CNXHKH 16-20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 17: phân tích tính tất yếu, đặc điểm và thực chất của thời kì quá đọ lên CNXH

tính tất yếu

1.1.-thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xh ở VN là một tất yếu lịch sử bởi:

+fát triện theo con đường xhcn là fù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. CNTB không fải là tương lai của loài người cho dù ngày nay CNTB đang nắm nhiều ưu thế .sự fát triện mạnh mẽ của lực lượng sx và xh hoá lđ làm cho các tiền đề vật chất ,ktế xh ngày càng được nâng cao sẽ fủ định CNTB và sự ra đời của xh mới-CNXH.

+fát triện theo con đường XHCN ko chỉ fù hợp với xu thếcủa thời đại mà còn fù hợp với đặc điệm CM

Kn: cm dân tộc gắn liền với cnxh.vì vậy,cuộc CMXHCN là sự tiếp tục hợp logic cuộc cm

Dân tộc dân chủ làm cho CM dân tộc ,dchủ được thực hiện triệt để.

1.2. thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu với mọi quốc gia đi lên CNXH nhiều nước lại có đặc điệm riêng dưới mỗi quốc gia. ở nước ta,thời kì quá độ đi lên CNXH co những đặc điệm sau:

+đặc điệm đặc trưng bao trùm nhất của thời kì quá độ đi lên CNXH ở nc ta là bơ qua chế độ TBCN .bỏ qua chế độ TBCN thực chất là fát triện theo con đường "rut ngắn" quá trìng lên CNXH -"rút ngắn" chứ ko fải là đốt cháy gđoạn coi thường quy luật ,trái lại fải tôn trọng quy luật khách quan biết vận dụng sáng tạo vào đ/k cụ thể của đấy nước tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi tim ra con đường ,hình thức bức đi thích hợp.đồng thời fải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở CNTB đặc biệt là về khoa học

Công nghệ để fát triện thành LLSX ,xdựng nền ktế hiện đại

Qúa trình đi lên CNXH ở nước ta có n2 tiền đề,khả năng để quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

-về khả năng khách quan:

+cuộc CMKH -CN hiện đại đang ↑ như vũ báo và quá độ lên CNXH là xu hướng khách quan của loài người.VN đã,đang và sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của các quốc gia độc lập đang đấu tranh lựa chọn con đường ↑ tiến bộ của mình.

-về n2 tiền đề chủ quan:

+VN là nước có dân số đông,nhân lực dồi dào,tài nguyên fong fú ,nhưng có vị trí địa lý thận lợi và những cơ sở vật chất kỹ thuật đã được xd trên những yếu tô hết sức quan trọng

Để tăng trưởng kt.những tiền đề đó tảo đ/k thuận lợi đẻ mở rộng hợp tác kt quốc tế,thu hút vốn đầu tư chuyện giao công nghệ ...tiên tiến của các nước ↑.

+Nhân dân trong nc quyết tâm sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn,xd thành công CNXH

+Đảng ta là đảng giầu tinh thần cm và sáng tảo,có đường lối đúng đắn và gắn bó với nhân dân.Đó là những nhân tố chủ quan vô cùng quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc xd và bảo vệ tô quốc VN XHCN

- Khái niệm: Thời kì quá độ được coi là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết hình thành một xã hội mà trong đó, những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ được thực hiện.

b. Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

* Đặc điểm nổi bật của thời kì quá độ là những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau và đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.- Trên lĩnh vực chính trị:sự tồn tại của KT nhiều thành phần, chúng vừa liên minh, vừa hợp tác nhưng lại vừa đấu tranh với nhau

- Trên lĩnh vực kinh tế: Nhà nước XHCN được thiết lập, cũng cố và ngày càng hoàn thiện

- trên lĩnh vực xh: Sự tồn tại của nhiều giai tầng XH # nhau: về trình độ, về thu nhập, về mức sống

- Trên lĩnh cực văn hoá, tư tưởng: sự tồn tại của nhiều hệ tư tưởng,văn hoá, tinh thần khác nhau, trong đó có cả sự đối lập lẫn nhau.

c. Nhiệm vụ của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Về nhiệm vụ chính trị

- Về nhiệm vụ kinh tế

- Về nhiệm vụ văn hoá, giáo dục

d. Các kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Trực tiếp

- Gián tiếp

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Nhiệm vụ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

+ một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xh, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá,tư tưởng cho chủ nghĩa xh.

+ 2 lầcỉ tạo xh cũ, xây dựng xh mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm,làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài nhất.

Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

+trong lĩnh vực chính trị, ndung quan trọng nhất là fải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của đảng. Đảng phải đc chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu, có hình thức fù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới.

+trong lĩnh vực ktế: HCM đề cập trên các mặt: llsx, qhsx, cơ chế quản lý ktế. Ng nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lđg trên cơ sở tiến hành CNH xhcn. đối với cơ cấu ktế, HCM đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần ktế, cơ cấu ktế vùng, lãnh thổ.

+trong lĩnh vực văn hoá xh: HCM nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con ng mới. đặc biệt đề cao vai trò văn hoá,giáo dục và khoa học kỹ thuật in xhxhcn

b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

một là: xây dựng cnxh là 1 hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa M-L về xây dựng chế độ mới có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nc anh em.

2 là: xđịnh bc đi và biện pháp xây dựng cnxh chủ yếu xphát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và kn thực tế của nhân dân.

Biên pháp:

+thực hiện cải tạo xh cũ, xây dựng xh mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.

+ kết hợp xdựng và bảo vệ,đồng thời tiến hành 2 nvụ clược ở 2 miền # nhau in phạm vi 1 quốc gia.

+xây dựng cnxh phải có kế hoạch, biện phấp, qtâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra.

+tròng điều kiện nc ta, biện pháp cơ bản, qđịnh, lâu dài in xây dựng cnxh là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Câu18: Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta là gì?

a. Bản chất:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực và tổ chức ra hệ thống chính trị của mình. Vì vậy, hệ thống chính trị ở nước ta có những bản chất sau:

Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, nghĩa là các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân. Từ đó đã quy định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước hết ở chỗ: Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân dân với thiểu số bóc lột.

Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta. Bản chất đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhất giữa những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.

b. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay:

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức.

Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta.

Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện.

Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị.

Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 19: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào?

ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể chân chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân.

a. Đảng Cộng sản Việt Nam:

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:

Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.

Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội.

Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ...

b. Nhà nước:

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp). Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội. Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp.

Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra. Đây là những cơ quan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác.

Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trung thống nhất và độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước. Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố...Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ quan tư pháp.

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Vì vậy, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

c. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội...

Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm có xã, phường, thị trấn. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồng Nhân dân xã, phường; Uỷ ban Nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường và các tổ chức chính trị-xã hội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn... Tất cả các tổ chức trên đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta.

Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Câu 20:Nêu khái quát những thành tựu của hơn 20 năm đổi mới vừa qua trong hệ thống chính trị?

.Những thành công lớn có ý nghĩa lịch sử trong giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo.

Trước đổi mới, đời sống của mọi tầng lớp dân cư gặp muôn vàn khó khăn. Việc làm khan hiếm, số người không có việc làm ngày càng tăng. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng. Đói và nghèo diễn ra ở mọi vùng đất nước và thâm nhập ở mọi tầng lớp dân cư. Lấy phát triển kinh tế làm hàng đầu, kết hợp với sức mạnh tổng hợp trong nước và quốc tế, bằng trí tuệ và tinh thần chủ động, đoàn kết, Đảng đã thật sự lãnh đạo thành công trong việc giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, tạo ra sự chuyển biến, cải thiện rõ rệt đời sống của đại bộ phận nhân dân.

Đến năm 2005 chúng ta đã tạo được việc làm cho 7,5 triệu lao động. Công cuộc xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt kết quả đầy ấn tượng. Theo tiêu chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói giảm từ 30% năm 1992 xuống 7% năm 2005. Còn theo tiêu chuẩn quốc tế (tính theo chuẩn 1 đôla/ngày/người), thì tỷ lệ nghèo chung đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 28,9% năm 2002; nếu tính theo chuẩn mới (2 đô la/ngày/người) thì hộ nghèo ở Việt Nam năm 2004 là 27,5%. Ngay từ năm 2002, Việt Nam đã được Liên hợp quốc đánh giá là "hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015".

2. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học.

Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đến giữa năm 2004, 20 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ 88% cuối năm 1980 lên 95% năm 2004.

Hầu hết xã, phường đã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các huyện và khu vực đã có trường phổ thông trung học. Các trường đại học được mở thêm nhiều, các trường dạy nghề được khôi phục và ngày càng phát triển. Phong trào khuyến học, khuyến tài được phát động rộng khắp, phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng toả rộng và được toàn dân tích cực hưởng ứng. Nhờ những cố gắng đó mà nguồn nhân lực xã hội được nâng cao về chất lượng. Tính đến giữa năm 2004, 22,5% số người lao động đã được đào tạo, trong đó số đào tạo nghề là 13,3%.

3. Khoa học - công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước phát triển nhất định.

Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ đã được đưa vào áp dụng trong thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông...Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ được tăng lên. Nước ta đã có quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ với trên 70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (bao gồm Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài.

4. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, góp phần hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, cơ bản thanh toán một số dịch bệnh phổ biến trước đây, khống chế thành công bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS). Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 71,3 tuổi năm 2005. Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,688 năm 2002). Năm 2004, với chỉ số 0,691, nước ta xếp thứ 112 trên tổng số 177 nước được điều tra. Năm 2005, Việt Nam được lên 4 bậc, xếp thứ 108 trong tổng số 177 nước được điều tra. Điều đáng chú ý là, nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì thứ bậc xếp hạng HDI của Việt Nam luôn cao hơn. Chẳng hạn, năm 2002 vượt lên 19 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 128 trên tổng số 173 nước được thống kê, còn HDI xếp thứ 109/173. Điều dó chứng tỏ sự phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội tốt hơn so với một số nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn nước ta.

5. Sự nghiệp văn hoá có nhiều tiến bộ.

Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa - cả vật thể và phi vật thể - được giữ gìn, tôn tạo. Việc phân phối các sản phẩm văn hoá đã nhanh và đều khắp hơn. Hệ thống các sản phẩm văn hoá góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng trưởng của ngành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; văn hoá, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè hiểu biết rõ hơn. Dân trí được nâng lên, cùng với văn hoá phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lên không ngừng.

6. Cơ cấu xã hội nước ta có những biến đổi theo hướng tiến bộ.

Giai cấp công nhân có những biến đổi cả về số lượng, chất lượng cũng như về cơ cấu. Đến năm 2001, công nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh là 4,53 triệu người. Đầu năm 2004, công nhân trực tiếp làm việc trong các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế là 7,39 triệu người, chiếm 17,49% lao động xã hội. Trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, nhìn chung, đã được nâng lên, thể hiện rõ nhất là ở một số ngành như bưu chính viễn thông, dầu khí, xây dựng cơ bản, cơ khí đóng tầu...

Nông dân là lực lượng đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Nông dân thuần nông ngày càng giảm. Đã hình thành những chủ trang trại, những hộ sản xuất cá thể, những xã viên kiểu mới của các hợp tác xã kiểu mới có khả năng thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, tham gia tích cực vào công cuộc phát triển đất nước theo đường lối đổi mới. Đã hình thành các quan hệ hộ - hợp tác xã, hộ - doanh nghiệp tư nhân, hộ - doanh nghiệp nhà nước, hộ - trang trại.

Đội ngũ trí thức nước ta hiện nay có 1,8 triệu người với trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 16 nghìn thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Đây là một lực lượng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Những thành tựu trên có được là do Đảng ta đã nhận thức đúng mối quan hệ khăng khít giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong quá trình phát triển luôn luôn coi con người với tư cách vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là chủ thể của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

Những đóng góp của khoa học xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước

(ĐCSVN)- Sau 20 năm đổi mới toàn diện đất nước, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục ổn định và phát triển; tạo lập được những tiền đề cần thiết để bắt đầu từ năm 2001, đất nước chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; năng lực nội sinh của khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực an ninh, quốc phòng được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Chỉ số phát triển con người (HDI) được liên tục nâng cao và thành tựu phát triển con người của Việt Nam được UNDP đánh giá là tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu của 20 năm đổi mới làm tăng thêm thế và lực mới của Việt Nam, tạo điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để có được những thành tựu đó, khoa học xã hội đã góp phần quan trọng, trong việc cung cấp những luận cứ khoa học cho đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là đổi mới tư duy lý luận trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của sự phát triển, nhất là đổi mới tư duy kinh tế.

Nghiên cứu đó có liên quan trực tiếp tới việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - con người, môi trường, quốc phòng, an ninh ở mỗi giai đoạn. Những kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, luận giải những vấn đề thực tiễn mới nẩy sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VI, VII, VIII và IX. Kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài được in thành sách, được công bố trên các tạp chí khoa học đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về con đường mà Việt Nam đã lựa chọn, về sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Có thể nói, chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội đã được nâng cao thêm một bước. Những tri thức khoa học hiện đại đã bước đầu được vận dụng vào công tác quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục lối tư duy siêu hình, duy ý chí, mở rộng tầm nhìn, góp phần giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống của người Việt Nam. Trong 20 năm qua, khoa học xã hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong những lĩnh vực chủ yếu sau:

Đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội: Trong 20 năm qua, khoa học xã hội đã góp phần tạo lập được trên những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho đường lối của Đảng góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

Từ thực tiễn của 20 năm đổi mới, khoa học xã hội đã góp phần cung cấp những cơ sở lý luận để hiểu đúng đắn và sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội từng bước khắc phục một số quan điểm giản đơn, ấu trĩ như đồng nhất chủ nghĩa xã hội với chế độ phân phối bình quân; muốn có chủ nghĩa xã hội phải nhanh chóng cải tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất; cường điệu vai trò của chế độ công hữu, coi sở hữu tư nhân là đối lập hoàn toàn với bản chất của chủ nghĩa xã hội; và cần phải loại bỏ nhanh chóng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản theo tinh thần phủ định hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, từ đó coi nhẹ những giá trị, những thành tựu đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản; đối lập kinh tế xã hội chủ nghĩa với sản xuất hàng hoá, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; không thừa nhận tính chất pháp quyền của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...

Khoa học xã hội đã góp phần khẳng định mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một xã hội do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với một hệ thống quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Về đổi mới và phát triển kinh tế: Một trong những thành tựu quan trọng của khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế là đã góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới tư duy kinh tế, tạo nên bước chuyển từ tư duy hiện vật sang tư duy hàng hoá, tư duy thị trường; từ tư duy bao cấp, ỷ lại sang tư duy chủ động, sáng tạo; từ tư duy kế hoạch hoá tập trung sang tư duy kinh tế thị trường; từ tư duy kinh tế khép kín sang tư duy mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế, từ tư duy đơn sở hữu sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần; từ không thừa nhận đến thừa nhận sự đa dạng hoá các hình thức phân phối, kể cả phân phối theo vốn, tài sản; từ tư duy Nhà nước làm tất cả, độc quyền sang tư duy đa dạng hoá các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, v.v..

Bên cạnh đóng góp vào việc đổi mới tư duy kinh tế, khoa học xã hội đã góp phần khẳng định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, là vấn đề mang tầm chiến lược và có ý nghĩa quyết định để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có hai chế độ sở hữu cơ bản là công hữu và tư hữu, có nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế đan xen, hỗn hợp. Các thành phần kinh tế phải được đối xử công bằng và bình đẳng.

Cùng với công cuộc đổi mới, các nghiên cứu về khoa học xã hội xác định ngày càng rõ hơn vai trò của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tư cách là động lực của nền kinh tế.

Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá: khoa học xã hội đã đặt cơ sở lý luận cho sự chuyển biến quan điểm từ công nghiệp hoá kiểu cũ sang công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá; từ công nghiệp hoá theo mô hình khép kín hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng sang công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong một nền kinh tế mở, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là sự nghiệp của toàn dân. Việt Nam có thể và cần phải thực hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo hướng hiện đại. Khoa học xã hội cũng đã góp phần đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Về văn hoá, xã hội và con người: Khoa học xã hội, đặc biệt là các khoa học nghiên cứu về văn hoá đã góp phần luận chứng cho quan điểm coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội; khẳng định văn hoá Việt Nam có sự thống nhất trong da dạng, củng cố sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá là cơ sở giữ vững bình đẳng và phát huy tính đa dạng của văn hoá.

Trong nghiên cứu về dân tộc, khoa học xã hội đã góp phần làm rõ những biến đổi về thành phần dân tộc ở một số dân tộc và nhóm địa phương trong điều kiện mới, trong đó chỉ ra những nguyên nhân về lịch sử, nhận thức, lợi ích chính trị, kinh tế, quyền sử dụng tài nguyên, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, góp phần xác định và làm sáng tỏ những vấn cấp bách về dân tộc trong bối cảnh phức tạp của tình hình dân tộc và tôn giáo ở các vùng Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc nước ta, trong đó nổi cộm và bức xúc nhất là vấn đề đất đai,chuyển cư tự do và truyền đạo trái phép.

Về tín ngưỡng và tôn giáo: Khoa học xã hội đã góp phần luận chứng tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và còn tồn tại lâu dài trong xã hội ta; đạo đức tôn giáo có những điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, làm sáng tỏ về mặt lý luận mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội, hệ thống tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá tôn giáo; làm rõ hai khuynh hướng có thể coi là cơ bản trong đời sống các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: đồng hành cùng dân tộc và tích cực hiện đại hoá theo hướng trở thành tôn giáo xã hội.

Trong nghiên cứu về xã hội, con người, khoa học xã hội đã có những đóng góp quan trọng trong việc nhận thức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, khẳng định tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển Đặc biệt là khoa học xã hội dã góp phần làm chuyển biến một cách tương đối căn bản nhận thức của toàn xã hội về cách thức giải quyết việc làm, khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo; coi một bộ phân dân cư giàu trước là tất yếu và cần thiết cho sự phát triển; về xây dựng một cộng đồng xã hội, trong đó, các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, có cơ hội phát triển như nhau, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh; về phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ với tính cách là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, v.v..

Bên cạnh đó, khoa học xã hội đã góp phần luận chứng cho quan niệm coi con người là vốn quý nhất và cần phải đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội; phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước, Trên cơ sở đó, khoa học xã hội đã nghiên cứu sâu thêm một bước những động lực cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, như đại đoàn kết dân tộc, dân chủ, lợi ích, công bằng xã hội, khoa học và công nghệ, v.v..

Về hệ thống chính trị: Sau hai mươi năm đổi mới, khoa học xã hội đã góp phần làm rõ thực chất của công cuộc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ là quy luật của sự hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Khoa học xã hội đã góp phần làm rõ hơn yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng cầm quyền trong điều kiện mới; nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vị trí công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, hoà bình xây dựng, mở cửa hội nhập quốc tế và trong tình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng, khoa học xã hội đã góp phần khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ nắm bắt, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ động đấu tranh với những quan điểm sai trái. Trong đổi mới tư duy về hệ thống chính trị, vấn đề đổi mới nhận thức về Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Từ khi đổi mới đến nay, khoa học xã hội đã góp phần luận chứng cho sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cũng như nội dung và bản chất của Nhà nước đó. Bước đầu đặt kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ với phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và sự cần thiết phải làm rõ mối quan hệ này.

Tuy nhiên, khoa học xã hội chưa thật sự làm rõ cơ chế vận hành của hệ thống chính trị trong nền kinh tế thị trường cũng như cơ chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới và ổn định chính trị chưa được làm sáng tỏ trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn: phải chăng đã đến lúc cần đổi mới hệ thống chính trị đúng mức và đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế để không làm cản trở đổi mời kinh tế.

Không ít vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường, về quan hệ giữa hệ thống Đảng vời hệ thống nhà nước, về dân chủ hoá như làm sao khắc phục được nguy cơ thoái hoá, biến chất của cán bộ và đảng viên; mô hình tổ chức hệ thống chính trị như thế nào cho hợp lý, làm thế nào để chống được quan liêu, tham nhũng, làm thế nào để tăng cường hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước... chưa được khoa học xã hội nghiên cứu một cách thấu đáo và đề xuất những giải pháp thật sự có hiệu quả.

Về đối ngoại: Khoa học xã hội đã có những đóng góp cơ bản trong nhận thức về thời đại, về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại. khoa học xã hội đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm Việt Nam muốn và sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy và tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển; quan điểm đổi mới của Đảng ta về mối quan hệ giữa đối tượng và đối tác, về chính sách đối ngoại độc lập tự chủ đi đôi với đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Khoa học xã hội cũng đã góp phần luận giải cho các phương châm đối ngoại mới của Đảng và Nhà nước như: giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu, tự đẩy mình vào thế cô lập; tăng cường hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là với các nước lớn, chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

Về an ninh, quốc phòng: Trong những năm đổi mới, khoa học xã hội đã góp phần quan trọng trong việc nhận thức đầy đủ hơn mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực; làm rõ nội dung của bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện ngày nay không chỉ là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là bảo vệ Đảng, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội và bản sắc văn hoá, giữ vững ổn định cư trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro