Tiêu đề phần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

đI. ĐẶT VẤN ĐỀ  Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: "Vang bóng một thời", "Chiếc lư đồng mắt cua", "Chùa Đàn"... sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", "Sông Đà"... "Chữ người tử tù" là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập "Vang bóng một thời". Những nhân vật của Nguyễn Tuân là những nhân vật  luôn hướng về cái đẹp , cái tài, là những con người có cái tâm trong sáng và tấm lòng vằng vặc như sao Khuê. Quản ngục trong tác phẩm "Chữ người tử tù" là một trong những nhân vật tiêu biểu ấy, dù không xuất hiện nhiều nhưng đóng góp không nhỏ vào sự thành công của thiên truyện
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giới thiệu nhân vật
– Viên quản ngục là người làm nghề coi ngục, một công cụ của bộ máy thống trị lúc bấy giờ. Môi trường sống của viên quản ngục thường gắn liền với tội ác, gắn liền với sự nhem nhuốc, xấu xa, nơi  mà  "người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc". Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai". Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy. Nhưng giữa chốn nhà tù, viên quản ngục vẫn giữ được thiên lương trong sáng.
2. Phân tích nhân vật.
a). Victor Hugo từng nói :" Trước trí tuệ siêu việt, ta cúi đầu bái phục, trước lòng tốt cao cả, ta quỳ gối tôn thờ" Viên quản ngục là người như vậy, biết yêu, biết trân trọng, giữ gìn cái đẹp
+ Ngay từ thời còn trẻ, viên quán ngục đã có thú chơi thanh tao đó. "Biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm".
+ Trong những ngày Huấn Cao ở trong nhà ngục do mình trông coi, viên quản ngục luôn nhẫn nhục để xin cho bằng được chữ của Huấn Cao. Khi Huấn Cao trả lời câu hỏi của mình với thái độ khinh bạc: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây", viên quản ngục nhún nhường trước người tử tù, bị xua đuổi, không tức giận mà lại còn lễ phép lui ra với câu nói "Xin lĩnh ý". Sự nhịn nhục của con người này không đồng nghĩa với sự hạ mình. Đó chỉ là cái nghiêng mình kính cẩn trước một tấm lòng, một nhân cách của kẻ biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài. Đây không phải là cảnh hạ mình chịu nhục để đạt được ý nguyện xin chữ mà là một hành động cho thấy Quản ngục là người biết điều, biết mình. Đó cũng là một cách ứng xử đẹp.
+ Mua sẵn những vuông lục trắng để chờ xin chữ của ông Huấn Cao.
+ Viên quản ngục rất lo lắng. "Y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn Cao bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất".
+ Khi có công văn, ngày mai tinh mơ, ông Huấn Cao và các bạn tù của ông phải giải về kinh chịu án tử hình thì "viên quản ngục tái nhợt người đi", cho gọi viên thơ lại lên và kê' rõ tâm sự của mình cho thầy thơ lại biết.
+ Sự trân trọng cái đẹp còn thể hiện qua thái độ của viên quản ngục khi nhận chữ của ông Huấn Cao cho. "Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng". Tóm lại: Chốn lao tù xa lạ với chữ nghĩa thế mà quản ngục lại là người say mê cái đẹp. Quản ngục không sáng tạo ra được cái đẹp nhưng lại biết trân trọng và giữ gìn cái đẹp.
b) Viên quản ngục còn là người biết quý trọng người tài.
– Mới nghe tin trong những người tử tù ngày mai đến ở có Huấn Cao, viên quản ngục đã cho người lo chu đáo chỗ ở cho những người tù.
– Viên quản ngục nghĩ về thầy thơ lại "Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn là không phải kẻ xấu hay là người vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao. Ta muốn cho ông ta đỡ cơ cực trong những ngày cuối cùng còn lại".
– Viên quản ngục cho viên thơ lại đem rượu đến và lễ phép dâng rượu với đồ nhắm cho Huấn Cao. Không những vậy, "năm bạn đồng chí" của ông Huấn Cao "cũng đều được biệt đãi như thế cả".
– Khi nhận được công văn ngày mai, vào sáng sớm những người tử tù phải giải về kinh thì viên quản ngục "tái nhợt người đi". Thái độ đó thể hiện sự tiếc thương của viên quản ngục đối với người tài đức như Huấn Cao. -> Với viên quản ngục, Huấn Cao không phải là một tù nhân dưới quyền cai quản của mình mà là một người tài hoa, đáng kính trọng.
c) Viên quan ngục còn là người có thiên lương trong sáng. Thiên lương chính là bản tính tốt của con người do trời phú cho.
– Sống giữa chốn lao tù, đầy rẫy tội ác mà tâm hồn viên quản ngục không hề bị nhuốm bẩn. Tự mình ông cũng đã biết mình chọn "nhầm nghề".
– Khi Huấn Cao có lời khuyên "Ở đây lẫn lộn cả...." thì viên quản ngục đã kính cẩn tiếp nhận lời khuyên "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ".
d) Viên quản ngục là người can đảm dám vượt lên hoàn cảnh. Viên quản ngục chịu trách nhiệm về những người tử tù nhưng lại "biệt đãi" những người tử tù. Điều đó, nếu lộ ra, viên quản ngục sẽ bị trị tội rất nặng, quyền lợi, tính mạng của quản ngục sẽ bị đe doạ. Viên quản ngục vẫn dành cho người tử tù sự quan tâm về vật chất, sự nể trọng về tinh thần.
4. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: Là một nhà văn của Chủ nghĩa Lãng mạn, người suốt đời coi cái đẹp và nghệ thuật là tôn giáo của mình, tất yếu, Nguyễn Tuân sẽ say mê hướng vào những vẻ đẹp vừa mới lạ, độc đáo, vừa dữ dội, phi thường. Với ông, "sự tầm thường là cái chết của nghệ thuật" (V.Huy-gô). Vậy nên, bút pháp tương phản, phóng đại được khai thác tối đa cùng với những thủ pháp nghệ thuật của hội họa, điêu khắc và điện ảnh được huy động triệt để đã làm nên những trang văn tuyệt bút.
Có thể nói, xây dựng nhân vật quản ngục – một kẻ chỉ biết thưởng thức cái đẹp, tôn thờ cái tài hoa, khí phách, Nguyễn Tuân đã tạo nên một đối tượng tương xứng với nhân vật chính Huấn Cao, từ đó gửi gắm những triết lí, thông điệp sâu xa: "Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ chỉ biết tiếc, biệt trọng người có tài, hẳn không phải là một kẻ xấu hay vô tình". Thậm chí, với những con người như quản ngục và thơ lại, họ càng đáng quý, đáng trân trọng hơn bởi họ như loài hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
II. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
– Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng được nhân vật viên quản ngục, ông đã tạo ra tình huống đặc biệt: để cho viên quản ngục gặp Huấn Cao, để cho viên quản ngục xin chữ Huấn Cao, từ đó bản chất, tính cách của nhân vật này được bộc lộ.
– Lấy cái nền là nhà tù, Nguyễn Tuân muốn gửi đến độc giả một thông điệp quý giá: con người phải luôn vượt lên trên hoàn cảnh sống, vượt lên chính mình.
– Qua nhân vật viên quản ngục, người đọc rút ra rằng: muốn yêu cái đẹp, muôn thưởng thức cái đẹp, muốn lưu giữ bảo vệ cái đẹp trước hết phải biết sống đẹp, sống tốt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro