CNXHKH-CauA5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu A5

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Quan niệm về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa Mác - Lênin gọi là hệ thống chuyên chính vô sản).

Đó là một hệ thống các tổ chức chính trị căn bản có quy mô quốc gia có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại, ổn định và phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa. Được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung phù hợp với vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mỗi tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó. Toàn bộ hệ thống tổ chức này hoạt động là sự thể hiện trên thực tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, hệ thống chính trị gồm nhiều thành tố, đây là tổ chức của nhân dân lao động, không có các tổ chức chống đối. Các tổ chức hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đây là tổ chức đảm bảo quyền lực của nhân dân trên thực tế.

Về cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ các bộ phận cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa gồm:

Đảng Cộng sản: Là một thành tố đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ chủ yếu và vững mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tổ chức chính trị - xã hội là đại diện cho quyền lực của các tầng lớp nhân dân lao động. Hệ thống trên hoạt động với cơ chế nhất nguyên về chính trị: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Chức năng của nhà nước chuyên chính vô sản.

Cũng như các nhà nước khác trong lịch sử nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai chức năng: chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội; chức năng đối nội và đối ngoại (xem lại phần triết học).

Với tư cách là công cụ, phương tiện của giai cấp công nhân nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng bao lực trấn áp: quản lý xã hội dựa trên pháp luật theo quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản, sử dụng công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù, quét sạch tàn dư của xã hội cũ. Chức năng tổ chức xây dựng: nhằm cải biến trật tự tư bản chủ nghĩa và hình thành trật tự chủ nghĩa cộng sản, tạo ra trật tự kinh tế, mối quan hệ xã hội mới. (Đây là chức năng chủ yếu). Nó thuộc về chức năng đối nội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thực hiện chức năng đối ngoại là mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước khác theo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi.

Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa gắn liền với chức năng, là sự cụ thể hóa chức năng của nhà nước. Nhà nước có nhiệm vụ quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xây dựng các quan hệ xã hội mới, quản lý đời sống xã hội, xây dựng và quản lý văn hóa mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cnxhkh