*Cổ điển - Tân cổ điển

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cổ Điển

-Trọng cung, cho rằng cung quyết định cầu, cung tạo ra cầu cho chính nó.

- Tin tưởng vào cơ chế tự điều tiết của thị trường, đảm bảo nền kinh tế cân bằng toàn dụng.

- Giá cả, tiền lương có tính linh hoạt, mọi sự mất cân đối của thị trường nhanh chóng được khôi phục bởi “bàn tay vô hình”.

- Quan tâm đến sự hình thành giá trị của cải xã hội với thuyết: “giá trị lao động”.

- Mâu thuẫn nằm ở lĩnh vực phân phối, chủ yếu mâu thuẫn giữa tiền lương và lợi nhuận.

 - Phân tích kinh tế ở trạng thái tĩnh trong dài hạn.

- Ủng hộ lương thấp, tăng tích lũy tư bản và phát triển kinh tế.

- Ủng hộ tiết kiệm để tăng tích lũy tư bản, mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm.

- Chống tiêu dùng hoang phí.

- Không coi trọng tiền, tiền chỉ tập trung để lưu thông, lý thuyết tiền tệ là 1 lý thuyết riêng.

- Ủng hộ chính sách tài chính cân bằng, chống thâm hụt ngân sách vì nợ nhà nước là không tốt.

 - Lãi suất cho vay là số tiền phải trả để có quyền sử dụng tiền vay trong thời hạn nhất định.

- Chống chính sách lạm phát, vì lạm phát làm tăng giá cả, gây khó khăn cho đời sống.

- Nghiên cứu kinh tế chính trị như 1 môn khoa học trừu tượng.

- Không chỉ phân tích hiện tượng, mà còn đi sâu phân tích bản chất.

- Quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh tế.

- Ủng hộ tự do kinh tế với quy luật khách quan, chống sự can thiệp của nhà nước.

- Phân tích vĩ mô, phân tích các phạm trù kinh tế.

- Phương pháp phân tích trừu tượng hóa nên có tính đặc trưng chung chung.

- Bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản.

Tân Cổ Điển

- Trọng câù, cho rằng tổng cầu (AD) là nhân tố quyết định mức sản lượng việc làm, tổng cung (AS) là nhân tố phụ thuộc theo sự quyết định của tổng cầu.

- Phủ nhận vai trò tự điều tiết của thị trường, nền kinh tế thường xuyên ở trạng thái khiếm dụng.

- Giá cả, tiền lương có tính cứng và nền kinh tế thường xuyên ở trạng thái khiếm dụng do có nhiều nguyên nhân làm suy thoái tổng cầu.

- Quan tâm đến tổng cầu và các bộ phận hình thành tổng cầu (AD), (AD=C+I+G).

 - Mâu thuẫn chủ yếu nằm ở lĩnh vực cung- cầu.

- Phân tích kinh tế chủ yếu ở trạng thái động trong ngắn hạn.

- Không đồng ý tiền lương thấp vì lương thấp sẽ làm giảm thu nhập xã hội, sẽ giảm tổng cầu dẫn đến suy thoái và thất nghiệp.

- Lên án tiết kiệm, tiết kiệm là có hại, là nguyên nhân của suy thoái và thất nghiệp.

- Khuyến khích tiêu dùng, kể cả tiêu dùng hoang phí là có lợi đặc biệt trong thời kì suy thoái để chống suy thoái và thất nghiệp.

- Coi trọng lý thuyết tiền tệ và có sự kết hợp với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm chống suy thoái và thất nghiệp.

- Ủng hộ chính sách tài chính lao động và bội chi ngân sách để kích cầu.

- Lãi suất cho vay là phần thưởng cho sở thích thanh khoản phục vụ 2 nhân tố:

      + Khối lượng tiền trong lưu thông và sở thích giữ tiền.

     + Phải có sự kết hợp điều tiết giữa vĩ mô nhà nước với lý thuyết lãi suất.

- Ủng hộ lạm phát có kiểm soát, là liều thuốc hữu hiệu chống suy thoái và thất nghiệp.

- Tách chính trị khỏi kinh tế, nghiên cứu kinh tế thuần túy.

- Chỉ phân tích hiện tượng, không phân tích bản chất.

- Quy luật kinh tế xã hội chi phối hoạt động kinh tế.

- Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô chống suy thoái thất nghiệp.

- Phân tích vĩ mô, nhưng phân tích các tổng lượng lớn.

- Sử dụng phương pháp toán và sử dụng phương pháp phân tích tương quan hàm.

- Bảo vệ lợi ích nền kinh tế.

Nhận xét:

Học thuyết kinh tế tân cổ điển kế thừa nền tảng tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển, ủng hộ kinh tế tự do và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, tôn trọng quan điểm khách quan. Tuy nhiên cũng đã cải cách khắc phục một số nhược điểm, một số tư tưởng của trường phái cổ điển để thích ứng với các điều kiện mới:

-          Nghiên cứu nhu cầu, tâm lý chủ quan của con người.

-          Thực tế hóa các tư tưởng của trường phái cổ điển, trừa tượng bất biến.

-          Kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học, đưa ra các khái niệm mới như hàm cung, hàm cầu,.. 

-          Phát triển các lý thuyết ích lợi biên tế, thuyết giá trị biên tế, lý thuyết giá trị, lý luận về năng suất biên tế, lý thuyết tiền tệ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro