CO THE NGUOI part 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

130. Vì sao trong đêm tối, khi đi ở chỗ trống, ta thường hay quay vòng về chỗ cũ?

Đêm tối mịt, nếu đi bộ ở chỗ trống, người ta thường hay lạcđường. Điều thú vị là phương thức lạc đường đại thể rất giống nhau: trong phạm vi nhất định, họ thường quay vòng trở về chỗ cũ. Dân gian thường gọi hiện tượng này là "quỷ đưa đường". Vì sao lại xuất hiện hiện tượng như thế? Từ những năm 50 của thế kỷ 20, nhà sinh vật học Nauy Jathơpoke đã quyết tâm làm sáng tỏ câu hỏi này. Trong hơn 30 năm, ông đã đi khắp các nước Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, các nước châu Âu, châu Mỹ, phỏng vấn khắp những người đi nhiều biết rộng và tiến hành thực nghiệm nghiên cứu. Cuối cùng, Yathơpoke đã tìm thấy câu trả lời có tính khoa học. Nguyên là khi đi bộ, ta thường chú ý đến chân của mình, đểcho thân thể đi theo đường thẳng. Ở đây, vai trò quyết định không phải là đôi chân mà là đại não và con mắt. Nhưng ở đa số người, mức độ phát triển của bắp chân trái và phải có khác nhau, bắp chân phải thường phát triển dài hơn chân trái. Ví dụ, ở nam giới, một bước của chân phải dài khoảng 66 cm, còn một bước chân trái chỉ khoảng 40 - 51 cm, tức là bước đi của chân phải luôn luôn bằng 3/2 bước đi chân trái. Nếu người này đi 10 bước (tức là mỗi chân đi 5 bước) thì chân phải đã đi được 3,3 m còn chân trái chỉ đi được 2,2 m. Khi đại não và con mắt chỉ huy, người đi bộ sẽ biết tự điều chỉnh, ví dụ thân hướng về bên phải một ít thì mũi chân sẽ lệch về bên phải một ít, hoặc là cố ý ra lệnh chân phải bước dài hơn. Nhưng trong đêm tối, đại não và con mắt không phát huy được tác dụng, cho nên mỗi lần đi một bước thì thân thể lại lệch trái một ít. Cuối cùng, đường đi của người này trở thành hai vòng tròn hoàn chỉnh. Vòng tròn ngoài là quỹ tích chân phải, vòng tròn trong là quỹ tích chân trái.

132. Khi đi đường, vì sao hai vai lại lắc?

Chỉ cần ta bước đi, hai vai sẽ lắc rất tự nhiên. Nói chung, sự chuyển động này không mất sức. Sau khi đi bộ một quãng đường dài, hai chân đã đau mỏi, bắp chân đã kiệt sức, nhưng hai vai vẫnlắc đi lắc lại một cách nhẹ nhàng. Động tác này là do kết quả của cơ hai cánh tay được co lại một cách có nhịp điệu. Khi đi đường, vì sao hai tay đưa đi đưa lại? Ban đầu có người cho rằng điều này có thể giảm thấp tiêu hao năng lượng khi đi bộ. Nhưng kết quả đo đạc đã chứng tỏ, việc hai cánh tay đưa đi đưa lại hay không thường không ảnh hưởng đến năng lượng tiêu hao. Cũng có người cho rằng động tác trên có thể hiệu chỉnh vị trí của phần đầu. Vì khi đi bộ, đầu luôn hướng về phía trước; nhưng cùng với hai chân thay nhau bước, phần mông sẽ chuyển động, sự chuyển động này thông qua vai truyền đến đầu, khiến cho đầu khi đi bộ chuyển động sang trái sang phải. Tay và chân thay nhau lắc sẽ khiến cho chuyển động của đầu được triệt tiêu. Nhưng các nhà khoa học qua đo đạc chính xác đã phát hiện thấy, khi đi bộ, mặc dù hai cánh tay không lắc, góc độ chuyển động của cánh tay cũng chỉ khoảng 9 độ; đến phần vai, góc chuyển động còn nhỏ hơn, cuối cùng phần đầu chỉ chuyển động sang trái, sang phải không quá 2 độ, cho nên không ảnh hưởng đến mặt hướng về phía trước. Đương nhiên, lý do này cũng không đứng vững. Có một số nhà khoa học đã liên tưởng đến việc con người làđộng vật tiến hóa từ loài vượn 4 chi mà ra. Động vật 4 chi khi đi bộ thì các chi trước và chi sau bước đi rất có quy luật. Con người khi bắt đầu đứng thẳng để đi thì hai chi trước của động vật 4 chi biến thành hai tay. Có người đã làm thí nghiệm: khi người đi đường bó chặt hai tay lại, kết quả cơ bắp của cánh tay vẫn co bóp có quy luật như cũ. Qua đó, có thể thấy việc hai tay lắc lư khi đi bộ là ảnh hưởng của tư thế đi của động vật tứ chi còn lưu lại. Tác dụng của nó chủ yếu là giữ cân bằng và hài hòa cho tư thế đi đường.

134. Vì sao ở đa số người, tay phải mạnh hơn tay trái? Trên 90% nhân loại có thói quen dùng tay phải làm việc. Tay phải của họ cả về lực, độ to nhỏ hoặc về trọng lượng đều mạnh hơn tay trái. Tay phải phát triển hơn tay trái, thậm chí chân phải cũng phát triển hơn so với chân trái. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc dùng tay phải là do thói quen được hình thành dần dần trong quá trình lao động lâu dài. Từ xa xưa, ở thời đại đồ đá cũ, con người sống thành bầy đàn, tay nắm rìu, mũi đá để săn bắt loài thú. Khi giao chiến, người ta thường dùng tay phải để cầm vũ khí xông vào dã thú. Từ những bức tranh tường cổ Hy Lạp hơn 1000 năm trước còn lưu lại chúng ta cũng có thể thấy được tình trạng này. Con người dùng tay phải nắm cung và mũi tên, còn tay trái nắm thuẫn. Qua những năm tháng lâu dài, loài người dần dần trở thành thói quen dùng tay phải. Sau đó trong lao động và chiến đấu loài người thường dùng tay phải, mặc dù có lúc có những em bé cá biệt dùng tay trái để viết hoặc cầm đũa, nhưng thầy giáo và bố mẹ bắt em sửa.Dần dần hiện tượng "tay phải chiếm ưu thế" không còn là thói quen hậu thiên mà đã trở thành di truyền bẩm sinh. Trong cơ thể người, mạng lưới kinh lạc của thần kinh đan xen nhau, tức là tay phải thuộc về bán cầu đại não trái "quản", tay trái thuộc về bán cầu đại não phải "quản". Có một số người vì bị trúng phong mà nửa thân bên phải bất động, đó là do bán cầu đại não trái bị trở ngại, còn những người nửa thân bên trái bất động là do bán cầu phải của đại não bị khác thường. Vì con người thường dùng tay phải, dần dần làm cho hoạt động của bán cầu đại não trái trở thành phức tạp hơn, điều đó ngược lại lại thúc đẩy cho người ta quen dùng tay phải. 135. Hai nửa trái, phải của cơ thể có đối xứng nhau không? Nhìn bề ngoài mà xét, cơ thể người có 5 giác quan và 4 chi, có tính đối xướng trái, phải rất hoàn mỹ. Ví dụ:hai tay, hai chân, hai tai, hai mắt... hoàn toàn tuân theo quy luật đối xứng trái phải. Nhưng trong cơ thể còn có nhiều hiện tượng không đối xứng. Nếu đi sâu vào bên trong cơ thể, ta sẽ phát hiện không ít cơ quan nội tạng trong ngực và bụng không đối xứng với nhau. Ai cũng biết tim nằm hơi lệch trái trên ngực, còn gan nằm lệch phải trong bụng. Lại xét đến khí quản, nó từ trên đi xuống dưới rồi chia thànhmột nhánh trái, một nhánh phải. Điều thú vị là hai nhánh khí quản này không giống nhau. Nhánh khí quản trái nhỏ và dài, hướng đi hơi lệch ngang; còn nhánh khí quản phải thì to và ngắn, hướng đi hơi thẳng xuống. Chính vì vậy khi không cẩn thận làm rơi vật gì vào khí quản thì hầu như đều rơi vào nhánh khí quản phải. Hai chân người khi đứng thẳng, thông thường chân trái có diện tích tiếp xúc với mặt đất to hơn chân phải, cũng tức là trọng tâm hơi rơi về chân trái, chân trái trở thành chân chống đỡ chính. Có một nhà khoa học qua khảo sát lâu dài phát hiện, khi con người phát hiện phía trước có nguy hiểm thì đa số đều núp về phía bên trái, do đó ông cho rằng điều này có liên quan với chân trái đỡ trọng tâm, khiến cho chân phải dễ đạp lên mặt đất. Trong cơ thể còn có nhiều bộ phận trái phải không đối xứng. Ví dụ có người một mắt hai mí, còn mắt kia một mí; hai lông mày bên cao bên thấp; khi cười một bên có lúm đồng tiền, bên kia không có. Tất cả những điều này đều là những hiện tượng không đối xứng bình thường. Nhưng khi một người nếu xuất hiện một hiện tượng không đối xứng nào đó khác thường trong cơ thể thì thường thường đó là điểm dự báo bệnh tật. Ví dụ điển hình nhất là ra mồ hôi, nếu chỉ có nửa người ra mồ hôi, nửa khác không có thì đó là sự cảnh báo, nếu không chú ý thì sắp tới bạn có thể bị trúng phong hoặc bại liệt nửa người. 136. Vì sao khi ngủ phải chú ý tư thế nằm? Ngủ là phương thức nghỉ ngơi quan trọng nhất của cơ thể. Chất lượng ngủ quan hệ đến hiệu suất học tập và làm việc ban ngày. Giấc ngủ có chất lượng cao không những được quyết định bởi thời gian ngủ, môi trường mà cũng liên quan đến tư thế ngủ. Có người thích ngủ nằm sấp, ngực xuống dưới, lưng lên trên, hình như ngủ vậy thì yên tĩnh hơn. Nhưng khi nằm sấp, một số cơ dây chằng của chân và thân người không được chùng lỏng và nghỉ ngơi hoàn toàn. Dưới sức nặng của cơ thể, hoạt động của ngực bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự hô hấp của phổi và công năng của tim. Bộ ngực và phần bụng bị đè, không lợi cho sự phát triển của lứa tuổi thanh, thiếu niên. Khi nằm sấp, đầu thường lệch một bên để tránh lỗ mũi bị gối bịt, sau thời gian dài, các cơ bên cổ dễ bị kéo căng. Do đó, nằm sấp là tư thế ngủ không khoa học nhất, nên thay đổi. Không ít người có thói quen ngủ nằm ngửa, thân nằm thẳng, tứ chi mở ra thoải mái, họ cho rằng tư thế này có thể đề phòng lưng bị gù, có lợi cho cột sống và khung xương, thúc đẩy phát triển chiều cao. Nhưng cũng giống như nằm sấp, khi nằm ngửa, một bộ phận cơ bắp của thân và chân vẫn ở trạng thái không được buông lỏng, cho nên hiệu suất nghỉ ngơi không cao. Khi nằm ngửa, việc đặt hai tay lên ngực hoặc bị chăn dày đè lên ngực sẽ cản trở tim làm việc, thậm chí khiến ta hay chiêm bao và có cảm giác kinh hoàng. Nhiều người ngáy to khi ngủ nằm ngửa vì khi đó, hầu sa xuống, bị khí thở kích thích. Tư thế ngủ nằm nghiêng, thân hơi cong về phía trước, các khớp của chi được buông lỏng, hơi cong... là trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất. Vì vậy, người xưa thường nói "nằm như cây cung" tức chỉ nằm nghiêng là tư thế ngủ hay nhất. Trừ thân và tứ chi, tư thế đầu và cổ cũng rất quan trọng. Các đốt sống cổ hơi nghiêng về phía trước, nếu không có gối hoặc gối quá thấp thì cơ cổ không được thư giãn, các mạch máu ở phần đầu dễ bị ứ huyết, sau khi ngủ dậy sẽ cảm thấy căng đầu hoặc đau đầu, mí mắt hơi phù. Nhưng nếu gối quá cao, cơ sau cổ bị kéo căng, động mạch cổ bị trở ngại, sau khi ngủ dậy cảm thấy mỏi cổ, choáng đầu, căng não. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ gối dày 8-15 cm là thích hợp. Khi nằm ngửa, gối cao khoảng bằng một nắm tay và vừa, khi nằm nghiêng, gối cao khoảng 1 nắm tay rưỡi là thích hợp. Tư thế ngủ tốt bảo đảm giấc ngủ tốt, giấc ngủ tốt khiến cho tinh thần ban ngày thoải mái hơn. 137. Ngủ trưa có lợi gì? Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa, đặc biệt là về mùa hè; mục đích ngủ là xóa bỏ mệt mỏi, khôi phục sức lực. Buổi sáng, sức lực con người rất dồi dào. Đó là vì qua một đêm nghỉ ngơi, các cơ quan trong cơ thể được tu chỉnh lại, xóa bỏ hết sự mệt mỏi của ngày hôm trước. Nhưng sau một buổi sáng làm việc hoặc học tập, vì thể lực và đầu óc tập trung cao độ và khẩn trương, sự mệt mỏi lại xuất hiện. Hơn nữa, nhiệt lượng trong cơ thể đã cạn, các chức năng sinh lý ngoài yêu cầu được bổ sung nhiệt lượng còn đòi hỏi được nghỉ ngơi thích đáng để tiêu trừ mệt mỏi, khôi phục sức lực, để buổi chiều có thể làm việc hay học tập. Giấc ngủ trưa giúp ta đạt được mục đích đó. Về mùa đông hay mùa xuân thì ngủ trưa tác dụng không rõ lắm, nói chung buổi trưa ngủ một chốc là được. Nhưng về mùa hè, tác dụng của giấc ngủ trưa rất rõ rệt. Mùa hè, đúng lúc chính trưa, mặt trời chiếu nóng, nhiệt độ môi trường chung quanh rất cao, mạch máu da giãn nở, một lượng lớn máu tập trung ở mặt da, gây ra sự mất cân bằng phân phối máu trong cơ thể. Máu chảy qua não ít, sinh ra hiện tượng não thiếu máu nhất thời, khiến cho ta tinh thần uể oải, lơ mơ buồn ngủ. Ngoài ra, mùa hè đêm ngắn ngày dài, cộng thêm nóng bức, mọi người thường ngủ muộn, dậy sớm, rất khó bảo đảm giấc ngủđầy đủ. Đến buổi trưa, họ thường hay ngáp ngắn, ngáy dài, đó là hiện tượng tất nhiên về sinh lý. Đối với trẻ em, giấc ngủ trưa lại càng cần thiết. Tổ chức các cơ quan của trẻ em còn non yếu, chức năng sinh lý chưa hoàn thiện, nên dễ mệt mỏi. Qua giấc ngủ trưa, chức năng của các bộ phận trong cơ thể mới được tu chỉnh lại đầy đủ. 138. Vì sao khi ngủ có người lại ngáy khò khò? Chắc bạn từng gặp người ngáy rất to khi ngủ, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, nhưng bản thân anh ta ngủ say nên không hề hay biết. Nguyên là khi ngủ, đặc biệt là khi ngủ say, cơ bắp toàn thân chùng nguyên, ngay đến "lưỡi gà" ở cổ họng cũng sa xuống, bị không khí thở ra thở vào làm rung động, gây ngáy khò. Ngáy cũng có thể xuất hiện do sự lưu thông của không khí trong lỗ mũi gặp trở ngại. Khi mũi không thông, thở khó khăn, tự nhiên người ta sẽ thở bằng miệng. Việc thở miệng, đặc biệt là động tác hít vào, sẽ làm chấn động hàm ếch mềm ở phía trên cuống họng. Hàm ếch mềm cùng với không khí và miệng cùng rung động sẽ phát ra tiếng ngáy khò khò. Theo nguyên lý trên đây, có một số người sẽ hỏi: vì sao mũikhông có bệnh mà lại không thông khí? Đó là vì những người này khi ngủ, vị trí của đầu không nằm ngay ngắn, khiến cho mũi không thông. Vì vậy, để tránh tiếng ngáy, lúc ngủ phải chú ý vị trí của đầu, không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng; đừng để mũi bị tắc. Nếu khi ngủ đã quen thở bằng miệng thì tiếng ngáy rất khó loại bỏ. Ngoài ra, một số người có các tuyến lympho ở cuống mũi sưng to, khiến cho mũi không thông nên ngáy to. Trường hợp này ở trẻ em càng hay gặp. Nếu ngáy to, tốt nhất là đi bệnh viện kiểm tra; nếu ngáy do bệnh thì cần kịp thời chữa trị. 139. Vì sao nói ngủ giường hơi cứng phẳng là tốt? Con người mất khoảng 1/3 cuộc đời cho việc ngủ; do đó, giường đối với chúng ta rất quan trọng. Có nhiều loại giường: giường phẳng, giường đệm, giường lò xo, giường chiếu... Vậy ngủ loại giường nào có lợi cho sức khỏe? Từ kết cấu sinh lý cơ thể mà nói, giường chiếu mềm, giường lò xo, giường đệm đều quá mềm, là loại giường ngủ không lý tưởng. Nếu ngủ trên giường mềm, cột sống sẽ thành hình cong khi nằm ngửa, cong theo chiều nghiêng khi nằm nghiêng, khiến cho dây chằng và các khớp hai bên cột sống sẽ chịu sức nặng quá mức. Lâu ngày sẽ gây đau mỏi cột sống. Nếu để trẻ em ngủ giường mềm, ngoài những điều không thể tránh khỏi như trên, trẻ còn dễ bị biến dạng cột sống do khung xương chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, mọi người nên ngủ giường ván phẳng. Nói chung độ cứng được coi là chuẩn nếu nằm ngửa mà không bị lún nhiều. Nếu ngủ giường gỗ, cột sống sẽ giữ được ở trạng thái sinh lý bình thường. Nếu cột sống bị lệch nhẹ, chỉ cần ngủ giường phản phẳng một đêm là sẽ được uốn nắn lại. Trẻ em ngủ giường phẳng sẽ giúp khung xương phát triển bình thường. Phụ nữ ngủ giường phẳng sẽ có đường cong thân thể đẹp. 142. Vì sao ở người có tuổi, nhu cầu ngủ lại ít đi? Trong cuộc sống, ta thấy người càng trẻ, thời gian cần ngủ càng dài, còn người càng lớn tuổi, thời gian cần ngủ càng ngắn. Trong trường hợp bình thường, trẻ em sơ sinh ngoài thời gian ăn là ngủ, còn người già mỗi ngày chỉ ngủ 5 - 6 giờ là không ngủ được nữa. Thực chất nguyên nhân vì đâu? Muốn hiểu điều này, trước hết ta hãy tìm hiểu ngủ là gì. Khi con người làm việc hay học tập cả ngày, tối đến, tế bào thần kinh vỏ đại não mệt mỏi, từ trạng thái hưng phấn chuyển sang trạng thái ức chế. Hơn nữa, sự chuyển biến này từ cục bộ dần dần khuếch tán rộng ra. Khi vỏ não và tầng dưới vỏ não phát sinh ức chế rộng rãi thì sẽ đi vào giấc ngủ. Theo quan sát điện não đồ, con người khi ngủ có hai trạng thái thay thế nhau. Một loại là ngủ sóng chậm, giấc ngủ không sâu, hơi thở chậm và đều, mạch và huyết áp ổn định, thùy thể não tiết ra "chất kích thích sinh trưởng", thúc đẩy sự hợp thành hấp thu và đào thải của cơ thể, giúp cho thể lực được hồi phục. Ngủ sóng chậm kéo dài 80-120 phút, sau đó chuyển sang ngủ sóng nhanh. Khi ngủ sóng nhanh, giấc ngủ sâu, khó gọi tỉnh, mạch máu não giãn nở, lượng máu qua não nhiều hơn lúc ngủ sóng chậm 30-50%, các tế bào não được hấp thu đào thải mạnh mẽ, khiến cho não được phục hồi. Trạng thái này kéo dài khoảng mười mấy phút đến nửa tiếng, sau đó lại chuyển sang giấc ngủ sóng chậm. Cả hai loại thay thế cho nhau liên tục, một đêm khoảng 4-6 lần. Người đến tuổi già, vì công năng vỏ đại não hoạt động không mạnh mẽ như tuổi trẻ, tốc độ hấp thu đào thải giảm chậm, hơn nữa hoạt động thể lực đã giảm rất nhiều, do đó thời gian người già cần ngủ cũng giảm theo. Tục ngữ nói "30 năm đầu ngủ không tỉnh, 30 năm sau ngủ không say" là vì lẽ đó. Nói chung, người già một đêm ngủ 5-6 giờ là đủ. Người già ban đêm khó đi vào giấc ngủ, nửa đêm dễ tỉnh dậy, thời gian ngủ ngắn hơn một ít, đa số có thể thông qua nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một chốc về ban ngày là bù đắp được. Đó đều là những phương pháp tốt để tiêu trừ mệt mỏi. Thời gian ngủ cố nhiên rất quan trọng, nhưng quan trọnghơn là chất lượng giấc ngủ. Để cho người già ngủ tốt, phòng ngủ nên giữ yên tĩnh, trong phòng không có ánh sáng, không khí thoáng và chăn đắp thích hợp. Ngoài ra, nên tập thành thói quen ngủ có quy luật để bảo đảm chất lượng. Như thế sẽ có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ. 143. Có phải ngủ gối càng cao càng tốt không? Con người dành 1/3 cuộc đời cho ngủ, mà giấc ngủ gắn liền với cái gối, cho nên cái gối có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu tối ngủ không có gối thì vị trí đầu sẽ thấp hơn tim, máu chảy lên đầu tăng lên, dẫn đến các mạch máu não bị dồn máu, thời gian lâu sẽ gây đau đầu, mí mắt sưng lên và ngủ không tốt. Ngược lại ngủ có gối, đầu được nâng cao, phần ngực cũng hơi được nâng cao, như vậy máu ở nửa dưới sẽ chảy chậm hơn, có thể giảm nhẹ gánh nặng cho tim. Đối với người có thói quen ngủ nằm ngửa, gối đầu để ngủ thì phổi sẽ không áp sát với giường, có lợi cho sự thở. Hơn nữa, ngủ có gối đầu thì phần cổ được cong về phía trước, cơ cổ được thư giãn, có lợi cho nghỉ ngơi, sáng tỉnh dậy tinh thần thoải mái. Tục ngữ nói, "gối cao đầu vô lo". Thực ra cách nói này thiếu cơ sở khoa học. Gối không phải là càng cao càng tốt. Nếu gối đầu quá cao, các cơ cổ sẽ không được thư giãn tự nhiên, phần cơ phía áp vào gối bị kéo căng, khiến cơ bắp căng thẳng, dễ gây mệt mỏi. Nếu suốt đêm ngủ gối cao, cổ sẽ đau, đầu đau, thậm chí ngẩng đầu hoặc cúi đầu đều khó khăn, cổ khó quay. Hơn nữa, gối quá cao sẽ làm cho tim cung cấp máu lên não khó khăn, vô hình trung đã tăng thêm gánh nặng cho tim. Ngủ gối cao còn làm giảm góc giữa cổ và ngực, khiến cho khí quản bị cong, việc thở gặp trở ngại , dễ dẫn đến yết hầu khô đau và ngáy to. Ngoài ra, gối quá cao sẽ khiến cho các cơ ở ngực và lưng căng thẳng, các tổ chức phần mềm ở cổ bị rối loạn, khiến mạch máu, thần kinh bị dồn nén gây ra mỏi vai, tê tay và choáng đầu. Vậy gối cao bao nhiêu là vừa? Các chuyên gia đã làm thí nghiệm đo điện não đồ đối với những người dùng gối cao thấp khác nhau, kết quả là ở những trường hợp dùng gối cao 6-9 cm, điện não đồ xuất hiện trạng thái ổn định; gối cao hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cho cơ thể có cảm giác không thoải mái hoặc khó ngủ. Các chuyên gia khoa xương cho rằng, từ góc độ sinh lý và hình dung đốt sống cổ mà xét, khi ngủ có gối đầu, gối cao 8-15 cm là thích hợp. Gối nên có hình dạng hình yên ngựa là tốt nhất, tức hai đầu cao khoảng 15 cm, ở giữa thấp khoảng 8 cm. Khi nằm ngửa, đầu ở giữa gối, khi nằm nghiêng thì đầu gối vào hai bên. Gối có độ cao và hình dạng như thế rất phù hợp với hình cung của cổ, có lợi cho đề phòng bệnh đốt sống cổ và giúp nghỉ ngơi tốt. 144. Vì sao khi người mệt mỏi lại hay ngáp dài? Khi người mệt mỏi, thiếu ngủ, tinh thần buồn tẻ, không hứng thú với mọi việc chung quanh, hoặc khi trong người sợ rét thì ta hay ngáp dài. Ngáp là triệu chứng của mệt mỏi. Giống như khi cơ thể thiếu nước thì phải uống nước, dạ dày trống rỗng thì phải ăn cơm, ngáp cũng là một hoạt động phản xạ vốn có của cơ thể. Nó có ý nghĩa nhất định đối với bảo vệ cơ thể. Ví dụ, khi cơ thể đã mệt mỏi, lại phải làm việc hay học tập đến tối khuya, miệng sẽ ngáp liên tục, thúc giục ta nên đi nghỉ. Ngáp cũng có tác dụng điều tiết nhẹ đối với mệt mỏi. Khi ngáp, hai mắt nhắm lại, miệng mở to để thở; tại chân tay, mặt cổ, lưỡi và yết hầu, các cơ bắp được co lại làm cho đại não đang hoạt động hưng phấn nay tạm thời giảm yếu, thở sâu hơn, hoạt động cơ bắp của toàn thân tạm ngừng xuống, cảm giác của thân thể đối với sự kích thích chung quanh giảm thấp. Chính thời điểm đó ta được nghỉ ngơi tạm thời. Buổi sáng khi mới ngủ dậy, vì hoạt động của đại não từ trạng thái ức chế chuyển sang hưng phấn, cơ bắp đang chùng, toàn thân uể oải, cơ thể đang nặng cảm giác mệt mỏi cho nên ta cũng thường ngáp, đặc biệt là khi ngủ chưa đủ lại càng hay ngáp hơn. Người có tinh thần phấn chấn, sức lực dồi dào, sống có quy luật, thường tập luyện, sống mạnh mẽ thì thường ít ngáp. Khi thể chất hư yếu, thiếu ngủ, tinh thần uể oải, sống không có quy luật, thiếu vận động, thiếu hăng say vì công việc thì thường hay ngáp nhiều hơn. Khi ngáp, năng lực phản ứng của cơ thể trở nên kém hẳn, hiệu quả làm việc hay học tập không cao. Lúc đó, có thể ra ngoài trời hoạt động một chút hoặc thở không khí trong lành, hoặc làm một vài động tác lao động nhẹ, nếu quá buồn ngủ thì nên đi ngủ. 145. Vì sao sau một thời gian mệt mỏi, quầng mắt lại thâm đen? Ở nhiều người, mỗi lần mệt mỏi, đặc biệt là thiếu ngủ hoặcthức đêm nhiều, hai quầng mắt sẽ thâm đen. Đó là vì sao? Y học hiện đại phát hiện, con người mệt mỏi, quầng mắt thâm đen trong hai trường hợp:                         - Mệt mỏi quá mức hoặc thiếu ngủ: Mí mắt bị căng thẳng lâu dài, dẫn đến những mạch máu nhỏ ở phần da quầng mắt giãn nở, làm ứ huyết. Các tổ chức dưới da của quầng mắt bị chùng lỏng, các                         mạch máu ứ huyết nhiều, máu không lưu thông, cộng thêm da quầng mắt rất mỏng, do đó ở quầng mắt xuất hiện vầng xanh xám.Đối với trường hợp quầng mắt thâm đen không phải do bệnh như thế này, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, ngủ tốt là có thể xóa bỏ được rất nhanh. Nếu dùng ngón tay xoa nhẹ lên quầng mắt giúp cho các mạch máu ở đó lưu thông tốt thì hiện tượng đen quầng mắt cũng sẽ giảm nhẹ hoặc mất dần. động trí lực và thể lực, đều chịu sự chỉ huy của vỏ đại não. Vỏ đại não gồm hơn 10 tỷ tế bào thần kinh tổ chức thành, được phân công vô cùng tinh vi. Nó là bộ tư lệnh cao nhất của cơ thể, có tính phản ứng rất cao, cảm thụ rất nhanh tất cả những kích thích của ngoại giới và kịp thời phát ra mệnh lệnh để ứng phó lại. Nhưng đại não lại đặc biệt mềm yếu. Tế bào thần kinh đại não nếu không nhận được ôxy trong một phút thì con người sẽ mất đi cảm giác; sau 5-6 phút sẽ tử vong. Não tuy mềm yếu như thế nhưng cũng có biện pháp tự bảo vệ mình: Khi ngoại giới kích thích quá nhiều, gây hưng phấn quá độ thì nó sẽ chuyển từ hưng phấn sang ức chế. Do đó, con người sẽ dần dần đi vào trạng thái ngủ để tế bào thần kinh nãokhỏi mệt mỏi quá mức và khỏi bị tổn thương. Đó gọi là "sự ức chế có tính bảo vệ". Khi ngủ, hơi thở trở nên sâu hơn, tim đập chậm hơn, cơ bắp toàn thân được thư giãn, những tế bào mệt mỏi được nghỉ ngơi, nhận được các chất dinh dưỡng mới từ máu đưa đến, làm cho cơ thể dần dần được khôi phục. Thời gian và độ sâu của giấc ngủ sinh lý thay đổi tùy theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe và các mùa khác nhau. Nói chung, mỗi ngày, người già ngủ 5-6 giờ, thanh niên, trung niên ngủ 8 giờ, còn trẻ em đang thời kỳ phát triển mạnh mẽ cần ngủ 9-10 giờ mới thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. Thời kỳ thanh thiếu niên đang là giai đoạn học tập căng thẳng. Một số thanh thiếu niên vì tranh thủ thời gian xem sáchnên thường thức quá khuya, thậm chí thức thâu đêm. Điều này vừa không có lợi cho sức khỏe vừa khiến hiệu quả học tập cũng giảm sút, lại ảnh hưởng đến việc học tập của hôm sau. Vì vậy, đốivới cơ thể và sự học, việc thức thâu đêm quả là lợi bất cập hại. Để nâng cao hiệu suất học tập, ngoài việc bảo đảm ngủ đầy đủ, còn phải tham gia thích đáng một số hoạt động văn thể khác có lợi cho sức khỏe. Việc tham gia hoạt động văn thể khiến cho một số bộ phận của vỏ đại não hưng phấn lên, để cho khu vực phụ trách học tập hay công tác trong đại não từ trạng thái hưng phấn chuyển sang trạng thái ức chế để nghỉ ngơi. Như vậy, ta vừa có thể tiêu trừ mệt mỏi, vừa có thể rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe. 147. Vì sao chiêm bao? Chiêm bao là hiện tượng sinh lý thần bí nhất, nhưng cũng phổ thông nhất. Khi chiêm bao, người ta hầu như bước vào một thế giới mới lạ. Trước đây do không biết nguyên nhân chiêm bao nên người ta thường liên hệ chiêm bao với cát, hung, họa, phúc của vận mệnh cuộc đời, khiến cho chiêm bao mang đầy màu sắc thần bí. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết được, khi ngủ say, phần lớn các tế bào của vỏ đại não được nghỉ ngơi, nhưng có một bộ phận tế bào thần kinh vẫn đang ở trạng thái hưng phấn, chính vì nguyên nhân đó mà sinh ra chiêm bao. Chiêm bao sở dĩ rất thần kỳ là vì trong cảnh mộng luôn luôn xuất hiện những nội dung rất li kì, quái lạ. Vậy những nội dung này được sản sinh như thế nào? Có một điểm có thể khẳng định, đó là nó gắn chặt với cuộc sống thường ngày. Nội dung chiêm bao cho dù hoang đường bao nhiêu, ta vẫn có thể tìm thấy những hình ảnh cuộc sống thực trong đó. Nếu bạn là một người nguyên thủy cách biệt với thế giới thì chắc chắn trong giấc mộng không thể xuất hiện cảnh tàu hỏa, máy bay. Có những giấc chiêm bao liên quan mật thiết với những việc ta đã từng trải qua và có ấn tượng sâu sắc, hoặc là chịu ảnh hưởng của những tình tiết nào đó trong tiểu thuyết, vô tuyến hay phim ảnh. Một số giấc chiêm bao xuất hiện do cơ thể chịu sự kích thích nào đó mà sản sinh ra. Ví dụ, thời tuổi nhỏ (3-6 tuổi), do năng lực tự khống chế còn kém, có những đêm ta uống nước nhiều, chiêm bao thấy đi tiểu, kết quả là ta bị đái dầm. Một nguyên nhân khác hình thành chiêm bao là do lòng mong muốn rất mãnh liệt. Ví dụ, khi bạn yêu đương, trong giấc mộng thường xuất hiện người yêu. Khi bạn muốn đến chơi một nơi nào đó, hoặc muốn ăn vật gì thì trong chiêm bao thường đạt được điều đó. Cho nên, nhà tâm lý học nổi tiếng người áo là Fuloist đã nói: chiêm bao là sự đạt được của nguyện vọng. Đương nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chiêm bao; có những giấc chiêm bao ngay các nhà khoa học đến nay vẫn chưa làm sáng tỏ được. Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu chiêm bao luôn là một vấn đề cuốn hút các nhà khoa học. 148. Vì sao có người mộng du? Mộng du là một hành vi vô ý thức có liên quan với giấc ngủ, cũng là một hiện tượng ngủ mà hàng trăm, hàng nghìn năm nay chưa được giải thích rõ ràng. Ta thường gặp trường hợp như thế này: Người mộng du sau khi ngủ say đột nhiên đứng dậy mặc quần áo, sau đó đi ra ngoài một vòng, hoặc làm một vài việc nào đó rồi lại trở về nằm ngủ, tự mình không hề biết những việc mình đã làm. Các nhà khoa học khi nghiên cứu mộng du đã phát hiện: Một số trường hợp mộng du có liên quan đến sự trở ngại của công năng não. Trong trường hợp bình thường, nếu khi ngủ mà nhãn cầu chuyển động nhanh thì đại não sẽ truyền mệnh lệch hành động cho hệ thống vận động cơ bắp (ví dụ: Nếu mộng thấy hỏa hoạn, đại não sẽ mệnh lệnh cho hai chân chạy mau). Nhưng con người còn có một cơ chế tự hãm khác, tức là khi ngủ, cơ thể không để cho tín hiệu truyền đến hệ thống vận động cơ bắp, giúp ta có thể ngủ yên ổn trên giường. Nếu cơ thể tự hãm này mất sự điều hòa thì con người sẽ sản sinh hành động, xuất hiện hiện tượng mộng du. Trong các thống kê về quan sát người mộng du, người ta phát hiện đa số họ ở lứa tuổi dưới 15; có thể do sự phát triển đại não của họ chưa thành thục, vỏ đại não thiếu công năng khống chế. Nói chung, sau khi đến tuổi thành niên, chứng mộng du sẽ tự động mất đi. Vì vậy, nếu mộng du không phải là bệnh thuộc về khí chất đại não thì thông thường không cần chữa trị. Có trường hợp vì tâm tính hoảng sợ, lo lắng quá mức nên sinh ra mộng du hoặc làm cho chứng mộng du nặng thêm. Lúc đó, cần phải tìm cách xóa bỏ trạng thái tâm lý lo sợ trên. Đương nhiên, cũng có không ít người mộng du vì não bộ bịcảm nhiễm, chấn thương hoặc có bệnh động kinh. Đối với trường hợp này, phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị. 149. Vì sao có một số ác mộng có thể biến thành điềm dự báo bệnh tật? Nhà khoa học cổ Hy Lạp Aristot từng dự đoán: ác mộng rất có thể là điềm báo trước bệnh tật. Bác sĩ nổi tiếng cổ La Mã là ông Lincơ trong tác phẩm của mình đã từng kể lại câu chuyện: có một người nam thường chiêm bao thấy chân trái mình nặng như đá, bước đi không nổi. Chẳng bao lâu sau, quả nhiên chân trái anh ta bị bại liệt. Một số nhà sinh lý học, tâm lý học và y học hiện đại cũng không ngừng mày mò về mối quan hệ giữa ác mộng và bệnh tật. Theo nghiên cứu của họ, nếu mộng thấy nhện, rắn độc và những động vật đáng sợ khác thì thường là điềm dự báo sẽ mắc bệnh ngoài da; mộng thấy bị người khác truy đuổi hoặc từ trên cao rơi xuống vực thẳm, muốn gọi mà không gọi được thì phải chú ý đến bệnh tim; nếu mộng thấy não thường bị ép, thở khó khăn thì phải chú ý bệnh về phổi; mộng thấy thường ăn phải cá thối, tôm rữa hay thực phẩm ôi thiu thì có thể là điềm báo trước về bệnh dạ dày. Vì sao những cơn ác mộng này sẽ trở thành điềm dự báo bệnh tật? Vì bệnh tật lúc khởi phát, bệnh nhân tuy chưa có cảm giác nhưng trong cơ thể đã xuất hiện những mầm bệnh tiềm tàng. Ban ngày khi tỉnh táo, tín hiệu kích thích của ngoại giới truyền vào đại não rất nhiều; đại não bận gia công, xử lý các tín hiệu này nên những kích thích nhỏ yếu của bệnh tật ở thời kỳ đầu thường bị đại não bỏ qua. Ngoài ra, đại não còn có công năng điều chế và thích ứng đối với những chứng bệnh còn nhẹ này nên cơ thể chưa cảm giác gì. Nhưng khi ngủ, tình hình đã khác hẳn. Lúc đó, rất nhiều tế bào của đại não đã chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiều tín hiệu kích thích mạnh của bên ngoài không thể truyền vào đại não được, công năng điều hòa và thích ứng cũng đã giảm thấp. Do đó, những tín hiệu khác thường của mầm bệnh trong cơ thể có thể khiến cho các tế bào ở những bộ phận tương ứng của đại não bắt đầu hoạt động. Lúc đó, ác mộng sẽ nhân cơ hội mà hình thành. Vì một số cảnh tượng của cơn ác mộng có quan hệ với những mầm bệnh tiềm tàng trong cơ thể cho nên nó trở thành điềm dự báo về bệnh tật. Nói đến đây, có người sẽ lo lắng: một khi thấy ác mộng thì cho rằng mình đã bị bệnh. Vì vậy, cần nói ngay rằng, sự lo lắng đó là không cần thiết. Nếu nội dung ác mộng tương tự xuất hiện nhiều lần thì chúng ta nên tìm nguyên nhân hai mặt về cơ thể mình để sớm có biện pháp xóa bỏ hậu họa. 150. Vì sao có giấc mộng được nhớ rõ, có giấc mộng không nhớ rõ? Mỗi người chúng ta đều từng chiêm bao và đều có kinh nghiệm sau: sáng mai tỉnh dậy có lúc nhớ rõ những chi tiết trong chiêm bao, nhưng có lúc không nhớ được gì. Tại sao? Nguyên là trong 1-2 giờ đầu, ta ngủ sâu nhất, sau đó dần dần nông hơn. Trong khi ngủ lơ mơ, sự ức chế của vỏ đại não sẽ rất cạn, lúc đó những cảnh mộng phát sinh ra rất giống với cuộc sống thường ngày, tính nhất quán của giấc mộng có lúc khá mạnh; sau khi tỉnh dậy, những hình ảnh lưu lại trong đầu còn rất rõ, cho nên nhớ được rõ ràng. Còn lúc vừa vào giấc ngủ hoặc khi đã ngủ sâu thì các mộng cảnh, hình tượng phát sinh mờ nhạt chắp vá, thời gian ức chế của vỏ đại não còn dài cho nên sáng mai lúc tỉnh dậy thường không nhớ rõ. Ngoài ra, những việc chúng ta thường gặp hoặc tiếp xúc gây ấn tượng mạnh thì hồi ức trong mộng ngược lại rất yếu ớt và mơ hồ. Còn đối với một số việc trong quá khứ xa xôi, chỉ cần thấy một lần, lại là việc không đáng chú ý lắm nhưng khi ngủ vì cảm giác kích thích yếu được mở rộng nên cảnh tượng đó xuất hiện trướcmặt ta rất rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho ta nhớ rõ hoặc không nhớ rõ cảnh chiêm bao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dai#trong