Untitled Part 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


MÔN CƠ SỞ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Câu 1. Phân tích khái niệm, nguyên tắc QLMT môi trường. Liên hệ thực tế việc áp dụng các nguyên tắc ở Việt Nam?

1. QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý XH, có tác động điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người, dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề về TN&MT liên quan tới con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự PTBV và sử dụng hợp lý tài nguyên.

* Phân tích khái niệm

Ý 1: xem xét việc quản lý môi trường là 1 hoạt động tất yếu như các hoạt động khác như: kinh tế, an ninh....

Ý 2: suy cho cùng là 1 hoạt động quản lý nên đích đến cuối cùng là quản lý con người.

Ý 3: tiếp cận hệ thống: xem xét các yếu tố, vấn đề quản lý như là 1 thành phần của 1 hệ thống nhằm tìm các mối liên quan lẫn nhau.

Ý 4: kỹ năng điều phối thông tin: các kỹ năng bổ trợ nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất.

Ý 5: định lượng vấn đề: mọi vấn đề phải định lượng nhằm đưa lại kết quả đánh giá cao nhất.

Ý 6: mục tiêu cao nhất là phát triển bền vững vì môi trường là 1 hợp phần trong 3 hợp phần kinh tế - xã hội – môi trường.

2. Ngtắc QLý TNMT là những qtắc chỉ đọa những tiêu chuẩn hành vi mà chủ thể qlý TN&MT cần phải tuân theo trong suốt qtrình qlý của mình để đạt đc hiệu quả lớn nhất trong ctác QL TNMT.

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

§ Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong QLTNMT. Để phát triển công tác quản lý TNMT bền vững thì phải đáp ứng được 7 nguyên tắc của PTBV.

Đối với mỗi quốc gia khác nhau thì được cụ thể hóa trong chính sách, đường lối của nhà nước.

+ Thực tiễn ở Việt Nam

- Năm 1990: Thành lập Cục Môi Trường

- Năm 1991: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 1991 – 2000

- Năm 1993: Luật BVMT, sửa đổi 2005, 2014.

- Năm 1998: Nghị quyết của bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH – HĐH.

- Tháng 8/2000: Chính phủ quyết định soạn thảo Chương trình nghị sự 21 quốc gia.

- Năm 2003: Bộ TN và MT, Chiến lược quốc gia BVMT.

- Tháng 8/2004: Định hướng chiến lược về phát triển bền vững.

ð Kinh tế phát triển nhanh, theo chiều rộng, đời sống xã hội được cải thiện.

ð Việt Nam phê chuẩn công ước, điều ước , hiệp ước....quốc tế và môi trường.

§ Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.

Vì môi trường không có ranh giới biên giới quốc gia.

Việc kết hợp mục tiêu này thể hiện thông qua tích cực tham gia công tác quốc tế, điều ước quốc tế, luật quốc tế...

VD: Hợp tác trong phát triển khu vực sông Mekong giữa các nước trong khu vực.

Công ước RAMSAR 1971, Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC- 1992), Công ước BASEL, 1989,...

§ Hướng QLTNMT xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.

Cần phải sử dụng nhiều công cụ, biện pháp: luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, KH, KT, công nghệ để bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường, công cụ KT có hiệu quả trong nền KT kế hoạch hóa thì công cụ luật pháp có hiệu quả nhất.

VD: Đối với quản lý rừng, các biện pháp giao đất, giao rừng, quản lý dựa vào cộng đồng và truyền thông môi trường luôn đem lại hiệu quả cao hơn là việc bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát. Nhưng đối với việc quản lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đất nước,không khí thì việc sử dụng các công cụ kinh tế và kiểm soát ô nhiễm luôn là ưu tiên hàng đầu.

§ Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.

Nếu không phòng chống thì khi xảy ra ÔNMT sẽ gây tốn kém về chi phí, nhân lực.

+ Ở Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của các công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương đã chỉ đạo và ban hành 1 số văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý liên quan đến công tác này.

Hệ thống pháp luật BVMT của VN đã bước đầu được hình thành, vấn đề phòng ngừa, khắc phục sự cố MT đã được đưa vào 1 chương cụ thể của Luật BVMT 2005.

§ Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

VD:

Người khai thác than phải trả tiền cho các ảnh hưởng: lượng tài nguyên do bị mất đi, các tài nguyên rừng bị mất, tài nguyên đất bị mất, cùng với các ảnh hưởng đến chất lượng và trữ lượng của nguồn nước ngầm....

Câu 2. Trình bày hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam? Phân tích thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT ở Việt Nam

- Hệ thống cơ quan quản lý môi trường được phân cấp từ trung ương đến địa phương, cao nhất là Chính Phủ, Chính Phủ thống nhất cả nước về quản lý TN&MT, tiếp là Bộ TNMT chịu trách nhiệm trước Chính Phủ => các bộ khác => UBND cấp tỉnh, cấp xã.

- Hệ thống cơ quan QLNN về TNMT được chia thành các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

+ Thẩm quyền chung: Chính Phủ, UBND tỉnh, UBND huyện – xã.

+ Thẩm quyền chuyên môn: Bộ TNMT, Các cơ quan QLTNMT ở các bộ khác, chi cục BVTNMT, Sở TNMT, Phòng TNMT.

· Thuận lợi

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tạo quán triệt quan quan điểm phát triển kinh tế, xã hội phải đi đôi với BVMT.

- Hệ thống pháp luật về môi trường được hình thành sớm, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý.

- Có được sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế về kinh nghiệm quản lý.

- Đội ngũ tri thức, bộ phận nghiên cứu về môi trường.

· Khó khăn

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, hiệu quả thực thi chưa cao.

- Sự chồng chéo trong quản lý giữa các Bộ, cơ quan dưới bộ trong quản lý môi trường.

- Nền kinh tế chưa phải là nền kinh tế thi trường thực sự nên một số công cụ quản lý áp dụng không hiệu quả.

- Nguồn nhân lực chất lượng cho hệ thống quản lý còn thiếu.

- Trình độ nhận thức của người dân còn thấp.

Câu 3. Phân tích nội dung quản lý nhà nước về môi trường?

– Luật Bảo vệ MT VN 2014)

1. XD, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật về bảo vệ MT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật MT.

Đây là việc làm quan trọng nhằm đảm bảo các văn bản pháp luật được thực thi đúng, rõ ràng.Các cơ quan các cấp thực hiện việc này.

VD: Quốc hội ban hành luật, Bộ tài nguyên ban hành các văn bản dưới luật, ủy ban nhân dân các cấp ban hành và thực thi các văn bản quản lý, các quy chuẩn và hệ thống tiêu chuẩn nhằm kiểm soát chất lượng môi trường và ô nhiễm đối với các thành phần môi trường.

2. XD, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ MT.

Chiến lược chính sách rất quan trọng thể hiện tầm nhìn dài hạn trong việc thực hiện các mục tiêu về môi trường phục vụ cho phát triển bền vững.

VD: chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, chương trình hành động về đa dạng sinh học, kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề.....

3. Tổ chức, XD, quản lý hệ thống quan trắc;định kỳ đánh giá hiện trạng MT, dự báo diễn biến MT.

Hệ thống quan trắc cực kì quan trọng, cung cấp số liệu nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đồng thời việc đánh giá chất lượng MT và dự báo diễn biến.

Điều này cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quản lý, đề xuất các biện pháp cải thiện đồng thời với quy hoạch hợp lý các hành động phát triển.

4. XD, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ MT; thẩm định báo cáo đánh giá MT chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động MT và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ MT; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ MT.

Quy hoạch BVMT phải được cơ quan có thẩm quyền tham gia nhằm xác định xem việc bố trí, sắp xếp các thành tố trong quy hoạch có hợp lý hay không, hù hợp với mục tiêu phát triển hay không...

5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ÔN; cải thiện và phục hồi MT.

Quản lý mối tác động giữa con người với các gen, các loài và hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng các thế hệ tương lai, thu gom, vận chuyển, xử lý, đồng thời góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải.

6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về MT.

Nhằm kiểm soát tốt hơn các hoạt động phát triển có ảnh hưởng đến môi trường

VD: thu hồi giấy phép hoạt động đối với các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng mà không xử lý ô nhiễm, cấp giấy phép khai thác tài nguyên, cấp giấy chứng nhận không gây ô nhiễm môi trường, chứng nhận nhãn xanh, nhãn sinh thái....

7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về bảo vệ MT; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ MT; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ MT; xử lý vi phạm Pháp luật về bảo vệ MT.

8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý MT; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, Pháp luật về bảo vệ MT.

Đào tạo nhân lực là 1 bươc quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý, làm phù hợp với các vấn đề môi trường thời đại.

Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về BVMT, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đưa luật pháp vào gần gũi với người dân hơn.

9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bv MT.

Phát triển công nghệ môi trường: xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trươgnf trong sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghệ tái chế chất thải.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ góp phần dự báo, phòng ngừa, cải tạo, phục hồi, xử lý ô nhiễm MT và bảo tồn đa dạng sinh học.

10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ MT.

Nhằm cân đối ngân sách trong các hoạt động bảo vệ MT, chú trọng vào các hoạt động trọng điểm, quan trọng, tác động mạnh tới môi trường sống, con người và sinh vật

11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ MT.

Đó là các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BĐKH, môi trường, tài nguyên, khí tượng thủy văn, quản lý đất đai thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành.

Câu 4. Khái niệm, phân loại công cụ quản lý môi trường

1. Khái niệm: Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp, phương tiện mà chủ thể quản lý TN&MT sử dụng trong suốt qúa trình quản lý để đạt được hiệu quả lớn nhất trong công tác quản lý TN&MT

2. Phân loại:

a.Phân loại theo bản chất

- Công cụ Luật pháp – chính sách: bao gồm các quy định luật pháp và chính sách về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về MT : Luật TN nước, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai...

Công cụ luật pháp – chính sách bao gồm tất cả các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia như phát triển ngành năng lượng, phát triển nông nghiệp, phát triển giáo dục.

Công cụ luật pháp – chính sách có thể là các quy định văn bản dưới luật của các ngành ở từng quốc gia như nghị định, tiêu chuẩn cũng như các quy định của các cơ quan tối cao của chính quyền địa phương.

- Công cụ kinh tế: là công cụ đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công cụ kinh tế rất đa dạng như: thuế MT, nhãn sinh thái, phí MT, cota ô nhiễm, quỹ MT,...

Các công cụ kinh tế nhanh chóng được hoàn thiện theo thời gian và chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

- Công cụ kỹ thuật: gồm các công cụ đánh giá MT, kiểm toán MT, quy hoạch MT, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng...

Công cụ kỹ thuật có tác động trực tiếp tới các hoạt động gây ra ô nhiễm và phân bố chất ô nhiễm trong MT hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất.

- Công cụ phụ trợ: gồm GIS, mô hình hóa MT, giáo dục truyền thông về MT..

Công cụ phụ trợ không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này.

b. Phân loại theo chức năng:

- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: luật pháp, chính sách mà nhờ đó nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới việc phát sinh ra chất ô nhiễm.

- Công cụ hành động: công cụ hành chính (quy định hành chính, quy định xử phạt) và công cụ kinh tế có tác động trực tiếp tới lợi ích KT – XH của cơ sở sản xuất kinh doanh.

(đây là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức MT trong ctác bvMT)

- Công cụ phụ trợ: công cụ kĩ thuật (mô hình hóa, GIS) và công cụ GD- truyền thông

Câu 5. Trình bày vai trò của các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường ở Việt Nam. Lấy VD cụ thể

Công cụ Pháp luật, chính sách hay còn gọi là công cụ pháp lý bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật khác, các kế hoạch, các chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế địa phương nhờ đó mà nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới việc phát sinh chất ô nhiễm.

v Các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường ở Việt Nam

- Luật quốc tế về môi trường: là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán quốc gia.

Phân tích:

+ Khi tham gia ký kết các công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế về môi trường chúng ta được lợi:

_ Vd: khi tham gia công ước khung liên hợp quốc – nghị định thư Kyoto Việt Nam có thể tham gia cơ chế phát triển sạch, được sự hỗ trợ của quốc tế về nhiều mặt: kho học, kỹ thuật, vốn.... giảm nhẹ rủi ro thiên tai ứng phó với BĐKH.

_ Tham gia công ước Ramsar nhận được tài chính hỗ trợ quốc tế về bảo tồn khu đầt ngập nước.

- Luật BVMT Việt Nam: là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động BVMT.

_ Đây là văn bản luật có hiệu lực cao nhất sau hiến pháp.

_ Các văn bản dưới luật: quy chuẩn, tiêu chuẩn => đánh giá mức ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm.

_ Các nghị định hướng dẫn về xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm thực thi tốt hơn vấn đề dự báo tác động khi có 1 dự án phát.

_ Các văn bản pháp luật quy định rõ ràng chức năng, quyền hạn của các cơ quản lý

_ Các hình thức xử phạt...

_ Vd: luật biển và hải đảo....

_ Các vấn đề về nhân quyền: bình đẳng giới, trẻ em cung được nêu trong luật mới nhất thể hiên tinh thần tiến bộ đổi mới.

- VD: Để đảm bảo tính hệ thống và toàn diện của lĩnh vực BVMT, Luật BVMT 2014 có chương riêng về BVMT biển hải đảo bao gồm các quy định chung về BVMT biển, hải đảo, kiểm soát và xử lý ô nhiễm MT biển và hải đảo, phong ngừa và ứng phó với sự cố MT biển và hải đảo.

Luật TN và MT biển, hải đảo sẽ được cụ thể hóa trong các quy định và thống nhất luật BVMT 2014.

Câu 6. Phân biệt tiêu chuẩn MT, Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; Trình bày hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở Việt Nam và phân tích ý nghĩa của việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật trong QLMT

Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chất thải, được cơ quan có thẩm quyền quy định, công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định về mức giới hạn, yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

Sự khác nhau giữa Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Tiêu chí

Tiêu chuẩn

Quy chuẩn

Nội dung

Quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý.

Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý

Cơ quan ban hành

Do 1 số tổ chức công bố dưới dạng văn bản

Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản.

Tính băt buộc áp dụng

Tự nguyện

Bắt buộc và có hiệu lực pháp luật

Đối với thương mại quốc tế

Sản phẩm nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn sẽ vẫn được lưu thông trên thị trường.

Khi sản phẩm nhập khẩu mà không đáp ứng được các yêu cầu của 1 quy chuẩn kỹ thuật nó sẽ k được đưa ra thị trường.

Phạm vi ảnh hưởng

Có tầm ảnh hưởng rộng lớn, đối tượng đa dạng hơn.

Tầm ảnh hưởng trong 1 quốc gia

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở Việt Nam

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng môi trường xung quanh

- Chất lượng nước (03): nước mặt (QCVN 08); nước ngầm (QCVN 09); nước biển ven bờ (QCVN 10)

- Chất lượng không khí (02): chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05); một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06); khí xung quanh (QCVN 06).

- Chất lượng đất (02): Kim loại nặng (QCVN 03; hóa chất Bảo vệ thực vật (QCVN 15).

- Tiếng ồn (QCVN 26);

- Rung (QCVN 27)

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khí thải:

- 02 QCVN cho tất cả các ngành công nghiệp: QCVN 19 và QCVN 20/2009/BTNMT.

- 06 QCVN riêng cho một số ngành: lò đốt chất thải y tế (QCVN 02); sản xuất phân bón hóa học (QCVN 21); nhiệt điện (QCVN 22); xi măng (QCVN 23); lò đốt chất thải công nghiệp (QCVN 30); lọc hóa dầu (QCVN 34)

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải:

- 01 QCVN về nước thải sinh hoạt (QCVN 14)

- 01 QCVN về nước thải y tế (QCVN 28)

4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải:

- QCVN 07 về ngưỡng chất thải nguy hại

5. QCVN khác

- 01 QCVN cho tất cả các ngành công nghiệp (QCVN 24);(QCVN 24);

- 07 riêng cho một số ngành: chế biến cao su thiên nhiên (QCVN 01); chế biến thủy sản (QCVN 11); sản xuất giấy và bột giấy (12); dệt may (13); nước rỉ bãi rác (25); kho và cửa hành xăng dầu (29); nước khai thác từ các công trình dầu khí (35);

- QCVN 36 về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển. 03 QCVN về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: sắt thép (QCVN 31), nhựa (QCVN 32), giấy (QCVN 33)

* Ý nghĩa

- Quy chuẩn MT có vai trò rất quan trọng trong quản lý môi trường nó là công cụ phục vụ quản lý Nhà nước, đảm bảo lợi ích cho môi trường và lợi ích cộng đồng.

- Quy chuẩn MT là cơ sở để đánh giá chất lượng MT xung quanh và kiểm soát ô nhiễm MT do các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người gây ra

- Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho việc quản lý MT và kiểm soát ô nhiễm ngày càng tốt hơn, phù hợp với đòi hỏi của tình hình hoạt động công nghiệp và dịch vụ, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam cần được hoàn thiện đầy đủ hơn nữa cae về chất lượng và số lượng.

Câu 7. Trình bày khái niệm và mục đích của công cụ kinh tế trong QLMT, liệt kê các công cụ kinh tế đang áp dụng ở Việt Nam và phân tích khó khăn khi áp dụng công cụ kinh tế ở Việt Nam

1. Khái niệm: Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới MT, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra các thiệt hại cho MT và sức khỏe cộng đồng

2. Mục đích:tác động trực tiếp tới thu nhập của người sản xuất hoặc hiêu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường.

3. Các công cụ kinh tế đang áp dụng ở Việt Nam:

- Thuế MT: Thuế tài nguyên (Luật thuế tài nguyên 2009), thuế môi trường (Luật thuế bv MT 2010)

- Phí MT

- Lệ phí MT

- Giấy phép và thị trường GP MT (Quota ÔN)

- Cơ chế pt sạch (CDM)

- Hệ thống kĩ quỹ và hoàn trả

- Trợ cấp MT

- Qũy MT

- Nhãn sinh thái

- Đền bù thiệt hai và ngân sách.

4. Phân tích khó khăn

- Khó khăn chung:

+ Hệ thống thực thi còn chưa chặt chẽ

+ Nền kinh tế chưa phải nền kinh tế thi trường

+ Ý thức của các đối tượng áp dụng chưa cao, chưa tự giác.

- Khó khăn đối với từng loại:

+ thuê tài nguyên: cách tính thuế chưa phù hợp với dạng tài nguyên không tái tạo

vd: khoáng sản, sản phẩm từ rừng....

+ Thuế và phí môi trường

_ Thuế MT làm tăng chi phí đầu vào và giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới phân phối thu nhập.

_ Đầu tư hệ thống thiết bị và hệ thống quản lý giám sát kiểm soát việc đánh thuế vào các hành vi gây ô nhiễm đòi hỏi chi phí lớn.

_ chi phí quản lý có thể cao hơn mức phí và lệ phí thu dẫn đến thu phí, lệ phí không hiệu quả trên phương diện kinh tế.

+ Giấy phép xả thải ( cota ô nhiễm)

_ thiếu chuyên gia trong lĩnh vực xác định cota

_ Cách phân phối cota dễ bị làm sai lệch, không công bằng.

_ Thiếu năng lực điều khiển thị trường cota.

+ Cơ chế phát triển sạch

_ Thủ tục còn rườm rà, cản trở sự tiếp cận.

_ Còn ít dự án đăng ký CDM trong khi VN có rất nhiều tiềm năng.

_ Giá CER biến động

_ Cơ chế khuyến khích hỗ trợ chưa đáp ứng.

+ Ký quỹ môi trường

_ Mức ký quỹ chưa hợp lý

_ Ý thức tự giác của doanh nghiệp chưa cao.

+ Quỹ môi trường

_ Nguồn vốn quỹ sử dụng chưa hiệu quả

_ Mức độ phổ biến quỹ đến các đối tượng còn thấp

_ Nguồn kinh phí còn ít, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển.

Câu 8. Khái niệm, phân loại, mục đích của thuế môi trường; Việt Nam có loại thuế môi trường nào? Trình bày ý nghĩa của loại thuế đó trong bảo vệ môi trường

1. Khái niệm: Thuế MT là khoản thu của ngân sách NN, nhằm điều tiết các HĐ có ảnh hưởng tới MT và kiểm soát ÔN MT.

2. Mục đích của thuế MT:

- Tạo nguồn thu cho ngân sách NN từ ng gây ÔN, làm thiệt hại cho XH để bù đắp các chi phí xh

- Kiểm soát ÔN, điều chỉnh hành vi của ng gây ÔN

Thuế MT có thể chia thành 2 loại:

+) Thuế gián thu: đánh vào gtrị SP hh gây ra ÔN MT trong qtrình SX

+) Thuế trực thu: đánh vào lượng cthải độc hại đvs MT cho csở SX gây ra (như thuế CO2, S02, thuế do hđ kthác Ksản)

3. Các loại thuế MT áp dụng ở Việt Nam

Việt Nam có Luật thuế BVMT được quốc hội thông qua 15/11/2010, quy định thuế BVMT là loại thuế gián thu.

4. Ý nghĩa

- Thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước: chính sách thuế đồng bộ sẽ tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng công bằng.

- Là công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

- Làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng theo hướng có lợi cho môi trường, góp phần kích thích và điểu chỉnh sản suất và tiêu dùng theo hướng BVMT.

- Thúc đẩy nhà sản xuất phải đổi mới công nghệ, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng có hiệu quả với các loại năng lượng và nguồn lực, làm thay đổi quy mô và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng.

Câu 9. Khái niệm Cota ô nhiễm, lợi ích và hạn chế của Cota ô nhiễm

1. Khái niệm: Cô-ta ÔN là 1 loại GP xả thải mà thông qua đó NN công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp... đc thải 1 lượng thải nhất định vào MT trong 1 quãng thời gian XĐ

2. Ưu điểm:

- Khi có mức phân bổ cô-ta ÔN ban đầu, người gây ÔN có quyền mua và bán cô-ta, họ có thể linh hoạt lựa chọn giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ÔN vs chi phí thấp nhất.

+) Khi chi phí xử lý > giá cô-ta: Mua cô-ta để đc phép xả thải chất gây ÔN

+) Khi chi phí xử lý < giá cô-ta: Đầu tư xử lý ÔN để đạt TCMT

3. Nhược điểm:

- Để xác định chính xác giá trị cô ta ÔN và cấp cô ta cho 1 khu vực, 1 lưu vực và 1 vùng cần phải có các nghiên cứu về khả năng đồng hóa chất thải của MT => đòi hỏi kinh phí và kinh nghiệm chuyên môn cao

- Giá cô-ta tại các thời điểm là khác nhau

- Chỉ có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường vs 1 hệ thống VB quy phạm PL hoàn chỉnh và có hiệu lực cao từ các cquan qlý NN

Câu 10. Khái niệm, mục đích của Cơ chế phát triển sạch (CDM); Vì sao Việt Nam lại thực hiện dự án CDM; Lấy một số ví dụ về dự án CDM trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, năng lượng

1. Khái niệm: Cơ chế phát triển sạch (CDM) là 1 cơ chế tài chính kĩ thuật có tác động giảm thiểu lượng phát thải các khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,CFCs,PFCs và SF6...) đc đề xuất trên cơ sở nghị định thư Kyoto.

2. Mục đích: Theo điều 12 Nghị đinh thư Kyoto nhằm giúp các bên không thuộc phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững và đóng góp vào mục tiêu cuối cùng của công ước, giúp các bên phụ lục I đạt được sự tuân thủ các cam kết của mình về giảm và hạn chế phát thải định lượng theo điều 3.

3. Vì sao Việt Nam lại thực hiện CDM:

Chính phủ VN rất quan tâm đến vần đề BĐKH và cho rằng sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa mà VN là 1 trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất.Chính phủ cũng tin rằng khí nhà kính là nguyên nhân gây nên sự nóng lên toàn cầu.Chính hủ đã ký công ước khung BĐKH ngày 11/6/1994 và ký nghị định thư Kyoto ngày 3/12/1998 và phê chuẩn ngày 25/12/2002.

Việc tự nguyên tham gia CDM, VN mong muốn đóng góp vào việc BVMT toàn cầu. Thông qua CDM, VN sẽ có những đầu tư bổ sung và chuyển giao công nghệ sạch từ các nước phát triển. Quan điểm của VN là:

- Việc tránh sự nóng lên toàn cầu là việc chung, nhưng các nước phát triển phải có trách nhiệm và dẫn đầu

- Sự cố gắng của cộng đồng quốc tế cân đối hơn giữa việc giảm thải và các biện pháp ứng phó.

4. Ví dụ về 1 số dự án CDM

- Trong lĩnh vực lâm nghiệp: theo chương trình dự án của trung tâm nghiên cứu giống cây lâm nghiệp của Viện khoa học lâm nghiệp VN được tài trợ bởi IGPO đã đang được thực thi CDM, cải tiến và thu thập những nguồn giống của loài keo và bạch đàn cho trồng rừng, nhằm nâng năng suất của 2 loài này lên và đã tăng 15-20% ns.=> tăng được khả năng hấp thụ CO2 lên 600 tấn.

- Trong lĩnh vực năng lượng:

+ ngày 30/12/2011, dự án nhà máy thủy điện Đasiat tại huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng với công suất 13,5 MW đã được đăng ký dự án CDM với số đăng ký 3908. Hằng năm tạo ra 32, 457 CER tương đương 32,457 tấn CO2/năm.

+22/5/2012, thủy điện Đa Dâng ở 2 huyện Lâm Hà và Đức Trọng đăng ký thành công với số đăng ký 5600, tạo 80,069 CER tương đương 80,069 tấn CO2/ năm.

Câu 11. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của công cụ DMC, DTM trong QLMT? So sánh sự khác nhau giữa DMC và DTM

o Khái niệm: là sự đánh giá khả năng tác động tích cực-tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Theo luật BV MT VN 2005: "ĐTM là việc ptích, dự báo các tác động đến MT của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các bp bv MT khi triển khai dự án đó"

Ý nghĩa:

ĐTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc xét duyệt và ra quyết định đối với hoạt động phát triển. Tại thời điểm này các nhân tố môi trường được xem là tương đương với các nhân tố kỹ thuật, công nghệ và kinh tế xã hội.

ĐTM không có ý nghĩa phủ quyết đối với các hoạt động phát triển. Người lập báo cáo ĐTM và chủ dự án cũng như người ra quyết định (cơ quan QLNN) không nên nhìn nhận sự đối lập của môi trường và phát triển.

2. ĐMC

o Khái niệm: ĐMC là quá trình phân tích, dự báo các tác động đến MT của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm PTBV. (Luật BVMT VN 2005)

o Ý nghĩa:

3. ĐMC tạo nên cơ sở để chọn lọc các phương án thay thế của dự án
ĐMC ở mức kế hoạch cung cấp các chiến lược chắc chắn để lựa chọn các phương án thay thế thích hợp, xác định những dữ liệu thiếu và tiến hành xem xét đánh giá tác động môi trường ở mức dự án một cách tiết kiệm hơn, nhanh hơn và thiết thực hơn. Đó là quá trình tiếp cận thứ bậc trong đánh giá tác động môi trường.
ĐMC theo vùng cung cấp tóm tắt các tác động của toàn thể các hoạt động của mỗi dự án được thực hiện trong vùng, điều đó giúp cho thắng lợi hơn trong ĐMC ở mức kế hoạch.

ĐTM ở mức dự án khó có thể phát hiện các tác động tích luỹ. Đánh giá tích luỹ tiến hành phân tích các hậu quả môi trường khi một vùng nào đó chịu sức ép của các tác động quá khứ, hiện tại và nhìn thấy tác động cả trong tương lai do các dự án tạo nên. Trong trường hợp này ĐMC sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu của các tác động loại như vậy.

Sự khác nhau giữa ĐMC và ĐTM

Phát triển

ĐTM

ĐMC

Các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường

ĐTM

ĐMC

Đối tượng

Một dự án đầu tư cụ thể

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình

Mục tiêu

Xác định, dự báo, phân tích và đánh giá tác động môi trường 01 dự án cụ thể

Xác định, dự báo, phân tích và đánh giá tổng hợp hậu quả môi trường của Chiến lược, quy hoạch, chương trình

Quy trình

Dự án phát triển được hoạch định trước khi ĐTM.

Tiến hành song song với quá trình, chương trình và lồng ghép vào bất cứ quá trình nào của chúng

Tính chất

Chi tiết, cụ thể, nặng tính kỹ thuật, ứng phó với các tác động MT tiêu cực của dự án.

Tổng hợp, chủ động cao hơn và mang tính chủ động (ngăn ngừa)

Phương pháp đánh giá

Sử dụng các phương pháp thông thường như ma trận, liệt kê, mô hình toán dự báo, nhằm vào các tác động trực tiếp ít quan tâm đến tác động tích hợp, tương hỗ, gián tiếp

Nhằm vào tất cả các tác động trực tiếp và gián tiếp nhấn mạnh tác động tích lũy tương hỗ. thường dùng phương pháp phân tích hệ thống, chuyên gia, ma trận trọng số,...

Chỉ thị đánh giá

Tiêu chuẩn môi trường

Tiêu chí phát triển bền vững

Sản phẩm

Đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, công nghệ xử lý, quan trắc môi trường...đảm bảo đạt TCMT

Đưa ra các đề xuất định hướng, lồng ghép các quan tâm môi trường trong chiến lược, kế họach, chương trình... đảm bảo PTBV.

Mức độ ảnh hưởng

Vùng cục bộ, các bên liên quan

Vùng rộng lớn, toàn xã hội

Câu 12. Liệt kê các công cụ kỹ thuật đang được áp dụng ở Việt Nam. Phân tích ý nghĩa của công cụ LCA trong quản lý môi trường? Lựa chọn một sản phẩm cụ thể và phân tích tác động đến môi trường trong vòng đời của sản phẩm đó

1. Các công cụ kỹ thuật đang được áp dụng ở Việt Nam:

- Đánh giá vòng đời SP (LCA)

- Quan trắc MT

- Đánh giá MT chiến lược ĐMC

- Đánh giá tác động MT ĐTM

- Kiểm toán MT

2. Ý nghĩa của công cụ LCA trong quản lý môi trường

- Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất

- Xây dựng 1 cơ sơ dữ liệu tổng quan về hiện trạng của hệ thống

- So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế

- Giảm phát thải khí nhà kính

- Phát triển sản phẩm, thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng

- Xác định các điểm trong vòng đời hệ thống có thể đạt được mức giảm phát thải và yêu cầu sử dụng tài nguyên lớn nhất.

- Đánh giá các giải pháp quản lý để giảm ô nhiễm và chi phí xử lý chất thải.

3. Lựa chọn và phân tích 1 sản phẩm cụ thể

Nuôi trồng cây nguyên liệu => thu hoạch => vận chuyển=> sản xuất sợi => giặt sấy => thải bỏ sản phẩm.

+ Vòng đời của cotton bắt đầu từ nuôi trồng cây nguyên liệu sợi, ở giai đoạn này tác động môi trường liên quan đến việc sử dụng nước tưới tiêu và thuốc trừ sâu, giai đoạn 2 là thu hoạch, giai đoạn 3 là vận chuyển cây bông từ nơi trồng đến nhà máy sản xuất sợi bông, giai đoạn này cần quan tâm đến phát thải khí bụi từ phương tiện vận tải đến MT không khí, giai đoạn 4 là sản xuất sợi và và giai đoạn 5 là dệt nhuộm đây là 2 giai đoạn tác động nhiều nhất đến môi trường nước và không khí do sử dụng nhiều nhiên liệu hóa chất để sản xuất ra các mảnh vải nhiều màu sắc khác nhau. Giai đoạn 6 là giặt sấy với việc tham gia của chất giăt tẩy gây ra cac tác động đên mt nước và cuối cùng là việc thải bỏ sản phẩm từ cotton.

A>N^




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro