cong vinh a5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put your story text here...Lịch treo tường báo tiết Lập thu đã được mươi hôm. Nhưng thu không như hạ, cũng chẳng giống mùa đông, đã đến là ồn ào, hầm hập nóng hoặc rét buốt tái tê. Thu về se sẽ. Nhẹ đến nỗi, nếu chẳng có những cơn mưa mong manh bất chợt vào chập tối, vào sáng sớm khi trời vẫn còn đang trong xanh và không khí se se lạnh thì có lẽ ít người nhận ra Hà Nội đã thật sự thu rồi.

--------------------------------------------------------------------------------

Thu về nhắc nhở ta ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã gần, gần lắm. Ngước lên vòm không, bắt gặp những quả sấu chín vàng ươm tư lự giữa những tán xanh rì. Thấp thoáng trong những đốm lửa phượng đã thấy những quả phượng vươn dài như chiếc lược non mướt. Hoa sữa thì còn lâu mới nở, dù người bạn tận xứ lạnh Đà Lạt cứ ngậm ngùi tiếc vì đã "rình" ra Hà Nội vào mùa thu mà không được gặp.

Nhớ lại, tuần trước vừa phải ra ngoại thành, thấy lúa vẫn chưa trổ đòng, và bởi vậy, chưa thể hát câu "cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua". Nhưng điều khiến ta mừng rỡ, đấy là rất nhiều tuyến phố của Hà Nội như Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Chí Thanh, Trường Chinh, Lý Thường Kiệt... "rác trời" đã được dọn sạch để tầm xa hơn, thoáng hơn. Có vẻ như suốt mấy tháng trời chịu đựng đào đường, khơi ống khiến phố xá lổn nhổn ngổn ngang của người dân để đưa các loại dây cáp xuống đường ngầm đã thực sự được đền đáp. Những cơn mưa thu cũng khiến phố phường trở nên sạch sẽ, tươi mới hơn.

Cứ mỗi sáng sớm ra, thấy vỉa hè, lòng đường là lại thấy thư thái trong lòng, dù còn nhiều ý kiến trái chiều về việc nó có đẹp, có trang trọng hơn xưa hay không? Tuy nhiên, càng đến gần Đại lễ thì lại càng nhiều nỗi lo dồn ép lại. Trong tất cả những nỗi lo, có lẽ thường trực và khó nắm bắt nhất lại chính là... ông trời. Nhiều phương án, kế hoạch bị hủy bỏ như duyệt binh trên không, bắn súng thần công, dàn nhạc kèn đồng 1.000 người...

Ngay cả Đại lễ, nếu thời tiết không thuận lợi thì sẽ tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia chứ không "bắn mây" xua mưa để tiết kiệm chi phí. Sống ở xứ sở nhiệt đới gió mùa, mưa thu dai dẳng triền miên là điều không thể tránh khỏi. Nhưng chưa bao giờ người ta thấy sợ mưa, ghét mưa như lúc này. 1.000 năm mới có một lần Đại lễ, chẳng may một cơn gió mùa, chẳng may một cơn bão rớt, chẳng may, chẳng may... Xem ra, sống giữa thời buổi hiện đại mà người Hà Nội nói riêng vẫn còn phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều quá.

Tháng bảy mưa Ngâu cũng là tháng Vu Lan, tháng để người sống ngồi nhìn mưa thu man mác mà nhớ đến những người đã về cõi bên kia. Cũng như các đô thị phát triển khác, Hà Nội khác với làng quê ở chỗ, phần lớn những nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày đều có thể được đáp ứng bởi các dịch vụ bày tràn ra trên phố, trôi qua trước cửa nhà.

Từ cuối tháng sáu âm lịch, cửa hàng vàng mã đã ngồn ngộn những thứ hàng đặc trưng dùng cho cõi âm. Bước sang tháng bảy, "đội quân hàng rong" đã chia nhau gánh gồng ngựa xe quần áo tiền vàng mũ nón đồ trang điểm đủ màu sắc, kích cỡ túa ra khắp phố phường Hà Nội. Người mua chỉ việc chờ người bán đi ngang qua nhà mình là lựa chọn cho một ngày Tết lớn trong năm. Việc cấm đốt vàng mã nơi công cộng và khuyến cáo hạn chế đốt vàng mã dường như là một việc vô cùng nhạy cảm vì từ xưa đến nay người ta đã quan niệm đây là "lòng thành" của người sống dành cho người chết.

Dù mức phạt rất nặng, từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, nhưng chưa hẳn người ta đã kiêng dè. Suốt bao năm qua, ngã tư Văn Miếu và rất nhiều cây cối, đền chùa của Hà Nội cứ đến ngày sóc vọng là nghi ngút khói hương dù có bị ngăn hàng rào sắt hay cấm đoán bằng nhiều hình thức khác nhau. Và vì thế, từ đầu tháng bảy trở đi, trong vòng nửa tháng ngắn ngủi đã trở thành "ngày hội" thực sự với cánh hàng rong, vì gánh hàng nhẹ mà lãi lờ lại hơn hẳn rau củ, hoa quả hay sắn khoai thường nhật.

Cơn mưa sáng nay khiến ai nấy đều vội vã. Trên vỉa hè, chị hàng rong quen thuộc hay bán rau cho nhà tôi đang cặm cụi lấy mảnh vải mưa duy nhất che cho quang gánh vàng mã của mình, còn bản thân thì nhích hẳn ra khỏi ban công một cửa hàng, nhường phần khô cho chút vốn liếng nhỏ nhoi. Cơn mưa có vẻ còn dài lắm. Tôi sợ tối nay sẽ phải nhìn thấy chị liêu xiêu về phòng trọ, gánh đồ vàng mã thấm nước mưa rỏ từng vệt màu ngoằn ngoèo trên ngõ nhỏ loang loáng nước. Bỗng nhiên, tôi cũng sợ mưa kỳ lạ.

Dù ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào, người Hà Nội vẫn toát lên dáng vẻ thanh lịch cố hữu của mình. Trong cuốn "Hà Nội trong mắt tôi" của nhà văn Nguyễn Khải, tác giả cùng các nhân vật từ nhiều miền quê khác nhau đã lập nghiệp, thành danh ở Hà Nội, trở thành người Hà Nội mang hồn Hà Nội. Đó là những con người "cũng phải và cũng rất nên sống vì danh nghĩa, miễn là cái danh cho đích đáng, cho đàng hồng. Cái đức háo danh ấy cũng đã hun đúc nên nhiều bậc kỳ tài trong thiên hạ và những tài danh ấy lại hội tụ về đất kinh kỳ để nhận, để phát cái ánh sáng ngàn năm "đó còn là những người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng" và "biết tự trọng và biết xấu hổ". Đó là một bà cô "sống theo một số nguyên tắc, thời thế có thể thay đổi những cách sống của bà dứt khốt không thay đổi. Đó là sống thẳng thắn, sống lượng thiện và sống theo pháp luật hiện hành" "thật tỉnh táo trong mối quan hệ, chỉ nhận những gì đáng có, có quyền được có, tuyệt đối không để bị dụ hoặc về tiền bạc cũng như tình cảm" phải chăng những nguyên tắc sống đó là một quy luật muồn đời. "Đó là con người rất có tài của anh chưa đúng thời, có khi còn nghịch thời nên chỉ được làm anh trợ lý quèn, con người anh, cách nghĩ của anh, lối sống của anh hình như hơi rộng hơn cái mẫu đã được quy định thì phải" đó là những con người sống hợp với thời thế hơn, tạo cho mình vào cái trật tự chung vừa vặn lại có phần thoải mái. Đó là con người sinh ra để hoạt động xã hội, xã hội không dùng anh thành kẻ bất đắc trí. Và đây cũng là một con người của Hà Nội nhưng ở thời đó mới mở cửa 32 tuổi làm giám đốc một xí nghiệp cỡ quốc gia, được bầu lên bằng lá phiếu của công nhân viên chức đang đứng trên bờ vực phá sản, giải thể mà đã xoay ngược được tình thế, hành động và chỉ huy bằng sự quyết đoán và chịu trách nhiệm. "Chỉ cần có một cái đầu thôi. Duy nhất là một cái đầu của hắn. Cái đầu của hắn cộng với hai trợ thủ: Thời gian và thông tin. Biết trước là thắng". Người Hà Nội trong lãnh đạo "nếu bảo đảm được sự công bằng trong quyền lợi cũng như trong danh dự thì bất bình khắc chịu đó". Đó là đối nội, còn đối ngoại nữa "trong tình hình nửa bao cấp nửa thị trường nếu không xây dựng được các mối quan hệ thật tốt để họ hỗ trợ mình làm ăn là hỏng ngay dù giám đốc có cả tài lẫn đức và được anh em ủng hộ".

Đó là cây đa đã gần 200 tuổi

mỗi mùa cây lộc vừng thay lá và ra hoa

Hà Nội có những chiếc tàu điện kêu leng keng chạy trên đường, những chiếc xích lô di chuyển chậm dãi, những đứa trẻ con như Bố ngày ấy, đi học qua con đường Thanh Niên bên Hồ Tây, qua con phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Hàng Đậu... gặp những ông bà Tây người Pháp cầm tay nhau đi dạo mát bên Hồ Hoàn Kiếm bên Tháp rùa nghiêng bóng mặt hồ, dọc con phố với những cây cổ thụ toả bóng mát và với lớp lá vàng rụng trên con đường đầy sắc thu ngày ấy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro