Co gai choi duong cam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần thứ nhất

Cô giáo dạy dương cầm Erika Kohut ùa vào như một cơn lốc trong căn hộ nàng vẫn sống cùng mẹ. Bà mẹ thích gọi Erika là cơn lốc bé của mẹ vì nàng nhiều khi đi lại quá nhanh. Nàng đang cố thoát khỏi mẹ. Erika đang ở cuối độ tuổi ba mươi. Ở độ tuổi này, mẹ nàng hoàn toàn có thể trở thành bà ngoại của Erika. Sau nhiều năm hôn nhân dài đằng đẵng, khó nhọc, Erika ra đời. Ngay lập tức, ông bố truyền cho cô con gái cây gậy tiếp sức và rời khỏi đường đua. Erika vào, ông bố ra. Giờ đây, Erika đã đủ khéo léo để lách khỏi tình thế hiểm nghèo. Như đám lá mùa thu, nàng vụt qua cửa sổ và cố vào phòng mà không bị nhìn thấy. Nhưng bà mẹ đã đứng lừng lững trước mặt và chặn Erika lại. Bà mẹ - điều tra viên kiêm cán bộ hành quyết được cả nhà nước và gia đình công nhận - bắt nàng dựa vào tường để tra hỏi. Bà hỏi, vì sao mãi đến giờ, muộn thế này rồi, Erika mới tìm được đường về nhà. Đứa học sinh cuối cùng đã về sau khi bị nhiếc mắng vô tội vạ từ cách đây ba giờ đồng hồ. Chắc mày nghĩ rằng, tao không tìm ra mày ở đâu sao, Erika. Một đứa con phải trả lời mẹ ngay khi bị hỏi - dù đằng nào bà cũng không tin, vì nàng thường nói dối. Bà mẹ vẫn tiếp tục chờ, nhưng chỉ đếm một, hai, ba.

Chỉ cần đến hai, nàng con gái đã trả lời nhưng cách xa sự thật hàng cây số. Giằng lấy túi sách nhạc, ngay lập tức bà mẹ nhận được lời giải đáp cay đắng cho mọi câu hỏi. Bốn bản Sonate của Beethoven căm phẫn chen chúc chật chội cùng một chiếc váy - hiển hiên vừa mới mua. Ngay tức khắc, bà mẹ cáu điên vì món đồ. Mới chỉ vài phút trước trong cửa hàng, chiếc váy vẫn còn treo qua cái mắc trông thật quyến rũ, sặc sỡ và mềm mại, giờ đây đang nằm nhăn nhúm như một cái giẻ lau bị ánh mắt của bà mẹ xuyên qua. Tiền váy áo này chắc chắn là tiền tiết kiệm! Giờ đã bị tiêu trước như thế này. Nhẽ ra lúc nào người ta cũng có thể thấy cái váy này ngay trước mắt - dưới dạng một khoản tiền thêm vào sổ tiết kiệm xây dựng thuộc quỹ tiết kiệm nhà nước Áo, nếu không ngại đi đến tủ quần áo giấu cuốn sổ tiết kiệm sau chồng ga trải giường. Nhưng hôm nay, cuốn sổ đã lại đi lượn phố, một vụ rút tiền diễn ra, và hậu quả của nó người ta nhìn thấy lúc này đây: Erika sẽ phải mặc cái báy này, mỗi khi người ta muốn biết số tiền đẹp đẽ kia chết dí ở đâu. Bà mẹ hét lên: Vì chuyện này rồi mày sẽ phải trả bằng tiền lương về sau. Lẽ ra, sau này, nhà ta có thể có một căn hộ mới, nhưng mày không chờ được đến lúc đó, giờ thì mày chỉ có cái giẻ rách này, mà nó chả mấy chốc sẽ lỗi mốt. Bà mẹ muốn tất cả cho "sau này". Chẳng có gì bà muốn ngay lập tức. Chỉ có đứa con thì bất kỳ lúc nào bà cũng muốn, và bà luôn muốn biết, người ta có thể liên lạc được với nàng ở đâu khi có chuyện khẩn cấp - lên cơn đau tim chẳng hạn. Bà luôn muốn tiết kiệm lúc này để về sau hưởng thụ. Và ngay lúc đó Erika mua một cái váy! Thứ còn phù du hơn cả một mẩu mayonnaise (1) cho bánh mì kẹp cá. Không cần đợi đến năm tới mà chỉ tháng tới thôi cái váy này đã hoàn toàn lỗi mốt. Tiền thì chả bao giờ lỗi mốt.

Họ tiết kiệm tiền để mua một căn hộ riêng thật lớn. Căn hộ thuê, nơi họ đang sống, đã quả cổ đến mức chỉ có thể vứt đi. Họ sẽ quyết định xem dựng tủ chỗ nào và thậm chí cả vách ngăn tường, vì căn hộ này ứng dụng một hệ thống xây dựng. Tất cả được thực hiện theo đúng yêu cầu của từng cá nhân. Ai trả tiền, người ấy quyết. Bà mẹ - kẻ với đồng lương còm cõi - là người quyết, Erika trả. Trong căn nhà mới, ngay từ những cái đinh cũng được xây dựng theo phương thức tương lai. Mỗi người sẽ có một vương quốc riêng, Erika ở đây, bà mẹ ở kia, hai vương quốc hoàn toàn tách biệt với nhau. Nhưng vẫn sẽ có một phòng khách chung, nơi mọi người có thể gặp nhau, nếu muốn. Nhưng đương nhiên hai mẹ con luôn muốn vậy bởi họ thuộc về nhau. Ngay ở đây, trong cái chuồn lợn đang dần đổ nát này, Erika cũng có vương quốc của mình, nơi nàng cai trị và bị cai trị. Đó cũng chỉ là một vương quốc tạm thời, vì bà mẹ bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tự tiện đi vào. Cửa phòng không có khóa và không một đứa con nào lại không có bí mật.

Không gian của Erika la căn phòng nhỏ cho riêng nàng, nơi nàng có thể là những điều mình muốn. Chẳng một ai ngăn cản vì nơi đây hoàn toàn thuộc sở hữu của nàng. Vương quốc của bà mẹ là tất cả phần còn lại của căn hộ, vì bà nội trợ phải chăm lo, quản lý mọi việc trong nhà, trong khi Erika chỉ cần hưởng thụ những thành quả lao động của bà mẹ. Erika chưa bao giờ phải mó máy vào việc nhà vì nước cọ rửa sẽ làm hỏng đôi bàn tay nghệ sĩ dương cầm. Đôi khi trong những lúc nghỉ ngơi hiếm hoi, việc của bà mẹ là lo lắng về vô số đồ sở hữu. Người ta không thể luôn biết chính xác vị trí của mọi thứ. Nó đã lại đâu mất rồi, cái đồ có chân ấy? Nó chạy đến chỗ nào một mình hay cùng với ai? Erika hiếu động như thuỷ ngân, trơn trượt khắp nơi, có khi ngay trong giây phút này nó đang lượn lờ đâu đó và làm chuyện ngu xuẩn. Nhưng hàng ngày, nàng con gái vẫn luôn có mặt đúng giờ ở nơi thuộc về nàng: ở nhà. Bà mẹ thường lo lắng đến thắt ruột, vì bài học đầu tiên cho mỗi vị chủ nhân - bài học đó thường phải trả giá đắt cho bài học đó: Tin tưởng là tốt, nhưng kiểm soát thì còn tốt hơn. Vấn đề chủ yếu của bà mẹ là làm sao để cố định vật sở hữu vào một chỗ, không xê xích cho nó khỏi chạy mất. và để phục vụ cho mục đích này đã có cái vô tuyến với những hình ảnh, giai điệu đẹp đẽ được sản xuất đóng gói và chuyên chở đến tận nhà. Do luôn thích thú các chương trình truyền hình, nên Erika thường có mặt ở nhà. Và nếu không thì người ta cũng biết đích xác, nàng đang lượn ở đâu. Thình thoảng có tối Erika đi xem hoà nhạc, nhưng càng ngày càng hiếm. Hoặc nàng ngồi trước cây đàn dương cầm và nện thình thịch vào sự nghiệp biểu diễn dương cầm bị chôn vùi từ lâu, hoặc vật vờ như hồn ma cùng lũ học sinh trong buổi diễn tập nào đó. Nơi ấy người ta có thể gọi nàng trong trường hợp khẩn cấp. Hoặc thích thú chơi nhạc, véo von cùng những đồng nghiệp tâm đầu ý hợp chơi nhạc thính phòng. Ở đây người ta cũng có thể gọi điện cho nàng. Erika khánh cự lại những liên hệ mẫu tử này và nhiều lần yêu cầu mẹ không gọi điện thoại. Dĩ nhiên bà mẹ vẫn cứ xâm phạm vì bà tự đặt ra những quy định của mình. Bà mẹ cũng đưa ra những đòi hỏi để kết quả cuối cùng là ngày càng ít người muốn nhìn mặt hay nói chuyện với nàng con gái. Nghề nghiệp đồng thời tình yêu của Erika là sức mạnh thần tiên mang tên âm nhạc. Âm nhạc chiếm kín thời gian của Erika. KHông có chỗ cho những việc khác. Chẳng gì vui thú hơn một buổi diễn đỉnh cao của những bậc thầy hàng đầu.

Mỗi tháng một lần khi Erika ngồi quán cà phê, bà mẹ đều biết ở quán nào và có thể gọi điện thoại đến. Bà tận dụng thường xuyên quyền lợi này. Một hàng rào tự tạo an toàn và thân thuộc.

***

Thời gian quanh Erika dần đông cứng như thạch cao. Ngay khi nó vữa ra, bà mẹ lập tức nắm tay giáng mạnh vào. Erika những lúc này ngồi trong quán với phần thời gian còn lại như giá đỡ chỉnh hình thạch cao vòng quanh cái cổ gầy nhẳng trở thành trò cười cho mọi người và buộc phải thú nhận: Tớ phải về nhà bây giờ. Về nhà. Erika gần như luôn trên đường về nhà mỗi khi người ta gặp nàng bên ngoài.

Bà mẹ giảng giải, thực ra Erika khiến tôi hoàn toàn hài lòng như nó vốn thế. Thêm nữa chắc chẳng thể được. Nhẽ ra nó đã có thể - và rất dễ dàng với tài năng vốn có - trở thành một nữ nghệ sĩ dương cẩm nổi tiếng cả nước, giá như nó chỉ tin tưởng tôi - mẹ của nó. Nhưng đi ngược lại với mong muốn của mẹ, Erika lạc lối, và đôi khi chịu những tác động khác; tình cảm nam nữ tự huyễn tưởng đe doạ cùng sự sao nhẵng học tậo. Trưng diện (như phấn son, váy áo) cũng lộ bộ mặt gớm ghiếc; và sự nghiệp của nàg chấm dứt trước cả khi thực sự bắt đầu. Nhưng một chỗ chắc chắn thì vần cứ còn, một chân dạy học ở nhạc viện thành phố Vienna. Và nàng thậm chí không mất vài năm dạy học, lang bạt ở một trong những chi nhánh, trường nhạc khu vực, nơi đã nghiền nát không biết bao nhiêu tuổi thanh xuân, tóc muối tiêu, lưng gù gập, lách như lươn, lẩn như chạch tránh ngài hiệu trưởng.

***

Chỉ cái tính kiêu kỳ. Cái tính kiêu kỳ khốn kiếp. Tính kiêu kỳ của Erika khiến bà mẹ khó chịu và là cái gai chọc vào mắt. Tính kiêu kỳ này là thứ duy nhất Erika phải dần học cách từ bỏ. Tốt hơn là bây giờ chứ không phải sau này, vì khi lớn tuổi - mà thực ra cũng đã ngấp nghé trước cửa rồi - thì tính kiêu kỳ sẽ càng nặng nề. Và chỉ riêng tuổi già cũng đã đủ là một gánh nặng. Con bé Erika này! Phải chăng ông lớn nào trong lịch sử âm nhạc cũng kiêu kỳ? Họ có vậy đâu. Điều duy nhất mà Erika còn phải từ bỏ chính là tính kiêu kỳ này. Nếu cần, bà mẹ sẽ bào nhẵn nàng đến kỳ không gì thừa thãi còn bám vào được.

Thế nên bà mẹ hôm nay cố gắng sức giành chiếc váy mới khỏi những ngón tay đang bám chặt, nhưng những ngón tay đã được luyện tập quá tốt. Thả ra, bà mẹ nói, đưa nó đây! Vì những đòi hỏi trưng diện quá quắt này mày phải bị phạt. Trước nay chỉ có cuộc đời trừng phạt mày bằng cách phớt lờ và bây giờ chính mẹ mày sẽ trừng phạt mày như vậy, không quan tâm, cho dù mày có ăn mặc, vẽ mặt như một thằng hề. Bỏ cái váy ra!

Erika lao ngoắt sang tủ quần áo. Một hồ nghi đen tối xuất hiện - điều đã vài lần được khẳng định. Thí dụ như hôm nay lại thiếu một thứ gì. Chính là cái áo khoác mù thu màu xám sẫm. Cái gì xảy ra thế này? Chỉ trong giây lát, khi Erika nhận ra thức gì bị thiếu thì nàng cũng biết ngay kẻ phải chịu trách nhiệm về nó. Chỉ có một kẻ tình nghi duy nhất ở đây. Đồ khốn kiếp, đồ khốn kiếp! Erika giận dữ gào vào mặt vị quan toà cấp cao và chộp mớ tóc nhuộm màu vàng sậm mà chân tóc màu xám đã mọc xô lên. Ra hiệu làm đầu thì đắt đỏ, tốt nhất là không nên ra. Erika nhộm tóc cho mẹ mỗi tháng một lần bằng bàn chải và thuốc nhuộm. Bây giờ Erika rứt nắm tóc chính mình đã bỏ công làm đẹp. Nàng giận dữ giằng mạnh. Bà mẹ gào lên. Khi Erika ngừng giằng thì hai bàn tay đã đầy tóc. Nàng lặng im và lạ lẫm nhìn. Hoá chất làm hỏng đám tóc này, nhưng trước đó tạo hoá cũng chưa từng ưu đãi chúng. Erika còn chưa biết đi đâu với nắm tóc. Cuối cùng nàng đi vào bếp và ném búi tóc vàng sậm, thường thiếu thuốc nhuộm vào sọt rác

***

Bà mẹ đứng rên rit với mái đầu đã ít tóc hơn trong phòng khách. Ở đó Erika của bà thường tổ chức những buổi hoà nhạc tư mà nàng luôn là thứ nhất, vì trong phòng khách này ngoài nàng chẳng ai chơi dương cầm. Chiếc váy mới bà mẹ còn giữ run rẩy mãi trong tay. Nếu muốn bán lại bà phải làm sớm vì những loại váy áo với hoa anh túc to bằng cả cây bắp cải thế này người ta chỉ mặc một năm và không bao giờ tái diễn. Đầu bà vẫn còn đau chỗ tóc bị giật.

Đứa con gái quay trở lại và khóc vì xúc động. Nàng chửi mẹ là mụ chó đẻ khốn kiếp, vừa hi vọng nhờ vậy mẹ sẽ làm hoà. Với một cái hôn thật kêu. Bà mẹ thề rằng, tay của Erika sẽ phải rụng ra vì đã đánh và giằng tóc mẹ. Erika nấc lên ngày một to, vì nàng hối hận đến tận giờ, vì mẹ đã dành cho nàng từ xương tuỷ và đến bây giờ lại thêm cả tóc. Tất cả những gì Erika làm chống lại mẹ đều kiến nàng nhanh chóng đau buồn, vì nàng yêu mẹ, người nàng biết từ lúc lọt lòng. Cuối cùng Erika cũng mủi lòng - như mong đợi - bằng cách gào lên chua xót. Sẵn lòng - hơn cả sẵn lòng - bà mẹ nhượng bộ, bà cũng chẳng thể nào thực sự ghét bỏ con gái mình. Giờ mẹ sẽ đi đun một ít cà phê rồi hai mẹ con mình cùng uống. Khi uống cà phê, Erika càng thấy thương mẹ hơn, và cơn giận dữ còn sót lại cũng tan vào miếng bánh trong miệng. Nàng kiểm tra những lỗ trên đầu mẹ. Nàng chẳng biết nói gì thêm, cũng như nàng không biết làm gì với búi tóc. Nàng lại tiếp tục khóc thêm chút nữa, vì lo lắng cho mai sau, vì mẹ đã già và cuối cùng cũng phải chết. Và vì tuổi thanh xuân của nàng, của Erika cũng đã trôi qua. Và chính vì mọi thứ cứ luôn trôi qua mà chẳng có gì mới đến.

Lúc này bà mẹ giảng giải cho đứa con biết vì sao một cô gái xinh xắn thì không cần trưng diện. Nàng con gái đồng ý với mẹ. Rất nhiều, rất nhiều váy áo Erika treo trong tủ và để làm gì? Con chẳng mặc chúng bao giờ cả. Những váy áo ấy treo vô ích và chỉ trang trí cho cái tủ. Bà mẹ không thể lúc nào cũng ngăn chặn việc mua đồ, nhưng việc ăn mặc thì bà toàn quyền. Bà quyết định Erika sẽ như thế nào khi ra ngoài. Như thế thì mày không được ra khỏi nhà, bà mẹ khẳng định, vì lo sợ, Erika sẽ gặp gỡ một người đàn ông lạ trong một ngôi nhà lạ. Ngay cả chính Erika cùng đi đến kết luận rằng chẳng bao giờ nàng mặc những váy áo này. Nghĩa vụ làm mẹ là giúp con đưa ra những quyết định và tránh những quyết định sai lầm. Sau này người ta sẽ không phải vất vả làm lành miệng những vết thương, vì người ta trước đó không tạo điều kiện cho nó xảy ra. Bà mẹ muốn tự mình giáng cho con gái một đòn rồi sau đó quan sát quá trình lành bệnh hơn.

Cuộc nói chuyện cứ leo thang cho đến khi những lời cay độc phun vào tất cả những đứa đứng cạnh Erika dám vượt lên hay đe doạ sẽ vượt lên. Không nhất thiết phải để cho chúng muốn làm gì thì làm! Con vẫn còn cho phép chúng! Nhẽ ra con có thể ngăn được chúng, nhưng con không đủ khéo léo, Erika. Khi một cô giáo quyết định ngăn cản, ít nhất chỉ trong lớp mình, thì không một đưa nào ngoài mong đợi có thể thành đạt và trở thành nghệ sĩ dương cầm hay đi xa hơn được. Chính con không trở thành nghệ sĩ dương cẩm được thì làm sao những đứa khác cũng ở vị trí giống con và còn từ chính cái lò con luyện lại có thể đạt được?

Erika nắm cái báy tội nghiệp trong tay, vẫn còn sụt sịt, im lặng và buồn bã treo lên cùng những váy dài, vét, chân váy, áo khoác, cả cây trong tủ. Tất cả nàng đều chưa từng mặc. CHúng chỉ chờ ở đây mỗi tối khi nàng về nhà. Lúc ấy chúng sẽ được lôi ra, ướm trước người và ngắm nghía. Vì chúng thuộc về nàng. Mẹ có thể lấy đi và mang bán nhưng bà không thể mặc chúng, tiếc là bà quá to béo với những cái vỏ này. Đám đồ không vừa với bà. Tất cả là của nàng. Của nàng. Chúng thuộc về Erika. Khi những cái váy khiến như sự nghiệp của nàng không bị ngắt quãng. CHúng sẽ không được dùng tới mà bị vứt đi và không bao giờ được mó tới. Erika chỉ muốn sở hữu và ngắm nghía. Từ xa ngắm nghía. Không một lần nào nàng muốn mặc thử. CHỉ giữ bài thơ chất liệu và màu sắc này xa xa và đưa đi đưa lại duyên dáng là đủ, như thể một làn gió xuân vừa khẽ lướt qua. Erika đã thử cái này ở cửa hiệu, và bây giờ nàng không bao giờ còn muốn mặc nữa. Erika chẳng thể nhớ lại cảm giác cám dỗ quỷ ám ngắn ngủi mà cái váy trong cửa hàng tạo ra. Bây giờ nàng có thêm một cái xác váy trong tủ, nhưng nó là tài sản của nàng.

Trong đêm, khi tất cả đã ngủ chỉ còn một mình Erika thức, khi nửa còn lại của cặp đôi gắn liền bởi sợi dây máu mủ - bà mẹ - còn đang yên bình trên chín tầng mây mơ về nhưng phương pháp tra tấn mới, thỉnh thoảng - rất hiếm khi - nàng mở cửa tủ và vuốt khẽ những nhân chứng của ước mơ bí mật. Chúng cũng không hoàn toàn bí mật, những ước mơ này, chúng hét thật to, nàng đã phải trả bao nhiêu tiền và giờ đây để làm gì, cả đám này? Những màu sắc gào thét hai, ba giọng cùng lúc. Người ta có thể mặc những thứ này ở đâu mà không bị cảnh sát lôi đi? Thường thường Erika chỉ luôn mặc váy và áo len, hoặc vào mùa hè là áo sơ mi. Thỉnh thoảng bà mẹ giật mình tỉnh giấc và bản năng mách bảo: Nó lại ngắm nghía quần áo, con ranh điệu đà ấy. Bà mẹ hoàn toàn chắc chắn vì cái tủ không tự nhiên kêu cót két với cánh cửa cho vui.

Điều tệ hại là việc mua sắm váy áo khiến thời hạn chuyển đến căn hộ mới của họ bị đẩy đến bất tận, mà trong khi đó bất kỳ lúc nào Erika cũng có nguy cơ bị ái tình trói buộc. Rồi một ngày bỗng nhiên người ta nhận thấy một quả trứng tu hú đực trong ổ của mình. Ngày mai vào bữa sáng, chắc chắn Erika sẽ phải nhận một cảnh cáo nghiêm khắc cho sự nhẹ dạ của mình. Bà mẹ hôm qua suýt nữa có thể chết ngay lập tức vì vết thương trên đầu và vì choáng váng. Erika sẽ nhận được hạn trả tiền, và nàng nên dùng dạy thêm bù vào.

May mắn thay bộ sưu tập u ám vẫn còn thiếu một cái váy cưới. Bà mẹ không muốn trở thành mẹ cô dâu. Bà vẫn muốn là một bà mẹ bình thường, và bà quyết định cho mình địa vị này. Nhưng hôm nay là hôm nay. Cuối cùng thì bây giờ đi ngủ! Bà mẹ yêu cầu từ chiếc giường đôi, nhưng Erika vẫn còn quay cuồng mãi trước gương. Những mệnh lệnh của bà mẹ như rìu bổ vào lưng. Erika vội vã chạm vào chiếc váy ban chiều quyến rũ với những bông hoa, lần này thì ở đường viền. Những bông hoa này còn chưa bao giờ hít thở không khí trong lành và cả nước chúng cũng chưa từng biết đến. Chiếc váy này hẳn từ một nhà mốt hạng nhất - điều này Erika có thể chắc chắn - trong trung tâm thành phố Vienna. Chất lượng và tay nghề được đảm bảo mãi mãi, dáng cỡ của váy làm theo đúng thân hình Erika. KHông ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ bột! Ngay từ cái nhìn đầu tiên vào chiếc váy, Erika đã có ngay viễn tưởng: mình có thể mặc nó hàng năm trời mà không hề bị lỗi mốt một tí nào. Cái váy này sẽ còn hợp mốt hàng năm nữa! lý lẽ này sẽ biến mất trước mặt bà mẹ. Nó sẽ không bao giờ trở thành lỗi mốt. Mẹ cũng nên thủe nghiêm khắc nghiên cứu lại trí nhớ của mình, liệu có phải luôn mặc một kiểu váy treong suổt thời thanh xuân? Bà chối từ nó theo nguyên tắc. Mặc dù vậy, Erika hướng về kết luận, mua nó hoàn toàn xứng đáng, với lý do rằng chiếc váy này chẳng bao giờ thành cổ lỗ, ngay cả hai chục năm nữa, Erika vẫn mặc nó hệt như hôm nay.

Thời trang thay đổi nhanh. Chiếc váy này nằm yên không được mặc ngay cả khi hợp nhất. Chẳng ai đến và đòi nhìn ngắm nó. Thời gian đẹp nhất đã trôi qua vô ích và không bao giờ quay trở lại, và nếu có thì cũng phải sau hai chục năm nữa.

***

Vài học sinh tụ tập lại quyết định chống lại cô giáo dương cầm Erika, nhưng bố mẹ chúng ép buộc tập luyện nghệ thuật. Và từ đó cô giáo Kohut có thể sử dụng sự cưỡng ép này. Hầu hết những kẻ nện dương cầm đều dũng cảm và yêu thích bộ môn nghệ thuật chúng nên học. Thâm chí chúng cũng quan tâm ngay cả khi những người lạ trình diễn ở một hội âm nhạc hay trong nhà hát. Những học sinh so sánh, cân đo, đong đếm. Nhiều học sinh người nước ngoài đến với Erika, mỗi năm một nhiều. Vienna, thành phố âm nhạc! Những gì được thử thách cho đến nay cũng sẽ tiếp tục được thử thách tại thành phố này. Những nút này nổ tung từ cái bụng béo trắng của nghệ thuật đang ngày một phềnh lên như một xác chết trương không nhấc khỏi nước.

Cái tủ này nhận chiếc váy mới vào. Thêm một cái nữa! Bà mẹ muốn nhìn khi Erika đi khỏi nhà. Cái váy này quá nổi bật, nó không hợp với con. Bà mẹ nói, ở đâu đó phải có một giới hạn, nàng không hiểu bà nói vậy là có ý gì. Bà mẹ chỉ nói đến đấy và không thêm nữa.

Bà mẹ chỉ ra cho Erika thấy, nàng, Erika không phải một trong hàng nghìn người mà là một mình và duy nhất. Ý nghĩ này không bao giờ rời khỏi mẹ. Hôm nay Erika đã tự nói ngay với mình, nàng là một người cá nhân chủ nghĩa. Nàng cho rằng, không thể ở dưới bất kỳ người nào hay vật gì. Và chỉ đứng cùng thôi cũng đã khó khăn. Một cái gì như Erika chỉ có một lần duy nhất và không thể có lại. Nếu cái gì đặc biệt và không thể thay thế, người ta gọi là Erika. Điều mà Erika luôn ghét bỏ là sự đồng đều hoá dưới mọi hình thức, thí dụ như trong cuộc cải tổ ở trường, người ta không cần quan tâm đến bất kỳ tính chất nào thì Erika không chịu xếp cùng voà với bất kỳ ai khác, dẫu rằng họ có hợp cạ đến đâu chăng nữa. Nàng sẽ ngay lập tức nổi trội. Nàng là chính nàng. Đúng như bản thân nàng vốn có và điều đó không thể nào thay đổi. Bà mẹ cảm nhận được những ảnh hưởng xấu ngay cả ở nơi bà không thấy được và luôn muốn bảo vệ Erika khỏi tất cả những gì người ta muốn biến nó thành. Vì Erika là duy nhất, bất chấp vô số mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này cũng buộc Erika cương quyết chống lại khi bị quy chuẩn. Erika là một cá tính đơn lẻ được ấn định sâu rõ và hoàn toàn đơn lẻ chống lại đám đông học sinh, một chọi tất cả, và nàng quay bánh lái chiếc thuyền nghệ thuật. Việc đưa nàng vào tập thể không bao giờ lại có thể công bằng. Nếu một học sinh hỏi đến mục đích của mình, nàng nêu lên "Tính nhân văn" và bằng cách tóm tắt nội dung bản Heiligenstadter Testement của Beethoven cho các học sinh và đẩy người hùng của nghệ thuật âm thanh lên tượng đài của mình.

Từ những suy xét nghệ sĩ nói chung và cá nhân con người, Erika rút ra điều căn bản: KHông bao giờ có thể đặt nàng dưới một ngựời đàn ông nào sau bao nhiêu năm nàng đứng sau mẹ mình. Bà mẹ thì phản đối cuộc hôn nhân của Erika sau này vì con gái tôi không thể nào và không bao giờ có thể đứng sau. Nó là như vậy. Erika cũng chẳng nên chọn một bạn đời nào vì nó không thể uốn nắn được nữa. Nó cũng chẳng phải là một cây non nữa rồi. Nếu không ai chịu lùi bước thì hôn nhân sẽ có kết cục hết sức tồi tệ. Tốt nhất là cứ như con vốn thế, mẹ nói với Erika. Và cuối cùng bà mẹ đã làm cho Erika trở nên như ngày hôm nay. Cô vẫn chưa kết hôn ư, thiếu nữ Erika, bà đưa sữa và ông bán thịt hỏi. Bác biết đấy, chả có ai vừa ý cháu cả, Erika trả lời.

Erika xuất thân từ một gia đình toàn những thành viên đơn lẻ trơ trọi như biển báo đứng giữa đồng quê. Có một số ít người như thế. Họ gây giống cũng chậm và ít y như họ trong cuộc sống luôn chậm chạp và tiết kiệm với mọi thứ. Erika mãi sau năm thứ hai chục của cuộc hôn nhân mới ra đời, cuộc hôn nhân khiến cha nàng phát điên và bị giam trong trại để không trở nên nguy hiểm cho đời.

Lịch sự giữ im lặng, Erika mua một thỏi bơ. Nàng vẫn còn có mẹ và không cần một người đàn ông nào đến giải thoát. Ngay khi một người họ hàng mới xuất hiện, anh ta sẽ bị ruồng bỏ và chối từ. Mối quan hệ với hắn bị cắt đứt ngay khi hắn - như mong đợi - bị chứng minh rằng vô dụng và vô giá trị. Bà mẹ gõ gõ từng thành Vienna với một cây búa nhỏ rồi lần lượt sa thải. Bà phân loại và chối từ. Bà kiểm tra và vứt bỏ. Dưới cách ấy thì không thể xuất hiện bất kỳ kẻ ăn bám nào - ngữ này luôn muốn cuỗm đi những thứ ta muốn giữ. CHúng ta hoàn toàn ở vậy với nhau, chẳng phải vậy sao, Erika, ta chẳng cần ai hết.

Thời gian trôi qua và chúng ta cũng trôi theo. Dưới cái lồng kính đậy phomát họ tự đóng chặt cửa với nhau. Erika và cái nắp bảo vệ tinh chặt, mẹ nàng. Cái lồng chỉ được mở ra khi có ai đó từ bên ngoài chạm đến và nhấc cao lên. Erika như loài côn trùng trong lớp hổ phách, không thời gian, không tuổi tác. Erika không có lịch sử và nàng cũng chẳng tạo nên lịch sử. Khả năng bò, trườn loài côn trùng này đã đánh mất từ lâu. Erika được nướng trong cái khuôn bánh bất tử. Và nàng vui sướng chia sẻ sự bất tử này với những nhạc sĩ yêu thích, nhưng sự yêu thích naỳ nàng cũng không thể nhận lại từ mỗi người. Erika tranh đấu từng khoảng nhỏ trong tầm nhìn của những nhà sáng tạo âm nhạc vĩ đại. Đây là nơi tranh đấu nóng bỏng bởi cả thành Vienna đều muốn ít nhất trưng được cái chòi canh vườn ra đây. Erika nhờ nhanh nhẹn cùng chống được một chân xuống đây và bắt đầu đào nền móng. Nàng giành được vị trí này nhờ học tập và trình diễn trung thực. Sau cùng thì trình diễn cũng là một cách sáng tạo. Người trình diễn luôn nên thêm gia vị vào món súp trình diễn, một cái gì hoàn toàn riêng, hoàn toàn cá nhân. Anh ta nhỏ máu từ tim mình. Ngay người trình diễn cũng có mục đích khiêm tốn của mình: chơi thật hay. Dẫu sao anh ta cũng vẫn phải đặt mình dưới cha đẻ của tác phẩm, Erika nói. Nàng cũng sẵn lòng thừa nhận rằng đó là một vấn đề với mình. Vì nàng không thể tự đặt mình phía sau. Nhưng Erika có một mục đích chính cũng như mọi nghệ sĩ trình diễn: chơi hay hơn kẻ khác!

Nàng bị kéo vào tàu điện vì sức nặng của nhạc cụ đang đeo lủng lẳng trước và sau người, thêm vào là cả túi sách nhạc chật căng. Một con bướm treo trên người đủ thứ lùng bùng. Con vật cảm thấy, sức mạnh tiềm tàng trong mình chỉ dành cho âm nhạc thôi thì chưa thoả mãn. Con vật nắm chặt tay quanh tay đeo của những vĩ cầm, antô, sáo. Nó muốn hướng sức mạnh mình theo hướng tiêu cực, dẫu được lựa chọn. Bà mẹ đưa ra một lựa chọn, một chuỗi dài những đầu núm trên vú con bò mang tên âm nhạc.

***

Nàng đập những nhạc cụ dây và khí và những sách nhạc nặng trĩu vào lưng, vào phía trước mọi người. Những đệm mỡ này lại làm vũ khí của nàng bắn ngược trở lại như va vào nệm cao su. Đôi khi có hứng nàng nắm hết nhạc cụ và túi xách bằng một tay và bí mật ác mó thò nắm tay vào áo măng tô, áo trùm hoặc áo khoác người khác. Nàng đang báng bổ những y phục Áo truyền thống ngay cả khi những chiếc cúc sừng hươu trên áo đang cố lấy lòng, cười ngoác đến tận mang tai. Theo đúng tinh thần phi đội Thần phong nàng tự lấy thân mình làm vũ khí. Rồi tiếp tục dùng chuôi hẹp của nhạc cụ, khi thì cây vĩ cầm, lúc thì cây antôn nặng trịch, đánh vào đám người lấm lem vì công việc. Nếu vào ngày rất đông, lúc khoảng sáu giờ, người ta có thể làm bị thương vô khối người chỉ bằng một cú va đập. Không có đủ chỗ để khua khoắng. Nàng là đặc cách của mọi quy luật vây quanh vẫn đập vào mắt nàng, và mẹ thường thích thú giải thích rất tỷ mỉ rằng, vì nàng là đứa con duy nhất của mẹ, nên giỏ nhà ai quai nhà nấy. Trên tàu điện hàng ngày nàng thấy những người mà nàng không bao giờ muốn trở nên như thế. Nàng rẽ dòng người xám xịt đã mua vé hay lậu vé, những người này vừa lên và những người chuẩn bị xuống, những người không nhận được gì từ nơi vừa đi khỏi và không có gì mong đợi ở nơi sắp đến. Thanh lịch thì chắc chắn không phải từ dành cho họ. Có những người xuống tàu trước cả khi họ thực sự ấm chỗ.

Nếu vì cơn thịnh nộ của đám đông nàng bị buộc ra khỏi tàu, ngay ở nơi còn cách xa nhà rất xa, nàng thực sự ngoan ngoãn rời tầu, dồn cơn giận vào nắm tay nắm chặt, chỉ để kiên nhẫn chờ đến chuyến tàu sau chắc chắn sẽ đến như tiếng Amen cuối mỗi lời cầu nguyện. Đó là những chuỗi không bao giờ bị đứt đoạn. Sau đó nàng tiến đến một cuộc tập kích mới mẻ được tiếp đầy nhiên liệu. Nàng lảo đảo chật vật bị phủ kín những nhạc cụ tiến vào đám đong tan sở và nổ tung thành từng mảnh ngay giữa đám như một quả bom. Khi cần, nàng cố ý vờ vĩnh nói, làm ơn tôi phải xuống tàu ở đây. Và thế là ai cũng lập tức nhất trí. Nàng nên rời cái phương tiện giao thông công cộng sạch sẽ ở đây. Chúng không dành cho những kẻ như nàng. Những hành khách giả tiền không thể để những chuyện này thành quen đi được. Họ nhìn cô sinh viên nhạc và nghĩ, âm nhạc đã nâng đỡ tinh thần nàng từ sớm...

Họ nhìn cô sinh viên nhạc và nghĩ, âm nhạc đã nâng đỡ tinh thần nàng từ sớm, nhưng nàng chỉ nâng cao được cái nắm đấm. Đôi khi một người trẻ trai tóc hoa râm với những thứ ghê tởm trong túi dết đã bạc phêch chịu tội một cách bất công, vì người ta dễ tin là hắn hơn. Hắn ta nên xuống tàu và biến đi cùng với đồng bọn trước khi bị một cánh tay áo khoác Loden khoẻ mạnh túm lấy.

Cơn thịnh nộ của đám đông, những kẻ suy cho cùng cũng đã trả tiền, luôn có quyền từ ba silinh của mình và cũng có thể chứng minh quyền ấy khi soát vé. Họ tự hào chìa ra chiếc vé đã đóng dấu và thế là có hẳn một tàu điện cho riêng mình. Cũng chỉ nhờ đó họ tiết kiệm được hẳn một tuần khổ sở ăn năn và đầy sợ hãi với câu hỏi liệu người soát vé có đến không.

Một quý bà, người cũng biết đau hệt như bao người khác, hét lớn. Một bên đùi, một phần quan trọng của cuộc sống mà phần lớn trọng lượng của bà đặt lên, bị người ta đánh. Giữa cái đám chen chúc nguy hiểm chết người này, thủ phạm thực sự theo đúng nguồn gốc tội lỗi không thể bị phát giác. Đám đông bao phủ bởi một tràng những lời buộc tội, nguyền rủa, lăng mạ, cầu xin, thề thốt, than phiền. Những lời than phiền tuôn ra từ những cái miệng văng cả nước miếng về những việc riêng, những lời buộc tội được trút vào đầu kẻ khác. Họ đứng chen chúc như cá mòi trong hộp, nhưng nhờ vậy họ vẫn chưa ngập trong dầu mỡ - xức dầu thánh phải đợi sau thứ bảy.

Nàng giận dữ dẫm vào một cái xương rõ cứng, nó thuộc về một người đàn ông. Một ngày, một trong những người bạn học - một cô gái trên đôi cao gót đẹp tuyệt vời như hai ngọn lửa vĩnh cửu và trong chiếc áo khoác long thú kiểu mới nhất - vu vẻ hỏi: Bạn đang kéo lết theo cái gì thế? Gọi nó là gì? Ý mình là cái hộp này này chứ không phải cái đầu bạn ở mãi trên đó đâu. Nó là một cây antô, nàng trả lời lịch sự. Cái gì, một cây ăngtô á? Tớ chưa nghe cái tên kỳ lạ này bao giờ, cái miệng tô son nói ngộ nghĩnh. Vì một ai đeo nó lượn lờ đi lại, một thứ gọi là ăngtô, chẳng khiến người ta nổi bật thêm chút nào, mọi người phải tránh đường vì nó chiếm quá nhiều chỗ. Nàng đi lại loanh quanh với nó giữa phố và không ai bắt quả tang.

Những người đang nặng nề bám chắc vào tay nắm tàu điện và những kẻ ngồi như những cây nấm hạnh phúc đáng ghen tỵ đều đang vươn người lên khỏi tấm thân tàn tạ. Nhưng vô ích, họ không nhìn thêm được gì hơn để có thể bỏ sót một vụ ngược đãi chân cẳng người khác bằng vật cứng. Bây giờ nếu ai đó dẫm vào ngón chân tôi thì ngay lập tức một suối ngôn từ thô tục được tuôn ra. "Ai là thủ phạm?". Phiên toà đệ nhất trên tàu điện thành phố Vienna được quan tâm bỏi dư luận cả thế giới được mở ra nhằm tuyên bố lời cảnh cáo và buộc tội. Trong những phim chiến tranh thì ít nhất sẽ có một người tình nguyện đứng ra, ngay cả khi đó là nhiệm vụ cảm tử. Ấy thế nhưng con chó hèn nhát này lại lẩn sau tấm lưng kiên nhẫn của chúng ta. Cả một đàn chuột thợ thủ công đang trước ngưỡng về hưu với túi đồ nghề trên vai đang xô đẩy để ra khỏi tàu. Bây giờ những người chăm chỉ này đi bộ đến bến sau. Khi một con cừu đực quấy nhiễu sự yên tĩnh trong đàn cừu trên tàu thì ngay lập tức người ta cần không khí thoáng đãng - thứ có thể tìm thấy bên ngoài. Người ta cần ôxi để thổi căng quả bóng giận dữ để hành hạ bà xã khi về đến nhà, thiếu nó có khi không thực hiện được. Một vật gì không rõ màu sắc hình dáng chuyển sang lăn, trượt. Một vật khác kêu ré lên như bị chọc tiết. Một lớp sương mù xịt dày đặc do chất độc người dân thành Vienna bốc hơi bao phủ khắp bãi cỏ quần chúng. Một người còn đề nghị án tử hình vì buổi tối nghỉ ngơi bị phá hỏng sớm hơn lệ thường. Hết sức giận dữ. Buổi tối yên bình nhẽ ra phải bắt đầu từ hai mươi phút trước thì hôm nay đến giờ này vẫn chưa thấy đâu. Hoặc sự yên tĩnh ấy đột ngột bị cắt ngang, bị cắt ngang y như gói cuộc sống in màu sặc sỡ của nạn nhân - có kèm hướng dẫn sử dụng - mà lúc này không thể đặt trở lại giá để đồ được nữa. Nạn nhân lúc này không thể đơn giản thản nhiên mà với lấy một gói hàng mới, còn nguyên vẹn được nữa, hắn đã bị người bán hàng giữ lại do ăn cắp đồ. Xin đi theo tôi và làm như không có gì đặc biệt xảy ra! Nhưng cánh cửa dẫn đến - dường như dẫn đến - phòng phụ trách chi nhánh là một cửa giả, và ngoài siêu thị mới cứng không còn có những quảng cáo cho các mặt hàng mới trong tuần, chẳng gì cả, hoàn toàn không, chỉ có bóng tối và một khách hàng chưa từng tham lam, rơi xuống vực thẳm không đáy. Một ai đó lên tiếng với giọng văn hành chính thông dụng trên các phương tiện giao thông công cộng: Anh ra khỏi xe điện ngay! Từ xương sọ mọc chòi ra một chòm râu dê vì người đàn ông này đang giả làm một thợ săn.

Nàng tuy nhiên đã kịp thời cúi xuống chuẩn bị cho một trò chơi độc ác mới. Trước hết, nàng phải dựng chắn đống nhạc cụ xuống. Nó dựng thành một dạng hàng rào quanh nàng. Vờ như buộc lại dây giày để chuẩn bị thắt thòng lọng vào cổ người đứng cạnh. Nàng cấu tùy hứng người đàn bà này hay kia, đằng nào họ nhìn cũng giống hệt nhau, thật mạnh vào đùi. Mẹ góa này chắc chắn sẽ tím bầm. Nạn nhân kiểu nầy phun bắn lên trong đêm một nguồn nước chói sáng, rực rỡ cuối cùng cũng đứng trong tâm điểm chú ý, vạch những vạch ngắn, rõ ràng quanh những quan hệ trong gia đình và đe dọa - đầu tiên là người chồng đã chết của mụ - sẽ còn trở nên kinh khủng hơn với kẻ ô nhục này. Rồi khi đó mụ sẽ gọi cảnh sát! Cảnh sát không đến vò họ còn có nhiều việc khác cần quan tâm.

Một ánh nhìn vô hại của nàng nữ nhạc sĩ lướt qua mặt bà. Nàng làm như thể đang dành trọn cho những sức mạnh huyền bí luôn được nghiền ngẫm, đẩy cao đến những đỉnh cao cảm xúc lãng mạn của âm nhạc và không còn bất kỳ ý nghĩ nào sót lại cho mọi vật xung quanh. Dân tình đồng thanh cho rằng: chắc chắn không phải cô gái với những máy móc bảo vệ quây quanh kia. Dân tình mới hay nhầm lẫn làm sao, và lần đó cũng vậy.

Đôi khi một người nghĩ thật kỹ lại và kết quả là anh ta chỉ đúng nữ thủ phạm: Chính là mày! nàng bị tra hỏi xem có gì để nói dưới ánh sáng công lý chói chang này. Nàng không nói gì. Cái kẹp chì mà hướng dẫn viên gắn vào hai cạnh vòm miệng lúc này ngăn cản hữu hiệu việc nàng vô thức tự cáo buộc mình. Một vài người vớ này lấy việc những người khác đang buộc tội một kẻ câm điếc. Một tiếng nói lý trí xác nhận, một người chơi đàn vĩ cầm không thể nào câm điếc. Có lẽ nó chỉ bị câm và mang vĩ cầm đi đâu cho người ta. Họ chắc chắn không thể thống nhất và đành bỏ dở kế hoạch. Ý nghĩ về chén rượu trắng cuối tuần đã ám sẵn khắp cơ thể và tiêu hủy hàng ki lô những suy nghĩ khác. Rượu sẽ chăm lo nốt phần còn lại. Đất nước của bọn rượu. Thành phố của âm nhạc. Cô gái nhìn xa xăm mãi vào trong thế giới xúc cảm, và kẻ buộc tội nàng tốt nhất nên nhìn sâu mãi xuống đáy vại bia, và như vậy hắn im lặng trước cái nhìn của nàng.

Chen lấn, xô đẩy nằm dưới tầm phẩm cách của nàng. Vì đám đông thì xô đẩy, một nghệ sĩ vĩ cầm hay nghệ sĩ antô không xô đẩy. Vì niềm vui nho nhỏ này, nàng thậm chí phải đánh đổi cả chuyện sẽ về nhà muộn, nơi bà mẹ đã đứng chờ sẵn với cái đồng hồ bấm giây và những lời cảnh cáo. Những hành hạ này nàng vẫn nhận lấy cho mình dẫu rằng cả buổi chiều nay nàng đã chơi nhạc, tập trung suy nghĩ, kéo vĩ cầm và cười nhạo những kẻ kém cỏi hơn. Nàng muốn đem lại sự kinh hãi, khiếp đảm cho con người. Những cảm giác như vậy có đầy trong các tập chương trình biểu diễn hòa nhạc.

Một thính giả hòa nhạc nhân những lời dẫn chương trình biểu diễn để giải thích cho một thính giả khác xem ông cảm nhận nỗi đau âm nhạc từ thẳm sâu đáy lòng như thế nào. Vừa mới rồi ông ta đọc nó và những điều tương tự. Nỗi đau của Beethovens, nỗi đau của Mozart, nỗi đau của Schumann, nỗi đau của Bruckner, nỗi đau của Wagner. Những nỗi đau ấy lúc này đã là sở hữu của riêng ông, và ông đồng thời cũng là chủ sở hữu của nhà máy giầy Poschl hoặc chuyên bán buôn vật liệu xây dựng Kotzler. Beethovens dịch chuyển cái đòng bẩy của sự sợ hãi và do thế họ khiến những nhân viên của mình nhảy nhót kinh hãi. Một nữ tiến sĩ đã gần gũi từ lâu với nỗi đau này. Từ mười năm nay bà đã tìm hiểu về bí mất cuối cùng trong bản Requiem của Mozart. Cho mãi đến giờ bà vẫn chưa tiến thêm được bước nào vì tác phẩm này không thể tìm hiểu. Chúng ta không thể hiểu nổi! Nữ tiến sĩ nói, tác phẩm ấy được ủy thác là thiên tài nhất trong lịch sử âm nhạc, đó là điều chắc chắn đối với bà và một số ít người khác. Bà tiến sĩ là một trong số ít những người được chọn lựa và biết rằng, có những điều mà ngay với những ý chí mạnh mẽ nhất cũng không thể tìm hiểu được. Vậy còn có gì nữa để giải thích? KHông thể giải thích được những tác phẩm ấy ra đời như thế nào. Cũng như một vài bài thơ mà người ta cũng chẳng nên phân tích. Một người lạ mặt đầy bí hiểm trong áo khoác đen đã trả trước cho bản Requiem. Bà tiến sĩ và những người khác, những người đã xem bộ phim về Mozart đều biết: đó chính là thần chết! Với ý nghĩa này bà đã ngoạm được một lỗ vào vỏ ngoài của một trong những người vĩ đại nhất và tống nó vào phía trong con người ông. Trong nhiều trường hợp hãn hữu người ta lớn lên theo những người nổi tiếng.

Đám người thối tha đang xô đẩy NÀNG không ngừng ngớt. Người ta luôn đẩy mình vào tri giác của nàng. Đám đông cướp đoạt không chỉ nghệ thuật mặc dù chúng không có quyền, không, chúng còn kéo theo cả người nghệ sĩ. Chúng kiếm một chỗ giữa những nghệ sĩ và ngay lập tức đập vài cửa sổ ra thế giới bên ngoài để được nhìn ngó và nhìn ngó. Với những ngón tay mướt mồ hôi Klotz Kotzle (1) gõ ra những thứ chỉ thuộc về một mình nàng. Chúng hát theo Cantilena (2) ngay khi không được hỏi hay gọi. Chúng theo đuổi một chủ đề với ngón trỏ ướt nhoẹt, tìm kiếm chủ đề tiếp theo thích hợp, không thấy và tự hài lòng với việc gật đầu mà quay lại và nhắc lại lần nữa chủ đề chính, những thứ chỉ cần nằm vẫy đuôi cũng được thừa nhận. ĐỒi với đa số thì sự quyến rũ nhất của nghệ thuật chính nằm ở chỗ thừa nhận những gì mà họ tin rằng đã nhận ra.

Những cảm xúc dồi dào nhấn chìm ông bán thịt. Ông không thể tự vệ ngay cả khi vốn quen với nghề toàn máu me. Ông đờ người vì kinh ngạc. Ông không gieo, ông không gặt, ông nghe không tốt nhưng ông có thể được người ta nhìn thấy khi đến một buổi giao hưởng công cộng. Bên cạnh ông là những thành viên nữ của gia đình đi cùng.

NÀNG đá vào gót chân phải của một bà già. Mỗi nhóm nàng đều có thể sắp xếp nó vào đúng chỗ của mình trước đây. Chỉ mình NÀNG có thể đẩy mỗi ấm thanh (3) về đúng nơi mà nó thuộc về. Nàng gói sự vô thức của những con cừu be be này trong sự khinh bỉ của mình và nhờ vậy để trừng phạt chúng. Cơ thể nàng là một cái tủ lạnh lớn có thể bảo quản tốt nghệ thuật.

Bản năng sạch sẽ của nàng hết sức nhạy cảm. Những thân xác bẩn thỉu dựng thành một rừng nhựa cây vòng quanh. Không chỉ nhơ bẩn từ thân thể, những dạng thô nhất của sự không tinh sạch như những gì thoát ra từ nách, háng, mùi khai nước tiểu phảng phất từ bà già, mùi nicotin trào ra từ mạng tĩnh mạch, lỗ chân lông của ông già, vô số những đống thực phẩm rẻ tiền bốc lên từ dạ dày, không chỉ mùi mật ghê tởm từ đám gàu, mùi hôi thối từ lưỡi dao vi phẫu cắt cứt ngay dưới những móng tay vẫn lọt vào mũi những người được luyện tập - những cặn bã thừa khi đốt cháy dinh dưỡng không màu, những đồ thưởng thức xam xám, từ da - nếu người ta có thể gọi chúng tống vào miệng là thưởng thức - hành hạ khứu giác NÀNG, cơ quan vị giác - không, tồi tệ nhất với NÀNG, lại là cách hiện diện của chúng trong từng cá nhân và cách từng cá nhân ấy trơ tráo thuộc về cả bọn. Chúng thậm chí còn chen cả vào trong ý nghĩ của nhau, trong những chăm chút thẳm sâu nhất.

Vì thế chúng bị trừng phạt. Bởi nàng. Ấy nhưng nàng không bao giờ tống khứ chúng đi được. Nàng xé nhỏ, lắc lắc chúng như con chó với mồi ăn. Và dẫu cho không được hỏi đến, chúng lùng sục quanh nàng, ngắm nghía những ý nghĩ thẳm sâu nhất của nàng và dám cả quyết rằng chúng chẳng thể bắt đầu bất kỳ cái gì với ý nghĩ ấy và chúng cũng chẳng thích thú gì! Đến Werber hay Schonberg chúng cũng còn dám quả quyết rằng họ không làm chúng hài lòng nữa kia.

Bà mẹ vặn vít mở nắp trên đầu nàng, luôn luôn không hề báo trước, tự tin phóng tay vào trong, lục lọi và bới tìm. Bà quăng mọi thứ lung tung và không để bất kỳ vật gì vào được đúng chỗ của nó. Bà lấy một vài thứ sau thoáng chọn lựa, soi xét dưới kính lúp rồi sau đó quẳng đi. Những thứ khác bà mẹ để lại và lau chùi bằng bản chải, mút và khăn lau. Chúng sẽ được làm khô thật chóng và lại vặn vít vào. Như lưỡi dao trong máy cắt thịt.

Bà già này là kẻ vừa lên tàu dù không hề báo với người quản lý. Mụ nghĩ mụ có thể bó mật tiến vào đây, trong cái tàu này. Thật ra mụ đã bị tống ra khỏi cuộc sống từ lâu và mụ cũng biết vậy. Trả tiền bây giờ chả bõ công. Vé sang thế giới bên kia thì mụ cũng đã có sẵn trong túi xách rồi. Nó hẳn cũng có hiệu lực trong xe điện.

Lúc này, một quý bà hỏi đường nàng và nàng không trả lời. Nàng không trả lời dù biết rõ con đường này. Bà này không để yên như vậy mà sục khắp toa tàu và lôi mọi người ra khỏi chỗ để lơ láo tìm bến xuống. Mụ là một kẻ lang thang độc ác trong rừng có thói quen dùng cây gậy mỏng chọc phá sự trầm ngâm của đám kiến vô tội. Mụ khiến mọi con thú bị quấy rối đến phun axit. Mụ là một trong những kẻ theo nguyên tắc phải lật mọi hòn đá, cho dù phía dưới có thể có rắn. Mọi khoảng trống, dù cho có nhỏ đến đâu, chắc chắn sẽ bị mụ cào bằng để kiếm nấm và quả mọng. Loại ngừoi này là như vậy. Chúng phải vắt kiệt từng giọt cuối cùng của mỗi tác phẩm nghệ thuật và giảng giải đến khản cổ cho tất cả mọi người.

Trong công viên, các ghế băng phải được lau sạch bằng khăn trước khi ngồi. Trong quán ăn dao đĩa được cọ bóng loáng với khăn ăn. Với cây lược chải bụi chúng lùng sục những sợi tóc, thư từ, vết mỡ khắp chiếc áo vest của người bà con gần.

Và bây giờ quý bà này lại than phiền rõ to rằng không ai có thể cho bà thông tin. Bà quả quyết rằng không ai muốn chia sẻ thông tin ấy. Quý bà đây thay mặt cho đa số ngu dốt, vì bà đang thừa thãi một thứ duy nhất: sự hiếu chiến. Bà thách thức bất kỳ ai nếu cần thiết.

Nàng xuống tàu đúng nơi cái ngõ người đàn bà đã hỏi và chế nhạo mù bằng cách ấy.

Con trâu cái hiểu ra và cái pít tông của mụ đẩy xuống chặt cứng vì tức giận. Ngay sau đây mụ sẽ nhắc lại đoạn đời này cho một người bạn gái bên món thịt bò với đậu như thể mong cuộc đời nhờ bản tin gay cấn nho nhỏ này mà được kéo dài thêm ra, như thể với mụ không phải thời gian trong suốt câu chuyện vẫn đều đặn trôi, và do vậy bỏ lỡ cơ hội cho những trải nghiệm mới.

NÀNG quay lại ngõ quý bà đang hoàn toàn mất phương hướng dăm lần trước khi đi về con đường quen thuộc dẫn về tổ ấm quen thuộc. Nàng mỉm cười với quý bà nọ mà quên rằng chỉ một vài phút nữa nàng cũng sẽ bị thiêu thành tro dưới ngọn lửa ống hàn của bà mẹ vì về nhà quá muộn. Lúc ấy cả nghệ thuật cũng không thể an ủi nổi NÀNG, dẫu rằng nghệ thuật luôn hứa hẹn nhiều điều, đặc biệt là một nguồn an ủi. Có đôi khi hiển nhiên nghệ thuật gây ra nỗi đau đầu tiên.

Erika, loài hoa đồng nội. Tên nàng được lấy từ loài hoa này. Trước khi sinh có thứ gì bẽn lẽn và dịu dàng lửng lơ ngay trước mắt bà mẹ. Khi bà sau đó ngắm nghía cục thân xác vừa bắn ra khỏi người mình, thì ngay lập tức bà bắt đầu nhào nặn nó không thương xót để giữ cho được trong sạch và tinh tế. Chỗ này bỏ một mẩu, và cả chỗ đó nữa. Một cách bản năng mỗi đứa trẻ đều lần đến bản thỉu, cứt đái nếu người ta không giằng chúng lại. Từ sớm bà mẹ đã chọn cho Erika một trong bất kỳ loại hình nghề nghiệp nghệ thuật, để rồi từ đó ta chỉ cần vắt tiền từ sự thanh cao do phải vất vả mới đạt được ấy, trong khi đám đông tầm thường đứng ngưỡng mộ vây quanh nữ nghệ sĩ tán thưởng. Cuối cùng thì lúc này Erika cũng đã được trau chuốt xong xuôi, bây giờ nàng nên đưa chiếc xe âm nhạc vào đúng làn đường và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật ở chỗ đó. Một đứa trẻ như thế này cũng không phải để làm những việc thô kệch, chân tay nặng nhọc và việc nhà. Ngay từ khi sinh ra nàng đã được ban cho sự tinh tế của ca, vũ, nhạc cổ điển. Nữ nghệ sĩ dương cầm lừng danh thế giới, - đó là hình mẫu lý tưởng của bà mẹ -, và để đứa trẻ tìm thấy lối thoát qua những khó khăn, bà mẹ phang vào mỗi góc một biển chỉ dẫn dọc đường đồng thời vào cả Erika khi nàng không chịu tập luyện. Bà cảnh báo Erika trước những kẻ ganh tỵ ngáng đường luôn cố thử hủy hoại những gì người khác đạt được và hầu hết là giới tính nam. Đừng để bị xao lãng! Erika không được phép ngừng nghỉ ở bất kỳ một nấc bậc nào, nàng không được tựa và dù xuyên đá , vì mọi chuyện lại tiếp tục ngay lập tức. Lên những bậc tiếp theo. Thú dữ trong rừng đến gần tới mức nguy hiểm và muốn kéo Erika cùng hóa thú. Những đối thủ muốn lừa nàng vào bẫy dưới cái vỏ chỉ lối dẫn đường. Người ta mới dễ sa ngã làm sao! Bà mẹ miêu tả sinh động cái vực thẳm để nàng con gái canh chừng. Lừng danh thế giới ngự trị trên đỉnh cao mà không bao giờ số đông có thể với tới. Nơi đó gió lạnh thổi, người nghệ sĩ cô đơn và cũng thú nhận điều đó. Chừng nào bà mẹ còn sống và tiếp tục vẽ ra tương lai cho Erika thì chỉ duy nhất một điều được quan tâm: Đỉnh cao tuyệt đối trên thế giới.

Bà mẹ đẩy lên từ phía dưới vì bà đứng với đôi chân bám chắc trên nền đất. Và nhanh chóng Erika đã không còn đứng trên mảnh đất vốn được kế thừa mà đứng trên lưng một kẻ khác, kẻ vừa bị nàng dùng mưu đồ tống ra. Một cái nền chao đảo. Erika đứng kiễng chân trên lưng mẹ, bám chặt mười ngón tay được tập luyện vào một chỗ nhô ra từ trong đám đá, tưởng như một đỉnh cao, căng bắp tay kéo và kéo nhích lên. Lúc này mũi nàng đã đặt trên rìa và chỉ để thấy một tảng đá mới, còn dựng đứng hơn chặng đầu. Nhà máy đá Danh vị có tại đây một chi nhánh và dựng sẵn những sản phẩm đã thành tảng, bằng cách ấy cũng không mất quá nhiều tiền lưu kho. Erika lướt qua một trong những tảng đá và ngỡ như buổi biểu diễn ấy đã đủ cho cuộc thi Chopin. Nàng tin chỉ thiếu vài millimet nữa thôi, nàng sẽ ở đỉnh!

Bà mẹ chế nhạo Erika vì quá e lệ. Lúc nào con cũng là đứa cuối cùng! Kiểu ngại ngùng tiểu thư ấy sẽ chẳng mang lại gì hết. Người ta luôn luôn ít ra thì phải trong ba đứa đầu tiên, tất cả những đứa đến sau vứt vào sọt rác hết. Bà mẹ thường nói như vậy, bà muốn điều tốt nhất và không muốn thả đứa trẻ ngoài đường phố, để cho nó khỏi chỉ tham gia những trận đấu thể thao và rồi xao lãng luyện tập.

Erika không muốn quá nổi bật. Nàng nhẹ nhàng đứng lại và chờ đợi người khác kiếm được cho nàng cái gì, con thú mẹ bị thương than vãn như vậy. Bà chua chát than thở rằng, mình bà phải chăm lo tất cả mọi thứ cho đứa con, và hoan hỉ lao mình vào cuộc chiến. Erika hào hiệp tự đặt mình cuối cùng và điều ấy chưa một lần mang lại cho nàng vài xu tiền quà cho tất chân hay quần lót.

Bà mẹ huyên thuyên với bạn bè và họ hàng, nhưng với nhiều người trong số đó thì không, vì người ta đã hoàn toàn loại bỏ chúng từ trước để tách những ảnh hưởng xấu khỏi đứa trẻ khi chúng nhiệt tình không chịu công nhận rằng bà đã sinh ra một thiên tài. Bà cảm nhận điều ấy ngày càng rõ rệt hơn, cảm giác đến từ cái mỏ của một con chim mẹ. Erika là một thiên tài biểu diễn dương cầm, chỉ có điều nó còn chưa thực sự được phát hiện. Nếu không hẳn Erika đã vượt cao hơn hẳn đỉnh núi giống như một sao chổi ấy. Sự ra đời của Jesu hài đồng đem ra so thì cũng chỉ là cứt.

Hàng xóm chấp nhận nghĩa vụ. Họ thích thú lắng nghe cô bé tập đàn. Y như trên đài phát thanh nhưng đây lại không mất tiền. Chỉ cần mơ cửa sổ và có thể thêm cửa chính, thì âm thanh đã tràn vào và lan rộng như khí độc đến những ngõ góc cuối cùng. Căm phẫn vì tiếng ồn, những người quanh vùng giữ Erika lại và yêu cầu được yên khi gặp trên đường phố. Bà mẹ kể cho Erika nghe niềm hoan hỉ của láng giềng về buổi tập xuất sắc. Erika được mang trên dòng suối nhỏ bé của lòng nhiệt thành mẫu tử như một bãi nước bọt. Sau đó nàng ngạc nhiên khi nhà bên than phiền. Về những than phiền ấy mẹ không bao giờ báo lại cho nàng!

Thế rồi theo tháng năm Erika còn vượt cả mẹ trong việc hỉ mũi vào kẻ khác. Những kẻ nghiệp dư này cuối cùng cũng chẳng để làm gì mẹ ạ, nhận xét của họ thì thô thiển, ngay cả cảm nhận thôi cũng không đủ, chỉ có những người chuyên nghiệp trong nghề là đáng kể. Bà mẹ đối lại: Đừng có mà chế nhạo lời khen của những người bình dị, họ nghe nhạc bằng trái tim và vì thế mà vui thú hơn những kẻ bị nhồi nhét, bị làm hư hỏng, vĩ cuồng. Chính bản thân bà mẹ không hiểu gì về âm nhạc, nhưng bà lại ép đứa con vào cái ách âm nhạc. Nó nhanh chóng biến thành một cuộc thi đấu công bằng, không khoan nhượng giữa hai mẹ con vì đứa trẻ nhanh chóng nhận ra rằng về mặt âm nhạc nó đã vượt qua mẹ mình. Đứa trẻ là thần tượng của bà mẹ, mà đòi hỏi duy nhất, một điều nhỏ bé là cuộc sống của chính nó. Bà mẹ muốn tận dụng sống lại được từ cuộc sống của chính đứa trẻ.

Erika không bao giờ được kết giao với những người tầm thường, nhưng nàng luôn được phép nghe những lời khen của họ. Giới chuyên môn tiếc rằng chẳng khi nào khen nàng. Một số phận phi âm nhạc, không chuyên đã tôn vinh Gulda, và Brendel, Argerich và Pollini và những người khác (9). Nhưng khi ngang qua Erika thì số phận cứ bướng bỉnh mà quay ngoắt mặt đi. Cuối cùng thì số phận vẫn muốn tiếp tục công bằng chứ không xoay chuyển bởi một chiếc mặt nạ quyến rũ. Erika không xinh đẹp. Nếu nàng muốn trở nên xinh đẹp, ngay lập tức bà mẹ sẽ cấm đoán. Erika vô vọng vươn cánh tay về phía số phận, nhưng số phận không tìm ra một nghệ sĩ dương cầm nào từ nàng. Erika bị hất xuống đất như một đám mạt cưa. Erika không biết chuyện gì xảy ra với mình vì nàng đã ngang ngửa những người vĩ đại khác từ rất lâu rồi.

Rồi một ngày, Erika thất bại hoàn toàn trong một buổi tổng kết hòa nhạc quan trọng của trường nhạc. Nàng thất bại trước những người thân của đối thủ và bà mẹ, người đã tiêu những đồng xu cuối cùng cho váy áo Erika mặt trong buổi hòa nhạc đã đến đó một thân một mình. Sau đó bà mẹ tát vào mặt Erika, vì ngay những người hoàn toàn nghiệp dư trong giới âm nhạc cũng có thể nhận thấy sự thất bại từ khuôn mặt của nàng, ngay cả khi không đọc thấy từ những ngón tay. Erika đã không chọn lấy cho buổi hòa nhạc ấy một bản dành cho đám đông đang ngày một lan rộng mà là một đấng cứu thế, điều mà mẹ nàng trước đó đã hết sức cảnh báo. Đứa con bằng cách này không thể nào lọt được vào trái tim của đám quần chúng mà nó và mẹ vốn vẫn khinh thường. Đầu tiên là vì nó luôn chỉ là một phần nhỏ bé, mờ nhạt giữa quần chúng và tiếp đó là nó không bao giờ muốn là một phần nhỏ bé mờ nhạt của đám quần chúng ấy.

Nhục nhã Erika loạng chọang ra khỏi trường đấu, ngượng nghịu khi nhận được sự cổ vũ của thính giả duy nhất - mẹ. Ngay cả cô giáo của nàng, một nữ nghệ sĩ dương cầm có tiếng trước đây cũng mắng mỏ Erika nặng nề vì mất tập trung. Một cơ hội lớn không được tận dụng và không bao giờ quay trở lại. Sẽ nhanh chóng đến một ngày mà lúc ấy chẳng còn ai muốn ghen tị và Erika cũng không còn là mơ ước của bất kỳ ai nữa.

Tất cả những gì còn lại với nàng là chuyển sang ngành giảng dạy. Một bước khó khăn cho một giáo viên dương cầm khi đột nhiên phải đương đầu với những kẻ bắt đầu bập bẹ và những người có thâm niên nhạt nhẽo. Trường đào tạo và học viện âm nhạc cũng thuộc lĩnh vực đào tạo âm nhạc tư nhân kiên nhẫn nhận vào những thành phần thực chất thuộc về bãi rác hoặc khả quan nhất là một sân bóng. Nhiều thanh niên như thời xưa vẫn luôn hướng tới nghệ thuật, phần lớn là bị cha mẹ hướng vào, vì chính những vị phụ huynh này không hiểu gì về nghệ thuật, mà chỉ biết đến sự tồn tại của nó trên đời. Họ vui thích vì vậy! Và hơn hết nghệ thuật lại tiếp tục gạt bỏ rất nhiều người, vì nó cũng phải có một giới hạn. Giới hạn ngăn cách giữa những người có năng khiếu và không có năng khiếu mà Erika đặc biệt thích lôi ra trong suốt quá trình giảng dạy, trong quá trình phân loại đã đền bù cho nàng rất nhiều vì chính nàng đã từng bị loại ra như ngựa ra khỏi bầy cừu. Nam nữ học sinh của Erika có đủ các thành phần thô lậu nhất và trước đó cũng chưa từng được đưa ra kiểm tra, thưởng thức. Chỉ thình thoảng có một đóa hồng nhung phía dưới. Với một số học sinh ngay từ năm đầu tiên Erika đã cho ra thành công được một hay vài bản Sonate Clementi, trong khi một số khác vẫn còn đang càu nhàu cào bới loang quanh những bản czerny đầu tiên, và bị đuổi ở kỳ thi giữa kỳ vì chúng hoàn toàn không muốn tìm ra lá hay hạt gì, trong khi bố mẹ chúng tin chắc rằng chẳng mấy chốc mà những đứa con của họ sẽ được chén patê. Niềm vui lẫn lộn của Erika là những học sinh thông minh tiến bộ, những đứa đã cố gắng. Từ chúng có thể tìm ra những bản Sonate của Schubert, Kreisleriana của Schumann, Sonate của Beethoven, những đỉnh cao trong cuộc đời một người học dương cầm. Dụng cụ lao động hay vẫn bị gọi là gã-nhà-quê-quái-quỷ dành cho giáo viên mà chỉ Erika được chơi, trừ khi phải tập một bản nhạc dành cho hai dương cầm.

Sau cứ mỗi ba năm một học sinh dương cầm phải bước vào trình cao hơn và để được như vậy phải đỗ kỳ thi vượt trình. Phần lớn công việc của kỳ thi này được giao cho Erika, nàng phải lên máy những động cơ sinh học lừ đừ này bằng cách tiếp ga mạnh mẽ. Đôi khi những cỗ máy này khởi động không đúng cách vì nó muốn làm những việc hoàn toàn khác liên quan đến âm nhạc thí dụ như theo cách nó tuôn những ngôn từ như suối nhạc vào tai một đứa con gái. Những điều đó Erika không muốn thấy và sẽ chấm dứt nó nếu có thể. Erika thường xuyên diễn thuyết trước các kỳ thi rằng, sai vài nốt nhạc còn ít tệ hại hơn biểu diễn cả bản nhạc mà hoàn toàn sai về tinh thần, một tinh thần không đúng với tác phẩm. Nàng diễn thuyết vào những cái tai điếc đặc bịt chặt vì sợ hãi. Vì với nhiều học sinh thì âm nhạc là một bước tiến từ sâu tít tầng lớp lao động lên tầng lớp nghệ sĩ cổ áo trắng tinh. Chúng sau này nhất định cũng sẽ trở thành những thầy cô giáo dạy dương cầm. Chúng sợ rằng, trong kỳ thi những ngón tay ướt nhẹp đầy sợ hãi do những phách gõ nhanh sẽ bị trượt nhầm phím. Do vậy Erika có thể nói về việc thể hiện nhiều như nàng muốn, chúng chỉ mong chơi được đúng hết đến cuối bản nhạc.

Ý nghĩ của Erika vui vẻ hướng về Walter Klemmer, cậu trai tóc vàng xinh đẹp thời gian gần đây luôn là người đến đầu tiên mỗi sáng và về cuối cùng hàng tối. Con ong chăm chỉ, Erika phải thừa nhận như vậy. Cậu ta là sinh viên trường kỹ thuật, nơi học về điện, và những tính chất hữu ích của nó. Thời gian gần đây cậu chờ cho đến hết tât cả các học sinh, từ những đứa rụt rè trong lớp tập ngón đầu tiên đến những đứa đã thành thần cả trong Phantasie f-Moll, bản 49 cuối cùng của Chopin. Cậu ta như thể có quá nhiều thời gian thừa thãi, điều gần như không thể với một sinh viên giai đoạn cuối. Erika hỏi cậu ta một ngày nọ, liệu cậu có muốn tập Schonberg hơn thay vì cứ ngồi loanh quanh ở đây một cách vô ích như thế này. Cậu không phải học gì ở trường đại học ư? Không lên lớp, không bài tập, không gì cả? Nàng được biết rằng lúc này đang là kỳ nghỉ, điều mà nàng không hề nghĩ tới mặc dù nàng cũng đang dạy nhiều sinh viên khác. Kỳ nghỉ của học sinh trường nhạc không trùng với trường đại học, nghiêm khắc mà nói thì không bao giờ có kỳ nghỉ trong nghệ thuật, chúng theo đuổi người nghệ sĩ khắp mọi nơi và điều ấy hoàn toàn hợp lý.

Erika ngạc nhiên hỏi vì cậu luôn đến sớm như vậy cậu Klemmer. Khi người ta học bản 33b của Schonberg như cậu thì không thể thấy hứng thú với cuốn "Những điệu hát vui nhộn, những âm thanh vui nhộn" được. Vì sao cậu lại ngồi nghe? Cậu Klemmer chăm chỉ nói dối, rằng người ta luôn có thể học được cái gì đó ở bất kỳ chỗ nào và ngay cả khi chỉ rất ít. Sự học có thể bắt nguồn từ bất kỳ thứ gì, tay lừa phỉnh - không có gì hay ho hơn để làm - nói. Cậu còn viện dẫn thêm rằng ngay cả từ những thứ nhỏ xíu của em cậu thì chính cậu cũng tìm ra được điều gì đó chừng nào còn ham muốn hiểu biết. Chỉ trừ khi người ta buộc phải bỏ qua những điều nhỏ nhoi để đi xa hơn. Một học sinh không được thiếu kiên nhẫn trong những điều nhỏ nhặt nếu không chúng sẽ cản trở sự tiến bộ của cậu.

Bên cạnh đó chàng trai trẻ luôn hứng thú lắng nghe nàng biểu diễn, ngay cả khi chỉ với những bài ê a căn bản hay giọng H trưởng. Erika nói, xin đừng quá chiều chuộng cô giáo dương cầm già nua này, cậu Klemmer, và cậu Klemmer trả lời rằng không một ai có thể nói nàng già nua và cả sự chiều chuộng cũng không đúng nốt, vì chúng hoàn toàn nghiêm túc và đến từ sâu thẳm. Đôi khi cậu chàng xinh đẹp ấy xin được chiếu cố giao thêm bài tập vì cậu quá tích cực. Cậu nhìn cô giáo đầy hi vọng và mong chờ cái nháy mắt ra hiệu. Cậu rình chờ mộ cái chỉ tay. Cô giáo cậu, người đang ngồi cao trên lưng ngựa, dè bỉu chàng trai trẻ về Schonberg rằng: ngay chính những bản nhạc ấy cậu còn chưa chơi tốt. Câu học sinh thích thú được thả mình vào tay những giáo viên như vậy biết bao, ngay cả khi nàng nhìn câu bằng nửa con mắt khi tay nắm chắc dây cương như vậy.

Vẻ như cậu chàng bảnh trai ấy đang phải lòng con, bà mẹ đay nghiến với tâm trang buồn bã trong một lần đón Erika ở trường nhạc để hai quý bà đi dạo một vòng tay trong tay gắn bó phức tạp vào nhau qua trung tâm thành phố. Thời tiết cũng ủng hộ cuộc đi dạo của hai mẹ con. Ngoài mặt tiền bầy nhiều thứ để ngắm, những thúe mà Erika không nên thấy trong bất kỳ trường hợp nào, vì lý do này bà mẹ cuối cùng đã đến đón nàng. Những đôi giầy, túi xách, mũ, đồ trang sức trang nhã. Bà mẹ đưa nàng đi vòng hướng khác và phản ánh những chuyện sai lạc hẳn, rằng hôm nay chúng ta đi vòng môt chút, thời tiết đẹp quá. Trong công viên mọi thứ đã nở hết, trước hết là hồng và uất kim cương, những thứ không bán váy áo. Bà mẹ nói với Erika về vẻ đẹp tự nhiên, những thứ chẳng cần đến những đồ tô điểm nhân tạo. Chúng đẹp tự thân, Erika, con cũng vậy. Cần gì đến tất cả những thứ lòe loẹt kia?

Vùng ngoại vi đã vẫy tay với tiếng gọi ấm áp từ tự nhiên, mùi cỏ mới khô trong chuồng. Bà mẹ thở hắt ra, bà lôi nàng con gái khỏi những cửa hàng thời trang vào khu bãi đỗ phố Người Josef. Bà mẹ vui mừng vì ngay cả lần đi dạo này cũng không đắt đỏ hơn đôi đế giầy. Việc đế giầy đã đi xuống đât vẫn hơn việc một trong hai quý bà nhà Kohut đi đánh sạch bóng giầy dép trong cửa hàng.

Khu vực này, nơi có tương đối ít dân, tương đối cổ. Hầu hết là đàn bà lớn tuổi. May mắn thay bà già này, bà mẹ nhà Kohut, có được thêm cái đuôi trẻ trung này, đứa con mà bà hoàn toàn có thể tự hào và sẽ chăm sóc bà cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Chỉ duy nhất cái chết mới có thể chia rẽ họ, và cái chết như một điểm dừng cho chiếc valy của Erika. Thỉnh thoảng trong khu vực xảy ra một loạt những vụ giết người, và một vài bà già chết trong ổ lèn đầy giấy vụn. Những cuốn sổ tiết kiệm nằm đâu thì chỉ có Chúa mới biết, nhưng những tên giết người hèn nhát cũng biết luôn, chúng đã tìm phía dưới nệm. Đồ trang sức, tí tẹo teo, cũng biến mất. Và đứa con trai duy nhất, người bán dao dĩa ăn, chẳng kiếm chác được gì. Khu ngoại vi thủ đô Vienna là nơi thường xuyên xảy ra những vụ giết người. Chưa bao giờ quá khó để biết xem một trong những quý bà này sống ở đâu. Chỉ riêng mỗi tòa nhà cũng có ít nhất một bà cụ luôn bị lôi ra làm trò vui cho những người khác và can đảm mở cửa cho người kiểm tra đồng hồ ga, nhận nhầm là người của sở. Họ đã được cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục mở rộng tấm lòng và cánh cửa ra vào vì cô đơn. Bà Kohut nói như vậy với cô Kohut, để cho nàng sợ hãi mà khỏi để mẹ ở nhà một mình.

Còn lại là những viên chức quèn và nhân viên kiệm lời. Một ít trẻ con. Những cây hạt dẻ nở hoa và cả những cây trong Prater. Trong rừng Vienna, nho đã xanh mướt. Tiếc rằng nhà Kohut phải từ bỏ ước mơ một lần đến đó ngắm vì họ không có ô tô.

Nhưng họ thường xuyên đi tàu điện đến một bến cuối đã được lựa chọn kỹ càng, nơi họ sẽ cùng tất cả những người khác xuống bến và vui vẻ đi bộ. Mẹ và con gái với balô trên lưng, nhìn chẳng khác gì "Những bà mợ tuyệt vời của Charley Frankenstein". Tức là chỉ nàng con gái đeo một chiếc ba lô nhét một vài đồ dùng của bà mẹ và để bảo vệ chúng khỏi những kẻ tò mò. Giày leo núi chuyên dụng với đế cứng. Đồ phòng mưa không thể quên, như cuốn Người dẫn đường đã cảnh báo. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hai quý bà bước từng bước dài hăm hở. Họ không hát bài hát nào vì họ là những người có chút hiểu biết về âm nhạc và không muốn phá hoại âm nhạc bằng giọng hát của mình. Hệt như cái thời Eichendorff vậy, bà mẹ líu lo, nó đến từ cái tinh thần, những hình dung về thiên nhiên. Không phải chính bản thân thiên nhiên. Và lúc này hai quý bà đang sở hữu cái tinh thần ấy, vì họ có khả năng vui mừng mỗi khi thiên nhiên trong tầm mắt. Nếu một dòng suối chảy qua, đâu sẽ là nơi uống nước mát. Hi vọng rằng không có con nai nào tè vào đó. Nếu có một thân cây hoặc một bụi cây lớn, người ta có thể vào đó tè bậy, người còn lại đứng ngoài canh chừng để không một ai lại gần rồi láo xược nhìn ngó.

Bằng hoạt động này, hai quý bà Kohut tiếp thêm năng lượng cho một tuần mới, trong đó bà mẹ có vài việc để làm và nàng con gái sẽ bị lũ học trò hút máu. Con hôm nay không phải cáu điên lên đấy chứ, bà mẹ hỏi nàng nghệ sĩ dương cầm tàn phế Erika hết tối này đến tối khác. Không, ổn rồi mẹ, nàng con gái trả lời, với hy vọng ngắt được cái thở dài của bà mẹ. Bà mẹ than thở về tính thiếu tham vọng của đứa con. Đứa con nghe cái giọng rè này đã hơn ba mươi năm nay. Đứa con gái đang che dấu một hi vọng, biết rằng tất cả những gì còn có thể đạt được là tước nhà giáo mà nó vẫn đang sử dụng và sẽ được trao tặng bởi ngài thủ tướng Áo. Trong một buổi lễ đơn giản dành cho nhiều năm cống hiến. Một lúc nào đó, cũng không còn quá xa nữa, sẽ đến lúc về hưu. Người dân Vienna hết sức rộng lượng với việc về hưu, nhưng trong một ngành nghệ thuật thì về hưu là một cách chính thức giáng xuống như một ánh chớp. Ai nó gặp, sẽ nhận nó. Những người Vienna kết liễu một cách tàn bạo người truyền giảng nghệ thuật từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai quý bà nói rằng, họ đón mừng ngày về hưu của Erika biết bao. Họ có không biết bao nhiêu kế hoạch cho thời điểm ấy. Cho đến tận lúc ấy một căn hộ riêng từ lâu đã được chuẩn bị đầy đủ và thanh toán. Người ta còn có thêm cả một mảnh đất ở vùng quê, nơi có thể xây dựng chút ít. Có lẽ là một cái nhà nhỏ chỉ dành cho hai quý bà Kohut. Người nào tính, người ấy được. Ai lo xa, có khi cần kíp. Bà mẹ đến lúc đó có thể đã trăm tuôi nhưng chắc chắn còn khỏe mạnh.

Lá cây rừng Vienna đang cháy rực bên sườn dốc dưới ánh mặt trời.

Đây đó những đóa hoa xuân ngó ra, chúng sẽ bị mẹ và nàng con gái hái và mang đi. Thể theo nguyện vọng của chúng. Xấc láo sẽ bị trừng phạt, bởi vậy bà Kohut đứng thẳng lên. Đơn giản chúng thật hợp với chiếc lọ tròn màu sáng xanh từ Gmunden, phải không Erika, những bông hoa nhỏ này.

Cô gái dậy thì sống trong một nhà kín trong suốt mùa cấm săn. Nàng được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng và mọi cố gắng thử nghiệm đều bị lột trần. Thời điểm cấm săn không áp dụng cho công việc mà chỉ cho giải trí. Mẹ và bà, đội quân phụ nữ đứng canh với vũ khí trong tay bảo vệ nàng khỏi những gã thợ săn đang rình rập bên ngoài và trong trường hợp khẩn thiết có thể vừa vặn cảnh cáo lũ thợ săn. Hai người đàn bà lớn tuổi hơn với phần giới tính khô héo được đậy che tung mình chặn trước gã đàn ông để hắn không thể lọt đến với con hươu nhỏ. Con thú non không thể bị tình yêu hay thú vui phiền quấy. Đôi môi âm hộ cặn đóng cứng của hai bà già đớp lấy cùng một tiếng tặc khô khốc như cái kẹp của một con bọ nai đang hấp hối, nhưng chẳng bắt được gì. Bời vậy họ giữ tảng thịt trẻ trung là nàng con gái và cháu gái rồi từ từ xé nó thành từng mảnh, trong khi tấm áo giáp canh chừng cho dòng máu trẻ trung để không một kẻ lạ mặt nào có thể đến và hủy hoại nó. Họ có gián điệp quanh vùng, với thỏa thuận những kẻ này theo dõi mọi việc liên quan đến đứa bé gái xảy ra bên ngoài căn nhà và chúng vui vẻ kể cho những người đàn bà chịu trách nhiệm giáo dục đứa trẻ trong buổi uống cà phê. Họ báo cáo tất cả, đổi lại có bánh ngọt nhà làm. Sau đó những người liên lạc kể về những gì họ thấy bên đập ngăn nước cũ, đứa trẻ quý hóa với một cậu sinh viên từ Graz. Đứa trẻ lúc này sẽ không được thả ra khỏi vỏ bọc gia đình chừng nào nó chưa khá lên và thề từ bỏ thằng nhãi kia.

Căn nhà nông thôn nhìn xuống một thung lũng là nơi những nữ gián điệp trú ngụ. Và họ có thói quen rình rập bằng ống nhòm. Họ không hề nghĩ đến việc nhìn lại chính cửa nhà mình và hoàn toàn quên lãng việc nhà cho đến khi những người thuê từ thủ đô về, vì lúc này đang là mùa hè. Một dòng suối chảy qua bãi cỏ. Một bụi lạc phỉ lớn đột ngột ngăn tầm nhìn của người quan sát khỏi dòng chảy con suối, vượt khỏi tầm mắt, con suối chảy chéo qua khóm cây sang bãi cỏ nhà nông kế bên. Bên trái tòa nhà, một bãi sơn thảo cao dựng đứng và kết thúc là một cánh rừng mà một phần thuộc sở hữu người láng giềng, phần còn lại thuộc về nhà nước. Vòng quanh những rừng lá kim rậm rạp thu hẹp tầm mắt đi nhiều nhưng người hàng xóm làm gì, người ta vẫn thấy rõ ràng, và người hàng xóm đó cũng thấy tất cả những gì chính người kia làm. Trên những con đường lũ bò đang lê bước đến bãi cỏ. Đằng sau, phía trái là một mỏ than bỏ hoang, bên phải là một khoảng rừng trống và một khoảnh dâu tây. Thẳng lên phía trên là mây, chim - bao gồm cả diều hâu và ó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro