Cổ điển - Keynes

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cổ điển

-Ra đời và phát triển ở Châu Âu từ giữa thế kỷ 18- cuối thế kỷ 19, là hệ tư tưởng kinh tế tư sản thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

-> Bảo vệ lợi ích Tư sản.

- Ủng hộ cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước.

-Cung giữ vai trò quyết định, cung tạo ra cầu và cung quyết định cầu.

-> Quan tâm đến tổng cung và các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung.

-Trong nền kinh tế hiện đại, giá cả và tiền lương có tính linh hoạt.

->Biến động của cầu chỉ tác động đến giá cả và tiền lương, không tác động  đến sản lượng, cung…nên mọi sự mất cân đối trên thị trường chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng được khắc phục bằng cơ chế thị trường tự do.

- Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô: nghiên cứu kinh tế dưới hình mẫu kinh tế trừu tượng, chung chung, bất biến…

- Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, phê phán, quy nạp để phân tích kinh tế.

-Nghiên cứu các mối quan hệ bản chất và tìm ra các quy luật của nền sản xuất tư bản.

-Khảo hướng nghiên cứu trong dài hạn.

-Đi sâu vào phân tích bản chất bên trong.

-Nghiên cứu kinh tế chính trị như là một môn khoa học trừu tượng.

-Tách lý thuyết tiền tệ thành một lý thuyết riêng.

-Ủng hộ lương thấp, phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương của người công nhân.

-Khuyến khích tiết kiệm (cho rằng muốn có tư bản thì phải tiết kiệm), hạn chế tiêu dùng.

-Ủng hộ chính sách tài chính cân bằng, ủng hộ chi ngân sách mang lại lợi ích xã hội, không ủng hộ bội chi.

-Chống lại chính sách lạm phát.

Keynes

-Ra đời vào những năm 30 của thế kỷ 20 trong bối cảnh độc quyền phát triển nhanh( suy thoái, thất nghiệp, lạm phát diễn ra phổ biến) và kinh tế tư bản rơi vào đại khủng hoảng kinh tế( 29-33).

=> Bảo vệ nền kinh tế, chống lại suy thoái và thất nghiệp.

- Cho rằng nền kinh tế luôn ở trạng thái khiếm dụng nên cần có sự can thiệp của nhà nước ở tầm vĩ mô và các chính sách kích cầu.

-Cầu là nhân tố quyết định, cầu tạo ra cung và cầu quyết định cung.

=> Quan tâm đến tổng cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu như: thuế, chi tiêu của chính phủ, tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình, đầu tư…

-Trong nền kinh tế hiện đại, giá cả và tiền lương có tính cứng.

=> Biến động của cầu chỉ tác động đến cung hoặc sản lượng, không tác động đến giá cả và tiền lương nên suy thoái và thất nghiệp là thường xuyên và dai dẳng vì những biến động làm giảm cầu luôn xảy ra.

-Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô: phân tích cân bằng tổng quát với đối tượng nghiên cứu là các tổng lượng lớn.

-Sử dụng phương pháp phân tích toán học: mối liên hệ giữa các tổng lượng được biểu hiện bằng tương quan hàm.

-Sử dụng phương pháp phân tích tâm lý xã hội ( số đông) để lý giải các vấn đề kinh tế như: khuynh hướng tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm…

-Khảo hướng nghiên cứu trong ngắn hạn.

-Chỉ phân tích hiện tượng kinh tế bên ngoài mà không đi sâu vào phân tích bản chất bên trong.

-Tách chính trị, chỉ nghiên cứu kinh tế.

-Coi trọng lý thuyết tiền tệ, là một phần của lý thuyết chung.

-Chống lại việc  cắt giảm tiền lương.

-Khuyến khích tiêu dùng kể cả tiêu dùng hoang phí vì làm giảm suy thoái và thất nghiệp, lên án tiết kiệm vì cho rằng đó là nguyên nhân của suy thoái và thất nghiệp.

-Ủng hộ bội chi ( tăng tiêu dùng của chính phủ, chi tiêu mở rộng quy mô đầu tư kinh tế nhà nước và phát triển kinh tế nhà nước, sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư tư nhân…) để chống suy thoái, thất nghiệp.

-Cho rằng lạm phát có kiểm soát là liều thuốc hữu hiệu giúp nên kinh tế ốm yếu trở nên mạnh mẽ và không có nguy hại. Nhà nước thực hiện lạm phát có kiểm soát để kích thích kinh tế tăng trưởng, chống suy thoái, thất nghiệp.

Nhận xét:

      Học thuyết Keynes ra đời, bên cạnh những hạn chế còn tồn tại (như: khi phân tích mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản chưa đi sâu vào phân tích bản chất bên trong, phân tích dựa  vào yếu tố tâm lý mà không dựa vào các quy luật khách quan, đánh giá quá cao và sùng bái vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của nhà nước trong ngắn hạn mà bỏ qua vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô ngắn hạn của cơ chế thị trường, quan niệm tin tưởng giá cả và tiền lương có tính cứng trong nền kinh tế hiện đại và coi tổng cung là nhân tố thụ động đi theo sự biến đổi của tổng cầu, cũng như chưa quan tâm đến biến động dài hạn của nền kinh tế và chưa đánh giá đúng đắn hậu quả của lạm phát) nhưng học thuyết Keynes ra đời được xem là một cuộc cách mạng trong kinh tế học phương Tây cả về lý luận (sự ra đời kinh tế học vĩ mô hiện đại) lẫn thực tiễn (xuất hiện mô hình CNTB ĐQNN) và nó đã khẳng định vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.

- Ảnh hưởng của Keynes ở Mỹ ngày nay đã giảm nhiều, tuy nhiên ở Châu Âu và có lẽ đặc biệt là ở Châu Á, học thuyết của Keynes vẫn rất được coi trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro