Cổ học tinh hoa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. BA CON RẬN KIỆN NHAU

Ba con rận hút máu một con lơ.n, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi: "Ba anh kiện nhau về việc gì thế?"

Ba con rận đáp: "Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất màu mỡ".

Con rận kia nói: "Tôi tươ?ng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lơ.n, ngọn lư?a của bó rơm thui lơ.n mà thôi".

Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhaụ Con lơ.n thành ra mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt, cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ mãị

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Đồ tể: Người làm thịt các giống vật để bán.

Quần tụ: Quây quần ăn ơ? bao bọc lấy nhaụ

LỜI BÀN:

Nhân dân một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lơ.i trước mắt, không nghĩ gì đến cái việc lâu dài cho cả toàn thể, thì trí khôn thật không bằng mấy con rận nói trong truyện nàỵ

Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương kết, lơ.i chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho mình lại hại cho cả đàn, cả lũ nữạ Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ thì sâu cũng chẳng còn; trùng hại vật, vật chết thì trùng cũng hết kiếp.

2. BÁN MỘC BÁN GIÁO

Có người nước Sơ? làm nghề bán mộc, vừa bán giáọ

Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng: "Mộc nầy thật chắc, không gì đâm thủng."

Ai hỏi mua giáo, thì anh ta khoe rằng: "Giáo nầy thật sắc, gì đâm cũng thủng."

Có người nghe nói, hỏi rằng: "Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác, thì thế nàỏ"

Anh ta không đáp ra làm sao đươ.c.

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Sơ?: Một nước lớn thời Xuân Thu ơ? vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Mộc: Đồ binh khí bằng gỗ, hình bầu dục để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉạ Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn.

Giáo: Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm.

LỜI BÀN:

Ôi! một cái chắc, đâm không thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao đươ.c! Thế mà người nước Sơ? dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lơ.i mà thành ra nối dốị Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao đươ.c nữạ Có khác gì kẻ đem tươ.ng gỗ ra chơ. bán, khoe rằng: "Ai mua tươ.ng về nhà, thì đươ.c giàu sang." Đến lúc có người bẻ: "Thế sao bác không để ơ? nhà cho đươ.c giàu sang, lại mang ra chơ. bán làm gì?" thì tắc khẩu mà đành vác tươ.ng về.

3. BÁO THÙ

Nước Ngô nước Việt đánh nhau.

Vua Ngô là Hạp Lư thua trận, phải quân Việt đâm chết. Con Hạp Lư là Phù Sai nối ngôi làm vua, thề thế nào cũng phục thù đươ.c cho cha mới nghe. Phù Sai bèn cho người đứng ơ? sân, mỗi khi mình ra vào, người ấy phải nói to lên rằng: "Phù Sai kia! Nước Việt nó giết cha mầy mà mầy quên thù ư"?

Phù Sai thưa rằng: "Dạ không dám quên".

Ba năm sau, quả nhiên Phù Sai đánh đươ.c nước Việt, báo thù cho cha.

Lúc nước Việt thua, vua Việt là Câu Tiễn sai sứ sang cầu hòạ Tuy rằng đươ.c hòa; nhưng đêm ngày âu sầu, lo nghĩ nát gan, tan ruột. Chất củi làm giường nằm, treo cái mật trước chỗ ngồị Khi nằm thì trông cái mật; khi ăn thì nếm cái mật. Chính thân thì cày cuốc, vơ. thì dệt vải, làm ăn lao khổ như thường dân. Ai là bư.c hiền tài, thì trọng dụng; ai là kẻ khốn khó thì cứu giúp. Hơn hai mươi năm trời, lúc nào cũng như vậỵ Sau Câu Tiễn xem chừng lòng dân đã chiếm đươ.c, bây giờ mới đem quân sang đánh Ngô, quả nhiên Ngô lại thua mà Việt đươ.c.

(Chu Thư)

GIẢI NGHĨA:

Phục thù: Báo lại đươ.c cái ác, cái nhục mà người cừu địch dã xư? với mình hay với người can hệ của mình. Quả nhiên: Thật y như thế.

Hiền tài: Người có đức, có tài giỏi giang hơn quần chúng.

LỜI BÀN:

Một bên thì vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đội trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ đươ.c mới nghe thư.c là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục. Nếu Phù Sai, Câu Tiễn gặp cái cảnh đau đớn như thế, mà cứ mặt dày mày dạn điềm nhiên như không, thì chẳng là đất đá, không biết nhục là cái gì ư! Có biết nhục, vậy sau mới rư?a đươ.c nhục. Khi đã rư?a đươ.c nhục, lại cần phải tu tỉnh luôn luôn và quí nhất là cảm hóa và nâng đỡ kẻ thù đã chịu lui bước hay đầu hàng để cho họ đỡ đau khổ, có địa vị, thì mới yên lâụ Nếu rư?a nhục xong mà kiêu căng đại nọa, quên cả phòng bị thì lại chuốc lấy nhục mà oan oan tương báo, chỉ những tàn hại nhau hoài mà thôi!

» Số lần xem: 100634

4. BẮT CHƯỚC NHĂN MẶT

Nước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thờị Nàng có chứng đau bụng, mà khi nào đau ôm bụng nhăn mặt, thì lại càng đẹp lắm.

Có người đàn bà ơ? cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tươ?ng là ma quỷ; nhà giàu thì đóng cư?a chặt không dám ra, nhà nghèo thì bồng bế vơ. con mà chạy trốn.

(Trang Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Tây Thi hoặc còn gọi là Tây Tư?: Người con gái nước Việt ơ? thôn Trữ La, làm nghề dệt vải, cha thì bán củị Nàng nổi tiếng đẹp, sau vua nước Việt là Câu Tiễn vì thua nước Ngô đem nàng hiến cho vua Ngô là Phù Saị

Trang Tư?: Sách của Trang Chu soạn đến đời Đường gọi là Nam Hoa Chân kinh. Trang Tư?, học đạo Lão tư?, sau người ta vẫn xưng Lão tư? với Trang tư? là tổ của Đạo giạ

LỜI BÀN:

Chỉ biết nhăn mặt là đẹp. Không biết nét mặt phải thế nào thì nhăn mới đẹp. Thư.c là đáng tiếc! Kẻ quên phận mình, chỉ muốn bắt chước người thì có khác gì người xấu muốn bắt chước nàng Tây Thi nói trong truyện này không? Ôi! bắt chước là một cái hay, nhưng nếu không chịu suy nghĩ cứ nhắm mắt bắt chước liều như con lừa thổi sáo, con nhái muốn to bằng con bò, thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ, chẳng những không đươ.c lơ.i gì mà lại thiệt đến bản thân.

» Số lần xem: 100651

5. BÀ HUYỆN CAN ĐẢM

Đời nhà Đường giặc Lý Hy Liệt đã đánh đươ.c Châu Biện, kéo đến đánh huyện Hạng Thành. Quan huyện Hạng Thành là Lý Khản muốn chạy trốn. Bà huyện họ Dương nói: "Giặc đến cướp thành thì phải hết sức giữ thành, giữ mà không đươ.c thì phải liều chết với thành, nay ông lại chư.c trốn, là nghĩa làm saỏ Bây giờ cứ mộ quân cho nhiều, khao thươ?ng cho to, thiếp tươ?ng còn có thể giữ đươ.c thành".

Nói rồi, chính bà huyện hội họp cả nha lệ, sĩ dân lại hiểu dụ rằng: "Quan huyện là chủ các ngươi thật, song chẳng qua chỉ ơ? đây độ năm, ba năm, rồi cũng thiên đi nơi khác, không liên can lắm bằng các người sinh trươ?ng ơ? đất nầy, gây dư.ng cơ nghiệp ơ? đất nầy, mồ mả ông cha cũng ơ? đất nầỵ Vậy sống, chết, các ngươi cũng phải hết sức mà giữ lấy thành thì mới đươ.c".

Ai nấy nghe đều cảm động, rơm rớm nước mắt và đoạn xin liều chết để cố giữ thành. Bà huyện hạ lệnh rằng: "Ai lấy gạch đá đánh đươ.c giặc, thươ?ng tiền một nghìn, ai lấy gươm giáo giết đươ.c gia*.c, thươ?ng tiền một muôn."

Tất cả đươ.c hơn một trăm người kéo nhau ra giữ thành, chống lại với giặc. Bà huyện thân đi trông nom lương thư.c cho quân lính. Khi giao chiến, quan huyện phải một mũi tên, lùi về, ý không muốn đánh nữạ Bà huyện giận nói: "Ông không ơ? đây, thì ai chịu liều chết? Cho ông giữ thành mà có chết nữa lại chẳng hơn chết ơ? xó giường ư"?

Ông huyện nghe cảm kích, hăng hái hơn trước, lại chạy lên thành, liều đánh một trận nữa, quân giặc túng thế phải kéo đị Huyện Hạng Thành nhờ thế đươ.c an toàn.

(Đường Thư Liệt Nữ truyện)

GIẢI NGHĨA:

Đường: Một nhà thống trị nước Tàu 618-901 sau Th. Ch.. Lý Hy Liệt: Người Liêu Tây đời vua Đức Tôn nhà Đường sau làm quan Tiết Độ Sứ.

Khao thươ?ng: Cho ăn uống rồi ban đồ vật gì để khen ngơ.i quan quân.

Thiếp: Tiếng vơ. tư. xưng mình khi nói với chồng.

Nha lệ: Nha: những lại làm việc công giúp quan; lệ: lính các đội để sai đi việc quan.

Sĩ dân: Những dân cho học tập chữ nghĩạ

Hiểu dụ: Nói rõ cho ai nấy đều hiểụ

Thiên: Đổi đi nơi khác.

Sinh trươ?ng: Đẻ ra, lớn lên.

Cơ nghiệp: Cơ là nền, nghiệp là nghề nghiệp, nói gồm của cải ruộng đất mình có, mình lấy nghề của mình mà gây nên.

Hạ lệnh: Ra một phép, một luật, một đạo công văn cáo giới gì mà bắt phải tuân theọ

Lương thư.c: Thóc gạo, đồ ăn nuôi quân lính.

Giao chiến: Hai bên đánh nhaụ

Cảm kích: Ngẫm nghĩ phát ra tư tươ?ng hay và hăng hái thêm lên.

LỜI BÀN:

Làm quan không che chơ? cho dân lúc giặc đến, lại sơ. chết, muốn trốn tránh, thì chẳng là nhút nhát không hiểu cái nghĩa tận tâm với chức vụ là gì ư! Một ông huyện như thế đáng khinh bao nhiêu, thì một bà huyện như vơ. ông huyện ấy lại đáng trọng bấy nhiêụ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Chỉ nhờ cái lòng can đảm của bà mà dân phải quả quyết, chồng phải cảm kích, mà huyện đươ.c an toàn. Quý nhất câu bà nói: "Giữ thành mà chết còn hơn chết ơ? xó giường" thì cái chí khí có kém gì những bậc tu mi, vừa anh hùng vừa khí phách.

6. BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔI

Việc đời có lắm cái hình như ngươ.c, mà thật thì xuôi, có lắm cái hình như xuôi, mà thật lại là ngươ.c. Ai biết rõ việc thật ngươ.c, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đờị Phàm cái gì đã đến cùng cư.c thì tất nhiên phải quay trơ? lại: dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá thì tất lại dài dần rạ Đó là cái lẽ tư. nhiên như thế.

Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò. Người ấy về nói: "Nước Trần không nên đánh". Trang Vương hỏi: "Tại làm saỏ" Người ấy thưa rằng: "Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích nhiềụ"

Triều thần có người Ninh Quốc nói: "Như thế thì nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều, thì chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vuạ Thành cao, hào sâu thì phục dịch nhiềụ Phục dịch nhiều thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tất lấy đươ.c Trần."

(Lã Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Dài quá thì...: Câu này có ý nói đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, thường hay đắp bồi cho nhaụ Thí dụ như ngày hạ chí là ngày dài nhất trong một năm, thì những ngày sau hạ chí tất cứ mỗi ngày một ngắn dần lại; ngày đông chí là ngày ngắn nhất thì những ngày sau ngày đông chí lại dài dần mãi rạ

Kinh: Cũng là tên nước Sơ?.

Trần: Một nước nhỏ thời Xuân Thu ơ? vào địa phận Hà Nam và An Huy bây giờ.

Triều thần: Quan tại triềụ

Súc tích: Chứa chất để dành.

Phục dịch: Làm các công việc vua quan như làm đường sá, đắp thành lũy,...

LỜI BÀN:

Bài nầy có hai đoạn. Đoạn trên nói cái lẽ ngươ.c, xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. Ơ? đời có lắm cái tươ?ng là xuôi mà thư.c là ngươ.c, có lắm cái cho là ngươ.c mà thư.c là xuôị Ngươ.c, xuôi điên đảo rất là khó phân! Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn đắp đổi cho nhau là mới đoán trúng đươ.c. Như người sứ đây, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ơ? nhà, lấy cái lý mà đoán mà biết rõ đươ.c tình hình ơ? bên trong thư.c là người cao đoán vậỵ

7. BIẾT RÕ CHỮ "NGHĨA"

Hoa Hâm chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy ngườị Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm ái ngại, thuận chọ Một mình Hoa Hâm nói: "Không nên. Đang bước nguy hiểm; sinh, tư?, họa, phúc có nhau, ta đi bấy nhiêu người cũng như một người vậỵ Bây giờ, vô cớ nhận một người lạ, lỡ khi xảy ra việc gì, thì có bỏ đươ.c người ta không?"

Chúng bất nhẫn, cố nói với Hoa Hâm cho người kia cùng đị Hoa Hâm bằng lòng.

Người kia đi đươ.c một quãng đường, chẳng may sa chân ngã xuống giếng. Cả bọn muốn bỏ mặc, để đi cho rảnh thân. Một mình Hoa Hâm nói: "Không nên. Người ta cùng đi với mình là người bọn mình. Người ta gặp sư. chẳng may như vậy, mà mình bỏ người ta sao cho đành."

Nói rồi, bảo bấy nhiêu người cùng ơ? lại vớt người kia lên. Sau cứu mãi không đươ.c, Hoa Hâm lại bảo phải ơ? lại mai táng chu tất rồi mới đị

GIẢI NGHĨA:

Hoa Hâm: Người cuối đời nhà Đông Hán, học giỏi, làm quan đến chức Thươ.ng thư lệnh.

Nhập bọn: Vào với một bọn nhiều ngườị

Chúng: Nhiều, đây chỉ bọn người cùng đi với Hoa Hâm.

Nguy hiểm: Cheo leo, có thể hại đến sức khỏe hay tính mệnh đươ.c.

Vô cớ: Không có cơ gì.

Bất nhẫn: Không nỡ, không đành để như thế.

Mai táng: Chôn rồi đắp đất thành mồ.

LỜI BÀN:

Vô cớ cho một người lạ nhập bọn, nghĩa cũng không nên, một là e xẩy ra sư. gì thì hại đến thân mình, hai là sơ. không đươ.c thủy chung với người tạ - Đã nhận người ta đi với mình một bọn, giữa đường người ta gặp sư. chẳng may mà bỏ mặc người ta, nghĩa lại càng không nên lắm, vì như thế là bạc ác bất nhân, chỉ biết nhau trong lúc vô sư., đến khi nguy hiểm rồi lại bỏ nhaụ Biết đươ.c cái đạo không nên nhận và cái đạo đã nhận như Hoa Hâm đây mới thư.c là người hiểu rõ chữ "Nghĩa" tức là hiểu việc nên làm thế nào mới là phải vậỵ

8. CÁCH CƯ XỬ Ở ĐỜI

Thày Nhan Uyên hỏi Đức Khổng Tư?: "Hồi này muốn nghèo mà cũng đươ.c như giàu, hèn mà cũng đươ.c như saang, không phải khoẻ mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sơ. gì, muốn như vậy, có nên không?"

Đức Khổng Tư? nói: "Người hỏi thế phải lắm. Nghèo mà, muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà muốn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khoẻ, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính, không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sơ., thế là biết chọn lời rồi mới nói".

(Khổng Tư? Tập Ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Nhan Uyên: Tên là Hồi, người nước Lỗ thời Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tư?.

Hồi: Theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thày học, thường hay xưng tên.

Lễ độ: Phép tắc, mư.c thước.

Thận trọng: Cẩn thận, trọng hậụ

Cung kính: Quý trọng hiện ra mặt gọi là cung, quý trọng tư. trong bụng gọi là kính.

LỜI BÀN:

Không cần công danh phú quý thế là biết giữ thiên tước hơn nhân tước, không để ai khinh nhờn đươ.c, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muốn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến aị Ơ? đời mà giữ trọn vẹn đươ.c mấy điều như thế, tươ?ng thật là một cách vui thú rất cao thươ.ng vậỵ

9. CÁCH DÙNG PHÁP LUẬT

Quí Cao làm quan sĩ sư nước Vệ có làm án chặt chân một ngườị

Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cư?a thành, gặp người giữ cư?a thành, lại chính là người mình chặt chân ngày trước.

Người ấy bảo: "Kìa có chỗ tường gỗ".

Quí Cao nói: "Người quân tư? không trèo tường".

Lại bảo: "Kìa có lỗ hổng".

"Người quân tư? không chui lỗ hổng".

Lại bảo: "Ơ? đây có cái nhà".

Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn. Bơ?i vậy mà quân đuổi theo không thể bắt đươ.c.

Lúc Quí Cao sắp đi, bảo người giữ thành rằng: "Nay ta gặp nạn, chính là cái dịp để ngươi báo thù mà ngươi ba lần chỉ lối cho ta trốn, thương ta như thế là nghĩa làm sao"?

Người giữ thành nói: "Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏị Lúc ông luận tội, xoay xơ? pháp luật, ý muốn nới tay, tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hành hình nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế, há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa bư.c quân tư? tư. nhiên như vậỵ.. Thế cho nên tôi muốn cứu ông".

Đức Khổng Tư? nghe chuyện nầy, nói rằng: "Cũng là một cách dùng pháp luật, mà có lòng quân tư?, thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao thật là người làm quan biết dùng pháp luật vậy".

(Gia Ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Sĩ sư: Tên một chức quan đời nhà Chu, coi xét việc hình ngục.

Vệ: Tên một nước thời Xuân Thu ơ? vào vùng tỉnh Trư.c Lệ và Hà Nam bây giờ.

Luận tội: Cân tội nặng nhẹ để khép vào án.

Hành hình: Trị tội thật sư..

Tâm địa: Tấm lòng.

Pháp luật: Pháp, những cách nhất định đặt ra, ai nấy

phải theo; luật: phép thường dùng để định phận, cho khỏi tranh nhau và phòng người làm xằng.

Nhân từ: Lòng thương người, lòng muốn làm lành.

Tàn bạo: Hung ác quá lắm.

LỜI BÀN:

Người ta gia hình đến chặt chân mình, mình thấy người ta gặp cơn nguy cấp, chẳng những không báo thù, lại còn tìm cách cứu người ta, thế chẳng là biết dĩ đức báo oán, đáng gọi là nhân nhân du! Mình đang lúc nguy cấp, chết đến nơi mà còn không chịu trèo tường, chui lỗ, thế cũng chẳng là biết tư. trọng phẩm giá đáng gọi là quân tư? ru! Người canh cư?a thành sơ? dĩ phục Quí Cao là vì Quí Cao biết dùng pháp luật. Đã đành rằng pháp luật đặt ra là để trừng trị kẻ có tội, nhưng nếu cho như bất đắc dĩ mới phải khép vào án, lúc hành hình lại có chút bụng nhân từ ơ? trong, thì kẻ chịu tội mới thư.c tâm phục đươ.c. Người cầm pháp luật, tuy giữ lẽ công bình khép vào lý, nhưng ơ? trong còn có chút tình, thương kẻ mắc tội, thì mới là biết dùng pháp luật vậỵ Nói rộng ra, trị kẻ tội ác mà kẻ tội ác ấy sau hóa ra người lương thiện. Quí Cao đây thật là một vị hình quan khôn ngoan trong hậu, biết đem hình pháp giúp cho sư. giáo dục vậỵ

10. CÁCH PHỤC LÒNG NGƯỜI

Mình làm người sang trọng giàu có, thì chớ nên kiêu xạ

Mình là bậc thông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạọ

Mình có sức lư.c khỏe mạnh, thì chớ nên đè nén ngườị

Mình ăn nói linh lo8.i, thì chớ nên dối trá ngườị

Mình còn kém thì phải học, chưa biết thì phải hỏị

Đối với làng nước thì phải giữ cái trật tư. trên dướị

Đối với người nhiều tuổi thì phải giữ cái nghĩa con em.

Đối với người bằng vai thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn.

Đối với lũ trẻ thơ thì phải dạy bảo khoan dong.

Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với mình. Tâm địa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc đươ.c cả muôn loàị

(Hàn thi ngoại truyện)

GIẢI NGHĨA:

Kiêu xa: Lên mặt khinh ngườị Xa: Hoang phí vô độ; khinh người rẻ củạ

Thông minh tài trí: Sáng suốt, giỏi khôn.

Khinh ngạo: Rẻ rúng coi thường.

Linh lơ.i: Khôn ngoan lanh lẹ.

Trật tư.: Thứ bậc trên dướị

Khoan dong: Bao bọc tha thứ.

Thênh thang: Rộng rãi phẳng phiu, không có gì làm vướng làm bơ.n cả.

Hàn thi ngoại truyện: Bộ sách chép những việc, những câu nói đời xưa, dưới mỗi bài có chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm. Hàn Anh người đời nhà Hán làm bác sĩ đời vua Văn Đế lấy những ý trong thơ của người ta mà làm Nội Ngoại truyện, gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉ còn Ngoại truyện mà thôị

LỜI BÀN:

Muốn cho người ta tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà khiến đươ.c, tất phải biết cách cư xư? với người cho phải đạo thì mới đươ.c. Bài này chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấỵ Đoạn trên cốt ngăn ngừa mấy cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắc phảị Đoạn dưới nói các cách ăn ơ? với mọi bậc người trong xã hộị Nói tóm lại khiêm nhã kính ái là một phương pháp rất hay để ơ? đờị

11. CÁI ĐƯỢC CÁI MẤT CỦA NGƯỜI LÀM QUAN

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tư?. Bật Tư? Tiện là học trò đức Khổng Tư?, hai người cùng làm quan một thờị

Đức Khổng Tư? qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng: "Từ khi ngươi ra làm quan đươ.c những điều gì, mất những điều gì?"

Khổng Miệt thưa: "Từ khi tôi ra làm quan chưa đươ.c điều gì, mà đã mất ba điều: việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không thân thiết; công việc nhiều không thể đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà ăn ơ? với bầu bạn không đươ.c trọn vẹn".

Đức Khổng Tư? nghe nói không bằng lòng.

Sau ngài đến chơi Bật Tư? Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.

Bật Tư? Tiện thưa: "Từ khi tôi ra làm quan, chưa mất điều gì, mà đã đươ.c ba điều: Những điều trước học nay đem ra thư.c hành vì thế mà học càng rõ; bổng lộc dù bạc, cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận, song cũng bớt đươ.c ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân".

Đức Khổng Tư? nghe nói khen rằng: "Tư? Tiện thư.c là người quân tư?".

(Gia Ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Chu cấp: Chu - giúp, cấp - cho, giúp đỡ cho người ta những cái mà người cần đến.

Thân thiết: Gần gũi năng đi lạị

Thư.c hành: Đem ra làm thật sư..

Bạc: Mỏng, đổi lại với hậu, đây là ít ỏị

LỜI BÀN:

Hai đoạn nầy bày ra hai cái cảnh phản đối lại hẳn với nhaụ Cũng là làm quan, mà một đàng "mất" một đàng "đuơ.c" khác nhau chẳng qua là chỉ do tư. mình cả, chớ không phải nghề làm quan bó buộc mình phải như thế. Đức Khổng Tư? khen người "đươ.c" là quân tư?, thì tất bỉ người "mất" là tiểu nhân. Ôi! làm quan tuy là bận việc, tuy là ít lương, tuy là hẹp thời giờ, mà vẫn học hành cho rộng thêm trí thức mà vẫn chu cấp đươ.c cả cho bà con, mà vẫn ân cần cả với chúng bạn, thì cũng đáng phục là ông quan quân tư? thật.

12. CẢM TÌNH

Có một người nước Yên lúc sinh, thì sinh ơ? nước Yên; lúc lớn lên, thì sang ơ? nước Sơ?; lúc già lại trơ? về cố quốc. Khi đi ngang qua nước Tấn (gần nước Yên), bạn cùng đi đường, chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: "Đây là thành nước Yên". Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. - Chỉ vào nền xã, nói: "Đây là nền xã làng anh". Anh ta ngậm ngùi than thơ?. - Chỉ vào cái nhà, nói: "Đâu là nhà của ông cha anh". Anh ta rũ rươ.i rơm rớm nước mắt. - Chỉ vào cái gò, nói: "Đây là mồ mả ông cha anh". Anh ta òa lên khóc.

Bọn cùng đi, ai nấy phì cười, nói: "Chúng tôi nói đùa đấỵ Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên". Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.

Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cư? mồ mả của ông cha, thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn đươ.c như trước nữạ

(Liệt Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Yên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trư.c Lệ và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).

Sơ?: Một nước lớn thời Xuân Thu ơ? vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ơ? vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trư.c Lệ bây giờ.

Cố quốc: Nước nhà khi mình ơ? nước ngoài thì gọi là bản quốc và cố quốc.

Thành: Nơi đắp cao, quân đóng ơ? trong để giữ cho một tỉnh hay một xứ đươ.c bình yên.

Xã: Nền đất đắp lên để tế hậu thổ.

LỜI BÀN:

Thường khi người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy dẫy hiện ra ngoàị Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng lầm, thì sau nầy không còn đươ.c như trước. Một người đã đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau, gặp đươ.c bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảm tình cũng không còn đươ.c đằm thắm như xưạ Chẳng khác nào như người nước Yên nầy, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sư. thư.c, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồị Cho nên đối với tính tình, người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tính tình dùng mới chính đáng và thuần túy đươ.c. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lý hội tính tình cả.

13. CAN VUA BỎ RƯỢU

Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rươ.u, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước, Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rươ.u say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tư. tận."

Ngay lúc ấy Án Tư? vào yết kiến vuạ Vua bảo: "Huyền Chương can ta bỏ rươ.u, không thì y tư. tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc."

Án Tư? nói: "May lắm! may mà Huyền Chương gặp đươ.c nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống đươ.c đến bây giờ nữa!"

Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tư. hôm đó chừa rươ.ụ

(Án Tư? Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Hạ thần: Hạ: dưới, thần: bầy tôị Tiếng bầy tôi xưng với vuạ

Tư. tận: Tư. mình làm cho mình chết.

Yết kiến: Vào hầụ

Kiệt, Trụ: Hai vua tàn bạo, độc ác say mê tư?u sắc, bỏ cả chính sư. đến nỗi mất nước.

Tỉnh ngộ: Đang say mê việc gì mà biết hối lạị

Án Tư? Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của Án Tư?. Án Tư? tức Án Anh, tên tư. là Bình Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.

LỜI BÀN:

Tính thích uống rươ.u, nghe người ta can mà chừa đươ.c như Cảnh Công, là ông vua hiền; thấy vua say sưa, xao lãng chính sư. liều thân mà can vua như Huyền Chương là bầy tôi trung. Đến như Án Tư? vừa là trung trư.c, lại vừa có tài phùng gián. Cũng là can ngăn mà không nói thẳng, cùng bức bách quá làm cho người có tật hổ thẹn không muốn nghe, nhưng gơ.i cái lòng tư. phụ của người, uyển chuyển đươ.c bụng người khiến cho phải tỉnh ngộ mà chừa đi ngay thì mới là giỏị

14. CHẾT MÀ CÒN RĂN ĐƯỢC VUA

Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tư? Hà là người dơ? mà vua lại dùng.

Sư? Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghẹ Lúc ông có bệnh,sắp mất, dặn con rằng: "Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay tiến đươ.c Cừ Bá Ngọc, thoái đươ.c Di Tư? Hà thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt, không đươ.c làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cư?a sổ, thế là xong việc cho tạ"

Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người con đem lời di chúc của cha tâu lạị Vua thất sắc nói rằng: "Ấy là cái tội của quả nhân!"

Rồi sai người đem xác ông Sư? Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.

Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Di Tư? Hà.

Đức Khổng Tư? nghe truyện ấy, nói: "Đời cổ những gián quan đến lúc chết là hết cả mọi việc, chưa có ai đươ.c như Sư? Ngư chết rồi mà còn dùng xác để can vua làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là trung trư.c lắm ư!"

(Gia ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Tiến: Cư? lên làm một chức gì.

Thoái: Trừ bỏ đị

Ngạc nhiên: Ngơ ngác kinh hãi không rõ đầu đuôi thế nàọ

Di chúc: Lời lúc chết dặn lạị

Thất sắc: Mặt tư. dưng tái đị

Khâm liệm: Khâm: đồ bổ khuyết xếp trên, dưới bốn bên thây người trong áo quần cho chặt; liệm: vải hay lụa để bó thây người chết.

Mai táng: Chôn, đắp thành mồ.

Gián quan: Chức quan chủ việc cản ngăn vua mà đàn hặc các quan khi có lầm lỗị

Trung trư.c: Trung: hết lòng; trư.c: ngay thẳng.

LỜI BÀN:

Đời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mới có người chế hạn đươ.c quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều haỵ Nếu can khuyên vua không đươ.c thì chẳng là không làm hết cái chức trách rất trọng của gián quan ư? Nhưng một đàng vua cứ nhất định không nghe, một đàng mình cố sức can mãi đến lúc chết chưa thôi, còn lấy xác can nữa, thì thư.c là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy! Xem chuyện Sư? Ngư lại nhớ đến chuyện bác sĩ Bergonié suối đời hết lòng với khoa học, lúc chết, cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y học. Như thế mới thư.c là những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho thiên hạ soi chung.

15. CHỮ TÍN

Ị CÁI ĐỈNH

Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quí. Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.

Vua Tề bảo: "Phải có Nhạc Chính Tư? đem đỉnh sang nói, thì ta mới tin".

Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tư? đến, bảo đị

Nhạc Chính Tư? hỏi: "Sao không đưa cái đỉnh thật"?

Vua Lỗ nói: "Ta quí cái đỉnh ấy lắm".

Nhạc Chính Tư? thưa: "Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào, thì tôi quí cái đức "Tín" của tôi như thế".

Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật, Nhạc Chính Tư? mới chịu đị

IỊ THANH GƯƠM

Quí Trát là con vua nước Ngô đi du lịch các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Vua Từ thấy Quí Trát có thanh gươm báu, muốn xin, mà chưa dám nóị Quí Trát trong bụng cũng định cho, mà chưa dâng đươ.c, vì cuộc du lịch chưa xong. Khi ơ? nước Tần về, thì vua Từ đã mất rồị Quí Trát không biết làm thế nào, đành phải đem thanh gươm đến treo chỗ gốc cây bên mộ vua Từ, rồi mới về.

(Sư? ký)

GIẢI NGHĨA:

Lỗ: Một nước chư hầu nhơ? thời Xuân Thu Chiến quốc, ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Nhạc Chính Tư?: Người nước Lỗ thời Xuân Thu, học trò giỏi thầy Tăng Tư?.

Quí Trát: Con út vua Ngô, một bư.c danh nhân thời Xuân Thụ

Du lịch: Đi chơi trải qua nhiều nơi để xem nhân dân phong tục.

Ngô: Tên nước thời Xuân Thu, bây giờ ơ? vào địa phận phía nam sông Hoài, sông Tư? cho đến tỉnh Thiết Giang.

Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ơ? vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trư.c Lệ bây giờ.

LỜI BÀN:

Nhạc Chính Tư? không chịu đem đỉnh giả, Quí Trát không chịu về không cho gươm, đều là những người biết trọng chữ "Tín" cả. Giả không nói là thật đã quí, mới hứa trong bụng mà cố làm cho đươ.c, lại quí hơn nữạ Ôi! xưa nay chữ tín có giá biết ngần nào! Chữ tín liệt rõ trong ngũ thường người ơ? đời giao thiệp cốt lấy chữ tín làm chủ. Cho nên cổ nhân có những câu như: "Nhân vô tín bất lập" (Khổng Tư?) nghĩa là người không có tín thì không đứng đươ.c ơ? đờị

"Tín vì quốc chi bảo" (Tấn Văn Công) nghĩa là tín là cái báu của cả nước.

16. CON CÒ VÀ CON TRAI

Nước Triệu toan đánh nước Yên, Tô Tần, vì nước Yên, sang nói với vua nước Triệu là Huệ Vương rằng: "Vừa rồi tôi đi qua bên bờ sông Dịch Thủy, tôi trông thấy con trai đang há miệng phơi mình trên bãi, có con cò đâu đến, mổ ngay vào thịt traị Trai liềm ngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ cò. Cò nói: "Hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thế nào trai cũng phải chết." Trai nói: "Hôm nay không rút đươ.c mỏ, ngày mai không rút đươ.c mỏ, thế nào cò cũng phải chết". Hai bên găng nhau, chẳng ai chịu aị Bỗng đâu có người đánh cá đi qua, trông thấy chộp đươ.c cả trai lẫn cò... Nay mà nước Triệu đem quân sang đánh nước Yên, nước Yên tất phải chống lạị Hai bên đánh nhau lâu, hại người tốn của, chắc là suy yếu cả. Tôi e nước Tần thừa cơ ấy, đem quân chụp cả hai nước như người đánh cá chụp cả trai lẫn cò, thì lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Dám xin nhà vua thư? nghĩ kỹ lại xem".

Huệ Vương cho là nói phải, bèn đình việc đánh Yên.

(Chiến Quốc Sách)

GIẢI NGHĨA:

Triệu: Một nước thời Chiến Quốc ơ? vào tỉnh Trư.c Lệ và Sơn Tây bây giờ.

Yên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trư.c Lệ và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).

Dịch Thủy: Tên một con sông qua Trư.c Lệ.

Tần: Nước mạnh đời Chiến Quốc ơ? vào địa phận Thiểm Tây bây giờ.

Thừa cơ: Nhân dịp tốt.

Hối: Ân hận, ăn năn, khi mình đã nghĩ hay làm một việc gì không phảị

Đình: Thôi không làm việc gì nữạ

Chiến Quốc Sách: Bộ sách còn gọi là Trường đoản thư của Lưu Hướng đời Hán làm ghi chép những việc về đời Chiến Quốc.

LỜI BÀN:

Trai, cò vì găng nhau mà hai con cùng bị hại trong tay người đánh cá. Cái bài "Bạng duật tương tri, ngư ông đắc lơ.i" nầy cũng như nhiều bài trong các sách tây: Còn cò và hai người tranh nhau", "Con khỉ chia phó mát cho hai con mèọ.." đều có ý khuyên người ta không nên tranh giành chọi lẫn nhaụ Hai nước tranh nhau, thì hao người, tốn của tai hại đã đành. Hai người tranh nhau thì tất sinh ra kiện cáọ Mà "vô phúc đáo tụng đình", thua đươ.c chưa biết thế nào, hãy biết có bao nhiêu thầy kiện, thầy cò những phường tham nhũng ơ? giữa thời cơ dòm dỏ để cầu lơ.i, rất thiệt hại cho cả hai bên. Vậy ta chẳng nên găng nhau, chống nhau làm gì. Nhỏ thì tốn tiền. Lớn thì hại nhà, lớn nữa thì hại nước. Ta phải lấy câu "Dĩ hòà vi quý" mà cư xư? nhún nhường nhau là hơn.

17. CON CÚ MÈO VÀ CON CHIM GÁY

Con cú mèo gặp con chim gáỵ

Chim gáy hỏi: "Bác sắp đi đâu đấỷ"

Cú mèo nói: "Tôi sắp sang ơ? bên phương đông".

"Tại làm sao lại đi thế"?

"Ơ? đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác".

Chim gáy nói: "Bác có thế nào đổi tiếng kêu đi mới đươ.c. Chớ không đổi tiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn".

GIẢI NGHĨA:

Cú mèo: Loài chim dữ mắt như mắt mèo, đêm đi bắt các chim nhỏ và chuột để ăn.

Chim gáy: Chính chữ là cưu, loài chim gáy, đầu nhỏ đuôi ngắn mà cánh dàị

Nhân tình: Cái tình yêu ghét chung của loài ngườị

LỜI BÀN:

Cú kêu ra ma, cú ơ? phương tây, kêu người ta ghét, lấy gạch, ngói, mảnh sành ném. Cú tươ?ng sang ơ? phương đông, thì người ta ưa đươ.c, nhưng nếu tiếng kêu vẫn cứ như cũ, thì người phương đông tất cũng ghét chẳng khác gì người phương tâỵ Nếu cứ muốn người yêu, thì một là phải đổi tiếng kêu, hai là thôi hẳn không kêu nữa, chớ không phải đổi chỗ ơ? mà đươ.c. Bài nầy cốt ý nói người ác, thì đi đến đâu ai cũng cũng ghét, không đâu người ta dung. Muốn người ta yêu, thì phải cải ác, vi thiện, làm cho người ta đáng yêu mới đươ.c.

18. CỦA BÁU

Nước Tống có người đươ.c hòn ngọc, đem biếu quan Tư thành là Tư? Hãn. Tư? Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa rằng: "Ngọc nầy, tôi đã đem cho thơ. ngọc xem, quả là một thứ ngọc rất báu, mới dám đem dâng quan lớn, xin quan lớn nhận cho tôi đươ.c vui lòng."

Tư? Hãn nói: "Ngươi cho ngọc là của báu, ta cho tính không tham là của báụ Người đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên cùng mất cả của báụ Âu là người cứ đem về. Ai giữ lấy của báu của người ấy, như thế của báu của hai người đều còn cả thì chẳng là hơn ư!"

Người biếu ngọc, cúi đầu thưa: "Chúng tôi là thường dân mà lại có ngọc nầy, chỉn sơ. trộm cướp mà có khi hại đến thân..."

Tư? Hãn thấy thế, lưu người ấy lại, gọi thơ. ngọc đến giũa ngọc, bán đươ.c tiền rồi, bèn đưa cho người ấy đem về để làm giàụ

(Tả Truyện)

GIẢI NGHĨA:

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ơ? vào huyện Thươ.ng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

Tư thành: Quan coi thành.

Thơ. ngọc: Thơ. mài giũa và làm đồ bằng ngọc.

Của báu: Những vật quí giá và người có lòng yêu chuộng. Tiếng báu là bơ?i chữ bảo rạ

Chỉn sơ.: Sơ. rồi có lẽ xảy ra, như thế, tiếng chỉn có khi dịch ơ? chữ đãi rạ

LỜI BÀN:

Đã là người, ai ai cũng có hiếu thươ.ng, cái hiếu thươ.ng ấy tức là của báu của mình. Nhưng hiếu thươ.ng, không ai giống aị Người kiến thức thô bỉ, thì hiếu thươ.ng thô bỉ; người kiến thức cao minh thì hiếu thươ.ng cao minh. Kẻ dâng ngọc chỉ biết ngọc là báu, nhưng người không nhận ngọc, lại cho thanh liêm mới là báụ Làm quan mà ai cũng có tính nhất quyết không nhận lễ vật của dân như Tư? Hãn, lại có trí hiểu rõ đươ.c nguyện vọng của dân như Tư? Hãn, có bụng che chơ? gây dư.ng cho dân như Tư? Hãn nói trong truyện nầy, thì dân nào chẳng kính, chẳng trọng, chẳng yêu quan như cha mẹ, sơ. quan như thần minh!

19. ĐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM

Có người nước Sơ? đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ơ? chỗ nầy đâỵ"

Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ơ? đấy, có theo thuyền mà đi đâủ Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!

(Lã Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Sơ?: Một nước lớn thời Xuân Thu ơ? vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Thanh gươm: Tục xưa người ta đi đâu hay đeo theo gươm để thủ thân mà lại giữ lễ nữạ

Lã Thị Xuân Thu: Sách của Lã Bất Vi làm. Lã Bất Vi người đời nhà Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển "Lã Thị Xuân Thu" xong, Bất Vi treo ơ? cư?a Hàm Dương, nói rằng: "Ai bớt đươ.c, hay thêm đươ.c một chữ, thì thươ?ng cho ngàn vàng."

LỜI BÀN:

Thanh gươm rơi xuống sông, thì ơ? ngay chỗ rơị Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đơ.i đến khi thuyền đỗ vào bến mới lặn xuống tìm? Người tìm gươm này có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngư.a lại, tươ?ng ngư.a không di dịch đươ.c là các âm vận tư. nhiên điều hoà đươ.c đúng! Than ôi! người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giờ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chờ "thời" là gì.

20. ĐÁNH ĐÀN

Vua nước Tề thích nghe sáọ Có kẻ muốn cầu chút công danh, đem đàn đến đứng trước cư?a nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, nhà vua không hỏi tớị Anh giận lắm, gắt và nói rằng: "Ta đánh đàn đến cả quỉ thần cũng phải say mê, thế mà nhà vua không biết cho ta!"

Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng: "Vua thích nghe sáo mà bác đánh đàn, cho dù đàn bác hay đến đâu, nhưng vua không thích thì làm thế nào đươ.c? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu danh ơ? nước Tề nầy vậy!"

GIẢI NGHĨA:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Công danh: Công là khó nhọc mà đươ.c việc; danh: là tiếng tăm; công danh là đem sư. khó nhọc ra để đươ.c danh giá.

Mỉa: Có ý bới móc đến chỗ sai lầm, không hay của người tạ

LỜI BÀN:

Đem đàn ra đánh cho người thích nghe sáo, mà cầu cho người ta ưa mình thì chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố cái tài, thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không. Bằng không mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không đươ.c, mà lại để thiên hạ người ta chê cười nữạ

21. DIỀU GỖ

Mặc Tư? làm cái diều gỗ, ba năm mới xong. Lúc thả cho bay, đươ.c một hôm thì diều hỏng.

Học trò khen rằng: "Thầy làm diều gỗ mà bay đươ.c thật là khéo"!

Mặc Tư? nói: "Ta làm cái diều ba năm mới xong, diều bay mới đươ.c một ngày đã hỏng, cho là khéo thế nào đươ.c! Sao bằng người làm cái xe gỗ chỉ tốn một ít công, không hết một buổi, mà chơ? đươ.c nặng, đi đươ.c xa, dùng đươ.c lâu năm. Có thế mới gọi là khéo".

Huệ Tư? nghe câu chuyện, bảo: "Mặc Tư? nói thế thật là người khéo".

(Mặc Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Diều gỗ: Cái diều làm bằng gỗ.

LỜI BÀN:

Diều gỗ mà bay đươ.c, ai không chịu là khéo? Nhưng công làm mất ba năm, dụng chỉ đươ.c một ngày, thì cái dụng tươ?ng không bổ với cái công. Cho nên Mặc Tư?, vốn là người tiết kiệm, chỉ vụ sư. làm ăn thiết thư.c, không cần sư. văn hoa vô dụng, ý cho một gì sơ? dĩ gọi là khéo, không phải chỉ là việc làm tinh xảo hơn người, nhưng cốt phải lơ.i dụng đươ.c việc cho người trước. Huệ Tư? khen Mặc Tư? là cũng theo cái lý thuyết ấỵ Tuy vậy, xét ra ơ? đời cái khéo và cái dùng không cần gì cứ phải đi đôi với nhaụ Thường cái khéo, cái đẹp không cần là hữu dụng hay vô dụng: miếng gỗ trạm cái tranh vẽ, giọng hát bài đàn chỉ có khéo, không có thiết dụng mà thư.c là có ích cho người lắm.

22. DONG NGƯỜI ĐƯỢC BÁO

Vua Trang Vương nước Sơ? cho các quan uống rươ.ụ Trời đã tối, đang lúc rươ.u say, đèn nến bỗng gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng: "Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật đươ.c giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ, thì chính là kẻ ghẹo thiếp..."

Vua gạt đi nói: "Thôi! không làm gì! cho người ta uống rươ.u, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!"

Rồi lập tức ra lệnh rằng: "Ai uống rươ.u với quả nhân hôm nay mà không say đến bứt đứt giải mũ là chưa đươ.c vui".

Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, đươ.c vui vầy ổn thỏạ

Hai năm sau nước Sơ? đánh nhau với nước Tấn. Đánh luôn năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan võ, liều sống, liều chết xông ra trước và đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùị Vì thế mà quân Sơ? đươ.c. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy lại hỏi: "Quả nhân đãi nhà người cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậỷ"

Viên quan thưa rằng: "Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâụ Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thư.c là may cho thần lắm... Thần là Tươ?ng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy".

(Đào Ngột (Sơ? Sư?))

GIẢI NGHĨA:

Dong người đươ.c báo: Rộng lươ.ng tha lỗi cho người, đươ.c người tìm cách báo đền.

Thừa cơ: Nhân dịp tốt.

Cung nữ: Con gái đẹp hầu vua ơ? trong cung.

Quả nhân: Tiếng vua tư. xưng với thần hạ và lấy ý khiêm tốn là người ít đức.

Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ơ? vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trư.c Lệ bây giờ.

Hiến: Dưng, biếụ

LỜI BÀN:

Ông vua không làm tội người công thần ghẹo cung nữ thư.c là có độ lươ.ng, bao dong đươ.c lỗi của ngườị Người ghẹo cung nữ không quên cái ơn đã chịu, tìm cách để báo đáp, thư.c là có nghĩa, tỏ đươ.c cái bụng trung thành với người gia ơn. Có vua ấy tất có tôi ấy, vua tôi như thế thì nước đời nào mất đươ.c.

23. GHÉT CON KHÔNG GIỐNG MÌNH

Doãn Văn Tư? sinh đươ.c một đứa con, không thấy giống mình, lấy làm giận lắm, thường đánh đập luôn. Một hôm đang cầm gậy đánh, thấy Tư? Tư đến chơi, bèn nói rằng: "Nó không giống tôi, không phải là con tôị Tôi lại ngờ mẹ nó có ngoại tình mà đẻ ra nó, nên tôi muốn bỏ..."

Tư? Ngư hỏi: "Cứ như ông nói, thì vơ. vua Nghiêu vua Thuấn cũng chẳng đáng ngờ ư? Hai ông là bậc thánh đế mà sao đẻ ra kẻ thất phụ Như thế thì con cứ gì là phải giống chả Cái đạo thường thì phần nhiều cha mẹ làm sao đẻ con ra đươ.c như vậỵ Nhưng cha hiền mà đẻ ra con ngu thì cũng là cái thế thường tư. nhiên như thế, chứ nào có phải tội tư. người vơ. đâủ..."

Doãn Văn Tư? nghe hiểu, nói rằng: "Thôi, xin ông đừng nói nữa".

Rồi về sau Văn Tư? không bỏ vơ..

(Khổng Tùng Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Ngoại tình: Đàn bà có chồng mà ăn ơ? hai lòng, còn chia tình với người ngoài nữạ

Thánh đế: Vua giỏi tài đức, tuyệt vờị

Thất phu: Ngu đần, người hèn.

Hiền: Khôn ngoan tài giỏi hơn ngườị

Ngu: Đần độn, u mệ

Khổng Tùng Tư?: Tên bộ sách, ba quyển, 21 thiên của nhà Bác sĩ là Khổng Phụ làm rạ

Khổng Phụ: Tên Tư? Ngư, hay Tư? Giáp, cháu đời thứ tám đức Khổng Tư?.

LỜI BÀN:

Có cha ấy tất phải có con ấy, thường thì vẫn thế. Nhưng không phải cái lý nhất định bao giờ cũng như thế. Có khi cha mẹ rất hay mà đẻ ra con rất dơ?. Hổ phụ khuyển tư? cũng nhiều, chớ ghét đứa con vì nó không giống mình, cầm gậy đánh nó, rồi lại rắp tâm đuổi mẹ nó đi, thì cũng chẳng là tư. ái quá mà hóa ra si ư? Cha mẹ sinh con, trời sinh tính, cố nhiên là thế. Nhưng đẻ con phải dạy, dạy con là việc rất cần. Nếu đẻ con chẳng dạy, để vậy mà nuôi, rồi cứ trách con dơ?, giận con hư, đó là lỗi nặng của người làm cha mẹ vậỵ

24. GIÁP ẤT TRANH LUẬN

Giáp hỏi Ất: "Đúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong boong, thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay là đồng kêủ"

Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ơ? như đồng."

Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ơ? như đồng mà ra không?"

Ất nói: "Đồng tiền đặc, cái chuông rỗng vậy tiếng kêu ơ? như các đồ vật rỗng mà rạ"

Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông, đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ơ? đồ vật rỗng mà ra không?"

(Âu Dương Tu)

GIẢI NGHĨA:

Tranh luận: Cãi nhau cho ra lẽ.

Tiền trinh: Tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Tàu đem sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh, nên gọi là tiền trinh.

Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ Tiến sĩ làm quan hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.

LỜI BÀN:

Cứ xem Giáp, Ất tranh luận thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là tư. chuông hay tư. dùi rạ Chuông là đồng vốn kêu; nhưng không có dùi đánh vào, không kêụ Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới đươ.c. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh rạ Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tư. cả chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay: Lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra không tài nào gỡ nổị Nên biết đươ.c thế nào, thì hay thế, chớ cứ chấp nhất câu nệ cho mình là phải không biết cái phần phải của người, thì có tính thiên và lươ.ng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý, thì không tài nào xác thư.c đươ.c.

25. GIỮ LẤY NGHỀ MÌNH

Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghề làm gàu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gàu, thì trời mưa luôn mãi không ai dùng đến gàụ Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính, mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí thì đã già quách rồị

Úc Ly Tư? thấy anh ta, thương tình nói rằng: "Than ôi! Bác chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tư. người, là tư. trời, điều ấy cố nhiên. Nhưng nghề ngheiÁ.p thành hay bại, dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ơ? trong. Ngày xưa nước Việt đều hại vì lụt cả. Có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả. Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy lúa mùa, anh ta không nghe, cứ cấy lúa chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà năm luôn ba năm vụ chiêm nào cũng đươ.c, thành ra anh ta kéo lại hòa cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nồng nư.c nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phảị"

(Lưu Cơ)

GIẢI NGHĨA:

Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam bây giờ.

Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngàỵ

Nhung phục: Y phục nhà binh.

Úc Ly Tư?: Tên một bộ sách của Lưu Cơ - thác danh làm Úc Ly Tư? mà nói trong bài nàỵ

Cố nhiên: Nhất định hẳn như thế, không khác đươ.c.

Thành: Làm nên, làm xong.

Bại: Hỏng nát.

Đại hạn sắm thuyền...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn ơ? đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngươ.c hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nồng nư.c quá tất có lúc giá rét, nên người khôn, lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước đề phòng khi ngập lụt, lúc nồng nư.c nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.

LỜI BÀN:

Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy đươ.c phát đạt, thịnh vươ.ng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời hoa dơ?. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tư. ơ? đâu đâu chớ không tư. mình gây lấy đươ.c, cho nên có lắm người làm nghề không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sư. tại nhân, thành sư. tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên hay không nên là do tại trờị Song người có gan dù có lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít. Chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mãi không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.

26. HÀ BÁ LẤY VỢ

Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vơ. cho Hà Bá. Sư. mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổị

Lúc ông Tây Môn Báo, đến làm quan ơ? đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trươ?ng, ông đồng bà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: "Người con gái này không đươ.c đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà bá xin hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn". Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao lâu thế này!" Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lờị Dám phiền các cụ bô lão đi giúp chọ Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão dễ đi cũng không đươ.c việc, phải nhờ đến bậc hào trươ?ng mới xong".

Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại van lạy xin thôị Tây Môn Báo nói: "Để thong thả ta xem đã..." Mọi người run như cầy sấỵ Một chốc ông mới bảo: "Thôi tha chọ Thế là Hà bá không lấy vơ. nữa rồi".

Thành thư? từ đây dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến truyện Hà bá lấy vơ. nữạ

(Sư? Ký)

GIẢI NGHĨA:

Nghiệp: Tên một huyện đời nhà Hán tức là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam bây giờ.

Tục: Thói quen lưu truyền lâu ngày đã thành nếp.

Hà bá: Thần ơ? dưới nước.

Mê tín: Tin một cách mê muội không biết lẽ phải là thế nào nữạ

Tây Môn Báo: Người nước Ngụy thời Chiến Quốc làm quan rất giỏi, trừ đươ.c hại, hưng đươ.c lơ.i cho dân.

Thân hành: Chính mình đi làm lấy một việc gì.

Bô lão: Các cụ già.

Hào trươ?ng: Kẻ có quyền thế, làm bư.c trên trong dân làng.

LỜI BÀN:

Sư. mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hạị Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổị Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới đươ.c. Ông Tây Môn Báo sơ? dĩ mà phá nổi cái tục cưới vơ. cho Hà bá là vì ông biết trừ tư. cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lơ.ị Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậỵ

27. HAI PHẢI

Sông Vĩ nước lên tọ Một nhà giàu không may có người chết đuốị Có kẻ vớt đươ.c xác.

Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đòi nhiều tiền. Người nhà giàu đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. Đặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn bán cái xác cho ai đươ.c mà sơ.?"

Kẻ vớt đươ.c xác, thấy nhà kia không hỏi nữa lấy làm lo, cũng đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. Đặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn mua cái xác ấy của ai đươ.c mà sơ.?"

(Lã Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Vĩ: Tên sông, chảy ơ? địa phận Hà Nam.

Đặng Tích: Quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu là một nhà luật pháp giỏị

LỜI BÀN:

Cứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lý, thì một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt đươ.c xác thêm ít nhiều tiền, mà lấy ngay cái xác về; còn một bên, nên dụ kẻ vớt đươ.c xác chớ coi sư. chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người tạ Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không đươ.c tiền, lại còn phải tội nữạ Nhưng khốn thay! lý sư. là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều đươ.c. Cho nên Đặng Tích mới có chốn xúi bày đươ.c cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lơ.i cho mình. Thế tức là cái chủ nghĩa: "Hai phải" ngụy biện rất hại cho dân - gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lý tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lý tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt thì mới yên dân, lơ.i nươ.c đươ.c. Người trị dân tươ?ng phải thấu cái tình, để xét cái lý, mới là người trị dân sáng suốt vậỵ

28. HỒ MƯỢN OAI HỔ

Vua Tuyên Vương làm vua cả nước Sơ?. Chiêu Hề Tuất chỉ là một người bầy tôi vua Tuyên Vương. Thế mà người phương bắc ai nghe thấy nói Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sơ.. Vua lấy làm lạ, một hôm, hỏi quần thần là vì cớ làm saọ Không ai trả lời nổị Chỉ có Giang Nhất thưa đươ.c rằng: "Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt đươ.c con hồ, hồ bảo: "Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Ngươi mà ăn thịt ta, là người trái mệnh trời, hại đến thân ngay lập tức. Không tin, thư? để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà không sơ. hãi, tìm đường trốn cho mau không!" Hổ cho hồ là nói thật, bèn theo hồ đị Quả nhiên bách thú trông thấy đều sơ. mà chạy cả. Hổ vẫn không biết rằng bách thú đều sơ. mình mà chạy, cứ tươ?ng là sơ. hồ. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương bắc sơ. Chiêu Hề Tuất, nhưng kỳ thư.c là sơ. vua cũng như bách thú sơ. hổ vậy".

(Chiến Quốc Sách)

GIẢI NGHĨA:

Hồ: Loài vật rừng bụng thon, tai dài, mõm nhọn, đuôi xù hay bắt gà vị ăn có tiếng là con vật tai quái, giảo hoạt. Xưa nay nhiều người dịch hồ là cáọ

Sơ?: Một nước lớn thời Xuân Thu ơ? vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Người phương bắc: Chỉ những người ơ? phía bắc nước Sơ? lúc bấy giờ.

Quần thần: Các quan.

Bách thú: Bách: một trăm, chỉ tất cả các vật.

Mệnh trời: Đây là mệnh trời sai xuống làm một việc gì.

Quyền thế: Quyền hành, thanh thế, cài đáp người tạ

LỜI BÀN:

Bài nầy cũng như bài ngụ ngôn "Lừa đội lốt sư tư?" cốt ý nói những kẻ thần hạ mươ.n quyền thế người trên để hống hách dọa nạt người tạ Nhưng nếu người ta không biết, thì người ta còn sơ., chứ khi "hổ mà thèm cỏ, lừa mà thò tai" thì chẳng những người ta đem lòng khinh bỉ, mà người ta còn làm cho đê nhục để cho bõ ghét.

29. KHÉO CAN ĐƯỢC VUA

Vua Cảnh Công nước Tề có con ngư.a quý, giao cho một người chăn nuôị Con ngư.a tư. nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngư.a, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngư.ạ Án Tư? đang ngồi chầu, thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước?"

Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói: "Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tộị"

Án Tư? nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết, thì vẫn tươ?ng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục."

Vua nói: "Phải".

Án Tư? bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngư.a mà để ngư.a chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngư.a rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngư.a mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngư.a mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưả Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...

Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! kẻo để ta mang tiếng bất nhân."

(Án Tư? Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.

Vua Nghiêu vua Thuấn xưa...: Câu nầy hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lờị Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thâỵ

Thôi hãy buông ra: Cứ theo như sách Án Tư? Xuân thu thì là "Tòng quả nhân thủy" (khơ?i tư. ta ra) theo Hàn Thi Ngoại chuyện thì lại là Túng chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.

Hạ ngục: Đời xưa bao nhiêu đã hạ ngục tối là phải xư? tư? cả.

Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.

Dòm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hơ? cơ thì làm hạị

Án Tư? Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của Án Tư?. Án Tư? tức Án Anh, tên tư. là Bình Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.

LỜI BÀN:

Vua Cản Công thấy con ngư.a yêu của mình chết, mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngư.a là đang cơn tức giận, không còn biết nghĩa lý, pháp luật là gì nữạ Thế mà Án Tư? can ngăn đươ.c là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngư.a, mà kỳ thư.c lại gơ.i đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hốị Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi mà cảm hóa đươ.c quân vương.

30. KHỔ THÂN LÀM VIỆC NGHĨA

Mặc Tư? ơ? nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơị Người bạn nói chuyện với Mặc Tư? rằng: "Bây giờ thiên hạ ai còn biết đến việc "nghĩa", một mình ông tư. khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?"

Mặc Tư? nói: "Bây giờ có người ơ? đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế".

(Mặc Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Lỗ: Một nước chư hầu nhơ? thời Xuân Thu Chiến quốc, ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Thiên hạ: Đất dưới gầm trời, người Tàu xưa nay cho nước Tàu và mấy nước xung quanh là thiên hạ.

Nghĩa: Việc phải, việc hay mà người ta nên làm.

Tư khổ thân: Tư. mình làm cho mình khó nhọc vất vả.

Mặc Tư?: Tên sách của Mặc Địch soạn, chủ nghĩa là "kiêm ái" yêu người như yêu mình.

LỜI BÀN:

Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững đươ.c, thì sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạị Vì nếu ai cũng như thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh đươ.c kẻ u mê để duy trì lấy nhân tâm thế đạo nữả Cho nên những người thức thời, có chí, dù ơ? vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: Cây tòng, cây bách mùa đông sương tuyết mà vẫn xanh, như con gà trống mưa gió tối tăm mà vẫn gáỵ Những bậc ấy chẳng những thế mà thôi, lại còn đem bao nhiêu tinh lư.c tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà dìu dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuốị Như Mặc Tư? đây, cho đời là suy biến, coi sư. làm việc "nghĩa", sư. cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của mình phải làm, thư.c là người có công với loài người vậỵ

31. KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU

Văn Quân đất Lỗ Dương sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tư? nghe thấy, đến can, nói rằng: "Ví bây giờ trong đất Lỗ Dương nầy, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau, thì nhà vua nghĩ thế nào"?

Văn Quân nói: "Bao nhiêu người ơ? Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Ví tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫnnhau, thì ta tất đem trị tội thật nặng".

Mặc Tư? nói: "Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của Trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua; nay nhà vua đem quân đánh Trịnh, thì há lại tránh khỏi đươ.c vạ trời hay sao"!

Văn Quân nói: "Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trờị Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh".

Mặc Tư? nói: "Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh, mà nói rằng: "Ta đánh Trịnh là ta thuận ý trời", thì là nghĩa thế nàỏ Ví như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng: "Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó". Nói như thế, thì có nghe đươ.c không?"

(Mặc Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Lỗ Dương: Tên một ấp lớn của nước Sơ? về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.

Can: Nói để ngăn ai đừng làm việc gì.

Thiên hạ: Đất dưới gầm trời, tức là cả thế giớị Người Tàu trước thường cho thiên hạ là chỉ có nước Tàu và mấy xứ ơ? chung quanh thôị

Tiên sinh: Bư.c có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy đươ.c mình. Hay dùng chỉ thầy dạy học hay người đáng quý.

Chí: Tâm để vào việc gì.

Ra tai: Làm cho thiệt hại khổ sơ? như lụt, đại hạn, bão, dịch lệ, đói kém, loạn lạc.

Phạt: Trừng trị cho lần sau chừạ

Ngang ngạnh: Không vâng lời, bướng, chống lạị

LỜI BÀN:

Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường mình cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cớ gì, cũng vẫn không đươ.c chánh đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rư?a sạch đươ.c cái ô danh nữạ Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi, có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cái cành khô hay tươ.ng đất mà bảo người ta là thần thánh đấỵ

32. KHÔNG NHẬN CÁ

Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính hay thích ăn cá. Một hôm có người đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông lấy làm lạ, hỏi: "Anh sơ? thích ăn cá người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?"

Công Nghi Hưu nói: "Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất phải giúp việc ngườị Giúp việc người, lỡ làm trái phép thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng những không có cá biếu, mà đến cá mua lấy cũng không có nữạ Cho nên ta không nhận cá, chính là ta muốn đươ.c có cá ăn lâu dài mãi mãi đó. Ông Lão Tư? xưa có câu rằng: "Để thân mình lại sau, thế mà thân mình đứng trước; gác thân mình ra ngoài, thế mà thân mình vẫn còn. Thế chẳng phải là bơ?i mình không có lòng riêng mà đươ.c thỏa lòng riêng của mình ư"?

(Hàn Thi Ngoại Truyện)

GIẢI NGHĨA:

Công Nghi Hưu: Làm tướng cho Mục Công nước Lỗ đời Chiến Quốc. Ông là người tính điềm đạm, công minh giữ phép, không cùng dân tranh lơ.ị

Lỗ: Một nước chư hầu nhơ? thời Xuân Thu Chiến quốc, ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

LỜI BÀN:

Làm quan như Công Nghi Hưu thật là thanh liêm. Dù đến con cá (trong sách không nói rõ cá gì), là vật nhỏ mọn mà ông cũng còn cân nhắc không chịu nhận. Ông hiểu cái lẽ rằng: Người ta vị mình, mà chiều mình, chỉ đươ.c có một thời, sao cho bằng chính mình trọng lấy mình mới là kế lâu dài mãi mãị

Thiên hạ chưa lo đến mà mình đã lo trước cho thiên hạ; thiên hạ đã vui rồi, mà mình mới vui sau thiên hạ, thế là mình gác thân mình ra ngoài để thân mình lại sau, mà không có điều gì riêng tư vậỵ Khi thân mình lại đươ.c trước, lại vẫn còn, thì lòng riêng gì của mình mà không thỏạ Nếu làm quan mà chỉ chăm chăm hại người để cầu lơ.i riêng cho mình thì người còn, bụng chết, tư. cho là sướng, mà kỳ thật có gì sung sướng đâủ

33. KHÔNG QUÊN ĐƯỢC CÁI CŨ

Đức Khổng Tư? ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ơ? chỗ bờ đầm, Đức Khổng Tư? lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc.

Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc."

Đức Khổng Tư? hỏi: "Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm làm bằng cỏ thi thì việc gì phải khóc?"

Người đàn bà nói: "Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sơ? dĩ khóc là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy đươ.c nữạ"

(Khổng Tư? Tập Ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Đức: Tiếng gọi có ý tôn trọng, hoặc còn có nghĩa chỉ bật đức hạnh.

Cỏ thi: một thứ cỏ giống như cỏ le, thân tròn, ruột vuông, lá nhỏ mà dài, cạnh sắc, hoa tư.a như hoa cúc, trắng hay đỏ nhớt. Người ta hay dùng cuống cỏ để bói dịch gọi là bói cỏ thi. Ơ? nước ta,, núi Quyền Sơn (Hà Nam) cũng có cỏ thi.

Sơ? dĩ: tại sao, vì cớ gì.

Khổng Tư? Tập Ngữ: Sách chép những lời nói, những truyện về Đức Khổng Tư?. Khổng Tư? tên là Khưu, tên tư. Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cổ, đi nhiều nước chư hầu không đươ.c dụng, trơ? về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò đươ.c ba nghìn người, có 72 người giỏị Nước Tàu xưnglàm Tổ Đạo Nhọ

LỜI BÀN:

Cái gì đã là của mình, mình có bụng yêu, mà lỡ khi đánh mất, thì về sau dù có đươ.c cái khác giống như thế, hay hơn thế mình cũng không thể nào yêu cho bằng. Thường, lại chỉ vì thấy cái mới mà hồi nhớ lại cái cũ, sinh ra chạnh lòng, nên câu ta thán, có khi ngậm ngùi thương khóc nỉ non. Tại sao vậỷ Tại đối với mình, cái của mất không chỉ có giá của mà thôi, lại hình như còn có một phần tâm hồn mình hay tâm hồn người để lại cho mình ngụ ơ? trong nữạ Sư. cảm động đầu tiên bao giờ cũng là sư. cảm động hay nhất, bền nhất. Ôi! Cáo chết ba năm quay đầu về núi, con người ta, dù cho lông bông phiêu bạt đến thế nào, còn có chút tâm tình cũng không quên đươ.c gốc tích xứ sơ? mình. "Hồ mã tê bắc phong, Việt Điểu sào chi nam". Con ngư.a rơ. Hồ (phía bắc nước Tàu) thấy gió bắc còn cất tiếng kêu, con chim đất Việt (phía Nam nước Tàu) chọn cành nam mới chịu làm tổ, huống chi là người mà lại quên đươ.c nguồn gốc ư?

34. LÁ DÓ

Nước Tống có người lấy ngọc, tỉa làm một cái lá dó ba năm mới xong. Cái lá làm rất khéo; sống, cuống, cạnh sắc, lông tơ, màu mỡ giống như hệt, đem trộn với những lá dó thật, không ai phân biệt đươ.c nữạ

Người ấy đem cái lá dâng vua Tống. Vua khen là khéo, cấp lương bổng chọ

Tư? Liệt Tư? nghe thấy chuyện, nói rằng: "Giá bây giờ những cây cối trong khoảng trời đất ba năm mới một đươ.c cái lá, thời dễ không có mấy cây có lá nữa"!

(Liệt Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Lá dó: Lá cây dó dùng để làm giấy, gần giống như lá dâu, nhưng xù xì và ram ráp hơn.

Phân biệt: Chia rẽ, tách bạch.

Lương bổng: Thóc gạo hay tiền bạc cấp để trả công cho aị

LỜI BÀN:

Bài nầy cũng gần một ý như bài trên (Diều gỗ, bài thứ 57), nói sư. khôn khéo chỉ làm trò chơi đươ.c một lúc, không đáng chuộng bằng sư. thư.c dụng làm lơ.i cho mọi người lâu dàị Song tay người làm ra mà giống đươ.c như tạo hóa thì thật là khôn khéọ Mỹ thuật xưa nay thường lấy sư. bắt chước hệt đươ.c như hóa công làm mục đích. Liệt Tư? vốn là một nhà Lão học, thì lại cho cái cảnh tư. nhiên là đẹp hơn cả, chỉ một cái cảnh ấy cũng làm cho con người đươ.c đủ hươ?ng thụ vui sướng.

35. LẤY CỦA BAN NGÀY

Nước Tấn có kẻ hiếu lơ.i, một hôm ra chơ. gặp cái gì cũng lấỵ Anh ta nói rằng: "Cái này tôi ăn đươ.c, cái này tôi mặc đươ.c, cái này tôi tiêu đươ.c, cái này tôi dùng đươ.c." Lấy rồi đem đị Người ta theo đòi tiền. Anh ta nói: "Lư?a tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chơ. tôi cứ tươ?ng của tôi cả, không còn trông thấy ai nữạ Thôi, các người cứ cho tôi, sau này tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại".

Người coi chơ. thấy càn dỡ, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại người ấỵ Cả chơ. cười ồ. Anh ta mắng: "Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lơ.i hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kế ngấm ngầm lấy của của ngườị Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!"

(Long Môn Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Hiếu lơ.i: Ham tiền của quên cả phải tráị

Lư?a tham: Lòng tham muốn bốc lên làm ngốt ngườị

Mờ cả hai con mắt: Chỉ để cả vào của muốn lấy, ngoài ra không trông thấy gì nữạ

Thế gian: Cõi đời người ta ơ?.

Thiên phương bách kế: Mưu này, chước khác xoay đủ trăm nghìn cách.

Ngấm ngầm: Ý nói làm hại một cách bưng bịt không để ai biết.

Ban ngày: Lúc sáng sủa dễ trông thấỵ

Long Môn Tư?: Tức là Tư Mã Thiên làm quan Thái sư nhà Hán, là một sư? ký có danh.

LỜI BÀN:

Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to tai lớn vì ham mê phú quý mà lừa thày, phản bạn, hai ngầm đồng bào so với những quân ăn cắp đường, cắp chơ. giữa ban ngày để nuôi miệng thì tội nặng hơn đến biết bao nhiêụ Thế mà trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.

36. LỢI MÊ LÒNG NGƯỜI

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái này". Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữạ

Người đàn bà cãi: "Ông mất cái áo thâm, tôi biết đấy là đâủ Áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra".

Anh kia nói: "Chị cứ phải đền trả áo cho tôị Cái áo thâm tôi mất dày, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cái áo thâm dày cho tôi, còn phải nói lôi thôi gì nữa!"

(Tư? Hoa Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ơ? vào huyện Thươ.ng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

Thâm: Sắc đen.

Níu: Giằng dai giữ lại không cho đị

LỜI BÀN:

Mất áo trong nhà mà ra đường tìm, đã là chuyện bật cườị Mất áo đàn ông mà đòi áo đàn bà lại là chuyện bật cườị Mất áo thâm dày bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữạ Ôi cái lơ.i nó làm cho lòng người mê muội, chỉ biết có mình không biết có ai, chỉ vụ lơ.i cho mình mà quên cả phải tráị Kẻ nào đã vụ lơ.i như thế, thì cái gì mà chẳng dám làm, cái gì mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đòi áo như người nói trong truyện nàỵ

37. LỢN MẸ GIẾT LỢN CON

Họ Tư? Xa có con lơ.n nái sắc đen tuyền, đẻ một lứa ba con, hai con đen tuyền, một con loang lỗ. Lơ.n nái nuôi hai con lơ.n con giống mình rất chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sơ.. Còn con lơ.n loang lỗ khác mình thì ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôị

Tư? Hoa Tư? nói: "Gớm thay tâm thuật, hay chuyển dị Mắt đã mờ về kẻ giống mình hay khác mình, thì bụng sanh ngay ra có kẻ yêu, kẻ ghét. Đã ghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi là người khác máu với mình. Người đời lúc bìnhc ư, thì âu yếm thân thiết, thề ước cùng nhau, kiên cố tươ?ng keo sơn cũng không bằng. Khi làm đến thế lơ.i, chỉ chênh nhau bằng sơ.i tơ sơ.i tóc, thì mặt đã đổi sắc, cơn giận nổi lên và tìm cách tàn hại nhau ngay lập tức, gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tướng chẳng khác gì con lơ.n nái".

(Tư? Hoa Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Tư? Xa: Đại phu nước Tần.

Lơ.n nái: Lơ.n cái nuôi để lấy lơ.ị

Đen tuyền: Tiếng tuyền là chữ nghĩa toàn vẹn, đọc trạnh ra, đây nói suốt cả thân thể con lơ.n cùng một sắc đen.

Loang lỗ: Chỗ đen chỗ trắng, lơ.n như thế gọi là lơ.n lang.

Tâm thuật: Cách nghĩ trong tâm não làm thế nầy thế kiạ

Chuyển di: Núng động và thay đổị

Hối: Lầm lỗi mà biết ăn năn nghĩ lạị

Bình cư: Ngày thường.

Thân thiết: Gần gụi đằm thắm.

Thề ước: Thề nguyền gắn bó với nhau để làm một việc gì.

Kiên cố: Bền chặt.

Thế lơ.i: Quyền thế, tài lơ.ị

Tàn hại: Làm cho tan nát khổ sơ?

LỜI BÀN:

Cái thói thường, đồng chủng, đồng tông, hay đồng tình, đồng chí thì ưa nhau, mến nhau, còn ngoại giả, thì đem bụng ngờ vư.c, ghen ghét, coi người ta như cừu địch cả, thư.c là hẹp hòi đáng tiếng! Người quân tư? không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tươ?ng thế lơ.i trái nhau mà lúc hơ.p, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người ta tuy không cùng nòi giống, cùng tư tươ?ng, cùng chí hướng với mình, nhưng người ta là hạng quang minh chính đại, mình cũng phải nên có lòng thân yêu, có lươ.ng cao cả để đối với người ta thì mới đáng gọi là yêu đồng bào và trọng nhơn đạọ Nếu không thì tâm thuật lơ.n nái mất rồi!

38. LÒNG CƯƠNG TRỰC

Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Thanh Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sơ. hãi, răm rắp vâng lờị Duy có Án Tư? nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề.

Thôi Trữ bảo Án Tư?: "Ngươi nghe tạ Ta lấy đươ.c nước, thì ta cho một nư?ạ Nhươ.c bằng không nghe, ta giết ngay lập tức".

Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những sư. đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tư?. Chết đến nơi, mà Án Tư? vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lơ.i dứ người ta, mà bảo người ta phản bội quân thươ.ng là bất nhân; lấy binh khí hiếp người ta, mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc của nhà ngươi làm".

Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tư?.

Án Tư? đứng dậy, ung dung bước rạ

(Tả truyện)

GIẢI NGHĨA:

Cương trư.c: Cứng rắn, ngay thẳng.

Quyền thần: Người bầy tôi chiếm hết cả quyền của vua chúạ

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Sĩ: Quan nhỏ.

Phu: Quan tọ

Ăn thề: Giết một con vật lấy máu cúng uống mà thề ước với nhau làm một việc gì.

Phản bội quân thươ.ng: Tráo trơ? hai lòng đối với bề trên.

Bất nhân: Mất hết lòng thương ngườị

Bất dũng: Không có can đảm khí phách.

Tả truyện: Sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sư. tích về lịch sư? thời Xuân Thụ

LỜI BÀN:

Cường quyền thường muốn át công lý, tuy vậy công lý vẫn hay uốn đươ.c cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của Án Tư? cũng đủ làm cho phải lùị Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơn là lưỡi gươm ngọn giáọ Những người có lòng trung nghĩa, cá tính cương quyết như Án Tư?, cứng như sắt, đỏ tư.a son, dù nguy cấp thế nào cũng không đổi đại tiết chính là những người giữ đươ.c công lý để đối phó với cường quyền.

39. LÚC ĐI TRẮNG, LÚC VỀ ĐEN

Một hôm trời nắng, Dương Bố đi chơị Khi ơ? nhà ra, thì mặc áo trắng, đi đươ.c nư?a đu8ờng, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ơ? nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mươ.n cái áo thâm.

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổị Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.

Anh là Dương Chu chạy ra bảo: "Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phảị Giả sư? con chó trắng nhà ta, lúc đi thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ đươ.c không?"

(Liệt Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Áo thâm: Áo sắc đen.

Ẩn mưa: Núp một chỗ để tránh mưạ

Giả sư?: Ví bằng.

Dương Chu: Người đời chiến quốc xướng lên các học thuyết vị kỷ.

Liệt tư?: Sách của Liệt ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt-ngữ-khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là "Sung hư chân kinh", hay "Sung hư chí đức chân kinh".

LỜI BÀN:

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổị Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm ru! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ơ? đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phảị Nếu mình không tư. xét mình thay đổi hay hay dơ?, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện nầỵ

40. MẶT TRỜI XA GẦN

Đức Khổng Tư? đi chơi ra phía đông, thấy hai đứa bé cãi nhau, hỏi tại làm sao, thì một đứa nói rằng: "Tôi thì tôi cho mặt trời, lúc mới mọc, ơ? gần ta hơn, về buổi trưa, ơ? xa ta hơn."

Còn một đứa nói: "Tôi thì tôi cho mặt trời lúc mới mọc ơ? xa ta hơn, về buổi trưa, ơ? gần ta hơn."

Đứa trước cãi: "Mặt trời lúc mới mọc to như cái bánh xe, đến giữa trưa, như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta mới nhỏ, gần ta mới to là gì?"

Đứa sau cãi: "Lúc mặt trời mới mọc, thì mát mẻ, đến giữa trưa thì nóng nư.c, thế chẳng phải tại gần ta mới nóng, xa ta mới mát là gì?"

Đức Khổng Tư? nghe nói, không giải quyết đươ.c ra làm saọ

Hai đứa bé cười bảo: "Thế thì cho ông là người đa tri thế nào đươ.c!"

(Liệt Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Ra phía đông: Đi về con đường bên phương đông, là phương mặt trời mọc, nên mới gặp hai đứa bé cãi nhau về mặt trờị

Giải quyết: Gỡ ra mối, nói ra lẽ và phán đoán nhất định thế nào là phải, trái làm cho những người ngờ vư.c hay phản đối nhau cũng phải phục.

Đa tri: Biết nhiềụ

LỜI BÀN:

Buổi sáng, buổi trưa mặt trời ơ? cách trái đất cũng không phải lúc gần, lúc xa gì cả. Nếu buổi sáng, thấy mát, buổi trưa, thấy nóng hơn, chẳng qua là tại tia nóng mặt trời chiếu vào chỗ ta ơ? trên mặt đất, buổi sáng còn chếch, buổi trưa mới thẳng. Vả chăng buổi sáng còn những sương mát ban đêm chưa tan hết cho nên mát hơn buổi trưa là lúc khí nóng tích tụ mãi vào, cho nên nhiệt độ càng caọ Còn nếu buổi sáng trông mặt trời to, buổi trưa trông mặt trời nhỏ, chẳng qua là một cõi hoản hình của con mắt trông như thế mà thôị Mặt trời đâu vẫn ơ?đó, trái đất xoay chung quanh mặt trờị Lúc mặt trời mới mọc, con mắt trông chếch, đến buổi trưa con mắt trông thẳng, mà lại trông qua từng không khí, cho nên thấy to nhỏ khác nhaụ Vậy chỉ tại người trông hóa to, nhỏ, chớ không phải chính mặt trời gần, xa gì cả. Ấy đại để bây giờ thì ta giải nghĩa như thế. Nhưng ơ? vào cái đời ông Khổng khoa học chưa có mấy, thì xem hai đứa bé suy lý với nhau, đứa nào cũng phải, khó lòng mà quyết định đươ.c. Vả lại người ta thông minh, thánh tri đến đâu cũng không sao biết cho hết mọi sư. vật đươ.c.

Ví rằng đời sống người có hạn, mà sư. trí thức thì mênh mông không bờ bến nào!

41. MẠNH THƯỜNG QUÂN VÀO NƯỚC TẦN

Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa hiệp nước Tề, muốn sang nước Tần, để du thuyết. Có hàng nghìn người can ngăn mà không đươ.c. Sau Tô Tần đến can. Mạnh Thường Quân bảo rằng: "Việc người thì ta đây không còn sót gì nữa, chỉ có việc quỉ thần là ta chưa đươ.c rõ mà thôi".

Tô Tần nói: "Ấy chính tôi lại đây không phải là để nói việc người, tôi cốt định đem việc quỉ thần nói để ông nghe".

Mạnh Thường Quân nói: "Ừ, thế nói ta nghe".

Tô Tần nói: "Vừa rồi tôi lại đây, đi qua con sông, tôi thấy một pho tươ.ng đất nói chuyện với một pho tươ.ng gỗ. Tươ.ng gỗ bảo tươ.ng đất: "Ngươi là đất nặn thành hình, đến mùa mưa, nước sông lên ngập lụt thì ngươi bơ? tan ra mất". - Tươ.ng đất nói: "Ta có tan ra nữa, ta vốn là dất, thì đất lại hoàn đất mà thôị Chớ như ngươi là gỗ tạc thành hình, nước tràn ngập lên, thì chưa biết ngươi trôi giạt vào đâu mà rồi ra thế nào... Nay nước Tần là nước hiểm trơ?, vua Tần là vua bạo ngươ.c, nếu ông vào đấy thì chư?a biết có ra thoát đươ.c không".

Mạnh Thường Quân nghe nói, bèn thôi không sang nước Tần nữạ

GIẢI NGHĨA:

Mạnh Thường Quân: Con vua nước Tề thời Chiến Quốc, họ Điền tên Văn làm tướng nước Tề có tiếng là người nghĩa hiệp, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn người khách.

Nghĩa hiệp: Người thẳng tính thích điều phải, hay giúp người hèn yếu, chống lại kẻ cường quyền.

Tần: Tên nước đời Xuân Thu (tức là tỉnh Thiểm Tây bây giờ) đến đời Thủy Hoàng, nước Tần chiếm đươ.c cả sáu nước mà thống nhất thiên hạ.

Du thuyết: Nhà ngôn luận giỏi đời Chiến Quốc thường dùng lời biện bác mà làm cho người ta xiêu lòng phải nghẹ

Tô Tần: Người thời Chiến Quốc, là một nhà du thuyết giỏi, có công đi liên hơ.p đươ.c sáu nước để chống lại nước Tần.

Quỉ thần: Quỉ: Bậc thiêng liêng ơ? dưới đất tức là người chết; Thần: Bậc thiêng liêng ơ? trên trờị Mạnh Thường Quân thấy Tô Tần đến, đột ngột đem chuyện quỉ thần hỏi, có ý làm cho khó khăn Tô Tần không nói ra làm sao đươ.c nữạ Không ngờ Tô Tần ứng biến lanh, lấy ngay chuyện quỉ thần làm ví dụ mà nói đến mình.

Hiểm trơ?: Núi cao, sông sâu ngăn trơ?, đi lại hiểm nghèọ

LỜI BÀN:

Mạnh Thường Quân cậy là tài giỏi, trước đã không chịu nghe ai, mà sau lại nghe Tô Tần, là vì Tô Tần thuyết lý đến nơi không còn sót nước gì. Bài ngụ ngôn của Tô Tần thư.c là một bài học cho những kẻ có tính mạo hiểm mà không biết liệu sức mình. Mạo hiểm là một tính hay, nhưng phải có biết mình, biết người thì mới thành đươ.c việc mà không đến nỗi thất bạị

42. NGỌC Ở TRONG ĐÁ

Một người thơ. ngọc qua hàng thơ. đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên đươ.c ngọc. Ngọc ấy trắng nuốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thơ. ngọc nhờ đó mà giàu có.

Thơ. đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc". Rồi ơ? nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng đươ.c việc gì nữạ

Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sơ?, chẳng bao lâu rồi chết.

GIẢI NGHĨA:

Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêụ

LỜI BÀN:

Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôị Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm đươ.c ngọc ơ? trong đá. Người thơ. ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thơ. đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thư.c là xôi hỏng bỏng không! tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mới chịu làm.

43. NGƯỜI CON CÓ HIẾU

Thầy Tư? Lộ vào hầu Đức Khổng Tư?, nói rằng: "Đội nặng đi đường xa, thì tiện đâu nghỉ đấy không đơ.i chọn chỗ rồi mới nghỉ. Nhà nghèo, cha mẹ già, thì con nên thế nào, hay thế ấỵ Không đơ.i có quyền cao, chức trọng mới chịu làm. Ngày trước Do nầy, lúc song thân còn, cơm thường dưa muối, đường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thân. Lúc song thân mất, làm quan ơ? nước Sơ?, xe ngư.a hàng trăm, lương bổng hàng vạn ăn những miếng ngon, mặc những của tốt, mỗi khi nhớ đến song thân, lại muốn dưa muối, đội gạo để nuôi người như trước, thì không sao đươ.c nữa! Cha mẹ tuổi già như bóng qua cư?a sổ. Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi, mà cha mẹ không còn sống.

Đức Khổng Tư? nói: "Do, nhà người phụng sư. song thân như thế rất là phảị Lúc người còn, thì hết lòng phụng dưỡng, lúc người mất, thì hết lòng thương tiếc".

(Gia ngữ)

GIẢI NGHĨA:

Tư? Lộ: Người thời Xuân Thu, học trò Đức Khổng Tư?, tính hiếu thảo, hùng dũng có tài chính sư..

Song thân: Song: hai; thân: cha mẹ.

Lương bổng: Thóc gạo, tiền bạc cấp cho quan lạị

Bóng qua cư?a sổ: Bóng đây là bóng mặt trời, ý nói thời giờ chóng qua cũng nghĩa như câu: ngư.a phi qua khe cư?ạ Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống: Hai câu nầy dịch ơ? hai chữ là: Thúc dục tĩnh nhi phong bất định, tứ dụng dưỡng nhi thân bất đại, câu trên nói ví, câu dưới nói sư. thư.c cha mẹ không sống lâu cho con đươ.c phụng dưỡng như gió không im để cây đươ.c đứng yên.

LỜI BÀN:

Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thư.c là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậỵ Làm trái lại hẳn như thế, là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nư?a như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất thì "mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi", như thế cũng là bất hiếụ Cho nên, người con có hiếu vẫn còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kíp ăn ơ? cho trọn đạo, chờ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao đươ.c nữạ Vì rằng làm con mà đươ.c còn có cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ơ? đời mà cũng là có duyên có phúc nữạ

44. NGƯỜI KHÔN SỐNG LÂU

Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Đức Khổng Tư?: "Người khôn có sống lâu không"?

Đức Khổng Tư? đáp: "Có. Khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao đươ.c! Người ta có ba thứ chết, tư. mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh đang chết mà chết.

Ăn uống không có chừng mư.c, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.

Phận là người dưới, mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không chán, người như thế thì chết về hình pháp.

Mình ngu, mà kình địch người khôn, mình yếu, mà khinh bỉ người mạnh, không biết lươ.ng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đaọ

Ba thứ chết ấy, thư.c không phải là số mệnh, chỉ tư. mình giết mình mà thôi".

(Hàn Thi ngoại truyện)

GIẢI NGHĨA:

Số mệnh: Cái phận hay, dơ?, may rủi mà trời đã định cho mình.

Can phạm: Làm việc gì trái pháp luật mà động chạm đến người trên.

Yêu cầu: Cày cục nài ép cho đươ.c việc gì.

Kình địch: Không chịu ai, muốn chọi với người tạ

Lươ.ng: Đắn đo mà biết.

Binh đao: Những đồ khí giới như gươm, giáo, súng ống có thể giết chết ngườị

Hình pháp: Những luật, những phép, người ta đặt ra để bắt buộc và trừng trị những kẻ can phạm.

LỜI BÀN:

Xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già, ngu xuẩn thì sống lâu; là lấy lý rằng: người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, thì chóng suy; người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng gì, thì sống lâụ Nhưng xét một mặt khác, thì trái hẳn lại; khôn thì sống, dại thì mái, khôn ăn người, dại người ăn. Như Đức Khổng Tư? đáp vua Ai Công đây chính là ngụ cái ý đó. Ôi! sống chết tùy tại mệnh trời, nhưng thường khi người cũng có phần vào đấy; lắm người chỉ ngu xuẩn, không giữ gìn vệ sinh, không hiểu pháp luật, không biết tư. lươ.ng mình mà thành không đáng chết, cũng phải chết. Chết như thế, cũng là chết uổng nên thương, thương vì ngu dạị

45. NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆT

Hai vơ. chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng giày, vơ. khéo đan mũ, muốn đem nhau sang kiếm ăn ơ? nước Việt.

Có người đến bảo rằng: "Vơ. chồng nhà bác đi chuyến này thế nào cũng cùng khổ."

Người nước Lỗ hỏi: "Sao bác lại nói thế?"

Người kia bảo: "Giày dùng để đi, mà người nướv Việt đi chân không, không thích đi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu không, không cần đội mũ. Vơ. chồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ơ? nước người ta, người ta không dùng đến tài nghề của mình, thì làm thế nào mà không khốn cùng?"

Hai vơ. chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang ơ? nước Việt nữạ

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Lỗ: Một nước chư hầu nhơ? thời Xuân Thu Chiến quốc, ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Việt: Tên các nước thời Xuân Thu ơ? vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bây giờ.

Cùng khổ: Khốn khổ, khổ sơ?.

Khốn cùng: Quẫn bách hết cách xoay xơ?.

LỜI BÀN:

Đến chỗ đi đầu không mà bán mũ, đến chỗ đi chân không mà bán giày thì cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nư.c mà bán chăn bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không đươ.c việc cho mình mà lại còn để tiếng cười cho thiên hạ nữạ Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ơ? mà ơ? chớ đem đàn mà gảy tai trâu có ích gì!

46. NÓI THÍ DỤ

Có người bảo vua nước Lương rằng: "Huệ Tư? nói việc gì cũng hay thí dụ. Nếu nhà vua không cho thí dụ, thì Huệ Tư? chắc không nói gì đươ.c nữa".

Vua bảo: "Ừ để rồi ta xem".

Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tư?, bảo rằng: "Xin tiên sinh nói gì cứ nói thẳng đừng thí dụ nữa".

Huệ Tư? nói: "Nay có một người ơ? đây không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tình trạng cái nỏ thế nàọ Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng c'i nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu đươ.c không?"

Vua nói: "Hiểu làm gì đươ.c".

"Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, có lẫy, thì người ấy có biết đươ.c không?"

Vua nói: "Biết đươ.c".

Huệ Tư? nói: "Ôi! khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết, để khiến người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng thí dụ nữa thì tôi không sao nói đươ.c."

(Huệ Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Lương: Một nước chư hầu mạnh đời Chiến Quốc, tức là nước Ngụy ơ? vào địa phận Hà Nam và Sơn Tây bây giờ.

Thí dụ: Lấy cái nầy ví sang cái kia cho người nghe hiểụ

Tiên sinh: Bư.c có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy đươ.c mình. Hay dùng chỉ thầy dạy học hay người đáng quý.

Huệ Tư?: Tên một thiên sách của Huệ Thi người thời Chiến Quốc, bạn với Trang Tư?.

LỜI BÀN:

Cái cung, cái nỏ khác nhau nhiều, nhưng lấy cái cung nói với người đã biết cung để khiến cho biết đươ.c cái nỏ, thì may người ấy ý hội cũng đươ.c ít nhiềụ Phàm dạy bảo người ta điều gì, là cốt ý làm cho người ta hiểu đươ.c điều ấy, mà muốn cho người ta dễ hiểu, không gì bằng thí dụ, nghĩa là nhân cái người ta đã biết mà đ*a dạy vào cái người ta chưa biết. Cái phương pháp giáo dục tối tân bây giờ "qui nạp" hay "phu diễn" cũng lấy thí dụ làm cốt. Người ta đã nói: "Một quyển sách không có thí dụ chỉ là một bộ xương mà thôi". Câu Huệ Tư? nói: "Đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết", thư.c là ám hơ.p với cái lối học tối tân đời nầỵ

47. ÔM CÂY ĐỢI THỎ

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây tọ Có con thỏ đồng ơ? đâu chạy lại, đâm vào gốc cây đập đầu chết.

Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây mong lại đươ.c thỏ nữạ Nhưng đơ.i mãi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi càỵ Thiện hạ thấy vậy, ai cũng chê cườị

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân thu, sau bị nước Tề lấy mất, ơ? vào huyện Thươ.ng Khương, tỉnh Hà Nam bây giờ.

Đoạn: Nghĩa đen là đứt, việc nầy đứt đến việc khác.

Thiên hạ: Đây là nói những người ngoàị

Hàn Phi Tư?: Công tư? nước Hàn, học trò Tuân Tư? chuyên về bình danh pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ơ? nước Tần, đươ.c đại dụng, nhưng sau bị kẻ gièm pha, rồi tư. tư?. Sách của Hàn Phi Tư? có 50 thiên. Đặt tên là "Hàn Tư?". Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lẫn với Hàn Dũ.

LỜI BÀN:

Thấy mùi, quen mui làm mãị Ơ? đời những kẻ ngẫu nhiên gặp may mà ước ao đươ.c gặp may luôn như thế nữa, không biết sư. may là tình cờ mới có, thì có khác gì người nước Tống ôm cây đơ.i thỏ nầỵ Anh ôm cây đơ.i thỏ nầy lại còn là người cố chấp bất thông, không hiểu thời thế, không thấu tình cảnh, khư khư đười ươi giữ ống, cũng một phường với loại chơi đàn gắn chặt phím, khắc mạn thuyền để nhớ chỗ gươm rơị

48. ÔNG QUAN THANH BẠCH

Dương Chấn đươ.c bổ đi làm quan thái thú quận Đông Laị Lúc đi phó nhậm qua đất Xương ấp, quan huyện ơ? đấy là Vương Mật, trước đươ.c nhờ ông đề bạt cho vào yết kiến. Rồi đơ.i đêm khuya lại đem vàng đến lễ.

Dương Chấn bảo: "Trước tôi biết ông là người khá, mới cư? ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi, còn đem vàng bạc đến cho tôi ư?"

Vương Mật cố nài, thưa rằng: "Xin ngài cứ nhận chọ Bây giờ đêm khuya không ai biết?"

Dương Chấn nói: "Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo không ai biết?"

Vương Mật nghe nói, xấu hổ lùi rạ

Dương Chấn thật là một ông quan thanh liêm, chỉ chăm việc dân việc nước, không tham nhũng, không làm giàu cho mình. Ông thường nói: "Làm quan mà để đươ.c cái tiếng thanh bạch cho con cháu, chẳng quí hơn là tiền của, ruộng nương lại cho chúng ư?"

(Hậu Hán Thư)

GIẢI NGHĨA:

Thanh bạch: Thanh: trong, bạch: trắng; giữ đươ.c phẩm hạnh trong sạch không có tì tích gì. Người làm quan mà thanh bạch, nghĩa là không làm điều khuất khúc, không ăn lễ của dân là người thanh liêm.

Thái thú: Chức quan đời xưa cũng giống như tri phủ gần đâỵ

Đề bạt: Cất nhắc một người hoặc còn hàn vi, hoặc phải yêm trệ lên một địa vị nàọ

Yết kiến: Cho hầu người trên.

Cư?: Cất nhắc.

Tham nhũng: Tham: thích của không chán; nhũng: quấy rốị

LỜI BÀN:

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đề bạt, không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ lúc đêm khuya, tấm lòng cũng rõ rệt như lúc thanh thiên, bạch nhật, chẳng cũng là một ông quan thanh liêm đáng làm gương cho bọn quan thâm, lại nhũng muôn đời ư! Làm quan mà vơ vét cho nhiều chính mình chắc đâu đã giữ đươ.c, huống chi còn mong để lại cho con cháụ Như thế, để lại cho chúng cái tiếng thanh bạch thơm tho muôn thuơ? chả hơn là cái của phi nghĩa chỉ tổ làm cho chúng kiêu xa dâm dật rồi đi đến bại vong ư!

49. TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI

Ông Tăng Sâm ơ? đất Phị Ơ? đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết ngườị

Một người hớt hãi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cư?ị

Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên ngồi dệt cư?ị

Một lúc nữa lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ sơ. cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.

(Quốc Sách)

GIẢI NGHĨA:

Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tư? và mau truyền đươ.c đạo của ngàị

Trùng danh: Cùng giống tên nhaụ

Điềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.

LỜI BÀN:

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trong con chó thành con cừụ Đến như giữa chơ., làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra đươ.c ngoài vòng dư luận, giữ vững đươ.c bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế đươ.c mới caọ Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận

50. TÀI NGHỀ CON LỪA

Đất Kiềm xưa nay vốn không có lừạ Có người hiếu sư., tải một ít lừa đến đấy nuôị

Lừa thả ơ? dưới chân núị Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa cao lớn, lư.c lưỡng, tươ?ng là loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to hổ sơ. quá, cong đuôi chạỵ Dần dần về sau, hổ nghe quen tiếng thấy lúc nào lừa kêu cũng thế, lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thư? vờn, nhảy xông vào đầu lừạ Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn chỉ có thế mà thôị Hổ thấy vậy, mừng, bụng bảo dạ rằng: "Tài nghệ con lừa ra chỉ có thế mà thôi!" Rồi hổ gầm thét, chồm lên vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, đoạn rồi đị

(Liễu Tôn Nguyên)

GIẢI NGHĨA:

Kiềm: Nước Sơ? thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam bây giờ.

Hiếu sư.: Hay bày việc sinh việc.

Thần vật: Loài vật quái lạ.

Giáng sinh: Ơ? trên trời mới sinh xuống cõi trần.

Liễu Tôn Nguyên: Tên tư. là Tư? Hậu, tinh lanh tuyệt đời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ Sư?, là một bậc danh nhân đời nhà Đường

LỜI BÀN:

Bài nầy có ý nói: Ơ? đời có lắm người, lắm sư., lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sơ.; đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữạ Nhác trông ngỡ tươ.ng tô vàng, nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưạ Nhưng bài nầy lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nỗi người ta dòm đươ.c tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị hổ hại vậỵ Những nhà làm văn bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ "kiềm lô" (lừa đất Kiềm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ.

51. THẬP BÌ NÓI CHUYỆN VỚI HUỆ VƯƠNG

Vua Huệ Vương nước Ngụy hỏi Thập Bì rằng: "Ngươi nghe người ta cho quả nhân là thế nào"?

Thập Bì thưa: "Thần nghe người ta cho nhà vua là nhân từ và hay gia ơn lắm."

Vua vui mừng hớn hơ? nói rằng: "Như thế thì cái công đức của quả nhân đươ.c đến thế nào"?

Thập Bì nói: "Cái công đức ấy rồi đến mất nước".

Vua ngạc nhiên hỏi: "Nhân từ và hay gia ơn làm làm việc thiện mà làm việc thiện đến nỗi mất nước là nghĩa thế nào"?

Thập Bì thưa: "Vua mà nhân từ thì bất nhẫn trừng phạt; vua hay gia ơn, thì chỉ thích ban thươ?ng. Tính đã bất nhẫn, thì có kẻ tội cũng không trị; tính hay ban ơn, thì kẻ vô công cũng đươ.c thươ?ng. Đến kẻ có tội không phải phạt, kẻ vô công cũng đươ.c thươ?ng, thì mất nước cũng không có gì là lạ.

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Quả nhân: Tiếng vua tư. xưng với thần hạ và lấy ý khiêm tốn là người ít đức.

Nhân từ: Nhân đức, từ bi, có bụng tốt hay làm điều lành.

Gia ơn: Làm cho người ta đươ.c nhờ, đươ.c khỏi khổ, đươ.c sung sướng, đây là nói hay ban ơn cho cái nầy cái nọ.

Công đức: Công việc lành giúp cho người ta; đức: lòng lành nghĩ đến người tạ

Thiện: Lành, chỉ những sư. làm có nhân đức.

Bất nhẫn: Không nỡ làm thẳng tay, có bụng ái ngạị

Vô công: Không có công laọ

LỜI BÀN:

Nhân đức vốn là hay, tuy vậy cũng có cái nhân đức của kẻ trươ.ng phu, cái nhân đức của người đàn bà. Ông vua cầm quyền một nước mà nhân đức như đàn bà, thương kẻ có tội, thươ?ng kẻ vô công, thì giữ sao cho trong nước trị an đươ.c. Phàm chừng các đức tính mà tăng lên quá độ, là hóa ra dơ? cả. Cho nên cứ cầm cân giữ mư.c thăng bằng phải chăng, có lý lại có tình, có ân lại có uy, thì mới là đạo trung dung đươ.c.

52. THẬT GIẢ KHÓ PHÂN

Ơ? gò Lê Khưu có giống quỉ lạ. Nó bắt chước làm con cháu, anh em người ta thật là giống.

Có một ông trươ?ng giả gần vùng ấy, một hôm ơ? chơ. về, chén say khướt. Lúc đi qua gò Lê Khưu con quỉ hiện hình lên làm con ông ta, tay ôm đỡ dìu dắt, nhưng miệng cứ lẩm bẩm nhiếc móc, kêu say sưa là xấụ

Trươ?ng giả về nhà, lúc tỉnh rươ.u, gọi con ra mắng: "Tao là cha mầy, tao có điều gì là ác nghiệt mà lúc tao say, mầy lại nỡ mỉa mai tao như vậy"!

Người con khóc, lạy cha và thưa rằng: "Oan quá! Thật con không dám như thế bao giờ. Con nghe đâu ơ? gò Lê Khưu có giống quỉ khéo bắt chước hiện lên làm người, có lẽ đây chăng"?

Trươ?ng giả dò hỏi, thì quả nhiên ai cũng bảo có như thế thật, ông mới định bụng hễ gặp giống quỉ ấy là đâm chết.

Hôm sau, ông lại đi chơ., lại chén say khướt mới về. Người con sơ. cha lại gặp quỉ nó quấy nhiễu gì, bèn săm săm đi đón. Trươ?ng giả trông rõ con mình, nhưng cho là quỉ, liền rút gươm ra đâm chết.

(Lã Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Lê Khưu: Tên một cái gò cao, ơ? về địa phận huyện Ngu Thành tỉnh Hà Nam bây giờ.

Trươ?ng giả: Người đứng tuổi, thươ?ng chỉ những bậc có trí, có tài, có vai, có chức hay có củạ

LỜI BÀN:

Khó thật! Làm thế nào cho rõ giả thư.c mà phân biệt đươ.c. Cái trò đời, đã gian, thì lại ngoan, kẻ gian phi, đã rắp tâm lừa ai, thì dùng thiên phương bách kế, làm cho phải mắc lừa mà vẫn có bụng tin. Cho nên khi ta ngờ điều gì, ta phải để cái trí sáng suốt mà dò xét cho đến nơị Chớ có vội hành động, lấy giả làm thư.c, cho thư.c là giả nhận quỉ làm con, giết con tươ?ng quỉ như trươ?ng giả nói trong truyện nầy, sau có hối lại cũng không kịp. Đời này biết bao nhiêu chuyện vơ. chồng, chuyện phe cánh, ngờ nhau tàn hại nhau, một khi sư. thư.c hiện rõ ra, chỉ còn có ôm hận suốt đời, lúc nào cũng băn khoăn thương đến người đã khuất.

53. THẦY TĂNG SÂM

Thầy Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa, lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tăng Sâm đau quá ngã gục xuống điếng đi một lúc sau mới hồi lạị

Khi về đến nhà, liền đến thưa với cha rằng: "Lúc nãy con có tội để đến nỗi ch phải đánh làm đau tay cha, thư.c là con lỗi đạọ" Nói xong, lùi xuống, vừa gẩy đàn vừa hát có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữạ

Đức Khổng Tư? nghe thấy chuyện, bảo học trò cấm cư?a không cho Tăng Sâm vàọ

Tăng Sâm tư. nghĩ mình vô tội, mươ.n bạn lại hỏi vì cớ gì mà ngài giận.

Đức Khổng Tư? nói: "Ngày trước ông Thuấn phụng sư. cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, thì ơ? luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết, thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt, thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc, thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình, để chiều cơn giận đến nỗi ngất đị Giá lỡ cha đánh quá tay, mà chết mất, thì có phải là làm cho ta mắc tội không? Tội bất hiếu còn gì to hơn nữa!"

Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là lầm lỗi, đến tạ tội Đức Khổng Tư?.

(Thuyết Uyển)

GIẢI NGHĨA:

Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tư? và mau truyền đươ.c đạo của ngàị

Hồi: Tỉnh lạị

Vô tội: Không tội lỗi gì.

Thuấn: Tên vua đời nhà Ngụ

Phụng sư.: Ăn ơ? kính thuận.

Bất từ: Không có lòng thương yêu con.

Tạ tội: Tư. biết mình là trái mà đến xin lỗị

LỜI BÀN:

Người làm con có hiếu thì dẫu vì cha mà phải hy sinh tính mệnh cũng không có gì là quá tạm. Song, liều mình mà cứu cha mẹ trong khi nguy cấp là chí hiếu, thì để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến tính mệnh, thì chẳng những là bất hiếu, mà lại còn mang tiếng hãm cha mẹ vào tội bất từ nữạ Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, ông Thuấn cũng hiếu nhưng biết phải tráị Kẻ làm con, khi thấy cha mẹ làm trái, còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay ủy thác can ngăm mà vẫn không mắc tiếng bất hiếụ

54. THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG

Vua Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người can ngăn, vua nhất định không nghẹ Sau lại hạ lệnh rằng: "Ai can ta đánh Kinh thì phải xư? tư?".

Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn mà không dám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung, tên đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áọ

Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng: "Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế"?

Viên quan thưa rằng: "Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây có con ve sầu, hút gió, uống sương, ra rích kêu cả ngày, tươ?ng đã đươ.c yên thân lắm. Biết đâu đằng sau co con bọ ngư.a, đang giơ hai càng chư.c bắt. Chính con bọ ngư.a muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghểnh cổ chư.c mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngư.a, lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chư.c bắn. Chính tôi đây muốn bắt con chim sẻ, mà không biết sương xuống ướt đầm cả áo... Như thế đều là chỉ vì tham cái lơ.i trước mắt mà quên hẳn cái hại ơ? ngay sau lưng vậy".

Vua nghe nói tỉnh ngộ bèn thôi không đánh nước Kinh nữạ

(Thanh Lê Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Ngô: Tên nước thời Xuân Thu, bây giờ ơ? vào địa phận phía nam sông Hoài, sông Tư? cho đến tỉnh Thiết Giang.

Kinh: Cũng là tên nước Sơ?.

Hạ lệnh: Truyền một điều gì xuống bắt người ta phải theọ

Xư? tư?: Xư? tội chết.

Cổ thụ: Cây sống đã lâu năm.

Tỉnh ngộ: Biết rằng mình mê muội và hiểu thấu lẽ phải tráị

LỜI BÀN:

Ve sầu ơ? cao tươ?ng đươ.c yên thân, ngờ đâu có bọ ngư.a muốn bắt ve sầu; bọ ngư.a lại ngờ đâu có chim sẻ muốn bắt bọ ngư.a, chim sẻ lại ngờ đâu có người muốn bắt chim sẻ, người bắt chim sẻ lại ngờ đâu sương xuống ướt đầm áo! Thế mới hay ơ? đời, chẳng nói chi một loài người, đến cả muôn loài, cũng chỉ rình hại lẫn nhau, nuốt lẫn nhau mà thôị Nhưng biết đâu, trong khi mình muốn nuốt người, lại có kẻ khác muốn nuốt mình, mình chỉ ham mê trục cái mối lơ.i trước mắt mà không phòng bị cái tai hại sau lưng. Mà khi tai hại nó đã xẩy đến, thì chẳng những không thấy lơ.i đâu, lại thiệt thân mình trước. Cho nên người khôn thấy cái lơ.i, thì lo cả đến cái hại, lơ.i bất cập hại, thì không bao giờ làm.

55. THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tư?: "Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi, thì cúi, bắt ngư?ng thì ngư?ng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần đươ.c không"?

Mặc Tư? nói: "Bắt cúi thì cúi, bắt ngư?ng thì ngư?ng, như thế khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn đươ.c ích gì? - Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thư.c một lòng, một dạ với vua; dưới thì khônga dua vào bè, kết đảng với ai; những sư. tốt lành yên vui thì để phần vua hươ?ng, những điều oán thù lo lă"ng thì mình hứng đư.ng. Có đươ.c như thế, thì tôi mới cho là trung thần".

(Mặc Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Trung thần: Người bầy tôi thật lòng và hết lòng với vua với nước.

Thiện: Điều lành điều phảị

Lộ ra ngoài: Không giữ kín đáo, đem nói cho người ngoài biết, một là có ý khoe tài của mình, hai là có bụng bêu xấu nhà vuạ

A dua, vào bè, kết đảng: Người trung thần không phải là không bè bạn với ai, nhưng không đua theo phái nọ, đảng kia để tìm vây cánh cho mạnh, cầu lơ.i cho mình, người trung thần chỉ một lòng với vua với nước mà thôị

LỜI BÀN:

Người nào mà ngôn ngữ, hành vi đã theo mình như cái bóng, như tiếng vang, một là người ngu xuẩn, hai là người xiểm nịnh. Người ngu xuẩn là hạng kém làm không nên việc, người xiểm nịnh là có ý chiều mình để kiếm lơ.i, hai dạng người ấy chẳng những mình không mong cậy gì đươ.c mà thường khi lại nguy hại đến mình nữạ Cho nên đạo làm vua, mà nói rộng cả đạo dụng người, phải biết kén những người dám can ngăn điều dơ? của mình, bày tỏ điều hay của họ, quên thân mà hết lòng với mình, thì mới là những kẻ có ích, giúp mình đươ.c việc vậỵ

56. THEO AI PHẢI CẨN THẬN

Đức Khổng Tư? thấy kẻ đánh lưới chim sẻ chỉ đánh đươ.c thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng: "Không đánh đươ.c sẻ già là tại làm sao"?

Kẻ đánh lưới nói: "Sẻ già biết sơ., cho nên khó đươ.c, sẻ non ham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẻ già mà theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ".

Đức Khổng Tư? nghe đoạn quay lại bảo học trò rằng: "Biết sơ. để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong, đó đều là tính tư. nhiên vậỵ Song phúc hay họa lại do ơ? cái theo khôn hay theo dạị Cho nên người quân tư?, trước khi theo ai, phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như người lão luyện, thì đươ.c toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như trẻ dại thì bại hoại".

GIẢI NGHĨA:

Thuần: Chỉ có một thứ thôị

Vàng mép: Chim sẻ con khi còn phải mớm thì mép vàng.

Nguy vong: nguy: không đươ.c yên; vong: mất, chết.

Phúc: Sư. tốt lành, sung sướng.

Họa: Sư. tội vạ không maỵ

Cẩn thận: Kín đáo, chu chí, không cẩu thả.

Lão luyện: Bư.c người có tuổi, từng trải việc đờị

Toàn thân: Giữ trọn vẹn đươ.c tính mệnh.

Trẻ dại: Kẻ trẻ người non dạ chưa hiểu việc đờị

Bại hoại: Hư hỏng, đổ nát.

LỜI BÀN:

Chim sẻ thế, người ta cũng thế, thường thường chỉ vì theo khôn, theo dại mà gặp phúc hay họạ Cho nên trước khi theo ai, ta phải xem xét cho cẩn thận. Chớ có nhắm mắt theo liều, đến khi hối lại, thì sư. đã rồi, ăn năn không kịp. Cá đã theo vào lưới, thì dù có phân trần phải trái làm sao, người đánh lưới cũng không thả cho ra nữạ

57. THỔI SÁO

Vua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong bọn ba trăm người ấy, có Đông Quách tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dư. vào đấy để kiếm lương ăn.

Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nối ngôi, cũng thích nghe sáọ Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôị Đông Quách tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước.

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ơ? vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Đông Quách tiên sinh: bây giờ các nhà làm văn chương thường dùng bốn chữ nầy để chế những người vô tài mà lạm dư. vào một địa vị nàọ Chính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thày (tiên sinh) họ Đông Quách ơ? ngoài thành bên phía đông (Đông quách).

Lạm dư.: Ăn may mà đươ.c hươ?ng một phần quyền lơ.i quá tài đức của mình.

LỜI BÀN:

Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp mà đươ.c làm quan thì có khác gì Đông Quách tiên sinh nói trong truyện nầỷ Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ đươ.c địa vị, chớ đến khi khảo sát từng người thì tài nào mà không bị thải!

58. THUẬT XEM TƯỚNG

Nước Kinh có người xem tướng giỏi, nói câu nào trúng câu ấỵ Trong nước xa gần đâu cũng biết tiếng.

Vua Trang Vương thấy thế, vời lại hỏi: "Nhà ngươi dùng thuật gì mà xem tướng giỏi như thế"?

Người xem tướng thưa rằng: "Thần không có thuật gì lạ cả. Thần chỉ xem bạn của người ta mà biết đươ.c người ta hay, hay dơ?. Như thần xem cho thường dân, mà thấy chơi với những bạn hiếu, đễ, thuần, cẩn biết giữ phép nước, thì thần đoán người dân ấy là người hay, thân tất một ngày một vẻ vang, nhà tất một ngày một thịnh vươ.ng. - Như thần xem cho quan lại mà thấy chơi với những bạn thành, tín, có phẩm hạnh, thích điều phải thì thần đoán cho ông quan ấy là người tốt, làm quan tất mỗi ngày một cao thăng, giúp vua tất mỗi ngày một ích lơ.ị - Như thần xem cho vua chúa, mà thấy quan gần có lắm người hiền, quan xa có lắm người trung, lúc có lỗi, nhiều người can ngăn, thì thần đoán là ông vua giỏi, vua tất mỗi ngày một tôn trọng, nước tất mỗi ngày một trì yên, thiên hạ tất mỗi ngày một qui phục... Thần quả không có thuật gì lạ, chỉ xem người mà biết đươ.c người hay, hay dơ?".

Vua Trang Vương cho là phảị Bấy giờ kíp thu dùng những người tài giỏi, sau nước Sơ? thành cường thịnh nhất đời Chiến Quốc.

(Lã Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Kinh: Cũng là tên nước Sơ?. Hiếu, đễ, thuần, cẩn: hiếu: ăn ơ? hết lòng với cha mẹ; đễ: kính thuận với bậc huynh trươ?ng; thuần: chân thật, tư. nhiên; cẩn: chân chí không cẩu thả; thân: bản thân đối với nhà, với nước.

Cao thăng: Lên caọ

Quan gần: Quan tại triều, ơ? gần vuạ

Quan xa: Quan ơ? các tỉnh xa kinh đô cùng ơ? chỗ biên thùỵ

Chiến Quốc: Thời đại cuối đời nhà Chu 425-249 tr. Th. Ch. các nước hay đánh (chiến) nhaụ Có bảy nước mạnh

là: Tần, Sơ?, Yên, Tề, Hán, Triệu, Ngụỵ

LỜI BÀN:

Đại ý bài này cốt nói làm bạn với ai, thì rồi giống người ấy, làm bạn với người hay, thì thành hay, làm bạn với người dơ?, thì hóa dơ?, cũng như những câu phương ngôn của ta: "Gần mư.c thì đen, gần đèn thì rạng", "Ơ? bầu thì tròn, ơ? ống thì dài". Cái thuật xem tướng đây thư.c ám hơ.p với câu ngạn ngữ tây: "Dis-moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es" nghĩa là: anh nói chơi với ai, thì tôi nói đươ.c anh là người thế nàọ Bài này lại còn có ý chú trọng khuyên những người cầm vận mệnh một nước phải tín nhiệm hiền tài, để đồng công cộng tác và sư?a đổi luôn luôn những quả ác cùng công việc sai lầm thì nội trị mới khá, ngoại giao mới hay đươ.c.

59. TRI KỶ

Bảo Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc, khóc như mưa, ướt đầm cả vạt áọ

Có người hỏi: "Ông với Bảo Thúc không phải là họ hàng thân thích gì, mà sao ông thương khóc quá như vậỷ"

Quản Trọng nói: "Ngươi không rõ, để ta nói cho mà nghẹ Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế. - Ta ơ? chỗ chơ. búa thường bị lắm kẻ nạt dọa, Bảo Thúc không cho ta là hèn nhát, biết ta có lươ.ng bao dong. - Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúc không may, cho nên công việc thành hay bạị - Ta ba lần ra làm quan, bao lần bị bãi, Bảo Thúc không cho ta là bất tiếu biết ta chưa gặp thời, chưa tìm đươ.c vua giỏị - Ta ra trận ba lần, đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta còn có mẹ già phải phụng dưỡng. - Ta nhẫn nhục thờ vua Hoàn Công, Bảo Thúc không cho ta là vô sỉ, biết ta không giữ tiểu tiết, có chí làm ích lơ.i cho cả thiên hạ... Sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc. Mà đối với người biết mình, mình đem cả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đã thấm vào đâu!"

(Thuyết Uyển)

GIẢI NGHĨA:

Bảo Thúc: Tức Bảo Thúc Nha thường còn gọi là Bảo Tứ, người giỏi nước Tề, tiến Quản Trọng cho Hoàn Công dùng.

Quản Trọng: Tên là Di Ngô, người nước Tề, làm tướng giúp Hoàn Công giỏi có tiếng.

Thân thích: Người có họ nội hay họ ngoại với mình.

Tham: Muốn đươ.c nhiều, đươ.c mãị

Quẫn bách: Túng bấn không biết xoay xơ? thế nào cho đủ tiền tiêu dụng.

Bất đắc dĩ: Không sao làm khác đươ.c như thế.

Bao dong: Rộng lươ.ng, không chấp những điều người ta phạm lỗi với mình.

Thành: Làm nên.

Bại: Hỏng việc.

Bất tiếu: Người không ra gì.

Phụng dưỡng: Nuôi nấng tôn kính.

Nhẫn nhục: Nhịn đươ.c những sư. khó chịu đến mình.

Vô sỉ: Không biết xấu hổ.

Tiểu tiết: Những việc nhỏ nhặt.

Tính mệnh: Mạng ngườị

Huống chi: Lại thêm một lẽ nữạ

LỜI BÀN:

Khó thật! Ơ? đời mình giao thiệp với nhiều người, bè bạn tươ?ng vô số, nhưng hồ dễ đã đươ.c mấy người thư.c gọi là tri kỷ. Thế nào là tri kỷ? Tri kỷ là người biết mình, nghĩa là đồng thanh, đồng khí, đồng chí, đồng tâm với mình, chơi với mình rất thân thiết, bao bọc che chơ? cho mình, lúc sống cùng hươ?ng, họa cùng đau, lúc chết, tươ?ng cho chết với nhau cũng không hốị Quí thật! người tri kỷ! cho nên cổ nhân có câu nói: "Đắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận" nghĩa là ơ? đời có đươ.c một người tri kỷ cùng không còn ân hận gì nữa; lúc sống, có đươ.c một người biết mình, thì mình chết cũng không lấy làm uổng đờị

60. TRI, TRUNG, DŨNG

Nước Trần bị nước Sơ? đánh, phá tan mất cư?a thành bên Tâỵ Sau người Sơ? bắt dân nước Trần ra tu bổ lại cư?a thành ấỵ

Một hôm Đức Khổng Tư? đi xe qua đấy không cúi đầu vào miếng gỗ trước xẹ Thầy Tư? Cống dừng cương lại hỏi: "Cứ theo lễ đi xe qua chỗ ba người, thì phải xuống, qua chỗ hai người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Nay quân, dân nước Trần sư?a sang cư?a thành biết bao nhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm saỏ"

Đức Khổng Tư? nói: "Nước mất, mà không biết, là bất tri; biết mà không lo liệu là bất trung; lo liệu mà không liều chết là bất dũng. Số người nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết đươ.c một, thì bảo ta kính làm sao đươ.c!"

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Trần: Một nước nhỏ thời Xuân Thu ơ? vào địa phận Hà Nam và An Huy bây giờ.

Sơ?: Một nước lớn thời Xuân Thu ơ? vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Tu bổ: Sư?a sang sư?a chữa lạị

Bất tri: Ngu dại không biết phải tráị

Bất trung: Chểnh mảng, không hết lòng với vua với nước.

Bất dũng: Không có can đảm khí phách.

LỜI BÀN:

Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng Đức Khổng Tư? vốn là người hay giữ lễ, nên thầy Tư? Cống mới hỏị Đức Khổng Tư? đáp thế là ý hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như không còn ai biết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như không, ngài không kính rất là phải, vì rằng: "Ngu dân bách vạn vị chi vô dân" nghĩa là nhân dân ngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có người dân nàọ

61. TRƯỚC KHI ĐÁNH NGƯỜI PHẢI BIẾT GIỮ MÌNH

Văn Công nước Tấn đem quân sang đánh nước Vệ. Giữa đường gặp một ông lão đang bừa ruộng, cứ ngư?ng mặt lên trời cười khanh khách mãị Văn Công cho đòi lại, hỏi: "Ngươi cười cái gì thế"?

Ông lão thưa rằng: "Tôi cười người láng giềng nhà tôị Anh ta đưa vơ. đi chơi nhà bà con. Giữa đường gặp người con gái hái dâu, anh ta thích quá lén vơ., rẽ xuống ruộng dâu, nói chuyện với người con gáị Một chốc, ngoảnh lại xem vơ. đi đến đâu, thì thấy một chàng đàng vẫy vơ. anh ta đị Ấy câu chuyện chỉ có thế, tôi nghĩ mà tôi không nhịn cười đươ.c".

Văn Công nghe nói, tư. nhiên tỉnh ngộ, kéo quân về. Về chưa đến nơi, thì đã thấy báo có giặc ngoài vào xâm phạm trên mạn bắc trong nước.

(Liệt Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Tấn: Một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy lấy mất và chia làm ba nước, ơ? vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trư.c Lệ bây giờ.

Văn Công: Vua giỏi nước chư hầu đời Xuân Thu, đứng vào bư.c ngũ bá.

Vệ: Tên một nước thời Xuân Thu ơ? vào vùng tỉnh Trư.c Lệ và Hà Nam bây giờ.

Tỉnh ngộ: Đương mê man việc gì mà tỉnh ra biết nghĩ lạị

LỜI BÀN:

Phàm cái gì mình thích, tất người ta cũng thích. Nếu cứ theo lòng dục mà vơ nắm gấp mười không phòng bị thì có khi xôi hỏng bỏng không, chẳng những không lấy đươ.c gì của người ta, mà mình có gì cũng mất vào tay người ta nữạ Việc nước cũng thế, đi đánh nước ngoài mà không nghĩ giữ nước nhà, thế là bỏ nước mình cho giặc vậỵ

62. TRUYỆN ĐƯỜI ƯƠI

Ơ? núi Phong Khê đất Thục có giống đười ươi, mặt như mặt người, biết cười, biết nóị Máu nó dùng để nhuộm màu, không bao giờ phai, nên người ta lừa bắt nó.

Tính đười ươi thích uống rươ.u, thích đi guốc. Người ta biết thế, đem rươ.u và guốc ra bày la liệt ơ? quãng đồng không, rồi đi nấp một chỗ. Đười ươi ngư?i hơi rươ.u, kéo nhau ra thấy rươ.u, thấy guốc, biết rằng dứ mình, bèn chư?i rủa người lập mưu đánh bẫy, và nói thậm tệ đến cả ông cha người ấỵ Đoạn bảo nhau đi, lẩm bẩm nói chớ có mắc mưu cái loài khốn nạn chư.c hại mình... Song đã đi mà vẫn ngoảnh lại, rồi lại bảo nhau: "Ta thư? nếm xem tươ?ng không hại gì". Tay chấm miệng mút, bén mùi làm mãi, thành say sưa mờ mịt, quên cả lời khôn, lẽ phải bấy lâu giữ gìn, chếnh choáng nghiêng ngả, nói nói, cười cười, chân đưa vào guốc, thất thểu đị..

Người nấp bấy giờ đổ ra thì đười ươi lảo đảo chạy, con ngả nghiêng, con ngã ngư?a, người ta bắt sạch không sót con nàọ

Than ôi! biết rõ người ta lừa gạt mình, mà cứ tham lam mê muội để đến nỗi mắc lừa người ta mà mất mạng. Ngu lắm thay! Thật là ngu lắm thay!

(Diêu Dung)

GIẢI NGHĨA:

Thục: Tức là Thục Quận ơ? về đất Tứ Xuyên bây giờ.

Thậm tệ: Quá chừng, không vì nể gì nữạ

Đoạn: Dứt hẳn, rồi thì.

LỜI BÀN:

Rươ.u chè, thuốc phiện, cờ bạc, trai gáị.. ơ? đời có bao nhiêu sư. đam mê, tuy vẫn biết là tai hại, mà khốn cái tính ngây, cái máu mê, nó như có ma lư.c vẫn xui giục dun rủi ta rủ nhau, đua nhau mà tìm đến, mà say đắm, có khi tai hại cũng không chừạ Than ôi! còn ơ? trên bờ vư.c sâu, mà không biết giữ, thì đến lúc lăn xuống, ăn năn sao cho kịp! Cổ nhân đã có câu: "Nhất thất túc, thành thiên cổ hận; thị bách niên thân", nghĩa là: Lỡ bước một phen, nghìn đời ân ận; quay đầu nghĩ lại, chín suối ngậm ngùị Thật đáng ghê thay, cho nên người ta phải cẩn thận giữ mình, khi đã biết sư. đam mê có thể tai hại mình đươ.c, thì cố tư. chủ, tư. trị mà hãm mình lại ngay, chớ để cho nhân dục thắng đươ.c thiên lý thì phí cả đời ngườị

63. TRUYỆN NGƯỜI A LƯU

A Lưu là một tên tiểu đồng nhà ông Chu Nguyên Tố. Nó thư.c là ngây ngô, không đươ.c việc gì cả, mà ông Nguyên Tố vẫn nuôi nó suốt đờị

Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch đươ.c một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!"

Khi ông đi đâu vắng, sai nó chư.c ngoài cư?a, dù khác quen đến nó cũng không nhớ đươ.c tên aị Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béọ - Người ấy gầy mà lắm râụ - Người ấy xinh đẹp. - Người ấy tuổi tác và chống gậỵ.." Đến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cư?a lại, không cho ai vào nữạ

Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó đem bày ra cho xem. Lúc khách về, nó lẻn đến gõ các thứ ấy, mà nói: "Những cái nầy có khi bằng đồng sao mà nó đen sì lại thế nầy!" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.

Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc để chữa thì nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chĩa trơ? lên cả, không có cành nào mọc chúc xuống đất". Cả nhà ai nghe cũng phải phì cườị Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sơ. trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.

Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như thế cả.

Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mư.c để vẽ. Thấy A Lưu đấy, nói đùa rằng: "Mầy có vẽ đươ.c không?"

A Lưu đáp: "Khó gì mà không vẽ đươ.c."

Ông bảo vẽ, thì A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần như người xưa nay vốn biết vẽ. Ông thấy vậy thư? luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng đươ.c như ý cả.

Tư. bấy giờ, ông dùng đến A Lưu luôn không lúc nào là rời ra nữạ Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họạ

GIẢI NGHĨA:

Tiểu đồng: Thằng nhỏ con.

Phiền: Nhờ ai làm việc gì bận đến người tạ

Chư.c: Đứng sẵn một chỗ để nghinh tiếp aị

Đỉnh: Cái vạc có ba hay bốn chân, có nắp thường để đư.ng đồ ăn hay đốt trầm.

Chữ chân: Lối chữ nho viết phân minh từng nét.

Danh họa: Một nhà vẽ giỏi có tiếng.

LỜI BÀN:

Quét nhà suốt buổi không sạch đươ.c một cái buồng con; trồng cây, lúc ăn cơm, nhổ cả cây đem vào; người mà ngốc như thế, thì bảo còn dụng vào đươ.c việc gì nữạ Tuy vậy, không nhớ tên người chỉ nhớ hình người, thấy cành mọc lên không thấy cành chúc xuống, xem đồ vật biết đồng hay đất, thế đủ hay A Lưu có cái trí khuynh hướng về nghề vẽ, đã như có một cái khả năng về nghề vẽ vậỵ Ôi! gỗ mục vứt đi người kiếm củi vẫn nhặt, đá cuội là xấu, thơ. ngọc vẫn dùng. Trong trời đất thư.c không có vật gì là vật bỏ đi, huống chi người ta tinh khôn hơn vạn vật, lại không đươ.c một điều gì khả thủ ư? A Lưu ngây dại, tươ?ng là người bỏ đi, thế mà đươ.c nổi tiếng về nghề họa, cũng là nhờ ông Nguyên Tố có lươ.ng bao dung, biết dụng nhân như dụng mộc. Xem bài nầy thì cha mẹ dạy con, thầy dạy học trò chẳng nên tìm rõ cái sơ? trường của mỗi đứa mà dẫn dụ, mà luyện tập nó mặt ấy, ngay tư. lúc còn trẻ tuổi, để cho nó may có cơ thành tài đươ.c ru! Đã đành: Thiên địa vô khí vật, thánh nhân vô khí nhân, nhưng cốt phải biết: Nhân tài nhi đốc, (tùy theo cái tài mà bồi bổ khải phát cho nẩy nơ? ra) thì tài mới thành đươ.c.

64. TU THÂN

Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dơ? thì phải tư. xét xem có dơ? như thế không để mà sư?a đổị

Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dơ? thì phải cố mà trừ đị

Người chê ta, mà chê phải, tức là thày ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậỵ

Cho nên người quân tư? trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không đươ.c.

Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cứ bậy mà lại ghét người chê mình; rất dơ? mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ơ? như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trư.c thì cười, thấy người trung tín thì chệ.. Như thế dù không muốn không dơ? cũng không đươ.c

(Tuân Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Quân tư?: Người có tài đức hơn ngườị

Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tư. tư, tư. lơ.ị

Hổ lang: Cọp và chó sói, hai giống tàn bạọ

Cầm thú: Cầm giống có hai chân và hai cánh, thú giống có bốn chân; hai chữ chỉ loài chim và loài muông.

Chính trư.c: Ngay thẳng.

Trung tín: Hết lòng, thật bụng.

Tuân Tư?: Tên là Huống, tên tư. là Khanh, người nước Triệu, thấy đời bấy giờ cứ loạn luân mãi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành đạọ

LỜI BÀN:

Cái đạo tu thân rút lại chỉ có theo điều hay, biết tránh điều dơ?. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tư. mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ơ? với mình nữạ Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế thì mới tu thân đươ.c.

65. TỰ LẤY LÀM KHOAN KHOÁI

Đức Khổng Tư? đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vịnh Khải Kỳ ngao du ơ? ngoài đồng, mặc áo cừu thắt lưng dây, tay gảy đàn dầm, vừa đi vừa hát.

Đức Khổng Tư? hỏi: "Tiên sinh làm thếnào mà thường vui vẻ thế"?

Ông Vịnh Khải Kỳ nói: "Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất, mà ta đươ.c làm người, đó là một điều đáng vuị Trong loài người, đàn ông quí hơn đàn bà, mà ta đươ.c làm đàn ông, đó là hai điều đáng vuị Người ta sinh ra có người đui què, có người non yểu, mà ta hoàn toàn khỏe mạnh nay đã chín mươi tuổi; thế là ba điều đáng vuị.. Còn cái nghèo là sư. thường của thế gian, cái chết là sư. chết của đời ngườị Ta nay xư? cảnh thường, đơ.i lúc hết, thì có gì là lo buồn"?

Đức Khổng Tư? nói: "Phải lắm! Tiên sinh thế là biết cách tư. làm cho khoan khoái mà hươ?ng sư. vui thú ơ? đời".

(Liệt Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Thái Sơn: Tên một dải núi cao ơ? tỉnh Sơn Đông.

Ngao du: Đang chơi ngắm phong cảnh.

Cầm: Một thứ đàn bảy dây hình giống như đàn thập lục tạ

Tiên sinh: Bư.c có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy đươ.c mình. Hay dùng chỉ thầy dạy học hay người đáng quý.

Hoàn toàn: Trọn vẹn, đây nói thân, thể toàn vẹn.

Thế gian: Cõi đời người ta ơ?.

Khoan khoái: Dễ chịu thênh thang, vui vẻ.

LỜI BÀN:

Cái sung sướng ơ? đời thư.c không biết lấy gì mà đo lường, không biết ơ? đâu mà tìm đươ.c. Ông vua sang giàu nhứt bư.c, mà không biết sung sướng, người chăn dê, cái áo lót mình không có, mà lấy làm sung sướng cũng như Vinh Khải Kỳ đây, chỉ đươ.c làm người, sinh làm đàn ông, không ốm đau tàn tật, cũng đủ lấy làm sung sướng. Thế mới hay cái sướng không ơ? đâu xa, mà ơ? ngay trong mình, không ơ? sư. giàu sang, mà ơ? trong tâm yên vui, hễ biết sung sướng thì đươ.c sung sướng, biết thỏa cái số phận mình, nói tóm, biết "trí túc" ấy là sung sướng đó. Chớ những kẻ tham lam không chừng, mê man quá độ, thì bao giờ biết sướng thân đươ.c!

66. TƯỜNG ĐỔ

Nước Tống có người nhà giàụ Một hôm trời mưa, tường nhà anh đổ.

Đứa con nói: "Thưa cha, không đắp ngay tường lại, e có trộm vào".

Người láng giềng thấy tường đổ, cũng nói: "Nầy bác, không đắp ngay tường lại, e có trộm vào".

Tường chưa kịp đắp, tối hôm ấy nhà anh ta quả nhiên mất trộm thật".

Anh ta khen đứa con là khôn ngoan biết trước mà ngờ người láng giềng là gian giảo làm xằng.

Cùng một câu nói, con nói, thì khen là tinh khôn, láng giềng nói, thì ngờ là trộm cắp, bơ?i tại cớ làm saỏ Tại con, thì tình thân, cho nên không có bụng ngờ, láng giềng là tình sơ, cho nên sinh ra ngờ vư.c. Thế cho nên, phận sơ mà câu nói thân thì thế nào cũng làm cho người nghe mình đem lòng nghi hoặc".

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ơ? vào huyện Thươ.ng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

Thân: Người cùng một nhà, một họ.

Sơ: Người dưng nước lã.

Gian giảo: Dối dá tai quáị

Nghi hoặc: Ngờ vư.c.

LỜI BÀN:

Bài nầy cốt dạy ta phải thận trọng câu nóị Người láng giềng đây sơ? dĩ mà để nhà giàu ngờ vư.c là vì không đươ.c thân với người ta, mà nói một câu ra chừng thân lắm, muốn lo việc của người ta như của mình, coi việc thiết đến người cũng như thiết đến mình vậỵ Cho nên: Gặp người đáng nói mà không nói là bỏ hoài mất một người, thì gặp người không đáng nói mà lại nói chẳng những là làm phí mất lời nói, mà lại để cho người ta sinh nghi tình ra nữa!

67. VÌ NGHĨA CÔNG, QUÊN THÙ RIÊNG

Đời nhà Đường, Quách Tư? Nghi, Lý Quang Bật cùng làm phó tướng của An Tư? Thuận. Tính hai người vốn không ưa nhau; nhiều khi, tuy cùng đi với nhau một xe, ngồi với nhau một tiệc, mà vẫn như cừu địch, không ai đàm đạo với ai cả.

Sau Tư? Nghi đươ.c lên làm tướng thay Tư? Thuận, Quang Bật sơ. Tư? Nghi hại mình, quả cảm đến nói rằng: "Phần tôi chết cũng cam tâm, nhưng xin rộng lươ.ng đừng hại đến vơ. con tôi là kẻ vô tộị"

Tư? Nghi thấy nói chạy ngay lại, cầm tay Quang Bật thưa rằng: "Tôi đâu dám đem lòng oán hận riêng mà nỡ hại ông. Hiện nay trong nước loạn lạc, vua tôi lo và nhục, không ông thì không ai gánh vác nổi việc thiên hạ."

Nói xong nước mắt ràn rụa, rồi lại lấy những điều trung nghĩa khuyên răn, và lập tức cất Quang Bật lên làm chức Tiết độ sứ.

Từ đó hai người tuyệt nhiên không chút nào ghen ghét, ngờ vư.c nhau, chỉ cùng nhau một lòng đánh giặc, yêu dân, giúp vua trị nước.

GIẢI NGHĨA:

Đường: Một nhà thống trị nước Tàu 618-901 sau Th. Ch..

Cừu địch: Người thù hằn đối đầu với mình.

Đàm đạo: Đàm: bàn; đạo: nóị

Quả cảm: Bạo dạn không còn do dư. e sơ. gì.

Cam tâm: Cam: ngọt; tâm: lòng, vui lòng mà chịu việc gì thiệt hại khổ sơ? đến mình.

Việc thiên hạ: Đây là việc cả nước.

Tiết độ sứ: Tên quan đời nhà Đường đươ.c quyền tư. chủ coi một địa phương về việc chính trị, lý tàị

Tuyệt nhiên: Thôi hẳn không còn một tí nào nữạ

LỜI BÀN:

Thù riêng cá nhân là việc nhỏ mọn, nghĩa công đối với cả nước là việc rất trọng. Biết quên thù riêng để làm nghĩa công như Quách Tư? Nghi, Lý Quang Bật, thư.c là đáng khen vậỵ Nghĩ đến thân, đến nhà trước, đến quốc gia su cũng là nghĩa, song nghĩa hẹp mà gọi là tư. Nghĩ đến quốc gia trước, đến thân, đến nhà sau cùng là nghĩa song nghĩa rộng mà gọi là công. Quốc gia hay, hay dơ?, một kẻ bình dân cũng có trách nhiệm, huống chi là người gánh vác đươ.c việc quốc gia như Tư? Nghi và Quang Bật. Ôi! nước là cái thành để giữ thân, giữ nhà không biết trọng nước tức là khinh thân, khinh nhà vậỵ Tiếc thay cho những kẻ chức trọng, quyền cao, đối với thân, với nhà, thì việc nhỏ mọn cũng lấy làm lo lắng quan tâm, mà đối quốc gia thì việc dù to lớn đến đâu cũng xem thường, xem khinh, chỉ thù hằn nhau, khuynh loát nhau, không biết đồng tâm hiệp lư.c lo liệu việc dân việc nước, thật là lầm to vậỵ

68. VỢ RĂN CHỒNG

Án Tư? làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầụ

Vơ. tên đánh xe dòm qua khe cư?a, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tư. đăc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đị Chồng hỏi: "Tại làm sao"?

Nàng nói: "Án Tư?, người gầy thấp bé nhỏ làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn có ý trầm trọng, khiêm nhường, như chư?a bằng aị Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà chỉ mới làm đươ.c tên đánh xe tầm thường hèn hạ thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tươ?ng không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi".

Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ đươ.c cái bộ vênh váo, chữa đươ.c cái tính nông nổị Án Tư? thấy thế lấy làm lạ, hỏi, tên đánh xe đem việc nhà kể lại, Án Tư? bèn cất cho làm đại phụ

(Án Tư? Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:

Dương dương tư. đắc: Vênh váo lên mặt ta đây kẻ giờ.

Gầy thấp bé nhỏ: Án Tư? là người lùn, cao không đầy sáu thước (Tàu).

Trầm trọng: Sâu sắc, chín chắn.

Vinh hạnh: Vẻ vang, may mắn.

Đại phu: Chức quan thời cổ dưới quan Khanh, trên Sĩ.

LỜI BÀN:

Tên đánh xe của Án Tư? thư.c là sang vì vơ., nhờ đươ.c vơ. giỏi, biết lấy cái địa vị hèn hạ, cái dáng bộ ngông nghênh của chồng làm xấu hổ, mà sư?a đươ.c tâm tính chồng và thành đươ.c thân danh cho chồng. Tiếc thay ơ? đời bây giờ, có biết bao nhiêu kẻ chỉ làm môn hạ người ta, đã vênh váo lên mặt, nghênh ngang tư. đắc như tên đánh xe, mà lại không có đươ.c những người vơ., như vơ. tên đánh xe để khuyên răn lấy chồng, làm cho chồng biết tư. sỉ mà phấn chí tu tỉnh cho ra ngườị

69. YÊU NÊN TỐT, GHÉT NÊN XẤU

Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tư? Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tư? Hà đau nặng. Đêm khuya có người đến gọi, Di Tư? Hà vội vàng lấy xe vua ra đị Vua nghe thấy, khen rằng: "Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân".

Lại một hôm, Di Tư? Hà, theo vua đi chơi ơ? ngoài vườn, đang ăn quả đào thấy ngọt còn một nư?a, đưa cho vua ăn. Vua nói: "Yêu ta thật! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta".

Về sau, vua không có lòng yêu Di Tư? Hà như trước nữạ Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng: "Di Tư? Hà trước dám thiện tiện lấy xe của ta đị Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừạ Thư.c mang tôi với ta đã lâu ngày, nói xong bắt đem trị tộị Ôi! Di Tư? Hà ăn ơ? với vua trước sau cũng như vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôị Lúc đươ.c vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nóị

(Hàn Phi Tư?)

GIẢI NGHĨA:

Di Tư? Hà: Người thời Xuân Thu, làm quan đại phu nước Vệ.

Chặt chân: Một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ.

Thiện tiện: Chính mình không đươ.c làm như vậy mà cứ làm liềụ

Trị tội: Đem luật hình ra mà trừng trị kẻ phạm phép.

Thân: Gần, đằm thắm, quý hóạ

Sơ: Xa, hững hờ, ghét bỏ.

Đàm luận: Nói năng, bàn bạc.

LỜI BÀN:

Sư. yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi không rõ hẳn đươ.c cái giá trị của người đươ.c yêu hay bị ghét ra thế nàọ Không nói gì yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ là một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho ra thế kiạ Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chuạ Trong bụng đã thế, thì cư xư? chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu, yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mườị Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy, thường yêu ghét đến cả những sư. hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Sư. yêu, ghét làm cho ta thiên và nhẩm như thế, cho nên ta muốn cho công bình, khi yêu khi ghét phải nên rõ cái giá trị của người đươ.c yêu hay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho người ta mới đươ.c.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro