Có 6 khuyết điểm về hệ thống thị trường cạnh tranh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có 6 khuyết điểm về hệ thống thị trường cạnh tranh:

*khuyết điểm thứ nhất là "chênh lệch tiền tệ".các danh nghiệp lớn quá chênh lệc vốn với các doanh nghiệp nhỏ.sự chênh lêch vốn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn chiếm thị phần mua và bán nhiều hơn trên thị trường.khiến cho các doanh nghiệp nhỏ chết dần chết mòn.không có nguyên liệu và cũng không có đơn đặt hàng

.Vd:ở an giang,trong ngành chế biến thủy hải sản các doanh nghiệp nhỏ bị các doanh nghiệp lớn chèn ép bằng cách : doanh nghiệp lớn ưu đãi cho khách hàng của doanh nghiệp nhỏ mua hàng giá rẻ, cho kéo dài thời gian thanh toán... cùng đi với nó là doanh nghiệp lớn chiều chuộng người nuôi cá để gom hàng: trả tiền mặt ngay khi mua cá, đặt cọc với giá cao, mua cá cao hơn giá thị trường .

Như vậy,nếu các doanh ngiệp có tiềm lực kinh tế kém hơn,muốn phát triển trên thị trường thì điều bắt buộc đó là phải sát nhập hoặc liên kết với các doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó có tiềm lực kinh tế lớn,các doanh nghiệp đã chiến thắng trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.đây cũng là một xu hướng dẫn đến hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé" ở nước ta

.*khuyết điểm thứ 2 đó là "gia tăng độc quyền".do "chênh lệch tiền tệ" và hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé" ở việt nam nên kéo theo đó là sự gia tăng độc quyền ở mỗi nghành.ở các nghành độc quyền có mức thu nhập trung bình cao gấp 4 lần các nghành cạnh tranh mạnh trên thị trường như: dệt may, da giày hay cơ khí.đối với các doanh nghiệp thì"tối đa hóa lợi nhuận"được đặt lên trên hết,với các doanh nghiệp đọc quyền cũng vậy,do không có ai cạnh tranh nên số lượng sản phẩm và mức giá đem ra của các doanh nghiệp này khiến cho "lợi nhuận" thu vào là lớn nhất. nên điều tất yếu là người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.nhà nước có giải quyết nhưng vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo,quản lý còn chưa chặt.ngoài ra các doanh nghiệp lớn thường bắt tay nhau để điều khiển thị trường,cùng nhau "độc quyền"thị trường đó.

Vd: về nghành điện,chính phủ chỉ định tập đoàn điện lực độc quyền sản xuất.trong các năm gần đây,giá điện tăng liên tuc và hậu quả phải gánh chịu là người tiêu dùng.đầu năm 2010 nhà nước đã ra quyết định tăng giá điện trong khi nền kinh tế việt nam cũng như nền kinh tế thế giới vừa bước qua khủng khoảng.đây là sức mạnh độc quyền

*khuyết điểm thứ 3 đó là:"thông tin không hoàn hảo". vd như thông tin về giá cả thị trường,về chất lượng sản phẩm v.v không đầy đủ,chưa chính xác gây giảm sức cạnh tranh trên thị trường và làm cho hệ thống thị trường cạnh tranh không hiệu quả.việc thiếu thông tin chính xác trên thị trường sẽ khiến cho doanh nghiệp đem ra những chiến lược sai lầm như cung cấp quá nhiều hàng hóa này nhưng lại cung cấp quá ít hàng hóa kia,gây tồn kho với số lượng lớn,ảnh hưởng đến nền kinh tế của doanh nghiệp đó.thiếu thông tin thị trường còn khiến cho người tiêu dùng mua những sản phẩm mà họ sẽ có lợi nhưng cũng có thể mua sản phẩm gây bất lợi cho họ,làm họ bị thiệt hại.

Vd:theo thông tin của thị trường thì hàng hóa chưa có thông tin đầy đủ (về chất lượng,vè mức độ nguy hiểm của sp với người tiêu dùng) sẽ được tiêu dùng nhiều hơn hàng hóa biết rõ thông tin trên thị trường.làm giảm dường cầu về hàng hóa đầy đủ thông tin dịch chuyển xuống dưới.gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi bước chân vào thị trường.

*khuyết điểm thứ 4 đó là "ngoại ứng".ngoại ứng không ảnh hưởng đến những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa ,dich vụ đó không được phản ánh trong các giao dịch của thị trường.người sản xuất và người tiêu dùng bỏ qua ảnh hưởng của ngoại ứng,vậy nên giá cả của sản phẩm không phản ánh đúng giá trị thực của sản phẩm,chi phí thực trong cả quá trình sản xuất.ảnh hưởng của ngoại ứng có hai mặt đó là tích cực và tiêu cực.nhưng ta chỉ xét đến ngoại ứng tiêu cực:là ngoại ứng gây thiệt hại cho người thứ ba.như ô nhiễm không khí,nguồn nước sinh hoạt ,nuôi trồng thủy sản v.v.. do chất thải của các nhà máy ,các doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư lân cận.để cải tạo môi trường cần một koanr chi phí khá lớn.nhưng nó vẫn không được phản ánh vào giá cả thị trường.

Vd:công ti vedan đã sản xuất và bán các sản phẩm của mình nhưng chưa bao gồm khoản "xử lý rác thải".mà khoản này được tính vào "chi phí xã hội" .như vậy sẽ có sự chênh lệch giá với các hẵng bột ngọt khác vì những hãng khác phải tính thêm khoản "xử lý rác thải" và như vậy sẽ tăng mức độ cạnh tranh của hãng.

*khuyết điểm thứ 5 đó là"hàng hóa công cộng"hàng hóa công cộng là hàng hóa sử dụng cho toàn xã hội dù cho các cá nhân có muốn tiêu dùng hàng hóa công cộng hay không.trái lại,hàng hóa cá nhân là hàng hóa nếu tiêu dùng nó thì người khác không thể tiêu dùng được nữa.hàng hoác công cộng có thể làm giảm môi trường cạnh tranh của nền kinh tế về lĩnh vực đó.

vd như:giáo dục phổ cập,y tế công công,vệ sinh môi trường,cung cáp nước sach,v.v..

*khuyết điểm thứ 6 đó là" chu kì kinh doanh".chu kì kinh doanh gồm có 4 giai đoạn,đó là "khủng hoảng,tiêu điều,phục hồi và hưng thịnh". Nó không có tinh quy luật,nhưng đó là một chu kì của nền kinh tế.không có chu kì kinh tế nào hoàn toàn giống nhau.và không có công tức hay phương pháp nào để dự đoán chính xác chính xác về thời gian,thời điểm của các chu kì kinh tế.Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.

**********************************************************

vai trò của chính phủ để khắc phục nền khiếm khuyết của nền kinh tế đó là:

*xây dựng và bàn hành pháp luật,các quy định quy chế điều tiết trên cơ sở pháp luật của chính phủ và quốc hội.chế độ quản lý nhằm cụ thể hóa và thực hiện pháp luật,luật pháp.xây dựng hệ thống một cách chi tiết,để tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế.

*ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế.chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô:chính sách tài chính,chính sách tiền tệ,chính sách giá cả,chính sách thu nhập,v.v.. nhằm giảm bớt dao động của chu kỳ kinh doanh,hạn chế thất nghiệp,lạm phát,phá vỡ trì trệ,ổn định mức tăng trưởng kinh tế.hướng dẫn ,điều tiết các hoạt động kinh tế trong nước.đồng thời cải thiện mối quan hệ đối với nước ngoài ,tạo cơ hội thuận lợi cho kinh tế phát triển,mở rộng quan hệ đầu tư.

*phân bổ các nguồn lực trong xã hội.với tư cách là cơ quản quản lý nhà nước cao cấp về nền kinh tế,chính phủ phải có chức năng phân bổ hợp lý các nguồn lực,việc này tam gia vào việc chống độc quyền của một nghành kinh tế.và thúc đẩy sủ dụng cá nguồn lực đó được sử dụng một cách hiểu quả.

*cải thiện phân phối thu nhập.thông qua chính sách tài khóa chính phủ có thể điều tiết thu nhập của các tằng lớp dân cư,giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ta,nâng đỡ những người yếu thế.

*thực hiện một số chính sách trên trường quốc tế:

+giảm dần các rào cản thương mại;

+thực hiện các chương trình hỗ trợ.

+phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô.

+bảo vệ môi trường thế giới.

các công cụ chủ yếu của chính phủ là:

*chính sách thuế:

Thuế là công cụ tài chính quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.thông qua hệ thống thuế của chính phủ có thể điều chỉnh chu kì kinh tế,giữ nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế.điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư,đảm bảo công bằng xã hội.

*chi tiêu chính phủ

Qua chi tiêu chính phủ có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển ở mọi nghành,tác động vào cung,cầu để ổn định giá cả.hỗ trợ những dối tượng chính sách,thực hiện công bằng xã hội.

*tiền tệ

Thông qua công cụ tiền tệ chính phủ điều hòa lượng cung về tiền trong lưu thông,kiểm soat lạm phát,ổn định thị trường giá cả,duy trì sự tăng trưởng bền vững

*giá cả

Thông qua công cụ giá cả chính phủ có thể chi phối đến sự hình thành và vận động cảu giá cả thị trường .ngoài ra nó còn chi phối đến quyền lực thị trường.

2)

Hai năm 2008 - 2009, nhân dân ta, đất nước ta phải đương đầu và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức gay gắt do những biến động bất thường và trái chiều của kinh tế thế giới, làm nặng nề thêm những yếu kém nội tại của nền kinh tế và làm hạn chế khả năng lựa chọn chính sách ứng phó và phát triển của chúng ta.

Bắt đầu là tình trạng lạm phát, giá lương thực, xăng dầu và giá hầu hết các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh, đẩy mặt bằng giá trên thị trường nội địa lên cao. Mặt khác, chính sách tài chính, tiền tệ được nới lỏng trong nhiều năm, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào thị trường chứng khoán tăng mạnh, tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng cao, đặc biệt là năm 2007 và chúng ta lại buộc phải điều chỉnh một bước giá các mặt hàng than, xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường. Tác động tổng hợp của những yếu tố này đã làm chỉ số giá tiêu dùng ở nước ta tăng nhanh lên hai con số, cao hơn một số nước trong khu vực, sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn, gây lo lắng và phân tâm trong xã hội. Trước thực trạng đó, chúng ta đã đề ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu duy trì tăng trưởng hợp lý với 8 nhóm giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đột xuất này.

Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ Mỹ đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, tác động nghiêm trọng đến hầu hết các nền kinh tế và đã tác động rất tiêu cực đến nước ta, đặc biệt là xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư, thu nhập du lịch và kiều hối, làm suy giảm tăng trưởng, đe doạ ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Sớm nhận thức được ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng, từ đầu quý IV năm 2008, chúng ta đã chuyển mục tiêu từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ưu tiên ngăn chặn suy giảm tăng trưởng, coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách kích thích kinh tế, thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất phù hợp với thực tiễn nước ta để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm và bảo đảm tăng trưởng.

Nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cộng đồng doanh nghiệp, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước, chúng ta đã thực hiện có kết quả mục tiêu tổng quát của từng năm. Lạm phát đã được kiềm chế, từ giữa năm 2008 tốc độ tăng giá giảm dần và năm 2009 giảm xuống còn 6,52%; tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 6,23%. Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng âm, Việt Nam vẫn là một trong số ít các nước có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 5,32%; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; an sinh và phúc lợi xã hội được coi trọng; chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; thế và lực của đất nước tiếp tục được tăng cường, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Kết quả Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế vào tháng 12 vừa qua với mức cam kết tài trợ cho Việt Nam trong năm 2010 trên 8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao đường lối đổi mới và sự lãnh đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Qua hai năm đương đầu với những khó khăn thách thức đã cho chúng ta nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu mà nổi lên là: (1) Muốn phát triển bền vững, phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh doanh; (2) Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao là yếu tố quyết định để bảo đảm duy trì tăng trưởng và là nguồn lực vật chất để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; (3) Phải bám sát sự vận động của thực tiễn, diễn biến của thị trường, kịp thời điều chỉnh mục tiêu và giải pháp cho phù hợp khi tình thế đã thay đổi; đồng thời phải tổ chức chỉ đạo thực hiện khẩn trương và quyết liệt; (4) Trong khi tập trung sức ứng phó với các thách thức khó khăn về kinh tế - xã hội, phải đặc biệt quan tâm bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và tăng cường công tác đối ngoại, tạo thêm môi trường và điều kiện thuận lợi cho ổn định và phát triển; (5) Sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội về mục tiêu và các giải pháp là động lực tinh thần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra, nhất là trong tình hình phức tạp, khó khăn.

II

Năm 2010, tuy kinh tế thế giới đã có những chuyển biến tích cực nhưng tín hiệu phục hồi còn yếu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo khoảng 3%, mức tăng này chủ yếu là do các nước kích cầu đầu tư và tiêu dùng nội địa; thương mại hàng hoá thế giới chỉ tăng 2,7% so với năm 2009. Những nền kinh tế phát triển, hiện là thị trường xuất khẩu chính và có vốn đầu tư lớn vào nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng của các nền kinh tế này chỉ khoảng 1,3%, nhu cầu nhập khẩu được dự báo chỉ tăng 1,5%, thấp hơn mức tăng chung của thương mại thế giới[1]. Nhiều nước đang trong quá trình lựa chọn giữa một bên là tiếp tục chính sách kích thích kinh tế, nới lỏng tín dụng và một bên là thu hẹp các chính sách này. Đồng đô la Mỹ, đồng tiền chủ yếu trong thanh toán quốc tế đang biến động, tác động đến giá cả nhiều mặt hàng và các kênh đầu tư. Một số nền kinh tế đang có sự điều chỉnh mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng; chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng tăng lên. Trong bối cảnh đó, với một nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới và còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bên ngoài thì độ rủi ro và tính bất định sẽ còn rất lớn.

Đối với nước ta, năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt. Đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng X, năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, năm kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cũng là năm có nhiều ngày kỷ niệm và nhiều sự kiện quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 không chỉ là trách nhiệm chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên mà còn là đòi hỏi chính đáng của nhân dân cả nước.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã xác định mục tiêu tổng quát cho năm 2010 là: Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009; tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

Tư tưởng chủ đạo trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó mà bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 sẽ tạo thêm điều kiện và nguồn lực để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn.

Trên tinh thần đó, trong khi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành toàn diện mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch 2010, phải tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây.

Một là, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế

Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội và phát triển bền vững. Nguyên tắc cơ bản của điều hành kinh tế vĩ mô là phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và giữa các công cụ của chính sách tiền tệ; xử lý phù hợp mối quan hệ giữa lãi suất tín dụng với tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là cán cân thương mại; quản lý tốt thị trường ngoại hối và nợ quốc gia; bảo đảm vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng, ngăn ngừa lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng.

Phải phát huy tốt hơn vai trò điều tiết của Nhà nước, nhất là một nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta, khi mà cơ chế thị trường chưa hình thành đồng bộ, các cân đối của nền kinh tế chưa thật vững chắc và môi trường cạnh tranh vẫn còn khiếm khuyết. Nhà nước can thiệp vào thị trường là để các quy luật của kinh tế thị trường được vận hành theo đúng mục tiêu mà không làm méo mó các quan hệ thị trường và để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Khi sử dụng các công cụ điều tiết phải hết sức chú ý đến mức độ và thời gian để đạt hiệu quả cao và chi phí thấp. Phải lường trước các phản ứng của thị trường, nếu các phản ứng này có nguy cơ làm sai lệch những cân bằng cơ bản và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô thì nhất thiết phải được điều chỉnh kịp thời.

Hai là, tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế

Ổn định kinh tế vĩ mô tuy rất quan trọng nhưng không chỉ là vấn đề của bản thân chính sách. Chính sách tự nó không quyết định tất cả mà chỉ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, huy động và phân bổ các nguồn lực, điều chỉnh các khả năng phát triển và định hướng cho các hoạt động của nền kinh tế. Khả năng điều hành kinh tế vĩ mô còn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế và trên cơ sở tiềm lực kinh tế. Nếu tiềm lực kinh tế không đủ mạnh thì khả năng điều hành kinh tế vĩ mô sẽ bị giới hạn. Vì vậy, việc tháo gỡ mọi khó khăn, huy động các nguồn lực cho đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu là yếu tố quyết định nhất, phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển bền vững.

Nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp) có vai trò rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Thị trường nông sản, nhất là những nông sản thiết yếu chịu ảnh hưởng ít hơn của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lại là nhóm hàng có tác động lớn nhất đến mặt bằng giá của nước ta. Phải tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng sức mua và nâng cao đời sống của nông dân. Biến đổi khí hậu, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh luôn đe doạ sản xuất nông nghiệp, phải làm tốt công tác phòng chống trên từng địa bàn để giảm tối đa thiệt hại.

Phát triển công nghiệp với giá trị gia tăng cao là khâu trung tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Để có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009, phải tăng nhanh giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của ngành công nghiệp. Sự sụt giảm sản xuất và tiêu thụ qua khủng hoảng cho chúng ta thấy rõ hơn khả năng cạnh tranh và nhu cầu của từng loại sản phẩm, ở từng thị trường. Các doanh nghiệp, các ngành, địa phương phải từ góc nhìn đó để bố trí sản xuất trong năm 2010. Hướng chính là tập trung cao hơn cho những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tỷ trọng thị phần lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh, đi đôi với việc phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời phải theo dõi những diễn biến mới đang xuất hiện để chủ động điều chỉnh phù hợp.

Năm 2010, Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư để kích thích tăng trưởng, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng đầu tư không chỉ tạo ra năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng trong ngành xây dựng mà còn tạo ra thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, giải quyết việc làm và do đó có tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề cấp thiết lúc này là đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng, tạo ra nhiều sản phẩm, qua đó mà góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc phân bổ vốn, tập trung các nguồn lực cho các công trình hoàn thành trong năm 2010 phải được thực hiện khẩn trương và nghiêm ngặt. Phải kiên quyết chấm dứt tình trạng bố trí nguồn lực phân tán, làm thời gian xây dựng kéo dài, chi phí tăng cao, chậm đưa công trình vào khai thác, hiệu quả thấp.

Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang một giai đoạn mà các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng, phức hợp và đan xen, chuyên môn hoá và hợp tác hoá ngày càng sâu rộng và do đó yêu cầu các loại hình dịch vụ ngày càng cao. Những năm vừa qua, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng GDP, năm 2009 còn cao hơn mức tăng sản xuất công nghiệp, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo ra khả năng phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, nhất là các dịch vụ tài chính, thông tin, tư vấn, du lịch, thương mại, vận tải, dịch vụ logicstics...

Đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại là một trong những cân đối quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù còn có những khó khăn do kinh tế thế giới phục hồi chậm nhưng tình hình là thuận lợi hơn năm 2009. Cần khai thác tốt hơn các thị trường truyền thống, các thị trường có Hiệp định mậu dịch tư do đồng thời phát triển các thị trường mới, nhất là các thị trường có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Âu, Tây Á - Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La tinh. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2009 sẽ phát huy mạnh hơn trong năm 2010, Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc với khoảng 90% số dòng thuế nhập khẩu của Trung Quốc và 6 nước ASEAN được giảm xuống 0% từ đầu năm 2010 sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tiếp cận thuận lợi hơn các thị trường rộng lớn này. Các doanh nghiệp cần tận dụng các cơ hội mới để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Thị trường nội địa nước ta là một thị trường lớn, lại có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Liên tục trong nhiều năm, doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ luôn tăng ở mức 10%, riêng năm 2009 tăng khoảng 12% (sau khi đã trừ yếu tố tăng giá); dịch vụ phân phối trên thị trường nội địa đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành dịch vụ. Các tập đoàn đa quốc gia đã và đang tích cực khai thác thị trường nội địa nước ta. Năm vừa qua, quán triệt quan điểm thị trường trong nước là cơ sở, thị trường ngoài nước là quan trọng và hưởng ứng phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, thị trường nội địa đã có những khởi sắc mới. Các doanh nghiệp đã chú ý hơn đến khu vực thị trường này, người tiêu dùng Việt Nam đến với hàng Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh được thị trường nội địa, trước hết các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh, quan tâm nhiều hơn đến thị trường nông thôn. Phải làm ra các sản phẩm có chất lượng, phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng và tạo ra bản sắc riêng khác biệt của hàng hoá Việt Nam. Song song đó, phải coi trọng phát triển hệ thống phân phối, coi hệ thống phân phối là cơ sở để xác lập mối liên kết giữa sản xuất, phân phối và tiêu thụ, đồng thời cũng là cơ sở cho việc hình thành kênh lưu thông ổn định. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển hệ thống phân phối nhằm xây dựng các doanh nghiệp phân phối mạnh của Việt Nam. Điều này phải trở thành tư duy chính trị và hành động thực tiễn của lãnh đạo các ngành và các địa phương. Cần khắc phục tình trạng là trong khi rất quan tâm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến thiết lập cơ sở phân phối nhưng lại thờ ơ với các doanh nghiệp trong nước. Mỗi người Việt Nam, trước hết là những người lãnh đạo và quản lý cần quán triệt sâu sắc quan điểm đã được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng ta là: Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Thị trường nội địa, lực lượng doanh nghiệp trong nước là những yếu tố quan trọng hợp thành nội lực của đất nước ta.

Phải tháo gỡ mọi khó khăn đang cản trở đầu tư và kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường; kiên quyết giảm các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục có liên quan đến gia nhập thị trường, đầu tư, xây dựng cơ bản, kiểm tra hải quan, kê khai và nộp thuế..., góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phải kiên quyết cắt giảm tối thiểu 30% các thủ tục hành chính hiện hành. Quyết tâm này của Chính phủ đang chuyển thành hành động của các bộ ngành và địa phương. Điều cần đặc biệt chú ý là phải bảo đảm tính đồng bộ trong hoạt động của các ngành, các cấp; một khâu yếu sẽ làm cản trở và kìm hãm chuyển động của cả hệ thống.

Cùng với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh, Chính phủ sẽ hướng mạnh việc hỗ trợ tăng trưởng vào khu vực nông nghiệp và nông thôn, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực phát triển.

Trong khi tập trung mọi nỗ lực phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và ngăn ngừa lạm phát cao trở lại, phải hết sức coi trọng chất lượng tăng trưởng. Phải tăng cường công tác giám sát, quản lý chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện cơ chế quản lý và trả lương trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, tiền lương phải gắn với kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cần rà soát lại các công đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông, hoàn thiện quản lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, giảm chi phí trung gian, nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn lực, tăng hiệu quả của từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Khuyến khích phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt hơn vai trò trong ổn định kinh tế vĩ mô và nòng cốt trong tăng trưởng.

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững, ngoài những việc cần làm ngay như trên, phải thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Đây là điều kiện quyết định để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Công việc này phải làm liên tục trong nhiều năm, gắn với quá trình tích luỹ nguồn lực trong từng doanh nghiệp, ở mỗi ngành sản xuất cũng như trong toàn bộ nền kinh tế; vừa phát triển tiệm tiến, vừa đi tắt - bắt kịp trong những lĩnh vực mà khoa học công nghệ thay đổi nhanh và chúng ta có điều kiện. Từ năm 2010 phải đẩy nhanh tiến trình này.

Phải khẩn trương hoàn thiện các tiền đề, điều kiện cho tái cấu trúc. Trước hết là hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, phát triển mạnh thị trường công nghệ, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động các nguồn lực để xây dựng đồng bộ và hiện đại kết cấu hạ tầng. Phải xác định rõ nội dung của tái cấu trúc, trọng tâm là tái cấu trúc các ngành sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường nhằm tăng nhanh giá trị nội địa và giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ, phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc, tạo dựng các doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu mạnh, có khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đây cũng chính là quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu từ dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng là vốn, khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố năng suất tổng hợp như khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại, qua đó mà nâng cao mức đóng góp của các yếu tố này vào tăng trưởng. Các doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc rằng trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, các yếu tố năng suất tổng hợp có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong quá trình này, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện, còn cộng đồng doanh nghiệp phải là lực lượng quyết định.

Trong năm 2010, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, đổi mới thiết bị công nghệ phải luôn gắn liền với mô hình tổ chức và mô hình quản trị mới, tạo nên hiệu quả tổng hợp và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Ba là, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, phấn đấu đạt được những bước tiến cụ thể trên các lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm này

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị của chúng ta đã có nhiều cố gắng thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực xã hội và đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo còn cao, việc giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc tiến bộ còn chậm. Những bất cập này làm hạn chế thành tựu của chúng ta. Nhân dân cảm nhận thành quả của phát triển kinh tế - xã hội một cách thực tế và cụ thể thông qua cuộc sống của chính mình và môi trường xã hội mà họ phải đối diện hàng ngày. Nhân dân đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tạo được chuyển biến thực sự trên những lĩnh vực này. Đây còn là tiêu chí quan trọng thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Không thể giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc trong một thời gian ngắn nhưng phải tạo được những bước tiến rõ rệt, tập trung vào một số vấn đề sau đây: (1) Triển khai nhanh và có hiệu quả Chương trình giảm nghèo tại 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, đi đôi với việc giảm tỷ lệ nghèo và chống tái nghèo ở các vùng khác; (2) Cải thiện điều kiện, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, gắn liền với việc bảo đảm vệ sinh - an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; (3) Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề; (4) Phòng chống có kết quả nạn tham nhũng, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; (5) Giảm tình trạng ùn tắc giao thông và ngập úng ở các đô thị lớn.

Biện pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ trên đây là hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách, tiêu chuẩn đánh giá và chế tài xử lý; tăng cường phổ biến và giáo dục pháp luật; thực hiện công khai và minh bạch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Nhà nước tăng đầu tư đi đôi với huy động mọi nguồn lực của xã hội; đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, trước hết là người đứng đầu, đồng thời phát huy tính tích cực của cả hệ thống chính trị tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ bức xúc này.

Bốn là, nâng cao năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đưa chính sách và mục tiêu phát triển thành hiện thực trong cuộc sống

Một trong các chức năng cơ bản của lãnh đạo là tổ chức thực hiện. Kết quả tổ chức thực hiện thể hiện sức mạnh của bộ máy, bản lĩnh, năng lực của cán bộ và tính đúng đắn của cơ chế, chính sách.

Phải tổ chức thực hiện khẩn trương và có hiệu quả, nói đi đôi với làm. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ trung ương đến cơ sở, nhất là người đứng đầu phải sâu sát và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Chỉ đạo kiên quyết và tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt để không những chuyển chính sách thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội mà còn giúp hoàn thiện chính sách ngày càng sát đúng hơn, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân. Thông qua tổ chức chỉ đạo thực hiện sẽ nẩy sinh những giải pháp mới, sáng tạo từ thực tiễn phong phú và sôi động ở từng lĩnh vực, địa phương và trong từng cơ sở.

Năm là, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chủ trương chính sách, tạo sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội từ nhận thức đến hành động

Phát triển là một quá trình vận động tổng hợp với nhiều mục tiêu, lại có sự gắn kết, tương tác giữa kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có những mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn có thể là mâu thuẫn nhau. Toàn cầu hoá làm quá trình tái sản xuất mở rộng trong không gian và biến đổi nhanh theo thời gian, các động thái phát triển nhiều khi vượt qua khả năng dự báo và các mô hình tính toán. Hơn nữa, không một cơ chế, chính sách nào có thể bao quát mọi hiện tượng kinh tế - xã hội. Vì vậy, có những ý kiến khác nhau về một chính sách cụ thể nào đó cũng là điều bình thường. Quan trọng nhất là khi đã quyết định, phải tập trung mọi nỗ lực để thực hiện có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu đã xác định. Phải công khai và minh bạch thông tin, làm rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác thông tin tuyên truyền phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân và phải kịp thời bác bỏ những thông tin thất thiệt; tạo ra nhận thức đúng đắn và sự đồng thuận xã hội cao, hành động theo cùng một hướng. Điều này càng cần thiết trong điều kiện nước ta vốn đi lên từ một nền sản xuất nhỏ, tư tưởng tiểu nông và tâm lý "đám đông" còn khá nặng nề. Thời gian qua chúng ta đã ngày càng làm tốt hơn yêu cầu này. Cần làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.

*

* *

Tình hình kinh tế thế giới đang biến động rất khó lường. Cần theo sát các động thái phát triển để có phản ứng chính sách nhanh nhạy và phù hợp nhằm tận dụng các thời cơ mới xuất hiện, đồng thời có giải pháp khắc phục những khó khăn mới nẩy sinh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.

Phải sâu sát thực tế, chỉ đạo và hành động quyết liệt, dám chịu trách nhiệm, đương đầu và vượt qua khó khăn, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, bảo vệ lợi ích chính đáng và chủ quyền quốc gia, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là sự chuẩn bị tốt nhất cả về tư duy phát triển và công tác nhân sự cho Đại hội đảng bộ các cấp, cũng là hành động thiết thực nhất để chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các sự kiện trọng đại trong năm 2010./.

Chu ki kinh doanh:

Chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) là sự biến động của GDP thực tế.

Trước đây sự biến động này diễn ra theo trình tự bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi, và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp lan tràn, các nhà máy đóng cửa hàng loạt,v.v... không xảy ra nữa. Vì thế toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.

Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước khi suy thoái.

Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh. Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới.

Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vự tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Vì thế, chống chu kỳ kinh tế là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên biện pháp đề ra cũng khác nhau.

Theo Keynes, các khoản chi tiêu cho đầu tư (cả đầu tư cố định và đầu tư vào hàng tồn kho) là yếu tố dễ thay đổi. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ đầu tư. Tại đỉnh của chu kỳ, thu nhập không tăng thêm nữa và mức đầu tư vào năng lực sản xuất mới đã đủ để thỏa mãn nhu cầu. Điều này làm cho phần đầu tư phái sinh (tức đầu tư do sự thay đổi của thu nhập quốc dân gây ra) giảm. Tại đáy của chu kỳ, đầu tư có thể tăng lên nhờ yếu tố ngoại sinh hoặc do ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư thay thế. Trong trường hợp đó, sự gia tăng nhu cầu đầu tư làm tăng sản lượng và nhờ tác động tích cực của nhân tử, mức đầu tư phái sinh cũng tăng lên.

Do vậy, khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt.

Theo Trung tâm nghiên cứu chu kỳ kinh doanh ở đại học Columbia, trong thời kỳ từ 1854-1945, thời kì phát triển trung bình kéo dài 29 tháng và thời kì suy thoái kéo dài 21 tháng. Tuy nhiên, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, thời kì mở rộng đã kéo dài gấp đôi trước kia, lên mức trung bình 50 tháng, và thời kì suy thoái kéo dài xuống chỉ còn 11 tháng.

Qua nhiều năm, các nhà kinh tế đã đưa ra hàng loạt giả thuyết lý giải tại sao các hoạt động kinh tế lại dao động dữ dội đến như vậy, nhưng không một giả thuyết nào thực sự thuyết phục. Chu kỳ của công ty Kitchin được coi là kéo dài 39 tháng và phụ thuộc vào biến động của hàng tồn kho của công ty. Chu kỳ của Juglar kéo dài từ 8-9 năm do các sự thay đổi trong chiến lược đầu tư vào nhà máy và máy móc sản xuất. Chu kỳ của Kuznets thì lại kéo dài tận 20 năm do được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp xây dựng. Hayek đã phản biện với Keynes về các yếu tố gây nên chu kỳ kinh doanh và đã đạt giải Nobel kinh tế về giả thuyết cho rằng sự biến thiên trong sản lượng của một nền kinh tế phụ thuộc vào loại hình tư bản mà nền kinh tế đó có.

Vào cuối những năm 1960, Authur Johnson, chuyên gia cố vấn kinh tế cho Tổng thống Kennedy và Johnson nói rằng chu kỳ kinh doanh đã trở nên lỗi thời. Một năm sau, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Vào cuối thập kỉ 90, một lần nữa một số nhà kinh tế cho rằng cải tiến công nghệ và toàn cầu hoá khiến chu kỳ kinh doanh trở nên lạc hậu. Và họ cũng đã bị chứng minh là sai.

Quá trình suy thoái kinh tế (Phần 1)

hm advertist

Suy thoái kinh tế đã là cụm từ quá quen thuộc với mọi người thời buổi này, vậy thực chất suy thoái kinh tế là gì, và nó đang diễn ra thế nào trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đi qua những ngày ảm đạm nhất.

Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) có thể hiểu là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn "là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng".

Suy thoái kinh tế còn liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.

Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.

Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra.

Kinh tế lâm vào khủng hoảng sẽ kéo theo nhiều mặt khác của xã hội đi vào con đường suy thoái và khủng hoảng trầm trọng hơn.

Từ khủng hoảng tài chính -> khủng hoảng kinh tế -> khủng hoảng kinh tế thực -> khủng hoảng an ninh lương thực -> khủng hoảng chính trị.

Nếu nhà nước chính quyền không có biện pháp gì ngăn chặn quá trình của khủng hoảng thì việc dẫn tới bạo loạn là nhất thiết.

Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).

Vậy để hiểu được quá trình suy thoái này, chúng ta cần hiểu được chu kỳ kinh tế là nư thế nào:

Chu kỳ kinh tế, hay là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Có quan điểm cho rằng giai đoạn phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai giai đoạn chính là suy thoái và hưng thịnh.

Các pha của chu kỳ kinh tế:

[Only registered and activated users can see links]

- Suy thoái là giai đoạn mà GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

- Phục hồi là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Thời điểm tiếp giao giữa 2 giai đoạn này gọi là đáy của chu kỳ.

- Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ).

Dấu hiệu thường thấy nhất là chỉ số chứng khoán có chiều hướng đi lên, sau đó là bất động sản có chiều hướng ổn định và lên dần... tiếp tới là chỉ số tiêu dung. Chính vì vậy người ta thường đầu tư chứng khoán vào lúc này, thị trường trở nên lạc quan.

Kết thúc giai đoạn hưng thịnh lại bắt đầu đợt suy thoái mới. Điểm giao tiếp từ giai đoạn hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang giai đạon kế tiếp với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:

- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.

- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

( còn nữa)

Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

________________________________________

k064010007

03-30-2009, 07:24 AM

Đại suy thoái năm 1930

Cuộc đại suy thoái hay còn gọi là đại khủng hoảng diễn ra cách đây đã gần 8 thập kỷ nhưng vẫn ghi dấu ấn là giai đoạn suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Bắt đầu vào năm 1929 và kết thúc vào thởi điểm chuyển giao giữa hai thập niên 30 và 40, cuộc suy thoái có sức ảnh hưởng hủy diệt với kinh tế toàn cầu, cả các nước phát triển và đang phát triển.

Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, hoạt động tiêu dùng, thị trường lao động, lạm phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Các nước phụ thuộc nhiều vào công nghiệp chịu tác động sâu sắc nhất. Ngoài ra khu vực nông nghiệp cũng điêu đứng khi giá ngô, một trong những nông sản chính tại phương tây, giảm tới 60%.

Theo ý kiến chung được nhiều nhà kinh tế đồng thuận, trong đó có cả đương kim Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, là do yếu tố cung của nguồn tiền cũng như sai lầm trong điều hành của FED.

Theo đó, trong thập niên 20, mở rộng cung tiền quá mức đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ nhưng thiều bền vững của khối tài chính. Việc FED nhận ra rủi ro và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là quá muộn để ngăn chặn suy thoái.

Hơn nữa, khi các ngân hàng lớn có dấu hiệu sụp đổ FED đã không tích cực cứu trợ, từ đó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền trong ngành ngân hàng, dẫn đến cạn kiệt đột ngột nguồn tiền. Hệ quả là nhiều công ty phá sản do thiếu vốn, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu dùng bị đình trệ, thất nghiệp tràn lan gây ảnh hưởng to lớn tới kinh tế Mỹ và toàn thế giới

Suy thoái năm 1947

Lần suy thoái này của nước Mỹ bắt nguồn từ những bước tiền thần tốc của giai đoạn hồi phục kinh tế sau chíến tranh thế giới. Tính tới đầu năm 1947, nước Mỹ chiếm tới 50% tổng sản lượng nông nghiệp toàn thế giới, trước chiến tranh thế giới con số này chỉ là 30%, tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ cũng ở mức thấp kỷ lục khi gần như 100% người lao động có việc làm.

Năm 1947 chính là giai đoạn kinh tế Mỹ đạt đỉnh của chu kỳ tăng trưởng sau chiến tranh. Cũng từ thời điểm này, ngoại trừ lương thực, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung của nước Mỹ đã trở nên bão hòa do hàng hóa được sản xuất nhiều tới mức thừa mứa.

Dù hậu quả của cuộc suy thoái 1947 là không quá tồi tệ nhưng nó cũng đủ gây trì trệ kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như tỷ lệ thất nghiệp leo thang.

Suy thoái năm 1953

Dù chỉ kéo dài trong 10 tháng, bắt đầu từ quý II /1953 tới quý I/1954, cuộc suy thoái năm 1953 vẫn gây thiệt hại ước tính lên tới 56 tỷ đôla cho nước Mỹ.

Nguyên nhân suy thoái bắt đầu từ một số biến động chính trị, kinh tế những năm đầu thập niên 50. Trong đó, lạm phát leo thang bắt đầu từ 1951, sau chiến tranh Triều Tiên, khiến lãnh đạo FED dự đoán năm 1952 lạm phát sẽ còn cao hơn.

Trước tình hình đó, FED đã áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, thể hiện ở việc cắt giảm chi tiêu Chính phủ, tăng thuế, lãi suất, và tích lũy dự trữ. Chính các biện pháp mạnh tay trên đã tạo ra sự bi quan trong người dân, dẫn đến việc giảm chi tiêu tăng tiết kiệm, gây suy giảm tổng cầu của nền kinh tế.

Suy thoái năm 1958

Trong 2 năm trước khi khủng hoảng diễn ra, chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư tại Mỹ khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tại Detroit, trái tim của ngành công nghiệp xe hơi, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 20% trong tháng 4/1958 . Doanh số bán xe giảm tới 31% trong năm 1957, và biến năm 1958 thành năm tồi tệ nhất cho các nhà sản xuất xe kể từ sau kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần II. Nhu cầu nhập khẩu tại Mỹ vẫn cao trong khi châu Âu lại giảm nhập khẩu từ Mỹ khiến thâm hụt thương mại leo thang.

Tệ hơn nữa, thay vì mặt bằng giá giảm, điều thường xảy ra khi suy thoái, giá cả trong giai đoạn 1957 đến 1959 lại leo thang. Thực tại trên đã gây không ít hoang mang cho các nhà kinh tế trong quãng thời gian này.

Nhiều quốc gia chưa phát triển sống dựa vào xuất khẩu tài nguyên như vật liệu thô, khoáng chất, hoặc sản phẩm nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu sụt giảm tại Mỹ và châu Âu.

Khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973

Bắt đầu vào ngày 15/9/1975, khủng hoảng dầu mỏ là hậu quả của việc các thành viên OAPEC, gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và Syria, thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria.

Trước đó vào năm 1971, việc Mỹ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods, hệ thống quy định chung giữa các cường quốc, trong đó giá vàng chỉ được neo giữ duy nhất vào đôla với giá 35 đôla một ounce, và tiến hành thả nổi đồng đôla là tiền đề cho cuộc khủng hoảng.

[Only registered and activated users can see links]

Trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ, tại nhiều bang mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng xăng dầu nhất định.

Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của nước Mỹ và thế giới do lượng vàng của là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Mỹ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đôla mất giá, và tăng lạm phát.

Để xóa bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8/1971 Tổng thống Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền. Điều chỉnh trên khiến thu nhập của các nước xuất khẩu dầu giảm sút và các nước này buộc phải có điều chỉnh để tăng giá dầu.

Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa là giá dầu tại thị trường thế giới đã bị đội lên gấp 5 lần từ dưới 20 đôla một thùng vào 1971 lên 100 đôla một thùng vào 1979, giá xăng trung bình tại Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong 1 năm từ 1973-1974.

Cuộc khủng hoảng đồng thời tác động xấu đến thị trường tài chính, chứng khoán toàn cầu, vốn đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của Chế độ Bretton Woods. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ vào thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Suy thoái và làm phát diễn ra tràn lan gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác cho tới tận thập niên 80.

Không dừng lại ở đó, khủng hoảng dầu mỏ đã tạo ra thay đổi lớn trong chính sách của phương tây, trong đó chú trọng tìm kiếm và bảo tồn năng lượng tự nhiên, cũng như đặt ra các quy định tiền tệ chặt chẽ hơn để chống lạm phát.

Trái lại, biến cố trên góp phần thay đổi đáng kể vị thế chính trị, kinh tế của các nước xuất khẩu dầu, đặc biệt các quốc gia Ả-rập tại khu vực Trung Đông.

Suy thoái đầu những năm 1980

Cuộc cách mạng tại Iran đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong thập niêm 70. Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dàn 30 tháng tại Mỹ và được coi là lần suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng 1930. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, đã buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Bất kể kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao kỷ lục 7,5% và đạt mức lịch sử 10,8% trong năm 1982.

Hậu quả của suy thoái lên ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép tồi tệ đến nỗi các ngành trên liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng tiếp theo kết thúc.

Đây cũng là lần suy thoái kéo dài qua hai nhiệm kỳ tổng thống, ông Jimmy Carter từ 1977 đến 1981, và Ronald Reagan, từ 1981 tới 1989.

Suy thoái cuối thập kỷ 90

Sự đổ vỡ của các tập đoàn công nghệ trong cuộc khủng hoảng chấm com đã châm ngòi cho giai đoạn suy thoái đầu thế kỷ 21.

[Only registered and activated users can see links]

Ngày thứ hai đen tối, tháng 9/1987, đà sụt giảm chưa từng có 22,6% trên chỉ số Dow Jones là phát súng báo hiệu thời kỳ suy thoái tồi tệ nước Mỹ. Chỉ trong ba năm, sự sụp đổ của thị trường tín dụng, và cho vay đã đe dọa tiền tiết kiệm của hàng triệu người dân. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn theo vòng xoáy suy thoái.

Dù thị trường chứng khoán hồi phục khá nhanh nhưng thị trường bất động sản, lao động, giá năng lượng, cán cân thương mại và GDP của Mỹ và một số quốc gia khác vẫn đi xuống cho tới 2 năm sau khủng hoảng.

Không chỉ gây ảnh hưởng về kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao khiến các vẫn đề xã hội trong những năm suy thoái, dưới thời Tổng thống George Bush "cha", như nghiện rượu, ma túy cũng tăng theo.

Suy thoái đầu năm 2000

Được châm ngòi bởi sự đổ vỡ của "khủng hoảng chấm com", vụ tấn công khủng bố 11/9, và scandal kiểm toán, cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 tới 2003 không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu.

Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) sau 10 năm phát triển, quãng thời gian mở rộng dài nhất của kinh tế Mỹ, việc nước Mỹ bước vào suy thoái vào đầu những năm 2000 đã được dự báo trước. Mọi chuyện được châm ngòi bởi sự đổ vỡ hàng loạt của các công ty trong cuộc "khủng hoảng chấm com", tạo ra một làn sóng phá sản của các công ty công nghệ và tin học. Kinh tế Mỹ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố 11/9/2001 nổ ra, từ đó khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones và các chỉ báo chính của thị trường chứng khoán trải qua tuần tồi tệ nhất trong lích sử.

Dự đoán trước diễn biến tại Mỹ, các nước châu Âu đã giới thiệu đồng tiền chung euro vào ngày 1/1/1999. Tuy nhiên, suy thoái vẫn khiến đồng euro giảm mạnh và cho đến tận năm 2001, đây vẫn là một đồng tiền yếu, và chỉ mạnh trở lại sau năm 2002

Suy thoái kinh tế đã là cụm từ quá quen thuộc với mọi người thời buổi này, vậy thực chất suy thoái kinh tế là gì, và nó đang diễn ra thế nào trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đi qua những ngày ảm đạm nhất.

Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) có thể hiểu là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn "là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng".

Suy thoái kinh tế còn liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.

Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.

Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra.

Kinh tế lâm vào khủng hoảng sẽ kéo theo nhiều mặt khác của xã hội đi vào con đường suy thoái và khủng hoảng trầm trọng hơn.

Từ khủng hoảng tài chính -> khủng hoảng kinh tế -> khủng hoảng kinh tế thực -> khủng hoảng an ninh lương thực -> khủng hoảng chính trị.

Nếu nhà nước chính quyền không có biện pháp gì ngăn chặn quá trình của khủng hoảng thì việc dẫn tới bạo loạn là nhất thiết.

Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).

Vậy để hiểu được quá trình suy thoái này, chúng ta cần hiểu được chu kỳ kinh tế là nư thế nào:

Chu kỳ kinh tế, hay là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Có quan điểm cho rằng giai đoạn phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai giai đoạn chính là suy thoái và hưng thịnh.

Các pha của chu kỳ kinh tế:

- Suy thoái là giai đoạn mà GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

- Phục hồi là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Thời điểm tiếp giao giữa 2 giai đoạn này gọi là đáy của chu kỳ.

- Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ).

Dấu hiệu thường thấy nhất là chỉ số chứng khoán có chiều hướng đi lên, sau đó là bất động sản có chiều hướng ổn định và lên dần... tiếp tới là chỉ số tiêu dung. Chính vì vậy người ta thường đầu tư chứng khoán vào lúc này, thị trường trở nên lạc quan.

Kết thúc giai đoạn hưng thịnh lại bắt đầu đợt suy thoái mới. Điểm giao tiếp từ giai đoạn hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang giai đạon kế tiếp với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:

- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.

- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

guyên nhân suy thoái kinh tế

Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh).

Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn "tăng trưởng" hoặc lạm phát.

Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém

Khủng hoảng

Trước thời gian Đại khủng hoảng, một làn sóng đầu tư tràn lan trên thị trường chứng khoán, làm giá chứng khoán cao giả tạo. Quá trình này còn được đẩy mạnh bằng việc chứng khoán quay lại thế chấp cho những khoản vay để tiếp tục mua chứng khoán.

Khi nền kinh tế có những dấu hiệu chững lại và giá chứng khoán giảm xuống, hiệu ứng dây chuyền xảy ra.

Khi các khoản đầu tư mất giá trị danh nghĩa và các khoảng vay trở thành nợ xấu, rất nhiều tổ chức tài chính sụp đổ, gây ra khủng hoảng tiền tệ.

Phân tích này bị đả kích bởi các học giả theo chủ nghĩa tiền tệ như Milton Friedman, người viết rằng Đại khủng hoảng chỉ là một cơn suy thoái nếu Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ không thắt chặt cung tiền tệ khi mọi người đổ đến các ngân hàng để rút tiền. Các khoản đầu tư trở nên không hấp dẫn do hậu quả của thiểu phát, tăng lãi suất thực và giảm thu nhập cá nhân và doanh nghiệp. Hậu quả là rút tiền khỏingân hàng làm một số ngân hàng đổ vỡ vì không còn dự trữ trong khi các khoản nợ chưa thu hồi được. Thực tế này khiến các nhà đầu tư càng sợ hãi và tiếp tục rút tiền ra khỏi ngân hàng.

Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nguồn cung tiền tệ giảm đi một phần ba buộc sản lượng giảm theo khi giá cả được điều chỉnh,

Khi tổng thống Franklin D. Roosevelt nhậm chức năm 1933, ông bắt đầu chương trình cải cách tích cực "New Deal" với 3 mục tiêu (1) khẩn trương cứu tế người thất nghiệp, (2) khôi phục kinh tế trở lại tình trạng bình thường, và (3) cải cách hệ thống tài chính để Đại khủng hoảng không bao giờ xảy ra nữa. Roosevelt đưa Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) gia tăng trở lại, đạt mức 11% hàng năm trong giai đoạn 1933-1936.

Cho đến nay, thảm họa như Đại khủng hoảng không xảy ra với các nước công nghiệp hóa nữa. Tuy vậy nhiều nước Châu Mỹ Latin trải qua suy sụp kinh tế đi liền với lạm phát cao những năm 1980, Nhật Bản sa vào khủng hoảng thập kỷ 1990, và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế khi chuyển đổi sang kinh tế tư bản. Thêm vào đó, từ "suy thoái" có thể sử dụng để mô tả tình hình của rất nhiều quốc gia nghèo thuộc Thế giới thứ ba (dù rằng trong nhiều trường hợp, các quốc gia này chưa hề có được giai đoạn phát triển kinh tế).

Thời gian Đại khủng hoảng ở Châu Âu là một trong những nguyên nhân cho sự chấp nhận Adolf Hitler và các nhóm phát xít cực đoan. Sự hoành hành của chúng là nguyên nhân chủ yếu của Thế chiến thứ hai, cuộc chiến mà đến lượt nó là gốc gác cho sự kích thích phát triển kinh tế sau này.

Lợi và hại của nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái

Kinh tế suy thoái mang lại những hậu quả phức tạp, song cũng là cơ hội tái xây dựng một nền tảng phát triển bền vững.

Suy thoái kinh tế hiện đang là một vấn đề làm đau đầu các nhà điều hành, chuyên gia kinh tế và người dân trên toàn nước Mỹ. Suy thoái gây ra tình trạng thất nghiệp, giá cổ phiếu sụt giảm và kinh tế đi xuống. Tuy nhiên có ba lý do chúng ta nên lạc quan khi suy thoái xảy ra.

Sự suy thoái giúp nền kinh tế tái lập một nền vững chắc để tăng trưởng

Dù muốn hay không, nền kinh tế của chúng ta không thể lúc nào cũng đi lên suôn sẻ. Sau một thời gian vận hành suôn sẽ, cỗ máy kinh tế sẽ gặp phải những vấn đề nhất định. Các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thức rõ ràng vấn đề đó và tìm cách giải quyết.

Vào cuối những năm 1990, thị trường chứng khoán gặp phải một vấn đề lớn khi giá cổ phiếu nhóm ngành công nghệ bị đẩy cao quá mức. Gần đây, cuộc khủng hoảng nhà đất và tín dụng lớn diễn ra trên phạm vi rộng đã xảy ra khi tỷ lệ lãi suất liên bang đứng ở mức quá thấp hồi đầu thập kỷ, giá nhà đất tăng rất cao. Một nguyên nhân khác của tình trạng trên là những công ty cho những đối tượng không đủ khả năng trả nợ vay tiền.

Khi kinh tế đi xuống, những bong bóng và vấn đề còn tồn tại như trên sẽ được thanh lọc và nền kinh tế sẽ lại có một cái nền vững chắc để tăng trưởng. Cũng giống như một bệnh nhân đi khám răng, người đó sẽ phải chịu đau khá lâu, nhưng cuối cùng người đó sẽ có sức khỏe tốt hơn. Một nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ đi lên từ sự giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại hiện nay.

Thị trường chứng khoán trong thời kỳ suy thoái mang đến những cơ hội mới

Thị trường chứng khoán là một trong những hàn thử biểu về sức khỏe của nền kinh tế, những thời kỳ suy thoái kinh tế thường đi kèm với giá cổ phiếu hạ mạnh. Phần lớn nhà đầu tư đều hoảng sợ khi điều này xảy ra và sự đi xuống của thị trường chứng khoán đồng nghĩa với việc chứng khoán bị bán ra ồ ạt.

Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, cả những cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu đều bị bán ra và vì thế giá những cổ phiếu này hạ mạnh. Như vậy những cổ phiếu có triển vọng đầu tư lâu dài hiện đang đứng ở mức giá rất thấp. Thị trường tài chính có thể chấn động, song những lĩnh vực khác của nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt và vì thế mang đến nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư.

Ví dụ như gần đây trên TTCK Mỹ, cổ phiếu nhóm ngành công nghệ bị bán ra hàng loạt và cổ phiếu của nhiều công ty danh tiếng hiện đang được giao dịch tại mức giá cực rẻ so với trước đây.

Điểm mặt những cổ phiếu lớn trên TTCK Mỹ như Google, Apple, hai cổ phiếu này từ đầu năm cho đến nay đã hạ 25%. Cổ phiếu Dell, Oracle và Microsoft từ đầu 2008 hạ 9 đến 18%. Trong lĩnh vực công nghệ họ là những tên tuổi lớn và tiềm năng phát triển tốt. Khi cổ phiếu của họ đang hạ như hiện nay, đó là cơ hội mua vào những cổ phiếu tốt cho nhà đầu tư.

Suy thoái kinh tế không thể kéo dài mãi

Điều này là hoàn toàn chính xác. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế thế giới đã trải qua 10 lần suy thoái và sau đó đã phục hồi trở lại. Tuy rằng hiện nay, mỗi ngày chúng ta lại nghe thêm một tin tức xấu về nền kinh tế, tính từ sau Cuộc Đại Chiến Thế Giới đó, mỗi lần suy thoái kinh tế trung bình chỉ kéo dài khoảng 10 tháng.

Trong phần lớn những thời kỳ suy thoái này, thị trường chứng khóan thường phục hồi trước khi suy thoái kinh tế kết thúc. Như vậy cũng có thể coi thị trường chứng khoán như một công cụ để dự báo về tương lai. Nói cách khác thời gian giá cổ phiếu đi xuống sẽ không dài như thời gian kinh tế suy thoái, đây là một tín hiệu đang để lạc quan

CHU KỲ KINH DOANH

VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CHU KỲ KINH DOANH

Phạm Hồng Vân

Viện Khoa học Thống kê

1. Khái niệm chu kỳ kinh doanh

a. Chu kỳ kinh doanh hiểu theo nghĩa chung

Khi nghiên cứu chu kỳ kinh doanh, các nhà phân tích xem xét một cách cẩn thận nó có thể chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể là rất khốc liệt; sự phục hồi có thể diễn ra từ từ hoặc cũng có thể là phát triển rất nhanh chóng. Vậy Chu kỳ kinh doanh là gì? Theo nghĩa chung nhất Chu kỳ kinh doanh được hiểu là sự biến động của các hoạt động kinh tế ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó các giai đoạn tăng trưởng và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng.

b. Chu kỳ kinh doanh theo quan điểm của các nhà kinh tế

Người ta có thể dễ dàng nhận ra một số biểu hiện của chu kỳ kinh doanh, đặc biệt là những biểu hiện mang tính đặc thù, nhưng rất khó có thể định nghĩa được một cách chính xác về chu kỳ kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu những biến đổi rõ rệt của nền kinh tế, ban đầu các nhà nghiên cứu và các sử gia đều tiến hành những quan sát trên nhiều khía cạnh khác nhau: từ thời tiết xấu tới các cuộc chính biến, sự ham mê đầu cơ và những lỗi lo sợ, hoảng loạn. Mục đích của quá trình nghiên cứu này chủ yếu là để giải thích cho sự khủng hoảng, suy sụp của nền kinh tế.

Nhưng đối với các nhà kinh tế, họ quan tâm đến khái niệm chu kỳ kinh doanh bao gồm cả những biến động của bản thân các hoạt động kinh tế và những nguyên nhân khác gây ra chu kỳ kinh doanh. Ví dụ, theo quan điểm của Cassel thời kỳ Tăng vọt là một thời kỳ tăng đặc biệt về đầu tư vốn cố định; "Thời kỳ Suy giảm hay Suy thoái là thời kỳ mà sự đầu tư về vốn cố định giảm xuống dưới điểm mà nó đã đạt trước đây. Điều này có nghĩa là sự thay đổi giữa giai đoạn tăng vọt và sụt giảm nhanh về cơ bản là sự biến đổi về đầu tư vốn cố định, nhưng nó không liên quan trực tiếp đến những phần đầu tư khác. Các nhà kinh tế tin rằng những thay đổi về chi phí và giá trị của tư liệu sản xuất là yếu tố chính lái sự vận động có tính chu kỳ của nền kinh tế.

Việc tìm ra một khái niệm về chu kỳ kinh doanh là rất khó khăn. Tuy nhiên Mitchell đã tiến hành nghiên cứu theo cách nhận dạng qua kinh nghiệm thực tế những vấn đề chủ yếu xảy ra trong các quá trình mở rộng và thu hẹp sản xuất và đã đưa ra được một định nghĩa như sau:

Chu kỳ kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động kinh tế tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra trong các đơn vị sản xuất kinh doanh: một chu kỳ gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất hiện vào các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai đoạn này hợp nhất vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ; độ dài của các chu kỳ kinh doanh thường từ hơn 1 năm tới 10 hoặc 20 năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ ngắn hơn mà những chu kỳ này có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính chúng .

Điểm chính ở đây là sự cùng vận động của nhiều biến kinh tế hoặc các quá trình kinh tế xuất hiện mang tính đồng bộ trong quá trình diễn biến của bất kỳ chu kỳ kinh doanh nào. Rất nhiều loại hoạt động khác nhau có xu hướng phát triển và tác động lẫn nhau. Trạng thái tự nhiên của chu kỳ kinh doanh phụ thuộc và thay đổi theo những đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế, xã hội và thể chế chính trị.

Với khái niệm trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, một chu kỳ kinh doanh gồm 2 pha; pha thứ nhất - giai đoạn mở rộng (thời gian từ điểm cực tiểu đến điểm cực đại; pha thứ hai - giai đoạn thu hẹp (thời gian từ điểm cực đại đến điểm cực tiểu),

2. Biểu hiện của chu kỳ kinh doanh

Lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước khác nhau, nhất là của những nước công nghiệp phát triển, đã trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Song thực tế cho thấy, chu kỳ kinh doanh ở nước nào cũng lặp đi lặp lại không theo một độ dài thời gian giống nhau, không theo một biên độ dao động giống nhau về các kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô như GDP (theo giá so sánh), thất nghiệp, lạm phát... Do vậy, rất khó dự báo trước được với độ chính xác cao. Sự kế tiếp nhau các chu kỳ kinh doanh có thể được mô tả một cách hình thức theo đồ thị sau đây:

Ở đồ thị trên:

- Đỉnh là điểm cao nhất mà GDP đạt tới trong một chu kỳ.

- Đáy là điểm thấp nhất mà GDP giảm xuống trong một chu kỳ.

- Giai đoạn suy giảm của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đỉnh của chu kỳ liền trước với đáy của chu kỳ được xét.

- Giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đáy của chu kỳ được xét với đỉnh của chu kỳ liền sau.

Mặc dù đã đơn giản hoá thực tế đi rất nhiều, song đồ thị mô tả sự kế tiếp nhau các chu kỳ kinh doanh được vẽ ở trên cũng chứa đựng ba điểm đáng lưu ý sau:

- Đỉnh được xét đều cao hơn đỉnh liền trước, đáy được xét đều sâu hơn đáy liền sau.

- Giai đoạn tăng trưởng thường dài hơn giai đoạn suy giảm.

- Các chu kỳ kinh doanh thường khác nhau về độ dài thời gian.

Đặc trưng thứ nhất: các nhân tố chính thúc đẩy kinh tế phát triển trong một thời kỳ dài nhiều thập kỷ thường là tiềm năng sản xuất và tổng mức cung, chứ không phải tổng mức cầu của một năm nào đó. Nguồn gốc làm cho sản lượng tiềm năng tăng lên thường được phân ra làm hai loại: loại thứ nhất là tăng mức đầu vào (vốn, lao động, tài nguyên...); loại thứ hai là tiến bộ của các lĩnh vực khoa học đặc biệt là khoa học công nghệ. Loại nguồn thứ hai có xu hướng vận động đi lên không ngừng, ngày càng giữ vai trò trọng yếu hơn, nhất là trong những thập kỷ gần đây.

Đặc trưng thứ hai: các chủ doanh nghiệp tích luỹ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, tri thức hơn trong việc đối phó với chu kỳ kinh doanh làm cho biến động kinh tế diễn ra ít sóng gió hơn.

Đặc trưng thứ ba: có thể là do những cú sốc bên ngoài xảy ra bất thường, không lệ thuộc vào nội tình bên trong hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia.

Trong thực tế, mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh ở nước nào cũng thế, đều có những hiện tượng đặc thù xảy ra trở thành những đặc điểm để nhận dạng. Như với giai đoạn suy giảm, thường có những hiện tượng sau xuất hiện:

- Hàng tồn kho thường được thanh toán vào khởi đầu giai đoạn; ít lâu sau đó, vốn đầu tư kinh doanh vào các nhà máy và các máy móc trang thiết bị cũng giảm mạnh - suy giảm loại vốn này là hiện tượng dễ thấy nhất.

- Cầu về lao động giảm mạnh, đầu tiên là giảm sút về số giờ làm việc bình quân ngày, tuần, tháng..., sau đó là giãn thợ và dẫn đến thất nghiệp cao hơn.

- Giá cả các mặt hàng nhạy cảm thường giảm.

- Lãi kinh doanh giảm mạnh.

- Giá chứng khoán giảm, vì những người đầu tư trên thị trường loại này khá nhạy bén cảm nhận được điềm xấu.

- Yêu cầu tín dụng giảm, kéo theo lãi suất giảm.

Giai đoạn tăng trưởng có hình ảnh ngược lại của giai đoạn suy giảm, cho nên những đặc trưng cho suy giảm xảy ra theo chiều ngược lại ở giai đoạn tăng trưởng.

3. Các chỉ tiêu phân tích chu kỳ kinh doanh

Dưới góc độ thống kê, tất cả các nguyên nhân tạo ra chu kỳ được các nhà thống kê lượng hoá thành các chỉ tiêu phản ánh dao động của chu kỳ.

Căn cứ vào thời gian giao động của các chỉ tiêu, các nhà thống kê phân thành 3 nhóm:

- Chỉ tiêu chỉ đạo;

- Chỉ tiêu trùng hợp và

- Chỉ tiêu trễ.

Chỉ tiêu chỉ đạo: giờ làm việc bình quân trong tuần; đơn đặt hàng mới về hàng hoá tiêu dùng và vật tư cho sản xuất; chỉ số giá nguyên vật liệu; tồn kho thành phẩm; giá cổ phiếu, trái phiếu kho bạc; chỉ số kỳ vọng của người tiêu dùng; tỷ lệ lợi tức và lượng cung tiền. Các chỉ tiêu này xảy ra trước và vì vậy cung cấp trước thông tin, tín hiệu báo sớm xác định chiều hướng vận động tăng giảm của chu kỳ kinh tế. Vì lý do này, các chỉ tiêu chỉ đạo được quan tâm nhiều hơn và coi đây là những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình nghiên cứu chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các chỉ tiêu này sẽ được làm nổi bật và rõ nét hơn khi chúng được sử dụng trong một khung tham chiếu của một hệ thống các chỉ tiêu mang tính chu kỳ.

Các chỉ tiêu trùng hợp như là lao động, sản lượng; thu nhập; chi phí sản xuất; tiêu thụ; hệ số sử dụng công suất; vốn đầu tư và chỉ số giá tiêu dùng dịch vụ,... là các chỉ tiêu thống kê qua đó có thể phân tích đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động kinh tế tổng hợp. Các chỉ tiêu này có xu hướng xảy ra đồng thời với chu kỳ kinh doanh còn gọi là chỉ tiêu báo ngay, vì vậy chúng đặc trưng cho chu kỳ kinh doanh.

Các chỉ tiêu trễ tương phản với chỉ tiêu chỉ đạo, thường xảy ra sau các chỉ tiêu trùng hợp. Vì vậy, các chỉ tiêu trễ kém phần quan trọng, đồng thời chúng ít có giá trị thực tế hơn so với các chỉ tiêu chỉ đạo, chỉ tiêu trùng hợp và thường hay bị bỏ qua. Các chỉ tiêu trễ như tỷ lệ hàng hoá bán ra, chi phí cho một đơn vị lao động, bình quân lãi suất ưu đãi được các ngân hàng thanh toán và các khoản tiền nợ trôi nổi trên thị trường. Những chỉ tiêu về chi phí tiêu dùng cho cá nhân và xã hội cũng được thể hiện trong các chỉ tiêu trễ.

Tóm lại, các chỉ tiêu phản ánh dao động của chu kỳ kinh doanh là những công cụ hữu hiệu để phân tích các tần suất luân phiên của các quá trình mở rộng hoặc thu hẹp của chu kỳ kinh tế. Biên độ dao động kinh tế được định nghĩa bằng các "chu kỳ kinh tế". Trong một chu kỳ kinh tế xuất hiện các giai đoạn tăng vào các khoảng thời gian tương tự ở nhiều hoạt động kinh tế, tiếp đó là những giai đoạn suy thoái, sự co giãn và phục hồi kinh tế để hợp thành những giai đoạn phát triển của những chu kỳ tiếp theo và bắt đầu từ đây các nhà nghiên cứu đã khởi xướng ra cách tiếp cận bằng 3 loại chỉ số tổng hợp (chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu chỉ đạo, chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu trùng hợp và chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu trễ) để phân tích và dự báo kinh tế

Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng)[1].

• Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

• Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.

• Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:

• Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.

• Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

• Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

• Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v... không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Nay không còn thấy cách gọi này nữa.

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.

Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.

• Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt. Hình 1 minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến P' (lạm phát giảm).

• Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả. Hình 2 minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví dụ giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng).

Một số lý thuyết chính lý giải nguyên nhân của chu kỳ kinh tế là:

• Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ 1981-1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát.

• Mô hình gia tốc - số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP.

• Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, Michał Kalecki,... Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử.

• Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như Robert Lucas, Jr., Robert Barro, Thomas Sargent...phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.

• Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những dao động có tính chu kỳ. Những người ủng hộ lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 Edward Prescott, Charles Prosser,...

Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi.

Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước này đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng hoảng. Chu kỳ kinh doanh khốc liệt tàn phá chủ nghĩa tư bản trong những thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đã được chế ngự.[2]

Dự báo chu kỳ kinh tế

Các chuyên gia kinh tế đã tìm cách xây dựng và phát triển công cụ dự báo những thay đổi trong nền kinh tế. Những mô hình đơn giản nhất dựa trên số liệu dễ thu thập như sản lượng một số tư liệu sản xuất quan trọng (thép,...), khối lượng hàng hóa vận chuyển... rồi công thức hóa số liệu thống kê để đưa ra chỉ số có tính chất dự báo. Dần dần, với sự phát triển của công nghệ thông tin, người ta đã xây dựng những mô hình kinh tế lượng phức tạp với hàng chục nghìn biến số cùng những hệ phương trình phức tạp để dự báo. Đi tiên phong trong sự phát triển công cụ dự báo là những nhà kinh tế học Jan Tinbergen (giải Nobel năm 1969), Lawrence Klein (giải Nobel năm 1980). Nhờ đó, dự báo biến động kinh tế vĩ mô đã có độ tin cậy lớn hơn mặc dù nó chưa đạt độ chính xác cao khi có những thay đổi về những chính sách lớn.

Các loại chu kỳ kinh tế khác

Ngoài chu kỳ kinh tế như vừa trình bày, kinh tế học còn nói đến chu kỳ Juglar, chu kỳ Kuznets, chu kỳ Kondratiev, và chu kỳ Kitchen[3]. Tuy nhiên, ngày nay người ta hầu như không dùng các chu kỳ này để mô tả xu thế biến động kinh tế nữa do chúng không còn phù hợp với điều kiện hiện đại.

Kinh tế chính trị Marx-Lenin cho rằng một chu kỳ kinh tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa gồm bốn pha là: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.

Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn "là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng". Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.

Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.

Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).

Nguyên nhân của suy thoái kinh tế

Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn "tăng trưởng" hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.

Đại khủng hoảng

Bài chi tiết: Đại khủng hoảng

Trước thời gian Đại khủng hoảng, một làn sóng đầu tư tràn lan trên thị trường chứng khoán, làm giá chứng khoán cao giả tạo. Quá trình này còn được đẩy mạnh bằng việc chứng khoán quay lại thế chấp cho những khoản vay để tiếp tục mua chứng khoán. Khi nền kinh tế có những dấu hiệu chững lại và giá chứng khoán giảm xuống, hiệu ứng dây chuyền xảy ra. Khi các khoản đầu tư mất giá trị danh nghĩa và các khoảng vay trở thành nợ xấu, rất nhiều tổ chức tài chính sụp đổ, gây ra khủng hoảng tiền tệ.

Phân tích này bị đả kích bởi các học giả theo chủ nghĩa tiền tệ như Milton Friedman, người viết rằng Đại khủng hoảng chỉ là một cơn suy thoái nếu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ không thắt chặt cung tiền tệ khi mọi người đổ đến các ngân hàng để rút tiền. Các khoản đầu tư trở nên không hấp dẫn do hậu quả của thiểu phát, tăng lãi suất thực và giảm thu nhập cá nhân và doanh nghiệp. Hậu quả là rút tiền khỏi ngân hàng làm một số ngân hàng đổ vỡ vì không còn dự trữ trong khi các khoản nợ chưa thu hồi được. Thực tế này khiến các nhà đầu tư càng sợ hãi và tiếp tục rút tiền ra khỏi ngân hàng. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nguồn cung tiền tệ giảm đi một phần ba buộc sản lượng giảm theo khi giá cả được điều chỉnh,

Khi tổng thống Franklin D. Roosevelt nhậm chức năm 1933, ông bắt đầu chương trình cải cách tích cực "New Deal" với 3 mục tiêu (1) khẩn trương cứu tế người thất nghiệp, (2) khôi phục kinh tế trở lại tình trạng bình thường, và (3) cải cách hệ thống tài chính để Đại khủng hoảng không bao giờ xảy ra nữa. Roosevelt đưa Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) gia tăng trở lại, đạt mức 11% hàng năm trong giai đoạn 1933-1936.

Cho đến nay, thảm họa như Đại khủng hoảng không xảy ra với các nước công nghiệp hóa nữa. Tuy vậy nhiều nước Châu Mỹ Latin trải qua suy sụp kinh tế đi liền với lạm phát cao những năm 1980, Nhật Bản sa vào khủng hoảng thập kỷ 1990, và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế khi chuyển đổi sang kinh tế tư bản. Thêm vào đó, từ "suy thoái" có thể sử dụng để mô tả tình hình của rất nhiều quốc gia nghèo thuộc Thế giới thứ ba (dù rằng trong nhiều trường hợp, các quốc gia này chưa hề có được giai đoạn phát triển kinh tế).

Thời gian Đại khủng hoảng ở Châu Âu là một trong những nguyên nhân cho sự chấp nhận Adolf Hitler và các nhóm phát xít cực đoan. Sự hoành hành của chúng là nguyên nhân chủ yếu của Thế chiến thứ hai, cuộc chiến mà đến lượt nó là gốc gác cho sự kích thích phát triển kinh tế sau này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro