công ước quốc tế thanhhuongd91

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương I

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHƯƠNG TIỆN

Ðiều 1

1. Công ước này áp dụng cho hối phiếu quốc tế khi nó chứa đựng tiêu đề "Hối phiếu quốc tế (Công ước UNCITRAL) và cũng chứa đựng trong nội dung của nó những từ "Hối phiếu quốc tế (Công ước UNCITRAL)".

2. Công ước này áp dụng cho kì phiếu quốc tế khi nó chứa đựng tiêu đề "Kì phiếu quốc tế (Công ước UNCITRAL)" và cũng chứa đựng trong nội dung của nó những từ "Kì phiếu quốc tế (Công ước UNITRAL).

3. Công ước này không áp dụng đối với các loại séc.

Ðiều 2

1. Hối phiếu quốc tế là một hối phiếu qui định ít nhất hai trong số các địa điểm sau và chỉ ra rằng bất kì hai địa điểm nào được qui định như vậy nằm ở các nước khác nhau:

a. Ðịa điểm hối phiếu được kí phát;

b. Ðịa điểm ghi bên cạnh chữ kí của người kí phát;

c. Địa điểm ghi bên cạnh tên của người trả tiền;

d. Ðịa điểm ghi bên cạnh tên của người hưởng lợi;

e. Ðịa điểm trả tiền.

Với điều kiện là hoặc địa điểm nơi hối phiếu được kí phát hoặc địa điểm trả tiền được ghi trên hối phiếu thuộc một Quốc gia thành viên.

2. Kì phiếu quốc tế là một kì phiếu qui định ít nhất hai trong số các địa điểm sau và chỉ ra rằng bất kì hai địa điểm nào được qui định như vậy nằm ở các nước khác nhau:

a. Ðịa điểm kì phiếu được lập;

b. Ðịa điểm ghi bên cạnh chữ kí của người lập kì phiếu;

c. Ðịa điểm ghi bên cạnh tên của người hưởng lợi;

d. Ðịa điểm thanh toán.

Với điều kiện là địa điểm thanh toán được ghi trên kì phiếu và thuộc một Quốc gia thành viên.

3. Công ước này không giải quyết vấn đề hình phạt do luật Quốc gia đặt ra trong trường hợp có sự diễn đạt sai hoặc không đúng trên phương tiện về một địa điểm được đề cập đến tại khoản 1 hoặc 2 của Điều này. Tuy nhiên, bất kì hình phạt nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của phương tiện hoặc đến việc áp dụng Công ước này.

Ðiều 3

1. Một hối phiếu là một phương tiện được kí phát mà:

a. Chứa đựng một mệnh lệnh vô điều kiện theo đó người kí phát chỉ thị cho người trả tiền phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này;

b. Phải thanh toán theo yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định;

c. Có đề ngày tháng kí phát;

d. Ðược người ký phát ký tên.

2. Một kì phiếu là một phương tiện được lập mà:

a. Chứa đựng một cam kết vô điều kiện theo đó người lập kì phiếu cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này;

b. Ðược thanh toán theo yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định;

c. Có đề ngày tháng năm;

d. Ðược người lập phiếu kí tên.

Chương II

DIỄN ĐẠT

Mục 1. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Ðiều 4

Trong việc diễn đạt Công ước này, cần phải quan tâm đến tính quốc tế và nhu cầu đẩy nhanh tính thống nhất trong việc áp dụng Công ước và thúc đẩy việc giữ vững thiện chí trong giao dịch quốc tế.

Ðiều 5

Trong Công ước này:

a. "Hối phiếu" có nghĩa là hối phiếu quốc tế do Công ước này điều chỉnh;

b. "Kì phiếu" có nghĩa là kì phiếu quốc tế do Công ước này điều chỉnh;

c. "Phương tiện" có nghĩa là một hối phiếu hoặc một kì phiếu;

d. "Người trả tiền" có nghĩa là người mà hối phiếu nhằm vào khi được phát hành và không chấp nhận hối phiếu;

e. "Người hưởng lợi" có nghĩa là người mà người phát hành hối phiếu chỉ thị phải thanh toán, hoặc người mà người lập phiếu cam kết trả tiền;

f. "Người cầm phiếu" có nghĩa là người sở hữu một phương tiện phù hợp với Điều 15;

g. "Người cầm phiếu được bảo vệ" có nghĩa là người cầm phiếu đáp ứng các yêu cầu của Điều 29;

h. "Người bảo lãnh" có nghĩa là người đảm nhận nghĩa vụ bảo lãnh theo Điều 46, chịu sự điều chỉnh của khoản 4 (b) ("được bảo lãnh") hoặc 4 (c) ("bảo đảm") của Điều 47;

i. "Bên tham gia" có nghĩa là người đã kí một phương tiện với tư cách là người kí phát, người lập phiếu, người chấp nhận, người kí hậu hoặc người bảo lãnh;

j. "Ðáo hạn" có nghĩa là thời hạn thanh toán được đề cập đến tại khoản 4,5,6 và 7 của Điều 9;

k. "Chữ ký" có nghĩa là chữ kí viết tay, chữ kí bằng fax hoặc một sự xác nhận tương tự được thực hiện bằng bất cứ một phương tiện nào khác; "chữ kí giả mạo" bao gồm chữ kí do sự sử dụng sai trái các phương tiện đó;

l. "Tiền" hoặc "tiền tệ" bao gồm một đơn vị tiền tệ tính toán do một tổ chức liên chính phủ đặt ra hoặc do hiệp ước giữa hai hay nhiều nước, với điều kiện là Công ước này sẽ áp dụng không làm ảnh hưởng đến các qui tắc của tổ chức liên chính phủ hay đến các qui định trong hiệp ước.

Ðiều 6

Vì những mục đích của Công ước này, một người được xem là có ý thức về một sự kiện nào đó nếu người ấy có ý thức thực tế về sự kiện ấy hoặc không thể không biết đến sự hiện hữu của sự kiện ấy.

Mục 2. DIỄN GIẢI YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC

Ðiều 7

Số tiền được trả của một phương tiện được hiểu là một số tiền xác định mặc dù phương tiện ghi rằng nó phải được thanh toán:

a. Với tiền lãi;

b. Bằng nhiều đợt vào những ngày kế tục;

c. Bằng nhiều đợt vào những ngày kế tục có qui định trên phương tiện rằng khi không thanh toán bất cứ đợt nào khoản chênh lệch chưa trả trở thành nợ phải trả;

d. Theo tỉ giá hối đoái ghi trong phương tiện hoặc sẽ phải được xác định theo chỉ dẫn của phương tiện;

e. Bằng một loại tiền tệ khác loại tiền tệ dùng ghi giá trị của phương tiện.

Ðiều 8

1. Nếu có sự khác biệt giữa số tiền bằng chữ và số tiền bằng số thì số tiền phải trả của phương tiện là số tiền bằng chữ.

2. Nếu số tiền của phương tiện được diễn đạt hoàn toàn bằng chữ và có sự khác biệt thì số tiền phải trả là số tiền nhỏ hơn. Ðiều này cũng áp dụng nếu số tiền của phương tiện được diễn đạt hoàn toàn bằng số và có sự khác biệt.

3. Nếu số tiền của phương tiện được diễn đạt bằng một loại tiền tệ có cùng một tên gọi như tên gọi tiền tệ của ít nhất một Quốc gia không phải là Quốc gia nơi mà việc thanh toán phải được thực hiện, như được ghi rõ trên phương tiện, và loại tiền tệ đó không được xác định rõ là tiền tệ của một Quốc gia riêng biệt nào thì loại tiền tệ đó phải được xem như tiền tệ của Quốc gia nơi mà việc thanh toán phải được thực hiện.

4. Nếu một phương tiện ghi bằng số tiền của phương tiện phải được thanh toán với tiền lãi mà không xác định rõ lãi phải tính từ ngày nào thì tiền lãi được tính từ ngày (kí phát/lập) của phương tiện.

5. Một sự qui định rằng số tiền của phương tiện phải thanh toán với tiền lãi được xem như không viết lên phương tiện trừ khi có qui định rõ lãi suất phải trả.

6. Lãi suất phải trả có thể là lãi suất xác định hoặc lãi suất biến đổi. Ðối với lãi suất biến đổi để thích hợp với mục đích này, nó phải thay đổi trong mối quan hệ với một hoặc nhiều lãi suất tham khảo phù hợp với các qui định trên phương tiện và mỗi lãi suất tham khảo như vậy phải được chính thức công bố hoặc nếu không công bố thì phải sẵn có đối với công chúng và phải không phụ thuộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quyết định đơn phương của người có tên trên phương tiện vào thời điểm hối phiếu được kí phát, hoặc kì phiếu được lập, trừ khi người đó có tên chỉ trong điều khoản về lãi suất tham khảo.

7. Nếu lãi suất phải trả là lãi suất biến đổi, có thể qui định một cách rõ ràng là lãi suất phải trả sẽ không thấp hơn hoặc sẽ không vượt quá một lãi suất xác định rõ hoặc nếu không thì có thể qui định rõ hoặc nếu không thì có thể qui định rằng độ biến thiên là có giới hạn.

8. Nếu lãi suất biến đổi không đủ điều kiện theo khoản 6 của Điều này hoặc vì bất cứ một lí do gì không thể xác định được giá trị bằng số của lãi suất biến đổi cho bất kì thời gian nào, tiền lãi sẽ được thanh toán cho thời gian thích hợp theo tỉ suất được tính phù hợp với khoản 2 của Điều 70.

Ðiều 9

1. Một phương tiện được xem phải thanh toán theo yêu cầu:

a. Nếu nói rằng nó phải được thanh toán ngay hoặc theo yêu cầu hoặc khi xuất trình hoặc nếu phương tiện có văn từ với nội dung tương tự; hoặc

b. Nếu không xác định rõ thời gian thanh toán.

2. Một phương tiện phải trả vào một thời gian nhất định và được chấp nhận hoặc được kí hậu hoặc được bảo lãnh sau khi đáo hạn là một phương tiện phải trả theo yêu cầu đối với người chấp nhận, người kí hậu, hoặc người bảo lãnh.

3. Một phương tiện được xem là phải trả vào một thời gian nhất định nếu nó nói rằng phải được thanh toán:

a. Vào một ngày đã nêu rõ hoặc vào một thời gian nhất định sau ngày đã nêu hoặc vào một thời gian nhất định sau ngày của phương tiện;

b. Vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy;

c. Bằng nhiều đợt vào những ngày kế tiếp với qui định trên phương tiện rằng khi không thanh toán bất cứ đợt nào khoản chênh lệch chưa trả trở thành nợ phải trả.

4. Thời gian thanh toán của một phương tiện phải trả vào một thời gian nhất định sau ngày được xác định bằng cách chiếu theo ngày của phương tiện.

5. Thời gian thanh toán của một hối phiếu phải trả vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy được xác định bằng ngày chấp nhận hối phiếu hoặc, nếu hối phiếu bị từ chối trả tiền bằng việc không chấp nhận, vào ngày kháng nghị hoặc, nếu kháng nghị được miễn trừ, vào ngày bị từ chối chấp nhận hối phiếu.

6. Thời gian thanh toán của một phương tiện phải trả theo yêu cầu là ngày phương tiện được xuất trình để thanh toán.

7. Thời gian thanh toán của một kì phiếu phải trả vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy được xác định vào ngày mà người lập phiếu đã kí phát trên kì phiếu hoặc, nếu bị từ chối kí, tính từ ngày xuất trình.

8. Nếu một phương tiện được kí phát, hoặc được lập, phải thanh toán một hoặc nhiều tháng sau ngày đã nêu rõ hoặc sau ngày của phương tiện hoặc sau khi nhìn thấy, thì phương tiện phải được thanh toán vào ngày tương ứng của tháng khi mà việc thanh toán phải được thực hiện. Nếu không có ngày tương ứng, thì phương tiện phải được thanh toán vào ngày cuối cùng của tháng đó.

Ðiều 10

1. Một hối phiếu có thể được kí phát:

a. Bởi hai hoặc nhiều người kí phát ;

b. Ðược thanh toán cho hai hoặc nhiều người hưởng lợi.

2. Một kì phiếu có thể được lập:

a. Bởi hai hoặc nhiều người lập phiếu;

b. Ðược thanh toán cho hai hoặc nhiều người hưởng lợi.

3. Nếu một phương tiện phải trả cho hai hoặc nhiều người hưởng lợi tuỳ nghi lựa chọn, có thể thanh toán cho bất kì người nào trong số những người ấy và một trong những người hưởng lợi nắm giữ trong tay phương tiện có thể thực hiện các quyền của người cầm phiếu. Trong bất cứ trường hợp khác, phương tiện được thanh toán cho tất cả những người hưởng lợi và các quyền của người cầm phiếu được thực hiện chỉ bởi tất cả những người ấy.

Ðiều 11

Một hối phiếu có thể được kí phát bởi người kí phát:

a. Cho chính người kí phát;

b. Ðể thanh toán theo lệnh của chính người kí phát.

Mục 3. BỔ SUNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN CÒN KHIẾM KHUYẾT

Ðiều 12

1. Một phương tiện còn khiếm khuyết thoả mãn các yêu cầu quy định ở khoản 1điều 1 và có chữ kí của người kí phát hoặc có chấp nhận của người trả tiền, hoặc thoả mãn các yêu cầu quy định ở khoản 2 của Điều 1 và khoản 2(d) của Điều 3, nhưng thiếu các yếu tố thuộc một hoặc nhiều yêu cầu quy định ở Điều 2 và 3, có thể được bổ sung, và phương tiện được bổ sung như vậy có hiệu lực như là một hối phiếu hoặc kì phiếu.

2. Nếu một phương tiện như vậy được bổ sung mà không được cho phép hoặc không phù hợp với thẩm quyền cho phép:

a. Một bên tham gia đã kí vào phương tiện trước khi bổ sung có thể viện dẫn sự thiếu thẩm quyền như vậy để chống lại người cầm phiếu, người đã biết sự thiếu thẩm quyền khi anh ta đã trở thành người cầm phiếu;

b. Một bên tham gia đã kí vào phương tiện sau khi bổ sung sẽ chịu trách nhiệm theo các điều khoản của phương tiện đã được bổ sung.

Chương III

CHUYỂN NHƯỢNG

Ðiều 13

Một phương tiện được chuyển nhượng:

a. Bằng việc kí hậu và chuyển giao phương tiện bởi người kí hậu sang cho người được kí hậu; hoặc

b. Bằng cách giao đơn giản phương tiện nếu lần kí hậu cuối cùng là kí hậu để trống.

Ðiều 14

1. Một kí hậu phải được viết trên phương tiện hoặc trên một bản đính kèm theo ("bản nối dài"). Bản này phải được kí tên.

2. Một kí hậu có thể là:

a. Kí hậu để trống có nghĩa là chỉ bằng một chữ kí hoặc bằng một chữ có kèm theo lời văn có nội dung là phương tiện có thể được thanh toán cho người sở hữu nó.

b. Kí hậu đặc biệt, có nghĩa là bằng một chữ kí có kèm theo việc chỉ rõ người mà phương tiện phải được thanh toán cho người ấy.

3. Một chữ kí đơn độc, không phải là chữ kí của người trả tiền, là sự kí hậu chỉ nếu chữ kí đó ở mặt sau của phương tiện.

Ðiều 15

1. Một người là người cầm phiếu nếu người ấy là:

a. Là người hưởng lợi sở hữu phương tiện; hoặc

b. Sở hữu một phương tiện đã được kí hậu cho người ấy, hoặc trên phương tiện kí hậu cuối cùng là kí hậu để trống, và trên phương tiện thể hiện một loạt kí hậu liên tục, thậm chí nếu một kí hậu nào đó là giả mạo hoặc được kí bởi một đại lý không có thẩm quyền.

2. Khi một kí hậu để trống được một kí hậu khác tiếp theo, người kí hậu sau cùng này được xem là người được kí hậu bằng việc ký hậu để trống.

3. Một người không thể bị từ chối là người cầm phiếu vì lí do người ấy hoặc bất kì người cầm phiếu nào trước đó đã có được phương tiện trong những trường hợp bao gồm mất khả năng hoặc gian ý, cưỡng ép hoặc sai lầm dưới mọi hình thức, mà sẽ dẫn đến khiếu nại, hoặc phủ nhận trách nhiệm đối với phương tiện ấy.

Ðiều 16

Người cầm một phương tiện mà kí hậu cuối cùng trên đó là kí hậu để trống có thể:

a. Kí hậu tiếp theo bằng việc kí hậu để trống hoặc bằng việc kí hậu đặc biệt;

b. Chuyển kí hậu trống thành kí hậu đặc biệt bằng cách ghi rõ trong khi kí hậu rằng phương tiện đó được thanh toán cho chính người cầm phiếu hoặc cho một người nào khác được nêu tên; hoặc

c. Chuyển nhượng phương tiện phù hợp với điểm (b) của Điều 13.

Ðiều 17

1. Nếu người kí phát hoặc người lập phiếu đã ghi vào phương tiện những từ như là "không thể giao dịch", "không thể chuyển nhượng", "không theo lệnh", "Chi trả cho (X) mà thôi", hoặc những từ có nội dung tương tự thì phương tiện đó có thể không được chuyển nhượng trừ khi vì mục đích nhờ thu, và bất kì một kí hậu nào kể cả nếu có không chứa đựng những từ cho phép người được kí hậu thu tiền phương tiện, được hiểu là kí hậu nhờ thu.

2. Nếu một kí hậu chứa đựng những từ "không thể giao dịch", "không thể chuyển nhượng", "không theo lệnh", "Chi trả cho (X) mà thôi", hoặc những từ có nội dung tương tự thì phương tiện đó có thể không được chuyển nhượng tiếp trừ khi vì mục đích nhờ thu, và bất kì một kí hậu nào tiếp theo kể cả nếu có không chứa đựng những từ cho phép người được kí hậu thu tiền phương tiện, được hiểu là kí hậu nhờ thu.

Ðiều 18

1. Việc kí hậu phải vô điều kiện.

2. Một kí hậu có điều kiện sẽ chuyển nhượng phương tiện dù cho điều kiện có được thực hiện hay không. Ðiều kiện đó không có hiệu lực đối với các bên tham gia và những người được chuyển nhượng sau người được kí hậu.

Ðiều 19

Việc kí hậu đối với một phần số tiền phải trả theo phương tiện sẽ là một kí hậu không có hiệu lực.

Ðiều 20

Khi có hai hay nhiều kí hậu, người ta xem như mỗi kí hậu được thực hiện theo thứ tự như thể hiện trên phương tiện, trừ khi được chứng minh ngược lại.

Ðiều 21

1. Nếu một kí hậu chứa đựng những từ "để nhờ thu", "để kí gửi", "trị giá nhờ thu", "theo uỷ quyền", "trả cho mọi ngân hàng", hoặc những từ có nội dung tương tự cho phép người được kí hậu thu tiền phương tiện thì người được kí hậu là người cầm phiếu mà:

a. Có thể thực hiện tất cả các quyền phát sinh từ phương tiện;

b. Có thể kí hậu phương tiện chỉ cho mục đích nhờ thu;

c. Chỉ lệ thuộc các khiếu nại và các sự biện hộ có thể được đưa ra để chống lại người kí hậu.

2. Người kí hậu để nhờ thu không chịu trách nhiệm về phương tiện đối với bất kì người cầm phiếu nào sau đó.

Ðiều 22

1. Nếu một kí hậu chứa đựng các từ "trị giá bảo đảm", "trị giá cam kết", hoặc bất kì một từ nào khác thể hiện một sự cam kết, thì người được kí hậu là người cầm phiếu mà:

a. Có thể thực hiện tất cả các quyền phát sinh từ phương tiện;

b. Có thể kí hậu phương tiện chỉ cho mục đích nhờ thu;

c. Chỉ lệ thuộc vào các khiếu nại và các sự biện hộ được qui định tại Điều 28 hoặc Điều 30.

2. Khi một người được kí hậu như vậy để nhờ thu, người ấy không chịu trách nhiệm về phương tiện đối với bất kì người cầm phiếu nào sau đó.

Ðiều 23

Người cầm giữ một phương tiện có thể chuyển nhượng nó cho một bên tham gia trước đó hoặc cho người trả tiền phù hợp với Điều 13; Tuy nhiên, nếu người được chuyển nhượng trước đó là người cầm phiếu thì không cần phải kí hậu nữa, và bất cứ kí hậu nào ngăn cản người ấy trở thành người cầm phiếu đều có thể bị xoá bỏ.

Ðiều 24

Một phương tiện có thể được chuyển nhượng phù hợp với Điều 13 sau khi đáo hạn, trừ khi bởi người trả tiền, người chấp nhận hoặc người lập phiếu.

Ðiều 25

1. Nếu một kí hậu là giả mạo, người bị giả mạo chữ kí, hoặc một bên tham gia mà đã kí vào phương tiện trước khi có sự giả mạo, có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất mà người ấy gánh chịu do những hành vi giả mạo đối với:

a. Kẻ giả mạo;

b. Người mà phương tiện được kẻ giả mạo trực tiếp chuyển nhượng cho;

c. Một bên tham gia hoặc người trả tiền đã thanh toán phương tiện trực tiếp cho kẻ giả mạo hoặc qua một hoặc nhiều người được kí hậu để nhờ thu;

2. Tuy nhiên, một người được kí hậu để nhờ thu không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu người ấy không ý thức được sự giả mạo:

a. Vào thời điểm người ấy thanh toán cho người uỷ nhiệm hoặc thông báo cho người uỷ nhiệm về việc nhận tiền thanh toán; hoặc

b. Vào thời điểm người ấy nhận tiền thanh toán, nếu điều này xảy ra sau, trừ khi việc không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện chí hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí của anh ta.

3. Ngoài ra, một bên tham gia hoặc người trả tiền mà đã thanh toán phương tiện không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu, vào thời điểm người ấy thanh toán phương tiện, người ấy không ý thức được sự giả mạo, trừ khi sự không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện chí hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

4. Trừ khi đòi bồi thường kẻ giả mạo, tổn thất được bồi thường theo khoản 1 của Điều này không vượt quá số tiền được đề cấp đến tại Điều 70 hoặc Điều 71.

Ðiều 26

1. Nếu một sự kí hậu được thực hiện bởi một đại diện không có thẩm quyền hoặc quyền để ràng buộc uỷ nhiệm của người ấy vào việc này, người uỷ nhiệm, hoặc một bên tham gia đã kí vào phương tiện trước khi có kí hậu trên, có quyền đòi bồi thường cho bất kì tổn thất nào mà người ấy phải gánh chịu vì việc kí hậu đó đối với:

a. Người đại diện;

b. Người mà phương tiện được người đại diện trực tiếp chuyển nhượng cho;

c. Một bên tham gia hoặc người trả tiền đã thanh toán phương tiện cho người đại diện một cách trực tiếp hoặc thông qua một hoặc nhiều người được kí hậu để nhờ thu.

2. Tuy nhiên, một người được kí hậu để nhờ thu không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu người ấy không ý thức được rằng việc kí hậu trên không ràng buộc người uỷ nhiệm.

a. Vào thời điểm người ấy thanh toán cho người uỷ nhiệm hoặc thông báo cho người uỷ nhiệm về việc nhận tiền thanh toán; hoặc

b. Vào thời điểm người ấy nhận tiền thanh toán nếu điều này xảy ra sau, trừ khi việc không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện ý hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí của người ấy.

3. Ngoài ra, một bên tham gia hoặc người trả tiền mà thanh toán phương tiện không chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu vào thời điểm người ấy thanh toán phương tiện, người ấy không ý thức được rằng việc kí hậu không ràng buộc người uỷ nhiệm, trừ khi việc không ý thức được của người ấy là do việc không hành động có thiện chí hoặc không thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

4. Trừ trường hợp đòi bồi thường người đại diện, các tổn thất có thể được bồi thường theo khoản 1 của điều này không được vượt quá số tiền được đề cập đến tại điều 70 hoặc điều 71.

Chương IV

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM

Mục I. QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI CẦM PHIẾU VÀ CỦA NGƯỜI CẦM PHIẾU ĐƯỢC BẢO VỆ

Ðiều 27

1. Người cầm một phương tiện có mọi quyền hạn theo Công ước này đối với các bên tham gia vào phương tiện.

2. Người cầm phiếu có thể chuyển nhượng phương tiện phù hợp với Điều 13.

Ðiều 28

1. Một bên tham gia có thể chống lại người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ bằng cách đưa ra:

a. Mọi sự biện hộ mà có thể được đưa ra để chống lại người cầm phiếu được bảo vệ phù hợp với khoản 1 của Điều 30;

b. Mọi sự biện hộ dựa vào sự giao dịch cơ bản giữa bên tham gia và người kí phát hoặc giữa bên tham gia và người được chuyển nhượng, nhưng chỉ nếu người cầm phiếu cầm giữ phương tiện có ý thức được mọi sự biện hộ trên hoặc nếu người ấy có được phương tiện do gian ý hoặc ăn cắp hoặc tham gia vào bất cứ lúc nào của việc gian ý hoặc ăn cắp liên quan đến phương tiện;

c. Mọi sự biện hộ phát sinh từ những tình huống mà kết quả của những tình huống này là người ấy đã trở thành một bên tham gia, nhưng chỉ nếu người cầm phiếu cầm giữ phương tiện có ý thức được mọi sự biện hộ trên hoặc nếu người ấy có được phương tiện do gian ý hoặc ăn cắp hoặc đã tham gia vào bất cứ lúc nào vào việc gian ý hoặc ăn cắp liên quan đến phương tiện;

d. Mọi sự biện hộ mà có thể được đưa ra để chống lại một nghĩa vụ trong hợp đồng giữa người tham gia và người cầm phiếu;

e. Mọi sự biện hộ khác được quy định trong Công ước này.

2. Các quyền của người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ đối với một phương tiện tuỳ thuộc vào bất kì sự khiếu nại có hiệu lực nào về phương tiện đối với bất cứ ai, nhưng chỉ nếu người cầm phiếu cầm giữ phương tiện có ý thức được sự khiếu nại đó hoặc nếu người ấy có được phương tiện do gian ý hoặc ăn cắp hoặc đã tham gia vào bất kì lúc nào vào việc gian ý hoặc ăn cắp có liên quan đến phương tiện.

3. Một người cầm phiếu mà có được phương tiện sau khi hết thời hạn xuất trình để thanh toán thì tuỳ thuộc vào bất cứ khiếu nại nào về, hoặc sự biện hộ để chống lại trách nhiệm về, phương tiện mà người chuyển nhượng phương tiện của người ấy lệ thuộc vào.

4. Một bên tham gia không thể nêu lên sự kiện một bên thứ ba có khiếu nại về phương tiện như là sự biện hộ để chống lại người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ, trừ khi:

a. Bên thứ ba đã gửi khiếu nại có hiệu lực về phương tiện; hoặc

b. Người cầm phiếu có được phương tiện do đánh cắp hoặc đã giả mạo chữ kí của người hưởng lợi hoặc của người được kí hậu hoặc có tham dự vào việc đánh cắp hoặc giả mạo đó.

Ðiều 29

"Người cầm phiếu được bảo vệ" có nghĩa là người cầm một phương tiện, khi người ấy trở thành người cầm một phương tiện đầy đủ hoặc phương tiện còn khiếm khuyết theo nghĩa của khoản 1 Điều 12 và được bổ sung phù hợp với thẩm quyền cho phép, với điều kiện là khi người ấy trở thành người cầm phiếu:

a. Người ấy không hay biết có sự biện hộ để tránh trách nhiệm về phương tiện được đề cập đến tại khoản 1(a), (b), (c) và (e) của Điều 28;

b. Người ấy không hay biết có một khiếu nại có hiệu lực về phương tiện của bất cứ ai;

c. Người ấy không hay biết có sự việc phương tiện đã bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán;

d. Giới hạn thời gian qui định tại Điều 55 cho việc xuất trình phương tiện đó để được thanh toán chưa mãn hạn;

e. Người ấy đã không có được phương tiện bằng việc gian ý hay đánh cắp hay tham gia vào việc gian ý hay đánh cắp liên quan đến phương tiện.

Ðiều 30

1. Một bên tham gia không thể đưa ra bất cứ sự biện hộ nào để chống lại người cầm phiếu được bảo vệ trừ khi:

a. Những sự biện hộ theo khoản 1 của Điều 33, Điều 34, khoản 1 của Điều 35, khoản 3 của Điều36, khoản 1 của Điều 53, khoản 1 của Điều 57, khoản 1 của Điều 63Điều 84 của Công ước này;

b. Những sự biện hộ dựa trên sự giao dịch cơ bản giữa bên tham gia và người cầm phiếu đó hoặc phát sinh từ bất cứ hành vi gian ý nào của người cầm phiếu đó để có được chữ kí của bên tham gia trên phương tiện;

c. Những sự biện hộ dựa trên sự mất năng lực của bên tham gia ấy để gánh chịu trách nhiệm về phương tiện hoặc về sự việc bên tham gia ấy kí tên mà không biết được rằng chữ kí của mình đã làm cho mình trở thành một bên tham gia vào phương tiện, với điều kiện là việc không nhận thức được của bên tham gia không phải là do sự cẩu thả của người ấy hoặc với điều kiện là bên tham gia đã bị thuyết phục một cách gian ý để kí.

2. Quyền hạn đối với một phương tiện của người cầm phiếu được bảo vệ không phụ thuộc vào bất cứ khiếu nại nào đối với phương tiện của bất cứ ai, ngoại trừ một sự khiếu nại có hiệu lực phát sinh từ giao dịch cơ bản giữa người cầm phiếu được bảo vệ và bên khiếu nại.

Ðiều 31

1. Việc chuyển nhượng một phương tiện bởi người cầm phiếu được bảo vệ trao cho bất cứ người cầm phiếu nào sau đó những quyền hạn về phương tiện mà người cầm phiếu được bảo vệ đã có.

2. Các quyền hạn đó không được trao cho người cầm phiếu sau đó nếu:

a. Người cầm phiếu sau đó đã tham gia vào một sự giao dịch mà tạo ra sự khiếu nại về, hoặc sự biện hộ phủ nhận trách nhiệm về phương tiện;

b. Người cầm phiếu sau đó trước đây đã là người cầm phiếu, nhưng không phải là người cầm phiếu được bảo vệ.

Ðiều 32

Mọi người cầm phiếu đều được xem như người cầm phiếu được bảo vệ, trừ khi được chứng minh ngược lại.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA

A. Những qui định chung

Ðiều 33

1. Theo những qui định của Điều 3436, một người không chịu trách nhiệm về phương tiện trừ khi người ấy kí vào phương tiện.

2. Một người đã kí lên phương tiện bằng một tên không phải của chính mình phải chịu trách nhiệm như việc người ấy đã kí tên của chính mình.

Ðiều 34

Một chữ kí giả mạo lên phương tiện không ràng buộc người bị giả mạo chữ kí bất kì trách nhiệm nào. Tuy nhiên, người ấy phải chịu trách nhiệm như thể chính người ấy đã tự tay kí khi người ấy chấp nhận sự ràng buộc do chữ kí giả mạo hoặc khai rằng chữ kí đó đúng là chữ kí của mình.

Ðiều 35

1. Nếu một phương tiện bị sửa đổi:

a. Một bên tham gia đã kí vào phương tiện sau khi có sự sửa đổi phải chịu trách nhiệm theo các văn từ của nội dung bị sửa đổi;

b. Một bên tham gia kí vào phương tiện trước khi có sự sửa đổi phải chịu trách nhiệm theo các văn từ của nội dung nguyên gốc. Tuy nhiên, nếu một bên tham gia thực hiện, cho phép hoặc đồng ý sửa đổi, bên tham gia ấy phải chịu trách nhiệm theo các văn từ của nội dung bị sửa đổi.

2. Một chữ kí được coi như đã được ký lên phương tiện sau khi có sự sửa đổi trừ khi được chứng minh ngược lại.

3. Mọi sự sửa đổi là cơ bản khi nó thay đổi lời văn cam kết trên phương tiện của bất kì bên tham gia nào về bất kì phương tiện nào.

Ðiều 36

1. Một phương tiện có thể được kí bởi một đại diện.

2. Chữ kí của người đại diện do chính tay người ấy kí lên phương tiện với sự cho phép của người uỷ quyền và ghi rõ trên phương tiện rằng người ấy đã kí tên với tư cách là người đại diện thay cho người uỷ quyền được nêu trên, hoặc chữ kí của người uỷ quyền được người đại diện đặt lên phương tiện với sự cho phép của người uỷ quyền ràng buộc trách nhiệm của người uỷ quyền chứ không phải người đại diện.

3. Một chữ kí được đặt lên phương tiện bởi một người với tư cách đại diện nhưng không có thẩm quyền kí tên hoặc vượt quá quyền hạn của mình, hoặc bởi một người đại diện có thẩm quyền kí tên nhưng không ghi rõ trên phương tiện rằng người ấy đã kí tên với tư cách là người đại diện cho người được nêu tên, hoặc ghi lên phương tiện rằng người ấy đã kí tên với tư cách của người đại diện nhưng không nêu tên nhân vật mà người ấy đại diện, thì người kí tên sẽ bị ràng buộc trách nhiệm chứ không phải trách nhiệm của người mà anh ta ngụ ý thay mặt.

4. Vấn đề đặt ra liệu một chữ kí được đặt lên phương tiện có phải theo chức năng đại diện hay không chỉ có thể xác định bằng cách tham chiếu theo những gì thể hiện trên phương tiện.

5. Một người chịu trách nhiệm theo khoản 3 của Điều này và thanh toán phương tiện sẽ có cùng những quyền hạn như nhân vật mà người ấy ngụ ý thay mặt để hành động đáng lẽ đã có nếu nhân vật ấy đã thanh toán phương tiện.

Ðiều 37

Lệnh thanh toán ghi trong một hối phiếu tự nó không phải là một chuyển nhượng mà người kí phát dành cho người hưởng lợi số tiền sẵn có để người trả tiền thanh toán.

B. Người kí phát

Ðiều 38

1. Người kí phát cam kết rằng khi có sự từ chối hối phiếu bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán, và khi có bất kỳ kháng nghị cần thiết nào, người ấy sẽ thanh toán cho người cầm phiếu, hoặc cho bất kì người kí hậu nào hoặc bất kì người bảo lãnh của người kí hậu mà đã nhận bảo lãnh và thanh toán hối phiếu.

2. Người kí phát có thể từ bỏ hoặc giới hạn trách nhiệm đối với việc chấp nhận hoặc thanh toán bằng một qui định trên hối phiếu. Một qui định như vậy chỉ có hiệu lực đối với người ký phát. Một quy định từ bỏ hoặc giới hạn trách nhiệm thanh toán chỉ có hiệu lực nếu bên tham gia khác phải chịu trách nhiệm hoặc trở thành người chịu trách nhiệm về hối phiếu.

C. Người lập phiếu

Ðiều 39

1. Người lập phiếu cam kết sẽ thanh toán kì phiếu cho người lập phiếu hoặc cho bất kì bên tham gia nào mà bảo lãnh và thanh toán kì phiếu phù hợp với các điều khoản của kì phiếu đó.

2. Người lập phiếu không thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng một qui định trên kì phiếu. Bất kì sự qui định nào như vậy sẽ không có hiệu lực.

D. Người trả tiền và người chấp nhận

Ðiều 40

1. Người trả tiền không chịu trách nhiệm đối với một hối phiếu cho đến khi người ấy chấp nhận hối phiếu.

2. Người chấp nhận cam kết sẽ thanh toán hối phiếu phù hợp với các văn từ của sự chấp nhận đối với người cấp phiếu, hoặc cho bất kì một bên tham gia nào mà đã bảo lãnh và thanh toán hối phiếu.

Ðiều 41

1. Một sự chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu và có thể được thực hiện:

a. Bằng chữ kí của người trả tiền có kèm theo từ "đã chấp nhận" hoặc những từ có nội dung tương tự; hoặc

b. Bằng chữ kí duy nhất của người trả tiền.

2. Một sự chấp nhận có thể được viết lên mặt trước hoặc mặt sau của hối phiếu.

Ðiều 42

1. Một hối phiếu khiếm khuyết mà thoả mãn các yêu cầu nêu ra ở khoản 1 Điều 1 có thể được chấp nhận bởi người trả tiền trước khi được người kí phát kí tên, hoặc trong khi còn khiếm khuyết dưới dạng khác.

2. Một hối phiếu có thể được chấp nhận trước khi vào lúc hoặc sau khi đáo hạn, hoặc sau khi nó đã bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán.

3. Nếu một hối phiếu được kí phát phải thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi trông thấy, hoặc một hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trước một ngày nhất định, đã được chấp nhận, người chấp nhận phải ghi rõ ngày tháng chấp nhận của mình; nếu người chấp nhận không ghi rõ như vậy, người kí phát hoặc người cấp phiếu có thể thêm vào hối phiếu ngày chấp nhận.

4. Nếu một hối phiếu được kí phát phải thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi trông thấy bị từ chối bằng việc không chấp nhận và người trả tiền sau đó lại chấp nhận nó, người cấp phiếu có quyền buộc sự chấp nhận phải được ghi ngày theo ngày hối phiếu bị từ chối.

Ðiều 43

1. Một sự chấp nhận phải không có tính bảo lưu. Một sự chấp nhận có bảo lưu nếu nó có điều kiện hoặc thay đổi ngôn từ của hối phiếu.

2. Nếu người trả tiền qui định trên hối phiếu rằng sự chấp nhận của người ấy có tính bảo lưu:

a. Người ấy tuy vậy vẫn bị ràng buộc theo ngôn từ của sự chấp nhận bảo lưu của mình;

b. Hối phiếu đó bị từ chối bằng việc không chấp nhận.

3. Một sự chấp nhận liên quan tới một phần giá trị của hối phiếu là một sự chấp nhận có bảo lưu. Nếu người cấp phiếu nhận một sự chấp nhận như vậy, hối phiếu chỉ bị từ chối không chấp nhận đối với phần còn lại.

4. Một sự chấp nhận chỉ rõ rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện tại một địa chỉ nhất định hoặc bởi một đại diện cụ thể không phải là sự chấp nhận có bảo lưu, với điều kiện là:

a. Ðịa điểm thực hiện việc thanh toán không thay đổi;

b. Hối phiếu không phải được kí phát để cho một đại diện khác thanh toán.

E. Người kí hậu

Ðiều 44

1. Người kí hậu cam kết rằng khi phương tiện bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán, và khi có bất kì kháng nghị cần thiết nào, người ấy sẽ thanh toán phương tiện cho người cầm phiếu, hoặc cho bất kì người ký hậu tiếp theo hoặc bất kỳ người bảo lãnh cho người kí hậu người đã nhận bảo lãnh và thanh toán phương tiện.

2. Một người kí hậu có thể loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng việc quy định rõ ràng trên phương tiện. Một qui định như vậy có hiệu lực chỉ đối với người kí hậu đó.

F. Người chuyển nhượng bằng việc kí hậu hoặc bằng cách giao đơn giản

Ðiều 45

1. Trừ khi có thoả thuận khác, người chuyển nhượng một phương tiện, bằng việc kí hậu và giao hoặc bằng việc giao đơn giản, tuyên bố với người cầm phiếu mà người ấy đã chuyển nhượng phương tiện cho rằng:

a. Phương tiện đó không có chữ kí giả mạo hoặc chữ kí không có thẩm quyền;

b. Phương tiện không bị sửa đổi cơ bản;

c. Vào lúc chuyển nhượng, người chuyển nhượng không biết đến sự việc mà sẽ làm tổn hại đến quyền lợi của người được chuyển nhượng về việc thanh toán phương tiện bởi người chấp nhận hối phiếu, hoặc trong trường hợp hối phiếu không được chấp nhận, bởi người kí phát, hoặc bởi người lập kì phiếu.

2. Người chuyển nhượng chỉ chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này nếu người được chuyển nhượng nhận phương tiện mà không biết đến sự việc sẽ dẫn đến phát sinh trách nhiệm như vậy.

3. Nếu người chuyển nhượng chịu trách nhiệm theo khoản 1 của Điều này, người được chuyển nhượng có thể đòi lại kể cả trước khi đáo hạn, số tiền mà người được chuyển nhượng đã thanh toán cho người chuyển nhượng với lãi suất tính theo quy định của Điều 70 và trả lại phương tiện.

G. Người bảo lãnh

Ðiều 46

1. Việc thanh toán một phương tiện, dù đã được chấp nhận hay chưa được chấp nhận, có thể được bảo lãnh, theo toàn bộ hoặc một phần trị giá của nó, cho quyền lợi của một bên tham gia hoặc người trả tiền. Việc bảo lãnh có thể được thực hiện bởi bất cứ người nào, dù người ấy đã từng là bên tham gia hay chưa.

2. Việc bảo lãnh phải được viết lên phương tiện hoặc lên một bản đính kèm theo ("Bản nối dài").

3. Việc bảo lãnh được diễn đạt bằng những từ "được bảo lãnh", "bảo đảm", "có giá trị bảo đảm" hoặc những từ có nội dung tương tự, kèm theo chữ kí của người đứng ra bảo lãnh. Vì mục đích của Công ước này, những từ "các kí hậu trước khi được bảo lãnh" hoặc những từ có nội dung tương tự không tạo thành một sự bảo lãnh.

4. Việc bảo lãnh có thể được thực hiện chỉ bằng một chữ kí ở mặt trước của phương tiện. Một chữ kí ở mặt trước của phương tiện, không phải là chữ kí của người lập phiếu, người kí phát hoặc người trả tiền là một sự bảo lãnh.

5. Người bảo lãnh có thể ghi rõ người mà mình đứng ra bảo lãnh. Nếu không ghi rõ như vậy, người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh là người chấp nhận hoặc người trả tiền trong trường hợp hối phiếu, và người lập phiếu nếu là kì phiếu.

6. Người bảo lãnh không thể nêu sự kiện rằng người ấy đã kí vào phương tiện trước khi phương tiện được người mà người bảo lãnh đứng bảo lãnh kí tên hoặc khi phương tiện còn khiếm khuyết như một sự biện hộ cho trách nhiệm của mình.

Ðiều 47

1. Trách nhiệm của người bảo lãnh về phương tiện giống như trách nhiệm của bên tham gia mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh.

2. Nếu người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh là người trả tiền, người bảo lãnh cam kết:

a. Thanh toán hối phiếu cho người cầm phiếu hoặc cho bất cứ một bên tham gia nào mà cầm giữ và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn;

b. Nếu hối phiếu phải thanh toán vào một thời gian nhất định, khi bị từ chối bằng việc không chấp nhận và khi có bất kì kháng nghị cần thiết nào, thanh toán hối phiếu đó cho người cầm phiếu, hoặc cho bất kì bên tham gia nào mà cầm giữ và thanh toán hối phiếu.

3. Về những biện hộ có tính chất riêng tư đối với người bảo lãnh, người bảo lãnh có thể nêu lên:

a. Chỉ những biện hộ mà người ấy có thể nêu theo khoản 1, 3 và 4 của Điều 28 để chống lại một người cấp phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ ;

b. Chỉ những biện hộ mà người ấy có thể đưa ra theo khoản 1 Điều 30 để chống lại một người cầm phiếu được bảo vệ.

4. Về những biện hộ mà có thể được đưa ra bởi người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh:

a. Người bảo lãnh chỉ có thể đưa ra để chống lại một người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ những biện hộ mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh có thể đưa ra để chống lại người cấp phiếu đó theo khoản 1, 3 và 4 của Điều 28;

b. Một người bảo lãnh mà diễn đạt sự bảo lãnh của mình bằng những từ "được bảo lãnh", "việc thanh toán được bảo lãnh", hoặc "nhờ thu được bảo lãnh", hoặc những từ có nội dung tương tự, chỉ có thể đưa ra để chống lại một người cầm phiếu được bảo vệ những biện hộ mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh theo khoản 1 Điều 30;

c. Người bảo lãnh mà diễn đạt sự bảo lãnh của mình bằng những từ "bảo đảm" hoặc "có giá trị bảo đảm", chỉ có thể đưa ra để chống lại người cầm phiếu được bảo vệ;

i. Biện hộ theo khoản 1(b) của Điều 30, rằng người cầm phiếu được bảo vệ đã có được chữ ký trên phương tiện của người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh do hành vi gian ý;

ii. Biện hộ, theo Điều 53 hoặc Điều 57, rằng phương tiện không được xuất trình để chấp nhận hoặc để thanh toán;

iii. Biện hộ, theo Điều 63, rằng phương tiện không được kháng nghị đúng thể thức vì không chấp nhận hoặc không thanh toán;

iv. Biện hộ, theo Điều 84 rằng quyền hành động có thể không còn thực hiện được nữa để chống lại người mà người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh;

d. Một người bảo lãnh không phải là ngân hàng hay tổ chức tài chính khác và diễn đạt sự bảo lãnh của mình chỉ bằng một chữ kí. Chỉ có thể đưa ra những biện hộ được đề cập đến ở khoản phụ (b) của khoản này để chống lại một người cầm phiếu được bảo vệ.

e. Người bảo lãnh là ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính khác và diễn đạt sự bảo lãnh của mình chỉ bằng một chữ ký chỉ có thể đưa ra những biện hộ được đề cập đến ở khoản phụ (c) của khoản này để chống lại một người cầm phiếu được bảo hộ

Ðiều 48

1. Việc thanh toán một phương tiện bởi người bảo lãnh phù hợp với Điều 72 sẽ miễn trừ trách nhiệm về phương tiện của người được người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh đến số tiền đã thanh toán.

2. Người bảo lãnh mà đã thanh toán phương tiện có thể truy đòi từ bên tham gia mà người ấy đứng ra bảo lãnh hoặc từ các bên tham gia mà chịu trách nhiệm về phương tiện đối với bên tham gia được bảo lãnh đó số tiền đã thanh toán và bất kì khoản tiền lãi nào.

Chương V

XUẤT TRÌNH, TỪ CHỐI KHÔNG CHẤP NHẬN HOẶC KHÔNG THANH TOÁN VÀ TRUY ĐÒI

Mục I. XUẤT TRÌNH ĐỂ CHẤP NHẬN VÀ TỪ CHỐI KHÔNG CHẤP NHẬN

Ðiều 49

1. Một hối phiếu có thể được xuất trình để chấp nhận.

2. Một hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận:

a. Nếu người kí phát đã qui định trên hối phiếu rằng hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận.

b. Nếu hối phiếu đó phải được thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy; hoặc

c. Nếu hối phiếu đó phải được thanh toán tại nơi khác không phải là nơi cư trú, nơi kinh doanh của người trả tiền, trừ khi hối phiếu đó phải thanh toán theo yêu cầu.

Ðiều 50

1. Người kí phát có thể qui định trên hối phiếu rằng hối phiếu không cần phải xuất trình để chấp nhận trước một ngày nhất định hoặc trước khi xảy ra một sự kiện cụ thể. Trừ khi hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận theo khoản 2 (b) hoặc (c) của Điều 49, người kí phát có thể qui định rằng hối phiếu không cần phải xuất trình để chấp nhận.

2. Nếu một hối phiếu được xuất trình để chấp nhận mặc dù có qui định được phép theo khoản 1 của Điều này và việc chấp nhận bị từ chối, hối phiếu không vì thế bị từ chối.

3. Nếu người trả tiền chấp nhận hối phiếu mặc dù có qui định rằng hối phiếu không cần xuất trình để chấp nhận, việc chấp nhận đó vẫn có hiệu lực.

Ðiều 51

Một hối phiếu được xuất trình hợp thức để chấp nhận nếu hối phiếu được xuất trình phù hợp với những qui định sau đây:

a. Người cầm phiếu phải xuất trình hối phiếu cho người trả tiền vào ngày làm việc và vào giờ hợp lí;

b. Việc xuất trình để chấp nhận có thể thực hiện với một người hoặc với nhà chức trách không phải là người trả tiền nếu người ấy hoặc nhà chức trách ấy được quyền chấp nhận hối phiếu theo luật pháp hiện hành;

c. Nếu hối phiếu phải thanh toán vào một ngày ấn định, việc xuất trình để chấp nhận phải được thực hiện trước hoặc vào ngày đó;

d. Một hối phiếu phải thanh toán theo yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy phải được xuất trình để chấp nhận trong vòng 1 năm kể từ ngày của hối phiếu;

e. Một hối phiếu trong đó người kí phát đã qui định một ngày hoặc một thời hạn cho việc xuất trình để chấp nhận phải được xuất trình vào ngày hoặc trong thời gian được ghi trên hối phiếu.

Ðiều 52

1. Việc xuất trình bắt buộc hoặc tuỳ ý để chấp nhận được miễn trừ nếu:

a. Người trả tiền chết, hoặc không có thẩm quyền để giải quyết tài sản tài sản của người này vì lí do vỡ nợ, hoặc là một người không có thực, hoặc là người không có năng lực gánh chịu trách nhiệm về phương tiện như người chấp nhận; hoặc

b. Người trả tiền là một công ty, liên danh, hiệp hội hoặc một pháp nhân khác không còn tồn tại.

2. Một xuất trình bắt buộc để chấp nhận được miễn trừ nếu:

a. Hối phiếu được kí phát để được thanh toán vào một ngày ấn định, và việc xuất trình để chấp nhận không thể thực hiện trước hoặc vào ngày đó do những hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát của người cầm phiếu mà người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua; hoặc

b. Hối phiếu được kí phát để được thanh toán vào một thời gian nhất định sau khi nhìn thấy, và việc xuất trình để chấp nhận không thể thực hiện được trước hoặc vào ngày đó do những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của người cấp phiếu mà người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua.

3. Theo khoản 1 và 2 của Điều này, việc chậm trễ trong việc xuất trình bắt buộc để chấp nhận được miễn trách, nhưng việc xuất trình để chấp nhận không được miễn trừ, nếu hối phiếu được kí phát có qui định rằng hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong khoảng thời gian quy định và việc chậm trễ trong việc xuất trình để chấp nhận là do những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của người cầm phiếu và người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự chậm trễ không còn tác động nữa, việc xuất trình phải được tiến hành với sự cần mẫn hợp lý.

Ðiều 53

1. Nếu một hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận không được xuất trình như vậy, người kí phát, những người kí hiệu và người bảo lãnh của họ đều không chịu trách nhiệm về hối phiếu.

2. Việc không xuất trình một hối phiếu để chấp nhận không miễn trừ trách nhiệm về hối phiếu của người bảo lãnh đối với người trả tiền.

Ðiều 54

1. Một hối phiếu được xem như bị từ chối bằng việc không chấp nhận:

a. Nếu người trả tiền, sau khi xuất trình hợp thức, từ chối rõ ràng việc chấp nhận hối phiếu hoặc sự chấp nhận không đạt được mặc dù có sự cần mẫn hợp lí hoặc nếu người cấp phiếu không thể đạt được sự chấp nhận mà người này có quyền theo bản Công ước này;

b. Nếu việc xuất trình để chấp nhận được miễn trừ theo Điều 52, trừ khi hối phiếu được thực tế chấp nhận.

2.

a. Nếu một hối phiếu bị từ chối không chấp nhận theo quy định tại khoản 1(a) của Điều này;

b. Người cầm phiếu có thể thực hiện ngay quyền truy đòi đối với người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ theo những qui định của Điều 59.

c. Nếu một hối phiếu bị từ chối không chấp nhận theo quy định tại khoản 1(b) của Điều này, người cầm phiếu có thể thực hiện ngay quyền truy đòi đối với người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ.

d. Nếu một hối phiếu bị từ chối không chấp nhận theo quy định tại khoản 1 của Điều này, người cầm phiếu có thể khiếu nại việc thanh toán từ người bảo lãnh đối với người trả tiền khi có bất kỳ kháng nghị cần thiết nào.

3. Nếu hối phiếu được kí phát thanh toán theo yêu cầu được xuất trình để chấp nhận nhưng việc chấp nhận bị từ chối thì không được coi là bị từ chối không chấp nhận.

Mục 2. XUẤT TRÌNH ĐỂ THANH TOÁN VÀ TỪ CHỐI KHÔNG THANH TOÁN

Ðiều 55

Một phương tiện được xuất trình hợp thức để thanh toán nếu nó được xuất trình theo đúng các qui định sau:

a. Người cầm phiếu phải xuất trình phương tiện cho người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu vào giờ hợp lí của ngày làm việc ;

b. Một kì phiếu được kí bởi hai hay nhiều người lập phiếu có thể được xuất trình cho bất cứ người nào trong số những người ấy, trừ khi kì phiếu qui định một cách rõ ràng khác;

c. Nếu người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu qua đời, việc xuất trình phải được thực hiện cho những người mà theo luật pháp hiện hành là người thừa kế của họ hoặc người có quyền quản lí tài sản của họ;

d. Việc xuất trình để thanh toán có thể được thực hiện với một người hoặc với nhà chức trách không phải là người trả tiền, người chấp nhận hoặc người lập phiếu nếu người đó hoặc nhà chức trách ấy được quyền trả tiền phương tiện theo pháp luật hiện hành;

e. Một phương tiện không phải thanh toán theo yêu cầu phải được xuất trình để thanh toán vào ngày đáo hạn hoặc vào một trong hai ngày làm việc kế tiếp;

f. Một phương tiện phải được thanh toán theo yêu cầu phải được xuất trình để thanh toán trong vòng 1 năm kể từ ngày của phương tiện;

g. Một phương tiện phải được xuất trình để thanh toán:

- Tại địa điểm thanh toán ghi rõ trên phương tiện;

- Nếu không ghi rõ địa điểm thanh toán, tại địa chỉ của người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu được ghi phương tiện; hoặc

- Nếu không ghi rõ địa điểm thanh toán và địa chỉ của người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu không được ghi rõ, tại nơi giao dịch chính hoặc nơi thường trú của người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu;

h. Một phương tiện được xuất trình tại phòng thanh toán bù trừ là xuất trình để thanh toán hợp thức nếu luật của nơi đặt phòng thanh toán bù trừ hoặc các qui định hoặc tập quán của phòng thanh toán bù trừ đó qui định như vậy.

Ðiều 56

1. Việc chậm trễ trong việc xuất trình để thanh toán được miễn trách nếu việc chậm trễ là do những trường hợp vượt quá tầm kiểm soát của người cầm phiếu mà người cầm phiếu ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự châm trễ không còn tác động nữa, việc xuất trình phải được thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

2. Việc xuất trình để thanh toán được miễn:

a. Nếu người kí phát, người kí hậu hoặc người bảo lãnh đã rõ ràng từ bỏ việc xuất trình; sự từ bỏ như vậy:

i. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi người kí phát, sẽ ràng buộc bất cứ bên tham gia nào sau đó và làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

ii. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi một bên tham gia không phải là người kí phát, chỉ ràng buộc bên tham gia đó nhưng làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

iii. Nếu được thực hiện ngoài phương tiện, chỉ ràng buộc bên tham gia thực hiện từ bỏ chỉ làm lợi cho người cầm phiếu mà sự từ bỏ được dành cho.

b. Nếu một phương tiện không phải thanh toán theo yêu cầu, và nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc xuất trình được đề cập đến tại khoản 1 của Điều này tiếp tục tác động quá 30 ngày đáo hạn;

c. Nếu một phương tiện phải thanh toán theo yêu cầu, và nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc xuất trình được đề cập đến tại khoản 1 của điều này tiếp tục tác động quá 30 ngày sau khi hết thời hạn xuất trình để thanh toán;

d. Nếu người trả tiền, người lập phiếu hoặc người chấp nhận không còn quyền tự do sở hữu tài sản của mình vì vỡ nợ, hoặc là một người không có thực hoặc là một người không có năng lực thanh toán, hoặc nếu người trả tiền, người lập phiếu hoặc người chấp nhận là một công ty, liên danh, hiệp hội hoặc pháp nhân khác không còn tồn tại;

e. Nếu không có địa điểm tại đó phương tiện phải được xuất trình theo đúng điểm (g) của Điều 55.

3. Việc xuất trình để thanh toán cũng được miễn trừ đối với hối phiếu, nếu hối phiếu đã được kháng nghị về việc từ chối không chấp nhận.

Ðiều 57

1. Nếu một phương tiện không được xuất trình hợp thức để thanh toán, người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ không chịu trách nhiệm về phương tiện đó.

2. Việc không xuất trình phương tiện để thanh toán không miễn trừ trách nhiệm của người chấp nhận, người lập phiếu hoặc những người bảo lãnh của họ hoặc người bảo lãnh của người trả tiền về phương tiện đó.

Ðiều 58

1. Một phương tiện được xem như bị từ chối không thanh toán:

a. Nếu việc thanh toán bị từ chối khi xuất trình hợp thức hoặc nếu người cầm phiếu không thể đạt được sự thanh toán mà người này được hưởng theo bản Công ước này;

b. Nếu việc xuất trình để thanh toán được miễn trừ theo khoản 2 của Điều 56 và phương tiện không được thanh toán khi đáo hạn.

2. Nếu mọi hối phiếu bị từ chối không thanh toán, người cầm phiếu có thể theo những qui định của Điều 59, thực hiện quyền truy đòi đối với người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ.

3. Nếu một kì phiếu bị từ chối không thanh toán, người cầm phiếu có thể theo những qui định của Điều 59, thực hiện quyền truy đòi đối với những người kí hậu hoặc những người bảo lãnh của họ.

Mục 3. TRUY ĐÒI

Ðiều 59

Nếu một phương tiện bị từ chối không chấp nhận hoặc không thanh toán, người cầm phiếu có thể thực hiện quyền truy đòi chỉ sau khi phương tiện đã được kháng nghị hợp thức vì sự từ chối theo đúng những qui định của Điều 60 đến Điều 62.

A. Kháng nghị

Ðiều 60

1. Kháng nghị là một văn bản trình bày về sự từ chối thanh toán được lập tại địa điểm nơi phương tiện đã bị từ chối và được kí tên và đề ngày tháng bởi một người được pháp luật nơi đó cho phép. Văn bản trình bày phải nêu rõ:

a. Tên người yêu cầu lập thư kháng nghị;

b. Nơi kháng nghị;

c. Yêu cầu đưa ra và câu trả lời nhận được, nếu có, hoặc sự kiện không thể tìm thấy người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu.

2. Kháng nghị có thể được lập:

a. Trên phương tiện hoặc trên một mảnh giấy đính kèm phương tiện ("bàn nối dài"); hoặc

b. Thành một văn bản riêng, trong trường hợp này, chứng thư phải nêu rõ phương tiện đã bị từ chối.

3. Trừ khi phương tiện qui định rằng phải lập thư kháng nghị, thư kháng nghị có thể được thay thế bản tuyên bố viết lên phương tiện và được kí tên và đề ngày tháng bởi người trả tiền hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu, hoặc trong trường hợp phương tiện có ghi rõ tên người thanh toán, bởi người được nêu tên đó; bản tuyên bố phải chứng tỏ rằng việc chấp nhận hoặc thanh toán bị từ chối.

4. Bản tuyên bố được lập theo đúng khoản 3 của Điều này là một kháng nghị vì mục đích Công ước này.

Ðiều 61

Kháng nghị về phương tiện bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán phải được lập vào ngày phương tiện bị từ chối hoặc vào một trong bốn ngày làm việc sau đó.

Ðiều 62

1. Việc chậm trễ kháng nghị một phương tiện bị từ chối được miễn trách nếu việc chậm trễ là do những trường hợp vượt quá sự kiểm soát của người cầm phiếu và những trường hợp mà người cầm phiếu không thể tránh hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của việc chậm trễ không còn tác động nữa, kháng nghị phải được lập với sự cần mẫn hợp lí.

2. Kháng nghị bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc bằng việc không thanh toán được miễn:

a. Nếu người kí phát, người kí hậu hoặc người bảo lãnh đã rõ ràng từ bỏ kháng nghị; việc từ bỏ như vậy:

i. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi người kí phát, sẽ ràng buộc bất kì bên tham gia nào sau đó và sẽ làm lợi cho bất kì người cầm phiếu nào;

ii. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi một bên tham gia không phải là người ký phát sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia đó và làm lợi cho bất kì người cầm phiếu nào;

iii. Nếu được thực hiện ngoài phương tiện, sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia đã thực hiện sự từ bỏ và chỉ làm lợi cho người cầm phiếu mà sự từ bỏ dành cho;

b. Nếu nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc lập kháng nghị được đề cập đến tại khoản 1 của Điều này tiếp tục tác động ngoài 30 ngày sau ngày bị từ chối;

c. Ðối với người ký phát hối phiếu, nếu người ký phát và người trả tiền hoặc người chấp nhận là một người;

d. Nếu việc xuất trình để chấp nhận hoặc để thanh toán được miễn quy định tại Điều 52 hoặc khoản 2 của Điều56.

Ðiều 63

1. Nếu một phương tiện mà phải được kháng nghị vì không chấp nhận hoặc không thanh toán không được kháng nghị hợp thức, người kí phát, những người kí hậu và những người bảo lãnh của họ không chịu trách nhiệm về phương tiện đó.

2. Việc không kháng nghị một phương tiện không miễn trừ trách nhiệm về phương tiện đó của người chấp nhận, người lập phiếu và những người bảo lãnh của họ hoặc người bảo lãnh của người trả tiền.

B. Thông báo về sự từ chối

Ðiều 64

1. Người cầm phiếu, khi bị từ chối thanh toán một phương tiện bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán, phải đưa ra thông báo về việc từ chối đó:

a. Cho người phát hành và người kí hậu sau cùng;

b. Cho tất cả những người kí hậu khác và những người bảo lãnh mà người cầm phiếu có thể xác minh được địa chỉ của họ trên cơ sở các thông tin có trong phương tiện.

2. Người kí hậu và người bảo lãnh mà nhận được thông báo phải đưa ra thông báo về sự từ chối cho bên tham gia cuối cùng trước mình và chịu trách nhiệm về phương tiện.

3. Thông báo về sự từ chối là vì lợi ích của bất cứ bên tham gia nào mà có quyền truy đòi về phương tiện đối với bên tham gia được thông báo.

Ðiều 65

1. Thông báo về sự từ chối có thể được thực hiện dưới bất kì hình thức nào và bằng bất kì văn từ nào mà chỉ rõ phương tiện và nói rằng nó đã bị từ chối. Việc hoàn trả phương tiện bị từ chối cũng là một thông báo đầy đủ, với điều kiện là phương tiện phải kèm theo lời trình bày rằng phương tiện đã bị từ chối.

2. Thông báo về sự từ chối được thực hiện hợp thức nếu nó được truyền đạt hoặc được gửi cho bên tham gia bằng những phương tiện thích hợp trong các hoàn cảnh, dù bên tham gia ấy có nhận được hay không.

3. Trách nhiệm chứng minh rằng thông báo đã được thực hiện hợp thức thuộc về người yêu cầu đưa ra thông báo đó.

Ðiều 66

Thông báo về sự từ chối được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau:

a. Ngày kháng nghị hoặc, nếu kháng nghị được miễn, ngày từ chối; hoặc

b. Ngày nhận được thông báo về sự từ chối.

Ðiều 67

1. Sự chậm trễ trong việc đưa ra thông báo về sự từ chối được miễn trách nếu việc chậm trễ là do những trường hợp vượt quá tầm kiểm soát của người yêu cầu đưa ra thông báo, mà người yêu cầu đưa ra thông báo không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự chậm trễ không còn tác động, thông báo phải được thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

2. Thông báo về sự từ chối được miễn:

a. Nếu sau khi thực hiện sự cần mẫn hợp lí, không thể thông báo được;

b. Nếu người kí phát, người kí hậu hoặc người bảo lãnh đã rõ ràng từ bỏ thông báo về sự từ chối; sự từ bỏ như vậy:

i. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi người kí phát, sẽ ràng buộc bất cứ bên tham gia nào sau đó và làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

ii. Nếu được thực hiện trên phương tiện bởi một bên tham gia khác không phải là người kí phát, sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia đó nhưng làm lợi cho bất cứ người cầm phiếu nào;

iii. Nếu được thực hiện ngoài phương tiện, sẽ chỉ ràng buộc bên tham gia thực hiện sự từ bỏ đó và chỉ làm lợi cho người cầm phiếu mà sự từ bỏ đó dành cho;

c. Ðối với người kí phát hối phiếu, nếu người kí phát và người trả tiền hoặc người chấp nhận là một người.

Ðiều 68

Nếu người yêu cầu đưa ra thông báo từ chối không thông báo cho một bên tham gia là bên có quyền nhận thông báo đó, thì người ấy phải chịu trách nhiệm về bất cứ tổn thất nào mà bên tham gia đó có thể gánh chịu từ việc không thông báo, với điều kiện là tổn thất đó không vượt quá số tiền đề cập đến tại Điều 70 hoặc Điều 71.

Mục 4. SỐ TIỀN PHẢI THANH TOÁN

Ðiều 69

1. Người cầm phiếu có thể thực hiện các quyền của mình trên phương tiện chống lại bất cứ một bên tham gia hoặc nhiều hoặc tất cả các bên tham gia, chịu trách nhiệm đối với phương tiện đó và không buộc phải tuân theo thứ tự mà các bên tham gia đã bị ràng buộc. Bất cứ một bên tham gia nào mà đã cầm và thanh toán phương tiện có thể thực hiện các quyền của mình theo cùng phương thức đối với các bên tham gia có trách nhiệm đối với người đó.

2. Các bước tiến hành chống lại một bên không ngăn cản đến các bước tiến hành chống lại bất cứ một bên tham gia nào khác, dù bên tham gia khác có sau bên bị kiện ban đầu hay không.

Ðiều 70

1. Người cầm phiếu có thể thu hồi từ bất cứ bên tham gia có trách nhiệm nào:

a. Khi đáo hạn: trị giá của phương tiện với tiền lãi, nếu tiền lãi đã được qui định.

b. Sau khi đáo hạn:

i. Trị giá của phương tiện với tiền lãi, nếu tiền lãi đã được qui định đến ngày đáo hạn.

ii. Nếu tiền lãi được qui định phải trả sau khi đáo hạn, tiền lãi tính theo tỉ suất được qui định, hoặc, nếu không có qui định như vậy, tiền lãi tính theo tỉ suất ấn định tại khoản 2 của Điều này, tính từ ngày xuất trình trên số tiền ấn định tại điểm (i), khoản (b) của Điều này;

iii. Mọi chi phí về kháng nghị và về việc gửi thông báo do người cầm phiếu thực hiện.

c. Trước khi đáo hạn:

i. Trị giá của phương tiện với tiền lãi, nếu tiền lãi đã được quy định tính đến ngày thanh toán: hoặc, nếu không quy định tiền lãi, tuỳ thuộc vào chiết khấu từ ngày thanh toán đến ngày đáo hạn, được tính theo đúng khoản 4 của điều này;

ii. Mọi chi phí kháng nghị và việc gửi thông báo do người cầm phiếu thực hiện.

2. Mức lãi suất sẽ là mức mà có thể được bù lại theo trình tự pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền, nơi phương tiện được thanh toán.

3. Không có gì trong khoản 2 của Điều này ngăn cản việc toà án ra quyết định phạt về các thiệt hại hoặc bồi thường cho các tổn thất do việc châm trễ thanh toán gây ra cho người cầm phiếu.

4. Việc chiết khấu sẽ theo tỉ suất chính thức (tỉ suất chiết khấu) hoặc tỉ suất tương tự thích hợp khác có hiệu lực vào ngày việc truy đòi được thực hiện tại nơi người cầm phiếu có địa điểm kinh doanh chính, nếu người cầm phiếu không có nơi giao dịch, thì tại nơi thường trú của người ấy, hoặc nếu không có tỉ suất đó, thì theo tỉ suất hợp lí trong các hoàn cảnh.

Ðiều 71

Một bên mà đã thanh toán phương tiện và do đó được miễn trừ trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần về phương tiện đó có thể thu hồi từ các bên tham gia chịu trách nhiệm với người ấy:

a. Toàn bộ số tiền người ấy đã thanh toán;

b. Tiền lãi trên số tiền đó theo tỉ suất ấn định tại khoản 2 của Điều 70, tính từ ngày người ấy thực hiện việc thanh toán;

c. Mọi chi phí thông báo người ấy đã bỏ ra.

Chương VI

MIẾN NHIỆM

Mục I. MIỄN NHIỆM THANH TOÁN

Ðiều 72

1. Một bên tham gia được miễn trừ trách nhiệm về phương tiện khi người ấy thanh toán cho người cầm phiếu, hoặc cho một bên tham gia kế tiếp mình mà đã thanh toán phương tiện và đang sở hữu nó, số tiền phải trả theo Điều70 hoặc Điều 71:

a. Vào lúc hoặc sau khi đáo hạn; hoặc

b. Trước khi đáo hạn, khi bị từ chối không chấp nhận.

2. Việc thanh toán trước khi đáo hạn không theo khoản 1 (b) của Điều này không miễn trừ trách nhiệm của bên tham gia đã thực hiện việc thanh toán về phương tiện trừ khi đối với người mà việc thanh toán được thực hiện cho người ấy.

3. Một bên tham gia không được miễn trừ trách nhiệm nếu người ấy thanh toán cho người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ, hoặc cho một bên tham gia mà đã cầm và thanh toán phương tiện, và vào lúc thanh toán người ấy biết rằng người cầm phiếu hoặc bên tham gia đó đã có được phương tiện bằng cách đánh cắp hoặc đã giả mạo chữ kí của người hưởng lợi hoặc người được kí hậu, hoặc đã tham dự vào việc đánh cắp hoặc giả mạo đó.

4.

a. Người nhận tiền thanh toán của một phương tiện phải, trừ khi có thoả thuận khác, giao:

i. Phương tiện cho người trả tiền đã thực hiện việc thanh toán ấy;

ii. Phương tiện, một giấy biên nhận, và mọi kháng nghị cho bất cứ người nào khác đã thực hiện việc thanh toán ấy.

b. Trong trường hợp phương tiện phải thanh toán làm nhiều đợt vào những ngày kế tiếp, người trả tiền hoặc một bên tham gia đã thực hiện việc thanh toán không phải là việc thanh toán của đợt cuối cùng, có thể yêu cầu ghi việc thanh toán đó vào phương tiện hoặc lên một mảnh giấy đính kèm phương tiện ("bàn nối dài") và vì vậy phải giao cho người ấy một giấy biên nhận .

c. Nếu phương tiện phải thanh toán làm nhiều đợt vào những ngày kế tiếp bị từ chối bằng việc không chấp nhận hoặc không thanh toán bất cứ đợt nào, khi từ chối, một bên tham gia đã thanh toán một đợt, người cầm phiếu mà đã nhận tiền thanh toán đó phải trao cho bên tham gia đó một bản sao có xác nhận của phương tiện và bất cứ một kháng nghị có xác nhận bắt buộc nào để bên tham gia đó có thể thực hiện quyền đối với phương tiện.

d. Người được yêu cầu thanh toán có thể từ chối thanh toán nếu người yêu cầu thanh toán không trao phương tiện cho người ấy. Việc từ chối thanh toán trong những trường hợp này không phải là việc từ chối không thanh toán theo Điều 58.

e. Nếu việc thanh toán được thực hiện nhưng người thanh toán không phải là người trả tiền, không giành lấy phương tiện, người ấy được miễn nhiệm nhưng sự miễn nhiệm ấy không thể tạo thành sự phòng vệ chống lại người cầm phiếu được bảo vệ mà phương tiện sau đó được chuyển nhượng cho người ấy.

Ðiều 73

1. Người cầm phiếu không buộc phải nhận thanh toán từng phần .

2. Nếu người cầm phiếu được đề nghị thanh toán từng phần mà không nhận tiền thanh toán từng phần, phương tiện bị từ chối không thanh toán.

3. Nếu người cầm phiếu nhận thanh toán từng phần từ người trả tiền, người bảo lãnh của người trả tiền, hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu:

a. Người bảo lãnh của người trả tiền, hoặc người chấp nhận hoặc người lập phiếu được miễn trừ trách nhiệm đối với phương tiện đến mức số tiền đã được thanh toán;

b. Phương tiện phải được xem như bị từ chối không thanh toán đối với số tiền chưa thanh toán;

4. Nếu người cầm phiếu nhận thanh toán từng phần từ một bên tham gia vào phương tiện không phải là người chấp nhận, người lập phiếu hoặc người bảo lãnh của người trả tiền:

a. Bên tham gia đã thực hiện thanh toán được miễn trừ trách nhiệm về phương tiện đến mức số tiền đã được thanh toán;

b. Người cầm phiếu phải giao cho bên tham gia đó một bản sao có xác nhận của phương tiện và bất cứ kháng nghị có xác nhận cần thiết nào để bên tham gia ấy có thể thực hiện quyền đối với phương tiện.

5. Người trả tiền hoặc bên tham gia thực hiện thanh toán từng phần có thể yêu cầu ghi việc thanh toán đó lên phương tiện và vì vậy phải giao cho người đó một biên nhận.

6. Nếu số tiền còn lại đã được thanh toán, người nhận tiền thanh toán và sở hữu phương tiện phải giao phương tiện có ghi khoản tiền thanh toán đã nhận và mọi kháng nghị có xác nhận cần thiết khác cho người trả tiền.

Ðiều 74

1. Người cầm phiếu có thể từ chối nhận thanh toán tại địa điểm không phải là nơi phương tiện đã được xuất trình để thanh toán phù hợp với Điều 55.

2. Trong trường hợp nếu việc thanh toán không được thực hiện tại nơi mà phương tiện được xuất trình để thanh toán phù hợp với Điều 55, phương tiện được coi như bị từ chối không thanh toán.

Ðiều 75

1. Phương tiện phải được thanh toán bằng loại tiền dùng để ghi trị giá của phương tiện.

2. Phương tiện phải thanh toán được diễn đạt bằng một đơn vị tiền tệ tính toán theo nghĩa của điểm (l) Điều 5 và đơn vị tiền tệ tính toán đó có thể chuyển nhượng được giữa người thanh toán và người nhận tiền thanh toán, thì trừ khi phương tiện qui định một loại tiền thanh toán, việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng cách chuyển nhượng các đơn vị tiền tệ tính toán. Nếu đơn vị tiền tệ tính toán đó không thể chuyển nhượng được giữa những người này, việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng loại tiền ấn định trên phương tiện hoặc nếu không qui định một loại tiền như vậy, bằng loại tiền của địa điểm thanh toán.

3. Người kí phát hoặc người lập phiếu có thể chỉ rõ trên phương tiện rằng phương tiện phải được thanh toán bằng một loại tiền tệ ấn định không phải là loại tiền tệ dùng để ghi trị giá của phương tiện, Trong trường hợp này:

a. Phương tiện phải được thanh toán bằng loại tiền tệ đã được ấn định;

b. Số tiền phải trả phải được tính toán theo tỉ giá hối đoái ghi rõ trên phương tiện. Nếu không ghi rõ như vậy, số tiền thanh toán phải được tính theo tỉ giá hối đoái áp dụng cho hối phiếu thanh toán ngay (hoặc, nếu không có tỉ giá hối đoái đó, theo tỉ giá thích hợp hiện hành) vào ngày đáo hạn:

i. Ðang được áp dụng tại nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) của Điều 55, nếu loại tiền được ấn định là tiền tệ của nơi đó (tiền tệ địa phương); hoặc

ii. Nếu loại tiền tệ được ấn định không phải là loại tiền của nơi đó, theo tập quán của nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) của Điều 55.

c. Nếu phương tiện đó bị từ chối không chấp nhận, số tiền thanh toán phải được tính:

i. Nếu tỉ giá hối đoái được chỉ rõ trên phương tiện, theo tỉ giá đó;

ii. Nếu không ghi rõ tỉ giá hối đoái trên phương tiện, tuỳ theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hối đoái đang được áp dụng vào ngày bị từ chối hoặc vào ngày thanh toán thực tế.

d. Nếu phương tiện đó bị từ chối không thanh toán, số tiền thanh toán được tính:

i. Nếu tỉ giá hối đoái được chỉ rõ trên phương tiện, theo tỉ giá đó;

ii. Nếu tỉ giá hối đoái được ghi rõ trên phương tiện, tuỳ theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hiện hành vào ngày đáo hạn hoặc vào ngày thanh toán thực tế.

4. Trong điều này không có gì ngăn cản toà án từ việc ra quyết định phạt về các thiệt hại gây ra cho người cầm phiếu do biến động trong các tỉ giá hối đoái nếu tổn thất đó là do việc từ chối không chấp nhận hoặc không thanh toán gây ra.

5. Tỉ giá hối đoái hiện hành vào một ngày nào đó là tỉ giá hối đoái hiện hành, theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, tại nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) Điều 55 hoặc tại nơi thanh toán thực tế.

Ðiều 76

1. Trong bản Công ước này không có gì ngăn cản một Quốc gia thành viên từ việc thi hành các qui định về kiểm soát hối đoái áp dụng trong lãnh thổ mình và các qui định liên quan đến việc bảo vệ tiền tệ của Quốc gia đó, bao gồm các qui định mà Quốc gia đó phải áp dụng theo những thoả hiệp quốc tế mà Quốc gia ấy là một thành viên.

2.

a. Nếu vì việc áp dụng khoản 1 của Điều này, một phương tiện được kí phát bằng một loại tiền không phải là tiền tệ của nơi thanh toán thì phải được thanh toán bằng tiền tệ của địa phương, số tiền thanh toán phải được tính theo tỉ giá hối đoái áp dụng cho hối phiếu trả tiền ngay (hoặc nếu không có tỉ giá như vậy, theo tỉ giá hối đoái thích hợp hiện hành) vào ngày xuất trình đang được áp dụng tại nơi phương tiện phải được xuất trình để thanh toán theo đúng điều khoản (g) của Điều 55.

b.

i. Nếu phương tiện đó bị từ chối không chấp nhận, số tiền thanh toán phải được tính tuỳ theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hối đoái đang được áp dụng vào hàng ngày từ chối hoặc vào thanh toán thực tế.

ii. Nếu phương tiện như vậy bị từ chối không thanh toán, số tiền phải được tính tùy theo sự lựa chọn của người cầm phiếu, theo tỉ giá hối đoái hiện hành vào ngày xuất trình hoặc vào ngày thanh toán thực tế.

iii. Khoản 4 và 5 của Điều 75 được áp dụng khi thích hợp.

Mục 2. MIỄN NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA KHÁC

Ðiều 77

1. Nếu một bên tham gia được miễn nhiệm toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm về phương tiện, bất cứ một bên tham gia nào có quyền về phương tiện đó đối với người ấy cũng được miễn nhiệm đến cùng một mức độ.

2. Việc thanh toán toàn bộ hoặc một phần trị giá của hối phiếu bởi người trả tiền cho người cầm phiếu hoặc cho bất cứ một bên tham gia nào mà cầm và thanh toán hối phiếu, miễn trừ trách nhiệm của tất cả các bên tham gia đến cùng một mức độ, trừ khi người trả tiền đã thanh toán cho một người cầm phiếu không phải là người cầm phiếu được bảo vệ, hoặc một bên tham gia mà đã cầm và thanh toán hối phiếu, và vào lúc thanh toán người ấy biết rằng người cầm phiếu hoặc bên tham gia đó đã có được hối phiếu bằng cách đánh cắp hoặc đã giả mạo chữ kí của người hưởng lợi hoặc người được kí hậu, hoặc đã tham dự vào việc đánh cắp hoặc giả mạo đó.

Chương VII

PHƯƠNG TIỆN BỊ MẤT

Ðiều 78

1. Nếu một phương tiện bị mất, dù do tiêu huỷ, trộm cắp hay do nguyên nhân khác, người bị mất phương tiện, theo những qui định của khoản 2 Điều này, có quyền hạn thanh toán như người ấy đã có nếu còn sở hữu phương tiện. Bên tham gia được yêu cầu thanh toán không thể viện dẫn sự kiện người yêu cầu thanh toán không nắm giữ phương tiện như là sự biện hộ để khước từ trách nhiệm về phương tiện đó.

2.

a. Người yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất phải nêu rõ bằng văn bản gửi cho bên tham gia được yêu cầu thanh toán:

i. Những yếu tố của phương tiện bị mất thuộc về những yêu cầu trình bày tại khoản 1 hoặc 2 của Điều 1, Điều 2Điều 3, vì mục đích này người yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất đó có thể xuất trình một bản sao của phương tiện đó cho bên tham gia kia;

ii. Những sự kiện cho thấy rằng nếu người ấy đã sở hữu phương tiện đó, người ấy có quyền được thanh toán bởi bên được yêu cầu thanh toán.

iii. Những sự kiện ngăn cản việc xuất trình phương tiện đó.

b. Bên tham gia được yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất có thể yêu cầu người yêu cầu thanh toán phải bảo đảm bồi thường mà bên tham gia ấy có thể gánh chịu vì phải thanh toán sau khi phương tiện bị mất.

c. Tính chất của sự đảm bảo và các điều kiện bảo đảm phải được ấn định bởi sự thoả thuận giữa người yêu cầu thanh toán và bên tham gia được yêu cầu thanh toán. Nếu không đạt được sự thoả thuận đó, toà án có thể quyết định xem có cần sự bảo đảm không và nếu cần toà án sẽ quyết định tính chất của sự bảo đảm và các điều kiện bảo đảm.

d. Nếu bảo đảm không được đưa ra, toà án có thể ra lệnh cho bên tham gia được yêu cầu thanh toán kí thác số tiền của phương tiện bị mất, và mọi khoản lãi và chi phí có thể bị khiếu nại theo Điều 70 hoặc Điều 71 tại toà án hoặc bất cứ chức trách có thẩm quyền hoặc cơ quan nào và có thể quyết định thời gian kí thác. Tiền kí thác ấy được xem như tiền thanh toán cho người yêu cầu.

Ðiều 79

1. Một bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất và sau đó phương tiện được xuất trình để yêu cầu thanh toán cho bên tham gia đó bởi người khác phải thông báo về sự xuất trình đó cho người trước đây bên tham gia ấy đã thanh toán.

2. Việc thông báo đó phải được thực hiện vào ngày phương tiện được xuất trình hoặc vào 1 trong 2 ngày tiếp theo và phải ghi rõ tên của người xuất trình phương tiện và ngày và địa điểm xuất trình thanh toán.

3. Việc không thông báo làm cho bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại mà người được bên tham gia ấy đã thanh toán có thể chịu do không thông báo với điều kiện là những thiệt hại đó không vượt quá số tiền được đề cập đến tại Điều 70 hoặc Điều 71.

4. Việc chậm thông báo được miễn trách khi sự chậm trễ đó là do những trường hợp vượt quá tầm kiểm soát của người đã thanh toán phương tiện bị mất mà người ấy không thể tránh khỏi hoặc vượt qua. Khi nguyên nhân của sự chậm trễ không còn tác động nữa, việc thông báo phải được thực hiện với sự cần mẫn hợp lí.

5. Việc thông báo được miễn khi nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc thông báo tiếp tục sự tác động ngoài 30 ngày sau ngày cuối cùng mà đáng lẽ việc thông báo phải được thực hiện.

Ðiều 80

1. Bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất theo đúng những qui định của Điều 78 và sau đó được yêu cầu, và thanh toán phương tiện hoặc vì lí do phương tiện bị mất sau đó đã mất quyền thu hồi từ bất cứ bên tham gia nào có trách nhiệm với người ấy, có quyền:

a. Nếu bảo đảm đã được đưa ra thì thực hiện sự bảo đảm ấy; hoặc

b. Nếu số tiền đã được kí thác tại toà án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền hoặc cơ quan khác thì đòi lại số tiền đã kí thác đó.

2. Người đã đứng ra bảo đảm phù hợp với những qui định của khoản 2 (b) của Điều 78 có quyền giải toả sự bảo đảm khi bên tham gia được hưởng sự bảo đảm không còn bị rủi ro gánh chịu những thiệt hại vì sự phương tiện bị mất gây ra.

Ðiều 81

Vì mục đích của việc lập kháng nghị vì bị từ chối thanh toán người yêu cầu thanh toán phương tiện bị mất có thể sử dụng một văn bản trình bày thoả mãn các yêu cầu của khoản 2 (a) Điều 78.

Ðiều 82

Người nhận tiền thanh toán phương tiện bị mất theo Điều 78 phải giao cho bên tham gia thanh toán văn bản trình bày theo yêu cầu tại khoản 2 (a) Điều 78, được người ấy ký nhận mọi kháng nghị và một bảng kê ký nhận đã trả.

Ðiều 83

1. Một bên tham gia đã thanh toán phương tiện bị mất theo quy định tại Điều 78 có cùng những quyền hạn lẽ ra người ấy đã có nếu người ấy có nẵm giữ phương tiện.

2. Bên tham gia ấy chỉ có thể thực hiện quyền hạn của mình nếu có trong tay văn bản trình bày được ký nhận được đề cập tại Điều 82.

Chương VIII

GIỚI HẠN (QUI ĐỊNH)

Ðiều 84

1. Quyền hành động phát sinh từ một phương tiện có thể không còn được thực hiện sau khi đã hết 4 năm:

a. Ðối với người lập kì phiếu phải thanh toán theo yêu cầu hoặc người bảo lãnh của người ấy kể từ ngày lập kì phiếu;

b. Ðối với người chấp nhận hoặc người lập phiếu hoặc người bảo lãnh một phương tiện phải thanh toán vào một thời gian nhất định của họ kể từ ngày đáo hạn;

c. Ðối với người bảo lãnh của người trả tiền hối phiếu phải trả vào một thời gian nhất định, kể từ ngày đáo hạn, hoặc nếu hối phiếu bị từ chối không chấp nhận, từ ngày kháng nghị vì bị từ chối, hoặc khi kháng nghị được miễn, kể từ ngày bị từ chối;

d. Ðối với người chấp nhận một hối phiếu phải trả theo yêu cầu hoặc người bảo lãnh của người ấy, kể từ ngày hối phiếu đã được chấp nhận, hoặc nếu không ghi rõ ngày đó, kể từ ngày của hối phiếu;

e. Ðối với người bảo lãnh của người trả tiền một hối phiếu phải trả theo yêu cầu, kể từ ngày người ấy kí vào hối phiếu hoặc nếu không ghi rõ ngày đó, kể từ ngày của hối phiếu;

f. Ðối với người kí phát hoặc người kí hậu hoặc người bảo lãnh của họ, kể từ ngày kháng nghị vì bị từ chối không chấp nhận hoặc không thanh toán hoặc khi kháng nghị được miễn, kể từ ngày bị từ chối.

2. Một bên tham gia đã thanh toán phương tiện phù hợp với Điều 70 hoặc Điều 71 có thể thực hiện quyền hành động của mình chống lại một bên tham gia chịu trách nhiệm với người ấy trong vòng một năm kể từ ngày người ấy thanh toán phương tiện.

Chương IX

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Ðiều 85

Tổng thư kí Liên hợp quốc dưới đây được chỉ định là người lưu giữ Công ước này.

Ðiều 86

1. Công ước này để mở cho việc kí kết của tất cả các Quốc gia tại Trụ sở chính của Liên hiệp quốc, New York, đến 30 tháng 6, 1990.

2. Công ước này tuỳ thuộc vào sự phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành của các Quốc gia kí kết.

3. Công ước này để mở cho các Quốc gia không phải là nước kí kết gia nhập kể từ ngày để mở cho việc kí kết.

4. Các tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành và gia nhập được lưu giữ tại Tổng thư kí Liên hiệp quốc.

Ðiều 87

1. Nếu một Quốc gia thành viên có 2 hay nhiều đơn vị lãnh thổ tại đó theo hiến pháp của Quốc gia đó các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng liên quan đến các vấn đề được giải quyết trong Công ước này Quốc gia đó có thể vào lúc kí kết, phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc bổ sung. Tuyên bố rằng Công ước này phải áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của Quốc gia đó hoặc chỉ cho một hoặc nhiều đơn vị lãnh thổ, và có thể sửa đổi bản tuyên bố của mình bằng việc trình bản tuyên bố khác vào bất cứ lúc nào.

2. Những bản tuyên bố phải được thông báo cho Người lưu giữ và phải ghi rõ các đơn vị lãnh thổ mà Công ước này được áp dụng.

3. Nếu một Quốc gia thành viên không lập bản tuyên bố theo khoản 1 của Điều này, bản Công ước này phải áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của Quốc gia đó.

Ðiều 88

1. Bất kì Quốc gia nào cũng có thể tuyên bố vào lúc kí kết, phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc bổ sung rằng các tòa án của Quốc gia đó sẽ chỉ áp dụng bản Công ước này nếu cả nơi hối phiếu được kí phát, hoặc kì phiếu được lập, được ghi trên phương tiệnphương tiện và nơi thanh toán được chỉ rõ trên phương tiện nằm ở các Quốc thành viên khác.

2. Không cho phép có các bảo lưu khác.

Ðiều 89

1. Bản Công ước này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày có tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập thứ mười.

2. Khi một Quốc gia phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập Công ước này sau khi đã có bộ tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập thứ mười, thì bản quy ước này bắt đầu phát sinh hiệu lực đối với Quốc gia đó vào ngày đầu tiên của tháng sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày gửi tài liệu phê chuẩn, chấp nhận, tán thành hoặc gia nhập của mình.

Ðiều 90

1. Một Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rút ra khỏi Công ước này bằng một thông báo chính thức bằng văn bản gửi cho người lưu giữ.

2. Việc rút ra khỏi công ước này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng sau khi hết 6 tháng kể từ khi Người lưu giữ nhận được thông báo. Khi một sự qui định thời hạn dài hơn cho việc rút ra khỏi Công ước có hiệu lực được xác định trong thông báo, thì việc tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực khi hết thời hạn dài hơn đó kể từ khi Người lưu giữ nhận được bản thông báo. Bản Công ước này vẫn áp dụng cho các phương tiện được kí phát hoặc được lập trước ngày có hiệu lực của tuyên bố bãi ước .

Làm tại New York vào ngày mồng chín tháng mười hai năm một nghìn chín trăm tám tám, lập thành một bản gốc trong đó các văn bản tiếng Ả rập, Trung Quốc, Tiếng Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha xác thực như nhau. Với sự làm chứng của các đại diện toàn quyền kí dưới đây được uỷ quyền hợp pháp bởi các chính phủ tương ứng đã kí vào bản Công ước này.

II

Luật thống nhất Geneva về Hối phiếu và Kỳ phiếu (1930)

PHẦN I: HỐI PHIẾU

CHƯƠNG I

PHÁT HÀNH VÀ HÌNH THỨC CỦA HỐI PHIẾU

Ðiều 1:

Một hối phiếu chứa đựng

1.Tiêu đề “Hối phiếu” ghi ở bề mặt của hối phiếu và được diễn đạt bằng ngôn ngữ ký phát hối phiếu.

2. Một mệnh lệnh vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định.

3.Tên của người trả tiền.

4.Thời hạn thanh toán.

5. Ðịa điểm thanh toán.

6.Tên của người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán.

7. Ngày và nơi phát hành hối phiếu.

8.Chữ ký của người ký phát hối phiếu.

Ðiều 2:

Một hối phiếu mà trong đó thiếu một trong những yêu cầu được nêu trong điều khoản trên sẽ là một hối phiếu vô hiệu lực, ngoại trừ những trường hợp được nêu sau đây:

- Một hối phiếu mà trong đó không có nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay khi xuất trình.

- Khi không có nêu rõ ràng địa điểm trả tiền, thì địa điểm được ghi bên cạnh tên của người trả tiền thì được xem là nơi trả tiền.#

- Một hối phiếu mà không có nêu địa điểm ký phát thì được xem như đã được ký phát tại nơi được nêu bên cạnh tên của người ký phát.

Ðiều 3:

Một hối phiếu có thể được ký phát để được thanh toán theo lệnh của người ký phát:

- Nó có thể được ký phát cho chính người ký phát.

- Nó có thể được ký phát cho quyền lợi của một người thứ ba.

Ðiều 4:

Một hối phiếu có thể được thanh toán tại nơi cư ngụ của người thứ ba hoặc tại nơi mà người trả tiền cư ngụ hoặc tại một nơi khác.

Ðiều 5:

Khi một hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình hoặc vào một thời gian nhất định sau khi xuất trình, thì người ký phát có thể quy định rằng số tiền được thanh toán có tính cả tiền lãi. Còn trong trường hợp khác, sự quy định này được xem như không có giá trị.

Tiền lãi được tính từ ngày ký phát hối phiếu, trừ trường hợp có quy định một ngày nào khác. Tỷ suất lợi tức ghi trên hối phiếu sẽ coi như không có giá trị, nếu như không có quy định khác.

Ðiều 6:

Khi số tiền của hối phiếu được diễn đạt bằng chữ và đồng thời bằng con số, mà có sự khác biệt giữa hai bên, thì số tiền ghi bằng chữ là số tiền được thanh toán.

Khi một số tiền của hối phiếu được diễn đạt hoàn toàn bằng chữ mà có số lớn hơn hoặc số tiền diễn đạt hoàn toàn bằng số mà có số lớn hơn thì số tiền nhỏ hơn là số tiền được thanh toán.

Ðiều 7:

Nếu một hối phiếu có mang chữ ký của những người không có khả năng ràng buộc mình bằng hối phiếu, hoặc chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của những người không có thật, hoặc một chữ ký mà vì bất cứ lý do nào đó không thể ràng buộc những người đã ký hối phiếu hoặc nhân danh người đó để ký, thì những nghĩa vụ của người khác đã ký hối phiếu tuy nhiên vẫn có hiệu lực.

Ðiều 8:

Bất kỳ ai ký tên mình vào một hối phiếu với tư cách đại diện cho một người mà người đó không có quyền hành động thì sẽ ràng buộc chính mình như một bên của hối phiếu và nếu người ký này thanh toán, thì anh ta sẽ có cùng những quyền hạn như người mà anh ta đã xem như đang hành động thay cho. Quy định tương tự cũng được áp dụng đối với người đại diện nào đã lạm quyền hạn của mình.

Ðiều 9:

Người ký phát hối phiếu đảm bảo cả việc chấp nhận lẫn việc thanh toán. Anh ta có thể giải thoát mình khỏi đảm bảo chấp nhận; mọi quy định theo đó anh ta giải thoát mình khỏi đảm bảo thanh toán được xem như không có giá trị pháp lý.

Ðiều 10:

Nếu một hối phiếu khi ký phát không được đầy đủ đã được bổ sung đầy đủ khác với những thoả thuận đã ghi trong hối phiếu, thì sự không tuân theo những thoả thuận này không thể không được dùng để kiện người cầm hối phiếu, trừ khi người này đã có được hối phiếu không trung thực, hoặc khi thủ đắc hối phiếu đã phạm lỗi hiển nhiên.

CHƯƠNG II: KÝ HẬU

Ðiều 11:

Tất cả các hối phiếu, ngay cả khi nó không được ký phát theo lệnh một cách rõ ràng, đều có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Khi một người ký phát đã ghi vào hối phiếu những chữ “không trả theo lệnh” hoặc một câu nào tương tự, thì hối phiếu chỉ có thể chuyển nhượng theo luật và có hiệu lực của một sự chuyển nhượng thông thường. Hối phiếu có thể được ký hậu chuyển nhượng cho người trả tiền hối phiếu, cho dù ông ta có chấp nhận hay không, hoặc chuyển nhượng cho người ký phát, hoặc cho một bên nào đó liên quan đến hối phiếu. Những người này có thể tái ký hậu để chuyển nhượng cho người khác nữa.

Ðiều 12:

Một sự ký hậu phải vô điều kiện. Mọi điều kiện đối với ký hậu được xem là vô giá trị. Mọi sự ký hậu chuyển nhượng một phần được xem như là vô hiệu lực.

Một sự ký hậu “cho người cầm phiếu” tương đương với ký hậu để trắng.

Ðiều 13:

Sự ký hậu phải được viết trên hối phiếu hoặc lên một mảnh giấy gắn vào hối phiếu. Nó phải được người ký hậu ký tên vào.

Ký hậu có thể không nêu tên người thụ hưởng hoặc có thể chỉ có đơn thuần chữ ký của người ký hậu (ký hậu để trắng). ở trường hợp sau để ký hậu có hiệu lực thì nó phải được ghi lên phía sau hối phiếu hoặc lên mảnh giấy gắn liền vào hối phiếu (Allonge).

Ðiều 14:

Ký hậu là sự chuyển nhượng tất cả những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu. Nếu là ký hậu để trống thì người cầm có thể:

1. Ðiền vào chỗ trống hoặc là tên chính của mình hoặc là tên của một người nào khác.

2. Tái ký hậu để trắng hoặc cho một người nào khác.

3. Chuyển nhượng hối phiếu cho người thứ ba mà không điền vào chỗ để trống, và không ký hậu nó .

Ðiều 15:

Khi không có quy định ngược lại, người ký hậu đảm bảo chấp nhận và thanh toán. Anh ta có thể cấm mọi ký hậu sau đó: Trong trường hợp này anh ta không đảm bảo cho những người mà sau đó hối phiếu được ký hậu cho họ.

Ðiều 16:

Người sở hữu hối phiếu được xem là người cầm giữ hối phiếu hợp pháp nếu ông ta xác lập được quyền sở hữu của mình đối với hối phiếu thông qua một loạt những ký hậu liên tục cho dù sự ký hậu sau cùng là để trắng. Trong quan hệ này những ký hậu bị huỷ bỏ được xem như không có giá trị.

Khi một ký hậu để trắng được một ký hậu kế tiếp theo, người ký hậu cuối cùng này được xem như đã thủ đắc hối phiếu bằng ký hậu để trắng.

Khi một người đã bị tước quyền sở hữu hối phiếu bằng bất kỳ cách nào, thì người cầm giữ hối phiếu xác lập quyền hạn của mình theo cách thức được nêu không buộc phải bỏ hối phiếu khi ông ta đã thủ đắc phiếu một cách không trung thực, hoặc trừ khi vào lúc thủ đắc phiếu, ông ta đã phạm lỗi lầm sơ suất hiển nhiên.

Ðiều 17:

Những người thua kiện về một hối phiếu không thể kiện người cầm hối phiếu căn cứ vào những mối quan hệ cá nhân của họ với người ký phát hoặc với những người cầm giữ trước đó, trừ khi người cầm hối phiếu khi thủ đắc hối phiếu đã cố tình hành động làm phương hại đến người mắc nợ.

Ðiều 18:

Khi ký hậu hối phiếu có ghi theo “trị giá nhờ thu” theo “nhờ thu” theo “uỷ quyền” hoặc một câu nào khác hàm ý một sự uỷ nhiệm đơn giản, thì người cầm giữ hối phiếu có thể sử dụng những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu, nhưng anh ta chỉ có thể ký hậu hối phiếu với tư cách của mình mà thôi.

Trong trường hợp này, các bên có trách nhiệm chỉ có thể kiện người cầm giữ hối phiếu những nội dung nào mà anh ta có thể kiện được người ký hậu.

Sự uỷ nhiệm trong ký hậu không bị kết thúc vì lý do bên uỷ nhiệm đã chết hoặc vì lý do bên này đã bị mất năng lực về mặt pháp lý.

Ðiều 19:

Khi một ký hậu có ghi những câu ” giá trị cầm cố” (value in pledge) ,”giá tri đảm bảo”(Value in security), hoặc một câu nào khác hàm ý một sự cầm cố, thì người cầm giữ phiếu có thể sử dụng tất cả những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu, nhưng ký hậu do anh ta thực hiện chỉ có hiệu lực của một ký hậu bởi bản thân mình mà thôi.

Ðiều 20:

Một ký hậu sau kỳ hạn trả tiền cũng có hiệu lực như ký hậu trước kỳ hạn trả tiền.Tuy nhiên, một sự ký hậu sau sự kháng nghị không thanh toán, hoặc sau khi thời hạn được định để kháng nghị kết thúc, thì sự ký hậu chỉ có giá trị như một sự uỷ thác bình thường. Khi không thể có bằng chứng ngược lại, một ký hậu không có ghi ngày tháng được xem như được ký hậu trước khi thời hạn ấn định để kháng nghị kết thúc

CHƯƠNG III: CHẤP NHẬN

Ðiều 21:

Cho đến khi hết hạn, hối phiếu có thể được hoặc do người cầm hối phiếu, hoặc do người có quyền sở hữu hối phiếu xuất trình cho người trả tiền chấp nhận tại nơi anh ta ở.

Ðiều 22:

Trong bất cứ một hối phiếu nào, người ký phát có thể quy định rằng, hối phiếu sẽ được xuất trình để chấp nhận có hoặc không có ấn định một hạn mức thời gian để xuất trình.

Trừ trường hợp một hối phiếu được thanh toán tại địa chỉ của một bên thứ ba hoặc tại một nơi khác hơn là nơi cư trú của người trả tiền hoặc, trừ trường hợp một hối phiếu được ký phát để thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi nhìn thấy hối phiếu, người ký phát có thể cấm việc xuất trình để xin chấp nhận.

Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận không được xảy ra trước một ngày chỉ định.

Nếu người ký phát đã ngăn cấm việc chấp nhận thì tất cả những ký hậu vẫn có thể quy định rằng hối phiếu sẽ phải được xuất trình để xin chấp nhận có hoặc không có để ấn định một giới hạn thời gian để xuất trình chấp nhận.

Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận không được xảy ra trước một ngày chỉ định.

Nếu người ký phát đã ngăn cấm việc chấp nhận thì tất cả những ký hậu vẫn có thể quy định rằng hối phiếu sẽ phải được xuất trình để xin chấp nhận có hoặc không có ấn định thời gian để xuất trình chấp nhận.

Ðiều 23:

Những hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi xuất trình, phải được xuất trình để xin chấp nhận trong vòng 1 năm theo ngày ký phát hối phiếu.

Người ký phát có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này.

Thời hạn này có thể được rút ngắn lại bởi những người ký hậu.

Ðiều 24:

Người trả tiền có thể yêu cầu là hối phiếu sẽ được xuất trình cho người ta một lần thứ hai vào ngày sau lần xuất trình thứ nhất. Các bên có liên quan không được phép dẫn rằng yêu cầu này không phù hợp, ngoại trừ trường hợp yêu cầu nêu trong kháng nghị.

Người cầm giữ hối phiếu không bị bắt buộc phải giao cho người trả tiền một hối phiếu được xuất trình để xin chấp nhận.

Ðiều 25:

Chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ “đã chấp nhận” hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký vào. Người trả tiền chỉ ký đơn giản lên mặt của hối phiếu.

Khi hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình, hoặc khi nó phải được xuất trình để xin chấp nhận trong một thời gian nhất định theo một quy định đặc biệt, sự chấp nhận phải được ghi ngày tháng và ngày hối phiếu được chấp nhận, trừ khi người cầm giữ hối phiếu yêu cầu là nó phải được ghi là ngày tháng xuất trình.

Nếu nó không có ghi ngày tháng, người cầm giữ hối phiếu muốn lưu giữ quyền truy đòi của mình đối với người ký hậu và người ký phát, phải xác nhận sự bỏ sót bằng một giấy kháng nghị được lập ra theo đúng thời hạn.

Ðiều 26:

Chấp nhận là vô điều kiện, những người trả tiền có thể chấp nhận một phần của số tiền được thanh toán. Mọi sự chấp nhận thay đổi nội dung của hối phiếu sẽ được xem như sự từ chối chấp nhận. Tuy nhiên, người chấp nhận bị ràng buộc bởi những điều kiện của sự chấp nhận của anh ta.

Ðiều 27:

Khi người ký phát hối phiếu quy định địa điểm thanh toán khác với nơi cư trú của người trả tiền mà không nêu rõ địa chỉ của bên thứ ba là bên thụ hưởng, thì người trả tiền có thể nêu địa chỉ của người thứ ba vào thời điểm chấp nhận, khi không có sự chỉ định này, người chấp nhận được xem là đã cam kết thanh toán hối phiếu tại thời điểm thanh toán đã nêu lên.

Nếu một hối phiếu được thanh toán tại địa điểm cư trú của người trả tiền, thì người này khi chấp nhận có thể chỉ định một địa điểm tại cùng một nơi mà việc thanh toán được thực hiện.

Ðiều 28:

Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người trả tiền cam kết thanh toán hối phiếu khi nó đến hạn.

Khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu, cho dù ông ta là người ký phát, có thể kiện ngay người chấp nhận về hối phiếu để đòi tất cả những gì có thể yêu cầu theo Ðiều 48 và Ðiều 49.

Ðiều 29:

Khi người trả tiền là người đã ký chấp nhận hối phiếu đã huỷ bỏ nó trước khi hoàn trả lại hối phiếu thì sự chấp nhận đưọc xem như bị từ chối. Nếu không có bằng chứng ngược lại, sự huỷ bỏ xem như đã xảy ra trước khi hối phiếu được hoàn trả.

Tuy nhiên, nếu người trả tiền đã thông báo sự chấp nhận của mình bằng văn bản viết cho người cầm giữ hoặc cho bên ký hối phiếu, anh ta chịu trách nhiệm với những bên này theo những điều khoản của sự chấp nhận của mình.

CHƯƠNG IV: BẢO LÃNH

Ðiều 30:

Việc thanh toán một hối phiếu có thể đảm bảo bởi một sự “Bảo lãnh” (Aval) đối với toàn bộ hoặc một phần số tiền của hối phiếu. Sự bảo đảm này do một người thứ ba hoặc thậm chí do người đã ký như một bên liên quan đến hối phiếu.

Ðiều 31:

Sự bảo lãnh có thể được ghi hoặc là ở ngay trên hối phiếu hoặc là bằng một mảnh giấy đính kèm (Allonge).

Nó được diễn đạt bằng chữ “Ðể bảo lãnh” hoặc bằng bất kỳ một câu nào tương tự. Nó được người “Bảo lãnh” ký.

Sự bảo lãnh xem như được thành lập bằng chữ ký đơn thuần của người “Bảo lãnh” ghi trên mặt của hối phiếu, ngoại trừ trường hợp chữ ký của người trả tiền hoặc người ký phát.

Một sự “Bảo lãnh” phải được nêu rõ là cho người nào. Nếu không có thì được xem là bảo lãnh cho người ký phát.

Ðiều 32:

Người bảo lãnh bị ràng buộc giống như người mà anh ta trở thành người bảo lãnh.

Cam kết của người bảo lãnh có hiệu lực ngay khi cả trách nhiệm mà anh ta bảo lãnh không có hiệu lực đối với bất cứ lý do nào trừ trường hợp có sai sót về hình thức tạo lập hối phiếu

Khi thanh toán một hối phiếu, anh ta có những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu đối với người được đảm bảo và đối với những người chịu trách nhiệm với người này về hối phiếu.

CHƯƠNG V: THỜI HẠN THANH TOÁN

Ðiều 33:

Một hối phiếu có thể được ký phát để được thanh toán:

Ngay khi xuất trình

Vào một thời gian cố định sau khi xuất trình

Vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hối phiếu

Vào một ngày cố định

Những hối phiếu ghi những cách khác hoặc được thanh toán từng phần là vô hiệu.  

Ðiều 34:

Một hối phiếu được trả tiền ngay, được thanh toán vào ngày khi xuất trình.

Nó phải được xuất tình để xin thanh toán trong vòng một năm kể từ ngày ký phát. Người ký phát có thể rút ngắn hoặc gia hạn thời hạn này. Những thưòi hạn này có thể được những người ký hậu rút ngắn lại.

Người ký phát có thể quy định rằng hối phiếu thanh toán ngay khi không được xuất trình xin thanh toán trước ngày chỉ định. Trong trường hợp, thời gian xuất tình bắt đầu từ ngày đó.

Ðiều 35:

Kỳ hạn thanh toán của một hối phiếu được thanh toán vào một thời gian cố định sau khi xuất trình được xác định hoặc tính từ ngày chấp nhận hoặc tính từ ngày kháng nghị. Trong trường hợp không có kháng nghị, sự chấp nhận không ghi ngày tháng được tính đối với người chấp nhận, vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bắt buộc phải xuất trình để chấp nhận.

Ðiều 36

Khi một hối phiếu quy định thời hạn sau một hay nhiều tháng kể từ ngày ký phát hoặc sau khi xuất trình, thì hối phiếu đến hạn vào ngày tương ứng của tháng mà việc thanh toán phải thực hiện. Nếu không có ngày tương ứng thì hối phiếu hết hạn vào ngày cuối cùng của tháng này.

Khi một hối phiếu quy định thời hạn thanh toán sau một tháng hoặc nhiều tháng và nửa tháng kể từ ngày ký phát hoặc khi xuất trình, thì phải tính cả tháng.

Nếu kỳ hạn thanh toán được tính vào đầu tháng, vào giữa tháng (ví dụ trung tuần tháng một hoặc tháng hai) hoặc vào cuối tháng, thì phải hiểu là vào ngày 1, ngày 15 và ngày cuối cùng của tháng.

Những câu “tám ngày” hoặc “mười lăm ngày” không chỉ một hay hai tuần, mà là một giai đoạn 8 hoặc 15 ngày hiện tại. Câu “nửa tháng” có nghĩa giai đoạn 15 ngày.

Ðiều 37

Khi một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định tại một nơi mà lịch ở đó khác với lịch tại nơi phát hành hối phiếu, thì ngày hối phiếu đến hạn trả tiền được xem là ngày ấn định theo lịch của nơi thanh toán.

Khi một hối phiếu được ký phát giữa hai nơi có lịch khác nhau, được thanh toán vào một thời điểm cố định sau kỳ hạn, ngày phát hành được xem như một ngày tương ứng của lịch nơi thanh toán, và kỳ hạn hối phiếu được ấn định tương ứng theo đó.

Thời gian để xuất trình hối phiếu được tính căn cứ vào những quy định của những đoạn trên.

Những quy định này không áp dụng nếu có một quy định trong hối phiếu hoặc thậm chí những điều ghi đơn giản của hối phiếu nếu cho thấy một ý định muốn áp dụng những quy định khác.

CHƯƠNG VI: THANH TOÁN

Ðiều 38

Người cầm giữ một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định hoặc vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hoặc sau khi xuất trình, phải được xuất trình hối phiếu để xin thanh toán ngay vào ngày hối phiếu được thanh toán vào một trong hai ngày làm việc kế tiếp.

Việc xuất trình hối phiếu tại phòng bù trừ tương đương với việc xuất trình để xin thanh toán.

Ðiều 39

Người trả tiền thanh toán một hối phiếu có thể yêu cầu người cầm giữ phải đưa hối phiếu cho anh ta.

Người cầm giữ không thể từ chối việc thanh toán từng phần. Trong trường hợp thanh toán từng phần, người trả tiền có thể yêu cầu ghi việc thanh toán này lên hối phiếu và cấp một biên lai cho anh ta.

Ðiều 40

Người cầm hối phiếu không thể bị ép buộc phải nhận thanh toán trước khi hối phiếu đến hạn.

Người ta trả tiền thanh toán trước khi hối phiếu đến hạn khi hành động như vậy phải chịu mọi rủi ro.

Người trả tiền thanh toán đúng kỳ hạn thì hết trách nhiệm, trừ khi anh ta phạm lỗi gian lận hoặc sơ suất hiển nhiên.

Anh ta buộc phải kiểm tra sự hợp thức của dây chuyền ký hậu nhưng không phải kiểm tra chữ ký của người ký hậu.

Ðiều 41:

Khi một hối phiếu được ký phát để thanh toán bằng một đồng tiền không phải là đồng tiền của nơi thanh toán, số tiền được thanh toán phải được trả bằng tiền của quốc gia theo trị giá của nó vào ngày hối phiếu đến hạn. Nếu người mắc nợ không thực hiện được, người cầm phiếu có thể tuỳ ý yêu cầu số tiền của hối phiếu sẽ được thanh toán bằng tiền của quốc gia theo tỉ giá vào ngày hối phiếu đến hạn hoặc vào ngày thanh toán.

Những tập quán của nơi thanh toán ấn định giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tuy nhiên, người ký phát có thể quy định là số tiền được thanh toán sẽ được tính toán căn cứ vào tỉ giá được nêu trong hối phiếu.

Những quy tắc đã đề cập trên sẽ không áp dụng cho trường hợp trong đó người ký phát đã qui định rằng việc thanh toán phải được thực hiện bằng một đồng tiền rõ rệt nào đó (quy định) về việc thanh toán có hiệu lực bằng ngoại tệ). Nếu số tiền của hối phiếu được nêu rõ bằng một đồng tiền có cùng một tên, nhưng có giá trị khác nhau tại nước phát hành hối phiếu và nước thanh toán hối phiếu, thì sẽ căn cứ vào đồng tiền của nơi thanh toán.

Ðiều 42:

Khi một hối phiếu không được xuất trình để xin thanh toán trong hạn mức thời gian ấn định bởi Ðiều 38, người mắc nợ được phép ký gửi số tiền với người chức trách có thẩm quyền, và người cầm phiếu phải chịu phí rủi ro.

CHƯƠNG VII

TRUY ĐÒI DO KHÔNG CHẤP NHẬN HOẶC KHÔNG THANH TOÁN HỐI PHIẾU

Ðiều 43:

Người cầm giữ phiếu có thể thực hiện quyền truy đòi của mình đối với những người ký hậu, người ký phát hoặc những bên có trách nhiệm khác.

Khi hối phiếu đến kỳ hạn trả tiền;

Nếu việc thanh toán không được thực hiện;

Thậm trí trước khi hối phiếu đến hạn;

1. Nếu có sự từ chối một phần hay từ chối hoàn toàn việc chấp nhận.

2. Trong trường hợp người trả tiền bị phá sản, dù ông ta có chấp nhận hay không, hoặc trong trường hợp có sự phán xét của Toà án, hoặc khi việc tiến hành đối với hàng hoá của ông ta không có kết quả.

3. Trong trường hợp người ký phát bị phá sản mà hối phiếu không được chấp nhận.

Ðiều 44:

Sự không chấp nhận hoặc không thanh toán phải được chứng minh bằng một tờ chứng nhận xác thực (tờ kháng nghị không chấp nhận hoặc không thanh toán).

Sự kháng nghị do không chấp nhận phải được thực hiện trong vòng thời hạn ấn định phải xuất trình phải xin chấp nhận. Nếu, trong trường hợp quy định ở Ðiều 24, đoạn hai dự liệu, sự xuất trình thứ nhất phải được diễn ra vào ngày cuối cùng của thời gian này, việc kháng nghị tuy nhiên có thể được soạn thảo vào ngày kế sau.

Việc kháng nghị do không thanh toán một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định hoặc vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hoặc sau khi xuất trình phải được thực hiện vào một ngày hoặc 2 ngày làm việc kế tiếp ngày mà hối phiếu được thanh toán. Trong trường hợp một hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình, kháng nghị phải được soạn thảo theo những điều kiện được nêu rõ trong đoạn nói trên đối với việc soạn thảo một kháng nghị do không chấp nhận.

Việc kháng nghị do không chấp nhận không bao gồm việc xuất trình để xin thanh toán và kháng nghị do không thanh toán.

Nếu có sự ngừng thanh toán về phía người trả tiền, cho dù ông ta có chấp nhân hay không, hoặc nếu việc thủ đắc hàng hoá của ông ta không có kết quả, người cầm giữ phiếu không thể thực hiện quyền truy đòi của mình cho đến sau khi xuất trình hối phiếu cho người được ký phát để thanh toán và sau khi phản kháng được soạn thảo.

Nếu người trả tiền cho dù ông ta có ký chấp nhân hay không, bị tuyên bố phá sản, hoặc ngay cả trong trường hợp người ký phát một hối phiếu không được ký chấp nhận cũng bị phá sản, khi có phán xét của Toà án tuyên bố về sự phá sản thì cũng có đủ để cho người cầm giữ có thể thực hiện quyền truy đòi của mình.

Ðiều 45:

Người cầm giữ phiếu phải thông báo việc không chấp nhận hoặc không thanh toán cho người ký hậu và người ký phát trong vòng 4 ngày làm việc kế tiếp theo ngày kháng nghị hoặc trong trường hợp có một quy định “Retour sans frais”, ngày xuất trình. Mỗi người ký hậu, trong vòng 2 ngày làm việc kế tiếp ngày mà ông ta nhận thông báo, phải thông báo cho người ký hậu về thông tin mà anh ta nhận được, phải nêu tên và những địa chỉ của những người này cho đến người ký phát. Những thời gian được nêu ở trên được tính bắt đầu kể từ khi nhận được thông báo trước đó.

Phù hợp với giai đoạn nêu trên, việc thông báo phải được gửi đến cho một người đã ký hối phiếu, một thông báo như vậy cũng phải được gửi trong cùng một thời hạn cho người bảo lãnh của anh ta.

Khi một người ký hậu hoặc không nêu địa chỉ của mình hoặc đã nêu địa chỉ một cách không rõ ràng, thì chỉ cần gửi thông báo cho người ký hậu trước là đủ.

Một người phải gửi thông báo, có thể gửi thông báo dưới mọi hình thức, thậm chí bằng cách gửi trả laị hối phiếu.

Anh ta phải chứng tỏ rằng anh ta đã thông báo trong thời hạn cho phép. Thời hạn được xem là đã được tôn trọng nếu một thư thông báo đã được gửi bằng bưu điện trong thời hạn quy định.

Một người không thông báo trong thời hạn nêu trên không bị mất những quyền hạn của mình. Anh ta phải chịu trách nhiệm về sự tồn tại, nếu có tồn tại do sự sơ suất của anh ta, nhưng tiền đền bù không vượt quá số tiền của hối phiếu.

Ðiều 46:

Người ký phát, một người ký hậu, hoặc một người đảm bảo thanh toán bằng bảo lãnh, hoặc bằng một quy định nào đó hoặc bằng bất kỳ một câu nào tương tự được viết lên trên phiếu và ký có thể giải thoát người cầm giữ khỏi việc kháng nghị do không chấp nhận hoặc không thanh toán thực hiện quyền truy đòi của mình.

Quy định này không giải thoát người cầm giữ khỏi việc xuất trình hối phiếu trong thời gian quy định, hoặc khởi những thông báo mà ông ta phải gửi. Trách nhiệm chứng minh sự không tuân thủ giới hạn thông báo thuộc về người tìm cách kiện người cầm giữ phiếu.

Nếu quy định do người ký phát phiếu viết ra thì nó có hiệu lực đối với tất cả những người đã ký hối phiếu. Nếu quy định do người ký hậu hoặc người bảo lãnh viết, thì nó chỉ có hiệu lực đối với người ký hậu hoặc bảo lãnh này.

Ðiều 47:

Tất cả những người ký phát, chấp nhận, những người ký hậu hoặc bảo đảm bằng bảo lãnh một hối phiếu đều chịu trách nhiệm liên đới và cá nhân đối với người cầm giữ phiếu.

Người cầm giữ có quyền kiện tất cả những người này từng người một hoặc có chọn lọc mà không phải tôn trọng trật tự mà những người này bị ràng buộc.

Tất cả những ai ký vào hối phiếu, đã nhận và thanh toán hối phiếu đều có quyền tương tự.

Việc kiện tụng một trong những bên chịu trách nhiệm không ngăn cản việc kiện tụng những bên khác, cho dù họ có thể ở vị trí sau bên bị kiện đầu tiên.

Ðiều 48.

Người cầm giữ hối phiếu có thể truy đòi từ người mà ông ta đang thực hiện quyền truy đòi:

1. Số tiền của hối phiếu không được chấp nhận hoặc không được thanh toán với lãi, nếu tiền lãi được quy định.

2. Lãi ở mức 6 % kể từ ngày đến kỳ hạn của hối phiếu.

3. Những chi phí kháng nghị và thông báo cũng như những chi phí khác.

Nếu quyền truy đòi được thực hiện trước khi hối phiếu đến hạn thì số tiền của hối phiếu phải giảm bớt, số tiền giảm bớt này được tính căn cứ vào lãi chiết khấu chính thức (mức của ngân hàng) kể từ ngày thực hiện quyền truy đòi tại nơi cư ngụ của người cầm giữ phiếu.

Ðiều 49:

Ai đã tiếp nhận và trả tiền hối phiếu thì người đó có quyền đòi lại tiền những người có trách nhiệm đối với anh ta :

1- Toàn bộ số tiền mà anh ta đã thanh toán;

2- Tiền lãi của số tiền đã thanh toán là 6% tính từ ngày thanh toán;

3- Mọi chi phí đã chi trả .

Ðiều 50:

Mỗi người có trách nhiệm đối với việc bị truy đòi có hoặc có thể xẩy ra có quyền đòi hỏi phải trao trả lại cho mình khi thanh toán hối phiếu, bản kháng nghị và hoá đơn thu tiền.

Mỗi người chuyển nhượng đã tiếp nhận và trả tiền hối phiếu có thể huỷ bỏ việc ký hậu của chính mình và những ký hậu của những người ký hậu tiếp theo.

Ðiều 51:

Trong trường hợp thực hiện quyền truy đòi đối với hối phiếu được chấp nhận từng phần, người nào thanh toán số tiền chưa được chấp nhận có thể đòi hỏi việc thanh toán này phải được phải được xác nhận trên hối phiếu và hoá đơn phải gửi cho anh ta. Người cầm phiếu cũng phải giao cho người đó một bản sao hối phiếu có công chứng và bản kháng nghị để có thể tiếp tục truy đòi sau này .

Ðiều 52:

Trong trường hợp không có sự thoả thuận ngược lại , mỗi người hưởng quyền truy đòi có thể đòi hoàn trả tiền cho mình bằng cách ký phát một ” thoái phiếu ” trả ngay cho một trong những người có trách nhiệm hoàn trả tiền cho anh ta và có thể thanh toán tại nơi cư trú của bên đó .

Ngoài những khoản tiền quy định trong Ðiều 48 và Điều 49, thoái phiếu bao gồm phí môi giới và lệ phí tem dán trên thoái phiếu đó .

Nếu thoái phiếu do người cầm phiếu ký phát, thì số tiền thanh toán được quy định cùng mức của số tiền hối phiếu trả tiền ngay ký phát tại nơi mà hối phiếu gốc đòi tiền người có trách nhiệm trả tiền tại nơi cư trú của anh ta .

Nếu thoái phiếu do người ký hậu ký phát, thì số tiền được thanh toán tại nơi cư trú của người có trách nhiệm trả tiền mà số tiền này được quy định cùng mức của số tiền hối phiếu trả ngay ký phát tại nơi mà người ký phát thoái phiếu cư trú .

Ðiều 53:

Khi hết hạn quy định:

Ðối với việc xuất trình hối phiếu trả ngay khi xuất trình hoặc hối phiếu trả chậm sau khi xuất trình;

Ðối với việc kháng nghị không chấp nhận thanh toán hoặc không thanh toán;

Ðối với việc xuất trình thanh toán trong trường hợp có ghi chú miễn kháng nghị. thì người cầm phiếu mất quyền truy đòi lại tiền đối với người ký hậu,người ký phát và các bên có trách nhiệm khác , ngoại trừ người chấp nhận thanh toán .

Nếu người ký phát không xuất trình để chấp nhận đúng hạn, thì người cầm phiếu sẽ mất quyền đòi lại tiền không thanh toán cũng như là không chấp nhận, trừ khi trên hối phiếu quy định các điều kiện rằng người ký phát có ý định từ bỏ sự đảm bảo của sự chấp nhận .

Nếu quy định giới hạn của thời hạn xuất trình trong nội dung một ký hậu, thì chỉ riêng người ký hậu bị ràng buộc vào quy định này.

Ðiều 54:

Việc xuất trình hối phiếu hoặc đưa ra kháng nghị đúng hạn mà bị cản trở không thể khắc phục được ( như ngăn cấm pháp lý của Nhà nước hoặc các trường hợp bất khả kháng khác ) thì thời hạn có thể được gia hạn. Người cầm phiếu có trách nhiệm phải thông báo ngay trường hợp bất khả kháng cho người ký hậu hối phiếu cho mình và trong thông báo phải ghi rõ ngày tháng và chữ ký cũng như trên hối phiếu hoặc các chứng từ kèm theo, ngoài ra còn sẽ áp dụng Điều 45.

Khi bất khả kháng chấm rứt, người cầm phiếu phải xuất trình ngay hối phiếu để đòi chấp nhận hoặc để yêu cầu thanh toán và nếu cần thì đưa ra kháng nghị .

Nếu bất khả kháng kéo dài quá 30 ngày sau ngày đến hạn thanh toán, thì có thể thực hiện việc truy đòi và không cần thiết phải xuất trình cũng như đưa ra kháng nghị .

Ðối với hối phiếu trả tiền ngay khi xuất trình hoặc trả tiền trong một thời gian cố định sau khi xuất trình , thì giới hạn của thời gian 30 ngày được tính từ ngày mà người cầm phiếu thông báo bất khả kháng cho người ký hậu trực tiếp cho mình ngay cả khi hết hạn xuất trình .

Ðối với hối phiếu trả tiền trong một thời hạn nhất định sau khi xuất trình, thì giới hạn của thời gian 30 ngày nói trên sẽ được cộng thêm thời hạn sau xuất trình quy định trên hối phiếu.

Những sự việc thuần tuý cá nhân đối với người cầm phiếu hoặc là đối với người mà anh ta uỷ nhiệm xuất trình hối phiếu hoặc đưa ra kháng nghị không được coi như là những trường hợp bất khả kháng .

CHƯƠNG VIII: ÐẠI DIỆN THANH TOÁN

1. Những quy định chung

Ðiều 55:

Người ký phát, người ký hậu, hoặc một người cấp bảo lãnh có thể chỉ định một người đứng ra chấp nhận hoặc thanh toán trong trường hợp cấn thiết .

Tuỳ thuộc vào những điều quy định dưới đây, một hối phiếu có thể được chấp nhận hoặc được thanh toán bởi người đại diện của bất cứ con nợ nào khi con nợ đó bị truy đòi lại tiền .

Một người đại diện có thể là bên thứ ba, kể cả người trả tiền, ngoại trừ người chấp nhận thanh toán hoặc một người có trách nhiệm đối với hối phiếu .

Trong vòng 2 ngày làm việc, người đại diện phải có trách nhiệm thông báo cho bên mà người đại diện tiến hành thanh toán cho bên đó. Nếu không thì anh ta phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do sự bất cẩn của anh ta, nếu có, nhưng tiền bồi thường thiệt hại sẽ không vượt quá số tiền của hối phiếu .

2- Ðại diện chấp nhận thanh toán

Ðiều 56:

Có thể có sự chấp nhận của đại diện trong mọi trường hợp mà ở đó người cầm phiếu có quyền truy đòi hối phiếu có khả năng được chấp nhận trước khi đáo hạn.

Nếu hối phiếu chỉ định người mà người này khi cần phải chấp nhận hoặc thanh toán tại địa điểm thanh toán, thì trước khi đáo hạn người cầm phiếu có thể không thực hiện quyền truy đòi người trả tiền thay, khi cần, và các bên kế tiếp sau này, trừ khi người cầm phiếu đã xuất trình hối phiếu cho người trả tiền thay và khi người đại diện từ chối chấp nhận, thì việc từ chối đó phải được nêu ra trong bản kháng nghị .

Trong các trường hợp đại diện khác, người cầm phiếu có thể từ chối chấp nhận của đại diện. Tuy nhiên , nếu anh ta cho phép, thì anh ta mất quyền truy đòi trước khi hối phiếu đáo hạn đối với người thay mặt người đó chấp nhận và những người kế tiếp sau này.

Ðiều 57:

Chấp nhận của đại diện phải được ghi trên hối phiếu. Người đại diện phải ký tên.Việc chấp nhận phải nói rõ chấp nhận thanh toán cho ai, nếu không nói rõ điều đó thì chấp nhận thanh toán được coi như là cho người ký phát hối phiếu .

Ðiều 58:

Người đại diện chấp nhận có trách nhiệm đối với người cầm phiếu và đối với những người ký hậu và sau nữa là đối với người mà anh ta đại diện cho người đó và có trách nhiệm như là bản thân các người đó .

Cho dù là chấp nhận của người đại diện, bên đã được chấp nhận thanh toán và các bên có trách nhiệm đối với anh ta có thể yêu cầu người cầm phiếu trao hối phiếu, bản kháng nghị và hoá đơn thu tiền, nếu có, khi thực hiện thanh toán số tiền quy định ởĐiều 48 .

3- Ðại diện thanh toán

Ðiều 59:

Ðại diện thanh toán có thể thực hiện tại nơi mà người cầm phiếu có quyền truy đòi hối phiếu hoặc là khi đáo hạn hoặc là trước khi đáo hạn .

Việc thanh toán phải bao gồm toàn bộ số tiền có thể thanh toán mà người đại diện thanh toán phải thực hiện .

Việc đại diện thanh toán phải được thực hiện muộn nhất vào ngày kế theo ngày được phép cuối để đệ trình bản kháng nghị không thanh toán .

Ðiều 60:

Nếu hối phiếu được những người đại diện cư trú tại nơi thanh toán chấp nhận hoặc nếu những người cư trú tại nơi đã được ghi rõ như là người trả tiền thay, thì người cầm phiếu phải xuất trình hối phiếu tới tất cả những người này và nếu cần thiết phải đệ trình kháng nghị không thanh toán muộn nhất vào ngày kế theo ngày được phép cuối cùng đệ trình kháng nghị .

Nếu kháng nghị không đúng hạn, bên là người trả tiền thay khi cần hoặc bên là người đại diện chấp nhận hối phiếu và những người ký hậu kế tiếp sẽ được miễn trách nhiệm .

Ðiều 61:

Người cầm phiếu từ chối thanh toán của người đại diện sẽ mất quyền truy đòi đối với bất cứ những người mà lẽ ra những người này đã được miễn trách nhiệm .

Ðiều 62:

Việc thanh toán của đại diện phải được xác nhận trên hối phiếu và phải ghi rõ thanh toán cho ai . Nếu thiếu điều này thì việc thanh toán được coi như là cho người ký phát .

Hối phiếu và bản kháng nghị, nếu có, phải được trao cho người đại diện thanh toán .

Ðiều 63:

Người đại diện thanh toán có các quyền phát sinh từ hối phiếu đối với người mà anh ta đã thanh toán cho người đó và đối với những người có trách nhiệm đối với anh ta trên hối phiếu. Tuy nhiên, người đại diện thanh toán không có thể tái ký hậu hối phiếu .

Những người tiếp sau người mà việc thanh toán đã được thanh toán cho người đó sẽ hết trách nhiệm .

Trong trường hợp có nhiều đại diện thanh toán, thì việc thanh toán sẽ ưu tiên cho người đại diện nào có người được miễn trách nhiệm đối với hối phiếu nhiều nhất. Bất cứ người nào hiểu biết sự việc mà vẫn làm trái với quy tắc này thì sẽ mất quyền truy đòi đối với những người lẽ ra sẽ được giải thoát khỏi trách nhiệm.

CHƯƠNG IX: SỐ BẢN CỦA MỘT BỘ VÀ CÁC BẢN SAO

I. Số bản của một bộ

Ðiều 64:

Một hối phiếu có thể được ký phát thành 1 bộ gồm 2 hoặc nhiều bản giống nhau.

Những bản này phải được đánh số ở trên mặt hối phiếu: nếu không mỗi bản sẽ được xem như một hối phiếu riêng biệt. Người cầm giữ hối phiếu mà phiếu này không ghi rõ là nó đăng ký phát thành 1 bản duy nhất, thì có thể chịu chi phí để yêu cầu được trao 2 hoặc nhiều bản.Với mục đích này người cầm giữ phải xin với người ký hậu của ông ta, và như vậy, thông qua tất cả những người ký hậu cho đến người ký phát. Người ký hậu phải ghi những ký hậu này lên những tờ mới của bộ hối phiếu.

Ðiều 65:

Việc thanh toán thực hiện với một bản của một bộ hối phiếu sẽ coi như thanh toán hết nợ, cho dù không có những quy định là việc thanh toán sẽ huỷ hiệu lực của những bản khác. Tuy nhiên, người trả tiền chỉ chịu trách nhiệm đối với bản mà anh ta đã ký chấp nhận.

Người ký hầu như đã chuyển nhượng các bản của một bộ hối phiếu cho nhiều người khác nhau, cũng như những người ký hậu sau đó sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả những bản có mang chữ ký của họ.

Ðiều 66:

Người nào gửi, một bản để in chấp nhận phải ghi trên những bản khác của người đang cầm bản này. Người này buộc phải trao nó cho người cầm giữ hợp pháp của bản khác.

Nếu ông ta từ chối thì người cầm giữ không thể thực hiện quyền truy đòi của mình cho đến khi có thư kháng nghị nêu rõ là:

1. Bản được giữ để xin chấp nhận đã không được đưa cho ông ta theo yêu cầu của ông ta.

2. Việc chấp nhận thanh toán đã không thể được chấp nhận đối với bản khác.

II. Các bản sao

Ðiều 67:

Người cầm giữ hối phiếu có quyền lập bản sao của hối phiếu. Bản sao phải giống y như bản gốc. Bản sao có thể được ký hậu, ký bảo lãnh nếu bản gốc cho phép và phải nêu rõ bản gốc được lưu giữ ở đâu.

Ðiều 68:

Bản sao phải ghi rõ người sở hữu bản gốc hối phiếu. Người này có trách nhiệm phải giao hối phiếu này cho người cầm giữ bản sao hợp pháp. Nếu ông ta từ chối, người cầm giữ không thể thực hiện quyền truy đòi của mình đối với những người đã ký hậu bản sao hoặc đã đảm bảo nó bằng bảo lãnh cho đến khi ông có thư kháng nghị nêu rõ là bản gốc đã được trao cho ông khi ông yêu cầu. Một khi bản gốc, sau lần ký hậu cuối cùng, trước khi lập bản, có chứa đựng điều khoản “bắt đầu từ đây sự ký hậu chỉ có hiệu lực thực hiện trên bản sao” hoặc một quy định tương đương nào, thì sự ký hậu sao đó trên bản gốc là vô hiệu lực.

CHƯƠNG X: SỬA ĐỔI

Ðiều 69:

Trong trường hợp việc sửa đổi nội dung của một phiếu xảy ra trước khi các bên đã ký buộc phải theo những điều khoản của văn bản đã sửa đổi, còn sự sửa đổi xảy ra sau khi đã ký thì buộc phải theo các điều khoản của bản gốc.

CHƯƠNG XI: THỜI HIỆU

Ðiều 70:

Tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đối với người chấp nhận sẽ hết hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày đáo hạn của hối phiếu .

Các quyền của người cầm phiếu đối với những người ký hậu và đối với người ký phát sẽ hết hiệu lực trong một năm kể từ ngày đưa đơn kháng nghị kịp thời hoặc kể từ ngày đáo hạn nếu có quy định miễn kháng nghị.

Quyền của những người ký hậu đối với mỗi người ký hậu khác và đối với người ký phát sẽ hết hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày khi người ký hậu tiếp nhận và thanh toán hối phiếu hoặc kể từ ngày khi mà anh ta bị thua kiện.

Ðiều 71:

Việc gián đoạn thời hiệu chỉ có hiệu lực đối với người mà thời hiệu bị gián đoạn đối với người đó.

CHƯƠNG XII. ÐIỀU KHOẢN CHUNG

Ðiều 72:

Việc thanh toán hối phiếu đến hạn vào ngày lễ theo quy định của pháp luật không thể được yêu cầu cho đến ngày làm việc tiếp theo. Cũng như vậy, mọi thủ tục khác liên quan đến hối phiếu, đặc biệt là việc xuất trình để chấp nhận và kháng nghị chỉ có thể được thực hiện vào 1 ngày làm việc.

Nếu thủ tục thanh toán phải được thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn cụ thể nhưng ngày cuối cùng lại rơi vào ngày lễ theo quy định của pháp luật thì khoảng thời gian giới hạn sẽ được kéo dài cho đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp ngày hết hạn của thời hạn này. Những ngày lễ xen vào cũng được tính đến.

Ðiều 73:

Giới hạn của thời hạn pháp lý hoặc của hợp đồng không bao gồm ngày mà vào ngày đó thời hạn bắt đầu .

Ðiều 74:

Không có những ngày ưu đãi dù cho có quy định của toà án hay của pháp luật .

PHẦN II: KỲ PHIẾU

Ðiều 75:

Một kỳ phiếu chứa đựng:

1. Tiêu đề “kỳ phiếu” ghi ở bề mặt của kỳ phiếu và được diễn đạt bằng ngôn ngữ ký phát kỳ phiếu.

2. Một cam kết vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định.

3. Thời hạn thanh toán.

4. Ðịa điểm thanh toán.

5. Tên của người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán.

6. Ngày và nơi phát hành kỳ phiếu.

7. Chữ ký của người ký phát kỳ phiếu.

Ðiều 76:

Một kỳ phiếu mà trong đó thiếu một trong những yêu cầu được nêu trong điều khoản trên sẽ là một kỳ phiếu vô hiệu lực, ngoại trừ những trường hợp được nêu sau đây:

- Một kỳ phiếu mà trong đó không có nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay khi xuất trình.

- Khi không có nêu rõ ràng địa điểm lập kỳ phiếu, thì địa điểm nơi lập kỳ phiếu được coi là địa điểm thanh toán và đồng thời là nơi cư trú của người lập kỳ phiếu.

- Một kỳ phiếu phiếu mà không có nêu địa điểm lập thì được xem như đã được lập tại nơi được nêu bên cạnh tên của người lập kỳ phiếu.

Ðiều 77

Các quy định sau liên quan đến hối phiếu sẽ được áp dụng cho kỳ phiếu vì các quy định này không mâu thuẫn với bản chất của chúng,

Ký hậu (Ðiều 11 đến Điều 20);

Thời hạn thanh toán (Ðiều 33 đến Điều 37);

Thanh toán (Ðiều 38 đến Điều 42);

Truy đòi do không thanh toán (Ðiều 43 đến Điều 50, Điều 52 đến Điều 54);

Ðại diện thanh toán (Ðiều 55, Điều 59 đến Điều 63);

Các bản sao (Ðiều 67 và Điều 68);

Sửa đổi (Ðiều 69);

Thời hiệu (Ðiều 70 và Điều 71);

Ngày lễ, cách tính giới hạn thời gian và giới hạn ngày ưu đãi (Ðiều 72, Điều 73 và Điều 74).

Các quy định sau cũng được áp dụng cho kỳ phiếu: Các quy định liên quan đến hối phiếu thanh toán theo địa chỉ của một bên thứ ba hoặc tại 1 địa phương khác nơi cứ trú của người trả tiền (Ðiều 4 và Ðiều 27); quy định về tiền lãi (Ðiều 5); sự khác biệt về số tiền thanh toán (Ðiều 6); hậu quả của việc ký theo các điều kiện tại Ðiều 7, hậu quả của việc ký không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền (Ðiều 8); và các quy định liên quan đến hối phiếu để trống (Ðiều 10).

Các quy định sau cũng được áp dụng cho kỳ phiếu: Các quy định liên quan đến bảo lãnh (Ðiều 30-Điều32); trong trường hợp quy định tại Ðiều 31, đoạn cuối, nếu bảo lãnh không chỉ rõ người đại diện thì được coi là đại diện cho người lập kỳ phiếu.

Ðiều 78:

Người lập lỳ phiếu bị ràng buộc trách nhiệm đối với các phương thức giống như người chấp nhận hối phiếu.

Kỳ phiếu được thanh toán vào một thời gian cụ thể sau khi sau khi nhìn thấy phải được xuất trình cho người lập ký phiếu trong khoảng thời gian được ấn định tại Ðiều 23. Giới hạn thời gian bắt đầu từ ngày được ghi khoảng thời hạn sau khi nhìn thấy.

Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước viên 1980)

Cập nhật: 16-06-2011 14:42:01

Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước viên 1980)

Các nước thành viên của công ước này:

- Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về sự thành lập một nền trật tự kinh tế quốc tế mới mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần thứ sáu,

- Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính đến các hệ thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lý trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế, đã thỏa thuận những điều sau:

PHẦN MỘT: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I: Phạm vi áp dụng

Chương II: Các quy định chung

PHẦN HAI:KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

PHẦN BA:MUA BÁN HÀNG HOÁ

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Nghĩa vụ của người bán

Chương III: Nghĩa vụ của người mua

Chương IV: Chuyển rủi ro

Chương V: Các điều khoản chung cho nghĩa vụ của người bán và người mua

PHẦN TƯ: NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT

PHẦN I: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I

PHẠM VI ÁP DỤNG

Ðiều 1.

1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.

2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.

3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

Ðiều 2:

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:

a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.

b. Bán đấu giá.

c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.

d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.

f. Ðiện năng.

Ðiều 3:

1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất, nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó.

2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.

Ðiều 4:

Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới:

a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.

b. Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.

Ðiều 5:

Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.

Ðiều 6:

Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

CHƯƠNG II

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 7

1. Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế.

2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳng trong Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được hình thành hoặc nếu không có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy phạm của tư pháp quốc tế.

Ðiều 8:

1. Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy.

2. Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải thích theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế.

3. Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào, cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên.

Ðiều 9:

1. Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ.

2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.

Ðiều 10: Nhằm phục vụ Công ước này:

a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.

b. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.

Ðiều 11:

Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.

Ðiều 12:

Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và không phải dưới hình thức viết tay mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này. Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó.

Ðiều 13:

Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.

PHẦN II

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Ðiều 14:

1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.

2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

Ðiều 15:

1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.

2. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

Ðiều 16:

1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị thu hồi:

a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc

b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo chiều hướng đó.

Ðiều 17:

Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.

Ðiều 18:

1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.

2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.

3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.

Ðiều 19:

1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.

2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.

3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.

Ðiều 20:

1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.

2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.

Ðiều 21:

1. Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về việc đó.

2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực.

Ðiều 22:

Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.

Ðiều 23:

Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước này.

Ðiều 24:

Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ.

PHẦN BA: MUA BÁN HÀNG HOÁ

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 25:

Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.

Ðiều 26:

Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết.

Ðiều 27:

Bởi vì trong Phần II của Công ước này không có quy định gì khác nên, trong trường hợp, nếu thông báo yêu cầu hay thông tin khác đã được thực hiện bởi một bên của hợp đồng chiếu theo Phần III này và bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm trễ hoặc lầm lẫn trong việc chuyển giao thông tin hoặc sự thông tin không đến người nhận, cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin của mình.

Ðiều 28:

Nếu một bên có quyền yêu cầu bên kia phải thi hành một nghĩa vụ nào đó thì chiếu theo các quy định của Công ước này, Tòa án không bị bắt buộc phải đưa ra phán quyết buộc bên kia thực hiện thực sự hợp đồng trừ trường hợp nếu tòa án ra phán quyết đó trên cơ sở luật nước mình đối với các hợp đồng mua bán tương tự không do Công ước này điều chỉnh.

Ðiều 29:

1. Một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên.

2. Một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác. Tuy nhiên hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ vào hành vi này.

CHƯƠNG II

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

Ðiều 30:

Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này.

Mục I:

GIAO HÀNG VÀ CHUYỂN GIAO CHỨNG TỪ

Ðiều 31:

Nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này là:

a. Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.

b. Nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó.

c. Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng.

Ðiều 32:

1. Nếu chiếu theo hợp đồng hay công ước này, người bán giao hàng cho một người chuyên chở, và nếu hàng không được cá biệt hoá một cách rõ ràng dành cho mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hoá, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách khác, thì người bán phải thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn về hàng hoá.

2. Nếu người bán có nghĩa vụ phải thu xếp việc chuyên chở hàng hoá, thì họ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích, bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở.

3. Nếu người bán không có nghĩa vụ phải bảo hiểm hàng hoá trong quá trình hàng chuyên chở, thì họ phải cung cấp cho người mua, nếu người này yêu cầu, mọi thông tin cần thiết mà họ có thể giúp người mau ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Ðiều 33: Người bán phải giao hàng

a) Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng.

b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào.

c) Trong trường hợp khác, trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.

Ðiều 34:

Nếu người bán phải có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

Mục II:

TÍNH PHÙ HỢP CỦA HÀNG HOÁ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI THỨ BA

Ðiều 35:

1. Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

2. Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:

a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.

b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.

c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.

d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó

3. Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng.

Ðiều 36:

1. Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa mà sự không phù hợp đó vào lúc chuyển giao quyền rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó.

2. Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định.

Ðiều 37:

Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết hạn giao hàng, giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với điều kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

Ðiều 38:

1. Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể.

2. Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng có thể được dời lại đến lúc hàng tới nơi đến.

3. Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới.

Ðiều 39:

1. Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó.

2. Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.

Ðiều 40:

Người bán không có quyền viện dẫn các quy định của các điều 38 và 39 nếu như sự không phù hợp của hàng hóa liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông báo cho người mua.

Ðiều 41:

Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy. Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của người bán sẽ được điều chỉnh theo điều 42.

Ðiều 42:

Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không biết vào thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.

a. Chiểu theo pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác, nếu các bên có dự đoán vào lúc ký kết hợp đồng rằng hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác tại quốc gia đó, hoặc là:

b. Trong mọi trường hợp khác - chiểu theo luật pháp của quốc gia có trụ sở thương mại của người mua.

Trong trường hợp sau đây, người bán không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ nêu trên, nếu:

a. Vào lúc ký kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự hiện hữu của quyền lợi hay yêu sách nói trên, hoặc là:

b. Quyền lợi hay yêu sách bắt nguồn từ sự kiện người bán đã tuân theo các bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp.

Ðiều 43:

1. Người mua mất quyền khiếu nại dựa vào các quy định của điều 41 và điều 42 nếu như họ không thông báo cho người bán những tin tức về tính chất của quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về quyền hoặc yêu sách đó.

2. Người bán không có quyền viện dẫn những sự quy định từ điểm 1 nêu trên nếu người bán đã biết về quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba và về tính chất của quyền hạn hay yêu sách đó.

Ðiều 44:

Bất chấp những quy định của điểm 1 điều 39 và khoản 1 điều 43, người mua có thể giảm giá chiếu theo điều 50 hay đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu người mua có lý do hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người bán.

Mục III:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG.

Ðiều 45:

1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:

a. Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52.

b. Ðòi bồi thường thiệt hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến 77.

2. Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.

3. Không một thời hạn trì hoãn nào có thể được Tòa án hay Trọng tài ban cho người bán khi người mua sử dụng đến bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.

Ðiều 46:

1. Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó.

2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.

3. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền đòi người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.

Ðiều 47:

1. Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ.

2. Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua không được sử dụng đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này người mua cũng không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại do người bán chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ðiều 48:

1. Với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49 người bán có thể, ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý mà không gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay tình hình bất định về việc người bán phải hoàn trả các phí tổn mà người mua gánh chịu. Tuy nhiên, người mua duy trì quyền đòi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

2. Nếu người bán yêu cầu người mua cho biết là người mua có chấp nhận việc loại trừ thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người mua không đáp ứng yêu cầu này của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ thiếu sót đó trong phạm vi thời hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người mua không thể, trước khi mãn hạn ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào không thích hợp cho việc thi hành nghĩa vụ của người bán.

3. Nếu người bán thông báo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện việc loại trừ thiếu sót trong một thời hạn ấn định thì cần hiểu rằng thông báo nói trên bao gồm cả yêu cầu người mua cho biết họ chấp nhận việc loại trừ thiếu sót hay không chiếu theo quy định của khoản 2 nói trên.

4. Yêu cầu hay thông báo của người bán theo quy định của các khoản 2 hay 3 của điều này sẽ không có hiệu lực nếu người mua không nhận được.

Ðiều 49:

1. Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng:

a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc:

b. Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.

2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng.

a. Khi người mua giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện .

b. Ðối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý:

i. Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.

ii. Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó, hoặc:

iii. Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.

Ðiều 50:

Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá hàng.

Ðiều 51:

1. Nếu người bán chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao phù hợp với hợp đồng thì các điều 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với phần hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng.

2. Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng.

Ðiều 52:

1. Nếu người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua được quyền lựa chọn hoặc chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng đó.

2. Nếu người bán giao một số lượng nhiều hơn số lượng quy định trong hợp đồng, thì người mua có thể chấp nhận hay từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội. Nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.

CHƯƠNG III

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

Ðiều 53:

Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.

MỤC I.

THANH TOÁN TIỀN HÀNG

Ðiều 54:

Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng.

Ðiều 55:

Trong những trường hợp, nếu hợp đồng đã được ký kết một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quy định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì được phép suy đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan.

Ðiều 56:

Nếu giá cả được ấn định theo trọng lượng của hàng hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh.

Ðiều 57:

1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán:

a. Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặc:

b. Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ.

2. Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết.

Ðiều 58:

1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng. Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.

2. Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.

3. Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó.

Ðiều 59:

Người mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng và Công ước này, mà không cần có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một thủ tục nào khác về phía người bán.

MỤC II:

NHẬN HÀNG

Ðiều 60:

Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm:

a. Thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc giao hàng và.

b. Tiếp nhận hàng hóa.

MỤC III.

CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ PHÁP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Ðiều 61:

1. Nếu người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hay bản Công ước này, thì người bán có thể:

a. Thực hiện các quyền quy định tại các điều 62 và 65.

b. Ðòi bồi thường thiệt hại như quy định tại các điều từ 74 đến 77.

2. Người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác.

3. Không một thời hạn gia hạn nào có thể được tòa án hay Trọng tài ban cho người mua khi người bán viện dẫn một biện pháp bảo hộ pháp lý nào đó mà họ có quyền sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng.

Ðiều 62:

Người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó.

Ðiều 63:

1. Người bán có thể chấp nhận cho người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình.

2. Trừ phi nhận được thông báo của người mua cho biết sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian ấy, người bán, trước khi mãn hạn, không thể viện dẫn bất cứ một biện pháp bảo hộ pháp lý nào mà họ được sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, do sự việc này, người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại vì người mua chậm thực hiện nghĩa vụ.

Ðiều 64:

1. Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng:

a. Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc.

b. Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy.

2. Tuy nhiên trong những trường hợp khi người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không làm việc này:

a. Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ - trước khi người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện, hoặc:

b. Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ - trong một thời hạn hợp lý:

- Kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó, hoặc:

- Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận chiếu theo khoản 1 điều 63 hay sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó.

Ðiều 65:

1. Nếu theo hợp đồng người mua phải xác định hình dáng, kích thước hay những đặc điểm khác đặc trưng của hàng hóa và nếu người mua không làm điều ấy vào thời hạn đã thỏa thuận hay trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc nhận được yêu cầu của người bán, thì người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà không làm hại đến các quyền lợi khác.

2. Nếu chính người bán tự mình thực hiện việc xác định hàng hóa, họ phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định khác. Nếu, sau khi nhận được thông báo của người bán mà người mua không sử dụng khả năng này trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa do người bán thực hiện có tính chất bắt buộc.

CHƯƠNG IV

CHUYỂN RỦI RO

Ðiều 66:

Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua không miễn trừ cho người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy là do hành động của người bán gây nên.

Ðiều 67:

1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.

2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác.

Ðiều 68:

Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu.

Ðiều 69:

1. Trong các trường hợp không được nêu tại các điều 67 và 68, các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì không chịu nhận hàng.

2. Tuy nhiên, nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.

3. Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa, hàng chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này.

Ðiều 70:

Nếu người bán gây ra một sự vi phạm chủ yếu đối với hợp đồng, thì các quy định của những điều 67, 68, 69, không ảnh hưởng đến quyền của người mua sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp xảy ra vi phạm như vậy.

CHƯƠNG V

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG CHO NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA

MỤC I:

VI PHẠM TRƯỚC VÀ CÁC HỢP ĐỒNG GIAO HÀNG TỪNG PHẦN

Ðiều 71:

1. Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:

a. Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.

b. Cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.

2. Nếu người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do nêu trong khoản trên, họ có thể ngăn cản không để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữ trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng. Mục này chỉ liên quan đến các quyền của người mua và người bán đối với hàng hóa.

3. Một bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho bên kia và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ.

Ðiều 72:

1. Nếu trước ngày quy định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy.

2. Nếu có đủ thời giờ, bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.

3. Các quy định của khoản trên không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ðiều 73:

1. Nếu hợp đồng quy định giao hàng từng phần và nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến một lô hàng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng về lô hàng đó thì bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng về phần lô hàng đó.

2. Nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô hàng tương lai đó với điều kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý.

3. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc, tuyên bố hợp đồng bị hủy đối với các lô hàng đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai nếu, do tính liên kết, các lô hàng này không thể sử dụng được cho những mục đích do hai bên đã dự tính vào lúc ký kết hợp đồng.

MỤC II:

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Ðiều 74:

Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu qủa của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu qủa có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.

Ðiều 75:

Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.

Ðiều 76:

1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có thể, nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75, đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74. Mặc dầu vậy, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hủy hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.

2. Theo mục đích của điều khoản trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện hành tại một nơi nào mà người ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch trong chi phí chuyên chở hàng hóa.

Ðiều 77:

Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.

MỤC III:

TIỀN LÃI

Ðiều 78:

Nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác, bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó mà không ảnh hưởng đến quyền đòi bồi thường thiệt hại mà họ có quyền đòi hỏi chiếu theo Điều 74.

MỤC IV:

MIỄN TRÁCH

Ðiều 79:

1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó.

2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:

a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.

b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.

3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.

4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.

5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

Ðiều 80:

Một bên khôngđược viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ.

MỤC V:

HẬU QUẢ CỦA VIỆC HUỶ HỢP ĐỒNG

Ðiều 81:

1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.

2. Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.

Ðiều 82:

1. Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.

2. Ðiều khoản trên không áp dụng:

a. Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.

b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết qủa của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.

c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.

Ðiều 83:

Người mua đã mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế chiếu theo điều 82, vẫn duy trì quyền sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà họ có theo hợp đồng và Công ước này.

Ðiều 84:

1. Nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán.

2. Người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:

a. Khi họ phải hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa, hoặc.

b. Khi họ không thể hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.

MỤC VI:

BẢO QUẢN HÀNG HOÁ

Ðiều 85:

Khi người mua chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền, hoặc trong những trường hợp khi việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc, nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.

Ðiều 86:

1. Nếu người mua đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo hợp đồng hay Công ước này, thì họ phải thi hành các biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy, để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.

2. Nếu hàng hóa gửi đi cho người mua đã được đặt dưới quyền định đoạt của người này tại nơi đến và nếu người mua sử dụng quyền từ chối hàng thì họ phải tiếp nhận hàng hóa, chi phí do người bán chịu với điều kiện là người mua có thể làm việc này mà không phải trả tiền hàng và không gặp trở ngại hay các chi phí không hợp lý. Quy định này không áp dụng nếu người bán hiện diện tại nơi đến hay tại nơi đó có người có thẩm quyền để nhận hàng hóa cho người bán và chi phí do người bán chịu. Những quyền lợi và nghĩa vụ của người mua khi người này tiếp nhận hàng hóa chiếu theo khoản này được điều chỉnh bằng quy định tại khoản trên.

Ðiều 87:

Bên nào bị buộc phải có những biện pháp để bảo quản hàng hóa có thể giao hàng vào kho của người thứ ba, chi phí bên kia phải chịu, với điều kiện là các chi phí này phải hợp lý.

Ðiều 88:

1. Bên nào phải bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 có thể bán hàng đi bằng cách thích hợp nếu bên kia chậm trễ một cách phi lý trong việc tiếp nhận hàng hóa hay lấy lại hàng hoặc trong việc trả tiền hàng hay các chi phí bảo quản, nhưng phải thông báo cho bên kia trong những điều kiện hợp lý, ý định phát mãi hàng.

2. Nếu hàng hóa thuộc loại hàng mau hỏng hay khi việc bảo quản nó sẽ gây ra các chi phí phi lý thì bên nào có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 phải tiến hành các biện pháp hợp lý để bán hàng đi. Theo khả năng của mình họ phải thông báo cho bên kia biết ý định phát mại.

3. Bên bán hàng có quyền giữ trong khoản thu do việc bán hàng đem lại một số tiền ngang với các chi phí hợp lý trong việc bảo quản và phát mại hàng hóa. Họ phải trả phần còn lại cho bên kia.

PHẦN THỨ TƯ

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Ðiều 89:

Tổng thư ký Liên hiệp quốc được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản Công ước này.

Ðiều 90:

Công ước này không ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ một điều ước quốc tế nào đã được hay sẽ được ký kết mà bao gồm những quy định liên quan đến các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này, với điều kiện là các bên của hợp đồng phải có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó.

Ðiều 91:

1. Công ước này sẽ để ngỏ cho các bên ký kết tại các phiên họp bế mạc của hội nghị Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và sẽ để ngỏ cho các quốc gia ký kết tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, cho tới ngày 30-11-1984.

2. Công ước này phải được sự phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y các quốc gia ký tên.

3. Công ước này sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên, kể từ ngày Công ước để ngỏ cho các bên ký kết.

4. Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập sẽ được giao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu giữ.

Ðiều 92:

1. Mọi quốc gia thành viên có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố sẽ không ràng buộc phần thứ hai, hay phần thứ ba của Công ước này.

2. Một quốc gia thành viên, chiếu theo điều khoản trên, đưa ra một tuyên bố về phần thứ hai hay phần thứ ba của Công ước này, sẽ không được coi là một quốc gia thành viên theo nghĩa của khoản 1 điều 1 của Công ước này về các vấn đề quy định trong phần của bản Công ước có liên quan đến tuyên bố đó.

Ðiều 93:

1. Nếu một quốc gia thành viên mà bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo hiến pháp của quốc gia các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng cho các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này thì quốc gia đó có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị và có thể bất cứ lúc nào sửa đổi tuyên bố đó bằng một tuyên bố khác.

2. Các tuyên bố này sẽ được thông báo cho người giữ lưu chiểu và trong các tuyên bố này phải nêu rõ Công ước được áp dụng tại những đơn vị lãnh thổ nào.

3. Nếu chiếu theo một tuyên bố được làm đúng theo điều này thì Công ước này được áp dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ của một quốc gia thành viên, nhưng không phải cho tất cả, và nếu trụ sở thương mại của một bên hợp đồng đóng tại quốc gia đó, thì theo mục đích của Công ước này, trụ sở thương mại đó sẽ được coi là không đóng một quốc gia thành viên, trừ phi trụ sở thương mại đó đóng tại một đơn vị lãnh thổ nơi Công ước được áp dụng.

4. Nếu một quốc gia thành viên không ra tuyên bố chiếu theo khoản 1 Điều này thì Công ước đó sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó.

Ðiều 94:

1. Hai hay nhiều quốc gia thành viên, khi áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hay giống nhau về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán hoặc cho việc ký kết các hợp đồng này trong những trường hợp khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia này. Các quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau những tuyên bố đơn phương về vấn đề này.

2. Nếu một quốc gia thành viên đối với các vấn đề được điều chỉnh bởi Công ước này, áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hoặc giống với quy tắc pháp lý của một hay nhiều quốc gia không phải là thành viên thì quốc gia đó có thể, bất cứ lúc nào, tuyên bố rằng bản Công ước sẽ không áp dụng cho các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng này nếu các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia không phải là thành viên Công ước.

3. Khi một quốc gia liên quan đến một tuyên bố được làm chiếu theo khoản trên sau đó trở thành một quốc gia thành viên, thì tuyên bố này, kể từ ngày bản Công ước này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên mới đó, sẽ có hiệu lực như một tuyên bố được làm chiếu theo khoản 1, với điều kiện là quốc gia thành viên mới đó, chấp nhận tuyên bố này hay ra một tuyên bố đơn phương có tính chất tương hỗ.

Ðiều 95:

Mọi quốc gia có thể tuyên bố, kho nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Công ước này.

Ðiều 96:

Nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12, rằng mọi quy định của các Điều 11, 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia.

Ðiều 97:

1. Các tuyên bố được làm chiếu theo bản Công ước này vào lúc ký kết phải được xác nhận khi phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y.

2. Các tuyên bố và sự xác nhận các tuyên bố phải được bằng văn bản và chính thức thông báo cho người giữ lưu chiểu.

3. Các tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia ra tuyên bố. Tuy nhiên các tuyên bố mà người giữ lưu chiểu chính thức nhận được sau ngày Công ước có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận làm tuyên bố. Các tuyên bố đơn phương và tương hỗ được làm chiếu theo Điều 94 sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố cuối cùng.

4. Bất cứ quốc gia nào ra một tuyên bố chiếu theo Công ước này đều có thể bất kỳ lúc nào rút lui tuyên bố đó bằng một thông báo chính thức bằng văn bản cho người giữ lưu chiểu. Sự thu hồi này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo.

5. Sự thu hồi một tuyên bố được chiếu theo Điều 94 kể từ ngày có hiệu lực cũng sẽ chấm dứt hiệu lực của mọi tuyên bố tương hỗ của một quốc gia khác chiếu theo Điều này.

Ðiều 98:

Không một bảo lưu nào được cho phép ngoài các bảo lưu được cho phép bởi Công ước này.

Ðiều 99:

1. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực với điều kiện tuân thủ các quy định của khoản 6 Điều này, vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một hạn kỳ 12 tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập thứ mười được đệ trình kể cả những văn bản chứa đựng một tuyên bố được làm chiếu theo Điều 92.

2. Khi một quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này hoặc gia nhập Công ước sau ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y, gia nhập thứ mười được đệ trình, Công ước ngoại trừ phần không chấp nhận sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia đó với điều kiện tuân thủ các quy định của khoản 6 Điều này vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập được đệ trình.

3. Mọi quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này hay gia nhập Công ước và là thành viên của Công ước Luật thống nhất về ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964 (Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng) hoặc của Công ước Luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964 (Công ước La-Haye 1964 về mua bán) hoặc là thành viên của cả hai Công ước La-Haye, sẽ phải đồng thời hủy bỏ, tuỳ trường hợp, Công ước La-Haye1964 về mua bán hay Công ước La-Haye1964 về ký kết hợp đồng hoặc cả hai Công ước, bằng cách gửi một thông cáo với mục đích này cho Chính phủ Hà Lan.

4. Một quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa mà phê chuẩn, chấp nhận, hay chuẩn y Công ước này (tức là Công ước viên 1980) hoặc gia nhập Công ước này và tuyên bố đã tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không bị ràng buộc bởi phần thứ hai của Công ước, sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y gia nhập, bản Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa bằng cách gửi một thông cáo với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.

5. Mọi quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng mà phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này, hoặc gia nhập Công ước này và tuyên bố hay đã tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không bị ràng buộc bởi phần thứ ba của Công ước sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, bản Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng bằng cách gửi một thông cáo với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.

6. Vì mục đích của điều này, các sự phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y và gia nhập Công ước này của các quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng hay Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày các thông báo hủy bỏ của các quốc gia đó đối với hai Công ước nói trên cũng sẽ có hiệu lực. Người giữ lưu chiểu bản Công ước này sẽ thỏa thuận với Chính phủ Hà Lan, vốn là người giữ lưu chiểu các Công ước 1964, để đảm bảo sự phối hợp cần thiết về vấn đề này.

Ðiều 100:

1. Công ước này áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng trong những trường hợp khi một đề nghị ký kết hợp đồng được làm vào ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực hoặc sau ngày đó đối với các quốc gia thành viên nói tại đoạn a khoản 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.

2. Công ước này chỉ áp dụng cho các hợp đồng được ký kết vào đúng ngày hoặc sau ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên nói tại khoản a đoạn 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.

Ðiều 101:

1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba của Công ước, bằng một thông cáo chính thức bằng văn thư gửi cho người giữ lưu chiểu.

2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo. Nếu không ấn định một thời hạn dài hơn cho sự bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.

Làm tại Viên, ngày mười một tháng tư năm một ngàn chín trăm tám mươi, thành một bản chính mà các bản tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản chính thức.

Ðể trung thực các vị đặc mệnh toàn quyền ký tên dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền, đã ký vào bản Công ước này.

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

VỀ MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ , VIÊN 1980

Quốc gia

Ký kết

Phê chuẩn, tham gia (a), Thông qua (AA), chấp thuận (A), kế thừa (d)

Ngày có hiệu lực thi hành

Ác-hen-ti-na 1/

19/7/1983 a

1/1/1988

Úc

17/3/1988 a

1/4/1989

Áo

11/4/1980

29/12/1987

1/1/1989

Belarus 1/

9/10/1989 a

1/11/1990

Bỉ

31/10/1996 a

1/11/1997

Bosnia and Herzegovina

12/1/1994 d

6/3/1992

Bun-ga-ri

9/7/1990 a

1/8/1991

Burundi

4/9/1998 a

1/10/1999

Canada 2/

23/4/1991 a

1/5/1992

Chilê 1/

11/4/1980

7/2/1990

1/3/1991

Trung Quốc 3/

30/9/1981

11/12/1986 AA

1/1/1988

Croatia 8/

8/6/1998 d

8/10/1991

Cuba

2/11/1994 a

1/12/1995

Cộng hoà Séc a/7/

30/9/1993 d

1/1/1993

Ðan Mạch 4/

26/5/1981

14/2/1989

1/3/1990

Ecuador

27/1/1992 a

1/2/1993

Ai Cập

6/12/1982 a

1/1/1988

Estonia 1/

20/9/1993 a

1/10/1994

Phần Lan 4/

26/5/1981

15/12/1987

1/1/1989

Pháp

27/8/1981

6/8/1982 AA

1/1/1988

Georgia

16/8/1994 a

1/9/1995

Ðức /b/5/

26/5/1981

21/12/1989

1/1/1991

Ghana

11/4/1980

Hy Lạp

12/1/1998 a

1/2/1999

Guinea

23/1/1991 a

1/2/1992

Hung-ga-ri /1/6/

11/4/1980

16/6/1983

1/1/1988

I-rắc

5/3/1990 a

1/4/1991

ý

30/9/1981

11/12/1986

1/1/1988

Kyrgyzstan

11/5/1999 a

1/6/2000

Latvia 1/

31/7/1997 a

1/8/1998

Lesotho

18/6/1981

18/6/1981

1/1/1988

Lithuania 1/

18/1/1995 a

1/2/1996

Luxembourg

30/1/1997 a

1/2/1998

Mauritania

20/8/1999 a

1/9/2000

Mêhicô

29/12/1987 a

1/1/1989

Moldova

13/10/1994 a

1/11/1995

Mông Cổ

31/12/1997 a

1/1/1999

Hà Lan

29/5/1981

13/12/1990 A

1/1/1992

Na-uy 4/

26/5/1981

20/7/1988

1/8/1989

Peru

25/3/1999 a

1/4/2000

Ba Lan

28/9/1981

19/5/1995

1/6/1996

Rumani

22/5/1991 a

1/6/1992

Liên Bang Nga c/1/

16/8/1990 a

1/9/1991

Saint Vincent and the Grenadines 7/

12/9/2000 a

1/10/2001

Singapore /7/

11/4/1980

16/2/1995

1/3/1996

Slovakia a/7/

28/5/1993 d

1/1/1993

Slovenia

7/1/1994 d

25/6/1991

Tây Ban Nha

24/7/1990 a

1/8/1991

Thụy Ðiển /4/

26/5/1981

15/12/1987

1/1/1989

Thụy Sĩ

21/2/1990 a

1/3/1991

Syrian Arab Republic

19/10/1982 a

1/1/1988

Uganda

12/2/1992 a

1/3/1993

Ukraine 1/

3/1/1990 a

1/2/1991

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 7/

31/8/1981

11/12/1986

1/1/1988

Uruguay

25/1/1999 a

1/2/2000

Uzbekistan

27/11/1996 a

1/12/1997

Venezuela

28/9/1981

Yugolasvia

11/4/1980

27/3/1985

1/1/1988

Zambia

6/6/1986 a

1/1/1988

Tổng số quốc gia tham gia: 58

a/ Tiệp Khắc trước đây (Séc và Slovakia) đã ký Công ước vào ngày 1 tháng 9 năm 1981 và gửi văn kiện chính thức vào ngày 5 tháng 3 năm 1990, Công ước này có hiệu lực với Séc và Slovakia cũ vào ngày 1 tháng 4 năm 1997. 7/ Slovakia đã gửi văn kiện kế thừa vào ngày 28 tháng 5 năm 1993 và Cộng hoà Séc gửi vào ngày 30 tháng 09 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993, ngày kế thừa quốc gia.

b/ Cộng hoà Dân chủ Ðức cũ đã ký Công ước vào ngày 13 tháng 8 năm 1981, phê chuẩn vào ngày 23 tháng 2 năm 1989 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 1990.

c/ Liên Bang Nga, thành viên của Khối các nước XHCN cũ trước đây trong LHQ, tiếp tục từ ngày 24 tháng 12 năm 1991, duy trì đầy đủ mọi trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của USSR theo Hiến chương của LHQ và các hiệp định đa phương đã được ghi nhận với Tổng Thư ký.

Các tuyên bố và bảo lưu

1/ Ngay khi phê chuẩn hoặc tham gia công ước, Achentina, Belarus, Chilê, Estonia, Hung-ga-ri, Latvia, Lithuania, Ukraine và USSR đã tuyên bố theo các Ðiều 12Ðiều 96 của Công ước, bất cứ điều khoản nào của Ðiều 11, Ðiều 29 hoặc Phần II của Công ước cho phép hợp đồng mua bán hoặc mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt theo thỏa thuận hoặc bất cứ chào hàng, chấp nhận hoặc ý định nào khác được đưa ra dưới mọi hình không phải bằng văn bản, sẽ không áp dụng trong trường hợp một bên có trụ sở kinh doanh tại Quốc gia của mình.

2/ Ngay khi tham gia phê chuẩn, Canada đã tuyên bố theo Ðiều 93 của Công ước, Công ước sẽ mở rộng áp dụng cho cả Alberta, Côlômbia, Manitoba, New Brunswick, Newfoundland, Nova Scotia, Ontario, Ðảo Hoàng tử Ét-uốt (Prince Edward Island) và các vùng lãnh thổ Tây Bắc. (Tham gia phê chuẩn, Canada đã tuyên bố theo Ðiều 95 của Công ước, đối với Côlômbia của Anh, thì sẽ không bị ràng buộc bởi Ðiều 1 (1) (b) của Công ước. Trong một thông báo nhận được vào ngày 31 tháng 7 năm 1992, Canada đã rút bỏ tuyên bố này). Trong một tuyên bố nhận được ngày 9 tháng 4 năm 1992, Canada đã mở rộng việc áp dụng Công ước với Quebếc và Saskatchewan. Trong một thông báo nhận được ngày 29 tháng 6 năm 1992, Canada đã mở rộng việc áp dụng Công ước đối với Yukon.

3/ Ngay khi phê chuẩn công ước, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng sẽ không bị ràng buộc bởi mục (b) nhỏ của đoạn (1)Ðiều 1Ðiều 11 cũng như các qui định trong Công ước liên quan tới nội dung của Ðiều 11.

4/ Ngay khi phê chuẩn công ước, Ðan Mạch, Phần Lan, Na uy, và Thụy Ðiển đã tuyên bố theo Ðiều 92 (1) rằng các nước này sẽ không bị ràng buộc theo Phần II của công ước (Thiết lập hợp đồng). Ngay khi phê chuẩn công ước, Ðan Mạch, Phần Lan, Na uy và Thụy Ðiển đã tuyên bố theo Ðiều 94 (1) và 94 (2) công ước sẽ không áp dụng đối với các hợp đồng mà các bên có trụ sở kinh doanh ở Ðan Mạch, Phần Lan, Thụy Ðiển, Ai-xơ-len hoặc Na uy.

5/ Ngay khi phê chuẩn Công ước, Ðức đã tuyên bố không áp dụng điều 1(1)(b) đối với các quốc gia nào đã tuyên bố quốc gia đó không áp dụng Điều 1(1) (b).

6/ Ngay khi phê chuẩn công ước, Hung-ga-ri đã tuyên bố rằng sẽ cân nhắc Các điều kiện chung về giao hàng giữa các tổ chức của các quốc gia thành viên của Hội đồng Hỗ trợ Kinh tế Ða phương theo qui định của Ðiều 90 của Công ước.

7/ Ngay khi phê chuẩn Công ước, Séc và Slovakia, Saint Vincent và Grenadines, Singapore và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tuyên bố các nước này không bị ràng buộc theo đoạn (1) (b) của Ðiều 1.

8/ Ngay khi kế thừa Công ước, Cộng hoà Croatia đã quyết định, trên cơ sở Quyết định hợp hiến về chủ quyền và độc lập của Cộng hoà Croatia vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, và Quyết định của Nghị viện Croatia ngày 8 tháng 10 năm 1991 và vì sự kế thừa của Cộng Hoà Liên bang Nam Tư cũ đối với chủ quyền của Cộng hoà Croatia được coi là một bên của Công ước có hiệu lực kể từ ngày 8 tháng 10 năm 1991, ngày mà Cộng hoà Croatia thực hiện mọi liên hệ pháp luật và hiến pháp với Cộng hoà liên bang XHCN Nam Tư cũ và tiếp nhận các nghĩa vụ quốc tế.

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính-thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro