con nguoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put your story text here...CôngThương - Việc tập trung chuyển đổi từ tỉnh thuần nông theo hướng công nghiệp-dịch vụ đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Những năm gần đây, các tỉnh Bắc Trung bộ đã tận dụng các tiềm năng và thế mạnh để phát triển mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội. Đặc biệt với thế mạnh về kinh tế biển, các tỉnh trong khu vực đều được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt của Chính phủ để phát triển các các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từ thuần nông sang công nghiệp-dịch vụ. Chỉ riêng KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã có hơn 60 doanh nghiệp vào đầu tư với số vốn đăng ký lên đến hàng chục tỷ USD, như dự án luyện thép của Tập đoàn Formosa (Đài Loan), giai đoạn 1 với công suất 7,5 triệu tấn/năm với số vốn đầu tư 7,9 tỷ USD; Dự án luyện thép Sông Quyền của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê giai đoạn 1 là 2 triệu tấn với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD; Dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 với mức đầu tư 1,2 tỷ USD...Ngoài ra, các dự án lọc dầu, luyện cán thép khác đang chuẩn bị được cấp phép đầu tư. KKT Nghi Sơn với các dự án hoá lọc dầu (trị giá 6 tỷ USD), luyện cán thép, nhiệt điện, đóng tàu, xi măng...được xem là động lực mạnh để phát triển tỉnh Thanh Hoá...

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự: Các dự án lớn ở các KKT trong khu vực cơ bản đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai, đã và sẽ cần đến một lực lượng lao động cực lớn. Theo thống kê sơ bộ của các tỉnh Bắc Trung bộ, nhu cầu lao động cho các dự án đến năm 2015 lên đến 391.000 người, năm 2020 là 550.000 người. Đây được xem là cơ hội quý để giải quyết nguồn nhân lực tại chỗ cho các tỉnh trong khu vực - nơi có dân số đông, khoảng 10 triệu người với hơn 56% trong độ tuổi lao động. Bên cạnh cơ hội là thách thức lớn đặt ra, số lao động này phải được đào tạo bài bản qua các trường lớp (chí ít là trường nghề) lại phải có kinh nghiệm thực tế, lẫn ý thức tác phong làm việc và sức khoẻ...

Theo Giám đốc Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê Hồ Đức Bình, đến năm 2015, doanh nghiệp cần hơn 5.000 lao động, nhưng trong số này cần 13% có trình độ đại học và trên đại học, 77% có trình độ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật và chỉ cần khoảng 10% lao động phổ thông. Trong lúc đó, thực trạng trong khu vực là số lao động trẻ, dưới 30 tuổi, chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ cao (mới có 25-30% được đào tạo nghề qua trường lớp), lại có tư tưởng "trọng thầy, khinh thợ". Số có trình độ đại học, sau khi đỗ đạt thì thường chọn nơi công tác là các trung tâm kinh tế (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ...). Đặc biệt, tại các khu vực thuộc diện giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án trọng điểm thuộc diện ưu tiên giải quyết việc làm thì số lao động ở đây thường có trình độ thấp, lại ngại học.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên các trường đại học, trường nghề ở đây chưa đáp ứng kịp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển. Đến nay, 5 tỉnh Bắc Trung bộ (từ Thanh Hoá đến Quảng Trị) có 22 trường đại học và cao đẳng (11 trường đại học). Phần lớn các trường mới được nâng cấp trong vài ba năm lại đây, mà đều từ bắt đầu từ trường sư phạm của các tỉnh, nên thiếu hẳn đội ngũ giáo viên và các trường đào tạo về lĩnh vực khoa học kỹ thuật hay kinh tế như luyện kim, điện, khai khoáng, hoá chất... Hầu như các tỉnh trong khu vực chưa triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách thu hút nhân tài cho có hiệu quả. Hơn nữa, khu vực này phát triển còn chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp so với cả nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém nên chưa tạo được sức hút nguồn nhân lực, nhất là các nhà quản lý, kỹ thuật đến làm việc.

Đến nay, tuy các dự án đang triển khai khá quyết liệt, nhưng quan hệ tay ba, giữa: doanh nghiệp - nơi có nhu cầu sử dụng lao động với nhà trường (nơi đào tạo) và nhu cầu học nghề của người lao động vẫn chưa có mối quan hệ khăng khít. Dẫn đến tình trạng, người lao động băn khoăn trong việc chọn nghề để học, học ra rồi vẫn khó có cơ hội tìm kiếm việc làm...

Phải khẳng định trong vòng 4-5 năm tới, nếu không có chính sách cụ thể, triển khai đồng bộ và kịp thời công tác đào tạo nguồn nhân lực thì các tỉnh Bắc trung bộ sẽ thiếu hụt một lượng lớn nguồn lao động. Ngoài việc thiếu đội ngũ công nhân lành nghề có ý thức công nghiệp thì ở đây cũng khó thu hút được những cán bộ có kinh nghiệm, trình độ quản lý cùng các chuyên gia, nhà khoa học cùng những người hoạch định chính sách.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro