Có 6 khuyết điểm về hệ thống thị trường cạnh tranh tt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhiều ý kiến đồng tình việc "thí điểm" nhưng vẫn còn băn khoăn về phương thức tiến hành cũng như những khó khăn chưa lường hết khi chủ trương này đi vào thực tế.

Sửa hay không sửa Hiến pháp?

"Chúng ta làm thí điểm là hơi muộn. Tuy nhiên, Đề án chưa làm rõ mối quan hệ giữa cơ quan tư pháp với HĐND. Không thể để HĐND tỉnh "cử" cho bao nhiêu huyện lên báo cáo, bởi ngồi nghe thì hết cả năm. Cũng đề nghị bỏ luôn việc HĐND tỉnh cử hội thẩm cho toà án", ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nêu ý kiến.

ĐB Trần Du Lịch: Phải phân biệt rõ chính quyền đô thị và nông thôn để quản lý có hiệu quả.

Ngoài việc ủng hộ quan điểm của ông Quyền, ĐB Nguyễn Thị Tuyến (Hà Nội) băn khoăn về tiêu chuẩn chủ tịch xã mà đề án đưa ra, nếu không thận trọng lại mắc vào chuyện tuổi tác, dòng họ cũng như "nguồn" giới thiệu nhân sự.

Theo ĐB Nguyễn Thị Bích Ngọc (Hà Nội) việc quan trọng là xác định cách thức tiến hành thí điểm như thế nào để có sức thuyết phục. "Nếu chúng ta quyết làm thì trước hết phải sửa Hiến pháp, không dân sẽ phản ứng, Quốc hội làm luật mà không tuân theo luật", ĐB Ngọc lên tiếng.

Không đồng tình với cách đặt vấn đề của bà Ngọc, GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội phân tích: "Làm thí điểm nên không cần phải sửa Hiến pháp, nếu thành công thì mới sửa, không thành công thì sửa lại thành... sai.

Cần quan niệm lại về thí điểm bởi trước nay thí điểm thường là làm thật sau đó áp dụng đại trà, nay cần phải hiểu thí điểm là làm thử, sau đó tổng kết lại mới quyết định".

Cơ chế bãi nhiệm chủ tịch xã - không khả thi!

Ông Đinh Thế Huynh (ĐB Tuyên Quang) lưu ý đến tính cục bộ, dòng họ khi bầu chủ tịch xã: "Đưa ra mấy ứng viên để dân bầu cũng phải tính đến mặt không thuận là sau cuộc "giao đấu", vết hằn sẽ để lại bao lâu? Phải tính toán lựa chọn xã làm thí điểm, việc này tỉnh nắm rõ, nếu chỉ chọn xã thuận lợi để tiến hành thì việc thí điểm sẽ không thật chuẩn".

Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Tân thì cho rằng, đầu vào cán bộ xã (nguồn) để lựa chọn chủ tịch xã rất yếu. Có xã ngay của thành phố Hà Tĩnh nhưng trong Đảng uỷ chưa ai tốt nghiệp THPT (cấp 3). Nói làm thí điểm, nhưng trong số 385 xã, nếu chỉ chọn xã vững, khá, khi tổng kết thì tốt, đến khi bầu đồng loạt sẽ... hỏng hết. Vì vậy cần chọn cả những xã khó khăn.

Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM, TS. Trần Du Lịch (ĐB TP HCM) về cơ bản đồng tình với Đề án nhưng cho rằng, tại những nơi không tổ chức HĐND sẽ tăng cường đại biểu HĐND cấp thành phố ở địa phương đó (làm nhiệm vụ giám sát) và tăng thêm chuyên trách.

Bên cạnh đó phải làm rõ được đặc điểm, chức năng của chính quyền đô thị khác chính quyền nông thôn. Về bầu chủ tịch xã, ông Lịch kiến nghị cần đề cử nhiều, nếu không ai quá bán thì chọn 2 người vào vòng sau.

Chủ tịch xã không nhất thiết phải có bằng cấp 3. Vì rất có thể tiêu chí đó sẽ đẩy một bộ phận cán bộ đi theo con đường "học giả, bằng thật".

GS Nguyễn Lân Dũng (ĐB Đăk Nông) không đồng tình với quan điểm này, theo ông, trình độ học vấn tối thiểu của chủ tịch xã phải là cấp 3 (như Đề án quy định) để tiến tới bổ túc dần dần thành kỹ sư nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH, điều đó cần thiết cho sự phát triển.

ĐB Huỳnh Thành Đạt (TP HCM) cũng cho rằng, lãnh đạo một xã tương đương với lãnh đạo một sư đoàn, cần phải có trình độ học vấn. Về việc bãi nhiệm, ĐB Đạt bày tỏ: "Tôi thấy điều kiện phải có 1/3 số cử tri toàn xã đề nghị bằng văn bản mới bãi nhiệm chủ tịch xã là không khả thi. Không thể có việc 2.000-3.000 dân làm văn bản kiến nghị bãi nhiệm ông chủ tịch xã được".

Vấn đề nhỏ hơn:

1)

Đơn vị hành chính cấp xã là cấp thấp nhất của chính quyền, nằm ngay trong lòng dân, cán bộ hàng ngày tiếp xúc với dân, đó là cấp mà người dân có thể hiểu năng lực của chủ tịch rõ nhất. Cho nên để dân lựa chọn thì sẽ dễ tìm ra người xứng đáng, phù hợp. Không nên ngại, mà đây cũng không phải là việc làm xa lạ, nhiều nước đã từng làm. Bây giờ chúng ta phải tin rằng dân có đủ khả năng, trình độ, kinh nghiệm, sáng suốt để chọn ra người đại diện cho họ, nhất là với người đại diện trực tiếp. Theo tôi, đây là việc rất đáng làm, mà lẽ ra phải làm từ lâu rồi.

Những lo lắng về chuyện dòng họ, phe cánh cũng có cơ sở, cần ngăn ngừa. Phải làm cho người dân hiểu rằng họ phải chọn ra đại diện cho cả xã, chứ không phải đại diện cho một dòng họ, lợi ích cục bộ nào.

Về chuyện có ý kiến quan ngại, khi dân bầu chủ tịch xã, có thể người đó không phải là đảng viên. Phải nhận thấy là ngay ở Trung ương, chúng ta còn mong muốn có những người xứng đáng đảm đương vị trí bộ trưởng, kể cả không phải là đảng viên. Vấn đề là ở chỗ người đó làm thế nào, không chỉ ở chỗ người đó có phải đảng viên hay không. Không nên quy định cứng rằng, ông chủ tịch xã phải là đảng viên. Có thể sau khi được dân tín nhiệm bầu làm chủ tịch, chúng ta kết nạp họ. Điều quan trọng là bầu người thật xứng đáng, có tư tưởng đổi mới, muốn làm tốt cho dân, có ý thức đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực. Làm chủ tịch xã mà không được như thế thì dân không nhờ được.

Việc bầu người trẻ hay già cũng mang tính chất tương đối. Có những người tuổi cao, nhưng cách xử lý công việc, tác phong, sức khỏe rất trẻ. Không nên quá câu nệ về tuổi. Cái cần "câu nệ" là người đó phải được dân tín nhiệm. Điều mà tôi thấy tiếc là chúng ta có Học viện Hành chính, nhưng chưa đào tạo theo chức danh và lớn hơn nữa là trách nhiệm chưa rõ ràng. Ở nhiều nước, cấp tỉnh cấm một vấn đề gì đó, về đến huyện, đến xã còn thấy thì phạt chủ tịch xã, chủ tịch huyện. Nếu phạt dân là chưa đúng, vì đó là trách nhiệm của cán bộ. Cho nên hãy khoan đừng trách dân, mà hãy trách bộ máy quản lý trước.

2)

Xung quanh đề án này, vai trò của Mặt trận Tổ quốc với tư cách là cơ quan tập hợp quần chúng rất quan trọng. PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam.

Thưa ông, việc để dân trực tiếp bầu chủ tịch xã sẽ khắc phục được hạn chế gì của cơ chế hiện tại?

- Tôi rất ủng hộ chủ trương này, nhưng khi thực hiện nên có bước đi chuẩn xác, không phải cứ tiến hành ào ào là phát huy dân chủ. Đối với những địa phương mà đảng bộ mạnh, nhân dân đoàn kết, có lòng tin với cán bộ, phát huy vai trò của dân thì việc này sẽ có kết quả tốt. Trước đây, chúng ta không dám để dân bầu trưởng thôn, nhưng sau đó mạnh dạn áp dụng thì kết quả đến nay rất tốt.

Đối với cấp xã, tuy có rộng hơn nhưng cán bộ cũng ở đó mà lên cả, dân họ rất hiểu anh có xứng đáng để bầu lên hay không. Nhân dân cũng nhìn vào đội ngũ đảng viên ở địa phương đó như thế nào để lựa chọn. Nhưng cái gì cũng cứ nghĩ đã có Đảng lo hết, sáng suốt hết là chưa đúng, mà phải tham khảo ý kiến của dân, cán bộ lão thành, để cùng dân lựa chọn người đức tài.

Trong quá trình bầu trực tiếp sẽ xuất hiện việc có địa phương, chủ tịch xã không phải là đảng viên. Điều này có ảnh hưởng gì đến cơ chế đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thưa ông?

- Tôi nghĩ, nếu có chuyện đó cũng chẳng có gì ngại. Tại sao cứ đảng viên mới làm chủ tịch? Nếu đảng bộ mấy trăm đảng viên mà không chọn được ai, mà dân phải chọn quần chúng làm lãnh đạo, là bài học cho đảng bộ đó, là vì sao dân không chọn mình, tính tiền phong, gương mẫu, liêm khiết có vấn đề, chất lượng đảng viên có vấn đề.

Nếp nghĩ "một người làm quan cả họ được nhờ" vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người. Vậy sẽ khó tránh chuyện phe cánh, dòng họ trong việc bầu trực tiếp chủ tịch xã?

- Ở những địa phương mà vẫn còn chuyện đó, không nên làm thí điểm. Đảng bộ cấp ấy và cấp trên phải hiểu được chuyện đó. Sau này có thành chính thức cũng phải có quy định riêng. Những nơi vẫn có biểu hiện sự gia tộc, mất đoàn kết, bản vị, bè phái, nhận thức hạn chế, không thể đơn giản mà tổ chức cào bằng được.

Trước mắt, để thực hiện đề án này chúng ta nên chú trọng điều gì để thực hiện chủ trương này cho tốt?

- Theo quan điểm của cá nhân tôi, dân chủ phải được đề cao hơn. Dân chủ tốt bao nhiêu, tập trung sáng suốt bấy nhiêu, tập trung có kết quả để dân tin tưởng. Nhưng nếu chỉ "tập trung" rồi nói dân đã "đồng tình" thì chắc chắn đưa dân vào thế thụ động, không nói hết những tâm huyết của mình.

Dân chủ này là dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua đó biết được nơi nào mạnh thì cho làm, yếu thì để lại. Bên cạnh đó, phải có cơ chế cho Mặt trận và các đoàn thể phải huy vai trò của mình trong chủ trương này. Đây là hình thức phản biện rất tốt. Tức là phải coi trọng dân chủ trong cấp ủy và hiệp thương dân chủ trong Mặt trận để tạo ra sự chọn tốt trong bầu cử trực tiếp.

3)

Nội dung đề án và các địa phương được đề nghị thí điểm tuy chưa tiết lộ, nhưng nó đã gây được sự chú ý của dư luận.

Hiện nay theo Luật Tổ chức HĐND và UBND thì chức danh này do HĐND cùng cấp bầu và UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

Với cơ chế này, có ý kiến cho rằng nó chưa thật sự thể hiện được quyền dân chủ trực tiếp của người dân. Nếu chủ tịch xã do người dân tín nhiệm bầu lên thì người đó sẽ có "thiên hướng" lắng nghe tiếng nói của dân, các "quyết sách" đưa ra cũng dễ vì dân hơn và do vậy cũng dễ được người dân đồng tình hưởng ứng.

Mặt khác, dân được bầu người đứng đầu địa phương mình cư trú cũng là thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, một hoạt động mà chúng ta đang dồn nhiều công sức thực hiện.

Trong thời gian qua, nhờ thực hiện dân chủ cơ sở mà nhiều hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việc thực hiện cơ chế "một cửa", công khai các thủ tục hành chính, các khoản phí, lệ phí, quy hoạch, địa chính, hộ khẩu, công chứng... suy cho cùng là thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Chúng ta đã và đang bộc lộ sự dân chủ, bằng những việc làm, những quy định cụ thể, có thể định tính, định lượng một cách rõ ràng. Ý tưởng chủ tịch UBND cấp xã do nhân dân bầu ra cũng là một trong chuỗi những hành động cụ thể nhằm để nhân dân thực sự làm chủ, thực sự "biết, bàn, kiểm tra" như phương châm hành động lâu nay chúng ta vẫn hướng tới.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn, để người dân bầu chủ tịch xã tuy có nhiều ưu việt, song cũng có một số điểm cần phải tính đến. Tư duy của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng luôn trọng các mối quan hệ họ tộc, bằng hữu. Đã từng có hiện tượng xảy ra ở một số địa phương trong các kỳ bầu cử: Họ tộc nào "to", đông con cháu thì người đó được ủng hộ với số phiếu áp đảo, họ nào ít người, "thân thế" không mạnh thì kém "phiếu" hơn, dù người ứng cử rất có năng lực, phẩm chất.

Trong trường hợp này, vô hình chung chuyện bầu bán chỉ tạo cơ hội cho một số người tăng thêm uy lực phe cánh, dẫn đến tình trạng cát cứ quyền lực, mục tiêu dân chủ vì thế mà không đạt được ở mức cao nhất. Đây là điều mà chúng ta cần tính đến để loại trừ. Mà muốn loại trừ mặt tiêu cực này, các cơ quan giám sát cần có những quy định, chế tài cụ thể trong quá trình thực hiện.

4)

(ANTĐ) - Ngày 4-11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận ở tổ về những nội dung xung quanh Đề án thực hiện thí điểm việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND cấp xã.

Vai trò của HĐND các huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn bị đánh giá là mờ nhạt, cần thay đổi

Làm rõ cơ sở pháp lý

Tại buổi thảo luận ở tổ sáng 4-11, đa số các ĐB tán thành cơ bản những đề xuất của Chính phủ về việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, các ĐB còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi và những hệ quả của việc thực hiện đề án. Một số ý kiến ĐB đề nghị Chính phủ làm rõ hơn cơ sở pháp lý vì sao bỏ HĐND mà vẫn duy trì các cơ quan, tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị tại cấp chính quyền đó;

Vì sao lại bỏ HĐND phường, là cấp cơ sở, trực tiếp trong quan hệ Nhà nước, công dân; Vì sao chỉ thí điểm Chủ tịch UBND quận bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên của UBND phường... "Nội dung đề án chưa thuyết phục trong việc đưa ra luận cứ để thực hiện việc không tổ chức HĐND cấp quận, huyện. Vì vậy, cần đánh giá toàn diện kết quả hoạt động của cơ quan này để nêu lên việc không cần thiết tồn tại" - Đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc (Hà Nội) yêu cầu.

Một số ĐB còn nêu ý kiến cho rằng chính vì chưa có đánh giá, nên Đề án chưa đề cập đến HĐND các đơn vị tương đương là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.

Xoay quanh việc thí điểm nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND xã, hầu hết các ĐB đều bày tỏ sự băn khoăn, lo ngại về nhiều vấn đề liên quan như truyền thống văn hóa đặc thù ở nông thôn Việt Nam và mặt bằng dân trí liệu có đáp ứng được việc này?

Việc nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch xã liệu có dẫn đến việc Chủ tịch UBND xã chỉ là đại diện cho lợi ích của một bộ phận như dòng họ, thị tộc và chưa chắc đã là người có tài, đức để lo cho dân, cho nước. Nhiều ý kiến ĐB cũng cho rằng nội dung Đề án chưa đề cập cụ thể đến một số vấn đề về quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã và mối quan hệ của chức danh này với HĐND xã.

"Nội dung đề án cần nêu rõ hơn các vấn đề liên quan như nhiệm kỳ Chủ tịch xã là bao lâu; ai bầu cấp phó của Chủ tịch UBND xã và cơ chế bãi miễn..." - đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) đề nghị.

Đột phá trong cải cách hành chính?

Nhiều ĐB đồng tình với quan điểm của Chính phủ khi đưa ra Đề án là việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường nhằm có thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng giảm cấp trung gian, tinh gọn bộ máy và đặc biệt khắc phục sự trùng lặp về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan.

Một số ĐB nhấn mạnh tới việc tổ chức lại bộ máy theo Đề án, sẽ góp phần phân định rõ trách nhiệm, vị trí của chính quyền các cấp trong hệ thống cơ quan Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của chính quyền mỗi cấp.

Mặt khác, vẫn bảo đảm tính thông suốt, thống nhất và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống hành chính Nhà nước. Ngoài ra, việc bầu trực tiếp Chủ tịch UBND cấp xã sẽ tạo điều kiện cho nhân dân lựa chọn, giới thiệu và bầu người đại diện cho nhân dân điều hành công việc của cơ quan hành chính ở cấp cơ sở; tăng cường vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và giám sát bộ máy Nhà nước; đồng thời mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

Nhiều ý kiến ĐB đánh giá việc thực hiện Đề án chính là một bước đột phá trong cải cách hành chính. "HĐND cấp quận, huyện tồn tại nhiều năm qua đã phát huy được hiệu quả nhất định trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, nhất là việc giám sát chủ trương chính sách của Đảng đến cơ sở.

Nhưng trong thời điểm hiện nay, cơ cấu bộ máy tổ chức Nhà nước đến cấp quận, huyện cần đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Đề án thí điểm thực hiện việc không tổ chức HĐND cấp quận, huyện là việc cần thiết!" - ĐB Nguyễn Đăng Kính (Hà Nội) phát biểu.

Theo tờ trình, việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường sẽ được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố (483 phường, 32 quận và 69 huyện); Thí điểm dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND xã sẽ được tổ chức tại 385 xã (thuộc 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Về vấn đề này, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng thí điểm cần thận trọng.

Trong báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ, Tờ trình của Chính phủ chưa chỉ rõ được nguyên nhân thực sự của những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của HĐND; Đề nghị chỉ nên thí điểm việc nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã. Thận trọng trước việc thí điểm một chủ trương lớn, các ĐBQH cũng cho rằng đây là việc hoàn toàn mới, rất hệ trọng và nhạy cảm.

5)

Trách nhiệm và quyền làm chủ của người dân

Theo tờ trình của Chính phủ, nếu được QH thông qua, 101 quận, huyện và 483 phường thuộc 10 tỉnh, thành phố sẽ thí điểm không tổ chức HÐND. Chủ tịch UBND của 385 xã thuộc 39 tỉnh, thành phố sẽ do nhân dân bầu trực tiếp. Ðề án này được triển khai có lồng ghép với việc thực hiện thí điểm chính quyền đô thị. Hằng năm, Chính phủ báo cáo với QH về tiến độ và kết quả thí điểm.

Việc thí điểm không tổ chức HÐND huyện, quận, phường nhằm có thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian, khắc phục sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của chính quyền mỗi cấp song vẫn bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước...

Tập trung vào phân tích và đánh giá từ hoàn cảnh cụ thể, phần lớn các đại biểu nhất trí với việc thực hiện thí điểm nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã, coi đây là bước đột phá trong đổi mới tư duy, tầm nhìn, hành động và là bước tiến lớn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ðiều này không chỉ tạo cơ hội để người dân được trực tiếp lựa chọn cho mình vị chủ tịch có đủ năng lực, uy tín, đạo đức mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức hành chính và củng cố mối quan hệ Nhà nước - công dân.

Khi bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã, người dân sẽ ý thức được sức mạnh của lá phiếu và sẽ cân nhắc, lựa chọn kỹ người lãnh đạo chính quyền. Việc bầu trực tiếp Chủ tịch UBND cấp xã sẽ mở rộng dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân lựa chọn, giới thiệu và bầu người đại diện cho nhân dân điều hành công việc của cơ quan hành chính ở cấp cơ sở, tăng cường vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và giám sát bộ máy nhà nước.

Cơ bản đồng tình với đề án của Chính phủ, các đại biểu cho rằng việc không tổ chức HÐND huyện, quận, phường không chỉ tinh gọn được bộ máy chính quyền địa phương mà còn góp phần làm rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã sẽ phát huy hơn vai trò dân chủ trực tiếp, đề cao uy tín và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính do nhân dân trực tiếp bầu ra.

Những vấn đề quan trọng chi phối sự phát triển của tỉnh do HÐND tỉnh quyết định, những vấn đề cụ thể ở cơ sở, gắn liền với người dân, cộng đồng dân cư do HÐND xã quyết định.

Trên thực tế, HÐND cấp quận, huyện tồn tại nhiều năm qua đã phát huy được hiệu quả nhất định trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, nhất là việc giám sát thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng đến tận cơ sở.

Song, đến nay, cơ cấu bộ máy tổ chức nhà nước đến cấp quận, huyện cần đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Vì vậy, Ðề án thí điểm thực hiện việc không tổ chức HÐND cấp quận, huyện là việc cần thiết.

Thận trọng và chuẩn bị kỹ khi triển khai thực hiện

Vấn đề có tính nguyên tắc là quá trình thí điểm phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, phải đúng thực tế, đi từng bước thận trọng, đạt hiệu quả cao. Một số đại biểu bày tỏ những băn khoăn về tính khả thi cũng như những hệ quả của việc thực hiện đề án. Chẳng hạn, vì sao bỏ HÐND mà vẫn duy trì nguyên các cơ quan, tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị tại cấp chính quyền đó? Vì sao chỉ thí điểm không tổ chức HÐND huyện - quận, phường mà không thí điểm đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh?

Năng lực của Chủ tịch UBND xã và mô hình thí điểm không tổ chức HÐND là hai vấn đề được các đại biểu quan tâm nhiều nhất. Các đại biểu chỉ rõ, ngay tại TP Hồ Chí Minh, vẫn còn hơn 30% cán bộ xã chưa đạt chuẩn nên đưa ra yêu cầu Chủ tịch UBND xã ở những nơi khác phải tốt nghiệp THPT, có bằng cấp chuyên môn rất khó thực hiện.

Ðể đề án nhanh chóng đi vào cuộc sống, có đại biểu cho rằng, Chủ tịch xã chỉ cần là người uy tín, hiểu biết, có đạo đức là chính, không nên đòi hỏi một "lão nông chi điền" có bằng cấp. Tuy nhiên, nhiều đại biểu băn khoăn, liệu mặt bằng dân trí, truyền thống văn hóa đặc thù ở nông thôn Việt Nam đã đáp ứng được "công thức" tiên tiến này hay chưa; liệu việc nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch xã có dẫn đến việc Chủ tịch xã chỉ là đại diện cho lợi ích của một bộ phận (dòng họ, thị tộc mình) và chưa chắc đã là người có tài, đức? Quan tâm đến cơ chế giám sát và bãi miễn, các đại biểu cho rằng phải có quy định rõ vì dân bầu Chủ tịch xã thì HÐND không thể bãi miễn...

Bởi vậy, trong cơ chế hoạt động phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa phát huy vai trò và ý kiến tập thể nhưng vẫn phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Trên cơ sở đó, cần đánh giá, tổng kết hiệu quả công tác của HÐND huyện, quận, phường, rút ra những bài học, kết luận xác đáng làm cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm đề án. Mặt khác, do diện thí điểm theo đề án là khá rộng, các đại biểu QH cũng nêu nhiều ý kiến về bước đi, quy trình hiệp thương, giới thiệu và tiêu chuẩn để nhân dân bầu được những người đủ tài và đức làm Chủ tịch UBND xã.

Thể hiện rõ quan điểm thận trọng trước việc thí điểm một chủ trương lớn, các đại biểu QH cho rằng, đây là việc mới, hệ trọng và nhạy cảm. Kết quả thí điểm sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để xem xét đánh giá trước khi sửa đổi quy định này trong Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật liên quan. Vì vậy, việc thí điểm phải được định rõ thời gian, có tổng kết, đánh giá, coi trọng tính khả thi... Các đại biểu đề nghị đề án cần quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn nữa, trước khi trình QH quyết định triển khai trong thời gian tới.

Cũng trong tuần làm việc, với 432 ý kiến, chiếm 87,63% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009, với nhiều chỉ tiêu thấp hơn mức Chính phủ đề ra trong báo cáo trước QH tại phiên khai mạc. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 đề ra mục tiêu tổng quát là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Các chỉ tiêu chủ yếu là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 39,5% GDP; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 15%. Các chỉ tiêu xã hội bao gồm: tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa 90 nghìn lao động đi làm việc tại nước ngoài; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 12%, bảo đảm 26,85 giường bệnh/1 vạn dân...

6)

T chưa có nhiều thời gian cũng như chưa được tiếp xúc nhiều với thông tin này.

Tuy nhiên, theo những gì t biết thì việc xóa bỏ HĐND quận, huyện là nhằm: (1) giảm thiểu bộ máy hành chính cồng kềnh mà ko hiệu quả của Hệ thống chính quyền cấp Huyện. Việc quản lý hành chính, cấp cơ sở thì đã có Cấp Xã, cấp khu vực đã có Cấp tỉnh và Cấp tối cao đã có TW, vậy thì Cấp huyện chỉ là một bộ máy trung gian có vẻ như dư thừa ko cần thiết. Cùng 1 đối tượng quản lý - là nhân dân, thì nên có càng ít cấp quản lý càng tốt, cấp Xã là nhằm đảm bảo tính sát dân và thực tế, cấp trên Tỉnh là nhằm đảm bảo tầm quản lý vĩ mô, tổng quát và toàn diện, cấp TW là sự quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước.

Về việc này, các nhà đưa ra sáng kiến - Các đại biểu QH cũng đã có sự so sánh đối chiếu với hệ thống bộ máy Hành chính của nhiều nước trên thế giới, và đã có rất nhiều nước với bộ máy HC gọn nhẹ nhưng rất hiệu quả.

Việc tồn tại Bộ máy quản lý cấp Huyện theo nhiều ý kiến, đó là một sự ko cần thiết.

Về viêc để Dân bầu trực tiếp Chủ tịch Xã, điều này t thấy là hoàn toàn hợp lý và cần thiết phải làm.

Vì hiện tại, ở cấp Xã, Chủ tịch UBND là người đứng đầu cả xã, có thể nói là có quyền quyết định hầu hết mọi vấn đề của người dân. Trong khi đó, người dân lại ko hề được trực tiếp bầu ra ông này, người dân chỉ được bầu mấy ông trong HĐND, rồi mấy ông HĐND này chọn ra 1 người to nhất, oai nhất làm Chủ tịch.

Đến khi, giả sử ông Chủ tịch đó có sai phạm, dân ko thích thì dân vẫn phải chịu mà ko làm gì đc, có làm thì lại phải thông qua mấy ông đại biểu HĐND, mấy ông này thì ai chẳng sợ ông Chủ tịch, vì hắn cũng là Đại biểu như mình mà lại còn to nhất và oai nhất chứ.

Nhìn ra các nước trên thế giới, việc dân bầu trực tiếp người đứng đầu Chinh quyền, ví dụ bầu Thống đốc bang, Bầu Tổng thống đây là một điều rất đáng để học tập.

Bởi lẽ, người dân họ tự lựa chọn ra người quản lý mình và nếu người này quản lý ko tốt thì cũng có nghĩa là họ sẽ có quyền cho người khác lên thay.

Người được dân bầu trực tiếp khi đó sẽ làm việc có trách nhiệm hơn để bảo vệ quyền lợi của những người đã bầu ra mình, cũng có nghĩa là bảo vệ chỗ đứng của mình.

Thực hiện việc dân bầu trực tiếp Chủ tịch xã cũng chính là cách thức hiệu quả nhất và tốt nhất để người dân làm chủ.

Báo quản trị

Tranh luận

Thảo luận: Ngày: 22/10/2009

Theo tôi, nên để dân bầu ra HĐND xã và có thêm quyền bãi nhiệm chủ tịch UBND xã sẽ hay hơn.

Bởi tri thức nằm ở HĐND, lợi ích nằm ở dân, quá trình bầu ra HĐND cũng đã có sự chọn lựa rồi, vậy thì hãy để bộ não (HĐND) đó xác định ai là lãnh đạo. Tuy nhiên khi Chủ tịch không đảm bảo được lợi ích (không trái luật) chung của toàn xã, thì nên để dân có quyền bãi miễn.

7)

Bỏ HĐND quận, phường, HĐND TP sẽ tăng đại biểu chuyên trách để hoạt động giám sát, chất vấn tốt hơn. Trong ảnh: Đại biểu Đặng Văn Khoa đang chất vấn Sở Tài nguyên và Môi trường tại kỳ họp HĐND TP lần thứ 13 khóa VII. Ảnh: TH

Đồng thời thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch xã. Các ứng viên cho chức danh Chủ tịch xã không nhất thiết phải là đảng viên.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến các địa phương về đề án thí điểm không tổ chức HĐND ở cấp quận, huyện (cả đô thị và nông thôn) và phường (ở đô thị). Cùng với đề án này, Bộ Nội vụ cũng đang hoàn tất đề án thí điểm việc dân bầu trực tiếp chủ tịch xã.

Tăng đại biểu HĐND cấp thành phố

Mới đây, TP.HCM đã trình lên đề án chính quyền đô thị với đề xuất bỏ HĐND ở tất cả các quận, phường trên địa bàn TP. Bù vào đó, TP đề nghị cho tăng số lượng đại biểu ở HĐND TP, đảm bảo mỗi quận có một tổ đại biểu. Những đại biểu này vừa là đại biểu của nhân dân TP, vừa theo dõi chăm lo cho quyền lợi của cử tri quận mình.

Về nhân sự chủ tịch phường, TP.HCM cho rằng cán bộ này phải được đào tạo bài bản, chuẩn bị các kiến thức đầy đủ về quản lý địa bàn, dân cư ở đơn vị hành chính cấp phường. Vị trí này sẽ do chủ tịch quận (quận trưởng) bổ nhiệm trực tiếp, như cánh tay nối dài của cơ quan hành chính quận, đảm đương các dịch vụ công liên quan trực tiếp tới đời sống dân cư.

Một chuyên gia về chính quyền địa phương của Bộ Nội vụ đánh giá đề án chính quyền đô thị thể hiện quyết tâm của TP.HCM trong việc triển khai đồng loạt cơ cấu tổ chức mới thay vì chỉ thí điểm một vài quận, phường như chủ trương của trung ương.

Được biết, đề án chính quyền đô thị của TP.HCM đã được sửa đổi nhiều so với đề án trình Bộ Chính trị tháng 9-2007 để phù hợp với chủ trương thí điểm không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường, bảo đảm tổ chức chính quyền đô thị và liên thông trên địa bàn được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5. Dự thảo trước đó đề xuất mạnh mẽ hơn, cho TP.HCM được tổ chức chính quyền theo kiểu TP trong TP. Chẳng hạn như khu vực quận 2, 9 thuộc huyện Thủ Đức trước đây; khu vực quận 4, 7, huyện Nhà Bè do có hạ tầng thống nhất, liên hoàn, giao thông thuận lợi với nhau nên có thể tổ chức lại như hai TP nằm trong TP.HCM...

Bầu chủ tịch xã: Hai ứng viên chọn một

Theo dự thảo đề án thí điểm dân bầu trực tiếp chủ tịch xã được đưa ra lấy ý kiến các địa phương, người ứng cử chức danh chủ tịch xã có ba nguồn: do cấp ủy địa phương giới thiệu, tự ứng cử và được dân đề cử. Ứng cử viên không bắt buộc là đảng viên nhưng phải có thời gian cư trú ở xã để nắm bắt được tình hình dân cư ở địa bàn nơi mình dự kiến làm chủ tịch. Từ ba nguồn này, MTTQ sẽ hiệp thương để chọn ra hai ứng viên đưa vào danh sách bầu. Người trúng cử sẽ được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn và đương nhiên là đại biểu của HĐND xã nơi mình trúng cử.

Tuy nhiên, liên quan đến đề án này đang còn một số vướng mắc cần tìm hướng giải quyết. Chẳng hạn như đơn vị hành chính cấp xã ở nông thôn, theo Nghị quyết Trung ương 5 thì vẫn còn HĐND. Như vậy, trong bộ máy UBND xã sẽ có chủ tịch do dân trực tiếp bầu, các phó chủ tịch lại do HĐND bầu. Quan hệ giữa những người này sẽ thế nào, nhất là trong tình huống chủ tịch do dân bầu không phải là đảng viên, còn phó chủ tịch do HĐND bầu là đảng viên trong cấp ủy?

Theo kế hoạch, hai đề án trên phải được Chính phủ thông qua mới thành cơ sở để trình Quốc hội ra nghị quyết cho thí điểm.

TP.HCM: Thông qua đề án trước 15-8

Ngày 18-7, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài đã ký công văn chỉ đạo các sở, ngành chuẩn bị nội dung các đề án trình Thủ tướng trong quý III này. Theo đó, Sở Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung đề án thí điểm không tổ chức HĐND quận, phường và đề án thí điểm dân bầu trực tiếp chủ tịch xã. Các đề án này phải hoàn thành và trình UBND TP thông qua trước ngày 15-8.

8)

Quyền hạn và nghĩa vụ

Quyền hạn và nghĩa vụ của Hội đồng nhân dân được quy định tại Hiến pháp Việt Nam và được nêu cụ thể trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Hội đồng nhân dân bầu ra các chức danh của Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng, và giám sát, chất vấn hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp, phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình. Hội đồng nhân dân giám sát tình hình thực thi pháp luật tại cấp tương ứng và đưa ra các kế hoạch, định hướng của cấp tương ứng[2].

Tổ chức

Đại biểu Hội đồng nhân dân do nhân dân cấp đó bầu ra[1][2]. Người đứng đầu Hội đồng nhân dân là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, do Hội đồng Nhân dân bầu ra.[2].

Hoạt động

Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 4 năm, hoạt động thông qua kì họp hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân, các ban thuộc hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu hội đồng nhân dân

- Kì họp hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực hội đồng nhân dân. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của hội đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biể giữ chức trách do hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành

- Thường trực hội đồng nhân dân không phải là cơ quan thường trực của hội đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của hội đồng nhân dân và các đại biểu hội đồng nhân dân. Thường trực hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.

Thường trực hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HDDND, giám sát việc thực hiện HIến pháp và luật tại địa phương, trình hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hoa hoạt động của các ban thuộc hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình hội đồng nhân dân,...

- Các ban của hội đồng nhân dân: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện. Còn ở cấp xã không có ban nào. Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của hội đồng nhân dân. Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do HDDND hay thường trực HDDND giao cho, giúp thường trực HDDND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật,văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Các đại biểu hội đồng nhân dân là những người đại diện cho nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Đại biểu hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật.

Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp cơ sở

Tháng 11 năm 2008, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê duyệt thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường[3]. Mục đích của bỏ Hội đồng nhân dân là để nhân dân có cơ hội bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở địa phương mình, tăng cường dân chủ cơ sở. Đối với cấp phường, công việc thí điểm này bắt đầu được tiến hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đối với 483 phường thuộc 67 huyện và 32 quận của 10 tỉnh, thành.[4] Tạm thời, sau khi bỏ Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã Hội đồng nhân dân bị bỏ sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp hành chính cao hơn bổ nhiệm, bãi miễn. Chính phủ Việt Nam cũng trình Quốc hội đề án thí điểm nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở các xã có Hội đồng nhân dân bị bỏ, song Quốc hội chưa phê duyệt.[5]

Riêng Hội đồng nhân dân các thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn sẽ không bị bỏ do các đơn vị này được coi là có đặc thù riêng, có tính độc lập tương đối cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro