Vấn đề 13: Chiến lược cạnh tranh của báo chí, truyền thông

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vấn đề 13: Chiến lược cạnh tranh của báo chí, truyền thông

- Chiến lược chất lượng sản phẩm

- Chiến lược về giá

- Chiến lược công nghệ

- Chiến lược con người

- Chiến lược tài chính

- Chiến lược thị trường

1.Cạnh tranh là gì ?

Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ,người tiêu dung, thương nhân,...)nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa , dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế , thương mại khác để thu lại nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ cùng một ngành...

2. Cạnh tranh báo chí :

- Cạnh tranh giữa các loại hình, kênh, lực lượng làm báo

- Với mục đích : lôi kéo độc giả, tăng doanh thu

- Cạnh tranh giữa : phóng viên, tòa soạn, các loại hình, cạnh tranh với chính mình, nội dung thông tin, cạnh tranh thời gian, trang thiết bị, nội dung - hình thức hoặc ảnh hưởng của các loại hình truyền thông mới

3. Cạnh tranh trong truyền thông :

Theo Kantar Media Việt Nam, cả nước hiện có198 kênh truyền hình được phát từ 65 đài truyền hình công, và 11 đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền.

Do ngày càng có nhiều kênh truyền hình tham gia thị trường, và nội dung cũng trùng lặp nhau rất nhiều, nên cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt.

5 chiến lược cạnh tranh cơ bản theo giáo sư của trường Đại học Havard (Mỹ) , chiến lược cạnh tranh bao gồm 5 chiến lược cạnh tranh cơ bản :

a. Chiến lược chi phí thấp nhất :

- Mục đích : theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhất để tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất.

- Đặc điểm : tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí, không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm , không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm mới, nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là "khách hàng trung bình".

b. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm :

- Mục đích : theo đuổi chiến lược hóa sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất , độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn khách hàng bằng những sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh không thể.

- Đặc điểm : cho phép công ty định giá ở mức cao,tập trung vào việc khác biệt hóa, chia thị trường ở nhiều phân khúc khác nhau,vấn đề chi phí không quan trọng.

c. Nhu cầu tác dụng và khác biệt hóa sản phẩm :

- khác biệt hóa sản phẩm ở 1 chừng mực nào đó để nhu cầu đạt được ở mức độ tối thiểu cần có.

- khác biệt hóa sản phẩm ở mức cao hơn đối thủ để tạo ra sự sắc bén.

- Khác biệt hóa sản phẩm bằng sự độc đáo trong sản phẩm mà không có đối thủ cạnh tranh nào làm được.

- Khác biệt hóa sản phẩm bằng sự đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ sở thích , thị hiếu khác nhau của khách hàng.

- Khác biệt hóa sản phẩm dựa vào khả năng nổi bật của công ty mà đối thủ cạnh tranh không thể sánh bằng.

d. Chiến lược tập trung

- Chỉ đáp ứng nhu cầu của 1 phân khúc thị trường nào đó thông qua yếu tố địa lý , đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm.

- Đặc điểm : có thể theo chiến lược chi phí thấp, có thể theo chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, tập trung phục vụ phân khúc thị trường mục tiêu.

e. Chiến lược phản ứng nhanh:

- Trong quá trình cạnh tranh, các tổ chức báo chí - truyền thông đi từ chiến lược chi phí thấp , rồi đến chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và sau đó có thể kết hợp 2 chiến lược trên.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro