Bài 3 Sự vận đồng và phát triển của thế giới vật chất

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Kiến thức cơ bản
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a. Thế nào là vận động?

- Theo Triết học Mác - Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng

c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

- 5 hình thức vận động cơ bản

+ Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ : Chơi đá bóng, đi bộ…

+ Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng.

+ Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ.

+ Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm trồi nảy lộc, nở hoa.

+ Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ: Từ Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Cộng sản chủ nghĩa.

⇒ Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

+ Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.

+ Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Thế nào là phát triển

- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Ví dụ : Sự phát triển của chiếc điện thoại từ chiếc điện thoại đen trắng đến chiếc điện thoại màu với nhiều chức năng : nghe nhặc, xem phim, lướt web…

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về vận động, phát triển?

A. Rút dây động rừng. C. Con vua thì lại làm vua.

B. Tre già măng mọc. D. Nước chảy đá mòn.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 2: Câu nói “Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa” nói đến quá trình nào?

A. Phát triển. C. Chỉ có vận động, không có phát triển.

B. Vận động. D. Vận động và phát triển.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 3: Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.

B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.

C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.

D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 4: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành →bà già.

B. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước.

C. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá.

D. Học cách học → biết cách học.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 5: Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên. C. Tư duy.

B. Xã hội. D. Đời sống.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 6: Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên. C. Tư duy.

B. Xã hội. D. Đời sống.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 7: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản ?

A. 2. C. 4.

B. 3. D. 5.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 8: Trong các hình thức vận động cơ bản của thế giới, hình thức vận động nào là cao nhất?

A. Vận động cơ học. C. Vận động xã hội.

B. Vận động vật lý. D. Vận động sinh học.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 9: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao là:

A. Cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.

B. Cơ học, hóa học, vật lý, sinh học, xã hội.

C. Cơ học, sinh học, hóa học, vật lý, xã hội.

D. Cơ học, xã hội, vật lý, hóa học, sinh học.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 10: Sự phát triển diễn ra ở lĩnh vực nào?

A. Tự nhiên.

B. Xã hội.

C. Tư duy.

D. Cả A,B,C.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A. Giới tự nhiên và tư duy.

B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội

C. Thế giới khách quan và xã hội.

D. Đời sống xã hội và tư duy.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A. Ngắt quãng. B. Thụt lùi.

C. Tuần hoàn. D. Tiến lên.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?

A. Vận động cơ học.

B. Vận động vật lí

C. Vận động hóa học

D. Vận động xã hội.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Phong phú và đa dạng.

B. Khái quát và cơ bản.

C. Vận động và phát triển không ngừng

D. Phổ biến và đa dạng.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng?

A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.

B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.

D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

A. Sự di chuyển các vật thể trong không gian.

B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt.

C. Quá trình bốc hơi của nước.

D. Sự biến đổi của nền kinh tế.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.

C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.

D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 9: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học B. Vật lí

C. Hóa học D. Xã hội

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 10: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học B. Vật lí

C. Hóa học D. Sinh học

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 11. Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học B. Vật lí

C. Sinh học D. Xã hội

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 12: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.

B. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

C. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt.

D. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 13. Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

B. Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.

C. Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.

D. Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Câu 14. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A. Luôn luôn vận động.

B. Luôn luôn thay đổi.

C. Sự thay thế nhau.

D. Sự bao hàm nhau.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động?

A. Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao.

B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.

C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau.

D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 16. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Sự vật và hiện tượng không biến đổi.

B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.

C. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.

D. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 17. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?

A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.

C. Cây khô héo mục nát.

D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 18. Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.

B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.

C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.

D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 19. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.

B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.

C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá

D. Học cách học →biết cách học.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 20. Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

A. Rút dây động rừng

B. Nước chảy đá mòn.

C. Tre già măng mọc

D. Có chí thì nên.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 21. Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện ntn?

A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn.

B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới.

C. Sự xuất hiện các hạt cơ bản.

D. Sự xuất hiện các giống loài mới.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 22. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?

A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.

B. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.

C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.

D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 23. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự vận động đều là phát triển.

B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

C. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.

D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 24. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên B. Xã hội

C. Tư duy D. Đời sống.

Hiển thị đáp án
Đáp án: A

Câu 25. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy?

A. Tự nhiên B. Xã hội

C. Tư duy D. Lao động

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 26. Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?

A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ

C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ

D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Câu 27. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A. Góp gió thành bão

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C. Tre già măng mọc

D. Đánh bùn sang ao.

Hiển thị đáp án
Đáp án: D

BÀI TẬP SGK

Bài 1 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10): Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?

Trả lời:

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Bài 2 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10): Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là phát triển?

Trả lời:

Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Bài 3 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

Trả lời:

Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Bài 4 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10): Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?

Trả lời:

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Vậy nên, một học sinh từ cấp THCS lên cấp THPTcũng được xem là bước phát triển. Đây thể hiện trình độ học tập củ học sinh đã tăng lên nên mới được tăng cấp bậc đi học.

Bài 5 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?

Trả lời:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát tiển về khoa học kĩ thuật.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần ( nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.

Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên (có nhiều tri thức trẻ, tài năng…). Ý thức người dân cũng dần thay đổi.

Bài 6 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao?

a) Sự dao động của con lắc

b) Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại

c) Ma sát sinh ra nhiệt

d) Chim bay

đ) Sự chuyển hóa của các chất hóa học

e) Cây cối ra hoa, kết quả

g) Nước bay hơi

h) Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

i) Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Trả lời:

Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc

Vân động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi

Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học

Vận động sinh học: Sự trao dổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.

Vận động xã hội: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lop10