Con đường của Phật (Tập 5)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

OSHO

Dhammapada: Con đường của Phật

The Dhammapada: The Way of the Buddha

Tập 5

Đây là con đường đi tới chân lí tối thượng

Mục lục

1. Thế giới đang cháy.....................................................

2. Trái tim không có câu hỏi .......................................

3. Điều bạn muốn bạn sẽ trở thành .........................

4. Buổi sáng tan vỡ.....................................................

5. Tình yêu không biết tới nghĩa vụ........................

6. Christ: người Ki tô giáo cuối cùng .....................

7. Bạn là cội nguồn .....................................................

8. Chú ít hương vị của phật tính .............................

9. Đi vào dòng chảy ....................................................

10. Trò chơi MAD này ................................................

Về Osho .........................................................................

Bài nói ngẫu hứng cho các đệ tử và bạn bè của Osho tại Thính phòng Phật Gautam Poona, Ấn Độ

************************************************************************************************************

#1 Thế giới đang cháy

**Thế giới đang cháy:

Và ông cười sao?

Ông đang ở sâu trong bóng tối.

Ông không hỏi về ánh sáng sao?

Để thấy thân thể ông -

Con rối được tô vẽ, một đồ chơi,

được chắp nối và ốm yếu và đầy tưởng tượng giả,

cái bóng thay đổi và nhạt nhoà đi.

Nó ẻo lả làm sao!

Ẻo lả và độc hại,

Nó ốm yếu, thối rữa và chết.

như mọi vật sống

đến cuối cùng nó ốm và chết.

Nhìn những bộ xương trắng này,

bộ khung và cái vỏ hổng của mùa hèi chết.

và ông cười sao?

Ông là ngôi nhà bằng xương,

thịt và máu bó lại.

Kiêu căng sống trong ông,

và đạo đức giả, suy tàn và chết.

Chiếc xe lộng lẫy của vua tan tành.

cũng vậy thân thể biến thành cát bụi.

Nhưng linh hồn của thuần khiết là không đổi

và do vậy cái thuần khiết truyền lại cái thuần

khiết.

Người dốt nát là con bò đực.

Người đó lớn về kích thước, không lớn về trí huệ.**

Câu hỏi nền tảng nhất trước Phật Gautama là, "Trí

huệ là gì?" Và cùng câu hỏi đó cũng đúng cho mọi

người. Qua nhiều thời đại các hiền nhân đều đã từng

hỏi, "Trí huệ là gì?" Nếu nó có thể được bạn trả lời,

được bắt rễ đích thực vào kinh nghiệm riêng của bạn,

nó đem tới biến đổi cuộc sống.

Bạn có thể lặp lại các định nghĩa về trí huệ do

người khác trao cho, nhưng chúng sẽ không giúp ích

cho bạn đâu. Bạn sẽ lặp lại chúng mà không hiểu

chúng, và đó là một trong những ngõ cụt cần được

tránh trên đường. Đừng bao giờ lặp lại điều bạn đã

không đích thân kinh nghiệm. Tránh tri thức, chỉ thế

thì bạn mới có thể trưởng thành trong trí huệ.

Tri thức là cái gì đó được vay mượn từ người khác,

trí huệ phát triển trong bạn. Trí huệ là cái bên trong, tri

thức là cái bên ngoài. Tri thức tới từ bên ngoài, bám

vào bề ngoài của bạn, cho bạn kiêu căng lớn và giữ

cho bạn bị đóng lại, xa, xa xôi với hiểu biết. Hiểu biết

không thể được nghiên cứu; không ai có thể dạy nó

cho bạn được. Bạn phải là ánh sáng lên bản thân mình.

Bạn phải tìm và kiếm bên trong bản thể riêng của

mình, bởi vì nó đã ở đó tại chính cốt lõi. Nếu bạn chìm

sâu bạn sẽ thấy nó. Bạn sẽ phải học cách chìm vào bên

trong bản thân mình - không trong kinh sách, mà bên

trong sự tồn tại riêng của bạn.

Hưong vị của sự tồn tại riêng của bạn là trí huệ.

Trí huệ là kinh nghiệm, không phải là thông tin.

Phật đã từ bỏ thế giới; điều đó được tường thuật lại

trong mọi kinh sách, nhưng bản tường thuật này không

được nêu ra trong hoàn cảnh đúng. Tương truyền là

Phật đã từ bỏ thế giới bởi vì ông ấy chống lại thế giới -

bởi vì chừng nào bạn còn chưa từ bỏ thế giới này bạn

không thể thu được cái vĩnh hằng, thế giới kia, bờ bên

kia. Điều này cho việc diễn giải sai toàn bộ về từ bỏ

lớn lao của Phật.

Ông ấy chắc chắn đã từ bỏ thế giới này, nhưng

không thu lấy cái gì ở thế giới kia. Nếu có bất kì động

cơ nào trong việc từ bỏ của bạn, nó không đủ triệt để,

nó không phải là cách mạng. Nó lại là cùng trò cũ,

cùng tâm trí mặc cả cũ; nó dựa trên ham muốn và ham

muốn là thế giới. Thế giới không chứa sự vật, thế giới

chứa động cơ, ham muốn, tham vọng.

Nếu bạn từ bỏ thế giới để được cái gì đó, dù nó là

bất kì cái gì - niết bàn, chứng ngộ, moksha, tự do, chân

lí hay Thượng đế, dù nó là bất kì cái gì - nếu bạn từ bỏ

thế giới để được cái gì đó, đấy không phải là từ bỏ.

Do đó tôi sẽ không nói rằng Phật từ bỏ thế giới để

đạt tới cái gì đó. Chính ý niệm về đạt tới cái gì đó là

thế giới. Chính ý niệm đạt tới cái gì đó là sống trong

tưởng tượng, là sống trong tương lai. Và con người của

hiểu biết sống trong hiện tại, không trong tương lai.

Con người của hiểu biết không thực sự từ bỏ thế giới -

thế giới đơn giản rơi khỏi người đó, thế giới đơn giản

trở thành không liên quan; nó mất nghĩa. Sáng suốt của

ông ấy lên tới mức ông ấy có thể thấy thấu suốt qua

giả dối của mọi ham muốn - không để đạt tới cái gì đó,

mà thấy cái vô tích sự của ham muốn, ham muốn dừng

lại. Đó là từ bỏ đúng.

Đó là điều Phật đã làm. Thực ra nói ông ấy đã làm

là không đúng. Ngôn ngữ tạo ra nhiều vấn đề thế. Khi

bạn bắt đầu nói về chư phật, ngôn ngữ là phương tiện

không thích hợp; nó trở thành rất không thích hợp. Nói

Phật từ bỏ thế giới là không đích xác sự thật. Sẽ tốt

hơn nếu chúng ta nói thế giới biến mất khỏi cách nhìn

của ông ấy. Đó không phải là hành động mà là việc

xảy ra.

Khi ông ấy trở nên nhận biết, tỉnh táo, quan sát,

một nhân chứng, khi ông ấy thấy cái ngớ ngẩn của

ham muốn, ham muốn dừng lại theo cách riêng của nó.

Đó không phải là hành động. Làm sao bạn có thể cứ

ham muốn nếu bạn thấy ra cái ngớ ngẩn của nó? Bạn

sẽ không cố gắng đi qua tường. Thấy rằng đó là tường,

bạn sẽ không cố gắng đi qua nó. Nếu bạn vẫn cố gắng

đi qua tường, đập mạnh nó bằng đầu bạn, điều đó đơn

giản chỉ ra mắt bạn nhắm. Và bạn không thấy nó là

bức tường - ở đâu đó bạn đang tưởng tượng rằng nó là

cửa. Bạn hi vọng đi qua nó. Khoảnh khắc bạn thấy nó

là tường, biến đổi đã xảy ra.

Hiểu là đủ - không cần thực hành nó. Mọi người

thực hành chỉ bởi vì họ không hiểu.

Nhiều người tới tôi và hỏi, "Xin cho chúng tôi kỉ

luật nào đó để thực hành." Trong hàng thế kỉ họ đã cho

các kỉ luật để thực hành. Tôi không cho bạn kỉ luật nào

- bởi vì bạn có thể thực hành kỉ luật, bạn có thể trở nên

rất khéo léo, bạn có thể trở nên rất điêu luyện, lắm

mánh khoé; dầu vậy sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn là

cùng người đó, bởi vì vấn đề không phải là thực hành

kỉ luật.

Vấn đề là thấy, vấn đề là hiểu cuộc sống của bạn,

những động cơ vô ý thức của nó. Vấn đề là hiểu bóng

tối mà trong đó bạn đang sống. Và phép màu là ở chỗ

nếu bạn có thể hiểu bóng tối trong đó bạn đang sống,

bỗng nhiên có ánh sáng, bởi vì hiểu biết là ánh sáng.

Phật đã bị hiểu lầm rất nhiều, không chỉ bởi kẻ thù

của ông ấy mà bởi cả bạn bè của ông ấy nữa - thực ra

bị hiểu lầm bởi bạn bè nhiều hơn là bởi kẻ thù. Kẻ thù

có thể được tha thứ, nhưng bạn bè không thể được tha

thứ.

Hàng triệu người đã theo ông ấy trong hai mươi

nhăm thế kỉ với hiểu biết sai. Chính bước đầu tiên của

họ là sai. Sư Phật giáo đã không có khả năng hiểu

được điều Phật đang thực sự trỏ tới. Ông ta đã hoàn

toàn quên mất mặt trăng mà ngón tay của Phật đang

chỉ tới. Ông ta níu bám lấy ngón tay, ông ta tôn thờ

ngón tay, ông ta bị ám ảnh bởi ngón tay. Ông ta đã

hoàn toàn quên mất rằng ngón tay chỉ là phương tiện

trỏ tới trăng. Quên ngón tay đi và nhìn lên trăng. Bạn

không thể nhìn được vào trăng nếu bạn không thể quên

ngón tay.

Hàng nghìn và hàng nghìn lời bình luận đã được

viết ra về những lời kinh tuyệt vời này. Nhưng nếu

bước đầu tiên mà sai thế thì mọi thứ sẽ đi sai. Bước sai

đầu tiên mà tất cả các lời bình luận đã lấy là nói rằng

Phật từ bỏ thế giới. Điều đó không đúng. Thế giới đơn

giản suy sụp đi; nó thôi có bất kì nghĩa nào cho ông ấy.

Cái đêm ông ấy bỏ đi khỏi cung điện để lên núi,

khi ông ấy đi qua biên giới vương quốc mình, người

đánh xe của ông ấy cố gắng thuyết phục ông ấy, cố

gắng khuyên bảo ông ấy quay về cung điện.

Người đánh xe này là một ông già, ông ấy đã biết

Phật từ chính thời thơ ấu; ông ấy gần như cùng tuổi

với bố của Phật. Ông ấy nói, "Hoàng tử làm gì vậy?

Điều này là cực kì điên khùng. Hoàng tử điên hay thế

nào không đấy? Nhìn lại mà xem!"

Lúc đó là đêm trăng tròn và cung điện đá cẩm

thạch của ông ấy trông đẹp thế. Trong ánh trăng tròn

nhìn đá cẩm thạch trắng của cung điện thật là vui. Mọi

người hay tới từ chỗ xa xa để có thoáng nhìn về cung

điện của Phật trong đêm trăng tròn, cũng như mọi

người tới xem Taj Mahal. Đá cẩm thạch trắng có cái

đẹp vô biên vào lúc trăng tròn. Có cái gì đó đồng bộ

giữa trăng tròn và đá cẩm thạch trắng, hài hoà nào đó,

nhịp điệu, giao cảm.

Người đánh xe nói, "Ít nhất hoàng tử nên nhìn lại

sau về cung điện đẹp đẽ của mình. Không ai có cung

điện đẹp thế đâu."

Phật nhìn lại và nói với ông già này, "Ta không

thấy cung điện nào ở đó cả mà chỉ thấy đám cháy lớn.

Cung điện đang bốc chát, chỉ toàn lửa. Đơn giản để ta

đi và ông quay về đi; nếu ông thấy cung điện, quay về

với cung điện đi. Ta không thấy cung điện nào ở đó cả

- bởi vì cái chết đang tới mọi khoảnh khắc, và ta không

thấy cung điện nào ở đó bởi vì mọi cung điện đều sẽ

biến mất sớm hay muộn. Trong thế giới này mọi thứ

đều nhất thời và ta đang đi tìm cái vĩnh hằng. Khi thấy

ra cái nhất thời của thế giới này ta không còn tự lừa

mình được nữa."

Đây đích xác là lời của ông ấy, "Ta không thể tự

lừa mình được thêm nữa."

Không phải là ông ấy từ bỏ thế giới đâu! Ông ấy

có thể làm gì được? Nếu bạn thấy cái gì đó như rác

rưởi, nếu bạn thấy rằng đá cuội bạn đã mang theo mình

không phải là kim cương thực, bạn sẽ làm gì với

chúng? Sẽ chẳng cần dũng cảm lớn lao nào để vứt

chúng đi, để ném chúng đi, sẽ chẳng cần thông minh

lớn lao gì để gạt bỏ chúng. Chúng sẽ lập tức rơi ra khỏi

tay bạn. Bạn không níu bám lấy những hòn đá cuội đó

mà níu bám lấy ý niệm rằng chúng là kim cương. Bạn

đã níu bám lấy lừa dối của mình, ảo tưởng của mình.

Phật đã không từ bỏ thế giới, ông ấy đã từ bỏ ảo

tưởng của mình về nó. Và điều đó nữa cũng là việc

xảy ra, không phải là hành động. Khi từ bỏ tới như

việc xảy ra nó có cái đẹp vô cùng, bởi vì không có

động cơ trong nó. Nó không phải là phương triện để

thu được cái gì đó khác. Nó là toàn bộ. Bạn được kết

thúc với ham muốn, bạn được kết thúc với tương lai,

bạn được kết thúc với quyền lực, tiền bạc, danh vọng,

bởi vì bạn đã thấy cái vô tích sự của tất cả nó.

Thấy là biến đổi. Nhớ điều này như điều rất nền

tảng; thế thì những lời kinh này sẽ có nghĩa khác toàn

bộ cho bạn. Nghĩa phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu bạn

đặt những lời kinh này vào hoàn cảnh sai chúng sẽ có

nghĩa khác, và đó là điều đã xảy ra cho Phật.

Tôi nhắc lại: ông ấy đã bị hiểu lầm nhiều hơn bất

kì ai khác trên thế giới. Và lí do là ở chỗ ông ấy là một

trong những thầy sâu sắc nhất trên thế giới. Sáng suốt

của ông ấy là sâu sắc tới mức nó nhất định bị hiểu lầm.

Jesus nói với quần chúng thông thường bằng

chyện ngụ ngôn, trong ngôn ngữ đơn giản. Ông ấy

không là triết gia; ông ấy không được giáo dục hay có

văn hoá gì mấy. Ông ấy là con của đất. Ông ấy đã làm

việc trong nhiều năm với bố ông ấy là thợ mộc - lấy gỗ

từ rừng, chặt đẽo gỗ, giúp ông già này.

Phật là loại người khác toàn bộ. Ông ấy không

phải là con của cõi thế tục, ông ấy là hoàng tử. Ông ấy

chưa bao giờ trộn lẫn với đám đông, ông ấy không biết

tới ngôn ngữ của họ. Ông ấy nói ngôn ngữ chỉ có thể

được hiểu bởi những người rất tinh tế. Ông ấy đã cố

gắng vất vả để đem nó xuống mức của đám đông,

nhưng điều đó là gần như không thể được. Và đó

không phải chỉ là vấn đề của ngôn ngữ.

Jesus nói về lời cầu nguyện, điều đơn giản dễ hiểu,

bởi vì lời cầu nguyện mang tính nhị nguyên và toàn

thế giới này đều bao gồm các nhị nguyên. Lời cầu

nguyện là nhị nguyên bởi vì nó là đối thoại giữa bạn và

Thượng đế tưởng tượng, nhưng dầu vậy vẫn là đối

thoại. Trong lời cầu nguyện bạn lại ham muốn, hỏi xin

để được tha thứ về những tội lỗi của bạn, để được

thưởng. Lời cầu nguyện của bạn là đòi hỏi; bạn là kẻ

ăn xin khi bạn cầu nguyện. Và lời cầu nguyện dựa trên

ý niệm về Thượng đế, và Thượng đế không là gì ngoài

việc phóng chiếu của tâm trí con người. Thượng đế lấy

người làm trung tâm. Kinh Thánh nói Thượng đế đã

tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài. Chân lí

chính là điều ngược lại: con người đã tạo Thượng đế

theo hình ảnh riêng của mình. Thượng đế của bạn đơn

giản đại diện cho bạn, tham vọng của bạn, lí tưởng của

bạn. Thượng đế của bạn là phóng chiếu của tâm trí

bạn. Dễ nói về Thượng đế, và dễ được hiểu khi bạn nói

về Thượng đế; dễ nói về lời cầu nguyện, và dễ được

hiểu khi bạn nói về lời cầu nguyện, bởi vì mọi người

đều sống ở bình diện đó.

Phật nói về thiền, không về lời cầu nguyện. Lời

cầu nguyện không có chỗ trong cách nhìn của ông ấy.

Phật chưa bao giờ nói về Thượng đế bởi vì ông ấy biết

hoàn toàn rõ rằng Thượng đế đã được con người chế

tạo ra từ sợ hay tham; rằng Thượng đế là ham muốn

lớn lao nhất của con người và chính vì Thượng đế mà

con người vẫn còn trong tù túng, chưa bao giờ trở

thành ánh sáng lên chính mình, bao giờ cũng vẫn còn

là kẻ ăn xin, kẻ phụ thuộc, nô lệ.

Phật muốn bạn trở thành hoàng đế, không phải là

kẻ ăn xin. Ông ấy muốn bạn được tự do khỏi mọi

phóng chiếu - Thượng đế, thiên đường, thế giới bên

kia, tất cả đều được đưa vào trong phóng chiếu của

bạn. Phật muốn bạn gạt bỏ bản thân tâm trí, bởi vì đó

là điều thiền tất cả là gì: việc đi vào trong thế giới của

vô trí. Đây là cái gì đó rất tinh tế, có chiều sâu mênh

mông; nó không dễ để được hiểu.

Một khi Phật qua rồi, hiểu lầm lớn nảy sinh quanh

ông ấy. Ngày ông ấy chết các tín đồ của ông ấy đã trở

nên bị chia rẽ thành ba mươi sáu giáo phái. Và cái gì là

lí do cho chia rẽ của họ, và sao sớm thế? Lí do là ở chỗ

mọi người đều cố gắng áp đặt cách diễn giải của mình

lên Phật, và tất nhiên tất cả họ đều có cách diễn giải

riêng của họ.

Tôi không diễn giải Phật chút nào bởi vì tôi không

phải là Phật tử, tôi không phải là tín đồ. Tôi đã kinh

nghiệm cùng chân lí như Phật Gautama, cho nên khi

tôi nói về Phật cứ dường như tôi đang nói về bản thân

tôi vậy. Đó không phải là bình luận, đó không phải là

diễn giải. Phật chỉ là cái cớ để nói với các bạn, cái cớ

hay để trao đổi việc nhận ra của riêng tôi cho bạn. Để

điều đó được nhớ rằng đấy là kinh nghiệm của riêng

tôi mà tôi đang nói tới. Tôi đang dùng Phật như cái

móc để treo hiểu biết và kinh nghiệm của riêng tôi lên.

Và tôi yêu con người này, tôi yêu vô cùng con người

này, bởi vì không ai khác đã bao giờ chạm tới những

chiều sâu thế và chiều cao thế như Phật Gautama. Ông

ấy vẫn còn là đỉnh Everest, đỉnh cao nhất mà tâm thức

con người đã từng đạt tới.

Phải rất có tính thiền trong khi bạn nghe những lời

kinh này; đó là cách duy nhất để hiểu chúng. Không

phân tích, không suy nghĩ, không tiếp cận logic, mà là

lắng nghe im lặng mang tính thiền, chỉ lắng nghe. Và

chân lí có bí ẩn về nó: nếu bạn có thể nghe một cách

im lặng bạn sẽ thấy liệu nó là đúng hay không, nó sẽ là

một cách nhìn. Ngay lập tức. Nó sẽ đánh thẳng vào trái

tim bạn nếu nó là chân lí, cái gì đó sẽ bắt đầu rung

động trong tim bạn, tim bạn sẽ lập tức đáp ứng. Đó

không phải là vấn đề của tâm trí.

Khi bạn đang nghe mà có tính thiền bạn không

nghe từ tâm trí chút nào. Tất nhiên lời là rất cổ - hai

mươi nhăm thế kỉ đã qua rồi - Phật nói trong ngôn ngữ

của thời ông ấy. Đừng bị ngôn ngữ lừa dối, đừng bị

phân tán bởi ngôn ngữ của ông ấy. Điều đó là tự nhiên

bởi vì có lỗ hổng của hai mươi nhăm thế kỉ giữa bạn

và ông ấy. Ông ấy không thể nói ngôn ngữ mà bạn

hiểu. Đó là lí do tại sao tôi lại nói về ông ấy, với ông

ấy - để cho bạn một phiên bản mới, phiên bản của thế

kỉ hai mươi về cùng một kinh nghiệm, về cùng một

hiểu biết, cùng một biến đổi.

Lời kinh thứ nhất:

**Thế giới đang cháy...**

Phật ngụ ý gì bởi cháy? Ông ấy ngụ ý đau khổ.

Điều Soren Kierkegaard ngụ ý bởi đau khổ, lo âu, thất

vọng, khổ, đó là điều Phật ngụ ý bởi cháy. Nó là biểu

tượng. Mọi người đều đang bốc lửa bởi vì mọi người

đều bị phân chia, chia chẻ, tinh thần phân liệt. Mọi

người đều đang cháy bởi vì có lo âu lớn lao trong thế

giới này; lo về "liệu mình sẽ làm nó lần này hay

không." Có đau khổ lớn lao trong mọi trái tim - đau

khổ về không biết bản thân mình, đau khổ về không

biết chúng ta tới từ đâu và chúng ta sẽ đi đâu, và chúng

ta là ai và cuộc sống này tất cả là gì. Ý nghĩa của cuộc

sống này là gì? - đây là đau khổ của chúng ra, khổ của

chúng ta.

Cuộc sống dường như vô tích sự thế, hoàn toàn vô

nghĩa thế, lặp lại máy móc. Bạn cứ làm mãi cùng

những thứ ấy lặp đi lặp lại - để làm gì? Đau khổ là ở

chỗ con người cảm thấy rất ngẫu nhiên, dường như

chẳng có ý nghĩa gì cả. Và con người không thể sống

được nếu không kinh nghiệm ý nghĩa nào đó, nếu

không kinh nghiệm rằng mình đóng góp cái gì đó có

nghĩa cho thế giới này, rằng mình được sự tồn tại cần

tới, rằng mình không phải là hiện tượng vô dụng, rằng

mình không ngẫu nhiên, rằng mình được cần tới, rằng

mình đang hoàn thành điều gì đó cực kì có ý nghĩa.

Chừng nào người ta còn chưa đi tới cảm thấy điều đó,

người ta vẫn còn đang trong cơn cháy.

Các nhà tư tưởng theo phái hiện sinh đã đưa ra

nhiều từ nổi tiếng. Một trong các từ đó là 'khổ não';

khổ não là nỗi khổ tâm linh. Không phải mọi người

đều cảm thấy nó; mọi người đờ đẫn thế, ngu xuẩn thế,

tầm thường thế. Thế thì họ sẽ không cảm thấy khổ não,

họ sẽ cứ làm cùng những điều nhỏ bé trong cả đời họ

và họ sẽ chết. Họ sẽ sống và họ sẽ chết mà không biết

cuộc sống thực sự là gì.

Thực ra khi mọi người sắp chết họ trở nên nhận

biết lần đầu tiên rằng họ đã từng sống; trong tương

phải với cái chết họ trở nên tỉnh táo: "Mình đã bỏ lỡ

mất cơ hội rồi." Đó là nỗi đau của cái chết. Nó chẳng

liên quan trực tiếp gì tới cái chết mà chỉ gián tiếp. Khi

một người sắp chết người đó cảm thấy nỗi đau lớn lao;

nỗi đau chẳng liên quan gì tới cái chết. Nỗi đau là:

"Mình đã sống và bây giờ tất cả đều kết thúc và mình

đã không thể làm được gì có nghĩa, mình đã không

sáng tạo, mình đã không ý thức, mình đã sống một

cách máy móc, mình đã sống như người mộng du,

người vừa đi vừa ngủ."

Tâm trí tầm thường cứ sống mà chẳng lo nghĩ.

Người đó dường như hạnh phúc hơn người thông

minh; người đó cười, người đó đi tới câu lạc bộ và tới

rạp chiếu phim, người đó có cả nghìn lẻ một mối bận

bịu, và người đó rất bận rộn mà chẳng có công việc gì.

Bạn càng thông minh, bạn càng nhạy cảm, bạn sẽ càng

cảm thấy rằng cuộc sống này - cách bạn đang sống nó

- không phải là cách đúng, không phải là cuộc sống

đúng; cái gì đó sai trong nó.

Người không thông minh sống như mẩu gỗ trôi

dạt; người đó trở nên bận tâm nhiều tới việc tham quan

tới mức người đó quên mất tất cả về điều tối thượng,

người đó quên tất cả về mục đích, người đó quên tất cả

về cuộc hành trình. Người đó trở nên quá bị cuốn hút

vào tham quan. Người đó tò mò nhưng tò mò của

người đó là thừa. Người đó chưa bao giờ truy vấn, bởi

vì truy vấn cần dũng cảm, truy vấn là mạo hiểm. Truy

vấn nghĩa là bạn sẽ đối diện với những vấn đề lớn, bạn

sẽ bắt gặp những vấn đề tối thượng, và ai biết liệu bạn

sẽ có khả năng giải được chúng hay không? Người đó

vẫn chỉ tò mò. Người tò mò là người ngu; tò mò của

người đó giữ người đó bận rộn, tính tò mò của người

đó giữ người đó bị dính líu, cho nên người đó chưa

bao giờ trở nên nhận biết về các vấn đề thực.

Marty và vợ anh ta ngồi ở quầy rượu của một

khách sạn Chicago. Marty trỏ cô gái tóc hung nổi bật

đang ngồi ở đầu bên kia và nói, "Đó là gái mãi dâm."

"Em không tin điều đó," Louise nói.

"Anh sẽ chỉ cho em," Marty nói. Anh ta bước tới

và tán chuyện với cô tóc hung - năm phút sau họ đã

trong phòng anh ta.

"Bao nhiêu nào?" Marty hỏi.

"Năm mươi đô."

"Tôi trả cô hai mươi."

"Quên chuyện đó đi," cô mãi dâm nói khi bước ra

khỏi cửa.

Vài phút sau Marty quay trở lại với vợ mình tại

quầy. Cô gái gọi bước qua và vỗ vai anh ta. "Anh thấy

đấy," cô ta nói, "đó là cái anh kiếm được với hai mươi

đô la."

Người ngu vẫn còn tò mò về những điều như vậy,

về những người khác - ai là ai, và họ chưa bao giờ hỏi,

"Mình là ai?" Họ chưa bao giờ hỏi câu hỏi thực bởi lẽ

đơn giản là câu hỏi thực sẽ đưa họ vào cuộc hành trình

gian nan. Họ có thể phải vứt bỏ nhiều, nhiều thứ trên

đường: định kiến của họ, ý thức hệ của họ, triết lí của

họ, tôn giáo của họ, nhà thờ của họ - bởi vì nếu bạn

thực sự muốn biết mình là ai, bạn phải vứt bỏ việc là

người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha

mét giáo, bạn phải vứt bỏ việc là người cộng sản hay

phát xít. Nếu bạn thực sự muốn biết mình là ai bạn

phải quên đi tất cả về việc bạn là người da trắng hay da

đen, người Ấn Độ hay người Mĩ, người Trung Quốc

hay Nhật Bản, bởi vì đây chỉ là những thứ ngẫu nhiên.

Chúng không cấu thành nên tinh tuý của bạn.

Linh hồn của bạn không là người Ki tô giáo không

là người Hindu không là người Mô ha mét giáo; linh

hồn của bạn thậm chí không nam hay nữ. Trung tâm

bên trong nhất của bạn ở bên ngoài tất cả các khái

niệm. Tất cả những điều đã từng được nói cho bạn, tất

cả những điều đã trở thành căn cước của bạn, đều phải

bị vứt bỏ. Nêu ra câu hỏi thực nghĩa là trải qua cuộc

khủng hoảng căn cước; bạn sẽ phải quên đi tất cả về

điều bạn nghĩ mình đang là.

Và sẽ có đi tới một khoảng hở, một lỗ hổng khi

bạn sẽ không biết mình là ai - và đó là kinh nghiệm

đau đớn.

Thiền nhân nói: Trước khi người ta thiền, núi là

núi và sông là sông. Khi người ta đi sâu vào trong

thiền, núi không còn là núi và sông không còn là sông.

Đó là cuộc khủng hoảng lớn khi núi không còn là núi

và sông không còn là sông. Bạn đang trải qua cuộc

khủng hoảng căn cước. Cái cũ mất rồi và cái mới còn

chưa được tìm thấy. Bạn đã rời khỏi bờ cũ mà bờ mới

thậm chí còn chưa thấy được. Và Thiền nhân nói: Khi

thiền là đầy đủ, khi ông đã đi vào trong vô trí, núi lại là

núi và sông lại là sông; tất nhiên trên một bình diện

khác toàn bộ, nhưng mọi thứ lại là mọi thứ. Mọi thứ

lắng đọng lại, kết tinh lại, nhưng bây giờ với sự khác

biệt.

Đầu tiên người khác đã bảo bạn rằng núi là núi và

sông là sông, bây giờ bạn biết - và điều đó tạo ra khác

biệt thực sự. Thông tin chưa bao giờ là biến đổi.

Phật nói: Thế giới đang cháy! Người may mắn là

người có thể hiểu được điều đó, không chỉ về mặt trí

tuệ mà về sự tồn tại. Bạn không thể thấy được cuộc

sống của mình chẳng là gì ngoài đau khổ sao? Bây giờ

có hai cách để gạt bỏ đau khổ này, đám cháy này; một

là trở nên dấn sâu vào những điều vô nghĩa tới mức

bạn có thể quên đi đau khổ của mình, để cho đau khổ

không thể ngóc đầu lên được bởi vì bạn bận rộn thế: cả

ngày bận rộn với tiền bạc, quyền lực, danh vọng, đuổi

theo các cái bóng, và khi bạn quay về nhà bạn hoàn

toàn mệt mỏi tới mức bạn rơi vào giấc ngủ. Và thế nữa

bạn vẫn còn dính vào giấc mơ của mình. Mơ không là

gì ngoài sự phản chiếu ngày của bạn; cùng trò chơi

tiếp tục trong giấc ngủ của bạn.

Mọi người đi qua toàn thể các kiếp sống của mình

theo cách này. Mọi người không thể ngồi im lặng được

cho dù là vài phút. Và toàn thể cách tiếp cận Phật giáo

là ở chỗ chừng nào bạn còn chưa có khả năng ngồi im

lặng trong nhiều giờ cùng nhau, không làm gì cả, chỉ

hiện hữu, bạn sẽ không bao giờ biết tới mình là ai và

bạn sẽ không bao giờ vượt ra ngoài đau khổ của mình.

Cho nên cách thứ nhất là trở nên bận bịu, dính líu vào

mọi thứ, dù nó là bất kì cái gì, mục đích duy nhất là để

bạn có thể giữ câu hỏi tối thượng về cuộc sống của

mình bị kìm lại. Không có thời gian.

Mọi người tới tôi, tôi bảo họ thiền. Họ nói,

"Nhưng chúng tôi không có thời gian." Và những

người này cũng là cùng những người đang ngồi hàng

giờ trong rạp chiếu phim và họ có thời gian. Và đây là

cùng những người đi tới câu lạc bộ Rotary và cứ làm

những điều ngu xuẩn. Đây là cùng những người bạn sẽ

thấy trong khách sạn, trong trận đá bóng; đây là cùng

những người sẽ chời bài và chơi cờ, và nếu bạn hỏi họ

thì họ sẽ nói, "Chúng tôi đang chơi chỉ để giết thời

gian." Thời gian đang giết bạn và bạn nghĩ bạn đang

giết thời gian. Không ai đã bao giờ có khả năng giết

thời gian: thời gian giết mọi người.

Và khi bạn bảo họ thiền thì câu trả lời ngay lập tức

là, "Nhưng thời gian đâu mà thiền?" Và không phải là

họ đang nói điều đó một cách có ý thức đâu; đó là

phản ứng rất vô ý thức. Không phải là họ đang lừa, họ

đang bị lừa. Không phải là họ đang lừa bạn bằng việc

nói, "Tôi không có thời gian," họ thực sự cảm thấy, họ

nghĩ, rằng họ không có thời gian nào cả.

**Thế giới đang cháy:

Và ông cười sao?**

Thế giới đang cháy và bạn đang chơi bài sao?... và

bạn đang chơi cờ sao? Thế giới đang cháy và bạn đang

đọc tiểu thuyết trinh thám sao? Thế giới đang cháy và

bạn đang buôn chuyện sao? Thế giới đang cháy và bạn

đi xem phim sao? Và nhớ bạn là thế giới mà Phật đang

nói tới.

Nhưng đôi khi điều đó xảy ra... Soren Kierkegaard

có một chuyện ngụ ngôn hay. Ông ấy nói: có lần trong

rạp xiếc chuyện xảy ra là chiếc lều của rạp xiếc bắt đầu

bốc cháy. Ai đó có thể đã vứt mẩu thuốc là hay ...

chẳng ai biết cái gì đã xảy ra nhưng chiếc lều đã cháy.

Anh hề của rạp xiếc bước ra thông báo điều đó; anh ta

công bố rằng "Lều cháy rồi!" và mọi người cười. Họ

nghĩ, "Anh ta giở trò lừa chúng ta." Và họ vỗ tay và

tán thường anh hề còn anh hề thì choáng.

Anh ta nói, "Tôi không nói đùa đâu. Lều đang

cháy đấy." Và mọi người vỗ tay nhiều hơn và cười

nhiều hơn. Anh hề lúng túng chẳng biết phải làm gì!

Anh ta bắt đầu đấm ngực và nói, "Tin tôi đi! Lều đang

cháy đấy, các ông bà bị nguy hiểm!"

Nhưng chẳng ai tin anh ta; mọi người tiếp tục

cười. Và nhiều người bị thiêu cháy.

Đây không phải là chuyện ngụ ngôn đâu: đây là

thực tại. Chư Phật đã báo cho bạn rằng thế giới đang

cháy, nhưng bạn nghĩ họ có thể coi điều đó quá

nghiêm trọng.

"Cô em tinh tướng xinh đẹp của tôi ơi," anh chàng

công tử ngọt ngào thì thào, "em là bé duy nhất của anh

đi. Anh chú ý tới em, anh phát rồ về em, anh phát điên

lên về em. Anh không thể sống qua đêm nếu không có

tình yêu của em."

"Này, đợi một phút nhé," cô gái rụt rè phản đối.

"Em không muốn nghiêm chỉnh đâu."

"Này, bé," anh ta hỏi, "ai nghiêm chỉnh?"

Chẳng ai dường như nghiêm chỉnh cả. Mọi người

đều đóng vai hề, mọi người đều cười - hay ít nhất cũng

giả vờ hạnh phúc, ít nhất cũng ba hoa về hoan lạc của

mình, niềm vui của cuộc sống, và có thể không chỉ lừa

người khác mà bị lừa bởi chính việc ba hoa riêng của

mình. Người ta có thể bắt đầu tin vào dối trá riêng của

mình: thế thì họ bắt đầu có vẻ gần như thật.

Phật đang nói: Ông cười sao? Và thế giới đang

cháy!

Chắc chắn điều đó chỉ ra một điều thôi

**Ông đang ở sâu trong bóng tối.

Ông không hỏi về ánh sáng sao?**

Đây là ngôn ngữ cổ đại. Bây giờ, từ thời Sigmund

Freud, chúng ta có thể dịch bóng tối là vô ý thức và

ánh sáng là ý thức. Điều đó sẽ dễ hiểu hơn, bởi vì khi

bạn nói về bóng tối và ánh sáng nó có vẻ thơ ca, và

Phật rất khoa học mặc dù ông ấy đầy tính thơ ca.

Nhưng thơ ca của ông ấy không đơn thuần là thơ ca,

nó có khoa học lớn lao trong nó, giả kim thuật lớn lao

trong nó. Tính thơ ca của ông ấy là bởi vì kinh nghiệm

của ông ấy, nhưng tính thơ ca của ông ấy không chỉ là

để giải trí cho bạn. Tính thơ ca của ông ấy là từ duyên

dáng của ông ấy, chính bản thể ông ấy mang tính thơ

ca rồi, cũng như nó có thể mang tính khoa học. Ông ấy

đang nói về vô ý thức và ý thức.

Ông ấy nói bạn đang ở sâu trong bóng tối nếu bạn

không nhận biết rằng thế giới đang cháy, rằng mọi

người đang sống trong phiền não - và họ thậm chí có

thể không nhận biết về điều đó. Theo cách đó phiền

não bị nhân đôi hay nhân gấp nhiều lần, bởi vì nếu bạn

nhận biết về phiền não của mình bạn có thể thoát ra

khỏi nó được. Khi ngôi nhà bị cháy và bạn đang ngủ,

nguy hiểm là nhiều hơn nhiều. Nếu ngôi nhà bị cháy

và bạn thức, nguy hiểm ít hơn nhiều - bạn có thể chạy

trốn, bạn có thể thoát ra khỏi nhà. Hàng xóm có thể

giúp bạn thoát ra. Bạn có thể gọi điện thoại tới đội

chữa cháy. Bạn có thể làm cái gì đó! Ít nhất bạn cũng

có thể nhảy ra khỏi cửa sổ. Nhưng nếu bạn ngủ thế thì

mọi sự khó khăn hơn.

Ông đang ở sâu trong bóng tối. Phật nói: Nhìn vào

ông, dường như ông không ý thức chút nào, ông đang

sống cuộc sống vô ý thức. Bây giờ đó là chân lí tâm lí.

Toàn thể tâm lí đương đại, dù đó là phái Freud hay phi

Freud, Adler hay Jung, tất cả các trường phái của tâm

lí học hiện đại đều đồng ý về một điều: rằng chỉ một

phần rất nhỏ của con người là có ý thức, phần rất tí

hon. Phần lớn của bản thể người đó là vô ý thức, là

trong bóng tối; bạn chỉ thấy đầu chỏm của tảng băng,

phần còn lại là trong bóng tối. Và từ lục địa bóng tối

đó, cái chính là vô thức của bạn, kéo tới đủ loại động

cơ, ham muốn, bản năng, thôi thúc - và ý thức phải đi

theo chúng. Ý thức chỉ là kẻ hầu, nó không là người

chủ; nó đang phục vụ cho vô ý thức. Vô thức trở nên

giận dữ và ý thức hành động ngay; vô thức trở nên đầy

thôi thúc dục và ý thức tuân theo nó. Và ý thức đã trở

nên rất láu lỉnh trong việc hợp lí hoá. Nó hợp lí hoá

mọi thứ. Ý thức tin rằng nó là người chủ còn vô thức

cười vào nó.

Quan sát bản thân bạn mà xem. Nếu bạn giận bạn

không bao giờ nói, "Tôi giận bởi vì vô ý thức của

mình." Bạn nói, "Tôi giận bởi vì giận dữ được cần tới.

Tôi đã giận một cách có chủ ý. Tôi phải nổi giận; bằng

không mọi người sẽ bắt đầu lấn lướt tôi. Và người đó

phải bị trừng phạt, người đó phải được dạy cho một bài

học. Tôi đã giận dữ bởi vì tôi muốn thế."

Đây là hợp lí hoá thôi. Bạn đã giận bởi vì bạn

không thể khác được; bạn đã không là người chủ của

tình huống. Nó đã không ở trong tay bạn: việc chọn

lựa giận dữ - hay không giận dữ. Bạn đã bị cơn giận lái

đi và nó tới từ tầng ngầm nào đó của bản thể bạn. Nó

tới như đám mây, nó tới như làn khói lớn và bạn bị nó

làm cho mù. Bạn bị bao quanh bởi đám mây này và

bạn bị cuốn đi cùng nó, nhưng về sau chỉ để giữ thể

diện của mình, bản ngã của mình, lòng tự hào của

mình, bạn bắt đầu hợp lí hoá. Bạn nói, "Tôi làm nó

đấy." Bạn đã không làm nó: bạn bị buộc phải làm nó

thì có. Quan sát ham muốn dục của bạn, quan sát tham

của bạn, quan sát giận của bạn, và bạn sẽ được thuyết

phục bởi điều Phật đang nói.

Một người lái xe tải lực lưỡng đi thơ thẩn vào quán

rượu trong tâm trạng tiều tuỵ, hiển nhiên đang tìm cớ

gây sự đánh nhau.

"Mọi người ở phía bên này quán đều là kẻ vô công

rồi nghề dơ dáy, không tốt!" anh ta kêu toáng lên.

"Người nào muốn làm cái gì đó về điều đó thì đứng

dậy đi!" Chẳng ai đứng dậy cả.

"Mọi người ở phía bên này quán đều là bọn đồng

dục nam! Đồ đồng dục!" Chẳng ai cử động, thế rồi

bỗng nhiên một người đứng dậy.

"Muốn đánh nhau hả?" người lái xe tải gầm gừ.

"Không," người này ngọng nghịu nói, "chỉ là tôi

ngồi nhầm phía bên trong quán."

Đó là cách tâm trí cứ giở trò - hợp lí hoá mọi thứ.

Nhà tâm thần nói với bệnh nhân, "Phải mất ba năm

đấy, nhưng bây giờ cô được chữa rồi. Đây là điều trị

lần cuối của cô."

"Cám ơn bác sĩ," bệnh nhân nói. "Nhưng trước khi

tôi đi, hôn tôi đi."

"Tôi bảo cô rằng cô được chữa khỏi rồi. Cô lại là

người mạnh khoẻ rồi."

"Tôi biết, bác sĩ, nhưng hôn tôi đi."

"Cô không hiểu. Tôi đã vứt bỏ tất cả những ý niệm

điên rồ đó rồi. Cô đã được chữa lành."

"Chắc chắn rồi," bệnh nhân khăng khăng, "nhưng

hôn tôi đi."

"Hôn cô sao? Tôi thậm chí không nên ở trên

giường cùng cô!"

Bây giờ, nhà tâm thần và bệnh nhân, người giúp và

người được giúp, người hướng dẫn và người được

hướng dẫn tất cả đều trong cùng một con thuyền.

Chừng nào bạn còn chưa thể tìm thấy vị phật bạn

sẽ còn theo người mù nào đó khác. Chừng nào bạn còn

chưa ở cùng với người như Phật, Jesus, Zarathustra,

Lão Tử, bạn sẽ ở cùng với những người cũng giống

như bạn. Đó là một trong những tai hoạ lớn nhất đang

xảy ra cho tâm trí hiện đại, cho con người hiện đại.

Những người hướng dẫn tâm linh đã biến mất rồi - họ

đã biến mất từ lâu trước đây rồi. Họ đầu tiên đã bị các

tu sĩ thay thế. Bây giờ các tu sĩ đang bị các nhà tâm

thần, các nhà phân tâm, các nhà tâm lí thay thế. Các tu

sĩ đều mù, bây giờ các nhà tâm thần, các nhà phân tâm

cũng mù. Họ không biết họ đang làm gì, họ không biết

họ đang ở đâu. Họ cứ giúp mọi người và họ vô ý thức,

đôi khi thậm chí còn vô ý thức hơn bệnh nhân. Họ

không lành mạnh, đôi khi còn không lành mạnh hơn

bệnh nhân, nhưng họ là các chuyên gia chuyên nghiệp,

họ đã nghiên cứu, họ đầy thông tin. Họ biết mọi thứ về

ánh sáng mà lại không kinh nghiệm về sánh sáng nào.

Họ biết mọi thứ về tích hợp là gì, nhưng đấy chỉ là về

thôi - họ không có tích hợp bên trong nào. Bản thể

riêng của họ là những mảnh mẩu, rời ra từng phần.

Người ta có thể được giúp đỡ chỉ bởi vị phật, bởi

người đã thức tỉnh, bởi vì chỉ người đã thức tỉnh mới

có thể đánh thức nhưng người đang ngủ say. Nếu bạn

đang ngủ và nhà phân tâm của bạn cũng ngủ, ai sẽ

đánh thức bạn dậy?

Vào những ngày cổ đại mọi người đã đi tìm vị

phật từ xa và rộng; họ đã du hành qua hàng nghìn dặm

đường chỉ để tìm một thầy. Không phải là họ không

biết tới nhiều người thông thái đã biết tất cả về Vedas

và Upanishads và Gita và Koran và Kinh Thánh; họ

biết các học giả đó, nhưng họ có phân biệt sắc nét giữa

người biết theo thẩm quyền riêng của họ và người biết

thẩm quyền của kinh sách. Họ không bao giờ theo

người không có kinh nghiệm đích thực của riêng người

đó, người còn chưa đương đầu với cái ngã của mình,

người còn chưa là ngọn lửa. Và phải mất thời gian để

tìm kiếm.

Bạn sẽ bắt gặp hàng trăm thầy; chín mươi chín

phẩy chín phần trăm sẽ là rởm, đồng tiền giả. Nhưng

cách duy nhất để tìm và kiếm là cứ đi tìm và kiếm và

bất kì khi nào bạn bắt gặp một thầy rởm, quan sát đi!

Điều người đó nói là trí huệ hay tri thức? Điều người

đó nói là của riêng người đó hay nó là trong trích dẫn?

Và điều đó không khó gì mấy; chỉ cần một chút ít kiên

nhẫn và bạn sẽ biết cái rởm là rởm.

Harold bắt đầu vẫy xe đi nhờ và trong một chốc

anh ta đã được Eleanor cho đi nhờ, một cô thủ thư có

vẻ rất khêu gợi.

"Em có hút thuốc không?" anh ta hỏi.

"Dạ không ạ, cám ơn anh," cô ấy đáp. "Em không

hút thuốc!"

Họ đi trong im lặng một chốc và Harold nói, "Anh

biết có một quán rượu ngon ở ngay phía đầu đường

đây; em có muốn dừng lại uống một chút không?"

"Cám ơn anh, không ạ," Eleanor nói. "Em không

uống rượu đâu!"

Mười phút sau, Harold thử đại và nói, "Sao chúng

mình không dừng lại ở nhà nghỉ tiếp và làm tình?"

Cô ấy nói, "Được đấy!"

Họ dừng lại, làm tình điên dại trong liền hai giờ,

và thế rồi trở lại lái xe trong xe cô ấy.

"Này, anh tò mò," Harold nói. "Khi anh hỏi em có

hút thuốc không, em nói không. Khi anh đề nghị mua

thức uống cho em, em bác bỏ anh. Vậy mà em lại vào

nhà nghỉ cùng anh. Sao sự việc lại thế?"

"Thế này," cô thủ thư nói, "Em bao giờ cũng thực

hành điều em thuyết giảng. Em nói với trường Chủ

nhật của em rằng các bạn không phải hút thuốc hay

uống rượu để mà có thời gian dễ chịu!"

Bạn sẽ bắt gặp những nhà thuyết giảng như vậy ở

mọi nơi, người thực hành điều họ thuyết giảng, nhưng

điều họ thuyết giảng không phải là kinh nghiệm riêng

của họ; điều họ thuyết giảng tất cả đều là vay mượn.

Điều đó có vẻ như trí huệ nhưng nó không phải vậy.

Và bạn không thể né tránh được điều đó. Bạn sẽ phải

gõ vào nhiều cánh cửa trước khi bạn tìm thấy cánh cửa

đúng. Đó là cách duy nhất, đó là cách mọi sự là vậy.

Và cũng tốt để gõ vào nhiều cánh cửa bởi vì biết nhiều

thầy giả, dần dần bạn sẽ trở nên nhận biết về việc là

thầy thực là cái gì. Bằng việc biết cái giả giả bạn sẽ trở

nên có khả năng biết cái thật. Biết cái giả là giả là một

bước tiến lớn tới cái thật.

Thế giới đang cháy: Và ông cười sao? Ông đang ở

sâu trong bóng tối. Ông không hỏi về ánh sáng sao?

Và hỏi về ánh sáng là hỏi về thiền.

Tâm lí học hiện đại vẫn chưa đi tới điểm đó; nó

vẫn vướng mắc với phân tích. Phân tích không thể đem

ánh sáng vào được. Bạn có thể cứ phân tích bóng tối

trong nhiều năm, trong nhiều kiếp, nhiều thế kỉ; bằng

phân tích bóng tối bạn sẽ không đi tới ánh sáng. Làm

sao bạn có thể đạt tới ánh sáng bằng việc phân tích

bóng tối? Bạn sẽ phải tìm ra ai đó người biết cách tạo

ra ánh sáng - điều đó chẳng liên quan gì tới bóng tối

cả! Khi ánh sáng được tạo ra, bóng tối biến mất, bóng

tối không còn được tìm thấy nữa. Nhưng điều ngược

lại là không đúng: đừng bắt đầu đẩy bóng tối đi để đạt

tới ánh sáng - bạn sẽ phí hoài cuộc đời mình, năng

lượng của mình, cơ hội của mình. Đừng tranh đấu với

bóng tối! Phân tâm học vẫn đang tranh đấu với bóng

tối, với bệnh tật.

Và đó là khác biệt giữa tôn giáo và phân tâm học.

Tôn giáo là nỗ lực tích cực để tạo ra ánh sáng; phân

tâm học là nỗ lực tiêu cực để xua tan bóng tối - và

nhiều nhất nó có thể giúp bạn thành bất thường một

cách bình thường, có vậy thôi. Nhiều nhất nó có thể

giúp bạn điều chỉnh theo xã hội, cái bản thân nó là ốm

yếu. Nó có thể giúp bạn vào lại ước định đang có tác

dụng. Đó là mọi điều xã hội cần và yêu cầu ở bạn, rằng

bạn phải là bác sĩ tốt hay kĩ sư tốt hay trưởng ga tốt

hay thư kí tốt hay người thu thuế tốt. Đó là tất cả

những gì xã hội đòi hỏi; xã hội không quan tâm tới

mạnh khoẻ bên trong của bạn, với tính toàn thể của

bạn. Xã hội muốn bạn là cái máy hoàn hảo.

Và nếu bạn làm tốt, có hiệu quả công việc được

trao cho bạn, thế là đủ. Xã hội không quan tâm chút

nào tới việc biến đổi của bạn; ngược lại, nó rất sợ biến

đổi của bạn, bởi vì nếu bạn trở nên được biến đổi thì

xã hội sẽ không dễ có khả năng áp bức, bóc lột bạn.

Nó sẽ không dễ làm bạn thành nô lệ. Nếu bạn trở nên

được biến đổi, nếu bạn trở thành đầy ánh sáng, bạn sẽ

mang tính nổi dậy. Ánh sáng mang tới nổi dậy.

Bóng tối rất có ích cho những người có quyền lợi

được đầu tư bởi vì bóng tối không bao giờ cho phép

bạn trốn thoát khỏi nhà tù của mình. Khi bạn ở trong

bóng tối bạn có thể được thuyết phục rằng nó không

phải là nhà tù, rằng nó là nhà của bạn hay thậm chí nó

là ngôi đền của Thượng đế.

Nhưng khi có ánh sáng không ai có thể lừa dối

được bạn. Bạn sẽ có khả năng thấy rằng mình đã bị

buộc phải sống trong phòng giam. Và một khi bạn đã

thấy rằng mình bị buộc phải sống trong phòng giam,

bạn đang làm mọi điều có thể để thoát ra khỏi nó. Xã

hội rất sợ chư phật - do đó mới có đóng đinh Jesus,

đầu độc Socrates, sát hại Mansoor. Nhiều mưu hại đã

được thực hiện trong đời Phật Gautam.

Điều kì lạ là con người bao giờ cũng chống lại

những người có thể đã giúp đỡ cho nhân loại; bạn phải

đã chống lại những người sẽ đưa bạn lên những đỉnh

cao của cuộc sống và tâm thức, những người sẽ giúp

cho bạn được hoàn thành. Tại sao bạn chống lại những

người này? Bạn là một phần của hệ thống nô lệ lớn -

quốc gia, xã hội, nhà thờ. Bạn vận hành như người Ki

tô giáo, như người Hindu, như người Mô ha mét giáo;

đây là những cái tên cho sự nô lệ, những cái nhãn đẹp

trên những thứ xấu xí.

Người tôn giáo thực không là người Hindu không

là người Mô ha mét giáo không là người Ki tô giáo -

người đó không thể thế được! Người đó đơn giản là

một người. Tôn giáo của người đó không có tính từ

cho nó, người đó đơn giản mang tính tôn giáo. Tìm

ánh sáng đi! Và cách duy nhất để tìm ánh sáng là học

cách thiền, cách nhận biết, cách mang tính quan sát

nhiều hơn.

Cách thức của phật là vipassana - Vipassana nghĩa

là chứng kiến. Và ông ấy đã tìm ra một trong những

phương cách vĩ đại nhất đã từng có: phương cách quan

sát hơi thở của bạn, chỉ quan sát hơi thở của bạn thôi.

Việc thở là hiện tượng đơn giản và tự nhiên thế, nó có

đó hai mươi bốn giờ một ngày. Bạn không cần làm nỗ

lực nào cả. Nếu bạn lẩm nhẩm mật chú thế thì bạn sẽ

phải làm nỗ lực, bạn sẽ phải ép buộc bản thân mình.

Nếu bạn nói, "Ram, Ram, Ram," bạn sẽ phải liên tục

làm căng thẳng bản thân bạn. Và bạn nhất định quên

nhiều lần. Hơn nữa, từ 'Ram' lại là cái gì đó của tâm

trí, và bất kì cái gì của tâm trí cũng không bao giờ có

thể đưa bạn vượt ra ngoài tâm trí được.

Phật đã phát hiện ra một góc độ khác toàn bộ: chỉ

quan sát hơi thở của bạn - hơi thở đi vào, hơi thở đi ra.

Có bốn điểm được quan sát. Ngồi im lặng chỉ bắt đầu

nhìn hơi thở, cảm thấy hơi thở. Hơi thở đi vào là điểm

thứ nhất. Thế rồi trong một khoảnh khắc hơi thở ở bên

trong nó dừng lại - đó là một khoảnh khắc rất nhỏ -

trong một phần giây nó dừng lại; đó là điểm thứ hai để

quan sát. Thế rồi hơi thở quay lại và đi ra; đây là điểm

thứ ba để quan sát. Thế rồi lại khi hơi thở hoàn toàn đi

ra, trong một phần giây nó dừng lại; đó là điểm thứ tư

để quan sát. Thế rồi hơi thở bắt đầu đi vào lại... đây là

vòng tròn của hơi thở.

Nếu bạn có thể quan sát tất cả bốn điểm này bạn sẽ

ngạc nhiên, sửng sốt về phép màu của quá trình đơn

giản thế - bởi vì tâm trí không được tham dự vào.

Quan sát không phải là phẩm chất của tâm trí; quan sát

là phẩm chất của linh hồn, của tâm thức; quan sát

không phải là quá trình tâm trí chút nào. Khi bạn quan

sát, tâm trí dừng lại, dừng hiện hữu. Vâng, lúc ban đầu

nhiều lần bạn sẽ quên và tâm trí sẽ bước vào và bắt

đầu chơi trò chơi cũ của nó. Nhưng bất kì khi nào bạn

nhớ rằng bạn đã quên mất, không cần cảm thấy hối

hận, mặc cảm - đi trở lại để quan sát, quay đi quay lại

quan sát hơi thở của bạn. Dần dần, từ từ tâm trí sẽ

ngày càng bớt can thiệp vào.

Và khi bạn có thể quan sát hơi thở của bạn trong

bốn mươi tám phút, liên tục, bạn sẽ trở nên chứng ngộ.

Bạn sẽ ngạc nhiên - chỉ bốn mươi tám phút thôi sao?

Bởi vì bạn sẽ nghĩ rằng điều đó chẳng khó gì mấy...

chỉ bốn mươi tám phút thôi! Nó là rất khó đấy. Bốn

mươi tám giây và bạn sẽ rơi vào nạn nhân của tâm trí

nhiều lần! Thử nó với chiếc đồng hồ ở trước bạn mà

xem; lúc ban đầu bạn không thể có tính quan sát trong

sáu mươi giây. Trong chỉ sáu mươi giây thôi, đó là một

phút, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ nhiều lần. Bạn sẽ quên

hết về quan sát - đồng hồ và việc quan sát cả hai sẽ bị

quên đi. Ý niệm nào đó sẽ đem bạn đi xa, xa xăm; thế

rồi bỗng nhiên bạn sẽ nhận ra... bạn sẽ nhìn vào đồng

hồ và mười giây đã trôi qua rồi. Trong mười giây bạn

đã không quan sát.

Nhưng dần dần, dần dần - đó là cái mẹo; nó không

phải là việc thực hành, nó là mẹo - dần dần, dần dần

bạn thấm đẫm nó. Bởi vì vài khoảnh khắc đó khi bạn

mang tính quan sát có cái đẹp đẽ trang nhã, có vui vẻ

vô cùng, cực lạc không thể tin được tới mức một khi

bạn đã nếm trải vài khoảnh khắc đó, bạn sẽ muốn quay

lại nữa lặp đi lặp lại - không vì động cơ nào khác, chỉ

vì vui vẻ cực kì, của việc hiện hữu ở đó, hiện diện với

hơi thở.

Nhớ lấy, đó không phải là cùng quá trình như được

thực hiện trong yoga. Trong yoga quá trình này được

gọi là pranayam; nó là quá trình khác toàn bộ, thực ra

chính là cái đối lập với điều Phật gọi là vipassana.

Trong pranayam bạn lấy hơi thở sâu, bạn rót đầy ngực

mình với ngày một nhiều không khí, ngày một nhiều ô

xi; thế rồi bạn làm trống rỗng ngực mình với các bô

níc, toàn bộ nhất có thể được. Đó là bài tập thể chất -

tốt cho thân thể, nhưng nó chẳng liên quan gì tới

vipassana cả. Trong vipassana bạn không thay đổi

nhịp độ hơi thở tự nhiên của mình. Bạn không lấy hơi

thở sâu, dài, bạn không thở ra theo bất kì cách nào

khác hơn bạn vẫn thường thở. Để nó là tuyệt đối thông

thường và tự nhiên. Toàn thể tâm thức của bạn phải ở

vào một điểm, quan sát.

Và nếu bạn có thể quan sát hơi thở của mình, thế

thì bạn có thể bắt đầu quan sát những điều khác nữa.

Bước đi bạn có thể quan sát rằng bạn đang bước, ăn

bạn có thể quan sát rằng bạn đang ăn. Và chung cuộc,

cuối cùng, bạn có thể quan sát rằng bạn đang ngủ. Cái

ngày bạn có thể quan sát rằng bạn đang ngủ, bạn được

chuyển vào một thế giới khác. Thân thể cứ ngủ, và bên

trong ngọn đèn cứ cháy sáng. Việc quan sát của bạn

vẫn còn không bị xáo động. Thế thì hai mươi bốn giờ

một ngày có dòng chảy ngầm của việc quan sát. Bạn

cứ làm mọi thứ... với thế giới bên ngoài chẳng cái gì

đã thay đổi, nhưng với bạn mọi thứ đã thay đổi rồi.

Một Thiền sư đang lấy nước từ giếng, và một

người sùng kính, đã nghe nói về ông ấy và đã du hành

từ xa tới thăm ông ấy, hỏi, "Tôi có thể gặp ông này

ông nọ ở đâu, thầy của tu viện này?" Ông ta nghĩ

người này phải là người phục vụ, lấy nước từ giếng -

bạn không thể tìm được vị phật lấy nước từ giếng, bạn

không thể tìm vị phật đang lau sàn.

Thầy cười và nói, "Ta là người ông tìm đây."

Người sùng kính không thể nào tin được vào điều

đó. "Tôi đã nghe nhiều về thầy, nhưng tôi không thể

quan niệm nổi thầy đang lấy nước từ giếng."

Thầy nói, "Nhưng đó là điều ta thường làm trước

khi ta trở nên chứng ngộ. Lấy nước từ giếng, chẻ củi -

đó là điều ta thường làm trước đây, và đó là điều ta

tiếp tục làm. Ta rất thiện nghệ trong hai việc này: lấy

nước từ giếng và chẻ củi. Lại đây với ta - việc tiếp của

ta sẽ là chẻ củi, quan sát ta!"

Người này nói, "Nhưng thế thì khác biệt là gì?

Trước khi chứng ngộ thầy đã làm hai việc này, sau

chứng ngộ thầy đang làm cùng hai việc này - thế thì

cái gì là khác biệt?"

Thầy cười ngất, thầy nói, "Khác biệt là ở bên

trong. Trước đây, ta đã làm mọi thứ trong ngủ; bây giờ

ta làm mọi thứ một cách có ý thức, đó là khác biệt.

Hoạt động vẫn như cũ, nhưng ta không còn như cũ

nữa. Thế giới vẫn như cũ, nhưng ta không còn như cũ.

Và bởi vì ta không còn như cũ, với ta thế giới cũng

không còn như cũ."

Biến đổi phải là cái bên trong. Đây là từ bỏ thực:

thế giới cũ mất rồi bởi vì con người cũ mất rồi.

**Để thấy thân thể mình -

Con rối được tô vẽ, một thứ đồ chơi,

được chắp nối và ốm yếu và đầy những tưởng

tượng giả,

cái bóng thay đổi và nhạt nhoà đi**

Phật nói, đừng quá gắn bó nhiều với thân thể, đừng

bị đồng nhất với thân thể, thận trọng vao! Đó là tù

túng. sống trong thân thể, dùng thân thể, nhưng tỉnh

táo - nó không phải là bạn.

Để thấy thân thể mình... Nếu bạn muốn tạo ra ánh

sáng trong bản thân mình, đây là chỗ bắt đầu: Thấy

thân thể mình - Con rối được tô vẽ, một thứ đồ chơi,

được chắp nối và ốm yếu và đầy những tưởng tượng

giả, cái bóng thay đổi và nhạt nhoà đi.

Bao nhiêu người đã sống trên trái đất này? Và họ

đã nhạt nhoà đi, cát bụi trở về với cát bụi, họ tất cả đã

biến mất - cứ dường như họ chưa bao giờ tồn tại chút

nào. Và cùng điều đó đang xảy ra cho bạn, cho mọi

người. Hôm nay bạn ở đây, ngày mai bạn đi rồi. Và thế

rồi chỉ trong kí ức của vài người mà bạn sẽ sống thêm

vài ngày nữa; họ sẽ nhớ tới bạn - chỉ là kí ức, hình ảnh

trong tâm trí họ. Và thế rồi những người đó sẽ chết đi

và ngay cả kí ức cũng sẽ nhạt nhoà đi. Sau hai nghìn

năm, bạn có cho rằng sẽ có người nào biết rằng bạn đã

từng tồn tại không? Đó chỉ là cái bóng, nhất thời; cho

dù khoảnh khắc đó kéo dài bẩy mươi năm, tám mươi

năm, chẳng thành vấn đề gì cả.

Phật nói chân lí là vĩnh hằng, và bất kì cái gì

không vĩnh hằng đều là mơ - thận trọng về giấc mơ!

Và tâm trí bạn cũng là một phần của thân thể bạn; đó

là lí do tại sao ông ấy nói thận trọng về những tưởng

tượng giả. Tâm trí bạn cứ cho bạn những ý niệm giả;

nó nói, "Trông đấy mình mạnh khoẻ làm sao, mình

khoẻ làm sao, mình trông đẹp làm sao." Nó cứ lừa dối

bạn, nó cứ nói với bạn rằng cái chết bao giờ cũng xảy

ra cho người khác, không cho bạn. Không ai là ngoại

lệ cả. Và tâm trí là kẻ lừa dối, tinh ranh, khéo léo tới

mức nó có thể làm cho bạn tin vào bất kì cái gì. Nó có

thể làm cho bạn tin vào tiền bạc, và bạn sẽ phải bỏ lại

tất cả tiền bạc của mình khi bạn ra đi. Nhưng bạn níu

bám lấy tiền bạc, mọi người sẵn sàng chết vì tiền.

Thực ra, đó là cách nhiều người chết đi: toàn thể

cuộc đời họ dành cho việc tích luỹ tiền bạc; họ bán

cuộc đời mình chỉ để tích luỹ vài miếng vàng. Miếng

vàng đó sẽ vẫn còn ở đây và bạn sẽ qua đời, và vàng

chẳng có gắn bó gì với bạn cả. Chính bạn là người đã

tạo ra đủ mọi loại gắn bó.

Và tâm trí bao giờ cũng cứ tạo ra tương lai; nó cứ

nói với bạn, "Điều gì chưa xảy ra sẽ xảy ra vào ngày

mai - đợi đấy!" Nó giữ cho bạn hi vọng, nó giữ bạn cố

gắng theo cách mới, trong bãi cỏ mới. Nếu người đàn

bà này không thoả mãn bạn thế thì tâm trí nói, "Đấy là

vì người đàn bà này như thế - đi tìm người khác!" Và

điều này sẽ cứ diễn ra mãi. Nếu người đàn ông này

không làm thoả mãn, tâm trí nói, "Chính bởi vì người

đàn ông này là sai." Nhưng tâm trí không bao giờ cho

phép bạn thấy sự kiện là không người đàn ông nào,

không người đàn bà nào đã bao giờ có thể thoả mãn

được cho bất kì ai. Việc thoả mãn là không thể được

trong thế giới này. Mãn nguyện là có thể chỉ khi bạn đi

vào trong trạng thái của bản thể bạn, khi bạn trở thành

vô trí. Mãn nguyện là hương vị của vô trí.

Và khi bạn có thể lấy nhau, tâm trí cho bạn những

ý niệm kì quặc, ngu xuẩn, ngốc nghếch, ngớ ngẩn.

Nhưng tâm trí là kẻ cám dỗ lớn lao...

Muriel và Tina thảo luận về kinh nghiệm mới đây

của họ trong khi uống rượu cocktails.

"Này," Muriel hỏi, "đằng ấy xử lí thế nào với cái

tay triệu phú lập dị đó mà đằng ấy đã gặp hôm qua?"

"Ông ta cho tớ năm trăm đô la," Tina nói. "Thằng

điên đó muốn làm điều đó trong quan tài."

"Đừng chơi khăm!" Muriel kêu lên. "Tớ cá là điều

đó làm đằng ấy chán?"

"A vâng, nhưng cũng không chán nhiều như sáu gã

hộ tang."

Tâm trí có thể cám dỗ bạn vào bất kì cái gì, vào

bất kì điều ngu xuẩn nào. Và một khi bất kì cái gì đi

vào trong tâm trí bạn, nó hành hạn bạn, nó ám ảnh bạn.

Bạn phải làm nó - dường như đó là cách duy nhất để

gạt bỏ nó. Nhưng trước khi bạn gạt bỏ nó, tâm trí cho

bạn ý niệm khác. Tâm trí là kẻ rất hay phát minh khi

có liên quan tới tưởng tượng. Tâm trí có thể cứ tạo ra

các ý niệm mới không cạn cho bạn; đó là điều đã từng

xảy ra trong hàng thế kỉ, trong nhiều kiếp. Bạn đã sống

trong thế giới này nhiều kiếp thế cứ lặp đi lặp lại cùng

một loại việc mãi, có thể có chút ít khác biệt nhưng

mọi sự là như nhau... và dầu vậy bạn vẫn cứ hi vọng.

Phật nói thận trọng với những tưởng tượng giả;

thân thể là cái bóng, bạn phải bỏ lại nó một ngày nào

đó. Bạn không là nó.

**Nó ẻo lả làm sao!

Ẻo lả và độc hại,

Nó ốm yếu, thối rữa và chết.

như mọi vật sống

đến cuối cùng nó ốm yếu và chết.**

Nhớ tới cái chết, đừng bao giờ quên nó trong một

khoảnh khắc! Bởi vì sự nhấn mạnh này, nhiều người

đã coi Phật là bị cái chết ám ảnh; ông ấy không phải

vậy. Bạn có thể bị ám ảnh bởi cuộc sống nhưng ông ấy

không bị ám ảnh bởi cái chết đâu. Ông ấy đơn giản

đem mọi thứ về cân bằng.

Ông ấy nói, nhiều như bạn tham dự vào cuộc sống

bạn phải nhớ tới cái chết nữa, thế thì sẽ có cân bằng,

thăng bằng. Ông ấy thường phái các đệ tử của mình,

các sannyasins, tới quan sát bất kì khi nào một xác

chết được đem đi thiêu: "Tới đó, ngồi đó, suy tư và

quan sát và nhớ điều này sẽ xảy ra cho thân thể ông

nữa."

Cái chết phải được suy tư tới; bằng không cuộc

sống có thể cứ cho bạn những hi vọng giả tạo. Nếu bạn

nhớ tới cái chết, cuộc sống không thể lừa bạn được

thêm nữa. Cái chết sẽ giữ bạn tỉnh táo.

Phật không bị cái chết ám ảnh, nhưng ông ấy đã đi

tới biết một điều: rằng chính bởi việc trở nên nhận biết

về cái chết mà người ta gạt bỏ đi ám ảnh với thân thể,

ám ảnh với thức ăn, ám ảnh với dục, ám ảnh với tiền,

ám ảnh với thế giới. Bạn phải sống trong cuộc sống,

nhưng để có ý thức, thường xuyên, rằng cuộc sống này

đang tuột khỏi tay bạn và cái chết đang tới mỗi lúc một

gần hơn. Điều đó sẽ không cho phép bạn là nạn nhân

của những ham muốn giả và những hi vọng giả.

**nhìn những bộ xương trắng này,

bộ khung và cái vỏ hổng hoác của của tuổi xuân

đang chết.

và ông cười sao?

Ông là ngôi nhà bằng xương,

thịt và máu bó lại.

Kiêu căng sống trong ông,

và đạo đức giả, suy tàn và chết.**

Đó là lí do tại sao mọi người không muốn quan sát

cuộc đời họ. Họ không muốn đi sâu hơn vào trong bản

thể họ bởi vì điều họ thấy không phải là linh hồn,

Thượng đế, tự do, ánh sáng. Điều họ thấy lúc ban đầu

là bản ngã, đạo đức giả, mục nát và chết. Vâng, nếu

bạn đi vào bên trong, đầu tiên bạn sẽ thấy những điều

này. Chúng là tầng đầu tiên. Nhưng nếu bạn cứ đi vào

mặc cho cái chết, bản ngã, mục nát, đạo đức giả - bạn

cứ đi một cách dũng cảm, thế thì chẳng mấy chốc mọi

sự bắt đầu thay đổi. Thay vì cái chết bạn bắt đầu đi vào

trong cuộc sống vĩnh hằng, vào trong cuộc sống vô

thời gian; và thay vì bản ngã bạn bắt gặp cái ta thực

của mình, cái ta tối thượng của mình; và thay vì cái

chết bạn bắt gặp cái bất tử. Nhưng người ta phải đi sâu

hơn.

Việc xuyên thấu đầu tiên sẽ làm cho bạn sợ, bạn sẽ

trở nên hoảng - bóng tối tất cả bao quanh và cái chết.

Và mọi người trốn mất từ tầng đầu tiên đó. Họ trở nên

sợ tới mức họ chưa bao giờ thử lần nữa.

Triết gia vĩ đại người Anh, David Hume, đã viết,

"Đọc đi đọc lại trong kinh sách, 'biết bản thân ông,'

một hôm tôi đã thử. Tôi nhắm mắt lại và cố gắng đi

vào trong. Điều tôi thấy là bóng tối, nhiều, nhiều ý

nghĩ điên khủng, tưởng tượng, kí ức, ham muốn, nhiều

thứ bao quanh thế, nhiều ồn ào và rối loạn, nhưng tôi

không thể tìm ra được bất kì cái ta bất tử nào cả." Chỉ

mỗi một hôm ông ấy thử, và nó như thế - cứ dường

như người ta trở thành vị phật trong một ngày. Mà

thậm chí không đến một ngày, điều đó chắc phải một

giờ hay nửa giờ thôi - không được hai mươi tư giờ đâu.

Ngay cả một người thông minh chừng nấy như David

Hume mà cũng chẳng thể thấy được một điểm nhỏ: ai

là người quan sát?

Ông ấy nói, "Tôi đã thấy kí ức, ý niệm, vân vân và

vân vân, nhiều thứ, nhưng tôi đã không thấy cái ta nào

cả." Bạn có thấy cái ngớ ngẩn của phát biểu này

không? Ai đã thấy các ý niệm và tưởng tượng và kí ức

này? Ai là nhân chứng này? Đó là cái ta đấy! Nó đơn

giản thế. Bạn không thể là ý niệm đó được; bạn đang

thấy ý niệm đó - làm sao bạn có thể là nó được? Người

thấy không bao giờ có thể là cái được thấy, người quan

sát không bao giờ có thể là cái được quan sát, chủ thể

không thể là đối thể. Nhưng ngay cả một người như

David Hume vẫn nghĩ rằng không có linh hồn, không

có cái ta, và tất cả chư phật đều đã nói những điều vô

nghĩa. Và ông ấy chưa bao giờ thử lại. Kinh nghiệm

này phải là xấu, nó là xấu lúc ban đầu; do đó bạn cần

thầy để cho bạn không trốn chạy từ tầng đầu tiên của

bản thể mình.

**Chiếc xe lộng lẫy của nhà vua tan tành.

cũng vậy thân thể biến thành cát bụi.

Nhưng linh hồn của sự thuần khiết là không đổi

và do vậy cái thuần khiết truyền lại cái thuần khiết**

Nếu bạn cứ chìm ngày một sâu hơn vào trong bản

thể mình bạn sẽ đi tới tâm thức thuần khiết, cái không

đổi, vô thời gian, bất tử. Đây là điều đã từng được chư

phật dạy cho chư phật tiềm năng: và do vậy cái thuần

khiết truyền lại cái thuần khiết. Điều đó có thể được

hiểu chỉ trong sự thuần khiết sâu sắc của trái tim; nó

không thể được hiểu bởi tâm trí tinh ranh, nó có thể

được hiểu chỉ bởi trái tim hồn nhiên. Chư phật có thể

được hiểu chỉ thông qua trái tim, thông qua tình yêu

chứ không qua logic

**Người dốt nát là con bò đực.

Người đó lớn về kích thước, nhưng không lớn về

trí huệ.**

Con người được sinh ra chỉ như một tiềm năng.

Nếu bạn không phát triển tiềm năng của mình, nếu bạn

không trưởng thành về tâm linh, bạn chỉ như con bò

đực. Thân thể sẽ cứ trở nên ngày một to hơn, nhưng

điều đó không phải là trưởng thành. Già đi không phải

là trưởng thành, già đi về mặt thể chất không phải là

trưởng thành về tâm linh. Và chừng nào bạn còn chưa

trưởng thành về tâm linh bạn vẫn đang làm phí hoài cơ

hội quí báu.

Con người là sinh linh duy nhất trên trái đất có thể

đạt tới phật tính. Voi và sư tử và hổ không thể trở

thành phật được. Chỉ con người mới có thể trở thành

phật, chỉ con người mới có thể là hoa sen một nghìn

cánh, chỉ con người mới có thể toả ra hương thơm có

tên là Thượng đế.

Đừng để phí một khoảnh khắc nào vào bất kì cái gì

khác. Làm những điều cần thiết, điều bản chất, nhưng

đổ ngày một nhiều năng lượng vào tính quan sát, nhận

biết. Thức dậy đi!

Chừng nào bạn còn chưa trở thành vị phật bạn

chưa sống chút nào đâu, bởi vì bạn sẽ không biết thơ

ca vĩ đại của cuộc sống, âm nhạc vĩ đại của sự tồn tại.

Bạn sẽ không biết lễ hội tinh tú vẫn đang diễn ra mãi,

bạn sẽ không biết điệu vũ của các vì sao. Việc trở

thành một phần của lễ hội này là dành cho bạn. Phúc

lạc này là dành cho bạn! Tất cả những hoa này và tất

cả những bài ca này và tất cả những vì sao này đều

dành cho bạn. Bạn được quyền làm phép màu - nhưng

trưởng thành, thức dậy đi!

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#2 Trái tim không có câu hỏi

Câu hỏi thứ nhất:

Thưa thầy kính yêu,

Thầy có thực phải phá vỡ trái tim tôi không?

Có chứ, Somendra. Đó là công việc bạc bẽo,

nhưng nó phải được làm. Con người tồn tại trên ba

bình diện: cái đầu - thế giới của ý nghĩ, quá trình tư

duy - bình diện nông cạn nhất. Dưới nó là trái tim - thế

giới của cảm giác, xúc động, tình cảm - chút ít sâu hơn

ý nghĩ, nhưng không phải là sâu nhất. Và bình diện thứ

ba là cõi của bản thể - không ý nghĩ, không cảm giác -

bạn đơn giản hiện hữu.

Công việc của tôi bắt đầu bằng việc phá huỷ quá

trình suy nghĩ trước nhất - hiển nhiên, bởi vì đó là chỗ

bạn đang ở. Tôi phải nện búa vào đầu bạn một cách tàn

nhẫn. Một khi năng lượng của bạn đã chuyển từ đầu

xuống tim, tôi bắt đầu phá vỡ trái tim bạn nữa. Trước

hết tôi dùng trái tim bạn như sự cám dỗ: tôi bảo bạn đi

từ đầu xuống tim. Chỉ để cho bạn cái đích không xa

lắm, bởi vì đích ở quá xa không thể hấp dẫn bạn được.

Nếu nó quá xa nó có vẻ như không thể được; đích phải

trong phạm vi nắm bắt của bạn.

Bị bắt rễ trong tâm trí, thế giới của bản thể là rất

rất xa xăm; nó gần giống như không tồn tại. Do đó trái

tim là chỗ ở giữa, chỗ nghỉ; nó không phải là đích. Một

ngày nào đó bạn phải sẵn sàng để rời bỏ nó nữa, nhưng

trước điều đó thì tôi vẫn dùng nó như cám dỗ cho bạn.

Tôi nói về tình yêu và cái đẹp và niềm cực lạc của

cảm xúc... đó chỉ là phương cách để cho bạn có thể đi

từ đầu xuống tim. Một khi bạn đã đi từ đầu xuống tim

rồi, thế thì tôi bắt đầu nện búa vào tim bạn nữa. Thế thì

tôi phải giúp bạn gạt bỏ cảm xúc - bởi vì cảm xúc cũng

ngu xuẩn như ý nghĩ.

Logic ngu đã đành, tình yêu ngu chẳng kém - đôi

khi thậm chí còn ngu hơn! Logic là trò chơi, tình yêu

cũng là trò chơi, và bạn phải nhận biết về tất cả các trò

chơi mà bạn có khả năng chơi. Logic lừa dối, tình yêu

cũng lừa dối. Người ta phải vươn lên các chiều cao hay

chìm xuống các chiều sâu nơi logic và tình yêu cả hai

đều biến mất. Chúng là hai mặt của cùng một đồng

tiền: mặt này là đầu bạn, mặt kia là tim bạn.

Triết gia cư xử bằng cái đầu, nhà thơ cư xử bằng

trái tim, nhưng nhà huyền môn ở bên ngoài cả hai. Nhà

huyền môn siêu việt lên; ông ấy là bản thể thuần khiết,

chỉ là tâm thức, không là ý nghĩ không là cảm xúc.

Do đó, Somendra này, tôi phải phá vỡ trái tim bạn.

Tôi đã phá huỷ tâm trí bạn rồi - bước đầu tiên đã được

thực hiện. Bước thứ hai còn khắc nghiệt hơn, bởi vì

trái tim ở gần với bản thể hơn cái đầu. Rất dễ thấy rác

rưởi của cái đầu; rất khó thấy rác rưởi của trái tim. Cái

đầu chẳng phản xạ cái gì của bản thể; do đó việc bỏ

đồng nhất bản thân bạn với cái đầu không phải là vấn

đề lớn thế. Dễ dàng thấy rằng ý nghĩ là tách rời với

bạn; rất khó thấy rằng tình cảm là khác bạn. Chúng

gần thế và chúng phản xạ cái gì đó của bản thể bạn.

Tình cảm hoà điệu nhiều hơn với bản thể bạn; do đó có

khả năng bị chúng lừa dối.

Công việc lớn hơn bắt đầu khi bạn bắt đầu bỏ sự

đồng nhất bản thân mình với trái tim mình. Trái tim

không phải là linh hồn của bạn; chắc chắn nó tốt hơn

cái đầu. Và tại sao nó lại tốt hơn? Nó tốt hơn chỉ bởi vì

nó ở gần bản thể hơn, nhưng cho dù nó ở gần hơn vẫn

còn khoảng cách. Sự gần gũi cũng là khoảng cách. Bạn

phải rơi sâu hơn nữa. Bạn phải đi tới điểm, tới trung

tâm, mà từ đó bạn có thể thấy các ý nghĩ và cảm xúc

tất cả đều tách rời với bạn, nơi bạn trở thành chỉ là tấm

gương.

Khoảnh khắc đó là khoảnh khắc của chứng ngộ;

bạn trở thành vị phật. Ít hơn điều đó sẽ không có tác

dụng, ít hơn điều đó là không xứng đáng.

*********************************************************

#2Thưa thầy kính yêu,

Nếu cõi trời và địa ngục là trên cùng một bình

diện, chỉ bị phân chia bởi hàng rào giẻ rách, sao

phía tích cực của tâm trí được giả định là tốt hơn

phía tiêu cực?

Saguna này, đó là cùng câu hỏi được nêu theo cách

khác thôi: tâm trí là tiêu cực, trái tim là tích cực. Ngôn

ngữ của tâm trí được bắt rễ vào không; tâm trí thích

thú ghê lắm khi nói không. Bạn càng có thể nói không,

bạn càng được coi là nhà tư tưởng lớn.

Có câu chuyện hay của Dostoyevsky, Thằng Ngốc.

Ngày xưa ở một thị trấn có một người bị cả đám

đông kết án là kẻ ngốc vĩ đại nhất đã từng sống. Hiển

nhiên anh ta liên tục gặp khó khăn. Dù anh ta nói bất

kì cái gì, mọi người đều bắt đầu cười, cho dù anh ta

đang nói điều gì đó hay, đúng. Nhưng bởi vì biết rằng

anh ta là kẻ ngốc, mọi người đều nghĩ rằng bất kì cái gì

anh ta làm và nói đều ngô nghê cả. Anh ta có thể trích

dẫn các hiền nhân nhưng dầu vậy mọi người vẫn cứ

cười anh ta.

Anh ta đi tới một ông già trí huệ và kể cho ông ấy

rằng anh ta cảm thấy muốn tự tử, rằng anh ta không

thể sống được thêm nữa. "Sự kết án thường xuyên này

là quá nhiều rồi - tôi không thể chịu được nó thêm nữa.

Hoặc giúp tôi thoát khỏi nó, hoặc là tôi sẽ tự giết mình

vậy."

Ông già trí huệ cười to. Ông ấy nói, "Chẳng có

mấy vấn đề, đừng lo. Làm một điều này thôi, và lại

đây sau bẩy ngày - bắt đầu nói không với mọi thứ. Bắt

đầu hỏi về từng thứ và mọi thứ. Nếu ai đó nói, 'Trông

kìa - nhìn mặt trời lặn, đẹp làm sao!' lập tức hỏi liền,

'Đẹp quái gì đâu? Tôi chẳng thấy cái đẹp nào cả -

chứng minh điều đó đi! Đẹp là gì? Chẳng có cái đẹp

trong thế giới này, nó tất cả đều vô nghĩa!' Cứ khăng

khăng đòi bằng chứng; nói, 'Chứng minh xem đẹp ở

đâu. Cho tôi thấy nó, cho tôi sờ nó! Cho tôi một định

nghĩa.' Nếu ai đó nói, 'Âm nhạc là cực lạc,' lập tức

nhảy vào nó và hỏi, 'Cực lạc là gì? Âm nhạc là gì?

Định nghĩa thuật ngữ của anh một cách rõ ràng. Tôi

không tin vào bất kì cực lạc nào. Nó tất cả đều ngu

xuẩn, tất cả đều ảo tưởng. Và âm nhạc chẳng là gì

ngoài tiếng ồn.'

"Làm điều này với mọi thứ, và sau bẩy ngày lại

đây với ta. Có tính phủ định, hỏi các câu hỏi - những

câu hỏi không thể được trả lời: Đẹp là gì? Tình yêu là

gì? Cực lạc là gì? Cuộc sống là gì? Cái chết là gì?

Thượng đế là gì?"

Sau bẩy ngày chàng ngốc tới gặp người trí huệ -

rất nhiều, nhiều người theo sau. Anh ta được đeo vòng

hoa và ăn vận đẹp. Người trí huệ hỏi, "Điều gì đã xảy

ra?"

Và người ngốc nói, "Thật là màu nhiệm! Bây giờ

cả thành phố coi tôi là người khôn ngoan nhất trên thế

giới. Mọi người đều nghĩ tôi là triết gia vĩ đại, nhà tư

tưởng vĩ đại. Và tôi đã làm cho mọi người phải im

lặng, mọi người đã trở nên sợ tôi. Với sự hiện diện của

tôi họ vẫn còn im lặng, bởi vì bất kì điều gì họ nói, tôi

lập tức biến nó thành câu hỏi và tôi trở nên tuyệt đối

phủ định. Thủ đoạn của thầy có tác dụng đấy!"

Và người trí huệ hỏi, "Những người theo anh

ngoài kia là ai vậy?"

Anh ta nói, "Đây là đệ tử của tôi - họ muốn học từ

tôi khôn ngoan là gì!"

Đây là cách nó vậy: tâm trí sống trong cái không,

nó là người nói không; chất nuôi dưỡng nó tới từ việc

nói không với từng và mọi thứ. Tâm trí về căn bản là

vô thần, phủ định. Không có gì giống như tâm trí

khẳng định cả.

Trái tim mang tính khẳng định; cũng như tâm trí

nói không, trái tim nói có. Tất nhiên, nói có là tốt hơn

nói không, bởi vì người ta không thể thực sự sống

bằng việc nói không được. Bạn càng nói không, bạn

càng trở nên co lại, đóng lại. Bạn càng nói không, bạn

càng ít sống động. Mọi người có thể nghĩ bạn là nhà tư

tưởng lớn, nhưng bạn đang co lại và chết; bạn đang tự

tự tử dần.

Nếu bạn nói không với tình yêu, bạn kém hơn bạn

trước đó; nếu bạn nói không với cái đẹp, bạn còn kém

hơn bạn trước đó. Và nếu bạn cứ nói không với từng

và mọi thứ, bạn đang biến mất đi theo từng khúc một.

Chung cuộc chỉ còn lại một cuộc sống rất trống rỗng -

vô nghĩa, không có ý nghĩa nào, không vui vẻ nào,

không điệu vũ nào, không lễ hội nào.

Đó là điều đã xảy ra cho tâm trí hiện đại, cho con

người hiện đại. Con người hiện đại đã nói 'không'

nhiều hơn bao giờ trước đây. Do đó mới có câu hỏi:

Nghĩa của cuộc sống là gì? Sao chúng ta lại sống? Sao

cứ sống mãi thế? Chúng ta đã nói không với Thượng

đế, chúng ta đã nói không với cõi bên kia, chúng ta đã

nói không với tất cả những điều mà vì nó con người đã

sống suốt nhiều thời đại. Chúng ta đã chứng minh cho

sự bằng lòng của trái tim mình rằng tất cả các giá trị

mà con người đã sống vì chúng đều không có giá trị -

nhưng bây giờ chúng ta gặp khó khăn, trong phiền não

sâu sắc. Cuộc sống đã trở nên ngày một không thể

được với chúng ta. Chúng ta cứ sống chỉ bởi vì chúng

ta là những kẻ hèn nhát; bằng không chúng ta đã phá

huỷ tất cả các lí do để sống. Chúng ta cứ sống bởi vì

chúng ta không thể tự tử được; chúng ta sợ chết, do đó

chúng ta cứ sống. Chúng ta sống từ sợ, không từ yêu.

Tốt hơn cả là có tính khẳng định, bởi vì bạn càng

có tính khẳng định, bạn càng đi nhiều tới trái tim. Trái

tim không biết tới ngôn ngữ phủ định. Trái tim không

bao giờ hỏi, "Đẹp là gì?" Nó tận hưởng điều đó, và

trong việc tận hưởng điều đó, nó biết điều đó là gì. Nó

không thể định nghĩa được điều đó, nó không thể tự

giải thích được, bởi vì kinh nghiệm này tới mức điều

đó là không thể giải thích nổi, không thể diễn đạt nổi.

Ngôn ngữ không đủ thích hợp, không biểu tượng nào

có ích. Trái tim biết yêu là gì, nhưng không hỏi. Tâm

trí chỉ biết câu hỏi và trái tim chỉ biết câu trả lời. Tâm

trí cứ hỏi nhưng nó không thể trả lời được.

Do đó triết học không có câu trả lời... toàn câu hỏi

và câu hỏi và câu hỏi. Từng câu hỏi đều trở thành, dần

dần, dần dần cả nghìn lẻ một câu hỏi. Trái tim không

có câu hỏi - đó là một trong những điều huyền bí của

cuộc sống - nó có mọi câu trả lời. Nhưng tâm trí sẽ

không nghe trái tim; không có giao cảm giữa hai điều

này, không có trao đổi, bởi vì trái tim chỉ biết ngôn

ngữ của im lặng. Không ngôn ngữ nào khác được biết

bởi trái tim, không ngôn ngữ nào khác được hiểu bởi

trái tim - và tâm trí không biết gì về im lặng. Tâm trí là

mọi sự ồn ào: một câu chuyện do kẻ ngốc kể lại, đầy

những thịnh nộ và ầm ĩ, chẳng có nghĩa lí gì.

Trái tim biết ý nghĩa là gì. Trái tim biết vinh quang

của cuộc sống, vui vẻ vô biên của sự tồn tại vô cùng.

Trái tim có năng lực mở hội, nhưng nó không bao giờ

hỏi. Do đó tâm trí nghĩ trái tim mù quáng. Tâm trí đầy

hoài nghi, trái tim đầy tin cậy; chúng là các cực đối

lập.

Đó là lí do tại sao người ta nói rằng khẳng định tốt

hơn phủ định. Nhưng nhớ lấy: điều khẳng định được

nối với điều phủ định, hai mặt của cùng một hiện

tượng.

Tôi không ở đây để dạy bạn cách thức của trái tim.

Vâng, tôi dùng chúng, nhưng chỉ như một phương

cách: để đem bạn ra khỏi tâm trí của bạn tôi dùng trái

tim như phương tiện; để đem bạn sang bờ bên kia tôi

dùng trái tim như con thuyền. Một khi bạn đã sang tới

bờ bên kia rồi, thuyền phải bị bỏ lại đằng sau; bạn

không được mong đợi mang chiếc thuyền trên đầu

mình.

Mục đích là vượt ra bên ngoài nhị nguyên. Mục

đích là đi ra ngoài cả không và có, bởi vì có của bạn có

thể có nghĩa chỉ trong hoàn cảnh của không; nó không

thể tự do với không được. Nếu nó tự do với không, nó

sẽ còn có nghĩa gì nữa? Có của bạn chỉ có thể tồn tại

cùng với không, nhớ lấy; và không của bạn chỉ có thể

tồn tại cùng với có. Chúng là các cực đối lập, nhưng

chúng giúp lẫn nhau theo cách tinh tế. Có sự thông

đồng: chúng cầm tay nhau, chúng nâng đỡ nhau, bởi vì

chúng không thể tồn tại tách rời được. Có có nghĩa chỉ

bởi vì không; không có nghĩa chỉ bởi vì có. Và bạn

phải vượt ra ngoài sự thông đồng này, bạn phải vượt ra

ngoài nhị nguyên này.

Saguna này, đó là cùng câu hỏi như của Somendra

đã hỏi theo cách khác, từ một góc độ khác. Nhưng nó

không phải là câu hỏi mới, nó không phải là câu hỏi

khác; nó là cùng câu hỏi đó được nói ra khác thôi.

Tôi không dạy bạn cách sống khẳng định, tôi

không dạy bạn cách sống phủ định: tôi dạy bạn cách

siêu việt. Mọi nhị nguyên đều phải bị vứt bỏ: nhị

nguyên của tâm trí và trái tim, nhị nguyên của vật chất

và tinh thần, nhị nguyên của tư duy và xúc động, nhị

nguyên của khẳng định và phủ định, nhị nguyên của

nam và nữ, âm và dương, nhị nguyên của ngày và

đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết... mọi nhị

nguyên. Nhị nguyên như thế phải bị vứt bỏ, bởi vì bạn

ở bên ngoài nhị nguyên.

Khoảnh khắc bạn bắt đầu đi xa khỏi cả hai có và

không, bạn sẽ có những thoáng nhìn đầu tiên về điều

tối thượng. Do đó cái tối thượng vẫn còn tuyệt đối

không thể diễn đạt nổi; bạn không thể nói không, bạn

không thể nói có.

Phật Gautama chưa bao giờ nói không với Thượng

đế, chưa bao giờ nói có với Thượng đế. Ông ấy dường

như là người duy nhất trong toàn thể lịch sử con người

là người không vô thần không hữu thần. Điều này là

duy nhất, là cái gì đó có giá trị mênh mông. Ông ấy là

người tiên phong; ông ấy đột phá vào một chiều hướng

mới, ông ấy là một đột phá.

Mọi người liên tục hỏi, như họ bao giờ cũng hỏi,

"Thượng đế có tồn tại không?" và họ mong đợi một

câu trả lời phân loại, có hoặc không. Họ đâm ra bị

phân vân bởi Phật, bởi vì ông ấy không bao giờ trả lời

rõ ràng liệu Thượng đế có tồn tại hay không. Ngược

lại, ông ấy sẽ hướng câu hỏi vào cái gì đó khác; ông ấy

có thể bắt đầu nói về cái gì đó khác. Và tác động của

ông ấy và từ trường của ông ấy mạnh tới mức bạn sẽ

quên tất cả về điều bạn đã tới để hỏi ông ấy; bạn sẽ chỉ

nhớ lại về sau rằng ông ấy đã lừa bạn. Bạn đã hỏi ông

ấy về Thượng đế còn ông ấy đã không nói một lời về

điều đó.

Nhiều người nghĩ, "Ông ấy không tin vào Thượng

đế và đó là lí do tại sao ông ấy im lặng về Thượng đế,

bởi vì ông ấy sợ rằng nếu ông ấy nói không thế thì

người tôn giáo sẽ bỏ ông ấy." Nhiều người nghĩ, "Ông

ấy biết có Thượng đế, nhưng ông ấy không nói thế bởi

vì ông ấy không muốn người vô thần bỏ ông ấy." Và

nhiều người nghĩ, "Bởi vì ông ấy chẳng biết gì, ông ấy

hoàn toàn dốt nát, đó là lí do tại sao ông ấy vẫn còn im

lặng về câu hỏi nền tảng nhất này." Nhưng họ tất cả

đều sai.

Ông ấy im lặng bởi vì Thượng đế nghĩa là cái gì

đó siêu việt lên trên; có là không liên quan cũng như

không là không liên quan. Chẳng thể nói gì về Thượng

đế cả; im lặng về ngài là câu trả lời đúng duy nhất.

Ông ấy thực sự đang trả lời rồi. Rất ít, hiếm người hiểu

ông ấy.

Có lần một người tới. Người đó chạm chân Phật và

hỏi ông ấy, "Thượng đế có tồn tại không?" - câu hỏi

muôn thủa.

Phật nói - đó bao giờ cũng là cách thức của ông ấy,

nó sẽ chỉ ra cho bạn phương pháp của ông ấy - ông ấy

nói, "Khi ta còn trẻ ta hay thích cưỡi ngựa lắm." Bây

giờ, người này đang hỏi về Thượng đế, còn ông ấy bắt

đầu nói về ngựa! Nhưng ông ấy là người dẻo miệng...

người này trở nên quan tâm tới ngựa, và Phật nói, "Ta

bắt gặp bốn loại ngựa. Một loại là loại ngu và bướng

nhất: ông đánh ngựa, thế mà nó vẫn chẳng thèm nhúc

nhích. Nhiều người giống như thế đấy. Loại thứ hai là:

ông đánh nó và nó sẽ đi, nhưng nó đi chỉ nếu ông đánh

nó, nếu ông quất roi vào nó. Nhiều người giống thế.

Và loại thứ ba ông không cần đánh - ông chỉ mới giơ

roi lên với nó và thế là đủ; nếu nó biết ông có roi trong

tay, thế là đủ. Và ta cũng còn bắt gặp những con ngựa

rất hiếm hoi: ngay cả roi cũng chẳng cần - chỉ cái bóng

của roi là đủ."

Và thế rồi ông ấy nhắm mắt lại và ngồi im lặng.

Người này cũng nhắm mắt lại và ngồi im lặng cùng

Phật.

Đại đệ tử của Phật, Ananda, cũng hiện diện; ông

ấy quan sát toàn thể sự việc. Ông ấy có thể thấy rằng

người này đã hỏi về Thượng đế, và Ananda cũng tò

mò về điều Phật vừa nói - và ông ấy bắt đầu nói về

ngựa! Ananda không thoải mái về điều đó: "Đây

không phải là cách thức, đây là quanh co, đây là lừa

người. Ông ta đang hỏi về Thượng đế và thầy bắt đầu

nói về ngựa!" Ông ấy ghi nhận vấn đề, "Khi người này

đi rồi mình sẽ hỏi. Thế này thì quá đáng! Nếu ông ta

nói về Thượng đế, ít nhất thầy có thể nói về thiền,

nhưng không về ngựa! Nếu thầy không muốn nói về

Thượng đế, nói về thiền, nói về im lặng, nhưng cái gì

đó có liên quan. Nói về vô ham muốn, hay ít nhất thầy

có thể nói, 'Thượng đế là không thể định nghĩa được.

Không thể nói gì về Thượng đế cả, nhưng ta có thể chỉ

cho ông cách để cho ông cũng có thể kinh nghiệm điều

đó.' Điều đó sẽ là đúng, từ bi. Nhưng cái loại đùa cợt

gì thế này - thầy nói về ngựa sao?"

Nhưng còn hơn thế, ông ấy phân vân khi Phật

nhắm mắt và người kia cũng làm theo. Và có im lặng

lớn lao thế, rắn chắc thế, bản chất thế, gần như sờ thấy

được; bạn có thể đã chạm vào nó, bạn có thể đã cảm

thấy đường viền của nó. Ananda không phải là người

rất im lặng, nhưng ngay cả ông ấy cũng bị xúc động

bởi hai người này đang ngồi đối diện nhau trong im

lặng mênh mông thế. Ông ấy có thể thấy khuôn mặt

của Phật và ông ấy có thể thấy khuôn mặt của người

kia được biến đổi ngay trước mắt ông ấy. Duyên dáng

hạ xuống, bình an lớn lao nổi lên.

Và thế rồi sau một giờ hay đại loại như thế người

kia mở mắt ra, chạm chân Phật với lòng biết ơn sâu

sắc, cám ơn ông ấy và ra đi.

Ananda hỏi Phật, "Điều đó không thể nào hiểu nổi

với tôi: ông ta hỏi về Thượng đế và thầy nói về ngựa.

Nhưng tôi biết thầy, tôi đã nghe thầy làm điều này cho

nhiều người - nhưng hơn thế tôi bị phân vân về điều đã

được truyền giữa hai người. Tôi biết thầy, cho nên

không phải là vấn đề gì lớn với tôi là thầy nhắm mắt

lại và thầy trở nên im lặng. Tôi biết rằng khó cho thầy

nói hơn là ở trong im lặng - im lặng là tự nhiên cho

thầy, tự phát cho thầy - nhưng điều gì đã xảy ra cho

người kia? Tôi có thể thấy rằng ông ta đã trở nên im

lặng và sau vài phút ông ta đã trong im lặng sâu sắc

thế - cứ dường như ông ta đã sống với thầy hàng năm

rồi. Ngay cả tôi cũng không biết tới im lặng thế! Và

thế rồi điều gì đã xảy ra trong im lặng đó? Giao cảm

nào đã xảy ra? Trao đổi nào đã xảy ra? Cái gì đã được

truyền? Ông ta đã biết ơn vì cái gì? Sao ông ta cám ơn

thầy nhiều thế?"

Phật nói, "Có bốn loại ngựa - ông là loại thứ nhất

đấy, Ananda, còn ông ta là loại thứ tư! Chỉ cái bóng

của roi thôi là đủ rồi, ông ta đã hiểu. Và ta không nói

về ngựa đâu, ta đang nói về Thượng đế đấy; nhưng

Thượng đế không thể được nói tới một cách trực tiếp.

Và ta không nói về ngựa đâu, ta đang nói về thiền đấy.

Nhưng ta biết người này - ông ta cũng là người yêu

ngựa. Khi ta thấy ông ta tới trên con ngựa của mình ta

biết điều đó ngay lập tức: ông ấy có loại ngựa hiếm

thế, chỉ người yêu ngựa mới có thể chọn được ngựa

như vậy. Đó là lí do tại sao ta nói về ngựa - đó là ngôn

ngữ mà ông ta có thể hiểu được, và ông ta đã hiểu nó.

Và khi ta nhắm mắt ông ấy thấy cái bóng của chiếc roi.

Ông ta nhắm mắt lại - ông ta đã hiểu rằng điều tối

thượng không thể được nói tới, nhưng ông có thể im

lặng về nó, hoàn toàn im lặng về nó, và trong im lặng

điều đó được biết tới. Đó là kinh nghiệm siêu việt: nó

ở bên ngoài tâm trí và bên ngoài trái tim, nó ở bên

ngoài có và bên ngoài không, nó ở bên ngoài phủ định,

bên ngoài khẳng định."

Nhưng nếu bạn định chọn giữa phủ định và khẳng

định, thế thì tôi sẽ nói: chọn khẳng định - bởi vì dễ

dàng tuột ra khỏi có hơn là tuột ra khỏi không - bởi vì

không không có nhiều không gian trong nó; nó là bóng

tối, là nhà giam tăm tối. Có là rộng hơn; nó mở nhiều

hơn, mong manh hơn. Đi khỏi cái không bạn sẽ thấy

điều đó là rất khó: bạn không có nhiều không gian, bạn

bị bao quanh trong nó từ mọi phía, và tất cả các cánh

cửa và tất cả các cửa sổ đều bị đóng. Không là không

gian đóng.

Sống trong phủ định là điều ngu xuẩn nhất mà con

người có thể làm, nhưng hàng triệu người đang sống

trong phủ định. Con người hiện đại đặc biệt đang sống

trong phủ định. Người đó đang lặp lại câu chuyện của

Turgenev, Thằng Ngu, bởi vì sống trong phủ định

người đó cảm thấy lớn lao, bản ngã của người đó cảm

thấy rất được thoả mãn. Bản ngã là nhà tù được tạo ra

bởi những viên gạch của không; phủ định là thức ăn

của nó.

Cho nên nếu bạn phải chọn, Saguna này, giữa phủ

định và khẳng định, chọn khẳng định. Ít nhất bạn sẽ có

chút ít phạm vi rộng hơn; vài cửa sổ và cửa ra vào sẽ

còn mở, gió và mặt trời và mưa sẽ sẵn có cho bạn. Bạn

sẽ có vài thoáng nhìn về bầu trời mở bên ngoài và các

vì sao và mặt trăng. Và đôi khi hương thơm của hoa sẽ

bắt đầu tới với bạn, và đôi khi bạn sẽ được xúc động

bởi vui vẻ của việc sống động. Và sẽ dễ dàng hơn để đi

từ có tới cõi bên kia.

Từ không đi tới có, và từ có đi tới cõi bên kia. Cõi

bên kia không khẳng định không phủ định - và cõi bên

kia là Thượng đế, và cõi bên kia là chứng ngộ.

*********************************************************

#2Câu hỏi thứ ba:

Thưa thầy kính yêu,

Sao tôi cảm thấy đau đớn nhiều thế trong việc

buông bỏ những thứ gây cho tôi khổ sở?

Deva Akal, những thứ làm cho bạn khổ phải cho

bạn hoan lạc nào đó nữa; bằng không vấn đề không

nảy sinh đâu. Nếu chúng là thuần khổ bạn đã vứt

chúng đi rồi. Nhưng trong cuộc sống, chẳng cái gì

thuần khiết cả; mọi thứ đều trộn lẫn với cái đối lập của

nó. Mọi thứ đều mang cái đối lập của nó trong bụng

nó.

Điều bạn gọi là khổ ấy, phân tích nó ra, thấm sâu

vào trong nó đi, và bạn sẽ thấy rằng nó có cái gì đó mà

bạn muốn có. Có thể nó chưa phải là thực, có thể nó

chỉ là hi vọng, có thể nó chỉ là một lời hứa hẹn cho

ngày mai, nhưng bạn sẽ níu bám lấy khổ, bạn sẽ níu

bám lấy đau, trong hi vọng rằng ngày mai cái gì đó mà

bạn bao giờ cũng mong ước và khao khát sẽ xảy ra.

Bạn chịu khổ sở trong hi vọng về hoan lạc. Nếu nó

là thuần khổ thì không thể nào níu bám lấy nó được.

Quan sát đi, tỉnh táo hơn về khổ của bạn. Chẳng hạn,

bạn đang cảm thấy ghen tuông. Nó tạo ra khổ. Nhưng

nhìn quanh mà xem - phải có cái gì đó khẳng định

trong nó. Nó cũng cho bạn bản ngã nào đó, cảm giác

nào đó về việc con người bạn tách rời khỏi người khác,

cảm giác cao siêu nào đó. Ghen tuông của bạn ít nhất

cũng giả vờ là tình yêu. Nếu bạn không cảm thấy ghen

tuông bạn sẽ nghĩ có thể bạn không yêu thêm nữa. Và

bạn đang níu bám lấy ghen tuông bởi vì bạn muốn níu

bám lấy tình yêu của mình - ít nhất cũng là ý niệm về

tình yêu. Nếu người đàn bà của bạn hay người đàn ông

của bạn đi với ai đó khác và bạn không cảm thấy ghen

tuông chút nào, bạn lập tức sẽ trở nên ý thức rằng bạn

không còn yêu nữa. Bằng không, trong hàng thế kỉ bạn

đã từng được dạy rằng người yêu là phải ghen tuông.

Ghen tuông đã trở thành một phần cố hữu của tình yêu

của bạn: không có ghen tuông tình yêu của bạn chết;

chỉ với ghen tuông cái gọi là tình yêu của bạn mới có

thể sống. Nếu bạn muốn có tình yêu của mình bạn sẽ

phải chấp nhận ghen tuông của mình và khổ mà nó tạo

ra.

Và tâm trí bạn rất tinh ranh và rất láu cá trong việc

tìm cách hợp lí hoá. Nó sẽ nói, "Cảm thấy ghen tuông

là tự nhiên." Và điều đó dường như là tự nhiên bởi vì

mọi người khác đều làm cùng điều đó. Tâm trí bạn sẽ

nói, "Cảm thấy bị tổn thương là tự nhiên khi người yêu

của mình rời bỏ mình. Bởi vì mình đã yêu nhiều thế,

làm sao mình tránh được tổn thương, vết thương, khi

người yêu của mình bỏ mình?"

Thực ra, bạn đang tận hưởng vết thương của mình

nữa, theo cách rất tinh vi và vô ý thức. Vết thương của

bạn đang cho bạn ý niệm rằng bạn là người yêu vĩ đại,

rằng bạn yêu nhiều, rằng bạn yêu sâu sắc, rằng bạn yêu

sâu lắng tới mức bạn bị tan nát bởi vì người yêu của

bạn đã rời bỏ bạn. Cho dù bạn không bị tan nát bạn sẽ

giả vờ bị tan nát - bạn sẽ tin vào dối trá riêng của

mình. Bạn sẽ hành xử cứ như bạn đang trong khổ lắm,

bạn sẽ kêu và khóc, và nước mắt của bạn có thể không

thực chút nào, nhưng chỉ để an ủi bản thân mình rằng

bạn là người yêu lớn lao, bạn phải kêu than và khóc

lóc.

Quan sát mọi loại khổ: hoặc nó phải có hoan lạc

nào đó trong nó, cái mà bạn không sẵn lòng để bị mất,

hoặc nó có hi vọng nào đó trong nó mà cứ lủng lẳng

trước bạn như củ cà rốt. Và nó trông gần thế, ngay bên

góc đấy, và bạn đã đi lâu thế và bây giờ mục đích ấy

vẫn cứ gần thế, sao lại vứt nó đi? Bạn sẽ tìm cách hợp

lí hoá nào đó trong nó, thói đạo đức giả nào đó trong

nó.

Mới mấy ngày trước đây một sannyasin đã viết

cho tôi rằng người đàn ông của cô ấy đã bỏ cô ấy và cô

ấy không cảm thấy khổ gì - cái gì sai với cô ấy? "Sao

tôi không cảm thấy khổ? Tôi có quá cứng rắn, như đá

không? Tôi chẳng cảm thấy khổ nào cả," cô ấy viết

cho tôi. Và cô ấy khổ bởi vì cô ấy không cảm thấy

khổ! Cô ấy đã mong đợi bị tan nát. "Ngược lại," cô ấy

viết, "tôi có thể thú nhận là tôi cảm thấy hạnh phúc -

và điều đó làm cho tôi rất buồn. Đây là loại tình yêu gì

vậy? Tôi cảm thấy hạnh phúc, nhẹ gánh; một tải trọng

lớn đã biến mất khỏi bản thể tôi." Cô ấy hỏi tôi, "Thưa

thầy kính yêu, điều đó có bình thường không? Tôi

đúng hay cái gì đó về căn bản sai với tôi?"

Chẳng cái gì sai với cô ấy cả, cô ấy tuyệt đối đúng.

Thực ra, khi những người yêu, sau việc ở cùng nhau

lâu, lâu dài và tất cả khổ nhất định xảy ra trong khi các

bạn sống cùng nhau, bỏ nhau, đó là việc làm giảm nhẹ.

Nhưng điều đó là chống lại bản ngã, việc thú nhận

điều đó, rằng đó là việc giảm nhẹ. Ít nhất trong vài

ngày bạn sẽ đi với khuôn mặt dài, với nước mắt lưng

tròng - giả dối, nhưng đây là ý niệm đã thống trị trong

thế giới.

Nếu ai đó chết và bạn không cảm thấy buồn thì

bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó chắc chắn sai

với bạn. Làm sao bạn có thể tránh nỗi buồn khi ai đó

chết được? - bởi vì chúng ta đã được bảo điều đó là tự

nhiên, điều đó là thông thường, và mọi người đều

muốn tự nhiên và thông thường. Điều đó không tự

nhiên đâu, điều đó chỉ là trung bình thôi. Nó là phi tự

nhiên, nó chỉ là thói quen đã được trau dồi từ lâu, lâu

rồi; bằng không chẳng có gì để than vãn và khóc lóc

cả.

Cái chết không phá huỷ cái gì cả. Thân thể là cát

bụi và rơi trở lại về cát bụi, còn tâm thức có hai khả

năng: nếu nó vẫn còn có ham muốn thế thì nó sẽ đi vào

trong bụng mẹ khác, hay nếu tất cả các ham muốn đã

biến mất thế thì nó sẽ đi vào trong bụng mẹ của

Thượng đế, đi vào trong vĩnh hằng. Chẳng cái gì bị

phá huỷ cả. Thân thể lại trở thành một phần của đất, đi

vào nghỉ ngơi, còn linh hồn đi vào trong tâm thức vũ

trụ hay đi vào trong thân thể khác.

Nhưng bạn than vãn và khóc lóc và bạn mang nỗi

buồn của mình trong nhiều ngày. Đó chỉ là xã giao,

hay nếu nó không là xã giao thế thì có mọi khả năng là

bạn chưa bao giờ yêu người mới chết đó và bây giờ

bạn đang cảm thấy hối hận; bạn chưa bao giờ yêu

người này một cách toàn bộ và bây giờ không còn thời

gian nữa. Bây giờ người đó đã biến mất, bây giờ người

đó sẽ không bao giờ sẵn có nữa. Có thể bạn đã cãi

nhau với chồng mình và anh ấy đã chết trong đêm

trong giấc ngủ của anh ấy. Bây giờ bạn sẽ nói rằng bạn

đang khóc bởi vì anh ấy đã chết, nhưng thực sự bạn

khóc bởi vì bạn thậm chí đã không có khả năng cầu

xin sự tha thứ của anh ấy, bạn thậm chí đã không có

khả năng nói lời vĩnh biệt. Trận cãi lộn vẫn còn lơ lửng

trên bạn như đám mây mãi mãi.

Nếu một người sống từ khoảnh khắc sang khoảnh

khắc trong tính toàn bộ, thế thì chẳng bao giờ có hối

hận cả, không mặc cảm. Nếu bạn đã yêu một cách toàn

bộ, không có vấn đề gì. Một ngày nào đó nếu người

yêu ra đi điều đó đơn giản nghĩa là, "Bây giờ con

đường của chúng ta tách ra. Chúng ta có thể nói lời

tạm biệt, chúng ta có thể cám ơn nhau. Chúng ta đã

chia sẻ nhiều thế, chúng ta đã yêu nhiều thế, chúng ta

đã làm giầu cho cuộc sống của nhau nhiều thế - cái gì

có đó để mà than vãn và khóc lóc và tại sao phải khổ?"

Nhưng mọi người bị vướng vào hợp lí hoá của họ

tới mức họ không thể thấy được bên ngoài cách hợp lí

hoá của mình. Và họ bao giờ cũng hợp lí hoá mọi thứ;

ngay cả những điều hiển nhiên đơn giản cũng trở thành

rất phức tạp.

"Tôi yêu con ngựa của tôi," Andrew nói với nhà

tâm thần.

"Điều đó chưa là gì cả," bác sĩ tâm thần đáp.

"Nhiều người yêu con vật. Vợ tôi và tôi có một con

chó mà chúng tôi yêu lắm."

"À, nhưng bác sĩ này, đó là sự hấp dẫn sinh lí mà

tôi cảm thấy với con ngựa của mình!"

"Hừm!" nhà phân tích nói. "Nó là loại ngựa nào

vậy? Đực hay cái?"

"Ngựa cái, tất nhiên rồi!" Andrew nói. "Bác sĩ nghĩ

tôi là gì - đồng dục sao?"

Bạn hỏi tôi, Akal, "Sao tôi cảm thấy đau đớn nhiều

thế trong việc buông bỏ những thứ gây cho tôi khổ?"

Bạn chưa được thuyết phúc rằng chúng gây cho

bạn khổ đâu. Tôi đang nói rằng chúng gây ra khổ cho

bạn, bạn còn chưa được thuyết phục. Và vấn đề không

phải là việc tôi nói điều đó. Vấn đề căn bản là: bạn sẽ

phải hiểu, "Đây là những điều gây ra khổ cho mình,"

và bạn sẽ phải thấy rằng có những đầu tư vào khổ của

bạn. Nếu bạn muốn những đầu tư đó bạn sẽ phải học

sống với khổ; nếu bạn muốn vứt bỏ khổ, bạn sẽ phải

vứt bỏ những đầu tư đó nữa.

Bạn đã quan sát nó chưa, nhìn vào nó chưa? - nếu

bạn nói về khổ của mình cho mọi người, họ cho bạn

thông cảm lớn lao. Mọi người đều thông cảm với

người khổ. Bây giờ, nếu bạn thích được sự thông cảm

từ mọi người bạn không thể vứt bỏ khổ của mình đi

được; đó là đầu tư của bạn.

Chồng khổ về nhà, vợ yêu thương, thông cảm.

Anh ta càng khổ, con anh ta càng ân cần chăm sóc anh

ta; anh ta càng khổ, bạn bè anh ta càng thân thiện với

anh ta. Mọi người đều chăm sóc anh ta. Khoảnh khắc

anh ta bắt đầu trở nên hạnh phúc họ rút lại sự thông

cảm của họ, tất nhiên thôi - người hạnh phúc không

cần thông cảm. Anh ta càng hạnh phúc, anh ta càng

thấy rằng chẳng ai chăm sóc tới mình. Cứ dường như

là mọi người đột nhiên trở nên cứng rắn, đông cứng.

Bây giờ, làm sao bạn có thể bỏ được khổ của mình?

Bạn sẽ phải vứt bỏ ham muốn được chú ý này,

ham muốn này để được thông cảm từ mọi người. Thực

ra, ham muốn được thông cảm từ mọi người là rất xấu

- nó làm cho bạn thành kẻ ăn xin. Và nhớ lấy, thông

cảm không phải là yêu; họ đang làm nghĩa vụ với bạn,

họ đang hoàn thành một loại bổn phận - nó không phải

là yêu. Họ có thể không thích bạn, nhưng dầu vậy họ

sẽ thông cảm với bạn. Đây là lịch sự, văn hoá, văn

minh, xã giao - nhưng bạn đang sống trên những điều

giả dối. Khổ của bạn là thực còn điều bạn có được

trong mặc cả là giả. Tất nhiên, nếu bạn trở nên hạnh

phúc, nếu bạn vứt bỏ khổ của mình, điều đó sẽ là thay

đổi triệt để trong phong cách sống của bạn; mọi sự có

thể bắt đầu thay đổi.

Có lần một người đàn bà tới tôi, người đàn bà

trong số những người giầu nhất ở Ấn Độ, và cô ấy nói

với tôi, "Tôi muốn thiền, nhưng chồng tôi chống lại

điều đó."

Tôi hỏi cô ấy, "Sao chồng bạn chống thiền?"

Cô ấy nói, "Anh ấy nói, 'Như cách em đang đấy,

anh yêu em. Anh không biết điều gì sẽ xảy ra sau

thiền. Nếu em bắt đầu thiền em nhất định sẽ thay đổi;

thế thì anh không biết liệu anh sẽ có khả năng yêu em

hay không, bởi vì em sẽ là con người khác.'"

Tôi nói với người đàn bà này, "Chồng bạn có vấn

đề ở đó - chắc chắn mọi sự sẽ khác. Bạn sẽ tự do hơn,

độc lập hơn. Bạn sẽ vui vẻ hơn, và chồng bạn sẽ phải

học sống với người đàn bà mới. Anh ấy có thể không

thích bạn theo cách đó, anh ấy có thể bắt đầu cảm thấy

kém cỏi. Ngay bây giờ anh ấy là cao siêu với bạn."

Đó là lí do tại sao trong nhiều thời đại đàn ông đã

không cho phép đàn bà thiền, tham gia vào các kinh

nghiệm tôn giáo sâu sắc. Đàn ông đã không cho phép

đàn bà đọc Vedas, Upanishads, những kinh sách vĩ đại

của thế giới. Trong nhiều tôn giáo đàn bà không được

phép đi vào tu viện hay giáo đường. Trong Jaina giáo

người ta nói rằng bạn không thể được giải thoát từ thân

thể đàn bà; trước hết bạn sẽ phải được sinh ra là đàn

ông, chỉ thế thì bạn mới có thể được giải thoát. Từ thân

thể đàn bà không có cách nào tới Thượng đế.

Tại sao? Tại sao có nỗi sợ này? Lí do rất tâm lí:

đàn ông bao giờ cũng sợ đàn bà trở nên hạnh phúc hơn

mình, an bình hơn mình, hoà điệu hơn, tích hợp hơn

mình - bởi vì một khi họ được tích hợp hơn, hoà điệu

hơn với bản thể của họ và với bản thể của cái toàn thể,

hài hoà hơn với sự tồn tại, hoà hợp hơn... Và đàn bà có

thể đạt tới sự hài hoà dễ dàng hơn đàn ông, nhớ lấy.

Bởi những lí do sinh học nào đó, đàn bà có khả năng đi

vào thiền hơn đàn ông. Năng lượng nam tính là năng

nổ, bạo hành, đi ra, hướng ngoại, và năng lượng nữ

tính là hướng nối, thụ động, đi vào.

Do đó điều Jaina giáo nói là tuyệt đối sai - không

chỉ tuyệt đối sai đâu: chính cái đối lập lại có thể là

chân lí. Dễ đi vào Thượng đế qua thân thể đàn bà hơn

là qua thân thể đàn ông. Thân thể đàn bà hài hoà hơn,

thân thể đàn ông không hài hoà thế. Thân thể đàn bà

cân bằng hơn, tròn trĩnh hơn; đó là lí do tại sao cô ấy

trông đẹp thế. Thân thể cô ấy ít căng thẳng, nhiều

thảnh thơi hơn.

Các bà mẹ trở nên nhận biết về việc mang thai sau

vài tháng liệu đó là con trai hay con gái trong bụng họ,

bởi vì con trai bắt đầu phô trương và làm các thứ bên

trong bụng mẹ, đá, đạp... nó không thể nghỉ ngơi. Bạn

có thể quan sát những bé gái nhỏ - chúng hoàn toàn

hạnh phúc ngồi trong một góc với búp bê của chúng.

Con con trai thì sao? - chúng không thể ngồi được.

Mới mấy ngày trước đây một cậu bé nhận tính chất

sannyas. Tôi phải hỏi nó, "Cháu có thể im lặng trong

một phút để cho bác có thể giải thích tên cháu cho mẹ

cháu được không?" Nhưng nó thậm chí không có khả

năng im lặng được lấy một phút. Bé gái nhỏ tới nhận

tính chất sannyas; khi tôi nói với chúng, "Nhắm mắt

lại và ngồi im lặng," chúng ngồi đẹp thế; chúng có thể

ngồi hàng giờ. Khi bé trai nhỏ tới và tôi nói với chúng,

"Nhắm mắt lại," chúng phải nhắm nghiền mắt chúng

lại! Chúng sợ rằng nếu chúng không làm quá nhiều thì

mắt sẽ mở ra. Chúng cũng tò mò về điều đang xảy ra,

điều đang diễn ra bên ngoài.

Khi bé gái nhận tính chất sannyas chúng nhìn vào

tôi. Còn bé trai? - chúng nhìn vào Krishna Bharti và

máy quay của anh ta! Tất cả chúng đều ở khắp chỗ

này! Tôi đeo mala cho chúng và chúng nhìn mọi người

để xem đáp ứng là gì. "Mọi người cười, thích thú, hay

quan sát?" Chúng là những người trình diễn lớn! Và tò

mò háo hức làm chúng thường xuyên căng thẳng.

Đang trong tuần trăng mật, Kit và Netty mua một

con vẹt biết nói và đem nó về phòng khách sạn của họ.

Khi họ làm tình con chim cứ tiếp tục bình luận liên

tiếp. Cuối cùng Kit quăng chiếc khăn tắm trùm lên

chiếc lồng và nói, "Nếu mày không câm đi tao tống

mày ra vườn thú!"

Để sẵn sàng ra đi vào sáng hôm sau, họ không thể

nào đóng được chiếc va li căng phồng và quyết định

một người sẽ đứng lên nó trong khi người kia cố gắng

thắt nó lại.

"Em yêu," Kit nói, "em trèo lên nó đi và anh sẽ

thử."

Điều đó không có tác dụng. Thế là anh ta nói,

"Bây giờ anh sẽ trèo lên nó và em thử."

Điều đó cũng vẫn không có tác dụng.

"Này," Kit nói cả hai chúng ta cùng trèo lên trên

và thử."

Con vẹt giật mạnh cái khăn rơi ra và nói, "Vườn

thú hay không vườn thú, điều này ta đã thấy rồi!"

Con vẹt phải đã là con đực!

Tôi bảo người đàn bà này, "Chồng bạn đúng đấy:

trước khi bạn đi vào con đường của thiền bạn phải xem

xét nó, bởi vì có nguy hiểm đằng trước."

Cô ấy đã không nghe tôi; cô ấy bắt đầu thiền. Bây

giờ cô ấy li dị. Cô ấy tới tôi sau vài năm và nói, "Thầy

đúng. Tôi càng trở nên im lặng, chồng tôi càng trở nên

điên tiết với tôi. Anh ấy chưa bao giờ bạo hành thế -

cái gì đó kì lạ đã bắt đầu xảy ra," cô ấy nói với tôi.

"Tôi càng trở nên im lặng và yên tĩnh, anh ấy càng trở

nên hung hăng hơn." Toàn thể tâm trí nam tính gia

trưởng của anh ấy bị lâm nguy. Anh ấy muốn phá huỷ

an bình và im lặng đã xảy ra cho người đàn bà này để

cho anh ấy có thể vẫn còn cao siêu. Và bởi vì điều đó

không thể xảy ra được theo cách anh ấy muốn, anh ấy

đã li dị người đàn bà này.

Đó là một thế giới rất kì lạ! Nếu bạn trở nên an

bình mối quan hệ của bạn với mọi người sẽ thay đổi,

bởi vì bạn là một người khác. Nếu mối quan hệ của

bạn có đó bởi vì khổ của bạn nó có thể biến mất.

Tôi có một người bạn. Anh ấy là giáo sư ở cùng

trường đại học nơi tôi đã là giáo sư; anh ấy đã là một

người lao động xã hội vĩ đại. Ở Ấn Độ, đối xử với đàn

bà goá vẫn là vấn đề. Không ai muốn lấy họ, và đàn bà

goá không được ủng hộ về cưới xin; điều đó dường

như là tội lỗi. Và vị giáo sư này đã quyết định lấy một

người đàn bà goá. Anh ấy không bận tậm liệu mình có

yêu người đàn bà này hay không - điều đó là phụ,

không liên quan - mối quan tâm duy nhất của anh ấy là

ở chỗ cô ấy phải là goá phụ. Và anh ấy đã thuyết phục

cô ấy, dần dần cô ấy sẵn sàng.

Tôi bảo người này, "Trước khi anh lấy cú nhảy,

cân nhắc nó ít nhất ba ngày - đi vào trong biệt lập. Anh

có yêu người đàn bà này không, hay đấy chỉ là việc

phục vụ xã hội lớn lao mà anh đang làm?" Cưới người

goá ở Ấn Độ được coi là điều gì đó rất cách mạng,

điều gì đó triệt để. "Anh có đang cố gắng chứng minh

rằng anh là nhà cách mạng không? Nếu anh cố gắng để

chứng minh rằng anh là nhà cách mạng, thế thì anh

nhất định gặp rắc rối đấy - khoảnh khắc anh cưới, cô

ấy sẽ không còn là người goá và mối quan tâm của anh

sẽ bị mất."

Anh ấy đã không nghe tôi. Anh ấy đã lấy... và sau

sáu tháng anh ấy bảo tôi, "Anh đúng đấy." Anh ta

khóc. Anh ta nói, "Tôi đã không thấy ra vấn đề: tôi đã

yêu cảnh goá của cô ấy, không yêu cô ấy vì bản thân

cô ấy, và bây giờ chắc chắc cô ấy không còn là người

goá nữa."

Thế là tôi nói, "Anh làm một điều - tự tử đi! Làm

cho cô ấy thành goá lần nữa, và để cho ai đó khác một

cơ hội để là nhà cách mạng! Anh còn có thể làm được

cái gì khác?"

Tâm trí con người ngu xuẩn thế, vô ý thức thế.

Phật nói nó trong giấc ngủ sâu, ngủ, ngáy.

Akal, bạn không thể buông bỏ được những thứ gây

cho bạn khổ bởi vì bạn còn chưa thấy những đầu tư,

bạn còn chưa nhìn sâu vào trong chúng. Bạn chưa thấy

rằng có hoan lạc nào đó bạn đưa ra từ khổ của bạn.

Bạn sẽ phải vứt cả hai - và thế thì không có vấn đề gì.

Thực ra, khổ và hoan lạc chỉ có thể được vứt đi cùng

nhau. Và thế thì phúc lạc nảy sinh.

Phúc lạc không phải là hoan lạc, phúc lạc thậm chí

không phải là hạnh phúc. Hạnh phúc bao giờ cũng bị

gắn với bất hạnh và hoan lạc bao giờ cũng bị gắn với

đau. Vứt cả hai đi... Bạn muốn vứt khổ để cho bạn có

thể hạnh phúc - điều đó là cách tiếp cận tuyệt đối sai.

Bạn sẽ phải vứt bỏ cả hai. Thấy rằng chúng là cùng

nhau, người ta vứt chúng đi; bạn không thể chọn một

phần.

Trong cuộc sống, mọi thứ đều có sự thống nhất

hữu cơ. Đau đớn và hoan lạc không phải là hai điều.

Thực sự, nếu chúng ta làm ra ngôn ngữ khoa học hơn,

chúng ta sẽ vứt bỏ những từ này: đau và lạc. Chúng ta

sẽ làm ra một từ thôi: đau-lạc, hạnh phúc bất hạnh,

ngày đêm, sống chết. Đây là từng từ một vì chúng

không bao giờ tách rời được.

Và bạn muốn chọn một phần thôi: Bạn muốn chỉ

có hoa hồng và không có gai, bạn muốn chỉ có ngày và

không có đêm, bạn muốn chỉ có yêu và không ghét.

Điều này sẽ không xảy ra đâu - điều này không phải là

cách thức mọi sự đang vậy. Bạn sẽ phải vứt bỏ cả hai,

và thế thì nảy sinh một thế giới khác toàn bộ: thế giới

của phúc lạc.

Phúc lạc là an bình tuyệt đối, không bị quấy rối,

không bị quấy rối bởi đau đớn không bị quấy rối bởi

hoan lạc.

Để kỉ niệm lần thứ bốn mươi ngày cưới, Seymour

và Rose trở về cùng căn phòng khách sạn tầng hai nơi

họ đã trải qua tuần trăng mật. "Bây giờ," Seymour nói,

"cũng giống như đêm đầu tiên, chúng ta cởi quần áo

ra, vào góc phòng đối diện, tắt đèn đi, rồi chạy vào

nhau và ôm nhau."

Họ cởi quần áo, đi vào các góc phòng đối diện, tắt

đèn đi và chạy về phía nhau. Nhưng giác quan định

hướng của họ đã cùn nhụt đi sau bốn mươi năm, cho

nên Seymour bắt trượt Rose và ông ta lao thẳng qua

cửa sổ. Ông ta nhào ra bãi cỏ trong sự bàng hoàng.

Seymour gõ cửa sổ hành lang để gợi sự chú ý của

người tiếp tân. "Tôi bị ngã từ tầng trên," ông ta nói.

"Tôi trần truồng và tôi phải trở lại phòng của mình."

"Được thôi," người tiếp tân nói, "Không ai sẽ nhìn

ông đâu."

"Anh có điên không đấy? Tôi phải bước qua khu

tiếp tân mà tôi lại đang trần truồng đây."

"Không ai có thể thấy ông đâu," người tiếp tân

nhắc lại. "Mọi người đều ở tầng trên đang cố lôi bà già

ra khỏi quả đấm cửa!"

Mọi người đều ngu xuẩn thế! Không chỉ người trẻ

đâu - bạn càng già, bạn càng trở nên ngu hơn. Bạn

càng kinh nghiệm nhiều, dường như bạn càng tích luỹ

nhiều ngu xuẩn hơn qua cuộc sống. Thực sự hãn hữu

lắm một người mới bắt đầu quan sát, nhìn nhận cuộc

sống riêng của mình và hình mẫu sống riêng của mình.

Nhìn khổ của bạn là gì, ham muốn nào gây ra nó,

và tại sao bạn đang níu bám lấy những ham muốn đó.

Và đấy không phải là lần đầu tiên mà bạn níu bám lấy

những ham muốn đó đâu; đây đã từng là hình mẫu của

cả đời bạn và bạn đã chẳng đạt tới đâu cả. Bạn cứ đi

theo vòng tròn, bạn chưa bao giờ đi tới trưởng thành

thực sự nào. Bạn vẫn còn là đứa trẻ, ngu xuẩn. Bạn

được sinh ra với thông minh mà có thể làm bạn thành

vị phật, nhưng nó bị mất hút vào những điều không

cần thiết.

Một nông dân chỉ có hai còn bò đực già bất lực đã

mua một con bò đực mới, trẻ, cường tráng. Ngay lập

tức con bò mới nhảy lên hết con bò cái này tới con bò

cái khác trên đồng cỏ. Sau khi quan sát điều này trong

một giờ, một trong những con bò già bắt đầu gõ chân

xuống đất và thở phì phì.

"Có chuyện gì thế?" con kia hỏi. "Anh mới có ý

niệm gì sao?"

"Không," con bò đực thứ nhất nói, "nhưng tôi

không muốn anh chàng trẻ kia nghĩ tôi là một trong

những con bò cái."

Cho nên ngay cả trong tuổi già của mình mọi

người vẫn cứ mang bản ngã của họ. Họ phải giả vờ, họ

phải làm bộ làm tịch, và cả đời họ chẳng là gì ngoài

câu chuyện dài về khổ. Dầu vậy họ vẫn bảo vệ nó.

Thay vì thực sự thay đổi nó, họ rất phòng thủ.

Akal, vứt mọi tính phòng thủ đi, vứt mọi áo giáp

đi. Bắt đầu quan sát cách bạn sống cuộc sống thường

ngày của mình, khoảnh khắc qua khoảnh khắc. Và bất

kì điều gì bạn đang làm, đi vào những chi tiết của nó.

Bạn không cần phải đi tới nhà phân tâm, bạn có thể tự

mình phân tích từng hình mẫu của cuộc sống của mình

- nó là quá trình đơn giản thế! Quan sát và bạn sẽ có

khả năng thấy điều đang xảy ra, điều đã từng xảy ra

cho tới giờ. Bạn đã từng chọn lựa, và đó đã từng là vấn

đề - bạn đã từng chọn phần này chống lại phần khác,

và chúng cả hai là cùng nhau.

Phật nói: đạt tới nhận biết vô chọn lựa - đừng chọn

lựa chút nào. Quan sát và nhận biết mà không chọn

lựa, và ông sẽ đạt tới phúc lạc, ông sẽ đạt tới thiên

đường hoa sen.

*********************************************************

#2Câu hỏi cuối cùng:

Thưa thầy kính yêu,

Tôi là ai?

Narayano, nó là câu hỏi để được làm thành việc

thiền đấy. Nó không phải là câu hỏi để được hỏi, nó là

câu hỏi để được suy tư - bởi vì không ai có thể trả lời

được nó cho bạn và câu trả lời của mọi người không

thể trở thành câu trả lời của bạn được. Đây là một

trong những câu hỏi không thực là câu hỏi mà là điều

bí ẩn.

Vâng, bạn có thể cứ đi hỏi các học giả, và học giả

ngu xuẩn nào đó sẽ nói, "Bạn là Thượng đế, bạn là linh

hồn, bạn là thế này và bạn là thế nọ. Bạn là tâm thức

vĩnh hằng, bản thể bất tử." Nhưng bạn có cho rằng

những từ đó sẽ có nghĩa nào với bạn không? Chúng sẽ

là những từ trống rỗng. Đây không phải là câu hỏi để

được hỏi, đây là câu hỏi để được đi vào.

Raman Maharshi đã làm điều đó thành cách thiền

duy nhất của mình; đó là cách thiền duy nhất ông ấy đã

trao cho các đệ tử của mình - một phương pháp rất

hiệu lực. Chỉ ngồi im lặng, trước hết hỏi bằng miệng,

"Tôi là ai?" Và thế rồi dần dần để cho những từ này

biến mất và chỉ một cảm giác còn lại, "Tôi là ai?" - chỉ

là cảm giác. Và cuối cùng để cho cảm giác này cũng

biến mất... một dấu hỏi không nói ra lời, không xúc

động. Không phải là bạn hỏi, "Tôi là ai?" mà bạn đã

trở thành bản thân dấu chấm hỏi. Ngồi im lặng, vẫn

còn là dấu hỏi này, bạn sẽ đi vào trong bản thể mình,

bạn sẽ biết.

Việc biết không xảy ra qua kinh sách, nó không

thể được dạy. Tôi biết câu trả lời, nhưng câu trả lời của

tôi là câu trả lời của tôi; nó không thể trở thành câu trả

lời của bạn được. Bạn có thể lặp lại nó như vẹt, bạn có

thể tin vào nó, nhưng nó sẽ không biến đổi bạn. Không

thông tin nào đã từng đem tới bất kì biến đổi nào.

Hỏi câu hỏi này là sai: suy tư về câu hỏi này là

đúng. Tôi không thể trả lời bạn là ai được, nhưng tôi

có thể nói mỗi điều này: bắt đầu hỏi bản thể riêng của

bạn, "Tôi là ai?" và tâm trí bạn sẽ bắt đầu cung cấp cho

bạn nhiều câu trả lời. Nếu bạn là người Ki tô giáo nó

sẽ cho câu trả lời Ki tô giáo, nếu bạn là người Hindu

nó sẽ cho câu trả lời Hindu, nếu bạn là Phật tử nó sẽ

cho câu trả lời Phật giáo. Tất cả những câu trả lời đó

đều sai. Cho nên cứ nói, "Neti, neti - không thế này

không thế nọ." Cứ nói, "Đây không phải là câu trả lời."

Bất kì câu trả lời nào do tâm trí cung cấp cũng đều lừa

dối - cảnh giác!

Khi bạn đã phá huỷ tất cả những câu trả lời do tâm

trí cho và tâm trí là trống rỗng và không có câu trả lời

nào được cho thêm nữa, câu trả lời sẽ nảy sinh trong

bạn. Khi tâm trí dừng lại, câu trả lời nảy sinh. Nó sẽ

không trong lời, nó sẽ là kinh nghiệm.

Đừng hỏi tôi, Narayano, tự hỏi bạn đi. Ngồi im

lặng bất kì khi nào bạn có thể tìm thấy thời gian.

Nhưng bạn phải đang hỏi người khác câu hỏi này

rồi. Mọi người cứ đi, từ thầy này sang thầy khác, hỏi

cùng câu hỏi, nhận cùng câu trả lời. Câu hỏi vẫn còn ở

chỗ của nó; câu trả lời không tạo ra khác biệt gì. Bạn

phải đã hỏi câu hỏi này từ nhiều người rồi- việc tìm

kiếm của bạn là lâu rồi. Bạn đã từng ở mọi đạo tràng

và chúng tất cả đều cung cấp cho bạn các câu trả lời,

và dầu vậy bạn vẫn không được thoả mãn. Khi nào bạn

mới đi tới thấy ra vấn đề, rằng không câu trả lời nào

được bên ngoài trao cho bạn lại có thể làm thoả mãn,

nó không thể cho bạn mãn nguyện được?

Vứt câu hỏi này đi. Đừng hỏi nó, bởi vì nếu bạn

hỏi ai đó, có những người sẽ trả lời đấy. Có những

người sống trên câu hỏi của bạn - các bác học, các tu

sĩ, các học giả, các giáo sư - toàn thể công việc của họ

là cứ cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của bạn. Và

bạn không thể thấy ra vấn đề sao, rằng không câu trả

lời nào đã bao giờ là câu trả lời của bạn?

Đến lúc rồi, bắt đầu tự hỏi mình đi. Ít nhất thì cũng

là câu hỏi này, "Tôi là ai?" phải được hỏi trong chỗ

thầm kín sâu nhất của bản thể bạn. Bạn phải vang vọng

với câu hỏi này. Nó phải rung động trong bạn, đập rộn

ràng trong máu bạn, trong tế bào bạn. Nó phải trở

thành dấu hỏi trong chính linh hồn bạn.

Và khi tâm trí im lặng, bạn sẽ biết. Không phải là

câu trả lời nào đó sẽ được bạn nhận trong lời đâu,

không phải là bạn sẽ có khả năng viết nó ra trong sổ

tay của mình rằng "Đây là câu trả lời," không phải là

bạn sẽ có khả năng nói cho bất kì ai rằng "Đây là câu

trả lời." Nếu bạn có thể nói cho bất kì ai, nó không

phải là câu trả lời đâu. Nếu bạn có thể viết nó ra trong

cuốn sổ, nó không phải là câu trả lời. Khi câu trả lời

thực xảy ra, nó có tính tồn tại tới mức nó không thể

nào được diễn đạt. Hỏi người khác là ngu xuẩn. Hỏi

bản thân mình là trí huệ.

Rạp xiếc đã kết thúc màn biểu diễn cuối cùng ở

một thị trấn thôn quê thì một trong những con ngựa

vằn lăn ra ốm. Bác sĩ thú y địa phương gợi ý cho con

vật này nghỉ, cho nên ông chủ rạp xiếc dàn xếp đưa nó

vào một nông trại gần đó.

Con ngựa vằn lấy cuộc sống mới bằng việc gặp gỡ

tất cả các con vật ở sân nuôi gà vịt. Nó bắt gặp một

con gà giò và hỏi, "Tôi là ngựa vằn, bạn là ai?"

"Tôi là gà giò," con gà nói.

"Bạn làm gì?" ngựa vằn hỏi.

"Tôi bới đất và đẻ trứng."

Ngựa vằn bước tới con bò cái. "Tôi là ngựa vằn.

Bạn là ai?"

"Tôi là bò cái," bò cái nói.

"Bạn làm gì?" ngựa vằn hỏi.

"Tôi ăn cỏ trên cánh đồng và cho sữa."

Ngựa vằn tiếp đó gặp bò đực. "Tôi là ngựa vằn,"

nó nói. "Bạn là ai?"

"Tôi là bò đực."

"Và bạn làm gì?" ngựa vằn hỏi.

"Tôi làm gì!" bò đực khụt khịt. "Sao thế, bạn trông

như con lừa ngu - cởi bộ quần áo ngủ ra và tôi sẽ chỉ

cho bạn!"

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#3 Điều bạn muốn bạn sẽ trở thành

**Tôi tìm vô vọng người xây nhà tôi

qua vô hạn kiếp sống.

Tôi không tìm được người đó...

Đi vào kiếp sau khó thế!

Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà!

Và không bao giờ ông sẽ xây nhà của tôi.

Tôi đã rút rui nhà,

Chẻ thanh ngang ra

Và ham muốn đã bị dập tắt.

Và bây giờ tâm trí tôi tự do.

Không có cá trong hồ.

Con sếu cẳng dài đứng trong nước.

Thật buồn cho người khi còn trẻ

sống phóng túng và hoang phí của cải của mình

Thật buồn cung đã gãy,

Và người đó thở dài buồn bã

Sau khi tất cả đã nảy sinh và đã mất đi.**

Phật Gautama là bước đột phá vĩ đại nhất mà nhân

loại đã từng biết tới cho tới giờ. Thời gian đáng ra

không nên được phân chia theo tên của Jesus Christ;

nó nên được phân chia theo tên của Phật Gautam.

Chúng ta nên phân chia lịch sử thành trước Phật và sau

Phật, không phải là trước Christ và sau Christ, bởi vì

Christ không phải là một đột phá; ông ấy là sự liên tục.

Ông ấy đại diện cho quá khứ trong cái đẹp và cái vĩ đại

vô cùng của nó. Ông ấy là chính tinh hoa của toàn thể

việc tìm kiếm của nhân loại trước ông ấy. Ông ấy là

hương thơm của tất cả nỗ lực quá khứ của con người

để biết Thượng đế, nhưng ông ấy không phải là bước

đột phá. Theo nghĩa thực của từ này thì ông ấy không

phải là người nổi dậy. Phật là người nổi dậy, nhưng

Jesus có vẻ có tính nổi dậy hơn Phật bởi lẽ đơn giản là

việc nổi dậy của Jesus là hữu hình còn việc nổi dậy

của Phật là vô hình.

Bạn sẽ cần sáng suốt lớn lao để hiểu điều Phật đã

đóng góp cho tâm thức nhân loại, cho tiến hoá nhân

loại, cho trưởng thành của nhân loại. Con người chắc

đã không được như vậy nếu như đã không có Phật.

Con người chắc vẫn còn như cũ nếu như đã không có

Christ, không có Krishna; chắc sẽ không có mấy khác

biệt. Loại bỏ Phật và cái gì đó cực kì quan trọng bị mất

đi; nhưng nổi dậy của ông ấy là rất vô hình, rất tinh tế.

Trước Phật, việc tìm kiếm - việc tìm kiếm tôn giáo

- về nền tảng đã là mối quan tâm tới Thượng đế: một

Thượng đế ở bên ngoài, một Thượng đế ở đâu đó trên

trời. Việc tìm kiếm tôn giáo cũng đã liên quan tới một

đối thể của ham muốn, cũng nhiều như việc tìm kiếm

trần tục. Phàm nhân tìm tiền, quyền, danh, và người

thế giới khác tìm kiếm Thượng đế, cõi trời, vĩnh hằng,

chân lí. Nhưng một điều là chung: cả hai đều tìm kiếm

ở bên ngoài bản thân họ, cả hai đều hướng ngoại. Nhớ

từ này, bởi vì điều này sẽ giúp cho bạn hiểu Phật.

Trước Phật, việc tìm kiếm tôn giáo đã không quan

tâm tới bên trong mà tới bên ngoài; nó là hướng ngoại,

và khi tìm kiếm tôn giáo mà hướng ngoại nó không

thực có tính tôn giáo. Tôn giáo bắt đầu chỉ với hướng

nội, khi bạn bắt đầu chìm sâu vào bên trong bản thân

mình.

Mọi người đã đi tìm Thượng đế trong nhiều thế kỉ:

Ai là người xây dựng ra vũ trụ này? Ai là đấng sáng

tạo của vũ trụ này? Và có nhiều người vẫn sống vào

thời tiền Phật, những người vẫn đang hỏi các câu hỏi

như vậy: Ai là đấng sáng tạo của thế giới? Khi nào

ngài đã tạo ra thế giới? Có một số người ngu thậm chí

đã từng xác định ngày, ngày tháng và năm Thượng đế

đã tạo ra thế giới. Có những nhà thượng đế học Ki tô

giáo nói rằng đích xác bốn nghìn linh bốn năm trước

Jesus Christ - Thứ hai, ngày mồng một tháng giêng! -

Thượng đế đã tạo ra thế giới hay đã bắt đầu sáng tạo

ra thế giới, và ngài đã kết thúc công việc này trong sáu

ngày. Chỉ một điều là đúng về nó: rằng ngài phải đã

kết thúc công việc này trong sáu ngày, bởi vì bạn có

thể thấy đống lộn xộn mà thế giới này đang trong đó -

nó là công việc của sáu ngày mà! Và kể từ đó ngài đã

không được nghe nói tới nữa. Vào ngày thứ bẩy ngài

nghỉ ngơi, và kể từ đó ngài đã nghỉ suốt...

Có thể Friedrich Nietzsche là đúng, rằng ngài

không nghỉ ngơi đâu - ngài chết rồi! Ngài đã không

biểu lộ bất kì mối quan tâm nào. Thế thì điều gì đã xảy

ra cho sự sáng tạo của ngài? Nó dường như đã hoàn

toàn bị quên lãng. Nhưng người Ki tô giáo nói,

"Không, ngài đã không quên đâu. Trông đấy! Ngài đã

phái Jesus Christ, con trai duy nhất của ngài, tới cứu

thế giới. Ngài vẫn quan tâm chứ." Đó là mối quan tâm

duy nhất mà người Ki tô giáo nói ngài đã biểu lộ, trong

việc phái Jesus Christ tới... nhưng thế giới lại không

được cứu. Nếu đó là mục đích của việc phái Jesus

Christ tới thế giới này, thế thì Jesus đã thất bại và qua

ông ấy Thượng đế đã thất bại - thế giới vẫn như cũ. Và

đây là cái loại quan tâm gì vậy - rằng sứ giả của ngài

đã bị đóng đinh và ngài chẳng thể làm gì được?

Có nhiều người vẫn đang sống trong thế giới quan

tiền Phật.

Phật đã thay đổi toàn thể chiều hướng tôn giáo,

ông ấy đã cho nó một bước ngoặt đẹp: ông ấy đã hỏi

những câu hỏi thực. Ông ấy không phải là nhà siêu

hình, ông ấy chưa bao giờ hỏi câu hỏi siêu hình nào;

với ông ấy siêu hình toàn là rác rưởi. Ông ấy là nhà

tâm lí học đầu tiên mà thế giới biết tới, bởi vì ông ấy

đã đặt tôn giáo của mình không dựa trên triết học mà

dựa trên tâm hồn học. Tâm hồn học theo nghĩa nguyên

thuỷ của nó nghĩa là khoa học về linh hồn, khoa học về

cái bên trong.

Ông ấy đã không hỏi: Ai tạo ra thế giới? Ông ấy

hỏi: Tại sao tôi ở đây? Tôi là ai? Ai tạo ra tôi? Và đó

không phải là câu hỏi về quá khứ - "Ai đã tạo ra tôi?" -

chúng ta thường xuyên được tạo ra. Cuộc sống của

chúng ta không giống như vật được tạo ra một lần cho

tất cả; nó không phải là một vật. Nó là hiện tượng

trưởng thành, nó là sự chảy của sông. Từng khoảnh

khắc nó đi qua vùng lãnh thổ mới. "Ai tạo ra cuộc

sống này, năng lượng này, tâm trí này, thân thể này,

tâm thức này, cái tôi đang vậy?" Câu hỏi của ông ấy là

khác toàn bộ. Ông ấy đang biến đổi tôn giáo từ hướng

ngoại thành hướng nội.

Tôn giáo hướng ngoại cầu nguyện Thượng đế; tôn

giáo hướng nội thiền. Lời cầu nguyện là hướng ngoại;

nó được nói cho Thượng đế vô hình nào đó. Ngài có

thể có đó, ngài có thể không có đó - bạn chẳng thể đảm

bảo hay chắc chắn được; hoài nghi nhất định còn dai

dẳng. Do đó mọi lời cầu nguyện đều được bắt rễ ở đâu

đó trong hoài nghi, trong sợ hãi, trong bất định, trong

tham lam.

Thiền được bắt rễ trong bạo dạn, trong vô tham.

Thiền không cầu xin cái gì từ bất kì ai, nó không

hướng tới bất kì ai. Thiền là trạng thái của im lặng bên

trong. Lời cầu nguyện vẫn còn ồn ào, bạn vẫn còn nói

- nói với Thượng đế, người có thể không có đó. Thế thì

điều đó là không lành mạnh, thần kinh; bạn đang cư xử

theo cách điên khùng. Người điên cứ nói hoài; họ

không bận tâm nhiều liệu có ai nghe họ hay không. Đó

là dấu hiệu chắc chắn rằng họ điên - họ tưởng tượng

rằng ai đó có đó; không chỉ thế, họ gần như có thể thấy

người khác. Quán tưởng của họ là lớn, tưởng tượng

của họ là rất chất liệu. Họ có khả năng thay đổi hình

bóng thành chất liệu, tưởng tượng thành hiện thực, hư

cấu thành sự kiện. Với bạn họ dường như tham dự vào

cuộc độc thoại; với bản thân mình, họ đang tham dự

vào đối thoại rồi. Bạn không thể thấy được ai đang

hiện diện ở đó - một mình họ thôi - nhưng họ thấy rằng

ai đó có đó.

Chính bởi vì sự kiện này mà phân tâm học rất thận

trọng về tôn giáo, bởi vì người tôn giáo hành xử như

người thần kinh. Và có nhiều nhà phân tâm nghĩ rằng

tôn giáo chẳng là gì ngoài bệnh thần kinh của đám

đông - và họ có một điểm đúng: tôn giáo hướng ngoại

là bệnh thần kinh của đám đông.

Nhưng nhà phân tâm phải chưa trở nên nhận biết

về Phật. Phật sẽ cho họ sáng suốt mới nhìn vào tôn

giáo, vào tôn giáo đúng. Không có lời cầu nguyện,

không Thượng đế. Thiền không phải là đối thoại, hay

thậm chí độc thoại - thiền là im lặng thuần khiết.

Mọi người hỏi tôi, "Đối tượng của thiền nên là

gì?" Họ đang hỏi câu hỏi sai, nhưng tôi có thể hiểu

được tại sao họ hỏi nó. Họ đã sống trong tôn giáo của

lời cầu nguyện, và lời cầu nguyện không có được nếu

không có ai ở đó để mà cầu nguyện. Lời cầu nguyện

cần đối tượng của tôn thờ; lời cầu nguyện là sự phụ

thuộc. Người tôn thờ không độc lập; người đó phụ

thuộc vào đối tượng của sự tôn thờ của mình và người

đó cũng sợ.

Nhưng thiền nhân không có đối tượng nào. Thiền

không ngụ ý thiền về cái gì đó. Từ tiếng Anh

'meditation' cho quan niệm sai; trong tiếng Anh không

có từ nào để dịch từ Phật giáo dhyana. Thực ra, không

ngôn ngữ nào khác của thế giới có từ tuyệt đối đồng

nghĩa với dhyana. Chính bởi vì sự kiện này mà khi

Phật giáo đạt tới Trung Quốc họ đã không thể nào dịch

được nó sang tiếng Trung Quốc; do đó dhyana trở

thành ch'an - nó là cùng một từ. Từ tiếng Phạn là

dhyana, nhưng Phật dùng tiếng Pali, ngôn ngữ khác,

ngôn ngữ đã được hiểu bởi những người mà ông ấy đã

sống cùng. Trong tiếng Pali, dhyana trở thành jhana;

từ jhana, trong tiếng Trung Quốc nó trở thành ch'an,

và từ ch'an, trong tiếng Nhật Bản nó trở thành zen.

Tiếng Trung Quốc không có tương đương, tiếng Nhật

Bản không có tương đương. Thực ra, không ngôn ngữ

nào khác có từ tương đương bởi vì không ngôn ngữ

nào khác đã cho sinh thành ra một người như Phật. Và

không có Phật thì không thể nào cho nghĩa mới này,

cách nhìn mới này, chiều hướng mới này.

Trong tiếng Anh, 'meditation - thiền' nghĩa là

ngẫm nghĩ về cái gì đó; nhưng thế thì đó là suy nghĩ,

nhiều nhất là suy tư thôi - nó không phải là thiền.

Thiền nghĩa là có tính thiền, im lặng, an bình, không

có ý nghĩ trong tâm trí, tâm thức không có nội dung.

Đó là nghĩa đúng của thiền: tâm thức thuần khiết, tấm

gương phản chiếu cái không. Khi tấm gương không

phản chiếu cái gì, nó là thiền.

Phật đã làm rẽ ngoặt toàn thể cuộc truy tìm tôn

giáo từ siêu hình vào tâm hồn vĩ đại, bởi vì ông ấy hỏi:

Nguyên nhân của sống của tôi và chết của tôi là gì?

Ông ấy không quan tâm tới vũ trụ. Ông ấy nói: Chúng

ta nên bắt đầu từ cái bắt đầu, và bất kì cái gì, để có ý

nghĩa thực trong cuộc sống, đều phải có liên quan tới

chính bản thân tôi: tôi là ai và tại sao tôi hiện hữu?

Nguyên nhân gì cứ tạo ra tôi?

Lời kinh thứ nhất của ông ấy là:

**Tôi tìm vô vọng người xây nhà tôi

qua vô hạn kiếp sống.**

Ông ấy đang nói, "Tôi đã từng tìm và kiếm

Thượng đế trong vô hạn kiếp. Tất cả đều vô vọng, điều

đó là vô tích sự. Tôi không thể tìm thấy được Thượng

đế nào, bởi vì thực ra Thượng đế không phải là người

và ông không thể tìm được ngài. Thượng đế không

phải là một 'ông'."

Bây giờ có tranh luận gay gắt về liệu Thượng đế là

ông hay là bà. Ngài không là cả hai. Và nếu bạn cứ

khăng khăng rằng chúng ta phải chọn giữa hai từ này,

'ông' và 'bà', tôi sẽ gợi ý rằng 'bà' là tốt hơn nhiều bởi

vì bà chứa ông, nhưng ông không chứa bà. Nhưng

trong chân lí, Thượng đế không là người chút nào; do

đó câu hỏi về liệu ngài là ông hay bà là không liên

quan.

Thượng đế là tính chất, không là vật. Thượng đế

không phải là Thượng đế mà là tính thượng đế - và

tính thượng đế phải được tìm thấy trước hết ở bên

trong bản thân bạn. Chừng nào bạn còn chưa nếm trải

về nó trong bản thể riêng của mình bạn sẽ không có

khả năng thấy nó ở bất kì đâu khác. Một khi bạn đã

nếm trải nó, một khi bạn đã trở nên say sưa với điều

thiêng liêng, thế thì bạn sẽ thấy điều đó trong cây cối -

trong xanh của cây, trong đỏ của cây, trong vàng của

cây. Bạn sẽ thấy nó trong mặt trời, trong mặt trăng,

trong các vì sao. Bạn sẽ có khả năng thấy nó trong con

vật, chim chóc, mọi người, sông, núi. Toàn thể sự tồn

tại sẽ phản xạ hiểu biết của bạn, sẽ trở thành tấm

gương cho bạn. Bạn sẽ có khả năng thấy khuôn mặt

riêng của mình ở mọi nơi. Chúng ta có thể thấy cái

chúng ta đang vậy, chúng ta không thể thấy cái chúng

ta không là.

Đây là đóng góp vĩ đại của Phật: ông ấy đã vứt bỏ

lời cầu nguyện, ông ấy đã vứt bỏ ý niệm về Thượng

đế, và ông ấy cho một cách tiếp cận mới - cách tiếp

cận mới đó là thiền.

Ông ấy nói: Tôi tìm vô vọng người xây nhà của tôi

qua vô hạn kiếp sống. Tôi không tìm được người đó...

Không phải bởi vì cái gì đó bị thiếu trong nỗ lực của

ông ấy, không phải bởi vì nỗ lực của ông ấy là bộ phận

và không toàn bộ, không. Ông ấy không phải là loại

người đó: nỗ lực của ông ấy toàn bộ tới mức nó không

thể nào toàn bộ được hơn nữa. Chính bởi vì nỗ lực

toàn bộ của ông ấy mà ông ấy đã đi tới hiểu biết vĩ đại

này, mà ông ấy đã đi tới việc nhận ra vĩ đại này.

Ông ấy đi tới đủ mọi loại thầy giáo và bất kì điều

gì thầy giáo bảo ông ấy làm, ông ấy đều làm nó với

đam mê, mãnh liệt tới mức không thầy nào có khả

năng tìm ra bất kì lỗi nào với ông ấy. Và bất kì nhiệm

vụ nào được trao cho ông ấy, ông ấy bao giờ cũng

hoàn thành nó. Và điều đó đã xảy ra với nhiều thầy tới

mức chung cuộc họ đã nói với ông ấy, "Đây là tất cả

những gì chúng ta biết, và chúng ta không thể nói rằng

anh đã không theo chúng ta. Anh đã theo toàn bộ tới

mức không có vấn đề gì về sự chân thành và việc tìm

kiếm của anh, nhưng hơn thế nữa chúng ta không biết.

Anh sẽ phải đi và tìm thầy nào đó khác - đây là tất cả

những điều chúng ta biết. Chúng ta rất tiếc là chúng ta

không thể giúp được anh thêm nữa. Và nếu bất kì lúc

nào anh có thể tìm thấy cái gì đó hơn điều này, nhớ tới

chúng ta, và nếu chúng ta vẫn còn sống, truyền việc

nhận ra mới của anh cho chúng tôi."

Điều này rất hãn hữu mới xảy ra. Bao giờ cũng dễ

dàng tìm ra lỗi ở đệ tử, và nếu đệ tử phạm lỗi, thế thì

chắc chắn thầy, cái gọi là thầy, thấy thoải mái. Đệ tử

thực là nguy hiểm đối với thầy rởm, bởi vì với đệ tử

thực giả dối của ông ấy sớm hay muộn sẽ bị phơi bầy

ra. Chính bởi vì đệ tử rởm mà thầy rởm mới sống

được. Và có nhiều người tìm kiếm rởm... chỉ vì tò mò

thôi, họ tìm kiếm chỉ vì tò mò; nó không có tính tồn

tại. Rất hãn hữu tìm thấy một đệ tử như Phật, bởi vì

nếu bạn tìm thấy một đệ tử như Phật, sớm hay muộn,

hoặc bạn sẽ được chứng minh là đúng qua biến đổi của

người đó, hoặc bạn sẽ được chứng minh là rởm.

Nhưng bạn không thể trách ông ấy được, bởi vì ông ấy

sẽ đặt toàn bộ năng lượng của ông ấy vào trong nỗ lực

này.

Phật đã thử mọi cách có thể có. Ông ấy đã đi tới tất

cả những thầy giáo nổi tiếng và không nổi tiếng lắm

những người đã sống trong nước này, và từ mọi nơi

ông ấy đều quay về với đôi bàn tay trống rỗng. Cuối

cùng ông ấy đã quyết định, "Có cái gì đó sai trong việc

hỏi người khác, có cái gì đó sai về căn bản trong việc

đi đằng sau người khác, theo người khác. Tốt hơn cả,

đã đến lúc, mình phải chìm sâu vào bên trong bản thân

mình, đến lúc mình phải tìm và kiếm một mình thôi."

Và đó là cách thiền được sinh ra.

Phật đã vứt bỏ mọi nỗ lực hướng ngoại, đã trở nên

hướng nội toàn bộ, toàn thể năng lượng của ông ấy

quay vào trong. Ông ấy bắt đầu điều chỉnh bản thân

mình vào cốt lõi bên trong nhất của mình. Thượng đế

không thể được tìm thấy ở bên ngoài bạn đâu, bởi vì

không có Thượng đế nào đã bao giờ ở bên ngoài bạn

cả. Thượng đế là hương thơm tối thượng của tâm thức

bạn. Khi tâm thức bạn mở ra như hoa sen, hương thơm

được thoát ra này chính là Thượng đế - tốt hơn nên gọi

nó là tính thượng đế.

Thượng đế không phải là danh từ mà là động từ.

Để điều này chìm sâu vào trong tim bạn: rằng Thượng

đế không phải là danh từ mà là động từ. Thực ra, toàn

thể sự tồn tại là động từ. Đổi tất cả danh từ của bạn

thành động từ đi và bạn sẽ ở đường đúng, bởi vì mọi

thứ đều sống và tuôn chảy - làm sao bạn có thể gọi nó

là danh từ được? Danh từ cho một ý niệm cố định.

Danh từ bao giờ cũng chết và động từ bao giờ cũng

sống.

Và Thượng đế là sống. Ngài là sự sống trong bạn,

ngài là sự sống trong tôi, ngài là sự sống trong chim

chóc. Bất kì chỗ nào có sự sống, có Thượng đế;

Thượng đế đồng nghĩa với sự sống.

Tôi tìm vô vọng người xây nhà của tôi qua vô hạn

kiếp sống. Đó đã là hiểu lầm và, không may là, hiểu

lầm này vẫn cứ còn dai dẳng. Thay vì đi tìm cái ta

riêng của mình, mọi người cứ đi tìm Thượng đế. Họ sẽ

không tìm thấy Thượng đế, và trong khi đó họ bỏ lỡ cơ

hội tìm thấy bản thân mình.

Chính từ 'Thượng đế' đã tạo ra rắc rối. Bắt đầu

dùng 'tính thượng đế', 'điều thiêng liêng', 'tình yêu' đi.

Vứt Thượng đế đó đi! Từ 'Thượng đế' có vẻ giống như

tảng đá chết: không tuôn chảy, không chuyển động,

không phát triển. Để Thượng đế của bạn trở thành

dòng sông.

Nhớ tới Siddhartha của Herman Hesse: ông ấy đã

biết những cõi giới sâu nhất của thiền bằng việc sống

bên bờ sông, nhìn dòng sông trong những tâm trạng

khác nhau, trong các mùa khác nhau. Vào mùa hè nó

mảnh mai thế, như một đường kẻ bạc, và vào mùa mưa

nó ngập lụt thế. Và đôi khi nó im lặng thế và nhạc điệu

thế, và đôi khi nó có vẻ giận dữ thế, trong thịnh nộ; đôi

khi nó từ bi thế, và đôi khi nó độc ác thế. Chỉ ngồi trên

bờ sông, dần dần, dần dần ông ấy trở nên nhận biết về

cuộc sống vĩ đại của dòng sông, xúc động của nó, tâm

trạng của nó...

Điều đầu tiên bố tôi dạy tôi - và điều duy nhất ông

ấy đã từng dạy tôi - là tình yêu với dòng sông nhỏ chảy

ngay bên cạnh thị trấn của tôi. Ông ấy đã dạy tôi chỉ

mỗi điều này - bơi trong dòng sông. Đó là mọi điều

ông ấy đã từng dạy tôi, nhưng tôi vô cùng biết ơn ông

ấy bởi vì điều đó đã đem lại biết bao nhiêu thay đổi

trong đời tôi. Đích xác như Siddhartha, tôi đã rơi vào

tình yêu với dòng sông này. Bất kì khi nào tôi nghĩ về

nơi sinh của mình tôi chẳng nhớ gì ngoại trừ dòng

sông này.

Cái ngày bố tôi mất đi tôi chỉ nhớ ngày đầu tiên

ông ấy đã đem tôi tới bờ sông để dạy tôi bơi. Toàn bộ

tuổi thơ tôi đã dành cho chuyện tình thân thiết với

dòng sông. Việc thường ngày của tôi là ở bên sông

trong ít nhất năm tới tám tiếng. Từ ba giờ sáng tôi đã ở

bên sông; bầu trời đầy sao và sao phản chiếu trong

dòng sông. Và nó là dòng sông đẹp; nước của nó ngọt

tới mức mọi người đã đặt tên cho nó là Shakkar -

shakkar nghĩa là đường. Đó là một hiện tượng đẹp.

Tôi đã thấy nó trong bóng tối của ban đêm với các

vì sao, nhảy múa trong quá trình của nó đi ra đại

dương. Tôi đã thấy nó cùng với mặt trời mọc buổi

sớm. Tôi đã thấy nó trong buổi trăng tròn. Tôi đã thấy

nó cùng mặt trời lặn. Tôi đã thấy nó khi ngồi cạnh bờ

sông một mình hay cùng bạn bè, thổi sáo, nhảy múa

trên bờ, thiền trên bờ, chèo thuyền trong nó hay bơi

qua nó. Trong mùa mưa, trong mùa đông, trong mùa

hè...

Tôi có thể hiểu Siddhartha của Herman Hesse và

kinh nghiệm của ông ấy với dòng sông. Điều đó đã

xảy ra đối với tôi: nhiều điều đã xảy ra, bởi vì dần dần,

dần dần, toàn thể sự tồn tại trở thành dòng sông với

tôi. Nó mất đi tính vững chắc; nó trở thành lỏng, chất

lỏng.

Và tôi biết ơn vô cùng với bố tôi. Ông ấy chưa bao

giờ dạy tôi toán học, ngôn ngữ, văn phạm, địa lí, lịch

sử. Ông ấy chưa bao giờ quan tâm tới việc giáo dục

của tôi. Ông ấy có mười con... và tôi đã thấy điều đó

xảy ra nhiều lần: mọi người sẽ hỏi, "Con ông đang học

lớp nào thế?" - và ông ấy sẽ phải hỏi ai đó khác bởi vì

ông ấy không biết. Ông ấy chưa bao giờ bận tâm tới

bất kì việc giáo dục nào khác. Việc giáo dục duy nhất

mà ông ấy cho tôi là giao cảm với dòng sông. Bản thân

ông ấy cũng trong tình yêu sâu sắc với dòng sông này.

Bất kì khi nào bạn đang trong tình yêu với những

thứ tuôn chảy, những thứ chuyển động, bạn có cách

nhìn khác về cuộc sống. Con người hiện đại sống với

những con đường trải nhựa, những toà nhà xi măng và

bê tông. Đây là các danh từ, nhớ lấy, đây không phải là

động từ. Các toà nhà chọc trời không tiếp tục mọc cao

lên; con đường vẫn còn như cũ dù đó là đêm hay ngày,

dù đó là đêm trăng tròn hay đêm tối mù mịt. Chẳng

thành vấn đề đường trải nhựa, chẳng thành vấn đề với

các toà nhà xi măng và bê tông.

Con người đã tạo ra thế giới các danh từ và con

người đã trở nên bị giam cầm trong thế giới riêng của

mình. Con người đã quên mất thế giới của cây cối, thế

giới của dòng sông, thế giới của núi non và các vì sao.

Ở đó chúng không biết tới danh từ nào, chúng đã

không nghe nói tới danh từ; chúng chỉ biết động từ.

Mọi thứ đều là quá trình.

Thượng đế không phải là vật mà là quá trình.

Nhưng từ có thể dẫn bạn đi lạc lối. Từ 'Thượng đế'

này đã đưa hàng triệu người có ý niệm sai lạc. Nó cho

bạn một ý niệm, một ý niệm rất ngây thơ tất nhiên,

nhưng một khi nó lắng đọng trong bạn, bạn mang nó đi

cả đời mình. Bạn có một ý niệm về Thượng đế: một

người nào đó trông rất cổ kính với chòm râu trắng dài,

ngồi trên ngai vàng tít trên trời, cai trị, ra lệnh, chỉ huy

toàn thế giới. Và bất kì ai không nghe lời ông ta đều

phải chịu khổ nhiều - một người bố rất độc đoán. Ông

ấy vẫn chưa tha thứ cho Adam và Eve bởi vì họ đã

không vâng lời ông ấy.

Trong vườn Eden có hai cây: một cây được biết là

cây tri thức và cây kia là cây cuộc sống. Thượng đế đã

nói, "Không được ăn từ hai cây này." Nhưng trẻ con

vẫn cứ là trẻ con - nếu bạn cấm chúng không cho làm

cái gì đó chúng nhất định sẽ làm nó. Rắn không cần

thiết; đó chỉ là một phương kế, một chiến lược cổ điển

của con người, để đổ trách nhiệm lên ai đó khác.

Chính bản thân Eve là người trở nên tò mò.

Họ đã không vâng lời Thượng đế và Thượng đế

trở nên sợ hãi: "Bây giờ chúng nó đã ăn quả của cây tri

thức - chẳng mấy chốc chúng sẽ thấy cây kia và chúng

sẽ ăn quả của cuộc sống, và thế rồi chúng sẽ trở thành

vĩnh viễn như các thần." Và ông ấy trở nên rất ghen tị,

bởi vì một khi họ đã ăn từ cây tri thức, họ sẽ có khả

năng tìm ra cây cuộc sống; điều đó sẽ không lâu.

Chẳng mấy chốc họ sẽ tìm thấy nó. Họ đã trở nên đủ

khôn ngoan, và người khôn ngoan nhất định tìm và

kiếm cái bất tử. Sợ rằng họ sẽ trở nên giống như các

thần, Thượng đế đã tống họ ra khỏi vườn Eden và

đóng cửa lại. Bây giờ có những lưỡi kiếm tuốt trần

ngăn cản con người vào lại thiên đường.

Đây là khái niệm rất trẻ con về Thượng đế, lấy con

người làm trung tâm. Nhưng hàng triệu người vẫn

sống với ý niệm này về Thượng đế. Điều đó là việc

hiểu sai vô cùng. Trẻ con có thể được tha thứ, nhưng

bạn không thể được tha thứ.

Ông già Lindley ngồi xuống cạnh bàn bác sĩ.

"Cụ có chuyện gì vậy?" bác sĩ điều trị hỏi.

"Thế này, thưa bác sĩ, sau lần thứ nhất tôi mệt lắm.

Sau lần thứ hai, tôi chạm vào tất cả. Sau lần thứ ba,

tim tôi bắt đầu đập thình thịch. Sau lần thứ tư, tôi toát

mồ hôi lạnh. Và sau lần điều thứ năm, tôi kiệt sức tới

mức tôi có thể chết!"

"Quái đản!" bác sĩ nói. "Cụ bao nhiêu tuổi rồi?"

"Bẩy mươi sáu."

"Này, vào tuổi bẩy mươi sáu, cụ không nghĩ rằng

cụ phải dừng lại sau lần thứ nhất sao?"

"Nhưng bác sĩ ơi," ông già Lindley kêu lên, "làm

sao tôi có thể dừng sau lần thứ nhất được khi tôi đang

sống ở lần thứ năm?"

Từ có thể có tính rất lừa dối - và từ 'Thượng đế' đã

lừa dối hàng triệu người. Phật là người đầu tiên nhận

ra giả dối này. Do đó tôi nói chúng ta nên phân chia

lịch sử theo Phật, không nên theo Christ - trước Phật,

sau Phật - bởi vì ông ấy đem tới cách nhìn toàn bộ và

mới thế cho nhân loại. Ông ấy đem tới ý niệm mới về

Thượng đế: ý niệm về tính thượng đế. Với Phật, nhân

loại trở nên chín chắn; nó vứt bỏ các khái niệm trẻ con.

**Tôi không tìm được người đó...**

Tất nhiên không có khả năng nào để tìm thấy

người đó rồi. Không ai đã bao giờ tìm thấy Thượng đế;

nhiều người đã tìm thấy tính thượng đế nhưng không

ai đã bao giờ tìm thấy Thượng đế.

**Đi vào kiếp sau khó thế!**

Và Phật nói: Không biết mình là ai, không biết ý

nghĩa của cuộc sống, không biết nghĩa, mục đích và

định mệnh... Đi vào kiếp sau khó thế. Điều đó là khó,

nó khuấy động, nó gây chán, nó là gánh nặng.

Socrates nói: Cuộc sống không được xem xét là

việc sống không xứng đáng. Phật chắc là đồng ý với

ông ấy. Vâng, cuộc sống không được xem xét là việc

sống không xứng đáng, bởi vì cuộc sống không được

xem xét không phải là cuộc sống chút nào. Nó chỉ là

việc mang tải trọng, lê lết đi - bằng cách nào đó kéo lê

tới cái chết của bạn. Chân bạn sẽ không có điệu vũ cho

chúng và tim bạn sẽ không có bài ca trong nó. Bạn sẽ

hoàn toàn không có kết quả, bất lực, vô tích sự. Và bạn

càng thông minh, bạn càng nhạy cảm, bạn càng có thể

thấy rõ ràng vấn đề.

Và Phật là một trong những người nhạy cảm nhất

đã từng bước đi trên đất.

**Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà!

Và không bao giờ ông sẽ xây nhà của tôi.**

Đây là một trong những lời kinh quan trọng nhất.

Suy ngẫm về nó, cân nhắc về nó, bởi vì nó cũng đã

từng bị hiểu lầm rồi.

Khi Phật nói: Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi,

người xây nhà! Nhiều người đã cho rằng ông ấy ngụ ý

ông ấy đã thấy Thượng đế. Đó là hiểu lầm toàn bộ.

Ông ấy không nói về Thượng đế đâu. Khi ông ấy nói:

Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và

không bao giờ ông sẽ xây nhà của tôi... ông ấy không

nói về Thượng đế đâu, ông ấy đang nói về ham muốn

đấy. Từ của ông ấy là tanha; tanha nghĩa là ham muốn

vô ý thức. Ông ấy nói, "Chính bởi vì việc ham muốn

vô ý thức của riêng tôi mà tôi đã tạo ra những kiếp

sống này. Không ai khác chịu trách nhiệm cả." Người

đó nhận toàn thể trách nhiệm lên vai riêng của mình.

Đây là việc bắt đầu của con người tôn giáo thực sự;

bạn không còn đổ trách nhiệm lên người khác nữa - số

phận, Thượng đế, thế này thế nọ.

Theo nghĩa đó, Marx là người chưa chín chắn như

bất kì cái gọi là thánh nhân nào, và Freud cũng vậy -

bởi vì họ tất cả đều đồng ý một điểm. Marx nói: Con

người khổ bởi vì cấu trúc kinh tế của xã hội. Trách

nhiệm được đổ vào cấu trúc kinh tế của xã hội. Hegel

nói: Con người khổ vì lịch sử sai, quá khứ sai. Đây là

đổ trách nhiệm lên thượng đế có tên "Lịch sử." Và với

Hegel, lịch sử gần như là Thượng đế: ông ấy hay viết

Lịch sử với chữ L hoa - với ông ấy lịch sử là nhân tố

tất định nhất. Và với Freud, vô thức chịu trách nhiệm.

Bạn có thể làm được gì nào? Bạn hoàn toàn bất lực.

Tất cả những người này đều nói rằng bạn hoàn

toàn bất lực, bạn không thể làm được gì cả; bạn phải là

cách bạn đang vậy, đây là cách duy nhất bạn có thể là.

Bạn là nạn nhân của những lực vĩ đại, chống lại nó bạn

không thể thắng được.

Phật nói: Ông có thể chiến thắng, nhưng nhận lấy

trách nhiệm lên vai riêng của ông đi. Chính tâm trí

ham muốn riêng của bạn đã tạo ra kiếp sống của bạn.

Bánh xe sinh tử này là sáng tạo của riêng bạn. Khi lần

đầu tiên bạn nhận ra điều này, bạn bị choáng váng, bị

rung chuyển - rung chuyển tới tận gốc. Nhưng dần dần

bạn bắt đầu thấy tự do lớn lao trong nó. Bạn bắt đầu

hân hoan rằng, "Nếu mình chịu trách nhiệm, thế thì có

khả năng cho mình thay đổi toàn thể hình mẫu."

Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và

không bao giờ ông sẽ xây nhà cho tôi. Ông ấy đang

nói, "Bây giờ tôi thấy rằng nó là việc ham muốn, việc

ham muốn thường xuyên - về điều này, về điều nọ, về

tiền, quyền, danh, Thượng đế, thiên đường, niết bàn..."

Nó là việc ham muốn, bao giờ cũng ham muốn, phóng

chiếu bản thân mình vào tương lai, đó là việc tạo ra

bánh xe sinh tử của bạn. Và bạn bị nghiền nát giữa hai

tảng đá này: sinh và tử. Bạn phải tự do khỏi sinh và tử.

Đó là nghĩa của Phật về niết bàn: tự do khỏi sinh

và tử, tự do khỏi ham muốn. Khoảnh khắc bạn tự do

khỏi mọi ham muốn... nhớ lấy, tôi nhắc lại, mọi ham

muốn. Cái gọi là ham muốn tâm linh, tôn giáo cũng

được bao hàm trong nó, không cái gì bị loại trừ. Tất cả

các ham muốn đều phải bị vứt bỏ bởi vì mọi ham

muốn đều đem tới thất vọng, khổ, chán. Nếu bạn thành

công nó đem lại chán; nếu bạn thất bại nó đem lại thất

vọng. Nếu bạn đuổi theo tiền chỉ có hai khả năng thôi:

hoặc là bạn sẽ thất bại hoặc bạn sẽ thành công. Nếu

bạn thành công bạn sẽ bị chán với tiền.

Mọi người giầu đều chán với tiền. Thực ra, đó là

cách người giầu được biết tới có thực là giầu không -

nếu người đó chán với tiền, nếu người đó không biết

phải làm gì với nó. Nếu người đó vẫn khao khát thêm

tiền người đó còn chưa đủ giầu đâu. Nếu bạn thành

công, bạn sẽ chán, bởi vì tiền có đó nhưng không có

hoàn thành với nó. Tất cả những ảo tưởng đó mà bạn

đã mang theo lâu thế - những ảo tưởng đó vì chúng mà

bạn đã chịu khổ nhiều thế, đã tranh giành nhiều thế, đã

mạo hiểm nhiều thế... Cả đời bạn đã trôi qua mòn mỏi

bởi vì những giấc mơ rằng khi bạn có tiền bạn sẽ được

hoàn thành. Nhưng khi bạn có nó bạn bỗng nhiên thấy

ra cái vô nghĩa của nó: tiền có đó nhưng bạn vẫn

nghèo như xưa - thực ra còn nghèo hơn, bởi vì, trong

đối chiếu với tiền, bạn có thể thấy cái nghèo của mình

rõ ràng hơn.

Có một câu chuyện của Leo Tolstoy:

Một thợ may nghèo có thói quen này trong ba

mươi năm cứ mua một vé số hàng tháng, và trong ba

mươi năm điều đó đã trở thành thường lệ. Mỗi tháng

ông ấy sẽ mua một vé số. Ông ấy chưa bao giờ trúng

xổ số, ông ấy thậm chí đã thôi không nghĩ tới việc mua

nữa, nhưng điều đó đã trở thành một nghi lễ cổ: mọi

tháng, vào tuần đầu ông ấy sẽ mua một vé.

Nhưng một hôm chuyện xảy ra: một chiếc Rolls

Royce lớn đột nhiên dừng lại trước nhà người thợ may

nghèo. Một người bước ra với một chiếc túi lớn.

Người thợ may nghèo không thể nào tin nổi vào mắt

mình, bởi vì chưa bao giờ có một chiếc Rolls Royce

nào đã dừng lại trước nhà người đó... và người này

trông có vẻ giầu! Và người này nói, "Hân hoan đi!

Ông đã trúng xổ số - đây là một triệu rúp."

Người này vui mừng khôn xiết. Ông ta khoá cửa

tiệm lại, ném khoá xuống giếng - vì bây giờ ông ta

chẳng bao giờ cần cái tiệm này nữa, ông ta sẽ chẳng

bao giờ mở cái tiệm này ra nữa. Một triệu rúp quá đủ

cho mười kiếp sống!

Nhưng trong vòng một năm một triệu rúp đi tong.

Ông ta đã mua những chiếc xe lớn nhất, nhà đẹp, gái

mãi dâm đắt tiền nhất, thức ăn ngon nhất, quần áo đẹp

nhất. Ông ta sống như sa hoàng, hoàn toàn quên lãng

sự kiện là tiền đang chảy khỏi tay mình. Sau một năm

tất cả đều bị kết thúc. Và không chỉ bị kết thúc, mà

ông ta đã từng là người mạnh khoẻ, trẻ trung, và trong

một năm ông ta đã già đi ít nhất mười tuổi và ông ta đã

trở nên yếu và ốm - với tất cả những gái mãi dâm kia

và rượu và quá nhiều thức ăn phong phú. Ông ta ốm

yếu, già lão, và ông ta phải nhảy xuống giếng để tìm

chiếc khoá!

Mọi người phải kéo ông ta ra - ông ta gần như chết

đuối - nhưng ông ta đã tìm thấy chiếc khoá và ông ta

mở lại cửa tiệm của mình. Cả năm đã giống như một

cơn ác mộng dài. Và ông ta nói, "Thế là đủ rồi! Mình

sẽ không bao giờ hỏi về tiền nữa."

Nhưng lại vẫn từ thói quen cũ ông ta bắt đầu mua

vé số mọi tháng. Và sau một năm cùng chiếc xe đó

dừng lại... ông ta nói, "Trời đất! mình có phải trải qua

mọi điều đó lần nữa không nhỉ?"

Nếu bạn có tiền, bạn sẽ biết nỗi khổ của nó; nếu

bạn không có tiền, bạn biết nỗi khổ của việc không có

nó. Cách nào bạn cũng khổ cả. Ham muốn đem lại đau

khổ - thành công hay không thành công, ham muốn

đem lại đau khổ. Nhưng bạn cứ ham muốn trong hi

vọng rằng nó có thể không là vậy với bạn.

Nhớ lấy, cuộc sống không cho phép ngoại lệ nào:

qui tắc của nó là hợp thức phổ dụng. Bất kì cái gì đúng

cho tôi đều đúng cho bạn, bất kì cái gì đúng cho Phật

đều đúng cho bạn. Chân lí là một! Bạn không thể hối

lộ chân lí được, bạn không thể thuyết phục chân lí

khác đi chút ít cho bạn. Chân lí là trung lập; nó không

là kẻ kính trọng con người. Nó giống như lực hút: nó

chẳng bận tâm liệu bạn giầu hay bạn nghèo, nổi tiếng

hay khét tiếng, được biết hay không được biết. Nếu

bạn cứ đi ngược lại luật hút bạn sẽ bị gẫy xương. Lực

hút sẽ không cân nhắc rằng bạn là tổng thống hay thủ

tướng của đất nước đâu, hay là kẻ ăn xin; nó không

phân biệt. Và cùng điều đó cũng đúng về luật bên

trong.

Phật đã phát hiện ra một trong những luật nền tảng

nhất: rằng ham muốn bao giờ cũng gây thất vọng. Cho

dù bạn thành công trong việc đạt tới mục đích của

mình, bạn sẽ bị thất vọng.

Chính bởi vì điều này mà Mĩ bây giờ là nước thất

vọng nhất trên thế giới. Họ đã thành công: họ đã tạo ra

sung túc, họ đã tạo ra giàu có - về điều nhân loại đã

từng mơ ước hàng thế kỉ - và họ bị thất vọng còn hơn

người Ấn Độ. Và Ấn Độ là nước nghèo, đói, vậy mà

Ấn Độ không thất vọng như nước Mĩ đang vậy. Và lí

do là, khi bạn nghèo và đói bạn có thể hi vọng rằng

ngày mai mọi sự sẽ tốt hơn, nhưng khi bạn giầu và bạn

có tất cả những thứ bạn có thể tưởng tượng được, bạn

không thể hi vọng được. Ngày mai không thể tốt hơn

được - nó đã tốt hơn rồi! Thấy rằng bạn có mọi thứ bạn

cần, cái gì hơn nữa có thể xảy ra ngày mai? Nhiều nhất

bạn sẽ có thêm ít tiền - nhưng nếu số tiền này mà

chẳng thể giúp gì, thêm chút nữa sẽ chẳng giúp gì. Bạn

có hai xe - bạn có thể có bốn xe; bạn có hai nhà - bạn

có thể có bốn nhà: thay đổi sẽ chỉ là về số lượng, và

thay đổi số lượng không là thay đổi thực.

Người nghèo nghĩ, "Sẽ có thay đổi về chất khi

mình giầu." Người đó có thể hi vọng, và qua hi vọng

người đó có thể ham muốn.

Do đó tôi nói đi nói lại rằng trước khi thế giới này

có thể thực sự có tính tôn giáo nó phải trở nên rất giầu

có. Không phải là ngẫu nhiên mà Phật là con vua. Tất

cả hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina đều là

vua, và tất cả các hoá thân của người Hindu - Rama và

Krishna... đều là vua. Điều đó không thể là sự trùng

hợp ngẫu nhiên được. Tại sao chỉ có vua thôi? Sao

người ăn xin và người nghèo không trở thành phật? Lí

do là đơn giản: người nghèo có thể vẫn còn hi vọng,

người giầu không có hi vọng.

Khi hi vọng biến mất, ham muốn được thấy trong

sự trần trụi của nó. Hi vọng cứ che giấu ham muốn

trong vỏ bọc đẹp.

Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và

không bao giờ ông sẽ xây nhà cho tôi. Phật nói... đây

là phát biểu đầu tiên của ông ấy sau chứng ngộ.

Khoảnh khắc ông ấy trở nên chứng ngộ, buổi sáng ông

ấy trở nên chứng ngộ, với ngôi sao cuối cùng biến mất,

đây là lời thốt ra đầu tiên của ông ấy, cực kì phong

phú. Ông ấy nhìn lên trời; mặt trời còn chưa mọc và

ngôi sao cuối cùng vừa biến mất. Ông ấy trống rỗng

như bầu trời bên ngoài. Và đây là tuyên bố đầu tiên

của ông ấy cho sự tồn tại - không cho riêng mình ai.

Ông ấy đơn giản nói, thốt ra - cứ dường như nói cho

bản thân mình hay nghĩ to: Nhưng bây giờ tôi thấy ông

rồi, người xây nhà! Và không bao giờ ông sẽ xây nhà

cho tôi.

Ông ấy nói, "Ta đã thấy bí mật của ham muốn rồi.

Chính ham muốn đã tạo ra các thân thể mới, tâm trí

mới cho ta, cơ chế thân tâm mới cho ta - và ta đã thấy

nó. Bây giờ nó sẽ không thể tạo ra thêm rắc rối nào

cho ta nữa."

Khoảnh khắc bạn thấy ra nguyên nhân của rắc rối

của bạn, rắc rối biến mất - và nguyên nhân nữa. Việc

thấy là biến đổi. Biết là được giải thoát.

**Tôi đã rút rui nhà,

Chẻ thanh ngang ra

Và ham muốn đã bị dập tắt.

Và bây giờ tâm trí tôi tự do.**

Rui nhà là gì và ông ấy ngụ ý gì bởi thanh ngang

nhà? Đây là những biểu dụ của ông ấy. Với rui nhà

ông ấy ngụ ý quá khứ và kí ức. Quá khứ cố gắng để

còn dai dẳng, quá khứ cứ nhớ mãi bản thân nó. Hôm

qua bạn đã giận dữ, hôm kia bạn đã giận dữ, ngày hôm

trước của hôm kia bạn đã giận dữ, và cứ thế cứ thế

mãi. Bây giờ giận dữ đó đang chờ đợi bạn để có cớ

bùng nổ. Quá khứ cứ nhớ mãi bản thân nó. Và nếu bạn

không thể tìm được cớ nào bạn sẽ giận dữ vô cớ. Bạn

sẽ tạo ra cớ, bạn sẽ bịa ra cớ - bạn sẽ phải làm thế, bởi

vì giận dữ mà bạn đã từng trải qua mọi ngày đang chờ

đợi thời gian của nó. Nó cũng giống như thời gian

uống trà, và thân thể bạn bắt đầu đòi hỏi trà. Một chút

ít chất chát là cần thiết... hay chút ít nicotine.

Điều này đang xảy ra cho Krishna Prem! Mới vài

tuần trước Laxmi đã theo anh ta: "Thôi hút thuốc!" anh

ấy hút quá nhiều. Và cuối cùng anh ấy đã thôi hút; với

ý chí lớn lao anh ấy đã tự ép buộc mình và thôi hút

thuốc. Kể từ đó anh ấy đã không sung sức. Anh ấy trở

nên ốm yếu, trong nhiều tuần anh ấy vẫn bị ốm, yếu.

Bây giờ anh ấy hết ốm rồi. Anh ấy phải uống nhiều

thuốc và điều trị. Bây giờ anh ấy đâm ra giận dữ với

bất kì cái cớ nhỏ nhặt nào, hay chẳng cớ nào.

Mới hôm nọ anh ấy hỏi tôi, "Thưa thầy kính yêu,

tôi phải làm gì đây?"

Tôi nói, "Hút đi! Và đừng nghe theo Laxmi nữa!"

Thói quen cũ... bây giờ thân thể cần một lượng

nicotine nào đó; nếu nó không có đó thế thì khó chịu

được tạo ra. Và chẳng có gì không tâm linh trong

nicotine cả, nhớ; nicotine cũng có tính tâm linh bất kì

cái gì khác.

Nếu bạn đã làm cái gì đó trong thời gian lâu bạn

trở nên quen thuộc, và một khi bạn trở nên quen thuộc

với cái gì đó, nó buộc bạn phải làm nó lặp đi lặp lại.

Phật gọi điều đó là "rui mè của ham muốn ": quá khứ

cố gắng duy trì bản thân nó.

Ông ấy nói: Tôi đã rút rui nhà. Tôi đã bị kết thúc

với quá khứ rồi! Tôi đã bị ngắt khỏi quá khứ rồi, tôi

không còn liên tục với quá khứ của mình nữa. Tôi đã

chẻ thanh ngang ra. Với "thanh ngang" ông ấy ngụ ý

tương lai. Ham muốn có hai chiều: nó tới từ quá khứ

và nó đi tới tương lai, nó không bao giờ ở lại trong

hiện tại. Hiện tại trở thành cái chết của ham muốn.

Do đó mọi việc thiền đều không là gì ngoài nỗ lực

đưa bạn về hiện tại. Khi bạn sống trong khoảnh khắc

hiện tại, không có quá khứ treo quanh bạn, không có

phóng chiếu tương lai, bạn được tự do với sống và

chết, bạn được tự do với thân thể và tâm trí. Bạn là tự

do - đơn giản tự do - bạn là sự tự do.

Phật nói: và đây là cách tôi đã dập tắt ham muốn.

Và bây giờ tâm trí tôi tự do.

**Không có cá trong hồ.

Con sếu cẳng dài đứng trong nước.**

Một biểu dụ hay, rất hình ảnh: Con sếu cẳng dài

đứng trong nước. Chúng đứng rất tĩnh lặng, rất im

lặng, bất động, bởi vì nếu chúng chuyển động, gợn

sóng được tạo ra trong nước và những gợn sóng đó

làm cho cá sợ. Con sếu đứng tuyệt đối im lặng, như

các nhà yoga, bất động, cứ dường như chúng không có

đó. Nếu không có gợn sóng trong nước, cá có thể tới

gần sếu và chúng nó thể bắt cá.

Phật nói: Bây giờ cách mạng đã xảy ra... Không có

cá trong hồ. Với "cá" ông ấy ngụ ý ham muốn: Tâm

thức ta tự do khỏi ham muốn.

Con sếu cẳng dài đứng trong nước. Nhưng bởi vì

ta đang sống - ta sẽ không quay lại thân thể nữa, nhưng

thân thể này có đà riêng của nó, tâm trí này có đà riêng

của nó - nó sẽ phải kết thúc đà của nó. Cho nên thân

thể có đó, tâm trí có đó, giống như con sếu chân dài

đứng trong nước, mặc dù không có cá thêm nữa.

Phật đang nói: Ta ở đây trong thế giới này, nhưng

không có ham muốn, cho nên thế giới không ở trong

ta. Ta sẽ không quay lại lần nữa bởi vì không có lí do

để quay lại: không có ham muốn để hoàn thành. Mọi

ham muốn đều được biết là vô tích sự.

Thế giới không là gì ngoài cơ hội để hoàn thành

những ham muốn chưa được hoàn thành của bạn. Bạn

được đưa đi đưa lại vào thế giới này bởi luật phổ quát -

aes dhammo sanantano. Đây là luật phổ quát. Phật nói

đi nói lại rằng nếu bạn ham muốn bạn sẽ bị ném trở lại

vào trong thế giới này. Bất kì cái gì bạn ham muốn bạn

sẽ trở thành nó; cái bạn trở thành tuỳ thuộc vào ham

muốn của bạn. Nếu ham muốn của bạn tới mức chúng

có thể được hoàn thành chỉ trong kiếp sống của con

chó, thế thì bạn sẽ trở thành con chó. Nếu ham muốn

của bạn tới mức chúng có thể được hoàn thành chỉ

trong kiếp sống của con voi, bạn sẽ trở thành con voi.

Điều đó tuỳ thuộc vào ham muốn của bạn: ham muốn

của bạn tạo ra khuôn mẫu cho cơ chế thân tâm của

bạn. Chính việc ham muốn của chúng ta đã tạo ra

chúng ta. Nếu bạn là đàn ông, đó là ham muốn của

bạn; nếu bạn là đàn bà, đó là ham muốn của bạn. Bạn

có thể đã quên mất về điều đó...

Tôi đã từng thực nghiệm theo nhiều, nhiều cách.

Tôi đã nhìn vào các kiếp sống quá khứ của nhiều

người, và lúc ban đầu tôi ngạc nhiên lắm. Điều ngạc

nhiên nhất là thế này - rằng nếu ai đó là đàn ông trong

kiếp sống này, người đó đã là đàn bà trong kiếp quá

khứ của mình, và ngược lại: nếu ai đó là đàn bà trong

kiếp này cô ấy đã là đàn ông trong kiếp trước. Tôi đâm

ra phân vân - sao thế nhỉ? Thế rồi dần dần, dần dần sự

việc trở nên rõ ràng với tôi là đàn ông nghĩ rằng đàn bà

tận hưởng nhiều hơn đàn ông, và còn nhiều hơn nữa

bây giờ, theo nghiên cứu của các Thầy và Johnson -

bởi vì đàn bà có nhiều cực thích! Đàn ông có mỗi một

cực thích và thế rồi anh ta bị kết thúc trong ít nhất hai

mươi bốn giờ, còn đàn bà có thể có nhiều cực thích -

nhiều cực thích trong vài giây.

Bây giờ nhiều đàn ông phải cảm thấy rất thất vọng

về việc là đàn ông; họ có thể không nói ra trực tiếp thế,

bởi vì bản ngã đàn ông của họ. Nhưng điều đó vẫn

đang xảy ra. Trong hai mươi nhăm năm nữa điều này

sẽ xảy ra ngày một nhiều hơn, là nhiều đàn ông sẽ

quyết định trở thành đàn bà - bây giờ điều này có thể

được thực hiện một cách khoa học nữa - và nhiều đàn

bà sẽ quyết định trở thành đàn ông. Thực ra, họ đang

cố gắng theo đủ mọi cách có thể được: họ cư xử như

đàn ông, họ muốn làm mọi thứ theo cách đàn ông đang

làm nó; họ muốn cạnh tranh với anh ta trong chính trị,

ở bãi chợ - ở mọi nơi. Họ muốn mọi cơ hội, bởi vì đàn

ông đang được tận hưởng nhiều thế. Và đàn ông nghĩ

đàn bà đang tận hưởng nhiều thế: "Mình phải tranh

đấu với toàn thế giới và đàn bà đơn giản nghỉ ở nhà!"

Điều này đã từng xảy ra trong quá khứ nữa, nhưng

không theo cách khoa học - một cách tự nhiên. Mọi

người đều nghĩ người khác đang tận hưởng. Và ý niệm

này về đa cực thích! Và cũng ý niệm này đã tới với

đàn bà rằng đàn bà có hai kiểu cực thích và đàn ông

chỉ có một kiểu cực thích. Đàn bà có thể có cực thích

trong âm đạo và cực thích âm vật. Đàn ông đáng

thương thế! Và cực thích của đàn bà có tính toàn bộ

hơn - toàn thể thân thể cô ấy đều trở nên tham gia vào

trong nó - cực thích của đàn ông có tính cục bộ. Đàn

ông đáng thương!

Một nữ sinh xinh đẹp đã nhận nhiều cú điện thoại

tục tĩu từ cùng một đàn ông trong nhiều tháng. Cô ấy

bắt đầu thích thú điều đó. Một đêm cô ấy cầm máy

điện thoại lên và đó lại là anh ta.

"Anh đang định tới đó, ném em lên giường, lột hết

quần áo em ra, dạng chân em ra. Và ấn cái gì đó vào

em mà em sẽ không bao giờ quên!"

"Tới làm đi!" cô gái nói.

"Cái gì?" một giọng nói ngạc nhiên trả lời.

"Em nói nghiêm chỉnh đấy. Anh tuỳ thuộc vào

em!"

Hai mươi phút sau kẻ say mê gọi điện thoại đã ở

trong căn hộ của cô ta. Trong năm phút họ đã cởi hết

quần áo và trong mười giây anh chàng này đã bị kết

thúc hết. Thêm sỉ nhục vào sự tổn thương, anh ta quay

sang bên và ngủ thiếp đi trên cô gái thất vọng đáng

thương này.

Một giờ sau anh ta thức dậy, mặc quần áo và đi

hướng ra cửa.

"Em sẽ nói một điều này cho anh," cô nữ sinh cắn

cảu, "anh gọi điện thoại ghê gớm lắm cơ mà!"

Đàn ông bắt đầu cảm thấy rằng đàn bà tận hưởng

nhiều hơn, và đàn bà cảm thấy cùng điều đó. Nó bao

giờ cũng là như vậy. Ngay cả vua cũng nghĩ rằng kẻ ăn

xin hạnh phúc hơn: không lo nghĩ, không lo âu; họ có

thể ngủ ngon lành thế, say thế. Và rất khó để cho vua

ngủ được. Kẻ ăn xin không có thức ăn, nhưng họ có

ngon miệng; và vua có thức ăn nhưng không có ngon

miệng. Kẻ ăn xin nghĩ rằng vua đang tận hưởng các

cung điện đẹp thế, thức ăn ngon thế, biết bao nhiêu đàn

bà đẹp, và mọi thứ mà người ta có thể ham muốn.

Nhưng họ không biết rằng vua không thể tận hưởng

được thức ăn - sự ngon miệng của vua đã biến mất từ

lâu trước khi thức ăn xuất hiện. Vâng, họ có cung điện

đá cẩm thạch đấy, nhưng họ không thể ngủ được. Cuộc

sống của họ là cơn ác mộng, lo sợ, khổ, lo âu thường

xuyên. Vua nghĩ rằng kẻ ăn xin ở tình thế tốt hơn

nhiều: chẳng phải lo nghĩ gì. Không ai có thể ắn cắp

được cái gì từ họ, không ai có thể tấn công họ. Họ

không cần lính gác, họ không cần bất kì sự bảo vệ nào;

họ có thể ngủ trên đường.

Mọi người đều ghen tị với mọi người khác, và đó

là cách sự việc cứ thay đổi. Nếu bạn là đàn ông, bạn

phải đã là đàn bà trong kiếp sống quá khứ của mình;

nếu bạn là đàn bà, bạn phải đã là đàn ông. Bạn bắt đầu

ham muốn là người kia và thế rồi ham muốn này đã

mang tới một cơ chế mới cho bạn.

Phật nói chính ham muốn, chứ không phải Thượng

đế, là cái phải được nhìn vào, cái phải được xem xét,

cái phải được quan sát.

**Thật buồn cho người khi còn trẻ

sống phóng túng và hoang phí của cải của mình**

Và Phật nói: thận trọng! Thời gian trôi qua nhanh

lắm, cuộc sống đang tuột khỏi ngón tay ông; chẳng

mấy chốc nó sẽ mất đi. Trước khi nó mất đi, làm cái gì

đó để gạt bỏ ham muốn.

Thật buồn cho người khi còn trẻ sống phóng túng

và hoang phí của cải của mình... Của cải là gì đối với

Phật? - là cơ hội này, cơ hội lớn lao này để nhận biết

về ham muốn và cái vô tích sự của nó, cơ hội lớn lao

này để gạt bỏ ham muốn. Đây là của cải lớn lao đấy!

Và thật buồn là người đã chi dùng tuổi thanh niên của

mình một cách lỏng lẻo, vô ý thức và hoang phí của

cải của mình. Nói gì về người già? Ngay trong tuổi già

mọi người vẫn lặp lại cùng trò chơi ngu xuẩn.

Ông già chín mươi tuổi Parker đi tới nhà thổ và

trình diễn tuyệt vời trên giường tới mức gái mãi dâm

nói, "Ông già ơi, nếu ông có thể làm việc đó lần nữa,

thì đó là chiêu đãi cho ông đấy!"

"Được rồi," Parker nói, "nhưng nếu em không bận

tâm, anh muốn có giấc ngủ mười lăm phút."

"Được ạ."

"Và khi anh ngủ anh muốn em cầm lục lạc của

anh!"

Cô ấy đồng ý. Khi ông ta thức dậy, Parker cho một

trình diễn ngoạn mục khác. Thế là cô gái đó nói, "Này,

nếu anh có thể làm nó, em sẽ cho anh một lần nữa

không mất tiền!"

Ông ta đồng ý. "Được rồi, nhưng anh phải lấy giấc

ngủ mười lăm phút nữa và trong khi anh ngủ, em phải

nâng đầu anh!"

Parker thức dậy sau đó và lần nữa trình diễn như

một thanh niên. "Này, Bố già," gái mãi dâm nói, "em

có thể hiểu được tại sao anh muốn ngủ mười lăm phút,

nhưng tại sao anh lại muốn em giữ lục lạc của anh?"

"Thế này," ông già nói, "chỗ trước mà anh tới, ai

đó đã đánh cắp ví của anh!"

Một ông già chín mươi tuổi... nhưng vẫn cùng cái

ngu xuẩn đó! Thanh niên có thể được tha thứ - mặc

dầu Phật không sẵn sàng tha thứ cho họ - nhưng họ có

thể được tha thứ; họ không có mấy kinh nghiệm về

cuộc sống. Nhưng ngay cả người già, ngay cả trên

giường chết của họ, vào khoảnh khắc chết, họ vẫn nghĩ

về những thứ ngu xuẩn và những ham muốn. Ai đó

nghĩ về tiền, ai đó nghĩ về dục, ai đó nghĩ về việc trở

nên nổi tiếng - ngay cả trên giường chết của họ! Họ

hoàn toàn không nhận biết rằng họ đã lãng phí của cải.

Thật buồn cho người khi còn trẻ sống phóng túng

và hoang phí của cải của mình... Và gần như mọi

người trên thế giới ngày nay đều sống một cách phóng

túng. Với "sống phóng túng" Phật ngụ ý rằng sống vô

ý thức, chúng ta cứ làm phí hoài các cơ hội mà có thể

trở thành những khoảnh khắc lớn của hiểu biết. Tôi

không nói trốn chạy khỏi thế giới; tôi không nói trốn

chạy khỏi bất kì đâu - nhưng chắc chắn bạn phải ở đó

với nhiều nhận biết hơn.

Khi con gà trống mới mua bị chết chỉ sau ba tuần

làm việc, anh nông dân Foster quyết định rằng con

thay thế nó phải sống lâu hơn nhiều. Thế là trước khi

để con gà trống mới vào việc, Foster cho nó uống

thuốc liều cao với vitamins và thuốc kích thích. Ngay

khi con gà được thả ra, nó nhảy xổ vào toán gà mái và

phục vụ lần lượt từng con một. Thế rồi nó bay vào

toán bên cạnh và tiến hành làm cùng việc đó cho lũ

ngỗng.

Anh nông dân Foster trở về nhà, lắc đầu và lẩm

bẩm, "Nó sẽ chẳng thể nào sống hết ngày mất."

Đến lúc mặt trời lặn, Foster đi qua sân, và con gà

trống nằm đó, chân chổng lên trời, nằm thẳng trên

lưng, với hai con chim ó đói đang bay lượn vòng tròn

chậm rãi phía trên.

"Đồ chết tiệt!" Foster lầm bầm. "Bây giờ mình

phải mua cho mình con gà trống mới rồi!"

Con gà trống mở một mắt ra, nháy mắt, và trỏ vào

lũ ó gần đó, nói, "Suỵt!"

Tỉnh táo chút ít hơn con gà trống đó đi!

Con người là con người chỉ khi người đó trở nên

nhận biết về điều mình làm. Bằng không vài người là

con gà trống và vài người là con bò đực và vài người

là con ngựa - trong hình hài con người. Vài người điên

vì tiền, vài người điên vì dục, vài người đói quyền lực.

Đây là tất cả những người ốm yếu và họ đã khổ trong

nhiều kiếp sống, nhưng điều đó đã trở thành hình mẫu

lắng đọng với họ tới mức họ cứ đi trong vòng tròn.

**Thật buồn cung đã gãy,

Và người đó thở dài buồn bã

Sau khi tất cả đã nảy sinh và đã mất đi.**

Ngày đó không xa xôi gì mấy khi bạn sẽ thấy rằng

bạn chỉ là chiếc cung gãy. Ngày đó không xa xôi gì

mấy khi bạn sẽ thở hơi thở cuối cùng, và thế rồi bạn sẽ

thở dài và khóc lóc và than vãn bên trong bản thân

mình, bởi vì bạn sẽ biết rằng bất kì điều gì bạn đã từng

làm tất cả đều chỉ là mơ, viết lên nước. Bạn đã sống

với những cái bóng; bạn đã không thu được bản chất gì

trong cuộc sống. Bạn đã phí hoài cơ hội lớn mà trong

đó bạn có thể đã trở thành vị phật.

Chừng nào bạn còn chưa trở thành vị Phật hay một

Krishna hay một Christ, nhớ rằng bạn đang làm phí

hoài kho báu lớn lao được sự tồn tại ban tặng cho bạn.

Bạn đã không kiếm được nó, bạn không xứng đáng với

nó. Nó là món quà thuần khiết, món quà của tình yêu.

Xin đừng làm phí hoài nó...

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#4Buổi sáng tan vỡ

 Câu hỏi thứ nhất:

Thưa thầy kính yêu,

Khi tôi chết, tôi có thực sự chết không? Tôi muốn

thực sự được thuyết phục rằng cái chết là giấc ngủ

vĩnh hằng.

Ram Jethmalani này, chết là ảo tưởng lớn nhất. Nó

chưa bao giờ xảy ra cả, nó không thể xảy ra được theo

chính bản chất của mọi sự. Vâng, có cái gì đó tạo ra ảo

tưởng: chết là cắt rời giữa thân thể và linh hồn nhưng

chỉ là cắt rời; thân thể không chết mà linh hồn cũng

không chết. Thân thể không thể chết được bởi vì nó đã

chết rồi; nó thuộc vào thế giới vật chất. Làm sao một

vật chết có thể chết được? Và linh hồn không thể chết

được bởi vì nó thuộc vào thế giới của vĩnh hằng,

Thượng đế - nó là bản thân cuộc sống. Làm sao cuộc

sống có thể chết được?

Cả hai cùng có trong chúng ta. Việc nối ghép này

trở nên bị cắt rời; linh hồn trở nên bị ngắt ra khỏi thân

thể - đó là mọi điều chết là gì, điều chúng ta gọi là

chết. Thân thể quay trở về với vật chất, với đất; và linh

hồn, nếu nó vẫn có ham muốn, khao khát, bắt đầu tìm

kiếm bụng mẹ khác, cơ hội khác để hoàn thành chúng.

Hay nếu linh hồn được kết thúc với mọi ham muốn,

với mọi khao khát, thế thì không còn khả năng nào cho

nó quay lại trong dạng thân thể nữa - thế thì nó đi vào

trong tâm thức vĩnh hằng.

Đi vào trong tâm thức vĩnh hằng là hiện tượng rất

ngược đời: người ta không có vậy mà người ta có. Giọt

sương tuột vào trong đại dương là không còn nữa, theo

một nghĩa nào đó - như một giọt sương nó không còn

nữa; biên giới làm cho nó thành giọt sương đã biến

mất. Nhưng theo nghĩa khác nó là nhiều hơn là nó đã

từng là: nó đã trở thành chính đại dương, biên giới của

nó đã mở rộng thành vô hạn, biên giới của nó đã bùng

nổ thành vô biên.

Một người như Phật trở thành tâm thức phổ quát,

vậy mà - và đây là ngược đời - tính cá nhân của ông ấy

không bị mất đi, tâm thức của ông ấy không bị mất đi.

Cho nên, Ram này, tôi không thể nói rằng chết là

giấc ngủ vĩnh hằng được - ngược lại, nó là việc thức

tỉnh vĩnh hằng. Các nhà thơ đã từng nói với bạn hàng

thế kỉ: Chết là giấc ngủ vĩnh hằng - đừng sợ. Bản thân

họ không biết, họ đơn giản cho bạn an ủi thôi. Nhưng

cái gì có thể là khác biệt giữa chết thực và ngủ vĩnh

hằng? Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Nếu giấc

ngủ là vĩnh hằng nó là chết. Nếu nó không bao giờ bị

phá vỡ thì khác biệt ở đâu? Cái xác và người ngủ vĩnh

hằng đích xác là một. Nếu giấc ngủ sẽ là mãi mãi và

mãi mai, nó là chết.

Người nguyên thuỷ ở gần với chân lí này hơn

nhiều: họ nói rằng giấc ngủ là cái chết nhỏ. Họ đúng

đấy, bởi vì trong vài giờ bạn trở nên hoàn toàn quên

lãng thế giới, người khác, bản thân bạn, thân thể bạn.

Bạn trở nên hoàn toàn bị ngắt ra trong vài giờ, thế rồi

bạn được nối lại. Nó là cái chết nhỏ. Giấc ngủ là cái

chết nhỏ nhưng điều ngược lại không đúng: chết

không phải là giấc ngủ vĩnh hằng; nếu nó là vậy thì

khác biệt sẽ là gì, Ram?

Nếu bạn đơn giản muốn an ủi bản thân mình rằng,

"Mình sẽ là việc ngủ vĩnh hằng trong cái chết," điều đó

là chuyện khác. Nhưng chân lí không an ủi bạn; chân lí

là như nó vậy. Chân lí là ở chỗ cái chết có hai khả

năng. Nếu bạn chết đi với khao khát, ham muốn, thế

thì nó đem bạn quay lại trong thân thể khác, bởi vì

không có thân thể bạn không thể làm nỗ lực nào để

hoàn thành ham muốn của mình. Không có thân thể

bạn không thể ăn thức ăn, bạn không thể làm tình;

không có thân thể bạn không thể trở thành thủ tướng

đất nước được - không có thân thể không thể làm gì

được. Thân thể là phương tiện để làm mọi thứ; thu

nhận, đi lại, đạt tới, đi tới. Không có thân thể bạn đơn

giản hiện hữu; nó là trạng thái hiện hữu. Có thân thể

bạn bao giờ cũng trở thành: trở thành cái này, trở thành

cái nọ, giầu hơn, nổi tiếng hơn, thành công hơn.

Không có thân thể mọi việc trở thành đều dừng lại.

Trở thành là cái tên khác cho ham muốn, cho nên nếu

một người chết đi với ham muốn sâu, sâu sắc để trở

thành cái gì đó, người đó sẽ được sinh ra lần nữa trong

thân thể khác. Đó là một phương án.

Phương án thứ hai là: nếu bạn đã hiểu ra cái vô

tích sự của ham muốn, cái ngu xuẩn hoàn toàn của

ham muốn, nếu bạn đã thấy điều đó thấu suốt - rằng

không ham muốn nào đã bao giờ có thể được hoàn

thành, rằng nó hứa hẹn và nó hứa hẹn nhiều đấy nhưng

nó không bao giờ chuyển giao hàng hoá, rằng mọi ham

muốn đều lừa dối, rằng chính vì không thông minh của

chúng ta mà chúng ta cứ thành nạn nhân của ham

muốn; nếu bạn đã thấy điều đó thấu suốt và bạn chết đi

mà không phóng chiếu nào trong tâm trí, không hạt

mầm nào của ham muốn, thế thì mọi hạt mầm đều bị

thiêu cháy. Chính bởi vì điều này mà Patanjali đã gọi

trạng thái tối thượng của samadhi là nirbeej samadhi,

samadhi vô chủng tử - nếu bạn có thể chết đi cùng với

mọi hạt mầm đã bị thiêu cháy, sẽ không có việc nảy

mầm thêm nữa, sẽ không có việc sinh khác.

Thế thì bạn đi đâu? Bạn không rơi vào giấc ngủ.

Thực ra để đạt tới trạng thái samadhi vô chủng tử

người ta phải tuyệt đối thức tỉnh, người ta phải là vị

phật, bởi vì hạt mầm của ham muốn bị thiêu cháy chỉ

trong ngọn lửa của thức tỉnh. Cho nên nếu bạn chết đi

mà không có ham muốn nào, bạn chết đi trong nhận

biết toàn bộ, bạn thấy cái chết xảy ra. Và lại nhớ, với

"chết" tôi ngụ ý bạn thấy sự cắt đứt xảy ra - dần dần,

từ từ linh hồn trở nên tách rời khỏi thân thể. Dần dần,

dần dần nó trở nên bị bật rễ khỏi thân thể, nó trở nên tự

do hơn khỏi nhà tù. Và một khoảnh khắc tới khi bạn tự

do toàn bộ khỏi nhà tù, ở bên ngoài nhà giam có tên là

cơ chế thân tâm.

Thế thì bạn vẫn còn thức tỉnh vĩnh hằng. Thế thì

bạn vẫn còn trong vũ trụ, khuếch tán trong đại dương

cuộc sống, nhưng thức tỉnh vĩnh hằng. Nó không phải

là trạng thái ngủ.

Bạn hỏi tôi, "Khi tôi chết, tôi có thực chết không?"

Ram Jethmalani, bạn thực sẽ không thể chết, nhưng

Ram Jethmalani sẽ chết, bởi vì Ram Jethmalani không

là gì ngoài cái tên của tổ hợp linh hồn và thân thể; nó

là cái tên của sự đồng nhất. Chúng ta cảm thấy bị đồng

nhất với thân thể mình; chúng ta nghĩ chúng ta là thân

thể mình, tâm trí mình. Nhớ lấy, tâm trí chỉ là một

phần của thân thể, phần tinh tế, phần vô hình. Nếu

chúng ta bị đồng nhất với cơ cấu thân tâm, thế thì chắc

chắn sự đồng nhất này sẽ chết.

Ram Jethmalani nhất định chết, nhưng có cái gì đó

trong Ram Jethmalani sẽ không chết đâu. Bạn phải trở

nên nhận biết về nó. Và cách duy nhất để trở nên nhận

biết về nó là có tính thiền nhiều hơn, là nhân chứng

nhiều hơn. Bắt đầu quan sát thân thể bạn, bắt đầu quan

sát tâm trí bạn; đừng bị dính líu vào, vẫn còn tách rời,

xa cách, bình thản. Cứ như một người ngồi trên bờ

sông và quan sát dòng sông chảy qua. Bạn không nói,

"Tôi là dòng sông." Nó là vậy với thân thể, quan sát

nó. Trở nên càng ngày càng là nhân chứng hơn. Và khi

việc chứng kiến phát triển và trở nên được tích hợp,

bạn sẽ có khả năng thấy Ram Jethmalani biến mất

thậm chí ngay trước khi chết.

Trong thiền bản ngã chết, bản ngã biến mất. Một

khi bản ngã đã biến mất, một khi bạn đã thấy bản thân

mình như một thực thể vô ngã, thế thì không có chết

cho bạn.

Chúng ta có thể nói điều đó theo cách khác: chính

bản ngã tạo ra ảo tưởng về chết. Và bản thân bản ngã

là giả, do đó chết nữa cũng là giả. Chúng ta níu bám

lấy cái giả, đó là lí do tại sao chúng ta phải khổ từ chết.

Tính chất sannyas nghĩa là trở nên không bị đồng

nhất với cơ chế thân tâm - trở thành nhân chứng, người

thấy, người quan sát trên núi. Và khi bạn trở thành

người thấy, người quan sát, núi càng ngày càng vươn

lên cao hơn, và thung lũng tăm tối, tối đen bị bỏ lại

đằng sau. Bạn cứ nhìn thung lũng trong lúc này; thế

rồi, dần dần, nó trở thành xa tới mức bạn không thể

thấy nó được, bạn không thể nghe thấy tiếng động nào

từ thung lũng, và một khoảnh khắc tới tại đỉnh tối

thượng của núi khi thung lũng không còn tồn tại cho

bạn. Thế thì dù vẫn sống, theo một nghĩa nào đó bạn

đã chết. Ashtavakra, một trong những nhà tiên tri vĩ

đại nhất của đất nước này, nói: sannyasin là người đã

chết thậm chí cả khi người đó còn sống. Nhưng người

chết trong khi vẫn còn sống sẽ sống khi người đó chết.

Bạn cũng hỏi tôi, "Tôi muốn thực sự được thuyết

phục rằng chết là giấc ngủ vĩnh hằng."

Ram này, thuyết phục chẳng giúp gì được mấy

đâu, bởi vì thuyết phục nghĩa là ai đó khác làm im lặng

hoài nghi của bạn, đè nén hoài nghi của bạn, ai đó

khác trở thành người có thẩm quyền với bạn. Có thể về

mặt logic người đó giỏi biện luận hơn, có thể người đó

có tâm trí hợp lí hoá lớn lao và người đó có thể thuyết

phục bạn rằng không có cái chết, và bạn có thể bị làm

cho im lặng và hoài nghi của bạn có thể bị làm cho im

lặng. Nhưng ngay cả hoài nghi đã bị làm im lặng sẽ

quay lại, sớm hay muộn, bởi vì chúng đã không biến

mất - chúng mới chỉ bị kìm nén bởi các luận cứ logic.

Thuyết phục không ích gì nhiều; hoài nghi dai

dẳng như dòng nước ngầm. Người này là người Ki tô

giáo được thuyết phục, người khác là người Hindu

được thuyết phục. Và tôi đã thấy tất cả các loại người -

họ tất cả đều đầy hoài nghi, tất cả họ - người Ki tô

giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo. Thực ra

một người càng đầy hoài nghi hơn, người đó càng

ương ngạnh hơn, người đó càng cố gắng tin hơn, bởi vì

những hoài nghi đó là đau đớn. Người đó nói, "Tôi tin

tưởng mạnh mẽ vào Gita, vào Koran, vào Kinh Thánh.

Tôi là người Cơ đốc giáo đáng tin cậy."

Sao bạn cần là người Cơ đốc giáo đáng tin cậy? Để

làm gì? Bạn phải đang chịu đựng hoài nghi lớn lao rồi.

Nếu bạn không có hoài nghi nào bạn cũng không có

tin tưởng nào. Hoài nghi là bệnh tật và tin tưởng là

thuốc, nhưng mọi tin tưởng đều là thuốc đối chứng -

chúng kìm nén, chúng tất cả đều là chất độc. Mọi tin

tưởng đều độc hại. Vâng, trong lúc này họ có thể cho

bạn cảm giác rằng bây giờ không có vấn đề gì, nhưng

chẳng mấy chốc hoài nghi sẽ khẳng định chúng; chúng

sẽ đợi cho tới đúng thời điểm. Chúng sẽ bùng nổ với

sự khẩn thiết lớn lao vào một ngày nào đó. Chúng sẽ

bùng phát như núi lửa; chúng sẽ báo thù. Bởi vì bạn đã

kìm nén chúng nên chúng đã thu thập quá nhiều năng

lượng. Một ngày nào đó, vào khoảnh khắc yếu đuối

nào đó, khi bạn mất cảnh giác, chúng sẽ báo thù. Cái

gọi là thánh nhân của bạn tất cả đều đang chịu đựng

hoài nghi lớn.

Không, tôi không thể cho bạn bất kì thuyết phục

nào; tôi không tin vào thuyết phục, tin tưởng. Nhưng,

Ram này, tôi có thể mời bạn tới cùng tôi, tôi có thể

giúp bạn thấy. Sao lại được thuyết phục? Không cần

đâu.

Tôi đã thấy và tôi có thể giúp bạn thấy, và chỉ việc

thấy riêng của bạn mới có giá trị nào đó. Tôi đã nhận

ra: tôi có thể giúp bạn nhận ra. Tôi đã đi qua con

đường này: tôi có thể cầm tay bạn trong tay tôi, tôi có

thể đưa bạn, dần dần, tới đỉnh cao nhất của kinh

nghiệm thiền. Kinh nghiệm riêng của bạn sẽ là biến

đổi thực; thế thì hoài nghi không bao giờ có thể quay

lại được nữa. Và khi bạn đã biết rồi, bạn sẽ ngạc nhiên

rằng tất cả các nhà thơ đã từng bảo bạn rằng cái chết là

giấc ngủ, giấc ngủ say, giấc ngủ vĩnh hằng, đều đã nói

dối bạn - lời dối trá an ủi, lời dối trá đẹp đẽ, lời dối trá

giúp đỡ, nhưng dối trá vẫn cứ là dối trá thôi, và giúp

đỡ chỉ có thể là tạm thời.

Cũng giống như khi bạn quá lo nghĩ, quá căng

thẳng và bạn uống rượu. Vâng, trong vài giờ bạn sẽ

quên tất cả lo nghĩ của mình và tất cả căng thẳng của

mình, nhưng rượu không thể lấy đi lo nghĩ của bạn mãi

mãi được; nó không thể giải quyết được chúng. Và

trong khi bạn chìm trong rượu những lo nghĩ đó lớn

lên, trở nên mạnh hơn; bạn đang cho chúng thời gian

phát triển. Và khi bạn trở lại vào sáng hôm sau với

váng vất và đau đầu được cộng vào với lo nghĩ, bạn sẽ

ngạc nhiên; chúng còn lớn hơn khi bạn đã rời bỏ

chúng.

Thế rồi điều đó trở thành hình mẫu của cuộc sống:

cứ trở nên say mèn để cho bạn có thể quên đi quên lại -

nhưng bạn cứ phải đối diện với cuộc sống của mình

lặp đi lặp lại. Đây không phải là cách sống thông

minh.

Tôi chống lại mọi thứ gây say, chống lại mọi ma

tuý. Chúng không ích gì; chúng chỉ giúp cho bạn trì

hoãn vấn đề. Tôi muốn thực sự giải quyết các vấn đề

của bạn. Tôi đã giải quyết được vấn đề của tôi rồi, và

các vấn đề là như nhau, ít hay nhiều. Tôi có thể đem

bạn tới gần tôi hơn để cho bạn có thể cảm thấy trái tim

tôi và bạn có thể thấy qua mắt tôi và bạn có thể cảm

thấy điều đã xảy ra. Và việc cảm đó, việc nếm trải đó,

sẽ trở thành lực từ kéo lên bạn.

Điều đó không phải là thuyết phục, điều đó không

phải là tin tưởng - điều đó tạo ra tin cậy. Và một khi

tin cậy được tạo ra cuộc hành trình đã bắt đầu. Tôi

biết, Ram này, bạn cần giúp đỡ lớn lao. Tôi đã nhìn

vào trong mắt bạn - chỉ một lần bạn ở đây và chỉ một

lần tôi đã nhìn vào mắt bạn - chúng trông rất buồn.

Bạn phải đang mang nỗi phiền não lớn bên trong bản

thân bạn.

Bên ngoài bạn là con người thành công, luật sư

bào chữa tội phạm hàng đầu ở nước này. Bên ngoài

bạn thành công theo mọi cách - là nghị sĩ, chủ tịch hội

luật sư Ấn Độ - nhưng sâu bên dưới tôi đã thấy, chỉ

một thoáng nhìn qua thôi, rằng bạn đang ngồi trên núi

lửa. Tôi đã thấy phiền não lớn lao trong mắt bạn,

những giọt nước mắt lớn đang đợi chảy ra từ mắt bạn.

Bạn không phúc lạc theo bất kì cách nào.

Tôi có thể làm cho bạn phúc lạc được - sao phải

hỏi về thuyết phục? - tôi có thể cho bạn kinh nghiệm

thực. Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây không phải là để

cho mọi người tin tưởng mà là kinh nghiệm, không

giúp họ một cách hời hợt mà thực sự biến đổi họ. Tôi

tuyệt đối sẵn có cho bạn. Và bạn không thể thoát được

tôi lâu đâu.

Ram cũng là luật sư của tôi và anh ấy thích thú nói

với mọi người rằng "Tôi là luật sư của Thượng đế."

Nhưng là luật sư của tôi là ở trong nguy hiểm; sớm

hay muộn bạn sẽ bị sập bẫy. Có thể đó là lí do tại sao

tôi đã chọn bạn làm luật sư của tôi, để cho bạn có thể

tới gần tôi hơn. Cách thức của tôi là quanh co khúc

khuỷu.

Tình yêu lớn với tôi đã nảy sinh trong bạn. Bây

giờ, tình yêu đó là đoá hoa đầu tiên của mùa xuân;

nhiều thứ nữa đang trên đường tới.

Nhưng nhớ lấy, toàn thể cách tiếp cận của tôi là

cách tiếp cận của kinh nghiệm mang tính tồn tại. Tôi

không muốn bạn là người tin tưởng, tôi muốn bạn kinh

nghiệm theo cách riêng của bạn; tôi không muốn

thuyết phục bạn. Điều tôi đang nói là kinh nghiệm của

tôi: không có chết. Tôi không nói với bạn, "Hãy tin

rằng không có chết." Tôi đơn giản diễn đạt, chia sẻ

kinh nghiệm của tôi rằng không có chết. Đó là thách

thức! Nó không phải là nỗ lực để thuyết phục bạn, nó

là thách thức để đi và thám hiểm. Bạn được đón chào.

Nghĩ về tôi như nhà bạn vậy!

*********************************************************

#4Câu hỏi thứ hai:

Thưa thầy kính yêu,

Tôi cảm thấy nỗi buồn sâu sắc cả ngày dài bắt

nguồn từ nhận xét của thầy hôm nay về phân tâm

và về nhớ lại chuyện cười của thầy trong những

năm qua đối với các nhà tâm thần. Trong cuộc

sống riêng của mình tôi đã được ân huệ với việc

gặp gỡ vài nhà tâm thần, nhà tâm hồn trí huệ và

hiếm hoi - một trong số họ đã đưa tôi tới thầy.

Những người đó đã cung cấp - và vẫn tiếp tục

cung cấp - một ốc đảo cho tôi trong một sa mạc

trần trụi khác ở phương tây. Nghề nghiệp của họ

không mấy bằng mức độ bản thể họ, điều hấp dẫn

tôi. Sao thầy đánh nghề nghiệp của họ mạnh thế?

Và làm sao tôi có thể tin cậy vào bản thân mình

khi điều đó mâu thuẫn với điều thầy nói? Tôi cảm

thấy bị mắc vào điều ngược đời.

Prem Sarjana này, tôi đánh mọi người chỉ khi tôi

yêu họ, tôi không phí cú đánh của tôi vào những người

không cần thiết, vào những người không xứng đáng

đâu. Các nhà phân tâm, các nhà tâm thần, các nhà tâm

lí là mục tiêu của tôi. Tôi đang bủa lưới của mình để

bắt giữ thật nhiều nhất có thể được.

Người ta kể về Jesus:

Một hôm, vào sáng sớm, ông ấy đi ra hồ; hai anh

em, cả hai đều là ngư phủ, đang bủa lưới trong hồ để

đánh cá.

Jesus đặt tay lên một trong những người anh em

này; anh ta quay lại nhìn, nhìn vào mắt của Jesus còn

sâu thẳm hơn hồ, còn im lặng hơn hồ và đẹp hơn

nhiều... Anh ta chỉ hiểu hồ này; cả đời anh ta đã làm

việc trên hồ, đánh cá. Nhìn vào trong mắt Jesus, lần

đầu tiên anh ta trở nên nhận biết rằng điều này là có

thể được, rằng mắt cũng có thể đẹp và có thể có chiều

sâu thế và sáng tỏ thế và xanh như thế và bao la thế.

Anh ta lập tức bị hấp dẫn - anh ta là ngư phủ đơn thuần

- và Jesus nói với anh ta, "Thế là đủ rồi, anh đã đánh

cá cả đời mình, bây giờ tới và theo ta: ta sẽ dạy cho

anh nghệ thuật bắt người."

Và người đánh cá này đã theo Jesus, trở thành một

trong các tông đồ của ông ấy.

Tôi quan tâm, ngay lập tức quan tâm, tới việc đánh

bắt tất cả các loại nhà tâm lí, nhà phân tâm, nhà tâm

thần, bởi một lẽ đơn giản là họ có tiềm năng lớn nhất.

Họ có thể trở thành mảnh đất đúng cho con người mới

tới; họ tự do với tất cả những thứ vô nghĩa tôn giáo, họ

tự do với tất cả những cái ngu xuẩn chính trị. Họ là

những người tự do nhất theo một cách nào đó. Bây giờ

chỉ có một điều còn lại với họ, một rào chắn mỏng: họ

đã làm phân tâm thành tôn giáo của mình, họ đã tạo ra

ba ngôi riêng của họ - Freud, Adler, Jung. Họ đã tạo ra

Kinh Thánh riêng của họ, thượng đế học riêng của họ,

bây giờ họ bị mắc vào trong nó... điều đó xảy ra.

Khi bạn đã sống hàng thế kỉ trong tù, cho dù bạn

được phép tự do bạn sẽ nhanh chóng đi vào trong nhà

tù khác bởi vì điều đó đã thành thói quen của bạn. Bạn

không thể sống mà không có xiềng xích. Họ đã phá vỡ

mọi xiềng xích nhưng họ bây giờ đã tạo ra xiềng xích

mới do chính mình làm ra, và khi bạn làm ra xiềng

xích riêng của mình, tự làm bằng tay mình, tự làm ở

nhà mình, bạn bị gắn bó với chúng hơn nhiều.

Ai bận tâm về điều Phật nói? Hai mươi nhăm thế

kỉ đã qua rồi. Ai để ý điều Jesus đã nói hay đã không

nói? Thực ra họ đã lùi xa tới mức không ai thực sự bị

ám ảnh bởi họ nữa, ngoại trừ vài người - những người

không đương đại, những người vẫn sống từ hai mươi

thế kỉ trước.

Nhưng khi bạn tạo ra xiềng xích riêng của mình và

nhà tù riêng của mình... và phân tâm là tôn giáo mới

nhất - rất dễ sa ngã thành nạn nhân của phân tâm hơn,

thành nạn nhân của Sigmund Freud hơn là của Jesus

Christ; dễ tin vào Marx hơn là vào Mohammed, hơn là

vào Mahavira, hơn là vào Manu, hơn là vào Moses,

bởi vì ông ấy gần chúng ta thế, ông ấy nói ngôn ngữ

đương đại thế. Và đó là điều đã xảy ra cho những

người cộng sản. Điện Kremlin đã trở thành Kaaba của

họ, Kashi của họ, Kailash của họ; họ cũng có ba ngôi

riêng của họ - Marx, Engels, Lenin; họ đã viết ra Kinh

Thánh riêng của họ - Das Kapital. Họ có các tông đồ

riêng của họ - Stalin, Mao, Castro, Tito. Và cùng điều

đó đang xảy ra cho các nhà phân tâm, nó đã trở thành

tôn giáo mới.

Tôi đánh các nhà phân tâm, Sarjana này, bởi vì tôi

yêu họ. Tôi thực sự quan tâm tới họ. Tôi muốn họ tới

và kinh nghiệm tôi, và tới và biết điều đang xảy ra ở

đây. Và nhiều người đã nghe thấy tiếng gọi rồi; trong

tất cả các ngành nghề, các nhà phân tâm, các nhà tâm

thần, các nhà tâm lí, đã tiếp nhận tôi một cách sâu sắc

nhất, sâu lắng nhất. Hàng trăm người trong số họ đã tới

và trở thành sannyasins.

Và chắc chắn tôi sẽ cứ đùa cợt về họ; những

chuyện cười đó cũng là chuyện tình của tôi. Đó là cách

tôi biểu lộ tình yêu của tôi, mối quan tâm của tôi.

Bạn nói, "Tôi cảm thấy nỗi buồn sâu sắc cả ngày

dài bắt nguồn từ nhận xét của thầy hôm nay về phân

tâm và việc nhớ lại chuyện cười của thầy trong những

năm qua đối với các nhà tâm thần."

Bạn dường như tự mình đã làm ra tôn giáo từ phân

tâm học, đó là lí do tại sao bạn cảm thấy buồn; bằng

không bạn đã tận hưởng những chuyện cười rồi, bạn

đã yêu chúng rồi. Chúng thật thế.

Các nhà tâm thần đều là những người lập dị, tôi

ngụ ý những người hay. Bất kì khi nào tôi nói rằng ai

đó là lập dị, tôi đều ca ngợi họ. Bạn phải học ngôn ngữ

của tôi. Bất kì khi nào tôi nói rằng ai đó là người lập dị

tôi đều ngụ ý rằng ai đó là có giá trị. Là bình thường

thì không phải là điều gì lớn lao lắm; là bình thường là

trung bình thôi. Đó là kết án, rằng ai đó chỉ là bình

thường; điều đó nghĩa là người đó chẳng có gì trong

người đó cả, người đó chỉ là lỗ hổng.

Đừng cảm thấy buồn, tôi không chống lại phân

tâm đâu - mặc dầu tôi muốn các nhà phân tâm đi ra

ngoài nó. Nó phải là bậc đá bước lên. Và bất kì khi nào

tôi thấy ai đó níu bám lấy bậc đá tôi đều đánh người đó

thật đau để chỉ cho người đó rằng có cái gì đó ở bên

ngoài.

Và bạn nói, "Trong cuộc sống riêng của mình tôi

đã được ân huệ với việc gặp gỡ vài nhà tâm thần, nhà

tâm hồn trí huệ và hiếm hoi - một trong số họ đã đưa

tôi tới thầy."

Bạn có thể có ân huệ đó - có vài người thực sự

thông minh, thông thái. Nhưng bạn không hiểu nghĩa

của từ 'trí huệ'. Không thể nào tìm thấy nhà phân tâm

trí huệ đâu; nếu người đó mà trí huệ thì người đó đã

trở thành sannyasin rồi, người đó sẽ không còn là nhà

phân tâm nữa. Và họ có thể là sự giúp đỡ lớn lao; và

đặc biệt là ở phương Tây nơi các thầy không tồn tại,

nhà phân tâm là khả năng duy nhất để thu được sự

giúp đỡ nào đó, việc thay thế thuần tuý cho thầy - bởi

vì thầy nghĩa là người đã chứng ngộ, người đã đạt tới,

người không còn có vấn đề gì để giải quyết, không còn

ham muốn nào để được hoàn thành - người đã được

hoàn thành rồi.

Rất khó tìm thấy thầy ở phương Tây. Điều tốt nhất

kế đó là nhà tâm thần, nhà phân tâm. Nhưng nhớ lấy,

người đó chỉ là tốt nhất kế sau thôi. Và khi tôi nó khó

tìm ra thầy ở phương Tây tôi ngụ ý rằng truyền thống

phương Tây đã rơi vào trong tay của các linh mục.

Trong hai nghìn năm các linh mục đã không cho phép

các thầy sống sót, tồn tại; hay thậm chí, mặc kệ họ,

một người trở nên chứng ngộ, người đó phải lẩn trốn.

Người đó không thể tuyên bố được về chứng ngộ của

mình, người đó không thể chia sẻ được chứng ngộ của

mình, hay người đó phải chia sẻ nó theo cách mà các

tu sĩ đã không trở nên nhận biết về điều người đó làm.

Cho nên hai điều những người chứng ngộ phương

Tây đã từng làm: một là giả vờ là một phần của nhà

thờ, dùng ngôn ngữ của nhà thờ và đổ chứng ngộ của

mình vào trong nó, bởi vì đó là một trong những cách

không lâm vào xung đột với nhà thờ và quốc gia; đó là

cách đã được Meister Eckhart, thánh Francis, Jacob

Bohm và những người khác thực hiện. Họ vẫn còn là

một phần của nhà thờ. Đó chỉ là một phương cách để

tồn tại và để chia sẻ cái gì đó. Và họ dùng ngôn ngữ

của nhà thờ, cái rất không khớp. Họ không thể tự do

được như các Thiền sư hay các thầy Sufi; họ không thể

diễn đạt được bản thân mình một cách toàn bộ; họ phải

bó buộc kinh nghiệm của họ vào cách nói Ki tô giáo,

cách nói mờ xỉn, chết. Nếu không thì những người

không sẵn sàng thoả hiệp phải đi trốn, họ phải đi vào

bí mật; đó là cách giả kin thuật được sinh ra. Các nhà

giả kim thuật không phải là các nhà hoá học đâu; các

nhà giả kim thuật không thực sự cố gắng biến đổi kim

loại cơ bản thành vàng, đó chỉ là phương cách để che

giấu đằng sau.

Các nhà giả kim thuật là các thầy thực nhưng họ

giả vờ là nhà giả kim thuật, và nếu bạn đã thấy họ từ

bên ngoài bạn sẽ thấy họ quan tâm tới kim loại cơ sở

và vàng và bạc. Và nhiều thực nghiệm đã diễn ra,

nhưng sâu bên dưới thực nghiệm thật cũng diễn ra.

Việc biến đổi vô ý thức thành ý thức - đó là biến đổi

thực của kim loại cơ bản thành vàng. Vàng đại diện

cho tâm thức, chứng ngộ.

Cho nên điều này đã xảy ra ở phương Tây. Các tu

sĩ nhiều quyền lực thế và các tu sĩ cùng mưu đồ với

quốc gia tới mức hoặc họ thiêu sống người như Jean d'

Arc, một nhà huyền môn - họ giết nhiều nhà huyền

môn - hoặc ép buộc các nhà huyền môn phải sống bí

mật, hay ép buộc họ nói ngôn ngữ của nhà thờ.

Do đó ở phương Tây các thầy gần như biến mất,

và bây giờ từ phương Đông, đặc biệt là từ Ấn Độ, có

nhiều, nhiều cái gọi là thầy vẩn vơ khắp phương Tây -

Mahesh Yogi, Muktananda, vân vân và vân vân. Tôi

gọi họ là "các thầy vân vân." Đây là tất cả những

người rởm. Bởi vì thầy đợi đệ tử tới mình; không cần

thầy đi đâu cả. Nếu thầy có từ lực thực thầy sẽ hấp dẫn

mọi người từ những góc xa xôi nhất của thế giới. Nếu

bạn không có từ lực nào trong mình thế thì bạn sẽ phải

đi và bán bất kì cái gì bạn có thể lừa gạt mọi người.

Cho nên toàn thể phương Tây đầy những thầy rởm

này.

Tốt hơn cả, Sarjana này, ở cùng với nhà tâm thần

còn hơn là ở cùng với một Muktananda, bởi vì nhà tâm

thần ít nhất cũng đi theo hướng đúng. Ông ấy còn chưa

đạt tới nhưng ông ấy đang đi theo hướng đúng. Bạn có

thể tìm ra vài người rất thông minh trong nghề đó.

Nhưng trí huệ là khác toàn bộ: trí huệ nghĩa là chứng

ngộ, người trí huệ nghĩa là người đã biết tới bản thân

mình.

Nhưng tôi có thể hiểu được khó khăn của bạn: ở

trong sa mạc của phương Tây, ốc đảo trở thành cực kì

quan trọng, và đó là lí do tại sao bạn trở nên rất buồn

nếu tôi đánh các nhà phân tâm. Nhưng không đánh họ

không thể nào đánh thức họ dậy được. Tôi có thể hiểu

khó khăn của bạn. Nhưng bởi vì bạn đang ở đây, là

một phần của phật trường, bạn nên gạt bỏ các nhà phân

tâm và các nhà tâm thần của bạn đi. Nói lời tạm biệt

họ; cám ơn họ về tất cả những điều họ đã làm cho bạn,

nhưng nói lời tạm biệt họ. Ở phương Tây bạn đã

không được giúp đỡ và đó là khả năng duy nhất của

việc có được bất kì sự giúp đỡ nào.

"Đó là ở sâu trong rừng đằng sau kia," ông già

Herbie, người hướng dẫn bắt đầu nói. "Tôi đang đi

chậm chạp chăm chú vào công việc của mình thì bỗng

nhiên một con gấu khổng lồ lẻn tới đằng sau tôi. Nó

kẹp chặt tay tôi vào cạnh sườn tôi và bắt đầu thở phì

vào tôi. Súng của tôi rơi khỏi tay. Điều đầu tiên các

ông biết đấy, con gấu đã cúi mình xuống, nhặt khẩu

súng lên, dí súng vào lưng tôi."

"Ông đã làm gì?" lính mới há hốc mồm kinh ngạc.

Ông già Herbie thở dài, "Tôi còn có thể làm được

gì nữa? Tôi đã cưới con gái nó!"

Ở phương tây bạn có thể làm được gì khác? Bất

lực... Nhưng bởi vì bạn đang ở đây nên đừng cảm thấy

buồn nếu tôi đánh nhà phân tâm.

Bạn nói, "Nghề nghiệp của họ không bằng mức độ

bản thể họ nhưng vẫn hấp dẫn tôi."

Bạn không biết mình đang nói gì. Bạn đang nói tới

mức độ bản thể nào vậy? Tôi đã thấy hàng trăm nhà

phân tâm - công xã đầy họ, chúng tôi có nhiều nhà tâm

thần hơn bệnh nhân. Mức độ bản thể nào? Không có

nhiều mức độ bản thể ngay chỗ đầu tiên.

Chỉ có hai bình diện thôi: hoặc là bạn chứng ngộ,

hoặc bạn không chứng ngộ. Bạn cho rằng có nhiều,

nhiều bình diện cho nên người này mười phần trăm

chứng ngộ, người kia hai mươi phần trăm chứng ngộ,

người khác ba mươi phần trăm chứng ngộ sao? Không,

hoặc nó là một trăm phần trăm hoặc nó là không -

không phần trăm hay một trăm phần trăm.

Bạn phải đã bị hấp dẫn - đến mức đó tôi có thể

hiểu được - nhưng hấp dẫn của bạn phần nhiều là vì

bạn hơn là vì mức độ của người mà bạn trở nên bị hấp

dẫn.

Phương Tây đang chịu đựng nhiều ốm yếu tinh

thần; bị bệnh tinh thần còn tốt hơn bị bệnh thể chất, ít

nhất nó cũng là cái gì đó cao hơn. Giầu và thất vọng

còn tốt hơn là nghèo và đói. Tôi đã biết cả nghèo và

giầu, và tôi phải nói thẳng với bạn, là giầu là tốt hơn,

bởi vì người giầu chịu bệnh giầu; người nghèo chịu

bệnh nghèo. Người nghèo quan tâm tới thân thể, người

giầu quan tâm tới tâm trí.

Và nhà tâm thần, nhà phân tâm có thể cung cấp

cho bạn nhiều điều an ủi, nhiều điều chỉnh. Và, chắc

chắn, khi bạn bị rối loạn, bất kì ai có vẻ không rối

loạn, người có vẻ rất trí huệ trong lời khuyên của họ,

người cứ phân tích các giấc mơ của bạn, đều có vẻ

dường như người đó có mức độ bản thể khác. Nó

không phải vậy.

Tất cả những điều phân tâm đang làm là giúp cho

mọi người trở nên được điều chỉnh. Tâm trí hiện đại

phương Tây đã trở nên bị điều chỉnh rất sai - đó là dấu

hiệu tốt, đó là dấu hiệu của khủng hoảng, khủng hoảng

căn cước. Tất cả các giá trị cũ đã trở nên không hợp

thức, các giá trị mới được cần tới. Quá khứ đã trở

thành không liên quan; chúng ta đã thành công nhiều ở

phương Tây tới mức chúng ta không thể sống được với

những giá trị đã được tạo ra khi mọi người còn nghèo,

nhớ điều đó.

Xã hội nghèo cần những giá trị khác, xã hội giầu

cần những giá trị khác. Khi xã hội nghèo thành công

trong việc trở nên giầu, nó trở nên bị điều chỉnh sai,

bởi vì nó cứ dạy các giá trị cũ mà không còn có liên

quan, và nó sống trong xã hội mới giầu có.

Cho nên tâm trí mọi người đều trong đống lộn xộn.

Điều đã được nói cho họ bởi các tu sĩ, bởi trường học,

bởi trường cao đẳng và đại học, thuộc vào quá khứ. Và

xã hội đã di chuyển từ đó. Cứ dường như bạn được dạy

về cơ chế của xe bò kéo và bạn có chiếc xe hơi; bạn sẽ

bị điều chỉnh sai, bởi vì bạn biết cơ chế của xe bò kéo

và bạn có chiếc Mercedes Benz. Bạn đâm ra lúng túng;

tri thức của bạn là không liên quan, nhưng bạn níu

bám lấy tri thức của mình bởi vì đó là tất cả những gì

bạn biết. Đó là điều đang xảy ra.

Tong nhiều thế kỉ mọi người đã được bảo tham

vọng, có đủ mọi loại giầu có, thành công trong thế giới

này. Bây giờ điều đó tất cả đã xảy ra! Bây giờ bảo mọi

người giầu có, thành công, là hoàn toàn vô tích sự. Họ

sẽ cười vào bạn, họ sẽ nói, "Anh đang nói điều vô

nghĩa gì thế!"

Do đó mới có người hippies. Ở phương Đông họ

không thể xảy ra được; các giá trị cũ vẫn còn liên quan

- mọi người biết về xe bò kéo và mọi người có xe bò

kéo. Họ khớp hoàn hảo. Nhưng công nghệ phương

Tây, khoa học phương Tây, sự giầu có phương Tây, đã

đi xa trước tâm trí và thái độ phương Tây. Cho nên

mọi người đều lúng túng. Tri thức của từng người

không khớp với tình huống người đó sống. Người đó

không thể vứt bỏ tri thức được bởi vì với việc vứt bỏ

tri thức người đó trở thành gần như người dốt nát. Và

không có tri thức khác là có sẵn.

Chức năng của nhà phân tâm là giúp cho những

người bị điều chỉnh sai trở nên được điều chỉnh lại.

Đây không phải là công việc cách mạng gì mấy; nó là

phản cách mạng, nó là phản động. Đó là lí do tại sao

tôi đánh phân tâm học. Phân tâm học phải báo trước

thời đại mới! Và ngược lại, điều đang được làm là giúp

cho mọi người trở nên được điều chỉnh với xã hội cũ,

mục nát, cái đang chết. Phân tâm học phải giúp cho

mọi người hướng tới con người mới, người sẽ chẳng

mấy chốc hiện ra trên đường chân trời. Đó là nỗ lực

của tôi ở đây.

Công việc của tôi có tính đa chiều. Nó không chỉ

có tính tôn giáo, nó không chỉ có tính giáo dục, nó

không chỉ có tính tâm hồn, nó không chỉ có tính nghệ

thuật - nó có mọi chiều; bởi vì con người mới sẽ là con

người đa chiều. Và nhà phân tâm đang giúp đỡ xã hội

cũ, mục nát để nó tồn tại tốt hơn nó tồn tại mà không

có sự giúp đỡ của phân tâm học.

Các tu sĩ, giáo sĩ, và nhà truyền giáo thường xuyên

đối diện với lo âu, sợ hãi và thất vọng. Đây là trường

hợp với Cha Flannagan. Đòi hỏi của giáo dân của ông

ấy đã áp đảo ông ấy. Ông ấy e rằng ông ấy có thể đối

diện với sự suy nhược tinh thần hoàn toàn. Cho nên

ông ấy đến tư vấn một nhà tâm thần. Bác sĩ động viên

ông ấy bỏ bộ lễ phục tu sĩ, mặc quần áo thường phục,

đeo cà vạt đỏ, áo sơ mi kẻ sọc, quần yếm, đi đến quán

rượu và hoà lẫn với người thường, những người

thường lui tới chỗ như vậy. Tại đó, làm người cải

trang, ông ta có thể không khó khăn gì vượt qua thất

vọng của mình. Ông ấy chấp nhận đơn thuốc này, thay

đổi áo quần, và thực hiện chuyến đi tới quán rượu.

Khi ông ta ngồi vào bàn một cô ca sĩ nhanh nhẹn

đi tới ông ta để nhận lệnh.

Cô ấy nói, "Em chưa từng gặp anh trước đây thì

phải? Mặt anh trông quen quen."

Hơi chút bối rối ông ta trả lời, "Không, thực vậy,

cô chưa bao giờ gặp tôi trước đây. Đây là lần đầu tiên

tôi tới quán rượu này."

Thấy có động viên cư xử, ông ấy quay lại quán

rượu này lần thứ hai. Cùng cô ca sĩ đó chạy xô về ông

ta để nhận lệnh. Lần này cô ấy nói, "Em chắc là em đã

gặp anh ở chỗ nào đó."

Bị bối rối hơn, nhưng vẫn bị thuyết phục rằng

mình đã không bị nhận ra, ông ta kêu lên, "Tất nhiên

em chưa bao giờ gặp tôi trước đây. Đây là lần thứ hai

tôi tới quán rượu này."

Một thời gian sau ông ta tới thăm quán rượu đó lần

thứ ba. Ngay lập tức cô ca sĩ nhỏ bé chạy tới ông ta với

nụ cười lớn nói, "Bây giờ em biết anh là ai rồi! Anh là

Cha Flannagan ở nhà thờ phố Dublin!"

Choáng váng vì việc nhận ra này gần như làm ông

ta bối rối, nhưng cô gái nhỏ bé vỗ vai ông ta với những

lời đảm bảo thông cảm này: "Đừng sợ, Cha Flannagan!

Em là xơ Elizabeth ở nữ tu viện Thánh Theresa. Em có

tới cùng nhà tâm thần đó!"

Những ý niệm cũ về cuộc sống, đạo đức cũ, các ý

niệm cũ về tội lỗi và ăn năn, tất cả đều đã trở thành

không liên quan. Giới tu sĩ cũ bị điều chỉnh sai tuyệt

đối, và những người sống theo các ý niệm tôn giáo cũ

đang cảm thấy không đúng chỗ. Và những người mới

cũng cảm thấy không đúng chỗ, do đó có lỗ hổng giữa

các thế hệ - nó chưa bao giờ lớn như ngày nay.

Bố mẹ không thể hiểu được con cái, con cái không

thể hiểu được bố mẹ. Họ nói ngôn ngữ khác, không có

trao đổi; bức Trường thành Trung Quốc đã tới giữa bố

mẹ và con cái.

Tất cả những giá trị cũ được yêu mến, được yêu

mến trong hàng thế kỉ, đều có vẻ ngu xuẩn. Những thứ

chúng ta nghĩ là tâm linh thì không còn là tâm linh

nữa. Thế giới cần tính tâm linh mới và một loại tính

tôn giáo mới.

Tôi đánh các nhà tâm thần, các nhà phân tâm,

nhiều hơn bất kì nghề nào khác bởi lẽ đơn giản là họ là

những người có thể hiểu được điều tôi đang làm ở đây.

Và nếu họ hiểu đúng họ sẽ phục vụ cho tương lai và

không cho quá khứ. Họ sẽ giúp bạn trở nên hài hoà với

bản thân mình hơn là trở nên được điều chỉnh với xã

hội ốm yếu đang trên giường chết.

Đó là chỗ công việc của tôi khác: tôi không giúp

bạn trở thành được điều chỉnh theo xã hội. Xã hội này

nhất định chết đi, nó mang định mệnh chết đi, và điều

đó xảy ra càng sớm càng tốt bởi vì nó đã trở nên xấu

xí. Mang mãi cái xác mục nát này không cho phép mọi

người sống đúng. Họ phải chăm nom tới cái xác bốc

mùi, và có nhiều xác thế trong nhà bạn tới mức không

còn chỗ cho bạn sống.

Chúng ta phải gạt bỏ quá khứ. Mãi cho tới giờ

không người nào theo các trường phái tâm lí Freud hay

Adler hay Jung đã từng có giúp đỡ gì; nó đã trở thành

một phần của thể chế. Như các tu sĩ đã từng làm trong

quá khứ, các nhà phân tâm bây giờ đang làm cùng

điều: giúp mọi người thoả hiệp với xã hội, giúp mọi

người thành bình thường. Tính bình thường không

phải là lành mạnh! Lành mạnh có tính rất nổi dậy, và

phân tâm còn chưa đủ dũng cảm để có tính nổi dậy. Do

đó tôi đánh nó - bởi vì tôi biết tiềm năng; nó có thể trở

nên có tính nổi dậy.

Một khi phân tâm trở nên có tính nổi dậy nó sẽ

giúp con người mới tới sớm hơn, nó sẽ giúp cuộc cách

mạng thực đầu tiên trên thế giới. Mãi cho tới nay tất cả

các cuộc cách mạng đều rất nhỏ bé, rởm, hời hợt, bởi

vì cuộc cách mạng thực chỉ có thể xảy ra trong tâm

hồn của con người, không trong cấu trúc xã hội hay

cấu trúc kinh tế. Cuộc cách mạng thực chẳng liên quan

gì tới chính trị; nó có cái gì đó liên quan tới tính tâm

linh của con người.

Chúng ta phải tạo ra tâm linh mới, cách nhìn mới.

Bạn nói, Sarjana, "Trong cuộc sống riêng của

mình tôi đã được ân huệ với việc gặp gỡ vài nhà tâm

thần, nhà tâm hồn trí huệ và hiếm hoi - một trong số

họ đã đưa tôi tới thầy."

Nhưng người đó ở đâu? Bây giờ nghĩa vụ của bạn

là đưa người đó tới tôi. Trả lại cho người đó cùng đồng

tiền chứ! Người đó đang làm gì ở đó? Người đó nên ở

đây! Người đó phải đã đọc, người đó phải đã nghe nói

về tôi, nhưng đấy không phải là cách để biết tôi. Cách

duy nhất để biết tôi là trở thành sannyasin, là một phần

của trường năng lượng của tôi, rung động với tôi, đập

rộn ràng cùng tôi, đồng bộ với tôi. Bây giờ đây là

nghĩa vụ của bạn, bạn nợ điều này với người đó. Giúp

người đó tới đây; người đó có thể ngại tự mình tới.

Mới hôm nọ tôi nhận được bức thư từ Hari

Chetana ở Đức nói rằng trên radio một nhà tâm lí rất

nổi tiếng đã được một người đàn bà hỏi, "Đến giờ đã

sáu năm rồi kể từ khi con trai tôi đi Pune và dường như

không có khả năng nào nó sẽ quay về. Ông nói gì về

điều đó?"

Và vị tiến sĩ nổi tiếng này nói, "Tôi đã nghe nói

nhiều về Pune, tôi cũng đã đọc nữa. Bà không phải lo -

con bà đang ở đúng chỗ đấy."

Nhưng nghe về tôi và đọc về tôi trong khi tôi đang

sống ở đây sao... Và khoảnh cách giữa Berlin và Pune

chẳng là gì cả. Trong vài giờ bạn có thể ở đây - ông ấy

chưa bao giờ tới đây cả.

Những người này chỉ biết một cách trở nên quen

với mọi thứ - và đó là đọc, nghiên cứu. Những người

này là những người thông thái, nhưng không trí huệ.

Chúng ta bất lực. Chúng ta không thể làm gì được

về Phật - chúng ta phải đọc ông ấy bởi vì ông ấy không

còn hiện diện nữa. Nhưng bao nhiêu lần, đọc Phật và

những lời kinh hay của ông ấy, ý niệm này vẫn không

nảy sinh trong hàng triệu con tim, "Sẽ thật là may mắn

làm sao nếu chúng ta đã được sống vào thời của Phật."

Hay đọc những lời hay này của Jesus đã không làm

xuất hiện nên ý niệm nào cho bạn rằng, "Những người

theo Jesus được ân huệ làm sao khi ông ấy còn sống,

được bước đi cùng ông ấy, nói với ông ấy, ăn tối với

ông ấy, uống rượu với ông ấy"? Đọc về Krishna bạn đã

không nghe thấy tiếng gọi xa xăm của cây sáo của ông

ấy sao? Bạn đã không cảm thấy chút ít buồn rầu rằng

bây giờ không có khả năng nào đối diện với con người

đẹp đẽ này sao?

Nhưng khi chư phật còn sống bạn không dùng cơ

hội đó. Bạn có thể đã sống khi Jesus có đó - ông ấy có

thể đi ngang qua làng bạn và bạn có thể đã không đi

tới gặp ông ấy. Bạn có thể đã sống trong khi Phật bước

đi trên đất và bạn có thể đã đương đầu với ông ấy. Bạn

có thể đã sống khi Krishna còn đang thổi sáo và vài

người dũng cảm nhảy múa quanh ông ấy; bạn có thể

đã đi qua và bạn có thể đã nghĩ, "Những người này lạ

kì và con người này đã thôi miên họ bằng âm nhạc của

ông ta" - và bạn đã nghĩ bản thân mình rất lành mạnh.

Nhưng bây giờ bạn khóc lóc và bạn than vãn và

bạn cảm thấy buồn.

Sarjana, giúp các nhà tâm thần của bạn, các nhà

phân tâm của bạn tới đây đi. Bảo họ vị phật đang sống

đây, một christ đã quay lại trái đất rồi - bảo họ thế!

Và đây không chỉ là thông điệp cho Sarjana, đây là

cho tất cả các bạn đấy. Jesus nói: Trèo lên mái nhà và

kêu to để mọi người có thể nghe thấy. Tôi cũng nói với

bạn: kêu to từ mái nhà; giúp thật nhiều người bạn có

thể giúp tới đây đi, bởi vì ngay bây giờ nước đang sẵn

có, nước đang tuôn chảy. Nó có thể làm dịu cơn khát

của hàng triệu người, nhưng họ sẽ phải tới dòng sông

và họ sẽ phải cúi mình xuống dòng sông; chỉ thế thì họ

mới nhận được món quà.

Đừng cảm thấy buồn, cảm thấy hạnh phúc là bạn

đang ở đây. Và tôi sẽ đánh đi đánh lại, để cho bạn phải

trở nên quen với cách thức của tôi. Tôi đánh mọi người

chỉ khi tôi thấy tiềm năng lớn trong họ.

*********************************************************

#4Câu hỏi thứ ba:

Thưa thầy kính yêu,

Tôi bị ám ảnh với thức ăn. Tôi ăn quá nhiều và đã

tăng cân khủng khiếp. Thầy có thể giúp tôi giảm

cân được không?

Sangito, điều này thực lạ đấy, từ California tới tôi

chỉ để giảm cân của bạn. Ở California có tiện nghi sẵn

có để giảm cân hơn nhiều. Tôi biết điều đó bởi vì tôi

đã phái Mulla Nasruddin tới California. Vấn đề là như

nhau.

Khi Mulla Nasruddin tới California, anh ta được

các sannyasins của chúng tôi chỉ tới chương trình giảm

cân tối thượng này. Phải mất bốn ngày và được đảm

bảo giảm đi hai mươi nhăm cân nếu không thì tiền sẽ

được hoàn trả lại cho bạn.

Anh ta đi vào một toà nhà và được bảo đi vào cánh

cửa thứ nhất ở bên trái và cởi quần áo ra ở đó. Anh ta

làm như vậy và thế rồi từ cánh cửa thứ hai trong phòng

này một người đàn bà tóc vàng xinh đẹp bước vào,

không gì che thân nhưng có biển hiệu quanh cổ cô ấy.

Nó viết, "Nếu anh bắt được em, anh có thể làm tình

với em!"

Nasruddin cảm thấy ham muốn dục nổi lên bên

trong mình. Căn phòng khá nhỏ, như cô này lại linh

lợi, và phải mất hai mươi phút anh ta mới tóm được cô

ta. Sau khi làm tình, Nasruddin đi tắm và bỏ về, sốt

sắng chờ đợi ngày hôm sau.

Vào ngày thứ hai, anh ta được chỉ tới một căn

phòng khác, lớn hơn chút ít so với phòng đầu. Có cô

gái đầu tóc đỏ hoe xinh đẹp, không gì che thân ngoại

trừ biển hiệu, đón chào anh ta. Cuộc săn đuổi kéo dài

gần bốn mươi phút.

Vào ngày thứ ba, đó là một căn phòng khác, căn

phòng rộng hơn, và một cô ngăm ngăm đen xinh đẹp!

Sau gần một giờ, anh ta cũng bắt được cô ta.

Suốt ba ngày, Nasruddin đã giữ bản ghi chép về

việc giảm cân - mười bốn cân cho tới ngày đó.

Vào ngày thứ tư, anh ta mường tượng có lẽ là một

nhóm các cô đẹp lắm. Anh ta được chỉ tới tầng nóc.

Anh ta trèo lên cầu thang, bỏ quần áo ra và chờ đợi.

Có tiếng lách cách đằng sau anh ta khi cửa bị khoá lại,

và liếc bên khoé mắt trái anh ta thấy cảnh một con

gorilla khổng lồ đang đi tới với dấu hiệu quanh cổ nó,

viết, "nếu em bắt được anh em sẽ làm tình với anh!"

Sangito, bạn không cần từ California tới Pune đâu!

Nhưng một điều là chắc chắn: mọi người trở nên bị ám

ảnh bởi thức ăn chỉ khi người ta mất năng lực yêu. Đó

là một chỉ dẫn rằng bạn đã quên mất ngôn ngữ của tình

yêu. Nếu bạn đang yêu bạn không bao giờ bị ám ảnh

bởi thức ăn. Ám ảnh với thức ăn là triệu chứng rằng

bạn không biết cách yêu. Cách nó xảy ra phải được

hiểu.

Quen biết đầu tiên của đứa trẻ với thế giới là vú

mẹ. Đó là việc giới thiệu đầu tiên của nó với thế giới,

việc đi vào thế giới của nó - quan hệ đầu tiên của nó

với bầu vú của người mẹ. Và vú trở thành biểu tượng

cho nó về hai điều: thức ăn và tình yêu.

Bất kì khi nào người mẹ yêu thương, bầu vú đều

có sẵn; và bất kì khi nào người mẹ không yêu, bầu vú

không có sẵn. Thức ăn và tình yêu trở nên được liên

hệ; một phản xạ có điều kiện sâu sắc xảy ra. Nó trở

nên được bắt rễ vô ý thức đến mức bạn lặp lại nó cả

đời mình. Nếu đứa trẻ biết rằng người mẹ yêu nó thì

nó sẽ không bú quá nhiều, bởi vì nó biết, nó được an

toàn; bất kì khi nào nó cần người mẹ bầu vú đều sẽ có

sẵn.

Nếu đứa trẻ bất an và cảm thấy rằng lần tới người

mẹ có thể không sẵn có, nó sẽ bắt đầu bú quá nhiều, ăn

quá nhiều.

Bây giờ, bạn có thể thấy ra vấn đề: bất kì khi nào

tình yêu có đó, đều có an ninh và một loại thoả mãn,

và đứa trẻ chưa bao giờ trở nên bị ám ảnh bởi thức ăn.

Nếu tình yêu không có đó, có bất an, sợ hãi, và một

loại trống rỗng, và đứa trẻ tọng vào cái trống rỗng đó

bằng thức ăn.

Ở phương Tây, trọng lượng đang ngày một trở

thành vấn đề bởi một lẽ đơn giản là người mẹ không

sẵn sàng dành vú mình cho con họ. Tất nhiên vú bị

mất hình dáng của nó; và nỗi sợ rằng vú sẽ mất hình

dáng của nó làm cho đàn bà trông già đi đã bám vào

tâm trí đàn bà ở phương Tây sâu sắc tới mức họ sợ cho

con mình bầu vú. Và họ đang tạo ra ám ảnh về thức ăn

trong đứa trẻ một cách không chủ ý, vô ý thức. Đứa trẻ

sẽ trở nên bị ám ảnh bởi thức ăn, nó sẽ ăn quá nhiều.

Việc ăn sẽ trở thành cái thay thế của nó cho tình yêu.

Sangito, bạn sẽ phải học yêu. Không có cách nào

khác để làm giảm cân của bạn đâu. Tất cả các chương

trình khác có thể giúp bạn một chút ít, nhưng sớm hay

muộn bạn sẽ lấy lại trọng lượng bởi vì nguyên nhân

gốc rễ căn bản vẫn còn là như cũ. Bạn có thể ăn kiêng,

bạn có thể chạy, bơi, luyện tập, nhưng bạn có thể ăn

kiêng được bao lâu? Sớm hay muộn bạn sẽ chán với ăn

kiêng và tâm trí bạn sẽ trở nên ngày một bị ám ảnh với

việc ăn. Bây giờ bạn sẽ ăn trong tưởng tượng của

mình, trong giấc mơ của mình, và tâm trí bạn sẽ thuyết

phục bạn rằng đây không phải là cách sống đúng. Bạn

không thể ăn cái này, bạn không thể ăn cái nọ, và bằng

cách nào đó nếu bạn hỏi các bác sĩ, tất cả những cái tốt

đều phải tránh.

Một đứa trẻ nói với mẹ nó, "Mẹ nói Thượng đế rất

khôn ngoan. Con không tin vào điều đó."

Người mẹ nói, "Nhưng tại sao con không tin điều

đó?"

Nó nói, "Nếu ông ấy khôn ngoan, ông ấy đã cho

nhiều vitamin vào kem rồi. Ông ấy cho nhiều vitamin

trong những thứ không thể ăn nổi, còn những thứ thực

sự đáng ăn thì lại nguy hiểm."

Bạn sẽ tránh kem được bao lâu? Sự cám dỗ sẽ tới

mức nó sẽ là điều không tránh nổi. Cho nên bạn có thể

giảm cân trong vài ngày và thế rồi bạn sẽ ăn quá nhiều,

bạn sẽ báo thù. Và bạn có thể thu được trọng lượng

còn nhiều hơn số bạn đã làm mất đi bởi việc ăn kiêng.

Đây là hình mẫu của hàng triệu người, đặc biệt ở

phương Tây.

Ở phương Đông mọi người đang đói. Bạn có thể

thấy vài người béo ở Bombay, ở Delhi, ở Calcutta,

nhưng có vậy thôi. Nếu bạn đi tới Ấn Độ thực, tám

mươi phần trăm người ở Ấn Độ đang đói. Không có

vấn đề tăng thêm cân, họ không đủ cân. Họ đang phải

chịu kém dinh dưỡng. Vâng, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy

các dân làng có bụng to và thân thể gầy còm, bởi vì họ

ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng, không cân bằng, và

họ ăn chỉ khi nó có sẵn. Cho nên khi nó có sẵn thì họ

ăn quá nhiều.

Có hàng triệu người ở Ấn Độ ăn chỉ một lần một

ngày bởi vì họ không thể đảm đương được việc ăn hai

lần. Cho nên để giữ cho thân thể họ kết lại trong hai

mươi tư giờ họ ăn bất kì cái gì, bất kì cái gì có sẵn đấy;

thỉnh thoảng họ phải ăn cả rễ cây.

Cho nên vấn đề không phải là ở phương Đông, vấn

đề là ở phương Tây nơi có đủ thức ăn và mọi người đã

hoàn toàn quên mất rằng thức ăn phát triển từ cây cối.

Trẻ con biết rằng thức ăn phát triển trong tủ lạnh. Bạn

tới tủ lạnh vào bất kì lúc nào và thức ăn sẵn có đấy.

Tôi đã nghe nói về một người đàn bà phải đã khổ

như Sangito. Cô ta đi tới nhà tâm thần và hỏi lời

khuyên của ông ta - phải làm gì? Ông ấy đắn đo về vấn

đề này và cho cô ấy bức hình, bức hình người đàn bàn

khoả thân, người đàn bà béo hú xấu xí, kinh tởm, buồn

nôn, ghê tởm - chỉ nhìn thấy nó cũng đủ để sợ thức ăn

rồi. Và ông ta bảo người đàn bà này, "Dán nó vào bên

trong tủ lạnh của cô để cho bất kì khi nào cô mở nó ra

cô sẽ thấy bức hình này - đây sẽ là việc nhắc nhở cô về

điều đang xảy ra cho cô."

Thế là cô ấy dán bức hình của người đàn bà khoả

thân vào. Nhà tâm thần cũng đã cho cô ấy bức tranh

khác về một người đàn bà trẻ đẹp với thân thể cân đối,

cái đẹp trần gian, và bảo cô ấy, "dán cả tấm hình này

nữa vào, để cô có thể so sánh. Nếu cô không ăn quá

nhiều cô sẽ giống người đàn bà này, nếu cô ăn quá

nhiều cô sẽ giống người đàn bà kia."

Ngay lập tức, từ ngày hôm sau, người đàn bà này

bắt đầu giảm cân. Nhưng phép màu đã xảy ra: chồng

cô ấy bắt đầu tăng cân. Người đàn bà này đâm ra phân

vân. Cô ấy nói, "Có chuyện gì vậy?"

Anh ta nói, "Từ lúc em dán tấm hình người đàn bà

đẹp khoả thân vào bên trong tủ lạnh, anh cứ tới mãi để

xem bức hình đó. Và khi anh thấy bức hình anh cũng

thấy cả thức ăn nữa, và hương vị và mùi vị ngon làm

sao... và anh nói, 'Sao mình không ăn cái bánh hay ít

kem hay cái gì đó?' Anh ăn quá nhiều bởi vì bức hình

của em."

Ở phương Tây trẻ con lớn lên với ý niệm rằng thức

ăn được tủ lạnh tạo ra bằng cách huyền bí nào đó và nó

bao giờ cũng có sẵn, hai mươi bốn giờ một ngày; bất

kì lúc nào nó cũng có thể tới và ăn. Và các bà mẹ đã

thôi không cho bú vú và các bà mẹ không sẵn có nhiều

nữa. Chồng đi làm và mẹ đi tới nhiều uỷ ban thế - họ

thuộc vào phong trào giải phóng phụ nữ, các uỷ ban

nâng cao ý thức - và họ có nhiều buổi trình diễn từ

thiện và họ phải bán vé và thu quĩ từ thiện... họ không

sẵn có. Người bố đi vắng, người mẹ đi vắng; đứa con

bị bỏ lại với cái tủ lạnh và không có tình yêu.

Sangito, hiểu căn nguyên gốc rễ của nó: tình yêu

bị thiếu ở đâu đó trong cuộc sống của bạn. Tôi sẽ

không coi nỗi ám ảnh của bạn với thức ăn là vấn đề

thực, nó là triệu chứng thôi. Yêu là vấn đề thực - yêu

nhiều hơn đi. Và nếu bạn yêu nhiều hơn, bạn sẽ được

yêu nhiều hơn. Và điều đó vẫn chưa quá muộn đâu;

bạn có thể tìm thấy một người đàn bà. Và mọi đàn bà

đều là mẹ, và tất cả đàn ông bao giờ cũng giống như

trẻ con. Cho nên bất kì đàn bà nào cũng được, bởi vì

cô ấy sẽ hành động như người mẹ. Và từng đàn ông

đều cần người mẹ cho cả đời mình, anh ta cần có việc

làm mẹ, và từng đàn bà đều cần con cái. Ngay cả

chồng cũng chỉ là đứa con lớn nhất, có thế thôi. Và nếu

bạn không thể tìm thấy một người, bạn có thể tới tôi -

tôi bao giờ cũng có nhiều đơn xin ở cùng tôi; đàn bà

tìm đàn ông, đàn ông tìm đàn bà. Và tôi bố trí bất kì ai

với bất kì ai! Tôi không tin vào chiêm tinh, tôi tin vào

ngẫu nhiên.

Mulla Nasruddin một sáng thức dậy và nhìn đồng

hồ. Lúc đó là năm giờ kém năm. Không thể nào ngủ

lại được, anh ta đi ra cửa trước để lấy báo. Ở trang

trước anh ta thấy đề ngày: mồng 5 tháng năm.

"Ồ, ngày thứ năm, tháng thứ năm, năm giờ kém

năm," anh ta nghĩ. "Hôm nay sẽ là ngày may mắn của

mình đây!"

Anh ta quyết định đi xem cuộc đua ngựa, thế là

anh ta mặc quần áo và đi tới góc đợi xe bus. Chẳng

mấy chốc nó tới - nó mang số năm, và Nasruddin để ý

khi anh ta lên xe rằng đã có ba hành khách khác, người

lái xe và mình - năm người tất cả.

Anh ta tới đường đua và chờ đợi cuộc đua thứ

năm. Anh ta cá năm trăm ru pi để thắng - ngựa của anh

ta về đích thứ năm!

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#5 Tình yêu không biết tới nghĩa vụ

**Yêu bản thân mình và quan sát -

Hôm nay, ngày mai, luôn luôn.

Trước hết đưa bản thân ông vào con đường,

Thế rồi dạy,

Và như vậy đánh bại nỗi buồn.

Để nắn thẳng cái cong

Ông trước hết phải làm điều khó hơn -

Nắn thẳng bản thân mình.

Ông là thầy duy nhất của mình.

Ai khác?

chinh phục bản thân mình,

Và khám phá ra người thầy của mình.

Ông đã ương bướng nuôi dưỡng

Những điều hại riêng của mình.

Chẳng mấy chốc nó sẽ nghiền nát ông

Như kim cương nghiền nát đá.

Bởi ngu si riêng của mình

Ông sẽ bị hạ xuống thấp

Vì những ước muốn thù địch tồi tệ nhất.

Cho nên cây leo bóp nghẹt cây chủ.

Phục vụ bản thân mình khó làm sao,

Làm mất bản thân mình dễ làm sao

Trong điều hại và điều ngu.

Đám sậy katthaka chết đi khi nó mang quả.

Người ngu cũng thế,

Khinh bỉ giáo huấn của người đã thức tỉnh,

Hắt hủi những người theo luật,

Sẽ diệt vong khi ngu xuẩn của người đó nở hoa.**

Chúng ta bắt đầu bằng một trong những lời kinh

sâu sắc nhất của Phật Gautama:

**Yêu bản thân mình...**

Chính điều đối lập lại đã được dạy cho bạn bởi

mọi truyền thống của thế giới, mọi nền văn minh, mọi

nền văn hoá, mọi nhà thờ. Họ nói: yêu người khác,

đừng yêu bản thân mình. Và có chiến lược tinh ranh

nào đó đằng sau các giáo lí của họ.

Yêu là chất nuôi dưỡng cho linh hồn. Cũng như

thức ăn dành cho thân thể, tình yêu dành cho linh hồn.

Không có thức ăn thân thể yếu, không có tình yêu linh

hồn yếu. Và không nhà nước nào, không nhà thờ nào,

không quyền lợi được đầu tư nào, đã từng muốn mọi

người có linh hồn mạnh mẽ, bởi vì người có năng

lượng tâm linh nhất định có tính nổi dậy.

Yêu làm cho bạn có tính nổi dậy, cách mạng. Yêu

cho bạn đôi cánh soải bay lên cao. Yêu cho bạn cái

nhìn thấu vào mọi sự, để cho không ai có thể lừa được

bạn, khai thác bạn, áp bức bạn. Và các tu sĩ và chính

khách tồn tại chỉ trên máu của bạn - họ tồn tại chỉ ở

việc khai thác. Họ là kẻ ăn bám, mọi tu sĩ và mọi chính

khách.

Để làm cho bạn yếu về tâm linh họ đã tìm ra

phương pháp chắc chắn, một trăm phần trăm được

đảm bảo, và đó là dạy bạn không yêu bản thân mình -

bởi vì nếu một người không thể yêu được bản thân

mình người đó không thể yêu được bất kì ai khác.

Giáo lí này rất thủ đoạn. Họ nói: Yêu người khác đi -

bởi vì họ biết nếu bạn không thể yêu được bản thân

mình bạn không thể yêu được chút nào. Nhưng họ cứ

nói: Yêu người khác, yêu nhân loại, yêu Thượng đế,

yêu tự nhiên, yêu vợ bạn, chồng bạn, con bạn, bố mẹ

bạn, nhưng đừng yêu bản thân bạn - bởi vì yêu bản

thân bạn là ích kỉ theo họ.

Và họ kết án tự ái vì họ chẳng kết án cái gì khác -

và họ đã làm cho giáo lí của họ thành rất logic. Họ nói:

Nếu bạn yêu bản thân mình bạn sẽ trở thành người bản

ngã, nếu bạn yêu bản thân mình bạn sẽ trở thành tự

yêu mình. Điều đó không đúng. Một người yêu bản

thân mình thấy rằng không có bản ngã trong mình.

Chính bởi việc yêu người khác mà không yêu bản thân

mình, bởi việc cố gắng yêu người khác, mà bản ngã

phát sinh.

Các nhà truyền giáo, các nhà cải cách xã hội,

những người phục vụ xã hội, có những bản ngã lớn

nhất thế giới - một cách tự nhiên thôi, bởi vì họ nghĩ

bản thân mình là sinh linh tối cao rồi. Họ không phải

là người thường - người thường yêu bản thân họ - họ

yêu người khác, họ yêu những ý niệm lớn lao, họ yêu

Thượng đế. Và mọi tình yêu của họ đều giả, bởi vì mọi

tình yêu của họ không có gốc rễ nào.

Người yêu bản thân mình lấy bước đi đầu tiên

hướng tới tình yêu thực.

Điều đó giống như ném hòn đá cuội vào cái hồ im

lặng: những gợn sóng vòng tròn đầu tiên sẽ phát sinh

quanh hòn đá, rất gần với hòn đá, một cách tự nhiên -

chúng có thể nảy sinh ở đâu khác được? Và thế rồi

chúng sẽ cứ lan toả; chúng sẽ đạt tới bờ xa nhất. Nếu

bạn dừng các gợn sóng nảy sinh gần hòn đá, sẽ không

có gợn sóng nào hết cả. Thế thì bạn không thể hi vọng

tạo ra gợn sóng đạt tới những bờ xa nhất được; điều đó

là không thể được.

Và các tu sĩ và các chính khách trở nên nhận biết

về hiện tượng này: làm mọi người dừng việc yêu bản

thân họ và bạn đã phá huỷ đi năng lực yêu của họ. Bây

giờ bất kì cái gì họ nghĩ là yêu cũng sẽ chỉ là rởm. Nó

có thể là nghĩa vụ, nhưng không phải tình yêu - và

nghĩa vụ là từ tục tĩu bẩn thỉu. Bố mẹ đang hoàn thành

nghĩa vụ của họ với con cái, và thế rồi đến lượt mình

con cái sẽ hoàn thành nghĩa vụ của chúng với bố mẹ

chúng. Vợ có nghĩa vụ với chồng và chồng có nghĩa

vụ với vợ. Tình yêu ở đâu?

Tình yêu không biết gì tới nghĩa vụ cả. Nghĩa vụ là

gánh nặng, là hình thức. Tình yêu là vui vẻ, sự chia sẻ;

tình yêu là không hình thức. Người yêu không bao giờ

cảm thấy rằng mình đã làm đủ; người yêu bao giờ

cũng cảm thấy rằng nhiều nữa là có thể. Người yêu

chưa bao giờ cảm thấy, "Mình có nghĩa vụ với người

khác." Ngược lại, người đó cảm thấy, "Bởi vì tình yêu

của mình đã được tiếp nhận, mình được gia ơn. Người

kia đã gia ơn cho mình bởi việc tiếp nhận món quà của

mình, bởi việc không bác bỏ nó." Con người của nghĩa

vụ nghĩ, "Mình là người cao hơn, người tâm linh, phi

thường. Trông cách tôi phục vụ mọi người!"

Những người phục vụ nhân dân này là những

người rởm nhất thế giới, và là những kẻ gây hại nhất

nữa. Nếu chúng ta có thể gạt bỏ những công bộc này,

nhân loại sẽ được nhẹ gánh, sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng,

sẽ có khả năng lại nhảy múa, lại ca hát.

Nhưng trong nhiều thế kỉ gốc rễ của bạn đã bị chặt

rồi, bị đầu độc rồi. Bạn đã bị làm cho sợ hãi ngay cả

trong tình yêu với bản thân mình, cái là bước đầu tiên

của tình yêu và là kinh nghiệm đầu tiên. Người yêu

bản thân mình kính trọng bản thân mình, và người yêu

bản thân mình và kính trọng bản thân mình kính trọng

người khác nữa, bởi vì người đó biết, "Cũng như mình

hiện hữu, người khác hiện hữu. Cũng như mình tận

hưởng tình yêu, kính trọng, chân giá trị, người khác

cũng tận hưởng." Người đó trở nên nhận biết rằng

chúng ta không khác biệt; khi có liên quan tới những

điều nền tảng, chúng ta là một. Chúng ta đều ở dưới

cùng một luật: aes dhammo sanantano.

Phật nói: Chúng ta sống dưới cùng một luật vĩnh

hằng. Về chi tiết chúng ta có thể khác nhau chút ít - cái

đem tới sự đa dạng, điều đó là đẹp - nhưng ở nền tảng

chúng ta là một phần của một tự nhiên.

Người yêu bản thân mình tận hưởng tình yêu

nhiều, trở nên phúc lạc tới mức tình yêu bắt đầu tuôn

trào, nó bắt đầu đạt tới người khác. Nó phải đạt tới!

Nếu bạn sống tình yêu, bạn phải chia sẻ nó. Bạn không

thể cứ yêu bản thân mình mãi được, bởi vì một điều sẽ

trở thành tuyệt đối rõ ràng cho bạn: rằng nếu việc yêu

một người, bản thân bạn, mà cực lạc vô cùng và đẹp

thế, thì còn bao nhiêu cực lạc nữa đang chờ đợi bạn

nếu bạn bắt đầu chia sẻ tình yêu của mình với nhiều,

nhiều người!

Dần dần các gợn sóng bắt đầu lan ra ngày một xa

hơn. Bạn yêu người khác, thế rồi bạn bắt đầu yêu con

vật, chim chóc, cây cối, tảng đá. Bạn có thể rót đầu

toàn thể vũ trụ bằng tình yêu của bạn. Một người là đủ

để rót đầy toàn thể vũ trụ bằng tình yêu, cũng như một

hòn đá cuội có thể rót đầy toàn thể cái hồ bằng các gợn

sóng - một hòn đá nhỏ.

Chỉ vị Phật mới có thể nói: Yêu bản thân mình...

Không tu sĩ, không chính khách nào có thể đồng ý

được với điều đó, bởi vì điều này đang phá huỷ toàn

thể cơ ngơi của họ, toàn thể cấu trúc khai thác của họ.

Nếu một người không được phép yêu bản thân mình,

tâm linh người đó, linh hồn người đó, trở nên ngày

càng yếu ớt đi mọi ngày. Thân thể người đó có thể

phát triển nhưng người đó không có trưởng thành bên

trong, bởi vì người đó không có chất nuôi dưỡng bên

trong. Người đó vẫn còn là thân thể gần như không có

linh hồn hay chỉ có một tiềm năng, một khả năng, của

linh hồn. Linh hồn vẫn còn là hạt mầm, và nó sẽ vẫn

còn là hạt mầm nếu bạn không thể tìm thấy mảnh đất

đúng của tình yêu cho nó. Và bạn sẽ không tìm thấy nó

nếu bạn đi theo ý niệm ngu xuẩn: "Đừng yêu bản thân

mình."

Tôi cũng dạy các sannyasin của mình yêu bản thân

họ trước hết; điều đó chẳng liên quan gì tới bản ngã cả.

Thực ra, tình yêu là ánh sáng tới mức bóng tối của bản

ngã không thể tồn tại được chút nào trong nó. Nếu bạn

yêu người khác, nếu tình yêu của bạn bị hội tụ vào

người khác, bạn sẽ sống trong bóng tối.

Quay ánh sáng của bạn hướng tới bản thân bạn

trước nhất, trở thành ánh sáng lên bản thân bạn trước

nhất. Để cho ánh sáng xua tan bóng tối bên trong của

bạn, những yếu đuối bên trong của bạn. Để cho tình

yêu làm bạn thành sức mạnh vô cùng, lực tâm linh. Và

một khi linh hồn bạn mạnh mẽ bạn biết bạn sẽ không

chết, bạn là bất tử, bạn là vĩnh hằng.

Tình yêu cho bạn cái nhìn thấu đầu tiên vào vĩnh

hằng; tình yêu là kinh nghiệm duy nhất siêu việt lên

trên thời gian. Đó là lí do tại sao người yêu không sợ

chết: yêu không biết tới chết. Một khoảnh khắc của

yêu là nhiều hơn toàn thể vĩnh hằng. Nhưng yêu phải

bắt đầu từ chính chỗ bắt đầu. Yêu phải bắt đầu bằng

bước đầu tiên này: Yêu bản thân mình...

Đừng kết án bản thân mình. Bạn đã từng bị kết án

nhiều thế, và bạn đã chấp nhận tất cả kết án đó. Bây

giờ bạn cứ làm điều hại cho bản thân mình. Không ai

nghĩ bản thân mình đủ xứng đáng, không ai nghĩ bản

thân mình là sáng tạo đẹp đẽ của Thượng đế; không ai

nghĩ rằng mình được cần tới chút nào.

Đây là những ý niệm độc hại, nhưng bạn đã bị đầu

độc rồi. Bạn đã bị đầu độc bằng sữa của mẹ bạn - và

điều này đã là toàn thể quá khứ của bạn. Nhân loại đã

sống dưới đám mây đen tối, tối tăm của tự kết án. Nếu

bạn kết án bản thân mình, làm sao bạn có thể trưởng

thành được? Làm sao bạn có thể lúc nào đó trở nên

chín chắn được? Và nếu bạn kết án bản thân mình, làm

sao bạn có thể tôn thờ sự tồn tại được? Nếu bạn không

thể tôn thờ được sự tồn tại trong mình, bạn sẽ trở nên

không có khả năng tôn thờ sự tồn tại trong người khác;

điều đó sẽ là không thể được. Bạn có thể trở thành một

phần của cái toàn thể chỉ nếu bạn có kính trọng lớn lao

với Thượng đế đang cư ngụ bên trong bạn.

Bạn là người chủ, Thượng đế là khách của bạn.

Bằng việc yêu lấy bản thân mình bạn sẽ biết điều này:

rằng Thượng đế đã chọn bạn làm phương tiện. Trong

việc chọn bạn làm phương tiện ngài đã kính trọng bạn,

đã yêu bạn. Trong việc tạo ra bạn ngài đã chứng tỏ tình

yêu của ngài với bạn. Ngài đã không làm ra bạn một

cách ngẫu nhiên đâu; ngài đã làm ra bạn với định

mệnh nào đó, với tiềm năng nào đó, với vinh quang

nào đó mà bạn phải đạt tới. Vâng, Thượng đế đã tạo ra

con người theo hình ảnh riêng của ngài.

Con người phải trở thành thượng đế. Chừng nào

con người còn chưa trở thành thượng đế sẽ không có

việc hoàn thành, không có mãn nguyện. Nhưng làm

sao bạn có thể trở thành thượng đế được? Các tu sĩ của

bạn nói rằng bạn là tội nhân. Các tu sĩ nói rằng bạn đã

bị an bài rồi, rằng bạn nhất định xuống địa ngục. Và họ

làm cho bạn rất sợ việc yêu bản thân mình.

Đây là thủ đoạn của họ: chặt tại chính gốc rễ của

tình yêu. Và họ là những người rất tinh ranh, nghề

nghiệp tinh ranh nhất trên thế giới là của các tu sĩ; thế

rồi họ nói: yêu người khác. Bây giờ điều đó sẽ là chất

dẻo, chất tổng hợp, sự giả vờ, sự trình diễn.

Họ nói: Bây giờ yêu nhân loại, yêu đất mẹ của

bạn, yêu tổ quốc bạn, yêu cuộc sống, sự tồn tại,

Thượng đế. Toàn những từ to lớn, nhưng hoàn toàn vô

nghĩa. Bạn đã bao giờ bắt gặp nhân loại chưa? Bạn bao

giờ cũng bắt gặp con người - và bạn đã kết án con

người đầu tiên mà bạn bắt gặp, đó là bạn. Bạn đã

không kính trọng bản thân mình, không yêu bản thân

mình. Bây giờ toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị phí

hoài trong việc kết án người khác.

Đó là lí tại sao mọi người toàn là những người tìm

lỗi lớn lao thế. Họ thấy lỗi với bản thân mình - làm sao

họ có thể tránh việc tìm cùng lỗi trong người khác?

Thực ra, họ tìm thấy lỗi và họ sẽ khuếch đại chúng lên,

họ sẽ làm cho chúng to nhất có thể được. Điều đó

dường như là phương cách cứu mình duy nhất; bằng

cách nào đó, để giữ thể diện, bạn phải làm điều đó. Đó

là lí do tại sao lại có nhiều chỉ trích thế và thiếu tình

yêu thế.

Tôi nói đây là một trong những lời kinh sâu sắc

nhất của Phật, và chỉ người đã thức tỉnh mới có thể cho

bạn sự sáng suốt như thế.

Ông ấy nói: Yêu bản thân mình... Điều này có thể

trở thành nền tảng của biến đổi triệt để. Đừng sợ yêu

bản thân mình. Yêu một cách toàn bộđi, và bạn sẽ

ngạc nhiên: ngày bạn có thể gạt bỏ tất cả việc tự kết

án, tự không kính trọng, ngày bạn có thể gạt bỏ ý niệm

về tội lỗi nguyên thuỷ, ngày bạn có thể nghĩ về bản

thân mình là xứng đáng và được Thượng đế yêu mến,

sẽ là ngày của phúc lành lớn lao. Từ ngày đó trở đi bạn

sẽ bắt đầu thấy mọi người trong ánh sáng đúng của họ,

và bạn sẽ có từ bi. Và điều đó sẽ không phải là từ bi

được trau dồi đâu; nó sẽ là dòng chảy tự nhiên, tự phát.

Và người yêu bản thân mình có thể dễ dàng trở

nên có tính thiền, bởi vì thiền nghĩa là hiện hữu với

bản thân mình. Nếu bạn ghét bản thân mình - như bạn

vẫn ghét, như bạn đã từng được bảo phải ghét, và bạn

đã từng tuân theo nó một cách tôn giáo - nếu bạn ghét

bản thân mình, làm sao bạn có thể hiện hữu cùng bản

thân mình được? Và thiền không là gì ngoài việc tận

hưởng sự một mình đẹp đẽ của bạn, mở hội bản thân

bạn; đó là điều thiền tất cả là gì.

Thiền không phải là quan hệ; người khác không

được cần tới chút nào, người ta là đủ cho bản thân

mình. Người ta được tắm trong vinh quang riêng của

mình, được tắm trong ánh sáng riêng của mình. Người

ta đơn giản vui vẻ bởi vì người ta đang sống động, bởi

vì người ta hiện hữu.

Phép màu vĩ đại nhất trên thế giới là ở chỗ bạn

hiện hữu, ở chỗ tôi hiện hữu. Hiện hữu là phép màu vĩ

đại nhất, và thiền mở ra cánh cửa của phép màu vĩ đại

này. Nhưng duy nhất người yêu bản thân mình mới có

thể thiền được; bằng không bạn bao giờ cũng trốn khỏi

bản thân mình, né tránh bản thân mình. Ai muốn nhìn

vào khuôn mặt xấu xí và ai muốn xuyên thấu vào bản

thể xấu xí? Ai muốn đi sâu vào trong vũng bùn riêng

của mình, vào trong bóng tối riêng của mình? Ai muốn

đi vào trong địa ngục mà bạn nghĩ mình đang vậy?

Bạn muốn giữ cho toàn thể mọi sự được che đậy bằng

những đoá hoa đẹp và bạn muốn bao giờ cũng trốn

khỏi bản thân mình.

Do đó mọi người đều tìm kiếm bầu bạn liên tục.

Họ không thể ở cùng bản thân mình được; họ muốn ở

cùng người khác. Mọi người đều đang tìm kiếm bất kì

kiểu bầu bạn nào; nếu họ có thể né tránh bầu bạn với

chính mình bất kì cái gì cũng có tác dụng. Họ sẽ ngồi

trong rạp chiếu bóng ba giờ đồng hồ để xem cái gì đó

hoàn toàn ngu xuẩn. Họ sẽ đọc tiểu thuyết trinh thám

hàng giờ, phí hoài thời gian của họ. Họ sẽ đọc cùng tờ

báo đọc đi đọc lại chỉ để giữ cho họ bận rộn. Họ sẽ

chơi bài và chơi cơ chỉ để giết thời gian - cứ dường

như họ có nhiều thời gian lắm!

Chúng ta không có nhiều thời gian đâu; chúng ta

không có đủ thời gian để trưởng thành, để hiện hữu, để

hân hoan. Nhưng đây là một trong những vấn đề cơ

bản được tạo ra bởi việc nuôi dưỡng sai: bạn né tránh

bản thân mình.

Mọi người đang ngồi trước ti vi của họ dính chặt

lấy ghế, trong bốn, năm, thậm chí sáu giờ. Người Mĩ

trung bình xem ti vi năm giờ mỗi ngày, và bệnh này

đang lan ra trên khắp thế giới. Và bạn đang xem gì và

bạn thu được cái gì? Thiêu đốt mắt mình... bởi vì ti vi

là cái đầu tiên trên thế giới mà bạn phải nhìn vào chính

nguồn của ánh sáng. Bình thường bạn chẳng bao giờ

nhìn vào bản thân ánh sáng - bạn nhìn vào các vật

được chiếu sáng. Bạn không nhìn vào mặt trời; bạn

nhìn vào hoa hồng -mặt trời chiếu sáng lên hoa hồng.

Bạn nhìn vào cây xanh, bạn nhìn vào mặt mọi người.

Bạn không nhìn vào bản thân bóng đèn điện; bạn nhìn

vào bức tranh trên tường. Bạn sẽ không thể nào thấy

được bức tranh nếu ánh sáng không có đó, nhưng bạn

không nhìn trực tiếp vào nguồn sáng bởi vì điều đó đốt

cháy cơ chế rất tinh vi của mắt bạn.

Bây giờ trong ti vi bạn đang nhìn trực tiếp vào

nguồn sáng. Xem phim còn tốt hơn xem ti vi, bởi vì ít

nhất bạn cũng không nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. Ti

vi tạo ra nhiều bệnh tật thế, bây giờ họ đang nghi ngờ

rằng ngay cả ung thư cũng có thể là một trong các

bệnh do ti vi gây ra. Và vài bệnh mới nữa nhất định sẽ

được khám phá ra chóng thôi, bởi vì thế hệ xem ti vi

trong năm, sáu giờ một ngày đang lớn dần lên.

Nhưng điều này bao giờ cũng là vậy; cho dù ti vi

mà không có đi chăng nữa, vẫn có các thứ khác. Vấn

đề là như nhau: làm sao né tránh bản thân mình, bởi vì

người ta cảm thấy xấu thế. Và ai đã làm cho bạn xấu

thế? - cái gọi là những người tôn giáo của bạn, các

giáo hoàng của bạn, các shankaracharyas của bạn. Họ

chịu trách nhiệm cho việc bóp méo khuôn mặt của bạn

và họ đã thành công. Họ đã làm cho mọi người thành

xấu.

Từng đứa trẻ được sinh ra đều đẹp, và thế rồi

chúng ta bắt đầu bóp méo cái đẹp của nó, làm què quặt

nó theo nhiều cách, làm tê liệt nó theo nhiều cách, bóp

méo sự cân đối của nó, làm cho nó mất cân bằng. Sớm

hay muộn nó trở nên ghê tởm với bản thân mình tới

mức nó sẵn sàng sống cùng với bất kì ai. Nó có thể đi

tới gái mãi dâm để né tránh bản thân mình.

Yêu bản thân mình.., Phật nói. Và điều này có thể

biến đổi toàn thế giới. Nó có thể phá huỷ toàn thể quá

khứ xấu xí. Nó có thể báo trước một thời đại mới, nó

có thể là sự bắt đầu của một nhân loại mới.

Do đó nhấn mạnh của tôi là vào tình yêu - nhưng

tình yêu bắt đầu từ bản thân bạn, thế thì nó có thể cứ

lan toả. Nó cứ lan toả theo cách riêng của nó; bạn

không cần làm cái gì để lan toả nó.

Yêu bản thân mình.., Phật nói. Và thế rồi ngay lập

tức ông ấy nói: và quan sát... Đó là thiền, đó là cái tên

của Phật dành cho thiền. Nhưng yêu cầu đầu tiên là

yêu bản thân mình, và thế rồi quan sát. Nếu bạn không

yêu bản thân mình và bắt đầu quan sát, bạn có thể cảm

thấy giống như tự tử.

Nhiều Phật tử cảm thấy giống như tự tử bởi vì họ

không chú ý tới phần thứ nhất của lời kinh này, họ lập

tức nhảy vào phần thứ hai: quan sát bản thân mình.

Thực ra, tôi chưa bao giờ bắt gặp một lời bình luận nào

về Dhammapada, về những lời kinh này của Phật, mà

đã chú ý tới phần thứ nhất: Yêu bản thân mình.

Socrates nói: Biết bản thân ông, Phật nói: Yêu bản

thân ông. Và Phật là đúng hơn nhiều, bởi vì chừng nào

bạn còn chưa yêu bản thân mình bạn sẽ không bao giờ

biết tới bản thân mình - việc biết chỉ tới về sau, yêu

chuẩn bị mảnh đất. Yêu là khả năng của việc biết bản

thân người ta, yêu là con đường đúng để biết bản thân

người ta.

Tôi có thời đã ở cùng một sư Phật giáo, Jagdish

Kashyap; ông ấy bây giờ chết rồi. Ông ấy là người tốt.

Chúng tôi đã nói về Dhammapada và chúng tôi đã bắt

gặp lời kinh này, và ông ấy bắt đầu nói về quan sát, cứ

dường như ông ấy đã không đọc phần đầu chút nào.

Không phật tử truyền thống nào đã từng chú ý tới phần

thứ nhất; ông ấy đơn giản bỏ qua nó.

Tôi nói với Bhikshu Jagdish Kashyap, "Đợi đã!

Ông đang bỏ qua cái gì đó rất bản chất. Quan sát là

bước thứ hai và ông đang làm nó thành bước thứ nhất,

và nó không thể là bước thứ nhất được."

Thế rồi ông ấy đọc lại lời kinh và ông ấy nói với

con mắt hoang mang, "Tôi đã từng đọc Dhammapada

cả đời mình và tôi phải đã đọc kinh này cả triệu lần rồi

- nó là lời cầu nguyện mọi sáng của tôi để đọc qua

Dhammapada, tôi có thể nhắc lại nó đơn giản từ trí

nhớ lấy, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng 'yêu bản

thân mình' là phần đầu của thiền và quan sát là phần

thứ hai."

Và đây là trường hợp của hàng triệu Phật tử trên

khắp thế giới, và đây là trường hợp với tân Phật tử nữa

- bởi vì ở phương Tây Phật giáo bây giờ đang lan rộng.

Thời gian cho Phật đã tới ở phương Tây. Bây giờ

phương Tây sẵn sàng hiểu Phật, và cùng sai lầm đang

bị mắc phải ở đó nữa. Không ai nghĩ rằng "Yêu bản

thân mình" phải là nền tảng cho việc biết bản thân

mình, cho việc quan sát bản thân mình... bởi vì chừng

nào bạn còn chưa yêu bản thân mình thì bạn không thể

đối diện với bản thân mình, bạn sẽ né tránh. Việc quan

sát của bạn bản thân nó có thể là cách để né tránh bản

thân mình.

Thứ nhất:

**Yêu bản thân mình và quan sát -

Hôm nay, ngày mai, luôn luôn.**

Tạo ra năng lượng yêu quanh bản thân bạn đi. Yêu

thân thể bạn, yêu tâm trí bạn. Yêu toàn thể bộ máy của

bạn, toàn thể cơ thể bạn. Với "yêu" được ngụ ý: chấp

nhận nó như nó vậy, không cố gắng kìm nén. Chúng ta

kìm nén chỉ khi chúng ta ghét cái gì đó, chúng ta kìm

nén chỉ khi chúng ta chống lại cái gì đó. Đừng kìm

nén, bởi vì nếu bạn kìm nén, làm sao bạn sẽ quan sát?

Và chúng ta không thể nhìn thẳng vào mắt kẻ thù

được; chúng ta chỉ có thể nhìn vào mắt của người yêu

của mình. Nếu bạn không phải là người yêu bản thân

mình bạn sẽ không có khả năng nhìn vào trong mắt

riêng của mình, vào trong khuôn mặt riêng của mình,

vào trong thực tại riêng của mình.

Quan sát là thiền, cái tên của Phật đặt cho thiền.

'Quan sát' là từ quan sát của Phật. Ông ấy nói: Nhận

biết, tỉnh táo, đừng vô ý thức. Đừng cư xử theo cách

ngủ. Đừng cứ vận hành như cái máy, như rô bốt. Đó là

cách mọi người đang vận hành.

Mike vừa mới chuyển tới căn hộ của mình và

quyết định mình phải làm quen với nhà hàng xóm bên

kia hành lang. Khi cửa mở ra anh ta vui mừng ngạc

nhiên thấy một cô gái tóc vàng xinh đẹp trẻ trung ló ra

từ bộ áo ngủ thấy rõ bên trong.

Mike nhìn thẳng vào mắt cô ấy và nói thêm: "Xin

chào! Tôi là cục cưng mới của cô đối diện qua hành

lang đây - tôi có thể mược cô cái chén được không?"

Mọi người sống một cách vô ý thức: họ không

nhận biết về điều họ đang nói, điều họ đang làm - họ

không có tính quan sát. Mọi người cứ phỏng đoán,

không nhìn; họ không có sáng suốt nào, họ không thể

có được. Sáng suốt chỉ nảy sinh qua tính quan sát lớn

lao: thế thì bạn có thể thấy ngay cả bằng mắt nhắm.

Ngay bây giờ bạn không thể thấy được cho dù với mắt

mở. Bạn phỏng đoán, bạn suy diễn, bạn áp đặt, bạn

phóng chiếu.

Grace nằm trên tràng kỉ của nhà tâm thần.

"Nhắm mắt lại và thảnh thơi đi," bác sĩ tâm thần

nói, "và tôi sẽ thử một thực nghiệm."

Ông ta rút chiếc túi khoá bằng da ra khỏi túi quần,

kéo phec mơ tuya mở nó ra và lắc chìa khoá. "Âm

thanh đó nhắc nhở cô về cái gì?" ông ta hỏi.

"Dục," cô ấy thì thào.

Thế rồi ông ta đóng túi lại và chạm nó và mu bàn

tay cô gái. Thân thể cô ta cứng lại.

"Và cái đó?" nhà tâm thần hỏi.

"Dục," Grace lầm bầm một cách sốt ruột.

"Bây giờ mở mắt ra," bác sĩ chỉ thị, "và nói cho tôi

tại sao tôi đã gợi dục cho cô."

Một cách ngần ngại, tròng mắt cô ấy nhấp nháy

mở ra. Grace thấy túi chìa khoá trong tay nhà phân tâm

và thẹn đỏ mặt.

"Thế này - lúc bắt đầu," cô ta lắp bắp, "tôi cứ

tưởng rằng âm thanh đầu tiên là việc mở khoá quần

của ông..."

Tâm trí bạn thường xuyên phóng chiếu - phóng

chiếu bản thân nó. Tâm trí bạn thường xuyên can thiệp

vào thực tại, cho nó mầu sắc, hình và dạng mà không

phải của riêng nó. Tâm trí bạn chưa bao giờ cho phép

bạn thấy cái đang đó; nó cho phép bạn thấy chỉ cái nó

muốn thấy.

Mới hai mươi năm trước đây, các nhà khoa học

vẫn nghĩ rằng mắt chúng ta, tai, mũi và các giác quan

khác, và tâm trí, đều không là gì ngoài những lối mở

vào thực tại, cây cầu tới thực tại. Nhưng trong vòng

hai mươi năm - hai mươi năm qua - toàn thể hiểu biết

đã thay đổi. Bây giờ họ nói các giác quan của chúng ta

và tâm trí không thực sự là các lối mở tới thực tại mà

là lính gác cản lại nó. Chỉ hai phần trăm thực tại đi qua

những lính gác này vào trong bạn; chín mươi tám phần

trăm thực tại bị giữ ở ngoài. Và hai phần trăm đạt tới

bạn đó và bản thể bạn không còn như trước nữa; nó

phải đi qua nhiều rào chắn, nó phải tuân thủ nhiều điều

tâm trí, tới mức lúc nó đạt tới bạn nó không còn là bản

thân nó nữa.

Thiền nghĩa là gạt tâm trí sang bên để cho nó

không còn can nhiễu vào thực tại và bạn có thể thấy

mọi thứ như chúng vậy. Tại sao tâm trí can thiệp vào

tất cả? - bởi vì tâm trí do xã hội tạo ra. Nó là tác nhân

của xã hội ở bên trong bạn; nó không trong phục vụ

bạn đâu, nhớ lấy! Nó là chính tâm trí bạn nhưng nó

không phục vụ bạn; nó đang trong mưu đồ chống lại

bạn. Nó đã từng được xã hội ước định; xã hội đã cấy

nhiều điều vào trong nó. Nó là tâm trí bạn, nhưng nó

không vận hành như người phục vụ bạn; nó vận hành

như người phục vụ xã hội.

Nếu bạn là người Ki tô giáo thế thì nó vận hành

như một tác nhân của nhà thờ Ki tô giáo, nếu bạn là

người Hindu thế thì tâm trí bạn là Hindu giáo, nếu bạn

là Phật tử tâm trí bạn là Phật giáo. Và thực tại không là

người Ki tô giáo không là người Hindu giáo không là

người Phật giáo; thực tại là đơn giản như nó đang đấy.

Và bạn phải gạt các tâm trí này sang bên: tâm trí cộng

sản, tâm trí phát xít, tâm trí Cơ đốc giáo, tâm trí Tin

Lành...

Có ba nghìn tôn giáo trên trái đất - các tôn giáo lớn

và các tôn giáo nhỏ và những giáo phái rất nhỏ, giáo

phái bên trong giáo phái - ba nghìn tất cả. Cho nên tồn

tại ba nghìn tâm trí, các kiểu tâm trí - và thực tại là

một, và Thượng đế là một, và chân lí là một!

Thiền nghĩa là: gạt tâm trí sang bên và quan sát.

Bước đầu tiên - yêu bản thân mình - sẽ giúp cho bạn

vô cùng. Bằng việc yêu bản thân mình bạn sẽ phá huỷ

đi nhiều điều xã hội đã cấy vào bên trong bạn. Bạn sẽ

trở nên tự do hơn với xã hội và ước định của nó.

Và bước thứ hai là: quan sát - chỉ quan sát. Phật

không nói cái gì phải được quan sát - mọi thứ! Bước

đi, quan sát việc bước của bạn. Ăn, quan sát việc ăn

của bạn. Tắm, quan sát nước, nước lạnh rơi vào bạn,

việc chạm của nước, cái lạnh, sự rùng mình chạy suốt

xương sống - quan sát mọi thứ, Hôm nay, ngày mai,

luôn luôn.

Một khoảnh khắc chung cuộc sẽ tới khi bạn có thể

quan sát ngay cả giấc ngủ của mình. Đó là điều tối

thượng trong quan sát. Thân thể cứ ngủ và vẫn có

người quan sát thức, im lặng quan sát thân thể đang

ngủ say. Đó là điều tối thượng trong quan sát. Ngay

bây giờ chính cái đối lập mới là hoàn cảnh: thân thể

bạn thức nhưng bạn đang trong giấc ngủ. Thế thì bạn

sẽ thức và thân thể bạn sẽ ngủ. Thân thể cần nghỉ ngơi

nhưng tâm thức của bạn không cần ngủ. Tâm thức của

bạn là ý thức; nó là sự tỉnh táo, đó là chính bản chất

của nó.

Thân thể mệt mỏi bởi vì thân thể sống dưới luật

hấp dẫn; chính lực hấp dẫn làm bạn mệt mỏi. Đó là lí

do tại sao chạy nhanh bạn chóng sẽ mệt, lên cầu thang

bạn sẽ chóng bị mệt, bởi vì lực hấp dẫn kéo bạn xuống.

Thực ra, đứng là mệt, ngồi là mệt. Khi bạn nằm dài ra,

theo chiều ngang, chỉ thế thì mới có một chút nghỉ

ngơi cho thân thể, bởi vì bây giờ bạn trong hài hoà với

luật hấp dẫn. Khi bạn đứng, theo chiều đúng, bạn đang

ngược lại luật; máu đi lên trên đầu, ngược với luật, tim

phải bơm vất vả.

Cho nên khi bạn bị đau tim thì bác sĩ gợi ý một

thời kì nghỉ dài: chỉ nằm dài ra theo chiều ngang - kiểu

con chó ngủ trong phim hoạt hình ấy! Điều đó sẽ giữ

bạn hài hoà với lực hấp dẫn, bằng không thì lực hấp

dẫn gây mệt mỏi. Nhưng tâm thức không vận hành

dưới luật hấp dẫn; do đó nó không bao giờ bị mệt mỏi

cả. Lực hấp dẫn không có quyền năng nào lên tâm

thức; nó không phải là tảng đá, nó không có trọng

lượng. Nó vận hành dưới luật khác toàn bộ: luật của

duyên dáng, hay như nó được biết tới ở phương Đông,

luật bay lên. Hấp dẫn nghĩa là kéo xuống, bay lên

nghĩa là kéo lên. Thân thể liên tục bị kéo xuống. Đó là

lí do tại sao chung cuộc nó sẽ phải nằm xuống trong

nấm mồ; đó sẽ là việc nghỉ ngơi thực cho nó - cát bụi

trở về với cát bụi. Thân thể đã trở về cội nguồn của nó,

hỗn loạn đã dừng lại, bây giờ không có xung đột. Các

nguyên tử của thân thể bạn sẽ có nghỉ ngơi thực sự

trong nấm mồ.

Linh hồn soải cánh bay lên ngày càng cao hơn.

Khi bạn trở nên ngày một có tính quan sát hơn bạn bắt

đầu có đôi cánh - thế thì toàn thể bầu trời là của bạn.

Con người là sự gặp gỡ của đất và trời, của thân thể và

linh hồn.

**Trước hết đưa bản thân ông vào con đường,

Thế rồi dạy,

Và như vậy đánh bại nỗi buồn.**

Từng lời kinh đều hàm chứa với nghĩa lớn lao.

Trước hết Phật nói: Yêu bản thân mình và quan sát...

Và ngay lập tức ông ấy nhắc nhở các đệ tử của mình:

Trước hết đưa bản thân ông vào con đường...

Ông ấy nói: Các ông lưu ý, đừng bắt đầu dạy điều

ta đang nói cho các ông. Tâm trí giở nhiều trò thế, và

trò chơi tối thượng của nó là trở thành thầy giáo. Biến

đổi bản thân bạn là khó khăn, gian nan; rất dễ dạy

người khác. Khó là đệ tử, rất dễ là thầy giáo - bởi vì đệ

tử phải buông xuôi và thầy giáo có thể giữ tất cả bản

ngã của mình. Thực ra, thầy giáo có thể có nhiều bản

ngã hơn bởi vì nhiều người buông xuôi theo ông ấy

thế. Chừng nào ông ấy còn chưa trở nên có uy tín theo

cách nào đó - điều đó nghĩa là ông ấy đã đạt tới tình

yêu và tính quan sát - chừng nào ông ấy còn chưa đi

tới sự sáng tỏ của tâm thức điều làm cho người ta

thành vị phật, ông ấy không nên đi dạy.

Trước hết đưa bản thân ông vào con đường, thế

rồi dạy, và như vậy đánh bại nỗi buồn. Bằng không

điều này xảy ra: nghe vị phật, giáo huấn hay của ông

ấy, bạn trở nên đầy những giáo huấn tới mức ham

muốn lớn nảy sinh trong bạn để dạy người khác. Bạn

hoàn toàn quên hết rằng trước hết bạn phải thực hành

trước khi bạn có thể thuyết giảng. Đó là cách nó xảy ra

trên khắp thế giới.

Một lần tôi được đưa tới một trường đại học Ki tô

giáo, một trong những trường lớn nhất ở Ấn Độ, nơi

họ tạo ra các nhà truyền giáo, mục sư, linh mục vân

vân. Tôi có chút ít phân vân: làm sao bạn có thể tạo ra

các tu sĩ, mục sư, nhà truyền giáo trong đại học được?

Điều đó là không thể được. Ông hiệu trưởng quan tâm

tới tôi lắm; ông ấy đã mời tôi. Ông ấy nói, "Tới và

xem đi!"

Đó là quá trình sáu năm, và tôi nhìn quanh trường,

một khu trường sở lớn - bẩy trăm người đã sẵn sàng để

trở thành tu sĩ, người thuyết giảng, thầy giáo - tôi nhìn

quanh, đi vào nhiều lớp, và điều tôi thấy thực sự khôi

hài. Buồn cười thế.

Trong một lớp thầy giáo đang nói với học sinh,

"Khi các em cho bài giảng đạo, đây là cách các em

phải đứng, và khi các em nói tới điểm này, đây là cách

các em phải giơ tay lên, đây là những cử chỉ các em

làm, đây là cách các em phải nhắm mắt lại - cứ dường

như người ta đã đi vào thiền sâu, sâu lắm..." Cứ dường

như - đừng quên từ "cứ dường như." Họ đang học như

các diễn viên.

Ở Pune có một viện phim nơi họ chuẩn bị cho các

diễn viên; điều đó tôi có thể hiểu được - việc diễn có

thể được dạy. Ngay cả ở đó tôi cũng chưa bao giờ

nghe nói viện phim đó đã tạo ra các diễn viên lớn,

nhưng người ta có thể hiểu được rằng việc diễn có thể

được dạy, mặc dù các diễn viên lớn đã không được các

viện phim tạo ra. Ngay cả ở đó điều đó không làm

được.

Diễn viên cũng được sinh ra như nhà thơ, bởi vì

việc diễn là thơ ca, nó là nghệ thuật; bạn phải có một

tinh thần bẩm sinh. Không phải mọi người đều có thể

là diễn viên được, bởi vì người ta phải tham gia rất

nhiều vào việc diễn, tham gia sâu tới mức người ta

quên mất rằng người ta là tách biệt. Người ta phải mất

đi căn cước của mình trong việc diễn, người ta phải trở

thành một phần của người khác; người ta phải quên đi

mọi thứ về bản thân mình. Đây không phải là kì công

bình thường đâu. Người ta có thể nghĩ rằng việc diễn

có thể được dạy - nhưng làm sao bạn có thể dạy mọi

người trở thành thầy được?

Được phép thầy hiệu trưởng tôi đã kể cho ông ấy

một câu chuyện:

"Tôi đã nghe - nó phải đã xảy ra ở đại học nào đó

như đại học của ông - thầy giáo đang nói cho học sinh,

'Khi các em nói về thiên đường, cõi trời, mỉm nụ cười

cõi trời, đôi mắt các em đầy vui vẻ và ánh sáng, và

nhìn lên trời. Và trong một khoảnh khắc trở nên im

lặng và để cho mọi người thấy các em đang vui vẻ thế

nào, các em đầy ánh sáng và vui vẻ thế nào.'

"Một học sinh giơ tay lên và cậu ta nói, 'Điều đó

đúng đấy, nhưng khi chúng ta nói về địa ngục, phải

làm sao?'

"Thầy giáo nói, 'Thế thì như các em sẽ làm - đứng

như các em ấy. Các em không cần làm gì khác cả, chỉ

là bản thân mình, có vậy thôi, và điều đó sẽ chỉ ra cho

họ địa ngục là gì.'"

Dạy mọi người trở thành thầy là điều ngớ ngẩn

thế. Jesus đã không học trong đại học nào. Điều may là

những đại học như thế đã không tồn tại trong những

ngày đó; bằng không thì họ đã phá huỷ Jesus rồi. Phật

chưa bao giờ tới bất kì viện tôn giáo nào để học cả.

Tôn giáo phải được sống, bởi vì đó là cách duy nhất để

học nó.

Phật nói:

**và như vậy đánh bại nỗi buồn.**

Yêu, quan sát, trở thành người chứng ngộ - thế thì

giáo huấn sẽ đơn giản, thế thì nó sẽ bắt đầu tuôn chảy

từ bạn. Bạn sẽ dạy bằng việc bước đi của bạn, bằng

việc ngồi của bạn, bằng im lặng của bạn, bằng việc nói

của bạn. Bạn sẽ liên tục dạy theo mọi cách có thể

được.

Sống với thầy là thường xuyên được mưa rào bởi

giáo huấn của thầy. Bất kì điều gì thầy làm, cách thầy

làm đều có hương thơm khác toàn bộ: nó là trong thế

giới nhưng không của thế giới.

**Để nắn thẳng cái cong

Ông trước hết phải làm điều khó hơn -

Nắn thẳng bản thân mình.**

Dễ dàng nhìn vào lỗi của mọi người. Người ta

thích nhìn vào lỗi của mọi người, bởi vì điều đó giúp

và làm mạnh thêm cho bản ngã của bạn: "Ta cao siêu

hơn nhiều." Rất khó thấy lỗi riêng của mình; chỉ người

yêu bản thân mình mới có thể thấy chúng.

Đừng nghe người khác, điều họ nói về bạn. Thấy

bản thân bạn đi, bạn là ai, bạn ở đâu, lỗi của bạn là gì.

Và phép màu là: việc thấy lỗi qua nhận biết riêng của

bạn làm tan biến nó đi. Bạn không cần làm nỗ lực nào

để làm tan biến nó; chính nhận biết là đủ. Nó bắt đầu

tan ra như băng trong mặt trời nóng. Nhưng rất khó

thấy lỗi của riêng người ta, bởi vì bạn chưa bao giờ

nhìn vào bản thân mình; bạn thường xuyên hướng

ngoại, nhìn vào người khác.

Cô nhân viên mới xinh xắn ghi tốc kí đưa một mẩu

giấy cho người kiểm toán công ti, và nói, "Đây là báo

cáo đó mà ông muốn có, thưa ông Berry."

"Tên tôi là Perry!" ông ta chữa lại. "Cô phải đã nói

với ông kế toán trưởng người không thể phát âm được

âm P cho đúng. Ông ấy đã nói gì về tôi?"

"Chỉ mỗi điều khi tới các chi tiết vô nghĩa, ông là

người rộng lượng thực sự!"

Điều đó chắc chắn khó, bởi vì bạn phải quay toàn

thể ý thức của mình hướng vào bản thân mình. Và

chúng ta đã trở thành hướng ngoại thế, chúng ta đã bị

làm cho hướng ngoại tới mức hướng nội dường như là

không thể được. Chúng ta bị tê liệt; chúng ta chỉ có thể

nhìn vào người khác. Ngay cả chúng ta muốn nhìn vào

bản thân mình chúng ta cũng phải nhìn qua gương.

Thế thì hình ảnh trong gương trở thành người khác.

Người ta phải học nhìn vào bản thân mình bằng

mắt nhắm, để quan sát một cách im lặng. Và đừng

mang bất kì định kiến trước nào. Nhiều người đã bảo

bạn, "Đây là lỗi của anh." Đừng mang những ý niệm

đó bên trong bạn, bằng không bạn sẽ thấy chúng - bởi

vì ý nghĩ rất có tính bịa đặt. gạt sang bên tất cả những

điều đã được nói về bạn. Nhớ một điều: chừng nào bạn

còn chưa biết nó theo thẩm quyền riêng của mình, nó

không có giá trị, vô nghĩa. Cho nên đi mà không có

định kiến nào - ủng hộ hay chống đối. Đi trong cởi mở

toàn bộ và nhìn. Và nếu bạn yêu và nếu bạn biết cách

nhìn, bạn sẽ bắt gặp hiện tượng huyền bí nhất: thấy lỗi

là làm tan biến nó. Đó là bí mật lớn lao của Phật: biết

rằng bạn đang làm điều gì đó sai là đủ; bạn không thể

làm nó thêm nữa.

Socrates nói: Tri thức là đức hạnh. Ông ấy chỉ có

thể được hiểu trong ánh sáng của Phật. Ông ấy đã bị

hiểu lầm rất nhiều ở Hi Lạp, bởi vì Hi Lạp đã tạo ra

các triết gia vĩ đại nhưng không tạo ra chư phật vĩ đại.

Chỉ có bốn cái tên từ Hi Lạp mà có thể được tính trong

số chư phật: Socrates, Pythagoras, Heraclitus, Plotinus.

Và có hàng nghìn cái tên triết gia lớn. Thảm kịch Hi

Lạp là ở cỗ có nhiều triết gia thế và ít chư phật thế.

Socrates đã nói điều gì đó có giá trị mênh mông,

nhưng nó ở ngoài hoàn cảnh. Đã không có bầu không

khí trong đó nó có thể được hiểu. Ông ấy đã nói ra

chân lí: tri thức là đức hạnh. Nếu bạn biết cái gì đó là

sai nó biến mất; nếu bạn biết cái gì đó là đúng bạn bắt

đầu hành xử tương ứng.

Đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói: Chân lí giải

thoát. Biết chân lí là đủ, và giải thoát xảy ra theo cách

riêng của nó. Không phải là trước hết bạn phải biết và

thế rồi bạn phải thực hành. Việc biết là đủ: nó biến đổi

lương tâm của bạn, và một khi lương tâm được biến

đổi, tính cách của bạn đi theo như cái bóng.

**Ông là thầy duy nhất của mình.

Ai khác?

chinh phục bản thân mình,

Và khám phá ra người thầy của mình.**

Phật nói thầy bên ngoài không là gì ngoài sự phản

xạ của cái bên trong. Ở cùng với thầy bên ngoài là vì

mục đích nào đó - để cho thầy bên trong bắt đầu được

đồng bộ với thầy bên ngoài. Thầy bên ngoài chỉ là sự

khêu gợi, thách thức, nhưng chức năng thực của thầy

là giúp cho bạn khám phá ra thầy riêng của mình.

Thầy thực không bao giờ tạo ra sự phụ thuộc của

tín đồ và đệ tử của mình; thầy giúp họ được độc lập,

được tự do. Thầy chưa bao giờ cho họ hình mẫu sống

nào đó; thầy chỉ cho họ hướng dẫn về cách đạt tới ánh

sáng của riêng họ. Thầy giúp họ là chính bản thân họ;

thầy không áp đặt cá tính của mình lên đệ tử mình.

Đây là tiêu chí qua đó đánh giá được thầy là thực

hay giả. Nếu ai đó cố gắng áp đặt cá tính của người đó

lên bạn, ý niệm của của người đó lên bạn, tính cách

của người đó lên bạn, đạo đức của người đó lên bạn,

nguyên tắc của người đó lên bạn, hãy thận trọng!

Tránh người như vậy nhanh chóng nhất có thể được.

Người đó là nguy hiểm, người đó có tính huỷ diệt.

Người đó có thể có vẻ rất đáng yêu với bạn, nhưng

tình yêu của người đó là độc hại. Người đó có thể rất

dịu ngọt, nhưng dịu ngọt của người đó không là gì

ngoài chất độc được bọc đường.

Thầy thực là người giúp bạn là chính bản thân

mình, người giúp bạn được tự do - ngay cả tự do với

bản thân thầy.

Thiền nhân nói: Nếu ông gặp Phật trên đường, giết

ông ta đi! Và họ tôn thờ Phật, và dầu vậy họ vẫn nói:

Nếu ông gặp Phật trên đường, giết ông ta đi! Họ đơn

giản nói điều bản thân Phật đã nói. Phật khăng khăng

trong cả đời mình: Đừng đi theo - hãy hiểu. Thấm đẫm

tâm linh ta, nhưng đừng theo tính cách của ta. Bạn sẽ

phải có tính cách riêng của bạn, cái sẽ là duy nhất, bởi

vì chưa bao giờ có cá nhân nào khác giống bạn và

không cá nhân nào sẽ bao giờ là người có thể giống

bạn. Bạn là duy nhất.

Đừng trở thành người bắt chước. Nhưng đó là điều

xảy ra: mọi người trở thành vẹt. Họ lặp lại điều thầy họ

nói, họ bắt chước cách thầy họ sống.

Reid rất thích con vẹt đực của mình. Con vẹt này

đã trở thành đáng thất vọng sau đủ mọi loại thực

nghiệm để làm nó chừa nói, Reid quyết định rằng anh

bạn có lông vũ của mình cần chút dục.

Reid tìm được một con vẹt cái đẹp ở hiệu vật nuôi

và trả năm mươi đô la để cho con chim của mình được

phục vụ.

Con cái được chuyển tới nhà của Reid và được cho

vào lồng của con vẹt đực. Ngay lập tức con vẹt đực

kêu lên một tiếng khủng khiếp và bắt đầu dứt lông con

vẹt cái ra.

"Mày làm gì thế?" con vẹt cái la lên.

"Vì năm mươi đô la đấy, bé," con đực kêu lên, "tao

muốn mày trần truồng ra!"

Người đó có thể đơn giản bắt chước thầy mình!

Đừng là vẹt, đừng bắt chước. Đích thực là bản thân

mình đi, thực là bản thân mình đi.

Ông là thầy duy nhất của mình. Ai khác? Chinh

phục bản thân mình. Khi Phật nói, chinh phục bản

thân mình, ông ấy không ngụ ý kìm nén bản thân bạn

đâu. Việc dịch là không chính xác cho điều ông ấy ngụ

ý. Và có khó khăn trong việc dịch ông ấy, bởi vì Phật

dùng từ 'cái ta' theo nghĩa của bản ngã. Ông ấy không

phải là người tin vào cái ta. Ông ấy nói bất kì cảm giác

nào về cái ta đều không là gì ngoài một dạng tinh vi

của bản ngã.

Và khi ông ấy nói, "chinh phục bản thân mình,"

ông ấy đơn giản ngụ ý: nhìn sâu vào trong ý niệm về

bản ngã của bạn - và nó sẽ mất đi, nó sẽ biến mất. Nó

là hiện tượng giả. Ý niệm rằng "ta tách rời khỏi sự tồn

tại," là ý niệm sai, hoàn toàn sai. Nó chỉ cần một cảm

nhận đúng và nó sẽ bị biến mất. Và khoảnh khắc bản

ngã biến mất, bạn có thể khám phá ra người thầy riêng

của mình.

Khi bản ngã không có đó, ai có đó? - tâm thức

thuần khiết, nhận biết thuần khiết, không trung tâm

nào cho nó, không có nội dung nào. Không có ý nghĩ

và không có trung tâm, chỉ là tâm thức thuần khiết -

tâm thức không có trung tâm nào và không có chu vi

vào. Tâm thức đó là niết bàn, chứng ngộ; bạn đã đi tới

người thầy riêng của mình. Từ đó trở đi bạn không cần

hỏi bất kì ai. Cho dù bạn muốn hỏi bạn cũng không thể

hỏi được: mọi câu hỏi đã bay hơi hết, mọi vấn đề đã

bay hơi hết.

Trạng thái không vấn đề, không câu hỏi này này là

trạng thái của phúc lạc, của an bình, của chân lí, của tự

do.

**Ông đã ương bướng nuôi dưỡng

Những điều hại riêng của mình.

Chẳng mấy chốc nó sẽ nghiền nát ông

Như kim cương nghiền nát đá.**

Và nhớ: bất kì cái gì bạn đã từng làm, không ai

khác chịu trách nhiệm cho nó. Ông đã ương bướng

nuôi dưỡng nững điều hại riêng của mình. Nó là ý chí

riêng của bạn, nó bắt nguồn từ chọn lựa riêng của bạn,

rằng bạn đã làm những điều mà chung cuộc có tính

huỷ diệt bạn. Lúc ban đầu chúng có thể dường như

không thế; đến cuối bạn sẽ đi tới biết rằng bạn đã tự

giết chết bản thân mình, đã tự đầu độc mình, dần dần,

dần dần. Và bởi vì nó là quá trình chậm chạp thế, bạn

không thể trở nên nhận biết được. Để trở nên nhận biết

về các quá trình chậm chạp, cần có tính nhận biết lớn

lao.

Tôi đã nghe nói về một thực nghiệm:

Một nhà khoa học ném một con ếch vào trong

nước sôi. Một cách tự nhiên ếch nhảy ngay ra khỏi

nước - ngay lập tức, nó không mất một khoảng khắc

nào; đó là vấn đề sống và chết. Nó nhảy thực sự cao,

như nó chưa bao giờ từng nhảy trước đây.

Thế rồi nhà khoa học cho ếch vào trong một thùng

nước khác với cùng nhiệt độ như thân thể ếch. Con ếch

rất sung sướng, nghỉ ngơi ở dưới đáy. Và thế rồi nhà

khoa học đun nước lên chậm tới mức phải mất hai

mươi bốn giờ để nước tới điểm sôi. Con ếch chẳng bao

giờ nhảy ra khỏi nước. Nó không thể trở nên nhận biết

được - quá trình này chậm thế, việc tăng nhiệt chậm

tới mức nó cần nhận biết của vị phật. Bạn không thể

mong đợi điều đó từ ếch được - bạn không thể mong

đợi điều đó từ mọi người được!

Con ếch chết. Nước sôi, con ếch bị đun sôi dần,

nhưng nó sẽ không nhảy ra khỏi nước. Hai mươi bốn

giờ là đủ; nó trở nên quen với việc tăng chậm. Nó bị

làm ấm lên chậm tới mức nó không bao giờ có thể

phân biệt được rằng nước đã bị đun nóng lên.

Đó là điều đang xảy ra trong cuộc sống của bạn:

bạn cứ làm điều hại, bạn cứ làm những điều sai, trong

hi vọng rằng với phương tiện sai bạn có thể đạt tới cứu

cánh đúng. Đây là một trong những nguỵ biện lớn,

nguỵ biện phổ biến, rằng phương tiện và cứu cánh

không gắn gì với nhau cả, rằng phương tiện sai có thể

giúp bạn đạt tới cứu cánh đúng. Nguỵ biện này phổ

biến tới mức không ai nghĩ nó là nguỵ biện.

Không thể nào đạt tới cứu cánh đúng bằng phương

tiện sai được. Phương tiện sai nhất định dẫn bạn tới

cứu cánh sai, nhưng thế thì quá trễ rồi. Vào lúc bạn đạt

tới, nó là quá trễ - quá trình này không thể nào đảo

ngược được. Toàn thể thời gian đã bị phí hoài - và bạn

có thể đã trở nên quen trong thời gian đó với phương

tiện sai. Bạn có thể cứ nhớ mãi phương tiện sai cả đời

mình. Người khác có thể nói rằng điều này sai và bạn

thậm chí cũng đồng ý với họ về mặt trí tuệ, nhưng

đồng ý về trí tuệ chẳng bao giờ đem tới thay đổi nào.

Chừng nào bạn còn chưa cảm thấy về mặt tồn tại, "Cái

gì đó sai và mình đang đầu độc bản thân mình," bạn sẽ

không có khả năng bỏ được nó.

Và chúng ta ranh mãnh với việc hợp lí hoá tới mức

chúng ta cứ làm điều hại, cứ tưởng rằng điều đó không

hại, cứ tự thuyết phục mình rằng đây không phải là

điều hại. Và chúng ta khéo dùng từ, dùng logic, dùng

biện luận tới mức chúng ta có thể chứng minh cho

người khác, "Đây không phải là điều hại, tôi đang làm

cái gì đó lớn lao."

Joseph Stalin đã giết chết hàng triệu người ở Nga,

và với lương tâm rất sạch sẽ; ông ấy không bao giờ bị

rối loạn rằng ông ấy đã giết hàng triệu người. Thực ra,

không người nào khác đã giết nhiều người thế. Nhưng

ông ấy đã làm việc vì ý niệm lớn lao về bình đẳng, chủ

nghĩa cộng sản, xã hội phi giai cấp. Những ý niệm này

là vĩ đại, nhưng chúng đơn giản là những ý niệm và

chỉ vì ý niệm, ý niệm trừu tượng, những trừu tượng

hoá, ông ấy giết người thực.

Và những người bị giết không phải là người giầu,

họ là những người nghèo - người nghèo những người

rất gắn bó với mảnh đất nhỏ bé của họ; họ không

muốn đất trở thành của tập thể. Họ bị giết. Và cái đẹp -

hay cái nực cười - là ở chỗ Stalin vẫn nghĩ ông ta đã

giết họ vì họ, bởi vì "Chừng nào đất đai mà chưa thuộc

vào quốc gia, chừng nào chuyên chính vô sản còn chưa

phát huy tác dụng, người nghèo không thể được giúp

đỡ." Và chính người nghèo mới là những người quá

gắn bó với những thứ nhỏ bé của họ!

Ở Nga không có nhiều người giầu đâu. Nó cũng

gần giống như Ấn Độ; vài người rất giầu, còn chín

mươi tám phần trăm là người nghèo. Nhưng người

nghèo có gắn bó riêng của họ - gắn bó nhiều thế bởi vì

họ không có nhiều - một mảnh đất nhỏ, con bò già, xe

bò kéo, vài con gà mái. Và họ rất sợ bởi vì đây là tất cả

những gì họ có.

Có một câu chuyện kể lại:

Một người cộng sản tới hỏi một nông dân, "Anh có

tin vào chủ nghĩa cộng sản hay không?"

Anh ta nói, "Có chứ, tôi tin vào chủ nghĩa cộng sản!"

Nhà lãnh đạo cộng sản hỏi, "Nếu anh có hai chiếc

xe hơi, anh có đem một chiếc cho ai đó không có

không?"

Anh ta nói, "Có chứ, tuyệt đối có!"

"Và nếu anh có hai ngôi nhà, anh có sẵn lòng cho

một ngôi nhà cho ai đó không có nhà nào không?"

Anh ta nói, "Tuyệt đối sẵn lòng!"

Và thế rồi nhà lãnh đạo cộng sản hỏi, "Nếu anh có

hai con bò cái, anh sẽ đem một con cho người không

có bò chứ?"

Anh ta nói, "Không, tuyệt đối không!"

Nhà lãnh đạo cộng sản nói, "Nhưng điều này

dường như ngớ ngẩn - mãi cho tới giờ anh đều nói,

'Có, có, có!' Sao đột nhiên nói không?"

Anh ta nói, "Tôi không có hai xe hơi, tôi không có

hai nhà - nhưng tôi quả có hai con bò cái!"

Khi bạn không có, vấn đề là gì? Bạn có thể cho

mọi thứ khi bạn không có nó. Bạn có thể cho mặt

trăng, bạn có thể cho mặt trời cho bất kì ai muốn

chúng. Nhưng khi chuyện xảy tới cho các vấn đề thực,

thế thì nó lại thành khó.

Người nghèo bị giết, nhưng Joseph Stalin ngủ

ngon. Ông ấy không bao giờ bị bối rối bởi vì "mình

đang giết nhiều người thế." Và ý thức hệ cộng sản

cũng là cách hợp lí hoá tốt cho ông ấy, bởi vì chủ

nghĩa cộng sản tin không có linh hồn: tâm thức chỉ là

sản phẩm phụ của vật chất, hiện tượng phụ. Cho nên

khi bạn giết một người bạn không giết ai cả - không có

ai ở bên trong; con người chỉ là vật chất.

Điều này là sự giúp đỡ lớn lao cho kẻ giết người,

Joseph Stalin. Nếu không có ai bên trong, bạn không

phạm phải tội lỗi nào, và khi bạn chết bạn sẽ chết: sẽ

không có kiếp sau nào và không thể có Ngày Phán xử

cuối cùng được.

Mọi người có thể tạo ra triết lí, cách hợp lí hoá,

các biện luận, về việc làm đủ mọi loại điều hại. Và mọi

người đều sẵn sàng tin vào bất kì cái gì giúp cho họ

tiếp tục như họ đang vậy.

Cầm con bướm trong lòng bàn tay, Basil bước tới

phòng khách uống cốc tai.

"Các ông có thấy con bướm này không?" anh ta

kêu to. "Nếu ai đó nói cho tôi biết con bướm này nặng

bao nhiêu, tôi sẽ tặng cho người đó tất cả những sức

hấp dẫn của tôi."

"Câm mồm đi, xin ông," một người ở quán rượu

kêu to. "Nó nặng một trăm pound."

"A, người yêu, anh thắng rồi!"

Nếu bạn muốn làm cái gì đó, thế thì bất kì cái gì

cũng có thể được chấp nhận nếu nó giúp cho ham

muốn của bạn, ước muốn của bạn.

Lars về nhà sớm một hôm vào buổi chiều và thấy

vợ mình nằm khoả thân trên giường thở nặng nhọc.

"June, sao thế?" anh ta hỏi.

"Em nghĩ em bị đau tim," cô ta thở hổn hển.

Nhanh chóng, Lars chạy xô xuống cầu thang để

gọi điện cho bác sĩ thì con anh ta chạy xô vào và kêu

lên, "Bố ơi! Có người đàn ông truồng ở nhà kho đằng

trước!"

Lars mở cửa nhà kho ra và thấy anh bạn thân nhất

của mình co rúm ở đó.

"Trời đất, Emil!" Lars la lên. "June đang bị đau

tim và ở đây anh lại trốn biệt và doạ trẻ con!"

Khi bạn muốn tin vào bất kì cái gì, bạn có thể bịa

ra đủ mọi loại ý niệm. Quan sát cách bạn tự bảo vệ

điều hại của mình, cách bạn bảo vệ cái sai của mình,

lỗi của mình.

**Bởi ngu si riêng của mình

Ông sẽ bị hạ xuống thấp

Như những ước muốn thù địch tồi tệ nhất.

Cho nên cây leo bóp nghẹt cây chủ.**

Khi cây leo bắt đầu bò lên cây chủ, cây chủ cảm

thấy rất thoải mái; điều đó chính là đáp ứng cho bản

ngã rằng cây leo cần cây chủ. Bất kì khi nào bạn được

cần tới bạn đều cảm thấy thoải mái. Cây chủ biết,

"Mình mạnh mẽ và cây leo phải lệ thuộc vào mình."

Cây chủ muốn có cây leo, ngày càng nhiều cây leo,

quấn quanh cây chủ, để có sự nâng đỡ của nó. Nó có

thể nghĩ nó đang làm việc phục vụ công cộng vĩ đại,

hay nó có thể nghĩ rằng nó là người yêu lớn lao và cây

leo là người được yêu. Cây leo mang nữ tính còn cây

chủ có tính gia trưởng nam tính! Nhưng sớm hay

muộn cây leo sẽ bóp nghẹt cây chủ, làm cây chủ tắc

thở - nhưng thế thì sẽ quá trễ rồi.

Thận trọng, có tính quan sát về mọi bước: Hôm

nay, ngày mai, luôn luôn. Đừng đánh mất một khoảnh

khắc nào trong vô nhận biết, bởi vì trong vô nhận biết

bạn nhất định làm điều gì đó tai hại - và mọi điều hại

sẽ bật lại bạn, sớm hay muộn.

Morgan, vào tuổi tám mươi sáu, nói chuyện với

bác sĩ của mình. "Quãng bốn tuần trước," ông ta nói,

"Tôi tình cờ làm quen một cô gái mười tám tuổi, đưa

cô ta vào một motel, và chúng tôi làm tình cả đêm. Ba

tuần sau, tôi gặp một cô hai mươi mốt tuổi, đỗ xe cạnh

một xe khác ngay trước nhà cô ấy, và chúng tôi đã làm

điều đó trong ba giờ. Mới tuần trước, tôi vớ được một

cô mười bẩy tuổi, đưa cô ấy vào công viên và chúng

tôi bắt đầu làm tình trong suốt sáu ngày."

"Trời đất!" bác sĩ hổn hển. "Tình cờ gặp tất cả

những cô gái kì lạ này, tôi hi vọng ông có sự thận

trọng nào đó."

"Ồ, chắc chắn rồi," ông già nói. "Tôi đưa cho họ

tên và địa chỉ giả."

Tám mươi sáu tuổi, nhớ lấy! Và ông ấy lấy sự thận

trọng gì? Ông ấy đưa tên giả và địa chỉ giả.

Nếu bạn cứ lần lữa trong ngu si của mình cả đời,

ngay cả khi chết bạn sẽ chết đi với đầy những ngu si

của bạn. Do đó, đừng trì hoãn cho tới mai - người ta

chẳng bao giờ biết liệu ngày mai sẽ tới hay không. Bắt

đầu có tính quan sát từ chính khoảnh khắc này.

**Phục vụ bản thân mình khó làm sao,

Làm mất bản thân mình dễ làm sao

Trong điều hại và điều ngu si.**

Phục vụ bản thân mình khó làm sao... Phật ngụ ý

gì bởi điều đó? Ông ấy ngụ ý nhận biết khó làm sao -

bởi vì đó là việc phục vụ đúng duy nhất cho bản thân

bạn. Chừng nào bạn còn chưa hết sức yêu lấy bản thân

mình bạn sẽ không đi vào cuộc hành trình gian nan đó

của việc có tính quan sát đâu. Bạn có thể có tính quan

sát chỉ nếu bạn yêu bản thân mình vô cùng tới mức bạn

không muốn cam kết với bất kì xuẩn ngốc nào, bất kì

điều hại nào, tới mức bạn không muốn mang bất kì

khổ nào lên bản thân mình.

Hãy vị kỉ đi - bởi vì nếu bạn vị kỉ bạn sẽ vị tha.

Trước hết được bắt rễ vào trong bản thể của bạn, và

thế rồi bạn sẽ giúp được cho người khác. Nhưng bạn

đã được bảo rằng nếu bạn vị kỉ điều đó là xấu. "Đừng

vị kỉ, hãy vị tha! Giúp người khác, phục vụ người

khác, và quên bản thân mình đi!"

Một bà mẹ bảo đứa con trai nhỏ của mình, "Nghĩa

vụ của chúng ta là phục vụ người khác. Thượng đế đã

làm ra con để phục vụ người khác."

Đứa trẻ nghĩ một lúc rồi nói, "Con có thể hiểu

được điều đó - rằng Thượng đế đã làm ra con để phục

vụ cho người khác - nhưng sao Thượng đế lại làm ra

người khác? Để phục vụ con à? Nhưng điều này dường

như buồn cười! Ngài làm ra con để phục vụ người

khác, làm ra người khác để phục vụ con sao? Sao con

không thể phục vụ bản thân con và họ phục vụ bản

thân họ? Điều đó sẽ đơn giản hơn, ít phức tạp hơn."

Bạn đã được bảo phục vụ người khác - và bạn

phục vụ họ, nhưng bạn có thể làm được phục vụ gì cho

họ? Nhân danh phục vụ bạn làm đủ mọi loại điều sai

cho mọi người. Bạn nhất định làm điều sai bởi vì bạn

không đủ tỉnh táo...

**Đám sậy katthaka chết đi khi nó mang quả.**

Có đám sậy nào đó, sậy katthaka, ở Ấn Độ, chết đi

khi nó mang quả.

**Người ngu cũng thế,

Khinh bỉ giáo huấn của người đã thức tỉnh,

Hắt hủi những người theo luật,

Sẽ diệt vong khi ngu xuẩn của người đó nở hoa.**

Phải mất chút thời gian để hạt mầm mọc lên và trở

thành chồi non, và chồi mọc lên và trở thành cây. Và

cây cũng cần thời gian, đúng mùa vụ, để mọc hoa, và

thế rồi quả tới. Điều đó cần thời gian. Khi bạn gieo hạt

mầm bạn không thấy hoa hay quả.

Hãy có tính quan sát khi bạn đang gieo hạt mầm

của mình, bởi vì một khi được gieo rồi bạn sẽ phải

chịu hậu quả. Bất kì cái gì bạn gieo bạn sẽ phải thu

hoạch. Chính lỗ hổng thời gian đó tạo ra ảo tưởng

trong tâm trí mọi người. Họ nghĩ họ có thể thoát được,

rằng họ có thể gieo hạt mầm sai và thu hoạch mùa

màng đúng. Điều đó là không thể được - điều đó là

chống lại luật vĩnh hằng.

Và đây là những người - Phật gọi họ là "người

ngu" - người khinh bỉ giáo huấn của người đã thức

tỉnh, người cười và chế nhạo chư phật, bởi vì chư phật

dường như là kẻ thù của họ. Họ biết rằng nếu chư phật

là đúng thế thì toàn thể cuộc sống của họ là sai, và điều

đó là quá nhiều họ không thể chấp nhận được. Họ biết

rằng nếu chư phật là đúng thế thì họ là hoàn toàn ngu

xuẩn, hoàn toàn ngốc nghếch, và điều đó là quá nhiều,

bản ngã họ không thể chấp nhận được, quá mất thể

diện. Do đó tốt hơn cả là đóng đinh một Jesus, đầu độc

một Socrates, ném đá một Phật, hơn là nghe họ.

Khinh bỉ giáo huấn của người đã thức tỉnh, hắt hủi

những người theo luật... Và những người nghe theo

chư phật và tuân theo luật, luật tối thượng của cuộc

sống - luật của tình yêu và luật của thiền - những

người tuân theo, họ bị cười. Mọi người chế nhạo họ.

Mọi người nghĩ rằng họ điên, mất trí. Mọi người cố

gắng theo đủ mọi cách để kéo họ ra khỏi con đường

đúng, bởi vì chính sự hiện diện của họ làm tổn thương

mọi người.

Khi một người bắt đầu thiền, tất cả những người

không là thiền nhân đều chống lại người đó. Người đó

đang làm cái gì đó nêu ra câu hỏi về phong cách sống

của họ, và bằng việc thiền người đó trở nên an bình

hơn và phúc lạc hơn, thế thì tất nhiên họ trở nên ngày

một nghi ngờ hơn về phong cách sống của họ, ngày

một hoài nghi hơn - và không ai muốn sống trong hoài

nghi. Và giết người này đi, tiêu diệt người này đi dễ

hơn là phá huỷ hoài nghi của bạn. Loại bỏ vị phật, giết

vị phật dễ hơn là trở nên có ý thức.

Người Ki tô giáo chưa bao giờ có khả năng giải

thích tại sao Jesus bị đóng đinh, và họ đã tìm ra đủ mọi

loại diễn giải sai. Họ nghĩ ông ấy bị đóng đinh bởi tội

lỗi của nhân loại. Hoàn toàn ngu xuẩn! Nếu bạn phạm

tội, bạn sẽ phải chịu khổ. Sao lại Jesus Christ? Sao lại

con người đáng thương này? Ông ấy đã làm gì? Người

Ki tô giáo nói Jesus bị đóng đinh bởi vì Adam và Eve

phạm tội nguyên thuỷ. Thế sao không đóng đinh Adam

và Eve đi? Con trai ông thợ mộc này đã làm gì? Ông ta

hoàn toàn hồn nhiên, ông ta đâu đã phạm phải tội nào.

Và thế rồi họ nói - và họ phải tìm ra cách giải thích

mới, và nhiều cách giải thích nữa, bởi vì chẳng giải

thích này thoả mãn cả - ông ấy đã được chọn để tự ông

ấy bị đóng đinh, như việc hi sinh để cứu nhân loại.

Nhưng nhân loại vẫn chưa được cứu, hai nghìn năm đã

qua rồi. Cho nên một điều là chắc chắn: sự hi sinh của

ông ấy là vô tích sự.

Nhưng tất cả những giải thích này đều sai. Điều

thực là ở chỗ một người chứng ngộ nhất định bị đóng

đinh, bị giết, bị sát hại, bởi những người đã đầu tư sâu

vào vô ý thức.

Phật nhắc bạn rằng bạn có thể khinh bỉ các giáo

huấn của người đã thức tỉnh và hắt hủi những người

tuân theo luật, nhưng nhớ: Đám sậy katthaka chết đi

khi nó mang quả. Người ngu cũng thế... Sẽ diệt vong

khi ngu xuẩn của người đó nở hoa. Điều đó sẽ không

quá lâu đâu. Chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy kết quả của

hành động riêng của mình và thế rồi bạn sẽ kêu và

khóc, nhưng thế thì sẽ quá muộn.

Thận trọng vào! Và làm hai điều đơn giản - thực ra

đơn giản, nhưng chúng có vẻ gian nan, bởi vì chúng ta

đã được nuôi dưỡng với những ước định tuyệt đối sai.

Điều thứ nhất là: Yêu bản thân mình. Và thứ hai là:

Quan sát - Hôm nay, ngày mai, luôn luôn.

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#6 Christ: người Ki tô giáo cuối cùng

Câu hỏi thứ nhất:

Thưa thầy kính yêu,

Tôi nhìn vào trong mắt thầy và không có ai ở đó

cả. Thầy ở đâu?

Anand Bhavo, giọt sương đã biến mất trong đại

dương... bây giờ quên giọt sương đi và nhìn vào đại

dương. Nếu bạn cứ tìm giọt sương, bạn sẽ bỏ lỡ đại

dương; bạn sẽ vẫn còn bị bận tâm với giọt sương, bạn

sẽ không có khả năng thấy cái bao la đã xảy ra. Giọt

sương biến mất vào đại dương theo một nghĩa nào đó

là không còn nữa, nhưng theo nghĩa khác nó lần đầu

tiên hiện hữu - bây giờ nó đã trở thành đại dương.

Khi nhìn vào trong mắt tôi, đừng cố gắng tìm

người; bạn sẽ không tìm thấy người nào ở đó cả.

Người đã biến mất rồi; bây giờ có sự hiện diện. Sự

hiện diện là vô hạn; người có sự xác định - biên giới,

cái tên nào đó, hình dạng, cái nhãn. Sự hiện diện đơn

giản là sự hiện diện. Hoa không còn nữa, nó đã trở

thành hương thơm. Bạn có thể cầm đoá hoa trong tay

mình, nhưng bạn không thể cầm được hương thơm

trong tay mình. Để kinh nghiệm hương thơm tay

không được cần chút nào. Đó là cách bạn phải tới gần

tôi: bạn phải nhạy cảm hơn hướng tới sự hiện diện,

đồng bộ với sự hiện diện của tôi.

Và cách duy nhất để đồng bộ với sự hiện diện của

tôi là với bạn cũng phải làm tan biến con người của

bạn và trở thành sự hiện diện. Chỉ hai sự hiện diện mới

có thể gặp gỡ và quyện vào nhau và hội nhập. Nếu bạn

còn là người thế thì không có khả năng nào của tan

chảy và hội nhập với tôi. Bạn vẫn còn là tảng đá và tôi

là dòng sông - làm sao bạn sẽ tan chảy và hội nhập với

tôi được?

Bạn cũng trở thành sự hiện diện - đó là toàn thể

giáo huấn của tôi, toàn thể thông điệp của tôi. Để cho

người chết đi, để cho hoa biến đi, bởi vì người không

là gì ngoài mặt nạ. Sự hiện diện là tinh hoa của bạn. Sự

hiện diện là điều được ngụ ý bởi tính thượng đế.

Không có Thượng đế đâu, chỉ có tính thượng đế thôi;

nhưng bởi vì chúng ta là người nên chúng ta tưởng

tượng Thượng đế cũng là người.

Thái độ của chúng ta đối với bản thân mình nhất

định phản ánh thái độ khác của chúng ta nữa; thái độ

của chúng ta đối với sự tồn tại nhất định là một phần

của thái độ của chúng ta đối với bản thân chúng ta.

Bạn vẫn đang tìm trong mắt tôi một người - chắc

chắn không có ai đâu. Do đó bạn có thể trở nên hãi

hùng, sợ sệt, bởi vì bạn sẽ thấy cái trống rỗng, cái

không.

Có ba giai đoạn của việc ở cùng tôi. Một giai đoạn

là giai đoạn của học trò người nghĩ về tôi như một

người. Người đó không bao giờ nhìn vào mắt tôi,

người đó không bao giờ thử thấm nhuần vào bản thể

tôi, người đó vẫn còn bận tâm tới cái bên ngoài, cái

hình thức, thân thể tôi, lời tôi. Người đó vẫn còn là

người ngoài, tò mò, ham muốn biết nhiều về tôi, khao

khát tri thức, thông tin ngày một nhiều hơn. Nhưng có

khoảng cách vô hạn giữa tôi và người đó. Người đó sẽ

thu thập chút ít thông tin về những điều bí ẩn của cuộc

sống và sẽ rời đi. Người đó sẽ trở nên thông thái hơn,

bản ngã hơn; thực ra người đó sẽ rời đi mà ốm bệnh

hơn là người đó tới, nặng gánh hơn là lúc người đó tới

- nặng gánh với tri thức.

Người đó sẽ không có hương vị nào của trí huệ của

tôi. Người đó không thể nào hiểu được trí huệ; người

đó chỉ hiểu tri thức, người đó chỉ hiểu cái có thể được

diễn đạt qua lời, lí thuyết, logic. Người đó sẽ không

thể thấy được cõi bên kia. Người đó phải được thương

hại. Người đó tới và đi vẫn hoàn tay trắng. Người đó

tới dòng sông và trở về nhà vẫn khát. Người đó nghĩ

mình đã thu được nhiều, nhưng tất cả những gì người

đó đã thu thập đều là mảnh vụn bánh mì rơi từ trên bàn

trong khi người đó có thể đã là khách của tôi - người

đó vẫn còn là kẻ ăn xin.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của đệ tử - người tới

gần hơn chút ít, trở nên nhận biết về cái gì đó huyền

bí, bắt đầu cảm thấy, đi từ thế giới của suy nghĩ sang

thế giới của cảm nhận, trượt từ cái đầu xuống trái tim.

Người đó sẽ có khả năng nghe không chỉ lời mà cả thơ

ca ẩn đằng sau chúng. Người đó sẽ có khả năng nghe

không chỉ lời, mà cả im lặng được hàm chứa trong

những lời đó.

Tất nhiên người đó sẽ thấy cái bên ngoài nữa,

nhưng người đó sẽ có khả năng hiểu rằng cái đó không

phải là tất cả - cái gì đó hơn nữa có đó. Người đó sẽ

không ý thức đích xác về nó, nhưng một cảm giác trực

giác vô ý thức nhất định có đó. Nếu người đó lần lữa ở

đây lâu hơn chút ít thế thì việc cảm đó sẽ trở nên vững

chắc hơn, bản chất hơn. Đầu tiên nó sẽ chỉ là hình

bóng, thoáng nhìn, linh ảnh thỉnh thoảng xảy ra và thế

rồi mất đi, như khi mây biến mất và trong chốc lát bạn

thấy mặt trời, rồi mây lại có đó và mặt trời không còn

nữa.

Học trò không bao giờ thấy mặt trời, học trò chỉ

thấy mây. Đệ tử, thỉnh thoảng, được cảm động bởi cõi

bên kia, được xúc động bởi cõi bên kia. Học trò sống

trong đầu, đệ tử sống trong tim. Nhưng vẫn còn là đệ

tử thì không đủ - có tốt hơn học trò, tốt hơn nhiều, cao

siêu hơn nhiều, nhưng không đủ. Cần thêm một bước

nữa - và đó là bước là người thành tâm.

Người thành tâm là người không nghĩ về thầy,

không cảm về thầy, mà bắt đầu đồng bộ hoá với bản

thể của thầy; không từ đầu không từ tim, nhưng từ

chính cốt lõi của sự tồn tại của thầy. Người đó bắt đầu

đập rộn ràng, người đó bắt đầu sống theo cùng nhịp

điệu, người đó thở theo cách thầy thở. Tim người đó

nhảy múa cùng với nhịp đập của tim thầy. Người đó

đánh mất bản thân mình, người đó không còn là người

ngoài.

Học trò tuyệt đối là người bên ngoài, người thành

tâm tuyệt đối là người bên trong, và đệ tử là ở giữa. Đệ

tử là ở giữa, trên đường. Nếu người đó dũng cảm

người đó sẽ trở thành người thành tâm, nếu người đó

hèn nhát người đó sẽ rơi lại và trở thành học trò. Học

trò là dễ dàng, bởi vì học trò không nhận biết chút nào

về cái thực; người thành tâm là dễ dàng bởi vì người

đó trong hoà điệu với cái thực. Khó khăn lớn nhất là

khó khăn của đệ tử; người đó ở giữa, bị kéo theo hai

hướng. Sớm hay muộn người đó sẽ phải quyết định

hoặc là học trò hoặc là người thành tâm; người ta

không thể kéo dài trạng thái là đệ tử lâu được, bởi vì

đó là trạng thái của khổ, đó là trạng thái của căng

thẳng.

Học trò được thảnh thơi bởi vì học trò vô ý thức,

người thành tâm được thảnh thơi bởi vì người đó có ý

thức, nhưng đệ tử mơ hồ - có ý thức mơ hồ, vô ý thức

mơ hồ, đệ tử sống trong thế giới nhập nhoạng, không

ngày không đêm, không đây không đó, trong một loại

quên lãng.

Anand Bhavo, bạn đang ở trạng thái của việc là đệ

tử. Vâng, các thoáng nhìn đã bắt đầu mưa rào lên bạn -

bây giờ dũng cảm, lại gần hơn chút ít. Đừng chỉ nhìn

vào mắt tôi, nhưng là mắt tôi. Đừng là khán giả, trở

thành người tham dự, được tham gia, cam kết. Đừng

nhìn vào tôi như ai đó tách rời khỏi bạn. Thời gian đã

tới: trở thành không thể tách rời, được hài hoà tới mức

bạn không có đồng nhất nào của riêng bạn. Tôi không

có đồng nhất nào của riêng tôi. Và khi bạn cũng mất đi

sự đồng nhất của bạn chúng ta là hai con số không lại

gần hơn và gần hơn và gần hơn, và trong chớp nhoáng

của tia chớp hai số không không còn là hai nữa, chúng

đã trở thành một.

Kinh nghiệm cực thích đó của tính một là kinh

nghiệm đầu tiên về tính thượng đế. Kinh nghiệm đầu

tiên về tính thượng đế xảy ra trong việc hoàn toàn là

một với thầy.

Thầy chỉ là phương cách, nhớ lấy, thầy chỉ là cửa

sổ tới điều thiêng liêng. Lại gần hơn và gần hơn với

cửa sổ và cửa sổ biến mất và khung cửa sổ biến mất và

toàn thể bầu trời mở ra với mọi vì sao của nó.

Và thế thì bạn sẽ có khả năng thấy tôi trong mắt

của các sannyasin của tôi và trong tiếng chim hót và

trong màu xanh và đỏ và vàng của cây cối và trong các

vì sao và trong các dòng sông - bạn sẽ có khả năng

thấy tôi ở mọi nơi.

Ramakrishna sắp chết, một trong những bậc thầy

hiện đại vĩ đại nhất. Ông ấy bị ung thư họng. Ông ấy

đã trở nên không thể nào ăn được cái gì, ngay cả uống

nước cũng không được. Trong ba ngày cuối cùng của

cuộc đời mình ông ấy không thể ăn hay uống cái gì cả.

Vivekananda sụp xuống dưới chân ông ấy và nói,

"Nếu thầy cầu xin Thượng đế, chỉ cầu xin thôi - phép

màu nhất định xảy ra. Sao thầy không cầu xin ngài dẹp

bệnh ung thư này đi? Ít nhất thầy cũng có thể nói, 'Cho

phép con ăn và uống.'"

Ramakrishna nói, "Nếu ông nói vậy, ta sẽ làm điều

đó. Ta chưa bao giờ nghĩ tới điều đó. Ý niệm của ông

cũng hay đấy. Ta sẽ thử."

Ông ấy nhắm mắt lại. Nước mắt chảy dài từ mắt

ông ấy, khuôn mặt ông ấy trở nên đầy ánh sáng. Tất cả

những phiền não của ung thư, mọi đau đớn - cái đau

không thể chịu nổi - bỗng nhiên biến mất. Ông ấy mở

mắt ra. Vivekananda rất hạnh phúc, các đệ tử khác rất

hạnh phúc, rằng điều gì đó đã xảy ra, điều gì đó huyền

bí. Nhưng họ không nhận biết nó là gì cả, họ tưởng

Thượng đế đã dẹp đi bệnh ung thư, hay ít nhất đã cho

phép Ramakrishna ăn và uống. Nhưng đó không phải

là phép màu thực.

Ramakrishna mở mắt ra, ông ấy cực lạc; trong vài

khoảnh khắc ông ấy không thể thốt ra được một lời.

Thế rồi ông ấy nói, "Vivekananda, ông ngu lắm! Ông

gợi ý điều ngu xuẩn thế cho ta, và ông biết rằng ta là

người đơn giản, một dân làng, cho nên ta chấp nhận.

Ta đã nói với Thượng đế, 'Con không thể ăn được,

không thể uống được - sao ngài không thể cho phép

con ít nhất thì cũng ăn và uống?' "Và ngài nói,

'Ramakrishna, con có dở hơi không đấy? Bây giờ con

có thể ăn từ mồm của các đệ tử con, bây giờ con có thể

uống từ cổ họng của người khác - sao con cứ níu bám

lấy họng riêng của mình?' Và điều đó đã giải phóng ta

khỏi thân thể. Đó là lí do tại sao ta kêu lên trong vui

vẻ. Vâng, điều đó là đúng! - mọi cổ họng đều là của ta.

Ta có thể ăn, ta có thể uống từ họng người khác."

Khi ông ấy sắp chết, vợ ông ấy Sharda hỏi ông ấy,

"Em sẽ làm gì khi anh chết?" bởi vì cái chết sắp xảy

tới và chắc chắn thế. Ở Ấn Độ khi chồng chết, vợ phải

vứt bỏ mọi đồ trang sức. Đặc biệt ở Bengal, vợ chưa

bao giờ dùng bất kì quần áo mầu sắc nào, cô ấy chỉ

dùng đồ trắng, không trang sức. Sharda hỏi, "Em sẽ

làm gì? Em có phải mặc đồ trắng và không đeo trang

sức khi anh đã qua đời không?"

Ramakrishna nói, "Nhưng anh sẽ chẳng đi đâu cả!

Anh sẽ ở đây mà! Em sẽ có thể thấy anh trong mắt

những người yêu anh. Em sẽ có thể cảm thấy anh trong

gió, trong mưa, trong mặt trời. Con chim tung cánh và

bỗng nhiên em sẽ nhớ tới anh, và anh ở đó! Lúc xế

chiều đẹp đẽ và em sẽ nhớ tới anh và anh ở đó! Em sẽ

không trở thành goá phụ đâu; em đã lấy anh mãi mãi

rồi. Cuộc hôn nhân này không phải là của thời gian, nó

là của vĩnh hằng."

Ông ấy đang nói về hôn nhân giữa người thành

tâm và thầy. Sharda là người thành tâm, không chỉ là

vợ của ông ấy - điều đó là phụ. Và đó là cách nó xảy

ra. Ramakrishna chết, Sharda thậm chí chẳng bao giờ

khóc; bà ấy tiếp tục cách sống của mình cứ như

Ramakrishna vẫn còn sống.

Mọi đêm bà ấy sẽ chuẩn bị giường cho

Ramakrishna, như bà ấy vẫn thường chuẩn bị nó trước

đây. Bà ấy sẽ mắc màn và bà ấy sẽ nói với

Ramakrishna, "Bây giờ anh đi ngủ đi, quá muộn rồi

đấy." Bà ấy sẽ chuẩn bị thức ăn mà ông ấy thường

thích, bà ấy sẽ đem món thali, sẽ ngồi bên cạnh ông ấy

và nói với Ramakrishna, "Anh nhìn món em đã chuẩn

bị cho anh đây."

Mọi người hay nghĩ rằng bà ấy đã phát điên.

Không, bà ấy không điên. Mọi người điên. Bà ấy đã

hiểu ra vấn đề. Khi bà ấy chết, lời cuối cùng của bà ấy

là... bà ấy nói cho mọi đệ tử đã bắt đầu yêu mến bà ấy

như thầy của họ, trong sự vắng bóng của Ramakrishna

- họ bắt đầu kêu và khóc - bà ấy nói, "Đợi đã, các ông

đang làm gì vậy? Các ông đã quên điều Ramakrishna

nói với ta sao? Rằng ông ấy không đi đâu cả? Ta cũng

chẳng đi đâu cả. Cảm thấy phúc lạc, cảm thấy hạnh

phúc rằng ta cũng được tự do với thân thể. Hân hoan

bởi vì bây giờ ta có thể tan chảy vào trong

Ramakrishna, vào trong tính phổ quát của ông ấy."

Đây là trạng thái của người thành tâm. Nhưng là

đệ tử không có nghĩa là thành tựu. Nó là một bước cần

thiết hướng tới việc là người thành tâm.

Anand Bhavo, thêm một bước nữa đi - thế thì bạn

sẽ không nói, "Tôi đang nhìn vào trong mắt thầy," bạn

sẽ nói, "Tôi đang nhìn qua mắt thầy." Thế thì bạn trở

thành mắt tôi, thế thì bạn không đứng ngoài, bạn đứng

bên trong tôi và bạn bắt đầu nhìn sự tồn tại như tôi

nhìn nó. Và thế thì có biến chuyển lớn lao, siêu việt

lớn lao, khải lộ lớn lao...

*********************************************************

#6Câu hỏi thứ hai:

Thưa thầy kính yêu,

Thầy thường xuyên nói về ngạc nhiên và về tình

yêu. Việc ở trong trạng thái kính nể và hồn nhiên

như trẻ thơ có quan hệ thế nào với việc ở trong

trạng thái của yêu?

Anand Nur, ngạc nhiên và kính nể là những phẩm

chất tâm linh lớn lao nhất đấy. Ngạc nhiên ngụ ý bạn

vận hành từ trạng thái không biết. Người thông thái

chưa bao giờ cảm thấy ngạc nhiên; người đó không có

khả năng cảm thấy ngạc nhiên bởi vì người đó nghĩ

người đó đã biết. Người đó biết tất cả những câu trả lời

ngu xuẩn, người đó có thể biết toàn bộ cuốn Bách khoa

từ điển Encyclopedia Britannica; do đó mọi câu hỏi

đều đã được trả lời trong tâm trí người đó. Khi một câu

hỏi tới mức không có câu trả lời cho nó, tới mức nó là

không thể trả lời được; không chỉ hôm nay, mà cho

mãi mãi; không phải là nó không còn không được biết,

mà nó là không thể biết - khi người ta đương đầu với

cái không thể biết được, cái không thể trả lời được,

người ta kinh nghiệm sự ngạc nhiên. Người ta ở trong

trạng thái kính nể, cứ dường như tim dừng đập, cứ

dường như bạn không thở vào một khoảnh khắc.

Kinh nghiệm sự ngạc nhiên là tới mức mọi thứ

dừng lại. Toàn thể thế giới dừng lại; thời gian dừng lại,

tâm trí dừng lại, bản ngã dừng lại. Trong một khoảnh

khắc bạn lại là đứa trẻ, ngạc nhiên về bướm và hoa và

cây và đá cuội trên bãi biển, và vỏ sò - ngạc nhiên về

từng thứ và mọi thứ, bạn lại là đứa trẻ.

Và khi bạn có thể ngạc nhiên và có thể cảm thấy

cái đẹp mênh mông của sự tồn tại cái chỉ có thể được

cảm thấy trong kính nể, khi bỗng nhiên bạn bị sự tồn

tại xâm chiếm, bị tràn ngập, bạn có thể nhảy múa, bạn

có thể mở hội khoảnh khắc đó, bạn có thể nói "Aha!"

và bạn không biết cái gì khác để nói, không lời, chỉ

một dấu chấm than...!

Người thông thái sống với dấu hỏi còn người của

kính nể và ngạc nhiên sống với dấu chấm than. Mọi

thứ đều cực kì sâu sắc và sâu lắng tới mức không thể

nào biết được nó. Tri thức là không thể được. Khi điều

này được kinh nghiệm thế thì toàn thể năng lượng của

bạn lấy bước nhảy, bước nhảy lượng tử, từ tâm trí vào

trái tim, từ việc biết vào việc cảm. Khi không có khả

năng nào cho việc biết, năng lượng của bạn không đi

theo chiều hướng đó thêm nữa.

Khi bạn đã nhận ra rằng không có khả năng nào

cho việc biết, rằng điều bí ẩn sẽ vẫn còn là bí ẩn, rằng

nó không thể bị giải bí ẩn đi, năng lượng của bạn bắt

đầu đi vào chiều hướng mới - chiều hướng của trái tim.

Đó là lí do tại sao tôi nói tình yêu có quan hệ với ngạc

nhiên và kính nể, với sự hồn nhiên như trẻ thơ. Khi

bạn không bị ám ảnh bởi tri thức bạn trở thành đáng

yêu. Người thông thái không đáng yêu, người theo cái

đầu không đáng yêu; ngay cả khi họ yêu, họ chỉ nghĩ

rằng họ yêu. Tình yêu của họ cũng tới qua đầu họ. Và

đi qua đầu, tình yêu mất mọi cái đẹp của nó, nó trở

thành xấu. Người theo cái đầu là tính toán; số học là

cách thức của họ.

Yêu nhảy vào trong sự tồn tại sống động một cách

mạo hiểm mà không tính toán. Cái đầu nói, "Nghĩ

trước khi nhảy," còn trái tim nói, "Nhảy trước khi

nghĩ." Cách thức của chúng là đối lập hoàn toàn.

Người thông thái trở nên ngày một ít đáng yêu

hơn. Người đó có thể nói về yêu, người đó có thể viết

các chuyên luận về yêu, người đó có thể hỏi ý kiến các

tiến sĩ, tiến sĩ văn chương về luận án của mình về yêu,

nhưng người đó chẳng biết gì về yêu cả. Người đó đã

không kinh nghiệm nó! Nó là chủ đề mà người đó đã

từng nghiên cứu, nó không phải là chuyện người đó

đang sống.

Bạn hỏi tôi, Nur này, "Thưa thầy kính yêu, thầy

nói thường xuyên về ngạc nhiên và kính nể..."

Vâng, tôi bao giờ cũng nói về ngạc nhiên và kính

nể cùng nhau, bởi vì chúng là hai mặt của cùng một

đồng tiền. Và bạn sẽ phải học bắt đầu từ ngạc nhiên

bởi vì xã hội đã làm cho bạn thành người thông thái.

Trường học, cao đẳng, đại học - xã hội đã tạo ra bộ

máy lớn lao để làm cho bạn thành thông thái. Và bạn

càng chất vào mình nhiều tri thức, năng lượng yêu của

bạn càng ít tuôn chảy. Có nhiều khối chắn do tri thức

tạo ra, nhiều tảng đá trên con đường của tình yêu, và

không tồn tại thể chế nào trên thế giới nơi bạn được

giúp đỡ để đáng yêu, nơi tình yêu của bạn được nuôi

dưỡng.

Đó là ý niệm của tôi về đại học thực, đó là điều tôi

muốn tạo ra ở đây. Tất nhiên nó sẽ vẫn còn không

được chính phủ thừa nhận, nó sẽ không được các đại

học khác thừa nhận. Và tôi có thể hiểu được - nếu họ

thừa nhận nó, điều đó sẽ làm cho tôi ngạc nhiên. Việc

không thừa nhận nó của họ thực sự là việc thừa nhận

nó - thừa nhận rằng nó là một loại thể chế khác toàn

bộ, nơi mọi người không được tạo ra là người thông

thái mà người đáng yêu.

Nhân loại đã sống với tri thức hàng thế kỉ, và đã

sống theo cách rất xấu. D.H. Lawrence có lần đã đề

nghị rằng nếu trong một trăm năm mọi đại học và cao

đẳng và trường học đều bị đóng cửa, nhân loại sẽ được

lợi vô cùng.

Tôi đồng ý toàn bộ với ông ấy. Hai người này,

Friedrich Nietzsche và D.H. Lawrence, đều là những

người tuyệt vời. Không may là họ đã được sinh ra ở

phương Tây; do đó họ không nhận biết về Lão Tử hay

Trang Tử, về Phật, về Bồ đề đạt ma, về Rinzai, về

Basho, về Kabir, về Meera. Điều không may là họ chỉ

biết tới truyền thống Do Thái và Ki tô giáo. Và họ bị

xúc phạm rất nhiều bởi toàn thể cách tiếp cận Do Thái

và Ki tô giáo tới cuộc sống. Nó rất hời hợt.

Friedrich Nietzsche thường kí tên mình, "Chống-

Christ, Friedrich Nietzsche." Đầu tiên ông ấy viết

"Chống-Christ." Ông ấy không thực sự chống-Christ -

tất nhiên là chống người Ki tô giáo, bởi vì trong một

trong những khoảnh khắc lành mạnh hơn của mình

ông ấy đã nói rằng người Ki tô giáo đầu tiên và cuối

cùng đã bị đóng đinh - người đó là Jesus Christ, người

đầu tiên và cuối cùng.

Nhưng trong tên ông ấy cái gì đó tuyệt đối sai

đang tồn tại, và cái ngày Christ bị người Do Thái phủ

nhận họ trở thành sai. Kể từ cái ngày xấu xa đó họ đã

không sống đúng. Làm sao bạn có thể sống đẹp nếu

bạn bác bỏ cực đỉnh riêng của mình? Điều Moses đã

bắt đầu, một hiện tượng đẹp, đã đi tới cực đỉnh trong

Jesus Christ, và người Do Thái đã bác bỏ Jesus Christ.

Chính ngày đó họ đã bác bỏ việc nở hoa riêng của họ,

hương thơm riêng của họ. Kể từ ngày đó họ đã không

sống đúng.

Và những người theo Jesus đã tạo ra cái gì đó

tuyệt đối chống lại Jesus. Nếu ông ấy quay lại ông ấy

sẽ kinh tởm, ghê tởm, khi thấy Vatican và giáo hoàng

và tất cả những điều đang diễn ra nhân danh Christ.

Cảm giác riêng của tôi là... ai đó đã hỏi tôi, "Jesus đã

hứa quay lại - ông ấy có quay lại không?"

Tôi bảo người đó, "Nếu ông ấy quay lại vào lúc

này, ông sẽ không cần đóng đinh ông ấy đâu - ông ấy

sẽ tự tử thôi! Chỉ thấy những người Ki tô giáo sẽ là đủ

- đủ để tự tử. Do đó cảm giác của tôi là ở chỗ ông ấy

sẽ không tới. Một lần là đủ rồi, hai lần sẽ quá nhiều."

Nhưng hai người này, Nietzsche và Lawrence, đã

bị hiểu lầm nhiều lắm ở phương Tây. Họ cũng đã nêu

ra các lí do cho việc bị hiểu lầm; họ bất lực, họ đã dò

dẫm trong bóng tối. Tất nhiên hướng của họ là đúng;

giá mà họ ở phương Đông họ đã trở thành phật. Họ có

tiềm năng - tiềm năng lớn lao, sáng suốt lớn lao. Tôi

đồng ý với họ ở nhiều điểm.

D.H. Lawrence rất chống lại cái gọi là giáo dục

của bạn - nó không phải là giáo dục, nó là giáo dục

lầm. Giáo dục thực chỉ có thể dựa trên tình yêu, không

dựa trên tri thức. Giáo dục thực không thể là tiện dụng,

giáo dục thực không thể là của bãi chợ. Không phải là

giáo dục thực sẽ không cho bạn tri thức; trước hết,

giáo dục thực sẽ chuẩn bị trái tim của bạn, tình yêu của

bạn, và thế rồi bất kì tri thức nào được cần tới để trải

qua cuộc sống sẽ được trao cho bạn, nhưng đó sẽ là cái

phụ. Và nó sẽ không bao giờ áp đảo; nó sẽ không có

giá trị nhiều hơn tình yêu.

Và bất kì khi nào có khả năng của bất kì xung đột

nào giữa tình yêu và tri thức, giáo dục thực sẽ giúp bạn

sẵn sàng vứt bỏ tri thức và đi cùng tình yêu của bạn;

nó sẽ cho bạn lòng dũng cảm, nó sẽ cho bạn phiêu lưu.

Nó sẽ cho bạn không gian để sống, chấp nhận mọi rủi

ro, bất an; nó sẽ giúp bạn sẵn sàng hi sinh bản thân

mình nếu tình yêu đòi hỏi nó. Nó sẽ đặt tình yêu không

chỉ trên tri thức mà thậm chí còn trên cuộc sống, bởi vì

cuộc sống là vô nghĩa nếu không có tình yêu. Tình yêu

không có cuộc sống vẫn có nghĩa; cho dù thân thể bạn

chết đi nó vẫn không tạo ra khác biệt gì cho năng

lượng yêu của bạn. Nó liên tục, nó vĩnh hằng, nó

không phải là hiện tượng thời gian.

Để có trái tim yêu thương, bạn cần cái đầu ít tính

toán. Để có khả năng yêu thương bạn cần có khả năng

ngạc nhiên. Đó là lí do tại sao, Nur này, tôi bao giờ

cũng nói rằng kính nể và hồn nhiên như trẻ con có

quan hệ sâu sắc với năng lượng có tên tình yêu. Thực

ra chúng là những cái tên khác nhau cho cùng một

điều.

*********************************************************

#6Câu hỏi thứ ba:

Thưa thầy kính yêu,

Thầy đã nói hôm nay về không làm điều sai. Cái gì

là đúng và cái gì là sai?

Prem Murti, từ trước tới nay đúng và sai đã được

mọi tôn giáo quyết định cứ dường như chúng là những

thực thể cố định; làm cái này, không làm cái kia, đây

là tội lỗi, kia là đức hạnh. Đó không phải là cách tiếp

cận đúng tới thực tại, bởi vì cái là đúng hôm nay có thể

sai ngày mai, cái là sai hôm qua có thể đúng hôm nay.

Cuộc sống là một luồng, nó là chuyển động thường

hằng, nó là thay đổi. Ngoại trừ thay đổi, mọi thứ khác

đều thay đổi. Cho nên tôi không thể cho bạn những ý

niệm cố định về cái gì là đúng và cái gì là sai. Tôi

không thể gây hại đó cho bạn được. Mọi tôn giáo cổ

đều đã làm điều đó; có thể nó được cần tới bởi vì nhân

loại đã trong trạng thái rất chưa trưởng thành. Nhưng

bây giờ con người đã đi tới tuổi trưởng thành. Trẻ nhỏ

phải được bảo cho không làm điều này...

Một cậu nhỏ được một thầy ở trường hỏi - đó là

ngày học đầu của cậu ta - "Tên con là gì?"

Nó nói, "Đừng Johnny."

Thầy giáo đâm phân vân, thầy nói, "Đừng Johnny

sao? Chưa bao giờ nghe thấy cái tên như thế trước

đây."

Nó nói, "Đây là tên con, bởi vì bất kì điều gì con

làm mẹ con đều nói, 'Đừng Johnny!' Đây phải là tên

con."

Nó đã được bảo nhiều lần, "Đừng, Johnny! Đừng,

Johnny!" tới mức nó nghĩ đó là tên nó.

Nhưng điều đó có thể được tha thứ khi có liên

quan tới trẻ con bởi vì bạn không thể đi vào giải thích

sâu sắc được; bạn không thể giải thích cho chúng các lí

do, động cơ. Bạn phải cho chúng các hướng dẫn đơn

giản, rõ ràng; bằng không chúng sẽ không thể nào tuân

theo được.

Nhân loại cũng trong trạng thái như thế trong hàng

thế kỉ, nhưng bây giờ tất cả những lời răn đó có vẻ rất

ngu xuẩn. Chúng đã có liên quan một ngày nào đó,

chúng không còn liên quan nữa; chúng là những cái

xác chúng ta đang mang. Chúng không có tác dụng

thêm nữa, chúng không giúp cho bất kì ai - chúng cản

trở mọi người.

Cho nên đừng hỏi tôi, Prem Murti, cái gì đúng và

cái gì sai - điều đó còn tuỳ. Tất cả những điều tôi có

thể nói với bạn, tất cả những điều tôi muốn bạn nhận

biết là: bất kì hành động nào trong nhận biết cũng đều

đúng và bất kì hành động nào được làm trong vô nhận

biết cũng đều sai. Hành động không thành vấn đề khi

có liên quan tới tôi, khi có liên quan tới cách tiếp cận

của tôi, khi có liên quan tới triết lí cuộc sống của tôi;

hành động không thành vấn đề, cái thành vấn đề là ý

thức của bạn. Bạn hành động một cách vô ý thức hay

có ý thức?

Cho nên câu hỏi thực là cái gì đó ở bên trong bạn,

không phải là điều bạn làm mà bạn là ai. Tôi đổi toàn

thể sự nhấn mạnh từ khách quan sang chủ quan, từ bên

ngoài sang bên trong. Nếu bạn làm nó một cách có ý

thức thì bạn đúng - và đó bao giờ cũng là cách tiếp cận

của những người đã chứng ngộ.

Một thầy vĩ đại, Nagarjuna, được một kẻ trộm lớn

hỏi... Kẻ trộm này đã nổi tiếng khắp vương quốc và

anh ta cũng láu lỉnh, thông minh tới mức anh ta chưa

bao giờ bị bắt cả. Mọi người đều biết - anh ta thậm chí

đã từng đánh cắp từ kho báu của nhà vua, nhiều lần rồi

- nhưng họ không thể nào bắt được anh ta. Anh ta lảng

tránh cực giỏi, một nghệ nhân bậc thầy.

Anh ta hỏi Nagarjuna, "Thầy có thể giúp được tôi

không? Tôi có thể gạt bỏ được việc ăn trộm của mình

không? Tôi cũng có thể trở nên im lặng và phúc lạc

như thầy không?" Điều đó đã xảy ra trong hoàn cảnh

nào đó.

Nagarjuna là nhà giả kim thuật vĩ đại nhất mà

phương Đông đã từng sinh thành ra. Ông ấy thường

sống trần, chỉ với một bình bát ăn xin, bình bát ăn xin

bằng gỗ, nhưng các vua tôn thờ ông ấy, các hoàng hậu

tôn thờ ông ấy. Ông ấy tới kinh đô và hoàng hậu chạm

chân ông ấy và nói, "Tôi cảm thấy rất bị xúc phạm bởi

bình bát gỗ của thầy. Thầy là thầy của các thầy; hàng

trăm vua và hoàng hậu là tín đồ của thầy. Tôi đã chuẩn

bị một bình bát vàng cho thầy, được nạm bằng kim

cương đẹp, dát ngọc lục bảo. Xin đừng bác bỏ nó -

điều đó sẽ làm thương tổn tôi nhiều lắm, điều đó sẽ

làm đau lòng tôi nhiều lắm. Trong ba năm các nghệ sĩ

lớn đã làm việc trên nó, bây giờ nó sẵn sàng rồi."

Bà ấy sợ rằng Nagarjuna có thể nói, "Ta không thể

chạm vào vàng được, ta đã từ bỏ thế giới này." Nhưng

Nagarjuna đã không nói gì như thế cả; ông ấy nói,

"Được rồi! Hoàng hậu có thể giữ bình bát của ta, đưa

cho ta bình bát vàng."

Ngay cả hoàng hậu cũng bị choáng chút ít. Bà ấy

cứ nghĩ rằng Nagarjuna sẽ nói, "Ta không thể chấp

nhận nó được." Bà ấy muốn ông ấy chấp nhận nó,

nhưng dầu vậy, sâu trong vô thức của bà ấy ở đâu đó là

truyền thống Ấn Độ cổ rằng người đã thức tỉnh phải

sống trong nghèo khó, trong không tiện nghi, cứ

dường như không tiện nghi và nghèo khó có cái gì đó

tâm linh trong chúng. Chẳng có gì tâm linh trong

chúng cả.

Nagarjuna nói đồng ý nhận. Ông ấy thậm chí

không nhìn chiếc bình bát vàng. Ông ấy đi mất. Tên

trộm thấy Nagarjuna đi ra ngoài kinh đô, bởi vì ông ấy

đang ở trong ngôi đền mục nát trên bờ bên kia của con

sông. Tên trộm nói, "Một vật quí giá thế mình chưa

bao giờ thấy - bao nhiêu là kim cương, bao nhiêu là

ngọc lục bảo, bao nhiêu là vàng. Mình đã thấy nhiều

thứ đẹp trong đời mình nhưng chưa bao giờ thấy thứ

nào như thế, và làm sao người trần trụi này giữ nó

được, và làm sao ông ấy bảo vệ nó được? Bất kì ai

cũng sẽ có khả năng lấy nó đi từ ông ấy, vậy sao

không phải mình?"

Tên trộm đi theo Nagarjuna. Nagarjuna nghe thấy

tiếng bước chân anh ta, ông ấy biết ai đó đang tới sau

mình. Nagarjuna về tới ngôi đền. Ngôi đền này tuyệt

đối đổ nát, không mái, không cửa; chỉ vài bức tường

còn lại. Ông ấy đi vào bên trong căn phòng không mái,

không cửa, không cửa sổ.

Tên trộm nói, "Làm sao ông ta bảo vệ được thứ

quí giá thế? Vấn đề chỉ là vài giờ thôi." Anh ta ngồi

bên ngoài cửa sổ, ẩn đằng sau bức tường.

Nagarjuna ném chiếc bình bát ra ngoài cửa sổ. Tên

trộm rất đỗi phân vân. Chiếc bình bát rơi ngay gần

chân anh ta. Anh ta bị phân vân: "Người này làm gì thế

nhỉ?" Anh ta không thể tin được vào mắt mình, anh ta

cũng bị choáng. Anh ta đứng dậy - cho dù anh ta là kẻ

trộm, anh ta là kẻ trộm bậc thầy và anh ta cũng có

nhân phẩm nào đó. Anh ta cám ơn Nagarjuna. Anh ta

nói, "Thưa ngài, tôi phải bày tỏ lòng biết ơn của mình.

Nhưng thầy là người hiếm hoi - ném đồ quí giá thế đi

cứ như nó chẳng là gì cả. Tôi có thể vào và chạm chân

thầy được không?"

Nagarjuna nói, "Vào đi! Thực ra ta đã ném bình

bát để cho ông có thể vào được."

Tên trộm không thể nào hiểu nổi điều ông ấy vừa

nói; anh ta bước vào, anh ta nhìn Nagarjuna - im lặng

của ông ấy, an bình của ông ấy, phúc lạc của ông ấy -

anh ta bị tràn ngập. Anh ta nói, "Tôi cảm thấy ghen tị

với thầy. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người như thầy. So

với thầy, tất cả những người khác đều là ngợm. Thầy

hoà hợp làm sao! Đã đi ra ngoài thế giới làm sao! Liệu

có khả năng nào cho tôi nữa, một ngày nào đó cũng đạt

tới sự hoà hợp như vậy, tính cá nhân như vậy, từ bi

như vậy và không gắn bó vào mọi sự như vậy không?"

Nagarjuna nói, "Điều đó là có thể đấy. Đó là tiềm

năng của mọi người."

Nhưng kẻ trộm nói, "Đợi đã! Để tôi kể cho thầy

một điều. Nhiều lần tôi đã tới nhiều thánh nhân và họ

tất cả đều biết tôi và họ nói, 'Đầu tiên anh chấm dứt ăn

trộm, thế thì bất kì cái gì khác cũng đều có thể. Không

chấm dứt ăn trộm anh không thể trưởng thành về tâm

linh được.' Cho nên xin đừng ra điều kiện đó bởi vì

điều đó tôi không thể làm được. Điều đó là không thể

được. Tôi đã thử và tôi đã thất bại nhiều lần rồi.

Dường như đó là bản tính của tôi - tôi phải tiếp tục ăn

trộm, cho nên đừng nhắc tới điều đó. Để tôi nói trước

cho ông để ông không làm điều đó thành điều kiện."

Nagarjuna nói, "Điều đó đơn giản chỉ ra anh chưa

bao giờ gặp thánh nhân nào trước đây. Những người

đó tất cả đều phải đã là cựu kẻ trộm; bằng không sao

họ phải lo nghĩ về việc ăn trộm của anh? Cứ ăn trộm đi

và làm mọi thứ thật thiện nghệ nhất có thể được. Là

bậc thầy về bất kì nghệ thuật nào cũng đều tốt."

Tên trộm thậm chí còn bị choáng hơn: "Đây là loại

người gì thế nhỉ?" Và anh ta nói, "Thế thì thầy gợi ý

cái gì? Cái gì đúng, cái gì sai?"

Ông ấy nói, "Ta không nói cái gì là đúng hay cái gì

là sai. Làm một điều: nếu ông muốn ăn trộm, thì cứ ăn

trộm đi - nhưng ăn trộm một cách có ý thức vào. Tối

nay đi đi, vào nhà một cách rất tỉnh táo, mở cửa, mở

khoá, nhưng rất có ý thức. Và thế rồi nếu ông có thể

lấy trộm được, thì lấy trộm, nhưng vẫn còn ý thức. Và

tường trình lại cho ta sau bẩy ngày."

Sau bẩy ngày tên trộm tới, cúi mình, chạm chân

Nagarjuna và nói, "Bây giờ xin điểm đạo cho tôi vào

sannyas."

Nagarjuna nói, "Sao thế? Về việc ăn trộm của ông

thì sao?"

Anh ta nói, "Thầy bợm lắm! Tôi đã thử hết cách

rồi: nếu tôi ý thức, tôi không thể ăn trộm được; nếu tôi

ăn trộm tôi vô ý thức. Tôi chỉ có thể ăn trộm khi tôi vô

ý thức. Khi tôi ý thức toàn thể sự việc dường như ngu

xuẩn thế, vô nghĩa thế. Tôi đang làm gì? Để làm gì?

Ngày mai tôi có thể chết. Và sao tôi cứ tích luỹ của

cải? Tôi có nhiều hơn tôi cần; thậm chí nhiều thế hệ

cũng vẫn đủ. Nó có vẻ vô nghĩa tới mức tôi chấm dứt

ngay lập tức. Trong bẩy ngày tôi đã đi vào trong nhiều

nhà và bước ra với tay trống rỗng. Và việc có ý thức

tuyệt diệu thế. Tôi đã nếm trải nó lần đầu tiên, và đó

chỉ là một nếm trải nhỏ - bây giờ tôi có thể quan niệm

được thầy tận hưởng nhiều thế nào, thầy phải mở hội

nhiều thế nào. Bây giờ tôi biết rằng thầy là vua thực -

trần trụi đấy, nhưng thầy là vua thực. Bây giờ tôi biết

rằng thầy có vàng thực và chúng tôi đang chơi với

vàng giả."

Tên trộm trở thành đệ tử của Nagarjuna và đã đạt

tới phật tính.

Tôi không thể nói với bạn cái gì là đúng hay sai.

Tôi chỉ có thể nói một điều với bạn: ý thức - điều đó là

đúng. Đừng vô ý thức bởi vì điều đó là sai. Và thế thì

bất kì cái gì bạn làm trong ý thức cũng đều đúng.

Nhưng mọi người đang sống trong vô ý thức. Và

để tôi bảo bạn: trong vô ý thức bạn có thể nghĩ mình

đang làm điều gì đó đúng, nhưng nó không thể đúng

được. Từ vô ý thức, đức hạnh không thể nở hoa được;

nó có thể dường như đức hạnh thôi nhưng nó không

thể thế được. Sâu bên dưới nó sẽ vẫn là cái gì đó sai.

Nếu bạn vô ý thức và bạn cho người nghèo tiền, quan

sát: bản ngã của bạn được làm mạnh thêm. Đây là tội

lỗi.

Bạn vô ý thức và bạn cứ phục vụ mọi người,

những người ốm; bạn mở bệnh viện hay trường học -

nhưng bất kì điều gì bạn làm cũng cho bạn một bản

ngã rất tinh vi, bản ngã đạo đức giả. Và bản ngã đạo

đức giả nghĩa là chất độc đạo đức giả - nhưng chất độc

là chất độc! Và chất độc đạo đức giả còn nguy hiểm

hơn nhiều bởi vì nó không bị pha trộn; nó là chất độc

thuần khiết. Do đó người thường chịu khổ từ bản ngã

rất thô, nó bị pha trộn.

Tôi đã nghe:

Mulla Nasruddin muốn tự tử. Anh ta tới người bán

thuốc, mua một lượng lớn chất độc, uống nó, và nằm

đợi trong giường cả đêm: "Bây giờ mình sắp chết rồi,

bây giờ mình sắp chết rồi." Anh ta mở mắt ra và nhìn

đồng hồ: "Mười hai giờ... hai giờ... bốn giờ... sáu giờ...

và trẻ con lục tục chuẩn bị đi học, và vợ đang chuẩn bị

bữa sáng - và mình vẫn chưa chết sao? Hay mình chết

rồi và trở thành ma? Có chuyện gì thế nhỉ?" Anh ta tự

cấu mình và cảm thấy đau; anh ta nói, "Không, mình

vẫn còn trong thân thể."

Anh ta chạy tới nhà bán thuốc; anh ta nói, "Ông đã

đưa tôi cái loại thuốc độc gì vậy? Một lượng như thế

đáng phải giết chết ít nhất mười người, và tôi đã uống

tất cả mà tôi vẫn sống sờ sờ ra đây."

Người bán thuốc nói, "Tôi có thể làm được gì - ở

Ấn Độ ông không thể tìm được cái gì thuần khiết cả.

Mọi thứ đều bị pha trộn, từ sữa tới chất độc. Tôi có thể

làm được gì nào?"

Bản ngã bình thường bị pha trộn với nhiều thứ

khác. Nhưng bản ngã tôn giáo, bản ngã của thánh

nhân, của mahatma, của hiền nhân, là không bị pha

trộn - nó là chất độc thuần khiết. Chỉ một giọt của nó

là đủ.

Cho nên nếu bạn làm điều tốt một cách vô ý thức,

chúng sẽ tạo ra thêm bản ngã trong bạn. Và chỉ trên bề

mặt chúng mới có vẻ tốt; chúng sẽ gây hại cho những

người mà bạn đối xử tốt với họ. Đừng bao giờ là người

làm điều tốt, tránh điều đó ra. Nhiều điều hại đã được

thực hiện bởi công bộc của bạn, bởi các nhà truyền

giáo, những người cải cách xã hội, hơn bởi bất kì ai

khác.

Điều nền tảng nhất là phải ý thức và thế rồi hành

động, và thế thì bất kì điều gì bạn làm cũng sẽ đúng.

Nhưng mọi người đều vô ý thức.

"Không, em sẽ không đi tới rạp phim với anh

đâu!" Jackie nói. "Em biết kiểu anh rồi! Ngay khi

chúng ta ngồi vào chỗ, anh sẽ bắt đầu nghịch nút áo

cánh của em bằng tay này và kéo váy em bằng tay kia,

để sẵn sàng sỗ sàng!"

"Không, anh sẽ không làm đâu," Patrick phản đối.

"Mọi người ngồi sau chúng ta có thể thấy điều anh

định làm."

"Vâng, điều đó đúng," Jackie nói, "cho nên có thể

tốt hơn cả là chúng ta đến đó sớm vào và lấy chỗ ngồi

ở hàng cuối."

Điều bạn muốn làm, và điều bạn nói, và điều bạn

thực sự làm, là những điều khác toàn bộ. Bạn có thể

đang làm điều gì đó mà bạn không bao giờ muốn làm,

bạn có thể không làm điều gì đó mà bạn bao giờ cũng

muốn làm. Bạn sống một cuộc sống tinh thần phân liệt,

bị phân chia thành vô ý thức và ý thức. Và từ sự phân

liệt này bất kì cái gì xảy ra cũng đều sai.

Biff thuộc kiểu người im lặng, mạnh mẽ. Anh ta

bước vào quán cà phê nhà trường, gọi cốc cà phê, và

nheo mắt với cô hầu bàn, một người lớn tuổi mắt xanh

cuốn hút. Cô ta mỉm cười.

"Muốn cưỡi ngựa không?" anh ta hỏi.

"Có chứ, em sẽ sẵn sàng trong năm phút."

Thế là họ vào xe và anh ta lái ra đường cao tốc.

Anh ta rẽ vào một con đường rồi anh ta lái xuống một

đường nhỏ. Con đường nhỏ này dẫn tới lối cụt và anh

ta dừng xe lại và tắt động cơ đi.

Quay về phía cô ấy, anh ta thốt ra lời đầu tiên,

"Này, điều đó thì sao?"

Cô hầu bàn gật đầu.

"Được," cô ấy nói, "anh nói át cả em!"

Quan sát điều bạn làm, tại sao bạn làm nó, điều

bạn nói, tại sao bạn nói nó. Cứ quan sát hành động của

bạn, ý nghĩ của bạn, và dần dần, dần dần một ý thức

lớn lao nảy sinh trong bạn. Và thế thì bạn có thể thấy

mọi trò chơi bạn đã từng chơi với người khác, và

không chỉ với người khác mà với bản thân mình nữa.

Bệnh nhân, mà bác sĩ đang viết vào sổ khám bệnh,

nói cô ấy là phụ nữ không lấy chồng. Thế là, khi ông

ấy viết tới chỗ trống để liệt kê số con, ông ấy tự động

viết "không."

"Nhưng, bác sĩ ơi," cô ấy nói, "tôi có đứa con gái

mười ba tuổi rồi!"

"Tôi tưởng cô bảo tôi là cô là bà cô già?"

"Tôi là bà cô đấy," cô ấy đáp. "Nhưng tôi không

phải là bà cô bướng bỉnh đâu."

Bất kì cái gì ý thức cứ giả vờ, vô thức là cội nguồn

thực của hành động của bạn, và chừng nào vô thức còn

chưa biến mất toàn bộ khỏi bản thể bạn, bạn không thể

làm điều đúng được. Chỉ một phần mười của bản thể

bạn là ý thức, chín phần mười là vô thức. Vô thức gần

như là lục địa bên dưới tầng nước nông bạn gọi là ý

thức. Vô thức thúc đẩy bạn. Ý thức chỉ tìm cách hợp lí

hoá để làm điều vô thức muốn làm. Ý thức đang phục

vụ cho vô thức; đây là tình huống sai. Để vô thức phục

vụ cho ý thức - và bạn trở thành một sannyasin.

Đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì: làm ý thức

ngày một là trung tâm của bản thể bạn, và việc biến

đổi ngày một nhiều những chùm vô thức thành ý thức,

ngày một đem ánh sáng vào bóng tối bên trong.

Một ngày sẽ tới khi bạn đầy ánh sáng; toàn thể bản

thể bạn là ý thức. Thậm chí không một góc nào của

bản thể bạn có bóng tối nào về nó - tất cả đều được

biết và được kinh nghiệm thấu suốt. Bạn quen thuộc kĩ

với bản thân mình, quen thuộc toàn bộ với bản thân

mình; thế thì bất kì cái gì bạn làm, Prem Murti này,

cũng đều đúng. Đúng là việc nở hoa của ý thức, và sai

là việc nở hoa của vô ý thức.

*********************************************************

#6Câu hỏi thứ tư:

Thưa thầy kính yêu,

Sao người Ấn Độ không thể thấy được điều đang

xảy ra ở đây?

Sandesh, họ có quá khứ dài, quá khứ rất dài, dài

hơn bất kì nước nào khác, dài hơn bất kì giống nòi nào

khác. Và quá khứ càng dài, bạn càng định kiến hơn.

Người Mĩ là ít định kiến nhất trên thế giới bởi vì người

đó không có quá khứ dài, chỉ mới ba trăm năm. Nó

không là gì khi so sánh với quá khứ của Ấn Độ.

Mười nghìn năm là tuyệt đối chắc chắn về mặt lịch

sử, nhưng Ấn Độ còn tồn tại trước điều đó. Thực ra

những người đã đi sâu vào nghiên cứu, họ nói văn hoá

Ấn Độ đã tồn tại ít nhất chín mươi nghìn năm hay hơn.

Quá khứ dài như vậy làm cho đất nước thành rất già,

hoàn toàn già cả. Tâm trí của nó trở nên lắng đọng và

tù đọng, nó không thể chấp nhận được cái gì mới, điều

đó là rất khó.

Điều là dễ dàng cho người Mĩ là rất khó cho người

Ấn Độ. Người Ấn Độ nghĩ mình đã biết rồi; người đó

được thông tin rõ rồi, ít nhất cũng về tâm linh, tới mức

người đó không cảm thấy rằng người đó phải tới gặp

tôi. Người đó chưa bao giờ tới đây, nhưng không tới

đây người đó vẫn cứ diễn đạt ý kiến của người đó về

tôi. Điều đó là tự nhiên trong nền văn hoá cổ đại, già

lão, chết. Và nó là quá khứ rất kìm nén mà Ấn Độ đã

trải qua; nó không cho phép tự do.

Tự do chưa bao giờ là mục đích của văn hoá Ấn

Độ mà là phục tùng: phục tùng xã hội, phục tùng tôn

giáo, phục tùng kinh sách. Và Ấn Độ có ý niệm này

rằng tất cả những gì tốt đẹp đều đã xảy ra rồi, thời đại

vàng son đã xảy ra rồi. Bây giờ con người không tiến

hoá, không tiến bộ - mà suy thoái. Đây là cái gì đó cần

được hiểu.

Ở phương Tây ý niệm là ở chỗ con người đang

tiến hoá ngày một cao hơn, tiến hoá đang xảy ra, có

tiến bộ lớn đang xảy ra. Thời đại vàng son là ở trong

tương lai đối với phương Tây.

Với phương Đông, đặc biệt là với Ấn Độ, thời đại

vàng son đã qua rồi cả nghìn năm trước; chúng ta đang

suy thoái. Chúng ta không đi lên đỉnh cao, chúng ta

đang đi xuống thung lũng. Ngày càng nhiều bóng tối

sẽ bao quanh chúng ta, ngày càng nhiều chết chóc hơn;

con người sẽ trở nên ngày một xấu hơn.

Do đó khi tôi nói về nhân loại mới phương Tây có

thể hiểu được tôi; tâm trí Ấn Độ đơn giản cảm thấy

lúng túng - tôi đang nói về gì vậy? "Nhân loại mới,

thời đại vàng son trong tương lai sao? Nó đã qua rồi,

nó là lịch sử. Chúng ta sẽ không đạt tới thời đại vàng

son nào cả trong tương lai đâu; chỉ có cái chết thôi,

con người mang định mệnh thế."

Ấn Độ đã chấp nhận ý niệm này rằng tương lai

không là gì ngoài cái chết, tương lai không giữ hi vọng

nào. Và tôi mang tới niềm hi vọng mới cho bạn. Tôi

cho bạn hứa hẹn mới, tôi báo trước một nhân loại mới.

Do đó nó rơi vào những cái tai điếc; điều đó chống lại

việc ước định của họ, họ không thể bắc cầu qua lỗ

hổng này được, và đó là ước định rất, rất kìm nén.

Ấn Độ đã kìm nén tất cả những cái tự nhiên; nó đã

đi vào trong vô thức, nó sôi lên ở đó bên trong. Và tôi

đang nói về việc diễn đạt, và Ấn Độ tin vào kìm nén.

Ấn Độ tin vào kìm nén - dục, yêu, thân thể, tất cả

những cái tự nhiên. Và tôi tin vào diễn đạt, tính sáng

tạo. Tôi đang nói ngôn ngữ phi Ấn Độ.

Do đó có hiện tượng lạ này rằng tôi đang sống ở

Ấn Độ nhưng tôi không là một phần của Ấn Độ chút

nào. Công đồng nhỏ này các sannyasin của tôi là cộng

đồng thế giới - nó không phải là đạo tràng Ấn Độ, nó

là công xã thế giới. Công xã nhỏ bé này đại diện cho

toàn thể nhân loại, không đại diện cho quá khứ mà cho

tương lai.

Cho nên tôi nhất định bị hiểu lầm, bị diễn giải

nhầm, bị kết án, bị cản trở theo đủ mọi cách. Có hai

mươi nhăm vụ kiện chống lại tôi ở toà án. Chính phủ

cứ bịa ra mọi loại vụ án chống tôi - một người chưa

bao giờ rời khỏi phòng của mình... Tôi có thể phạm

phải tội gì? Hai mươi nhăm vụ kiện chống lại một

người chưa bao giờ rời khỏi phòng của mình! Nghĩ mà

xem - nếu tôi đi ra ngoài, họ sẽ bịa ra ít nhất một nghìn

vụ kiện chống lại tôi.

Họ phải được tha thứ bởi lí do đơn giản là họ

không thể hiểu được; trong tâm trí riêng của mình họ

đang làm điều gì đó rất đúng. Họ nghĩ về tôi như một

lực huỷ hoại, và theo một cách nào đó họ cũng đúng:

tôi ở đây để phá huỷ toàn thể ước định dù đó là là

người Ấn Độ hay người Đức hay người Do Thái, là

người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo hay Phật

tử.

Công việc của tôi bao gồm phá huỷ ước định và

làm cho con người tự do khỏi mọi ước định. Điều này

xảy ra mọi ngày - không chỉ với người Ấn Độ, với

người khác nữa.

Một sannyasin mới, Jacob, đã viết một bức thư cho

tôi. Anh ấy là người Do Thái, cho nên anh ấy rất bị

xúc phạm bởi chuyện cười Do Thái. Bây giờ bạn thậm

chí không thể hiểu được khôi hài, bạn trở nên nghiêm

chỉnh ngay cả về điều đó, vậy còn nói gì về các vấn đề

nghiêm chỉnh? Anh ấy đã trở thành một sannyasin

nhưng sâu bên dưới người Do Thái vẫn có đó, sẵn sàng

bị xúc phạm. Tôi đang xúc phạm mọi người mà.

Tôi xúc phạm người Đức nhiều như tôi có thể làm,

tôi xúc phạm người Do Thái, tôi xúc phạm người Ấn

Độ, tôi xúc phạm người Mô ha mét giáo... Tôi sẽ xúc

phạm mọi người, bởi vì đó là toàn thể công việc của

tôi - lau sạch mọi phân bạn đã từng mang theo. Và

điều đó gây tổn thương bởi vì bạn nghĩ nó là cái gì đó

rất có giá trị bạn đang mang.

Bây giờ tâm trí Ấn Độ là tâm trí dâm dục nhất trên

thế giới, dâm dục nhất bởi vì bị kìm nén nhiều nhất.

Người Ấn Độ cứ nhìn những thứ không có đó; người

đó phóng chiếu hay người đó bịa ra hay người đó cố

gắng vất vả để tìm ra cái gì đó.

Người đàn bà gọi điện xuống người quản lí khách

sạn. "Tôi ở đây trong phòng 5110," bà ta hét lên một

cách giận dữ, "và tôi muốn ông biết có một người đàn

ông bước đi trong phòng bên kia nhìn qua lối đi mà

không mặc một mẩu vải nào và chỗ tối của anh ta phơi

ra hết."

"Tôi sẽ phái thám tử nhà lên ngay đây, thưa bà,"

người quản lí nói.

Thám tử đi vào phòng người đàn bà này, nhòm

qua lối đi, và nói, "Bà đúng đấy, thưa bà, người đàn

ông đó không mặc quần áo, nhưng cửa sổ anh ta che

khuất anh ta từ thắt lưng trở xuống chẳng thành vấn đề

anh ta ở đâu trong phòng mình."

"Thế à?" bà ấy kêu ăng ẳng. "Đứng lên giường ấy!

Đứng lên giường ấy!"

Bà này phải là người Ấn Độ rồi. Nhưng người Ấn

Độ ở mọi nơi; họ không chỉ ở trong nước Ấn Độ, họ

không bị giới hạn trong nước Ấn Độ, nhớ lấy. Bất kì

khi nào mọi người kìm nén, họ là người Ấn Độ. Họ có

thể ở Anh, họ có thể ở Italy, họ có thể ở Tây Ban Nha,

họ có thể ở bất kì chỗ nào. Tâm trí Ấn Độ dại diện cho

tâm trí kìm nén.

Người đàn bà đang gọi điện thoại mà người nghe

trả tiền.

"Xin bà nhắc lại tên cho?" thao tác viên điện thoại

nói.

"Vâng, Alice. A-L-I-C-E. A là chữ đầu của

'adultery- ngoại tình', L là chữ đầu của 'lust - thèm

khát', I là chữ đầu của 'incest-loạn luân', C là chữ đầu

của 'copulation-giao cấu', E là chữ đầu của 'erotickhiêu

dâm'..."

Bây giờ, phải nói gì về người đàn bà này? Bà ấy

phải đang mang một con quỉ bên trong bản thân mình.

Và đó là tình huống ở Ấn Độ: mọi người đều kìm

nén nhiều thế, có nhiều mủ bên trong linh hồn tới mức

khi họ nghe hay đọc về tôi là họ cảm thấy đau. Cái đau

tới bởi vì họ đang mang những vết thương bên trong

bản thân họ. Và nó bao giờ cũng đau nếu bạn đi tới

nhà giải phẫu: ông ấy phải nặn mủ ra khỏi vết thương

của bạn, chỉ thế thì các vết thương mới có thể lành

được. Và tôi là bác sĩ giải phẫu đây, từ bi của tôi

không cho phép tôi để bạn như bạn đang đấy. Dù tôi

phải tốn phí bất kì cái gì, dù tôi có phải liều bất kì cái

gì, tôi quyết tâm phơi bầy vết thương của bạn cho bạn

- bởi vì một khi bạn biết vết thương của mình, một khi

vết thương của bạn được phơi bầy ra, được đưa lên bề

mặt, chúng lập tức bắt đầu lành. Và Ấn Độ đang mang

vết thương lớn: nó không chỉ là cái nghèo vật lí ngày

nay, nó là cái nghèo tâm linh nữa. Và khi tôi nói điều

này nó gây đau nhiều nhất, bởi vì đó là chỗ trú ngụ cho

bản ngã Ấn Độ rằng, "Chúng ta là người tâm linh." Và

kinh nghiệm riêng của tôi là ở chỗ chẳng có tính tâm

linh nào còn lại.

Vâng, thỉnh thoảng vị phật có xảy ra ở Ấn Độ - và

nhiều chư phật đã xảy ra ở Ấn Độ hơn bất kì chỗ nào

khác, điều đó đúng - nhưng quần chúng Ấn Độ, đám

đông, lại không có tính tâm linh, chẳng có chút nào.

Thực ra bởi vì hiện tượng này của chư phật, quần

chúng Ấn Độ đã trở thành người đạo đức giả. Họ đã

nghe những giáo huấn vĩ đại - họ không thể đi theo

những giáo huấn đó, bởi vì theo chúng cần nỗ lực lớn

lao. Họ không thể theo được nhưng họ có thể giả vờ;

điều đó rẻ và dễ dàng. Cho nên người Ấn Độ đã trở

thành giả.

Larson đưa Charlotte lái xe đi vào vùng quê và đỗ

xe ở một quãng đường hẻo lánh.

"Nếu anh định gạ gẫm em," Charlotte nói, "em sẽ

la lên đấy!"

"Điều đó thì ích gì?" Larson hỏi. "Chẳng có ma

nào quanh đây hàng dặm đường."

"Em biết," Charlotte nói, "nhưng em muốn thoả

mãn lương tâm em trước khi em bắt đầu có thời gian

vui thú."

Người Ấn Độ cũng muốn có thời gian vui thú,

nhưng trước hết họ muốn thoả mãn lương tâm họ, cho

nên họ la hét với tôi. Nhưng dần dần, dần dần những

người Ấn Độ nhạy cảm thông minh đang lại gần tôi

hơn. Điều đó cần thời gian, nhưng những người nhạy

cảm nhất nhất định trở thành một phần của phật trường

của tôi.

Và người Ấn Độ chịu đựng phức cảm tự ti bởi vì

trong một nghìn năm họ đã từng là nô lệ.

Rabindranath chưa bao giờ được ca ngợi ở Ấn Độ

- bị kết án, bị chỉ trích nhiều nhất có thể được bởi vì

ông ấy là người rất khẳng định cuộc sống. Ông ấy

thậm chí có dũng cảm để phê bình Phật theo cách

riêng của ông ấy. Ông ấy chống lại toàn thể truyền

thống phủ định của Ấn Độ.

Trong một trong các bài thơ của mình ông ấy nói:

Sau mười hai năm Phật trở về nhà - ông ấy đã trở

nên chứng ngộ. Ông ấy có hàng nghìn tín đồ; một cách

tự nhiên ông ấy nhớ tới vợ mình, con mình, bố già của

mình, và ông ấy muốn giúp họ. Ông ấy muốn chia sẻ

điều ông ấy đã đạt tới, cho nên ông ấy quay về cung

điện của mình. Yashodhara, vợ ông ấy, người mà ông

ấy đã bỏ rơi trong mười hai năm trước, tự nhiên rất

giận.

Trong mười hai năm cô ấy đã tích lũy giận dữ,

nhưng người vợ Ấn Độ, cho dù cô ấy giận dữ, cũng

không thể biểu lộ giận dữ của mình với chồng mình, ít

nhất là không trong những ngày đó. Nhưng theo cách

rất gián tiếp... cô ấy hỏi Phật một câu hỏi. Đó không

phải là sự kiện lịch sử, đó là bài thơ của Rabindranath

Tagore, chuyện bịa riêng của ông ấy nhưng nó biểu lộ

thái độ và cách tiếp cận của ông ấy.

Yashodhara hỏi Phật, "Chỉ một câu hỏi em phải

hỏi anh: trong mười hai năm em đã chờ đợi để hỏi anh

câu hỏi này. Anh đã trở nên chứng ngộ rồi: chẳng lẽ

không thể trở nên chứng ngộ trong thế giới này sao,

trong nhà cùng với em sao? Chỉ một câu hỏi em muốn

hỏi anh: liệu có tuyệt đối cần phải trốn khỏi thế giới

này, chẳng lẽ điều đó lại không thể có được ở đây

trong ngôi nhà này? Em mạnh hơn ý thức của anh sao?

Cám dỗ là nhiều hơn việc tìm chân lí sao?"

Và Rabindranath nói Phật cúi đầu và đứng im

lặng, chẳng nói gì. Nhưng điều đó nói lên mọi thứ -

bây giờ Phật biết điều đó có thể đã xảy ra được trong

nhà nữa. Không cần phải từ bỏ vợ và con và cha già và

gia đình và mọi người; không cần. Bây giờ ông ấy

biết! Bây giờ ông ấy biết rằng chứng ngộ chẳng liên

quan gì tới núi non và rừng rậm cả; nó có thể xảy ra ở

bất kì đâu.

Rabindranath trong một bài thơ khác nói, "Tôi

không muốn không được sinh ra lần nữa. Tôi cầu

nguyện Thượng đế: cho tôi thế giới của ngài lần nữa

và lần nữa và lần nữa đi! Nó đẹp thế, nó là món quà

tuyệt vời thế - tôi biết ơn!"

Bây giờ đây là thái đối rất chống lại người Ấn Độ,

toàn thể khao khát của Ấn Độ đã từng là làm sao gạt

bỏ cuộc sống; nó là phủ định cuộc sống. Rabindranath

rất khẳng định cuộc sống; ông ấy yêu cuộc sống và

yêu nó vô cùng. Ông ấy bị kết án rất nhiều.

Nhưng khi ông ấy được giải thưởng Nobel, thế thì

cả đất nước đầy những lời tán dương. Nhưng ông ấy từ

chối đi tới đám đông tụ tập, tới các cuộc họp, được dàn

xếp để ca ngợi ông ấy. Ông ấy nói, "Đây không phải là

ca ngợi tôi - các ông đang ca ngợi giải thưởng Nobel.

Các ông có thể nhận giấy chứng nhận và huân chương

và vòng hoa cho nó và làm bất kì điều gì các ông

muốn - tôi không định tới đâu!"

Ông ấy được giải thưởng Nobel về cuốn sách

Gitanjali - cúng dường bài ca - cuốn ông ấy đã viết hai

mươi năm trước. Ở Ấn Độ chẳng ai ca ngợi nó bởi vì

nó rất khẳng định cuộc sống, nhưng một khi giải

thưởng Nobel đã được trao cho Gitanjali, Gitanjali là

điều vĩ đại nhất đã xảy ra cho Ấn Độ. Thế thì cùng

những người đó bắt đầu ca ngợi nó.

Ấn Độ chịu phức cảm tự ti lớn lao; trong một

nghìn năm nó đã là nô lệ. Cho nên đừng lo nghĩ, tôi

biết cách mọi sự sắp xảy ra.

Trước hết, ngày càng nhiều những người phương

Tây nhạy cảm, thông minh, tỉnh táo nhất định sẽ tới

tôi. Một khi họ ở đây, ngày càng nhiều, hàng nghìn

người Ấn Độ sẽ theo sau tới - đó là vì tai nạn lịch sử

một nghìn năm cũ.

Bất kì cái gì được phương Tây làm, Ấn Độ đều trở

nên nghi ngờ rằng điều đó phải đúng. Trước hết nó

phản ứng: "Làm sao điều đó có thể đúng được?" bởi vì

điều đó đi ngược lại truyền thống của Ấn Độ. Thế rồi,

dần dần, dần dần nó phải thoả hiệp. Cho nên tôi không

lo nghĩ về nó, chẳng lo chút nào. Cứ để người tìm

kiếm tới từ mọi xó xỉnh ngóc ngách của trái đất và

sớm hay muộn bạn sẽ thấy Ấn Độ cũng tới tôi ngày

một gần hơn.

Nhưng họ bao giờ cũng chậm chân trong mọi thứ.

Họ đã từng lỡ tầu trong năm nghìn năm - điều đó đã

trở thành thói quen của họ. Họ không thể là người tiên

phong được, họ đã quên mất cách là người tiên phong.

Họ chỉ có thể là người theo sau.

Và công việc này là công việc tiên phong, cái gì đó

cực kì mới đang được thử ở đây. Ấn Độ sẽ nghe theo

nó, ít nhất tôi hi vọng là vậy. Nhưng bạn không cần lo

nghĩ về nó.

*********************************************************

#6Câu hỏi cuối cùng:Thưa thầy kính yêu,

Trong vài năm tôi đã từng thực hành đứng trên

đầu. Nhìn thế giới lộn ngược cũng là cái gì đó tốt!

Tuy nhiên bây giờ, một swami ở nhóm định tâm đã

nói cho tôi rằng thầy đã nói đứng trên đầu mình là

không tốt. Bây giờ tôi tự hỏi sao điều này có thể

như vậy được. Cái gì sai với việc đứng trên đầu

mình? Xin thầy giải thích điều này cho tôi

Anand Vibhu, chẳng có gì sai với việc đứng trên

đầu bạn - bạn sẽ chỉ trở nên ngu hơn và được kính

trọng hơn, không thông minh hơn và thánh thiện hơn.

Có ưu điểm và có nhược điểm. Nếu bạn muốn thông

minh, thế thì xin đứng trên chân bạn. Nếu Thượng đế

đã dự định rằng con người nên đứng trên đầu mình,

ngài chắc đã làm bạn theo cách khác.

Tôi cũng thử nó một lần thời thơ ấu, nhưng tôi

trông ngu si thế khi đứng trên đầu tôi - và, hơn nữa, tôi

cảm thấy buồn ngủ và bởi vì buồn ngủ, tôi ngã nhào và

làm cho cổ tôi bị vẹo ít nhất là hai tuần - cho nên tôi

quyết định rằng đây không thể là điều Thượng đế

muốn tôi làm.

Nhưng, Vibhu này, nếu bạn đã thử nó đủ lâu rồi,

bây giờ nó không thể gây hại thêm gì được đâu. Và đôi

khi nó có thể còn thuận tiện nữa.

Tôi đã nghe:

Sigmund Freud chết và bị gửi xuống địa ngục -

còn chỗ nào khác được? Khi ông ấy tới quỉ đón chào

ông ấy - hiển nhiên.

"Xin chào," quỉ nói. "Ở đây ông sẽ có một trong ba

chọn lựa không thể thay đổi được về nơi ông sẽ ở vĩnh

viễn. Lại đây!"

Phòng thứ nhất đầy những người đang mang tảng

đá lớn leo lên núi dốc đứng chỉ để thấy chúng rơi lại

xuống đáy - rơi tới chỗ họ phải quay lại và bắt đầu lại

toàn thể quá trình.

Freud tiếp đó được chỉ cho phòng thứ hai. Nó đầy

những người gõ máy chữ. Hàng nghìn người đang gõ

lách cách, mỗi người đều có một quỉ trợ tá đứng sau.

Bất kì khi nào gõ nhầm, quỉ trợ tá sẽ đánh cho một cú

vào lưng.

Freud trở nên cực kì sợ hãi.

Căn phòng cuối cùng đầy cứt người, ngập tới cổ

của hàng nghìn người ở đó. Mỗi người có một cốc cà

phê mà người đó nhấm nháp, ngay trên bãi cứt.

"Thế nào," quỉ nói, "ông chọn phòng nào?"

Freud nghĩ một chốc, nhận ra rằng trong phòng thứ

ba, ít nhất cũng không có công việc thể chất, và ông ấy

thích cà phê nữa.

"Thôi được, tôi sẽ nhận phòng thứ ba."

Ông ấy lội qua cứt và chờ đợi ai đó đem cho ông

ấy chiếc cốc. Ngay khi ông ấy nghe thấy tiếng đóng

sầm cửa đằng sau mình, ông ấy nghe thấy quỉ trợ tá hô

to, "Xong rồi, mọi người! Hết giờ uống cà phê! Mọi

người trở lại đứng lộn đầu xuống!"

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#7 Bạn là cội nguồn

**Điều hại là của ông.

Buồn khổ là của ông.

Nhưng đức hạnh cũng là của ông.

Và thuần khiết.

Ông là cội nguồn

của mọi thuần khiết và mọi pha tạp.

Không ai làm thuần khiết người khác.

Đừng bao giờ bỏ quên việc của ông

Vì việc của người khác,

Dù nhu cầu người đó lớn thế nào.

Việc của ông là khám phá việc của ông

Và thế rồi với cả trái tim ông

Để trao bản thân ông cho nó.**

Con người hoặc ở trong địa ngục hoặc ở trong cõi

trời - đó là chọn lựa của người đó. Địa ngục và cõi trời

không phải là theo địa lí; chúng không phải là nơi chốn

bên ngoài bạn mà là không gian bên trong bạn - và cả

hai nơi này đều tồn tại trong từng cá nhân. Con người

giống như chiếc thang: bạn có thể đi lên, bạn có thể đi

xuống; nó là cùng một chiếc thang. Đổi hướng và bạn

bắt đầu đi lên. Nó là cùng năng lượng bắt đầu trở thành

địa ngục và bắt đầu trở thành cõi trời. Hiểu biết sâu sắc

là cần thiết về năng lượng của bạn, về khả năng của

bạn, về tiềm năng của bạn.

Cõi trời và địa ngục không phải là khi bạn chết:

chúng là những khả năng ngay bây giờ. Trong chính

khoảnh khắc này người ta có thể ở trong địa ngục hay

cõi trời - và bạn có thể ở trong địa ngục và hàng xóm

của bạn có thể ở cõi trời. Và khoảnh khắc này bạn sẽ

trong địa ngục và khoảnh khắc khác bạn sẽ trong cõi

trời. Quan sát cho kĩ vào: bầu khí hậu cứ thay đổi

quanh bạn. Lúc thì nó rất mây mù và mọi thứ tối tăm

và buồn thảm, và lúc thì nó nắng ráo thế, và đẹp thế,

vui thế.

Nhưng sai lầm, sai lầm lớn nhất con người có thể

phạm phải, là nghĩ rằng bầu khí hậu này được tạo ra

bởi các lực bên ngoài. Nó không được tạo ra bởi các

lực bên ngoài đâu; nó là quyết định bên trong của bạn,

ý chí bên trong của bạn đấy. Đó là chọn lựa của bạn.

Nó xảy ra ở bên ngoài, nhưng nó nảy sinh từ cốt lõi

sâu nhất của bản thể bạn. Nó cần tính quan sát rất tỉnh

táo để thấy ra điểm này. Một khi bạn đã thấy nó bạn

không cần sống trong địa ngục chút nào. Sao bạn phải

chọn địa ngục một khi điều này đã được hiểu - rằng đó

là chọn lựa của bạn?

Nhưng trong hàng thế kỉ con người đã từng cố

gắng tìm các cớ, cách hợp lí hoá, những nguyên nhân

giả, bên ngoài bản thân mình, bởi một lí do nào đó:

người ta cảm thấy rất xấu rằng mình là kẻ tạo ra mọi

khổ của mình. Thứ nhất khổ có đó, và thứ hai, chính ý

niệm rằng "Mình là kẻ tạo ra tất cả những khổ này"

thậm chí còn gây đau hơn cả bản thân việc khổ. Để né

tránh cái đau này, để né tránh vết thương này, để né

tránh trách nhiệm lớn lao này, con người đã tìm ra cả

nghìn lẻ một cách.

Trong quá khứ chúng ta đã tạo ra ý niệm về

Thượng đế: rằng Ngài tiền định, rằng mọi thứ đều

được quyết định trước rồi, tiền định trước rồi, rằng đứa

trẻ được sinh ra đã tuyệt đối bị xác định rồi. Thượng

đế tiền định điều nó sẽ là; nó không được tự do, nó

không có tự do. Nếu không có tự do, có thể không có

trách nhiệm; nếu có tự do, thế thì có trách nhiệm.

Chúng tới cùng nhau, chúng là không tách rời. Con

người sẵn sàng giành lấy tự do của mình, nhưng con

người rất sợ chấp nhận trách nhiệm. Ngay cả với cái

giá mất tự do người đó vẫn muốn tuyệt đối không có

trách nhiệm. Ít nhất người đó có thể nói, "Đấy không

phải là ý chí của tôi rằng tôi phải khổ. Tôi có thể làm

được gì nào? Tôi bất lực! Thượng đế đã tiền định trước

điều đó rồi." Hay định mệnh, số mệnh...

Và các tôn giáo không tin vào Thượng đế và

không tin vào định mệnh, họ phải tìm cách giải thích

nào đó khác, nhưng nó vẫn là cùng một điều thôi. Họ

đã tìm ra lí thuyết về đầu thai, lí thuyết về nghiệp: các

kiếp sống quá khứ của bạn quyết định ra kiếp sống

hiện tại của bạn. Lần nữa bạn lại bất lực! Bây giờ

chẳng thể làm được gì về các kiếp quá khứ của bạn cả;

không có khả năng nào thay đổi chúng. Bạn không thể

hoàn tác lại chúng, cho nên bạn phải đơn giản chấp

nhận bất kì cái gì là hoàn cảnh. Nếu bạn khổ, thì bạn

khổ - chấp nhận nó đi.

Chính bởi vì chấp nhận này mà phương Đông vẫn

còn nghèo, đói, ốm yếu. Nếu bạn chấp nhận rằng bất kì

cái gì đang xảy ra là xảy ra vì nghiệp quá khứ của bạn,

thế thì nó phải xảy ra thôi; không có cách nào tránh

được nó. Ngay cả những ý niệm hoàn toàn ngu xuẩn

nảy sinh từ nó, và chúng có vẻ rất logic nếu bạn chấp

nhận tiền đề căn bản này.

Ở Ấn Độ có một giáo phái của người Jaina,

Terapanth; Acharya Tulsi là thủ lĩnh của nó. Giáo phái

Jaina này nói rằng nếu ai đó ngã xuống giếng, đừng

giúp người đó thoát ra. Bạn sẽ ngạc nhiên - làm sao

người ta có thể nói được điều này? Bạn đang đứng đó,

người này đang kêu cứu, la to xin giúp đỡ, nhưng giáo

phái này nói, "Đừng giúp người đó, bởi vì người đó

đang chịu đựng nghiệp quá khứ của người đó. Đừng

can thiệp. Nếu ông can thiệp và kéo người đó ra người

đó sẽ phải ngã vào lần nữa đấy, cho nên ông sẽ không

thực sự là giúp đỡ đâu. Ngược lại, ông sẽ làm chậm trễ

quá trình mà đáng ra thì đã được hoàn thành bây giờ.

Và bằng việc can thiệp vào cuộc đời người đó và

nghiệp người đó ông đang tạo ra nghiệp nào đó cho

bản thân mình, bởi vì can thiệp vào cuộc sống của ai

đó, làm rối quá trình của người đó, sự phát triển của

người đó, là tội lỗi."

Do đó các tín đồ của giáo phái này không giúp bất

kì ai theo bất kì cách nào. Giúp đỡ là tội lỗi, phục vụ là

tội lỗi. Điều đó có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng nếu bạn

chấp nhận tiền đề của họ thế thì nó không ngớ ngẩn.

Tiền đề này được chấp nhận, nó dường như là kết luận

logic của tiền đề này.

Các triết lí ngớ ngẩn đã nảy sinh, chỉ vì một lí do

thôi: làm sao né tránh trách nhiệm? Đổ nó lên vai ai đó

khác! Đó có thể là Thượng đế, số phận, lí thuyết

nghiệp, hay, nếu bạn không theo tôn giáo, nếu bạn là

người duy vật, thế thì bạn có thể đổ nó cho lịch sử, như

Hegel đã làm - lịch sử chịu trách nhiệm. Nó lại là cùng

trò chơi đó thôi - chỉ cái tên thay đổi, cái nhãn thay

đổi. Nó không còn là quá khứ, bây giờ nó được gọi là

lịch sử - không phải nghiệp cá nhân mà là nghiệp của

xã hội mới có tính quyết định; cá nhân bất lực. Thực

ra, theo Hegel cá nhân là hư cấu; chỉ xã hội tồn tại và

lịch sử là nhân tố tất định.

Và hàng triệu và hàng triệu năm đã trôi qua rồi!

Làm sao bạn có thể tranh đấu với nó được? Bạn có thể

làm được gì về nó? Bạn hoàn toàn bất lực! Mọi điều có

thể được làm là: chấp nhận nó, là một phần của nó. Bất

kì cái gì đang trong hoàn cảnh - khổ hay phúc lạc - bạn

không chịu trách nhiệm. Làm sao bạn có thể chịu trách

nhiệm cho toàn thể lịch sử được - từ chính lúc bắt đầu,

nếu như có lúc bắt đầu nào?

Karl Marx nói nó không phải là lịch sử mà cấu trúc

kinh tế của xã hội đấy. Sigmund Freud nói nó không

phải là cấu trúc kinh tế của xã hội đâu mà là cấu trúc

vô thức của tâm lí của bạn - vô ý thức! Bạn không thể

làm gì được về nó cả, nó ở bên ngoài bạn. Bạn có ý

thức và nó là vô ý thức; không có cây cầu nào. Bạn

hoàn toàn vô nhận biết về nó. Kẻ thù cứ vận hành từ

góc tối bên trong bạn và không có khả năng nào đem

ánh sáng tới cho nó. Nhiều nhất chúng ta có thể phân

tích, hiểu tình huống, và được điều chỉnh theo nó.

Mọi triết học, tâm lí học, xã hội học này đều là bịa

đặt của con người để né tránh một hiện tượng đơn

giản: hiện tượng trách nhiệm.

Người tôn giáo thực được sinh ta vào khoảnh khắc

bạn chấp nhận trách nhiệm của mình cho bản thân

mình, khoảnh khắc bạn nói, "Bất kì điều gì mình đang

vậy đều là chọn lựa của mình - không phải của quá

khứ mà của hiện tại. Nó là chọn lựa của mình về

khoảnh khắc này, và nếu mình muốn thay đổi nó mình

tuyệt đối tự do để thay đổi nó. Không ai có thể cản trở

mình được - không lực xã hội nào, không quốc gia

nào, không lịch sử nào, không kinh tế nào, không vô

thức nào có thể cản trở mình được. Nếu mình quyết

tâm thay đổi nó, mình có thể thay đổi nó."

Vâng, lúc ban đầu trách nhiệm có vẻ như nặng nề,

trọng lượng nặng; đổ trách nhiệm lên ai đó khác tạo

cảm giác thoải mái. Ít nhất bạn có thể tận hưởng ngần

này, rằng "Mình không chịu trách nhiệm." Bạn có thể

tận hưởng rằng bạn chỉ là nạn nhân, bất lực. Lúc ban

đầu việc chấp nhận trách nhiện về chính bản thân bạn

một cách toàn bộ là nặng nề. Nó tạo ra thất vọng,

phiền não, lo âu, nhưng chỉ lúc ban đầu thôi. Một khi

nó được chấp nhận, dần dần, dần dần bạn trở nên nhận

biết về tiềm năng lớn lao và tự do lớn lao mà nó đem

lại.

Nếu tôi chịu trách nhiệm cho khổ của tôi, điều đó

cũng có nghĩa, một cách tự động, là tôi chịu trách

nhiệm cho phúc lạc của mình. Nếu tôi chịu trách

nhiệm cho khổ của tôi, tôi có thể chấm dứt nó ngay lập

tức. Để tôi nhắc lại từ 'ngay lập tức' - thậm chí không

một khoảnh khắc nào người ta phải chờ đợi cả. Vấn đề

không phải là thay đổi các kiếp quá khứ của bạn, vấn

đề không phải là thay đổi toàn thể xã hội, vấn đề

không phải là đem tới chuyên chính của giai cấp vô

sản, và vấn đề không phải là đi hết năm nọ tới năm kia

vào phân tâm. Nó đơn giản là vấn đề chấp nhận trách

nhiệm rằng "Dù tôi là bất kì ai, tôi đã tạo ra bầu khí

hậu của tôi, con người tôi."

Con người được sinh ra chỉ như một tiềm năng.

Con người có thể trở thành gai cho bản thân mình và

cho người khác, con người cũng có thể trở thành đoá

hoa cho bản thân mình và cho người khác. Và nhớ lấy,

bất kì cái gì bạn đang là vậy cho người khác, bạn là cái

đó cho bản thân mình nữa, và bất kì cái gì bạn là vậy

cho bản thân mình bạn là cái đó cho người khác nữa.

Nếu bạn là đoá hoa cho bản thân mình, hương thơm

của bạn nhất định được toả ra; nó sẽ đạt tới người

khác. Nếu bạn là gai cho bản thân mình, làm sao bạn

có thể là hoa cho người khác được?

Đây là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của

Phật Gautama cho thế giới: ông ấy làm cho cá nhân

chịu trách nhiệm tuyệt đối, dứt khoát, không đảo

ngược được. Những người rất dũng cảm chấp nhận nó,

chỉ các cá nhân hiếm hoi mới chấp nhận điều đó. Kẻ

hèn bao giờ cũng muốn trốn khỏi trách nhiệm.

Những người theo Phật trở thành đệ tử và người

thành tâm. Những người mà vì họ Phật trở thành thầy

đều là loại người hiếm hoi: thực sự dũng cảm, sẵn sàng

mạo hiểm tất cả, sẵn sàng chấp nhận phiền não của

việc tái sinh... bởi vì đây là tái sinh! Vứt bỏ tất cả

những triết lí làm cho ai đó khác, XYZ, chịu trách

nhiệm cho cuộc sống của bạn - đó là việc tái sinh. Việc

chấp nhận toàn thể trách nhiệm của cuộc sống của bạn,

bất kì cái gì bạn đang là - tốt, xấu, tội nhân, thánh nhân

- nghĩa là bạn đã lấy bước nhảy lượng tử. Nhưng

chẳng mấy chốc trách nhiệm biến thành tự do. Giải

thoát vĩ đại thế xảy ra qua nó!

Cùng kiểu người đang đó đang tụ tập quanh tôi lần

nữa. Tôi không ở đây cho những kẻ hèn nhát. Kẻ hèn

nhát có nhiều chỗ khác trên thế giới, nhiều người giúp

họ - giúp họ vẫn còn là kẻ hèn nhát vĩnh viễn. Tôi tồn

tại ở đây chỉ dành cho những người dũng cảm, người

phiêu lưu: những người sẵn sàng mạo hiểm và mạo

hiểm tất cả, những người sẵn sàng tham dự, cam kết,

những người sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho giải

thoát, cho biến đổi, cho việc đạt tới chân lí tối thượng.

Lời kinh này của ngày hôm nay là những phát biểu

nhỏ, rất hàm chứa. Đó đích xác là điều kinh ngụ ý.

Kinh nghĩa là một phát biểu tinh tuý, không nói kĩ

lưỡng, không giải thích, không tô điểm - chỉ cái lõi trơ

trụi, trần trụi của nó. Nó được cần tới trong những

ngày đó, bởi vì mọi người phải ghi nhớ những kinh

này. Do đó chúng phải rất cô đọng, chúng phải vắn tắt,

để cho mọi người có thể nhớ được hàng thế kỉ, bởi vì

chúng sẽ đi từ thế hệ này sang thế hệ khác như một

phần của kí ức mọi người. Sách còn chưa có trong sự

tồn tại, việc in ấn còn chưa tới trong sự tồn tại. Mọi

người phải ghi nhớ; do đó mới có phương cách lời

kinh. Kinh nghĩa là câu châm ngôn, chính cốt lõi tinh

tuý, nhưng nếu bạn ghi nhớ nó bạn bao giờ cũng có thể

giải mã nó.

Và đó là điều tôi đang làm ở đây: giải mã những

kinh này cho bạn.

Một người có ba con gái. Một hôm một người bạn

tới gặp ông ấy và trong cuộc nói chuyện đã hỏi tên của

các con gái là gì.

Người cha nói rằng con gái cả tên là S.C., con thứ

tên là, M.C., và con út tên là, D.C.

"Tên đó có nghĩa gì vậy?" anh bạn hỏi.

Người cha đáp, "Con cả, S.C., được sinh ra từ

'sheer curiosity - cực kì tò mò'; con thứ, M.C., được

sinh ra bởi 'mutual consent - bằng lòng lẫn nhau'; và

con út, D.C., được sinh ra bởi 'damn carelessness - bất

cẩn chết tiệt'."

Quan sát cuộc sống của bạn - dù nhiều hay ít nó

đều là bất cẩn chết tiệt, nó là D.C.! Bất kì cái gì bạn

đang là, bạn đều có tính ngẫu nhiên, như mẩu gỗ trôi

giạt. Bạn đã không chọn lựa là bất kì cái gì bạn đang

là; bạn đã không lấy quyết định có ý thức về nó, bạn

đã không định nó như vậy. Bạn chỉ phó mặc cho gió.

Nhìn vào toàn thể cuộc sống của bạn mà xem, vào

cách mọi sự đã từng xảy ra cho bạn. Chỉ ngẫu nhiên!

Một người đàn bà gặp bạn và bạn rơi vào tình yêu,

bởi vì cô ấy có cái mũi đẹp. Bây giờ mũi đang quyết

định ra cuộc sống của bạn đấy! Hay cô ấy có tóc vàng

hoe hay thân hình đẹp. Quan sát điều quyết định ra

hành vi của bạn, tương lai của bạn! Bây giờ, mầu tóc

của cô ấy hay cách người đàn bà này bước đi hay cách

cô ấy hát hay mầu mắt cô ấy - là những điều có thể

quyết định ra tình yêu của bạn sao? - bởi vì tình yêu

của bạn sẽ thay đổi cuộc sống của bạn! Nhưng đó là

cách mọi thứ xảy ra.

Kể từ việc phát minh ra xe hơi nhiều thứ đã thay

đổi, bởi vì khu vực ngẫu nhiên đã trở nên rất lớn. Bằng

không mọi người thường rơi vào tình yêu với người

lân cận mình; bây giờ miền này đang lớn hơn lên. Bây

giờ thanh niên có xe riêng của họ: trong vòng vài giờ

họ có thể đi xa tới hàng trăm dặm. Trong quá khứ, mọi

người thường yêu những người lân cận - ai đó sống

bên cạnh nhà hay ai đó sống trong cùng ngôi nhà. Xe

hơi đã làm thay đổi toàn thể hình mẫu cuộc sống của

mọi người, chuyện tình của họ!

Bây giờ, đây là loại nhân loại gì mà được quyết

định bởi những điều bên ngoài như vậy? Nhưng đó là

cách nó vậy, và tốt hơn cả là nhìn nó như nó vậy.

Mọi người đã trở nên thông minh hơn - nếu không

thông mình, ít nhất trí thức hơn, có giáo dục hơn, có

văn hoá hơn, tinh tế hơn - nhưng phong cách sống cơ

bản của họ vẫn như cũ: vô ý thức, ngẫu nhiên. Mọi

người không sống từ tinh hoa của họ, họ đơn giản phụ

thuộc vào hoàn cảnh ngẫu nhiên. Và không chỉ những

người nhỏ bé, mà những người bạn cho là thiên tài,

ngay cả họ cũng cư xử theo cách rất ngu xuẩn.

Nhà vật lí của thế kỉ hai mươi, Niels Bohr, đã có

đóng góp lớn lao cho thế giới khi ông ấy làm chi tiết

cấu trúc và vận hành của nguyên tử, và đặt nền tảng

cho lí thuyết cơ học lượng tử. Ông ấy là nhà khoa học

của các nhà khoa học.

Một hôm một đồng nghiệp người Mĩ được Bohr

mời tới quê hương Đan Mạch của ông ấy. Người Mĩ

thấy một chiếc bùa vận may phía trên bàn làm việc -

chiếc móng ngựa lật úp treo trên tường.

"Chắc chắn là ông không tin móng ngựa sẽ đem

tới cho ông vận may, đúng không, thưa giáo sư Bohr?"

vị khách ngỡ ngàng hỏi. "Sau rốt, chúng ta đều là các

nhà khoa học điềm đạm!"

"Tôi không tin vào điều như vậy đâu, anh bạn tốt

của tôi ơi, không tin chút nào cả. Tôi chắc chắn là

không thể tin được vào những điều vô nghĩa ngu xuẩn

thế," người Scandinavian tái khẳng định với ông ấy.

"Tuy nhiên, tôi được bảo rằng móng ngựa sẽ đem tới

cho ông vận may dù ông có tin vào điều đó hay

không."

Bây giờ, một người như Niels Bohr, một trong

những thiên tài của thế kỉ này, vẫn hành xử theo cùng

cách, cùng cách vô ý thức như người thường bao giờ

cũng hành xử! Dường như giáo dục chẳng tạo ra khác

biệt gì, khoa học chẳng tạo ra khác biệt gì, văn minh

chẳng tạo ra khác biệt gì. Con người cứ sống và lặp lại

những hình mẫu cũ.

Và hình mẫu lớn nhất và cổ nhất là: không chấp

nhận trách nhiệm về bản thân mình. Và né tránh trách

nhiệm là né tránh việc sinh thành ra linh hồn bạn. Và

bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cớ để né tránh việc sinh

thành đó... bởi vì mọi việc sinh đều sẽ đau đớn, và việc

sinh càng lớn, càng đau hơn.

Mọi người co trách nhiệm của họ lại, họ co lại với

trách nhiệm của họ. Bất kì khi nào một vấn đề xuất

hiện cần đáp ứng một cách tự phát, họ đều lúng túng.

Họ tìm trong kí ức, trong quá khứ của mình, cách phản

ứng. Và nhớ: phản ứng không phải là đáp ứng. Phản

ứng nghĩa là bạn đang lặp lại hình mẫu cũ. Bạn không

nhận biết về tình huống hiện thời, bạn không đáp ứng

với nó. Bạn đang đáp ứng với tình huống nào đó

không còn đó nữa.

Cuộc sống cứ thay đổi và hình mẫu của bạn trở

nên cố định, bởi vì tâm trí là cái máy. Tâm trí không

thể thay đổi được bản thân nó. Chừng nào bạn còn

chưa trở nên rất ý thức và bắt đầu dùng tâm trí mình

một cách có ý thức, tâm trí cứ cho bạn những công

thức làm sẵn. Chúng có thể đã từng hiệu quả trong

những tình huống khác nào đó, nhưng chúng không

liên quan mãi mãi - bởi vì cuộc sống chưa bao giờ hệt

nhau ngay cả cho hai khoảnh khắc liên tiếp.

Người có trách nhiệm là người tỉnh táo, luôn quan

sát, và không bao giờ hành động từ quá khứ của mình

mà hành động từ nhận biết hiện tại của mình. Bằng

không bạn bao giờ cũng bị lạc hậu. Đó là cách mọi

người đang vậy - bao giờ cũng lạc hậu. Họ cứ cho

những câu trả lời cho các câu hỏi mà không được hỏi.

Họ cứ làm những thứ cực kì mất thời gian và năng

lượng - bởi vì tình huống không đòi hỏi chúng.

Bây giờ con người đã trở nên rất có khả năng về

mặt khoa học, nhưng về mặt tâm hồn con người còn

chưa đủ chín chắn. Và công nghệ cùng tất cả quyền

năng của nó ở trong tay của những người chưa chín

chắn là rất nguy hiểm. Hiroshima và Nagasaki sắp sửa

sẽ được lặp đi lặp lại. Điều đó giống như đưa cho trẻ

nhỏ chiếc kiếm để chơi: hoặc nó sẽ làm hại bản thân

nó hoặc ai đó khác. Điều đó nhất định xảy ra; điều hại

là gần như không tránh khỏi.

Và đó là điều đã xảy ra cho thế giới hiện đại. Về

mặt khoa học chúng ta có công nghệ lớn có thể làm

thay đổi toàn thể bề mặt trái đất và chung cuộc toàn

thể khuôn mặt của vũ trụ, nhưng về mặt tâm hồn

chúng ta chưa chín muồi. Về mặt tâm hồn chúng là ở

sau hàng thế kỉ - có lỗ hổng nhiều thế kỉ giữa khoa học

của chúng ta và tâm trí của chúng ta!

Suy ngẫm lần nữa về phản ứng của Niels Bohr đi.

Ông ấy nói, "Tôi đã được bảo rằng nó sẽ là ân huệ dù

ông tin vào nó hay không." Ông ấy đang sống trong

cuộc sống mê tín!

Vâng, điều đó là được với người nguyên thuỷ,

nhưng với Niels Bohr, một trong những bộ óc tinh tế

nhất, người đã đóng góp lớn cho tri thức hiện đại,

người cùng loại với Albert Einstein, Eddington,

Edison, và những người khác... người có trí tuệ lớn,

vẫn vận hành như đứa trẻ nhỏ, người nguyên thuỷ, vận

hành rất trẻ con!

Và để tôi nhắc bạn lần nữa: cũng như có khác biệt

lớn lao giữ phản ứng và đáp ứng, cũng có sự khác biệt

lớn lao giữa như trẻ thơ và ngây thơ. Đừng ngây thơ.

Vâng, hồn nhiên như trẻ thơ là hay, như mê tín ngây

thơ lại là xấu.

Và nhớ loại cớ nào bạn cứ đi tìm trong cả đời

mình, bởi vì nếu bạn cứ tìm ra cớ cho cách thức cuộc

sống của bạn, nó sẽ cứ còn lại đúng cách nó đang là.

Nó sẽ không bao giờ bị thay đổi cả, bởi vì không ai

khác có thể làm điều đó cho bạn được.

Gái điếm cố gắng bán hàng cho một đàn ông trên

Đại lộ Công viên.

"Tôi không đi vì ba lí do," anh ta đáp. "Tôi đã hứa

với vợ tôi, và tôi cũng đã hứa với mẹ tôi, rằng tôi sẽ

không ngu mà đi với đàn bà lạ đâu."

"Cớ thứ ba của anh là gì?" gái điếm hỏi.

"Tôi mới có một con bé rồi!" anh ta nói.

Nhìn vào lập luận phi lí của bạn đi - ngu xuẩn, nếu

bạn là người có chút ít quan sát; bằng không chúng có

vẻ đúng cả.

Phật nói:

**Điều hại là của ông.**

Điều đầu tiên cần chú ý: Phật không gọi nó là tội

lỗi, ông ấy gọi nó là điều hại - sai lầm, lỗi, nhưng

không là tội. Thực ra, trong cách nhìn của Phật không

có cái gì như tội lỗi cả. Gọi cái gì đó là tội lỗi là kết án

nó, và đó không chỉ là kết án hành động, đó là kết án

người này nữa. Từ 'tội lỗi' là rất nặng nề. Phật dùng từ

'điều hại' - thay đổi là lớn lao. Nếu bạn gọi nó là tội lỗi,

thế thì bạn phải bị trừng phạt vì nó. Thế thì bạn là tội

nhân, thế thì bạn sẽ phải chịu khổ lúc nào đó trong

tương lai.

Tương lai được tạo ra bởi các tu sĩ, bởi lí do nào

đó. Trong cuộc sống chúng ta thấy nhiều kẻ tội nhân

nở hoa: họ nổi tiếng, họ có quyền thế, họ giầu có.

Thực ra, là tổng thống hay là thủ tướng của một nước,

bạn phải rất vô đạo đức. Bạn phải phạm đủ mọi loại

điều vô đạo đức, chỉ thế thì bạn mới có thể leo tới chức

vụ cao nhất. Không dễ lên tới đó đâu: bạn phải cạnh

tranh, bằng phương tiện sai hay phương tiện đúng.

Trong chính trị chẳng có gì sai hay đúng cả: mọi

thứ đúng là những thứ cho bạn kết quả. Dùng mọi loại

thang để leo tới chức vụ cao nhất, và một khi bạn đã

lên tới rồi, không ai sẽ nhớ điều bạn đã làm trên

đường. Một khi bạn có quyền, mọi người đơn giản

quên tất cả về điều bạn đã làm cho họ. Không chỉ điều

đó đâu - bạn có thể viết lại toàn thể lịch sử nữa! Đó là

điều Joseph Stalin đã làm, Adolf Hitler đã làm.

Joseph Stalin đã viết lại sử của Cách mạng Nga:

tất cả những cái tên mà ông ta chống lại đều bị vứt bỏ

đi. Trotsky, người đã là một nhân vật lỗi lạc trong cách

mạng hơn Stalin nhiều, đã hoàn toàn bị vứt bỏ; ông ấy

thậm chí bị loại ra khỏi các ảnh. Stalin đã nắm quyền

trong một thời kì dài: ông ta đã thay đổi toàn bộ lịch

sử, ông ta đã làm ra lịch sử mới - bịa ra!

Một khi ông ấy chết, cùng điều đó được

Khrushchev làm cho ông ấy - ông này thay đổi lại lịch

sử lần nữa. Ngay cả xác của Stalin, được gìn giữ như

xác của Lenin cũng đã bị loại bỏ khỏi chỗ của nó, bởi

vì xác của ông ấy nằm cạnh xác Lenin. Ông ấy đã chỉ

đổi ảnh và lời! Khrushchev loại bỏ xác của Stalin. Mọi

người nhổ vào xác chết của ông ta. Nó bị bỏ vào một

góc xa xôi, một nơi không ai tới cả.

Tôi đã nghe nói rằng ai đó đã gợi ý, "Tại sao đồng

chí không gửi cái xác sang Israel?"

Khrushchev nói, "Tôi ngại lắm, bởi vì người ta nói

rằng có lần một người được phục sinh sau ba ngày. Tôi

có thể gửi xác ông ấy tới bất kì đâu, nhưng không gửi

tới Israel đâu. Ai mà biết được - ngộ nhỡ ông ấy quay

lại thì sao...? Chỉ ý niệm đó!" ... Bởi vì trong ba mươi

năm Khrushchev đã chỉ vẫy đuôi trước Stalin. Trong

ba mươi năm ông ấy chỉ như một con chó, không hơn

thế! Sau cái chết của Stalin, khi ông ấy trở nên có

quyền, ông ấy trả thù.

Ai đó đã hỏi ông ấy trong một cuộc hội nghị, "Nếu

đồng chí chống lại Stalin dữ thế, tại sao đồng chí đã

không khẳng định điều đó khi ông ấy còn sống? Trong

ba mươi năm đồng chí đã cùng làm việc với ông ấy -

thậm chí không có lấy một trường hợp nào ghi lại rằng

đồng chí đã tranh cãi với ông ấy hay đã nói cái gì

chống lại ông ấy hay thậm chí thảo luận về bất kì cái

gì. Đồng chí bao giờ cũng là người nói có. Đồng chí

giải thích điều đó thế nào, sự liên kết của đồng chí

trong ba mươi năm với Stalin? Nếu ông ấy sai, thế thì

đồng chí cũng sai!" Ai đó nói to từ hàng ghế cuối của

phòng hội nghị.

Khrushchev đứng im lặng một chốc, thế rồi ông ấy

nói, "Xin mời đồng chí đứng dậy và nói đồng chí là

ai!" Không ai đứng dậy cả, và ông ấy nói, "Bây giờ

đồng chí thấy rồi chứ? Đây là câu trả lời của tôi! Đồng

chí không thể đứng dậy và nói tên đồng chí trước tôi

được; đó là cùng tình huống với tôi trong những ngày

đó. Tôi có thể giết đồng chí - ông ấy có thể đã giết

tôi!"

Và cùng điều đó đã được làm cho Khrushchev.

Đó là cách nó đã từng diễn ra. Trong chính trị

quyền lực bạn không nghĩ tới phương tiện đúng hay

sai. Trong chính trị không có đúng, không có sai: bất

kì cái gì thành công đều đúng và bất kì cái gì thất bại

đều sai. Và tình huống cũng là như vậy ở bãi chợ. Nếu

bạn thành công trong việc tích luỹ tiền, bạn đúng.

Các tu sĩ trở nên nhận biết về vấn đề này. Vấn đề

là: tội nhân thành công trong cuộc sống - thế thì làm

sao giải thích được điều đó? Nếu tội nhân mà phải bị

trừng phạt, thì đây là loại trừng phạt gì vậy? Thực ra,

thánh nhân dường như bị phạt còn tội nhân dường như

được thưởng. Giải thích điều này thế nào? Kiếp sống

tương lai là cách thoát duy nhất cho vấn đề này.

Các tu sĩ đã bịa ra ý niệm này rằng địa ngục và cõi

trời là kiếp sống sau. Trong kiếp này tội nhân có thể

thành công, nhưng trong kiếp sống tiếp người đó sẽ

phải khổ, sau cái chết người đó sẽ phải chịu khổ. Và

thánh nhân có thể chịu khổ trong kiếp này, nhưng sau

cái chết người đó sẽ được thưởng: người đó sẽ được

đưa lên thiên đường. Bây giờ, không ai biết gì về kiếp

sau cả, liệu nó có hay không. Không ai đã bao giờ

quay lại từ đó; không ai đã bao giờ tường trình nó

giống cái gì, cái gì xảy ra ở đó. Nhưng nó là phương

cách tốt; nó giúp cho tu sĩ an ủi mọi người.

Phật chưa bao giờ dùng từ 'tội lỗi', bởi vì nó có

tính kết án. Ông ấy có kính trọng sâu sắc với nhân loại

thế! Không thầy nào khác đã từng biểu lộ kính trọng

nhân loại như Phật. Và khó mà biểu lộ được sự kính

trọng nhân loại, thực sự khó, bởi vì nhân loại hành xử

theo cách ngu xuẩn thế. Chỉ thầy chứng ngộ vẫn có thể

biểu lộ sự kính trọng nhân loại, mặc cho tất cả những

điều nhân loại vẫn đang làm.

Phật dùng từ 'điều hại'; nó không kết án bạn. Nó

đơn giản nói rằng bạn đã chọn cách sai. Và ông ấy nói:

điều hại là của ông. Điều đó không bị tiền định bởi

Thượng đế, bởi số phận, hay bởi bất kì ai khác - nó là

của bạn. Và buồn khổ đi theo điều hại - hay, chính xác

hơn, buồn khổ xảy ra đồng thời với điều hại, cũng là

của bạn. Không có thượng đế nào trừng phạt bạn cả,

không cần, bởi vì nếu có thượng đế - lại bịa đặt của tu

sĩ - nếu có thượng đế như quan toà... quan toà có thể bị

hối lộ chứ.

Và tu sĩ đã từng bảo mọi người, "Cầu nguyện

Thượng đế đi, cầu nguyện Thiên Chúa đi, và ông sẽ

được tha thứ." Tán dương là gì? Nó là một loại hối lộ!

Do đó, ở một nước như Ấn Độ nơi mọi người đã

từng cầu nguyện Thượng đế hàng thế kỉ, hối lộ là rất

đơn giản. Không ai nghĩ điều đó là sai - nó là cái gì tôn

giáo chứ! Nếu ngay cả Thượng đế mà cũng có thể bị

hối lộ, nói gì tới anh cảnh sát nghèo! Nếu ngay cả

Thượng đế mà cũng có thể bị hối lộ và thuyết phục

làm những điều lợi cho bạn, nói gì tới quan toà nghèo?

Và nếu Thượng đế không sai, sao quan toà bị coi là

sai?

Ở phương Đông, hối lộ không bị coi là sai; chính

khái niệm phương Tây là hối hộ là sai. Ở phương

Đông nó chỉ là một việc đơn giản, nó bao giờ cũng

được làm. Tu sĩ không là gì ngoài tác nhân giữa bạn và

Thượng đế: họ nhận hối lộ từ bạn, và nhân danh bạn

họ cầu xin Thượng đế. Tất nhiên, trong những thứ như

hối lộ, tác nhân được cần tới bởi vì đưa hối lộ trực tiếp

bạn sẽ cảm thấy sợ. Người này có thể cảm thấy không

đúng; người này có thể thấy bị xúc phạm, cảm giác

nhân phẩm của người này có thể bị xúc phạm. Người

này có thể cảm thấy bị tổn thương khi nghĩ, "Ông nghĩ

gì về tôi? Rằng ông có thể mua được tôi sao?" Hay,

cho dù người này có muốn nhận nó, người này có thể

nói không, người này có thể phủ nhận nó. Người này

có thể nói, "Tôi chưa bao giờ nhận hối lộ nào cả." Ý

thức của người đó về bản ngã ngoan đạo có thể chiếm

quyền sở hữu con người đó. Tác nhân được cần tới,

người trung gian biết cả hai bên cho nên bạn không

cần đương đầu trực tiếp với người này. Ở mọi nơi tác

nhân đều được cần tới.

Các tu sĩ đã là tác nhân giữa con người và Thượng

đế. "Con phạm tội à? Đừng lo," tu sĩ nói. "Đưa đủ tiền

hối lộ ra đây và con sẽ được tha thứ. Và Thượng đế rất

từ bi." Nếu bạn không hối lộ thế thì dĩ nhiên bạn phải

chịu khổ rồi.

Phật đã loại bỏ Thượng đế hoàn toàn. Ông ấy đã

loại bỏ Thượng đế bởi vì ông ấy muốn loại bỏ tu sĩ.

Chừng nào Thượng đế còn chưa bị loại bỏ tu sĩ không

thể nào bị loại bỏ; ông ta chỉ là cái bóng của Thượng

đế, sản phẩm phụ. Thượng đế là bịa đặt của ông ta! Do

đó toàn thể giới tu sĩ của Ấn Độ đều chống lại Phật,

bởi vì ông ấy đang phá huỷ đi chính thương mại của

họ, ông ấy tiết lộ ra chính bí mật thương mại của họ,

ông ấy chặt chính gốc rễ của họ.

Và Ấn Độ có giới tu sĩ lâu nhất, cũ nhất trên thế

giới: người brahmins. Trong mười nghìn năm họ đã

từng khai thác mọi người. Họ đã sống trên sự khai

thác, họ đã không làm cái gì khác cả. Họ đã không làm

việc cực nhọc, họ đã không lao động. Toàn thể chức

năng của họ chỉ là hành động như kẻ trung gian.

Phật mới thực sự chặt đi chính gốc rễ của giới tu

sĩ, toàn thể thể chế đi cùng nó, và việc khai thác nhân

danh tôn giáo. Ông ấy nói:

**Điều hại là của ông.

Buồn khổ là của ông.**

Không có Thượng đế nào cho bạn sự trừng phạt,

từng hành động của điều hại về bản chất đều đem buồn

khổ tới cho bạn. Nếu bạn cho tay vào lửa bạn sẽ bị

bỏng. Không phải là cần có quan toà để tuyên bố rằng

bây giờ bạn phải bị trừng phạt bởi sắc lệnh của

Thượng đế hay sắc lệnh của quan toà; bạn phải bị

trừng phạt bởi vì bạn đã đưa tay vào lửa. Không cần

bất kì ai tuyên bố phán quyết nào. Khoảnh khắc bạn

đưa tay vào lửa bạn sẽ bị bỏng - ngay lập tức, tức

khắc! Theo cách nhìn của Phật, hành động đem tới kết

quả riêng của nó; chẳng cần quan toà nào cả.

"Tai nạn này xảy ra thế nào?" bác sĩ hỏi.

"Thế này," bệnh nhân giải thích, "Tôi đang làm

tình với cô gái của mình trên chiếc thảm phòng ngủ

thì, bất ngờ, đèn treo trên trần rơi xuống chúng tôi."

"May mắn là anh chỉ phải chịu vài vết rách nhỏ

trên mông," bác sĩ nói. "Tôi nghĩ anh là người rất may

mắn đấy."

"Bác sĩ nói thế chứ," người này kêu lên. "Một phút

sớm hơn nó có thể đã làm vỡ sọ tôi rồi!"

Điều đó tất cả phụ thuộc vào bạn! Điều hại là của

ông. Buồn khổ là của ông.

**Nhưng đức hạnh cũng là của ông.

Và thuần khiết.**

Cho nên đừng cảm thấy buồn. Thực ra, cảm thấy

vui đi. Phật đang cho bạn tự do toàn bộ... bạn có thể

chọn. Nếu bạn đang thích buồn, đó là chọn lựa của

bạn. Thế thì đừng phàn nàn. Bạn đã tự mình chọn nó;

tận hưởng nó nếu bạn muốn tận hưởng nó. Điều đó tất

cả là tuỳ bạn.

Cô dâu trở về từ tuần trăng mật và kể lại kinh

nghiệm của mình cho người bạn thân nhất của cô ấy.

"Và đêm đầu tiên thế nào?" cô bạn hỏi trong mong đợi.

"Ồ, kinh khủng!" cô dâu nói. "Cả đêm - lên và

xuống, trong và ngoài, lên và xuống, trong và ngoài.

Chẳng bao giờ vào được phòng cạnh thang máy!"

Cả đời bạn là chọn lựa của bạn: bạn có thể ở trong

địa ngục, bạn có thể ở cõi trời. Và cõi trời và địa ngục

là không xa xôi nhau gì cả. Thực ra, thậm chí không có

lấy một hàng rào giữa hai nơi này, không có phân chia;

chúng hội nhập và tan chảy vào nhau. Bạn có thể dễ

dàng đi từ không gian này sang không gian kia.

Và mọi người đều đã thử đủ mọi thứ, nhưng không

cái gì thành công. Mọi người đã thử rượu và ma túy và

mọi người đã thử lời cầu nguyện, nghi lễ tôn giáo -

chẳng cái gì có tác dụng. Có thể trong một khoảnh

khắc, hay trong vài giờ, mescaline hay LSD có thể

đem bạn đi xa khỏi khổ hiện tại của bạn, nhưng thực ra

chúng chẳng đưa bạn đi xa - chúng đơn giản làm cho

bạn vô nhận biết về nó.

Chỉ một điều đã thành công và đó là việc trở nên

có ý thức hơn, chấp nhận rằng đó là trách nhiệm của

bạn; nếu bạn khổ, thế thì nhìn vào nó và tìm ra cách

bạn đã chọn nó và tại sao bạn đã chọn nó. Và thấy rằng

nó là chọn lựa của bạn: nếu bạn vẫn muốn ích lợi tới

cùng nó...

Vâng, có vài ích lợi; đó là lí do tại sao mọi người

chọn khổ. Không ai muốn khổ cả, nhưng có vài ích lợi

tới cùng khổ. Mọi người đều muốn phúc lạc, nhưng có

vài bất lợi - ít nhất chúng cũng có vẻ bất lợi theo quan

điểm của bạn. Đó là lí do tại sao người ta muốn phúc

lạc nhưng không chọn nó, người ta không muốn khổ

những vẫn chọn nó.

Khổ cho bạn cảm giác về bản ngã. Khổ tách bạn

khỏi sự tồn tại, xác định ra bạn. Phúc lạc là hội nhập,

tan chảy. Các định nghĩa của bạn biến mất, bản ngã

của bạn không được tìm thấy nữa. Cho nên những

người muốn cảm thấy "tôi đây," họ phải chọn khổ,

không có cách khác. Cái 'tôi' nuôi dưỡng cho khổ; bạn

có thể không thích khổ nhưng bạn thích bản ngã, và đó

là động cơ tinh vi cho việc chọn khổ. Bạn thích phúc

lạc, nhưng bạn không muốn tan chảy.

Chuyện xảy ra nhiều lần: mọi người tới tôi và họ

nói.... Và cùng điều đó đã xảy ra với Phật: nhiều lần

ông ấy đã được hỏi cùng một câu hỏi - và có thể đó là

cùng một người đã hỏi ông ấy và bây giờ họ đang hỏi

tôi! Ông ấy đã được hỏi nhiều lần, "Thầy nói phúc lạc

sẽ có đó khi chúng tôi đã biến mất. Nhưng nếu chúng

tôi không có đó, phỏng có ích gì mà đạt tới phúc lạc?

Nếu tôi không có đó để tận hưởng nó, phỏng có ích

gì?"

Cùng những người đó tới tôi và hỏi, "Nếu tôi biến

mất, thế thì tôi chẳng thấy ra vấn đề. Cho dù có phúc

lạc, nếu tôi không có, ai sẽ kinh nghiệm nó?" Và về

mặt logic dường như là luận cứ của họ là hợp thức -

nhưng chỉ về mặt logic thôi, không về mặt tồn tại.

Phúc lạp không phải là kinh nghiệm. Không phải

là có phúc lạc và bạn kinh nghiệm nó. Khi bạn biến

mất bạn là phúc lạc; không cần bất kì ai để kinh

nghiệm nó - bạn trở thành nó. Bạn bỏ trống... và phúc

lạc bắt đầu nảy sinh trong bạn. Bạn đang chặn nó lại,

bạn là rào chắn duy nhất.

Bạn phải nhìn sâu vào trong nó; chỉ thế thì kinh

của Phật mới rõ ràng cho bạn.

Điều hại là của ông. Buồn khổ là của ông. Nhưng

đức hạnh cũng là của ông. Và thuần khiết. Và ông ấy

ngụ ý gì bởi thuần khiết? Đức hạnh không phải là

thuần khiết sao? Không; do đó ông ấy phải nhắc tới nó

một cách tách biệt. Thuần khiết nghĩa là trạng thái

vượt ra ngoài cả hai tốt và xấu, khổ và phúc lạc - bên

ngoài cả hai.

Có trạng thái siêu việt; nó là an bình. Phật gọi nó

là niết bàn: việc dừng mọi trạng thái, tốt và xấu cả hai,

ngày và đêm cả hai. Người ta đơn giản hiện hữu: đó là

thuần khiết. Không kinh nghiệm nào, không cái gì xảy

ra, không nội dung, tính chủ quan thuần tuý, im lặng

vĩnh hằng: đó là thuần khiết.

Điều hại là của ông. Buồn khổ là của ông. Đức

hạnh là của bạn, phúc lạc là của bạn, và bên ngoài mọi

thứ là thuần khiết, phật tính, thức tỉnh, siêu việt. Cái đó

cũng là của bạn.

**Ông là cội nguồn

Của mọi thuần khiết và mọi không thuần khiết.**

Đây là khăng khăng liên tục của ông ấy, rằng: Ông

là cội nguồn... Ông ấy muốn bạn được nhắc nhở lặp đi

lặp lại rằng: Ông là cội nguồn... Bạn đi vào trong thế

giới như một tiềm năng thuần khiết, tiềm năng đa

chiều. Bạn có thể trở thành bất kì cái gì. Bạn có thể là

tội nhân, bạn có thể là thánh nhân. Bạn có thể là Adolf

Hitler, Joseph Stalin, hay bạn có thể là vị Phật hay một

Jesus. Bạn đem mọi loại tiềm năng cùng mình; bạn có

thể chọn bất kì cái gì bạn muốn là. Bạn không được

sinh ra được làm sẵn; bạn chỉ tới như một khả năng, cơ

hội vô hạn.

Một cơ hội để trưởng thành, đó là điều cuộc sống

là gì - một không gian để trưởng thành. Nhưng bạn có

thể trưởng thành theo nhiều cách, những cách đối lập

hẳn. Adolf Hitler có thể trở thành Phật Gautama;

Gautam Siddhartha có thể trở thành Adolf Hitler.

Adolf Hitler không được sinh ra như Adolf Hitler.

Chúng ta được sinh ra là tabula rasa, tấm đá sạch;

không gì được viết lên nó. Chính là về sau chúng ta bắt

đầu viết. Thế thì tấm này trở thành Bhagavadgita, Kinh

Thánh, Talmud, Upanishads, và tấm khác trở thành

cuốn sách khiêu dâm. Và đó là cùng một tờ giấy sạch

mà trên đó sách báo khiêu dâm được in lên hay trên đó

Bhagavadgita được in, và đó là cùng mực được dùng

cho cả hai trường hợp và nó lại là cùng máy in nữa.

Nhưng khác biệt thật bao la! Khác biệt bao la làm sao

giữa Adolf Hitler và Phật Gautam! Và cả hai tới với

cùng cơ hội, nhưng chọn lựa là khác nhau.

Tự nhắc nhở bản thân mình lặp đi lặp lại rằng:

Ông là cội nguồn của mọi thuần khiết và mọi không

thuần khiết. Một khi điều này được chấp nhận, tính

đích thực lớn lao nảy sinh trong bạn.

Frederick II của Prussia, cũng nổi tiếng với cái tên

Frederick Đại đế, đã thiết lập những cải cách và cải

tiến xã hội trong cả nước mình. Một hôm ông ấy tới

thăm bất ngờ trại tù để giám định các tiện nghi. Viên

trưởng trại mất tinh thần khi bị yêu cầu chỉ cho vua

xem nhà tù để xem các điều kiện sống một cách cá

nhân.

Khi Frederick đi qua nhà giam, những người tù

chạy tới ông ấy, biện hộ cho sự hồn nhiên và cầu xin

tha thứ. Nhà vua nghe mọi người, rồi bước tiếp. Ông

ấy bị bao quanh bởi những người nói rằng họ không

phạm tội.

Tuy nhiên một người vẫn ở trong góc của mình.

Nhà vua ngạc nhiên. "Anh kia!" ông ấy gọi. "Sao anh

ở đây?"

"Ăn cướp, thưa bệ hạ," tù nhân tuyên bố.

"Và anh phạm tội?" Frederick hỏi.

"Hoàn toàn phạm tội, thưa bệ hạ. Tôi xứng đáng

với sự trừng phạt của mình."

Nhà vua lấy chiếc gậy của mình tách đám đông ra

và trỏ nó vào người coi tù. "Ông cai ngục," ông ấy nói,

"thả tay phạm tội này ngay. Ta sẽ không để anh ta ở

đây trong tù nơi mà theo gương mọi người anh ta sẽ

làm hư hỏng tất cả những người hồn nhiên, huy hoàng

ở trong đó."

Khoảnh khắc bạn nhận trách nhiệm một cách toàn

bộ, đó là việc chuộc lại lớn lao, nó là tự do. Bạn bỗng

nhiên ở ngoài nhà giam - chỉ bằng việc nhận trách

nhiệm. Khó, rất khó rất gian nan để chấp nhận rằng

"Tôi chịu trách nhiệm"; điều đó làm tổn thương bản

ngã. Nhưng không có cách khác.

**Không ai làm thuần khiết người khác.**

Đây là cách Phật vứt bỏ toàn thể giới tu sĩ. Nếu

không ai có thể làm thuần khiết được bạn, nếu không

ai có thể làm thuần khiết được người khác, thế thì toàn

thể chức năng của giới tu sĩ biến mất.

Giới tu sĩ lớn nhất trên thế giới bây giờ là giới linh

mục Cơ đốc giáo. Và bạn có thấy lí do tại sao không? -

bởi vì trong hai mươi thế kỉ họ đã từng tuyên bố rằng

việc cứu rỗi là qua Jesus. Đó là gốc rễ căn bản của giới

linh mục Cơ đốc giáo; nó tuỳ thuộc vào điều đó. Nếu

bằng cách nào đó người ta có thể chứng minh được

rằng Jesus không thể cứu được bất kì ai khác, thế thì

toàn thể nhà thờ Cơ đốc giáo sẽ trở thành không liên

quan.

Nhà thờ có liên quan, giáo hoàng có liên quan chỉ

bởi vì lời tuyên bố nhân danh Jesus rằng "Jesus làm

thuần khiết," rằng "Jesus cứu vớt." Và giáo hoàng đại

diện cho Jesus: ông ấy là đại diện của Jesus trên trần

gian, của Thượng đế trên trần gian. Thượng đế là vô

hình; Jesus không còn trong trần gian, nhưng ông ấy

đã để lại các đại diện của mình và họ có những liên lạc

trực tiếp - họ có thể quay số bất kì khoảnh khắc nào.

Họ có thể tiến cử bạn hay họ có thể cho tên bạn vào

danh sách đen.

Phật nói: Không ai làm thuần khiết người khác.

Bạn đã làm điều tai hại cho bản thân mình - bây giờ

chỉ bạn mới có thể hoàn tác được nó. Sao lại đem ai đó

khác vào trong nó? Nếu Jesus đã không là nguyên

nhân cho điều hại của bạn, làm sao ông ấy có thể là

nguyên nhân của việc cứu bạn khỏi những điều hại đó?

Phật nói: chư phật chỉ có thể chỉ con đường -

nhưng ông phải bước đi. Họ không thể bước hộ bạn

được; không ai có thể mang bạn tới thiên đường được.

Bạn là người, bạn không phải là cừu! Nhưng ý niệm

Ki tô giáo là ở chỗ Jesus là người chăn cừu và bạn là

cừu. Và ý niệm Ki tô giáo là ở chỗ bạn càng lạc nhiều,

cơ hội càng tốt để Jesus sẽ mang bạn trên vai ông ấy

tới nhà tối thượng.

Điều này tất cả là bịa đặt! Jesus chỉ có thể cứu

được bản thân ông ấy thôi, và bằng việc cứu bản thân

mình, ông ấy có thể chỉ ra cho bạn con đường để cứu

bản thân bạn, nhưng ông ấy không thể cứu bạn được.

Đây là chỗ Phật nổi bật trên mọi tôn giáo khác.

Ông ấy thực sự rất, rất nhận biết không để bất kì cơ hội

nào cho bất kì loại tu sĩ nào nảy sinh đằng sau ông ấy -

bởi vì tu sĩ là kẻ thù lớn nhất của tôn giáo. Và các tu sĩ

không phải là cây cầu giữa bạn và Thượng đế đâu;

ngược lại, họ là bức tường.

Một quí ông Do Thái già cả trèo lên toa tầu hoả và

chẳng mấy chốc bắt ngay vào cuộc hội thoại với một

hành khách khác trong khoang, người này giải thích

rằng mình là linh mục Cơ đốc giáo miền quê.

"Và sau khi là linh mục miền quê, ông trở thành

cái rì trong nhà thờ của mình?" người Do Thái hỏi.

"Thế này, có thể tôi được chuyển vào một giáo xứ

thị trấn."

"Rồi sau dó?"

"Ồ, không! Tôi sẽ không bao giờ được đặt cao hơn

chỗ đó đâu."

"Nhưng nếu ông rất thạo trong việc ông có thể trở

thành cái rì?" người Do Thái cứ hỏi dai dẳng.

"Thế này, tôi có thể trở thành một Đức ông."

"Rồi sau dó?"

"Nếu tôi rất, rất may mắn tôi có thể trở thành giám

mục."

"Rồi thì sao?"

"Tổng giám mục."

"Rồi sau dó?"

"À, hồng y giáo chủ ở Rome."

"Thế dồi tiếp?"

"Từ các hồng ý giáo chủ, giáo hoàng được bầu ra."

"Ồ, giáo hoàng. Sau ông ấy là rì?"

"Cái gì! Không có cái cao hơn giáo hoàng đâu.

Ông ấy là linh mục của Thượng đế trên trần gian đấy!"

"Vậy về Jesus Christ thì xao?"

"Không, điều đó là báng bổ! Không ai có thể trở

thành Christ được!"

"Ồ!" người Do Thái nói, "'một trong các bạn tui đã

làm ra nó đấy."

Điều đó không báng bổ - mọi người đều có thể trở

thành một christ, bởi vì christ là trạng thái của tâm

thức; nó chẳng liên quan gì tới Jesus. Christ là tương

đương với phật. Phật không liên quan gì tới Gautam

Siddhartha - bất kì ai cũng đều có thể trở thành vị phật.

Bất kì ai trở nên thức tỉnh đều là vị phật và bất kì ai

thức tỉnh, được tôn lên bởi niềm vinh quang của thức

tỉnh, đều là christ. Christ nghĩa là người được tôn lên.

Người đã về nhà và được tôn lên với niềm vinh quang

của việc trở thành một với Thượng đế, là một christ.

Bạn có thể là một christ.

Đã từng có nhiều christ trước Jesus Christ và sẽ có

nhiều nữa. Thực ra, chung cuộc, từng cá nhân đều phải

đạt tới trạng thái của tính christ. Điều đó không báng

bổ - nhưng tu sĩ phải gọi nó là báng bổ. Ông ta không

thể cho phép bạn trở thành một christ được, bởi vì nếu

bạn trở thành một christ, tu sĩ không được cần tới chút

nào nữa. Thậm chí ý niệm rằng bạn có thể trở thành

christ nghĩa là bạn đã đi xa khỏi nanh vuốt của giới tu

sĩ. Chính ý niệm này là nguy hiểm đối với giới tu sĩ;

đó là lí do tại sao nó lại báng bổ.

Nhưng Phật nói: Không ai làm thuần khiết người

khác.

**Đừng bao giờ bỏ quên việc của ông**

Do đó, đừng phụ thuộc vào bất kì ai khác cứu bạn

- chỉ công việc riêng của bạn lên bản thân mình mới có

thể cứu được bạn.

Đừng bao giờ bỏ quên việc của ông.... Điều gian

nan là biến đổi bản thân bạn từ hình mẫu sai sang hình

mẫu đúng, và từ hình mẫu đúng tới siêu việt. Điều đó

là cuộc hành hương gian nan, vĩ đại, đó là nhiệm vụ

lên dốc. Đừng cứ tin tưởng và lừa dối bản thân mình

rằng ai đó sắp tới rồi: vị cứu tinh sẽ tới và sẽ cứu bạn

khỏi tội lỗi của bạn và khỏi tù túng của bạn. Điều này

chỉ là hi vọng, là sự thoả ước muốn. Và mọi người đã

từng chờ đợi vị cứu tinh và cứu tinh chẳng bao giờ tới

cả.

Không phải là đã không có cứu tinh - đã từng có

rồi: một Phật, một Krishna, một Zarathustra, một

Jesus, một Mohammed, một Moses. Đây tất cả đều là

các christs, tất cả chư phật! Nhưng không ai có thể làm

thuần khiết bạn được - chừng nào bạn còn chưa lấy

quyết định, chừng nào bạn còn chưa trở nên cam kết

biến đổi bản thân mình.

Đừng chờ đợi bất kì lối tắt nào - bạn không thể ăn

gian với sự tồn tại được. Không ai có thể cõng bạn trên

vai người đó; bạn phải đi tới đỉnh tối thượng theo cách

riêng của mình.

**Đừng bao giờ bỏ quên việc của ông

Vì việc của người khác,

Dù nhu cầu người đó lớn thế nào.**

Và Phật nói: Cõ những người nghèo túng khắp

xung quanh. Có những người ốm yếu, có những người

bần cùng, có những người bại liệt người mù và người

điếc và người què. Nếu bạn bắt đầu phục vụ tất cả

những người này bạn sẽ quên mất công việc thực. Đó

là điều đã xảy ra cho người truyền giáo Ki tô giáo.

Người đó cai quản trường học, bệnh viện, người đó

phục vụ người nghèo, và tất nhiên người đó được kính

trọng lắm vì điều đó, nhưng người đó quên mất công

việc thực.

Phật không nói đừng phục vụ bất kì ai; ông ấy nói

đừng phục vụ với giá của công việc của bạn. Nếu bạn

có thể phục vụ mọi người mà không quấy rối công

việc thực của bạn với bản thân mình, điều đó là được;

bên cạnh điều đó bạn có thể làm nó. Nhưng thực ra

điều đó là không thể được - bạn không có nhiều năng

lượng đâu. Trước hết bạn phải rót toàn thể năng lượng

của bạn, toàn bộ năng lượng, vào tự trưởng thành.

Một khi bạn đã trở nên lớn, chín chắn, tỉnh táo,

nhận biết, thế thì bạn có thể phục vụ mọi người và chỉ

thế - bởi vì bạn sẽ có cái gì đó để chia sẻ: tình yêu, từ

bi. Thế thì bạn sẽ có cái gì đó để thực sự giúp họ: hiểu

biết, trí huệ. Ngay bây giờ bạn có thể làm được gì?

Ngay bây giờ bản thân bạn còn trong lộn xộn tới mức

bạn mà phục vụ ai đó thì bạn nhất định tạo ra nhiều lộn

xộn hơn cho người đó.

Và đó là điều các nhà truyền giáo đã từng làm cho

thế giới - họ tạo ra nhiều điều hại hơn, nhiều lộn xộn

hơn. Họ nghĩ họ đang làm công việc vĩ đại, công việc

thiêng liêng - điều đó là không thể được! Chừng nào

bạn còn chưa thiêng liêng công việc của bạn không thể

thiêng liêng được. Hành động không được quyết định

bởi bản thân hành động mà bởi cội nguồn từ đó chúng

nảy sinh.

Phật nói: Đừng bao giờ bỏ quên việc của ông...

Phật đang nói đích xác điều tôi nói với bạn. Tôi nói

với bạn: Trước hết hãy vị kỉ đã, hoàn toàn vị kỉ. Đó là

một trong những chỉ trích về công việc của tôi: mọi

người chỉ trích tôi bởi vì tôi làm cho mọi người vị kỉ.

Tôi đang bảo họ thiền, trưởng thành, và quên hết về

thế giới đi. Và thế giới đang trong rắc rối: có người

nghèo và có người khổ, và đang cần những công bộc

lớn. Và tôi đang dạy mọi người chỉ ngồi im lặng và

thiền, hay nhảy múa và hân hoan.

Nhưng đó là điều Phật đang nói. Đó là điều người

thức tỉnh bao giờ cũng nói cho thế giới. Trước hết trở

nên chứng ngộ đi, tràn đầy ánh sáng, thế rồi làm bất kì

cái gì xảy ra qua ánh sáng đó. Nếu việc phục vụ tới dễ

dàng cho bạn, tốt. Nếu bạn muốn dạy mọi người, tốt.

Nếu bạn muốn giúp người ốm, người già, tốt. Nhưng

ngay bây giờ bản thân bạn đang mù, bản thân bạn đang

trong đêm tối của linh hồn. Bạn có thể làm gì với việc

phục vụ của bạn? Bạn sẽ cho mọi người cái gì? Bạn

chẳng có gì cả - bạn trống rỗng, hổng hoác.

Đừng bao giờ bỏ quên việc của ông vì việc của

người khác, dù nhu cầu người đó lớn thế nào. Lắng

nghe lời của Phật: Dù nhu cầu của người đó lớn thế

nào, đừng bao giờ quên công việc riêng của bạn. Có

cái gì đó rất nền tảng tham gia vào trong nó: bạn có thể

giúp người khác chỉ nếu bạn đã giúp cho bản thân

mình trước hết.

Có lần tôi ngồi trên bờ sông và một người bắt đầu

chìm. Anh ta kêu lên cầu cứu. Tôi chạy tới, nhưng lúc

tôi tới gần dòng sông để nhảy, một người khác ở gần

hơn, ngay bên bờ, đã nhảy xuống rồi. Thế là tôi dừng

mình lại; không cần nữa. Nhưng thế rồi người kia bắt

đầu chìm - tôi phải cứu cả hai!

Tôi hỏi người thứ hai, "Sao anh nhảy nếu anh

không biết bơi?"

Anh ta nói, "Tôi hoàn toàn quên mất! Lúc tôi nghe

anh ta kêu, 'Cứu tôi với!' - tôi hoàn toàn quên mất rằng

tôi không biết bơi. Tôi đơn giản nhảy, đấy là đáp ứng

máy móc."

Đây không phải là cách giúp đỡ! Tôi nói, "Nếu mà

tôi không ở đây, cả hai anh chắc đã chết đuối rồi! Có

mọi khả năng người kia lần tới bờ một mình, không có

anh... Bởi vì anh không biết bơi và anh sẽ bắt giữ lấy

người kia và cả hai anh sẽ phụ thuộc vào nhau, có

nhiều khả năng là cả hai anh sẽ chết đuối. Và anh tạo

ra rắc rối không cần thiết cho tôi - trước hết tôi phải

cứu anh, bởi vì anh ở gần bờ hơn, và người kia phải

đợi lâu thêm chút nữa."

Nhưng điều này xảy ra trong cuộc sống mọi ngày:

bạn bắt đầu giúp người khác mà không trở nên nhận

biết rằng bản thân bạn đang cần giúp.

Hãy vị tha chỉ khi cái ta riêng của bạn được hoàn

thành. Vị kỉ và không vị kỉ không đối lập nhau. Người

thực sự vị kỉ nhất định trở nên không vị kỉ một ngày

nào đó, bởi vì người thực sự vị kỉ là người đi tới khám

phá ra cái ta bên trong của mình. Người thực sự vị kỉ

không thể quan tâm tới tiền, không thể quan tâm tới

quyền, không thể quan tâm tới danh. Nếu người đó

thực sự vị kỉ, mối quan tâm đầu tiên của người đó sẽ

là: "Ta là ai?" Những người quan tâm tới tiền và quyền

và danh không biết vị kỉ thực.

Tôi cũng dạy bạn vị kỉ thực, đích thực, bởi vì quan

sát của riêng tôi là: từ nó nảy sinh ra tình yêu vị tha.

Chúng không đối lập. Khi người ta được hoàn thành,

người ta bắt đầu tuôn trào với từ bi.

**Việc của ông là khám phá việc của ông**

Và điều đầu tiên là - bước đầu tiên của công việc

của bạn là - khám phá ra công việc của bạn.

**Và thế rồi với cả trái tim mình

Để trao bản thân mình cho nó.**

Phật ngụ ý gì khi ông ấy nói: Việc của ông là khám

phá việc của ông...? Một phát biểu rất huyền bí, nhưng

duy nhất rõ ràng như vậy; bằng không thì đơn giản,

logic.

Có hai kiểu người trên thế giới. Cũng như về mặt

sinh học có nam và nữ, về mặt tâm linh cũng có nam

và nữ. Nam sinh học có thể không có tính tâm linh

nam, nhớ lấy. Không có tất yếu về sự trùng hợp của

chúng; lúc thì chúng trùng, lúc thì không. Nữ sinh học

cũng nhất thiết là nữ tâm linh.

Đàn ông có thể thấy rằng sâu bên trong bản thân

mình anh ta có nữ tính nhiều hơn nam tính: mềm mại

hơn, mong manh hơn, nhạy cảm hơn, giống bụng mẹ

hơn: ít hùng hổ hơn, ít tích cực hơn. Đàn bà có thể

thấy sâu bên dưới rằng cô ấy không nhạy cảm, cô ấy

hùng hổ.

Cũng như có nam và nữ về sinh học và tâm linh,

vậy thì con đường tâm linh có thể được chia làm đôi:

con đường nam và con đường nữ, âm và dương. Đây là

phân chia căn bản. Toàn thể tự nhiên được phân chia

thành hai: tiêu cực và tích cực, vật chất và tâm trí, đất

và trời. Toàn thể tự nhiên phụ thuộc vào biện chứng

này, vào nhị nguyên này - và chúng ta là một phần của

nó ngay bây giờ. Khi bạn trở nên chứng ngộ bạn sẽ đi

ra ngoài nó - thế thì không có biện chứng, thế thì

không có nhị nguyên, thế thì bạn đạt tới cái một -

nhưng trước khi bạn đạt tới cái một bạn sẽ phải tìm ra

công việc gì sẽ phù hợp với bạn.

Tôi gọi hai kiểu công việc này là: yêu và thiền.

Yêu là con đường nữ và thiền là con đường nam.

Thiền ngụ ý năng lực để ở một mình tuyệt đối, và yêu

ngụ ý năng lực ở cùng nhau tuyệt đối. Yêu nghĩa là

hân hoan trong tính quan hệ; thiền nghĩa là hân hoan

trong đơn độc, một mình. Cả hai đều làm cùng một

việc, bởi vì trên cả hai con đường bản ngã đều biến

mất. Nếu bạn thực sự trong yêu bạn phải vứt bỏ bản

ngã của mình; bằng không yêu sẽ không thể được. Nếu

bạn muốn đi sâu vào thiền bạn sẽ phải bỏ lại bản ngã

đằng sau; bằng không bạn sẽ không một mình được.

Bản ngã sẽ có đó và nhị nguyên sẽ còn lại: bản thể và

bản ngã, tâm thức và tâm trí.

Bạn sẽ phải vứt bỏ tâm trí nếu bạn muốn đi vào

thiền, và bạn sẽ phải vứt bỏ tâm trí nếu bạn muốn đi

vào trong yêu.

Cho nên cơ chế căn bản là như nhau, nhưng chiều

hướng là khác nhau. Thiền nhân đi vào trong; người đó

hướng nội, người đó tìm kiếm nội tâm. Và người yêu

đi ra ngoài; người đó hướng ngoại, người đó tìm kiếm

bản thể của người khác. Trong yêu, người khác trở

thành tấm gương trong đó bạn thấy khuôn mặt của

mình, khuôn mặt nguyên thuỷ của mình. Trong thiền,

bạn không cần có tấm gương nào; bạn đơn giản đi vào

bản thân mình và bạn tìm thấy bản thân mình, sự phản

xạ của bạn là không cần thiết. Đây là hai kiểu công

việc cơ bản.

Phật nói: Việc của ông là khám phá việc của ông.

Điều đầu tiên là khám phá ra đích xác bạn thuộc kiểu

người nào. Mahavira, Phật, Lão Tử, đây là người kiểu

thiền, người có tính thiền. Nhưng Jesus, Chaitanya,

Kabir, những người này thuộc kiểu yêu; họ cần đối

thoại với sự tồn tại. Trong thiền không có lời cầu

nguyện bởi vì không có người khác; trong lời cầu

nguyện có đối thoại của ta và người.

Liệu Thượng đế có tồn tại hay không là không liên

quan. Patanjali đã nói Thượng đế chỉ là một phương

cách cho kiểu yêu, người không thể tìm thấy bản thân

mình nếu không tạo ra tấm gương; thế thì Thượng đế

là tấm gương lớn nhất mà bạn có thể tạo ra. Liệu

Thượng đế có tồn tại hay không không phải là vấn đề

chút nào. Patanjali nói đó là phương cách thôi: phương

cách cho lời cầu nguyện. Điều thực là lời cầu nguyện,

không phải Thượng đế, nhớ điều đó: điều thực là lời

cầu nguyện, không phải Thượng đế. Điều thực là tình

yêu, không phải người được yêu.

Nếu bạn có thể yêu, nếu bạn có thể cầu nguyện,

chẳng thành vấn đề liệu Thượng đế có tồn tại hay

không, liệu lời cầu nguyện của bạn có được nghe hay

không. Bản thân lời cầu nguyện đang biến đổi; nghe,

không nghe, là vấn đề bên lề. Trong lời cầu nguyện

sâu bạn làm tan biến bản ngã của mình. Nhưng với lời

cầu nguyện bạn cần cái cớ: cầu nguyện với ai? Bạn

cần cái cớ; do đó mới có Thượng đế, giả thuyết về

Thượng đế. Nó là giả thuyết, nhớ lấy; nó không thực

có đó.

Không có người nào như Thượng đế ngồi đâu đó

trên trời nghe lời cầu nguyện của mọi người. Nếu có

người như vậy ông ấy chắc đã phát điên từ lâu rồi -

nhiều, nhiều người thế, hàng triệu người trên thế

gian... Và bây giờ các nhà khoa học nói có ít nhất năm

mươi nghìn trái đất trong vũ trụ, tất cả đều đầy dân

chúng. Bây giờ hàng triệu và hàng triệu lời cầu nguyện

đang phát sinh hàng ngày, và Thượng đế chỉ có một.

Thượng đế đáng thương! Và nhiều người tôn thờ thế!

Khi tôi thường du hành trong đất nước này - trong

mười lăm năm tôi đã du hành, hai mươi mốt ngày du

hành trong một tháng - tôi gặp khó khăn. Khó khăn lớn

nhất là thái đội của người Ấn Độ với thánh nhân. Họ

sẽ tới và họ sẽ cọ chân bạn, và tôi phát mệt bởi những

kì cọ đó!

Có lần chuyện xảy ra tôi tới từ Udaipur. Tầu hoả

dừng lại ở ga nào đó; lúc đó phải đã mười hai giờ đêm

rồi. Sau một trại bẩy ngày tôi đã cảm thấy rất mệt mỏi,

và một người bước vào khoang của tôi và bắt đầu cọ

chân tôi. Tôi nói, "Ông sẽ làm việc phục vụ lớn lao

cho tôi nếu ông chấm dứt tất cả những thứ vô nghĩa

này đi. Đơn giản ra khỏi khoang!"

Ông ta nói, "Thầy đi ngủ đi, đừng ngăn cản tôi!

Tôi đã chờ đợi cả năm để cho khi tầu hoả tới đây tới ga

của tôi và thầy trở về từ trại Udaipur, tôi có thể cọ

chân thầy, tôi có thể phục vụ thầy."

Tôi nói, "Tầu này sẽ dừng ở đây bao lâu?"

Ông ta nói, "Đừng lo! Nó dừng lại ở đây độ hai

tiếng, bởi vì từ đây đầu máy đổi và đường đổi, cho nên

thầy có thể ngủ được."

Tôi nói, "Làm sao tôi có thể đi ngủ được?"

Và ông ta thực sự làm công việc vất vả thế - cái gì

đó tựa như Rolfing! Tôi hỏi ông ta, "Ông học Rolfing

ở đâu thế?"

Ông ấy nói, "Tôi đã chờ đợi cả năm!"

Tôi nói, "Điều đó tôi hiểu." Thế là ông ấy trả thù!

Cuối cùng tôi phát mệt, mệt tới mức tôi phải gọi

cảnh sát tới để loại người đó ra. Bây giờ người đó rất

giận dữ. Người đó nói, "Không thánh nhân nào đã từng

làm điều này!"

Tôi nói, "Tôi không phải là thánh nhân!"

Nhưng đó không phải là vấn đề: đầu tiên ông ta

phóng chiếu thánh nhân, thế rồi ông ta có thể phục vụ

thánh nhân. Ông ta thực sự muốn phục vụ người linh

thiêng nào đó; liệu người linh thiêng đó có linh thiêng

hay không không phải là vấn đề.

Tôi nói, "Tôi thậm chí sẵn sàng là tội nhân nếu

ông để tôi một mình!"

Nghĩ về Thượng đế đi! Ngày đó tôi bắt đầu nghĩ

về Thượng đế, điều gì phải xảy ra cho ông ấy. Việc

cầu nguyện... cả triệu người cầu nguyện. Và có hàng

triệu người đã trên trời - họ phải làm Rolfing lên ông

ấy! Ông ấy phải thường xuyên chạy trốn, chạy xa.

Tôi đã nghe:

Ban đầu Thượng đế thường sống ở đường M.G. ở

Pune, nhưng thế rồi mọi người bắt đầu gây phiền phức

cho ngài quá nhiều. Suốt ngày đêm họ gõ cửa nhà ngài

- toàn phàn nàn với phàn nàn: "Làm cái này, làm cái

nọ. Ngày mai chúng tôi cần mưa," ai đó sẽ nói. Và thế

rồi ai đó khác sẽ tới; người đó sẽ nói, "Mai không mưa

đâu, bởi vì tôi định giặt giũ phơi phóng ngày mai."

Ngài bắt đầu cảm thấy rằng mình sẽ phát rồ! Ngài

hỏi các cố vấn. Họ nói, "Ngài có thể đi lên

Himalayas."

Ngài nói, "Điều đó sẽ chẳng ích gì mấy đâu, bởi vì

ta có thể nhìn vào tương lai: chẳng mấy chốc..." bởi vì

trong thế giới của Thượng đế thời gian đi nhanh lắm.

Với chúng ta nó là hàng thế kỉ, với Thượng đế nó là

khoảnh khắc.

Mới hôm nọ tôi đã đọc một câu chuyện. Một con

khủng long đực đang trong tình yêu lớn lao với một

con khủng long cái. Trong mười nghìn năm nó đã chờ

đợi để nói với con cái, "Anh yêu em." Thế rồi trong

mười nghìn năm nó tán tỉnh con cái. Thế rồi trong

mười nghìn năm nói nói tất cả những điều dịu ngọt mà

những người yêu nói với nhau. Theo cách này ba mươi

nghìn năm trôi qua. Và thế rồi một hôm nó nói, "Em

yêu, đến lúc rồi: chúng ta làm tình chứ?"

Và bạn có biết con khủng long cái nói gì không?

Nó nói, "Em đang có thập kỉ của em!"

Nếu điều này là như vậy trong thế giới của khủng

long, còn nói gì về Thượng đế? Thang thời gian là

khác.

Thượng đế nói, "Ông không biết đấy thôi - chẳng

mấy chốc một người có tên Hillary, được một người

khác giúp đỡ, Tenzing, sẽ lên tới đỉnh Everest. Và một

khi một người lên tới đó, thế thì chuyện xong rồi! Thế

thì xe bus chẳng bao lâu sẽ tới và trực thăng và máy

bay, và khách sạn sẽ mở ra và nhà hàng và ta sẽ lại ở

trên đường M.G. thôi! Điều đó chẳng ích gì."

Ai đó gợi ý, "Thế thì sao ngài không lên mặt

trăng?"

Ông ấy nói, "Điều đó sẽ chẳng ích gì đâu. Chỉ

thêm vài năm nữa " - điều đó nghĩa là thêm vài khoảnh

khắc nữa - "và người khác sẽ bước đi trên mặt trăng.

Và nếu họ tìm thấy dấu vết nào của ta ở bất kì đâu,

toàn thể thế giới sẽ xô về ta ngay."

Thế rồi một cố vấn tới gần ngài, thì thào cái gì đó

vào tai ngài, và Thượng đế trở nên thực sự sung sướng

và nói, "Điều này đúng rồi"

Người này thì thào, "Thế thì sao ngài không trốn

vào trong bản thân con người?"

Thượng đế nói, "Ờ đúng rồi! Ở đó, chính đó rất

hiếm người nhìn vào. Thỉnh thoảng, vài người và

khoảnh cách xa ở giữa - một Phật, một Jesus sẽ nhìn

vào. Bằng không chẳng ai nhìn vào cả. Và những

người nhìn vào là không nguy hiểm. Họ càng đi sâu

hơn vào bên trong, họ càng trở nên an bình hơn. Đến

lúc họ đạt tới trung tâm họ đã đánh mất mọi ngôn ngữ,

cho nên họ không thể phàn nàn và họ không thể cầu

nguyện được! Đến lúc họ đạt tới ta họ sẽ tan chảy vào

trong ta và ta sẽ tan chảy vào trong họ."

Và kể từ đó Thượng đế đã cư ngụ trong con người.

Đây là bí mật đáng ra tôi không nên nói với bạn. Ít

nhất cho tôi một ân huệ - đừng kể nó cho bất kì ai khác

nhé!

Việc của ông là khám phá việc của ông. Điều đầu

tiên là quyết định xem liệu bạn có cảm thấy vui vẻ khi

một mình không. Chẳng hạn, Chetana đang ngồi đây.

Vivek bao giờ cũng hỏi tôi, "Chetana vẫn còn một

mình và cô ấy trông hạnh phúc thế. Bí mật là gì?" Cô

ấy thuộc kiểu thiền đấy! Vivek không thể nào hiểu

được rằng người ta có thể sống một mình toàn bộ. Bây

giờ toàn thể công việc của Chetana là làm việc giặt giũ

cho tôi; đó là thiền của cô ấy. Cô ấy không bao giờ đi

ra, thậm chí không đi ăn trong căng tin. Cô ấy mang

theo thức ăn của mình... dường như không quan tâm

tới bất kì người nào hết cả.

Nếu bạn có thể tận hưởng sự một mình này, thế thì

con đường của bạn là thiền. Nhưng nếu bạn cảm thấy

rằng bất kì khi nào bạn có quan hệ với mọi người, khi

bạn ở cùng với mọi người, bạn cảm thấy vui vẻ, phấn

khởi, phấn chấn, bạn cảm thấy sống động hơn, thế thì

chắc chắn yêu là con đường của bạn.

Quan sát đi, và bạn sẽ thấy không khó để quyết

định con đường của bạn là gì. Một khi bạn đã tìm ra

công việc của mình, thế thì Phật nói: với cả trái tim

mình để trao bản thân mình cho nó. Thế thì đừng chờ

đợi một khoảnh khắc nào và đừng giữ lại bất kì năng

lượng nào khỏi nó. Được tham dự một cách toàn bộ,

tuyệt đối - bởi vì biến đổi là có thể chỉ khi bạn đang

sôi lên tới điểm một trăm độ, không âm ấm. Chỉ âm

ấm sẽ không có tác dụng; bạn phải sôi tại một trăm độ.

Bạn phải toàn bộ trong công việc của mình. Đầu tiên

khám phá ra, để thời gian.

Chức năng của thầy là để giúp bạn tìm ra công

việc thực của bạn là gì, kiểu của bạn là gì. Nếu bạn

không thể tìm ra được, hãy nhận sự giúp đỡ của thầy.

Nhận sự giúp đỡ của thầy để tìm ra đích xác thiền và

yêu là gì. Thầy sẽ chỉ cho bạn con đường, nhưng thế

rồi bạn phải đi theo và bạn phải theo một cách toàn bộ.

Bạn không thể theo điều đó trong từng mảnh mẩu,

từng phần được; bạn phải đi hoàn toàn vào trong nó.

Thế thì biến đổi là có thể ngay tức khắc. Trong một

khoảnh khắc người ta có thể trở thành vị phật hay một

christ.

Và nhớ lấy, duy nhất bạn có thể làm phép màu

này, không ai khác có thể làm điều đó cho bạn được.

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#8  Chú ít hương vị của phật tính

Câu hỏi thứ nhất:

Thưa thầy kính yêu,

Tôi đã kinh nghiệm hương thơm và nước cam lồ

của phật trường trong khi tôi đã từng ở đây. Làm

sao chúng tôi giữ được điều này cùng mình trong

khi chúng tôi ở xa, đặc biệt ở giữa các thế lực

phản phật trường?

Jagdeesh Bharti, kinh nghiệm sự hiện diện của

điều thiêng liêng là được biến đổi một cách bản chất

tới mức cho dù bạn muốn đánh mất nó đi, bạn không

thể đánh mất nó được. Nó trở thành một phần của bản

thể bạn, và còn hơn thế khi bạn bị bao quanh bởi các

thế lực phản phật trường. Nó sẽ kết tinh lại đó. Sự

tương phản bao giờ cũng có ích. Sự tương phản không

thể phá huỷ được nó; nó trở thành thách thức, nó là cơ

hội. Đừng bao giờ nghĩ về nó như tai hoạ.

Tôi phái các sannyasin của tôi tới những góc xa

xôi nhất của thế gian; đó là phương cách, bởi vì khi họ

đi xa, xa hẳn khỏi tôi, họ bắt đầu dựa nhiều hơn vào

nhận biết riêng của họ - họ phải vậy thôi. Họ bắt đầu

có tính tự phát nhiều hơn - họ phải vậy thôi. Họ trở

nên có trách nhiệm hơn, và từng khoảnh khắc họ phải

tỉnh táo, quan sát, bởi vì có nhiều điều thế để phá huỷ

kho báu của họ. Chính sự tồn tại của các phản lực trở

thành thách thức thường xuyên cho họ. Nó giúp cho sự

hoà hợp.

Cho nên bạn không cần lo nghĩ; hương thơm sẽ

còn lại với bạn. Nước cam lồ đã là một phần của bản

thể bạn. Và trong khi bạn đang ở Chicago bạn sẽ thấy

bản thân bạn gần với tôi hơn là bạn có thể ở đây, bởi vì

ở đây có nhiều sannyasin thế, bạn bị mất hút trong

nhiều người. Ở đó bạn sẽ một mình và bạn có thể quan

hệ với tôi một cách trực tiếp hơn, thân thiết hơn. Và

khoảng cách vật lí không tạo ra khác biệt chút nào.

Tình yêu không biết tới khoảnh cách. Thế thì Chicago

trở thành ngoại ô của Pune. Và bất kì khi nào bạn

nhắm mắt lại, bạn sẽ thấy tôi ở đó. Cách đúng để thấy

tôi là thấy tôi bằng mắt nhắm. Bằng mắt mở bạn chỉ có

thể thấy phần vật lí của tôi, bằng mắt nhắm bạn có thể

thấy tôi thực.

Một nhà huyền môn Ấn Độ vĩ đại, Paltu, đã nói

điều gì đó rất kì lạ; không ai khác đã bao giờ nói điều

đó. Ông ấy đã nói: Chỉ những người mù mới có khả

năng hiểu ta, chỉ những người mù mới có khả năng

thấy ta - ta là ai. Một phát biểu rất kì lạ khi bạn nghĩ

tới các phát biểu khác của các nhà huyền môn khác.

Chẳng hạn, Jesus nói: Những người có tai, nghe ta!

Những người có mắt nhìn ta!

Paltu nói: Chỉ người mù mới có thể thấy được ta.

Ông ấy ngụ ý, "Ta có thể được thấy chỉ bằng mắt

nhắm." Khi mắt bạn mở năng lượng của bạn đi vào

con đường hướng ngoại. Và tôi không có đó. Bạn có

thể tìm thấy tôi chỉ khi mắt bạn nhắm lại; thế thì trong

cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn, tại điện thờ bên trong

nhất bạn sẽ thấy tôi. Đó là cách đệ tử bao giờ cũng tìm

thấy thầy.

Và đó là cách đệ tử, theo một nghĩa nào đó trở nên

tuyệt đối sùng kính thầy, và theo một nghĩa khác lại

trở nên tuyệt đối tự do với thầy. Bởi vì khi bạn đã tìm

thấy thầy bên trong bản thân mình, thế thì không có

phụ thuộc vào thầy bên ngoài; thế thì thầy bên ngoài

chỉ là sự phản xạ của thầy bên trong. Do đó mọi người

cứ nhìn vào tôi về điều họ muốn thấy, họ cứ phóng

chiếu.

Có ba loại thiền nhân trên thế giới. Loại thứ nhất

thiền với mắt mở. Có các phương pháp thiền có thể

được thực hiện chỉ bằng mắt mở. Với mắt mở bạn có

quan hệ với tự nhiên, dạng hiển lộ vật lí của Thượng

đế, với mọi vẻ đẹp của nó, mọi niềm hân hoan của nó,

chim hót và cây nở hoa và các vì sao. Với mắt mở bạn

có thể thấy Thượng đế hiển lộ; do đó có vài kĩ thuật

thiền phải được thực hiện bằng mắt mở.

Và có vài kĩ thuật phải được thực hiện bằng mắt

nhắm. Thế thì bạn thấy Thượng đế không hiển lộ, điều

còn quan trọng hơn nhiều, bởi vì cái hiển lộ là nhất

thời còn cái không hiển lộ là vĩnh hằng. Tôi ở đây

trong thân thể này; đây là hiện tượng nhất thời. Ngày

mai tôi có thể không ở đây trong thân thể vật lí.

Các sannyasin của tôi phải học điều đó - dù họ ở

Pune hay Chicago họ đều phải học kết nối với tôi, liên

hệ với tôi bằng mắt nhắm. Thế thì tôi là mãi mãi; thế

thì bất kì khi nào họ nhắm mắt lại họ sẽ được bao

quanh bởi tôi. Nó là không phải là hình dạng, nó sẽ

không phải là khuôn mặt, nó sẽ đơn giản là hương

thơm; nó sẽ không là đoá hoa mà chỉ là hương thơm.

Bạn có thể bắt giữ đoá hoa nhưng bạn không thể bắt

giữ hương thơm được. Bạn có thể kinh nghiệm nó

nhưng bạn không có cách nào giữ nó trong nắm tay

bạn. Bạn không thể chạm vào nó được, nhưng bạn có

thể bị xúc động, cực kì xúc động bởi nó, được biến đổi

bởi nó, được chuyển hoá bởi nó.

Và có vài cách thiền được thực hiện với mắt nửa

nhắm nửa mở; Phật đặc biệt nhấn mạnh vào việc thực

hiện thiền của bạn với mắt nửa nhắm nửa mở. Tại sao?

Con đường của ông ấy là trung đạo trong mọi thứ. Ông

ấy là con người rất nhất quán. Ông ấy nói: Đích xác ở

giữa, bởi vì nếu bạn ở bên ngoài với mắt mở bạn có

thể trở nên bị gắn bó với thế giới hiển lộ; nếu bạn

nhắm mắt bạn có thể bị gắn bó với thế giới không hiển

lộ. Nhưng với mắt nửa nhắm nửa mở bạn sẽ vẫn còn

tách rời với cả hai. Bạn sẽ chỉ là người quan sát, ở

giữa. Phía này là sự tồn tại của tự nhiên, phía kia là sự

tồn tại của Thượng đế, và bạn đơn giản đứng ở giữa -

điều đó nữa là một cách thiền.

Gợi ý riêng của tôi là: thứ nhất thiền với mắt mở;

thứ hai, thiền với mắt nửa nhắm nửa mở; thứ ba, thiền

với mắt nhắm. Dần dần, dần dần đi vào trong cái

không biết và cái không thể biết.

Jagdeesh Bharti, bạn nói, "Tôi đã nếm trải hương

thơm và nước cam lồ của phật trường trong khi tôi đã

từng ở đây."

Nỗ lực của tôi là làm cho toàn thể trái đất này

thành một phật trường, để cho ở bất kì chỗ nào các

sannyasin của tôi có đó thì đều có phật trường nhỏ. Và

bởi vì bạn là một trong các sannyasins của tôi, bạn sẽ

vận hành ở đó như một phương tiện cho tôi. Cho phép

tôi vận hành qua bạn và phật trường nhỏ sẽ được tạo

ra. Dần dần, dần dần từng sannyasin của tôi phải trở

thành một phật trường, người đó phải mang quanh bản

thân mình hương thơm của chứng ngộ, của tình yêu,

của lời cầu nguyện. Người đó phải tạo ra bầu khí hậu

nhỏ bao quanh người đó ở bất kì chỗ nào người đó tới.

Người đó phải vẫn còn trong bầu không khí nhỏ đó

của riêng người đó; bất kì chỗ nào người đó tới nó sẽ

đi theo người đó như cái bóng.

Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ rót đầy toàn trái đất

bằng nhiều, nhiều sannyasin, và bất kì chỗ nào có

sannyasin, đều có ốc đảo. Và riêng một sannyasin thôi

cũng có thể khởi động quá trình này, và nhiều linh hồn

nữa có thể được bắt lửa, có thể được làm thành ngọn

lửa. Và điều này sẽ xảy ra với bạn.

Tôi đã thấy trong bạn tiềm năng lớn, bạn có thể trở

thành phương tiện thật cho tôi, bạn có thể là cây trúc

hổng và tôi có thể ca bài ca. Bây giờ lan toả hương

thơm và nước cam lồ mà bạn đã nếm trải - chúng ta

còn có thể cho bạn bè mình cái gì khác? Chúng ta có

thể cho người yêu của mình, vợ mình, chồng mình,

con mình, bố mẹ mình cái gì khác? Cái gì hơn nữa có

đó để cho hay cái gì quí giá hơn để cho họ ngoài chút

hương vị của phật tính?Bất kì cái gì bạn đã nếm trải ở đây, chia sẻ nó và

bằng việc chia sẻ nó sẽ cứ phát triển mãi. Trong thế

giới bên trong kinh tế là khác hoàn toàn với bên ngoài.

Ở bên ngoài, nếu bạn chia sẻ bạn mất; bất kì cái gì bạn

cho đều mất đi với bạn. Trong thế giới bên trong bất kì

cái gì bạn níu bám lấy đều mất đi, bất kì cái gì bạn

chia sẻ đều là của bạn mãi mãi; không chỉ nó là của

bạn mãi mãi mà nó còn được nhân lên. Cho nhiều và

bạn sẽ có nhiều hơn.

Đi cùng vui vẻ lớn đi, bạn đang mang kho báu

theo mình đấy. Bạn là sứ giả và bạn đang mang thông

điệp mà nhân loại ngày này đang cực kì cần thiết. Nó

bao giờ cũng được cần tới, nhưng chưa bao giờ nhiều

như ngày nay.

Con người chưa bao giờ trong phiền não thế trước

đây, con người chưa bao giờ trong thất vọng thế trước

đây, con người chưa bao giờ cảm thấy vô nghĩa thế

trước đây. Con người cần những người có sự hiện diện

có thể làm cho mình cảm thấy thoải mái, thảnh thơi, sự

hiện diện có thể cho mình hi vọng rằng nghĩa là có thể,

rằng cuộc sống có thể được sống theo cách mới toàn

bộ, rằng có những cách sống mới, thái độ mới với cuộc

sống, rằng người ta không cần vẫn còn trống rỗng. Thế

thì người ta có thể có một loại tràn đầy mới mà không

tới từ tiền, từ quyền, từ danh, mà tới chỉ qua nhận biết

có tính thiền, nhận biết yêu thương.

Đi như sứ giả của tôi đi, lan toả bất kì cái gì bạn đã

nếm trải ở đây cho thật nhiều người nhất, và bạn sẽ

thấy: bạn càng lan toả thông điệp này, bạn sẽ càng trở

nên bắt rễ sâu hơn vào trong nó. Bạn sẽ không mất mối

liên hệ; đừng lo nghĩ chút nào. Tôi sẽ tới cùng bạn, đi

theo bạn. Bạn sẽ thấy tôi bao giờ cũng ở rất gần bạn.

Vâng, đôi khi bạn có thể tán gẫu với tôi, và nếu đôi khi

ý niệm nảy sinh phải có đối thoại chút ít với tôi, đừng

cảm thấy điều đó là kì dị. Cứ để đối thoại xảy ra và

bạn sẽ ngạc nhiên là câu hỏi của bạn được trả lời theo

cùng cách mà tôi vẫn trả lời chúng ở đây. Chúng sẽ

được trả lời từ nơi thầm kín sâu nhất của bản thể bạn.

Chúng sẽ được trả lời bởi trung tâm riêng của bạn; câu

hỏi tới từ chu vi còn câu trả lời tới từ trung tâm. Lúc

ban đầu nó có vẻ như tôi đang trả lời bạn, nhưng sớm

hay muộn bạn sẽ khám phá ra rằng chúng được trả lời

bởi cái ta thực riêng của bạn.

Thầy chỉ đại diện cho cái ta thực của bạn; thầy nói

với bạn chỉ để khêu gợi trung tâm đang ngủ của bản

thể bạn. Một khi trung tâm này thức dậy, thầy trở nên

im lặng với đệ tử.

Có một câu chuyện Sufi về Bahauddin, một trong

những nhà huyền môn Sufi vĩ đại.

Ông ấy đã sống cùng các đệ tử của mình, vài trăm

đệ tử, trong sa mạc. Vài lữ khách đi qua thoáng nghĩ

do tò mò muốn xem điều gì xảy ra, nên họ đi tới tu

viện và hỏi xin phép. Họ muốn xem điều gì đã xảy ra

và họ không thể tin được vào mắt mình: hàng trăm

người trông như điên khùng. Ai đó đang nhảy múa, ai

đó đang la hét. Ai đó đang nói với trời, và toàn hỗn

độn. Họ nói, "Người này, Bahauddin, dường như điên

khùng và ông ấy đã tụ tập đủ mọi loại người điên

khùng ở đây. Cái gì đang diễn ra thế nhỉ?" Và

Bahauddin ngồi ở giữa tất cả những điều đó.

Họ đi tiếp tới đích của mình. Khi họ quay lại, vì tò

mò họ nghĩ, "Bây giờ cái gì đang xảy ra? Chúng ta nên

tới và xem." Họ tới đó. Bahauddin vẫn ngồi ở cùng

chỗ, mọi đệ tử đã từng hò hét và trông điên khùng chỉ

vài tháng trước, tất cả đang ngồi trong im lặng, dường

như không có ai ở đó cả. Tu viện im lặng thế, hoàn

toàn tĩnh lặng thế.

Bây giờ họ thậm chí còn phân vân hơn: "Cái gì đã

xảy ra thế nhỉ? Tất cả những cái điên khùng đã biến

đâu rồi?" Không một lời được Bahauddin thốt ra,

không câu hỏi nào được các đệ tử hỏi. Các khán giả

vẫn còn đó trong vài phút và thế rồi họ đi.

Sau vài năm họ lại đi qua và họ nói, "Bây giờ

chúng ta xem điều gì xảy ra." Họ đi tới đó; Bahauddin

vẫn ngồi ở giữa và không đệ tử nào xung quanh; toàn

thể tu viện trống rỗng. Bây giờ họ không thể kìm được

tò mò của mình, còn tò mò hơn bởi vì Bahauddin có

một mình. Họ nghĩ, "Sao không hỏi ông ấy?"

Thế là họ hỏi. "Khi lần thứ nhất chúng tôi tới vài

năm trước đây," họ nói, "cả địa ngục bị thả lỏng, và

chúng tôi nghĩ rằng ông đã điên và các tín đồ của ông

cũng điên. Điều gì đã xảy ra vào thời gian đó?"

Bahauddin nói, "Thanh tâm. Họ ném ra những cái

điên khùng mà họ đã tích lại trong nhiều, nhiều kiếp

bởi vì xã hội kìm nén, bởi vì mọi người các ông, bởi vì

xã hội kìm nén, bởi vì xã hội điên khùng. Ta đã cho

phép họ ném nó ra, gạt bỏ nó đi."

Mọi người hỏi, "Thế rồi cái gì đã xảy ra? Khi

chúng tôi quay lại họ tất cả đều im lặng!"

Bahauddin nói, "Họ đã ném ra tất cả những cái ở

bên trong và không còn lại cái gì; họ trở nên lành

mạnh. Do đó họ ngồi trong im lặng."

Những người đó nói, "Chúng tôi có thể hiểu được

hai điều này. Nhưng cái gì đã xảy ra bây giờ? Họ đã đi

đâu cả rồi?"

Bahauddin nói, "Bây giờ họ đã đi để lan toả thông

điệp. Bây giờ không còn gì nữa cho họ làm. Họ đã

nếm nước cam lồ; bây giờ họ đã đi tới những góc xa

xôi nhất của thế gian để mang thêm người điên khùng

tới. Và lần sau khi các ông tới các ông sẽ lại thấy cùng

điều xảy ra: người điên khùng ném ra tất cả những cái

điên khùng của họ."

Jagdeesh là giáo sư tâm lí ở Chicago. Đi tới đó và

đem thật nhiều người điên khùng tới tuỳ khả năng của

bạn. Giúp cho công việc của tôi. Và giúp cho công

việc của tôi là ở cùng tôi, giúp cho công việc của tôi là

thân thiết thực sự với tôi. Và tôi sẽ thường xuyên theo

dõi bạn.

Nhớ lấy, dù bạn ở bất kì chỗ nào, rằng tôi đều ở

cùng bạn. Và chẳng mấy chốc nó sẽ không chỉ là ý

niệm, nó sẽ trở thành hiện thực; nó là thực tại - bạn chỉ

phải phát hiện ra nó. Và các thế lực phản phật trường

sẽ giúp cho bạn nhiều lắm. Bởi vì các thế lực phản

phật trường này bạn sẽ trở nên kết tinh hơn, bạn sẽ trở

nên định tâm hơn, bắt rễ hơn.

Đây là một phần của quá trình trưởng thành, việc

phái bạn đi vào bãi chợ lặp đi lặp lại.

*********************************************************

#8Câu hỏi thứ hai:Thưa thầy kính yêu,

Thầy nói nhiều thế về nhân chứng, nhưng nhân

chứng là gì và người phán xét là gì? Làm sao

chúng tôi có thể biết được cái nào là cái nào -

nhân chứng hay người phán xét?

Deva Bhumika, điều đó rất đơn giản; phân biệt rất

rõ ràng. Không thể bị lẫn lộn về nó được. Người phán

xét bao giờ cũng phán xét, nói, "Cái này là tốt, cái này

không tốt. Cái này đức hạnh, cái này tội lỗi. Cái này

đạo đức, cái này vô đạo. Cái này nên vậy và cái này

không nên vậy." Người phán xét là liên tục phán xét.

Một ý nghĩ trôi qua trong đầu và lập tức người phán

xét nói, "Có ý nghĩ như thế là không tốt, đây là ý nghĩ

xấu, ác." Hay người phán xét nói, "Đây là ý nghĩ hay,

yêu mến nó, nuôi dưỡng nó, quí trọng nó; nó là rất

quí."

Người phán xét bao giờ cũng đưa ra đánh giá, ủng

hộ hay chống đối. Nó có ý niệm tiên thiên về cái gì là

đúng và cái gì là sai. Người phán xét được xã hội trao

cho bạn; do đó có những người phán xét khác nhau

trong bạn. Người Ki tô giáo có người phán xét khác

người Hindu.

Tôi đã nghe:

Một người đàn bà đi bơi ngoài biển, ra xa quá, bị

chết đuối và được những người gác kéo ra khỏi biển.

Họ làm mọi nỗ lực để hồi sinh cô ta nhưng quá chậm,

thế là họ phải để xác cô ấy ở đó và họ đi tới trạm điện

thoại gần nhất để thông báo cho văn phòng của họ

rằng người đàn bà đã chết. Chuyện xảy ra đâu đó trên

bờ biển nước Pháp.

Khi họ quay lại họ ngạc nhiên; một người Pháp

đang làm tình với người đàn bà chết. Họ nói, "Anh làm

gì vậy? Anh có điên hay cái gì không - người đàn bà

này chết rồi!"

Người Pháp nói, "Trời, tôi cứ tưởng cô ấy là người

Cơ đốc giáo!"

Bây giờ người đàn bà Cơ đốc giáo không được

mong đợi tận hưởng hay chuyển động hay la hét với

vui vẻ hay kêu lên "Alleluia!" Không, không chút nào.

Cô ấy phải nằm ra đó tuyệt đối chết. Chỉ đàn bà xấu

mới làm chuyển động, đàn bà tốt không bao giờ. Họ

đơn giản nằm đó, họ đơn giản chịu đựng.

Người Cơ đốc giáo có lương tâm khác, do đó có

phán xét khác. Người Hindu có lương tâm khác, do đó

đánh giá khác. Người Jaina có lương tâm khác, do đó

có đánh giá khác. Và lương tâm được xã hội tạo ra,

phán xét là trong phục vụ xã hội. Từ chính thời thơ ấu

chúng ta bắt đầu dạy trẻ em cái gì là đúng và cái gì là

sai. Và dần dần chúng tiêm nhiễn điều đó, chúng bắt

chước điều đó, nó trở thành một phần của ước định của

chúng.

Người phán xét là đang phục vụ xã hội mà trong

đó bạn đã từng được nuôi lớn; do đó có nhiều người

phán xét như có các văn hoá, xã hội, tôn giáo, ý thức

hệ.

Nhưng nhân chứng là một; không có khác biệt gì

giữa người Ki tô giáo và người Hindu và Phật tử. Nhân

chứng là một. Nhân chứng không được xã hội trao cho

bạn; nó là việc thức tỉnh của linh hồn bạn, nó là nhận

biết. Điều được ngụ ý bởi là nhân chứng là ở chỗ bạn

không kết án, bạn không ca ngợi. Bạn không đánh giá

chút nào - bạn không nói cái gì, bạn đơn giản thấy.

Một ý nghĩ thoáng qua bên trong tâm trí bạn; bạn

đơn giản thấy nó, tựa tấm gương. Bạn không nói tốt,

xấu; bạn không dán nhãn nó. Bạn đơn giản thấy nó đi

vào, nó ở trước bạn, nó đi ra. Bạn không đưa ra lời

bình luận nào về nó là gì. Nhân chứng là tâm thức tựa

tấm gương thuần khiết; người phán xét là khác nhau

nhưng nhân chứng là một. Nếu người Ki tô giáo trở

thành nhân chứng người đó sẽ là một như người Hindu

khi người đó trở thành nhân chứng.

Đó là lí do tại sao Phật và Jesus và Moses và

Mohammed là không khác nhau; họ là các nhân

chứng. Nhưng người Mô ha mét giáo, người Ki tô

giáo, Phật tử, người Do Thái, họ khác nhau. Họ sống

qua ý thức hệ được xã hội trao cho, và xã hội có quyền

lợi riêng của nó. Bạn có thể được trao cho những ý

niệm rất ngu xuẩn và bạn sẽ mang những ý niệm đó cả

đời mình. Chừng nào bạn còn chưa nỗ lực lớn lao để

thức tỉnh bản thân mình bạn sẽ vẫn còn bị giam trong ý

thức hệ của mình; chúng sẽ chi phối bạn. Đây là chiến

lược xã hội để chi phối bạn. Họ không chỉ đặt cảnh sát

ở bên ngoài, và quan toà và chính phủ; bên trong họ

cũng can thiệp vào bản thể bạn, bên trong xã hội cũng

xâm nhập vào bạn.

Người phán xét đơn giản chỉ ra sự xâm nhập của

xã hội. Nếu chúng ta định tạo ra một nhân loại tốt hơn

chúng ta phải chấm dứt việc tạo ra những người phán

xét. Chúng ta phải giúp mọi người có ý thức. Đừng

trao lương tâm cho mọi người, cho họ ý thức. Và ý

thức của họ về các kiếp sống của họ phải có tính quyết

định; thế thì họ phải hành động từ nhận biết riêng của

họ, không bằng những lời răn được trao cho, không

bằng những qui tắc do người khác trao cho. Đó là cách

thức của sự nô lệ. Đó là cách chúng ta đã tồn tại cho

tới giờ.

Nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn vứt bỏ lương

tâm của bạn; đó là lí do tại sao mọi tôn giáo đều chống

lại tôi. Điều đó là tự nhiên. Họ đồng ý ở một điểm. Ở

Ấn Độ, người Ki tô giáo, người Hindu, người Jaina,

Phật tử, người Mô ha mét giáo, họ tất cả đều đồng ý ở

một điểm: rằng tôi là một người nguy hiểm, rằng mọi

người nên bị ngăn cản không cho lại gần tôi, rằng rào

chắn nên được tạo ra để cho không ai có thể tới dưới

ảnh hưởng của tôi, bởi vì với họ điều đó dường như là

ảnh hưởng ác độc.

Mới hôm nọ tôi thấy một tạp chí Italia với bức

hình tôi trên trang bìa trước - tôi thích nó - bức hình tôi

với hai cái sừng. Đó là cách tôi phải xuất hiện với các

giáo hoàng của Vatican, đó là cách tôi xuất hiện với

các shankaracharyas, đó là cách tôi xuất hiện với các

sư Jaina. Điều đó là tự nhiên; tôi xuất hiện cho họ là

người nguy hiểm nhất. Và lí do? - bởi vì bất kì điều gì

họ đã tạo ra tôi đang cố phá đi, bởi vì với tôi họ đã tạo

ra chỉ sự tù túng cho bạn. Họ đã tạo ra xiềng xích cho

bạn, nhà tù tinh vi cho bạn. Lương tâm là sự nô lệ tinh

vi nhất.

Sống qua ý thức, đừng qua lương tâm. Tỉnh táo tới

mức bạn có thể nhận trách nhiệm về cuộc đời riêng

của mình. Chứng kiến là khác toàn bộ với đánh giá;

chứng kiến là đơn giản. Bạn tới trước gương; dù bạn

đẹp hay xấu gương cũng chẳng đưa ra bình luận nào.

Nó đơn giản soi gương bạn, có vậy thôi, dù bạn là bất

kì cái gì, không bình luận, không đánh giá. Nó không

nói, "Bạn xấu lắm - biến đi!" hay, "Bạn đẹp đấy - ở lại

đây thêm chút nữa. Tôi thích bạn, tôi thích bầu bạn với

bạn." Nhân chứng trở thành tấm gương, người đó cứ

quan sát.

Và phép mầu là, nếu bạn có thể quan sát tâm trí

mình mà không trở thành người phán xét, bạn sẽ đi ra

ngoài tâm trí rất chóng. Chính phán xét của bạn tạo ra

vướng mắc với tâm trí. Điều này bạn thích và bạn níu

bám lấy nó, điều khác bạn không thích và bạn muốn

đẩy nó đi. Bạn trở nên bị đồng nhất, bạn bị tham dự

với tâm trí, bạn trở nên bị đồng nhất với tâm trí. Và

bạn không biết chân lí là gì và bạn không biết cái tốt là

gì và bạn không biết cái đẹp là gì. Mọi điều bạn biết

đều được vay mượn, mọi điều bạn biết đều là điều xã

hội đã bảo bạn.

Và xã hội đã lặp lại trong nhiều thế kỉ, và cứ lặp

lại cùng những điều. Xã hội không được chứng ngộ;

còn chưa có xã hội đã chứng ngộ, chỉ cá nhân mới

chứng ngộ.

Bạn có thể trở nên chứng ngộ bởi việc trở nên ý

thức hơn, nhiều phần nhân chứng hơn. Ít phát xét đi và

bạn sẽ ngạc nhiên rằng khi bạn trở thành nhân chứng

và bạn không phán xét bản thân mình, bạn dừng phán

xét người khác nữa. Và điều đó làm cho bạn nhân bản

hơn, từ bi hơn, hiểu biết hơn. Người phán xét bản thân

mình liên tục thì nhất định phán xét người khác nữa.

Thậm chí còn hơn - người đó sẽ độc ác, người đó sẽ

khắc nghiệt với người khác. Nếu người đó kết án bản

thân mình về cái gì đó, người đó sẽ kết án người khác

thậm chí còn hơn; người đó bao giờ cũng tìm lỗi.

Người đó sẽ không bao giờ thấy được niềm vinh quang

của bản thể bạn; người đó sẽ quá quan tâm tới những

chuyện lặt vặt, với điều tầm thường. Người đó sẽ trở

nên quá quan tâm với những hành động nhỏ bé của

bạn.

Nếu người đó thấy vị Phật đang nhấm nháp trà,

người đó sẽ trở nên quan tâm nhiều tới trà hơn là vị

phật. Người đó sẽ nói, "Phật, và nhấm nháp trà sao?"

Bạn sẽ ngạc nhiên, có những người, chẳng hạn

Mahatma Gandhi - ông ấy chống lại trà... "Đó là tội

lỗi!" Đó chính là tội lỗi trong đạo tràng của ông ấy.

Nếu ai đó bị phát hiện đang uống trà thì ồn ào lớn

được tạo ngay ra về nó. Một lần bản thân ông ấy trải

qua việc nhịn ăn ba ngày để làm thuần khiết bản thân

mình bởi vì một trong các đệ tử của ông ấy đã uống

trà. Ông ấy tự trừng phạt mình - điều đó là cách thức

rất tinh vi và tinh ranh để trừng phạt đó.

Nghĩ mà xem: nếu bạn làm điều gì đó và tôi cứ

nhịn ăn trong ba ngày, điều đó sẽ là hành hạ lớn cho

bạn; bạn sẽ không thể ngủ được trong ba ngày đó; điều

đó sẽ đè nặng lên bạn. Bạn sẽ nghĩ đi nghĩ lại, "Sao

mình đã làm điều như vậy? Thầy đang chịu khổ!"

Và ông ấy đang làm thuần khiết bản thân mình.

Tại sao? - bởi vì ông ấy nói, "Nếu tôi thực sự thuần

khiết thế thì không đệ tử nào có thể làm gì sai được.

Làm sao đệ tử có thể làm cái gì sai nếu thầy tuyệt đối

thuần khiết?" Đó là số học của ông ấy. Cho nên ông ấy

sẽ trừng phạt bản thân ông ấy. Việc trừng phạt bản

thân mình là một loại tự bạo, nhưng nó có tác dụng; nó

có tác dụng tốt hơn là trừng phạt người khác - bởi vì

những người đã tụ tập quanh người như thế đều yêu

ông ấy; đó là lí do tại sao họ đã tụ tập quanh ông ấy.

Bây giờ vì một việc nhỏ thế... nhưng ông ấy đã tạo ra

la hét ồn ào về trà và về hút thuốc.

Trong đạo tràng của ông ấy không ai được hút

thuốc, không ai được uống trà, còn nói gì tới rượu?

Nếu ông ấy mà gặp Jesus ông ấy sẽ kết án ông này

ngay lập tức rồi; ông ấy sẽ nhịn ăn ít nhất ba tháng để

làm thuần khiết bản thân mình và để giúp Jesus, bởi vì

ông này hay uống rượu. Rượu ngon nhất bao giờ cũng

do các tu viện Ki tô giáo chế ra; trong các hầm rượu

của mình họ có rượu cổ nhất, ngon nhất.

Bây giờ điều này phải là điều không thể nào quan

niệm nổi với Mahatma Gandhi - một người như Jesus

mà lại uống rượu sao? Nhưng Phật tử đã từng uống trà

qua nhiều thời đại và chẳng có vấn đề gì cả. Thực ra ở

Nhật Bản họ đã làm nó thành buổi lễ lớn. Họ uống trà

có tính thiền tới mức từng thiền viện đều có một ngôi

đền đặc biệt. Vâng, nó được gọi là ngôi đền nơi họ tới

uống trà.

Bạn không được đi giầy vào ngôi đền này. Bạn

không được nói chuyện trong ngôi đền uống trà. Có

qui trình đặc biệt và toàn thể mọi sự đều có tính thiền

tới mức khách sẽ tới một cách im lặng và họ sẽ ngồi

trong tư thế thiền. Người chủ, thường là một bà, sẽ

chuẩn bị trà, và hương trà, và ấm nước cùng âm thanh

và âm nhạc của nó... Và mọi người đều sẽ im lặng ngồi

và nghe âm thanh của ấm nước, và mọi người sẽ ngửi

hương thơm của trà. Và họ trở nên sẵn sàng; khi trà

sẵn sàng họ cũng sẵng sàng, trở nên im lặng hơn, yên

tĩnh hơn.

Thế rồi trà được rót ra trong những chiếc chén và

đĩa đẹp, rất thẩm mĩ, được làm đặc biệt, thủ công, cho

nên chúng có thể duy nhất. Và thế rồi mọi người sẽ

uống trà - không như mọi người vẫn làm ở ga xe hoả:

người ta nhấp một ngụm và thế rồi người ta nhìn vào

con tàu, thế rồi ngụm khác và thế rồi họ lại nhìn tàu,

bằng cách nào đó họ phải nuốt xong nó và chạy đi bắt

kịp tàu, bằng không tàu có thể đi mất - không giống

điều đó. Ngồi im lặng hàng giờ, nhấm nháp trà chậm

rãi. Không vội gì. Đó là thiền.

Bây giờ, tôi sẽ nói rằng Thiền nhân đang thực sự

làm điều gì đó còn hay hơn Mahatma Gandhi. Nghệ

thuật thực là biến đổi cái trần tục thành cái linh thiêng.

Đó là cái chạm của thầy. Thầy chạm vào bụi và nó trở

thành vàng. Bây giờ trà được biến đổi thành lời cầu

nguyện. Điều này là đẹp, điều này là giả kim thuật;

bây giờ uống trà trở thành việc chứng kiến, việc quan

sát.

Nhưng nếu bạn có định kiến chống lại cái gì đó...

và mọi người đều có định kiến; toàn thế giới đều định

kiến theo cách này cách khác. Và tôi ở đây để phá huỷ

đi mọi định kiến của bạn. Tất cả những cái đã từng

được cấy vào bạn đều phải được lấy ra; bạn phải được

làm cho thuần khiết trở lại, thuần khiết như đứa trẻ,

hồn nhiên, không biết cái gì là sai và cái gì là đúng, chỉ

chứng kiến.

Từ việc chứng kiến đó mà đáp ứng nảy sinh - đáp

ứng có tính toàn bộ bởi vì toàn thể trái tim bạn ở đằng

sau nó, đáp ứng là toàn bộ bởi vì nó là đáp ứng riêng

của bạn, không phải việc lặp lại giáo huấn của ai đó

khác; đáp ứng mà bạn không bao giờ hối tiếc, đáp ứng

mà sẽ không làm cho bạn mặc cảm, rằng "Mình đã làm

điều gì đó sai," điều sẽ không làm cho bạn cảm thấy

bản ngã, rằng "Mình đã làm điều gì đó lớn lao." Đáp

ứng là đáp ứng đơn giản, nó không làm bạn cảm thấy

kém cỏi hay cao siêu. Nó đơn giản là yêu cầu của

khoảnh khắc đó. Nó tới từ việc chứng kiến của bạn và

nó được chấm dứt. Nó không để lại dấu vết nào đằng

sau.

Linh hồn chứng kiến giống như bầu trời. Chim bay

trên trời nhưng chúng không để lại dấu chân nào. Đó là

điều Phật nói, rằng người đã thức tỉnh sống theo cách

người đó không để lại dấu chân nào. Người đó không

có vết thương nào và không có vết sẹo nào; người đó

chưa bao giờ nhìn lại - chẳng có vấn đề gì. Người đó

đã sống khoảnh khắc đó toàn bộ tới mức còn cần gì để

nhìn lại sau lặp đi lặp lại nữa? Người đó chưa bao giờ

nhìn lên trước, người đó chưa bao giờ nhìn về sau,

người đó sống trong khoảnh khắc này.

Phán xét tới từ quá khứ, và chứng kiến là ý thức

hiện tại. Chứng kiến là bây giờ và ở đây, còn phán xét

là ở đâu đó khác trong quá khứ. Bất kì khi nào bạn

phán xét bất kì cái gì, thử một thực nghiệm nhỏ: thử

tìm ra ai đã cho bạn ý niệm này. Và nếu bạn đi sâu vào

trong nó, bạn sẽ ngạc nhiên: bạn thậm chí có thể nghe

thấy mẹ bạn nói nó, hay bố bạn, hay thầy giáo của bạn

ở trường phổ thông. Bạn có thể nghe thấy giọng nói

của họ vẫn vang vọng trong kí ức của bạn, nhưng nó

không phải là của bạn. Và bất kì cái gì không phải là

của bạn đều xấu; và bất kì cái gì của bạn cũng đều đẹp,

nó có sự duyên dáng.

*********************************************************

#8Câu hỏi thứ ba:

Thưa thầy kính yêu,

Sao thầy lại kể nhiều chuyện cười về người Do

Thái thế?

Sanatano, người Do Thái có tính khôi hài mà

không ai khác có. Chẳng hạn, người Hindu không có

chuyện cười, không một chuyện cười nào có thể gọi là

có tính Hindu. Mọi chuyện cười mà người Ấn Độ kể

cho nhau đều bắt nguồn từ phương Tây. Ấn Độ đã

đánh mất cảm giác khôi hài; nó đã trở thành quá

nghiêm chỉnh.

Người Do Thái không thể trở nên quá nghiêm

chỉnh được bởi lẽ đơn giản là trong hàng thế kỉ cuộc

sống của họ đã là đau khổ lớn lao. Chính khôi hài giúp

cho họ sống sót. Họ phải tạo ra cảm giác khôi hài lớn

lao.

Ấn Độ đã sống theo cách hờ hững. Nó không đau

khổ nhiều, chẳng ai đã hành hạ nó nhiều, không ai bị

khuất phục bằng việc phá huỷ nó. Nó chưa bao giờ cần

tới cảm giác khôi hài để cứu bản thân nó khỏi nghiêm

chỉnh; ngược lại, bởi vì cuộc sống là đơn giản, không

mấy đau khổ và đau đớn, mọi người đã trở nên nghiêm

chỉnh.

Người Do Thái có những chuyện cười hay nhất

trên thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng đây là quan sát

của tôi: chính cảm giác khôi hài đã cứu họ; bằng

không họ đã bị tiêu diệt từ lâu rồi. Họ phải tạo ra cảm

giác khôi hài lớn; ngay cả trong trại tập trung của

Adolf Hitler họ vẫn đùa. Đó là cách của họ để vẫn còn

sống.

Và tôi thích chuyện cười, do đó tôi yêu người Do

Thái nữa.

Hai người Do Thái gặp nhau lần đầu tiên.

"Anh từ đâu tới?" một người hỏi.

"Miami Beach, Florida," người kia trả lời. "Anh từ

đâu tới?"

"Lincoln, Nebraska," người thứ nhất trả lời. "Dân

số của Miami Beach thế nào?"

"Ồ, quãng một trăm nghìn người."

"Và bao nhiêu người Do Thái ở đó?"

"Quãng chín mươi nghìn."

"Thế họ làm gì để sống?"

"Ồ, họ là bác sĩ, luật sư, chánh án, kế toán viên,

người giầu về hưu, chủ ngân hàng, vân vân."

"Và nói cho tôi về mười nghìn người kia đi? Họ

làm gì?"

"Họ là cảnh sát, thợ mộc, người lao động vân vân.

Vậy bây giờ anh kể cho tôi về Lincoln, Nebraska đi.

Dân số ở đó thế nào?"

"Quãng độ ba trăm nghìn người."

"Và bao nhiêu trong số họ là người của chúng ta?"

"Tôi đoán có quãng năm nghìn người."

"Úi chào!" người kia nói, "Làm sao các anh cần

nhiều người phục vụ thế?"

Do Thái là dân tộc thông minh, người Do Thái là

người thông minh, họ chiếm nhiều giải thưởng Nobel

hơn bất kì ai khác. Thông minh đó cũng có đó bởi vì

họ đã chịu đựng lâu, và họ bao giờ cũng tìm ra cách

mới để sống sót.

Thông minh nảy sinh khi nó bị thách thức; thông

minh nảy sinh, trở nên sắc bén, khi nó được dùng. Nếu

nó không được dùng nó tụ bụi bặm lại. Khi nó không

được dùng, khi không có nhu cầu dùng nó, nó chết.

Cũng dường như bạn không dùng chân trong nhiều

năm - bạn sẽ mất chúng, bạn sẽ không có khả năng

bước đi. Cứ dường như bạn nhắm mắt trong ba năm,

bạn sẽ mất thị lực của mình.

Kẻ trộm có thị lực tốt hơn bất kì ai khác; một cách

tự nhiên, bởi vì họ phải nhìn trong bóng tối vào nhà

mọi người. Có thể họ đã đi vào nhà lần đầu tiên: họ

không biết cửa ở đâu và tường ở đâu và đồ đạc được

kê thế nào - dầu vậy họ vẫn phải bước một cách im

lặng. Họ bắt đầu có được thị lực tốt hơn bất kì ai. Bạn

sẽ không tìm ra tên trộm nào đeo kính đâu; ít nhất tôi

vẫn chưa tìm thấy người nào. Cho nên bất kì khi nào

bạn thấy một người không đeo kính, thận trọng đấy!

Ai biết được? Phải theo dõi.

Người đeo kính, bạn không cần lo nghĩ về người

đó. Người đó thậm chí không thể tìm thấy đồ đạc của

riêng mình; làm sao người đó có thể thấy đồ của bạn

được? - không thể được. Người đó không thể tìm thấy

các thứ trong nhà riêng của mình nữa là.

Người Do Thái đã thực sự sống cuộc sống lâu, lâu

dài, gian khó bởi vì người Ki tô giáo. Toàn thể ý niệm

này là ngớ ngẩn, bởi vì một khi Jesus đã bị đóng đinh

rồi, người Do Thái đã không cần bị hành hạ mãi mãi

nữa. Và người Do Thái mà bạn hành hạ đã không đóng

đinh Jesus; những người đó đã qua đời rồi. Nhưng đó

là cách định kiến ngu xuẩn vẫn tiếp tục, và người Ki tô

giáo đặc biệt cứ lặp lại cùng một điều mãi.

Tội lỗi mà Adam và Eve phạm phải vẫn còn đè

nặng lên họ. Bây giờ nếu Adam và Eve phạm nó, họ sẽ

đau khổ vì nó. Sao bạn lo nghĩ? Bạn đã không phạm

nó mà. Nhưng họ nghĩ nó là ở trong dòng máu của

bạn; nó đã tới bạn bởi vì bạn ở trong cùng dây chuyền,

trong cùng sự liên tục. Điều này là ngớ ngẩn, hoàn

toàn ngớ ngẩn.

Phật có một con trai, Mahavira có con gái; con gái

phải cho sinh thành ra vài đứa con - chúng ở đâu?

Mahavira không được con cháu mình mang theo. Con

trai và con gái của Zarathustra ở đâu? Zarathustra

không được con trai và con gái mình mang theo. Mọi

người đều sống cuộc sống riêng của mình và chết cái

chết riêng của mình. Mọi người đều duy nhất.

Nhớ lấy, thân thể tới từ bố mẹ nhưng không phải

linh hồn. Và nó cũng là vậy với Adam và Eve. Adam

và Eve không được mang theo bởi tế bào máu. Hoàn

toàn ngu xuẩn mà đi hành hạ người Do Thái vì cái gì

đó đã xảy ra từ hai nghìn năm trước. Nhưng hành hạ

đó vẫn tiếp tục. Theo một cách nào đó nó đã là ân huệ

trá hình: nó là tai hoạ nhưng nó đã cho người Do Thái

sự sắc bén, sự chói sáng, thông minh, cảm giác khôi

hài. Họ có thể cười ngay cả khi họ đối diện với cái

chết.

Tôi đã nghe nói rằng trong trại tập trung họ đã

sống sót không phải bằng thức ăn, bởi vì thức ăn

không đủ - họ sống sót bằng chuyện cười. Ngay cả khi

đi vào lò thiêu, đi vào phòng khí ga, họ vẫn kể chuyện

cười cho nhau, cười to. Dân tộc hay thế!

Người Ki tô giáo không đùa với các giám mục,

giáo hoàng của họ; người Hindus chưa bao giờ đùa

chống lại các mahatmas của họ, không thể được.

Người Do Thái đùa ngay cả về các giáo sĩ của mình;

họ đùa nhiều về giáo sĩ hơn so với bất kì người nào

khác. Điều đó chỉ ra sự thân mật, điều đó bày tỏ tình

yêu và sự kính trọng, nhớ lấy. Điều đó chứng tỏ rằng

giáo sĩ không phải là cái gì đó của người ngoài, ông ấy

là người trong.

Có một nhiệm vụ trong cộng đồng Do Thái. Họ

đang gây quĩ cho giáo đường - giáo đường Do Thái

đang trong tình trạng tồi tệ - thế là họ phải bán vé số.

Và hôm nay ngày đã tới khi ba giải nhất sẽ được trao.

Một người được mời lên và người ta tuyên bố rằng

người đó được giải ba - chiếc xe Lincoln Continental.

Chiếc xe đẹp có đó trên sân khấu. Đó là giải ba.

Thế rồi một người được mời lên, người được giải

nhì - người đó được trao cho một chiếc bánh lớn.

Người đó đã hi vọng rằng mình có thể được cho máy

bay hay cái gì đó. Giải ba mà được chiếc Lincoln

Continental và giải nhì lại là cái bánh! Người đó nói

với người đang phân phát giải thưởng, "Ông có điên

không?"

Nhưng người này nói, "Ông không hiểu. Chiếc

bánh được bản thân vợ giáo sĩ làm đấy."

Người đó điên tiết lên nói, "Đéo vợ thằng giáo sĩ!"

Và người này nói, "Nhưng đó là giải nhất."

Chỉ người Do Thái mới có thể đùa theo cách này;

điều đó chỉ ra sự thân mật, điều đó chỉ ra sự kính

trọng, tình yêu. Giáo sĩ là một phần của cộng đồng.

Ba người bị thương trong vụ máy bay rơi ở châu

Phi và phục hồi sức khoẻ ở một bệnh viện Ma rốc. Ở

Ma rốc họ cho phép người chăn cừu đem đàn cừu vào

thị trấn để cho ăn cỏ - điều giúp làm cho cỏ ngắn đi.

Bị giam trong căn phòng bệnh viện vài tháng, một

hôm, một trong ba người, người Ki tô giáo, nhìn ra

ngoài cửa sổ. Có đàn cừu đang ăn cỏ buổi trưa.

Người Ki tô giáo trỏ vào một con cừu cái và kêu

lên, "Tôi ước con đó là Elizabeth Taylor!"

Người thứ hai, người Mô ha mét giáo, nói, "Tôi

ước đó là Raquel Welch!"

Và người thứ ba, một người Do Thái, nói, "Tôi chỉ

ước trời tối thôi."

*********************************************************

#8Câu hỏi thứ tư:

Thưa thầy kính yêu,

Có lần thầy nói rằng diễn kịch là tâm linh nhất

trong các nghề nghiệp, và bây giờ chúng tôi có

một nhóm diễn kịch. Thầy có thể nói điều gì đó về

diễn kịch không?

Krishna Prem, diễn kịch chắc chắn là tâm linh nhất

trong các nghề bởi lí do đơn giản là diễn viên phải ở

trong sự ngược đời: người đó phải trở nên bị đồng nhất

với vai mà mình diễn, và vậy mà vẫn còn là người

xem.

Nếu người đó đóng vai Hamlet người đó phải trở

nên tuyệt đối tham dự vào việc là một Hamlet, người

đó phải quên đi bản thân mình toàn bộ trong việc diễn

của mình, và vậy mà tại cốt lõi sâu nhất của bản thể

mình người đó vẫn còn là khán giả, người xem. Nếu

người đó thực sự trở nên bị đồng nhất với Hamlet, thế

thì nhất định có rắc rối.

Ở Ấn Độ kinh sách phổ thông nhất của người

Hindu là ramayana, câu chuyện về Rama. Nó được

diễn trên khắp đất nước mọi năm; nó đã được diễn

trong hàng nghìn năm và mọi làng đều có nhóm diễn

nhỏ riêng của mình để đóng vở Ramleela. Trong

Ramleela, Rama, một trong các nhân vật, là hoá thân

của Thượng đế, và Ravana, kẻ đối lập ông ấy, là hoá

thân của quỉ. Cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng

tối; đó là chuyện ngụ ngôn.

Rama cưới Sita, một trong những người đàn bà

đẹp nhất thời đó. Vào những ngày đó hôn nhân không

được dàn xếp; chúng được gọi là swayamvar.

Swayamvar nghĩa là người đàn bà tự do chọn lựa, và

đặc biệt đàn bà thuộc hoàng gia thường ra điều kiện.

Những người hoàn thành các điều kiện này sẽ được

công nhận là được chọn.

Điều kiện mà Sita đưa ra là ở chỗ bất kì người nào

có thể đập vỡ chiếc cung lớn của Shiva bằng tay không

của mình thì sẽ được chọn. Bây giờ cái cung của Shiva

bền chắc và được làm bằng thép tới mức không ai

thậm chí có thể uốn cong nó bằng tay không của mình

được, nói gì tới việc đập vỡ nó thành từng mảnh?

Mọi hoàng tử của cả nước đều tụ hội lại. Rama

cũng tới nữa, và Ravana nữa. Ravana là vua của Sri

Lanka, và có nỗi sợ lớn bên phía bố của Sita bởi vì họ

không muốn Ravana thắng cuộc thi đấu. Và có mọi

khả năng là ông ấy sẽ thắng bởi vì ông ấy là người

mạnh nhất vào những ngày đó. Ông ấy cũng là người

sùng kính Shiva, và sự sùng kính của ông ấy lên tới

mức một khi Shiva đã xuất hiện cho ông ấy và bảo ông

ấy, "Ông có thể hỏi bất kì cái gì và ta sẽ trao nó cho

ông."

Ravana có mười cái đầu, một biểu dụ hay, mười

mặt; mọi người đều có. Ai có thể chỉ có một mặt

được? - chỉ vị phật thôi, mặt nguyên thuỷ; bằng không

mọi người đều có nhiều mặt. Bạn cần một mặt với vợ

mình, mặt khác với tình nhân của mình. Bạn không thể

vận hành bằng cùng mặt với cả hai người này được.

Bạn cần một mặt cho người phục vụ của bạn, mặt khác

cho ông chủ của bạn. Nếu người phục vụ và ông chủ

cả hai đều hiện diện, khi bạn nhìn sang trái, vào người

hầu, bạn biểu lộ cho người đó mặt này, và khi bạn nhìn

sang phải, vào ông chủ của bạn, bạn biểu lộ cho ông ấy

mặt khác; bạn bắt đầu mỉm cười và vẫy đuôi.

Tương truyền rằng Ravana có mười mặt. Ông ấy

hỏi Shiva, "Xin cho tôi ân huệ này rằng nếu một trong

các cái đầu của tôi bị chặt đi, ngay lập tức cái đầu khác

sẽ mọc ra và tôi bao giờ cũng có mười đầu, không bao

giờ ít hơn thế." Và Shiva đã ban phúc cho ông ấy;

người sùng kính thế của Shiva và người mạnh mẽ nhất

mà bạn có thể không chặt được đầu ông ấy - nó lập tức

mọc lại ngay đầu mới. Có sợ hãi, sợ hãi lớn về sức

mạnh của ông ấy. Ông ấy có thể thắng mọi cuộc đấu.

Và Janaka, bố của Sita, thực sự trong lo âu lớn.

Phải làm cái gì đó chứ, thế là một mưu đồ được thực

hiện. Khi mọi hoàng tử và vua đã tụ tập và cuộc đấu

sắp sửa xảy ra và cung được mang tới, một sứ giả giả

chạy tới Ravana và nói, "Ngài làm gì ở đây thế? Đất

nước ngài đang bốc cháy. Sri Lanka đang cháy!"

Thế là ông ta ngay lập tức chạy xô về Sri Lanka.

Trong khi đó Rama thắng cuộc đua và cưới Sita. Đây

là câu chuyện.

Bây giờ, trong một làng chuyện xảy ra: vở kịch đã

được diễn, và khi sứ giả tới và nói với Ravana, "Quê

nhà ông đang bốc cháy!" anh ta nói, "Kệ cho nó cháy.

Tôi không quan tâm. Lần này tôi sẽ chiếm Sita. Có thế

thôi!"

Thực ra, người này bao giờ cũng yêu người đàn bà

đang đóng vai Sita, sâu bên dưới trong trái tim mình.

Anh ta hoàn toàn quên mất vở kịch; anh ta trở nên

hoàn toàn bị đồng nhất. Nó trở thành thực tại. Anh ta

nổi lên... bây giờ đó không phải là chiếc cung thực của

Shiva, chỉ là chiếc cung do một thợ mộc trong làng

làm ra. Anh ta bẻ nó thành nhiều mảnh và ném nó đi

ngay trước khi bất kì ai có thể ngăn cản anh ta. Thế rồi

anh ta nói với Janaka, "Bây giờ, Sita đâu?"

Bây giờ, phải làm gì với người như vậy? Và toàn

thể khán giả đơn giản bị choáng. Anh ta đã kết thúc

toàn bộ câu chuyện, bởi vì bây giờ không thể có thêm

cho nó được nữa. Toàn thể câu chuyện tuỳ thuộc vào

việc Ravana né tránh, Rama lấy vợ, và thế rồi cuộc đấu

tranh khi Ravana đánh cắp Sita, và cuộc chiến và toàn

thể mọi sự xảy ra. Nhưng nếu Ravana cưới Sita, thế thì

tất cả kết thúc trong hai phút - và nó mới chỉ bắt đầu,

cảnh đầu tiên. Và người đã trở thành Ravana là người

khoẻ nhất trong làng, một cách tự nhiên, và Rama chỉ

là cậu trẻ. Anh ta có thể nghiền nát Rama bất kì lúc

nào!

Trong một chốc, có im lặng như tờ. Nhưng Janaka,

bố của Sita, là môt ông già, một người có kinh nghiệm;

ông ấy đã đóng vai này nhiều lần rồi. Ông ấy nói,

"Dường như là người hầu của ta đã đem nhầm cung.

Đây không phải là cung thực, hạ màn xuống và đem

cung thực ra đây!" Màn được hạ xuống... mười người

phải khênh Ravana ra, nhưng anh ta la hét và mọi

người có thể nghe thấy anh ta nói, "Sita đâu rồi? Lần

này tôi sẽ không để mất đâu!"

Bằng cách nào đó người ta cho anh ta uống thuốc

ngủ, anh ta được cho đi ngủ - bằng không anh ta có thể

quay lại lần nữa và gây rắc rối - và người khác phải

đóng vai này. Anh ta đã trở nên bị đồng nhất quá

nhiều. Anh ta quên mất rằng đây chỉ là vở kịch.

Diễn viên thực phải sống theo ngược đời: người đó

phải diễn cứ dường như người đó là điều mình đang

diễn, và vậy mà sâu bên dưới người đó biết rằng

"Mình không phải là điều này." Đó là lí do tại sao tôi

nói nghề diễn viên là tâm linh nhất trong các nghề.

Người tâm linh thực sự biến đổi toàn thể cuộc

sống của mình thành việc diễn xuất. Thế thì toàn thể

cõi thế gian này chỉ là sân khấu thôi, và mọi người đều

không là gì ngoài các diễn viên, và chúng ta đang diễn

xuất một vở kịch. Thế thì nếu bạn là kẻ ăn xin bạn

đóng vai của mình hay nhất có thể được đi, và nếu bạn

là vua bạn đóng vai mình hay nhất có thể được đi.

Nhưng sâu bên dưới kẻ ăn xin vẫn biết, "Mình không

phải là nó," và vua cũng biết, "Mình không phải là nó."

Nếu kẻ ăn xin và nhà vua cả hai đều biết rằng

"Điều mình đang làm và đang diễn chỉ là việc diễn

thôi; nó không phải là mình, không phải là thực tại của

mình," thế thì cả hai đều đi tới chính trung tâm của bản

thể mình, điều tôi gọi là chứng kiến. Thế thì họ đang

thực hiện những việc diễn nào đó và cả việc chứng

kiến nữa.

Cho nên, Krishna Prem này, diễn xuất chắc chắn là

nghề tâm linh nhất, và tất cả những người tâm linh

không là gì ngoài các diễn viên. Toàn thể thế gian này

là sân khấu của họ, và toàn thể cuộc sống không là gì

ngoài vở kịch đang được diễn.

*********************************************************

#8Câu hỏi cuối cùng:

Thưa thầy kính yêu,

Dường như không ai hiểu tôi ngoài thầy. Tôi đã

từng tới các nhà phân tâm, nhưng họ cũng dường

như không hiểu tôi. Tại sao và làm thế nào thầy

xoay xở để hiểu được mọi loại người thế?

Gatha, bí mật nền tảng nhất là ở chỗ tôi chưa bao

giờ cố gắng hiểu họ chút nào. Tôi đơn giản nhìn vào

họ, tôi yêu họ, tôi chấp nhận họ như họ đang vậy.

Chính nỗ lực hiểu người khác là thu họ lại thành đối

thể của truy hỏi; điều đó là vô đạo đức. Người đó trở

thành một đối thể. Và thu một người thành đối thể là

điều xấu nhất bạn có thể làm cho bất kì ai. Bạn là ai để

hiểu người khác? Hiểu bản thân bạn đi, bởi vì ở đó đối

thể và chủ thể là một; người quan sát và kẻ bị quan sát

là một. Ở đó người biết và cái được biết là một.

Nhưng làm sao bạn có thể biết được người khác?

Bạn có thể yêu và qua tình yêu phép màu này xảy ra.

Nếu bạn yêu người khác, hiểu biết lớn nảy sinh theo

cách riêng của nó. Không phải là bạn cố gắng hiểu

người khác: bạn đơn giản yêu người khác như người

đó đang vậy, không phán xét nào.

Nhà phân tâm không thể hiểu được bạn, Gatha

này, bởi vì người đó có phán xét riêng của mình.

Trước khi bạn bắt đầu nói bất kì điều gì người đó đã

phán xét bạn theo cách bạn bước vào, cách bạn ngồi

vào ghế. Người đó quan sát bạn, người đó đã biết tất

cả những chiến lược này, ngôn ngữ thân thể; người đó

đã thu bạn thành một vật. Người đó sẽ không cho phép

tình yêu xảy ra; người đó đã là người điều tra, xa xôi,

người điều tra khoa học. Bạn là con chuột lang; người

đó đang sỉ nhục bạn, xúc phạm bạn.

Người ta nói nhà phân tâm là người nhìn vào

người khác khi đàn bà đẹp bước vào. Ông ấy không

nhìn vào người đàn bà đẹp, ông ấy nhìn vào người

khác - cách họ cảm giác về người đàn bà đẹp, điều họ

nghĩ về người đàn bà đẹp. Toàn thể mối quan tâm của

ông ấy là để thấm sâu vào bí ẩn của mọi người, tại sao

và như thế nào... Người đó muốn thu mọi thứ thành tri

thức thao tác được.

Và khoảnh khắc bạn nằm xuống tràng kỉ của nhà

phân tâm, ông ấy thu bạn về ít hơn con người. Thực ra,

khi bạn nằm ra trên tràng kỉ, bạn mất nhiều. Nằm trên

tràng kỉ là tư thế tốt để ngủ, bạn trở thành nguồn cho

vô thức; bạn trở nên không phòng thủ, mong manh. Và

nhà phân tâm hay nhà tâm thần đứng đằng sau tấm rèm

để cho sự có mặt của người đó không giữ bạn tỉnh táo.

Người đó muốn bạn trở nên không tỉnh táo nhất có thể

được để cho trong việc không tỉnh táo của mình bạn có

thể buột mồm nói ra nhiều thứ mà bạn sẽ không nói

với bất kì ai khác. Người đó muốn chọc vào vô thức

của bạn; người đó muốn mở khoá bạn. Người đó đối

xử với bạn dường như bạn là cái máy.

Và thế rồi ngay lập tức người đó dán nhãn điều

này là phức hợp tự ti, điều kia là tinh thần phân liệt,

điều này là thần kinh, điều kia là rối loạn tâm thần.

Bạn bị loại bỏ; bây giờ người đó sẽ đối xử với cái nhãn

mà người đó đã trao cho bạn - người đó không quan hệ

gì với con người, người đó quan hệ với các cái nhãn

thôi. Người đó không thể hiểu được bạn. Thực ra

người đó thậm chí không hiểu bản thân mình, và yêu

cầu đầu tiên để hiểu bất kì ai trong thế giới này là hiểu

bản thân mình.

Nếu bạn hiểu bản thân mình bạn sẽ không bao giờ

cố gắng hiểu bất kì ai cả. Bạn sẽ yêu, bạn sẽ chấp

nhận, và việc chấp nhận và yêu của bạn sẽ là vô điều

kiện. Tình yêu của tôi với bạn là vô điều kiện, tôi

không ra điều kiện nào cả. Tôi không cho bạn kỉ luật

nào đó để theo; tôi muốn bạn là bản thân bạn, toàn bộ

bản thân bạn. Tôi cho bạn tự do tuyệt đối là bản thân

bạn. Tôi hỗ trợ bạn theo mọi cách có thể được, để cho

bạn có thể độc lập.

Nhà phân tâm không thực sự làm cho bạn độc lập

đâu; người đó làm cho bạn ngày một phụ thuộc nhiều

hơn để cho phân tâm cứ diễn ra kéo dài hết năm này

tới năm khác. Và khi bạn mệt mỏi với nhà phân tâm

này bạn phải đi tới nhà phân tâm khác. Điều đó trở

thành phong cách sống của bạn, chuyển từ nhà phân

tâm này sang nhà phân tâm khác.

Và các nhà phân tâm này cũng trong khổ như bạn

đang vậy; họ không phải là người khác, họ không thể

thế được, bởi vì duy nhất một điều tạo ra khác biệt thôi

- đó là tình yêu, và cái đó đang thiếu. Chỉ một điều làm

biến đổi con người và đó là thiền, và cái đó đang thiếu.

Sigmund Freud chẳng biết gì về thiền cả; tất cả

đều là phân tích trí tuệ. Ông ấy thực sự sợ thiền, sợ rơi

vào trong biển cả chưa thăm dò, không dò được độ

sâu.

Phân tích là ở trong tay bạn; nó là một thứ của tâm

trí. Nhà phân tâm là trong cùng con thuyền như bạn

đang ở.

Một người bị vỡ mộng tìm đường tới nhà tâm thần.

Khi anh ta được mời vào, anh ta giải thích, "Mọi người

đều bỏ quên tôi. Cứ dường như là tôi không có đó chút

nào, cứ dường như tôi là không khí, họ không để ý tới

tôi, họ..."

Nhà tâm thần đứng dậy, nhẹ nhàng bước ra cửa

mở nó ra nói, "Xin mời bệnh nhân tiếp!"

Người đó không khác bạn đâu. Chắc chắn người

đó thông thái rồi, nhưng người đó không trí huệ.

Người đó đang chịu đựng cùng vấn đề, cùng giận dữ,

ghen tị, sở hữu, như bạn đang chịu đựng. Ngay cả

người vĩ đại nhất trong các nhà phân tâm, như Reich,

một trong những người vĩ đại nhất của thế kỉ này... Vợ

ông ấy đã viết trong hồi kí của mình về Reich là ông

ấy nói nhiều về gạt bỏ ghen tị thế, ông ấy nói nhiều về

tự do trong dục thế. Và khi có liên quan tới bản thân

mình, ông ấy đã làm nhiều đàn bà cảm động, nhưng

ông ấy chưa bao giờ cho phép vợ mình có tự do nào.

Ông ấy nghi ngờ và sở hữu tới mức ông ấy sẽ mở mọi

thư viết cho vợ mình. Và ông ấy để mắt lên bà ấy; ông

ấy sẽ bảo con cái ghi lại lưu ý về ai tới khi ông ấy

không ở nhà.

Bây giờ người này nói về gạt bỏ ghen tị, sở hữu,

và ông ấy thực sự là nhà trí thức lớn, nhưng khi có liên

quan tới cuộc sống riêng của mình, ông ấy hành xử

theo cùng cách. Và nhiều người là tín đồ của Reich

những người cứ lặp lại ông ấy, chưa bao giờ biết con

người thực này.

Vợ của một nhà phân tâm nổi tiếng tổ chức tiếp

tân một số khách khứa vào một tối.

Đến một chỗ trong bữa tiệc đứa con trai mười tuổi

của bà ấy lẻn vào phòng, diện trong bộ quần áo phụ nữ

mặc buổi tối, mầu đen không dây đeo, môi trát đầy

son, đi giầy da cao gót, và đội mũ lông trên đầu.

Hoàn toàn tự nhiên, bà này bị choáng.

"Rodney!" bà ấy kêu lên. "Con hư lắm, thằng con

trai hư đốn! Lên gác đi và cởi bộ quần áo của bố con ra

trước khi ông ấy về và bắt được con!"

Họ không thể hiểu được bạn. Thực ra, không ai có

thể hiểu được bạn ngoại trừ người chứng ngộ, một

Phật, một Jesus, một Lão Tử - nhưng không phải

Freud, Jung, Adler, họ không thể hiểu được. Họ chưa

có ánh sáng đó trong bản thể mình; họ không thể mưa

rào ánh sáng đó lên bạn được. Họ không phải là người

thực sự đích thực; họ không đích thực cũng như bạn

đang vậy, và cũng ngu và xuẩn như bạn vậy.

Trong buổi đi dạo tuyệt vời ở Himalayas người bố,

nhà phân tâm nổi tiếng, bỗng nhiên nghe thấy con trai

mình la lên khi nó bị ngã xuống một hẻm núi sâu.

"Johnny!" ông ấy kêu lên tuyệt vọng. "Đừng di

chuyển, bố sẽ kiếm dây thừng để kéo con lên!"

Vài giờ sau ông ta quay lại với chiếc dây thừng.

Ném dây xuống ông ấy kêu, "Johnny con, nắm lấy dây

thừng."

"Bố ơi, con không còn tay nào đâu," là câu trả lời

vọng lên từ sâu bên dưới.

"Dùng răng cắn mạnh vào dây thừng và bố sẽ kéo

lên."

Dần dần, dần dần từng mét một, Johnny được kéo

lên. Khi chỉ còn vài mét cuối cùng người cha gọi,

"Johnny, mọi sự ổn thoả chứ?"

"Vâââââng ạạạạ!"

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#9 Đi vào dòng chảy

**Đừng sống trong thế giới

trong sao lãng và mơ giả,

bên ngoài luật.

Vươn dậy và quan sát.

theo con đường một cách vui vẻ

qua thế giới này và cõi bên kia.

Theo con đường của đức hạnh.

Theo con đường một cách vui vẻ

Qua thế giới này và cõi bên kia!

Để xem thế giới -

Như bọt nước, như ảo ảnh.

thấy thế giới như nó vậy,

Và chết sẽ bỏ qua ông.

Tới, xem thế giới,

Xe được vẽ cho vua,

Cái bẫy cho kẻ ngu.

Nhưng người thấy đi tự do.

Như trăng tuột khỏi phía sau mây

Và sáng lên,

Cũng vậy thầy tới từ phía sau dốt nát của mình

Và sáng lên.

Thế giới này trong bóng tối.

Người có mắt để thấy ít làm sao!

Chim ít làm sao

Kẻ thoát khỏi mạng lưới và bay tới cõi trời!

Thiên nga vươn dậy và bay tới mặt trời.

Kì diệu làm sao!

Cũng vậy người thuần khiết chinh phục quân đội

của ảo tưởng

Và vươn dậy và bay.

Nếu ông nhạo báng trời

Và phạm luật,

Nếu lời của ông là dối trá,

Điều hại của ông sẽ kết thúc ở đâu?

Người ngu cười người rộng lượng.

Người keo kiệt không thể vào cõi trời.

Nhưng thầy thấy vui vẻ trong việc cho

Và hạnh phúc là phần thưởng của thầy.

Và hơn nữa -

Với cái lớn hơn mọi vui vẻ

Của trời và của đất,

Vẫn lớn hơn quyền thế

Trên mọi thế giới,

Là vui vẻ của việc đạt tới dòng chảy.**

Lời kinh thứ nhất:

**Đừng sống trong thế giới

trong sao lãng và mơ giả,

bên ngoài luật.**

Đó là một trong những lời kinh bị diễn giải sai

nhất của Phật. Trong hàng thế kỉ Phật tử đã tin rằng

Phật đang nói, "từ bỏ thế giới," rằng Phật chống lại thế

giới này, rằng ông ấy là người phủ nhận cuộc sống,

rằng ông ấy muốn mọi người trở thành kẻ đào tẩu.

Nhưng đó không phải là nghĩa của lời kinh này; lời

kinh này có nghĩa khác toàn bộ.

Lời kinh nói: Đừng sống trong thế giới, trong sao

lãng và mơ giả, bên ngoài luật. Nó không nói: Đừng

sống trong thế giới. Nó nói: sống trong thế giới, nhưng

đừng sống trong sao lãng và mơ giả. Sống trong thế

giới này, nhưng không sống bên ngoài luật vĩnh hằng

của cuộc sống và sự tồn tại. Sống trong thế giới, nhưng

không là của nó. Sống trong thế giới, nhưng đừng để

thế giới sống trong bạn.

Nếu nó đã được hiểu theo cách tôi hiểu nó, toàn

thể lịch sử của Phật giáo đã khác toàn bộ rồi, và không

chỉ lịch sử của Phật giáo mà toàn thể bộ mặt của nhân

loại đã khác toàn bộ rồi. Bởi vì lời kinh này đã được

hiểu như chống lại thế giới, Phật tử trở nên phủ định

cuộc sống. Họ trở nên quan tâm nhiều tới việc chết

hơn là việc sống. Họ trở nên quan tâm nhiều tới tự tử -

tự tử dần dần, tự tử chậm chạp. Tự tử trở thành mục

đích của họ. Đây là xuyên tạc - xuyên tạc thầy vĩ đại

và những lời của thầy.

Những lời này là rõ ràng: Đừng sống trong thế

giới, trong sao lãng và mơ giả, bên ngoài luật. Sống

trong thế giới mà không sao lãng, không mơ mộng, và

trong giao cảm với luật. Cách diễn đạt của ông ấy có

chút ít phủ định. Cách diễn đạt của ông ấy bao giờ

cũng có chút ít phủ định, bởi lí do nào đó. Thay vì nói

theo cách khẳng định, Phật bao giờ cũng nói cùng điều

đó theo cách phủ định. Lí do là ở chỗ khi bạn khẳng

định điều gì đó nó trở thành xác định, vững chắc tới

mức mọi người có xu hướng theo nó một cách mù

quáng; do đó Phật dùng cách diễn đạt phủ định. Theo

cách đó ông ấy cho bạn tự do phân tích, suy tư, tìm ra

cách riêng của mình. Ông ấy chưa bao giờ nói cái đang

là, ông ấy bao giờ cũng nói cái không là; ông ấy định

nghĩa qua phủ định. Đó là phương cách hay cho những

người có thể hiểu, nhưng cho những người không thể

hiểu được, nó là phương cách nguy hiểm bởi vì họ sẽ

trở thành nạn nhân của tính phủ định.

Và Phật phải chọn cách diễn đạt phủ định, bởi vì

trong hàng thế kỉ trước ông ấy tôn giáo bao giờ cũng

được diễn đạt theo cách khẳng định, và cách khẳng

định đã trở thành gánh nặng trên bản thể mọi người.

Ông ấy đã thay đổi toàn thể cách diễn đạt tôn giáo.

Ông ấy sẽ không nói: Có Thượng đế; ông ấy sẽ chỉ

nói: Ông trở nên tuyệt đối trống rỗng và rồi xem cái gì

có đấy. Đây chỉ là việc chỉ báo cách thức rất mơ hồ,

cho nên bạn không thể níu bám vào nó được. Bằng

không mọi người đều là những kẻ níu bám: họ sẽ rơi

vào bất kì cái gì và họ sẽ sở hữu nó.

Phật khó nắm bắt, bạn không thể bắt giữ ông ấy

được. Ông ấy nói: Trống rỗng đi và xem. Ông ấy nói:

Để vô trí có đó và thế rồi xem. Ông ấy chưa bao giờ

định nghĩa cái gì sẽ xảy ra khi không có tâm trí. Ông

ấy biết rằng nếu ông ấy nói cái gì sẽ xảy ra khi không

có tâm trí, bạn sẽ bắt đầu ham muốn nó. Và ham muốn

nó là không bao giờ đạt tới nó, bởi vì việc ham muốn

là quá trình của tâm trí.

Chẳng hạn, nếu Phật nói, cũng giống như

Upanishad nói, rằng khi không có tâm trí sẽ có phúc

lạc lớn lao... bây giờ nghe điều này, một ham muốn

lớn lao về phúc lạc nhất định nảy sinh. Nhưng ham

muốn là tâm trí, cho dù ham muốn phúc lạc. Nếu, cũng

giống như Upanishad, Phật nói: Nếu ông vứt bỏ tâm trí

ông sẽ tìm thấy Thượng đế, tự do, tự do tuyệt đối -

ngay lập tức ham muốn đi vào từ cửa sau: "Làm sao

tìm ra cái vĩnh hằng này, cái bất tử này, vui vẻ này,

Thượng đế này? Làm sao để đạt tới thiên đường?"

Bây giờ sẽ không thể nào vứt bỏ được tâm trí. Tâm

trí đã lấy hình dạng mới, ham muốn mới, vỏ ngoài

mới, nhưng nó vẫn là cùng tâm trí cũ. Trước hết nó

ham muốn tiền, quyền, danh; bây giờ nó ham muốn

Thượng đế, samadhi, chứng ngộ, phúc lạc, chân lí, tự

do. Đối thể đã thay đổi - nhưng tâm trí không ở trong

các đối thể; tâm trí ở trong quá trình ham muốn.

Do đó Phật chưa bao giờ cho bạn bất kì đối thể nào

để ham muốn; ông ấy lấy đi mọi đối thể. Điều này có

thể được thực hiện chỉ qua việc phủ định. Và ông ấy

để bạn vào trong cái trống rỗng... nhưng cái trống rỗng

đó không phải là trống rỗng thực. Chính điều ngược

lại: nó là sự tràn đầy, nó là viên mãn, nó đang tràn

ngập với phúc lạc, với Thượng đế, với tình yêu. Nhưng

Phật sẽ không bao giờ nói điều đó, về điều đó ông ấy

rất ý thức - bởi vì trong hàng thế kỉ khẳng định đã từng

là sự sao lãng cho mọi người.

Hàng triệu người ở phương Đông đã trở nên ham

muốn về thế giới khác, bờ bên kia - nhiều tới mức

chính ham muốn bờ bên kia trở thành cản trở của họ.

Để phá huỷ cản trở đó, để loại bỏ chướng ngại đó, Phật

dùng cách phủ định.

Nhưng con người ngu xuẩn thế! Các thầy đi rất

thận trọng, họ lấy từng bước rất thận trọng, bởi vì con

người ngu xuẩn thế. Họ lấy mọi thận trọng thậm chí

không dùng bất kì từ nào có thể bị diễn giải sai -

nhưng mọi từ đều có thể bị diễn giải sai! Con người vô

ý thức tới mức mong đợi rằng người đó sẽ hiểu đúng là

mong đợi quá nhiều ở con người rồi. Người đó nhất

định hiểu lầm; trong vô ý thức, hiểu lầm là khả năng

duy nhất.

Upanishad là đúng, nhưng chúng đã bị hiểu lầm

bởi vì cách tiếp cận khẳng định của chúng. Mọi người

trở nên rất mê đắm: "Nếu sự tồn tại là Thượng đế, thế

thì cứ mê đắm Thượng đế nhiều nhất có thể được đi!"

Đây là kết luận logic: "Nếu sự tồn tại là Thượng đế,

thế thì ăn, uống và vui vẻ đi! Nếu hiện hữu là thiêng

liêng, thế thì tận hưởng cuộc sống, thế thì cứ để cuộc

sống của bạn là cuộc vui miệt mài. Tất cả đều là thiêng

liêng. Upanishad nói: Sarvam khalvidam brahma - tất

cả là Thượng đế. Nếu tất cả là Thượng đế, thế thì sao

không tích luỹ thật nhiều tiền như bạn có thể làm? -

bởi vì tiền là Thượng đế!"

Bạn thấy cách tâm trí vô ý thức cứ bóp méo: "Nếu

tất cả đều là Thượng đế, thế thì sao không có nhiều

quyền hơn, nhiều danh hơn? Thế thì sao không cứ tiếp

tục ích kỉ lớn lao? Nếu tất cả đều là Thượng đế, thế thì

bản ngã nữa cũng là Thượng đế chứ!" Upanishad nói:

Aham brahmasmi - Ta là Thượng đế. Và khi điều đó

được nghe trong vô thức sâu, chúng ta hiểu Upanishad

đang nói bản ngã là Thượng đế, bởi vì dùng 'ta' và 'bản

ngã' là đồng nghĩa. Upanishads bị hiểu lầm bởi vì sự

khẳng định của chúng, khẳng định toàn bộ của chúng.

Và Phật bị hiểu lầm bởi vì sự phủ định của ông ấy,

phủ định toàn bộ. Ông ấy đã chuyển con lắc sang cực

điểm bên kia; chỉ để tránh lối cụt mà ông ấy đã thấy

trên con đường của khẳng định, ông ấy đã chuyển sang

cực đoan kia. Ông ấy chỉ dùng cách diễn đạt phủ định.

Đừng sống trong thế giới, trong sao lãng và mơ giả,

bên ngoài luật. Ông ấy có thể đã nói, theo cách khẳng

định hơn: sống trong thế giới, không sao lãng, không

mơ. Sống trong thế giới, theo đúng với luật tối thượng.

Aes dhammo sanantano - sống theo đúng với luật vĩnh

hằng. Nhưng đó không phải là chọn lựa của ông ấy.

Ông ấy đã thấy tính khẳng định trở thành sự tù túng và

cần phải phá huỷ tính khẳng định. Bạn có thể phá huỷ

tính khẳng định, và với hiện thời, khi thầy còn sống,

mọi người sẽ hiểu cách tiếp cận của ông ấy bởi vì ông

ấy có đó để giải thích cho bạn. Nhưng khi ông ấy đi

rồi, thế thì sao? Tính phủ định trở thành tù túng của

bạn.

Các sannyasin Hindu bị mắc vào trong tính khẳng

định còn các khất sĩ Phật giáo bị mắc vào trong tính

phủ định.

Nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn hiểu được cả

hai, và hiểu năng lực của bạn hiểu lầm. Và tỉnh táo;

bằng không từng từ sẽ tạo ra cái gì đó khác, cái gì đó

chưa bao giờ được ngụ ý.

Con bạch tuộc biểu diễn có thể chơi đàn piano, đàn

tam thập lục và sáo kim. Huấn luyện viên của nó muốn

nó thêm đàn túi vào tài năng nghệ thuật của nó, cho

nên ông ta đặt nhạc cụ Scot này vào trong phòng của

bạch tuộc. Nhiều giờ trôi qua, mà chẳng có tiếng nhạc

túi nào được nghe thấy.

Ông huấn luyện viên đâm bối rối. Sáng hôm sau

ông ấy lo lắng hỏi con vật tám xúc tu này, "Mày đã

học chơi cái đàn đó chưa?"

"Chơi nó á?" con bạch tuộc đáp. "Tôi đã cố gắng

nằm vào nó cả đêm!"

Con bạch tuộc có thể được tha thứ - bạn không thể

được tha thứ. Nhưng con người hành xử theo cùng

cách, cũng vô ý thức như có thể. Cho dù thỉnh thoảng

họ trở nên có ý thức, ý thức của họ cũng vẫn bị trộn

lẫn với vô ý thức. Cho dù họ tỉnh táo, việc tỉnh táo của

họ là không thuần khiết. Cho dù họ có tính quan sát,

tính quan sát của họ có cái gì đó sai trong nó.

McBride và Kavanaugh đang trong quán cà phê

ngồi gần biển báo Cẩn thận trông chừng mũ và áo

khoác của bạn. McBride cứ mỗi phút lại ngoái cổ lại,

gần như nghẹn đường nuốt, để nhìn áo khoác của

mình.

Kavanaugh tiếp tục ăn, chẳng để ý gì tới cái áo

khoác treo trên móc của mình. Nhưng việc xoay người

mãi của McBride bắt đầu làm cho anh ta cáu kỉnh.

"Mày dùng ma tuý gì thế!" anh ta nói. "Chấm dứt cái

trò nhìn áo khoác đi!"

"Tao chỉ nhìn áo của tao thôi," McBride nói. "Áo

của mày đã bị lấy mất từ nửa giờ rồi!"

Trạng thái của con người là đống lộn xộn, hỗn

độn! Công việc lớn lao được cần để làm cho bạn thực

sự tỉnh táo. Và lời kinh đầu tiên này là việc bắt đầu của

công việc lớn lao đó: Đừng sống trong thế giới, trong

sao lãng và mơ giả...

Tâm trí bạn liên tục tạo ra sao lãng. Quan sát tâm

trí bạn, và bạn sẽ hiểu điều Phật đang nói. Nó không

bao giờ cho phép bạn ngồi im lặng cho dù vài khoảnh

khắc. Nếu bạn ngồi im lặng nó nói, "Sao không nghe

radio? Báo mới phải đã tới rồi, người đưa báo có thể

đã tới. Sao không đi xem phim? Sao không xem ti vi?"

Nếu bạn đang ở cửa hàng tâm trí nói, "Về nhà, nghỉ đi

- mình mệt rồi." Nếu bạn ở nhà tâm trí nói, "Mình làm

cái quái gì ở đây thế nhỉ, phí thời gian? Ra cửa hàng đi

- mình có thể kiếm được cái gì đó chứ!"

Tâm trí chưa bao giờ cho phép bạn được ở chỗ bạn

đang ở, nó chưa bao giờ cho phép bạn thấy mọi thứ

như chúng đang đấy. Nó bao giờ cũng đem bạn đi đâu

đó khác, hoặc vào quá khứ hoặc vào tương lai; nó chưa

bao giờ cho phép bạn được ở trong hiện tại. Hoặc nó

lôi bạn vào kí ức - cái không là gì ngoài dấu chân trên

cát của thời gian - hoặc nó lôi bạn vào tương lai:

những phóng chiếu lớn lao, mong đợi lớn lao, ham

muốn, mục đích.... Và bạn trở nên bị dính líu với

chúng nhiều thế - cứ dường như chúng có thực tại nào

đó! Và thực tại lại đang tuột khỏi tay bạn trong khi bạn

dính líu vào tất cả những chuyến đi này vào quá khứ,

vào tương lai.

Tâm trí chưa bao giờ cho phép bạn và sẽ không

bao giờ cho phép bạn thấy cái đang đó; nó bao giờ

cũng đem bạn tới cái không có đó.

Edith phàn nàn với bạn cô ấy, Rose, rằng chồng cô

ấy chưa bao giờ biểu lộ mối quan tâm nào tới việc làm

tình. Anh ấy chỉ ngồi mọi đêm và xem ti vi. Rose gợi ý

rằng cô ấy nên làm cho bản thân mình quyến rũ hơn và

bằng cách nào đó nhử anh ta.

Thế là đêm hôm sau Edith bôi nước hoa quyến rũ

nhất và gần như không mặc gì ngoài giầy, mũ, găng

tay và túi xách. Cô ấy đi vào phòng khách và vô tình đi

dạo quanh. Chồng cô ấy vẫn cứ dán mắt vào chiếc ti

vi. Cô ấy ho lên, và cuối cùng anh ta cũng ngửng lên

nhìn cô ấy.

"Ồ, em định ra ngoài à?" anh ta hỏi.

"Tất nhiên rồi!" cô ấy nói mỉa mai.

"Tốt," anh ta đáp, "vì anh hi vọng em có thể gửi

bức thư này cho anh."

Anh ta không có đó. Anh ta không thấy người đàn

bà này, anh ta không thấy rằng cô ấy trần truồng. Anh

ta không có đó chút nào! Chẳng có ai ở đó cả - mọi

người đều ở đâu đó khác.

Chuyện cổ Sufi kể lại rằng Thượng đế muốn gặp

bạn, và bất kì chỗ nào ngài nghĩ bạn sẽ đến thì ngài

đều tới, nhưng ngài chẳng bao giờ tìm thấy bạn ở đó.

Bạn bao giờ cũng ở chỗ nào đó khác. Ngài tới trong

hiện tại - bạn đang ở quá khứ, bạn đang ở tương lai.

Ngài chỉ biết một thời gian: bây giờ, và chỉ một chỗ: ở

đây. Nhưng bạn chưa bao giờ ở đây và bạn chưa bao

giờ ở bây giờ cả; bạn bao giờ cũng ở kia và bạn bao

giờ cũng lúc khác. Gặp gỡ là không thể được. Ngài

không biết thời gian nào khác hơn hiện tại và không

chỗ nào khác hơn chỗ này. Ngài sống với tính chất đây

này, tính chất như vậy. Lời của Phật là tathata - ông ấy

sống trong cái như vậy, tathata.

Một trong những cái tên của Phật là tathagata -

người sống trong tính như vậy, người đã trở thành tự

do với tất cả sao lãng của tâm trí. Và phép màu là ở

chỗ tâm trí chỉ bao gồm việc sao lãng, cho nên một khi

bạn được tự do với mọi sao lãng thì không tâm trí nào

còn lại. Trong hiện tại không có tâm trí. Trong hiện tại

chỉ có tâm thức, nhận biết, quan sát.

Sống trong thế giới, nhưng không qua tâm trí.

Đừng để cho quá khứ hay tương lai chen vào giữa bạn

và thực tại. Và nếu bạn có thể duy trì được trạng thái

của vô trí cho dù vài khoảnh khắc thôi - đó chính là

điều thiền tất cả là gì - bạn sẽ ngạc nhiên: bỗng nhiên

bạn ở trong cùng nhịp điệu với sự tồn tại. Bạn sẽ biết

điều Phật gọi là aes dhammo sanantano - luật vĩnh

hằng. Bạn sẽ đập rộn ràng cùng nó, rung động cùng

nó. Bạn sẽ là một con sóng trong đại dương vĩ đại của

luật. Bạn sẽ trong hoà điệu, trong cái một, trong sự hài

hoà và hoà nhịp sâu sắc tới mức toàn thể bầu trời sẽ

bắt đầu mưa rào hoa lên bạn, toàn thể sự tồn tại sẽ hân

hoan cùng bạn.

Đây là thiên đường: thiên đường là trạng thái của

vô trí. Phật gọi nó là thiên đường hoa sen, bởi vì tâm

thức bạn mở ra như hoa sen trong ánh mặt trời buổi

sáng sớm và có hương thơm ngào ngạt, cái đẹp lộng

lẫy, và có duyên dáng lớn lao.

Nhưng nhớ lấy, ông ấy không ngụ ý từ bỏ thế giới

này, như tất cả những người bình chú trong nhiều thế

kỉ đã từng nói. Ông ấy đang nói: từ bỏ tâm trí - tâm trí

là thế giới! Từ bỏ sao lãng và từ bỏ mơ - bởi vì nếu

bạn sống trong mơ bạn không thể thấy được thực tại.

Mắt bạn bị che phủ bởi bụi của mơ, hết tầng nọ tới

tầng kia. Chỉ toàn mơ là mơ thôi, và bạn bị bao quanh

bởi nhiều mơ tới mức bạn không thể thấy được thực tại

là gì. Và các tu sĩ của bạn cứ giúp bạn tạo ra những mơ

mới, các nhà tâm lí của bạn cứ giúp bạn tạo ra những

mơ mới. Nếu họ lấy đi mơ này họ lập tức thay thế nó

bằng mơ khác.

Đây là toàn thể nền tảng của khoa học về thôi

miên: con người có thể bị thuyết phục để tin vào cái gì

đó tuyệt đối giả. Thôi miên chỉ ra năng lực của con

người rơi vào trong các giấc mơ, trong những cái

không thực tới mức trên bề mặt điều đó có vẻ không

thể nào tin nổi.

Bạn đã xem cuộc trình diễn thôi miên chưa? Nếu

người đó nói với một người, "Anh không phải là người

mà là chó," người này tin vào điều đó - nếu người này

đã bị thôi miên đúng, nếu người này đã bị thôi miên

vào giấc ngủ sâu. Thôi miên nghĩa là tạo ra giấc ngủ,

chủ định tạo ra giấc ngủ. Nếu người này đã bị thôi

miên đúng và được bảo rằng anh ta không phải là

người mà là chó, người này bắt đầu sủa như chó!

Người này có thể chẳng bao giờ đã làm điều đó trước

đây, nhưng người này có thể làm điều đó ngay lập tức.

Người này tin vào điều đó, và khoảnh khắc bạn tin vào

cái gì đó bạn trở thành nó. Tất nhiên, niềm tin của bạn

là giả và việc trở thành thế cũng là giả.

Các nhà tâm lí đang trở nên nhận biết rằng gần

chín mươi phần trăm bệnh tật chỉ là các niềm tin. Hiểu

biết riêng của tôi là ở chỗ khi họ đi sâu hơn vào trong

nó, họ sẽ thấy rằng gần chín mươi chín phần trăm bệnh

tật là niềm tin cả thôi. Có thể nó là bệnh thật lần đầu

tiên, nhưng thế rồi bạn bắt đầu tin vào nó, bạn bắt đầu

phóng chiếu nó, bạn bắt đầu lặp lại nó, diễn tập nó,

thực hành nó. Và dần dần, dần dần nó trở thành thực

tại cho bạn.

Thỉnh thoảng đi vào nhà thương điên và quan sát

mọi người. Họ là cùng những người như bạn, chỉ đi

trước bạn một chút thôi - khác biệt chỉ là ở mức độ.

Bạn có thể ở dưới điểm sôi, có thể chín mươi chín độ,

còn họ đã vượt lên trên rồi - một trăm lẻ một độ - chỉ

khác nhau hai độ hay một độ thôi.

Người điên khùng cứ sống trong thế giới riêng của

họ; họ tạo ra thế giới riêng của mình, họ tin vào thế

giới riêng của mình. Họ tin vào chúng nhiều tới mức

bạn không thể kéo họ ra khỏi các giấc mơ của họ được.

Mơ của họ đã trở thành thực tại - đó là mất trí của họ.

Tôi nghe nói về một người đã trở thành điên và bắt

đầu nghĩ rằng người đó đã chết. Bây giờ toàn thể khoa

tâm lí của viện tâm thần đều theo sau người đó để kéo

người đó ra khỏi ý niệm rằng người đó đã chết. Điều

đó là thách thức cho họ, điều đó cũng là cái gì đó mới -

họ chưa bao giờ bắt gặp trường hợp như vậy.

Họ đã cố gắng mọi điều nhưng đều không thể

được, bởi vì người điên có thể điên nhưng họ cũng vẫn

logic như bạn vậy. Họ có logic riêng của mình, sự hợp

lí hoá riêng của mình; họ có năng lực lớn để hợp lí hoá

mọi điều họ đang làm.

Cuối cùng, một nhà tâm lí lớn từ bên ngoài được

mời tới để giúp đỡ. Nhà tâm lí lớn tới; ông ấy nói với

người này và ông ấy hỏi anh ta mỗi một câu thôi. Ông

ấy hỏi, "Anh có tin rằng người chết có thể chảy máu

được không?"

Anh ta nói, "Không, không bao giờ! Làm sao

người chết có thể chảy máu được? Một khi người ta

chết rồi... cái xác không thể nào chảy máu được."

Thế rồi nhà tâm lí nói, "Đi cùng tôi đi!" Ông ta

đưa anh ta tới trước gương, ông ấy chích vào tay anh ta

bằng một dụng cụ sắc - máu chảy ra. Ông ta nói,

"Trông đấy! Vậy điều này chứng tỏ rằng anh vẫn còn

sống!"

Người điên cười và anh nói, "Điều này chỉ chứng

tỏ rằng phát biểu của tôi sai - người chết vẫn chảy

máu!"

Kéo họ ra trở thành điều không thể được thế! Và

cùng điều đó cũng là trường hợp với bạn. Khi có liên

quan tới chư phật, cùng điều đó cũng là hoàn cảnh với

bạn. Kéo bạn ra ngoài tâm trí bạn, giúp bạn trèo ra

khỏi giấc mơ của bạn - điều đó thực sự khó.

Thôi miên thử nghiệm một phương pháp, nhưng

đó không phải là phương pháp của chư phật. Nó cho

bạn giấc mơ khác, có thể là giấc mơ tốt hơn - chút ít

phức tạp hơn, chút ít bớt nguy hiểm hơn, ít hại hơn,

nhiều ích lợi hơn - nhưng mơ vẫn chỉ là mơ. Dù mơ

của bạn là về chất độc hay cam lồ thì cũng không thực

tạo ra khác biệt gì mấy; ít nhất nó cũng không tạo ra

khác biệt cho người đã trở nên thức tỉnh.

Bình thường điều đó sẽ tạo ra khác biệt: người tin

rằng mình đang uống chất độc bao giờ cũng vẫn còn

ốm yếu; người nghĩ rằng mình đang uống nước cam lồ

bao giờ cũng trông mạnh khoẻ, vui vẻ. Vâng, theo

cách bình thường thì có khác biệt. Do đó thôi miên có

tiện dụng giới hạn: nếu bạn không thể được kéo ra

khỏi giấc mơ của bạn, ít nhất bạn cũng có thể được

giúp để đi từ ác mộng sang giấc mơ dịu ngọt. Đó là

chức năng của thôi miên.

Sau khi bị rắc rối với chứng đau đầu cứ tái diễn mà

bác sĩ của cô ấy không tìm được nguyên nhân, Jean

quyết định đến tư vấn nhà thôi miên. Rất ngạc nhiên,

sau hai lần trị liệu chứng đau đầu đã biến mất. Chồng

cô ấy, Ben, say mê lắm và hỏi làm sao mà việc chữa

bệnh có hiệu quả thế.

Jean nói, "Thế này, mọi việc em phải làm là đặt

tay lên trán và lẩm nhẩm vài lần, 'Tôi không đau đầu,

tôi không đau đầu.'"

Vài tháng sau Ben nhận ra rằng mình mất quan

tâm tới mặt sinh lí hôn nhân và quyết định đến tư vấn

cùng nhà thôi miên đó để được giúp. Anh ta đã làm

vậy, và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Jean cực thích và hỏi điều đó đã được hoàn thành

thế nào, nhưng Ben lại không chịu nói cho cô ấy. Cuối

cùng một đêm, Jean để ý rằng Ben chui vào buồng tắm

một cách lâu bất thường trước khi lên giường.

Cô ta nhón chân rón rén đi tới cửa buồng tắm và

lén nhìn qua lỗ khoá. Anh ta đang để một tay lên trán

và môi anh ta mấp máy. Ghé sát tai vào lỗ khoá, cô ta

nghe thấy anh ta đang lầm rầm, "Cô ấy không phải là

vợ mình, cô ấy không phải là vợ mình..."

Bây giờ, điều này đang tạo ra ước định mới. Bạn

đang đi từ nhà tù này sang nhà tù khác - có thể là nhà

tù tốt hơn với nhiều tiện nghi hơn, nhưng nhà tù sau

rốt vẫn cứ là nhà tù thôi. Và chư phật muốn bạn được

tự do khỏi mọi nhà tù.

**Đừng sống trong thế giới

Trong sao lãng và mơ giả,

Bên ngoài luật.

Vươn dậy và quan sát.

Theo con đường một cách vui vẻ

Qua thế giới này và cõi bên kia.**

Bạn có thể thấy cách Phật đã bị hiểu lầm. Bạn sẽ

không thấy khất sĩ Phật giáo nào vui vẻ, chẳng vui vẻ

chút nào. Họ rất buồn rầu, u tối, sống gần như vô

vọng, trong thất vọng. Họ không thể thấy cái gì để mà

vui vẻ, bởi vì từ chính lúc ban đầu họ đã đi theo lối sai.

Phật nói: Vươn dậy và quan sát. Làm sao thoát ra

khỏi tâm trí và những sao lãng cùng mơ của nó? Vươn

dậy và quan sát. Thức dậy và quan sát! Quan sát tâm

trí bạn - điều nó cứ làm cho bạn, cách nó chơi trò chơi

với bạn, cách nó cứ tạo ra những ảo tưởng mới, hi

vọng mới cho bạn. Phật không nói trở nên vô vọng,

ông ấy không nói rơi vào thất vọng - bởi vì điều đó lại

là phương cách của tâm trí: thất vọng, phiền não, lo âu.

Trốn thoát lại là trò chơi tâm trí. Bạn là phàm

nhân; tâm trí nói, "Chẳng có gì trong thế gian này.

Nghe theo chư phật đi. Trốn khỏi thế giới, đi lên hang

động Himalaya, và mọi thứ sẽ hoàn toàn đúng. Trong

thế giới này chẳng cái gì đã bao giờ là đúng." Bây giờ

tâm trí đang cho bạn phóng chiếu mới, dự án mới.

Phật nói: Đừng theo tâm trí - tách bản thân ông ra

khỏi tâm trí. Nhìn tâm trí tách rời khỏi bản thân bạn:

chơi quanh, tạo ra trò chơi mới - quyến rũ mọi người,

bỏ bùa mọi người trong điều bạn có thể lại bị bắt.

Theo con đường một cách vui vẻ... Và nếu bạn

thực sự theo người đã thức tỉnh bạn sẽ theo một cách

vui vẻ, bởi vì người không có sao lãng và mơ là vui vẻ

một cách tự nhiên. Không phải là người đó có cái gì đó

để vui vẻ đâu, không phải là người đó đã đạt được

nhiều tiền, quyền, danh, hay quyền năng làm phép màu

- quyền năng đi trên nước và chữa lành cho người mù

và giúp người chết sống lại. Không, người đó không

có lí do nào để vui vẻ cả. Nhưng chính bởi vì mọi sao

lãng của tâm trí đã biến mất, năng lượng đã từng tham

gia vào các sao lãng này được thoát ra - năng lượng đó

là vui vẻ.

William Blake là đúng. Ông ấy nói: Năng lượng là

vui thích. William Blake có nhiều sáng suốt hay. Ông

ấy là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất mà phương

Tây đã tạo ra. Chỉ thêm vài bước nữa và ông ấy chắc

đã là người chứng ngộ. Hai nhà thơ này - Walt

Whitman và William Blake - họ có thể đã từng là

rishis, người thấy. Chỉ thêm vài bước nữa thôi, có thể

chỉ một bước, một cú nhảy nhỏ... nhưng họ đã tới rất

gần biên giới của việc nhận ra.

William Blake nói: Năng lượng là vui thích. Ông

ấy đúng - đây là khải lộ lớn. Điều đó không thể được

nói ra mà không kinh nghiệm nó bằng cách nào đó, dù

là nhỏ nhặt nhất.

Vui vẻ của bạn bao giờ cũng có nguyên nhân từ

bên ngoài. Bạn mới trúng xổ số và bạn vui mừng hớn

hở; bạn đã mua ngôi nhà mà, trong nhiều năm bạn đã

từng khao khát tới - và bạn sung sướng; bạn đã tìm

thấy người đàn bà mà bạn đã từng ham muốn và bạn

hạnh phúc. Nhưng đây là những hạnh phúc nhất thời.

Sau hai hay ba ngày nhà sẽ thành cũ, và sau vài ngày

người đàn bà sẽ trông bình thường. Người ta có thể

vẫn còn quan tâm tới người đàn bà hay đàn ông được

bao lâu? Bởi vì đây là những hấp dẫn bề ngoài, sớm

hay muộn thực tại sẽ được hiển lộ.

Nhà lãnh đạo quốc xã, Goring, được ngồi bên cạnh

một cô Aryan tóc vàng óng xinh đẹp ở tại bữa tiệc

chiêu đãi quốc gia rất quan trọng. Trong khi ăn tráng

miệng ông ta bắt đầu cảm thấy chân cô ấy dưới gầm

bàn. Khi tay ông ta lần lên đùi cô ta, ông ta nghe thấy

một giọng nam khàn khàn thì thào, "Chớ ngạc nhiên

khi ông cầm hòn của tôi - tôi là Thám tử Bí mật X-7."

Điều xuất hiện ở bên ngoài là một thứ; điều bạn sẽ

thấy bên trong là khác toàn bộ. Bạn có thể đã rơi vào

tình yêu với thám tử bí mật đấy! Mọi người đều ở

trong ngạc nhiên.

Khi bạn rơi vào tình yêu với người đàn bà, cô ấy là

một loại người khác toàn bộ. Khi bạn cưới cô ấy, bạn

ngạc nhiên, cô ấy không còn là cùng người đó nữa.

Thỉnh thoảng bạn nghi ngờ: điều gì xảy ra thế nhỉ? Cô

ấy có lừa mình không? Nhưng cô ấy cũng trong cùng

tình huống. Cô ấy lo: người đàn ông đẹp đó đã biến

mất đi đâu rồi?

Có những câu chuyện cổ kể về ếch biến thành

hoàng tử xinh đẹp. Theo kinh nghiệm riêng của tôi

chính điều đối lập xảy ra: bạn đem về nhà hoàng tử

đẹp trai và qua đêm, đến sáng, bạn thấy chỉ có ếch!

Hoàng tử biến mất và trở thành ếch - mọi hoàng tử, vô

điều kiện. Những câu chuyện này có chân lí nào đó

trong chúng. Nếu ếch có thể biến thành hoàng tử được,

sao không có điều ngược lại? Không ai đã bao giờ thấy

ếch biến thành hoàng tử cả, và mọi người đều thấy

nhiều hoàng tử biến thành ếch rồi!

Vươn dậy và quan sát.. Cốt lõi bản chất của thông

điệp của Phật là nhận biết, lưu tâm. Nhìn vào tâm trí

riêng của bạn đi. Đừng bị dính líu vào với nó, vẫn còn

không bị đồng nhất. Đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông

ấy nói: Quan sát. Và khi bạn quan sát bạn sẽ trở nên

ngày một thức tỉnh hơn và cuộc sống của bạn sẽ bắt

đầu có loại vui vẻ mới, cái chẳng liên quan gì tới bên

ngoài; nó trào lên từ bên trong bản thể bạn.

Theo con đường một cách vui vẻ... Nếu bạn theo

đúng con đường của những người đã thức tỉnh - Jesus,

Phật, Mahavira, Mohammed, điều đó không tạo ra

khác biệt gì - thế thì một dấu hiệu chắc chắn là ở chỗ

bạn sẽ vui vẻ chẳng bởi lí do nào cả. Bạn sẽ chỉ vui vẻ,

một cách tự nhiên. Nếu điều đó bị thiếu, nhớ lấy, bạn

đã hiểu sai. Bạn đã đi theo lối sai nào đó, bạn đã diễn

giải sai.

Theo con đường một cách vui vẻ qua thế giới này

và cõi bên kia. Và nhìn vào khất sĩ Phật giáo - họ khổ

thế! Tôi có biết nhiều người, tôi đã biết những người

rất nổi tiếng - những người khốn khổ! Không có điệu

vũ trong chân họ và không có bài ca trong trái tim họ.

Họ là sa mạc: chẳng cái gì phát triển từ bản thể họ,

chẳng cái gì xanh tươi trong cuộc sống của họ. Tôi

chưa bao giờ bắt gặp một sư Phật giáo nào có hoa

trong tim ông ấy, hoa sen nở ra, chim chóc hót - chẳng

có gì thuộc loại như thế, chỉ sa mạc trống rỗng.

Và lí do là, cách diễn đạt phủ định của Phật đã trở

thành cách sống của người đó; người đó đã trở nên bị

mắc vào tính phủ định. Làm sao người đó có thể vui vẻ

được? Vui vẻ không khớp với cách diễn giải của người

đó về Phật. Và những lời này là rõ ràng thế - nhưng

bạn chỉ đọc cái bạn muốn đọc thôi và bạn chỉ thấy cái

bạn muốn thấy thôi. Bạn không đọc, bạn không thấy

cái đi ngược lại định kiến của bạn. Những lời rõ ràng

thế, vậy mà hiểu lầm đã nảy sinh.

Sư Phật giáo là những người buồn bã nhất trên thế

giới - mặt dài ra. Điều đó nhất định xảy ra bởi vì họ đã

trở thành những kẻ đào tẩu.

Và Phật nói: Theo con đường một cách vui vẻ qua

thế giới này và cõi bên kia. Ông ấy không quên thế

giới này. Ông ấy nói: qua thế giới này... Nếu ông ấy

mà thiên về từ bỏ thế giới, thế thì phỏng có ích gì mà

nói: qua thế giới này...? Ông ấy không nói từ bỏ thế

giới này: từ bỏ tâm trí và thế giới bị từ bỏ. Bạn sống

trong thế giới và vậy mà bạn vẫn không bị nó chạm

tới. Và vui vẻ lớn lao nảy sinh trong bạn, tiếng cười

lớn, tình yêu lớn. Và bạn sẽ có khả năng mang tình yêu

này, vui vẻ này, điệu vũ này, sang bờ bên kia, bởi vì

nó là cái gì đó đang xảy ra bên trong bạn; nó không

phụ thuộc vào nguyên nhân bên ngoài, nó không do

bất kì cái gì gây ra.

Nhớ lấy, một trong những điều nền tảng của cuộc

sống là: cái phụ thuộc vào nguyên nhân bên ngoài sẽ

bị lấy đi khỏi bạn sớm hay muộn. Ít nhất một điều là

tuyệt đối chắc chắn: bạn sẽ không có khả năng mang

nó đi cùng bạn vào cái chết. Nhưng cái độc lập với

nguyên nhân bên ngoài, cái được gây ra trong cốt lõi

bên trong nhất của bản thể bạn, trong lãnh địa riêng

của bạn, không ai có thể lấy nó đi được. Bạn không thể

bị cướp nó đi được, nó không thể bị đánh cắp - ngay cả

chết cũng không thể phá huỷ được nó.

Thân thể sẽ bị phá huỷ, nhưng không phải bài ca.

Thân thể sẽ mất đi, nhưng không phải điệu vũ. Điệu

vũ, bài ca, vui vẻ, sẽ đi vào trong bài ca vũ trụ, vào

trong vui vẻ vũ trụ, vào trong đại dương tâm thức vũ

trụ, của chân lí, của tính thượng đế.

**Theo con đường của đức hạnh.

Theo con đường một cách vui vẻ**

Ông ấy lặp lại nó lần nữa, bởi vì ông ấy muốn

nhấn mạnh nó. Ông ấy phải tỉnh táo rằng cách diễn đạt

của ông ấy về mọi thứ theo kiểu phủ định có thể tạo ra

hiểu lầm lớn. Mọi người có thể trở nên buồn, và

khoảnh khắc bạn buồn bạn đã rơi ra khỏi hài hoà với

sự tồn tại.

Theo con đường của đức hạnh. Và con đường của

đức hạnh là gì đối với Phật? Ông ấy không cho chi tiết

nào, ông ấy không cho bạn mười lời răn. Ông ấy cho

bạn lời răn thứ mười một, và lời răn thứ mười một là

đủ. Nếu bạn hoàn thành được lời răn thứ mười một thế

thì bạn có thể quên tất cả về mười lời răn kia, bởi vì

theo một lời răn đó, lời thứ mười một, cả mười lời răn

kia đều được hàm chứa rồi.

Lời răn thứ mười một đó là thiền. Thiền đi. Đó là

điều bị thiếu trong mười lời răn của người Do Thái -

Ki tô giáo: không cái gì được nói về thiền cả. Mọi thứ

khác đều được bao hàm trong chúng; đó là hậu quả,

không phải nguyên nhân. Nguyên nhân đó bị thiếu.

Đức hạnh không có thiền là sự bắt theo, sự bắt buộc

cưỡng bức. Đức hạnh không có thiền là kìm nén. Đức

hạnh không có thiền là rởm. Đức hạnh không có thiền

chỉ là cái mẽ ngoài: bạn có thể lừa người khác, nhưng

làm sao bạn có thể lừa bản thân mình được?

Với thiền có nảy sinh một loại đức hạnh khác toàn

bộ: đức hạnh tự nhiên, đức hạnh tự phát. Bất kì khi nào

Phật nói: Theo con đường của đức hạnh, ông ấy ngụ ý

thiền: vươn dậy, thức tỉnh, quan sát. Đây là lời của ông

ấy dành cho thiền bởi vì nếu bạn tỉnh táo bạn không

thể làm được cái gì sai. Không phải là bạn sẽ phải tự

ngăn cản mình đừng làm điều đó; cho dù bạn muốn

làm nó bạn cũng không thể làm được. Tội lỗi trở thành

không thể được nếu bạn tỉnh táo. Thế thì đức hạnh là

khả năng duy nhất. Thế thì bất kì điều gì bạn làm cũng

đều đức hạnh.

Từ thiền, hoa của đức hạnh nảy nở, bừng nở.

Hương thơm của chúng được toả ra theo gió vào cái vô

hạn của sự tồn tại. Phật chỉ cho bạn một lời răn thôi:

nhận biết. Bạn có thể gọi nó là thiền, bạn có thể gọi nó

là tính quan sát. Lời riêng của ông ấy là sammasati -

nhận biết đúng, chính niệm. Ông ấy nhấn mạnh mỗi

lần ông ấy nhắc tới nhận biết là nó phải là một loại

đúng đắn, bởi vì ông ấy biết có khả năng có nhận biết

sai nữa.

Nhận biết sai là gì? Mọi người có thể nhận biết về

hành động của người khác, về lỗi lầm của người khác:

họ có thể rất sành sỏi nhận biết - thực ra họ giỏi điều

đó. Nhìn lỗi của mọi người khác trên thế giới sao dễ

dàng thế. Đó là loại nhận biết sai; đó không phải là

việc của bạn chút nào. Bạn là ai và tại sao bạn phải lo

nghĩ?

Nhận biết đúng là nhận biết về bản thể riêng của

người ta trong tính toàn bộ của nó: tất cả những cái tốt

và tất cả những cái xấu. Nhưng khi bạn trở nên nhận

biết, cái xấu bắt đầu biến mất - cũng như khi bạn đem

ánh sáng vào trong phòng, bóng tối biến mất. Khi ánh

sáng có trong phòng, bóng tối không thể tồn tại ở đó

được. Tội lỗi là ngu dốt, quên lãng, vô ý thức.

**Để cân nhắc thế giới -

Như bọt nước, như ảo ảnh.

thấy thế giới như nó vậy,

Và chết sẽ bỏ qua ông.**

Một điều là duy nhất cho Phật là ở chỗ ông ấy

không bao giờ nói "tin đi." Ông ấy không bao giờ nói,

"Ông đơn giản cứ đi theo điều ta nói." Không, đó

không phải là cách tiếp cận của ông ấy. Ông ấy rất

chống lại tin tưởng. Ông ấy mời bạn cân nhắc. Ông ấy

nói: Để cân nhắc thế giới - như bọt nước, như ảo ảnh.

Ông ấy nói: Không phải vì ta đang nói nó là bọt nước,

ảo ảnh mà ông phải tin vào điều đó. Tự bản thân ông

cân nhắc nó. Nếu nó là chân lí, việc cân nhắc của ông

sẽ chỉ ra nó cho ông. Vấn đề là gì, nhu cầu là gì, của

việc tin?

Các tu sĩ tôn giáo cứ bảo mọi người: Hãy tin có

Thượng đế. Tin có thiên đường. Tin rằng hành động

tốt của bạn sẽ được thưởng và hành động xấu của bạn

sẽ bị phạt, rằng có cõi trời và địa ngục – tin đi! Không

tu sĩ nào đã từng nói "Cân nhắc đi." Không tu sĩ nào đã

từng muốn bạn độc lập. Chỉ vị phật, người đã thức

tỉnh, mới có thể nói với bạn "Cân nhắc đi" - bởi vì ông

ấy kính trọng bạn. Ông ấy biết bạn đang ngủ say,

nhưng giấc ngủ của bạn đầy tiềm năng của việc thức

dậy. Hôm nay bạn ngủ, ngày mai bạn có thể thức dậy.

Hôm nay bạn không là vị phật, ngày mai bạn có thể là

vị phật. Tiềm năng của bạn có đó. Bạn có thể cứ quên

lãng nó trong nhiều kiếp sống, nhưng ngày này ngày

khác nó sẽ xảy ra.

Vị phật có kính trọng mênh mông với mọi người;

do đó ông ấy không bao giờ có thể nói "Tin đi." Tin

nghĩa là người đang nói không có kính trọng với bạn,

người đó không tin cậy vào đủ thông minh của bạn.

Phật tin cậy vào thông minh của bạn. Ông ấy khêu gợi

nó, ông ấy thách thức nó, ông ấy mời bạn. Đó là lời

mời.

Cân nhắc thế giới - như bọt nước, như ảo ảnh.

Ông ấy nói: ta cân nhắc nó và ta thấy nó chỉ là bọt

nước, ảo ảnh, lừa dối, ảo tưởng. Ta đã sống trong ảo

tưởng, cứ tin rằng nó là thực. Ông cũng đang sống

trong ảo tưởng cứ tin rằng nó là đúng, nhưng cân nhắc

đi. Cho nó thêm chút ít thời gian. Nhìn một cách mãnh

liệt, tập trung hơn chút ít. Cố thấm vào bí mật của nó,

và ông sẽ ngạc nhiên: chỉ châm kim thôi và bong bóng

đi đời, chỉ tỉnh táo thêm chút ít và không có ảo ảnh...

nó biến mất.

Gurdjieff, một trong các chư phật của thế kỉ này,

thường hay cho các đệ tử của mình cách thiền nào đó

rất có ý nghĩa. Ông ấy hay nói với các đệ tử của mình,

"Nếu các ông có thể nhớ trong mơ rằng 'Đây là mơ,'

thế thì các ông đang ở chính ngưỡng của biến đổi."

Nhưng rất khó nhớ trong mơ rằng nó là giấc mơ.

Khi bạn đang trong mơ bạn tin rằng nó là thực. Và mọi

đêm bạn đều trong mơ, và mọi sáng bạn trở lại và bạn

thấy và bạn biết rằng nó tất cả là giả. Và rồi khi bạn rơi

vào giấc ngủ, mơ lại có đó và bạn bắt đầu tin vào nó

lần nữa, cứ dường như bạn chưa bao giờ học được cái

gì. Nhưng làm sao nhớ được?

Ông ấy đã tạo ra một phương cách nhỏ. Ông ấy sẽ

trao phương cách này cho vài đệ tử tiên tiến: rằng vào

ban ngày... bởi vì bạn không thể làm gì được khi bạn

ngủ và trong mơ. Việc chuẩn bị phải được thực hiện

vào ban ngày; thế thì bạn có chút ít nhận biết. Ông ấy

thường bảo họ, "cố gắng làm nhiều lần nhất có thể

được - đánh răng buổi sáng - đưa tay trái lên đầu và

nói, 'Đây tất cả đều là mơ.' Bước đi trên phố, đưa tay

trái của bạn lên đầu và nói, 'Đây tất cả đều là mơ.' Để

cho tay trái của bạn và việc đưa nó lên đầu trở thành

có liên hệ với ý niệm rằng 'Đây tất cả đều là mơ.'

"Được lặp lại nhiều lần, bất kì khi nào bạn đưa tay

trái lên đầu lập tức ý niệm này sẽ tới: 'Đây tất cả đều là

mơ.' Hay bất kì khi nào bạn nói, 'Đây tất cả đều là mơ,'

tự động tay trái của bạn sẽ đưa lên đầu. Điều này phải

được thực hành ít nhất là ba tới chín tháng vào ban

ngày.

"Và thế rồi," Gurdjieff thường nói, "một ngày nào

đó bất thần trong mơ bạn sẽ thấy điều đó xảy ra: mơ có

đó, và bạn đưa tay lên đầu, tay trái của bạn, và đột

nhiên bạn nói, 'Đây tất cả đều là mơ.' Và khoảnh khắc

bạn nói điều đó giấc mơ biến mất, bạn thức tỉnh đầy

đủ. Mơ không thể tồn tại nếu bạn biết rằng nó là giấc

mơ."

Và đó là một kinh nghiệm lớn lao khi nó xảy ra -

bạn có thể thử nó. Khi nó thực sự xảy ra, rằng một

đêm nào đó tay bạn đưa lên đầu trong khi bạn ngủ,

trong khi bạn đang mơ, và đột nhiên ý niệm đó tới

rằng "Đây tất cả đều là mơ..." Và bạn ngay lập tức

thức tỉnh đầy đủ và bạn thấy tay mình để trên đầu

mình. Điều đó đã trở nên được liên hệ thế; nó giống

như phản xạ có điều kiện. Nhưng một điều đã trở nên

rõ ràng: nếu bạn có thể nhớ được, "Đây tất cả đều là

mơ," mơ biến mất. Mơ chỉ có thể biến mất bởi việc

nhớ của bạn rằng nó là mơ; thực tại không thể biến

mất được. Bạn có thể cứ nhớ lấy, "Đây tất cả đều là

mơ," nhưng mọi lúc bạn đều biết điều này không phải

là vậy. Về mặt triết lí bạn có thể cứ lặp lại, "Đây tất cả

đều là mơ," và bạn có thể rất tinh ranh về triết lí.

Có lần chuyện xảy ra:

Một triết gia lớn tới triều đình của nhà vua. Ông ta

nói, "Cả thế giới này là mơ."

Nhà vua là kiểu người điên; ông ta nói, "Thế thì

đợi đấy."

Ông ta có một con voi điên. Ông ta bảo cả triều

đình tới coi. Con voi điên được đem vào sân triều của

cung điện và triết gia đáng thương bị bỏ lại một mình

với con voi điên. Con voi điên bắt đầu săn đuổi ông ta,

và triết gia này bắt đầu kêu la, "Cứu tôi với! Nó sẽ giết

tôi - cứu tôi với!" Ông ta kêu la và khóc lóc. Và con

voi điên tóm lấy ông ta quăng ông ta đi ít nhất mười

mét. Ông ta ngã ra trên sân - nhiều xương gãy thế - kêu

la và khóc lóc.

Thế rồi ông ấy được mang về triều đình và nhà vua

nói, "Bây giờ thì sao? Ông nói gì về con voi? Điều đó

nữa cũng là mơ, maya, ảo tưởng sao?"

Nhưng triết gia này là người tinh ranh. Ông ấy nói,

"Vâng, đó đã là giấc mơ - giấc mơ tồi tệ, ác mộng."

Và nhà vua nói, "Thế xương gẫy thì sao?"

Ông ta nói, "Cái đó nữa cũng là mơ."

"Thế tại sao ông kêu la?"

Ông ta nói, "Tôi đã kêu trong mơ, và tôi đã khóc

và la hét - tôi nhớ rõ lắm - 'Cứu tôi với!' Nhưng nó tất

cả đều là mơ thôi."

Bây giờ điều này là tinh ranh - nhưng con người có

thể tìm thấy cách hợp lí hoá tinh ranh cho mọi thứ.

Triết gia này biết đó không phải là mơ: con voi là quá

thực rồi, và ông ta đã bị rung chuyển, sợ hãi, và cái

chết cận kề tới mức ông ta đã quên hết mọi triết học

của mình. Nhưng trở lại trong triều đình an toàn và con

voi điên đã đi rồi, mặc dầu ông ta bị gẫy xương khắp

chốn và đau lắm, triết lí của ông ta vẫn trở lại, bản ngã

của ông ta trở lại.

Thực tại là thực tại - bạn không thể làm cho nó

biến mất bằng việc nhớ rằng nó là mơ. Nhưng nếu cái

gì đó là mơ, chỉ bằng việc nhớ rằng nó là mơ, nó biến

mất.

Phật nói: Để cân nhắc thế giới... thế giới nào? Ông

ấy có ngụ ý tảng đá và núi và sông và sao không?

Không, chẳng chút nào cả. Ông ấy ngụ ý thế giới mà

bạn đã từng tạo ra trong tâm trí mình - thế giới tâm trí

bạn là bọt nước, ảo ảnh.

**thấy thế giới như nó vậy,

Và chết sẽ bỏ qua ông.**

Nếu bạn có thể thấy chân lí như nó đấy, không có

tâm trí của bạn chen vào giữa, bạn sẽ không chết; chết

sẽ bất lực trong việc đương đầu với bạn. Chết sẽ tới,

nhưng nó không thể lấy được cái gì khỏi bạn, bởi vì

bạn đã vứt bỏ tất cả những mơ mà chết có thể phá huỷ.

Chết chỉ có thể phá huỷ được tâm trí. Cân nhắc điều đó

đi. Chết không thể phá huỷ được thân thể bạn, chết

không thể phá huỷ được linh hồn bạn; chết chỉ có thể

phá huỷ được tâm trí. Tâm trí là ảo cảnh, nhưng người

tự mình đã vứt bỏ tâm trí, một cách tự nguyện... chẳng

cái gì còn lại cho chết phá huỷ.

**tới, cân nhắc thế giới,

xe được vẽ cho vua,

cái bẫy cho kẻ ngu.**

Phật gọi những người có thông minh, hiểu biết là

vua. Ông ấy không gọi người có nhiều tiền, có vương

quốc lớn là vua - không. Phật gọi một người là vua, là

hoàng đế nếu người đó đã chinh phục được bản thân

mình, người đã chinh phục được ngu si của mình, vô ý

thức của mình, người đã có khả năng xua tan đi mọi ảo

tưởng. Người đó là vua thực: người đó đã đi vào trong

vương quốc của Thượng đế. Lần nữa ông ấy mời: tới,

cân nhắc thế giới, xe được vẽ cho vua...

Khi có liên quan tới vua, có liên quan tới người

biết, có liên quan tới người trí huệ, nó chỉ là cỗ xe

được vẽ; nó không phải là cỗ xe thực. Nó chỉ là bức

tranh. Nhưng bức tranh có thể được vẽ đẹp thế - bức

tranh có thể ba chiều - điều đó có thể cho bạn tất cả

dáng vẻ của việc là thực. Nhưng bức tranh là bức

tranh, nó không phải là thực. Nó là thực như bức tranh,

nhưng nó không phải là chiếc xe. Nó không thể đưa

bạn đi đâu được, bạn không thể ngồi vào nó được.

Thế giới là xe được vẽ cho vua, cái bẫy cho kẻ

ngu. Chính bởi vì không thông minh, vô nhận biết của

chúng ta mà chúng ta trở nên bị mắc bẫy trong nó.

Chú rể bẩy mươi tuổi và cô dâu hai mươi nhăm

tuổi làm cho mọi người phải lác mắt khi họ vào khách

sạn. Sáng hôm sau, ông ta xuống sớm vào phòng ăn,

và gọi món bánh mì kẹp thịt và trứng. Với nụ cười và

đôi mắt lấp lánh, hiển nhiên là ông ta cực kì hạnh

phúc.

Sau một chốc cô dâu xuống. Khuôn mặt u sầu,

giọng nói yếu ớt, nước da tái xanh. Cô ấy gọi bánh mì

nướng và cà phê. Người phục vụ nói, "Em thân mến,

anh không hiểu một cô dâu trẻ trông mòn mỏi khi đi

cùng với một ông già làm chồng."

"Ông ấy gạt em," cô dâu trẻ đáp. "Ông ấy bảo với

em ông ấy đã tiết kiệm trong sáu mươi năm, và em cứ

tưởng ông ấy đã nói về tiền!"

Thận trọng với tâm trí bạn! Nó có thể cho bạn ảo

tưởng lớn. Nó có thể làm mọi thứ xuất hiện khi chúng

không có và nó có thể giúp bạn thấy những thứ khi

chúng không có. Tâm trí rất bịa đặt. Tâm trí chỉ có một

quyền năng - quyền năng mơ. Vào ban ngày nó mơ -

thế thì nó mơ qua lời, ngôn ngữ; và vào ban đêm nó

mơ - thế thì nó mơ theo hình ảnh.

Và có hai loại người: vài người mơ đen trắng và

vài người mơ theo mầu kĩ thuật. Người mơ theo mầu

kĩ thuật có thể trở thành nhà thơ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc;

họ có thể rất nghệ sĩ. Họ không cần phụ thuộc vào ma

tuý; tâm trí họ cung cấp mescaline và LSD. Hoá chất

thân thể họ là đủ để tạo ra những chuyến phiêu diêu

cho họ. Nhưng có những người khác chỉ mơ trong đen

trắng. Những người đó là nhà khoa học, nhà kinh

doanh, chủ ngân hàng - những người tính toán - nhà

toán học. Nhưng dù bạn mơ theo đen trắng hay theo

mầu thì cũng chẳng thành vấn đề - mơ vẫn cứ là mơ

thôi.

Thận trọng về mơ! Và quan sát mơ của bạn hết

ngày nọ tới ngày kia, bởi vì chúng liên tục có đó. Bạn

có thể quan sát chúng, và bằng việc quan sát chúng

bạn sẽ trở nên không bị đồng nhất với chúng, bạn sẽ

trở thành tấm gương phản chiếu chúng. Và điều này

đem tới tự do lớn lao. Tự do khỏi mơ là tự do khỏi thế

giới.

Tới, cân nhắc thế giới, xe được vẽ cho vua, cái bẫy

cho kẻ ngu. Nó là cùng thế giới này thôi: với thiền

nhân, với nhà vua, nó là chiếc xe được vẽ. Phật không

nói gì chống lại thế giới cả - đơn giản mô tả chân lí của

nó. Và với người ngu nó là cái bẫy. Điều đó tuỳ vào

bạn.

Họ đã cưới nhau buổi chiều đó ở Minneapolis và

du hành tới thành phố Saint Paul, nơi họ đã đặt phòng

tại một khách sạn ở trung tâm thành phố. Đêm buông

xuống. Cô dâu đã mặc bộ quần áo ngủ lụa đẹp dành

riêng cho cơ hội này và nằm ườn đầy khêu gợi trên

giường. Trong hơn một tiếng đồng hồ tới giờ, chú rể,

vẫn đóng bộ đầy đủ, cứ nhìn chăm chăm ra cửa sổ mở

vào bóng tối.

Gladys nôn nóng nói với anh ta: "Sao anh không

cởi quần áo ra, anh yêu, và lên giường?"

"Em đừng bận tâm tới anh," anh ta đáp. "Cứ lên

giường và đi ngủ đi. Mẹ anh bảo anh đây sẽ là đêm

tuyệt vời nhất mà anh đã từng thấy, và anh không

muốn lỡ mất một phút của nó!"

Bây giờ, bạn sẽ diễn giải chư phật thế nào đây?

Trong thế giới của vô ý thức mọi thứ đều bị bóp méo.

Bạn áp đặt ý niệm của mình, bạn tô mầu, bạn bóp méo.

Bạn xoay xở để tin vào bất kì điều gì bạn muốn tin;

bằng không nó là sự kiện đơn giản.

Nếu bạn nhìn vào thế giới, nếu bạn nhìn vào bản

thân mình, nếu bạn nhìn vào mọi người, nếu bạn nhìn

vào cuộc sống của mình, quá khứ của mình, sẽ không

khó mấy mà thấy rằng chín mươi chín phần trăm của

nó chỉ là việc mơ; chỉ một phần trăm là thực. Và bởi vì

chín mươi chín phần trăm việc mơ này bạn không có

khả năng thấy một phần trăm kia. Và chỉ một phần

trăm kia mới là thực chất, tất cả những cái khác đều là

cái bóng. Một phần trăm đó là chân lí, tất cả những cái

khác là phi chân lí. Một phần trăm đó có thể cứu được

bạn, có thể trở thành con thuyền tới bờ bên kia.

**Như trăng tuột khỏi phía sau mây

Và sáng lên,

Cũng vậy thầy tới từ phía sau dốt nát của mình

Và sáng lên.**

Ý niệm của Phật về dốt nát là gì? - không phải là

thiếu thông tin mà thiếu sự chú ý. Lời kinh này cũng

đã tạo ra rắc rối lớn, bởi vì khất sĩ Phật giáo nghĩ rằng

để thoát khỏi dốt nát ông ta phải trở nên rất thông thái.

Cho nên ông ta suy nghĩ về kinh sách trong nhiều năm,

ông ta cứ lặp lại hết kinh sách nọ đến kinh sách kia...

và có nhiều kinh sách. Thực ra, Phật giáo là tôn giáo

giàu có nhất theo nghĩa đó.

Phật giáo có gần sáu mươi nghìn kinh sách. Ki tô

giáo rất nghèo nàn - chỉ có mỗi Kinh Thánh; Mô ha

mét giáo rất nghèo nàn - chỉ mỗi kinh Koran. Phật giáo

có nhiều kinh sách tới mức người ta cứ phí hoài nhiều

kiếp để suy tư về chúng. Vậy mà đó lại không phải là

nghĩa của Phật.

Khi ông ấy nói: ... thầy tới từ phía sau dốt nát của

mình và sáng lên, ông ấy đang nói, vấn đề không phải

là thu được nhiều thông tin, vấn đề là trở nên ý thức

hơn, tỉnh táo hơn, chú ý hơn. Nhưng những người này

- các bác học, các học giả - họ bao giờ cũng có thể tìm

ra các lí lẽ, chứng minh, luận cứ, để hỗ trợ cho bản

thân họ. Mọi luận cứ của họ đều ngu xuẩn!

Có lần tôi ở cùng một sư Phật giáo. Ông ấy đọc

Kinh Lăng già (Lankavatara), một trong những kinh

sách Phật giáo rất nổi tiếng. Tôi hỏi ông ấy đã đọc nó

được bao lâu rồi.

Ông ấy nói, "Trong hai mươi năm đây đã là việc

thực hành hàng ngày của tôi. Tôi không thể sống mà

thiếu nó được; đây là thức ăn của tôi, chất nuôi dưỡng

tôi. Đây là linh hồn tôi."

Tôi hỏi ông ấy, "Nhưng dường như ông vẫn còn

chưa trở thành vị phật. Tôi không thấy ánh sáng nào

trong mắt ông, im lặng nào bao quanh ông. Tôi không

thể ngửi thấy hương thơm nào. Hai mươi năm ông đã

từng cố gắng xua tan dốt nát bằng tri thức! Và Kinh

Lăng già là kinh hay, nhưng nó giống như chiếc đèn

vẽ: ông có thể cứ tôn thờ đèn vẽ trong hai mươi năm

hay hai mươi thế kỉ - nó sẽ không xua tan bóng tối đâu.

Đèn thực là cần. Người ta phải trở nên ý thức ở bên

trong."

Nhưng ông ta bắt đầu tranh luận, đưa ra nhiều lí do

thế. Luận cứ thứ nhất của ông ấy là thế này... điều là

ngớ ngẩn với mọi người ngoài cuộc, nhưng đây là cách

nó xảy ra. Những người trong cuộc nghĩ đây là luận cứ

lớn lao. Ông ta có hai đệ tử ở cùng ông ta. Họ nói,

"Đúng rồi! Đây là luận cứ hay!"

Lời kinh thứ nhất nói rằng những người đọc kinh

này nhất định trở nên được giải thoát. Ông ta nói,

"Trông đấy! Bản thân kinh này nói rằng 'Những người

đọc kinh này nhất định trở nên được giải thoát!'"

Tôi nói, "Điều này là ngu xuẩn! Nó cũng giống...."

Tôi đã nghe:

Mulla Nasruddin một hôm tuyên bố ở bãi chợ, "Vợ

tôi là người đàn bà đẹp nhất thế giới." Mọi người tụ

tập lại; họ biết người đàn bà của anh ta, vợ anh ta, rõ

lắm - cô ấy là người đàn bà bình thường, nội trợ - và ở

đây anh ta đang tuyên bố rằng cô ấy là người đàn bà

đẹp nhất thế giới.

Họ nói, "Mulla, ai đã cho anh thông tin này?"

Anh ta nói, "Còn ai khác nữa? - đích thân vợ tôi

đấy! Mới đêm qua cô ấy nói cho tôi."

Bây giờ, trích dẫn bản thân kinh sách theo hương

vị của nó... các học giả là những người tinh ranh.

Trong kinh sách Ấn Độ điều này bao giờ cũng được

làm: trước hết họ sẽ ca ngợi cuốn sách, nhiều tới mức

họ nói nếu bạn đọc nó một lần thôi bạn sẽ được giải

thoát; thậm chí chỉ nghe một lời của nó thôi cũng đủ

giải thoát. Bây giờ họ đang thuyết phục tham lam của

bạn, dụ dỗ tham lam của bạn! Họ sẽ kể những câu

chuyện cổ nói rằng, "Một người nghe thấy kinh này

trên giường chết đi thẳng lên cõi trời. Người khác, bị

ốm, nghe lời kinh này và trở nên mạnh khoẻ. Người

khác, người nghèo, nghe lời kinh này và trở nên giầu.

Lời kinh này quí giá tới mức nó cho cả thế giới này và

thế giới kia!"

Mọi kinh, mọi kinh sách, đều bắt đầu theo cách

này. Đây không là gì ngoài nghệ thuật bán hàng và

hợp lí hoá.

Anh chồng đánh điện về nhà rằng anh ta có thể kết

thúc chuyến kinh doanh sớm một ngày và sẽ về nhà

vào thứ năm. Tuy nhiên khi anh ta bước vào căn hộ

anh ta thấy vợ mình đang trên giường với người đàn

ông khác.

Điên tiết, anh ta lấy túi đồ và xông ra ngoài. Anh

ta gặp mẹ vợ trên phố, kể cho bà ta chuyện xảy ra, và

tuyên bố rằng đến sáng anh ta sẽ đệ đơn xin li dị.

"Cho con gái tôi một cơ hội giải thích trước khi

anh làm hành động nào đi," bà già nài nỉ. Một cách

miễn cưỡng anh ta đồng ý.

Và một giờ sau, bà mẹ vợ gọi điện cho anh chồng

ở câu lạc bộ. "Tôi biết con gái tôi có lời giải thích mà,"

bà ta nói, với giọng đắc thắng. "Nó đã không nhận

được bức điện của anh!"

Tâm trí rất tinh ranh. Chừng nào bạn còn còn chưa

thực sự có tính quan sát bạn nhất định bị mắc bẫy nó.

**Thế giới này trong bóng tối.

Người có mắt để thấy ít làm sao!

Chim ít làm sao

Kẻ thoát khỏi mạng lưới và bay tới cõi trời!**

Rất hiếm hoi! Rất hiếm khi tìm thấy một người có

mắt để thấy, và rất hiếm khi tìm thấy người giành lại

đôi cánh của mình và có thể bay tới điều tối thượng.

Thế giới này trong bóng tối - và bóng tối được tạo

ra bởi vô ý thức của chúng ta. Nó không phải là một

phần của thế giới, nó do chúng ta phóng chiếu ra.

Người có mắt để thấy ít làm sao! Điều đó thực sự

rất hiếm hoi; do đó ngày xưa mọi người thường du

hành xa và rộng để tìm ai đó có mắt. Họ sẽ gõ vào

nhiều cửa trước khi họ bắt gặp cửa đúng. Họ sẽ nghe

nhiều thầy giáo trước khi họ tìm thấy thầy. Và một khi

họ đã tìm thấy thầy, đó là kết thúc cuộc hành trình của

họ. Thế rồi họ sẽ trở nên được tham gia, được cam kết;

thế rồi họ sẽ hiến dâng toàn thể cuộc đời mình và toàn

thể năng lượng của mình cho công việc này.

Lại cái gì đó giống thế đang xảy ra trên thế giới:

mọi người đã bắt đầu tìm thầy. Và khi bạn tìm thầy,

nhớ lấy, trong một trăm người, chín mươi chín người

sẽ là giả. Và thầy giả sẽ hấp dẫn bạn nhiều hơn thầy

thật, bởi vì thầy giả sẽ nói ngôn ngữ của bạn và thầy

giả sẽ cố gắng thuyết phục bạn, biện minh. Thầy giả sẽ

trích dẫn kinh sách, thầy giả sẽ an ủi bạn. Họ sẽ cố

gắng thuyết phục bạn, họ sẽ cho bạn các niềm tin. Và

thầy thực sẽ nghiêm khắc.

Nhiều người đã gõ cửa George Gurdjieff, và thế

rồi trốn khỏi người này bởi vì ông ấy dường như độc

ác thế. Ông ấy từ bi mênh mông, nhưng bởi vì từ bi

của ông ấy mà ông ấy phải nghiêm khắc; bằng không

mọi người không thể nào được đánh thức.

Khi bạn muốn đánh thức một người, bạn không ca

bài hát ru bên cạnh người đó. Bạn phải lay người đó,

bạn phải đổ nước đá lạnh vào mắt người đó - và tất

nhiên điều đó có vẻ độc ác. Người đó có thể đang có

giấc mơ ngọt ngào, và bạn đổ nước lạnh vào mắt người

đó!Thầy thực nghiêm khắc. Thầy thực bao giờ cũng

quan sát đúng khoảnh khắc để đánh bạn, nện búa vào

bạn. Và thầy đang cố gắng tìm ra điểm yếu nhất trong

bạn để cho bạn có thể bị phơi ra dễ dàng - bị phơi ra

cho bản than bạn - bởi vì nếu bạn không tỉnh táo với

điểm yếu của riêng mình, với những giới hạn riêng của

mình, bạn không thể trưởng thành được.

Thầy thực cho bạn trưởng thành, cho bạn đôi cánh,

nhưng lấy đi nhiều thứ. Thầy lấy đi tất cả những tảng

đá treo quanh cổ bạn, mặc dầu bạn cho rằng chúng là

kim cương, những viên kim cương lớn. Thầy lấy đi

xiềng xích của bạn, mặc dầu bạn nghĩ chúng là an ninh

của bạn. Thầy lấy đi tất cả những quan niệm, niềm tin

của bạn - và bạn nghĩ những niềm tin và quan niệm đó

là tri thức lớn lao; bạn đã từng ba hoa về chúng. Thầy

lấy đi nhiều thứ khỏi bạn, những thứ bạn bao giờ cũng

yêu mến và cứ nghĩ đó là kho báu lớn. Thầy có vẻ

nghiêm khắc. Và thầy cho bạn cái gì đó mà bạn còn

chưa được nếm trải cho tới giờ. Thầy cho bạn cái gì đó

rất không biết và lấy đi tất cả những cái đã biết với

bạn. Thầy có vẻ độc ác.

Nhiều người tới tôi. Rất ít người dũng cảm ở lại

cùng tôi. Những kẻ hèn nhát sẽ trốn mất. Họ sẽ tìm

nhiều cách hợp lí hoá.

Một kẻ hèn nhát đã viết thư cho tôi hôm qua. Tôi

sẽ không nêu tên anh ta đâu, bởi vì anh ta là mới và

đánh anh ta ngay lập tức mạnh thế thì cũng không

phải! Anh ta đã viết một bức thư dài nói, "Thầy nói về

tự do, thầy nói về tình yêu, thầy nói về cách gạt bỏ nhà

thờ, niềm tin, nghi lễ. Tôi muốn trở thành một

sannyasin, nhưng tôi không muốn mặc áo mầu cam,

bởi vì đây là nghi lễ và đây lại là tù túng. Điều này

đang cùm tôi lại, điều này lại là xiềng xích."

Anh ta không biết nó là gì, bởi vì người ta chỉ có

thể biết tính chất sannyas bằng việc đi vào trong nó

thôi. Không người ngoài nào có thể biết nó là gì, và

không người trong cuộc nào có thể giải thích nó cho

người ngoài. Nó là không giải thích được. Không

người yêu nào có thể giải thích về tình yêu cho ai đó

người chưa bao giờ yêu. Không người có mắt nào có

thể giải thích cho người mù về ánh sáng là gì.

Điều anh ta thực sự đang cố gắng làm là bảo vệ

bản ngã mình, nhưng anh ta không nhận biết về điều

đó. Tính chất sannyas là việc vứt bỏ bản ngã của bạn.

Vâng, bằng việc vứt bỏ bản ngã của mình, bạn trở nên

tự do. Tự do nghĩa là tính vô ngã.

"Và áo choàng mầu cam và vòng đeo hình và

thiền," anh ta nói, "đây là ba gông cùm thầy đang cho

các sannyasins của thầy đấy." Đây không phải là gông

cùm; đây chỉ là chỉ dẫn từ sannyasin rằng anh ta sẵn

sàng nhào vào cái không biết. Một cử chỉ đơn giản

rằng anh ta thuộc về tôi, một cử chỉ đơn giản rằng bây

giờ, nếu tôi muốn làm điều gì đó cho người đó, người

đó sẵn sàng.

Mầu cam không có nghĩa khác. Nó chỉ là một phát

biểu từ phía bạn rằng bạn thậm chí sẵn sàng trông như

điên rồ vì tôi, có vậy thôi! Nó là chuyện tình, và nếu

bạn thậm chí không có khả năng trông điên rồ vì tôi,

thế thì sẽ khó đấy - bởi vì về sau ngày càng cần nhiều

buông xuôi hơn.

Và chung cuộc, khi bạn vứt bỏ tâm trí của bạn,

điều đó sẽ có vẻ như điên khùng. Lúc ban đầu nó có vẻ

như điên khùng; chung cuộc nó chứng tỏ là lành mạnh

duy nhất trên thế giới. Nhưng điều đó chỉ là về sau, khi

tâm trí bị vứt bỏ.

Bây giờ vòng đeo quanh cổ bạn có bức tranh tôi -

điều đó làm bạn trông có vẻ đần! Nó không phải là

gông cùm đâu, nó đơn giản là sự sẵn sàng của bạn.

Bạn nói, "Thôi được, nếu thầy nói điều này phải được

làm, tôi sẵn sàng làm nó."

Và nếu bạn nghĩ ngay cả thiền cũng là xiềng xích,

nhà tù, thế thì tại sao bạn muốn trở thành sannyasin

chút nào? Người hỏi dường như rất láu lỉnh trong ngu

xuẩn của mình. Một bức thư dài... và anh ta kết luận

bức thư bằng việc nói, "Nếu bất kì điều gì tôi nói mà

đúng thầy không cần trả lời. Nếu điều tôi nói là sai, thế

nữa cũng không cần trả lời."

Thế thì sao viết nó cho tôi? Sao phí thời gian của

tôi? Để đọc toàn bộ bức thư! Nếu điều đó là đúng, xin

đừng viết cho tôi; nếu nó là sai, cần gì viết cho tôi?

Nếu bạn đã biết rằng bạn đúng rồi, không có nhu cầu ở

đây, còn nếu bạn biết rằng bạn sai, thế thì nhảy đi! Thế

thì tìm và kiếm cái là đúng.

Vâng, tôi tất cả đều vì tự do, nhưng với tự do tôi

không ngụ ý điều bạn ngụ ý. Bạn ngụ ý tự do của bản

ngã bạn còn tôi ngụ ý tự do KHỎI bản ngã. Đó là cách

mọi sự cứ liên tục bị bóp méo.

**Thiên nga vươn dậy và bay tới mặt trời.

Kì diệu làm sao!

Cũng vậy người thuần khiết chinh phục quân đội

của ảo tưởng

Và vươn dậy và bay.**

Sẵn sàng đi! Phát biểu của Kabir đáng nhớ lấy.

Ông ấy nói: Hansa ur chal va desh: Ôi thiên nga vĩ

đại, để chúng tôi bay tới mảnh đất thực của chúng tôi.

Thiên nga là biểu tượng của thuần khiết ở phương

Đông, bởi vì nó trắng thế. Và thiên nga cũng là biểu

tượng của thuần khiết bởi vì nó sống ở những núi sâu

nhất trong Himalayas, nó uống nước thuần khiết nhất.

Có một cái hồ ở Himalayas, Mansarovar. Nó phải

là hồ có nước thuần khiết nhất trên thế giới, bởi vì

không khí là tuyệt đối không bị ô nhiễm. Hiếm khi con

người lên tới đó. Rất hãn hữu, vài năm mới có một lần

một người lên tới đó; cuộc hành trình là dài, gian nan,

nguy hiểm. Thiên nga sống ở hồ đó. Chỉ khi trời quá

lạnh và hồ bị đóng băng chúng mới xuống đồng bằng;

bằng không chúng vẫn còn ở đó, đó là mảnh đất

nguyên gốc của chúng. Khi đông qua, chúng bay trở

lại Himalayas.

Thiên nga là biểu tượng rằng thế giới này không

phải là nhà của chúng ta, vũng nước ngầu bùn này

không phải là nhà thực của chúng ta. Chúng ta thuộc

vào thế giới khác nào đó: thế giới của Himalayas, của

những đỉnh trắng ngần, của những hồ thuần khiết nhất.

Chúng ta thuộc vào Mansarovar. Đừng quên. Đừng trở

nên bị dính líu quá nhiều với nước bùn của ao này.

Nhớ lấy, cứ luôn nhớ lấy, nhà thực của bạn.

Phật cũng dùng cùng biểu tượng này: Thiên nga

vươn dậy và bay tới mặt trời. Kì diệu làm sao! Cũng

vậy người thuần khiết chinh phục các đạo quân ảo

tưởng và vươn dậy và bay.

**Nếu ông nhạo báng trời

Và phạm luật,

Nếu lời của ông là dối trá,

Điều hại của ông sẽ kết thúc ở đâu?**

Thận trọng về bản thân bạn!

**Người ngu cười người rộng lượng.

Người keo kiệt không thể vào cõi trời.

Nhưng thầy thấy vui vẻ trong việc cho

Và hạnh phúc là phần thưởng của thầy.**

Đừng là kẻ keo kiệt! chia sẻ tình yêu của bạn, chia

sẻ vui vẻ của bạn, chia sẻ điệu vũ của bạn. Đây là cách

thức của các sannyasins của tôi, và đây là điều Phật

muốn, nhưng tín đồ của ông ấy chẳng bao giờ theo ông

ấy.

**Và hơn nữa -

Với cái lớn hơn mọi vui vẻ

Của trời và của đất,

Vẫn lớn hơn quyền thế

Trên mọi thế giới,

Là vui vẻ của việc đạt tới dòng chảy.**

Đó là cách diễn đạt Phật giáo: đạt tới dòng chảy.

Phật nói: Tới thầy là đạt tới dòng chảy, được tham gia

cùng thầy là đi vào dòng chảy. Và một khi bạn đã đi

vào dòng chảy bạn có thể thảnh thơi, bạn có thể đi

cùng dòng chảy. Dòng chảy đã đi ra đại dương.

Là một phần của thầy và cuộc hành trình của bạn,

cuộc hành trình thực của bạn, đã bắt đầu. Bây giờ bạn

đang trên đường của mình hướng tới đại dương tối

thượng, đại dương của vui vẻ, của an bình, của im

lặng, của chân lí. Điều các tôn giáo khác gọi là

Thượng đế, Phật gọi là niết bàn: đại dương của chứng

ngộ.

Đủ cho hôm nay.

************************************************************************************************************

#10 Trò chơi MAD này

Câu hỏi thứ nhất:

Thưa thầy kính yêu,

Khi tôi mong đợi thầy dùng con dao mổ chính xác

với nhiều tinh tế, thầy dùng búa tạ. Khi tôi mong

đợi thầy dùng búa tạ, thầy hôn tôi. Tôi từ bỏ!

Amitabh, Thượng đế vận hành theo cách rất bí ẩn;

nó chưa bao giờ tương ứng với mong đợi của bạn. Và

tôi không ở đây như một người mà chỉ như một

phương tiện. Tôi đơn giản cho phép Thượng đế vận

hành qua tôi; tôi không làm gì chút nào. Mọi sự xảy ra,

nhưng chúng không được làm. Tôi chỉ như một khán

giả như bất kì ai khác.

Tôi cũng ngạc nhiên, cũng giống bạn. Khi bạn

mong đợi búa tạ, tôi cũng mong đợi búa tạ. Và khi tôi

thấy nụ hôn xảy ra tôi nói, "Kì chưa! Ngài định làm gì

đây?" Nhưng tôi cũng đã từ bỏ.

Bạn đang đi đúng đường đấy. Khi nhiều lần bạn

mong đợi cái gì đó và chính cái đối lập xảy ra, dần

dần, dần dần bạn học một bí mật lớn: rằng mong đợi

không phải là cách ở cùng điều thiêng liêng; nó là rào

chắn, không phải cầu. Mong đợi, và bạn sẽ bị thất

vọng. Đừng mong đợi và đơn giản chờ đợi... thế thì bất

kì cái gì xảy ra cũng có cái đẹp vô cùng. Sẵn sàng để

ngạc nhiên đi, thường xuyên sẵn sàng để ngạc nhiên.

Từng khoảnh khắc đều đem tới những ngạc nhiên

mới cho người không có mong đợi, người tới với tâm

trí tuyệt đối cởi mở. Thế thì những điều không thể tin

được bắt đầu xảy ra. Cho dù bạn đã muốn chúng bạn

cũng không thể đã mong đợi chúng; bạn không thể tìm

thấy bản thân mình đủ xứng đáng để mong đợi chúng.

Khi bạn cảm thấy rằng bạn không xứng đáng,

bỗng nhiên tình yêu lớn bất thần mưa rào từ điều

thiêng liêng xuống. Bạn nghĩ bạn sẽ bị trừng phạt, bạn

nghĩ bạn sẽ bị phán xử, kết án. Đó không phải là cách

thức của Thượng đế: không có phán xét và không có

kết án. Không có địa ngục, tất cả đều là cõi trời - và tất

cả con đường tới cõi trời đều là cõi trời. Bạn chỉ cần

cách nhìn khác toàn bộ vào mọi sự.

Nhìn bằng con mắt trong trẻo, rõ ràng, thậm chí

không hơi chút mong đợi ẩn núp đâu đó. Thế thì từng

khoảnh khắc đều là bí ẩn, khải lộ. Và dần dần, dần dần

bạn sẽ đi tới bí mật thứ hai - đây là bí mật thứ nhất, khi

người ta nói, "Tôi từ bỏ."

Bí mật thứ hai là: đột nhiên bạn thấy rằng búa tạ

cũng là nụ hôn và nụ hôn cũng là búa tạ. Thế thì các

cái đối lập mất đi sự đối lập của chúng, chúng trở

thành phần bù. Nếu búa tạ được dùng, điều đó nữa

cũng bởi vì tình yêu, không vì lí do nào khác. Nó là nụ

hôn! Những người hiểu, người đã sẵn sàng buông

xuôi, tin cậy, đều biết nó là nụ hôn. Và nụ hôn cũng là

búa tạ, bởi vì được Thượng đế hôn là được biến đổi -

được nghiền nát, giết chết, được phục sinh. Búa tạ hay

nụ hôn, không có khác biệt: đó là bí mật thứ hai.

Và một khi hai bí mật này được hoàn thành, không

có thêm quan hệ đệ tử nữa. Người ta đã về nhà. Bạn đã

hoàn thành nửa cuộc hành trình bằng việc nói, "Tôi từ

bỏ." Bây giờ xin đừng quên điều đó.

Tâm trí có xu hướng quên. Tâm trí rất bị gắn bó

với hình mẫu cũ của nó. Nó cứ tụt mãi tụt hoài và rút

lui. Rút lui dễ hơn bởi vì đó là đi xuống núi. Điều khó

là vẫn còn với hiểu biết, điều thỉnh thoảng mới xảy ra,

bởi vì đó là nhiệm vụ đi lên núi.

Nhìn thấy mặt trời là một điều; vẫn còn được trút

đầy với ánh sáng mặt trời cả hai mươi bốn giờ một

ngày lại là chuyện khác. Vâng, có những khoảnh khắc

khi cửa sổ mở ra và mọi thứ rõ ràng và trong suốt,

nhưng những khoảnh khắc đó sẽ mất đi. Chẳng mấy

chốc chúng sẽ chỉ là kí ức, hệt như hoa khô không

hương thơm nào, như đống đổ nát của cái gì đó. Và

dần dần, dần dần khi kinh nghiệm này thoá lui vào

trong kí ức của bạn, bạn bắt đầu hoài nghi về liệu điều

đó đã bao giờ xảy ra chưa hay bạn chỉ tưởng tượng ra

nó. Nó thực sự là như vậy không? Và một khi hoài

nghi đó, nghi ngờ đó nảy sinh, bạn đã mất tiếp xúc với

cái gì đó lớn lao, cái gì đó của cái không biết - bạn đã

đánh mất đường của nó.

Đây là khoảnh khắc lớn lao, khoảnh khắc của việc

từ bỏ. Nó nghĩa là không còn mong đợi nữa từ giờ trở

đi. Và khi không có mong đợi thì không có khả năng

nào của thất vọng. Mong đợi là mẹ của mọi thất vọng;

mong đợi mất đi, thất vọng cũng biến theo. Và khi

không có thất vọng trong cuộc sống của bạn, cuộc

sống thực sự trở thành luống hoa hồng. Thế thì

Thượng đế là phúc lành thường xuyên; ngài cứ mưa

rào ân huệ của ngài, cái đẹp của ngài lên bạn.

Tôi ở đây chỉ để là người trung gian, hệt như cửa

sổ. Đừng bị gắn bó với khung cửa sổ; nhìn lên bầu trời

mà cửa sổ làm thành có sẵn. Các vì sao và mặt trời và

mặt trăng, chúng không thuộc vào cửa sổ. Điều tôi

đang cho bạn không thuộc vào tôi; không có ai ở bên

trong để chúng có thể thuộc vào. Tôi không sở hữu cái

gì, nhưng đó là việc sở hữu lớn lao nhất trên thế giới -

cái không - bởi vì khi bạn là cái không, là không ai cả,

bạn là Thượng đế. Khi bạn là không ai cả, lần đầu tiên

cái toàn thể có thể tuôn chảy qua bạn.

Điều tôi làm ở đây với các đệ tử của tôi không

phải là việc làm của tôi; tôi đơn giản cho phép cái gì

đó xảy ra. Tôi không biết cái gì sẽ xảy ra, tôi không

biết điều tôi sẽ nói, tôi không biết cái gì đang diễn ra -

tại sao bạn ở đây, tại sao tôi ở đây. Nhưng cái gì đó

huyền bí đang xảy ra. Tôi ở đây, bạn ở đây, và giữa

thầy và đệ tử cái gì đó truyền qua, cái không thuộc vào

đệ tử không thuộc vào thầy.

Đó là trò chơi điên, điên khùng trong đó bên thứ

ba có tham dự mà lại vô hình. Vâng, tôi gọi đây là trò

chơi đệ tử/thầy là trò chơi điên (MAD) - M viết tắt cho

thầy (master), A viết tắt cho và (and), D viết tắt cho đệ

tử (disciple)!

*********************************************************

#10Câu hỏi thứ hai:

Thưa thầy kính yêu,

Tình yêu là bí mật. Vì sao?

Ganesh Giri, tình yêu chắc chắn là bí mật, nhưng

không phải là bí mật thường - bí mật phi thường đấy.

Và tính phi thường của nó chứa trong bản thể nó một

bí mật để mở. Mọi người đều biết điều đó và vậy mà

chẳng ai biết nó cả; do đó tôi gọi nó là bí mật để mở.

Mọi người đều biết nó trong trái tim thầm kín nhất của

mình, nhưng không ai biết nó trong đầu cả. Nó là một

loại biết khác toàn bộ. Nó không phải là tri thức. Bạn

không thể học được về nó, bạn chỉ có thể sống nó.

Việc sống là việc biết. Nó không phải là cái gì đó mà

kinh sách có thể cho bạn; không ai có thể đem nó cho

bạn được. Chỉ bạn mới có khả năng trao tặng món quà

này cho bản thân mình; đó là trách nhiệm của bạn. Bạn

có thể biết nó, nhưng việc biết là trực giác.

Từ trực giác 'intuition' là hay. Bạn biết từ khác,

giảng dạy 'tuition'; giảng dạy nghĩa là ai đó khác đem

nó cho bạn. Intuition (trực giác) nghĩa là không ai đem

nó cho bạn cả; nó trưởng thành lên từ bên trong bản

thân bạn. Và bởi vì nó không được trao cho bạn bởi ai

đó khác, nó không thể được đưa vào lời.

Ngôn ngữ được cần tới khi chúng ta nói với nhau.

Ngôn ngữ không được cần tới khi cái gì đó trưởng

thành trong tâm thức bạn, bởi vì không có đối thoại.

Nó trưởng thành trong im lặng, nó nở hoa trong im

lặng; do đó khi bạn cố đưa nó thành lời, nó chạy mất.

Duy nhất bầu không khí của nó là im lặng. Nó không

thể được đem vào trong ngôn ngữ; nó không thể bị thu

thành lí thuyết, khái niệm, ý thức hệ. Đó là lí do tại sao

nó là bí mật để mở: việc biết là có thể, tri thức là

không thể.

Thánh Augustine tương truyền có lần đã nói... Ai

đó hỏi ông ấy, "Tình yêu là gì?"

Ông ấy nói, "Tình yêu là như thời gian."

Người hỏi đâm phân vân. Người đó nói, "Thôi

được, thế - thời gian là gì?"

Augustine nói, "Ông hiểu lầm tôi rồi. Tôi ngụ ý nó

giống như thời gian thôi bởi vì mọi người đều biết thời

gian là gì, nhưng nếu ai đó hỏi ông nó là gì, ông không

thể trả lời được."

Bạn có thể trả lời thời gian là gì không? Và bạn

biết - không phải là bạn không biết đâu - nhưng việc

biết dường như sâu sắc tới mức nó không thể được

đem lên bề mặt. Hay nếu bạn cố đem nó lên bề mặt nó

trở thành bị méo mó tới mức nó không còn là cùng cái

đó nữa. Trong chiều sâu nó là kim cương; khoảng khắc

bạn đem nó lên bề mặt nó biến thành đá cuội thường.

Và bởi vì bạn biết nó là kim cương, bạn không thể

dùng viên đá cuội làm đại diện cho nó được.

Tình yêu là một trong những hiện tượng huyền bí

nhất trong sự tồn tại - bên cạnh Thượng đế. Đó là lí do

tại sao tình yêu lại ở gần Thượng đế hơn bất kì cái gì

khác. Nếu bạn có thể hiểu được tình yêu, nếu bạn có

thể yêu - bởi vì đó là cách duy nhất để hiểu nó - bạn sẽ

trở nên nhận biết về sự hiện diện của Thượng đế, ngay

lập tức, tức khắc! Khoảnh khắc của tình yêu là khoảnh

khắc của kinh nghiệm về Thượng đế. Bỗng nhiên ngài

ở mọi nơi.

Một khi mắt bạn đầy tình yêu bạn có năng lực nhìn

vào trong cây cối, trong tảng đá, tới chính cốt lõi bên

trong nhất của chúng, và thấy Thượng đế ở đó. Thế thì

ngài ở mọi nơi. Mọi điều cần thiết là trái tim yêu.

Và vấn đề với con người hiện đại là ở chỗ chúng ta

đã quên mất ngôn ngữ của im lặng, chúng ta đã quên

mất cách thức của trái tim. Chúng ta đã hoàn toàn quên

khuấy rằng có cuộc sống mà có thể được sống qua trái

tim. Chúng ta bị treo trong đầu quá nhiều, và bởi vì

chúng ta quá nhiều trong đầu chúng ta không thể thấy

ra nghĩa nào từ tình yêu. Điều đó trở thành ngày một

có vấn đề hơn. Nó trở thành vấn đề tới mức là có nhiều

người phủ nhận nó cũng như họ phủ nhận Thượng đế.

Họ nói, "Không có Thượng đế - đó là hư cấu; và

không có cả tình yêu - cái đó nữa cũng chỉ là hư cấu."

Họ muốn thu tình yêu về hoá chất thuần khiết; họ

muốn thu tình yêu thành cái gì đó sinh lí, hoóc môn,

liên qua tới các tuyến của bạn và việc tiết ra. Vâng,

điều đó nữa cũng là một phần của tình yêu, nhưng là

phần bề ngoài nhất - hoá chất, sinh lí. Chúng là ngoại

vi của nó nhưng không phải là trung tâm. Trung tâm là

khó nắm bắt, như thuỷ ngân; bạn không thể bắt giữ nó

bằng tay hay bằng đầu bạn. Nó trượt ra, nó thoát ra

khỏi nắm tay bạn. Bạn có thể có nó chỉ bằng tay mở -

tôi gọi nó là bí mật mở. Đừng bao giờ làm tình yêu

thành câu hỏi.

Bạn hỏi tôi, "Tại sao? Tại sao tình yêu là bí mật?"

Không có tại sao: nó là vậy. Tại sao cây xanh? Trẻ con

đôi khi hỏi, "Sao cây xanh và sao hoa hồng đỏ?" Làm

sao bạn sẽ giải thích cho chúng? Nếu bạn đủ ngu - điều

đó nghĩa là bạn đủ tính khoa học - bạn sẽ cố gắng giải

thích cho chúng rằng đó là vì chất diệp lục mà cây mới

xanh lục. Nhưng đứa trẻ có thể hỏi, "Nhưng tại sao

chất diệp lục lại làm cho chúng thành xanh và sao chất

diệp lục lại xanh?" Câu hỏi vẫn còn như cũ, bạn chỉ

đơn giản đẩy nó lùi lại sau một chút.

D.H. Lawrence là đúng. Một đứa trẻ hỏi ông ấy,

"Sao cây lại xanh?" Ông ấy nói, "Cây xanh bởi vì

chúng xanh." Và đứa trẻ hân hoan vô cùng trong câu

trả lời này. Nó nói, "Đây là câu trả lời đúng rồi! Cháu

đã hỏi nhiều người; họ nói những điều ngu xuẩn. Điều

này cháu có thể hiểu được. Vâng, chúng xanh bởi vì

chúng xanh thôi!"

Tình yêu là bí mật bởi vì nó là bí mật. Nhưng nó là

bí mật để mở - chừng nấy tôi muốn thêm vào - nó là bí

mật để mở. Nó là sẵn có! Không ai canh gác nó cả. Nó

không bị khoá trong đền chùa, nó không bị khoá ở đâu

đó trong thư viện, nó không bị khoá trong kho báu để

ngầm nào đó. Nó là bí mật để mở! Nó là trong mưa và

trong gió và trong mặt trời. Bạn chỉ cần cởi mở và cho

phép nó xảy ra với bạn. Đừng tạo ra câu hỏi từ nó.

Đừng bao giờ tạo ra câu hỏi từ cuộc sống. Để cuộc

sống vẫn còn là điều huyền bí, đừng cố gắng đổi nó

thành vấn đề. Đó là một trong những sai lầm lớn nhất

mà chúng ta có thể phạm phải, và chúng ta vẫn đang

làm điều đó liên tục. Đầu tiên chúng ta làm ra câu hỏi

về cái gì đó vốn là điều huyền bí, và thế rồi câu hỏi

này không thể nào được trả lời. Thế thì phương sách

duy nhất là phủ nhận toàn thể mọi sự.

Làm Thượng đế thành câu hỏi và sớm hay muộn

một Friedrich Nietzsche nhất định tới và nói, "Thượng

đế chết rồi." Thực ra, Thượng đế chết vào ngày bạn đặt

dấu hỏi lên ngài; ngài không thể sống được với dấu

hỏi. Dấu hỏi chỉ ra hoài nghi, và Thượng đế chỉ có thể

sống với tin cậy. Dấu hỏi chỉ là hoài nghi, và tình yêu

chỉ có thể được cảm thấy trong tin cậy.

Ganesh Giri, cảm thấy nó đi, đừng nghĩ về nó. Nó

không phải là câu hỏi được giải bằng triết lí đâu: nó là

điều huyền bí để được hiểu bởi nhà thơ, bởi nhạc sĩ,

bởi diễn viên. Tình yêu không phải là một phần của

lãnh địa triết lí mà là một phần của lãnh địa thơ ca.

Nhưng nhà thơ chỉ có thể cho bạn những thoáng

nhìn; họ không thể cho bạn kinh nghiệm về nó được.

Họ có thể lôi cuốn bạn, họ có thể thuyết phục bạn đi

vào cuộc hành hương lớn lao, nhưng họ không thể

chuyển giao tình yêu cho bạn được - nó không phải là

vật được chuyển giao - nhưng họ có thể làm cho bạn

say mê với điều huyền bí của cuộc sống.

Tôi không phải là triết gia; tôi rất gần nhà thơ -

nhưng nhà thơ cũng có thể cho bạn chỉ một thoáng

nhìn thôi. Nhà huyền môn có thể giúp bạn kinh

nghiệm nó; tôi là nhà huyền môn, tôi có thể giúp bạn

kinh nghiệm nó, nhưng cách thức để kinh nghiệm

không có liên quan tới nó về mặt trí tuệ. Bạn phải nhạy

cảm hơn.

Tình yêu là ở đây bây giờ. Toàn thể chỗ này đầy

tình yêu - đây là ngôi đền của tình yêu.

Đó là lí do tại sao tôi bị kết án trên khắp thế giới,

bị chỉ trích, bởi vì toàn thể lịch sử nhân loại đã là lịch

sử của chiến tranh, bạo hành. Toàn thể quá khứ nhân

loại đã từng xấu xa, vô nhân đạo, vô văn minh, nguyên

thuỷ, như con vật. Và mọi xã hội đã từng tồn tại cho

tới giờ đã cố gắng để giết chết tình yêu và chính khả

năng yêu trong bạn, bởi vì chỉ khi tình yêu bị chết thì

bạn mới có khả năng bị thu lại thành cái máy - cái máy

có thế sát hại, cái máy có thể vận hành một cách hiệu

quả mà không tạo ra vấn đề gì, cái máy sẽ vâng lời, cái

máy sẽ không nổi dậy chống lại bất kì loại nô lệ, áp

bức, bóc lột nào. Các tu sĩ, chính khách tất cả đều

muốn bạn là cái máy, không phải con người, và trong

nhiều thế kỉ họ đã nắm quyền lực bởi vì bạn đã sẵn

sàng bị thu thành máy.

Hiện tượng duy nhất mà có thể đem bạn về lại bản

tính thực của bạn, mà có thể làm hồi sinh bạn trong

nhân loại, trong con người, là tình yêu. Toàn thể quá

khứ nhân loại đã từng chống lại tình yêu. Vâng, viết về

tình yêu là được phép, nhưng bản thân tình yêu thì

không được phép. Trong những cách thức rất tinh ranh

nó đều bị phá huỷ, giết chết, nhổ bật gốc rễ. Và có nhu

cầu lớn con người nên biết tình yêu là gì, bởi vì không

có tình yêu linh hồn vẫn còn không được nuôi dưỡng,

bị bỏ đói. Cũng như thức ăn dành cho thân thể, tình

yêu dành cho linh hồn. Không có tình yêu bạn không

thể có linh hồn sống động được. Không có tình yêu

tiềm năng của bạn sẽ vẫn còn là tiềm năng; nó sẽ

không bao giờ trở thành thực tại.

Đây là ngôi đền của tình yêu. Tôi đang tạo ra tình

huống ở đây nơi bạn có thể bắt đầu tan chảy, nơi bạn

có thể bắt đầu trở nên nồng ấm, nơi bạn có thể bắt đầu

chơi đùa, nơi bạn lại có thể vui mừng.

Tôi không ở đây để tạo ra nhiều lính tráng hơn trên

thế giới, mà nhiều sannyasins. Tất cả những xã hội quá

khứ đều hướng theo người lính. Tôi thấy tương lai là

hướng theo sannyasin. Sannyasin chính là người đối

lập với người lính, đích xác là người đối lập. Xã hội đã

sống cho tới giờ, bắt rễ vào trong người lính, đã thực

sự sống qua thời gian của nó rồi. Nó đang chết, nó sắp

sửa chết, và điều tốt là nó nên chết. Nhưng trước khi

nó chết chúng ta phải làm hồi sinh vài người như

sannyasins; họ sẽ là anh hùng của thế giới mới, thời

đại mới.

Nhưng tình yêu không thể được dạy, nó chỉ có thể

được bắt lấy. Tôi là tình yêu, người của tôi ở đây là

tình yêu.

Ganesh Giri, bạn làm gì ở đây? Tan chảy, trộn lẫn,

vứt bỏ cái đầu của bạn đi! Trở thành không đầu như

người của tôi đang vậy, và bạn sẽ biết tình yêu là gì.

Nhưng dầu vậy nó sẽ không trở thành tri thức, nó sẽ

vẫn còn là việc biết sâu sắc. Nhưng điều đó là đủ -

điều đó nuôi dưỡng. Điều đó là đủ bởi vì điều đó là

biến đổi. Điều đó là đủ bởi vì điều đó mở ra cánh cửa

tới điều thiêng liêng.

*********************************************************

#10Câu hỏi thứ ba:

Thưa thầy kính yêu,

Vô ý thức là gì?

Ý thức nghĩa là sống với nhân chứng; vô ý thức

nghĩa là sống không có nhân chứng. Khi bạn đang

bước đi trên đường, bạn có thể bước đi một cách có ý

thức - đó là điều Phật nói người ta nên làm - bạn tỉnh

táo, sâu bên dưới bạn nhận biết rằng bạn đang bước đi;

bạn có ý thức về từng chuyển động. Bạn có ý thức về

chim đang hót trên cây, mặt trời sáng sớm tới qua cây,

các tia nắng chạm vào bạn, hơi ấm, không khí trong

lành, hương thơm của hoa mới nở. Chó bắt đầu sủa,

tầu hoả đi qua, bạn thở... bạn đang quan sát mọi thứ.

Bạn không loại trừ cái gì khỏi sự tỉnh táo của mình;

bạn đang nhận mọi thứ vào. Hơi thở đi vào, hơi thở đi

ra... bạn quan sát mọi thứ đang xảy ra.

Đó không phải là tập trung, bởi vì trong tập trung

bạn hội tụ vào một vật và bạn quên mọi thứ khác. Khi

bạn tập trung bạn sẽ không nghe thấy tiếng ong bay vù

vù hay tiếng chim hót; bạn sẽ chỉ thấy điều bạn đang

tập trung vào. Tập trung làm hẹp ý thức bạn vào một

điểm. Điều đó là tốt trong cung thuật: bạn có mục tiêu

và bạn phải thấy mỗi mục tiêu đó thôi và bạn phải

quên hết mọi thứ khác.

Trong Mahabharata, một trong những kinh sách cổ

đại nhất của đất nước này, câu chuyện này xuất hiện:

Drona, một cung thủ lớn, đang dạy cho các đệ tử

của mình về cung thuật. Arjuna cuối cùng chiến thắng,

bởi lẽ đơn giản là sự tập trung của anh ta là sắc bén

nhất.

Một con chim đang đậu trên cây, và Drona bảo các

đệ tử lấy cung tên ra, tập trung vào con chim, và sẵn

sàng bắn nó. Thế rồi ông ấy tới gần từng đệ tử và thì

thào một câu hỏi vào tai người đó, "Con nhìn thấy cái

gì?"

Một đệ tử nói, "Con thấy nhiều cây và chim và mắt

chim."

Drona đi sang đệ tử khác. Người này nói, "Con chỉ

thấy một cây và một con chim đang đậu trên nó và mắt

nó."

Ông ấy đi sang người thứ ba. Người này nói, "Con

chỉ thấy mỗi con chim."

Ông ấy đi sang người thứ tư. Người này nói, "Con

chỉ thấy hai mắt chim." Và Drona đã nói rằng mắt

đúng phải được xuyên thấu; đó là mục tiêu.

Thế rồi ông ấy cuối cùng đi tới Arjuna và hỏi anh

ta. Arjuna nói, "Con chỉ thấy mỗi mắt phải của con

chim và không cái gì khác."

Theo một nghĩa nào đó Arjuna là tập trung nhất,

nhưng anh ta đã trở nên vô ý thức về cái toàn thể - tâm

thức chỉ còn là một chấm điểm.

Khi tôi nói về ý thức thì đó không phải là ý thức

được cần tới trong cung thuật. Tôi đang nói về một

hiện tượng khác toàn bộ: một ý thức lan toả, không tập

trung, bởi vì tập trung là mệt mỏi, căng thẳng, và sớm

hay muộn bạn sẽ rơi vào trong vô thức. Bất kì cái gì

mệt mỏi đều không thể được mang đi lâu.

Ý thức phải được thảnh thơi; nó phải tương đương

với việc cởi mở. Bạn đơn giản cởi mở với mọi điều

đang xảy ra. Tôi nói với bạn, và tầu hoả đi qua, và

tiếng kêu xa xăm của con chim cu cu... và bạn đều

nhận biết tất cả nó. Bạn cởi mởi với mọi chiều của bản

thể mình. Bạn đơn giản cởi mở và mong manh, tỉnh

táo, không ngủ.

Đây là ý thức, và cái đối lập của nó là vô ý thức.

Bạn không cởi mở chút nào, bạn đóng. Bạn ở trong

một loại ngủ - giấc ngủ siêu hình. Tất cả chư phật qua

nhiều thời đại đã từng tranh đấu chống lại giấc ngủ

siêu hình.

George bị say trong quán rượu một đêm, và khi

anh ta loạng choạng mò về nhà anh ta cố hình dung ra

cách anh ta có thể che giấu hoàn cảnh không say nhiều

của mình với vợ. Anh ta quyết định sẽ về nhà và đọc,

vì có ai đã bao giờ nghe nói về người say có khả năng

đọc sách đâu? Và anh ta cười vào cái láu cá của mình.

Anh ta nghĩ đọc Kinh Thánh chắc là tốt!

Anh ta làm điều đó ở nhà và đi vào trong phòng

làm việc. Vài phút sau vợ anh ta réo gọi anh ta, "Anh

làm gì ở đó vào giờ này thế?"

"Ồ, chỉ đọc sách thôi em yêu - đọc Kinh Thánh,"

anh ta đáp lại một cách thờ ơ.

Biết việc đọc không phải là một trong những theo

đuổi buổi tối muộn mằn này của anh ta - và chắc chắn

không ai đã bao giờ nghĩ rằng anh sẽ đọc Kinh Thánh -

cô ấy dậy và nhòm vào. "Anh ngốc lắm!" cô ấy kêu

lên. "Đóng cái va li ấy lại và lên giường!"

Khi bạn say, bất kì điều gì bạn làm cũng sẽ giống

điều đó.

Tôi đã nghe:

Mulla Nasruddin bị say tới mức xảy ra đánh nhau

với người say khác, và anh ta bị thương và xây xước

khắp mặt.

Anh ta về nhà vào giữa đêm, nhìn vào gương và

nghĩ, "Bây giờ sáng mai sẽ khó đây!" Làm sao anh ta

che giấu được những vết thương này và những vết

xước này? Vợ anh ta nhất định biết và cô ấy sẽ nói,

"Anh lại uống say và anh đã lại đánh nhau chứ gì!"

Làm sao che giấu được điều đó?

Một ý lớn xuất hiện cho anh ta. Anh ta tìm trong tủ

thuốc, thấy thuốc mỡ nào đó. Anh ta bôi nó lên vết

thương và vết xước, và rất sung sướng, hài lòng với

bản thân mình rằng trước sáng mọi sự sẽ không đến

nỗi tệ thế... và đi ngủ.

Sáng sớm khi anh ta vẫn còn trên giường, vợ anh

ta la lên trong phòng tắm, "Ai đã bôi dầu lên gương

thế?"

Tất nhiên người say, nhìn vào trong gương cứ

tưởng rằng đó là mặt mình. Điều đó là tự nhiên; nếu

bạn vô ý thức, bất kì cái gì bạn làm nhất định đều sai.

Và có việc say siêu hình lớn lao. Từ nhiều, nhiều

kiếp nó đã trở thành trọng lượng lớn đè lên bạn. Bạn

đã sống một cách vô ý thức lâu đến mức nỗ lực để

sống có ý thức thậm chỉ chỉ vài phút thôi cũng dường

như quá nhiều.

Bạn yêu, điều đó là vô ý thức, và nó trở thành ghen

tuông, sở hữu. Nó không còn là tình yêu nữa, bởi vì

yêu không thể là vô ý thức được. Bạn làm bạn chỉ để

tạo ra kẻ thù. Bạn kiếm tiền để hạnh phúc, nhưng vào

lúc bạn đã kiếm đủ tiền bạn chỉ căng thẳng sâu sắc,

đầy lo âu, và không có vui vẻ nào trong nó. Bạn đuổi

theo quyền lực, danh vọng, và một ngày nào đó, nếu

bạn làm nỗ lực vất vả, bạn chắc chắn thành công. Bạn

trở nên nổi tiếng, nhưng thế rồi bạn nhận ra sự kiện là

bởi việc trở nên nổi tiếng chẳng cái gì đã đạt được.

Mọi người biết bạn, có vậy thôi. Mọi người biết tên

bạn, nhưng làm sao điều đó sẽ làm cho bạn hạnh phúc

được? Bạn có quyền lực, nhưng bạn sẽ làm gì với

quyền lực này?

Trong tay của người vô ý thức mọi thứ thành chua

ra, đắng ra, đầy chất độc, mọi thứ biến thành ngu xuẩn.

Cho anh ta lời khuyên thông minh nào đó và điều đó

nhất định rơi vào trong những bàn tay sai.

Một cô gái trẻ vừa lấy chồng nói với mẹ mình về

chuyện tình dục. Trong cuộc nói chuyện này mẹ cô ấy

bảo cô ấy rằng bà ta đã không phải cởi hết mọi thứ khi

bà ấy lên giường vào tuần trăng mật của mình.

Khi họ trở về, chú rể hỏi bà mẹ vợ, "Có gì không

lành mạnh trong gia đình này sao?"

"Không, sao vậy?"

"Thế này, con gái mẹ ngủ vẫn đội mũ trong suốt cả

tuần trăng mật!"

Mọi người nhất định làm điều gì đó ngu xuẩn. Và

đó là điều họ đã làm với các phát biểu của mọi chư

phật. Họ viết lời bình chú, những điều uyên bác lớn

lao, nhưng cái lòi ra là điều ngu xuẩn. Thư viện đầy

nó, các đại học đầy nó. Toàn rác rưởi! Nhưng mọi

người đang hi sinh toàn thể cuộc sống của mình cho

cái đó, và họ không làm điều cần thiết đầu tiên.

Bạn không thể trí huệ chừng nào bạn còn chưa trở

nên ý thức, chừng nào bạn còn chưa phá vỡ thói quen

cũ này của việc vận hành theo cách vô ý thức. Bạn

phải hoá giải tự động hoá cho bản thân mình.

Những điều đơn giản có thể làm thành thủ thuật.

Chẳng hạn, bạn bao giờ cũng đi trong vội vã. Bắt đầu

đi chậm thôi. Bạn sẽ phải tỉnh táo; khoảnh khắc bạn

mất đi sự tỉnh táo bạn sẽ bắt đầu lại theo cách vội vã.

Đây là những phương cách nhỏ: bước đi chậm thôi -

bởi vì đi chậm bạn sẽ phải vẫn còn có ý thức. Một khi

bạn đánh mất ý thức, ngay lập tức thói quen cũ sẽ tóm

lấy bạn và bạn sẽ vội vã.

Nếu bạn hút thuốc, làm điều đó thành quá trình rất

chậm chạp, chậm tới mức nó trở thành được hoá giải

tự động hoá. Bằng không, mọi người không hút thuốc

lá đâu - thuốc là đang hút mọi người đấy! Họ không ý

thức về điều họ đang làm. Theo một cách rất vô ý thức

họ đưa tay họ vào trong túi, lấy ra bao thuốc, lấy ra

điếu thuốc và bao diêm. Họ trải qua tất cả những cử

động này nhưng họ không tỉnh táo. Họ có thể nghĩ tới

cả nghìn lẻ một thứ. Thực ra, khi họ vô ý thức hơn họ

có khuynh hướng hút nhiều hơn. Khi họ lo lắng, căng

thẳng nhiều hơn... khi bị lo nghĩ, họ có khuynh hướng

hút nhiều hơn; điều đó giúp cho họ giữ khuôn mặt cứ

dường như họ thảnh thơi.

Làm nó thành quá trình chậm chạp đi. Lấy bao

thuốc ra từ túi chậm nhất có thể được, có ý thức nhất

có thể được. Làm chậm dần các quá trình là rất có ích

lợi. Thế rồi cầm bao thuốc trong tay, nhìn nó, ngửi nó,

cảm thấy đường viền của nó. Thế rồi mở nó ra rất

chậm, cứ dường như bạn có mọi thời gian trên thế giới.

Thế rồi lấy ra một điếu thuốc, nhìn vào điếu thuốc đó

từ mọi phía. Thế rồi ngậm nó vào mồm... đợi đã! Thế

rồi lấy bao diêm ra - lại trải qua cùng những cử động

chậm chạp đó. Thế rồi bắt đầu hút thật chậm vào... hút

khói vào rất từ từ, để cho nó đi ra rất chậm chạp.

Và bạn sẽ ngạc nhiên: nếu bạn hút hai mươi bốn

điếu một ngày bạn sẽ hút chỉ sáu điếu là nhiều nhất; nó

sẽ giảm xuống một phần tư. Và dần dần, dần dần chỉ

còn hai, một và một hôm bỗng nhiên bạn sẽ thấy toàn

thể sự việc ngu xuẩn thế! Dầu vậy bạn vẫn có thể

mang bao thuốc lá trong túi mình trong vài ngày, chỉ

để phòng hờ - nhưng nó đã được kết thúc rồi, được hoá

giải tự động hoá rồi.

Đây là một trong những đóng góp lớn lao của Phật

cho tâm lí con người: quá trình hoá giải tự động hoá,

làm chậm mọi thứ.

Phật thường nói với đệ tử của ông ấy, "Bước đi

chậm nhất có thể được, ăn từ tốn nhất có thể được.

Nhai từng miếng bốn mươi lần và cứ đếm bên trong:

một, hai, ba, bốn, năm - bốn mươi lần. Khi thức ăn

không còn cứng nữa, nó gần thành chất lỏng..." Ông ấy

thường nói, "Đừng ăn, mà uống." Điều đó nghĩa là làm

cho nó thành lỏng tới mức bạn không ăn nó, bạn phải

uống nó. Và ông ấy đã giúp cho hàng nghìn người trở

nên có ý thức.

Bạn vô ý thức, mặc dầu bạn tin bạn có ý thức...

Điều đó cũng giống như thấy trong mơ mà bạn cho

rằng bạn đang bước đi ở bãi chợ. Bạn thức trong mơ

của mình, nhưng việc thức của bạn trong mơ chỉ là

một phần của mơ - bạn vô ý thức.

Việc chấp nhận rằng "tôi vô ý thức" gây đau,

nhưng sự kiện đầu tiên của việc có ý thức là chấp nhận

rằng "tôi vô ý thức." Chính việc chấp nhận làm lẩy cò

một quá trình trong bạn.

*********************************************************

#10Câu hỏi thứ tư:

Thưa thầy kính yêu,

Tình yêu chỉ xảy ra khi nó muốn hay có cái gì đó

chúng tôi làm, để xuống, mở lên, để cho phép nó?

Madhuma, một cách tích cực, chẳng cái gì có thể

được làm; một cách tiêu cực, nhiều điều có thể được

làm. Bạn sẽ phải học hành động tiêu cực là gì. Lão Tử

gọi nó là vô vi: làm mà không làm, hành động mà

không hành động, nỗ lực mà không nỗ lực. Đó là một

trong những điều có ý nghĩa nhất để học. Chúng ta biết

cách làm mọi thứ; đó là cách thức tích cực, năng nổ,

nam tính.

Có cách tiếp cận khác, tinh tế hơn, duyên dáng

hơn, nữ tính hơn: ở trong trạng thái buông bỏ, ở trong

trạng thái buông xuôi, và cho phép sự tồn tại chảy qua

bạn. Đó là làm qua không làm. Theo một nghĩa nào đó

nó là tiêu cực, bởi vì bạn không làm gì cả.

Ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó

mọc lên.

Đây là bí mật của thiền thực: ngồi im lặng, không

làm gì. Chờ đợi... Chờ đợi kiên nhẫn. Chờ đợi trong tin

cậy sâu sắc rằng sự tồn tại chăm nom cho bạn, rằng bất

kì khi nào bạn sẵn sàng và chín chắn bạn sẽ được tràn

đầy với tình yêu, rằng tình yêu sẽ tràn ngập bạn. Xuân

tới... điều đó nghĩa là có mùa vụ cho mọi thứ. Bạn

không thể có nó trước thời của nó, bạn phải đạt tới

trưởng thành nào đó.

Và trưởng thành lớn nhất được đạt tới bằng việc

học hành động mà về căn bản là không hành động, làm

mà không làm chút nào nhưng là trạng thái không làm.

Bạn vẫn còn có sẵn; nếu Thượng đế gọi bạn, bạn sẵn

sàng. Bạn đang nghe - đó là lời cầu nguyện thực. Khi

bạn nói điều gì đó với Thượng đế, đó không phải là lời

cầu nguyện thực; bạn đã đi vào trong hành động, bạn

đã trở nên năng nổ.

Lời cầu nguyện thực là khi bạn lắng nghe Thượng

đế, bạn trở thành tất cả là tai. Bạn đơn giản lắng nghe

từ mọi lỗ chân lông của bản thể mình; mọi tế bào của

bạn chỉ đang chờ đợi: "Nếu ngài gọi, mình sẽ sẵn sàng.

Nếu ngài cần mình, ngài sẽ thấy mình sẵn có." Bạn

vẫn còn không bận bịu để cho bạn có thể sẵn có. Bạn

vẫn còn không có ý nghĩ để cho bạn có thể nghe thấy

ngài mà không bóp méo.

Cô hầu dường như thích thú với công việc của

mình một hôm chính thức xin thôi việc mà không báo

trước.

"Sao cô muốn ra đi?" bà chủ nhà hỏi cô ấy. "Có gì

sai chăng?"

"Tôi không thể duy trì tình trạng chờ đợi trong cái

nhà này thêm phút nào nữa," cô hầu đáp.

"Chờ đợi? Cô ngụ ý gì?"

"Chính cái biển trên giường tôi nói, 'Quan sát

ngươi, vì ngươi không biết khi nào ông chủ tới.'"

Phát biểu đó, phát biểu hay đó - "Quan sát ngươi,

vì ngươi không biết khi nào ông chủ tới " - là một

trong những lời nói vĩ đại nhất của Jesus Christ.

Nhưng với cô hầu vô ý thức, đáng thương này, điều đó

mang nghĩa khác, khác toàn bộ - một nghĩa rất méo

mó, một nghĩa mà cô ấy đã cho nó.

Đó là điều vẫn đang xảy ra cho bạn: Thượng đế

gọi bạn, xuân tới, nhưng thấy bạn bận bịu tới mức cỏ

không thể tự nó mọc lên được; ngài thấy bạn nặng

gánh quá nhiều, tràn đầy bản thân bạn tới mức ngài

không thể nào vào trong bạn được - ngài thấy bạn

chẳng còn không gian nào cả. Và ngài cần không gian

lớn. Bạn phải là chỗ trống toàn bộ, bạn phải là tuyệt

đối trống rỗng - chỉ thế thì Thượng đế mới có thể

giáng xuống bạn được.

Và yêu không là gì ngoài việc Thượng đế tới ngày

một gần bạn hơn. Tia sáng của Thượng đế - đó là điều

tình yêu là gì.

Bạn hỏi tôi, "Tình yêu chỉ xảy ra khi nó muốn

sao?"

Không có vấn đề Thượng đế muốn - ngài bao giờ

cũng sẵn sàng xảy ra cho bạn rồi - chỉ bạn là không

sẵn sàng. Và cái được cần tới về phần bạn không phải

là hành động năng nổ; cái được cần tới về phần bạn là

trở nên nữ tính, tiếp nhận, thụ động. Cho phép ngài

vào đi: ngài đang gõ cửa nhà bạn đấy.

Jesus nói: Hỏi, và nó sẽ được trao cho ông. Tìm và

ông sẽ thấy nó. Gõ cửa, và cửa sẽ mở ra cho ông.

Tôi nói với bạn: Ngài đang gõ cửa nhà bạn đấy -

xin để cho cửa mở. Ngài đang tìm kiếm bạn và bạn

đang lẩn trốn. Ngài đang hỏi, nhưng bạn không đáp

ứng.

Không chỉ con người đi tìm Thượng đế - thực ra,

Thượng đế đang đi tìm con người liên tục. Nhưng ngài

chưa bao giờ tìm thấy bạn, bởi vì bạn chưa bao giờ là

bây giờ, bạn chưa bao giờ ở đây. Bạn bao giờ cũng đi

đâu đó khác.

Mulla Nasruddin đang nói với một trong những

người bạn của mình.

Người bạn nói, "Đêm trước của cậu thế nào?"

Mulla nói, "Đó là một đêm đẹp! Tớ mơ là tớ đã đi

tới Khách sạn Taj Mahal, và tớ chưa bao giờ được nếm

thức ăn ngon thế trong đời. Tớ tận hưởng cả đêm, cả

giấc mơ. Tớ có thể vẫn còn cảm thấy hương vị của

thức ăn, tới vẫn cảm thấy thích thú. Những giấc mơ đó

vẫn còn ở quanh tớ."

Người bạn nói, "Thế chưa là gì nhé! Đó là lí do tại

sao tớ đã hỏi đêm qua của cậu thế nào, bởi vì đêm qua

tớ mơ rằng tới ở trên con thuyền ngoài biển và Sophia

Loren ở cùng tớ - trần truồng, tuyệt đối trần truồng!"

Mulla đột nhiên trở nên giận và anh ta nói, "Cậu là

cái loại bạn bè gì thế? Sao cậu không gọi tớ tới?"

Người bạn nói, "Tớ đã gọi điện thoại rồi. Vợ cậu

nói cậu đã đi Khách sạn Taj Mahal rồi!"

Bạn chưa bao giờ ở nhà. Thượng đế cứ gọi bạn,

bạn bao giờ cũng ở đâu đó khác: Khách sạn Taj Mahal,

Oberoi, Kim cương Xanh... ở đâu đó khác. Bạn chưa

bao giờ được tìm thấy ở nhà. Bất kì khi nào ngài tới

bạn đều không có đó - bởi vì Thượng đế chỉ biết thời

hiện tại; ngài không có ý niệm nào về quá khứ và

không có ý niệm nào về tương lai. Bây giờ là thực tại

duy nhất cho ngài, và bạn tuyệt đối vô nhận biết về

bây giờ.

Bạn tận hưởng, bạn hồi tưởng lại vui vẻ lớn lao...

những ngày xưa của bạn, thời thơ ấu của bạn, thời

thanh niên của bạn. Bạn bao giờ cũng đi ngược lại sau,

đi vào trong kí ức của mình, hay bạn bao giờ cũng đi

vào trong cái "chưa có", tương lai, và tưởng tượng,

phóng chiếu. Nhưng bạn chưa bao giờ ở bây giờ.

Lỗ hổng nhỏ giữa quá khứ và tương lai là thời gian

thực duy nhất. Nó không thuộc vào thời gian của bạn,

nó thuộc vào vĩnh hằng. Chỉ qua khoảnh khắc đó mà

Thượng đế có thể thấm vào bạn được. Chỉ qua khoảnh

khắc đó mà tình yêu xảy ra, xuân tới. Mùa xuân bao

giờ cũng là bây giờ, ở đây; nó chưa bao giờ lúc khác, ở

kia.

Tình yêu là sự gần gũi của Thượng đế được cảm

thấy trong tim. Sẵn có đi, Madhuma. Cho phép đi. Cởi

mở và mong manh. Đừng sống với áo giáp bao quanh

bản thân bạn. Nó là áo giáp của bạn đấy, những thu

xếp an toàn và an ninh của bạn, nó là chiến lược của

bạn đang phá huỷ bạn. Hãy hồn nhiên, đích thực, chân

thực, dù bạn là bất kì ai. Thế thì bạn sẽ có khả năng

thấy cái đang đó, biết cái đang đó. Và thấy cái đang đó

sẽ tạo ra tình yêu, xả ra năng lượng yêu của bạn.

Trong tiếng Do Thái cổ từ dành cho Thượng đế

đơn giản nghĩa là "cái đang đó." Nó là từ mã; nó thay

thế cho bản thân thực tại.

Nhưng con người cứ bóp méo kinh sách, lời, ngôn

ngữ, mọi thứ. Bởi vì thiên kiến của bạn, định kiến của

bạn, quan niệm của bạn, tri thức của bạn, bạn vẫn còn

dốt nát.

Đó là đêm trăng mật của họ và cô dâu mặc chiếc

áo choàng ngủ cực mỏng và bò vào giường – chỉ để

phát hiện ra rằng chồng mình ngủ trên chiếc tràng kỉ.

"George," cô ấy gọi, "anh không làm tình với em

à?"

"Anh không thể làm được, em yêu," anh ta đáp,

"bởi vì đó là Lent1."

[1 Lent là tuần ăn chay, mùa chay (vào tháng 3)]

"Sao, thế thì ác quá!" cô ta kêu lên bật khóc. "Làm

với ai và trong bao lâu?"

Tâm trí bận rộn không thể thấy được cái đang đó,

không thể nghe được cái đang đó, không thể cảm được

cái đang đó. Tâm trí bận rộn sống trong thế giới riêng

của nó. Phật gọi thế giới đó là vấn đề thực: thế giới

được tạo ra bởi tâm trí bạn. Từ bỏ thế giới đó đi, từ bỏ

tâm trí đi! Và, Madhuma này, bạn sẽ tuôn trào với tình

yêu và tuôn trào với Thượng đế, bị tràn ngập. Và nó là

nguồn không cạn; bạn có thể cứ chia sẻ nó, nhưng bạn

không thể làm cạn nó được. Aes dhammo sanantano –

cho nên đó là luật tối thượng, không cạn, luật của vũ

trụ.

*********************************************************

#10Câu hỏi thứ năm:

Thưa thầy kính yêu,

Hôm nay thầy đã nói rằng con đường của thiền là

dành cho người nam tâm linh phải không? Tôi bị

lẫn lộn vì Phật, Lão Tử và tất cả những người này

dường như nữ tính nhiều hơn. Xin thầy giải thích.

Anand Dharmen, bạn đúng vậy mà sai. Bạn đúng

bởi vì Phật và Lão Tử mang nữ tính, nhưng họ mang

nữ tính khi họ đã đạt tới đỉnh tối thượng của thiền - tại

đỉnh họ là nữ. Tại đỉnh mọi người đều là nữ, chỉ

Thượng đế là nam. Tại đỉnh chỉ Thượng đế là "ông,"

mọi người đều là "bà".

Có câu chuyện hay về nhà nữ huyền môn vĩ đại

của Ấn Độ, Meera. Cô ấy thực sự là người sùng kính

điên khùng, một bhakta điên khùng, trong tình yêu và

cực lạc vô cùng với Thượng đế. Cô ấy là hoàng hậu,

nhưng cô ấy bắt đầu nhảy múa trên phố. Gia đình từ bỏ

cô ấy. Gia đình cố đầu độc cô ấy - chính bản thân gia

đình - bởi vì điều đó là nhục nhã cho hoàng gia. Người

chồng cảm thấy bối rối, rất bối rối, và đặc biệt trong

những ngày đó. Và câu chuyện thuộc vào một trong

những vùng truyền thống nhất của đất nước này,

Rajasthan, nơi trong hàng thế kỉ không ai đã nhìn thấy

khuôn mặt đàn bà; họ bị che mặt, bao giờ cũng bị che

mặt. Ngay cả chồng cũng không có khả năng nhận ra

vợ mình vào ban ngày, bởi vì họ chỉ gặp nhau vào ban

đêm, trong bóng tối.

Trong những ngày đó, trong bầu khí hậu ngu xuẩn

đó, ở chỗ như thế, hoàng hậu bắt đầu nhảy múa trên

phố! Đám đông sẽ tụ tập lại, và cô ấy say sưa với điều

thiêng liêng tới mức áo choàng sari của cô ấy bị tụt ra,

mặt cô ấy lộ ra, tay cô ấy lộ ra. Và gia đình hiển nhiên

rất bị xáo trộn.

Nhưng cô ấy hát những bài ca hay, những bài ca

hay nhất đã từng được hát trên toàn thế giới, bởi vì

chúng tới từ chính trái tim cô ấy. Chúng không được

soạn ra, chúng tự phát thổ lộ ra.

Cô ấy là người sùng kính Krishna, cô ấy yêu

Krishna. Cô ấy bảo với chồng, "Anh đừng tin rằng anh

là chồng em - chồng em là Krishna. Anh không phải là

chồng em, chỉ là thứ thay thế nghèo nàn."

Nhà vua giận lắm. Ông ta đuổi cô ấy ra khỏi

vương quốc; cô ấy không được phép vào lãnh thổ này.

Cô ấy đi tới Mathura, cung điện của Krishna. Krishna

đã chết cả nghìn năm trước rồi, nhưng với cô ấy thì

ông ấy vẫn còn sống như bao giờ. Đó là điều huyền bí

của tình yêu: nó siêu việt lên trên các rào chắn của thời

gian và không gian. Krishna không chỉ là ý niệm với

cô ấy, ông ấy là thực tại. Cô ấy nói với ông ấy, cô ấy

ngủ với ông ấy, cô ấy ôm choàng ông ấy, hôn ông ấy.

Không ai khác có thể thấy Krishna, nhưng cô ấy tuyệt

đối nhận biết về ông ấy.

Krishna với cô ấy là đại diện cho chính tâm linh

của sự tồn tại, điều Phật gọi là pháp, luật. Đó là hình

thức nam tính, cách diễn đạt nam tính: luật. Meera gọi

Krishna là "người yêu của em " - không phải luật mà là

tình yêu; đó là trái tim nữ tính.

Cô ấy tới Mathura; có một trong những ngôi đền vĩ

đại nhất về Krishna. Và tu sĩ trụ trì của ngôi đền đó đã

lấy lời nguyện rằng ông ta sẽ không nhìn bất kì đàn bà

nào trong đời mình; trong ba mươi năm ông ta đã

không gặp đàn bà. Không đàn bà nào được phép đi vào

trong ngôi đền và ông ấy không bao giờ rời khỏi ngôi

đền.

Khi Meera tới đó, cô ấy nhảy múa ở cổng ngôi

đền. Những người gác trở nên bị say mê, bị lôi cuốn

tới mức họ quên mất việc ngăn cản cô ấy. Cô ấy đi vào

trong đền; cô ấy là người đàn bà đầu tiên sau ba mươi

năm đi vào đền.

Tu sĩ trụ trì đang tôn thờ Krishna. Khi ông ta thấy

Meera ông ta không thể tin được vào mắt mình. Ông ta

phát điên. Ông ta quát cô ấy, "Cút ngay khỏi đây! Đàn

bà, cút khỏi đây! Cô không biết rằng không đàn bà nào

được phép ở đây sao?"

Meera cười và nói, "Như ta biết thì ngoại trừ

Thượng đế mọi người đều là đàn bà - cả ông nữa! Sau

ba mươi năm tôn thờ Krishna, ông vẫn nghĩ ông là

nam sao?"

Điều đó mở mắt cho tu sĩ trụ trì; ông ta phủ phục

dưới chân của Meera. Ông ta nói, "Không ai đã từng

nói điều như vậy trước đây. Nhưng ta có thể thấy được

nó, ta có thể cảm thấy nó - nó là chân lí."

Tại đỉnh cao nhất, dù bạn theo con đường của yêu

hay thiền, bạn đều trở thành nữ tính. Cho nên bạn

đúng, Dharmen này, rằng Phật và Lão Tử, tất cả những

người này dường như nữ tính, bởi vì bạn biết họ chỉ

khi họ đã đạt tới đỉnh cao nhất. Nhưng bạn không biết

con đường của họ, bạn không biết cuộc hành trình của

họ. Cuộc hành trình là nam tính, nó không phải là nữ

tính.

Một câu chuyện khác sẽ giúp bạn:

Nhà vua rất quan tâm tới các ý tưởng của Moses;

Moses còn sống. Nhà vua nói với hoạ sĩ triều đình, "Đi

và vẽ bức tranh tuyệt đối hiện thực về Moses như ông

ấy đang đó. Ta muốn bức tranh ông ấy bao giờ cũng

treo trong phòng ngủ của ta."

Hoạ sĩ ra đi. Ông ấy phải mất sáu tháng để làm bức

tranh thực sự hiện thực. Nhưng khi ông ấy quay về với

bức tranh, nhà vua đâm ra phân vân, cả triều đình phân

vân, bởi vì khuôn mặt của Moses trông như khuôn mặt

của kẻ sát nhân, khuôn mặt của kẻ trộm, khuôn mặt

của kẻ tội phạm.

Vua nói, "Ông nói đây là bức tranh ông đã làm

trong sáu tháng sao? Khuôn mặt trông giống Moses,

nhưng nó không thể là khuôn mặt của Moses được. Ta

biết con người này, ta đã nhìn ông ta bằng con mắt

riêng của ta! Đúng, những đường nét bên ngoài đích

xác giống khuôn mặt của ông ấy, nhưng điệu bộ, cách

diễn đạt nó không phải là của Moses!"

Hoạ sĩ nói, "Nhưng bệ hạ đã bảo thần phải rất hiện

thực, cho nên thần đã không tạo ra hư cấu nào quanh

ông ấy. Như ông ấy đang đó thần đã vẽ ông ấy; đây chỉ

là bản sao y hệt. Bây giờ thần không chịu trách nhiệm.

Nếu bệ hạ thấy có gì khó khăn trong đó, bệ hạ hỏi

Moses."

Hoạ sĩ, nhà vua, triều đình, tất cả họ đều đi. Họ đi

tới Moses, bức tranh được mang tới cho ông ấy và nhà

vua hỏi, "Thưa ngài, ta đã biết ngài từ nhiều năm nay -

ngài là con người duyên dáng nhất mà ta đã từng gặp

trên thế giới. Có thể chẳng bao giờ có người duyên

dáng như thế lần nữa... và đây là bức tranh! Hoạ sĩ của

ta là một hoạ sĩ lớn, không có hoài nghi gì về điều đó.

Ông ấy chưa bao giờ phạm phải lỗi lầm như thế này.

Ông ấy đã vẽ cha ta, mẹ ta, và cả nghìn bức tranh khác

- ông ấy đã vẽ ta. Và ông ấy tuyệt đối đích xác, với bất

kì cái gì ông ấy đã làm. Nhưng với bức tranh này

chúng ta không thoả mãn - không chỉ không thoả mãn,

ta còn giận ông ấy. Khuôn mặt ông trông giống như

khuôn mặt của kẻ giết người, tên trộm hay kẻ tội

phạm."

Moses nói, "Các ngài cả hai đều đúng. Bây giờ,

khi nhìn vào ta, các ngài sẽ thấy vẻ duyên dáng.

Nhưng hoạ sĩ của bệ hạ đã vẽ với độ sắc sảo tới mức

ông ấy đã thâu tóm toàn thể cuộc đời ta trong bức

tranh này. Vâng, lần đầu tiên ta thú nhận: có lần ta đã

giết một người. Ta là kẻ giết người. Ta chưa bao giờ

kể điều này cho bất kì ai khác. Và ta đã từng, trong quá

khứ của ta, là mọi thứ mà hoạ sĩ của bệ hạ đã vẽ nên;

chúng đã để lại dấu vết tinh tế của chúng trên khuôn

mặt ta. Bệ hạ không thể thấy được chúng bởi vì bệ hạ

không có con mắt mà hoạ sĩ của bệ hạ có. Cho nên hoạ

sĩ của bệ hạ là đúng: ông ấy đã mô tả toàn thể lịch sử

của ta. Đó không chỉ là khuôn mặt hiện thời của ta mà

là mọi khuôn mặt đã từng có đó trước đây. Và bệ hạ

cũng đúng, bởi vì nó không tương ứng với khuôn mặt

hiện thời của ta - nhưng ta phải đồng ý với hoạ sĩ của

bệ hạ."

Đó là một câu chuyện rất có ý nghĩa. Tại đỉnh một

người được biến đổi, nhưng trên con đường người đó

có thể đã là một người khác toàn bộ.

Vâng, tôi đã nói rằng con đường của thiền là dành

cho những người nam tâm linh. Ở Ấn Độ, Phật tử và

người Jaina đã đi theo con đường của thiền. Tất cả hai

mươi bốn tirthankaras, những thầy vĩ đại của người

Jainas, đều là chiến binh. Họ thuộc vào đẳng cấp

kshatriya, đẳng cấp của chiến binh; họ không phải là

brahmins. Bản thân Phật không phải là brahmin; ông

ấy là một kshatriya, một chiến binh. Những chiến binh

này đi theo con đường của thiền; họ đều mang nam

tính như có thể được. Toàn thể huấn luyện của họ là

huấn luyện của chiến binh. Nhưng tại đỉnh tối thượng

họ chắc chắn được biến đổi: họ trở thành nữ tính. Bạn

không thể tìm được người nào nhiều nữ tính hơn Phật.

Họ trở nên nữ tính thế, họ trở nên mềm mại thế, mong

manh thế, đẹp thế, duyên dáng thế, tròn trĩnh thế - họ

mất mọi góc cạnh, mọi thô thiển. Họ trở nên giống hoa

sen - phương Đông đã vẽ họ mà không có cơ bắp,

không có râu.

Bạn đã bao giờ thấy bức tượng hay bức tranh Phật

nào có râu cằm và ria mép chưa? Không phải là hooc

môn nào đó bị thiếu trong ông ấy đâu, không phải là

ông ấy đã không mọc râu. Tôi biết ông ấy rõ lắm - ông

ấy có râu đẹp! Nhưng chúng ta đã bỏ nó ra bởi vì nó

không đại diện cho thực tại bên trong của ông ấy.

Thực tại bên trong của ông ấy đã trở nên nữ tính tới

mức chúng ta phải làm cho khuôn mặt của ông ấy

tương ứng với cái bên trong. Cái bên trong không thể

được vẽ ra; nó chỉ có thể được vẽ một cách tượng

trưng. Đó là lí do tại sao Rama, Krishna, Mahavira,

Phật, không ai trong số họ được vẽ có râu, ria, không.

Và một điều nữa: không ai được vẽ như người hói.

Và tôi biết hoàn toàn rõ, họ tất cả đều hói! Nhưng đàn

bà không hói, do đó râu và ria đã bị bỏ đi, và thay vào

đó tóc đã được thêm vào cho cái hói của họ - cùng tóc

đó có thể là, nó được lấy ra khỏi chỗ râu và được đưa

lên đầu.

Cho nên câu hỏi của bạn, Dharmen này, là đúng

theo một cách nào đó, và vậy mà lại không đúng. Đàn

ông trên con đường là một điều, và cùng người đó ở

đỉnh là một người khác toàn bộ, đã được biến đổi, đã

được chuyển hoá.

*********************************************************

#10Câu hỏi cuối cùng:

Thưa thầy kính yêu,

Tôi bẩy mươi tuổi rồi, và cảm thấy bối rối vì vẫn

còn khao khát dục. Tôi phải làm gì?

Jagat Narayan, điều đầu tiên là chấp nhận khao

khát của bạn đi. Đừng bác bỏ nó, đừng phủ nhận nó,

đừng kìm nén nó. Chính bởi vì kìm nén mà nó tiếp tục;

trong tuổi thanh niên của mình bạn phải đã kìm nén nó

quá nhiều.

Có lần chuyện xảy ra:

Tôi ở New Delhi và một sư trẻ được đưa tới tôi;

anh ta phải không quá ba mươi nhăm. Anh ta đã sống

cuộc sống tuyệt đối vô dục. Anh ta bảo tôi, "Vấn đề

duy nhất là trong vài năm nữa tôi phải tranh đấu với

ham muốn dục của tôi. Thầy có thể nói cho tôi," anh ta

hỏi tôi, "đích xác sẽ phải mất bao nhiêu năm nữa

không? Tôi năm nay ba mươi nhăm. Tôi có hơi chút

mệt mỏi trong tranh đấu, tranh đấu. Mãi cho tới giờ tôi

đã thành công - bây giờ còn bao nhiêu năm nữa?"

Tôi nói, "Tốt hơn cả là bạn đừng hỏi tôi, bởi vì vấn

đề thực vẫn ở phía trước bạn. Vấn đề thực vẫn chưa

xảy ra; nó xảy ra vào độ tuổi bốn mươi hai."

Anh ta nói, "Thầy ngụ ý gì?"

Tôi nói, "Ngay bây giờ bạn còn trẻ, đầy năng

lượng, sức mạnh - bạn có thể kìm nén ham muốn dục

của mình. Nhưng sau bốn mươi hai bạn sẽ trở nên yếu

đi; dần dần, dần dần mọi ngày bạn sẽ trở nên yếu hơn.

Bạn sẽ trở nên yếu, nhưng ham muốn dục bị kìm nén,

được tích luỹ lại trong nhiều năm, sẽ rất mạnh. Năng

lượng đang kìm nén nó sẽ yếu hơn còn năng lượng bị

kìm nén sẽ trở nên mạnh hơn mọi ngày. Vấn đề thực

bắt đầu sau bốn mươi hai."

Anh ta nói, "Chưa ai đã từng nói điều đó với tôi.

Mọi người nói rằng vào lúc người ta đạt tới bốn mươi

nhăm, nếu người ta có thể xoay xở giữ cho bản thân

mình vô dục, vấn đề biến mất."

Tôi nói, "Họ không biết gì cả, họ không biết cách

thức của năng lượng. Kẻ kìm nén sẽ trở nên yếu,

nhưng cái bị kìm nén không bao giờ trở nên yếu cả,

bởi vì cái bị kìm nén tích luỹ lại."

Sau mười năm, khi anh ta phải đã bốn mươi nhăm,

anh ta lại tới gặp tôi. Tôi ở Amritsar. Anh ta chạm

chân tôi, khóc và anh ta nói, "Thầy đúng. Bây giờ tôi

đang trên bờ của suy sụp. Bây giờ thôi thúc mãnh liệt

thế, cứ dường như nó chưa bao giờ thế, còn tôi không

ở vào tình thế tranh đấu được. Tôi mệt mỏi, thất bại,

yếu đuối. Thầy đã đúng, nhưng tôi đã không nghe

thầy. Và tất cả những người đã từng bảo tôi rằng sau

bốn mươi nhăm vấn đề biến mất, hoặc là họ lừa tôi

hoặc là họ tự lừa chính bản thân họ hoặc là họ hoàn

toàn dốt nát, vô nhận biết về cách năng lượng vận

hành."

Jagat Narayan, bạn phải đã kìm nén rồi. Đó là cách

mọi người được nuôi lớn, đặc biệt ở Ấn Độ: người tôn

giáo là người kìm nén tất cả những ham muốn tự nhiên

của mình. Bây giờ bạn bẩy mươi và thực sự có vẻ bối

rối để vẫn trẻ con thế. Bạn càng già đi, sẽ càng bối rối

hơn, nhưng nó sẽ còn dai dẳng hơn. Hai mươi bốn giờ

một ngày của bạn sẽ trở nên bị ám ảnh với dục. Và đây

là điều đã được xã hội bạn làm cho bạn: xã hội đã tạo

ra một loại chia chẻ trong bạn, bạn đã trở nên bị phân

chia khỏi bản tính riêng của mình.

Ngay cả bây giờ cũng không quá chậm đâu. Đừng

lo nghĩ và đừng cảm thấy bối rối. Tại sao? Nếu

Thượng đế đã cho bạn dục và khao khát về nó thế thì

nó phải hoàn toàn đúng, nó là thiêng liêng. Bạn đã

không tạo ra nó - sao bạn cảm thấy bối rối? Nó có tính

bản năng.

Nếu bạn thực sự muốn cảm thấy bối rối, cảm thấy

bối rối bởi vì bạn là người Hindu và trong bẩy mươi

năm bạn đã cho phép những người ngu xuẩn chi phối

bạn, những tu sĩ ngu si chi phối mình. Cảm thấy bối

rối rằng bạn đã không đủ thông minh để thoát ra khỏi

nhà tù mà trong đó bạn ngẫu nhiên được sinh ra.

Nhưng đừng cảm thấy bối rối về dục và sự khao khát

về nó - điều đó là tự nhiên. Là người Hindu là không

tự nhiên, là người Mô ha mét là không tự nhiên. cảm

thấy bối rối rằng trong bẩy mươi năm bạn đã từng làm

điều hại thế cho bản tính của riêng bạn.

Chấp nhận dâm dục của bạn, nói có với nó - bởi vì

chỉ bằng cách nói có mới cho nó có khả năng đi ra

ngoài nó. Có là hòn đá bước lên. Không có có bạn

không thể đạt tới bờ bên kia; có trở thành chiếc

thuyền.

Nhưng cảm giác của tôi là ở chỗ bạn vẫn nói

không. Bớt là người Hindu đi, bớt là người cuồng tín

đi, bớt là người lí tưởng đi. Hiện thực hơn chút ít đi.

Vợ của Tony qua đời và anh ta gần như không thể

nguôi được. Tại nghĩa địa anh ta sụp xuống trong tiếc

thương. Ngồi trong xe trở về nhà, toàn thân anh ta rung

lên với tiếng nức nở hoang dại.

"Bây giờ, bây giờ, Tony, anh bạn," bạn anh ta dỗ

dành. "Điều đó không thực sự tồi tệ thế đâu. Tôi biết

bây giờ điều đó là khó khăn, nhưng trong vòng sáu

tháng có thể anh tìm được bé xinh đẹp khác và trước

khi anh biết, anh lại cưới lần nữa."

Tony giận dữ quay sang anh ta. "Sáu tháng nữa!"

anh ta quát lên. "Tôi sẽ làm gì tối nay đây?"

Bạn cười Tony, nhưng anh ta còn tự nhiên hơn.

Anh ta không bối rối về điều đó, anh ta chấp nhận điều

đó.

Jagat Narayan, cho dù bạn bẩy mươi tuổi rồi, dục

của bạn, bởi vì nó vẫn còn chưa được thoả mãn bằng

cách nào đó, vẫn không phải là ông già bẩy mươi tuổi

mà là thanh niên bẩy mươi tuổi! Bây giờ sẽ có khó

khăn: bạn già bẩy mươi tuổi và dục của bạn trẻ bẩy

mươi tuổi. Nhưng nếu bạn chấp nhận nó, nếu bạn ôm

choàng nó, nếu bạn nhận nó một cách tự nhiên, dầu

vậy thế cũng không quá chậm đâu.

Ở phương Đông chúng ta có câu ngạn ngữ: Cho dù

bạn về nhà khi mặt trời lặn, thế cũng không quá

chậm...

Will Jones tám mươi nhăm tuổi đi tập tễnh xuống

quán rượu trong vùng để làm cốc rượu lạnh và bắn

ruồi cùng bạn bè mình. Ông Jones đã là chủ đề bàn tán

của thị trấn, vì ông ấy mới cưới một cô gái mười chín

tuổi xinh đẹp. Nhiều cậu con trai chuốc rượu cho ông

già để ông ấy kể lại về đêm cưới của ông ấy. Đủ chắc,

anh già rơi đúng vào kế hoạch của chúng.

"Đứa con trai út của tao mang tao vào và nâng tao

lên giường với cô dâu trẻ. Chúng tao ở cả đêm với

nhau và thế rồi ba đứa con trai kia của tao mang tao ra

khỏi giường."

Bọn đàn ông gãi đầu và hỏi ông già tại sao phải ba

đứa con mới đưa được ông ấy ra trong khi chỉ một con

trai út cũng đủ đưa ông ấy vào.

Ông ta đáp lại một cách tự hào, "Tao đánh chúng

nó!"

Jagat Narayan, thu lấy dũng cảm đi! Đừng cảm

thấy bối rối. Ít nhất sâu bên dưới chấp nhận nó, cho dù

bạn có thể không có khả năng đi vào mối quan hệ dục.

Chính việc chấp nhận - toàn bộ, tôi ngụ ý vậy, ít hơn

thế sẽ không có tác dụng đâu - nếu bạn chấp nhận một

cách toàn bộ, ngay cả chính việc chấp nhận đó sẽ chữa

lành vết thương. Có thể thực ra không cần đi vào mối

quan hệ dục. Điều đó thậm chí có thể còn nguy hiểm;

điều đó có thể tạo ra nhiều vấn đề cho bạn hơn là nó sẽ

giải quyết.

Tôi đã nghe:

Một buổi chiều thứ sáu một đôi xuất hiện trước

thẩm phán hoà giải ở một thị trấn nhỏ và để hôn lễ

được thực hiện. Người đàn ông phải đã quãng tám

mươi và cô gái chỉ mới hai mươi hai. Thế rồi họ lái xe

tới một motel và vào đó làm tuần trăng mật. Họ có một

buổi tối đáng yêu ở cùng nhau.

Sáng hôm sau chú rể nâng mành mành cửa sổ lên

chỉ để nhìn ra ngoài, lại kéo nó xuống và đi lại về

giường.

Sáng hôm sau, chủ nhật, việc biểu diễn này lại

được lặp lại. Chú rể nâng mành mành lên, nhìn ra một

khoảng khắc, thế rồi kéo nó xuống và trở lại với cô

dâu.

Vào sáng thứ ba, khi ông ấy nâng mành mành lên,

ông ấy lao theo cùng nó.

Cho nên điều đó có thể là nguy hiểm! Đừng trách

tôi rằng tôi đang bảo bạn đi tìm một bé, không! Bạn có

thể quá già cho điều đó. Nhưng không ai là quá già để

không chấp nhận cái gì đó mà người đó đã từng phủ

nhận. Vứt việc kết án nó đi - kính trọng bản tính của

bạn.

Và quan sát riêng của tôi là, khoảnh khắc bạn chấp

nhận cái gì đó một cách toàn bộ, chính việc chấp nhận

mang tới cách mạng, thay đổi triệt để. Nó là năng

lượng của bạn - chấp nhận nó đi. Nó sẽ làm cho bạn

mạnh hơn. Bác bỏ nó, nó làm bạn yếu. Tranh đấu với

năng lượng riêng của mình là làm tiêu tán nó. Và tranh

đấu với dục của bạn sẽ lấy đi nhiều thời gian của bạn

thế và nhiều năng lượng của bạn thế - thế thì khi nào

bạn mới đi để nhìn vào Thượng đế người đang gõ cửa

nhà bạn?

Dừng tranh đấu, dừng tranh đấu một cách tuyệt

đối. Bắt đầu kính trọng. Vứt kết án đi. Chẳng cái gì là

tội lỗi cả - ít nhất dục không là tội. Nó là hiện tượng tự

nhiên. Nếu mọi người đều được phép sống nó một

cách tự nhiên, thế thì vào độ tuổi mười bốn họ sẽ trở

thành bị ngập lụt với nó. Nhưng trong xã hội phi tự

nhiên họ sẽ bị ngập lụt trước thời điểm của họ.

Bạn có biết không? Ở Mĩ con trai và con gái đang

trở nên chín muồi dục sớm hơn ở bất kì đâu khác.

Trong mọi quốc gia khác con trai trở nên chín muồi

dục vào tuổi mười bốn; ở Mĩ, tuổi mười ba hay mười

hai chúng trở nên chín muồi dục. Có quá nhiều dục

khắp trong các phim, trên ti vi, mọi nơi.

Một bé trai nhỏ - chắc phải sáu hay bẩy gì đó -

đang ngồi trên bậc cửa nhà mình và khóc lóc với

những giọt nước mắt lớn.

Một ông già tới bên và hỏi, "Con ơi, sao con

khóc?" Ông ấy muốn giúp đứa trẻ này. Ông ấy ngồi

ngay cạnh nó, chùi nước mắt cho nó bằng chiếc khăn

tay và hỏi, "Sao con khóc? Có chuyện gì vậy?"

Cậu nhỏ nói, "Con khóc bởi vì con không thể làm

được điều đứa trẻ khác đang làm."

Và ông già bắt đầu khóc!

Đứa bé ngạc nhiên. Nó nói, "Ông ơi, sao ông

khóc?"

Ông ấy nói, "Ta không thể làm được điều các cậu

khác đang làm. Vấn đề của chúng ta là như nhau."

Ở Mĩ mọi người đang trở nên bị ám ảnh về dục

trước tuổi của họ. Điều đó là xấu, điều đó là ốm yếu,

điều đó là chưa chín muồi. Ở Ấn Độ điều đối lập xảy

ra: mọi người vẫn còn quan tâm tới dục ngay cả khi họ

bẩy mươi, tám mươi, chín mươi. Họ có thể không nói

thế - Jagat Narayan này, bạn ít nhất cũng chân thực,

dũng cảm, để nói nó như vậy - nhưng họ vẫn còn bị

ám ảnh với nó.

Trong xã hội tự nhiên, trẻ con sẽ trở nên bị tràn

ngập dục ở tuổi mười bốn - một năng lượng đẹp - và

đến lúc chúng bốn mươi hai năng lượng này sẽ bất

thần biến mất, như nó đã xuất hiện ở tuổi mười bốn.

Nếu một người sống một cách tự nhiên, không bị

nhiễu loạn bởi tu sĩ... Tu sĩ những người chống dục

hay tu sĩ ủng hộ dục - tránh cả hai! Nếu một người

sống một cách tự nhiên, thế thì giữa mười bốn và bốn

hai năng lượng dục của của người đó sẽ cho người đó

vui vẻ vô cùng, kinh nghiệm cực lạc lớn lao, những

thoáng nhìn đầu tiên về Thượng đế và samadhi. Và

đến lúc nó biến mất nó sẽ để lại cho bạn sự chín chắn,

chín muồi, định tâm, bắt rễ.

Ngay bây giờ bạn chỉ có thể làm một điều: chấp

nhận nó một cách toàn bộ, hấp thu nó. Điều đó không

quá muộn, mặc dầu mặt trời đang lặn. Nếu bạn có thể

về nhà, nếu bạn có thể trở thành tự nhiên và tự phát về

bản thân mình, chân thực, đúng đắn, ít nhất với bản

thân mình, bạn sẽ có khả năng đối diện với Thượng đế

với nụ cười trên mặt. Bạn sẽ có khả năng đi vào cái

chết mà nhảy múa, ca hát.

Và cái chết mà có thể được đón chào với điệu vũ

và bài ca thì không phải là cái chết chút nào. Nó trở

thành cánh cửa tới cái bất tử, nó dẫn bạn vào cái bất tử.

Đủ cho hôm nay.

END

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro