ lệ lỗi

2/ Các thỏa thuận về chất lượng:

- Không cần biết rõ chi tiết sản phẩm mới cải tiến mà cần chú ý quản lý chất lượng

- Cần đặt các thủ tục cải tiến bất chấp các chi tiết còn đang không hoàn thành.

Quản lý chất lượng không chỉ liên quan đến việc giảm tỷ lệ lỗi mà liên quan đến chất lượng sản phẩm

3/ Các hoạt động quản lý chất lượng:

- Đảm bảo chất lượng: Thiết lập các thủ tục và tiêu chuẩn về chất lượng

- Lập kế hoạch chất lượng: Lựa chọn những thủ tục và tiêu chuẩn cho dự án cụ thể và có thể sửa đổi khi cần

- Kiểm soát chất lượng: bảo đảm các thủ tục và tiêu chuẩn thực hiện nghiêm túc

Câu 4: Mối quan hệ chất lượng sản phẩm và chất lượng tiến trình?

- Chất lượng của 1 sản phẩm phần mềm bị ảnh hưởng bởi chất lượng tiến trình: chất lượng 1 tiến trình tốt nhưng cũng có thể chất lượng sản phẩm xấu

- Thuộc tính của sản phẩm phụ thuộc vào chức năng của tiến trình: tiến trình càng phức tạp chi tiết bên trong sản phẩm càng tinh xảo

- Trong phát triển phần mềm một số thuôc tính chất lượng sản phẩm khó đánh giá. Đây là điều phức tạp và khó hiểu mối quan hệ chất lượng sản phẩm và tiến trình phần mềm

- Quản lý chất lượng tiến trình khó hơn nhiều quản lý chất lượng sản phẩm:

+ Sự áp dụng kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân rất quan trọng

+ Yếu tố bên ngoài ( tính mới lạ ứng dụng hoặc tăng nhanh thời gian biểu triển khai)có thể làm hư hại chất lượng sản phẩm

Câu 5: Giải thích cách đo có thể được dùng trong việc đánh giá sản phẩm?

1/ Tiến trình đo chất lượng là cơ sở để xác định chất lượng sản phẩm phần mềm

2/ Phân loại độ đo sản phẩm:

- Dynamic metrics: liên quan trực tiếp thuộc tính chất lượng, dữ liệu đo được tạo ra trong quá trình thực thi chương trình (thời gian đáp ứng, số lượng lỗi) dùng đánh giá tính hiệu quả và tin cậy

- Static metrics: liên quan gián tiếp thuộc tính chất lượng, dữ liệu đo được tạo ra trong quá trình biểu diễn hệ thống phần mềm (số dòng mã lệnh)

Dùng để đánh giá tính phức tạp, tính dễ hiểu và khả năng bảo trì

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ CẤU HÌNH PHẦM MỀM

Câu 1: Khái niệm tống quan về cấu hình phần mềm? Mối quan hệ QLCH(quản lý cấu hình) và QLCL(quản lý chất lượng)?

1/ Khái niệm: là tiến trình kiểm soát, theo vết các thay đổi của hệ thống phần mềm, quản lý các phiên bản khác nhau của phần mềm đó.

2/ Mối quan hệ QLCH và QLCL (nhìn hình mô tả ra)

Yêu cầu khách hàng

-

Phần mềm chạy trên nhiều họ máy khác nhau

- Phần mềm chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau

- Nhiều chức năng phát triển cho nhóm khách hàng cụ thể

- Yêu cầu có chức năng cây quản lý cấu hình phần mềm

+ Theo dõi ghi nhận sự khác nhau giữa các phiên bản

+ Bảo đảm các phiên bản mới bắt nguồn từ phiên bản gốc trong một tiến trình kiểm soát

+ Bảo đảm các phiên bản mới được giao đến đúng khách hàng và thởi gian qui định

Câu 2: Hoạch định quản lý cấu hình?

- Định nghĩa các thực thể được quản lý

- Qui định người chịu trách nhiệm về các thủ tục quản lý cấu hình

- Trình bày tổng quát các phương pháp quản lý phiên bản và kiểm soát thay đổi

- Mô tả CSDL dùng để ghi thông tin cấu hình

- Đặt tên các đối tượng cấu hình:

+ Mỗi đối tượng phải có tên duy nhất

+ Tên đối tượng nên xúc tích, gợi nhớ, bao hàm ý nghỉa đối tượng

+ Cách đặt tên hàm

+ Bản thân đặt tên đối tượng phải được kiểm soát bởi hệ thống cấu hình, không đặt tên tùy ý

- Các bản hoạch định đề án

- Hồ sơ thiết kế

- Chương trình

- Bộ dữ liệu thử nghiệm

- Tất cả các văn bản cần thiết để bảo trì hệ thống trong tương lai

Câu 3: Quản lý sự thay đổi phần mềm?

Mô tả thuật toán (dựa vào thuật toán mô tả)

Yêu cầu thay đổi bằng cách điền vào mẫu thay đổi

Phân tích yêu cầu thay đổi

Nếu thay đổi hợp lý

Đánh giá sơ bộ cách thức cài đặt các thay đổi

Ước lượng phí tổn

Ghi nhận các yêu cầu thay đổi

Đệ trình yêu cầu thay đổi tới bộ phận kiểm soát thay đổi

Nếu thay đổi được chấp nhận

Lặp lại

Tiến hành thay đổi theo yêu cầu

Ghi nhận thay đổi

Đệ trình phần mềm để phê chuẩn chất lượng

Đến khi ( chất lượng phần mềm có thể chấp nhận được)

Tạo phiên bản mới

Ngược lại: bác bỏ

Ngược lại: bác bỏ

Câu 4: Quản lý phiên bản?Tích hợp hệ thống từ các thành tố?

1/ khái niệm:

- Quản lý phiên bản là tiến trình định nghĩa, theo dõi và soát các phiên bản khác nhau của hệ thống phần mềm

- Phiên bản là một thể hiện của phần mềm mà sự thay đổi khác so với thể hiện phần mềm đó

- Sự thay đổi có thể bao gồm: Chức năng mới, cải tiến hiệu suất, sửa lỗi...

- Phiên bản phát hành: là một phiên bản được phân phối đến khách hàng. Số lượng phiên bản một hệ thống nhiều hơn số lượng phiên bản phát hành hệ thống đó

2/ Công cụ trợ giúp quản lý phiên bản:

Để tiết kiệm không gian lưu trữ, một hệ thống thực hiện như sau:

- Ghi nhận lại phiên bản chính

- Ghi nhận lại sự thay đổi giữa các phiên bản

3/Tích hợp hệ thống từ các thành tố?

Khái niệm: là tiến trình tổ hợp các thành tố của hệ thống thành một chương trình, có thể thực hiện trên một môi trường có cấu hình cụ thể

Đối với hệ thống lớn đây là một tiến trình có vai trò quan trọng trong quản lý cấu hình

- ví dụ: lệnh MAKE của UNIX dựa trên mô tả phụ thuộc để không cần dịch lại các thành tố đã biên dịch

Câu 1: Tiến trình phần mềm là gi? So sánh tổ chức phần mềm chưa trưởng thành và tồ chức phần mềm trưởng thành. Theo anh chi làm thế nào để nâng cao tính trưởng thành của các tổ chức/ công ty phần mềm?

Tiến trình phần mềm:là tiến trình bao gồm tập hợp các hoạt động của con người nhờ vào:

+ Phương pháp, tri thức kinh nghiệm

+ Các công cụ hỗ trợ (tools)

Để tạo ra các sản phẩm phần mềm và các sản phẩm theo nó ( chẳng hạn như đặc tả yêu cầu,kế hoạch thực hiện,tài liệu cho người dùng...)

Tổ chức phần mềm chưa trưởng thành:

- Đặt nặng vai tró cá nhân: phù thuộc vào sự tùy biến của các nhân viên," chữa cháy" của các nhà quản lý

- Tiến trình phần mềm: hoạt động không nghiêm ngặt, không kiểm soát tốt

- Quản lý đề án: không kiểm soát được tiến độ, thời gian và kinh phí

- Sản phẩm: không có tiêu chí để xác đinh đánh giá

+ Chất lượng phần mềm

+ Khách hàng không thể hình rõ về sản phẩm

+ Xem nhẹ các hoạt động cải tiến phần mềm

Tổ chức phần mềm trưởng thành:

- Tiến trình phần mềm:

+ Được định nghĩa 1 cách tường minh bằng văn bản, truyền đạt đến tất cả các thành viên tham gia

+ Phân rõ vai trò, trách nhiệm đối với 1 hoạt động của tiến trình của các thành viên

+ Hoạt động dưới sự quản lý, kiểm soát, định lượng, tuân thủ xuyên suốt quá trình sản xuất phần mềm

+ Mang tính tiến hóa phù hợp với môi trường công nghệ

- Quản lý dự án:

+ Chuẩn bị kỹ càng kế hoạch sản xuất

+ Kiểm soát được thời gian và kế hoạch thực hiện

+ Kiểm soát được ngân sách và kinh phí

- Sản phẩm: đúc kết được các tiêu chí khách quan và định lượng

+ Để đánh giá chất lượng sản phẩm

+ Phân tích sự cố xảy ra

+ Đạt được kết quả mong đợi chất lượng phần mềm

Làm thế nào....?

- Phát triển nhân lực, kỹ thuật cá nhân,đồng đều chuyên môn hóa

- Sử dụng công nghệ mới, các phương pháp kỹ thuật mới

- Cải tổ môi trường công nghệ, có thể ban đầu chi phí tăng, nhưng về sau có thể giảm

- Sử dụng các chuẩn chất lượng phần mềm, các chuẩn đánh giá chất lượng tiến trình như: ISO, PSP...

- Đáp ứng các chuẩn mực quốc tế

- Nâng cao quá trình phát triển phần mềm, tăng nhân lực

- khó khăn về đào tạo con người, làm chi phí tăng

Câu 2: Xét độ đo PUM

Trình bày công thức tính:

PUM= Tổng số sự cố do khách hàng báo cao / Số bản cài đặt x Số tháng khai thác

Ví dụ: Xét 1 tiến trình phần mềm cung cấp cho 15 khách hàng, trong 6 tháng, có 65 sự cố do khách hàng báo cáo đến. PUM= 65/(15x6)=?

Lợi ích:

+ Cải tiến qui trình sản xuất phần mềm

+ Giảm được các lỗi giả( giải quyết được các vần đề sử dụng tài liệu, huấn luyện khách hàng,tăng cường các dịch vu...)

Giảm tử số PUM( tích cực)

+ Gia tăng số lượng bản bán được ( đẩy mạnh việc bán hàng bằng quảng cáo, khuyến mãi...)

Tăng mẫu số PUM (tiêu cực)

Khuyết điểm:

+ Điều kiện môi trường thuận lợi, giúp số lượng bản bán ra tăng làm chỉ số PUM giảm làm ta ngộ nhận cứ nghĩ giải quyết được vần đề khách hàng

+ Xem nhẹ việc giảm thiểu thực sự các vần đề(giảm tử số PUM)

Câu 3: một công ty sản xuất phần mềm có hiệu suất sx là: 11fp/pm. Chi phí trả mỗi người là 9tr

Điểm chức năng(Ci) Trọng lượng( Wi)

Số chức năng 18 5

21 3

22 5

20 5

10 2

Các thông số Fi( i=1,2,3,...,14)

Fi Điểm

1... 5

3

4

3

3

5

3

4

3

4

5

2

5

3

Ước lượng chi phí qui ra tiền và qui ra đơn vị phần mềm

Giải:

- Chi phí mổi Fp = Chi phí trả 1 người / Hiệu suất theo tháng ( 1 )

- Tính 5

= ∑ Ci*Wi = C1*W1 + C2*W2 + C3W4 + C4W4 + C5W5

i=1

= 18*5 + 21*3 + 22*5 + 20*5 + 10*2

= 90+61+110+100+20 = 381

14

-∑ Fi = i1+i2+i3+...+i14= 5+3+4+3+3+5+3+4+3+4+5+2+5+3=52

i=1

- Hệ số F = 0.65 + 0.01*Fi

= 0.65 + 0.01*52 = 1.17

- Số lượng Fp = * F = 381 * 1.17 = 445,77 (fp)

- Chi phí phần mềm qui ra tiền = Số lượng Fp * Chi phí mỗi Fp

Dựa (1) tính chi phí mỗi Fp = 9 triệu/11=0.81

Chi phí phần mềm qui ra tiền = 445,77 * 0.81=364,7 triệu đồng

- Qui ra đơn vị phần mềm pm = Số lượng Fp / Hiệu suất sản xuất

= 445,77 / 11 = 40,52 (pm)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro