cong ty CK

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Công ty CK:

1. Khái niệm và vai trò:

- K/n: Công ty CK là một loại hình định chế trung gian đặc biệt trên TTCK, thực hiện các hoạt động kinh doanh CK như ngành nghề kinh doanh chính.

- Vai trò:

+ Vai trò huy động vốn: các cty CK thường đảm nhận vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới CK.

+ Vai trò hình thành giá cả CK: thông qua việc xác định và tư vấn cho các tổ chức fát hành mức giá fát hành hợp lý đối với các CK trong đợt phát hành (đối với thị trường sơ cấp) và thông qua việc giúp các nhà đtư đánh giá đúng thực tế, chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình (đối với thị trường thứ cấp).

+ Vai trò thực thi tính hoán tệ của CK: các cty CK giúp các nhà đtư đc chuyển tiền mặt thành CK và ngược lại trong môi trg đtư ổn định.

+ Vai trò tư vấn đtư: các cty CK nghiên cứu thị trường rồi tư vấn, cung cấp các thông tin đó cho các cty và các nhà đtư. Dịch vụ tư vấn có thể bao gồm: thu thập thông tin phục vụ cho mục đích của khách hàng; cung cấp thông tin về các khả năng đtư cũng như triển vọng của các khoản đtư đó trong tương lai; cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của CP có liên quan đến khoản đtư mà khách hàng đang cân nhắc.

+ Là trung gian giữa các nhà đầu tư và tổ chức phát hành và là trung gian giữa các nhà đầu tư với nhau.

+ Là thành viên quan trọng để tổ chức thị trường giao dịch tập trung nhằm tổi đa hoá nhu cầu đầu tư, nhằm đảm bảo mua bán CK với số lượng lớn nhất.

+ Là chủ thể tạo ra sự ổn định của thị trường.

+ Là chủ thể tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ để đảm bảo 1 đợt phát hành CK thành công.

2. Hoạt động nghiệp vụ:

a. Môi giới CK:

Môi giới CK là hoạt động trung gian, trong đó công ty CK tiến hành giao dịch CK nhân danh mình đại diện cho khách hàng. Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ chủ yếu của công ty CK, bao gồm thực hiện lệnh giao dịch mua bán CK cho khách hàng, thanh toán và quyết toán các giao dịch. Để thực hiện nghiệp vụ môi giới đòi hỏi công ty CK có tín nhiệm, phải được khách hàng tin cậy, phải có năng lực kinh nghiệm nghề nghiệp, phải có khả năng phân tích tài chính các doanh nghiệp để tư vấn cho các khách hàng của mình. Thực hiện nghiệp vụ này, công ty CK thu phí môi giới từ khách hàng, phí môi giới thường được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng giá trị giao dịch.

=> là nghiệp vụ chủ yếu của cty CK (cty CK tiến hành giao dịch CK nhaâ danh mình đại diện cho khách hàng), bao gồm thực hiện lệnh giao dịch mua bán CK cho khách hàng, thanh toán và quyết toán các giao dịch. Thường trải qua các bước như sau:

(2)

khach hang (1) cong ty CK (3)

(5)

(4)

B1: Mở tài khoản (1)

B2: Nhận lệnh (2)

B3: Chuyển lệnh cho thị trường phù hợp để thực hiện lệnh (3)

B4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh của khách hàng (4)

B5: Thanh toán và giao hàng (5).

b. Bảo lãnh phát hành:

Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tich trước khi chào bán CK, tổ chức việc phân phối CK và giúp bình ổn giá CK trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Quá trình bao gồm việc tư vấn tài chính, định giá CK, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, phân phối và điều hoà giá CK. Tuỳ theo từng nước, các công ty có chức năng thực hiện bảo lãnh phát hành thường là các công ty CK, các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính. Các công ty này có thể tham gia vào đợt bảo lãnh với tư cách là thành viên tổ hợp nhà bảo lãnh phát hành chính hay đại lí phát hành.

=> Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành do Tổ chức bảo lãnh giúp các nhà phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán CK, tổ chức việc phân phối CK và giúp bình ổn giá CK trong giai đoạn đầu sau khi phát hành, bao gồm: việc tư vấn tài chính; định giá CK; chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành; phân phối và điều hoà giá CK.

c. Tự doanh:

Là một nghiệp vụ kinh doanh trong đó công ty CK mua bán CK cho chính mình, rủi ro từ hoạt động này do chính công ty chịu. Thực hiện nghiệp vụ tư doanh có lãi hay lỗ tuỳ thuộc vào chênh lệch giữa giá mua và bán CK và sự biến động chung của giá CK do công ty CK nắm giữ.

Hoạt động buôn bán CK của công ty CK có thể là giao dịch gián tiếp hoặc giao dịch trực tiếp:

- Giao dịch gián tiếp tức là công ty CK đặt ra các lệnh mua và bán của mình trên sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất cứ khách hàng nào không xác định trước.

- Giao dịch trực tiếp là giao dịch tay đôi giữa hai công ty CK hay giữa công ty CK với khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng giao dịch thường là các loại trái phiếu, các cổ phiếu đăng kí giao dịch ở thị trường phi tập trung.

Luật pháp các nước đều quy định các công ty CK phải dành một tỉ lệ phần trăm nhất định giao dịch của mình cho hoạt động bình ổn thị trường. Các công ty có nghĩa vụ mua vào khi giá CK giảm để kìm hãm giá và bán ra khi giá CK lên nhằm giữ giá CK.

d. Tư vấn đầu tư CK:

Là dịch vụ mà công ty CK cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư CK, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp phát hành và niêm yết CK. Đây là việc cung cấp các thông tin, cách thức, đối tượng CK, thời hạn, khu vực... và các vấn đề có tính quy luật của hoạt động đầu tư CK. Nghiệp vụ này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà không yêu cầu nhiều vốn. Ngoài ra, công ty CK có thể sử dụng kĩ năng để tư vấn cho các công ty về việc sáp nhập, thâu tóm, tái cơ cấu vốn của công ty để đạt hiệu quả hoạt động cao. Các công ty CK không được đảm bảo chắc chắn về lợi nhuận và sự thua lỗ khi tư vấn bởi vì sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư

=> Tư vấn tài chính và đtư CK: Có thể do bất kì cty CK nào hay cá nhân nào tham gia thông qua:

> Khuyến cáo

> Lập báo cáo

> Tư vấn trực tiếp

> Thông qua ấn phẩm về CK để thu phí

e. Các hoạt động dịch vụ tài chính khác:

Ngoài các hoạt động nghiệp vụ trên, công ty CK còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như cho vay CK, kinh doanh bảo hiểm, quản lý vốn...

Tuy nhiên, không phải công ty CK nào cũng được thực hiện tất cả các nghiệp vụ trên. Để có thể được thực hiện mỗi nghiệp vụ trên các công ty CK phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.

 Cơ cấu tổ chức:

+ Cơ quan điều hành cao nhất: HĐQT

+ Điều hành cty: Ban giám đốc, giám đốc

+ Ban kiểm soát

+ Các phòng ban: Phòng giao dịch; phòng kế toán tài chính; phòng Marketing; phòng quản trị hành chính; phòng lưu ký, đăng ký, lưu trữ; phòng quản lý tài sản

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cong