CNXHKH - Câu 2 - 07DBB

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CNXHKH được ra đời từ những điều kiện, tiền đề khách quan nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận CNXHKH để hoạch định đường lối chủ trương chính sách?

A. Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu.

Tỷ trọng công nhân công nghiệp đã tăng đáng kể và trở thành bộ phận hạt nhân của giai cấp. Đây là lực lượng công nhân lao động trong khu vực sản xuất then chốt có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng khắp. Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vài thập kỷ đã không thể đảm đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử.

- Tiền đề văn hoá và tư tưởng:

Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hoá và tưtưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng.

Trong triết học và khoa học xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Hêghen, Phoiơbắc; của kinh tế chính trị học cổ điển Anh: A. Smít và Đ.Ricácđô; của CNXH khôngtưởng phê phán: H.XanhXimông, S.Phuriê và R.Ôoen. Những giá trị khoa học, cống hiến mà các ông để lại đã tạo ra tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thế hệ sau kế thừa. Vấn đề còn lại là ở chỗ ai là người có đủ khả năng kế thừa phát triển những di sản ấy và kế thừa, phát triển như thế nào?

- Tiền đề khoa học:

Những năm đầu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên có những bước phát triểm rất mạnh, điển hình là 3 phát minh lớn đó là: Định luật bảo tòan và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tiến hóa, học thuyết về tế bào. Đây là những cơ sở khoa học để chứng minh, khẳng định những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội của Mác và Ăngghen.

Ngoài ra còn nhiều tư tưởng, lý luận tiến bộ của khoa học xã hội cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX về nhân văn cũng được các ông tiếp thu có chọn lọc để CNXH thành khoa học.

B. ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học:

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng giải phóng nhân lọai. Các ông vạch ra con đường giải phóng thoát khỏi CNTB cho giai cấp công nhân và người lao động; con đường xây dựng xã hội mới ngay trong hiện thực cuộc sống. Vì vậy giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động.

Cách mạng VN và dân tộc VN đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng cho mình, vì đây là một học thuyết cách mạng, khoa học bàn về sự giải phóng cho giai cấp cần lao; cho các dân tộc nô lệ bị áp bức.

CNXHKH là cơ sở lý luận, là những nguyên lý cho việc đưa ra đường lối, cương lĩnh, chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản VN - người gánh vác trách nhiệm: lãnh đạo dân tộc VN, cách mạng VN trên con đường giành độc lập dân tộc xây dựng CNXH.

Nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo lý luận CNXHKH vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đọan của cách mạng VN là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng.

Chỉ có vận dụng sáng tạo lý luận CNXHKH nói riêng, chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung mới có thể hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mới có thể xây dựng được đất nước: công bằng , dân chủ, văn minh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro