Phần 2: Lý Thuyết Toán (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hình

1. Góc ở tâm

a. Định nghĩa

Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm

b. Số đo cung

Số đo cung của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

Số đo của cung lớn bằng 3600 trừ đi số đo của cung nhỏ

Số đo của nửa đường tròn bằng 1800
c. So sánh hai cung

Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau

Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Chú ý:

Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì: sđAB = sđAC+ sđCB

2. Liên hệ giữa cung và dây

Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau:

a) Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau

b) Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau

c) Cung lớn hơn căng dây lớn hơn

d) Dây lớn hơn căng cung lớn hơn

3. Góc nội tiếp

Định nghĩa:

- Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.

- Cung nằm bên trong góc nội tiếp được gọi là cung bị chắn.

Định lý

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Hệ quả

Trong một đường tròn:

a) Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.

b) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

c) Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90∘) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.

d) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Định nghĩa:

Cho đường tròn tâm (O) có Ax là tia tiếp tuyến tại tiếp điểm A và dây cung AB. Khi đó, góc BAx là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.

Định lý:

Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Hệ quả:

Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn, góc có đỉnh bên ngoài đường tròn

a. Góc có đỉnh bên trong đường tròn

Định nghĩa: Trong hình dưới , góc BIC nằm trong đường tròn (O) được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.

Định lý: Số đo của góc đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.

b. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn

Định nghĩa: Góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn và các cạnh đều có điểm chung với đường tròn là góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.

Định lý: Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

6. Đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp

Định nghĩa

Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác nội tiếp đường tròn.

Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác được gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác được gọi là đa giác ngoại tiếp đường tròn.

Định lý

Bất kì đa giác đều nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.

7. Tứ giác nội tiếp

Định nghĩa

Tứ giác nội tiếp đường tròn là tứ giác có bốn đỉnh nằm trên đường tròn đó.

Định lý

- Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 180∘.

- Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180∘ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

Một số dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

- Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180∘.

- Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối với đỉnh đó.

- Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm ( mà có thể xác định được ). Điểm đó là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

- Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới cùng một góc α.

Chú ý : Trong các hình đã học thì hình chữ nhật , hình vuông, hình thang cân nội tiếp được đường tròn.

8. Độ dài đường tròn, cung tròn

Công thức tính độ dài đường tròn (chu vi đường tròn)

Cho đường tròn (O;R), độ dài (C) của đường tròn ( hay chu vi của đường tròn) là

C=2πRhay C=πdvới d=2R là đường kính của (O) .

Công thức tính độ dài cung tròn

Trên đường tròn bán kínhR , độ dài l của một cung n∘ được tính theo công thức l=πRn180.

9. Diện tích hình tròn, quạt tròn

Công thức tính diện tích hình tròn

Diện tích S của một hình tròn bán kính R được tính theo công thức S=πR2
Công thức tính diện tích hình quạt tròn

Diện tích hình quạt tròn bán kính R, cung n∘ được tính theo công thức

S=πR2n360hayS=l.R2 ( với l là độ dài cung n∘của hình quạt tròn).

10. Hình trụ

Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h. Khi đó :

+ Diện tích xung quanh : Sxq=2πRh .

+ Diện tích 1 đáy : Sđ=πR2.

+ Diện tích toàn phần : Stp=Sxq+2Sđ=2πRh+2πR2.
+ Thể tích : V=πR2h.

11. Hình nón

Cho hình nón có bán kính đáy R, đường sinh l, chiều cao h. Khi đó :

+ Diện tích xung quanh: Sxq=πRl.
+ Diện tích đáy : Sđ=πR2
+ Diện tích toàn phần: Stp=Sxq+Sđ=πRl+πR2.
+ Thể tích: V=13πR2h.
+ Công thức liên hệ : R2+h2=l2
12. Hình nón cụt

Cho hình nón cụt có các bán kính đáy là R và r,chiều cao h, đường sinh l.
+ Diện tích xung quanh: Sxq=π(R+r)l.
+ Diện tích toàn phần: Stp=π(R+r)l+πR2+πr2.
+ Thể tích: V=13πh(R2+Rr+r2).
13. Hình cầu

Cho hình cầu bán kính R.
- Diện tích mặt cầu :S=4πR2 .

- Thể tích hình cầu : V=43πR3.

Fighting 💜

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ontap