cotich TH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mèo làm thân với chuột - Truyện cổ Grim

Mèo làm thân với chuột. Mèo kể lể tâm tình tha thiết, chuột nghe bùi tai đồng ý ăn ở chung với mèo.

Mèo bảo:

- Ta phải đề phòng mùa rét kẻo rồi bị đói. Chú mày chớ có đi lại liều lĩnh kẻo rồi mắc bẫy đấy.

Chuột nghe lời. Chúng đi mua một niêu mỡ nhưng không biết cất đâu. Suy nghĩ mãi, mèo bảo:

"Anh thấy chẳng còn nơi nào cất tốt bằng ở nhà thờ vì ở đấy không ai dám lấy gì đi. Cánh ta đem cất niêu dưới gầm bàn thờ, chưa cần mỡ thì ta nhất định không rờ đến".

Thế là chúng cất niêu thật kỹ. Nhưng chẳng bao lâu mèo ta thèm mỡ, nói với chuột:

- Chú chuột ạ, anh muốn nói với chú điều này. Anh có người chị họ mời đến làm bố đỡ đầu cho cháu. Chị ấy sinh được con trai, lông trắng đốm nâu, anh phải đi dự lễ đỡ đầu. Hôm nay anh đi, chú ở nhà trông coi nhà cửa một mình nhé.

Chuột đáp:

- Vâng vâng, lạy Chúa ban phước lành cho anh đi, có miếng ngon, anh nhớ lấy phần về cho em nhé. Em ao ước được nhắp rượu vang đỏ ngọt.

Nhưng tất cả những điều mèo nói đều sai cả. Mèo chẳng có chị em họ nào, mà cũng chẳng có ai mời đến làm lễ đỡ đầu. Nó đến thẳng nhà thờ, lén đến niêu mỡ, ăn xong liếm lông cho sạch mỡ. Rồi nó dạo chơi trên mái nhà thành phố, nhìn quanh quẩn, nằm ườn sưởi nắng, mỗi lần nhớ đến niêu mỡ lại chùi mép. Mãi đến chiều nó mới về nhà.

Chuột nói:

- Thế nào, anh đã về đấy à? Chắc là cả ngày nhởn nhơ vui thú lắm nhỉ?

- Ừ thú lắm.

Chuột hỏi:

- Đứa trẻ đặt tên đỡ đầu là g´?

Mèo đáp gọn thon lỏn:

- "Liếm sạch lông".

Chuột reo lên:

- Sao lại là "Liếm sạch lông". Thật là một cái tên lạ lùng, hiếm có. Trong họ anh, tên ấy có thông thường không?

Mèo nói:

- Có gì lạ đâu! Tên ấy cũng không có gì xấu hơn tên "Ăn cắp vặt" là tên đỡ đầu của chú?

Cách đó ít lâu, mèo lại nổi cơn thèm, nói với chuột:

- Chú làm ơn giúp anh nhé. Nhờ chú trông nom nhà cửa một mình chuyến nữa. Anh lại có người mời đi làm bố đỡ đầu lần thứ hai. Đứa trẻ có vòng lông trắng quanh cổ, anh không tiện từ chối.

Chuột tốt bụng, nhận lời. Mèo kín đáo đi đến nhà thờ ăn thêm một nửa niêu mỡ. Nó nghĩ bụng:

"Không gì ngon hơn là ăn một mình", và lấy làm thú vị về việc làm ngày hôm đó. Khi về nhà, chuột hỏi:

- Thế nào anh, tên đỡ đầu của đứa trẻ là gì?

Mèo đáp:

- "Hết một nửa" - Sao lại "Hết một nửa"? Anh nói gì thế? Từ thủa cha sinh mẹ đẻ, em chưa nghe thấy tên ấy bao giờ. Em cuộc là tên ấy không có ở trong lịch sử.

Sau đó ít lâu, nghĩ đến mỡ, mèo lại thèm nhỏ dãi. Nó liền bảo chuột:

- Qúa tam ba bận. Anh lại phải đứng ra làm bố đỡ đầu. Đứa trẻ đen tuyền. Trừ chân trắng, không có một sợi lông trắng nào trên người, thật là mấy năm mới có một lận sinh thế. Chú mày để anh đi nhé! Chuột đáp:

- "Liếm sạch lông", "Hết một nửa", tên gì mà qui? quái thế, em cứ suy nghĩ mãi đấy.

Mèo nói:

- Chú cứ ru rú xó nhà với cái áo lông màu xám thẫm và cái đuôi dài mà nghĩ lẩn thẩn. Ấy chẳng qua là tại cả ngày không chịu đi ra ngoài đấy thôi! Trong khi mèo đi vắng, chuột dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. Mèo háu ăn chén sạch niêu mỡ. Nó nghĩ bụng:

"Chỉ chén kỳ hết mới yên tâm". Mãi đến đêm, nó mới về nhà, no nứt bụng. Chuột hỏi luôn tên đứa trẻ được rửa tội là gì. Mèo đáp:

- Chắc là chú không vừa lòng đâu! Tên nó là "Hết sạch".

Chuột kêu:

- "Hết sạch", thật là một tên lạ lùng. Em chưa đọc thấy tên ấy bao giờ. "Hết sạch" thế là nghĩa lý gì nhỉ?

Nó lắc đầu, nằm cuộn tròn người lại ngủ.

Từ đó trở đi, chẳng có ai đến mời mèo đi làm bố đỡ đầu nữa.

Nhưng khi mùa đông tới, ra ngoài đồng không kiếm được gì ăn nữa, chuột mới nghĩ đến thức ăn để dành:

- Anh mèo ạ, ta đi tìm niêu mỡ để dành đi, chắc là ngon lắm đấy.

Mèo đáp:

- Được. Hẳn chú sẽ thấy ngon lắm, ngon như thể lưỡi liếm không khí ấy mà! Chúng ra đi, tới nơi thì thấy niêu vẫn còn nguyên chỗ cũ nhưng chỉ có niêu không.

Chuột bảo:

- Thì ra thế, bây giờ tôi mới hiểu các việc đã xảy ra. Bây giờ mới rõ anh thật là bạn tốt. Anh đã đánh chén hết. Anh làm cha đỡ đầu như thế đấy:

Lần đầu "Liếm sạch lông", lần sau "Hết một nửa", rồi....

Mèo hét lên:

- Câm mồm ngay. Mày còn nói tiếng nữa là tao ăn thịt mày đấy.

Tội nghiệp con chuột không k´m được tiếng:

- "Hết sạch".

Vừa nói buông miệng thì mèo đã vồ nó nuốt chửng.

Bạn xem đấy, tình đời là thế đấy! Các em có những suy nghĩ gì về câu chuyện này? Mèo xấu tính, tán tận lương tâm hay chuột khờ dại? Nói thế nào cũng đều đúng cả. Ai đời chuột lại chơi với mèo. Các em có bao giờ nghe câu nói:

“Chọn bạn mà chơi chưa"? Trong cuộc đời có nhiều người tốt nhưng cũng lắm kẻ xấu. Nếu các em kết bạn với kẻ xấu thì các em sẽ nhận được hậu quả như con chuột trong truyện đấy!

Quan án và tội phạm

Ở nước Vệ có một viên quan án nổi tiếng khắt khe tên là Quý Cao. Ông chưa hề xử oan cho một ai và cũng chưa hề tha cho ai dù một tội lỗi nhỏ. Một ngày kia...

-Bẩm quan, chúng tôi vừa bắt được tên trộm tiệm vải tối hôm qua.

-Đưa hắn vào.

Tên trộm được đưa vào...

-Xin quan tha cho tôi...Tôi lỡ dại lần đầu!

-Vậy là ngươi đã nhận tội ăn trộm?

-Dạ...đúng...tôi nhận tội.

-Cho hắn ấn dấu tay vào giấy nhận tội. Ta không thích xử oan ai!

-Vì sao ngươi đi ăn trộm?

-Bẩm...vì tôi nghèo quá...vợ tôi đang ốm...tôi không còn cách nào khác.

Quan liền ra lệnh cho bọn lính:

-Đến nhà hắn xem có đúng như vậy không?

Một lát sau:

-Bẩm đại quan, vợ hắn đang ốm thật...nhà hắn nghèo thật...

Quý Cao im lặng một lúc...

-Đại quan ơi, xin ngài hãy tha cho tôi đi! Vợ tôi bị đau thật mà!

-Ta rất cảm động vì tình thương mà ngươi dành cho vợ...Nhưng luật pháp thì không thể tha.Bởi vì ai có vợ con đau ốm đều đi làm điều quấy rối rồi được tha thì xã hội sẽ loạn mất. Tuy đau lòng nhưng ta vẫn phải xử đúng pháp luật vậy.

-Theo luật thì ta sẽ phải chặt của ngươi một cánh tay trái...Đem hắn đi chặt tay trái!

Tên trộm được thả ra sau khi án được thi hành...

-Hic! May mà ông ấy chặt tay trái...Tay phải còn làm được việc.

Một thời gian sau, nước Vệ có loạn...Giặc giã nổi lên khắp nơi...

-Quân giặc đang xông vào đây, đại quan hãy trốn đi!

Quý Cao theo cửa sau thoát ra ngoài.

-Cổng thành đã bị chúng chặn, làm sao ra ngoài đây?

-Ông hãy theo tôi!

-Ơ...anh là người đã bị tôi chặt tay mà?

-Chính là tôi. Phía đằng kia có chỗ tường bị đổ, ông hãy trèo qua đó đi!

-Tôi chặt tay anh mà anh không hận tôi sao?

-Mới đầu tôi rất tức giận nhưng sau tôi lại nghĩ rằng ông đã đúng

-Phải chăng những kẻ phạm tội đều được như anh thì tốt quá!

Ông dài ông cụt

Ngày xưa, có hai vợ chồng già làm ruộng một hôm đi ra ngoài đồng, thấy hai quả trứng lạ, nhặt đem về nhà. Được ít lâu, hai quả trứng nở ra hai con rắn rất khôn, hai vợ chồng đi đâu chúng nó thường bò theo. Hai người không con nên cứ nuôi chúng nó, xem như là con, thường ngày cho ăn uống tử tế. Một hôm, người chồng cuốc vườn, vô ý cuốc đứt một khúc đuổi của một con. Sau đó, vợ chồng mới gọi hai con rắn đặt tên cho là con Dài, con Cụt. Hai con rắn lớn lên, ăn rất tợn, nhà nghèo không đủ nuôi, chúng nó thường đi bắt gà, chó của hàng xóm mà ăn. Hai vợ chồng không nuôi nổi, mới đem thả xuống sông Tranh, bây giờ thuộc Hải Dương.

Hai anh em rắn Dài và Cụt được Thủy Vương nhận làm bộ hạ và cho cai quản cả một vùng sông rộng. Rắn Cụt tính khí dữ tợn hơn rắn Dài, hoành hành khắp vùng, làm cho dân chúng phải kiêng sợ gọi tên là ông Dài và ông Cụt. Có khi chúng bắt cả người, còn cướp súc vật là chuyện thường xảy ra. Ghe thuyền qua lại trên khúc sông, thường bị Ông Cụt nổi sóng dữ tợn làm cho đắm. Cha mẹ nuôi ông Dài, ông Cụt thỉnh thoảng lại phải ra bờ sông van lơn xin con nuôi đừng làm hại người tạ Chúng cũng nghe theo được ít lâu, rồi lại đâu vẫn hoàn đấy. Có lần hai vợ chồng họ Trịnh đi thuyền qua đó, ông Cụt thấy người vợ là Dương Thị nhan sắc xinh đẹp, muốn bắt về làm vợ, cho hai người con gái bưng lễ vật đến hỏi. Hai vợ chồng hoảng sợ bỏ thuyền lên bờ trốn tránh. Nhưng rồi ông Cụt cho bộ hạ theo dõi, thừa một đêm mưa gió, bắt Dương Thị đem về dưới Thủy Phủ. Sáng ngày, người chồng theo dấu ra đến bờ sông chỉ còn thấy quần áo của vợ trút bỏ lại đó.

Người chồng không biết làm thế nào, đành nuốt hận đi đây, đi đó tìm người phép tắc thần thôn để trừ ông Cụt. Một hôm, họ Trịnh gặp một ông già ngồi bói ở chợ, lân la hỏi mới biết là Bạch Long Hầu tức là Thần Mưa ở dưới Thủy Cung. Bạch Long Thần rẽ nước mời họ Trịnh về nhà mình ở dưới biển, giúp bàn việc kiện ông Cụt với Long Vương. Họ Trịnh đưa cái thoa của vợ nhờ người nhà Bạch Long hầu làm của tin để dò tìm Dương Thị Ở dưới Thủy Phủ. Khi đã bắt liên lạc được với Dương Thị rồi, họ Trịnh bèn cậy Bạch Long Hầu đưa đến triều đình Long Vương để tố cáo tình địch đã cướp vợ mình. Long Vương cho đòi ông Cụt tới. Ban đầu ông Cụt còn chối cãi, toan làm dữ với họ Trịnh, nhưng đến khi Dương Thị ra kể lại sự tình bị Ông Cụt bắt cóc, ép duyên, thì họ Trịnh liền được kiện. Long Vương xử cho Dương Thị trở về mặt đất với họ Trịnh, con của nàng sinh với ông Cụt thì giao lại cho ông Cụt.

Ông Cụt bị đày đến ở sông Kỳ Cùng, thuộc về Lạng Sơn ngày naỵ Ngày ông Cụt bị giáng chức đi đày, các loài thủy tộc đi theo tiễn chân đầy cả một khúc sông.

Một Người Nghèo Lạ

Chàng nghèo thật hết chỗ nói, cả sự nghiệp của chàng chỉ có một bà mẹ già mà thôị

Lâu lắm người ta mới biếu cho chàng một cái búa để ơn cứu sống một em bé chết đuốị

Được búa, chàng đưa mẹ vào có gió mát để mẹ ăn ở; như thế chàng an tâm lắm. Ngày ngày đi kiếm củi rồi về chợ đổi gạo, mặc dù ít tiền, chàng vẫn mua được thịt để mẹ xơị Tu Lại, tên chàng chẳng những lan rộng với chữ hiếu, mà người ta còn gọi chàng là tráng sĩ, vì chàng thường giúp đỡ nhân dân trong vùng ấy, bất luận gặp một nạn gì chàng thường giúp đỡ giúp đỡ họ tận lực.

Vì chàng ở núi, nên người ta đặt chàng những món tiền lớn để bắt c'c thú rừng hiền lành như: nai, khỉ, chồn, thỏ v.v... Tu Lại từ chối vì chàng là một Phật-tử chơn-chánh, không bao giờ giết một sinh vật nào dù nhỏ. Chẳng những chàng không bắt chúng mà còn yêu mến chúng nữa, nên lâu ngày chúng quen và thường gần đến chỗ hai mẹ con chàng ở. Cái hang ấy bây giờ thành vui, hoa lạ nở hai bên, những tổ chim làm gần gũi đó.

Có những đêm trăng sáng mẹ chàng niệm Phật, chàng ngồi một bên kết mấy thứ cỏ khô làm thành áo để mặc mùa đông.

Nhưng đã sáu ngày nay, trời mưa luôn không ngớt, gạo trong hang đã hầu cạn, chàng lo ngại, nếu mưa cứ kéo dàị Hôm này trời bừng sáng, Tu Lại sung sướng quá, chàng chào mẹ rồi vác búa ra đi, đến chỗ thường đốn củi, thì xa xa có bống ba thiếu nữ. Thấy có người, ba bóng kia bỏ đi nơi khác. Chàng để bầu nước xuống và sửa soạn vào việc thì ồ thật một chiếc kim thoa óng ánh nắm ngã nghiêng bên tảng đá, không còn nghi gì nữa, chàng vội nhặt lấy, rồi chạy theo ba thiếu nhữ kia trả lại cho họ, người ta nhìn chàng với cặp mắt cảm trọng. Nhưng người tráng sĩ không trả ân bằng tiền gạo được, vì người ta biết tiếng chàng nhiều lắm. Nhưng, từ độ ấy đến sau, nơi hang mẹ chàng thỉnh thoảng lúc chàng đi làm củi vắng, cứ thế, rồi ngày kiạ..

Một sáng mai khi chàng còn mơ màng chưa tỉnh hẳn thì có một nàng tiên đến ngồi bên chàng, nàng tiên ấy trên trời sa xuống lâu hay mau không biết, hồi nào không hay, nhưng nàng là tiên thật, vì nàng đẹp quá. Một tấm ỀvoanỀ màu nước biển phủ nhẹ toàn thân, trên mái tóc xanh là một tràng hoa tươị Chàng phải gượng với bộ áo sơ sài của mình. Tu Lai lại ngồi phất dậy: ỀNàng là aỉ Sao lại đến đâỷỀ

Thiếp là sương phụ đánh rơi chiếc kim thoa hôm nọ, được tráng sĩ cho lại, về nhà thiếp suy nghĩ: ỀỞ đời giàu sang không phải chơn hạnh phúc, được gần bậc hiền nhân mới chắc chắn sống một lối sống của cải dư dật, cha mẹ không, chồng chết, chỉ có hai con thơ, nay thiếp đến đây nguyện theo chàng hầu hạ mẹ già, và giúp chàng học hành để thành danh đức, hầu sau làm lợi ích cho đời, nếu chàng cố chấp không nghe, thiếp rất tiếc tài ba đức độ của chàng vùi sâu trong hang thẳmỀ.

Tiếng nàng trong và êm quá, trong như tiếng suối chảy, êm như tiếng chim kêu, nàng nói với một vẻ thiết tha thành thật. Câu chuyện mới cắc cớ làm sao, mỗi lời nói của nàng như rót vào tai tráng sĩ.

Tu Lại mơ màng như người trong mộng. Chàng suy nghĩ: ỀKhông biết ta chiêm bao hay thật, mà nàng là người thật hay maỀ. Bỗng chàng nghiêm nét mặt và bảo: ỀTôi xem nàng là người đoan chính lại giàu sang là do phước báo của đời trước đã gây tốt nhiều, còn tôi chỉ là một kẻ nghèo khổ, làm sao xứng đáng với nàng và, theo tôi, một người sương phụ cần phải thờ chồng, nuôi con, dạy vẽ cho con nên người, xứng với ý nghĩa con người mới phảị Thiết thật hơn, tôi nay còn mẹ già, nếu tôi lập gia đình, tình yêu mẹ sẽ san sớt, nàng còn có con thơ, nếu nàng lập gia đình tình yêu con sẽ không còn nguyên vẹn, mẹ tôi cần có tôi mới vui, con nàng cần có nàng mới sống. Vì vậy tôi khuyên nàng trở về nuôi con và dứt bỏ câu chuyện nầỵ Còn nàng sợ đức độ tài ba của tôi sẽ mai một, nếu tôi quả có đức độ như nàng tặng, thì trong rừng sâu các loài cầm thú cũng cần có đức độ để che chở cho chúng, như thế có đức độ thì ở đâu mà lại không dùng được?

Nàng tiên ấy bay đi, trời đương sáng bỗng tối hẳn, người tráng sĩ cũng thấy nao nao trong lòng, nhưng rồi chàng lại vui lên nhiều, vì chàng đã chiến thắng. Song không hiểu vì sao, nhũng chuyện kỳ lạ lại hay đến với người nghèo lạ ấỵ

Một hôm, có một lạ mặt hốt hoảng chạy đến lôi ra một thoi vàng thẳm, rồi thưa với Tu Lại: ỀThưa tráng sĩ, tôi xin biếu chút quà mọn nầy, nhờ tráng sĩ giúp cho tôi một lời nóị Ngày mai đây, nếu có ai hỏi: Có một đoàn người đi qua đây không? thì tráng sĩ nói cho một tiếng ỀcóỀ, ở đây chỉ có tráng sĩ và tôi, ngoài ra không còn ai hay chuyện này cả; vả lại tráng sĩ chỉ nói cho một tiếng cũng không saọỀ Nói xong, người bỏ vàng lại đó, rồi chạy mất, Tu Lại chưa kịp suy nghĩ gì cả, nhưng chàng vội lượm vàng rồi chạy theo thật nhanh mới kịp. Tu Lại kéo tay người kia: ỀKhông, không, vàng ông hãy cầm lấy, tôi không thể theo lời ông được, tôi là một Phật-tử không bao giờ làm việc ám muội, một lời nói của người quân tử trọng hơn nghìn vàng, nhưng một lời nói còn trọng hơn cả thân mạng, nếu ông đem nghìn vàng hay dùng uy thế hại đến mạng tôi, bảo tôi nói dối, thà chết chứ không bao giờ phạm giới cầm của PhậtỀ, nói xong Tu Lại bỏ vàng rồi chạy thẳng.

Tiếng tốt của người tráng sĩ bay xa như ngọn gió mát vô tình thổi từ rừng sâu vào đến thâm cung. A Dục Vương là người hiếu kỳ, muốn thử chàng, nên những chuyện bỏ rơi kim thoa và người con gái đến tận hang chàng chính là cung nhơn của vua A Dục Vương. Sau mấy lần thử thách, nhà vua biết Tu Lại là bậc hiền nhân nên đem lòng đổ kỵ sai người đến hại chàng. ỀTôi vâng lệnh nhà vua đến giết tráng sĩỀ người đao phủ cầm gươm sáng bảo thế.

Ố, thế thì tốt quá, tôi rất cám ơn Ngài đã vì tôi mà hủy giùm cái thân ô uế đầy tội lỗi nàỵ Song tôi còn chút mẹ già nhờ ngài chiều cố chọ.. Tên đao phu ngạc nhiên trước thái độ thản nhien của Tu Lạị

Ông là người vô tội, nhà vua vì lòng đố kỵ sai tôi đến hại ông, vậy ông không giận nhà vua saỏ

Không, tôi không giận mà còn thương hại nhà vua đã gây nhiều nghiệp ác, trước khi chết tôi xin cầu đức Phật cho nhà vua phát Bồ Đề tâm hồi hướng thiện niệm.

Tên đao phủ mi'm môi, đỏ mặt đưa gươm lên cao xán xuống đầu chàng... nhưng lưỡi gươm kia xuống từ từ rồi chui thẳng vaò vỏ kiếm...

Sáng hôm sau vua A Dục lên tận hang chàng ở, đến nơi, chàng đi làm củi sớm, vua chờ trọn ngày mới gặp. Vua A Dục mừng rỡ từ tốn bảo: ỀTrẫm làm vua, trong nước có hiền tài mà Trẫm biết chậm thật là đáng tiếc! Ngày nay nước nhà loạn lạc Trẫm mong tráng sĩ về triều cùng Trẫm chăm lo việc nước, được vậy thật là hạnh phúc cho nhân dânỀ. Chàng từ chối năm bảy dạo, vua nài nỉ đôi ba phen, cuối cùng chàng hẹn trong bảy ngày sẽ trả lờị

Trong bảy ngày, ba lần vua đến thăm ba lần vua cho người lên thăm hỏị Tu Lại hỏi ý kiến mẹ, mẹ chàng bảo:

ỀHiện nay mẹ nghe trong nước, nhà vua thì lãng mạn, hoang hung, hà khắc dân tình, nhân dân oán thán đến nối họ đặt tên nhà vua là Chiên Đà La A Dục (ông vua hung tợn như người hàng thịt). Triều đình thì nịnh thần ô lại; ngoài thì ca hung tàn, con ngỗ nghịch, vợ bất chánh, chồng bất lương... đạo đức hầu như mất hẳn tất cả tâm niệm xấu xa độc ác kết hợp lại do đó giặc cướp nổi lung tung. Con nay chấp kinh cũng phải tùng quyền, vậy nhơn cơ hội này con có dịp đem mong cứu vãn nhơn tâm, đưa lại sự an ninh cho nhân loạí.

Vâng lời mẹ Tu Lại về triều, vua A Dục lấy hai chữ Quốc Bửu (vật quí cuả nước) tặng chàng làm tên.

Trước hết Quốc Bửu đem ba pháp quy y, năm điều cấm giới cảm hóa vuạ Vua A Dục từ khi biết quy đầu về Phật không bao lâu trở thành một vị minh quân. Ông đổi hẳn chính sách, lấy đức độ trị dân, không dùng oai thế tàn bạo như trước nữạ Vì thế mà nhân dân trong nước trở lại cảm phục vua, từ đó họ đặt tên nhà vua là Thích Ca A Dục (ông vua hay làm điều nhân từ).

Trong nước nhà vua trọng những người hiền hiếu, trừng trị kẻ khoang dâm, cấm hẳn sự xa hoa cờ bạc, săn bắn, triệt để không rượu chè đàng điếm, người già cả bệnh hoạn được săn sóc chu đáo, nhà nhà đều thờ Phật, trọng Tăng tu Pháp Thập thiện. Nếu ai phạm một trong năm điều răn phải bị trục xuất ra khỏi nước. Nhớ vậy, không bao lâu trong nước trở lại thái bình an lạc.

Con rối muốn làm người

Ngày nảy ngày nay tại một thành phố xinh đẹp, có một con rối tóc dài mượt như nhung, đôi mắt to tròn, cái miệng dễ thương luôn cười rất xinh xắn. Con rối xinh xắn đó tên là ... À, mà không biết cũng được, đâu có gì quan trọng đâu.

Con rối đi theo đoàn rối biểu diễn ở khắp nơi. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt.

Một hôm, con rối nằm mơ thấy một vị thần nói với nó rằng"

- Này con rối, con đã sống rất tốt trên đời, con có thể trở thành ngừơi đấy, con có muốn làm người không?

Con rối trả lời:

- Con muốn làm người.

"Vậy thì con hãy để ngừơi ta gọi tên thật của con, tên con là ... Đó là một cái tên mà rất nhiều người cho là xấu xí, nhưng chỉ cần người khác gọi tên con và yêu thương cái tên đó thì con sẽ trở thành người"

Con rối trả lời :

- Nhưng cái tên đó làm sao người ta chịu gọi tên con ? Sao ngài không cho con một cái tên khác ?

Vị thần trả lời "Tên con do số phận đặt, không phải ta". Nói rồi, Ngài biến mất.

Năm này qua năm khác, con rối cười, con rối khóc, con rối cử động dưới những sợi dây. Con rối kết bạn với những con rối khác và những con người, thân có, sơ giao có, nhưng cũng không ai biết đến tên thật của nó. Nhưng con rối luôn muốn làm người.

Đến một ngày, con rối quyết định nói cho người ta nghe tên của mình. Con rối đến bên cô bé bán kem - bạn thân của con rối hơn một năm qua và nói rằng:

- Cô bé bán kem ơi, tôi đã chơi với cô hơn một năm rồi, nhưng cô chưa bao giờ biết đến tên thật của tôi. Bây giờ tôi muốn cô biết.

Cô bé bán kem dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

- Bạn rối hãy nói cho tôi nghe tên của bạn đi. Tôi là bạn thân của bạn, tôi muốn biết tên của bạn.

- Nhưng tên của tôi có thể cô bé sẽ thấy xấu lắm...

- Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao? Bạn cứ nói đi, đừng ngại...

Con rối chăm chú nhìn cô bé, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên tôi là...

- Aaaaaaaaaaaaaaaa... - Cô bé bán kem hoảng hốt, khuôn mặt xanh xao và bất thần.

Rồi cô bé bán kem xa dần, xa dần, không còn nói chuyện với con rối nữa. Cô bé bán kem xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm. Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có ngừơi yêu thương nó và cái tên ấy. Nó muốn được làm người.

Một ngày kia, con rối đến bên người chăn bò - bạn thân của con rối đã năm năm và nói rằng:

- Anh chăn bò ơi, tôi và anh đã làm bạn năm năm rồi nhưng chưa bao giờ anh biết đến tên thật của tôi. Tôi muốn nói cho anh nghe vì tôi muốn có người gọi tên tôi.

Người chăn bỏ dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

- Bạn hãy nói đi. Tôi là bạn của bạn, tôi muốn biết tên thật của bạn lắm.

- Nhưng tên của tôi có thể anh sẽ thấy xấu lắm...

- Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao ? Anh cứ nói đi, đừng ngại...

Con rối chăm chú nhìn người chăn bò, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên tôi là...

Ngừơi chăn bò cũng ít nói chuyện dần, rồi xa dần, xa dần con rối. Người chăn bò xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm.

Bạn bè của con rối bảo "Mày đừng nói cho người ta biết tên thật nữa, người ta rồi sẽ bỏ rơi mày, khinh miệt mày như chúng tao mà thôi". Một con rối khác nói "Mày không thể làm người được đâu". Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có người yêu thương nó ngay cả khi biết đựơc cái tên. Nó muốn được làm người.

Con rối đến bên người cha đã tạo ra nó và nói rằng:

- Cha ơi, cha đã tạo ra tôi, cha đã cho tôi hình hài này, vóc dáng này, từ con mắt đến bàn tay. Cha đã nuôi tôi, đã cho tôi những vai diễn. Tôi cám ơn cha nhiều lắm. Tôi yêu cha nhiều lắm. Tôi muốn nói cho cha nghe tên thật của mình.

Người tạo ra con rối ngạc nhiên và bảo:

- Tên thật? Không phải ta đã đặt cho con một cái tên sao? Tên của con là ...

Con rối lắc đầu:

- Không phải đâu cha ơi! Đó là tên cha đặt, còn tên mà số phận đặt cho tôi không phải như thế.

Người tạo ra con rối nheo mắt suy nghĩ rồi ôm lấy con rối vào lòng:

- Thế tên thật mà số phận đã đặt cho con là gì, con của ta?

- Nhưng tên của tôi có thể cha sẽ thấy xấu lắm...

- Dù xấu như thế nào đi nữa thì con vẫn là con của ta, ta là người đã sinh ra con, cho dù tất cả mọi người có bỏ rơi con thì ta vẫn còn đó.

Con rối chăm chú nhìn người đã tạo ra nó, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên của tôi là ...

Người tạo ra con rối lên tim và ngất xỉu ngay tại chỗ. Sau khi được người ta cấp cứu và dưỡng bệnh một thời gian, ông dù rất yêu thương và rất nhớ con rối nhưng cũng không bao giờ muốn gặp nó, không bao giờ muốn nó bước chân vào nhà ông nữa. Ông không thể chấp nhận mình đã tạo ra một con rối như thế này. Ông xem con rốinhư một quái vật

Con rối buồn lắm...

... và nó ra đi.

Con rối vẫn đi, nó cùng với những con rối khác diễn những vỡ diễn vĩ đại của cuộc đời. Nó đi rất nhiều nơi. Nó có rất nhiều tiền. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt nhưng mà có ai biết đến tên của nó đâu. Và nó cũng không muốn người ta biết đến cái tên của nó nữa... một cái tên ai cũng cho là xấu xí.

Con rối vẫn cười bằng gương mặt người ta đã vẽ cho mình, vẫn diễn bằng những kịch bản mà người ta giao cho nó, nói những câu người ta thích nghe, làm những thứ người ta thích nhìn. Đôi khi nó cũng tự viết kịch bản cho mình nhưng đó là những kịch bản trong im lặng.

Ngày nảy ngày nay có một con rối, con rối có tên là ..... và mấy chục năm sống trên đời vẫn không ai gọi tên nó.

Ong chúa

Ngày xửa ngày xưa, có hai Hoàng tử đi phiêu lưu, sống lang bạt không về nhà nữa. Người em út, thường gọi là "Chú Ngốc", lên đường đi tìm hai anh.

Tìm mãi gặp hai anh thì chàng ta lại bị hai anh giễu cợt: khôn ngoan như chúng tao mà còn chẳng đi đến đâu, huống hồ là cái thứ mày ngốc nghếch thế mà cũng đòi đua chen với đời.

Ba anh em cùng đi thì gặp một tổ kiến. Hai anh muốn phá đi xem trong khi hoang mang kiến bò đi lung tung ra sao và tha trứng đi như thế nào. Nhưng chú Ngốc nói:

- Xin các anh để chúng yên thân, em không để các anh quấy nhiễu chúng đâu.

Ba anh em lại đến một cái hồ đầy vịt đang bơi. Hai anh muốn bắt một đôi làm thịt ăn, nhưng chú Ngốc không chịu:

- Xin các anh để chúng yên thân, em không để các anh quấy giết chúng đâu.

Ba anh em lại đến một tổ ong đầy mật chảy rào cả ra ngoài thân cây. Hai anh muốn đốt lửa ở gốc cây hun cho ong chết để lấy mật, nhưng chú Ngốc ngăn lại, nói:

- Xin các anh để chúng yên thân, em không để các anh hun chúng đâu.

Ba anh em đi mãi đến một lâu đài vắng tanh, chỉ có ngựa bằng đá ở trong chuồng chứ không thấy một bóng người nào. Họ dạo qua tất cả các phòng, đến trước một cái cửa đóng có ba khóa. Giữa cửa có đục một cửa sổ nhỏ, qua đó có thể dòm vào trong buồng được. Họ trông thấy một người bé nhỏ, tóc hoa râm, ngồi trước một cái bàn. Họ gọi một lần, hai lần, nhưng người ấy không thưa. Họ gọi đến lần thứ ba thì người ấy đứng dậy mở cửa đi ra. Người ấy chẳng nói chẳng rằng, dẫn họ đến trước một cái bàn bày la liệt thức ăn.

Khi họ đã ăn uống xong rồi, người ấy dẫn mỗi ông hoàng vào một buồng ngủ riêng. Sáng hôm sau, người ấy vào buồng người anh cả, dẫn anh ta đến một cái bảng đá trên có ghi ba việc phải làm để giải thoát cho lâu đài bị phù phép. Việc thứ nhất là vào rừng, tìm ở dưới đám rêu một nghìn viên ngọc của công chúa. Nếu trước khi mặt trời lặn mà không tìm được đủ số ngọc thì người đi tìm sẽ biến thành đá.

Người anh cả đi tìm nhưng tìm một ngày chỉ được có một trăm viên ngọc. Thế là anh ta hóa đá. Hôm sau đến lượt người anh thứ hai đi tìm ngọc. Anh ta cũng không hơn gì anh cả mấy, chỉ tìm được có hơn hai trăm viên ngọc và cũng hóa đá.

Sau cùng đến lượt chú Ngốc đi mò ngọc dưới rêu. Tìm ngọc đâu phải là dễ, công việc chậm chạp lắm. Chú ngồi khóc trên một tảng đá. Bỗng Chúa kiến mà chú đã cứu thoát trước kia cùng với năm nghìn kiến quân, đến giúp chú, tìm đủ số ngọc trong chốc lát và xếp thành đống.

Việc thứ hai là mò ở đáy bể lên cái chìa khóa buồng ngủ của công chúa. Chú Ngốc vừa đến bờ bể thì tức khắc đàn vịt mà chú đã cứu bơi lại gần chú, lặn xuống nước và mò chìa khóa lên.

Việc thứ ba khó nhất: phải tìm ra trong ba công chúa đang ngủ cô nào ít tuổi nhất và đáng yêu nhất. Ba nàng công chúa đều giống nhau như đúc, chỉ khác nhau ở chỗ, trước khi ngủ ba nàng ăn thức ngọt khác nhau: cô nhớn ăn một thìa đường, cô thứ hai uống một hớp nước đường, cô thứ ba uống một thìa mật ong.

Ong Chúa mà chú Ngốc đã cứu thoát khỏi ngọn lửa đến giúp chú: ong bay đi ngửi mồm ba nàng công chúa, rồi đậu lên môi công chúa đã ăn mật ong để ông hoàng Ngốc nhận ra. Tức thì tòa lâu đài thoát khỏi giấc ngủ triền miên và những người đã hóa ra đá lại trở thành người.

Chú Ngốc cưới nàng công chúa ít tuổi nhất và đáng yêu nhất, rồi được nối ngôi vua. Còn hai anh chú Ngốc được lấy hai nàng công chúa kia

Con nam ở ao

Xưa có hai vợ chồng người thợ xay bột sống rất sung sướng. Họ có tiền của, mỗi năm lại sung túc thêm. Nhưng hoạn nạn thường đến bất ngờ. Của đến mau, của cũng đi mau, rút cục đến cái nhà xay bác ở cũng không chắc còn là của bác. Bác buồn lắm. Làm lụng cả ngày, tối về đặt mình xuống giường cứ trằn trọc, lo phiền.

Một hôm, bác dậy sớm tinh sương ra ngoài hóng mát cho thoải mái. Khi bác qua cái đập nước chỗ ao gần nhà có tiếng ùng ục. Bác ngoảnh lại nhìn thấy giữa ao có một người đàn bà đẹp từ từ nổi lên. Người ấy đưa bàn tay mềm mại vén mớ tóc dài xõa xuống hai vai, phủ lên tấm thân ngà ngọc. Bác biết ngay nó là con nam ở ao, sợ quá không biết nên đứng lại hay chạy trốn. Nhưng con nam cất giọng êm ái gọi tên bác và hỏi tại sao bác buồn. Mới đầu bác không dám mở mồm. Nhưng sau bác thấy con nam nói rất thân mật, mới định thần lại, kể cho nó nghe rằng trước bác được sống sung túc mà nay thì nghèo quá, không biết làm thế nào.

Con nam bảo bác:

- Bác cứ yên tâm, tôi sẽ làm cho bác giàu có sung sướng hơn trước; nhưng bác phải hứa cho tôi cái gì vừa mới đẻ ở nhà bác.

Bác nghĩ bụng: "Chắc lại con chó hay con mèo con gì đó", rồi bác hứa cho nó.

Con nam lại hụp xuống nước, còn bác yên tâm và vui vẻ rảo bước về nhà. Bác vừa về đến nhà thì con ở đã chạy ra báo cho bác biết tin mừng vợ mới đẻ con trai. Bác nghe tin như sét đánh ngang tai, vì bác thấy rõ con nam đã biết trước và đã đánh lừa bác. Mặt cúi gằm, bác lại gần giường vợ. Vợ hỏi sao con kháu thế mà bác không vui thì bác kể lại cho vợ nghe sự việc vừa xảy ra và lời bác đã hứa với con nam. Rồi bác nói tiếp:

- Nếu mất đứa con thì giàu có mà làm gì! Biết làm sao bây giờ. Bà con chạy lại mừng bác cũng không mách được phương kế nào.

Nhưng thần tài lại về nhà bác. Bác làm gì trúng nấy: ban đêm hình như hòm xiểng trong nhà cứ đầy lên, tiền bạc trong tủ biết sinh sôi nảy nở. Chẳng bao lâu bác giàu có hơn trước, nhưng vui là vui gượng vì nghĩ đến lời hứa với con nam, bác lại đau lòng. Mỗi khi đi qua gần ao, bác lại sợ nó nổi lên đòi nợ. Bác cấm tiệt con không được lai vãng gần ao và dặn con rằng:

- Con chớ có vọc tay xuống ao, kẻo có bàn tay thò ra nắm lấy con mà lôi xuống đáy.

Rồi năm tháng trôi qua không thấy con nam hiện lên. Bác đã bắt đầu yên tâm. Con bác đã thành một thanh niên. Bác cho con học nghề săn bắn. Khi anh đã thành một thợ săn giỏi, thì được vào làm việc cho người chúa làng.

Trong làng có một cô gái xinh đẹp, phúc hậu, vừa ý anh. Ông chủ thấy thế, bèn cho anh một ngôi nhà nhỏ. Cưới xong, hai vợ chồng chung sống yên vui ở đó, yêu nhau rất mực. Một hôm, anh đuổi một con hoẵng, từ rừng ra đến cánh đồng, thì bắn chết được nó. Sau khi moi ruột con vật, anh vô tình đến cái ao nguy hiểm để rửa tay vấy máu. Anh vừa nhúng tay xuống nước thì con nam hiện lên mỉm cười ôm lấy anh bằng đôi tay ướt sũng, lôi anh xuống rất nhanh trong khi sóng cuồn cuộn.

Tối đến, không thấy anh về, vợ anh lo sợ, đâm bổ đi tìm. Chợt nghĩ đến chồng thường nói phải đề phòng con nam ám hại, không đến gần ao, chị ngờ ngay đến chuyện xảy ra. Chị chạy đến ao, thấy túi đi săn của chồng, biết chắc là chồng đã bị nạn. Chị vật mình than khóc, gào tên người yêu, nhưng thật uổng công. Chị lại chạy sang bờ ao bên kia, gọi chồng, la mắng con nam, nhưng không có tiếng đáp lại. Chỉ có nửa vành trăng sáng soi trên mặt nươc im lìm. Tội

nghiệp người vợ cứ ở bờ ao, lúc thì kêu gào thảm thiết, lúc thì khe khẽ rên rỉ. Mãi sau kiệt sức, chị ngã xuống đất và ngủ thiếp đi.

Chị nằm mơ thấy mình đang trèo núi, trong lòng lo sợ. Hai bên là đá tảng cực lớn, chân dẫm phải đá sắc và gai chảy máu, mưa đập vào mặt, gió ào ào thổi tung mớ tóc dài. Khi đến đỉnh núi thì thấy phong cảnh khác hẳn. Bầu trời xanh biếc, không khí êm dịu, sườn núi thoai thoải. Trên cánh đồng cỏ xanh, muôn hoa đua sắc, có một túp lều xinh xinh. Chị đến gần, mở cửa, chỉ thấy một bà cụ già tóc bạc thân mật vẫy chị. Đúng lúc ấy, chị thức giấc. Trời đã sáng. Chị nhất định làm theo giấc mộng.

Chị ra sức trèo núi, quả nhiên thấy y như đêm qua. Bà lão tiếp chị thân mật, và trỏ ghế mời chị ngồi, rồi nói:

- Chắc con đã gặp nạn nên mới phải tìm đến chiếc lều hẻo lánh của ta.

Chị vừa khóc vừa kể lại sự việc đã xảy ra. Bà lão nói:

- Thôi con đừng khóc nữa, ta sẽ giúp con. Đây ta cho con một cái lược vàng. Con chờ khi trăng tròn thì đến ngồi bên bờ ao, lấy lược này ra mà chải tóc mây. Chải xong, con để lược đó, thì sẽ có chuyện lạ xảy ra.

Chị ta về nhà mong mãi mới đến ngày trăng tròn. Chị đợi khi mặt trăng sáng xuất hiện trên trời. Chị đến ngồi ở bờ ao, lấy lược vàng ra chải làn tóc mây dài. Chải xong, chị để lược trên bờ. Tức thì chị nghe thấy tiếng sóng cuồn cuộn từ đáy ao lên, dâng lên bờ, cuốn cái lược đi. Lược vừa tới đáy ao thì mặt nước reo ra làm đôi, rồi đầu chồng chị nổi lên. Anh không nói không rằng, chỉ rầu rầu nhìn vợ. Ngay lúc đó, một ngọn sóng nữa ào ào chạy đến, phủ kín đầu anh. Tất cả đều biến mất, ao lại yên lặng như trước, chỉ còn trăng in đáy nước.

Chị chán nản về nhà, nhưng lại chiêm bao thấy túp lều bà lão. Sáng hôm sau, chị lại đến kể lể nỗi đau buồn cho bà nghe. Bà bèn cho chị một cái sáo bằng vàng mà bảo:

- Con chờ đêm trăng nào tròn lại đến ngồi bờ ao thổi sáo thật hay, rồi đặt lên trên cát, thì con sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra.

Chị làm theo lời bà cụ dặn. Chị vừa mới đặt sáo xuống thì sóng đâu từ đáy ao đã ào ào nổi

lên, cuốn sáo đi mất. Tức thì nước rẽ ra. Không phải chỉ có đầu mà nửa mình chồng chị nổi lên. Anh tha thiết giơ tay hướng về chị, nhưng một ngọn sóng lại ầm ầm xô đến phủ lên anh, rồi cuốn anh xuống. Người đàn bà đáng thương than rằng:

- Trời ơi, thấy chồng mà rồi lại mất thì thấy mà làm gì!

Chị lại buồn tê tái, nhưng rồi lại chiêm bao đến nhà bà lão. Chị lại ra đi. Bà lão cho chị một cái guồng xe chỉ bằng vàng, và an ủi chị rằng:

- Không uổng công đâu, con ạ. Con hãy chờ hôm nào trăng tròn, đem guồng này ra ngồi bờ ao mà xe chỉ cho đến khi được một cuộn to. Xong việc, con để guồng đó, rồi sẽ thấy có chuyện lạ xảy ra. Chị làm đúng như lời bà cụ dặn. Khi trăng tròn bắt đầu mọc, chị lấy guồng đem ra bờ ao chú tâm xe chỉ cho đến khi hết sợi, chỉ đầy cuộn. Chị đặt guồng xuống bờ ao, thì nước từ đáy ầm ầm dâng lên, một ngọn sóng lớn đến cuốn guồng đi. Tức thì đầu rồi tất cả người chồng chị theo sóng nhô lên. Anh vội nhảy lên bờ, cầm tay vợ rồi cùng vợ đi trốn, nhưng hai vợ chồng vừa mới chạy được vài bước thì nước ao dâng lên ầm ầm, ngập cả cánh đồng, thật là khủng khiếp. Hai vợ chồng tưởng chết đến nơi, nhưng vợ cầu cứu bà lão. Tức thì vợ biến ra cóc, chồng biến ra ếch. Hai anh chị bị một ngọn sóng đuổi kịp nhưng không chết, mỗi người dạt đi một nơi, xa nhau lắm.

Khi nước đã rút, hai vợ chồng ở lại trên cạn và lại hiện nguyên hình thành người. Nhưng họ không biết số phận của nhau ra sao, vì mỗi người ở một xứ xa lạ, có núi cao, thung lũng sâu chia cách, người địa phương không biết họ ở đâu đến. Trong bao năm, hai vợ chồng cùng phải đi chăn cừu để sinh sống. Họ chăn cừu qua hết rừng nọ lại đến đồng kia, lòng luôn buồn rầu, thương tiếc.

Rồi một hôm, mùa xuân trở lại tốt tươi tưng bừng trên mặt đất, hai vợ chồng đi chăn cừu tình cờ đi về hướng của nhau. Trên dốc đồi xa xa, anh thấy một bầy cừu, bèn dẫn cừu mình đến. Đôi bên cùng đến một thung lũng mà không nhận được ra nhau, nhưng đều mừng là không phải sống lẻ loi nữa. Từ đó ngày nào hai người cũng chăn cừu gần nhau, tuy không trò chuyện cùng nhau, nhưng cũng thấy vui.

Một buổi tối, khi trăng tròn đã mọc, cừu đã ngủ, anh chăn cừu lấy sáo thổi một bài du dương nhưng rất não nùng. Chàng thổi xong, thấy người bạn gái khóc thảm thiết, bèn hỏi:

- Tại sao em khóc?

Nàng đáp:

- Trời ơi, xưa kia cũng trăng sáng như hôm nay, em cũng thổi bài này thì thấy đầu chồng nổi lên mặt nước.

Anh nhìn chị, rồi hình như có ai đó đã vén bức màn che mắt, anh nhận được ra người vợ yêu quí của mình. Còn chị, nhờ ánh trăng chiếu vào mặt anh, cũng nhận được ra chồng mình. Thế là hai vợ chồng ôm nhau hôn. Họ sung sướng hay không, chắc không cần phải nói.

Ngọn đèn xanh

Ngày xưa, có một người lính tận tụy với nhà vua bao nhiêu năm trời ròng rã. Hết thời chinh chiến, người ấy bị thương nhiều, không phụng sự được nữa, vua phán rằng:

- Bây giờ ta không cần đến ngươi nữa, cho ngươi về. Mà ta cũng không thể cho ngươi tiền của gì vì ta chỉ trả công cho kẻ nào phụng sự ta thôi.

Người lính già chẳng biết làm gì để sinh nhai, buồn bã, đi thơ thẩn suốt ngày, buổi chiều đến một khu rừng. Trời tối, bác thấy ở đằng xa có ánh đèn, bác lại gần thì ra là nhà một mụ phù thủy. Bác nói với mụ:

- Xin bà làm ơn cho tôi ngủ nhờ đêm nay và cho tôi ăn uống một chút vì tôi đói quá.

Mụ già đáp:

- Chao ôi! Có ai hơi đâu mà chứa một tên lính lạc đường như mày. Nhưng thôi, ta làm phúc cho, miễn là ngươi giúp ta một việc.

- Việc gì hở bà?

- Mai xới vườn cho ta.

Người lính bằng lòng và hôm sau làm cật lực, mà đến chiều tối vẫn không xong. Mụ già nói:

- Ta biết hôm nay mày làm được đến thế là cùng. Ta muốn để ngươi ở đây đêm nay nữa, nếu mai ngươi chịu chẻ củi cho ta.

Người lính ra công làm suốt ngày. Tối đến mụ già lại bảo bác ở lại đêm nữa. Mụ nói:

- Ta chỉ nhờ mày tí việc: lấy ở dưới giếng cạn sau nhà lên cho ta ngọn đèn ta đã đánh rơi xuống đấy. Ngọn đèn đó sáng xanh le lói, không bao giờ tắt.

Hôm sau, mụ già đưa người lính ra giếng, bảo ngồi vào thúng, rồi ròng dây xuống. Lấy được ngọn đèn sáng xanh rồi, bác ra hiệu cho mụ già kéo lên. Khi mụ kéo bác đến miệng giếng, mụ giơ tay đỡ lấy ngọn đèn. Nhưng bác nhận thấy mụ có tà ý, bèn bảo:

- Không, không, để ra khỏi giếng tôi mới đưa đèn cho bà.

Mụ già nổi giận, buông dây ra, để cho người lính rơi xuống giếng, rồi bỏ đi. Người lính rơi xuống đất ẩm nên không việc gì. Ngọn đèn vẫn cháy, nhưng biết làm thế nào cho thoát. Bác chắc mình thế nào cũng chết.

Bác ngồi một lúc lâu, trong lòng buồn bã. Tình cờ thò tay vào túi, bác thấy cái điếu đã nhồi một nửa thuốc. Bác nghĩ bụng: "Đây là cái thú cuối cùng của ta đây", rồi rút điếu châm vào ngọn đèn xanh, và hít vài hơi. Khi khói thuốc tỏa ra khắp giếng, một người bé nhỏ, đen xì

bỗng hiện ra hỏi bác:

- Thưa thầy, thầy sai gì con ạ?

Người lính ngạc nhiên hỏi:

- Ta có điều gì sai anh đâu?

- Thầy muốn gì, con phải làm nấy.

- Nếu vậy thì trước hết giúp ta ra khỏi giếng.

Người bé nhỏ đen xì bèn dắt người lính, đưa qua một con đường hầm, không quên cầm theo ngọn đèn xanh le lói. Đi đường người ấy trỏ cho bác biết kho vàng mà mụ già giấu ở đấy. Bác lính tha hồ mà lấy của. Lên đến mặt đất, bác lính bảo người kia rằng:

- Bây giờ anh đi trói con mụ già lại và dẫn nó đến tòa án cho ta.

Chỉ lát sau, bác thấy mụ cưỡi mèo rừng phóng qua, miệng thét kinh hồn. Người bé nhỏ lại hiện ngay đến, nói rằng:

- Thưa thầy, mọi việc đã xong cả rồi, mụ phù thủy bị tống giam. Thầy còn sai gì con nữa không?

- Bây giờ thì thôi, anh cứ về nhà, nhưng hễ ta gọi thì đến ngay nhé.

- Thầy chả cần gọi, thầy chỉ việc châm điếu vào ngọn đèn xanh là con đến ngay tức khắc.

Nói xong người ấy biến mất. Còn bác lính lại quay về kinh. Bác sắm quần áo đẹp, vào nhà trọ sang trọng nhất. Xong xuôi, bác gọi người bé nhỏ đen thui tới bảo:

- Ta đã phụng sự nhà vua trung thành mà nhà vua nỡ tống ta đi, bỏ ta chết đói, ta phải trả thù mới được.

Người bé nhỏ hỏi:

- Thầy sai gì con?

- Đêm khuya, khi công chúa ngủ say, anh đem công chúa về cho ta để ta bắt nó hầu ta như đầy tớ vậy.

Người bé nhỏ đáp:

- Việc đó đối với con thì dễ thôi, nhưng nếu chuyện vỡ lở ra thì rất nguy hiểm cho thầy.

Đúng nửa đêm, cửa mở, người bé nhỏ mang công chúa vào. Người lính quát:

- Hừ! Cô đã đến đấy à? Đi làm việc ngay đi. Lấy chổi quét buồng ngay.

Công chúa quét xong, bác lính gọi lại, giơ chân ra, bắt công chúa tháo giầy ủng, ném giầy vào mặt bắt nhặt đem lau bùn và đánh bóng. Nàng im lặng làm tất không cưỡng lại, hai mắt lim dim. Khi gà gáy lần thứ nhất, người bé nhỏ lại đem nàng về cung và đặt nàng vào giường.

Sáng dậy, công chúa vào tâu với vua rằng đêm qua nàng nằm mơ rất lạ:

- Con bị mang đi qua các phố nhanh như chớp, đến buồng một người lính. Con đã phải hầu hắn như đấy tớ. Con đã phải làm những việc nặng như quét buồng, đánh giầy. Tuy đó chỉ là một giấc mơ, nhưng con cũng thấy nhọc mệt như làm công việc ấy thật.

Vua nói:

- Chiêm bao có thể là sự thật. Cha khuyên con lấy đỗ nhỏ bỏ đầy túi áo. Nếu con lại bị mang đi thì đỗ sẽ vãi suốt dọc các thành phố mà con qua, và sẽ có dấu vết trên mặt đường.

Người bé nhỏ đứng nấp ở chỗ gần vua nghe trộm được những lời vua dặn con gái. Đến đêm khi người ấy lại mang công chúa đi thì đỗ rơi ở túi áo công chúa ra đường thật, nhưng đỗ đó không thể làm dấu được vì người bé nhỏ đa mưu đã rắc đỗ trước ở khắp các phố. Công chúa lại phải làm công việc con đòi cho đến khi nghe tiếng gà gáy thứ nhất.

Hôm sau, vua sai bộ hạ lần theo hạt đỗ đi tìm nhưng chỉ uổng công, trẻ con ở khắp các phố đang ngồi nhặt đỗ, phao đồn rằng đêm qua mưa ra đỗ.

Vua nói:

- Con ơi, phải tìm kế khác. Con sẽ đi ngủ cả giầy, rồi khi họ đem con đến đâu, con sẽ dấu một chiếc ở đấy, nhất định cha sẽ tìm được.

Người bé nhỏ đem thui lại nghe trộm được. Ngay tối hôm ấy, người lính lại sai đi bắt công chúa về cho mình. Nhưng tớ can thầy, bảo thầy là không nghĩ ra được mưu gì và e rằng người ta sẽ tìm thấy chiếc giầy ở nhà thầy thì thầy sẽ nguy hiểm đến tính mệnh. Nhưng bác lính không chịu:

- Tôi đã sai thì anh cứ làm đi.

Đến đêm thứ ba, công chúa lại phải làm con đòi. Nhưng trước khi bị đem trả về cung, nàng giấu một chiếc giầy xuống gầm giường.

Hôm sau, nhà vua cho tìm chiếc giầy của con gái khắp tỉnh, thì thấy ở nhà người lính. Người bé nhỏ khuyên thầy trốn khỏi tỉnh, nhưng chưa kịp trốn đã bị bắt bỏ tù. Khi chạy đi, người lính bỏ quên ngọn đèn xanh và mất hết của, trong túi chỉ còn một đồng vàng.

Bác bị xích, đang đứng bên cửa sổ ngục, bỗng thấy người bạn cũ đi qua, liền đập vào cửa kính. Khi bạn đến gần thì bác nói:

- Anh làm ơn đến nhà trọ tìm hộ tôi một cái gói nhỏ, tôi sẽ biếu anh một đồng vàng.

Người bạn đi ngay và mang cái gói lại cho bác. Bác đợi cho bạn đi khuất, châm điếu. Người bé nhỏ đen thui hiện ra, thưa với thầy:

- Thầy đừng lo, cứ để chúng muốn điệu đi đâu thì điệu, làm gì thì làm, nhưng thầy chớ quên mang theo cây đèn xanh.

Hôm sau người lính bị đưa ra xử trước tòa án. Dù bác không phạm tội ác gì, quan tòa vẫn kết án tử hình. Khi đi ra pháp trường, bác xin vua một điều cuối cùng.

Vua hỏi:

- Ngươi muốn điều gì?

- Thần xin được hút thuốc ở dọc đường.

- Muốn hút ba điếu cũng được, nhưng ngươi chớ tưởng rằng ta sẽ ân xá cho ngươi đâu.

Người lính bèn rút ngay điếu ra và ghé điếu vào ngọn đèn xanh để châm lửa. Khói thuốc vừa tỏa lên thì người bé nhỏ, tay cầm gậy, đã đứng đó rồi, và hỏi:

- Thưa thầy bảo gì con ạ?

- Anh hãy nện thẳng tay vào bọn quan tòa giả dối kia và cả môn hạ của chúng, nện cả tên vua đã bạc đãi ta.

Nhanh như chớp, người nhỏ bé xông vào bọn chúng, đánh lia lịa, đứa nào mới bị gậy đụng phải cũng ngã lăn ra đất, không còn cựa quậy được nữa. Tên vua hoảng hồn, xin tha tội và dâng bác lính ngôi báu cùng công chúa làm vợ

Sự tích cá he

Ngày xưa có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn ba mươi năm khổ công tu luyện, sư thuộc lòng tất cả các kinh kệ nhà Phật, lại giỏi thuyết pháp. Vậy mà lâu rồi vẫn chưa được thành chính quả. Nhà sư bụng bảo dạ: "Phải đến đất Phật một phen mới có hy vọng thành Phật". Nghĩ vậy, sư mới quyết chí tìm đường sang Tây Trúc.

Ðường đi từ nước nhà sang Tây Trúc ngày đó chưa có cách nào cho thuận lợi. Việc giao thông hầu hết là bằng đường bộ, mà đi bộ thì thật là muôn vàn nguy hiểm. Nhưng nhà sư trẻ tuổi quả quyết nhằm hướng tây tiến bước.

Cuộc hành trình đã được năm mươi ngày. Nhà sư đã nhiều lần lạc đường và mấy lần mê man vì sốt rét, nhưng nhờ được sự giúp đỡ nên đều qua khỏi, và vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình.

Một hôm, sư đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư cố bước dồn hòng tìm một nơi nghỉ vì trong người đã thấy ớn rét. May sao giữa rừng sâu, sư bỗng thấy một ngôi nhà. Nghe tiếng gọi cửa, một bà cụ già bước xuống sân. Sư tỏ ý định của mình là xin nghỉ nhờ một đêm. Nhưng bà cụ vừa thấy khách đã xua tay rối rít:

- Ði mau lên! Mau lên! Con ta mà về thì không còn tính mạng.

Sư đáp:

- Tôi bây giờ thật là kiệt sức, không thể nào bước được bước nữa. Nếu không cho tôi nghĩ thì cũng đành nằm liều trước cửa đây thôi.

Bà cụ bảo:

- Chao ôi! Con ta vốn là ác Lai hay ăn thịt người. Cố đi nhanh lên, bây giờ nó sắp về rồi đó.

Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất. Hai đầu gối va vào nhau chan chát. Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắm tay sư lôi vào trong nhà, bà cụ bảo sư phải cố giữ cho thật im lặng để tránh cái chết thê thảm. Ðoạn, bà cụ chất củi phủ lá rất kín đáo.

Trời tối hẳn thì ác Lai về đến nhà, tay xách một con mang. Hắn dừng lại ở chân thang và khịt mũi mãi. Hắn bảo:

- Có mùi thịt mẹ ạ

Mẹ hắn đáp:

- Thì chả là thịt mày mang về đây là gì?

- Không phải, thịt người. Con biết lắm. Có thịt người.

Bà cụ chưa kịp can thì hắn đã quẳng con mang lên sàn rồi chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã lôi được nhà sư ngủ say như chết từ dưới hầm nhà mình.

Khi sư tỉnh dậy thì đã thấy ác Lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Hắn quát:

- Mày đi đâu?

Sư nhìn kỹ thấy hắn cũng không khác gì người thường bèn tỉnh táo đáp:

- Tôi đi tìm Phật.

- Tìm để làm gì?

Sư bây giờ mới nói rõ mục đích của mình. Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, nói mãi, kể bao nhiêu ngày gian khổ của mình dọc đường, là làm sao được nhìn mặt đức Phật để được thành đạo. Sư nói khéo quá, đến nỗi mẹ con ác Lai đều cảm động đến rơi nước mắt. Thấy họ thành thật hối lỗi, sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên "vô sinh vô diệt", sẽ sống sung sướng trên Niết Bàn, nếu họ kiên quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay ác Lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác lúc nãy bây giờ dịu lại.

Sáng hôm sau, khi sư sắp sửa lên đường thì mẹ con ác Lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho sư. Họ lại tiến đưa sư đi qua một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt, ác Lai hỏi:

- Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây?

Sư đáp:

- Tâm tức thị Phật, Phật tức thị tâm. Chỉ dâng tấm lòng mình là đủ.

Sư không ngờ ác Lai đã rút mũi mác nhanh như cắt, tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ gan ruột đưa cho sư và nói:

- Nhờ hoà thượng đưa hộ dâng lên đức Phật.

Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì ác Lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ biết làm thế nào đây. Cuối cùng sư ta đành nhìn vào cặp mắt của ác Lai gật đầu, nhận lời rồi gói bộ lòng của con người đáng thương đó lại và quảy quả lên đường.

Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, biển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng sư thì chẳng vui chút nào. Món lễ vật của Ðức Phật đè nặng lên vai. Nếu chỉ có thế thì không gì lo ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối của bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư đã bọc nó ba tầng bốn lớp mà mùi thối vẫn nồng nặc. Sư lẩm bẩm:

- Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình.

Qua ngày hôm sau, không thể chịu nổi nữa, sư bèn vứt bộ lòng ác lai xuống biển.

Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây Trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật Ðài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo:

- Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả.

Sư rất đỗi kinh ngạc, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vòi vọi sư thấy Ðức Phật ngự giữa toà sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ hai mẹ con ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Ðức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi, còn mẹ con ác Lai nay đã thành chính quả chỉ nhờ sự ngộ đạo đột ngột và chân thành trong phút chốc. Sư nằm phục vị hồi lâu, trong lòng hổ thẹn vô cùng.

Nhà sư trẻ sau đó lại trở về chốn cũ tìm lại bộ lòng Tuy biển mênh mông và sâu kín, nhưng sư cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà ác lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con ác Lai và hy vọng gần gũi toà sen Ðức Phật. Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hoá làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó còn nào con nấy có cái đầu trọc như đầu ông sư và vẫn làm việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn, không chịu nghỉ.

Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi, reo hò thì chúng sẽ lặn xuống nổi lên cho mà xem.

Ba bà kéo sợi

Ngày xưa có một cô gái lười biếng, không chịu kéo sợi. Mẹ cô khuyên bảo thế nào cô cũng không nghe. Một hôm, bà mẹ không chịu được nữa, tức quá đánh cô, cô khóc gào lên. Vừa lúc đó, hoàng hậu đi qua nghe tiếng khóc bèn dừng xe lại, vào nhà hỏi bà mẹ vì cớ gì mà lại đánh con gái đến nỗi nó kêu ầm lên thế. Bà mẹ sợ nói con gái mình lười thì xấu hổ, nên mới tâu:

- Thần bảo cháu thôi đừng kéo sợi nữa vì nhà nghèo làm gì có cúi đưa cho cháu, nhưng cháu cứ đòi kéo mãi.

Hoàng hậu nói:

- Ta thích nghe tiếng guồng sợi vù vù lắm. Ngươi cứ cho con gái nhà ngươi đến cung, ta có nhiều cúi, nó tha hồ mà kéo.

Bà mẹ thấy vậy mừng lắm để hoàng hậu đem con gái về cung. Về đến cung, hoàng hậu dẫn cô đến ba buồng đầy ngập cúi rất tốt. Hoàng hậu bảo cô gái:

- Con kéo cho hết chỗ cúi này. Kéo xong ta sẽ cho lấy con trai cả ta. Con nghèo khổ ta không kể làm chi, chăm chỉ là của hồi môn quí giá lắm rồi.

Cô gái rất lo vì dù có sống đến ba trăm năm và làm việc từ sáng đến tối cũng không sao kéo hết chỗ cúi đó. Cô ngồi khóc một mình ba ngày liền không nhúc nhích. Hôm thứ ba, hoàng hậu tới ngạc nhiên thấy cô vẫn chưa làm gì cả. Nhưng cô thoái thác rằng vì xa mẹ, buồn rầu nên chưa làm được. Hoàng hậu cũng cho là phải, nhưng khi quay gót, dặn rằng:

- Mai con phải bắt đầu làm đi nhé.

Khi cô gái còn lại một mình một bóng, không biết xoay xở ra sao. Trong lúc bối rối, cô ra đứng cửa sổ. Cô thấy có ba bà đến. Bà thứ nhất có một bàn chân to bèn bẹt. Môi dưới bà thứ hai

trễ xuống quá cằm. Bà thứ ba có một ngón tay cái bèn bẹt. Ba bà ngừng lại trước cửa sổ, ngước mắt lên nhìn cô và hỏi cô có việc gì mà phải lo âu. Cô gái kể lể sự tình khốn khổ. Ba bà hứa sẽ đến giúp:

- Nếu em bằng lòng mời chúng ta đi ăn cưới em, nếu em không thẹn gọi chúng ta là chị họ, nếu em bằng lòng để chúng ta ngồi cùng tiệc cưới với em, thì chúng ta sẽ kéo sợi giúp cho, chẳng mấy chốc mà xong.

Cô gái đáp:

- Vâng, em rất đồng ý. Xin mời các chị vào làm ngay cho.

Ba bà thợ dệt lạ lùng vào buồng thứ nhất, thu xếp chỗ ngồi và bắt đầu kéo sợi. Bà thứ nhất chắp sợi và đạp guồng. Bà thứ hai rấp nước vào sợi. Bà thứ ba xe chỉ và ấn xuống bàn cho nhẵn. Mỗi lần bà hất ngón tay cái là một con sợi rất mịn rơi xuống đất. Cô gái dấu không cho hoàng hậu biết có ba bà giúp mình. Mỗi khi xe hoàng hậu đến, cô cho hoàng hậu xem số sợi đã xe. Hoàng hậu khen cô hết lời.

Cúi buồng thứ nhất xe hết, ba bà xe đến cúi buồng thứ hai. Rồi đến cúi buồng thứ ba, chẳng mấy chốc cũng xe xong. Ba bà từ giao cô và dặn:

- Em chớ quên lời hứa nhé, hạnh phúc sẽ tới với em.

Sau khi thấy buồng đã hết cúi và những con chỉ chất thành đống, hoàng hậu định ngày cưới. Chú rể sung sướng lấy được vợ khéo léo đảm đang, ca tụng vợ mãi. Cô dâu nói:

- Em có ba người chị, họ đã giúp đỡ em nhiều. Trong hạnh phúc của em, em không thể quên các chị ấy được, xin chàng cho phép em mời ba chị đến ăn cưới và dự tiệc với chúng ta.

Chú rể và hoàng hậu nói:

- Nhẽ nào lại không cho phép?

Nghi lễ vừa bắt đầu thì ba bà đến, ăn mặc kỳ quặc. Cô dâu nói:

- Em xin chào mừng ba chị!

Chú rể hỏi thầm cô dâu:

- Chết nỗi, sao em có họ hàng xấu xí thế?

Rồi chàng hỏi bà có chân bẹt:

- Vì đâu mà chân bà rộng thế?

- Vì tôi đạp guồng.

Rồi chàng hỏi bà thứ hai:

- Vì đâu mà môi mà trễ như thế?

- Vì tôi rấp nước bọt vào sợi.

Rồi chàng hỏi bà thứ ba:

- Vì đâu mà ngón tay cái bà bèn bẹt?

- Vì tôi xe chỉ.

Hoàng tử khiếp sợ, nói:

- Từ nay về sau vợ đẹp của ta không được mó đến guồng sợi nữa.

Thế là vợ chàng thoát được cái việc kéo sợi mà cô ta không thích.

Cọp Được Phong Thần

17-11-2005, 07:39 AM

Trước kia ở làng Long Hương tỉnh Bà-Rịa có rất nhiều cọp, vì làng này ở gần rừng lại thưa thớt dân cư. Cọp thường lởn vởn vào xóm bắt trâu bò, đôi khi vồ chết cả người. Dân làng sợ nhất là con cọp một mắt, đã to lớn lại hung hăng vô cùng. Viên quan cai trị địa phương liền treo giải thưởng cho ai trừ được cọp một mắt. Một ông Đốc, nổi tiếng là tay thiện xạ của vùng này, liền bố trí để hạ cọp tại một vườn mía. Với cây súng hai nòng, ông Đốc đinh ninh rằng sẽ hạ cọp một mắt dễ dàng, huống chi hiệp sức với ông còn có một toán lính bắn giỏi. Trưa hôm đó, ông Đốc nhử được cọp vào vườn mía, vòng vây vừa siết lại, cây súng trên tay ông lườm lườm chỉa vào những lá mía động đậy, đợi cọp nhô ra là nhả đạn. Bất ngờ, con cọp một mắt nhảy sổ đến bên ông, gầm lên dữ dội rồi xông vào vồ ông. Ông Đốc chỉ bắn được một phát thì bị vồ ngã ngửa và bị cào nát cả một chân. Lúc mọi người đổ xô đến tiếp cứu thì cọp một mắt đã chạy mất vào rừng, ông Đốc thì bất tỉnh nhân sự. Cái chân của ông phải điều trị mấy tháng mới lành, tuy vậy phải chịu tật cà thọt. Từ đó con cọp một mắt càng lộng hành, không ngày nào nó không về làng bắt trâu bò, có bữa nó ra tận đường cái rượt người qua lại, hoặc chui vào vườn mía lượm nón lá đội lên đầu ngồi im một chỗ gạt người đến gần vồ chết. Không dùng sức mạnh trừ được cọp một mắt, ban Hội Tề sở tại nghĩ cách phong cho cọp làm thần. Trên con đường mòn đi vào núi đất liền thấy xuất hiện một cái miễu có dán một tờ sắc phong bằng giấy hồng đơn. Từ khi được phong làm thần, cọp một mắt không còn lai vãng về làng khuấy phá dân cư nữa. Đến sau, mỗi đêm thanh vắng người ta thấy cọp một mắt mon men đến gần chùa ở triền để nghe tiếng chuông kinh kệ. Cái chùa này do ông Đốc sau khi về hưu dựng lên.

Trộm gặp trộm --- Thế SỰ

Ngày xưa, ở chợ Xuân thuộc tỉnh Hải Dương có một tên trộm nhà nghề rất tài tình. Khách qua lại ngủ trọ Ở đây chẳng mấy mgười là thoát khỏi bị nó lấy trộm hành lý. Một hôm có một người khách ghé quán trọ Ở chợ nghỉ lại, mở túi bạc ra đếm rồi đặt ở đầu giường kê làm gốị

Tên trộm tài danh biết khách có của, giả làm giống hệt mèo đuổi bắt chuột, mấy lần chạm vào chân khách. Người khách ngồi lên đuổi mèo đi, đến khi nằm xuống thì túi bạc đâu mất.

Thấy sẵn cái nơm bắt cá ở quán trọ, khách cầm lấy lặng lẽ ra đị Lần theo tiếng chó sủa, khách tìm đến một ngôi nhà có đèn, ở trong hai vợ chồng đang đếm bạc. Khách tống cửa mở rộng ra rồi đứng ở ngoài lên tiếng đòi chia củạ Tên trộm vác gậy chạy thẳng ra đường, đuổi theo người lạ. Khách nấp ở chỗ tối để lẻn vào nhà rồi thừa lúc bất ngờ lấy cái nơm cá thình lình chụp vào đầu tên trộm, đoạn cạy rương lấy túi bạc ra, theo đường tắt về quán trọ.

Đến sáng hôm sau, khách vừa ngủ dậy đã thấy tên trộm lễ mễ mang gà xôi đến ra mắt xin làm đàn em, tỏ vẻ kính phục nói rằng trên mười năm ăn trộm trong nghề, nay mới gặp người tài giỏi hơn mình. Khách vui lòng cho biết quá khứ oanh liệt của mình, và nó đã bỏ nghề từ lâu song đến nay phải ra tay chẳng qua chỉ để lấy lại số bạc đã mất, rồi khuyên tên trộm nên đổi nghề làm ăn, giúp ích cho đờị

Đánh Bạc Gán Vợ

Ngày xưa, có người Từ Đạt ở phủ Khoái Châu, đi làm quan tại thành Đồng Quan (Hà Nội), thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiên thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giàu mà Từ nghèo, song lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân.

Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, tuổi gần ngang nhau. Hai người mến vì tài, yêu vì sắc, cùng có ý muốn kết duyên, được cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng thuận. Về nhà họ Phùng, Nhị Khanh kéo cư xử với họ hàng, được người ta đều khen là người nội trợ hiền.

Trọng Qùy lớn lên sinh ra cờ bạc, Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Gặp khi Nghệ An có giặc, đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng bèn hùa nhau tiến cử bổ nhiệm đến vùng này. Khi sắp đi, Phùng Lập Ngôn bảo với con dâu là Nhị Khanh: "Đường sá xa xôi, ta không muốn mang đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi yên ổn, vợ chồng con lại gặp nhau".

Trọng Qùy thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không nỡ dứt. Nhị Khanh bảo chồng: "Thày ra đi một mình không kẻ săn sóc, vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp đâu dám đem mối khuê tình để chàng phải lỗi bề hiếu đạo".

Không ngờ trong lúc Trọng Qùy đi, cha mẹ Nhị Khanh nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu, chôn cất rồi đến cùng ở với bà cộ Bấy giờ có một viên quan cháu họ ngoại của bà cô muốn lấy Nhị Khanh làm vợ, đem tiền bạc đến khẩn cầu. Bà cô bằng lòng, bảo Nhị Khanh: "Chồng cháu đã sáu năm nay tin tứ thưa vắng. Cháu tội gì mà bơ vơ trơ trọi, sống đời sương phụ". Nhị Khanh nghe nói sợ hãi, mất ngủ quên ăn. Bà cô biết chí nàng không thể lay chuyển, nhưng cố lấy lễ nghi mà cưỡng ép.

Nhị Khanh một hôm bảo người bõ rằng: "Tôi sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ Phùng lang hãy còn; nếu chàng không còn thì tôi đã liều mình chứ quyết không mặc xiêm áo của chồng để làm đẹp cho người khác. Bõ có thể chịu khó vào xứ Nghệ hỏi thăm tin tức chồng tôi không"? Người bõ già vâng lời ra đi. Bấy giờ binh lửa rối ren, đường sá hiểm trở, phải lận đận mới vào được Nghệ An. Hỏi thăm, biết tin Phùng Lập Ngôn đã chết được mấy năm rồi, còn Trọng Qùy chơi bời nên gia tư đã sạch.

Người bõ già vào trong chợ liền gặp ngay Trọng Quỳ. Theo về chỗ ở, thấy một chiếc giường xiêu, bốn bề vách trống, trừ có mấy thứ như bàn cờ, hũ rượu, chim mồi, chó săn, không còn cái gì đáng giá. Trọng Qùy bảo người bõ già: "Ta vì binh lửa nghẽn trở, muốn về mà không được". Rồi chọn ngày lên đường về quệ Đến nhà vợ chồng cùng trông nhau mà khóc. Vợ chồng xa cách nhau lâu, tình thương yêu càng thêm nồng mặn.

Về nhà ít lâu, Trọng Qùy lại quen tính cũ, lêu lổng cờ bạc, thường giao du với một kẻ lái buôn tên Đỗ Tam. Trọng Qùy thích Đỗ Tam có tiền nhiều, Đỗ thì ham vẻ đẹp của Nhị Khanh. Những khi uống rượu với nhau rồi đánh bạc, Đỗ Tam thường đem lợi nhử, Trọng Qùy đánh hay được luôn. Nhị Khanh vẫn lo nghĩ, răn bảo chồng: "Những người lái buôn phần nhiều giảo quyệt, không nên chơi thân với họ. Ban đầu họ thả cho mình được, rồi họ đợi dịp vét hết của mình cho mà xem". Trọng Qùy không nghe lời khuyên bảo, nài nỉ của vợ. Một hôm cùng họp nhau đánh bạc, Đỗ Tam bỏ ra năm vạn đồng tiền để đánh cá và đòi Trọng Qùy đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Qùy vẫn được luôn, lại đang lúc ngà ngà say, chẳng suy nghĩ gì, bằng lòng đánh cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu, vừa gieo quân. Trọng Qùy gieo ba lần đều thua cả bạ Buộc phải cho gọi Nhị Khanh đến bảo rõ thực tình: "Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Nàng nên tạm ở lại đây, tôi sẽ xoay đem tiền đến chuộc".

Nhị Khanh liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng: "Bỏ nghèo theo giàu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số trời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẻ bỏ, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đối với chồng xưa vậy. Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút".

Đỗ Tam mừng rỡ, rót đầy một chén rượu đưa nàng uống. Uống xong Nhị Khanh về ôm lấy hai con vỗ về khóc lóc rồi lấy một đoạn dây tơ thắt cổ mà chết. Trọng Qùy hối hận vô cùng, bèn dứt bỏ thói cờ bạc xưa kia. Song sinh kế ngày một cùng quẫn, ăn bữa sớm lo bữa tối, phải đi vay quanh của mọi người làng xóm. Nhân nghĩ có một người bạn cũ, hiện làm quan ở Quy Hóa (thuộc xứ Hưng Hóă, bèn tìm đến để mong nhờ vả. Dọc đường buồn ngủ, chàng nắm ghé xuống ngủ ở gốc cây bàng, bỗng nghe trên không có tiếng gọi rằng: "Có phải Phùng lang đấy không? Nếu còn nghĩ đến tình xưa thì xin đến chờ em ơ cửa đền Trưng Vương (ở xã Hát Môn, Sơn Tây)".

Trọng Qùy lấy làm lạ là tiếng giống như tiếng của Nhị Khanh, mở mắt ra nhìn thì chỉ thấy trên trời một đám mây đen bay về tây bắc. Qùy tuy rất lấy làm ngờ, nhưng cũng muốn thử xem sao, bèn đúng hẹn đến trước đền ấy. Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở bên cành cây xao xác. Qùy buồn rầu toan về, thì mặt trời đã lặn, bèn ngả mình nằm lên một tấm ván nát trên cầu để nghỉ. Khoảng cuối canh ba, bỗng nghe tiếng khóc nức nở từ xa rồi lại gần, khi thấy tiếng khóc gần kề, nhìn kỹ thì chính là Nhị Khanh. Hỏi đầu đuôi, Nhị Khanh nói: "Thiếp sau khi mất đi, Ngọc Hoàng thương là oan uổng, bèn ra ân chỉ, hiện thiếp được lệ thuộc vào đền này, coi giữ về những sớ văn tấu đối, không lúc nào nhàn rỗi để thăm nhau được. Bữa nọ nhân đi làm mưa, chợt trông thấy chàng nên gọi; nếu không thì chẳng biết đến bao giờ được gặp nhau".

Trọng Qùy hối hận lỗi xưa, hai vợ chồng nói chuyện đến sáng. Nhị Khanh bảo: "Thiếp được nghe trộm chư tiên nói chuyện với nhau bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người chết chóc đến chừng 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện, chàng nên khuyên hai con bền chí theo vị ấy".

Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy cáo biệt, vừa đi vừa nhìn lạ, rồi thoát chốc biến đi mất. Trọng Qùy làm theo lời Nhị Khanh, chăm chỉ nuôi hai con cho đến nên người. Đến khi vua Lê Lợi tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, làm đến chứac Nhập Thị Nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu.

Người Chết Đi Kiện

Ngày xưa, ở tỉnh Bình Thuận, có một người làm hương chức tên là Định. Một hôm, có trát quan về đòi đi gấp, xã Định cưỡi ngựa phóng nước đại lên huyện. Trên đường cái ra khỏi làng, có một ngôi miếu thờ bà, có tiếng linh thiêng lắm, bất cứ ai đi ngang qua cũng phải xuống võng, xuống ngựa, cất nón, nghiêng dù, bằng không thì bị bà vật chết. Lúc xã Định cỡi ngựa đến đó thì trời đã tối mới van vái:

"Tôi phải đi việc quan đòi khẩn cấp, đêm tối tăm, xin phép bà cho tôi cỡi ngựa đi luôn, kẻo xuống thì trễ ra, lại sợ cọp nữa, để về nhà tôi sẽ cúng bà".

Xã Định khấn khứa xong rồi phóng ngựa đi luôn, xong được một lúc thì thổ ra huyết. Anh ta ráng đi xong việc quan rồi, trở về ngang miếu, lại thầm xin cho mạnh khỏe về đến nhà sẽ cúng bà một con heo. Nhưng về tới nơi, bệnh tình càng thêm nặng, xã Định tức giận thốt ra:

"Bà làm bậy, muốn bắt chết tao thì bắt, nhưng tao có chết xuống âm phủ thì tao kiện cho tới cùng".

Tính không sống được nữa, xã Định gọi vợ con lại dặn dò:

"Đến khi tao chết, phải nhớ chôn theo cho tao một trăm tờ giấy đại, mười cây bút, năm thỏi mực, để xuống âm phủ tao kiện mụ ấy cho biết tay".

Sau khi xã Định chết được ba tháng, không rõ thưa kiện dưới âm phủ làm sao, mà bà thần miếu đạp đồn lên nói:

"Làng hạ ngôi miếu này đi, thôi đừng thờ ta nữa".

Làng hỏi duyên cớ làm sao, bà thần đáp:

"Có tên xã Định mới chết xuống âm phủ kiện ta, nên ta không còn ở xứ này nữa. Làng đừng cúng tế ta nữa, ta phải bận đi hầu kiện luôn, cúng thì cho quỷ ăn mà thôi".

Làng nghe vậy chớ không dám phá miếu, rồi cách vài tháng đến lệ kỳ yên, làng giết heo cúng bà như trước. Xã Định mới đạp đồng lên cho ông tiên chỉ làng hay:

"Tôi đã kiện mụ ấy, mụ ta không được ở miếu này nữa, thôi làng đừng có cúng. Nếu làng không tin, cứ cầu ông địa lên hỏi thì biết rõ".

Làng mời thày pháp để cầu thổ thần lên hỏi, cũng nói như lời xã Định, mới gỡ ngôi miếu đi. Từ đó về sau người ta đi qua lại chỗ ấy không còn phải xuống ngựa, cất nón nữa.

Mài Dao Dạy Vợ

Ngày xưa, có một người nhà quê rất hiền lành lấy phải một người vợ độc ác. Nhà còn một mẹ già, bà cụ lại khắc khổ lắm điều thành hai bên mẹ chồng, nàng dâu cứ lục đục xô xát luôn, không mấy khi được yên ổn, vui vầy trong gia đình. Người chồng lấy làm bực mình ngao ngán. Anh ta đã dụng tâm, lắm lúc vắng vợ, thì có lời phải chăng nói với mẹ, luc' vắng mẹ, thì hết sức khuyên răn vợ. Nào ngờ luống công vô ích. Trong nhà thật chẳng còn được chút gì hòa khí, mà mỗi ngày lại càng thêm khó chịu hơn. Đôi bên xung khắc kịch liệt, rút lại chỉ một mình anh chồng ở giữa là khổ. Anh ta bèn nghĩ ra một kế, rồi một hôm ra chợ mua một con dao bầu thật lớn, đem về cứ mài mài, liếc liếc mãi.

Vợ lấy làm lạ hỏi. Anh ta chẳng nói chẳng rằng. Dao mài xong lại cất đi. Cách vài hôm sau lại đem dao ra mài nữa. Vợ hỏi anh ta cũng nhất định không nói.

Năm ba lần như thế, vợ quyết hỏi cho ra lẽ, anh ta mới chịu nói: "Tôi mài dao đây chỉ định hễ có dịp là thịt mẹ đấy thôi. Mình tính xem mẹ bây giờ đã già, chẳng chết trước cũng chết sau, thế nào cũng chết một lần. Nếu cứ để mẹ sống ở đời, nay to tiếng cùng mình, mai cãi cọ cùng mình, ngày kia bới móc chửi rủa mình, mình tuy phận dâu con, mình cũng chẳng chịu, đôi bên thành ra bất bình xô xát với nhau để xóm giềng người ta sỉ vả tôi. Tôi không sao chịu được. Tôi phải tính cho xong mẹ thì tôi mới được yên vui cùng mình, vợ chồng ta mới hòng có lúc sung sướng". Chồng nói như thế làm cho vợ phải suy nghĩ rồi đâm ra hối hận. Và từ hôm đó, đổi cả tâm tính, cả cách cư xử với mẹ chồng, không còn gì là ngang ngạnh nữa.

Chồng thấy thế đã mừng lòng. Đợi ít lâu, chồng lại mang dao ra mài. Mài đi mài lại thật sắc, rồi thử đi thử lại đôi ba lần. Vợ thấy vậy trong lòng nôn nao, người run lẩy bẩy. Một lát chồng gọi lại bảo: "Hôm nay tao phải ăn thịt mẹ đây". Rồi săm săm đến gần chỗ mẹ nằm làm bộ như định giết mẹ thật. Chị chàng hốt hoảng, vội vàng chạy theo giữ lại: "Thôi tôi trăm lạy mình, nghìn lạy mình. Trăm tội, nghìn tội là ở nơi tôi cả, chớ không ở như mẹ già. Mình đừng làm thế mà oan uổng mẹ cả đôi tạ Từ rày tôi xin tu tỉnh lại và hứa rằng không còn một điều gì to tiếng với mẹ nữa".

Rồi quả nhiên từ hôm đó, trong nhà hòa thuận vui vẻ, nàng dâu ăn ở với mẹ chồng quý hóa hơn là con gái đối với mẹ đẻ vậy.

Giết Chó Khuyên Chồng

Ngày xưa, một nhà nọ có hai anh em, anh thì giàu có làm nên, em thì nghèo đói bấn túng. Người anh không ngó ngàng gì đến em, ngày ngày anh chỉ kết bạn với những ai ai, nay bọn này, mai bọn khác, hôm thì rượu chè linh đình, hôm thì cờ bạc tấp nập, ai ưa muốn cái gì thì dâng biểu, ai cần đến tiền bạc thì cho vay, cho mượn. Còn chính em thì thật không bao giờ biết cái bát đôi đũa hay đồng tiền phân bạc của anh nó ra sao cả.

Người em cũng đành chịu vậy, không lên tiếng phàn nàn hay giận gì anh. Nhưng người vợ người anh thấy thế lấy làm bất bình, thường vẫn nói với chồng: "Cùng mẹ cùng cha là ruột thịt, khác tông khác giống là người dưng, sao nhà chỉ chuộng người dưng mà không thiết gì đến ruột thịt như thế"! Chồng cãi lại: "Ai có thân thì người ấy lọ Chớ có phải là anh thì phải trông nom đến em đâu". Vợ biết can chồng không được, nhân một hôm chồng đi vắng, vợ Ở nhà đánh chết luôn một con chó, đem chiếu bọc lại rồi để ở xó vườn. Tối đến chồng về, vợ giả cách làm ra sợ hãi, nói rằng: "Ban trưa lúc mình đi vắng nhà, có một thằng bé ốm yếu vào xin ăn. Tôi mắc bận chưa kịp cho thì nó kêu gào chửi ầm ĩ. Tức mình tôi lấy đòn gánh đập nó một cái, không biết phải chỗ nhược làm sao, nó quay ra chết lập tức, tôi vội vàng lấy chiếu bó xác nó lại, còn để ở góc vườn đằng kia... " Bây giờ không biết mượn ai đem nó đi chôn cho làng xóm người ta khỏi biết". Chồng nghe nói hoảng hốt run sợ, chạy đi tìm mấy người bạn rất thân xưa nay, nói chuyện thực tình như thế và xin đến giúp đem đi chôn hộ. Nhưng người này đến kẻ khác không nhờ được ai cả, người thì chối từ việc này, kẻ thì thoái thác việc nọ.

Chồng tiu nghỉu chạy về bảo vợ. Vợ nói rằng; "Thế thì mình sang gọi chú nó vậy, thử xem chú nó có đến không". Chồng sang gọi em, thì em vội vàng đến ngay, bảo rằng: "Ta phải mau mau đang đêm đem chôn đi, kẻo chậm trễ trong làng có ai biết thì khốn". Rồi săm săm ra chỗ bó chiếu, cùng với hai anh chị khênh cái xác đem đi chôn. Xong đâu đấy về nhà, không hề kêu khó nhọc chi cả.

Lúc em về rồi, vợ mới bảo chồng: "Đấy nhé! Người ta nói: Anh em như chân như tay là phải lắm. Hôm nay may mà có chú nó sang giúp cho, không thì hai vợ chồng mình đến khốn. Nào mình có còn mong nhờ vào những "bạn làm nên giàu" cùng những "người dưng có nghĩa" nữa hay thôi". Chồng nghe vợ nói, có ý hối hận, như dần tỉnh ra.

Sáng hôm sau vừa dậy đã thấy mấy người bạn kéo đến đầy nhà. Họ cho là đánh chết người thật, nên họ giở mặt đòi ăn đút tiền bạc. Chồng sợ lắm đã toan đưa tiền bạc ra lễ thật. Nhưng người vợ nhất định không nghe, bảo họ muốn làm gì thì làm. Không có tiền, họ tức giận, bảo nhau lên cáo quan. Quan liền cho trát bắt hai vợ chồng người anh đến. Chồng thì sợ thất thần, vợ bảo cứ yên tâm.

Lúc quan tra hỏi, người vợ đứng dậy thưa rõ đầu đuôi câu chuyện để thử bạn chồng như thế nào. Quan cho lính khai quật cái xác đem lại xem, thì quả nhiên là một con chó mực.

Quan liền thét mắng đánh đòn mấy ông bạn xấu bụng, và khen người vợ hiền, khéo biết cách khuyên chồng. Từ đó, người chồng mới từ những ông bạn quý hóa kia và trông nom đến em ân cần tử tế.

Nhân Sâm

Ngày xưa, có hai vợ chồng người tiều phu nghèo khổ, làm lụng vất vả quanh năm. Tờ mờ sáng đã ra đi làm, đến tối mịt mới về nhà mà cũng không kiếm đủ gạo ăn. Hai vợ chồng có một đứa con trai còn nhỏ, mỗi ngày để ở nhà cho một phần cơm chỉ ăn vừa lưng dạ. Trong cảnh thiếu ăn đó, hai vợ chồng lấy làm ngạc nhiên nhận thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào khỏe mạnh như đã được chăm nuôi tẩm bổ khác thường. Đứa con còn bé chưa nói năng gì được nên cha mẹ nó muốn hỏi han về sức khỏe lạ lùng của con cũng đành chịu. Được vài năm đứa bé lớn lên như thổi, bắt đầu biết trò chuyện, cha mẹ nó mới hỏi xem phần cơm mỗi ngày để dành cho con ăn có đủ không. Thằng bé trả lời chẳng biết mùi cơm ra sao vì cứ mỗi khi cha mẹ nó vừa đi khỏi nhà là bầy khỉ ở rừng kéo đến ăn sạch cơm.

Hai vợ chồng người tiều phu quá nỗi kinh ngạc, hỏi con trong mấy năm trời không cơm ăn mà sao lại được khỏe mạnh như vậy. Đứa con ngây thơ mới kể cho hay rằng trong lúc cha mẹ nó vắng nhà, có một thằng bé láng giềng cũng trần truồng như nó, vẫn đến chơi đùa, và chính đứa bé đáng yêu kia đã truyền sức khỏe sang cho nó. Nghe con nói như thế, cha mẹ nó lại càng lấy làm lạ, nghi hoặc thêm, vì chung quanh ấy lối mươi dặm chẳng có nhà cửa của ai cả. Người tiều phu nghĩ ngợi, đoán chừng đứa bé đến chơi với con mình là Người Sâm (nhân sâm), hồn của cây sâm mọc quanh quẩn gần đâu đây.

Đến sáng hôm sau, người tiều phu đi ra chợ mua một cuộn chỉ tơ mang về dặn dò con là hễ thằng bé kia đến chơi thì lấy chỉ buộc vào chân hoặc tay nó. Đứa con hứa sẽ làm theo lời cha bảo. Qua ngày sua, vợ chồng người tiều phu đi khỏi nhà như lệ thường, song không vào rừng lấy củi mà rình nấp gần đấy. Nhân sâm lại đến túp lều coh*i với thằng bé con người tiều phu, cũng như mọi ngày, và đứa bé theo lời cha dặn, lấy chỉ buộc vào cổ tay bạn.

Vào lúc giữa trưa, hai vợ chồng người tiều phu ra khỏi chỗ nấp, đột ngột trở về nhà, bắt chợt cả hai đứa bé đang nô đùa. Thằng bé sâm vội vàng bỏ chạy rồi biến mất vào cây. Người tiều phu lần theo dấu chỉ đã buộc vào cổ tay Nhân Sâm mà tìm ra được cây sâm. Tham và ngốc, gã hấp tấp đào xới quá mạnh tay làm chết mất thằng bé Sâm và chỉ lấy được từng miếng rễ cây sâm. Cũng vì thế mà ngày nay người ta chỉ có được các nhánh rễ sâm mường tượng hình dáng người. Người Sâm chết vì sự vụng về của gã tiều phu, từ đó Sâm không còn công hiệu giúp cho người ta được trường sinh bất tử nữa, mà uống sâm chỉ được bồi dưỡng sức khỏe thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cotich