Công pháp Phật gia và Phật giáo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Công pháp Phật gia và Phật giáo

Công [pháp] Phật gia không phải là Phật giáo, điểm này tôi

giảng rõ cho chư vị; thực ra công [pháp] Đạo gia cũng không

phải là Đạo giáo. Trong chúng ta có một số người cứ không hiểu

rõ điều này. Một số vị là hoà thượng ở chùa, cũng có một số vị

là cư sỹ, họ tự cho rằng họ hiểu biết nhiều điều trong Phật giáo,

nên họ chẳng e dè gì mà cứ tuyên truyền những điều trong Phật

giáo cho các học viên chúng tôi. Tôi nói với chư vị rằng, chư vị

đừng làm thế; bởi vì đây là sự việc trong các pháp môn khác

nhau. Tôn giáo có hình thức của tôn giáo; còn ở đây chúng tôi

truyền một bộ phận pháp môn tu luyện của chúng tôi; trừ các

đệ tử chuyên tu của Pháp Luân Đại Pháp, thì [chúng tôi] không

giảng hình thức tôn giáo; vậy nên [chúng tôi] không phải là

Phật giáo trong thời kỳ mạt Pháp.

Pháp trong Phật giáo chỉ là một bộ phận nhỏ trong Phật

Pháp; còn có nhiều Đại Pháp cao thâm khác; trong mỗi tầng lại

có các Pháp khác nhau. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng tu luyện

có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Trong Phật giáo chỉ có một vài pháp

môn, nó chỉ có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền

tông, Tịnh Độ [tông], Mật tông, v.v. chỉ mấy pháp môn ấy; đếm

ra chỉ là một con số quá nhỏ! Do vậy nó không khái quát toàn

thể Phật Pháp được; nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng là một pháp môn

trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy; [nó] không có quan hệ gì với

Phật giáo nguyên thuỷ cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp,

cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại.

Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni sáng lập vào 2 nghìn 5

trăm năm trước đây tại Ấn Độ cổ. Thời ấy sau khi Thích Ca

Mâu Ni khai công khai ngộ, trong ký ức của Ông nhớ lại những

điều bản thân mình đã tu luyện trước đây, [Ông] lấy những

điều [tu luyện] ấy truyền rộng ra độ nhân. Pháp môn của Ông

bất kể có xuất ra bao nhiêu vạn cuốn kinh sách, kỳ thực là 3

chữ, đặc điểm pháp môn của Ông gọi là "Giới Định Huệ". Giới,

chính là cấm hẳn hết thảy dục vọng nơi người thường, cưỡng

chế chư vị vứt bỏ những truy cầu lợi ích, đoạn tuyệt khỏi hết

thảy những điều thế tục này khác. Như thế tâm của họ sẽ biến

thành 'không', điều gì cũng chẳng mong nghĩ, họ có thể định lại

được; chúng {Giới và Định} tương phụ tương thành [cho nhau].

Sau khi định lại được rồi, thì cần đả toạ thực tu, dựa vào định

lực mà tu lên; đó chính là phần tu luyện chân chính của pháp

môn ấy. Họ cũng không giảng thủ pháp, không cải biến bản thể

của mình. Họ chỉ tu cái công [xác định] tầng cao thấp của mình,

vậy nên [họ] chỉ một điều là tu tâm tính của mình; không tu

mệnh nên cũng không giảng diễn hoá của công. Đồng thời trong

khi định thì họ tăng cường định lực, trong khi đả toạ thì chịu

khổ, [và] tiêu nghiệp của họ. Huệ, ấy chính là chỉ người đã khai

công khai ngộ, đại trí đại huệ. Thấy được chân lý của vũ trụ,

thấy chân tướng của mỗi tầng không gian; thần thông đại hiển.

Khai huệ, khai ngộ ấy, còn được gọi là 'khai công'.

Thời Thích Ca Mâu Ni sáng lập pháp môn này, ở Ấn Độ có 8

tôn giáo đang đồng thời lưu truyền. Có một tôn giáo thâm căn

cố đế gọi là Bà La Môn giáo. Trong những năm tại thế, Thích

Ca Mâu Ni đã luôn luôn phát sinh hình thái đấu tranh về ý thức

[quan điểm] với các tôn giáo khác. Vì điều mà Thích Ca Mâu Ni

truyền là chính Pháp, do đó trong suốt quá trình truyền Pháp,

Phật Pháp mà Ông truyền càng ngày càng hưng thịnh. Còn các

tôn giáo khác càng ngày càng suy tàn; ngay cả Bà La Môn giáo

vốn đã cắm rễ sâu nơi ấy cũng lâm vào trạng thái bên bờ diệt

vong. Nhưng sau khi Thích Ca Mâu Ni [nhập] niết bàn, các tôn

giáo khác lại bắt đầu hưng thịnh trở lại; đặc biệt là Bà La Môn

giáo, lại bắt đầu hưng thịnh trở lại. Còn khi ấy trong Phật giáo

xuất hiện tình huống gì? Có một số tăng nhân đã ở các tầng

khác nhau khai công, khai ngộ rồi, [nhưng] mà tầng mà [họ]

khai [công khai ngộ] lại tương đối thấp. Thích Ca Mâu Ni đạt

đến tầng Như Lai; còn nhiều tăng nhân không hề đạt được đến

tầng ấy.

Tại các tầng khác nhau Phật Pháp có các hiển hiện khác

nhau; nhưng [tầng] càng cao [thì] càng tiếp cận chân lý, [tầng]

càng thấp thì càng viễn ly với chân lý. Vậy nên một số tăng

nhân khai công khai ngộ tại tầng thấp rồi, họ dùng hiển tượng

trong vũ trụ mà họ thấy tại tầng của bản thân mình, tình huống

mà [họ] hiểu được và [Pháp] lý mà [họ] ngộ được, để giải thích

những lời mà Thích Ca Mâu Ni đã từng giảng. Nghĩa là, đối với

Pháp mà Thích Ca Mâu Ni từng giảng có các tăng nhân tiến

hành giải thích thế này, [hoặc] giải thích thế khác. Lại có một số

tăng nhân lấy những điều bản thân mình tham ngộ mà giảng

nói như thể đó là lời của Thích Ca Mâu Ni, chứ họ không giảng

[bằng] những lời nguyên gốc của Thích Ca Mâu Ni. Như thế

làm diện mục của Phật Pháp sai khác hẳn, hoàn toàn không còn

là Pháp mà Thích Ca Mâu Ni đã truyền; rốt cuộc đã làm Phật

Pháp trong Phật giáo tại Ấn Độ tiêu mất. Đó là bài học lịch sử

quan trọng bậc nhất; vậy nên Ấn Độ sau này không còn Phật

giáo nữa. Trước khi tiêu mất, Phật giáo trải qua nhiều lần cải

tổ, cuối cùng kết hợp với những điều của Bà La Môn giáo, mà

hình thành tại Ấn Độ một tôn giáo [đến] hiện nay, gọi là Ấn Độ

giáo. [Họ] cũng không thờ cúng Phật nào cả, mà thờ cúng

những thứ khác; [họ] cũng không tin theo Thích Ca Mâu Ni; đã

xảy ra tình huống như thế.

Phật giáo trong quá trình phát triển, đã xuất hiện một số lần

cải tổ rất lớn. Một là [xảy ra] không lâu sau khi Thích Ca Mâu

Ni không còn tại thế; có người căn cứ theo [Pháp] lý ở cao tầng

mà Thích Ca Mâu Ni giảng, để sáng lập ra Đại Thừa Phật giáo.

[Về những ai nhìn] nhận rằng Pháp mà Thích Ca Mâu Ni giảng

công khai là giảng cho người [tu] bình thường nghe, dùng để

giải thoát tự thân, đạt đến quả vị La Hán, không giảng phổ độ

chúng sinh; được gọi đó là [theo] Tiểu Thừa Phật giáo. Hoà

thượng tại các nước Đông Nam Á bảo lưu theo phương pháp tu

luyện nguyên thuỷ từ thời đại của Thích Ca Mâu Ni; người Hán

chúng ta gọi đó là Tiểu Thừa Phật giáo. Tất nhiên tự họ không

thừa nhận [điều ấy]; họ nhìn nhận rằng họ kế thừa những điều

nguyên gốc của Thích Ca Mâu Ni. Quả đúng là như vậy; trên

cơ bản họ kế thừa phương pháp tu luyện của thời đại Thích Ca

Mâu Ni.

Đại Thừa Phật giáo vốn đã qua cải tổ ấy, sau khi truyền

nhập vào Trung Quốc chúng ta, ở Trung Quốc chúng ta [Đại

Thừa Phật giáo] đã cố định lại; đó chính là Phật giáo đang lưu

truyền ở nước ta hiện nay. Trên thực tế thì nó đã thay đổi toàn

bộ diện mạo so với Phật giáo của thời đại Thích Ca Mâu Ni: từ

trang phục cho đến toàn bộ các trạng thái tham ngộ, [và] quá

trình tu luyện đều đã đổi khác. Phật giáo nguyên thuỷ chỉ nhìn

nhận Thích Ca Mâu Ni là tổ tôn để thờ cúng; nhưng [trong]

Phật giáo hiện đại đã xuất hiện khá nhiều vị Phật cũng như các

Đại Bồ Tát; hơn nữa đó là tín ngưỡng đa Phật. Xuất hiện tín

ngưỡng đối với rất nhiều Phật Như Lai; trở thành một chủng

Phật giáo đa Phật. Ví dụ: Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Đại

Nhật Như Lai, v,v.; cũng xuất hiện nhiều Đại Bồ Tát. Như vậy,

toàn thể Phật giáo đã hoàn toàn khác xa với [Phật giáo] nguyên

sơ do Thích Ca Mâu Ni sáng lập thuở xưa.

Tại thời kỳ ấy còn phát sinh một quá trình cải tổ nữa, từ Bồ

Tát Long Thọ truyền xuất ra một chủng phương pháp mật tu;

[nó] từ Ấn Độ đi qua Afghanistan, sau đó tiến vào vùng Tân

Cương nước ta mà truyền vào đất người Hán; [lúc ấy] đúng vào

[triều] đại nhà Đường, nên gọi đó là 'Đường Mật'. Bởi vì Trung

Quốc chúng ta chịu ảnh hưởng rất mạnh của Nho gia, quan

niệm đạo đức khác với các dân tộc nói chung. Trong pháp môn

tu luyện Mật tông này có [những] điều của nam nữ song tu, xã

hội thời ấy không thể tiếp thụ; do vậy vào thời kỳ diệt Phật

trong những năm Hội Xương [triều] đại nhà Đường thì nó đã bị

trừ dứt hẳn; Đường Mật đã bị tiêu mất ở nơi người Hán chúng

ta. Nhật Bản hiện nay có [môn] gọi là 'Đông Mật', [đó] chính là

học từ Trung Quốc chúng ta vào thời ấy; nhưng họ không hề

qua quán đỉnh. Theo Mật tông giảng, không qua quán đỉnh mà

học những điều của Mật tông, thì thuộc về trộm Pháp, không

được thừa nhận là thân thụ. Một nhánh khác từ Ấn Độ, Nepal

truyền nhập vào Tây Tạng, gọi là 'Tạng Mật', từ đó lưu truyền

đến nay. Trên cơ bản Phật giáo có những việc như thế; một

cách rất đơn giản và khái quát, tôi đã nói một lượt về quá trình

diễn biến phát triển của nó. Toàn thể Phật giáo trong quá trình

phát triển, còn xuất hiện [những môn] giống như Thiền tông do

Đạt Ma sáng lập, còn có Tịnh Độ tông, Hoa Nghiêm tông, v.v.;

tất cả đều chiểu theo điều Thích Ca Mâu Ni từng giảng rồi

tham ngộ [mà] ra; chúng đều thuộc về Phật giáo đã qua cải tổ.

Trong Phật giáo có hơn mười pháp môn như vậy; chúng đều đi

theo hình thức tôn giáo, do đó đều thuộc về Phật giáo.

Các tôn giáo sinh ra trong thế kỷ này; [mà] không chỉ thế kỷ

này, mấy thế kỷ trước ở các vùng khác nhau trên thế giới cũng

có nhiều tôn giáo mới xuất sinh; phần đông chúng đều là giả.

Các Đại Giác Giả độ nhân, [họ] đều có thiên quốc của bản thân

mình; Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Đại Nhật Như Lai, v.v.,

các Phật Như Lai ấy độ nhân, [họ] đều có thế giới do bản thân

mình chủ trì. Tại hệ Ngân Hà này của chúng ta, có trên một

trăm thế giới như thế; Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng

có thế giới Pháp Luân.

Những pháp môn giả kia độ nhân thì độ đi đâu? Họ không

độ nhân được; điều họ giảng ra không phải là Pháp. Tất nhiên

có một số người đã sáng lập tôn giáo, mục đích ban đầu [là] họ

không muốn sẽ làm ma phá hoại chính giáo. Họ khai công khai

ngộ tại các tầng khác nhau, họ thấy được một chút [Pháp] lý;

nhưng so với các Giác Giả [có khả năng] độ nhân thì họ khác

xa: họ rất thấp. Họ phát hiện một số [Pháp] lý, phát hiện một số

điều ở nơi người thường là sai; họ cũng [khuyên] bảo người ta

làm điều tốt như thế nào; ban đầu họ cũng không phản đối các

tôn giáo khác. Cuối cùng người ta tín phụng họ, cho rằng họ

giảng có đạo lý; sau đó ngày càng tin tưởng họ; kết quả một số

người sùng bái họ, không sùng bái tôn giáo. Tâm danh lợi của

họ xuất hiện, [họ] bảo đại chúng phong [cho họ] làm [vị] nào

đó; từ đó trở đi họ lập ra một tôn giáo mới. Tôi nói với mọi

người rằng chúng đều thuộc về tà giáo; dẫu chúng chẳng hại

người, chúng vẫn là tà giáo. Bởi vì chúng can nhiễu đến [việc]

con người tin vào chính giáo; chính giáo là độ nhân, còn chúng

thì không thể. Dần dần phát triển, họ quay ra làm điều xấu.

Gần đây có nhiều [thứ] loại này đã lưu truyền vào Trung Quốc

chúng ta; ví dụ cái gọi là 'pháp môn Quán Âm' chính là một

trong số ấy. Vậy nên mọi người phải hết sức chú ý; nghe nói

rằng một nước ở đông Á có trên 2 nghìn loại [như vậy]; tại

Đông Nam Á và các nước tây phương khác, điều gì cũng có

[người] tin; có một quốc gia công nhiên có Vu giáo. Những thứ

ấy đều là ma xuất hiện tại thời kỳ mạt Pháp. Thời kỳ mạt Pháp

là không phải chỉ nói đến Phật giáo; mà còn nói về rất nhiều

không gian từ một tầng rất cao trở xuống đều đã bại hoại rồi.

Mạt Pháp không chỉ nói đến mạt Pháp của Phật giáo, mà còn là

xã hội nhân loại không [còn] duy trì tâm Pháp [để] ước [chế

câu] thúc đạo đức nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fesefs