CNXHKH Cau 1_2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Tư tưởng XHCN là gì? Trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của tư tưởng XHCN trước Mác.

1. Khái niệm tư tưởng XHCN:

Tư tưởng XHCN là một hệ thống những quan niệm phản ánh những nhu cầu những ước mơ của các giai cấp lao động bị thống trị về con đường cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ xã hội mà ở đó tư liệu sản xuất là thuộc về toàn xã hội không có áp bức và bóc lột trên cơ sở đó mọi người đều bình đẳng về mọi mặt và đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh.

2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng XHCN trước Mac:

a. Tư tưởng XHCN thời cổ đại:

- Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ. Giai cấp chủ nô cùng với các tầng lớp chủ công trường thủ công quý tộc, tăng lữ, con buôn, bọn cho vay nặng lãi ... hợp thành lực lượng thống trị, áp bức bóc lột. Giai cấp nô lệ và các tầng lớp lao động khác hợp thành lực lượng bị thống trị, bị áp bức. Cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột do các giai cấp và tầng lớp thống trị tiến hành là tất yếu, nó phản ánh mâu thuẩn cơ bản trong phương thức chiếm hữu nô lệ. Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp đó, những tư tưởng XHCN cổ đại - tư tưởng XHCN sơ khai - đã xuất hiện.

- Những tư tưởng XHCN thời kỳ này chủ yếu là những ước mơ khát vọng của quần chúng bị áp bức bóc lột về một xã hội công bằng bình đẳng bác ái. Tuy nhiên những ước mơ khát vọng này lại có xu hướng quay về với "thời đại hoàng kim nguyên thủy"

- Về hình thức, chúng lan truyền phổ biến trong công chúng lúc đầu bằng những câu chuyện chưa kể chưa thành văn, về sau là những áng văn chương cổ vũ các phong trào đấu tranh, những cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ.

b. Tư tưởng XHCN từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII:

Từ khoảng thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII những thành phần đầu tiên của GCTS và GCVS được hình thành và phát triển nhanh chóng với sự phát triển của nền công nghiệp, sự mở mang thuộc địa thị trường TBCN. Nhiều cuộc đấu tranh tư sản nổ ra và thắng lợi, GCTS từng bước thiết lập được địa vị thống trị của mình, CNTB đã dần dần thay thế chế độ phong kiến ở phần lớn Châu Âu, Bắc Mỹ. Sự tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, xung đột giai cấp diễn ra gay gắt ...

Những điều kiện và tiền đề này đã làm tư tưởng XHCN phát triển sang một thời kỳ mới với một trình độ mới.

* Các đại biểu xuất sắc và các tư tưởng XHCN chủ yếu:

+ Tômat Morơ (1478 - 1535), người nước Anh với tác phẩm chủ yếu "Không tưởng" (UTÔPI)

Tư tưởng cơ bản nổi bật: Ông cho rằng nguyên nhân sâu xa của áp bức bất công trong lòng xã hội TBCN là do chế độ tư hữu. Ông lên án, tố cáo mạnh mẽ quá trình tích lũy nguyên thủy TBCN (theo kiểu "Cừu ăn thịt người") đã dẫn đến sự khốn cùng của người nông dân ... Từ đó ông đi đến khẳng định: Muốn xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, xóa bỏ tình trạng phân hóa giàu nghèo, cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu.

+ Tômađô Campanela (1568 - 1639), người nước Ý, tác phẩm chủ yếu "Thành phố mặt trời"

Về phương diện xã hội, cũng giống như T.Mo rơ, ông phủ nhận chế độ tư hữu và cho rằng cần xây dựng chế độ xã hôi mới như ở Thành phố mặt trời, mọi tài sản đều là của chung.

Khác với T. Mo rơ, ông coi trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm nhẹ cường độ lao động của con người. Xã hội trong Thành phố mặt trời mà ông đề xướng là một xã hội mọi người đều bình đẳng, thương yêu nhau và sống tự do, ông chủ trương phân phối một cách bình quân.

+ Grắc cơ Ba bớp (1760 - 1797), người nước Pháp, tác phẩn tiêu biểu "Tuyên ngôn của những người bình dân"

Tác phẩm của ông được coi là một cương lĩnh hành động với những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể được thực hiện ngay trong tiến trình cách mạng như: sản xuất bánh mì để chống đói, nắm giữ và chia nhà ở của bọn nhà giàu cho nhân dân, chiếm kho bạc, bưu điện, kho tàng, trả lại cho nhân dân những đồ đạc bị cầm cố ...

Với sự ra đời của phái G.Ba bớp, lần đầu tiên trong lịch sử vấn đề đấu tranh cho CNXH được đặt ra với tính cách là 1 phong trào thực tiễn, chứ không chỉ là tư tưởng, lý luận, càng không chỉ là những khát vọng, ước mơ về 1 chế độ xã hội mới.

c. CNXH không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX

* Điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử:

Cuối thế kỷ XVIII được coi là thời kỳ bão táp của cách mạng tư sản. Trên lĩnh vực kinh tế, sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp đã diễn ra nhanh chóng ở nước Anh, một phần Châu Âu lục địa và Bắc Mỹ. LLSX phát triển nhanh chóng kéo theo sự biến đổi và ngày càng hoàn thiện của QHSX TBCN. GCTS đã củng cố từng bước vững chắc địa vị thống trị và bộc lộ rõ hơn bản chất áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Giai cấp công nhân xuất hiện, từng bước lớn mạnh, trở thành một lực lượng XH quan trọng. Trong lĩnh vực XH- chính trị, họ cũng như các tầng lớp, giai cấp lao động bị áp bức, bóc lột thậm tệ. Tình trạng bất công xã hội,bất bình đẳng và nghèo khó đè nặng lên vai họ.

Trong điều kiện ấy, tư tưởng XHCN đã phát triển sang một giai đoạn mới với các đại biểu xuất sắc H.Xanh xi mông, S.Phuriê, R.Ôoen.

* Các đại biểu xuất sắc và những tư tưởng chủ yếu:

+ Côlôdơ Hăngri Đờ Xanh xi Mông (1760 - 1825), người nước Pháp.

Trước hết ông có công lao đề cập, luận giải cho lý thuyết, về giai cấp và xung đột giai cấp. Ông tự tuyên bố là người phát ngôn của giai cấp lao động và giải phòng giai cấp ấy là mục đích cuối cùng mà ông sẽ nổ lực thực hiện trong cuộc đời. Ông cũng chỉ ra tính chất nữa vời, thiếu triệt để và không bị lợi ích của nhân dân lao động của cách mạng tư sản Pháp 1789, cho nên theo ông cần phải có một cuộc cách mạng mới, một cuộc "tổng cách mạng".

Tuy nhiên, để thực hiện cuộc cách mạng mới đó, ông lại chủ trương phải bằng "con đường bình yên chung".Mặc khác, quan niệm của ông về chế độ sở hữu của xã hội tương lai cũng chứa đựng một sự mâu thuẩn. Ông không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu mà chỉ cố gắng xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo một cách quá đáng.

+ Sác lơ Phuriê(1772 - 1837) người nước Pháp.

Là một nhà biện chứng có tài, S.Phuriê đã phát hiện ra tình trạng vô chính phủ của nền công nghiệp TBCN ngay từ khi CNTB đang ở thời kỳ đầu của tự do cạnh tranh. Ông chỉ ra rằng, trong xã hội ấy "sự nghèo khổ được sinh ra từ chính sự thừa thải". Cũng trên cách nhìn biện chứng ấy, ông đưa ra 4 giai đoạn phát triển lịch sử mà nhân loại đã trải qua: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Đánh giá về chế độ văn minh TB, ông cho rằng nó chỉ có thể tạo ra sự giàu có nói chung chứ không thể tạo ra sự giàu có cho toàn xã hội.

Ông dự đoán xã hội văn minh nhất định sẽ được thay thế bằng một chế độ xã hội mới mà ông gọi là "Chế độ xã hội đựoc đảm bảo" hay "xã hội hài hòa".Tuy nhiên, cũng như H.Xanh xi Mông, S.Phuriê không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu.

+ Rô bớt Ôoen (1771 - 1858), người nước Anh.

Khác với H.Xanh xi Mông và S.Phuriê, R.Ôoen không chỉ đề xướng và kiến nghị những tư tưởng có tính chất XHCN, ông còn đề ra và tổ chức thực nghiệm những tinh thần được nêu trong luật lao động nhân đạo trong công xưởng nơi ông làm giám đốc. Ông đánh giá cao vai trò của công nghiệp, của tiến bộ kỹ thuật đối với sản xuất và phát triển kinh tế. Ông chủ trương phải xóa bỏ tư hữu vốn là nguyên nhân của những bất công và tệ nạ xã hội trong xã hội TB.

Bị thất bại và khánh kiệt gia sản do những thực nghiệm đơn độc của mình ở Anh và Mỹ ông dồn toàn bộ thời gian và sức lực còn lại của cuộc đời hoạt động trong phong trào của giai cấp công nhân Anh.

Câu 2: Trình bày những vị trí và hạn chế lịch sử của CNXH không tưởng

1. Giá trị lịch sử của CNXH không tưởng:

- Hầu hết các quan niệm, các luận điểm của các nhà tư tưởng XHCN đều chứa đựng 1 tinh thần nhân đạo cao cả. Trong đó, nhiều luận điểm đã vượt được lên trên tinh thần nhân đạo tư sản, nhất là trong tư tưởng của các tác giả đầu thế kỷ XIX.

- Nhìn chung các tư tưởng XHCN trong suốt các thời kỳ đều thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN.

- Các nhà không tưởng mặc dù phản ánh ở mức độ khác nhau các giá trị XHCN của những phong trào thực hiện, nhưng đã thực sự làm phong phú cho kho tàng tư tưởng XHCN, chuẩn bị những tiền đề lý luận cho sự kế thừa, phát triển tư tưởng XHCN lên một trình độ mới.

- Không chỉ là những nhà tư tưởng đơn thuần, một số người đã xả thân, lăn lộn hoạt động trong các phong trào thực tiễn, góp phần thức tỉnh phong trào công nhân và người lao động chống lại các giai cấp thống trị đương thời.

2. Những hạn chế lịch sử:

- Các nhà không tưởng ít nhiều đã không thể thoát ra khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử.

- Hầu hết các nhà không tưởng đều có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa để cải tạo xã hội bằng pháp luậ và thực nghiệm xã hội, một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa ... Nhưng dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng XHCN ko tưởng đều đã ko thể chỉ ra con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ TBCN, xây dựng chế độ xã hội mới. Bởi vì, các ông đã ko thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê TB, ko thể phát hiện ra quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của xã hội.

- Các nhà tư tưởng XHCN đã ko thể phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong, có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH và CN cộng sản - đó là giai cấp công nhân.

Tóm lại, những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính chất lịch sử. Nhưng những gì mà CNXH không tưởng - đặc biệt CNXH không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX để lại, thực sự là một đóng góp có giá trị vào kho tàng tư tưởng XHCN: nó là một trong những tiền đề tư tưởng - lý luận quan trọng cho sự ra đời của CNXH khoa học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cnxhkh