Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người

 

I. Cơ sở tự nhiên của tâm lý người

1. Não và tâm lý

1.1. Quan điểm tâm lý- vật lí song song

- Coi quá trình tâm lý và tâm lý song song diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau trong đó tâm lý được coi là hiện tượng phụ

- Đại diện tiêu biểu:

1.2. Quan điểm đồng nhất tâm lý với tâm lý:

Tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết mật

Đại diện tiêu biểu: Búcsơne, phôtxtơ, Mêlôsốt

1.3. Quan điểm duy vật

- Coi tâm lý và tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý cơ sở vật chất là hoạt động của não bộ, nhưng tâm lý không song song hay đồng nhất với tâm lý

- Phơbách(1804- 1872): tinh thần, ý thức không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của vật chất đã được phát triển tới mức độ cao nhất là não bộ

- Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tâm lý là chức năng của bão: bộ não nhận tác động của thế giới dưới các dạng xung động thần kinh cũng những biến đổi lí hoá ở từng nơron, từng xi náp,các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ não và vỏ não, làm cho não bộ trở nên hoạt động  theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lý này hay hiện tượng tâm lý kia theo cơ chế phản xạ.

Sự tăng tương đối trọng lượng não trên các bậc thang kế tiếp nhau của chủng loài phát sinh

Theo số liệu của Khau

Theo số liệu của Ia.Ia. Rôghinxki

Lợn biển

0.06

Linh trưởng

0.13-1.37

Thỏ

0.10

khỉ cấp thấp

0.56-2.22

Vượn

0.43

Vượn người

2.03-7.35

Tinh tinh

0.52

Cá voi

6.72

Người

1.0

Voi

9.62

Người

32.00

Tương quan các số lượng nơ- ron thần kinh với một sợi dây thần kinh trong từng tổ chức não riêng lẻ trên các bậc thang tiến hoá

Dạng

Vỏ

Các tổ chức dưới vỏ

Thị giác

Thính giác

Thị giác

Thính giác

Chuột

10

280

60

60

Vượn

145

300

145

20

Người

500

900

500

150

2. Phản xạ có điều kiện và tâm lý

I.M Xêtrênov nhà tâm lý học người Nga cho rằng: tất cả các hiện tượng tâm lý, kể cả có ý thức lẫn vô thức, về nguồn gốc đều là phản xạ.

3. Vấn đề khu chức năng trong não

- TK V trước công nguyên: lí trí khu trú ở trong đầu, tình cảm ở ngực, đam mê ở bụng

- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Mỗi chức năng tâm lý được định khu trong não

- Theo khoa học: Trên vỏ não có các  miền(vùng, thuỳ). Mỗi miền có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau.

Phản xạ có ba khâu:

- Nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phấn theo đường hướng tâm đi vào

- Quá trình thần kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lý

- Dẫn truyền thần kinh từ trung ương theo đường li tâm gây nên phản ứng của cơ thể

Palốp: sáng lập ra học thuyết phản xạ có điều kiện

Khái niệm:

Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:

- Là phản xạ tự tạo

- Cơ sở giải phẫu tâm lý là vỏ não và hoạt động bình thường của vỏ não

-  Là qúa trình thành lập đường liên hệ tạm thời

- Thành lập với kích thích bất kỳ, đặc biệt là tiếng nói

- Báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể

4. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý(4 quy luật)

4.1.  Quy luật hoạt động theo hệ thống

Phối hợp nhiều trung khu cùng hoạt động để tập hợp các loại kích thích riêng rẽ, thành nhóm, thành bộ hoàn chỉnh(hoạt động theo hệ thống).

Biểu hiện: hoạt động động hình

Ý  nghĩa:

- Vỏ não đỡ tốn năng lượng và phản ứng với ngoại giới linh hoạt, chính xác hơn.

4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung

- Nhờ hưng phấn lan tỏa mà có thể thành lập liên hệ thần kinh, có thể từ một sự việc này liên tưởng sự việc khác, có thể nhớ vật này -à nhớ đến vật khác…( ví dụ:Khi người ta phẫn nỗ)

 - Nhờ ức chế lan tỏa mà có trạng thái thôi miên, ngủ.

 - Ức chế lan tỏa đến tập trung đưa thần kinh từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức. Hưng phấn tập trung giúp phân tích sâu, kỹ một mặt của sự vật, hay một sự

Các loại cảm ứng:

- Cảm ứng tích cực: hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn,hay ức chế làm cho hưng phấn ở điểm kia trở nên mạnh hơn. VD: im không nói để nhìn kỹ hơn

- Cảm ứng tiêu cực: Hưng phấn gây ra ức chế, ức chế làm giảm hưng phấn, làm giảm ức chế. VD: buồn ngủ làm cho khả năng tập trung thấp.

4.3. Quy luật cảm ứng qua lại

Khi hưng phấn nảy sinh ở một điểm trong bán cầu đại não tạo ra ức chế ở các điểm khác lân cận, hay ngược lại ức chế nảy sinh ở một điểm trong bán cầu đại não có thể tạo ra hưng phấn các điểm lân cận.

Ví dụ: Tập trung nhìn một bức tranh mà không nghe một tiếng động, lời nói bình thường xảy ra bên cạnh

Cảm ứng qua lại đồng thời:VD: học sinh nghe suốt một tiết các trung khu vận động điều khiển chân tay ít nhiều bị giảm hoạt động hoặc ức chế hoàn toàn, đến lúc ra chơi phần lớn các em thích chạy nhảy và chạy nhảy rất hăng

Cảm ứng qua lại tiếp diễn( cảm ứng qua lại trong một trung khu): hưng phấn ở một điểm chuyển sang ức chế chính ở điểm đó.VD: khi bị quở mắng quá nhiều, cấm đoán vô lý, người ta dễ phát khùng, có phản ứng không tốt, đôi khi quá đáng.


4.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ

Trong trạng thái bình thường của vỏ não độ lớn của phản ứng tỷ lệ thuận với cường độ của kích thích.(kích thích phù hợp, còn nếu kích thích quá lớn hoặc quá bé thì không xảy ra theo quy luật trên). Ngoài ra ở người còn phụ thuộc vào ngôn ngữ

5. Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý

1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất (có ở cả người và động vật)

Tác động ngoại giới trừ ngữ ngôn được nghe và nhìn thấy, kích thích vào não động vật và người để lại các dấu vết của các kích thích ấy trong các bán cầu. Đó là hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực.

Sự vật và hiện tượng khách quan và thuộc tính của chúng chính là những tín hiệu. Những tín hiệu đó cùng với những hình ảnh do các tín hiệu đó để lại trong não hợp thành hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Vai trò:

- Cơ sở sinh lý của hoạt động cảm tính, trực quan của người cũng như của động vật.

- Cơ sở sinh lý của những mầm mống tư duy (ta gọi là tư duy cụ thể  của động vật).

2. Hệ thống tín hiệu thứ hai (chỉ có ở người)

Ngôn ngữ hay ngữ ngôn là phản ánh sự vật, hiện tượng , thuộc tính của sự vật, bản chất của hiện tượng, sự vật một cách khái quát.

Tiếng nói, chữ viết là một kích thích có nhiều tác dụng và tác dụng mạnh( nếu dùng đúng chỗ, đúng lúc, hợp lý, hợp tình) đối với não người.

Tiếng nói, chữ viết tác động vào não người tạo ra hình ảnh về sự vật, hiện tượng, thuộc tính của sự vật, hiện tượng mà từ đó dùng để chỉ chúng.

 Ngoài ta nó tạo nên những hình ảnh về mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật kia.

Nếu gọi những sự vật hiện tượng và những thuộc tính của sự vật và hiện tượng và các “dấu vết” của chúng trong các đại bán cầu là những tín hiệu thứ nhất, thì ngôn ngữ, ngữ ngôn là những “tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất” hay còn gọi là tín hiệu của tín hiệu. Tòan bộ những tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất hợp lại thành hệ thống tín hiệu thứ hai.

Vai trò: là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng của loài người.

II. Cơ sở xã hội của tâm lý người

1. Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lý con người

Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người.

Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội

2. Hoạt động và tâm lý

2.1. Khái niệm hoạt động

Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người.

2.2. Đặc điểm của hoạt động

- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng

- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể

- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích

- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp

2.3. Các loại hoạt động

- Xét về phương diện cá thể:

·        Vui chơi

·        Học tập

·        Lao động

·        Hoạt động xã hội

- Xét về phương diện sản phẩm

·        Hoạt động thực tiễn

·        Hoạt động lý luận

- Còn có cách phân loại khác chia hoạt động thành bốn loại

·        Hoạt động biến đổi

·        Hoạt động nhận thức

·        Hoạt động định hướng giá trị

·        Hoạt động giao tiếp

2.4. Cấu trúc của hoạt động

3. Giao tiếp và tâm lý

3.1. Khái niệm

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác

3.2.Chức năng của giao tiếp

- Chức năng thông tin

- Chức năng cảm xúc: bộc lộ cảm xúc và còn tạo ra những ấn tượng, cảm xúc  mới

- Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau

- Chức năng điều chỉnh hành vi

- Chức năng phối hợp hoạt động

3.3. Phân loại giao tiếp

- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp: giao tiếp bằng vật chất, giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp: trực tiếp, gián tiếp

- Căn cứ vào quy cách và nội dung giao tiếp: chính thức và không chính thức

3.4. Giao tiếp và sự phát triển tâm lý

- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội, là một nhu cầu xuất hiện sớm nhất của con người

- Qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội

- Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro