CNXHKH Cau 29_30

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 29: trình bày những phương hướng và giải pháp cơ bản mà Đảng ta đã đưa ra nhằm để phát huy nguồn lực con người VN hiện nay.

Những phương hướng

Thứ nhất: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đất nước.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đất nước, một mặt vừa nâng cao mức sống nhân dân; mặt khác, đặt ra yêu cầu, thách thức đối với người lao động phải phấn đâu vươn lên, nếu họ không muốn thải loại ra khỏi dây chuyền sản xuất.

Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là điều kiện để xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người, đồng thời nguồn lực con người là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai: xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp.

Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành chính sách cảu Đảng và nhà nước, là sự thể hiện cương lĩnh, đường lối cách mạng của Đảng, hệ thống pháp luật của nhà nước, nhằm đảm bảo những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, đó là những chính sách điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và là một trong những động lực trực tiếp để con người hoạt động trên lĩnh vực xã hội. Chính sách xã hội dưới chủ nghĩa xã hội phải hướng tới con người và vì con người. Thực hiện tốt chính sách xã hội là tạo điều kiện cho người lao động học tập phấn đấu vươn lên, cống hiến hết sức mình cho xã hội sẽ góp phần to lớn phát triển kinh thế của đất nước. HCM chỉ rõ: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.

Thứ ba: từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xhcn.

Cơ chế quản lý của một xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm thực hiện mục đích quản lý xã hội theo một định hướng nhất định của giai cấp cầm quyền.

Chế độ xhcn là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ. Do vậy, xã hội phải tạo ra những điều kiện cho con người lao động tham gia tích cực vào cộng việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, thông qua đó để đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cho xã hội.

Tóm lại, những phương hướng nói trên nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực nước ta ngày càng có tri thức, có trình độ, có sức khỏe ... đồng thời phát huy ngày càng tốt hơn nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng một xã hội "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Một số phương pháp cơ bản phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay

Thứ nhât: trong lĩnh vực kinh tế.

Nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sx của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế.

Huy động mọi người dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, của đơn vị mình.

Phát huy sáng kiến của người lao động, động viên mọi người dân bỏ vốn để sản xuất kinh doanh, phát huy trình độ tay nghề, năng lực quản lý của mỗi thành viên trong xã hội, để cùng nhà nước giải quyết những khó khăn của đất nước.

Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động sx kinh doanh. Điều đó vừa tạo điều kiện cho xã hội phát triên, vừa là điều kiện cho sx kinh doanh đạt hiệu quả.

Thứ hai: trong lĩnh vực chính trị

Nâng cao trình độ nhận thức chính trị về chủ nghĩa M-L, tư tưởng HCM, quan điểm của Đảng ta cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của họ trong việc tham gia vào công việc của Đảng, nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta.

Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạt động của nhà nước, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân. Kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực và những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ chế độ xhcn.

Thứ ba: trên lĩnh vực xã hội.

Loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu; những quan hệ bất bình đẳng, xây dựng mỗi quan hệ mới tốt đẹp giữa người với người trên tình thần trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Cân thực hiện những biện pháp làm giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ. Quan tâm đến hộ nghèo, gia đình chính sách, tạo cho mọi người dân được hưởng những thành quả văn hóa, giáo dục, y tế.

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề cho người lao động để cống hiến sức mình cho xã hội.

Thứ tư: trên lĩnh vực giáo dục và đạo tạo.

Nghị quyết hội nghị lần 2 trung ương Đảng khóa 8 khẳng đinh:"giáo dục và đạo tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cần tuyên truyền cho mọi người dân thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, để từ đó có trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục.

Để đào tạo ra những cán bộ vừa "hồng" vừa "chuyên" có ý thức và năng lực làm chủ, cần phải có sự đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh được tri thức quan trọng của thời đại. Phương pháp dạy phải kích thích được tính sáng tạo của người học.

Thứ năm: trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật

Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương khóa 8, Đảng ta khẳng định:"văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội". Trong quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa nghệ thuật nước ta đã phục vụ tốt sự nghiệp cách mạng. Những năm đổi mới vừa qua, văn học, nghệ thuật đã có những đổi mới về nội dung, hình thức, động viên toàn dân tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ đất nước.

Tăng cường hơn nữa công tác quản lý của nhà nước trong hoạt động sáng tác, biểu diễn, sao cho văn học nghệ thuật phải cổ vũ cái hay, cái đẹp, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao giá trị nhân văn trong con người VN. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phê phán những tư tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa VN, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, suy thoái về đạo đức, lỗi sống.

Câu 30: trình bày khái niệm tư tưởng, văn hóa, cách mạng tư tưởng và văn hóa. Phân tích những nội dung cơ bản của cách mạng xhcn trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa ở VN hiện nay?

Khái niệm tư tưởng, văn hóa, cách mạng tư tưởng và văn hóa

Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan. Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩn chủ quan của con người. Vì vậy, ý thức như thế nào phụ thuộc vào đối tượng, phản ánh, môi trường xã hội và trình độ nhận thức, tâm sinh lý của mỗi người. Khi quan điểm được khái quát hóa, xây dựng thành một hệ thống lý luận, phản ánh lợi ích của một giai cấp thì được gọi là hệ tư tưởng của giai cấp đó. Giai cấp nào thống trị xã hội thì hệ tư tưởng của nó cũng thống trị xã hội-hệ tư tưởng thống trị.

Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. ở đây, chũng ta nghiên cứu theo nghĩa hẹp, đó là văn hóa tinh thần.

Cách mạng xhcn trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là sự biến đổi trước hết về bản chất của tư tưởng và văn hóa nhằm xác lập hệ tư tưởng mới, xây dựng con người với đạo đức và lối sống mới, xây dựng nên văn hóa mới trong toàn bộ tiến trình cách mạng xhcn do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Nội dung cơ bản của cách mạng xhcn trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa ở VN hiện nay

Giáo dục hệ tư tưởng của giai cấp công nhân

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển hệ tư tưởng xhcn, biến hệ tư tưởng đó thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội, động viên, cổ vũ mọi người hành động tích cực, sáng tạo vì mục tiêu lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Vì lẽ đó, tiến hành cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa phải quan tâm đến việc truyền bá hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong các tầng lớp nhân dân.

Đảng CSVN khẳng định :"tiến hành cách mạng văn hóa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan M-L và tư tưởng HCM giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội". Chủ tịch HCM cũng chỉ rõ :"Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí không, tàu không có bàn chỉ nam". Người cũng luôn luôn khẳng định, chủ nghĩa M-L-hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cảu Đảng ta.

Nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ

Nâng cao dân trí là điều kiện không thể thiếu được để xây dựng nên dân chủ xhcn, để quần chúng nhận thức được và tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước, xây dựng và bảo vệ chế độ xhcn. Mặt bằng dân trí được nâng cao sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn lực lao động, tạo ra tiềm lực trí tuệ để phát triển nhân tài cho xã hội.

Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nhằm đào tạo nguồn lực và bồi dưỡng nhân tài cho xã hội. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy xã hội tiến bộ.

Cùng với giáo dục, khoa học và công nghệ có vai trò rất to lớn trong việc tăng cường tiềm lực trí tuệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

C.Mác, Ph. Ăngghen, trong nhiều tác phẩm của mình, đã có những dự báo khoa học và nhận định về những tích chất của một nền văn hóa tất cả vì con người và có khả năng xây dựng con người hoàn thiện. Nền văn hóa mới sẽ trả lại cho con người những giá trị tinh thần vốn có và tất cả những giá trị ấy sẽ được phát huy trong xã hội mới.

V.I Lênin đã nêu rõ nhiệm vụ của nền văn hóa mới là phải xây dựng những con người của thời đại mới có giác ngộ cách mạng và có trình độ văn hóa cao.

Xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến có tích chất xhcn, thấm nhuần nội dung và hình thức dân tộc, gẵn với những yêu cầu của thời đại mới-thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là một mục tiêu quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa. Nên văn hóa vô sản, văn hóa xhcn, như V.I Lênin gọi, kết hợp được truyền thống với hiện đại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc của dân tộc vừa thừa kế được những thành quả tốt đẹp nhất của văn hóa nhân loại qua các thời kỳ lịch sử.

HCM đưa ra tư tưởng về văn hóa: văn hóa là một vũ khí tinh thần phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa phải thực hiện được 3 chức năng, đó là: bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; nâng cao dân trí, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh; hướng con người vương tới chân, thiện, mỹ.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương đảng khóa 8 đã chỉ rõ "... xây dựng và phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, vào từng gia đình, vào từng tập thể cộng đồng dân cư ..."

Xây dựng con người phát triển toàn diện

Con người xhcn là sản phẩm của xã hội mới được hình thành phổ biến trong phong trào quần chúng lao động. Đó là thế hệ những người được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng, là những người lao động đã trưởng thành, các thế hệ trẻ kế tiếp.

Chủ nghĩa xã hội xây dựng con người phát triển toàn diện. Đó là con người sống có lý tưởng, có trách nhiệm với công việc, với xã hội, với chính mình. Họ phải là những người có học thức, có niềm tin khoa học, có năng lực hoạt động sáng tạo, luôn luôn đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng, bình đẳng dân chủ. Đó là con người phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, sự phong phú về đời sống tinh thần.

Những con người có lối sống xhcn là sự thể hiện trình độ phát triển văn hóa cao của cá nhân và cộng đồng. Xây dựng con người xhcn phải chú trọng đầy đủ những nội dung của nó. Trước hết con người phải có thể lực tốt, vừa đảm nhiệm hạnh phúc riêng của họ, vừa đảm bảo chất lượng sinh thể của thế hệ người VN trong quá trình tái sản xuất nòi giống. Thể lực tốt là tiêu chí đầu tiên của chất lượng nguồn lực lao động, là tiền đề sinh học để phát triển trí tuệ, nhân cách, năng lực hoạt động cá thể của mỗi cá thể.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng CS trong cách mạng tư tưởng và văn hóa

Sự lãnh đạo của Đảng CS là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định trước tiên đối với sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đồng thời cũng là sự đảm bảo về chính trị, tư tưởng và tổ chức để cách mạng tư tưởng và văn hóa đi đúng định hướng xhcn.

Nội dung và phương pháp lãnh đạo của Đảng CS đối với cách mạng tư tưởng và văn hóa là:

Đảng lãnh đạo bằng tư tưởng của giai cấp công nhân, bằng cương lĩnh, đường lỗi cách mạng và chủ trương, chính sách cùng sự lãnh đạo thực tiễn trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.

Đảng lãnh đạo bằng những phương pháp văn hóa, bằng sự am hiểu những đặc điểm của văn hóa và hoạt động sáng tạo văn hóa, bằng sức mạnh của giáo dục thuyết phục khoa học gắn với công tác tổ chức thực tiễn có hiệu quả.

Các chính sách văn hóa của Đảng phải tạo được môi trường và điều kiện để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của quần chùng, làm cho quần chúng tích cực sáng tạo văn hóa và hưởng thụ văn hóa, làm cho văn hóa trở thành động lực phát triển và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Đảng CS và nhà nước phải tăng cường đầu tư vật chất tinh thần một cách có hiệu quả vào việc đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn. Đồng thời Đảng và nhà nước không ngừng chăm lo xây dựng nền văn hóa có tính truyền thống và hiện đại, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó tiếp thu văn hóa nhân loại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cnxhkh