con người

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quan điểm HCM về con người ?(2đ)

• Quan điểm của chủ nghĩa MLN về con người : con người là một thực thể thống nhất giữa 2 mặt sinh vật và xã hội. Sự tồn tại của con người luôn luôn chịu tác động bởi 3 quy luật : quy luật sinh học, quy luật tâm lý ý thức, quy luật xã hội

• Quan điểm của HCM về con người: 3 ý chính

- Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

+ Con người như 1 chỉnh thể thống nhất về tâm lực ,thể lực và các hoạt động của nó

+ Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân-Thiện-Mỹ

+ Con người có tốt,có xấu nhưng "dù là xấu,tốt, văn minh hay dã man đều có tình"

- Con người cụ thể, lịch sử

+ HCM dung khái niệm con người theo nghĩa rộng hơn ( phẩm giá con người, giải phóng con người, người ta, ai..) nhưg đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung

+ Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, theo lưa tuổi, nghề nghiệp..hay trong quan hệ quốc tế

 đó là con người hiện thực ,cụ thể, khách quan

- Bản chất của con người mang tính xã hội

+ Để sinh tồn con người phải lao động sản xuất.Trong quá trình lao động sx con người dần nhận thức được các hiện tượng quy luật của tự nhiên, xã hội, hiểu biết lẫn nhau.

+ Con người là sản phẩm của xã hội.Theo HCM con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, bao gồm các quan hệ an hem, họ hang,bầu bạn, đồng bào,loài người

12. TTHCM về sự nghiệp trồng người của cách mạng? Trong thời đại nay Đảng ta đã vận dụng ntn? ( pt vì lơi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ich trăm trồng người)(3đ)

• Sự nghiệp trồng người

- Trồng người là yêu cầu khách quan,vừa cấp bách,vừa lâu dài của cách mạng.

+ HCM rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ,đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến lợi ích trăm năm và mục tiêu xây dựng CNXH là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược,cơ bản lâu dài nhưg cũng rất cấp bách.

+ Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cũng như phát triển giáo dục đào tạo

- Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN.

+ Con người XHCN theo quan điểm của HCM là

* có tinh thần và năng lực làm chủ

* Có đạo đức, cần kiệm liêm chính , chí công vô tư

* Có kiến thức khoa học kĩ thuật, nhạy bén với cái mới

* Có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

 đó là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng CNXH thành công

- Chiến lược trồng người là 1 trọng tâm ,một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

+ để trồng người thì có nhiều biện pháp nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng nhất.

+ Nội dung và phương pháp giáo dục phải phù hơp. Hai mặt đức và tài phải thống nhất với nhau "có tài mà không có đức là người vô dụng.có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"

+ HCM khẳng định "vì lơi ích 10 năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người"  đó là con người phải được giáo dục rèn luyện về cả phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao cho ." CNXH gắn liền với sự nghiệp giáo dục đào tao con người"

• Vận dụng:Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật ý nghĩa của chiến lược xây dựng con người mới. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Bác rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói tới "lợi ích trăm năm"và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ "trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" và "trồng người". Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người. Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp.Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa .

 cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta đã khẳng định: "Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đới sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội"

Nghị quyết đại hội VIII và nghị quyết đại hội IX của Đảng đã khẳng định: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

"Phát triển con người Việt Nam - đó chính là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội mà Đảng ta đang lãnh đạo nhân dân ta từng bước thực hiện".

 Trong chiến lược xây dựng con người của Đảng ta, mà Giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đã giải quyết một số vấn đề mà tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ường khoá IX Đảng ta đã khẳng định: Qua 5 năm thực hiện nghị quyết, nền giáo dục nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở ở một số tỉnh, thành phố trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực con người được nâng lên, chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến bước đầu. Sự nghiệp giáo dục ngày càng được đề cao và được toàn xã hội quan tâm.

 Song bên cạnh những thành tựu đạt được, nền giáo dục nước ta còn đứng trước nhiền khó khăn, yếu kém, nhất là về chất lượng và quản lý nhà nước về giáo dục. Cơ cấu giáo dục còn bất hợp lý, mất cân đối, nhiều nhu cầu nhân lực của nền kinh tế chưa được đáp ứng (kết luận của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương khoá VIII...).

13. Vai trò của con người theo TTHCM?( 2 đ)

• Con người là vốn quý nhất,nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng

- Nhân dân là người sang tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần

" trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"

- Dân ta là tài năng ,trí tuệ và sáng tạo.

- Nhân dân ta là yếu tố quyết định thành công của cách mạng.Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi.

• Con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng ,chăm sóc, phát huy nhân tố con người.

- Con người là mục tiêu giải phóng cách mạng: có thể nói điểm xuất phát và mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp cách mạng HCM là con người, cho con người, vì sự ấm no, tự do, hạnh phúc của con người.

- Con người là động lực của cách mạng: Theo HCM lực lượng của cách mạng là nhân dân, chính là con người.Đó là động lực phát triển của lịch sử, động lực của cách mạng.Trong khi xác định mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, HCM cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng con người là do chính bản thân con người thực hiện.Con người là sức mạnh đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của cách mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro