[ Tips from NGUYEN NGOC THANH PHUONG - VIC's Academic Contributor ]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chào các bạn, mình là Nguyễn Ngọc Thanh Phương. Hiện mình đang là sinh viên năm 3 ngành Sư phạm Anh trường Đại học Sư phạm TP.HCM và cũng là thành viên ban Academic của VIC. Cuối năm 2014 mình đã thi IELTS và bất ngờ vì đạt được số điểm là 8.0 (L: 7.5, R: 8.5, W: 7.5, S: 7.5) mặc dù mục tiêu đặt ra chỉ là 6.5 – 7.0. Không dám nói là kinh nghiệm, nhưng sau đây mình xin chia sẻ cách mà mình luyện thi IELTS trong 3 tháng.

1. Listening: Đây là kĩ năng mình cảm thấy lo lắng nhất trước khi thi trong tất cả 4 kĩ năng vì lúc gần thi, mình làm điểm rất bết bát, có lúc chỉ chừng 20 mấy câu. Và theo như thầy mình nói, dù Listening là 1 kĩ năng dễ tự học ở nhà, nhưng rất khó để lên điểm 1 sớm 1 chiều. Vì vậy, chìa khóa để thành công ở kĩ năng này không có cách nào khác là kiên trì và bền bỉ luyện tập nghe mỗi ngày. Các nguồn mà mình thường nghe là Ted, Ted Ed, CNN Student News. Để bớt nhàm chán và căng thẳng, mình hay xem những chương trình thực tế như Masterchef để luyện nghe ngoài việc giải đề. Đừng quá lo lắng phải tìm 1 chương trình nào đó thật học thuật và nhiều từ khó để luyện nghe. Theo mình, điều đó chỉ làm bạn trở nên chán ghét và sợ hãi kĩ năng này. Quan trọng nhất hãy tìm một nguồn thật phù hợp với trình độ và sở thích bản thân để nghe mỗi ngày. Còn về sách, mình thấy bộ Cambridge sát với đề thi thật nhất, nhất là những cuốn sau này.

2. Speaking: Mình nghĩ điều quan trọng giúp mình thành công ở kĩ năng này đó là chuẩn bị và luyện tập. Mình soạn sẵn câu trả lời cho cả 3 part bằng cách gạch đầu dòng ý ngắn gọn. Điều này giúp mình chọn lọc được những collocation hay để tăng điểm. Thật ra, mình cũng không soạn nhiều đề lắm đâu. Mình chỉ soạn những chủ đề cơ bản và khi gặp những chủ đề mới, mình áp dụng qua lại những collocation đã học để trả lời. Sau khi soạn xong, mình tự đọc câu hỏi rồi trả lời vô điện thoại để ghi âm. Hoặc nếu có thời gian rảnh, mình và đứa bạn cũng hay luyện tập với nhau qua skype. Lúc soạn, mình hay tham khảo nhiều bài mẫu trên google rồi chắt lọc lại những ý hay nhất để soạn thành bài riêng theo ý của mình. Cụm từ nào chưa hiểu, chưa chắc thì dò lại trong từ điển hay trên google.

3. Reading: Lúc học thi, 2 vấn đề mà mình cảm thấy khó khăn nhất với kĩ năng này đó là phương pháp và thời gian. Về phương pháp, mình đau khổ nhất là phải làm Matching Headings và Y/N/NG. Mỗi khi làm Matching Headings, mình phải đọc lại bài từ đầu đến đuôi rất mất thời gian. Hay là đối với dạng Y/N/NG, chả biết lúc nào là N, lúc nào là NG. Nhưng may mắn, mình tìm đọc được những bài chia sẻ kinh nghiệm của những anh chị đi trước về kĩ năng này trên mạng. Mình tổng hợp lại tất cả những kinh nghiệm đó vào word, in ra nghiên cứu và áp dụng trong lúc làm bài. Ví dụ, đối với dạng Matching Headings đừng nên làm riêng phần câu hỏi này trước mà phải làm kết hợp với những phần câu hỏi khác trong đề cùng 1 lúc để tiết kiệm thời gian. Giống như trường hợp sau khi điền từ vào chỗ trống thì bạn sẽ nắm được ý chính của bài, giúp cho bạn làm Matching Headings dễ dàng hơn . Đối với Y/N/NG, thì No là khi thông tin trong đề có thể tìm thấy trong bài nhưng lại là một thông tin khác với bài (Vd: câu hỏi là the statue was sculptured in 1990; nhưng trong bài đọc lại là the citizens made the statue during the 1980s), còn NG là khi thông tin trong đề không được đề cập trong bài đọc (Vd: Trong bài đọc ghi: The researcher proved that travelling could help to broaden our mind nhưng trong câu hỏi lại ghi: Travelling was proved to improve knowledge and cure diseases; như vậy, cure diseases là thông tin không được đề cập trong bài). 3 tháng trước, mình làm được cỡ loanh quanh 30 câu và thường làm lố 1 tiếng. Nhưng sau luyện tập áp dúng dụng những kinh nghiệm trên (dù vốn từ vựng cùa mình tăng lên không bao nhiêu), số câu đúng đã tăng lên đáng kể và thường dư cỡ 10 phút. Còn về mặt thời gian, lúc đầu mới luyện đề, làm 1 lúc 3 bài đọc (1 test) trong vòng 1 tiếng làm mình đau đầu và căng thẳng vô cùng. Sau đó, mình không làm như vậy nữa, mà bắt đầu bằng làm 1 bài đọc trong 20 phút. Khi quen rồi mới tăng lên dần thành 2 bài đọc rồi 3 bài đọc. Về tài liệu, mình rất thích cuốn Reading Actual Test vì đúng với tên gọi, nó rất sát với đề thi thật.

4. Writing: Writing task 2 là kĩ năng mình cảm thấy tự tin nhất khi đi thi vì mình nghĩ mình đã tìm được phương pháp khá hiệu quả. Sáng, mình sẽ học collocation của 1 chủ đề hay đề bài. Chiều mình sẽ viết 1 bài dựa trên collocation buổi sáng mình đã học. Như vậy, mình có sự chuẩn bị trước nên không phải chịu nhiều áp lực về từ vựng lúc viết bài. Trước khi viết 1 bài nào đó, mình thường dành cỡ 5-7 phút lập dàn ý để đám bảo bài văn chặt chẽvà ghi chú lại những collocation hay để giúp mình tăng điểm từ vựng. Lúc vừa nhận đề writing, tập trung làm writing task 2 trước nhé, đừng quan tâm tới task 1. Vì task 2 nhiều điểm hơn task 1 và đối với task 1, các bạn có thể chịu được áp lực thời gian. Về nguồn tư liệu về collocation và ý tưởng cho task 2, mình xin gợi ý cuốn: High Scoring IELTS Writing Model Answers, Write Right của Julian Charles, For and Against của L.G. Alexander, cuốn Writing của Mat Clark. Còn task 1, cách mình học là học những collocation và cấu trúc câu dành cho mỗi dạng biểu đồ. Quan trọng hơn là, mình tham khảo tất cả bài task 1 của thầy Simon (ielts-simon.com) để tìm ra được hướng đi (cách phân tích) để viết mỗi dạng biểu đồ đó.

Ngoài lề: Phương pháp học như trên mình đã chia sẻ không có gì mới lạ và đặc biệt. Có thể các bạn đã tìm đọc được, thậm chí là nhiều hơn và hay hơn những gì mình đã chia sẻ. Sau 3 tháng luyện thi IELTS, ngẫm lại, những điều khiến mà mình tâm đắc nhất lại là:

Thời khóa biểu học thi hợp lí: Mình học đều đặn mỗi ngày trong 3 tháng luyện thi, lâu lâu mệt thì xả trét 1 bữa. Mỗi ngày 2 kĩ năng. Ví dụ: mình cảm thấy bản thân yếu Nghe và Nói nên dành cho 2 kĩ năng đó nhiều thời gian học hơn vào 2-4-6-CN, còn Đọc và Viết học vào 3-5-7. 2 tuần trước khi thi thì tự tổ chức như thi thật cho quen áp lực. 2 ngày trước khi thi thì không học mới thêm gì nữa mà chỉ ôn bài thư giãn thôi.Người bạn đồng hành học thi chung: Thật ra, đợt này thi mình không có chủ đích gì hết ngoài việc kiểm tra trình độ bản thân nên xác định là không nên tạo cho bản thân bất cứ áp lực gì. Nhưng càng đến ngày thi, áp lực đâu nó cứ xuất hiện và kéo về tấp nập. Chắc là do mình càng ôn nhiều nên cũng đặt nhiều hi vọng, rồi nhiều họ hàng và bạn bè biết tin mình thi và cả gần thi rồi mà điểm Listening và Reading lại lẹt đẹt, bết bát. Những lúc hoang mang, lo lắng vớ vẩn thậm chí có ý định muốn bỏ thí, bỏ cuộc như vậy thì may mắn thay mình có đứa bạn thân cũng học thi chung. Cả 2 đứa cùng chung cảnh ngộ nên khi đứa nào rơi vào tình trạng đó thì có đứa kia khuyên ngăn, cổ vũ tinh thần bước tiếp.Trung tâm luyện thi. Không giấu gì, bên cạnh việc học ở nhà, mình cũng có luyện thi ở trung tâm. Mình vô cùng biết ơn vì những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy cho mình ở trung tâm. Nhưng cái nhìn thực tế về các trung tâm luyện thi hiện nay là: trung tâm sẽ cung cấp cho bạn nguyên liệu (từ vựng, đề thi,...), nhưng chế biến món ăn ngon dở là ở nơi mình (phương pháp học, sự quyết tâm, nỗ lực,...). Trước khi quyết định học ở trung tâm nào đó, các bạn nên hỏi ý kiến bạn bè hay tốt nhất là xin học thử để biết chất lượng thực sự chứ đừng nên tin hoàn toàn vào quảng cáo.Lời cuối mình nói về đại gia đình VIC và các thành viên Academic của mình. Là tình nguyện viênở đây, mình được tạo điều kiện học nhóm và giao lưu với các bạn trong ban mỗi tuần. Tụi mình học với nhau từ Vocab, Reading, Writing đến Pronunciation. Đặc biệt là, khi làm bài tập Writing, mình được anh trưởng ban sửa bài rất cẩn thận nên có thế rút kinh nghiệm, cài thiện qua mỗi bài viết. VIC đã không chỉ cho mình những người bạn thân thiết, mà còn cho mình những kiến thức, kĩ năng để hoàn thiện bản thân từng ngày. Cám ơn mọi người rất nhiều. J

Thân chào và chúc các bạn học thật tốt. ^^


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro