Chức năng của ngôn ngữ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất và là phương tiện của tư duy

I.NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP VẠN NĂNG

- Về mặt số lượng: Nó phục vụ cho cả loài người

- Về mặt chất lượng: Nó giúp cá nhân con người bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp.

Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người (Ví dụ: hệ thống kí hiệu hoá học, toán học)... Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc (Ví dụ: ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định, hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao). Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với ngôn ngữ từng tộc người (ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn... mà phục vụ cộng đồng một cách vô tư). 

Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương tiện không kén người dùng. Vạn năng có nghĩa là sự phổ biến và phổ thông (phổ cập). Đó là nghĩa về số lượng. 

Nghĩa thứ hai của vạn năng là nghĩa về chất lượng của phương tiện giao tiếp: Ngôn ngữ có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu (từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh  tế về tình cảm; đến những nhu cầu về khuyến lệnh (request) của người nói với người nghe; đến những nhu cầu về trao đổi các kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức)... Trong khi đó, những phương tiện khác chỉ đáp ứng được một phần nào đó rất nhỏ những nhu cầu về bộc lộ và giao tiếp của con người

II.NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN TƯ DUY

Thể hiện ở 2 khía cạnh:

-1.NN là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Ko có từ nào biểu hiện khái niệm, tư tưởng và ngược lại.

-2.NN trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng: Mọi ý nghĩ, tư tưởng trở nên rõ ràng khi được biểu hiện = ngôn ngữ.

=> NN và tư duy thống nhất với nhau, có NN thì có tư duy và ngược lại.

Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ thường được các nhà logic học hình dung theo 3 cấp độ sau đây:

CáiĐượcBiểuHiện 
Tư duy (HT ý niệm)

CáiBiểuHiện 
Ngôn ngữ (HT tín hiệu)

1

Khái niệm

Từ ngữ định danh (từ)

2

Phán đoán

Ngữ, câu/ phát ngôn (câu)

3

Suy lí

Tập phát ngôn, đoạn (văn bản)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro