CNXHKH - Câu 7 - 07DBB

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vì sao trong quá trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN tôn giáo vẫn còn tồn tại? Quan điểm chủ nghĩa Mac-LêNin và những chủ trương chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH của Đảng và nhà nước ta?

 Vì sao dưới CNXH tôn giáo còn tồn tại:

Các tôn giáo vẫn còn tồn tại lâu dài trong các nước XHCN là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao; nhiều hiện tượng tự nhiên và XH đến nay KH chưa giải thích được

Hiện nay, nhân loại đã được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới.....đã giúp con người có thêm những khả năng để nhận thức XH và làm chủ tự nhiên. Song thế giới khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, nhận thức của con người là một quá trình và có giới hạn, thế giới còn nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, XH đôi khi rất nghiêm trọng còn tác động và chi phối đời sống con người. Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào Thần, Thánh, Phật.... chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong XH, trong đó có nhân dân các nước XHCN.

Nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân.

Trong mối quan hệ giữa tồn tại XH và ý thức XH, thì ý thức XH bảo thủ hơn so với tồn tại XH, trong đó tôn giáo lại là một trong những hình thái ý thức XH bảo thủ nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đến mức rở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Cho nên dù có thể có những biến đổi lớn về KT, CT, XH... thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến bộ của những biến đổi KT, XH mà nó phản ánh.

Nguyên nhân chính trị - xã hội: trong các nguyên tắc tôn giáo có những diểm còn phù hợp với CNXH, với đường lối chính sách của Nhà nước XHCN. Đó là mặt giá trị đạo dức văn hóa của tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Dưới CNXH, tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng "đồng hành với dân tộc" sống "tốt đời, đẹp đạo", "sống phúc âm giữa lòng dân tộc".... Nhà nước không ngừng nâng cao địa vị, tính tích cực XH của những người có đạo bằng cách tạo điều ki6ẹn để họ tham gia ngày càng nhiều vao các hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, nhà nước XHCN làm cho người có đạo hiểu rằng, niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập với chủ nghĩa nhân đạo XHCN và CNXH đang hiện thực hóa lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống của mỗi người dân.

Cuộc đấu tranh giai ấp vẫn đang diễn ra dưới nhiều hính thức vô cùng phức tạp; trong đó các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình. Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tôc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ...còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo.....cùng với những mố đe dạo khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.

Nguyên nhân kinh tế: trong CNXH, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn nhiều thành phần KT vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau của các giai tầng XH, sự bất bình đẳng về KT, CT, Vh, XH.... Vẫn là một thực tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao, thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó đã làm cho con người có tâm lý, thụ động, nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

Nguyên nhân về văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo dức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa , bảo tồn và phát huy văn hóa (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư, và do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH như một hiện tượng XH khách quan.

 Chính sách nhà nước quản lý tôn giáo:

- Thực hiện quyền tư do tín nguỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật.

- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo", tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về CT, trật tự và an toàn XH. Trên cơ sở đó, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hóa, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào.

- Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xư hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng tòan dân, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập.

- Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các tếh lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống alị sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống CNXH.

- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của nhà nước.

Như vậy, chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta bao gồm nhiều mặt, vừa có mặt đối nội vừa có mặt đối ngoại. Thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của cà hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo. Nhà nứơc thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua chính sách, pháp luật, các đoàn thể nhân dân và mặt trận tổ quốc có nhiệm vụ vận động các tín đồ và chức sắc trong các giáo hội phấn đấu xây dựng cuộc sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro