Con duong cuu nuoc cua Nguyen Ai Quoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HÀNH TRÌNH TÌM RA CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

ThS. Trần Thị Thanh Bình (*)

Hồ Chí Minh, sinh ra và lớn lên được sự giáo dục của ông bà, cha mẹ, anh chị; được sống trong gia đình giàu lòng nhân ái, yêu nước sâu đậm.

Qua tấm gương của người cha: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Hồ Chí Minh. Đối với Hồ Chí Minh, người cha đã ảnh hưởng trực tiếp đến Người bằng vốn học vấn uyên thâm, một trái tim yêu nước, thương dân, một đức tính khiêm tốn, giản dị, sống gần gũi, gắn bó với nhân dân lao động, một ý chí và nghị lực phi thường, và như thế, Hồ Chí Minh đã sớm tiếp nhận, noi theo gương cha.

Đặc biệt, bà Hoàng Thị Loan - người mẹ tảo tần của Người - đã được sinh

ra trong gia đình nhà nho, giàu lòng nhân ái. Lớn lên, Bà đã kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc, một người mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bà đã chấp nhận một cuộc sống vất vả khó khăn, hy sinh tất cả vì chồng vì con. Chính Bà đã dạy các con biết yêu lao động, sống giản dị, thanh cao; Bà đã nêu một tấm gương sáng về nhân cách đạo đức cho các con, bằng tình yêu thương của người mẹ, đức hi sinh của người

vợ, Bà đã dạy dỗ cho các con những bài học đầu tiên về cách sống, cách làm người.

Như vậy, từ lúc thiếu thời đến tuổi trưởng thành, Nguyễn Tất Thành đã nhận được sự giáo dục và nuôi dưỡng truyền thống nhân ái của dân tộc: thương người, thương dân, là khát vọng có được một cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc. Chính chủ nghĩa yêu nước dạt dào tình nhân ái đó, đã đưa Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng đi sang Pháp và các nước phương Tây để "xem xét họ làm như thế nào, tôi

sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".

Với ý chí và lòng quyết tâm, chỉ với hai bàn tay trắng, Nguyễn Tất Thành đã

ra đi tìm đường cứu nước, tìm ra những gì ẩn giấu đằng sau những từ "tự do - bình

đẳng - bác ái".

Từ ngày 05-06-1911, rời bến cảng Nhà Rồng qua Pháp cho đến lúc đọc được bản luận cương của Lênin, Nguyễn Tất Thành phải mất 09 năm đầy vất vả. Trong

9 năm đó, Người đã đến nhiều nước: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angieri, Tuynidi,..., vừa làm thuê để kiếm sống, vừa hoạt động, vừa khảo sát tình hình xã

hội các nước, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình.

Thật đau xót, đến đâu, Nguyễn tất Thành cũng thấy cảnh khổ cực của nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột dã man. Người từng kể và đã được tác giả Trần Dật Tiên ghi lại trong quyển "Những mẫu chuyện về Đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" (Trang 25 & 25): "Đến Đaca, bể nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ, cũng không thể thả canô xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng bể cuốn đi".

Đến nước Mỹ (12/1912), sau này khi nói chuyện với nhà báo Mỹ Đevit Đen_linh_giơ, Bác đã kể: Tôi đã đi ở cho người ta tại Bruc_lin với lương tháng 40 đôla,...tôi dùng một số thời gian rảnh rỗi để học tập và đi thăm những khu vực trong thành phố. Người còn nhắc đến chuyện đi xe điện ngầm tới khu vực Hác_lem và rất xúc động trước điều kiện sống của người da đen. Người cũng đã đến tham quan tượng Thần Tự do và đã ghi cảm tưởng: Ánh sáng trên đầu Thần

Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự do thì người da đen

đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp.

Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đến nước Anh và sống bằng nghề cào tuyết cho một trường học, rồi đốt lò, phụ việc cho khách sạn,...Người đã tranh thủ thời gian để học tiếng Anh, theo dõi tình hình thế giới, tham gia các sinh hoạt công đoàn, chính trị ở Luân Đôn.

Cuối năm 1917, Người trở lại nước Pháp và hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện tiếp xúc với những nhà hoạt động chính trị, văn hóa nổi tiếng như Mác_xen_Ca_sanh, Lêông Blum, hay Mông Lơ_phe_bơ_rơ,... Cũng tại Pháp, Người đã học viết báo, đi thăm các viện bảo tàng

và thường đến thư viện để đọc sách, rèn luyện kỹ năng học ngoại ngữ. 06/1919, Nguyễn Tất Thành ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc xây (Pháp). "Đó là đòn tiến công đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đánh thẳng vào đế quốc Pháp và đó cũng là sự kiện chính trị "gây xáo động trong thế giới thuộc địa"". Đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đọc được "sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin. Người đã sáng tỏ nhiều điều về con đường giải phóng dân tộc. Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng mười Nga và những tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã làm cho Người hoàn toàn tin theo Lênin và Người đã tin và đứng về phía Quốc tế 3. Tại sao khi kể lại sự kiện này, Bác Hồ đã nói: Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang

nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"? Đó là vì, Nguyễn Ái

Quốc đã nhận thấy được trong bản luận cương này, Lênin đã đề cập đến quyền

bình đẳng giữa các dân tộc dựa trên lội ích thiết thực về kinh tế, chính trị,... Lênin

cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản trên thế giới

phải giúp đỡ phong trào Giải phóng Dân tộc, trong đó có phong trào nông dân ở

các nước chậm phát triển chống bọn địa chủ, chống mọi biểu hiện và tàn dư của

chế độ phong kiến. Đồng thời, Lênin cũng nhấn mạnh là cần phải đòan kết giữa

giai cấp vô sản ở các nước Tư bản với quần chúng lao động của tất cả các dân tộc

trên toàn thế giới mới có thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa Tư bản thế giới.

Đây là sự kiện quan trọng làm biến đổi nhận thức, khẳng định con đường lựa

chọn để cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, Người cho rằng: muốn cứu nước

và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản,

vấn đề độc lập dân tộc ở nước ta là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay, nhiệm vụ chính của dân tộc ta không còn là đấu tranh để giành

độc lập cho dân tộc mà là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,

chống lại những âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực phản động trong và

ngoài nước; khắc phục những nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước nhằm đạt cho được mục tiêu cả nước đang phấn đấu vì một nước

Việt Nam: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" như Bác

Hồ đã từng dặn dò chúng ta trong bản di chúc: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi

là: toàn Đảng, toàn dân ta đòan kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa

bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp Cách mạng Thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro