CHƯƠNG 1: BẾ TẮC VÀ BẤT HẠNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




Trên thế gian, nếu tồn tại khoảng một triệu người sinh sống thì có đến hơn ba phần tư con số đó có cùng một nỗi sợ - cái nỗi sợ phải sống trong sự bất hạnh và bế tắc của cuộc sống.

Tôi cũng là một trong số những người có nỗi ác mộng ấy nhưng có lẽ tôi không được may mắn như bao người khác : tôi phải đối mặt với cái lo sợ của mình, đối mặt với cái cuộc sống mà mọi người không ai muốn nghĩ về nó.

Đời đôi khi rất "bất công". Bất công đến nỗi nhiều người không còn quan tâm đời là gì. Bất công đến nỗi khiến con người ta cảm thấy bất lực khi đối diện với nó.

Khi ta đọc một câu chuyện cổ tích, ta cảm thấy cái thế giới trong tưởng tượng ấy đẹp biết dường nào. Công chúa và hoàng tử luôn được đến với nhau cho dù phải mệt mỏi đối mặt với mụ phù thủy xấu xa. Hay dân làng dù nghèo như thế nào thì đến cái kết của câu chuyện, họ cũng sẽ trở nên hạnh phúc, có được cuộc sống mới đẹp đẽ. Tất cả những sự việc ấy đã trở thành một xâu chuỗi quá đỗi quen thuộc đối với mọi người, đối với những ai đã từng trải qua tuổi thơ ấu. Quen thuộc đến đỗi nó khiến con người ta tin vào cái cuộc sống "đẹp" ấy có thật trên đời này.

Nhưng liệu rằng có một ai đã thực sự được trải nghiệm nó?

Có một ai đã được tận hưởng cái cuộc sống "đẹp hoàn mỹ" như vậy ?

Và đã có bao nhiêu người đã phải đối diện với...cuộc sống bất hạnh như tôi ?

Không giống như những đứa trẻ khác, tôi đã bị bỏ rơi từ hồi mới bốn tuổi. Sau đó được nhận nuôi bởi một người xa lạ hiền lành (mà tôi đã quen gọi là "mẹ") có lẽ là sự may mắn nhất của đời tôi. Và có lẽ sẽ may mắn hơn nếu cái căn bệnh ghẻ chóc quái ác và cái cuộc sống nghèo khổ không bám víu lấy đời tôi. Từ nhỏ tôi đã phải sống chung với nhiều loài côn trùng trong căn nhà lá nhỏ hẹp ngay góc làng. Vì "mẹ" tôi không có điều kiện nên không thể mua thuốc sức hay dẫn tôi đi khám được. Và như thế, tôi cứ lớn lên từng ngày với cái bộ dạng lở loét khắp người.

Thật chất, cái vẻ ngoài "xấu xí" ấy sẽ không ám ảnh tôi nếu bọn con nít trong làng không châm chọc tôi mỗi ngày. Chúng nó cứ đi rêu rao khắp nơi về bệnh tình của tôi và xem nó là trò đùa hay thậm chí là một trò đùa không xứng đáng để chúng nó đùa. Tôi luôn được gắn mác là đứa đã nghèo lại còn xấu hay gọi cách khác là "The Beast" – con quái vật đội lớp người. Phải, tôi bị gọi như vậy vì cái hoàn cảnh khốn khổ của tôi. Và cũng vì...tôi là con gái của kẻ giết người.

Từ khi sinh ra, tôi luôn được đắm chìm trong thế giới tình thương của ba tôi. Ông là một nhà doanh nhân nổi tiếng trong vùng. Theo như lời của bà con làng xóm kể lại, hồi đó, không ai giàu bằng ba tôi. Số tiền ông kiếm được mỗi tháng lên đến hàng chục triệu. Cái sự giàu có mà ông đang hưởng thụ chính là mơ ước của bao người, mơ ước của một đứa nghèo khổ như tôi sau này. Nhưng có lẽ vì quá mê tiền bạc nên ông đã khiến những tờ đô la che mắt mình, khiến ông không còn nhìn thấy ánh sáng thực sự.

Tôi lúc đó chỉ khoảng một hai tuổi, chưa thể hiểu hết thế giới xung quanh và cũng chưa thể biết được: ba tôi đã tự tạo cho ông cuộc sống nghiệt ngã như thế nào. Đôi khi thành công không phải lúc nào cũng đến với ta, đôi khi thành công cũng phải nhường chỗ cho sự thật bại để rồi nó khiến cho con người ta trưởng thành hơn. Nhưng có lẽ ba tôi đã quá mải mê đắm chìm trong thế giới giàu sang nên ông không còn quan tâm "trưởng thành" là gì và cho đến khi ông vấp ngỡ thì hối hận có lẽ không còn kịp.

Sau sinh nhật lần thứ tư của tôi, những chuỗi ngày hạnh phúc chào tuổi mới tưởng chừng còn kéo dài mãi. Nhưng thật buồn khi nó kết thúc chỉ trong vòng một ngày. Cái đêm trong ngày sinh nhật có lẽ là đêm cuối cùng tôi được nói chuyện với ba. Sau đó ông ra khỏi nhà từ sáng đến khuya. Tôi rất thắc mắc không biết ông đã và đang làm gì nhưng tôi lại không dám hỏi. Chắc vì tôi sợ vẻ mặt nghiêm khắc cùng đôi mắt lạnh lùng của ba tôi khi ông nhìn thẳng vào mặt tôi. Những lúc như vậy tôi cảm thấy rất sợ hãi và khó chịu. Nhưng tôi lại càng khó chịu hơn khi thấy đêm nào ông cũng về khuya với bộ quần áo ướt đẫm mồ hôi đi vào bếp và ngồi nhâm nhi rượu của những năm 1890. Tôi khó chịu về những cuộc điện thoại không tên vào ban đêm mà ba tôi không thèm bắt máy. Tôi khó chịu vì...ông đã thay đổi từ bao giờ.

Con người ta thật đúng: đời không bao giờ biết trước được chữ "Ngờ", không ai biết trước được rồi chuyện gì sẽ xảy ra với chúng ta. Ngay cả tôi cũng không ngờ được: vì ham mê vào rượu chè mà chính ba tôi đã khiến công ty của ông phá sản. Tiền tài, danh vọng – đó có lẽ là lý do khiến ba tôi lao vào con đường nghiện ngập. Ông không còn quan tâm đến mọi thứ, không còn quan tâm đến công ty của mình và ông cũng không còn quan tâm đến đứa con gái của ông – người luôn chờ ông về mỗi tối, người luôn mong muốn được đắm chìm trong tình yêu thương của ông. Những thứ đời xấu xa kia đã khiến ông mất tự chủ, mất đi nhân cách hiền lành của một người cha mà tôi từng yêu quý.

Đó là một buổi tối yên tĩnh trong quán bar Hoàng Dương. Khắp cả căn phòng ngân vang một bản nhạc âm hưởng phát ra từ cây đàn Piano. Cô gái ấy thật đẹp. Bàn tay cô lướt mềm mại trên từng phím đàn, tạo ra những cung bậc âm nhạc hiền hòa vang khắp quán. Quán bar Hoàng Dương không chỉ được biết đến bởi rượu ngon đắt tiền mà con bởi những nữ phục vụ xinh đẹp, đặc biệt là Mỹ Anh – biểu tượng của quán bar. Cô là con gái của ông chủ. Quán bar của gia đình cô phát tài cũng nhờ một phần công sức của Mỹ Anh, à không nhiều phần chứ. Với vẻ đẹp trời phú cùng tài năng chơi đàn piano của cô , việc có nhiều cánh mài râu sang trọng đến quán là quá đỗi bình thường. Ngày ngày cô chơi đàn từ trưa đến chiều tối. Mỗi một bản nhạc, Mỹ Anh được ba cô trả khoảng năm trăm ngàn. Số tiền lớn đến như vậy tội gì cô không làm. Vì vậy có vẻ công việc chơi đàn "kiếm tiền" thế này cô sẽ sẵn sàng dành cả đời mình để làm nó.

Nhưng thật bất ngờ khi cô dừng "công việc" của mình để đi theo ba tôi. Nét đẹp tuyệt hảo của cô đã hút hồn ba tôi chỉ trong một đêm. Cả ngày hôm đó, ông ngồi từ trưa đến tối chỉ để nghe Mỹ Anh đàn những bài nhạc âm hưởng du dương của Mozart hay nhà nhạc sĩ nổi tiếng Beethoven. Chính những bản nhạc ấm áp ấy đã thúc đẩy trái tim của ba tôi hướng về phía cô. Vì mẹ tôi mất sớm ( hay thậm chí đã bỏ đi từ lâu mà tôi không biết ) nên việc ba tôi đi bước nữa cũng không có gì là sai. Nhưng điều đáng nói ở đây là ông không thật lòng yêu Mỹ Anh như cô vẫn nghĩ. Ông vẫn thường hay nói những câu ngọt ngào với cô nhưng thực chất chỉ muốn lợi dụng cô cho việc quảng cáo của công ty. Mỹ Anh đẹp như vậy chắc chắn sẽ hút rất nhiều khách biết đến công ty của ông – đó là tất cả những gì ba tôi nghĩ đến. Không phải tình yêu hay vẻ đẹp mà là tiền bạc. Ngày nào ba tôi cũng đến quán bar mời cô những loại rượu đắt tiền nhất của quán. Không chỉ có vậy ông còn hứa sẽ cho cô những tờ tiền đô la lên đến mấy trăm nếu Mỹ Anh chịu làm quảng cáo cho công ty và tất nhiên cũng phải chịu làm... bạn gái của ông. Nói là "bạn gái" nhưng thực chất ba tôi chỉ muốn lấy cái danh hiệu đó để giữ cô lại lâu. Tiền bạc đã che mắt cô cũng giống như cách chúng đã che mắt ba tôi vậy.

Nhưng không phải lúc nào hạnh phúc cũng đến. Ai rồi cũng phải trả giá cho sự ngu muội của mình. Có như vậy thì đời mới trở nên "lạ".

Đó là ngày kỉ niệm hai năm ba và cô quen nhau. Mỹ Anh tất bật từ sáng chỉ vì muốn tạo cho ba tôi sự vui vẻ. Ngược lại, có vẻ như ông chẳng thèm quan tâm ( hoặc có thể ông còn không nhớ cái ngày này ) nên ba tôi ra khỏi nhà cả ngày. Đến tối ông trở về với bộ dạng xộc xệch. Đi cùng với ông không phải là tài xế riêng mà là... "bồ riêng" của ông. Mỹ Anh đứng ngơ ngác và cũng không giấu được sự tức giận của mình. Cô đi thẳng đến con người tàn ác bội bạc kia. Cô tát vào khuôn mặt hóc hách của ông. Cái tát nhẹ vì cô quá yếu nhưng nó chứa một sự căm phẫn mãnh liệt. Cô tức vì mình bị lừa dối, cô tức vì mình đã dành cả đời con gái cho loại người ác tính kia, cô tức vì mình...quá ngu muội.

Ba tôi không nói gì. Ông chỉ đứng đó liếc nhìn khuôn mặt đẫm nước mắt của Mỹ Anh rồi ra lệnh cho vệ sĩ đưa người phụ nữ kia về nhà. Cô ta bước ra khỏi cửa cũng không quên nhếch môi cười khinh bỉ Mỹ Anh. Cô ta cười vì đã cướp được từ tay người đàn bà đẹp đẽ kia một người đàn ông giàu có, người đàn ông mà Mỹ Anh hết mực yêu thương.

Chờ đến khi bạn gái của mình đi khỏi, ba tôi mới bắt đầu mở miệng nói chuyện cùng Mỹ Anh. Câu nói đầu tiên của ông là cho cô biết : suốt thời gian qua ông đã lợi dụng cô. Sau đó ông chỉ biết cuối gầm mặt xin lỗi và mong sự tha thứ mỏng manh của cô đến với ông. Nhưng Mỹ Anh giờ đây không còn tin vào nét mặt giả tạo của người đàn ông đối diện mình. Cô dường như mất hết tự chủ sau khi biết mình đã mắc bẫy ba tôi. Cô cầm lấy con dao đặt trên bàn, tiến thẳng đến chỗ ông. Nhưng ba tôi đã nhanh tay cầm lấy bàn tay yếu ớt cầm dao chưa vững của cô. Mỹ Anh cố hết sức để thoát khỏi sức mạnh kia. Hai người dằn co, dằn co mãi cho đến khi bi kịch xảy ra. Trong lúc đang dành nhau qua lại con dao, có lẽ ba tôi đã vô tình chĩa thẳng con dao ấy xuyên ngực cô. Máu tuôn ra – những giọt máu chứa đựng sự hận thù cuối cùng của cô. Lúc đó hẳn cô đã rất hối hận. Giá như không phải vì tiền, không phải vì tình yêu quá đỗi dành cho ba tôi thì cô đã không chết oan như vậy. Mỹ Anh gục xuống. Máu vẫn cứ tuôn.

Ba tôi hoảng hốt quăng con dao ra xa. Nhưng thật đáng tiếc: vân tay của ông đã dính trên con dao ghê rợn ấy. Đáng tiếc hơn là tài xế riêng của ông đã chứng kiến hết tất cả mọi việc từ xa. Tài xế của ông không biết đã xảy ra chuyện gì. Cái ông thấy là lúc ba tôi cầm dao đâm thẳng vào người Mỹ Anh. Ông lặng lẽ trốn đi gọi điện cho cảnh sát. Ông không dám nói lớn vì sợ ba tôi sẽ giết cả ông.

Đó là một buổi sáng ồn ào. Âm thanh chói tai của một loạt xe cảnh sát đánh thức tôi. Bước xuống nhà tôi hốt hoảng khi thấy có rất nhiều máu. Tôi lại càng hốt hoảng hơn khi thấy ba tôi bị trói tay đứng cạnh những viên cảnh sát. Tôi bối rối không biết chuyện gì bèn chạy nhanh đến chỗ ba tôi. Nhưng một ai đó đã nắm tay tôi lại. Tôi gào thét dùng hết sức lực để chạy đi đến chỗ ông. Nhưng vì tôi còn quá bé nên không tài nào thoát ra được. Tôi chỉ biết đứng đó khóc, khóc mãi cho đến lúc một chú cảnh sát đến thì thầm vào tai tôi : " Bố cháu là kẻ sát nhân".

Tôi không biết kẻ sát nhân là gì, tôi cũng không biết ba tôi đã làm gì sai. Điều tôi biết rõ nhất chính là: ba tôi là một người hiền lành trong mắt tôi. Ông đã nuông chiều tôi rất nhiều. Và tôi mãi yêu ông cho dù đôi khi ông không màng quan tâm đến tôi.

Nước mắt ông cứ rơi. Hai tay đang còng chặt đã dần buông lõng vì mỏi. Ba tôi cuối gầm mặt. Bộ quần áo trắng tinh đắt tiền yêu thích của ông ngày nào giờ thấm đầy máu – máu của người phụ nữ mà ông đã lợi dụng. Một lát sau, mọi người giải ba tôi đi. Tôi chỉ biết chạy theo gọi ông ráo riết. Chạy đến nỗi chân tôi mỏi mà khoảng cách của ông và tôi ngày càng xa.

Tôi đứng khóc. Sau lưng là những lời xì xầm gì đó mà tôi không nhớ. Tôi chỉ nhớ sau đó tôi được đưa đến trại mồ côi. Chia tay căn biệt thự rộng lớn, tôi đến một ngôi nhà nhỏ - ngôi nhà tình thương. Ở đó có nhiều trẻ em chạc tuổi tôi nhưng lại ốm yếu và phờ phạc hơn tôi. Nhưng tôi chỉ nghĩ đến ba. Tôi không biết giờ này ông đang ở đâu và làm gì, ông có ai bên cạnh hay không và...ông có nhớ đến tôi hay không ?

Thời gian cứ trôi qua, để lại cho ta những giọt nước mắt và kỉ niệm buồn. Tôi không nhớ những chuyện sau đó xảy ra như thế nào. Tôi chỉ biết ngay tại thời điểm này tôi đang phải đối diện với cuộc sống nghèo nàn, khó khăn cùng với người phụ nữ xa lạ khác. Nhưng bà đã không còn xa lạ với tôi vì bà đã nuôi tôi, giống như cách mà ba đã từng yêu tôi.

Tôi đã phải trải qua một cuộc đời khốn khổ như vậy.
Đau buồn
Mệt mỏi
Mất mát
Nhưng tôi đã quen rồi. Quen với việc bị trêu chọc, quen với việc phải đối mặt với bước đường cùng của cuộc sống. Một đứa con gái nhỏ bé phải tập tành sống mạnh mẽ vì nó biết nếu nó yếu đuối sẽ không có ai đỡ nó dậy. Sẽ không có ai có thể hiểu được cái cuộc sống mà tôi đang trải qua để chia sẻ với tôi. Không thể trách tại sao tôi lại kém may mắn đến vậy, chỉ là tôi trách: đời quá bất công !

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro