giới thiệu full

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sự tích Cô Bơ - Mẫu thoải

Sự tích Cô Bơ được gắn liền với tên gọi Cô Bơ Bông, cô Bơ Thác Hàn ( hay còn gọi là Cô Ba Thoải Cung) vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa. Mẫu thoải đứng hàng thứ ba trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, tương truyền sự tích Cô Bơ như sau:

Đức Thái Bà nằm mộng thấy người con gái xinh đẹp tuyệt trần, dáng ngọc thướt tha, tóc mượt mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu và nói rằng: mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh lên phàm trần đầu thai vào nhà đó. Sau này để giúp vua giúp nước, thì Thái Bà thụ thai.

Đến ngày 2/8 thì bỗng trên trời mây xanh uốn lượn, nơi Thủy Cung nhã nhạc vang lên, đúng lúc đó, Thái Bà hạ sinh ra được một người con gái, xem ra thì nhan sắc mười phần đúng như trước kia đã thấy chiêm bao. Thấy sự lạ kỳ vậy nên bà chắc hẳn con mình là bậc thần nữ giáng hạ, sau này sẽ ra tay phù đời nên hết lòng nuôi nấng dạy dỗ bảo ban.

Đến khi cô vừa độ trăng tròn, thì cũng là lúc nước nhà gặp nguy phải chịu ách đô hộ của giặc Minh. Cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa - nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến (và có nơi còn nói rằng cô cũng hiển ứng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Diệt Mạc” sau này).

sự tích cô bơ

Bên cạnh đó, Sự tích Cô Bơ còn được lưu truyền lại qua câu chuyện sau: Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đó không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi.

Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình và phong cô làm phi tử. Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương. Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro