công tác bảo hộ công dân việt nam ở nước ngoài

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÔNG TÁC BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Điều kiện tiến hành bảo hộ công dân:

-      Quốc tịch công dân đó: Vấn đề bản chất:

o   2 mặt: Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ, công dân có đóng góp phát triển đất nước.

-      Công dân mang quốc tịch nước nào thì nước đó có trách nhiệm bảo hộ công dân đó.

-      Đối với công dân có nghĩa vụ đóng góp, xây dựng đất nước.

-      Hiện nay chúng ta có khoảng 3 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có khoảng 60- 70% đã gia nhập quốc tịch nước sở tại.

-      Khi đi sang nước ngoài cần mang theo:

o   Hộ chiếu

o   Giấy tờ tuỳ thân: thẻ CMND, giấy khai sinh

2.      Các biện pháp tiến hành bảo hộ công dân:

a.       Xác định quốc tịch

b.      Các cơ quan đại diện của nhà nước tại nước ngoài phải cấp những giấy tờ tuỳ thân cho công dân của mình như Hộ chiếu, giấy thông hành, thẻ có đăng kí công dân.

c.       Đăng kí công dân

d.      Công dân phải đến cơ quản bảo hộ để kê khai đăng kí công dân, khi đi mang theo giấy tờ tuỳ thân.

e.       Trường hợp công dân đã vào quốc tịch nước sở tại nếu người đó tình nguyện đăng kí để đc cấp thẻ công dân thì các cơ quan đại diện nước ta vẫn tiến hành đăng kí cho họ.

f.       Cấp các loại giấy tờ về hộ tịch cho công dân ở nước ngoài. ( giấy khai sinh, giấy kết hôn

3. Bảo hộ công dân Việt Nam bị bắt ở nước ngoài

­   Khi công dân Việt Nam ở nước ngoài bị bắt, bị tạm giam thì cơ quan đại diện phải tìm hiểu & điều tra vụ việc ntn?

Căn cứ vào các quy ước ( công ước Viên) và các hiệp định mà 2 nước kí kết với nhau

Luật của nước sở tại và luật của Việt Nam.

Biện pháp

a.       Đấu tranh bằng con đường ngoại giao

b.      Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài yêu cầu Bộ ngoại giao nước sở tại xem xét và xử đúng luật

c.       Bộ ngoại giao Việt Nam gửi công hàm đến Bộ ngoại giao nước sở tại.

d.      Đấu tranh của kiều dân. Tập hợp gia đình và kiều thân sống xung quanh đấu tranh với chính quyền địa phương.

e.       Vận động dư luận của địa phương và những cá nhân có uy tín ở khu vực đó mà có cảm tình với công dân nước mình, người ta phát biểu ý kiến

f.       Báo chí nước sở tại.

g.      VD: ở Malaysia có nhiều trường hợp phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang, cơ quan đại diện của Việt Nam liên hệ với chính quyền địa phương để làm rõ và ngăn chặn sự việc.

4. Công tác lãnh sự và bảo hộ các loại giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.

5. Công tác vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Hiện nay người Việt Nam có xu hướng định cư lâu dài và tìm cách gia nhập quốc tịch nước sở tại nhưng họ không quên Tổ quốc.

Nhà nước phải đề ra chủ trương và chính sách vận động người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp xây dựng kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật.

1987-  8000 người về thăm đất nước. 1992: 192 ngàn và năm 1998 tăng thành 142 ngàn, hiện nay hàng năm có khoảng 500 ngàn người xin về thăm hoặc đầu tư trong nước. Số tiền gửi về trong nước năm 1994 là 227 triệu, 1995 là 288 triệu, năm 1996 là 426 triệu, năm 1988 là 950 triệu và từ năm 2000 trở về đây là tăng lên rất nhiều. Đầu tư của kiều hối chủ yếu về xuất nhập khẩu, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ kiều hối, du lịch và y tế. Riêng Việt kiều ở LX cũ đã có cầu nối cung cấp hàng hoá dịch vụ từ trong nước sang tiêu thụ ở nước ngoài. Ngoài ra trong các đợt quyên góp ủng hộ bão lụt thì kiều bào cũng có đóng góp rất nhiều. Đóng góp về chất xám, trí thức: ngày càng có nhiều chuyên gia người Việt về kinh tế, ngân hàng, tài chính để về đóng góp cho đất nước.

II. Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

Chính sách của nhà nước:

Đây là chủ trương của Đảng và nhà nước ta, có từ khi nhà nước ta mới ra đời 1945.

Trước năm 1993, phần đông người Việt Nam ở nước ngoài là đối tượng cho chúng ta theo dõi.

Từ nghị quyết 8 khoá 3 ra ngày 29/11/1993 làm thay đổi hẳn nhận thức của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ chố người Việt Nam ở nước ngoài bị coi là đối tượng theo dõi của cơ quan an ninh đến người Việt Nam ở nước ngoài là 1 bộ phận của Việt Nam, là bộ phận không thể tách rời, là đối tượng để Việt Nam đoàn kết và là nhân tố cấu thành nội lực trong công cuộc CNH- HĐH. Đây là bước ngoặt.

23/3/1995, chỉ thị 55/CT/TW cơ quan nhà nước, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở TW và địa phương, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài phải phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt nghị quyết của bộ chính trị và các nghị quyết của CP. Chỉ thị đề cập đến các bức xúc của bà con ở nước ngoài về vấn đề xuất nhập cảnh, bị phân biệt đối xử, vấn đề hồi hương, vấn đề chuyển tiền về Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro