CNXH_HD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: CNXH ko tưởng là gì? Phân tích giá trị & hạn chế của CNXH ko tưởng?

+ CNXH ko tưởng cuối thế kỉ18 -> 19: Thời kì này sản xuất CN của CNTB phát triển mạnh mẽ, g/c công nhân phát triển ngày càng đông đảo, >< giữa công nhân & TS nhày càng gây gắt. Một bộ phận trí thức ts cấp tiến đã viết những tác phẩm phản ánh những khát vọng của g/c CN & nhân dân lao dộng về 1 XH ấm no hạnh phúc bình đẳng . Các nhà tư tưởng:

• Côlôdơ Hăngdrixanh_Ximông(1720 - 0825): người Pháp, là nhà không tưởng phê phán đầu tiên, ông viết nhiều tác phẩm có nội dung CNXH. Ông lên án chế độ TB đặc quyền đặc lợi được sinh ra tư hữu, Xh lấy chỗ thiếu bù chỗ thừa, lấy chỗ nghèo bù chỗ giàu. Người nghèo phải rộng lượng với người giàu, người giàu là bọn tội phạm vô đạo đức. Ông tuyên bố thiết lập chế độ bình đẳng XH, để cho mọi người sống trong hòa bình vĩnh cữu.

• Saclơphuriê(1772 - 1837): người Pháp, ông cho rằng XHCN là nền CN vô chình phủ cạnh trnh TB là bần cùng hóa người lao động, những người lam ra của cải được hưởng quá ít còn ăn bám thì được hưởng quá nhiều. Sự nghèo khổ được sinh ra từ thừa thải,ông tuyên bố phải tổ chức lại XH bằng cách đưa người công nhân vào lao động tập thể & xóa mọi đam mê dục vọng của con người.

• Rôbớt Doen (1771 -> 1858): người Anh, ông là người có tư tưởng cộng sản, làm giám đốc của 1 nhà máy sợi. Ông làm 1 cuộc thí nghiệm nổi tiếng: biến nhà máy vải sợi của mình thành 1 tổ chức từ thiện nhằm giải phóng đời sống công nhân bằng lợi nhuận ông xây dựng nhà ở cho CN, thay túp lều, ông cải tiến cách cung cấp lương thực thực phẩm cho người CN, ông rút giờ làm việc cho công nhân từ 14h xuống còn 10h30, có lúc khủng hoảng kinh tế nhà máy nghỉ 4 tháng trời ông vẫn trả lương cho công nhân. Việc chữa bệnh, học hành cho con em được ông quan tâm. Ông đề suất với chính phủ luật công xưởng để bảo vệ lợi ích cho công nhân, sau đó ông sang Mỹ lập nhà công xưởng mới,ông dốc hết tài sản vào đó. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm1829 làm cho gia tài ông bị cạn kiệt.Trắng tay, ông quay lai nước Anh và tiếp tục hoạt động cho phong trào công nhân nước Anh.

Những giá trị và hạn chế của tư tưởng CNXH trước Mác:

a.) Giá trị:

+ Lên án, phê phán mạnh mẽ & sâu sắc những hạn chế của ch61 độ nô lệ, phong kiến,tư sản như là tư hữu để bốc lột dã man người lao động, nó bênh vực những người nghèo trước những bất công của XH, nó kết luận là phải phủ địmh những chế độ tư hữu về TLSX kể cả XHTB.

+ Nêu được những luận điểm, nhửng dự đoán có giá trị thiên tài về tương lai tốt đẹp của nhân loại, tạo ra dược những tiền đề lý luận để giúp cho CNXHKH ra đời.

+ Tư tưởng CNXH trước Mác chứa đựng những yếu tố trong nội dung & trong hành động góp phần thức tỉnh tinh thần dấu tranh của những người lao động,nó đặt dấu ấn về sự phát triển của tư tưởng nhân loại.

b.) Hạn chế của tư tưởng CNXH trước Mác:

+ Các nhà tư tưởng trước Mác đều rơi vào quan điểm duy tâm lịch sử, chưa tìm ra được quy luật vận động & phát triển của XH. Họ tin vào có 1 chân lý vĩnh cữu đã tồn tại sẵn đâu đó, chỉ cần xuất hiện nhũng nhà tài ba tìm ra & dựa vào chân lý đó thuyết phục toàn Xh xây dựng XH mới tốt đep hơn.

+ Hầu hết các nhà ko tưởng đều có khuynh hướng đi theo con đường cải tao Xh bằng CM -> ko thấy quy luật chuyển biến Xh thông qua CM.

+ Họ không thấy được bản chất CM của những người nghèo khổ. Lực lượng XH tiên phong có thể thực hiện sự chuyển biến XH từ CNTB lên CNXH đó là g/c công nhân được sinh ra & lớn lên cùng với nền CN hiện đại của CNTB.

Câu 2: Những điều kiện tiền đề khách quan và vai trò của Mac-Anghen đối với sự ra đời của CNXH?

1.Những điều kiện tiền đề hình thành CNXH

a. Kinh tế XH:

Vào những năm 40 của thế kỉ 19 thì chủ nghĩa TB trở thành phương thức thống trị ở phần lớn các nước châu Âu, LLSX TBCN có bước tiến nhảy vọt. Mác viết : giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy 1 thế kỉ đã tạo ra những LLSX lớn hơn và đồ sộ hơn các LLSX trước kia gộp lại. CNTB ra đời giai câp công nhân cũng đc hình thành phát triển, bị bóc lột nặng nề giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh chống giai cấp tư sản nhưng đều thất bại. ĐK kinh tế xã hội đó chính là đó là mảnh đất hiện thực cho lý luận mới ra đời soi sáng sự vận động lịch sử. Chỉ dẫn phong trào công nhân thự giải phóng mình.

b. ĐK tiền đề khoa học tự nhiên

Thời kì này KHTN có 5 phát huy mở đầu thời đại đó là :

- định luật bảo toàn vật chất và vận động

- học thuyết về thái dương hệ

- định luật bảo toàn năng lượng

- học thuyết tế bào

- học thuyết Đác Uyn.

Những phát huy này giúp cho con người , nhân loại phát triển hoàn thiện đc với quan điểm trong duy tâm thần bí TG, hình thành về quan điểm duy vật biện chứng trong nghiên cứu xem xét về TG.

2. Vai trò của Mac-Ănghen đối với sự ra đời của CNXH

Hai ông là những người uyên bác. Cả cuộc đời đã tiếp thu tinh hoa tư tưởng của nhân loại, lại đám mình trong phong trào phong trào đấu tranh của công nhân và người dân lao động ở châu Âu.

Chăm chú nghiên cứu những sự kiện kinh tế chính trị của XH TBCN đương thời nhờ đó có 2 phát minh vĩ đại : CNXH lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư nhờ đó làm CNXH không tưởng trở thành Khoa Học.

=======================================

Câu 4: Giai cấp công nhân là gì? Nêu ND sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vì sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử đó? Phân tích nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trình bày việc thực hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam?

a. Khái niệm giai cấp công nhân:

- Giai cấp công nhân: là tập đoàn to lớn gồm những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế xã hội có trình độ KHKT công nghệ ngày càng hiện đại, lao động thặng dư của học là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có phát triển xã hội.

- Mác và Anghen dùng nhiều thuật ngữ nói về giai cấp công nhân như là giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân NN, công nhân thành thị dù có những tên gọi khác nhau nhưng giai cấp công nhân chỉ có 2 thuộc tính sau:

+. Về PTLĐSX: là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại, xh hóa ngày càng cao, lao động thặng dư của họ là nguồn gốc của sự giàu có và phồn vinh xh.

+. Trong TBCN giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động làm thuê cho nhà TB và bị bóc lột giá tị thặng dư.

Cùng với sự phát triển của CNTB thì cơ cấu chất lượng, số lượng giai cấp công nhân ngày càng phát triển bên cạnh CN, CN cơ khí thì xuất hiện CN gắn với nền CN tự động hóa, tri thức hóa, nhiều loại hình dịch vụ cũng thu hút không ít lao động và CN.

b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của g/c CN:

- Xh loài người vận động từ hình thái KTXH thấp lên hình thái KTXH cao luôn gắn với 1 giai cấp nhất định mà giai cấp đó đứng ở trung tâm của thời đại vừa là lực lượng vừa là động lực của quá trình chuyển biến ấy.

- Ngày nay với địa vị KTXH nêu trên thì giai cấp công nhân đang đứng ở trung tâm của thời đại và là đại biểu của xã hội tương lai có nhiệm vụ lãnh đạo toàn xh xóa bỏ CNTB xây dựng CNXH, CNCS phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử.

- Nội dung của sứ mệnh lịch sử đó là: làm CM xóa bỏ giai cấp TS thống trị tức là TLSX của CNTB vào tay mình, thiết lập chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu, giành chính quyền lực lượng lãnh đạo và giai cấp công nhân động lực là nông dân trí thức thắng lợi của CNXH và thất bại của CNTB là tất yếu như nhau:

Vì sao giai cấp CN có sứ mệnh lịch sử đó???

- Giai cấp CN là giai cấp tiên tiến nhất thể hiện:

+. SX ra của cải để nuôi sống làm giàu có, làm văn minh xã hội.

+. Trình độ văn hóa, KHKT công nghệ...ngày càng cao.

+. Lao động của CN được xh hóa, quốc tế hóa ngày càng được tăng lên.

+. Phương thức sản xuất lao động tiên tiến.

+. Được tri thức hóa ngày càng đông đảo.

=> g/c CN là giai cấp đại biểu cho tương lai của nhân loại.

- Có ý thức tổ chức kỹ luật cao và nghiêm minh

+. Tất yếu kinh tế.

+. Tất yếu kỹ thuật.

- Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích của giai cấp TS.

- Là giai cấp có tinh thần CM triệt để.

- Là giai cấp có b/c quốc tế, là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập đó là CN Mac_Lenin.

Phân tích những nhân tố chủ quan:

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN xuất hiện 1 cách khách quan nhưng để biến khả năng khách quan ấy thành hiện thực thì đòi hỏi phải thông qua nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan bao gồm g/c CN và đặc điểm của g/c CN.

1. Bản thân giai cấp CN:

- Cùng với sự ra đời phát triển của CNTB giai cấp CN cũng được hình thành phát triển ngày càng đông đảo trình độ chất lượng ngày càng cao.

- Bị áp bức bóc lột giai cấp CN tiến hành các cuộc đấu tranh chống g/c TS. Cuộc đấu tranh lúc đầu mang tính tự phát và nhằm vào các mục tiêu kinh tế: tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, chống phúc, phạt.

- phong trào CN phát triển ngày càng mạnh đấu tranh tự phát bị bế tắc thì giai cấp CN đã tổ chức nên Đảng tiền phong của mình để lãnh đạo mình thực hiện sứ mệnh lịch sử.

- CT hình thành ĐCS được Lenin chỉ ra ĐCS = CN Mac + phong trào CN.

- Ở nước ta thì Bác Hồ khái quát: Đảng CSVN ra đời là sự kết hợp = CN yêu nước + CN Mac_Lenin + phong trào CNVN (những năm 20 của thế kỷ XX).

2. Mối quan hệ giữa Đảng CS với giai cấp CN:

- Giai cấp CN là cơ sở g/c, cơ sở XH của Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng.

- Đảng CS lấy bản chất của giai cấp CN làm bản chất của mình, tuy nhiên Đảng có tính chất riêng, Đảng là 1 tổ chức cao nhất tập hợp những phần tử ưu tú nhất của g/c CN: CM nhất, khoa học nhất, kiên quyết nhất và có trí tuệ nhất.

- Đảng lấy CN Mac_Lenin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động.

- Đảng là đại biểu cho lợi ích của g/c CN cho nhân dân lao động và cho cả dân tộc.

- Đảng lấy nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của mình.

- Mỗi người CN lao động trí thức đều có thể phấn đấu trở thành Đảng viên của Đảng, Đảng là tổ chức lãnh đạo đối với N2, đối với xã hội, đối với đoàn thể. Đảng đề ra đường lối chính trị, công tác tư tưởng và công tác tổ chức.

Sứ mệnh lịch sử giai cấp CNVN:

- Giai cấp CNVN ra đời và phát triển gắn với quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của Pháp, tuy số lượng còn ít, trình độ còn thấp nhưng đã nhanh chóng đảm đương được vai trò lãnh đạo CMVN.

- Giai cấp CNVN ra đời trong 1 nước có truyền thống anh dũng chống xâm lược, nỗi nhục mất nước và ách áp bức bóc lột của đế quốc của tư bản phong kiến làm cho lợi ích của giai cấp CN và lợi ích dân tộc kết hợp làm một.

- Giai cấp CNVN ra đời có nguồn gốc từ nông dân nên có mối liên hệ tự nhiên với nông dân đó là cơ sở để thiết lập mối liên minh công nông vững chắc và mối đoàn kết dân tộc rộng rãi trong suốt quá trình CM.

- Sau nhiều năm tìm đường cứu nước: Nguyễn Ái Quốc đã đến với CN Mac_Lenin đã truyền bá CN Mac_Lenin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước VN làm cho ĐCSVN ra đời 3-2-1930. Từ ngày có Đảng thì giai cấp CNVN trở thành giai cấp duy nhất và là giai cấp độc quyền lãnh đạo CMVN, đường lối của Đảng là độc lập dân tộc gắn với CNXH. Xét về thành phần xuất thân thì nhiều Đảng viên của Đảng không là CN nhưng đã là Đảng viên đều phải giác ngộ CN Mac_Lenin, đứng trên lập trường g/c CN phải xả thân vì độc lập dân tộc và CNXH.

- Trong công cuộc CNH-HĐH đất nước thì g/c CN là g/c đi tiên phong lãnh đạo xã hội kiên quyết xóa nỗi nhục thứ 2 cho dân tộc đó là nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển.

- Giai cấp CN có 1 số nhược điểm: số lượng ít, nhất là trình độ chất lượng còn thấp chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, Đại hội 8 của Đảng chỉ rõ cùng với quá trình CNH-HĐH phải xây dựng giai cấp công nhân đông về số lượng cao về chất lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị tư tưởng, có trình độ học vấn tay nghề kỹ thuật cao, có năng lực tiếp thu sáng tạo công nghệ mới, lao động có năng suất, có chất lượng, có hiệu quả, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.

========================================

5 .Phân tích quan điểm của CNM_L về quan điểm lý luận CM không ngừng .ĐĐ vận dụng vào lý luận CM không ngừng đ/v CM ntn ?

1. Lý luận CM không ngừng CNM_L:

M _Anghen là người đầu tiên nêu lên tư tưởng CM không ngừng :cuộc cách mạng do giai cấp công nhân tiến hành phát triển không ngừng và phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong phạm vi một nước cũng như trên phạm vi toàn thế giới cụ thể như sau:

ở những giai cấp phong kiến còn độc quyền ,giai cấp công nhân đã hình thành và vẫn chưa đủ mạnh thì giai cấp công nhân đã chủ động tích cực tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ ts do giai cấp tư sản lãnh đạo để đánh đổi giai cấp phong kiến và giai cấp công nhân phải giữ được tính độc lập trong cuộc cách mạng này ,thấy rõ sứ mệnh lịch sử của mình là xóa bỏ chế độ tư bản là xây dựng chế độ CN xã hội tư sản .

Muốn làm cách mạng không ngừng thì giai cấp công nhân phải liên minh chặt chẽ vơia giai cấp nông nhân và được nhân dân ủng hộ .

VN đưa ra lý luận về sự chuyển biến từ CM dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng XHCN.

Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 .CNTB đã phát triển thành CNĐQ đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa hình thành và phát triển .Lê Nin đã vạch ra khả năng chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu mới lên CMXHCN .Lúc này giai cấp tư sản đã trở nên lỗi thời trở thành kẻ thù xâm lược bóc lột các dân tộc thuộc địa vì thế giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa không chỉ tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ tư sản mà còn lấy quyền lãnh đạo của cách mạng này làm cho cách mạng này trở thành cách mạng dân chủ tư sản thì giai cấp công nhân lãnh đạo tiến lên CNXH.

LN chỉ rỏ mối quan hệ của hai cuộc cách mạng này trong đó cách mạng dân chủ tư sản ở giai đoạn trước đã được giải phóng phần nào đó nhiệm vụ của cuộc CNXH ở giai đoạn sau còn CMXHCN ở giai đoạn sau ở giai đoạn sau sẽ hoàn tất những nhiệm vụ còn lại CM dân tộc dân chủ ở giai đọan trước.

2. Sự vận dụng lý luận cách mạng không ngừng CN M_L này của Bác Hồ và đảng ta trong cuộc CMVN.

a. Tính tất yếu cúa CM dân tộc dân chủ nhân dân chủ ở VN.

-Thực dân Pháp xâm lược nước ta với truyền thống yêu nước nhân ta kiên cường đứng dậy giành độc lập dân tộc các phong trào yêu nước chóng Pháp trước khi đảng ta ra đời trải qua hai giai đoạn.

+ Giai đoạn I 1858-1900 :Chủ yếu dưới sự lãnh đạo của hệ tư tưởng phong kiến gắn với các phong trào Cần Vương .

+Sang đầu thế kỷ 20 các phong trào yêu nước chóng Pháp chủ yếu dưới sự dẫn dắt của ngọn cờ dân chủ tư sản với các lãnh tụ :Phan Bội Châu ,Phan Chu Trinh,Hùynh Thúc Kháng ,Lương Văn Can ,Nguyễn Thái Học ....... lãnh đạo.

Tuy nhiên các phong trào yêu nước chống Pháp cả hai giai đoạn điều thất bại vì thiếu đường lối đúng đúng đắng không đáp ứng đúng yêu cầu dân chủ của thời đại mới bởi vì hệ thống tư tưởng phong kiến ,hệ tư tưởng tư sản => lúc này đã trở nên lỗi thời lạc hậu .

-CMT10 đã thức tĩnh các dân tộc thuộc địa đứng lên dành giành độc lập bỏ qua chế độ tư bản từng bước đứng lên CNXH .Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác Hồ tìm đến CNM_L người chỉ rỏ chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức người đã truyền bá CNM_L vào VN làm cho Đảng cộng sản VN ra đời 1930 nhờ đó CMVN thoát khỏi khủng hoảng về đường lối .Đường lối của đảng :Đánh đế quốc dành độc lập dân tộc đánh phong kiến để người dân có ruộng ,sau đó đua đất nước lên CNXH .Dưới sự lãnh đạo của đảng thì ngày nay ta xây dựng đất nước lên CNXH.

b .Tính tất yếu chuyển biến từ Cm dân tộc dân chủ nhân dân lên CNXH.

-Tính tất yếu này là do sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân quy định trong cương lĩnh 3/3/1930 đã khẳng định lên dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XHCN .Sau CMT8 thì dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chóng Pháp vừa kháng chiến vừa kiến quốc vừa xây dựng chính quyền nhân dân .Nhà nước ta từng bước xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất PK mang lại ruộng đất cho nông dân đưa CN làm chủ xí nghiệp nhà máy ,ngọn cờ XHCN đã quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc và thời đại giúp chúng ta dành thắng lợi của kháng chiến chống Pháp làm Miền Bắc được giải phóng và đi lên CNXH vưa xây dựng CNXH Miền Bắc đã chi viện đắt lực cho Miền Nam đánh giăc Mỹ xâm lược thống nhất đất nước và cả nước đi lên CNXH.

-Chúng ta tiến lên CNXH trong bối cảnh :CNXH.

================================

Câu 7: Trình bày nguồn gốc , bản chất , tính chất của tôn giáo các quan điểm chủ trương chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin & của Đảng và nhà nước?

I)Bản chất , nguồn gốc & tính chất của tôn giáo

1)Bản chất của tôn giáo :

- ĐN: bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta , những sức mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ , chỉ là sự phản ánh ma trong đó những sức mạnh thế gian được mang hình thái sức mạnh siêu thế gian , bản chất của nó là phản ánh hoang đường , hư ảo hiện thực khách quan vào đầu óc con người . Sự phản ánh đó đã biến sức mạnh tự phát của TNXH thành sức mạnh thần thánh bao quanh cuộc sống con người là sự phản ánh tiêu cực về những nỗi khổ ải bất hạnh của con người trước hiện thực khách quan là cho tôn giáo trở thành hi vọng hảo huyền của con người .

- Tôn giáo là h/ảnh lật ngược về thế giới .

- Tôn giáo là bông hoa tưởng tượng của xiềng xích.

-Tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim . Là trái tim , là tinh thần là tinh thần của trạng thái không có tinh thần.

-Tôn giáo là nghèo nàn của hiện thực & những phản ứng chống lại bản than sự nghèo nàn đó.

- Tôn giáo là tiếng thở dài của các sinh linh , bị áp bức là thuốc phiện người dân.

- Tín ngưỡng là k/n rộng hơn tôn giáo , tôn giáo là một dạng của tín ngưỡng . Tín ngưỡng là một dạng của ngưỡng mộ của con người vào một sự siêu nhiên huyền bí nào đó . Sức mạnh của đấng siêu nhiên huyền tác động đến tâm linh con người . Trong đó bao hàm cả niềm tin tôn giáo , có những tín ngưỡng lành mạnh cần thiết như thờ cúng tồ tiên , ông bà , cha mẹ . Thờ cúng những con người có công với đất nước .

- Tín ngưỡng khác mê tín dị đoan là niềm tin cuộc sống of con người gắn liền với những hành vi thái hoá cực đoan mê muội phi nhân tín , mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tôn giáo & bị một số người lợi dụng nhằm trục lợi vì vậy cần bỏ mê tín dị đoan .

- Tôn giáo là sản phẩm của con gnười là một hiện tượng ls , xh , vh . Tôn giáo bao giờ cũng gắn liền với giáo lý , luật lệ ,lễ nghi đều tiêu cực . Vê thế giới quan tôn giáo là nhiều thế giới quan duy tâm độc lập với thế giới quan duy vật . Tôn giáo chủ trương xây dựng hạnh phúc cho con người ở thiên đường ,còn CN M-L chủ trương dùng sức mạnh của giai cấp nhân dân để xây dựng hạnh phúc vẹn trên trần thế , còn tôn giáo chủ trương trông chờ vào đấng tối cao vì thế về bản chất tôn giáo là một hiện tượng tiêu cực.

2) Nguồn gốc của tôn giáo :

a) Nguồn gốc KTXH:

Cuối chế độ nguyên thuỷ đk sinh hoạt vchất thấp kém, đồi sống tinh thần nghèo nàn , thiếu hiểu biết ,sợ hãi bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên: sấm, sét, bão, lụt nên tôn giáo ra đời . Lhi xh phân chia g/c thì xung đột ,chiến tranh chết chốc rồi bệnh tật , sự bất lực càng tăng lên khi g/c thống trị lợi dụng tôn giáo mê hoặc quần chúng để bảo vệ địa vị của mình .

b) Nguồn gốc của nhận thức :

Trong từng giai đoạn phát triển lịch sử nhận thức của con người về TNXH có giới hạn. Cách giữa biết va chưa biết luôn tồn tại , điều gì mà khoa học chưa cắt nghĩa được thì tôn giáo sẽ thay thế

c) Nguồn gốc tâm lý :

Sự sợ hãy của con người trước sức mạnh bên ngoài bao quanh cuộc sống của họ sinh ra tôn giáo . Tôn giáo ra đời bù đắp những hoãng hốt trong cuộc sống con người vỗ về xoa dịu nỗi đau của con người , là hạnh phúc vô ảo mà con người bám víu vào.

3) Tính chất của tôn giáo :

Tôn giáo có 5 tính chất

- Tôn giáo mang tính lịch sử , tôn giáo ra đời trong những giai đoạn lịch sử nhất định và sẽ mất đi khi điều kiện vc & nguồn gốc của nó không còn nữa , ngthuỷ đã sống hàng triệu năm không có tôn giáo . Tôn giáo ra đời cuối chế độ ngthuỷ khi người đạt đến sự phát triển cao về vc & tt thì tôn giáo không còn lý do tồn tại.

- T/c phản khoa học là sự phản ánh xuyên tạc b/c thế giới khi tôn giáo xâm nhập vào đông đảo quần chúng nhân dân thì nó trở thành sức mạnh kiềm hãm sự phát triển XH . Tôn giáo là 1 hệ tư tưởng bảo thủ và lạc hậu .

- T/c quần chúng và tôn giáo : tôn giáo xâm nhập sâu vào tâm lý tình cảm và tinh thần của đông đảo nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác thậm chí gắn liền với sự phát triển của cả dân tộc và trở thành quốc đạo .

- Tôn giáo phản ánh nhu cầu : giải quyết hạnh phúc của nhân dân nên tôn giáo nào cũng hướng thiện , dạy đạo đức nó thâm nhập vào nhiều thế hệ con người biến thành lối sống đạo đức nhân văn .

- Tính chính trị của tôn giáo : tôn giáo phản ánh nhu cầu giải phóng và hạnh phúc thể hiện sự phản ánh của quần chúng đ/v áp bức bóc lột đều lợi dụng tôn giáo , dùng tôn giáo ru ngủ mê hoặc quần chúng đấu tranh chia rẽ các cộng đồng người , dùng giáo sĩ chức sắc truyền đạo , sau đó dùng binh lính ,vũ khí xâm lược các nước

- Hiện nay tôn giáo đang là vấn đề phức tạp t/đ mạnh đến thể chế t/c , ảnh hưởng đến sự mất còn của chế độ , những cuộc chiến tranh tôn giáo đang diễn ra tư tưởng từ bi đạo trời dạy , CNĐQ lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây mất ổn định ở nhiều nơi kể cả sdụng vấn đề tôn giáo ,vđề dân tộc để xoá bỏ các nước XHCN còn lại .

II) Những quan điểm chủ đạo khi giải quyết vấn đề về tôn giáo trong XHCN :

a) Khắc phục tầm ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn với quá trình cải tạo Xh cũ xd XH mới . Tôn giáo là thế giới quan duy tâm là sai lầm trong việc giải quyết hạnh phúc cho nhân dân , nhưng tôn giáo có mặt tích cực như là : hướng thiện dạy đạo đức vì thế phải khắc phục mặt tiêu cực , phát huy mặt tích cực .Tôn giáo là một hình thái , hình thức XH . Nó phản ánh mọi XH biến đổi cùng mọi biến đổi của mọi XH . Muốn cải tạo tôn giáo thì phải cải tạo mọi XH hướng mọi hoạt động của giáo dân thực hiện các quá trình phát triển KTXH, xoá đói giảm nghèo , xd nền VH nâng cao đời sống vc , tt , XH thật sự trên trần gian ho nhân dân còn hơn cứ ngồi dấy mà tranh luận có hay không có thiên đường , có hay không có hạnh phúc trên thế giới bên kia .Cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao dân trí cho nhân dân nhất là quan điểm vô thần , làm cho CN M-L trở thành nền tảng tinh tầhn của XH .

b) Tôn giáo không bảo đảm quyền tự do tôn giáo và không tôn giáo cho nd :

Tôn giáo có t/c quần chúng nên phải tôn trọng g/c trong vđề g/quyết tôn giáo , quyền tự do tôn giáo hay không theo tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được hiến pháp (1946 & 1992) đã ghi lại . Điều phổ biến hiến pháp 1992 viết : " Công dân VN có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo hay không theo một tôn giáo nào . Các tôn giáo đều bình đẳng trước PL , những nơi được thờ tượng của các tôn giáo đều được PL bảo hộ . Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hay lợi dụng tôn giáo để làm trái mọi PL & chính sách của NN. Hiện nay , tôn giáo là tinh thần của một bộ phận ndân . Mặt tích cực của tôn giáo phù hợp mọi công cuộc xd và phát triển ĐN , nghị quyết 24 của bộ chính trị ĐCSVN ghi:

" Tín ngưỡng tôn giáo là tinh thần của một bộ phận ndân . Trong đạo đức của tôn giáo có những điều phù hợp với sự nghiệp xd XH mới . Kinh thánh là cầu an . 1 bữa com sao mà vui vẻ còn hơn ăn tổ yến , cho quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng tôn giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và buộc mọi người phải tuân theo , quyền này phải được thực thi trong thực tế ; nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo , các giáo hội cần tổ chức cho các chức sắc & tín đồ thực hiện đúng quyền này .

c) Thực hiện và kết những người có tôn giáo trong xd & bảo vệ tổ quốc :

Mọi công dân có đạo hay không có đạo chỉ có thể tự do , ấm no hạnh phúc khi đoàn kết với nhau để xd XH vững chắc , cũng cố khối đại đoàn kết , nhất là đại đoàn kết dân tộc , đoàn kết lương giáo , xd cuộc sống tốt đời , đẹp đạo , kính chúa yêu nước ,tích cực đóng góp vào công cuộc phát triển KTXH , giữ vững ổn định chính trị , trật tự an toàn XH , cải thiện đời sống vật chất và văn hoá , nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân ; mọi hđ tôn giáo cần theo đúng chính sách PL của NN, phát huy quyền dân chủ XHCN , chóng tư tưởng thành kiến ,hẹp hòi , hướng các chức sắc tôn giáo hđ đúng PL, ủng hộ xu hướng tiến bộ trong các ôn giáo , làm cho tôn giáo gắn bó với dtộc & đi lên CNXH , thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một đất nước độc lập , tăng cường bồi dưỡng cán bộ làm tôn giáo cũng góp phần tích cực của các chức sắc & tín đồ vào sự nghiệp xd & bảo vệ tổ quốc . Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo yêu nước như UB đoàn kết công giáo VN.

d) Cần phân biệt rõ vđề tư tưởng và ctrị :

Mặt tư tưởng của vđề tôn giáo thể hiện những quan điểm về tín ngưỡng và tôn giáo . Khắc phục tư tưởng và tín ngưỡng tôn giáo và vấn đề thường xuyên và lâu dài gắn liền với công cuộc xd CNXH & cải tạo XH cũ , LP chỉ rõ : Không được tuyên chiến với tôn giáo , những lời tuyên chiến ở Mỹ chóng CN duy tâm , những mệnh lệnh ngăn cấm tín ngưỡng tôn giáo , những hành vi dạy dột càng làm cho kẻ thù lợi dụng , kích động tình cảm tôn giáo của tín đồ làm cho họ xa lánh thậm chí chống lại CNXH .

Mặt chính trị của các tôn giáo các thế lực thù địch để chống phá CNXH vì thế phải nâng cao cảnh giác , phát hiện và chống lại kịp thời các âm mưu , hđ của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại chính quyền nhân dân vì vậy giải quyết vấn đề này cần phải tế nhị , khẩn trương , kiên quyết & có chiến lược đúng đắn.

==============================================

Câu 8: Trình bày cương lĩnh của chủ nghĩa Mác-LêNin va chính sách dân tộc Đảng và nhà nước ta?

I.Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin:

1. Các dân tộc hòan tòan bình đẳng:

Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng đối với mọi dân tộc kể cả bộ tộc, chủng tộc trong một quốc gia, dù đông người hay ít người, dù trình độ phát triển, kinh tế, xã hội như thế nào đều được đối tôn trọng bình đẳng trên mọi phương diện không có một dân tộc nào được quyền cho phép mình xâm lược, nô dịch dân tộc khác, không có dân tộc thượng đẳng và hạ đẳng. Xu hướng phân biệt chủng tộc đều thất bại

Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc thì quyền bình đẳng dân tộc phải đuợc pháp luật bảo vệ và phải khắc phục dần chênh lệch mọi mặt giữa các thành phần dân tộc do lịch sử để lại.

Trên bình diện quốc tế, thực tế quyền bình đẳng dân tộc gắn với đấu tranh phân biệt dân tộc, chóng chủ nghĩa dân tộc nước lên chóng chủ nghĩa phát xít mới, CNTD dưới mọi hình thức

1. Các dân tộc được quyền tự quyết:

Quyền tự quyết là quyền các dân tộc được tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình, quyền lựa chọn con đường đi lên đạt tới phồn vinh đây là quyền thiêng liêng cơ bản không một nước nào không một ai được quyền can thiệp cưỡng bức áp đặt.

Quyền tự quyết dân tộc bao hàm quyền liên hiệp hay là phân lập dân tộc được trở thành 1 dân tộc độc lập hay tự tiện thành lập liên bang các dân tộc để đưa dân tộc mình lên con đường tiến bộ.

Khi xem xét g/q quyền dân tộc tự quyết người cách mạng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân phải ủng hộ những phong trao nào phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và người dân lao động phải chóng lại âm mưu thủ đọan lợi dụng quyền dân tộc chia rẽ dân tộc, chóng lại tư tưởng dân tộc CN đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai để đi vao vĩ đạo CNTD kiểu mới, CNTB

2. Liên hiệp giai cấp công nhân, nhân dân tất cả các dân tộc bị áp bức:

CNTB mang tính chất quốc tế giai cấp công nhân cũng mang bản chất quốc tế, muốn chiến thắng CNTB giai cấp công nhân các nước các dân tộc trên thế giới phải liên lại liên hiệp đòan kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc là một mục tiêu phấn đấu của những người cộng sản qui định đường lối phương pháp xem xét g/q quyền bình đẳng và quyền tự do các dân tộc. Điều này phải thể hiện sâu sắc trong chính sách đối ngoại của các Đảng Cộng Sản. Tóm lại, cương lĩnh dân tộc của công nhân là một bộ phận hợp thành lý luận cách mạng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội giải phóng con người. Nó soi đường cho các Đảng CỘng Sản họach định chính sách dân tộc của mình là kim chỉ nan cho quá trình g/q vấn đề dân tộc của các nước tiến bộ trên thế giới.

Tinh thần đòan kết liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc bị áp bức được Bác Hồ thể hiện sinh động qua hai câu thơ:

Quan sơn muôn dặm một nhà

Bốn phuơng vô sản đều là anh em

Cách Mạng vô sản chính quốc và Cách Mạng giải phóng thuộc địa là hai cánh của một con chim.

II. Vấn đề dân tộc ở Việt Nam và chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta:

1. Tình hình và đặc điểm dân tộc Việt Nam:

Nước ta có 54 dân tộc với trên 80 triệu dân, trong đó người Kinh chiếm 87%, 53 dân tộc thiểu số chiếm 13%, có 10 dân tộc dân số có từ 10 vạn đến trên 1 triệu người, có 16 dân tộc có dân số từ 1 vạn đến 10 vạn , có 6 dân tộc dân số có từ dưới nghìn người đó là người CÔng, Sila, Edu, RơNăm, Phupeo, Brâu

Đặc điểm:

54 dân tộc gắn bó lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước tạo nên sức mạnh và thắng lợi cho cách mạng nước ta.

Các dân tộc sống xen kẻ nhau đến từng huyện từng xã, hình thức này có những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực.

13% dân số là đồng bào thiểu số lại sống ¾ diện tích đât nước các địa bàn chiến lược về kinh tế quốc phòng an giao lưu quan hệ kinh tế quốc tê.

Mỗi dân tộc người có bản sắc đời sống văn hóa riêng, 16 dân tộc người có tiếng nói và chữ viết riêng.

Các dân tộc cấu thành quốc gia thống nhất từ ngàn xưa và lịch sử để lại, có nhiều dân tộc trình độ rất thấp đang làm trở ngại lớn cho trợ lực phát triển.

2. Chính sách dân tộc Đảng và nhà Nước:

Bác Hồ viết: " nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt con cháu một nhà thương yêu đòan kết giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ thiêng liêng. Đòan kết đòan kết đại đòan kết, thành công thành công đại thành công.

Từ người ra đời thì Đảng ta đưa ra chính sách dân tộc bao trùm tăng cường đòan kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam độc lập dân chủ và phồn vinh. Văn kiện đại hội của Đảng viết: Thực hiện tốt các chính sách đòan kết tương trợ bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển, xây dựng cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc trong điều kiện hịên nay Đảng ta chỉ rõ phải phát triển kinh tế kết hợp nhiều thành phần phải khắc phục tự lực tự cấp khép kín ở vùng dân tộc các vùng dân tộc phải đi sâu khai thác những thế mạnh của mình, làm giàu cho mình và đất nước. Khắc phục dần sự chênh lệch giữa vùng kinh và vùng thượng.

Tôn trọng lợi ích truyền thống về văn hóa ngôn ngữ tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc chọn lọc nâng cao văn hóa các dân tộc nâng cao dân trí y tế và giáo dục.

Chóng tư tưởng dân tộc nước lớn dân tộc hẹp hòi, kỳ thị chia rẽ dân tộc chónh việc lợi dụng sự lạc hậu khó khăn của đồng bào dân tộc nhằm lôi kéo chónh phá cách mạng của kẻ thù, làm tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thiểu số có chính sách giúp dân tộc về đời sống kinh tế nhất là những vùng cao, vùng sâu xa, biên giới hải đảo, khắc phục suy giảm của một số dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro